VietLang
05-15-2007, 11:00 PM
Ai Giết Lê Lai
Tác giả: Nguyễn Dư
Hầu hết những người được đi học, bạo miệng hơn thì có thể nói rằng tất cả những người được đi học, đều biết chuyện "Lê Lai liều mình cứu chúa". Chuyện như sau: Năm 1418, tại đất Lam Sơn, Lê Lợi và 18 người bạn tâm huyết khởi nghĩa chống quân Minh. Năm sau, nghĩa quân bị quân Minh vây ở núi Chí Linh.
"Quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương (Lê Lợi) lui tới, bèn đem binh đến vây đánh. Vương bị vây nguy cấp lắm, mới hỏi các tướng rằng : Có ai làm được như người Kỷ Tín ngày trước chịu chết thay cho vua Hán Cao không ? Bấy giờ có ông Lê Lai liều mình vì nước, xin mặc thay áo ngự bào, cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân Minh tưởng là Bình Định Vương thật, xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.
Vương nhờ có ông Lê Lai chịu bỏ mình cứu chúa, mới thoát được nạn lớn..." (Trần Trọng Kim : Việt nam sử lược, Nxb Miền nam, Hoa kỳ, tập I, tr.219).
Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, phần Nhân vật chí, Phan Huy Chú (Nxb Sử học, Hà Nội, 1960, tr.266) kể tên một số công thần nhà Lê :
"Công thần đầu nhà Lê nguyên số là 93 người, không thể chép hết được (...) Họ đều là bậc anh tài giúp vua, gặp hội phong vân trổ hết trí dũng, đều là có công đầu mở nước cả (...). Còn như Lê Thạch làm tiên phong thường thắng, Lê Lai vì nước bỏ mình, Lê Triện, Lê Lễ bày mưu lạ phá giặc, đều là tướng tài giỏi, có tiếng một thời tiếc rằng chết vì việc nước, công nghiệp chưa trọn (...)".
Phan Huy Chú ghi thêm về Lê Lai :
"Ông người thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang (Thanh Hóa) : Lúc mới khởi binh, bị tướng Minh vây ngặt, vua hỏi các tướng, bàn xem [có ai] đổi áo đánh lừa giặc, như việc Kỷ Tín ngày xưa. Ông xin đi. Bèn mặc áo bào, đem quân xông vào hàng trận của giặc, đánh đến đuối sức, bị bắt. Vua nhân dịp trốn thoát".
Ở đoạn trên Phan Huy Chú viết "Lê Lai vì nước bỏ mình", xuống dưới lại viết "đánh đến đuối sức, bị bắt". Phải chăng vì thế mà đã khiến các thế hệ sau hiểu lầm ? Nếu Lê Lai chỉ bị bắt thì hành động"vì nước bỏ mình"của ông phải được hiểu là "vì nước bỏ chuyện riêng tư của mình", chứ không phải là "chết vì nước".
Hoàng Đạo Thúy (Đi thăm đất nước, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1978, tr.302) viết còn rõ hơn Trần Trọng Kim :
"Thiệu hóa là quê của nhiều tướng Lê : Lê Lai, tướng đã chết thay vua Lê, ở Dựng Tú, 5 km bắc Lam Sơn (...)".
Lịch sử Việt nam (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr.244) kể lại "hành động hy sinh cao cả và lẫm liệt của người anh hùng Lê Lai" như sau :
"Năm 1419, nghĩa quân bị bao vây lần thứ hai ở núi Chí Linh. Vòng vây của kẻ thù ngày càng khép chặt và lương thực của nghĩa quân đã hết sạch hơn mười ngày. Trước tình thế đó, tướng Lê Lai xin cải trang làm Lê Lợi, dẫn 500 quân cảm tử ra đột phá vòng vây để đánh lạc hướng quân thù. Quân Minh tập trung lại bao vây để bắt sống Lê Lai và tiêu diệt đội quân cảm tử. Nhờ đó cuộc khởi nghĩa thoát khỏi một cơn hiểm nghèo.
