PDA

View Full Version : Vui Hưởng Đời Sống Bắt Đầu Từ Sự Khai Ngộ



Nhím Hoàng Kim
08-07-2007, 03:14 PM
Vui Hưởng Đời Sống Bắt Đầu Từ Sự Khai Ngộ

Thanh Hải Vô Thượng Sư Giảng Tại Colorado, ngày 10 tháng 4, 1994 (Nguyên văn tiếng Anh)


Quê Hương Chân Thật Của Linh Hồn

Chào quý vị! Mọi người có khỏe không? Có còn nhận ra (*) Sư Phụ không? Ở đây có ai đã đến lần trước rồi? Xin giơ tay lên (một số khán giả giơ tay lên). Ồ, tốt! Như vậy Sư Phụ không phải nói lại từ đầu. Giờ này có sớm quá đối với quý vị không? (Mọi người: Không) Không sớm hả? Hôm nay quý vị không phải làm việc sao? (Mọi người: Dạ, không.) Sư Phụ: Ồ, tốt! Còn Sư Phụ thì phải làm việc. Sư Phụ đã có rất nhiều linh cảm về Thượng Đế là ai, làm thế nào để thế giới tốt đẹp hơn, làm thế nào để chúng ta tiến bộ hơn và làm sao để được nhập định v.v... Nhưng Sư Phụ đã quên mất hết những cảm nghĩ ấy khi đến tiểu bang Colorado. Sư Phụ nghĩ có lẽ người ở Colorado có trình độ tâm linh cao, và cảnh vật chung quanh đây rất giống Hy Mã Lạp Sơn. Vì vậy Sư Phụ nghĩ rằng tất cả quý vị đều là hành giả du già (mọi người cười) nên quý vị không cần phải chứng minh với Sư Phụ bằng những bộ điệu ngộ nghĩnh, bắt ấn, hay những kiểu cách gì khác (Sư Phụ cười). Đây là một trong những nơi mà Sư Phụ nghĩ có thể ở lại và sống thoải mái như ở nhà mình vậy! Chỉ mới "nghĩ" thôi nhé, bởi vì có nhiều người khác cũng nghĩ rằng Sư Phụ nên ở thành phố của họ. Và Sư Phụ không bao giờ thắng họ được vì Sư Phụ chỉ có một mình, còn họ thì đông quá.

Nhưng hôm nay Sư Phụ xin dùng một số thời giờ của quý vị để giới thiệu với quý vị về "căn nhà thật" của chúng ta, hoặc có thể mời quý vị đến xem nó. Rất nhiều người tin rằng Thượng Đế chỉ sáng tạo những điều tốt và có người lại cho rằng Thượng Đế cũng tạo ra điều xấu bởi vì họ nói tất cả mọi thứ đều đến từ Thượng Đế. À, quý vị nghĩ như thế nào? Đồng ý với nhóm thứ nhất hay thứ nhì? A! Nhóm thứ nhất, phải không? Vậy thì sự ác đến từ đâu? (Mọi người: Từ con người). ồ! Nếu vậy thì quý vị quả thật rất khai ngộ (Sư Phụ cười). Quý vị thấy đó, thật ra nơi được gọi là "thế giới của chúng ta" bây giờ, không phải là sự sắp đặt nguyên thủy của vũ trụ. Và nó đã trở thành như thế này hay thế kia với tất cả mọi sự đau khổ, và những hoàn cảnh ngoài ý muốn, là vì những thành quả gián tiếp phát sinh ra bởi sự cọ xát và tiếp xúc giữa con người và những sinh vật khác. Nếu những điều ác thật sự đã hiện hữu, thì nó đã không thể thay đổi từ chỗ này qua chỗ nọ, hay từ nước này qua nước khác, hoặc từ thời đại này qua thời đại khác.

Con Người Có Thể Ngăn Chận Tội Ác

Như quý vị thấy, thời xưa chúng ta đâu có súng, đâu có bom nguyên tử cũng như tất cả những thứ có thể tiêu diệt nhân loại trong tích tắc như ngày nay. Vì vậy, thật ra những điều ác trong thế giới này không phải do Thượng Đế làm ra, nó không có sẵn ở đó. Cho nên nó mới thay đổi theo thời đại, theo từng quốc gia.

Tại sao chúng ta lại nói về chuyện này? Nếu chúng ta nhận thức được rằng điều ác là do con người tạo ra, thì con người cũng có thể ngăn chặn hay tránh nó được, thay vì lúc nào cũng đổ lỗi cho Thượng Đế, hay đứng trong một góc nhà thờ nào đó đợi Ngài xuống làm một điều gì cho chúng ta. Thí dụ như giữa ông Smith và Sư Phụ, hay bất cứ ai khác, chúng tôi chưa bao giờ gặp nhau và không có chuyện gì xảy ra giữa chúng tôi. Rồi bất chợt có một ngày ông Smith đến gặp Sư Phụ, hay Sư Phụ đến gặp ông ấy. Giả dụ cả hai chúng tôi đều vô minh. Rồi chúng tôi muốn làm một điều gì đó. Cả hai đều muốn chiếm một địa vị có nhiều tiền bạc, lợi lộc và danh tiếng cho riêng mình mà thôi. Rồi cả hai chúng tôi tranh giành theo đuổi mục đích đó. Nếu một trong hai người thắng, dĩ nhiên người kia sẽ cảm thấy rất khó chịu. Và nếu ông ta là một người xấu tánh, có thể ông ta sẽ cố trả thù bằng cách nào đó, hay gây phiền toái cho Sư Phụ. Trong trường hợp này, chúng tôi đã tạo ra một bầu không khí ngăn cách.

Lúc đầu cả hai chúng tôi đều không có gì để hiềm khích nhau. Nhưng bây giờ chúng tôi lại hận thù nhau. Và sự thù ghét đó là lực lượng thứ ba phát sinh từ lực lượng của hai người. Quý vị thấy không, chuyện đó không nhất thiết phải xảy ra như vậy. Lúc khởi đầu đã không có chuyện xấu xa mà. Nếu chúng ta đều nghĩ như thế, chúng ta đã không trách cứ Thượng Đế về bất cứ việc gì không may xảy ra trên trái đất này. Đa số nghĩ rằng Thượng Đế sáng tạo ra tất cả kể cả những điều xấu. Sư Phụ cũng đã từng nghĩ như vậy. Nhưng càng lớn tuổi Sư Phụ càng hiểu rõ Ông Lão này hơn. Như quý vị đã biết, khi quý vị trưởng thành quý vị sẽ thông cảm người lớn tuổi nhiều hơn (Sư Phụ cười).

Thật vậy, cũng giống như quý vị với vợ hay chồng của mình, bình thường thì không ai có con, nhưng khi thành đôi, thì một người thứ ba được sanh ra. Đó là con cái của quý vị. Và các con của quý vị có thể giống quý vị về tánh tình, sự thông minh, về tham vọng hoặc đạo đức. Nhưng có thể chúng cũng không giống và còn gây cho quý vị nhiều phiền phức và nhức đầu. Cho nên những điều này không phải do quý vị tạo ra hoàn toàn. Nếu quý vị là một bậc cha mẹ đạo đức, và rất gương mẫu, mà con cái của quý vị lại trái ngược hẳn với quý vị, thì đó không phải là do lỗi quý vị tạo ra. Tương tự như vậy, thế giới của chúng ta lắm lúc thật là khó sống, đó là do chính bản thân chúng ta tạo nên, không phải là lỗi của Thượng Đế.

Vì vậy từ bây giờ, để có thể phát triển hoặc sửa chữa thế giới, tượng trưng cho căn nhà của quý vị, một căn nhà vĩ đại mà chúng ta đang cư trú, với nhiều phòng tượng trưng cho những quốc gia, thì chúng ta nên biết là những điều xấu có thể tránh được. Những sự xấu xa được gạt bỏ bằng cách làm những điều thiện lành, bằng cách giữ giới, bằng cách yêu thương những người xung quanh. Bởi vì đầu óc của chúng ta luôn luôn nghĩ rằng "ân trả ân, oán báo oán", nên rất khó thực hành những gì chúng ta nên làm, hay đối đãi với người khác trong sự thương yêu, tử tế. Cho nên chúng ta cần có một lực lượng thật mạnh giúp đỡ chúng ta, kéo chúng ta ra khỏi những thói quen trong sự suy nghĩ và hành động của đầu óc. Đó là lý do tại sao sự khai ngộ là cần thiết. Cũng giống như một người phụ nữ đã đẹp sẵn, và nếu cô ta trang điểm thêm, đeo một chút trang sức và học cách đi đứng cao nhã, thì càng tăng thêm vẻ đẹp của cô.

Mọi Việc Trên Đời Đều Có Ích Cho Chúng Ta

Thật ra, tất cả những gì trên trái đất này đều tốt cho chúng ta, ngay cả điều xấu. Xấu là do lỗi lầm của chúng ta. Nhưng chúng ta không nên ở trong sự lầm lỗi mãi. Ít ra, lầm lỗi là một sự đánh thức. Khi chúng ta biết được hậu quả của việc sai lầm, chúng ta giật mình để nhận ra rằng mình đã làm không đúng, và vì vậy đã khiến chúng ta sợ sệt, bất an. Cho nên chúng ta phải thay đổi. Ngay cả tất cả mọi thứ đẹp đẽ, đáng hưởng trên trái đất này đều là để nhắc nhở chúng ta đi tìm niềm hạnh phúc chân thực bên trong, hoặc căn nhà chính thực của chúng ta. Cho nên, hưởng thụ những thứ mà Thượng Đế tạo ra cho chúng ta không có tội gì cả. Nhưng nếu chúng ta luôn luôn bị những thứ này cám dỗ, thì Thượng Đế sẽ nhắc nhở chúng ta rằng điều đó không chính đáng. Vì vậy, đôi khi chúng ta thể nghiệm được sự bất an, khổ sở từ những thứ mà chúng ta ham thích nhất. Từ bỏ thế giới là một điều sai lầm. Nhưng nếu cứ đắm chìm trong thế giới này mãi thì cũng không đúng. Bởi vì chúng ta còn thiếu mất một nửa đời sống về phương diện tâm linh, là điều hạnh phúc hơn tất cả những gì trên trái đất này có thể cung ứng. Mỗi thứ trên thế giới này chỉ là để nhắc nhở lại sự an lạc chân chính, sự vinh quang thực sự và cuộc sống thực sự mà chúng ta nên có và nên biết, bởi vì chúng ta đã lãng quên.

Nhiều người đã hỏi Sư Phụ sự liên hệ giữa nam và nữ và sự hưởng thụ tình dục có xấu xa tội lỗi không? Sư Phụ trả lời: "Không." Phải, không xấu, nhưng quý vị nên biết rằng còn có sự sung sướng hơn vậy nữa. Thí dụ, sự hưởng thụ tình dục chỉ là một phó bản của niềm khoái lạc chân chính. Khoái lạc chân chính là khi quý vị hợp nhất với chân ngã của mình, đó là lúc hai lực lượng âm và dương bên trong của quý vị được thật sự hợp nhất. Sự kết hợp giữa nam và nữ chỉ là phó bản của sự hợp nhất kể trên. Cho nên, thật ra Thượng Đế gởi chúng ta đến thế giới này không phải là không có một thứ dụng cụ để nhắc nhở chúng ta biết đến Thiên Quốc. Chỉ tại chúng ta quên mất rằng những thứ này chỉ là để nhắc nhở chúng ta mà thôi. Rồi chúng ta lại yêu thích cái phó bản đó mà quên mất cái bản chính. Điều này khiến cho cuộc sống chúng ta đau khổ. Rồi sau đó chúng ta cũng không thưởng thức cái phó bản đó một cách trọn vẹn.

Vì vậy, có nhiều sự liên hệ nam và nữ không được êm thắm, quan hệ luyến ái giữa quý vị không được thiêng liêng, và không có sự tương kính. Đôi khi chỉ là một sự lạm dụng, chỉ để trút bỏ sự bực tức của mình, một thứ dụng cụ vậy thôi. Vì thế nếu muốn hưởng thụ đời sống này, chúng ta nên vui hưởng đời sống chân chính mà mức độ sung sướng còn gấp trăm ngàn lần đời sống của chúng ta trên trái đất này. Nhờ biết được đời sống chân thật đó, chúng ta cũng có thể vui hưởng cuộc sống hiện tại này.

