Nhím Hoàng Kim
08-07-2007, 08:30 PM
XÁC MA CƯỜI
Ông Cai Móm ngừng lại, rít một hơi thuốc lào. Câu chuyện đang đến đoạn hay, Lệ Thi nóng ruột vội giục ông nói nốt. Ông mỉm cười cúi đặt điếu xuống gầm bàn kể tiếp:
Tráng sĩ, lúc ấy thấy cơ sự xảy ra như vậy, bèn đợi một chốc, rồi giắt bên lưng một con mã tấu, nhảy xuống xem họa may còn cứu được Văn Quản hoặc Huyền Cơ hay chăng? Nhưng cả hai đều bị trọng thương, xác tuy còn nóng nhưng tim không đập nữa, và đã hết thở rồi. Ngậm ngùi, tráng sĩ lại leo lên ngọn cây cởi dải lưng buộc chặt Oanh vào một cành to, rồi tháo đầu dây buộc nàng khi trước. Oanh vẫn mê man bất tỉnh, nắm thiêm thiếp, mặt cắt không còn một hột máu, song hơi thở vẫn đều đều.
Yên trí rằng Oanh không việc gì, tráng sĩ lại trèo xuống, buộc rõ nhanh cả hai cái xác vào đầu dây, rồi vội nhảy lên ngọn cây lập tức. Đứng từ trên cao, chàng vịn vào một cành to cố sức kéo, đem được hai cái xác lên lưng chừng cây. Xong đâu đấy, chàng buộc đầu dây rõ chắc vào thân cây, để hai cái xác khỏi bị rơi xuống đất. Chàng nghĩ đi nghĩ lại một chốc, sợ khi dây có thể đứt được, vì hai thi hài nặng lắm; nên lại trụt xuống đến gần tử thi Quản và Huyền. Chàng đem cả hai anh em để nằm ngang cẩn thận lên cành cây: Đầu gối vào một cành, thân dựa vào một cành nữa, chân lại gác vào một chà cây. Đoạn chàng rút dao cắt một đoạn dây, và tháo thắt lưng của hai kẻ bạc mệnh buộc họ rõ chặt vào cành, sợ có con vật nào đêm đến sục sạo thì cả Quản cả Huyền lại rơi xuống đất mất.
Công việc ấy yên ổn rồi, tráng sĩ mới leo lên sàn ngồi. Chàng vừa vào, thì Oanh Cơ mở mắt hồi tỉnh lại. Câu hỏi đầu tiên của nàng là về tính mệnh hai người nàng thân yêu nhất:
- Thưa ông, anh chị của cháu đâu rồi?
- Nằm cả dưới kia. Anh chị cô không may bị hổ vồ đã thác rồi. Nó đương định tha đi thì tôi bắn trúng, nó phải bỏ chạy. Tôi sợ nó ăn mất thi hài ông cả và cô hai nên phải đem buộc chặt cả vào cành cây dưới này! Chẳng qua cũng là số phận cả, cô chớ than khóc làm gì! Bây giờ có khóc cũng vô ích mà thôi; phải cố dưỡng sức mai còn đi, tôi sẽ đưa cô ra Nho Quan tử tế, cô đừng ngại! Cô nên đi nằm nghỉ một chốc, tôi còn phải ngồi đây canh hai cái xác kia, kẻo nếu có loài ác điểu ác thú khác đến, nó sẽ rỉa ăn đi mất!
Tuy tráng sĩ hết lòng an ủi, Oanh Cơ cũng vẫn ngồi bưng mặt khóc như gió như mưa. Khóc một hồi rõ lâu, nàng mới gạt lệ, thổn thức bảo tráng sĩ rằng:
- Ông đã có công cứu mạng cho tôi, thực là ơn trời bể, tôi lấy gì báo đáp được! Không may cho anh chị tôi lại không được ông cứu nốt, đến nỗi phải vong mệnh một cách thảm thương thế này!