"Lê Lai là người làng Dựng Tú (...). Cả gia đình Lê Lai gồm 2 anh em và 3 người con trai đều tham gia cuộc khởi nghĩa và 4 người đã hy sinh anh dũng trong chiến đấu. Hành động xả thân vì nước của Lê Lai đã trở thành một hình tượng anh hùng không bao giờ phai mờ trong ký ức của dân tộc ta".
Đọc đoạn sử này ta hiểu rằng gia đình Lê Lai có 5 người theo cuộc khởi nghĩa, và 4 người đã hy sinh trong chiến đấu. Còn một người sống sót, đó chính là Lê Lai, bị quân Minh bắt sống.
Lời văn tuy không rõ ràng, dứt khoát, nhưng đọc kỹ thì cũng hiểu được.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, tập 3, tr.5-78) không chép chuyện "Lê Lai liều mình cứu chúa".
Sự thực ra sao ? Quân Minh có giết Lê Lai không ? Chắc chỉ có Nguyễn Trãi, một người trong cuộc, một nhân chứng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, mới đem lại cho chúng ta câu trả lời đúng nhất.
Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi (Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976) được chính Lê Lợi đề tựa, kể rằng (tr.50) :
"Bấy giờ quân ta mới thắng nhỏ, mà thế giặc lại đang lớn mạnh, vua liền vời các tướng lại nói rằng :
- Ai có thể mặc áo hoàng bào thay ta đem 500 quân và 2 thớt voi đi đánh thành Tây Đô, thấy giặc ra đánh thì tự xưng "ta là chúa Lam Sơn", để cho gặc bắt được, cho ta có thể ẩn náu nghỉ binh, thu nhặt binh sĩ mưu cử sự về sau ?"
Các tướng đều không dám nhận lời. Chỉ có Lê Lai nói :
- Thần nguyện đổi lấy áo bào. Ngày sau bệ hạ thành đế nghiệp, có được thiên hạ, nhớ đến công thần mà cho con cháu muôn đời của thần được chịu ơn nước. Đó là điều thần mong ước.
Vua vái trời mà khấn :
- Lê Lai có công đổi áo, sau này trẫm cùng con cháu trẫm và các tướng tá công thần cùng con cháu họ, nếu không nhớ đến công ấy, thì xin điện cỏ này hóa thành rừng núi, ấn báu hóa ra cục đồng, gươm thần hóa ra dao thường.
Vua khấn xong, Lê Lai liền đem quân đến cổng trại giặc khiêu chiến. Giặc cậy binh mạnh xông ra đánh, Lê Lai cưỡi ngựa phi vào trận giặc, nói rằng :
- Ta là chúa Lam Sơn đây !
Giặc liền vây và bắt trói đem vào trong thành xử bằng cực hình khác hẳn các hình phạt thường dùng".
Nguyễn Trãi cho biết là Lê Lai bị quân Minh bắt sống, trói đem vào thành Tây Đô và bị tra tấn dã man.
Như vậy, chúng ta thấy rằng những ai viết rằng Lê Lai bị quân Minh "bắt được giết đi" hay là Lê Lai "chết thay vua Lê", "Lê Lai vì nước bỏ mình", Lê Lai có "hành động cao cả và lẫm liệt, xả thân vì nước" là viết không đúng sự thật hoặc vô tình để người đọc hiểu lầm.
Đại Việt sử ký toàn thư chép : Tháng giêng năm 1427, "ngày 13, bọn Lê Lựu, Lê Bôi ngày đêm đánh gấp thành Khâu Ôn, người Minh tự liệu không chống được, bỏ thành trốn đi đêm.
"Giết tư mã Lê Lai, tịch thu gia sản, vì Lai cậy có công đánh giặc, nói ra những lời ngạo mạn nên bị giết".
Rõ ràng là Lê Lai bị "phe ta" giết. Lê Lợi hạ lệnh giết Lê Lai năm 1427, một năm trước khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi và lên ngôi hoàng đế.
Chi tiết quan trọng này không thấy các sách khác chép lại. Hoàn cảnh của Nguyễn Trãi không cho phép ông viết lúc Lê Lợi còn sống. Điều đó dễ hiểu. Ngô Sĩ Liên, một sử thần nhà Lê, đã chép lại cho hậu thế một sự kiện lịch sử. Ngô Sĩ Liên đã giữ đúng tác phong của một sử gia nghiêm túc. Thật đáng ca ngợi. Không hiểu tại sao các sử gia đời sau lại quên chi tiết này ?