Cảm Nhận Mọi Vật Sâu Sắc Hơn Sau Khi Khai Ngộ

Giống như người bạn của chúng ta vừa cho biết là sau khi thọ Tâm Ấn, hoặc khai ngộ, cô ta cũng hưởng thụ đời sống này như thường. Cô có cảm tưởng là bất cứ chuyện gì cô cũng đều nhận thức được một cách sâu sắc. Quý vị sẽ không còn giới hạn tiếng cười của mình nữa. Quý vị sẽ không còn kềm chế hoặc có cảm giác thẹn thùng về những trận cười ròn tan, cởi mở với bạn bè hay với chính mình nữa. Khi buồn bã, quý vị có thể khóc thật sự. Quý vị khóc để trút hết những tâm tư của mình, rồi sau đó cảm thấy thật nhẹ nhõm. Không phải sau khi khai ngộ chúng ta đều thành gỗ đá, để không còn cảm giác gì nữa.

Có vài người hỏi Sư Phụ đôi khi Sư Phụ có còn yêu đương nữa không. Quý vị muốn biết chuyện này không? Không hả? Nếu không thì Sư Phụ sẽ không nói tới chuyện này. (Mọi người đáp: Dạ muốn). Được rồi, được rồi. Sư Phụ nghĩ rằng chuyện này có tính cách riêng tư. Quý vị đến đây để nói chuyện về Đức Phật, về Thượng Đế. Chỉ vậy thôi. Và ở đây Sư Phụ lại đem những chuyện nghe rất là thế gian ra bàn tán. Đúng không? Không sao, về tình yêu thì Sư Phụ nói rằng có, cũng thỉnh thoảng. Hoặc có thể Sư Phụ không biết rằng như vậy có phải là tình yêu hay không nữa. Thật ra, khi Sư Phụ gặp một người nào đó, có thể Sư Phụ thích ông ta, nhưng khi ông ấy đi rồi, thì cũng quên ngay. Như vậy có phải là tình yêu hay không? Steve, anh có nhiều kinh nghiệm về chuyện này (mọi người cười), như vậy có phải là tình yêu không, Steve? (Steve: Dạ phải) Phải, thật vậy sao? Nhưng mà không có ở Colorado đâu!... Nhưng trước đây, trước khi khai ngộ, Sư Phụ chưa hề thương nhớ người nào. Sư Phụ không yêu người nào cả. Sư Phụ không gần người nào hết, và... Sư Phụ không vui hưởng tình băng hữu với mọi người. Lúc nhỏ Sư Phụ là một đứa trẻ rất cô đơn, rất trầm lặng. Nhưng Sư Phụ không cảm thấy cô đơn. Từ trước đến giờ, Sư Phụ chỉ là một người đơn độc, cho đến khi Sư Phụ bị bắt buộc phải làm công việc này (mọi người cười). Sư Phụ đã từng là một người rất trầm lặng, Sư Phụ không thể nói chuyện được. Ý Sư Phụ muốn nói là Sư Phụ không hay nói. Sư Phụ không kết bạn với ai, Sư Phụ thích chơi một mình và cảm thấy không cần thứ gì cả. Quý vị cũng biết xã hội của chúng ta ra sao. Quý vị làm việc rồi mỗi năm được một tháng hè, đúng không? Dù không muốn đi đâu, quý vị cũng phải nghỉ hè. Đó là luật. Nên khi đó Sư Phụ đơn độc, lúc ấy Sư Phụ chưa lập gia đình, rồi lúc bị bắt đi nghỉ hè một tháng là lúc Sư Phụ gặp rắc rối. Sư Phụ không biết phải làm gì vì không có bạn và không có chỗ nào để đi. Nhưng vẫn phải đi, bởi nếu không trở về với làn da sạm nắng, quý vị biết đó, người ta sẽ không nể nang mình nhiều nữa. Nên phải đi, phải tiêu tiền và đi đến Costa Bravo hay bất cứ nơi nào, rồi nằm ở đó nướng thân thể, nằm cả ngày dưới ánh mặt trời cho cháy da, lột da, phỏng da, rồi phải dùng kem thoa da và những thứ khác thoa lên để được dễ chịu hơn. Rồi về nhà khoe với mọi người là "xem tôi đây". Đúng rồi, về từ Costa Bravo, tốn đủ thứ tiền. (mọi người cười) Đúng vậy, đó là cuộc sống mà Sư Phụ đã trải qua. Có lẽ một số quý vị cũng có kinh nghiệm như vậy.

Rồi sau khi Sư Phụ trở thành nhân vật chính trong "sở làm" này, Sư Phụ nói nhiều hơn. Sư Phụ đã thay đổi, đã trở thành một người hoàn toàn khác lạ. Nếu lúc trước quý vị biết Sư Phụ, năm sáu bảy năm về trước, quý vị sẽ không nhận ra.

Trong lúc Sư Phụ lập gia đình, ông xã của Sư Phụ có rất nhiều bạn bè, những người bạn trong giới bác sĩ. Những người này nói rất nhiều chuyện với ông xã của Sư Phụ, và họ còn nói thêm qua điện thoại nữa. Nhưng Sư Phụ lại không thể nói được gì nhiều với chồng mình. Có lúc Sư Phụ đứng quanh quẩn ở đó và cảm thấy thèm muốn được như họ. Sư Phụ nói Chúa ơi, nếu Sư Phụ có thể nói được bằng một nửa thời gian của họ, thì Sư Phụ đã cảm thấy mãn nguyện lắm rồi. Sư Phụ cảm thấy hơi thiếu sót vì mình không biết nói gì. Sư Phụ muốn nói là Sư Phụ không phải là người nói nhiều. Lúc nào cũng lặng lẽ làm việc và có những tâm tư, nhưng ngoài ra không có gì khác. Ngay cả tình yêu cho người chồng mình, Sư Phụ cũng không biết đó có phải là tình yêu hay không. Thật sự Sư Phụ nhớ ông khi ông xa nhà, và Sư Phụ cảm thấy sung sướng khi ông ở bên cạnh. Nhưng chỉ có vậy thôi. Đó không giống như thứ tình cảm mà quý vị đọc từ các sách tiểu thuyết hoặc xem từ phim ảnh. Đại khái là vậy. Sư Phụ nghĩ, Ồ, mình như không phải là người của thế giới này, không thuộc về đây.

Trong Màn Lưới Kỳ Diệu Với Thượng Đế

Nhưng sau khi khai ngộ, quý vị cảm thấy tâm tư, tình cảm và sự yêu thương của quý vị cũng như những thứ khác đều trở nên bén nhạy hơn. Quý vị nhận thức nhiều hơn rằng mình thật sự là những con người biết sống. Nhiều người lo rằng sau khi khai ngộ họ sẽ phải cạo đầu, phải vất bỏ mấy bộ y phục đẹp đẽ, rồi lên núi Hy Mã Lạp Sơn hoặc đi tìm một hang động nào đó ở Colorado. Nhưng điều này không đúng với sự thật. Có thể lúc ban đầu qúy vị làm như vậy vì quá cực đoan, quá nóng lòng muốn biết Thượng Đế, nên trong phút chốc đã quên rằng Ngài luôn luôn ở đây.

Bởi vì "quý vị là Thượng Đế", quý vị là đại diện cho lực lượng của Thượng Đế và tất cả chúng ta đều câu thông với nhau trong hệ thống mầu nhiệm này. Nếu chúng ta quên đi đều này, chúng ta sẽ rất cô đơn. Trong thâm tâm của chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. Không cần biết chúng ta có bao nhiêu bạn bè, kiếm được bao nhiêu tiền hoặc công việc bề bộn ra sao, nhiều lúc trong cuộc sống chúng ta rất là cô đơn, sống trong bất mãn. Chúng ta không biết được đâu là sự thiếu sót trong cuộc sống của chúng ta, nên cứ cảm thấy dường như thiếu sót điều gì. Đó là vì chúng ta quên không điều chỉnh cuộc sống của chúng ta để hòa hợp với hệ thống nầy, để câu thông với toàn vũ trụ. Do đó khi chúng ta làm điều gì, chúng ta đều làm một mình. Chúng ta làm việc một mình và cảm thấy như có một gánh nặng đè trên vai.

Vì lẽ đó Emerson có nói: "Một gánh nặng vĩ đại rơi khỏi vai chúng ta khi chúng ta để cho Thượng Đế điều hành vũ trụ này". Thượng Đế điều hành vũ trụ không có nghĩa là chúng ta ngồi đó, đợi cho miếng ăn từ trên trời rơi xuống, mà có nghĩa là chúng ta làm việc chung với toàn vũ trụ. Bất kỳ chúng ta làm điều gì đều được sự gia trì, được coi sóc và được giúp đỡ bởi lực lượng toàn năng này. Vì vậy chúng ta sẽ trở thành con người vĩ đại và mọi thứ ở trong ta, kể cả cái gọi là tình cảm con người, sẽ trở nên rất bén nhạy.

Chúng ta cảm thấy lần đầu tiên trong đời, chúng ta thật sự sống, thật sự hưởng thụ những thứ mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta trong cuộc đời này. Không phải là sự khước từ thế giới này, không phải vậy. Sư Phụ không nghĩ là một người khai ngộ lại có thái độ tiêu cực như vậy. Bởi vì Sư Phụ cảm nhận được, thấy được và biết rằng những đồng tu rất là sống động, bén nhạy, tự tại và sung sướng. Họ biết chấp nhận cuộc sống. Không phải tất cả mọi người đều như thế, nhưng rất ít khi họ chán đời. Có thể là lúc ban đầu, vì trước kia Sư Phụ hay mặc áo cà sa và trông rất trang nghiêm, nên người ta nghĩ sự trang nghiêm và xuất gia là đoạn đường cuối để thành Phật.

Khai Ngộ Có Thể Giải Quyết Mọi Vấn Đề

Sau khi nhận thức được điều này, Sư Phụ đã thay đổi vì đó là quan niệm sai lầm. Nếu Sư Phụ muốn, Sư Phụ mặc áo cà sa. Nhưng đó không phải là động lực chính và điều kiện để được khai ngộ.

Người khai ngộ rất là hạnh phúc, họ chấp nhận bất kỳ hoàn cảnh nào. Sư Phụ biết rất rõ ràng là nếu tất cả mọi người đều khai ngộ, thì chúng ta không cần phải thay đổi thế giới nữa. Chúng ta không cần phải làm cho nước Ấn Độ trở nên giàu có. Chúng ta không cần phải thay đổi chế độ cộng sản thành chế độ tư bản, vì mọi người sẽ hài lòng sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Và chúng ta không cần phải thay đổi việc gì cả, cũng không cần đi bầu tổng thống mỗi bốn năm. Tổng Thống Clinton có thể ở đó mãi mãi (mọi người cười), không cần biết ông ta giỏi hay dở, bởi vì chúng ta đã giỏi; điều này mới quan trọng, một vị tổng thống dù có tài giỏi cách mấy đi nữa, cũng không thể làm được nhiều chuyện. Nhưng một quốc gia sẽ trở nên hùng mạnh khi người dân trong quốc gia đó trở thành đồng nhất thể, câu thông với nhau trong cùng một hệ thống; và cả thế giới sẽ trở thành nhất trí vì mọi người cùng câu thông trong hệ thống đó. Vị Tổng Thống không thể làm gì khác hơn là phải trở nên tài giỏi. Ông ta bắt buộc phải biết cư xử phải không? Sư Phụ không muốn ám chỉ ông Clinton, xin đừng nói lại cho ông ấy nghe. Có thể lần sau ông sẽ không cấp chiếu khán cho Sư Phụ nữa (Sư Phụ và mọi người cười).

Do đó vấn đề ở thế giới nầy không phải là trách cứ mấy người làm chính trị, hoặc đổ lỗi cho hệ thống kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ ý thức hệ nào, mà chỉ trách cứ sự lãng quên tự tánh của chúng ta. Chúng ta không biết mình vĩ đại như thế nào, không biết mình là hiện thân của sự bằng an. Chúng ta không biết mình là tình thương được nhân cách hóa. Vì vậy sự khai ngộ là liều thuốc cho mọi bệnh tật, cho mọi vấn đế thế giới, cho chiến tranh và cho tất cả! Khi nào tất cả chúng ta đều khai ngộ, trái đất này sẽ không bao giờ tận thế. Mọi người đều tiên đoán ngày tận thế, Sư Phụ muốn nói không phải mọi người. Chỉ có một ít người tiên đoán và làm cho nhiều người lo âu. Nhưng cho dù có tận thế đi nữa, những người đã khai ngộ sẽ không bao giờ cảm thấy lo lắng, bởi vì họ đã biết rằng thế giới này đến, rồi một ngày nào đó sẽ đi. Nhưng cuộc sống vĩnh cửu vẫn tiếp diễn và không có một thứ gì có thể ảnh hưởng đến cuộc sống nầy. Cuộc sống vĩnh cửu là của chúng ta, trí huệ là những gì chúng ta có. Tình thương là bản chất của chúng ta, và những thứ này không thể bị bom đạn nào hủy diệt được. Nó không thể bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Vì vậy những vị minh sư truyền Tâm Ấn cho đệ tử không bị ngăn cách bởi thời gian và không gian. Vị minh sư không cần phải luôn luôn có mặt bên cạnh những đệ tử, nhưng lúc nào cũng có thể giúp đỡ và gia trì cho họ. Các đệ tử này sẽ trưởng thành trong địa vị minh sư và cũng có thể làm những điều tương tự như thầy mình. Cho nên bất kỳ những gì Sư Phụ làm, quý vị đều có thể làm được. Đó là điều Chúa Giê Su đã nói với chúng ta.

