PDA

View Full Version : Sự Khác Biệt Giữa Một Vị Thánh Và Một Người Phàm



Nhím Hoàng Kim
08-01-2007, 07:50 PM
Sự Khác Biệt Giữa Một Vị Thánh Và Một Người Phàm

Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ
Ngày 8 tháng 4, 1993 (Ngyên văn tiếng Anh)


Đây là sách Trang Tử, chương ba, "Bí Quyết Trưởng Thành": "Đời sống có giới hạn, nhưng sự hiểu biết thì không giới hạn. Cái giới hạn theo đuổi cái không giới hạn là vô ích." Quý vị thấy không, đời sống có giới hạn, nhưng sự hiểu biết thì vô giới hạn. Vì đời sống của chúng ta là vô thường. Nếu dùng tất cả thời gian, cả cuộc đời cố gắng học hỏi điều này, việc kia trong khoảng không gian của chúng ta, tức là chúng ta đang làm một việc không thể nào làm được. Thí dụ, nếu chúng ta thành thạo trong lãnh vực y khoa, thì không cần phải thông thạo trong lãnh vực kỹ sư điện. Và nếu luôn luôn tìm cách học hết môn này tới môn khác, chúng ta sẽ không bao giờ thật sự học cho hết được mọi chuyện trên đời này. Nếu chúng ta muốn dùng đời mình để theo đuổi trí huệ mà còn rộng lớn hơn cả sự kiến thức trên đời thì còn lâu hơn nữa. Thành Phật không phải được đo lường bởi mức độ hiểu biết về Kinh Thánh, kinh điển, hay đo bằng bất cứ đồ dùng ở đời nào mà chúng ta có thể mua được, mà chỉ là sự khám phá trở lại nhà kho trí thức rộng lớn đã sẵn có bên trong chúng ta. Lúc đó, chúng ta biết! Và lúc đó, kiến thức của thế giới này chúng ta cũng biết luôn.

Cho nên, quý vị thấy, từ thí dụ của chính mình. Hồi trước quý vị không biết gì nhiều, không làm việc này, việc kia được. Nhưng sau khi Tâm Ấn, sau khi tu hành một thời gian, quý vị tự khám phá ra mình biết nhiều thứ, đúng không? (Đúng.) Quý vị đã kinh nghiệm qua, và tôi đã kinh nghiệm qua. Thí dụ, khi tôi sáng tác nhạc hay chơi đàn dương cầm này nọ, người ta tưởng tôi đã học nhiều năm, hoặc đã chơi nhạc nhiều năm rồi. Không đúng! Khi nào thích thì tôi chơi. Tôi không cần sửa soạn. Vẽ tranh và vẽ trang trí nội thất cũng vậy. Ngay cả vẽ kiểu quần áo, tôi cũng không cần sự chuẩn bị. Tôi không học trường nào cả.

Những sự hiểu biết này, ngay cả những hiểu biết trần gian cũng đã có sẵn bên trong chúng ta rồi. Và nếu chúng ta mở hết cửa ra, thì tất cả đều ở đó, rõ như ban ngày. Tôi không bao giờ học trường y khoa, nhưng khi ở trong phòng giải phẫu hoặc khi đang bị bịnh nặng gì đó, nhiều người quý vị thấy vị Sư Phụ tới giúp. Và bệnh khỏi rất nhanh, nhanh hơn những trị liệu y học bình thường. Đó là vì trong tôi có sự hiểu biết bí mật y khoa. Nhiều người đã ở đây hàng ngàn, hàng tỷ năm. Và chúng ta đã làm đủ mọi thứ mà được thâu thập lại trong ký ức. Cho nên, khi chúng ta mở nhà kho trí huệ ra, thì mọi thứ đều có đó. Chúng ta đã học đủ mọi thứ rồi. Không cần phải học lại. Một khi học hết tất cả, chúng ta có đủ tư cách, tài năng để tiến lên mức phát triển cao hơn, đó là lên ngôi vị thánh nhân, ngôi vị Phật.

Nhưng thật ra, tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều đã in sẵn trong hạt giống trí huệ, ngay cả trước khi toàn cõi vũ trụ này được hình thành. Vì thế, những gì chúng ta cố gắng học hỏi ở một góc cạnh nào đó chỉ uổng phí thời giờ mà thôi. Vì vậy người ta gọi Đức Phật là vua của mọi y sĩ, vua của tất cả thứ này, thứ kia. Bởi vì Đức Phật biết nhiều thứ. Đức Phật không bao giờ tu thần thông, nhưng Ngài có thần thông. Phật không bao giờ học tập kiến thức về y khoa, nhưng Ngài có thể chữa lành bệnh.