Lê Lai bị Lê Lợi giết năm 1427, có nghĩa là ông phải được trở về với nghĩa quân Lam Sơn trước năm 1427. Năm nào ? Lam Sơn thực lục chép rằng (sđd, tr.59) :
Năm 1425, tháng 5 "Vua bèn chia hai nghìn tinh binh, hai thớt voi, sai bọn cháu ngoại là Lê Lễ, Lê Sát, Lê Bị, Lê Triện, Lê Nhân Chú suốt ngày đi ra đánh úp thành Tây Đô. Giặc đóng cửa chống giữ. Quân ta đánh vỡ, bắt được đảng giặc rất nhiều, chém hơn năm trăm đầu. Phàm nhân dân ở gần thành giặc, mảy may không xâm phạm".
Trong bài Phú núi Chí Linh, Nguyễn Trãi cũng nhắc lại chiến công này (sđd., tr.86) :
(...) Chu Kiệt bỏ cũi, Hoàng Thành phơi thây
Đất Nghệ An chiếm lại, Tây Đô thu nhanh về tay
Gạo nước đón rước
Người theo đầy đường (...)
Chu Kiệt bị bắt, Hoàng Thành bị chém ở Bồ Ải năm 1424. Nghĩa quân Lam Sơn chiếm thu Nghệ An, Tây Đô năm 1425.
Ta có thể phỏng đoán rằng Lê Lai được giải cứu khỏi thành Tây Đô trong dịp này, tức là năm 1425. Trở về với nghĩa quân, Lê Lai được Lê Lợi phong chức tư mã vì ngày trước có công giúp Lê Lợi. Lê Lợi giữ đúng lời thề năm xưa.
Từ tháng 5-1425 đến tháng giêng 1427, kể từ lúc được cứu đến lúc bị giết, trong vòng gần 2 năm, có thể Lê Lai đã tham dự vài trận đánh quân Minh. Nhưng trong tất cả các trận đánh, sử không bao giờ nhắc đến tên Lê Lai. Điều đó cũng cho phép ta nghĩ rằng Lê Lai không phải là tướng lãnh chỉ huy, không giữ vai trò quan trọng nào. Thế mà ông lại tự cho mình "có công đánh giặc, nói ra những lời ngạo mạn, nên bị giết".
Sau này Lê Lợi còn giết thêm một tư mã nữa. Năm 1432 "mùa xuân, tháng giêng, sai thân vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ. Đèo Mạnh Vượng là con tù trưởng Đèo Cát Hãn ra hàng, cho ở Đông Kinh, lập làm tư mã, rồi năm sau giết chết".
Ngày nay chúng ta có thể thắc mắc tự hỏi tại sao quân Minh không giết Lê Lai ? Đọc Lam Sơn thực lục và Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi và Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thì thấy rằng dường như hai bên quân Minh và quân Lam Sơn đã "thỏa thuận ngầm" với nhau rằng lúc lâm trận thì chém giết thẳng tay, nhưng tù binh bắt được thì không giết. Chỉ giết tù binh nào chống đối, mưu phản.
Năm 1418, quân Minh bắt vợ con Lê Lợi. Năm 1428 Lê Lợi xin trả lại con gái. Năm 1427, "Bí (Lê Bí) bị giặc bắt được. Sau giặc về nước, lấy lễ đưa Bí trở lại".
Lê Lễ bị bắt. "Lễ không chịu khuất, bị giết chết".
Quân Lam Sơn bắt được Cầm Bành. "Bành đã đầu hàng, chớ xâm phạm một tí gì, đều tha tội cả, không giết một người. Sau Cầm Bành mưu phản, vua sai giết chết".
Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Thái Phúc.... bị bắt nhưng không ai bị giết.
Nếu Lê Lai không chống đối, mưu phản, thì quân Minh không giết ông, chỉ giữ làm con tin.