Thế Gian Là Chiếc Bóng Của Thiên Quốc

Nhưng liệu chúng ta có thể làm được không? Chúng ta có thể làm những gì Chúa đã làm không? Không, chưa được, vì chúng ta chưa học được những gì Ngài đã học. Chúng ta không hướng về Thiên Quốc. Chúng ta đã quên mất rằng đấng Cha lành của chúng ta rất toàn mỹ. Vì vậy chúng ta sống trong sự không toàn mỹ. Bây giờ nếu muốn sửa đổi điều này thì rất dễ. Thật vậy, chúng ta muốn đi về hướng Bắc thì phải quay mặt về hướng Bắc và tiếp tục, hoặc bắt đầu và tiếp tục cất bước về hướng đó. Nhưng nếu chúng ta muốn đi về hướng Nam, thì dĩ nhiên chúng ta phải quay đầu về hướng Nam và bắt đầu cất bước. Chỉ đơn giản có vậy thôi.

Mỗi ngày chúng ta đều đối diện với thế giới vật chất, chúng ta đi về hướng của thế giới vật chất, nghĩ đến thế giới vật chất và đắm chìm vào đó. Tất cả chú ý lực, lực lượng, tình cảm, tài năng đều hướng về thế giới vật chất. Cho nên chúng ta không gặp được Thượng Đế. Bây giờ đơn giản lắm, chỉ cần quay đầu trở lại. Lúc truyền Tâm Ấn, Sư Phụ sẽ chỉ cách cho quý vị và quý vị sẽ biết ngay lập tức. Rất à đơn giản. Nhưng đến lúc đó quý vị sẽ hỏi Sư Phụ nếu gặp Thượng Đế thì quý vị phải làm sao... Hoặc giả quý vị phải bỏ thế giới vật chất lại sau lưng?" Thật ra nếu không có Thiên Quốc thì không có thế giới này. Thế giới này chỉ là một bản sao của thế giới thật sự, của đời sống thật sự. Bởi vậy quý vị không cần phải từ bỏ thế giới này để tìm biết thực thể. Tuy nhiên quý vị phải tự chứng nghiệm rằng thế giới vật chất này xuất phát từ thực thể,bằng cách tự mình thể nghiệm thực thể đó.

Cũng giống như quý vị biết tìm về một cô gái đẹp thay vì chạy theo cái bóng của cô ta. Như vậy quý vị sẽ có cả hai. Nếu quý vị thích cái bóng thì quý vị có luôn, vì cái bóng này là từ cô gái đẹp kia mà có. Không biết được thực thể mà lúc nào cũng cố bám vào cái bóng thì cũng như không mà thôi. Nhưng một khi chúng ta biết được thực thể rồi, thì cái bóng cũng thuộc về chúng ta luôn. Từ xưa đến nay, chúng ta thường nghe rất nhiều câu chuyện tán thán về sự vĩ đại của một vị minh sư, cũng như Đức Chúa Giê Su, phải, Ngài rất vĩ đại, rất tuyệt vời. Ngài có thể làm được rất nhiều chuyện, và chúng ta ngưỡng mộ Ngài. Nhưng không phải chỉ có Ngài mới có được địa vị đó, bởi vì trong Thánh Kinh có nói: "Con có biết không, con là giáo đường của Chúa và Thiên Chúa ngự trong con". Chúng ta có Chúa ngự bên trong, quý vị hiểu không?

Chúng ta chứa đựng Đấng Toàn Năng ở bên trong chúng ta. Nhưng chúng ta hiện tại không có một chút gì sự toàn năng huy hoàng nầy. Đó chính là vì chúng ta quay mặt về hướng khác. Chúng ta hướng về cái bóng, chúng ta chạy theo cái bóng, và cố gắng điều chỉnh cái bóng cho thích nghi với thị hiếu của chúng ta, cho rằng đôi chân dài quá, cái đầu dẹp quá, lỗ tai nhọn quá... Đó là vì ngọn đèn chiếu qua thực thể mà tạo thành cái bóng. Và nếu như lúc nào chúng ta cũng chạy theo cái bóng để cải biến nó thì dĩ nhiên là chúng ta tự tạo nên phiền phức cho chính mình. Chúng ta tiêu hao hết năng lực của chúng ta mà cũng không đạt được gì cả. Có thể chúng ta sửa đổi được một chút bên này, một chút bên kia, nhưng đây chỉ là cái bóng mà thôi. Ngày mai nó sẽ, à, cái lỗ tai, cái lỗ ta sẽ nhọn trở lại. Nếu muốn thực sự tận hưởng, chúng ta phải sửa đổi thực thể, chúng ta phải tìm biết cho được thực thể để rồi tùy nghi mà sửa đổi.

Nếu quý vị biết cô gái đẹp kia đứng chỗ nào thì nếu quý vị muốn, có thể làm cho cái bóng đẹp hơn, có phải không? Quý vị có thể làm cho ngọn đèn ở sau lưng cô ta lên cao một chút, hay thấp xuống một chút, thì cái bóng của cô ta càng giống thật hơn, hay là áp dụng một kỹ thuật nào đó để điều chỉnh cái bóng. Nhưng nếu chúng ta không biết được thực thể mà chỉ cố gắng điều chỉnh cái bóng qua chính cái bóng đó mà thôi, thì chúng ta lúc nào cũng bị trở ngại.

Đó chính là vấn đề nan giải của thế giới vật chất của chúng ta. Đó là lý do lúc nào thế giới cũng gặp khó khăn. Bởi vì lúc nào chúng ta cũng cố gắng sửa đổi cái bóng thay vì sửa đổi thực thể.

Người Người Khai Ngộ, Thế Giới Hòa Bình

Bởi vậy nên có biết bao anh hùng đến rồi đi, qua biết bao nhiêu đời vua chúa ngự trị trên thế giới này mà nơi đây cũng không có gì thay đổi. Quý vị có sửa chữa được một vài vấn đề ở đây, thì khó khăn cũng sẽ xuất hiện nơi khác. Nếu quý vị tìm đủ thuốc men cho loài người, thì bây giờ lại có thứ bệnh bất trị như Aids chẳng hạn, gây khó khăn cho quý vị. Bởi vậy nếu chúng ta lúc nào cũng cố gắng sửa chữa thế giới thì không khi nào chúng ta hết chuyện để lo.

Sư Phụ biết một người rất thích pháp môn của chúng ta và cũng muốn được thọ Tâm Ấn, nhưng anh ta nói với Sư Phụ là muốn lưu lại thế giới vật chất này, làm một người sống trong thế giới vật chất này để hiểu được những khó khăn của con người, ngõ hầu có thể giúp đỡ họ. Nhiều vị anh hùng trong lịch sử của chúng ta cũng có cùng lý tưởng như vậy, nhưng cho đến nay thế giới vẫn chưa trở nên Thiên Đàng. Mặc dù chúng ta ngày càng có nhiều phương tiện hơn, văn minh hơn, nhưng chúng ta lại có nhiều vấn đề khó khăn hơn.

Như vậy quý vị có thể thấy được kết luận như thế nào. Không phải là sau khi khai ngộ chúng ta sẽ từ bỏ những nghề nghiệp có liên quan đến chính trị, có hiểu không? Hay là chúng ta bỏ mặc ông Clinton bơ vơ một mình trong tòa Bạch Cung, hoặc tất cả nhân viên phụ tá đều bỏ đi bởi vì họ đã khai ngộ. Nhưng chúng ta vẫn còn ở lại đây, tiến hành công việc một cách hiệu quả hơn, bởi vì bây giờ chúng ta đã biết cách điều chỉnh cái bóng, hoặc không cần để ý tới việc điều chỉnh cái bóng đó nữa. Cái bóng đó như thế nào cũng không sao bởi vì chúng ta biết nó không có gì quan trọng. Chúng ta có thể ngắm nhìn cái bóng, sự thay đổi hình dáng, kích thước, màu sắc, ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Chúng ta có thể nhìn nó một cách hiếu kỳ, nhưng chúng ta không còn muốn chạy đuổi theo nó, cũng không đặt nặng tầm quan trọng của cái bóng.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải khai ngộ. Thế giới sẽ được hòa bình mà không phải làm thêm một điều gì khác. Sư Phụ không hiểu quý vị có đồng ý với Sư Phụ không? (mọi người vỗ tay) Sư Phụ nói với quý vị có dẫn chứng rõ ràng, không phải chỉ nói suông. Thí dụ bây giờ quý vị nhìn thấy Sư Phụ mặc một bộ y phục đẹp phải không? Thật ra Sư Phụ tự vẽ kiểu và có người thợ may là người xuất gia nam hay nữ, cùng làm việc với Sư Phụ. Ý Sư Phụ muốn nói là những người không bận chuyện gia đình và cùng làm việc với Sư Phụ đó, họ và Sư Phụ cùng nhau làm tất cả mọi việc, không ai muốn tiền bạc hay chức vụ gì cả. Vì tự làm lấy nên rất rẻ, nhưng cũng đẹp mắt, có phải không? Cho nên bây giờ Sư Phụ thấy vui vẻ vì Sư Phụ được mặc đẹp.

Nhưng nếu Sư Phụ chỉ có một mình và không phải gặp quý vị trong một môi trường lớn lao và họp mặt quan trọng như thế này, thì Sư Phụ sẽ tiện gì mặc nấy, có phải không? Sư Phụ có thể mặc quần áo rất cũ nhưng rất thoải mái, mang đôi giày thấp cũ và Sư Phụ cũng không cần giặt giũ cẩn thận, vì Sư Phụ có thể cắm lều gần bờ sông, để quần áo trong một cái chậu, bỏ chút xà bông vào đó, đổ nước sông vào và đồng thời có thể vừa đánh răng, vừa dùng chân dậm lên? Sư Phụ dùng chân dậm qua dậm lại trên quần áo trong chậu một hồi, rồi đem ra phơi một lúc. Sau khi đánh răng xong, hay tắm xong, hoặc bơi xong rồi Sư Phụ rũ nó lên, dùng nước sông xả lại, rồi liệng nó lên trên mấy tảng đá, một lát sau nó sẽ khô. Đó là một đời sống đầy hưởng thụ mà Sư Phụ thích nhất.

Tuy nhiên, khi ra ngoài, đôi khi Sư Phụ ở khách sạn hay tại những ngôi biệt thự lộng lẫy mà đồng tu dành cho Sư Phụ trong vài ngày, Sư Phụ cũng thích. Sư Phụ thích những bãi cỏ xanh tươi vừa cắt gọn xong và những bông hoa đẹp mà quý vị trồng chung quanh vườn, và tất cả những gì mà quý vị gọi là xa xỉ. Sư Phụ cũng thích, thật vậy.

Người Khai Ngộ An Vui Trong Mọi Hoàn Cảnh

Do đó sự khai ngộ mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc chứ không phải là hoàn cảnh. Cho nên Sư Phụ thích cả hai trường hợp. Sư Phụ không từ chối những xa xỉ phẩm, cũng không thiên về cuộc sống khổ hạnh, vì hai lối sống đó đều có nét đẹp riêng của nó. Có gì thì chấp nhận thứ nấy, đó là một lối sống đơn giản. Có người nói với Sư Phụ rằng "... Một cuộc sống đơn giản là phải lên rừng, sống trong hang động và ăn cỏ dại..." Sư Phụ nói không, không, không! Cuộc sống đơn giản là cứ tiếp tục với đời sống của mình và vui hưởng những gì mình đang có. Nếu quý vị giàu có, quý vị cứ hưởng thụ cuộc sống giàu sang của mình, và chia sẻ những gì thừa thải, dư giả, với những người khác. Nếu quý vị nghèo, thì hưởng thụ nếp sống đơn sơ và mừng rằng quý vị không cần phải lo trộm cướp (mọi người cười). Đó là đời sống đơn giản. Quý vị hiểu không? Sống đơn giản là sống an phận và hưởng thụ những gì mình có. Đó là quan niệm của Sư Phụ về một nếp sống đơn giản. Quý vị thấy vậy có được không (mọi người vỗ tay)

Nếu chúng ta cố gắng thay đổi nếp sống của mình thì nó sẽ làm cho chúng ta không còn đơn giản nữa, có phải không? Quý vị đã quá quen với những phòng tắm sạch sẽ rồi, bây giờ lại tự hành hạ mình, thay đổi cho thích ứng với các phòng vệ sinh ngoài trời, mùa đông thật là lạnh, và quý vị có thể cũng không chịu nổi thời tiết lạnh lẽo đó. Quý vị sẽ cảm lạnh, sẽ bị bệnh, như vậy thì có phải là đơn giản đâu? Không phải! Quý vị phải vào bệnh viện, bị chích thuốc trong lưỡi, trong đầu gối, hay là chỗ nào cần thiết đó. Coi thật là phức tạp, ít nhất là nhìn bên ngoài cũng thấy phức tạp rồi. Bởi vậy cho nên sống đời đơn giản là sống cuộc sống hiện tại của mình một cách thoải mái.