Trường học của chúng ta cũng tương tự như vậy. Quý vị hay nói rằng tôi làm rất nhiều thần thông, chữa lành bệnh, biết ý nghĩ của quý vị, giúp quý vị trong lúc hoạn nạn. Nhưng những việc này không có gì là hay. Mọi thứ đều ở trong nhà kho trí huệ. Và nếu quý vị cố nhớ như vậy mỗi ngày trong khi thiền, trong tiềm thức, trong khi ngồi thiền, thì một cách vô thức quý vị đang đổi mới những kiến thức của mình về mọi ngành, cho quý vị có một trí huệ phi thường về mọi thứ, rồi quý vị nghĩ rằng: "Tại sao, ta đâu có học những thứ này đâu, tại sao ta biết?" Nếu vô tình đối đầu với một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, cần phải có một sự hiểu biết thâm sâu, bỗng nhiên quý vị thấy mình làm được. Nếu không làm được, chỉ cần nhờ Sư Phụ Thanh Hải bên trong làm giúp. Nhưng quý vị rất thông thạo trong việc nhờ Sư Phụ Thanh Hải làm giúp những gì quý vị muốn đạt thành.

Lực lượng đó thật sự đã có ở trong chính quý vị. Và trong khi còn đang trui luyện, nếu quý vị chưa thông thạo trong việc xử dụng trí huệ của mình, thì dĩ nhiên phải cầu vị Sư Phụ bên trong giúp đỡ quý vị. Có thầy là để như vậy. Nhưng sau đó thì quý vị tự làm lấy hết. Giống như quý vị đang tập sự với một người thợ mộc, thí dụ vậy. Và đôi khi gặp phải những khó khăn, trong khía cạnh nào đó, quý vị không biết làm sao, nên quý vị gọi ông thầy lại, dĩ nhiên ông sẽ giúp ngay lập tức. Nhưng sau này, quý vị sẽ biết cách tự làm lấy.

Nếu lúc nào cũng muốn học tất cả mọi thứ trong đời, chúng ta sẽ không có thời giờ. Cho nên tốt nhất là mở nhà kho trí huệ của mình ra, lúc đó tất cả sẽ có. Nếu chúng ta muốn hãnh diện với chính mình, với sự vĩ đại của mình, thì phải hãnh diện cho đúng. Nếu quý vị muốn nghĩ mình rất vĩ đại, thì phải nghĩ cho đúng, biết rằng quý vị thật sự vĩ đại. Trước hết là phải khai ngộ. Sau đó, những điều khác sẽ đến. Trong khi thiền quán âm thanh, nhiều ý tưởng tới, nhiều sự hiểu biết tới, nhiều câu trả lời tới. Đó là đường giây học trực tiếp. Không cần có thầy gần bên, bởi vì chúng ta liên lạc với nhau ở bên trong. Đó là lúc quý vị thật sự biết chúng ta được giáo huấn.

Tất cả những bài học bằng lời, hay những buổi khai thị mà tôi nói với quý vị đây chỉ là một phần rất nhỏ, là 30% giáo lý của tôi. Còn 70% là học trong yên lặng, trong sự tọa thiền, trong giấc ngủ. Trong khi ngủ, quý vị được đưa đến trường học cao hơn, và học ở đó. Vì thế mặc dù ngồi thiền đôi khi quý vị không thấy gì nhiều, nhưng trí huệ của quý vị vẫn được gia tăng gấp mười lần, hai mươi lần, một trăm lần. Và tình thương, trình độ của quý vị trong mọi khía cạnh được gia tăng. Đó là nhờ sự giáo huấn trong yên lặng.

Không bao giờ có một vị minh sư nào dùng lời nói để làm cho học trò khai ngộ. Mặc dù bên ngoài ông ta có thể nói, hoặc dạy đệ tử bằng lời, nhưng không phải chỉ có vậy thôi. Một khi chúng ta câu thông ở bên trong, chúng ta luôn luôn được dạy dỗ trực tiếp. Vì thế quý vị trở nên có trí huệ hơn, trở nên hiểu biết hơn về mọi việc. Và mỗi khi đối diện với tình thế, chúng ta biết phải làm gì. Dù hồi trước quý vị không phản ứng nhanh, nhưng bây giờ làm được. Đó là vì mỗi ngày quý vị học với những vị minh sư quá khứ, hiện tại và tương lai, kể cả trong lúc thiền, trong lúc ngủ và trong sinh hoạt hằng ngày. Quý vị được gia trì suốt 24 tiếng. Đó là sự khác biệt giữa người khai ngộ và người không khai ngộ, giữa người đã thọ Tâm Ấn và người chưa thọ Tâm Ấn.