Chúng ta có thể tóm tắt chuyện "Lê Lai liều mình cứu chúa" như sau :
Năm 1419, nghĩa quân Lam Sơn bị vây ở núi Chí Linh. Lê Lợi tìm người thay mình ra đánh quân Minh. Lê Lai tình nguyện và có "mặc cả" với Lê Lợi. Lê Lợi thề sẽ nhớ công của Lê Lai.
Lê Lai mặc áo bào xông ra trận, bị quân Minh bắt sống, trói đưa vào thành Tây Đô tra tấn.
Năm 1425, nghĩa quân đánh thành Tây Đô, cứu được Lê Lai. Lê Lai được thăng chức tư mã, tham dự vài trận đánh. Thành tích quân sự không đáng kể.
Lê Lai cậy có công, hay nói lời ngạo mạn, bị Lê Lợi giết năm 1427.
Ngô Sĩ Liên nhận xét về vua Lê Lợi như sau :
"Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 10 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, dựng quan chức, lập phủ huyện, thu sách vở, mở học hiệu. Có thể gọi là có mưu lớn sáng nghiệp. Song đa nghi hay giết, đó là chỗ kém".
***
Trong một buổi gặp gỡ bạn bè, tôi nửa đùa nửa thật đặt câu hỏi "Ai giết Lê Lai ?", thì lập tức gặp phản ứng :
- Giễu dở ! Vô duyên !
- Biết rồi ! Khổ lắm ! Hỏi mãi !
- Mẹ kiếp ! Mới ngày nào còn mài rách cả đũng quần, thế mà bây giờ để cho "bò cười" quyến rũ, quên cả chuyện "Lê Lai liều mình cứu chúa".
Có bạn còn nhắc khéo tôi rằng ở Sài gòn, đại lộ Lê Lợi và đường Lê Lai cùng "nằm gai nếm mật", suýt đụng đầu nhau tại bùng binh chợ Bến Thành. Ngoài Hà Nội, hai đường nằm hai bên Hồ Gươm như cùng tưởng nhớ tới thanh gươm thần cứu nước ngày nào.
Vâng, trang sử còn đẹp hơn nữa nếu như Lê Lợi không giết Lê Lai.
Nguyễn Dư
(16.4.1998)
Tác giả: Nguyễn Dư
Hầu hết những người được đi học, bạo miệng hơn thì có thể nói rằng tất cả những người được đi học, đều biết chuyện "Lê Lai liều mình cứu chúa". Chuyện như sau: Năm 1418, tại đất Lam Sơn, Lê Lợi và 18 người bạn tâm huyết khởi nghĩa chống quân Minh. Năm sau, nghĩa quân bị quân Minh vây ở núi Chí Linh.
"Quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương (Lê Lợi) lui tới, bèn đem binh đến vây đánh. Vương bị vây nguy cấp lắm, mới hỏi các tướng rằng : Có ai làm được như người Kỷ Tín ngày trước chịu chết thay cho vua Hán Cao không ? Bấy giờ có ông Lê Lai liều mình vì nước, xin mặc thay áo ngự bào, cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân Minh tưởng là Bình Định Vương thật, xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.
Vương nhờ có ông Lê Lai chịu bỏ mình cứu chúa, mới thoát được nạn lớn..." (Trần Trọng Kim : Việt nam sử lược, Nxb Miền nam, Hoa kỳ, tập I, tr.219).
Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, phần Nhân vật chí, Phan Huy Chú (Nxb Sử học, Hà Nội, 1960, tr.266) kể tên một số công thần nhà Lê :
"Công thần đầu nhà Lê nguyên số là 93 người, không thể chép hết được (...) Họ đều là bậc anh tài giúp vua, gặp hội phong vân trổ hết trí dũng, đều là có công đầu mở nước cả (...). Còn như Lê Thạch làm tiên phong thường thắng, Lê Lai vì nước bỏ mình, Lê Triện, Lê Lễ bày mưu lạ phá giặc, đều là tướng tài giỏi, có tiếng một thời tiếc rằng chết vì việc nước, công nghiệp chưa trọn (...)".