Nhưng dĩ nhiên cũng có những điều trong cuộc sống mà chúng ta cần phải điều chỉnh. Chẳng hạn như khi hành thiền càng nhiều thì chúng ta càng không thể ăn thịt được, vì nó sẽ làm lực lượng của chúng ta bị kích động, làm giao động tình cảm của chúng ta. Chúng ta chỉ muốn ngồi yên lặng để tìm lại bảo tàng của chúng ta, trí huệ của chúng ta. Vì thế nếu chúng ta không ăn uống đơn giản thì sẽ bị nhiều ảnh hưởng. Đó là lý do nhiều người thỉnh thoảng tọa thiền lại không trường chay, đã gặp phải nhiều sự khủng hoảng, Có nhiều người tâm thần bị nhiễu loạn bởi vì họ vi phạm luật thiên nhiên. Luật thiên nhiên dạy chúng ta ăn chay. Quý vị biết về việc này rồi. Và Sư Phụ nghĩ, trong cuốn sách nhỏ cho quý vị, việc ăn chay đã được chứng minh một cách khoa học là con người chúng ta là loài ăn rau trái, bởi vì sự cấu tạo của răng và ruột của chúng ta, chúng ta được tạo ra để ăn rau cỏ. Và những loài ăn thịt thì khác, những cơ quan bên trong và hệ thống tiêu hóa đều khác hẳn. Sư Phụ sẽ nói nhiều về khai ngộ và nói ít về thức ăn, được không? Trong trường hợp quý vị không hợp với thức ăn chay, Sư Phụ sẽ không nói nữa.

Pháp Môn Quán Âm Là Pháp Môn Cứu Cánh Nhất

Nhưng hãy khai ngộ bằng bất cứ cách nào mà quý vị có thể làm được, trong hoàn cảnh và tinh thần của quý vị. Có nhiều cách để khai ngộ, nhưng có những cách tốt nhất, nhanh nhất và an toàn nhất, có những cách chậm hơn và hơi nguy hiểm. Cũng như quý vị leo núi vậy, có rất nhiều đường đi, có đường thì bằng phẳng, có đường thì lởm chởm đá và có đường rất nguy hiểm. Và Sư Phụ đã tìm được pháp môn Quán Âm, phương pháp quán "Ngôi Lời" bên trong, Âm thanh nội tại và Ánh sáng thiên đàng bên trong. Đây là phương pháp tốt nhất và tối thượng bởi vì cuối cùng chúng ta phải đến với ánh sáng của Thượng Đế và "Thánh Âm" của Ngài để đạt được trí huệ. Tất cả những con đường khác đều dẫn tới trạng thái có thể nghe âm thanh và thấy ánh sáng của Thượng Đế. Những phương pháp khác cũng có cùng một mục đích, nhưng chúng ta đã đến đây rồi, có được sự truyền đạt trực tiếp và quý vị sẽ tức khắc nếm được thể nghiệm của sự khai ngộ. Quý vị sẽ thấy ngay tức khắc. Quý vị sẽ thấy ánh sáng và nghe âm thanh ngay vào lúc được truyền Tâm Ấn. Với những phương pháp khác quý vị phải tốn rất nhiều thời gian hay nhiều năm, và phải chịu nhiều khổ hạnh hay hy sinh mới đạt được đến đó.

Vì vậy, thật ra đây không phải là một phương pháp. Nó chỉ là một trái cây và bữa ăn đã được sửa soạn sẵn cho quý vị. Những người khác có lẽ chưa đói nên họ còn muốn chơi với thức ăn của họ, hay nấu hoài mà không chịu ăn. Nhiều người của chúng tôi ở thường trú tại những trung tâm thiền định khắp nơi trên thế giới. Đời sống của họ rất đơn giản nhưng họ rất hạnh phúc. Đời sống của chúng tôi đơn giản đến nỗi nếu đem so sánh với bất cứ lối sống đơn giản nào khác, cuộc sống những nơi đó khó chấp nhận được.

Một ngày nọ chúng tôi nói chuyện với vài người làm việc cho chính quyền Âu Lạc. Họ không phải là những nhân viên chính quyền, họ chỉ làm việc trong ngành thương mại và vì vậy chúng tôi có cơ hội để nói chuyện về việc này. Và rồi Sư Phụ nói, thật ra người Âu Lạc tại Âu Lạc nếu họ được khai ngộ, họ sẽ không cảm thấy quá khổ sở với chế độ Cộng Sản ... Sư Phụ nói thật ra Sư Phụ mới là cộng sản chính cống, nếu nói về chủ nghĩa cộng sản, bởi vì tất cả những gì Sư Phụ kiếm được, Sư Phụ đều chia xẻ với tất cả mọi người. Cộng sản có nghĩa là mình không chiếm hữu mọi thứ cho riêng mình, mà là tất cả cho cộng đồng. Vì vậy thật ra Sư Phụ không nói chuyện Cộng sản nhưng Cộng sản phải cho Sư Phụ huy chương cao quý nhất. Đúng rồi, vì Sư Phụ sống y như những gì họ thuyết giảng. Sư Phụ sống trong lều, Sư Phụ sống đời đơn giản, Sư Phụ không kiếm tiền cho Sư Phụ. Tất cả tiền Sư Phụ được tiêu dùng vào khắp nơi trên thế giới, cho đệ tử, cho sự khai ngộ của những người khác, cho người nghèo và những người cần sự giúp đỡ. Ngay cả quần áo của Sư Phụ, Sư Phụ tự vẽ kiểu lấy và ít tốn kém (mọi người vỗ tay).

Sửa Đổi Chính Mình Tức Là Sửa Đổi Thế Giới

Vì vậy điều quan trọng không phải là chúng ta phải có những gì ở đời này mà là mức độ hài lòng của chúng ta với cuộc sống. Thật tình mà nói, đời sống của Sư Phụ không hơn gì đời sống của những người sống dưới chế độ Cộng Sản. Ví dụ như từ ba mươi sáu hay bốn mươi tiếng đồng hồ cho đến bây giờ, Sư Phụ chỉ ăn có một bữa và ăn rất ít, chừng nửa chén hay một chén cơm với một ít đậu hũ, vài miếng rau mà thôi. Và Sư Phụ làm việc rất là, quý vị không thể nói là không cực nhọc, rất là cực bởi vì chúng tôi phải chạy hết chỗ này đến chỗ khác và chúng tôi phải luôn luôn xếp hành lý vào rồi lại dọn hành lý ra, luôn phải nói chuyện với cả trăm, cả ngàn người. Rất ít khi Sư Phụ được ngừng nói.

Cho quý vị biết thời khóa biểu của Sư Phụ, vào buổi chiều tối, thí dụ như ngày hôm qua, đêm trước đó Sư Phụ ở Seattle nói chuyện với hàng ngàn người, sau đó nói chuyện với đệ tử, và những người khác v.v...Rồi đến năm giờ sáng, Sư Phụ mới đi ngủ. Trước đó Sư Phụ có thiền một chút, rồi ngủ không được bao lâu, Sư Phụ phải thức dậy khoảng chín giờ để sửa soạn ra phi trường. Ở phi trường Sư Phụ lại phải nói với hàng trăm người để làm vui lòng họ. Rồi Sư Phụ lên máy bay ... Quý vị cười à? Bộ không phải thật sao? Thật như vậy đó, nếu không làm vậy họ buồn. Khi ở trên máy bay, Sư Phụ lại phải nói chuyện với người ngồi bên cạnh, bởi vì họ hỏi Sư Phụ từ đâu tới, Sư Phụ làm gì, đại khái như vậy. Cũng không sao, Sư Phụ cũng thích vậy. Rồi Sư Phụ nghỉ ngơi được một lát, khoảng mười phút. Rồi lại xuống phi trường và cả trăm người đã đứng sẵn ở đó chờ Sư Phụ nói nữa! Sư Phụ nói tới khoảng chín giờ, rồi cùng với mọi người về nhà, được nghỉ ngơi một chút. Rồi điện thoại reo và Sư Phụ lại phải nói khoảng một hay hai giờ, ít nhất là một giờ. Rồi Sư Phụ lại ra chuyện trò với đệ tử và những người bạn của họ, những người Mỹ, họ muốn được đối xử thật đặc biệt. Và chỉ có người Hoa Kỳ chung quanh nên Sư Phụ chỉ nói tiếng Mỹ thôi. Trò chuyện một hồi rồi Sư Phụ dùng bữa mà Sư Phụ vừa nói với quý vị, và chỉ có vậy thôi. Từ bữa ăn đó đến giờ Sư Phụ chưa ăn gì hết. Trước đó Sư Phụ cũng không ăn bữa cơm nào. Sư Phụ chỉ ăn có một chút bánh mì rồi uống hai hớp sữa. Đó là trước khi Sư Phụ rời Seattle. Và Sư Phụ đến tối qua và ăn bữa cơm đó. Cho tới bây giờ Sư Phụ chỉ mới ăn có một bữa đó thôi. Vì vậy Sư Phụ thực sự chỉ ăn có một bữa trong bốn mươi hay năm mươi tiếng đồng hồ, không có gì hơn. Và nếu Cộng Sản tự hào về lý thuyết của họ, họ phải hãnh diện về hành động của Sư Phụ và họ phải tặng Sư Phụ huy chương xuất sắc nhất. Thật ra Sư Phụ đang tự hãnh diện về mình. Đây là cái "Ta" của Sư Phụ đang cựa quậy, quý vị có thấy không? Đừng lo, chút nữa Sư Phụ sẽ dẹp nó qua một bên. Vấn đề là không phải chúng ta phải thay đổi bất cứ điều gì của thế giới này, mà chúng ta phải thay đổi chính mình. Nếu đây là trước khi khai ngộ Sư Phụ đã từng phàn nàn. Sư Phụ muốn có nhà đẹp, có ông chồng dễ thương và thích những gì thuộc của riêng mình. Sư Phụ không thể dễ dàng hy sinh. Nhưng đến khi làm việc này Sư Phụ cũng không cảm thấy phải hy sinh điều gì. Nó rất tự nhiên, Sư Phụ rất vui vẻ mà làm việc Dĩ nhiên Sư Phụ mệt và đôi khi Sư Phụ cũng phàn nàn vì một vài câu hỏi chán ngắt và không cần thiết, hay vì những đòi hỏi của người ta hay của đệ tử. Đôi khi nó làm cho mình đau khổ, khi phải chăm sóc họ như những trẻ em lớp mẫu giáo trong khi mình dạy đại học. Thật là khó khăn đó nhưng Sư Phụ cũng vượt qua được. Đó là sự phàn nàn chính đáng, phải không? (Mọi người cười và vỗ tay)

Hưởng Thụ Thế Giới Bên Trong Và Bên Ngoài

Vì vậy những người sống trong bất cứ quốc gia nghèo khổ nào hay trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu họ khai ngộ, họ sẽ không cảm thấy đau khổ. Một số đệ tử của Sư Phụ cảm thấy thật dễ chịu, mặc dù họ mang bịnh rất ngặt nghèo, sau khi đã thọ Tâm Ấn hay sau khi họ thực hành khoảng một thời gian ngắn. Cũng còn tùy vào sự thành tâm và nghiệp chướng của họ nữa, một vài người đôi khi cũng phải trả nghiệp nhưng họ trả với nụ cười trên môi. Ngày hôm qua khi Sư Phụ ở Seattle, một phụ nữ đã nói với Sư Phụ là cô phải đi mổ, nhưng cô ấy đã chuẩn bị sẳn sàng để lên chơi trên Thiên Đàng trong khi thân xác bà đang bị mổ. Cô nói: "Được rồi, con biết rồi. Con sẽ đi và để cho bác sĩ chích thuốc cho con và trong thời gian đó con sẽ đến Phật quốc và đi xem một vòng." (Mọi người cười) Đúng vậy, cô ta đã làm như vậy và chẳng có sợ hãi gì cả.

