Nhím Hoàng Kim
08-07-2007, 03:46 PM
Nguồn Vui Vĩnh Cữu
Cội nguồn duy nhất để có hạnh phúc là ở bên trong. Mỗi khi tọa thiền, phải ráng tiếp xúc với cội nguồn đó. Nó chỉ là một trung tâm nho nhỏ ở trong cái kêu bằng bộ óc. Nói về phương diện thể xác thì nó nằm ở đó, ngay bên trong não bộ. Mỗi một dây thần kinh nhỏ, mỗi trung tâm có một trách nhiệm cho một công việc gì đó trong con người chúng ta -- về tâm lý, về tình cảm và về thể xác. Một cái khác nữa có trách nhiệm về tâm linh đối với sự khai ngộ và hạnh phúc vĩnh cửu. Có một trung tâm nhỏ, ở gần giữa óc của chúng ta, nói về phương diện thể xác. Từ chỗ này (Sư Phụ chỉ tay vào giữa trán) và chỗ này (đỉnh đầu) đi vô trong khoảng hai phần ba đầu. Đó là trung tâm của mắt huệ, thật sự ở trong đó.
Thành thử mỗi lần nhìn bằng mắt huệ tức là quý vị đang cố gắng tiếp xúc với trung tâm ấy. Thậm chí dù chỉ một đôi lần tiếp xúc được chỗ đó, một vài giây thôi cũng đủ cho quý vị cảm thấy khác ngay lập tức. Một tia sáng thoáng qua thật lẹ là cảm thấy tâm hồn vui sướng rất lâu. Dĩ nhiên quý vị không thể tiếp xúc với trung tâm đó hoài hoài được, hoặc không phải lúc nào cũng biết rằng mình đang tiếp xúc với trung tâm đó. Nhưng mình đang tập mà. Tập hoài rồi sẽ thành Minh Sư. Đó là công việc của chúng ta. Tôi vẫn còn phải làm. Tôi cần hạnh phúc ấy để "đối phó" với tất cả quý vị chứ! Nếu không có năng lực vui sướng này cung cấp một cái gì đó mỗi ngày để tôi tiếp tục làm việc thì chắc là tôi chết mất.
Mình không thể nào cho mãi, cho mãi được. Quý vị sẽ bị tiêu hao nếu cho đi với cái ngã của mình hay bằng sức người bình thường. Sự tu hành do đó sẽ xuống dốc, quý vị sẽ trở thành xấu xa, chua chát. Vì những chuyện như vậy mà nhiều người gọi là "đạo sư" trở thành người xấu, chua xót, mất danh giá sau một thời gian. Có lẽ mới đầu họ cũng rất trong sạch, rất thánh thiện và rất là đạo hạnh. Nhưng bởi vì pháp môn tu hành của họ không đúng, không đưa họ hướng về trung tâm bố thí mãi mãi, an vui tự tại vĩnh viễn ấy (Sư Phụ chỉ tay vào trung tâm của mắt huệ), họ cho tất cả những gì họ đang có với tất cả những ý định tốt, rồi ngã quỵ. Họ không chịu nổi đủ thứ cạm bẫy, những cám dỗ, những áp lực ngoài xã hội và mọi hoàn cảnh xung quanh.
Nhưng mấy người này rất là tội nghiệp. Nếu những người như vậy thì chúng ta phải thương họ nhiều hơn, bởi vì họ không tự mình đứng dậy nổi mà còn bắt chạy. Thành thử họ thất bại. Vì lý do đó mà tôi cứ nhấn mạnh hoài, rằng quý vị phải thiền. Không phải để thành đệ tử giỏi; không, mà để cứu chính mình.
Nếu muốn nhìn thấy Bản Lai Diện Mục, Phật Tánh của mình, chúng ta phải nhìn qua một con mắt khác, qua một tri giác khác. Con mắt này chúng ta kêu bằng mắt huệ hay Phật nhãn, mắt thiên đàng, hay người theo đạo Công Giáo gọi là mắt đơn (một con mắt). Chúa Giê Su nói rằng: "Nếu mắt con là một, toàn thân con sẽ đầy ánh Sáng." Như vậy có nghĩa là gì? Mình có nên chập hai mắt lại với nhau làm nó thành một giống như mấy người mắt lé không? Không, dù làm cũng không thấy ánh sáng. Thành thử con mắt đề cập trong Kinh Phật, trong Kinh Thánh và trong những kinh điển khác không phải là mắt phàm, mà là con mắt bên trong trí huệ, bên trong biển tâm thức của chúng ta. Thật ra không có mắt nào cả. Nhưng vì nhìn thấy được mọi thứ từ Thiên Đàng tới địa ngục, từ thế giới này lên đến cõi Phật nên chúng ta gọi nó là con mắt. Cho nên muốn khai mở con mắt này chúng ta phải có một người nào đó chỉ cho mình, cũng giống như muốn biết lái xe, chúng ta cần một người nào đó đã biết lái xe để giúp cho mình.