Phan Huy Chú ghi thêm về Lê Lai :
"Ông người thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang (Thanh Hóa) : Lúc mới khởi binh, bị tướng Minh vây ngặt, vua hỏi các tướng, bàn xem [có ai] đổi áo đánh lừa giặc, như việc Kỷ Tín ngày xưa. Ông xin đi. Bèn mặc áo bào, đem quân xông vào hàng trận của giặc, đánh đến đuối sức, bị bắt. Vua nhân dịp trốn thoát".
Ở đoạn trên Phan Huy Chú viết "Lê Lai vì nước bỏ mình", xuống dưới lại viết "đánh đến đuối sức, bị bắt". Phải chăng vì thế mà đã khiến các thế hệ sau hiểu lầm ? Nếu Lê Lai chỉ bị bắt thì hành động"vì nước bỏ mình"của ông phải được hiểu là "vì nước bỏ chuyện riêng tư của mình", chứ không phải là "chết vì nước".
Hoàng Đạo Thúy (Đi thăm đất nước, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1978, tr.302) viết còn rõ hơn Trần Trọng Kim :
"Thiệu hóa là quê của nhiều tướng Lê : Lê Lai, tướng đã chết thay vua Lê, ở Dựng Tú, 5 km bắc Lam Sơn (...)".
Lịch sử Việt nam (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr.244) kể lại "hành động hy sinh cao cả và lẫm liệt của người anh hùng Lê Lai" như sau :
"Năm 1419, nghĩa quân bị bao vây lần thứ hai ở núi Chí Linh. Vòng vây của kẻ thù ngày càng khép chặt và lương thực của nghĩa quân đã hết sạch hơn mười ngày. Trước tình thế đó, tướng Lê Lai xin cải trang làm Lê Lợi, dẫn 500 quân cảm tử ra đột phá vòng vây để đánh lạc hướng quân thù. Quân Minh tập trung lại bao vây để bắt sống Lê Lai và tiêu diệt đội quân cảm tử. Nhờ đó cuộc khởi nghĩa thoát khỏi một cơn hiểm nghèo.
"Lê Lai là người làng Dựng Tú (...). Cả gia đình Lê Lai gồm 2 anh em và 3 người con trai đều tham gia cuộc khởi nghĩa và 4 người đã hy sinh anh dũng trong chiến đấu. Hành động xả thân vì nước của Lê Lai đã trở thành một hình tượng anh hùng không bao giờ phai mờ trong ký ức của dân tộc ta".
Đọc đoạn sử này ta hiểu rằng gia đình Lê Lai có 5 người theo cuộc khởi nghĩa, và 4 người đã hy sinh trong chiến đấu. Còn một người sống sót, đó chính là Lê Lai, bị quân Minh bắt sống.
Lời văn tuy không rõ ràng, dứt khoát, nhưng đọc kỹ thì cũng hiểu được.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, tập 3, tr.5-78) không chép chuyện "Lê Lai liều mình cứu chúa".
Sự thực ra sao ? Quân Minh có giết Lê Lai không ? Chắc chỉ có Nguyễn Trãi, một người trong cuộc, một nhân chứng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, mới đem lại cho chúng ta câu trả lời đúng nhất.
Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi (Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976) được chính Lê Lợi đề tựa, kể rằng (tr.50) :
"Bấy giờ quân ta mới thắng nhỏ, mà thế giặc lại đang lớn mạnh, vua liền vời các tướng lại nói rằng :
- Ai có thể mặc áo hoàng bào thay ta đem 500 quân và 2 thớt voi đi đánh thành Tây Đô, thấy giặc ra đánh thì tự xưng "ta là chúa Lam Sơn", để cho gặc bắt được, cho ta có thể ẩn náu nghỉ binh, thu nhặt binh sĩ mưu cử sự về sau ?"
Các tướng đều không dám nhận lời. Chỉ có Lê Lai nói :
- Thần nguyện đổi lấy áo bào. Ngày sau bệ hạ thành đế nghiệp, có được thiên hạ, nhớ đến công thần mà cho con cháu muôn đời của thần được chịu ơn nước. Đó là điều thần mong ước.
Vua vái trời mà khấn :
- Lê Lai có công đổi áo, sau này trẫm cùng con cháu trẫm và các tướng tá công thần cùng con cháu họ, nếu không nhớ đến công ấy, thì xin điện cỏ này hóa thành rừng núi, ấn báu hóa ra cục đồng, gươm thần hóa ra dao thường.