Ngày hôm qua, một số quý vị có nghe như vậy phải không? Đó là một người phụ nữ Âu Lạc cỡ tuổi Sư Phụ, có lẽ nhỏ hơn, nhưng không làm cho Sư Phụ cảm thấy già quá. Đúng, cô ta đã làm như vậy đó. Đôi khi có lẽ một số đồng tu không giàu có bằng quý vị, ở Đài Loan họ lái taxi, họ là tài xế taxi, họ vừa lái taxi vừa có thể nhìn thấy đất Phật, Thiên Đường hay Thiên Quốc cùng một lúc. Vì vậy đời sống của họ qua rất nhanh và bất cứ họ làm việc gì, họ cũng vui vẻ. Họ hưởng thụ đời sống thực và cái bóng của đời sống thực đó, bởi vì hai thế giới này hòa vào nhau không phân cách, không có gì tương phản nhau.

Vẻ Đẹp Của Sự Khai Ngộ

Khi Sư Phụ ở Nam Dương hay một nước gì khác, có người nói: "Trông bà rất đẹp, bà có nghĩ đến chuyện tái giá không?" Quý vị nghĩ sao? Sư Phụ có thì giờ để làm chuyện đó không? (Sư Phụ cười) Nhưng Sư Phụ hỏi ông: "Tại sao ông hỏi câu này?" Ông ta nói bởi vì ông nghĩ là một người khai ngộ thường không để ý nhiều đến những thứ này, không có tình thương và là một người rất khô khan v.v... Sư Phụ nói: "Không, nếu ông đã để ý tới thì ông là người đầu tiên nên cầu hôn, ông đề nghị và tôi sẽ để ông vào danh sách xin cưới". Và đó là lần chót Sư Phụ thấy mặt ông ta (mọi người cười). Chắc sau khi nhìn kỹ gương mặt, vóc dáng, lối sống cũng như những thứ khác, ông ta nghĩ tốt hơn là ông không nên liều lĩnh. Đệ tử của Sư Phụ ở khắp mọi nơi, chỉ điều này cũng đủ làm cho những anh hùng gan dạ nhất trên trái đất hoảng sợ mà phải tránh xa Sư Phụ.

Khi quý vị ở nhà, quý vị chỉ có một ông chồng, một bà vợ, và nếu có người thứ ba đến, quý vị đã cảm thấy sợ rồi phải không? Sợ tình thương của quý vị sẽ bị chia xẻ. Nếu họ thấy đệ tử của Sư Phụ bao quanh Sư Phụ hai mươi bốn tiếng đồng hồ, họ ăn chung với Sư Phụ, họ xen vào tất cả sự riêng tư của Sư Phụ, trừ khi Sư Phụ ở trong phòng tắm thôi (mọi người cười). Cửa của Sư Phụ không bao giờ khóa lại được, luôn luôn có người đi xuống đi lên, và phòng của Sư Phụ thì giống như là một nhà hàng. Vì vậy bất cứ ai dám làm chồng Sư Phụ phải chuẩn bị cho trận chiến (Sư Phụ và mọi người cười).

Đời sống là như vậy đó. cho nên quý vị thấy đó, có hay không có đối với quý vị cũng chẳng sao, bởi vì quý vị hài lòng với chính mình. Quý vị không chối bỏ cuộc đời, nhưng quý vị không nên chìm đắm quá sâu vào trong đó, nếu chìm đắm quá sâu, quý vị sẽ không biết gì hết ngoài những vật chất của cuộc đời. Nếu hiểu được như vậy, đó là cái đẹp của sự khai ngộ (mọi người vỗ tay).

Bây giờ Sư Phụ sẵn sàng để trả lời những câu hỏi của quý vị, chúng ta sẽ nói thêm. Quý vị có thể hỏi bất cứ điều gì, và Sư Phụ được tự do trả lời hay không trả lời, vậy đừng có lo.

Hôm nay bầu không khí thật tốt phải không? Phải, đây là lần đầu tiên mà quý vị đã có thể cười thật nhiều. Sư Phụ nghĩ không lấy tiền buổi thuyết pháp nhưng sẽ tính tiền quý vị cái cười bởi vì ít khi mà quý vị được cười như vậy (mọi người cười).

Phần Vấn Đáp

Vấn: Trong kinh sách, Chúa Giê Su nói: "Ta và Cha ta là một".

Đáp: Đúng.

Vấn: Nhưng làm sao con đạt được trạng thái này?

Đáp: Hãy khai ngộ. Hãy thọ Tâm Ấn. Đó là lý do chúng tôi ở đây để giúp quý vị.

Vấn: Thưa Sư Phụ, con chưa bao giờ ăn chay, tuy nhiên khi con nghe băng và đọc các sách báo của Sư Phụ, con bắt đầu ăn chay một hay hai lần trong một tháng.

Đáp: Chà! Ngon lành, ngon lành!

Vấn: Con có thể thiền không? Nếu được, có nguy hiểm gì không?

Đáp: Được, một bước tiến bộ lớn lao! Từ ba mươi ngày xuống còn hai mươi tám ngày.

Vấn: Thưa Sư Phụ, làm thế nào để sống một cuộc đời hạnh phúc?

Đáp: Không phải Sư Phụ đã nói với quý vị rồi sao? Khai ngộ là con đường chắc chắn dẫn đến đời sống hạnh phúc. Được chưa? Sư Phụ rất kiên nhẫn.

Phá Thai Có Phạm Giới Không?

Vấn: Xin Sư Phụ giảng nghĩa về giới cấm sát sanh, đặc biệt là về việc chống phá thai.

Đáp: Chà! Quý vị đem phiền toái đến cho Sư Phụ đây. "Không sát sanh" là giới luật trong kinh điển của tất cả các tôn giáo, không những Thiên Chúa giáo mà còn trong Do Thái giáo, Ấn Độ giáo và những tôn giáo khác nữa. Nếu họ thật sự áp dụng giới luật "Không sát sanh", thì dĩ nhiên phá thai là việc phải tránh. Bác sĩ phải quyết định thật chính xác trường hợp đặc biệt nào khiến người đó cần phải dưỡng thai để khỏi làm phương hại đến người mẹ hay cả người mẹ và bào thai. Vì vậy, trong những trường hợp này, vị bác sĩ phải lấy công tâm để quyết định. Ngoài ra, Sư Phụ nghĩ chúng ta phải bảo vệ mạng sống bằng bất cứ cách nào. Trong bất cứ trường hợp đặc biệt nào, quý vị cũng phải trả lời với chính lương tâm quý vị và bác sĩ phải minh quyết rõ ràng. Được không? Sư Phụ không ở đây để kết án bất cứ ai, bởi vì Sư Phụ biết cuộc sống rất chật vật và rất khó mà nói điều nào đúng điều nào sai, bởi vì tất cả đều bị chi phối bởi dòng nghiệp lực, bởi luật nhân quả. Và vì thế đôi khi rất khó cho một người có thể vượt qua để lên bậc thánh và có thể quyết định mọi việc trên đời. Nhưng hãy nhớ rằng nếu như chúng ta có đức tin vào Thượng Đế, và vào trí huệ của chúng ta, và nếu chúng ta được khai ngộ, thì không có trường hợp hay hoàn cảnh khó khăn nào mà chúng ta không thể lo liệu được. Vì vậy Sư Phụ đề nghị nên khai ngộ mà không nên kết án bất cứ điều gì. (Mọi người vỗ tay.)

Vấn: Con có thể thọ Tâm Ấn với một thầy nữa ngoài thầy của con không?

Đáp: Được, nhưng tại sao cần phải làm như vậy? Thí dụ, nếu thầy của quý vị đã dạy quý vị về ánh sáng và âm thanh bên trong và quý vị hài lòng và có tiến bộ thì không cần phải thọ Tâm Ấn với một người thầy khác dạy cùng một phương pháp. Nhưng nếu quý vị không hoàn toàn mãn ý và muốn học hỏi nhiều hơn. Ý Sư Phụ là nếu quý vị cảm thấy bằng lòng hơn với một vị thầy nào khác thì dĩ nhiên là có thể làm như vậy.

Tôn Trọng Tài Năng Và Phẩm Chất Của Người Khác

Vấn: Chúa Giê Su đã ăn cá, tại sao Ngài không ăn?

Đáp: Quý vị luôn luôn nhét cá vào miệng Chúa (mọi người cười). Được rồi, giả dụ như Ngài ăn cá đi, nhưng Ngài là Chúa, Ngài có thể làm nhiều việc mà quý vị không làm được. Tại sao quý vị chỉ thấy miếng cá mà không nhìn đến phẩm cách và sự thánh thiện của Ngài? Chừng nào quý vị thánh thiện như Ngài, có quyền năng như Ngài, quý vị có thể ăn thịt người. Được không? (Sư Phụ cười, mọi người vỗ tay.) Sao quý vị quá thích thịt như thế. Chúa ôi, chúng ta luôn luôn so sánh những gì người khác làm hợp với ý mình, nhưng lại không kính trọng phẩm cách và tài năng của họ. Chúng ta phải biết những gì chúng ta có và những gì người khác có, rồi lúc đó mới có thể nói điều gì chúng ta có thể làm và điều gì không. Một vị tổng thống có thể ở tòa Bạch cung, ông có nhiều người hộ vệ và quyền năng khắp nước. Cho nên ông có thể làm những việc mà chúng ta không thể làm được, phải không?

Vấn: Có phải sự đau đớn và bệnh tật luôn luôn là hậu quả của nghiệp chướng hiện tại không? Nếu phải, chúng ta làm thế nào để rửa nó được?

Đáp: Chúng ta rửa nó bằng cách chịu đựng. Bởi vì bây giờ đã quá trễ, chúng ta không thể quay ngược bánh xe nhân quả. Nhưng chúng ta có thể làm cho nó giảm bớt hay nhẹ đi bằng sự khai ngộ, bằng sự thiền quán vào sự toàn hảo của Đấng Cha Lành mỗi ngày nhờ sự hướng dẫn của một vị thầy, qua việc thọ Tâm Ấn, lúc đó chúng ta sẽ giảm bớt được rất nhiều nghiệp chướng.

Vấn: Sư Phụ cảm thấy việc truyền Tâm Ấn này có quan trọng không? Tại sao chúng tôi không tự làm được?

Đáp: Câu hỏi đã tự được trả lời rồi. Nếu quý vị có thể tự làm được thì không cần thọ Tâm Ấn. Nhưng nếu quý vị không thể làm được, chưa thấy được ánh sáng của Thượng Đế, và nghe được âm thanh Thiên Đàng, thì việc truyền Tâm Ấn rất là cần thiết.

Ngoài ra còn có nhiều giai đoạn để đến Thiên Đàng mà quý vị phải biết qua lời nói, sự hướng dẫn và còn biết bao nhiêu cạm bẫy mà quý vị nên tránh. Nếu quý vị không biết, quý vị sẽ mất nhiều thì giờ và đôi khi còn bị nguy hiểm nữa.

Vấn: Ai đã là Minh Sư tại Hy Mã Lạp Sơn của Ngài và thuộc tông phái nào?

Đáp: Sư Phụ nghĩ rằng Sư Phụ đã nói về việc đó trong vài cuốn băng rồi, quý vị tìm lại xem nhé, được không? Bây giờ thì Sư Phụ ở đây mà anh cứ hỏi về Sư Phụ của Ta hoài. Làm Sư Phụ phải ghen! (mọi người cười). Ta đẹp thế nầy, quý vị không ngó ngàng gì đến, mà lại đi quan tâm một ông già mặt mũi nhăn nheo, tánh tình kỳ dị, không nói chuyện với ai, và cũng không nhận đệ tử! (Mọi người cười)

Vấn: Sư Phụ, xin nói rõ sự khác biệt giữa khai ngộ và lực lượng để truyền Tâm Ấn? Giáo trưởng trong Thánh Kinh có lực lượng nào?

Đáp: Lực lượng để truyền Tâm Ấn đến trước. Quý vị cũng sẽ có lực lượng truyền Tâm Ấn nếu quý vị được Minh Sư chọn lựa, bởi vì Minh Sư sẽ truyền Tâm Ấn xuyên qua quý vị. Ngoài ra quý vị cũng có lực lượng này, lực lượng chơn chánh, lực lượng hoàn mỹ, không phải mượn của người nào khi quý vị trở thành Minh Sư, khi đến được cảnh giới thứ năm của tâm thức. Lúc đó quý vị trở thành Chúa Ki Tô, Phật. Lúc ấy quý vị có thể truyền Tâm Ấn. Nhưng sự khai ngộ là một phần của nó, một phần của lực lượng này, quý vị sẽ phát triển lực lượng nầy và biết thêm nhiều về sự vĩ đại của mình, càng nhiều, càng nhiều cho đến khi nhận thức được hoàn toàn cái chơn ngã của quý vị. Đó là lúc quý vị biết được Thượng Đế, đó là lúc quý vị có khả năng truyền Tâm Ấn cho mọi người.