Nói đến đây, nàng mủi lòng lại khóc rồi lại kể:
- Tôi từ bé đã mồ côi cha mẹ, chỉ nương nhờ vào anh chị tôi thôi. Nay anh chị tôi đều thác cả, cô thân trích ảnh, tôi biết làm sao bây giờ! Thực là bơ vơ phận gái yếu hèn, tôi cũng đến chết mất! Mà thà chết theo anh chị tôi còn hơn!
Tráng sĩ nghe nói, động niềm trắc ẩn, hết sức khuyên dỗ ngời bạn gái tình cờ:
- Cô đừng lo ngạI! Cô đã gặp tôi, tôi xin hết sức che chở cho cô. Nhà tôi tuy không giàu, song đủ bát ăn, cô nếu không chê là chỗ tường phên vách đất, xin cứ về ở với tôi, tôi có mẹ già, sẽ nhận cô làm nghĩa nữ, tôi sê làm anh nuôi cô. Tôi tình nguyện giúp đỡ cho cô tới khi cô yên bề gia thất. Cô không nên phiền muộn nữa cô ạ!
Tráng sĩ nói đến đây, bỗng nghe có tiếng xào xạc trên cành cây, rồi có tiếng vỗ cánh, Oanh Cơ sợ ngồi thu mình vào mé giữa sàn, im không khóc nữa. Giữa lúc ấy, lại nghe cả tiếng hổ gầm rất to chừng như ở dới chân cây, rồi ngửi thấy mùi hôi hám khó chịu. Tráng sĩ nói sẽ:
- Hình như con cọp lúc nãy nó trở lại tìm mồi đó! Cô cứ bình tâm ngồi yên lặng đừng sợ hãi gì cả; cứ để mặc tôi với nó! Thử xem con quái kia dám cả gan dở những trò trống gì nào! Tôi sẽ cho nó một phen tán đởm kinh hồn cho nó biết.
Oanh Cơ ngoan ngoãn nghe lời tráng sĩ, ngồi nép vào một xó, không dám nhúc nhích cựa quậy. Nàng tuy trong lòng thương đau như cắt vì cái chết rất bi đát của anh chị, nhưng nàng cũng cảm thấy, không hiểu vì đâu, một sự đầm ấm trong tâm hồn, tựa như giọt nước cam lồ hay liều thuốc thần tiên làm cho vết thương đau lâng lâng dịu được vài phần, không mạnh mẽ sâu sắc như lúc anh chị nàng vừa bạc mệnh. Nàng vẫn nhớ như in trong óc trường hợp thê thảm vừa xảy ra, thương anh thương chị vô cùng, xót xa hận tiếc vô cùng; nhưng nàng cũng tựa hồ thấy một mối liên lạc gì ngẫu nhỉ mà thanh khiết buộc nàng với chàng võ sĩ vừa cứu riêng một nàng khỏi bước gian truân. Nàng nửa cảm ơn Trời Phật đã dun rủi nàng khỏi thác lại oán trách qui? thần đã xui khiến cho nàng mất cả chị lẫn anh. Trong lúc cô đơn nàng chỉ biết nương tựa vào tráng sỉ, gần tráng sĩ, nàng bớt lo ngại buồn rầu. Nàng nghĩ vẩn nghĩ vơ, trong óc man mác không biết bao nhiêu ý tưởng mới lạ, trong người bần thần không biết bao nhiêu cảm giác dị kỳ, những cảm giác không biết từ đâu đến, mà đến tự bao giờ...
Trong bóng tối, Oanh Cơ nghe lời tráng sĩ cố ngồi im lặng; tráng sĩ thì chăm chú canh hai xác chết, rình xem có quái vật nào đến sẽ đuổi đi, hay bắn cho một mũi tên thần. Giữa lúc cả hai người cùng trầm ngâm, mỗi người có một hoài bão, mặt trăng ở đâu đã ló đầu qua khỏi núi, tia ra một thứ ánh sáng nhợt nhạt, trắng như màu sữa, biến quang cảnh u tối trong rừng ra một cảnh chứa đầy thi vị.