Vua khấn xong, Lê Lai liền đem quân đến cổng trại giặc khiêu chiến. Giặc cậy binh mạnh xông ra đánh, Lê Lai cưỡi ngựa phi vào trận giặc, nói rằng :
- Ta là chúa Lam Sơn đây !
Giặc liền vây và bắt trói đem vào trong thành xử bằng cực hình khác hẳn các hình phạt thường dùng".
Nguyễn Trãi cho biết là Lê Lai bị quân Minh bắt sống, trói đem vào thành Tây Đô và bị tra tấn dã man.
Như vậy, chúng ta thấy rằng những ai viết rằng Lê Lai bị quân Minh "bắt được giết đi" hay là Lê Lai "chết thay vua Lê", "Lê Lai vì nước bỏ mình", Lê Lai có "hành động cao cả và lẫm liệt, xả thân vì nước" là viết không đúng sự thật hoặc vô tình để người đọc hiểu lầm.
Đại Việt sử ký toàn thư chép : Tháng giêng năm 1427, "ngày 13, bọn Lê Lựu, Lê Bôi ngày đêm đánh gấp thành Khâu Ôn, người Minh tự liệu không chống được, bỏ thành trốn đi đêm.
"Giết tư mã Lê Lai, tịch thu gia sản, vì Lai cậy có công đánh giặc, nói ra những lời ngạo mạn nên bị giết".
Rõ ràng là Lê Lai bị "phe ta" giết. Lê Lợi hạ lệnh giết Lê Lai năm 1427, một năm trước khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi và lên ngôi hoàng đế.
Chi tiết quan trọng này không thấy các sách khác chép lại. Hoàn cảnh của Nguyễn Trãi không cho phép ông viết lúc Lê Lợi còn sống. Điều đó dễ hiểu. Ngô Sĩ Liên, một sử thần nhà Lê, đã chép lại cho hậu thế một sự kiện lịch sử. Ngô Sĩ Liên đã giữ đúng tác phong của một sử gia nghiêm túc. Thật đáng ca ngợi. Không hiểu tại sao các sử gia đời sau lại quên chi tiết này ?
Lê Lai bị Lê Lợi giết năm 1427, có nghĩa là ông phải được trở về với nghĩa quân Lam Sơn trước năm 1427. Năm nào ? Lam Sơn thực lục chép rằng (sđd, tr.59) :
Năm 1425, tháng 5 "Vua bèn chia hai nghìn tinh binh, hai thớt voi, sai bọn cháu ngoại là Lê Lễ, Lê Sát, Lê Bị, Lê Triện, Lê Nhân Chú suốt ngày đi ra đánh úp thành Tây Đô. Giặc đóng cửa chống giữ. Quân ta đánh vỡ, bắt được đảng giặc rất nhiều, chém hơn năm trăm đầu. Phàm nhân dân ở gần thành giặc, mảy may không xâm phạm".
Trong bài Phú núi Chí Linh, Nguyễn Trãi cũng nhắc lại chiến công này (sđd., tr.86) :
(...) Chu Kiệt bỏ cũi, Hoàng Thành phơi thây
Đất Nghệ An chiếm lại, Tây Đô thu nhanh về tay
Gạo nước đón rước
Người theo đầy đường (...)
Chu Kiệt bị bắt, Hoàng Thành bị chém ở Bồ Ải năm 1424. Nghĩa quân Lam Sơn chiếm thu Nghệ An, Tây Đô năm 1425.
Ta có thể phỏng đoán rằng Lê Lai được giải cứu khỏi thành Tây Đô trong dịp này, tức là năm 1425. Trở về với nghĩa quân, Lê Lai được Lê Lợi phong chức tư mã vì ngày trước có công giúp Lê Lợi. Lê Lợi giữ đúng lời thề năm xưa.