Trạng Thái Nhập Định

Vấn: Thưa Sư Phụ, có phải là trình độ tâm linh chúng ta phải ở từ cảnh giới Thứ Hai trở lên để có được thể nghiệm nhập định?

Đáp: Không, không, không đúng. Chỉ là sự nhập định sâu hay cạn mà thôi. Nếu quý vị thấy ánh sáng và nghe âm thanh có nghĩa là quý vị đã ở trong trạng thái nhập định rồi, nhưng chỉ một chút thôi, không sâu lắm. Đôi khi quý vị nhập định được thật sâu, và ngồi đó chỉ nhận biết được bên trong. Đôi khi cũng biết được cả bên trong lẫn bên ngoài.

Vấn: Nếu đã được truyền Tâm Ấn, chúng ta có thể ngồi thiền một tiếng đồng hồ vào buổi sáng, nửa tiếng ở buổi trưa, và một tiếng lúc ban đêm không? Có cần phải ngồi thiền hai tiếng rưỡi đồng hồ liền một lúc mỗi ngày không?

Đáp: Không, không. Quý vị có thể chia ra, có thể thiền trên xe Bus, trong công viên, trên xe lửa v.v..., cho đủ số giờ cần thiết cho quý vị.

Vấn: Xin giải thích lý do việc không ăn hoặc dùng trứng, và trứng biểu tượng cho sự sống và chết nhu thế nào?

Đáp: Trứng là biểu hiệu của sự sống chết, nó chứa đựng sự sống. Phần nhiều những hắc phù thủy hoặc bạch phù thủy thường dùng trứng để hút ra phần âm khí trong vài người, trong một số người. Như vậy nếu ăn nhiều trứng, chúng ta có thể lôi kéo những âm khí vào người chúng ta. Đó là một trong những lý do tại sao chúng ta không nên ăn trứng.

Vấn: Ngài có những đệ tử đồng tình luyến ái không?

Đáp: Có, Sư Phụ có phải trình báo cho quý vị những việc riêng tư của họ không?

Quý vị thấy đó, đồng tình luyến ái chỉ là một quan niệm sai lạc về ý thức của họ. Họ hiểu lầm về nhiệm vụ của cơ thể họ. Khi nào họ được khai ngộ thì sự hiểu lầm nầy sẽ giảm lần, vì họ sẽ tự nhận biết là chơn thể có liên quan nhiều với linh hồn hơn là thể xác. Như vậy đâu có gì sai. Những em bé khi còn nhỏ chúng chơi với đồ chơi cao su và gắn bó với những con gấu bông của chúng, nhưng khi lớn lên chúng sẽ từ bỏ các thứ đó. Vậy đừng nên lo lắng về sự nhận thức sai lầm về cơ thể hoặc hình dáng bẩm sanh của quý vị. Chỉ cần khai ngộ là mọi sự sẽ tuần tự được điều chỉnh.

Vấn: Sư Phụ, con thường cảm thấy trong lúc hành thiền rằng trí óc con đang tự phán xét trí óc con, con mất niềm tin vì không thể vượt qua được phương pháp này? Ngài có điều chi chỉ dạy chăng? Cám ơn.

Đáp: Ồ, dĩ nhiên có thể đó không phải là phương cách thích hợp cho quý vị, bởi nếu chúng ta dùng trí óc để xét trí óc, thì chúng ta vẫn ở trong trí óc, vẫn ở trong vòng sinh, diệt, trụ, và hoại. Chúng ta nên vượt qua tâm trí; vì vậy cách hành thiền của chúng tôi không dùng trí óc. Và đó là phương pháp tân tiến nhất. Vậy, hãy thử phương pháp của chúng tôi xem. Được không?

Vấn: Chuyện gì đã xảy ra cho phu quân của Ngài.

Đáp: Ồ, cám ơn sự quan tâm của quý vị. Chúng tôi đã mất liên lạc với nhau nhiều năm rồi. Ông ấy đã chờ Sư Phụ sáu năm và sau đó ông ấy tái lập gia đình. Trong sáu năm đó, chúng tôi thỉnh thoảng có viết thư cho nhau mỗi nửa năm, rồi mỗi năm một lá thư. Và sau 6 năm, ông ấy lập gia đình với một bác sĩ cũng ăn chay, và sau đó được một đứa con trai. Ông ấy cho Sư Phụ biết như vậy. Đó là tin cuối cùng Sư Phụ được biết. Nếu quý vị còn muốn tìm hiểu thêm, có thể Sư Phụ sẽ lên cảnh giới thứ hai để xem xét về tương lai của ông ấy (mọi người cười).

Vấn: Sư Phụ, tôi nhìn thấy một vệt sáng cách 18 inches phía truớc mặt, điều này quan trọng như thế nào? Tôi chỉ nhìn thấy lằn sáng đó gần trước trán. Xin cám ơn.

Đáp: Tốt, đây là một sự khởi đầu tốt. Đừng lo sợ, ánh sáng này sẽ tăng trưởng.

Bồ Đề Đạt Ma Tại Sao Diện Bích Chín Năm

Vấn: Tôi không biết đây có phải là việc của tôi để tìm hiểu không. Nhưng tôi muốn tìm hiểu về ý chỉ của Đức Phật khi Ngài đến từ Ấn Độ và ngồi quay mặt vào tường suốt 9 năm dài.

Đáp: Ồ, Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ ngồi diện bích suốt 9 năm bởi vì ngài không có việc làm gì khác (mọi người cười). Nếu không vì quý vị, không chừng Sư Phụ cũng ngồi đối diện với trần nhà 19 năm (mọi người cười).

Đó là biểu hiệu một vị Minh Sư. Quý vị thấy đó, nếu họ có việc gì làm, họ sẽ làm rất tận tâm. Nếu họ không có gì để làm thì họ chỉ làm những gì họ muốn làm. Chỉ vậy thôi và nếu ông ta thích bức tường, tại sao lại không? (Mọi người cười và vỗ tay.) Lẽ dĩ nhiên Sư Phụ chỉ nói đùa, nhưng quý vị thấy, để tìm hiểu kỹ hơn, quý vị nên biết rằng một người đã khai ngộ thì họ rất thỏa mãn và không còn ham muốn bất cứ việc gì khi điều này không cần thiết. Thí dụ nếu Sư Phụ không đến với quý vị, hoặc nếu Sư Phụ không thuyết giảng, hoặc nếu không ai mời Sư Phụ ra ngoài để gặp và nói chuyện với họ, Sư Phụ sẽ ở luôn trong phòng. Đương nhiên là thỉnh thoảng Sư Phụ cũng thích đi bộ trong vườn hoa và trong rừng nếu có. Nếu không, Sư Phụ sẽ ở trong phòng, không làm gì cả mà Sư Phụ vẫn cảm thấy an vui.

Sư Phụ có thể đọc sách hoặc không đọc sách, có thể ngồi thiền hoặc không ngồi thiền, có thể ngủ hay thức. Sư Phụ có thể ăn một chút gì hay không ăn, Sư Phụ cũng vẫn khoan khoái trong bốn bức tường này. Quý vị thấy không? Đây là một vấn đề đối với những tù nhân bởi vì họ không khai ngộ cho nên họ cảm thấy những bức tường đã ngăn cách họ. Nếu họ đã khai ngộ rồi, họ có thể ngồi yên ổn trong bốn bức tường và có thể không bao giờ muốn ra khỏi nhà tù này nữa, đúng vậy. Bởi vì chúng ta rất hài lòng với nội tâm của mình, thấy không? Cho nên Ngài sư tổ ngồi đó và cảm thấy an lạc. Vào lúc đó có lẽ không có hội trường cho Ngài giảng kinh và không có nhiều người biết đến Ngài, cho nên Ngài chỉ việc ngồi đó và tự an hưởng. Ngài có thể làm nhiều việc khác, nhưng có lẽ lúc đó không cần thiết.

Có một câu chuyện về một Thiền Sư và các đệ tử của ông, Sư Phụ có làm mất thời giờ của quý vị không, có kể được không? (Mọi người: Được) Một đệ tử, đệ tử tu thiền, có lẽ rất khai ngộ, tới gặp vị thầy của ông ta sau một thời gian tu hành và hỏi thăm vị thầy, rồi vị thầy hỏi đệ tử mình: "À! Nhà ngươi đã làm gì trong những tháng qua vậy? Trong mùa hè nhà ngươi đã làm gì?" Người đệ tử trả lời: "ồ! đằng sau vườn của con là một mảnh đất rất lớn, con đã chăm bón mảnh đất nầy và trồng rau cỏ, hương vị thật thơm ngon, nhìn thật đẹp mắt. Và con cảm thấy hài lòng về mảnh đất này." Vị thầy khen đệ tử: "Tốt, tốt, tốt, nhà ngươi đã không phí phạm thời giờ, nhà ngươi biết cách sử dụng thời giờ, tốt lắm." Rồi người đệ tử hỏi vị thầy mình: "Còn thầy làm gì khi con không có ở đây? Thầy đã làm gì?" Vị thầy trả lời: "ồ! Ban ngày thì thầy ăn và đọc sách, ban đêm thì ta ngủ." Người đệ tử cũng gật đầu: "ồ! Tốt, tốt, thầy cũng biết sử dụng thời gian và không lãng phí thời giờ của thầy. Thầy rất hữu ích." Quý vị hiểu không?

Rất là thoải mái, phải không? Phải dùng trí huệ khai ngộ để hiểu một trí huệ khai ngộ. Đối với những người khai ngộ, nó là như vậy. Nếu họ có việc phải làm, họ làm. Nếu họ không có, họ không thiếu bất cứ điều gì cả. Cho nên bất cứ khi nào chúng tôi đi hoằng pháp, thường chúng tôi ở những nơi rất nổi tiếng, cũng như khi ở Mễ Tây Cơ, chúng tôi ở cạnh kim tự tháp và lẽ dĩ nhiên đó là nơi rất nhiều người muốn đến xem. Đúng ra thì cách chỗ chúng tôi khoảng một giờ, và phòng của Sư Phụ thì ở ngay giữa thành phố với đủ mọi tiếng ồn và lại chật chội và đủ mọi thứ. Vậy mà Sư Phụ vẫn không mong muốn đi tới kim tự tháp. Thành ra chúng tôi cũng không hề đến đó, mặc dù Sư Phụ ở đây sáu ngày và chỉ thuyết giảng có một ngày. Nhưng lẽ dĩ nhiên Sư Phụ lại gặp gỡ mọi người hàng ngày. Sư Phụ không còn sự ước mong đi xem kim tự tháp hoặc bất cứ thứ gì. Sư Phụ luôn luôn ở trong phòng hằng ngày, từng giờ từng phút ở trong phòng của Sư Phụ. Sư Phụ đã lập đi lập lại rằng sự khai ngộ là con đường duy nhất để trị lành mọi thứ trên cõi đời nầy. Trái lại nếu quý vị nhốt một người khác trong căn phòng như vậy và không cho họ đi ngắm kim tự tháp và nhiều thứ khác, họ sẽ đau khổ. Nhưng chúng tôi thì không. Sư Phụ và các đệ tử, đoàn tùy tùng mà quý vị biết, không một ai muốn đi xem kim tự tháp. Sư Phụ nói với họ nếu muốn đi, thì cứ tự nhiên, đừng chờ đợi Sư Phụ hay xin phép Sư Phụ. Nhưng không một ai muốn đi. Họ làm việc đã vui vẻ rồi. Họ ngủ khi có thời giờ và khi thức giấc, họ lo sửa soạn cho buổi thuyết giảng, các dụng cụ trang bị và mọi thứ khác. Không ai khao khát đi ngắm cảnh, bởi vì chúng ta rất thỏa mãn trong nội tâm của chúng ta. Cho nên vị Sư Tổ đầu tiên Bồ Đề Đạt Ma, người phật tử đã đến Trung Quốc và diện bích suốt chín năm dài. Đó cũng là một trường hợp tương tự.

Tại Sao Có Ngã Chấp

Vấn: Trong lúc thiền chúng ta có cần phải giữ cho tỉnh táo để biết rằng chúng ta đang thiền không? Nếu tôi rơi vào trạng thái không tỉnh táo, hoặc ngủ gục điều này có tốt cho việc hành thiền của tôi không?