Có ở giữa chốn rừng cao núi cả trong đêm có trăng sao sáng sủa, mới cảm thấy vẻ mênh mông bát ngát của vũ trụ, vẻ rực rỡ mà huyền bí của non sông, cây cỏ, vẻ êm đềm rùng rợn của nỗi cô tịch quạnh hiu. Bóng cây um tùm bao bọc khắp thung lũng; thảm cỏ xanh bông phẳng lúc ấy tựa hồ một mảnh giấy xám rộng rãi bao la, trên có vẽ một bức tranh thủy mạc thiên nhiên, do một họa sĩ lấy bút điểm từng chấm khổng lồ, rồi lại lấy tay bôi thêm ra nhòe nhoẹt. Không thể nào tả rõ được cái sắc của một đêm trăng tỏ, nhất là cái màu đậm không đậm, nhạt không nhạt, xám không xám , vàng không vàng, của các thứ bóng chen chúc nhau, mỗi thứ đượm một vẻ riêng, vì chiếu ánh sáng một lối riêng, cái mờ, cái rạng, cái tối, cái dịu, ngọn bút thiêng liêng đến đâu cũng khó lòng hình dung lại cho đúng được.
Trong hoàn cảnh ly kỳ ấy, lại có muôn ngàn thứ âm thanh cũng lạ lùng bí mật như các bóng âm u rùng rợn; bóng kia tưởng chừng như hồn ngời chết phảng phất hiện về để lượn phiêu phiêu dưới đám lá um tùm đen tối, mà tiếng kia tựa hồ như tiếng ma kêu qui? khóc, tiếng các vong linh oan ức thở dài trong luồng gió thảm vi vu...
Các tiếng kêu, tiếng hú, tiếng gầm thét, rên rỉ, chúng nó xuất phát ở muôn nghìn cửa miệng, muôn nghìn cổ họng, của đủ các thứ côn trùng, cầm thú; nó hòa nhau lại để cùng với tiếng vì vèo của hơi thở tạo vật, tiếng xào xạc của xã hội cỏ cây, biến thành một khúc âm thanh áo não, một điệu đàn bi thiết nghe lạnh lẽo thấu tận đáy lòng luồn vào khắp hết các tia gân thớ thịt, khiến toàn thân tê buốt, vẻ lạnh lẽo kia nó tức là kết quả của sự sợ hãi, kinh hoàng...
Oanh Cơ ngồi im lặng bên cạnh tráng sĩ, trên sàn nứa ở ngọn cây lần đầu tiên mới trải qua một cảnh hiu quạnh âm thầm dường ấy, lần đầu tiên mới được nghe những âm thanh kỳ quặc ghê rợn dường ấy, trong lòng thấy nao nao khủng khiếp, ngồi thu hình co rúm lại, sát kề người tráng sĩ, quên cả lễ nghĩa cương thường. Giữa lúc sợ lạnh toát mồ hôi, thiếu chút nữa thì ngã lăn ra chết ngất, còn thần trí nào nghĩ đến câu “nam nữ thọ thọ bất thân"? Oanh Cơ trong lòng bối rối đủ trăm chiều, phần bồn chồn lo ngại, phần thương chị tiếc anh, phần sợ hãi ghê rợn, bấy giờ thực quả là một pho tợng nặn bằng xác thịt loài người mà không có tri thức gì cả. Bao nhiêu tinh thần của nàng bay đi đâu hết, nên nàng cử đờ ra không cử động nói năng gì đợc nữa.
Tráng sĩ thì khác hẳn. Quen nghề săn bắn chàng nhiều phen đã ngủ suốt đêm đến sáng trong rừng. Chàng chả biết lo sợ là gì, cứ bình tĩnh ngồi bó gối cạnh hai cái tử thi, cặp mắt đăm đăm không chớp. Nhân có ánh trăng vằng vặc, chàng nhận được rất rõ rệt tất cả sự vật chung quanh.
Sau khi bắn một con cú được nửa giờ, tráng sĩ lại bắn đợc một con chồn to luẩn quẩn dưới gốc cây, nhưng chàng không xuống nhặt xác con chồn ấy, định sang mai lượm lên cũng không muộn. Rồi chàng lại ngồi yên chăm chú lắng tai nghe động tĩnh. Chốc chốc, chàng lấy đá lửa đánh vao bùi nhùi châm đóm hút một khói thuốc lào cho đỡ tẻ. Hút xong, chàng có ý tắt lửa ngay, để khỏi bị các loài dã thú nhận được ánh sáng đèn.