Từ tháng 5-1425 đến tháng giêng 1427, kể từ lúc được cứu đến lúc bị giết, trong vòng gần 2 năm, có thể Lê Lai đã tham dự vài trận đánh quân Minh. Nhưng trong tất cả các trận đánh, sử không bao giờ nhắc đến tên Lê Lai. Điều đó cũng cho phép ta nghĩ rằng Lê Lai không phải là tướng lãnh chỉ huy, không giữ vai trò quan trọng nào. Thế mà ông lại tự cho mình "có công đánh giặc, nói ra những lời ngạo mạn, nên bị giết".
Sau này Lê Lợi còn giết thêm một tư mã nữa. Năm 1432 "mùa xuân, tháng giêng, sai thân vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ. Đèo Mạnh Vượng là con tù trưởng Đèo Cát Hãn ra hàng, cho ở Đông Kinh, lập làm tư mã, rồi năm sau giết chết".
Ngày nay chúng ta có thể thắc mắc tự hỏi tại sao quân Minh không giết Lê Lai ? Đọc Lam Sơn thực lục và Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi và Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thì thấy rằng dường như hai bên quân Minh và quân Lam Sơn đã "thỏa thuận ngầm" với nhau rằng lúc lâm trận thì chém giết thẳng tay, nhưng tù binh bắt được thì không giết. Chỉ giết tù binh nào chống đối, mưu phản.
Năm 1418, quân Minh bắt vợ con Lê Lợi. Năm 1428 Lê Lợi xin trả lại con gái. Năm 1427, "Bí (Lê Bí) bị giặc bắt được. Sau giặc về nước, lấy lễ đưa Bí trở lại".
Lê Lễ bị bắt. "Lễ không chịu khuất, bị giết chết".
Quân Lam Sơn bắt được Cầm Bành. "Bành đã đầu hàng, chớ xâm phạm một tí gì, đều tha tội cả, không giết một người. Sau Cầm Bành mưu phản, vua sai giết chết".
Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Thái Phúc.... bị bắt nhưng không ai bị giết.
Nếu Lê Lai không chống đối, mưu phản, thì quân Minh không giết ông, chỉ giữ làm con tin.
Chúng ta có thể tóm tắt chuyện "Lê Lai liều mình cứu chúa" như sau :
Năm 1419, nghĩa quân Lam Sơn bị vây ở núi Chí Linh. Lê Lợi tìm người thay mình ra đánh quân Minh. Lê Lai tình nguyện và có "mặc cả" với Lê Lợi. Lê Lợi thề sẽ nhớ công của Lê Lai.
Lê Lai mặc áo bào xông ra trận, bị quân Minh bắt sống, trói đưa vào thành Tây Đô tra tấn.
Năm 1425, nghĩa quân đánh thành Tây Đô, cứu được Lê Lai. Lê Lai được thăng chức tư mã, tham dự vài trận đánh. Thành tích quân sự không đáng kể.
Lê Lai cậy có công, hay nói lời ngạo mạn, bị Lê Lợi giết năm 1427.
Ngô Sĩ Liên nhận xét về vua Lê Lợi như sau :
"Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 10 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, dựng quan chức, lập phủ huyện, thu sách vở, mở học hiệu. Có thể gọi là có mưu lớn sáng nghiệp. Song đa nghi hay giết, đó là chỗ kém".
***
Trong một buổi gặp gỡ bạn bè, tôi nửa đùa nửa thật đặt câu hỏi "Ai giết Lê Lai ?", thì lập tức gặp phản ứng :
- Giễu dở ! Vô duyên !
- Biết rồi ! Khổ lắm ! Hỏi mãi !
- Mẹ kiếp ! Mới ngày nào còn mài rách cả đũng quần, thế mà bây giờ để cho "bò cười" quyến rũ, quên cả chuyện "Lê Lai liều mình cứu chúa".
Có bạn còn nhắc khéo tôi rằng ở Sài gòn, đại lộ Lê Lợi và đường Lê Lai cùng "nằm gai nếm mật", suýt đụng đầu nhau tại bùng binh chợ Bến Thành. Ngoài Hà Nội, hai đường nằm hai bên Hồ Gươm như cùng tưởng nhớ tới thanh gươm thần cứu nước ngày nào.
Vâng, trang sử còn đẹp hơn nữa nếu như Lê Lợi không giết Lê Lai.
Nguyễn Dư
(16.4.1998)