Đáp: Có! Đó là một giấc ngủ tốt (mọi người cười).

Vấn: Tôi đã trường chay được ba tháng, nhưng tôi không thể xếp bằng bởi vì chân tôi có trở ngại. Như vậy tôi có được thọ Tâm Ấn không và xin Ngài chỉ cho một thế ngồi?

Đáp: Vậy thì đừng xếp bằng, Trời ơi! Quý vị muốn làm gì với đôi chân của quý vị cũng được. Sư Phụ không muốn đôi chân của quý vị mà chỉ muốn sự khai ngộ của quý vị, được không? (Như vậy tôi không phải xếp bằng?) Được.

Vấn: Sau khi thọ pháp nếu Sư Phụ không ở bên chúng con, nếu con có vấn đề gì trong việc hành thiền, thì phải làm sao?

Đáp: Vị thầy luôn luôn ở bên cạnh quý vị. Sư Phụ không phải là thể xác nầy. Chúng ta là đại trí huệ. Chúng ta câu thông với toàn vũ trụ, và vị thầy xứng đáng thì vô sở bất tại. Vậy bất cứ lúc nào quý vị gặp khó khăn, vị thầy đều biết và luôn luôn giúp đỡ quý vị tu tiến dù rằng quý vị nhìn thấy Ngài hay không. Đều nầy tùy thuộc vào lực lượng nhập định của quý vị. Bằng không vị thầy thì thức suốt 24 tiếng và chăm sóc quý vị, vậy đừng lo ngại, được không?

Vấn: Sư Phụ Ngài rất đẹp và có rất nhiều điều cho chúng tôi học hỏi, tôi rất hân hạnh có mặt tại nơi đây. Câu hỏi của tôi là về cái ngã. Chúng ta phải làm gì với nó, tại sao ngã chấp hiện hữu?

Đáp: À! Sư Phụ hiểu. Thật ra cái ngã không hiện hữu. Cái ngã đến từ sự hiểu biết mà ta thu thập vào, theo thời gian và theo sự giao tiếp của chúng ta với những người khác hoặc với những sự việc chung quanh chúng ta. Thí dụ như khi quý vị mới sinh, quý vị không có ngã chấp. Nhưng khi quý vị trưởng thành và rồi quý vị tự biết là mình đẹp hay bảnh trai, cái ngã bắt đầu nổi dậy bên trong quý vị. Và rồi mọi người bắt đầu ca tụng quý vị, "Ô! Quý vị đẹp quá." Và rồi quý vị có bằng tiến sĩ, quý vị càng tăng thêm sự hãnh diện và đó là ngã chấp. Nhưng đừng lo ngại. Đôi khi nó chỉ là một thứ phụ tùng và quý vị có thể quăng bỏ nó bất cứ lúc nào quý vị không cần đến. Nhưng trước tiên quý vị phải khai ngộ để biết khi nào cần mang nó vào và khi nào cần bỏ nó ra.

Chỉ Có Tâm Ấn Mới Đến Được Thế Giới Thứ Năm

Vấn: Con có thể nhìn thấy loại ánh sáng và nghe được loại âm thanh nào khi đến cảnh giới Thứ Năm? Ý con muốn nói là có dấu hiệu gì cho biết nếu con tới được cảnh giới Thứ Năm của việc thiền định?

Đáp: Sư Phụ sẽ cho quý vị biết vào lúc truyền Tâm Ấn, bởi vì Sư Phụ không thể chỉ nói cho quý vị một cách cẩu thả. Sư Phụ không biết quý vị đã thực hành pháp thiền nào. Nếu quý vị nói rõ hơn, có lẽ tốt hơn.

Cảnh giới Thứ Năm chỉ dành cho những người đã thọ Tâm Ấn rồi, với những người khác chưa chắc họ đã đạt được cảnh giới Thứ Nhất.

Vấn: Thưa Sư Phụ, con đã có gia đình nhưng đôi khi con nằm mơ thấy mình sống với những người con gái đẹp khác. Làm sao con có thể ngăn chặn được những giấc mơ này, con có đang tạo nhiều nghiệp chướng không, xin cho con biết?

Đáp: Không sao, hãy vui hưởng những giấc mơ của quý vị (mọi người cười). Nhưng đừng có làm thiệt, nếu không, bà xã của quý vị sẽ không để yên cho quý vị, và hãy giữ bí mật điều này. Chúng ta đâu có làm được gì bây giờ đối với những giấc mơ. Hãy tự tha thứ cho mình.

Vấn: Khi nào thì một linh hồn đi vào thân xác, trước hay sau khi chào đời? Nếu sinh đôi thì như thế nào?

Đáp: Bởi vì quý vị muốn dính chặt với nhau, Sư Phụ đoán vậy. Quý vị có bà con với nhau và muốn cùng nhau ra đời một lượt, muốn có bạn đồng hành. Sinh đôi không sao. Chúng ta đã tự sanh đôi rồi, có cả hai âm tính và dương tính bên trong; và nếu chúng ta hợp nhất cả hai khía cạnh đó, chúng ta sẽ sung sướng. Hãy quên khía cạnh thể xác đi.

Thể Nghiệm Hay Hơn Lời Nói Suông

Vấn: Sư Phụ, xin cho chúng con biết thêm về năng lượng, sự tương quan giữa năng lượng và sự hòa bình và yêu thương? Điều duy nhất mà chúng ta có thể hiểu được nhờ khoa học là năng lực không thể bị hủy diệt hay sáng tạo; và năng lực có thể biến dạng từ trạng thái này sang trạng thái khác. Có người nói Thượng Đế là năng lực, Thượng Đế là tình thương, Ngài nghĩ sao?

Đáp: Sư Phụ nghĩ rằng đó chỉ là lời nói. Trước khi quý vị có thể nghiệm được điều này, mọi ngôn từ đều là trống rỗng. Sư Phụ không muốn là môt quyển tự điển sống mà là một thí dụ điển hình của năng lực chân thật. Khi quý vị khai ngộ, quý vị sẽ hiểu năng lực này và tất cả những câu hỏi về vô hình. Có nhiều loại năng lực, dương và âm. Khi chúng ta khai ngộ, chúng ta sẽ quân bình cả hai lực lượng này và xử dụng được cả hai nguồn năng lực đó trong cuộc sống đúng lúc và đúng hoàn cảnh. Sư Phụ đã nói với quý vị rồi, nếu tất cả chúng ta đều khai ngộ, thế giới sẽ sống trong hòa bình, không cần thay đổi điều gì cả. Lẽ dĩ nhiên, có những nguồn năng lực an bình mà chúng ta tỏa ra sau khi khai ngộ.

Vấn: Làm sao có thể ảnh hưởng được những người thân thương như chồng hay vợ mình khiến họ trở nên đạo đức hơn? Có một phương cách đặc biệt gì cho họ không?

Đáp: Có, sự khai ngộ. Khai ngộ giúp quý vị cảm nhận mọi việc một cách xâu sắc hơn. Và quý vị sẽ trở thành những người vợ gương mẫu, người chồng tốt. Nhiều học trò của Sư Phụ cho biết cuộc sống hôn nhân của họ tốt đẹp hơn sau khi cả hai cùng thực tập thiền quán về ánh sáng và âm thanh. Trước đó họ đối xử với nhau lúc thì ấm áp mặn nồng, lúc thì lạnh như nước đá; và sau khi khai ngộ, họ biết cách săn sóc nhau và họ cảm thấy gắn bó nhau hơn.

Vấn: Thưa Sư Phụ, hồi còn nhỏ con đã từng có những giấc mơ thật kinh hoàng. Những ác mộng này vẫn còn và con vẫn thường hay năm mơ hàng đêm. Xin cho con biết tại sao những giấc mơ này có liên quan đến nghiệp chướng của con?

Đáp: Có thể tiền kiếp quý vị có một cuộc sống nhiều gai góc, quý vị đã sống một cuộc sống đầy hãi hùng, cho nên ảnh hưởng vẫn còn kéo dài tới ngày nay. Nói thì giống như quảng cáo, nhưng khai ngộ quả là tất cả. Nếu quý vị muốn sống một cuộc sống không kinh hoàng và không mộng mị, lẽ dĩ nhiên khai ngộ chính là câu trả lời.

Vấn: Sư Phụ, xin cho biết Hermes, Zoroaster, the Essenes, the Gnotics, là những vị minh sư? Và ai là vị minh sư đầu tiên, và nhóm Bạch Huynh Đệ vĩ đại là ai?

Đáp: Tất cả các vị minh sư đều là minh sư chân chính và là một. Các ngài đến từ cùng một nguồn gốc và vị thầy cao nhất là Vô Thượng Sư - Thượng Đế. Đúng vậy, là tất cả quý vị. Trước khi chúng ta đến đây lần đầu, chúng ta là những vị thầy, và chúng ta đến đây để gia trì cho thế giới. Lâu dần, chúng ta quên hết năng lực của mình và sự vinh quang của chúng ta; lực lượng của chúng ta đã kiệt quệ vì chúng ta chỉ để ý chuyện bên ngoài. Vì vậy tất cả những vị minh sư đến thế giới này đều là những người đã giác ngộ, và các ngài thực sự biết sự vinh quang của họ; các ngài có thể về nhà thường xuyên và dẫn dắt chúng ta về. Cho nên không cần phải phân biệt các vị minh sư. Mọi tôn giáo đều thành hình sau khi các ngài ra đi. Cho nên chúng ta mới có Đức Chúa rồi Thiên Chúa giáo sau Đức Chúa, có đạo Phật sau Đức Phật.v.v... Đúng không?

Vấn: Sự khai ngộ có vẻ cao xa quá, con sẽ thay đổi theo chiều hướng nào sau khi được khai ngộ? Làm sao con có thể biết đuợc rõ ràng như trắng và đen?

Đáp: Ồ! quý vị sẽ biết, chắc chắn quý vị sẽ biết. Quý vị biết điều này cũng như quý vị bước qua một cánh cửa để vào bên trong mà trước đó quý vị đứng ở ngoài cánh cửa. Thật rõ ràng và thật hữu ích cho cuộc sống hàng ngày của quý vị. Quý vị sẽ biết, chắt chắn như vậy. Giống như một người có học vấn và một người không có học vấn, họ có nhiều sự khác biệt phải không?

Vấn: Có phải để đạt được sự toàn giác, một người phải thực hành du-già bậc cao nhất của Ấn Độ giáo và các câu mật chú; và có phải Đức Phật cũng làm như vậy trước khi đạt được toàn giác không?

Đáp: Sư Phụ không thấy các kinh điển nói như vậy, Sư Phụ chỉ thấy nói Ngài ngồi dưới cội Bồ Đề trên suốt 40 ngày; và Ngài nhìn thấy sao mai mọc ngay lúc giác ngộ. Vậy, nếu quý vị muốn đạt được sự giác ngộ giống như Đức Phật, quý vị có thể có ngay bây giờ. Còn về mật chú Ấn Độ giáo thì Sư Phụ không biết. Sư Phụ không thấy trong các kinh điển Phật giáo nào đề cập đến việc Đức Phật thực hành mật chú Ấn Độ giáo trước khi ngài đạt khai ngộ. Sư Phụ chỉ biết rằng ngài đã nhìn thấy các vì tinh tú và ánh sáng. Nếu quý vị muốn có những thứ này, chúng ta có thể có được.

Vấn: Có một giới cấm là kiêng cữ các rượu hoặc ma túy, nhưng còn các chất hóa học dính trên trái cây và rau cải thì sao?

Đáp: Ồ! Trời ơi! Quý vị thật là quá khích, hãy rửa chúng với nước muối và rồi ăn liền, nếu không quý vị sẽ chết đói.

Vấn: Từ khi con bắt đầu ăn trường chay, đứa con trai 7 tuổi của con hỏi rằng: "Lại một ngày không có thịt nữa phải không?" Con nhận biết rằng con trai của con đã sanh ra với bản tánh cao quý là không ăn thịt. Nhưng vì quan niệm bệnh hoạn của con, con đã bắt đầu cho nó có thói quen ăn thịt. Làm thế nào để con có thể phục hồi bản tánh cao quý này của nó, và giảm bớt tội lỗi của con?

Đáp: Cứ từ từ. Quý vị đã mất nhiều thì giờ cố gắng ép nó ăn thịt, bây giờ quý vị cũng phải tốn một số thời gian và sự cố gắng để thay đổi trở lại.

Vì Sao Xuất Hiện Những Lãnh Tụ Độc Tài

Vấn: Thưa Sư Phụ, xin giải thích cho con biết những nhà độc tài như Hitler, Lenin, Hồ Chí Minh, là những người đã tạo ra chiến tranh và giết hại hàng triệu sanh linh, lại còn gây đau khổ cho triệu người khác, bị mang loại nghiệp chướng gì?