Tráng sĩ đương trầm ngâm bỗng hơi cựa quậy, rồi ghé đầu ra mép sàn cuối xuống ngắm nhìn. Chàng bỗng hít mạnh đánh hơi, hít xong thì vộI vả sờ vào mé trong sàn lấy cái nỏ, ba bốn mũi tiêu thép và con mã tấu để ngay cạnh mình. Liền lúc ấy, nghe bên rừng sậy phía đông có tiếng xào xạc, rồI vụt một cái, thoáng nhận được cái bóng dài, to bằng con trâu nhưng thấp hơn, đi lẹ làng êm ái lại chỗ gốc cây cổ thụ. Cái bong ấy tới nơi, mới trông rõ là một ông chúa sơn lâm, ở sườn có vết máu đỏ hoen mất một đám lông vàng và trắng. Có lẽ là con hổ buổi chiều.
Nó tiến lại gốc cây, đánh hơi ngửi chỗ đất có máu đọng sót lại, cái chỗ mà, cách đấy vài giờ, nó đã tát và cấu chết hai anh chị Oanh Cơ. Nàng biết nó đứng dới sàn, hoảng hốt ôm chặt lấy tráng sĩ, kêu lên một tiếng. Nhưng vì nàng không còn hơi sức nữa , tiếng kêu của nàng chỉ là một tiếng rên se sẽ mà thôi.
Tráng sĩ bây giờ thế bất đắc dĩ phải che chở cho nàng; chàng muốn nàng khỏi sợ hãi thái quá nên ôm xốc ngay nàng lên, cho nàng ngồi thu hình gọn lỏn hẳn vào lòng chàng. Rồi chàng ghé mồm sát vào tai nàng:
- Cô chớ sợ hãi! ở trong rừng đêm khuya, có kinh sợ cũng vô ích! Lần đầu, cô chưa quen nên khủng khiếp, chớ sau, như tôi nào có biết hãi là gì! Đã có tôi đây, tôi xin hết sức bảo vệ cô, cô cứ an tâm. Dù con hổ nó có đứng dưới chân mình đi nữa, nhưng nó có làm trò trống gì được? Giá phải con báo thì đáng sợ thật, song là con hổ thì chả lo gì, vì nó không leo được. Đến ngẩng đầu trông ta còn khó thay cho nó, nữa là trèo tới đây. Cô cứ ngồi im trong lòng tôi đây cho ấm, như thế cô chả còn ngại nỗi gì! Để xem con quái này nó dở những thủ đoạn ra làm sao cho biết! Hôm nay vì có cô; tôi cũng đành bỏ một đêm không sắn bắn nữa; tôi chỉ ngồi đây phù tá hộ vệ cô và chăm nom hai cái tử thi kia mà thôi! Cô cố ngồi yên lặng, đừng hốt hoảng kêu la mà náo động lên, cô nhé!
Như một đứa trẻ con chiều ý mẹ, Oanh Cơ ngoan ngoãn ngồi gục đầu vào vai tráng sĩ. Tráng sĩ có giai nhân ngồi trong lòng, nhưng vì mải mê trông con hổ nên không hề nghĩ đến sự gì càn rỡ cả. Vả chăng, chàng cũng là con nhà thì lễ gia giáo, lại là một tay nghĩa sĩ hào hiệp, có khi nào chàng lợi dụng cảnh ngộ nguy ngập khốn quẫn của một ngời đàn bà để chiếm đoạt lấy người ta? Chàng ôm Oanh Cơ, ấp ủ cho Oanh Cơ, chả khác gì chị gái ấp cho em, mẹ ấp cho con song tuyệt nhiên không vuốt ve đụng chạm gì tay chân nàng cả.