Đôi khi chính tôi cũng quên sự khác biệt này. Nhưng tôi sẽ có cơ hội để biết, và quý vị luôn luôn có cơ hội để biết. Vì quý vị sẽ có thêm cơ hội trà trộn với người đời, những người rất giỏi về ngành của họ, rất thông minh, rất có khả năng về nhiều thứ, có địa vị cao trong xã hội. Nhưng khi tiếp xúc với họ, quý vị biết sự khác biệt. Chỉ quý vị biết thôi, người kia có thể không biết. Vì thế, trong kinh điển có câu: "Chỉ Phật mới hiểu được Phật". Tuy quý vị chưa nhận thức được một cách rõ ràng khả năng Phật của mình, nhưng ít nhất cũng hiểu quý vị đang trên đường thành Phật. Và khi so sánh với những người vẫn còn ở dưới hoặc bên ngoài, quý vị biết mình đã đạt được nhiều như thế nào qua sự tu hành, thiền định trong pháp môn Quán Âm. Nếu không, dù nhiều kiến thức bao nhiêu, nói hoặc thuyết giảng bao nhiêu, cũng không thể định được người đó là thánh nhân hoặc khai ngộ. Cách nhau một trời một vực!

Thí dụ, bây giờ chúng ta lớn khôn, trở thành người lớn, và thỉnh thoảng chúng ta chơi với trẻ con, chơi đồ chơi. Chúng ta giả bộ vui thích, và cũng có thể cũng thích thật. Vì thương trẻ nhỏ, chúng ta muốn chia xẻ niềm vui với chúng. Chúng ta chơi đùa với chúng, và chúng rất thích, cho nên chúng ta cũng vui. Và có lẽ chúng ta nhớ lại thời thơ ấu và cảm thấy vui trong chốc lát. Nhưng không người lớn nào bị đồ chơi của trẻ con thu hút như hồi họ còn nhỏ. Tương tự vậy, người khai ngộ qua pháp môn Quán Âm có thể thấy giống như một người bình thường, với mọi cảm xúc, đôi khi còn nóng giận, bực tức. Nhưng đồng thời cũng không bao giờ chìm đắm ở trình độ đó lâu. Có thể họ biết, nhưng họ không bị chìm trong đó. Họ làm như vậy, nhưng họ không bị nó thu hút. Giống như chúng ta chơi với con nít, nhưng không bao giờ quyến luyến mấy món đồ chơi như chúng, vì chúng ta đã lớn.

Tương tự như vậy, người khai ngộ trong nhóm chúng ta trông như người bình thường, nhưng không bao giờ bình thường. Quý vị biết điều đó rất rõ, có không? (Có.) Tôi mừng là quý vị biết. Đôi khi quý vị phải nhắc tôi vì tôi không biết. Bởi vì tôi thấy ai cũng là Phật. Và đôi khi tôi khám phá ra rằng họ là Phật, nhưng là Phật vô minh. Giống như con nít, đôi khi chúng rất cao lớn. Có khi to con hơn tôi nữa, bự hơn, cao hơn. Từ xa hoặc nhìn bên ngoài, tưởng nó là người lớn, nói chuyện với nó mới biết. Lúc đó mới khám phá ra rằng: ồ! Nó mới có mười tuổi.

Người đời đôi khi nhìn có vẻ rất thông minh, nhưng điều đó không phải là sự khai ngộ, không thâm sâu. Nói chuyện thêm chút nữa là thấy sự khác biệt. Vì thế, nếu quý vị nghi ngờ sự khai ngộ của mình, về trình độ hiểu biết của mình, thì ra ngoài nói chuyện với người ta. Cho nên, đừng luôn cầu được gặp những người thánh thiện. Gặp những người không thánh thiện cũng được. Như vậy rất tốt. Để quý vị biết mình tiến bộ đến đâu. Màu trắng nhận ra dễ hơn khi đem so sánh với màu đen. Nếu cả thế giới màu trắng, thì không người nào nghĩ đến màu trắng, vì nó như vậy rồi không có gì là lạ. Nhưng khi nó đi đôi với màu đen, chúng ta sẽ biết là nó trắng. Cho nên, giống vậy, nếu không thỉnh thoảng tiếp xúc với người khác, chúng ta sẽ không bao giờ biết. Dĩ nhiên chúng ta biết, nhưng không chắc lắm. Thành ra tiếp xúc với người ngoài cũng tốt cho chúng ta, không sao.

Hãy chấp nhận mọi hoàn cảnh thì quý vị sẽ học được từ đó. Nếu không, làm sao biết được, đúng không? Quý vị đã quên sống trong giới thánh nhân có lợi ích như thế nào. Chỉ có một sự khác biệt nhỏ như sợi tóc. Cánh cửa chỉ sáng như vậy thôi. Nhưng một khi bước qua cánh cửa đó, chúng ta thay đổi vĩnh viễn. Dù đứng chỗ cửa hay đi vào sâu hơn lên cảnh giới cao hơn, quý vị cũng khác với hồi trước khi bước vào cửa. Tuyệt đối khác hẳn! Dĩ nhiên, càng đi xa, chúng ta càng khám phá ra được nhiều, và điều đó làm cho đời sống của chúng ta khác hẳn.