Đáp: Đó là cộng ác nghiệp của nhân loại mà Sư Phụ đã nói với quý vị, sinh ra qua sự giao tiếp giữa chúng sinh với nhau trên trái đất này hay thế giới khác. Và những sản phẩm đó đã trở thành một loại lực lượng mãnh liệt bao quanh bầu không khí của trái đất chúng ta. Đến khi nào nó quá dầy đặc thì sẽ biến thành vật thể. Chẳng hạn như một nhà độc tài thượng thặng, giết hàng triệu người.v.v... như quý vị vừa hỏi. Vậy thì, đứng về một khía cạnh nào đó, đừng hoàn toàn đổ lỗi cho những người này mà phải tự trách chính chúng ta. Nếu mỗi chúng ta đều có một đời sống đạo hạnh, nghhiêm giữ giới luật và kiêng cữ sát sinh mọi vật kể cả việc gián tiếp sát sinh, và trường chay thì thế giới sẽ không bao giờ nảy sinh ra những loại người độc tài như vậy. Là vậy đó. Những điều đau khổ này để nhắc nhở chúng ta theo con đường đạo hạnh và nếu chúng ta còn chưa thức tỉnh, thì sự việc đó sẽ tiếp tục để nhắc nhở chúng ta cho đến khi toàn thể nhân loại đồng thức tỉnh.

Làm Sao Loại Bỏ Ý Niệm Sân Hận

Vấn: Sự giận dữ là gì? Tại sao nó sôi sục trong chúng ta, và làm thế nào để giải tỏa cơn giận này?

Đáp: Đôi khi để cơn giận bùng lên ra ngoài cũng hữu dụng. Đôi khi giữa vợ chồng hay cha mẹ và con cái có một sự căng thẳng, và sau khi quý vị cùng nhau giải tỏa, quý vị đã làm sạch bầu không khí ấy, điều này cũng có ích.

Những gì tự nhiên đến hãy để nó tự nhiên. Nếu quý vị không thể kiềm chế được hoặc quý vị không thể chịu đựng được, hãy cố gắng đừng mang lòng hận thù. Hãy bày tỏ cảm nghĩ của quý vị, bộc lộ là cách tốt nhất mà quý vị có thể làm được. Bởi vì đôi khi nén giận nhiều lần sẽ phát sinh ra bệnh nội tâm. Cho nên tốt nhất là trước tiên chúng ta phải có đạo hạnh của Thượng Đế và sau đó mọi ác kiến như sân giận, tham lam, và ràng buộc sẽ dần dần lắng xuống.

Vấn: Ngài có nói con người mới có thể thành Phật. Con muốn biết nếu một đệ tử qua đời và người ấy ở cảnh giới Thứ Tư, người ấy có phải trở lại thế giới này để làm người và sau đó học hỏi cho đến khi trở thành Phật không?

Đáp: Không, không, người ấy không cần phải trở lại, có thể học ở trên kia. Vị thầy sẽ tiếp tục dạy dỗ đệ tử mình và không bao giờ rời xa học trò mình cho đến khi đệ tử mình hoàn toàn tự giác ngộ (mọi người vỗ tay).

Vấn: Ngài nói, ngài lên án vấn đề vô đạo đức. Xin cho biết tà dâm là gì? Có sai lầm gì chăng?

Đáp: Sư Phụ không lên án bất cứ điều gì, Sư Phụ chỉ truyền bá chánh đạo của cuộc sống và quý vị có quyền tự do để theo, được không? Sư Phụ không lên án điều gì. Nếu quý vị cảm thấy đó là sự lên án thì không đúng. Chỉ vì quý vị đi không đúng đường, bây giờ quý vị nên quay đầu đi trở lại chính đạo nếu quý vị muốn đến mục tiêu của mình là Thiên quốc. Lạm dụng tình dục quá nhiều và trác táng quá độ sẽ làm cơ thể quý vị mệt mỏi, lực lượng tinh thần bị hao mòn. Đáng lý ra lực lượng này cần phải bảo tồn cho sự đại khai ngộ và giúp cho chính mình, cho nhân loại. Đó mới là con đường cao quý, vậy thôi. Tà dâm nghĩa là quý vị có quá nhiều bạn gái, nhiều bạn trai, nhiều ông chồng, lắm bà vợ. Việc này làm kiệt quệ kho chứa năng lượng của quý vị, đúng không?

Vấn: Ngài sẽ khuyên nhủ một người đạt được sự khai ngộ cách nào khi người này bị bệnh hoạn và hầu như đau đớn triền miên?

Đáp: Ngày nay có rất nhiều y dược có thể giúp quý vị chữa được sự đau đớn. Quý vị không cần phải chịu đựng. Có nhiều thuốc quý vị có thể uống để ngăn chặn sự đau đớn và rồi khi quý vị bình tâm lại và an lạc, quý vị có thể hành thiền.

Vấn: Xin vui lòng cho chúng tôi biết nếu Thượng Đế gởi nhà tiên tri xuống để đại diện cho Chân Lý, chỉ có một nhà tiên tri hay là vài người. Nếu là vài người, xin cho chúng tôi biết có bao nhiêu người?

Đáp: Quý vị muốn đi dạo hàng phố phải không? Chọn hàng trí huệ khai ngộ! (Mọi người cười). Một vị là đủ cho quý vị rồi, ngay hiện giờ. Được không? (Mọi người vỗ tay). Bởi vì dù có một vài vị, ai mà biết được họ có đến với quý vị hay không và khi nào. Và quý vị có còn sống cho tới khi những vị này tới không?

Vấn: Ồ! Sư Phụ, con gặp khó khăn khi hành thiền bởi vì đầu của con bị nhức khi con bắt đầu ngồi thiền. Xin cho biết làm thế nào để chấm dứt cơn nhức đầu này?

Đáp: Có thể quý vị cố gắng quá sức. Không nên có một sự cố gắng nào. Nhưng Sư Phụ không biết quý vị học thiền theo pháp nào, nên cũng khó mà chỉ cho quý vị. Nhưng bất cứ làm điểu gì, hãy để thoải mái. Hãy làm như quý vị đang cắt cỏ hay đang dùng một bữa điểm tâm. Không cần phải ép buộc làm căng thẳng trí óc để tập trung tư tưởng. Phương pháp của chúng tôi thực hành không có cố gắng. Chúng tôi chỉ cần ngồi xuống đó và ánh sáng sẽ tới, như vậy tốt hơn.

Vấn: Một người bị đãng trí khi có người nói chuyện với họ và họ không có phản ứng chi hoặc họ liền quên những gì vừa nói, như vậy nghĩa là gì? Có phải tại vì họ bị suy yếu thần kinh và xử dụng trí óc quá nhiều không?

Đáp: Làm sao Sư Phụ biết được? Quý vị nên hỏi họ.

Vấn: Thưa Sư Phụ, khi Ngài quá vãng, linh hồn của Ngài sẽ đi đâu; và lực lượng cùng nghiệp chướng của ngài sẽ ra sao?

Đáp: Sư Phụ hay mọi người? Sư Phụ không biết. Quý vị muốn nói mọi người một cách tổng quát hay quý vị muốn nói riêng cá nhân Sư Phụ? (Khi Sư Phụ quá vãng) Sư Phụ sẽ cho quý vị biết sau khi Sư Phụ quá vãnh, được không? (Mọi người cười và vỗ tay). Còn sớm quá, Hiện thời Sư Phụ vẫn còn quá trẻ.

Ăn Thịt Nghiệp Chướng Rất Nặng

Vấn: Nếu sau khi thọ Tâm Ấn rồi, con vẫn còn tạo những sai lầm như ăn thịt và có những tư tưởng đen tối, có phải điều này có nghĩa là con sẽ không được với Thượng Đế hay phải gánh chịu một hình phạt nào đó?

Đáp: Không, tư tưởng đen tối, quý vị có thể không kiềm chế được ngay sau khi thọ pháp, bởi vì cũng giống như một chiếc thắng xe, quý vị thấy đó, chiếc xe chạy 60 cây số giờ và nếu quý vị muốn thắng chậm lại, thì thắng từ từ. Cho nên cũng phải mất một thời gian để hoàn toàn tự tịnh hóa quý vị, nhưng thịt thì quý vị có thể tránh được. Ngoại trừ khi quý vị không biết và vô tình ăn phải, thì không sao; nhưng ngày hôm đó quý vị cũng phải thiền nhiều hơn để rửa sạch, bởi vì đó cũng là nghiệp chướng nặng nề. Nó khiến người ta mang bệnh, khiến cho thân thể bị đau đớn và khiến cho chúng ta bị xuống địa ngục để đền bồi sự đau đớn gây ra cho những sinh vật khác. (mọi người vỗ tay)

Vấn: Kính thưa Sư Phụ, con chân thành cám ơn Sư Phụ về buổi thuyết giảng ngày hôm nay. Con cầu xin ngài hãy giữ gìn sức khỏe để có thể tiếp tục thuyết giảng cho thế giới và cứu giúp những người thành tâm tìm kiếm con đường về với Thượng Đế. Một lần nữa, xin cám ơn Sư Phụ, và hãy bảo trọng.

Đáp: Cám ơn quý vị. Thượng Đế sẽ săn sóc cho Sư Phụ, quý vị sẽ chăm sóc Sư Phụ bởi vì quý vị thương yêu Sư Phụ, quý vị đã cầu nguyện cho Sư Phụ, cho nên quý vị đã chăm sóc Sư Phụ. Sư Phụ không thể tự săn sóc cho mình, Sư Phụ trôi theo dòng nước, nơi nào cần, Sư Phụ sẽ đáp ứng, vì vậy Sư Phụ không có thời giờ hoặc là một thời khóa biểu rõ rệt để nói rằng Sư Phụ có thể tự chăm sóc cho mình. Không sao, Sư Phụ không sao cả. Sư Phụ làm việc nhiều và cũng cảm thấy khỏe mạnh. (Mọi người vỗ tay)

Vấn: Câu hỏi này là về giới luật. Con nhận thấy rằng con rất thành tâm để theo những phương pháp mới lạ trong một khoảng thời gian. Khi con không nhìn thấy kết quả hoặc khi con quá bận rộn hay quá mệt mỏi, con không thể giữ giới được. Làm thế nào để vượt qua sự yếu đuối của mình và tiếp tục nếp sống hàng ngày cũng như tự làm chủ lấy mình?

Đáp: Lẽ dĩ nhiên, nếu quý vị có một phương pháp và cách này không hiệu quả nhiều, hoặc có thể quý vị không thực hành một cách thường xuyên, siêng năng và chân thành, quý vị có thể mất niềm tin. Vậy hãy cố gắng làm theo sự chỉ dẫn và rồi sự tin tuởng của quý vị sẽ gia tăng nhiều khi thấy có kết quả. Lẽ dĩ nhiên nếu quý vị không đạt được kết quả, quý vị sẽ không có niềm tin và càng mất niềm tin càng không có kết quả. Quý vị ở trong vòng lẩn quẩn.

Đánh Thức Lực Lượng Nguyên Thủy Của Vũ Trụ

Vấn: Sư Phụ, đôi khi trong lúc thiền pháp phương tiện, con cảm thấy ớn lạnh ở xương sống cho tới đầu, và sau đó dường như có một luồng năng lực gì quay quanh bên trong đầu. Như vậy nghĩa là gì, dấu hiệu này xấu hay tốt?

Đáp: Không sao, không sao. Đó là hỏa luân xa đang làm việc. Sau này quý vị sẽ quen đi. Đây mới chỉ là pháp phương tiện mà đã có hiệu lực rất nhiều do sức gia trì của vị thầy. Nhiều người thực hành rất nhiều năm mong đánh thức luồng hỏa hầu này mà không được.

Vấn: Có phải Thánh Jacob đã nhận lãnh nghiệp quả vì đã lường gạt Isaac để ông cho một sự gia trì? Benjamin có nhận lãnh nghiệp quả vì đã lường gạt anh của ông để mang cha ông sang Ai Cập không?

Đáp: Quý vị đang nói chuyện về Thánh Kinh hả? Phải. Ồ! chúng ta biết đến những người này để làm gì, và tại sao chúng ta lại quan tâm đến họ? Họ đều đã đi mất rồi (mọi người cười và vỗ tay). Sư Phụ nghĩ rằng chúng ta đã có đủ việc hiện tại phải quan tâm đến.

Hết rồi sao? Sư Phụ được nghỉ à? Tốt! Cảm ơn tất cả quý vị (Mọi người vỗ tay)