Cội nguồn duy nhất để có hạnh phúc là ở bên trong. Mỗi khi tọa thiền, phải ráng tiếp xúc với cội nguồn đó. Nó chỉ là một trung tâm nho nhỏ ở trong cái kêu bằng bộ óc. Nói về phương diện thể xác thì nó nằm ở đó, ngay bên trong não bộ. Mỗi một dây thần kinh nhỏ, mỗi trung tâm có một trách nhiệm cho một công việc gì đó trong con người chúng ta -- về tâm lý, về tình cảm và về thể xác. Một cái khác nữa có trách nhiệm về tâm linh đối với sự khai ngộ và hạnh phúc vĩnh cửu. Có một trung tâm nhỏ, ở gần giữa óc của chúng ta, nói về phương diện thể xác. Từ chỗ này (Sư Phụ chỉ tay vào giữa trán) và chỗ này (đỉnh đầu) đi vô trong khoảng hai phần ba đầu. Đó là trung tâm của mắt huệ, thật sự ở trong đó.
Thành thử mỗi lần nhìn bằng mắt huệ tức là quý vị đang cố gắng tiếp xúc với trung tâm ấy. Thậm chí dù chỉ một đôi lần tiếp xúc được chỗ đó, một vài giây thôi cũng đủ cho quý vị cảm thấy khác ngay lập tức. Một tia sáng thoáng qua thật lẹ là cảm thấy tâm hồn vui sướng rất lâu. Dĩ nhiên quý vị không thể tiếp xúc với trung tâm đó hoài hoài được, hoặc không phải lúc nào cũng biết rằng mình đang tiếp xúc với trung tâm đó. Nhưng mình đang tập mà. Tập hoài rồi sẽ thành Minh Sư. Đó là công việc của chúng ta. Tôi vẫn còn phải làm. Tôi cần hạnh phúc ấy để "đối phó" với tất cả quý vị chứ! Nếu không có năng lực vui sướng này cung cấp một cái gì đó mỗi ngày để tôi tiếp tục làm việc thì chắc là tôi chết mất.
Mình không thể nào cho mãi, cho mãi được. Quý vị sẽ bị tiêu hao nếu cho đi với cái ngã của mình hay bằng sức người bình thường. Sự tu hành do đó sẽ xuống dốc, quý vị sẽ trở thành xấu xa, chua chát. Vì những chuyện như vậy mà nhiều người gọi là "đạo sư" trở thành người xấu, chua xót, mất danh giá sau một thời gian. Có lẽ mới đầu họ cũng rất trong sạch, rất thánh thiện và rất là đạo hạnh. Nhưng bởi vì pháp môn tu hành của họ không đúng, không đưa họ hướng về trung tâm bố thí mãi mãi, an vui tự tại vĩnh viễn ấy (Sư Phụ chỉ tay vào trung tâm của mắt huệ), họ cho tất cả những gì họ đang có với tất cả những ý định tốt, rồi ngã quỵ. Họ không chịu nổi đủ thứ cạm bẫy, những cám dỗ, những áp lực ngoài xã hội và mọi hoàn cảnh xung quanh.
Nhưng mấy người này rất là tội nghiệp. Nếu những người như vậy thì chúng ta phải thương họ nhiều hơn, bởi vì họ không tự mình đứng dậy nổi mà còn bắt chạy. Thành thử họ thất bại. Vì lý do đó mà tôi cứ nhấn mạnh hoài, rằng quý vị phải thiền. Không phải để thành đệ tử giỏi; không, mà để cứu chính mình.
Nếu muốn nhìn thấy Bản Lai Diện Mục, Phật Tánh của mình, chúng ta phải nhìn qua một con mắt khác, qua một tri giác khác. Con mắt này chúng ta kêu bằng mắt huệ hay Phật nhãn, mắt thiên đàng, hay người theo đạo Công Giáo gọi là mắt đơn (một con mắt). Chúa Giê Su nói rằng: "Nếu mắt con là một, toàn thân con sẽ đầy ánh Sáng." Như vậy có nghĩa là gì? Mình có nên chập hai mắt lại với nhau làm nó thành một giống như mấy người mắt lé không? Không, dù làm cũng không thấy ánh sáng. Thành thử con mắt đề cập trong Kinh Phật, trong Kinh Thánh và trong những kinh điển khác không phải là mắt phàm, mà là con mắt bên trong trí huệ, bên trong biển tâm thức của chúng ta. Thật ra không có mắt nào cả. Nhưng vì nhìn thấy được mọi thứ từ Thiên Đàng tới địa ngục, từ thế giới này lên đến cõi Phật nên chúng ta gọi nó là con mắt. Cho nên muốn khai mở con mắt này chúng ta phải có một người nào đó chỉ cho mình, cũng giống như muốn biết lái xe, chúng ta cần một người nào đó đã biết lái xe để giúp cho mình.