Oanh Cơ đương ngồi êm ái trong lòng tráng sĩ bỗng níu chặt lấy cổ chàng. Liền lúc ấy trong bầu không khí hiu quạnh tẻ vắng của rừng khuya, bỗng thấy phát ra từ đâu không rõ, hai nhịp cười hòa nhau lanh lảnh, ròn rã, tưởng như tiếng cười sông sặc của một cặp vợ chồng ma cùng nhau, rú lên một cách vui vẻ lạ lùng. Bạo đến như tráng sĩ, mà chàng cũng thấy rợn buốt đờng sau gáy. Dịp cười tựa hồ ở ngay dưới chân chàng; có lẽ con hổ yêu tinh kia đến để dọa nạt chàng nên mới cười lên như vậy.
Oanh Cơ trong lòng tin chắc là ma rừng hiển hiện, nàng ôm chặt lấy tráng sĩ rúc đầu vào nách chàng, không dám lộ mặt ra nữa. Tráng sĩ định thần một chốc, cúi xuống quan sát chỗ gốc cây. Chàng chả thấy gì , cũng không thấy hổ cười, chỉ thấy nó hình như đang cào đất làm gì không rõ. Ngắm lâu lâu một chút, mới hay ở dưới đất, ánh trăng vẽ trên thảm cỏ bóng cây cổ thụ và bóng hai xác người nằm ngang trên cành cây.
Con hổ cứ chạy vòng quanh bóng hai cái xác đó. Nó tựa hồ đùa cùng hai chiếc bóng, nó cong đuôi chạy lởn vởn một chút rỗi lại lấy chân trước vờn mặt đất, như cù hai chiếc bóng ấy vậy. Nó lấy trò chơi đó làm một tấn tuồng ý vị, nên chơi nhởn một cách rất chăm chú, sốt sắng, để hết tâm lực vào cái trò trẻ con ấy. Thực là một bức tranh tương tự như tranh "sư tử hí cầu”...
Tráng sĩ biết đích thóp của hổ rồi, chàng se sẽ lấy bùi nhùi đánh đá châm lửa; xong thò tay vào một cái túi vải để ở góc sàn phía trong, lấy ra một ống nứa to và dài, ở một đầu có ngòi như ngòi pháo. Chàng buộc ống nứa vào một đầu dây, dơ bùi nhùi đốt cái ngòi, rồi thòng dây xuống đất cẩn thận không cho có tiếng động.
Hổ đương mi mê chơi với bóng, không biết gì hết. Anh chàng cúi đầu gằm xuống đất, chăm chú vờn mặt cỏ xanh. Đương lúc xuất kỳ bất ý, ngòi pháo cháy hết, cháy lan vào lần diêm sinh trong ống, làm cho ống pháo nổ một tiếng kinh thiên động địa. Hổ bị một phen thất đởm, tưởng như sét đánh ngay giữa đỉnh đầu, không kịp nhìn xem tự đâu có sự lạ xảy ra, chỉ còn đủ thì giờ vật đuôi đánh chát một cái, nhảy bổ lên rồi cong đuôi chạy bán mạng vào rừng, không dám ngoảnh nhìn lại mé sau hứng nữa.
Tráng sĩ đắc ý vỗ tay cời ha hả. Oanh Cơ cũng bị tlếng pháo giật ra khỏi cơn khủng; nàng đương ngồi ủ mặt vào ngục tráng sĩ, nghe tiếng pháo bỗng giật bắn ngời lên, sửng sốt nhìn thì thấy tráng sĩ vỗ tay cời khoan khoái lắm. Tráng sĩ ôm lấy nàng cho nàng khỏi sợ, bảo nàng rằng:
- Xong rồi. Cô chớ kinh hãi! Đó là tiếng địa lôi tôi phát ra để đuổi loài mãnh thú kia đi, không cho nó diễn cái trò qui? quái của nó nữa! Sự này tuy rất lạ, song thực rất thường: cô được mục kích lần đầu tiên nên hoảng sợ đó mà thôi! Tôi đã quen với những sự kỳ quặc hơn thế nữa, thành ra chẳng coi cái cảnh tượng đêm này vào đâu!… Bây giờ tôi đã đuổi hổ đi rồi, chúng ta không còn gì đáng ngại nữa. Ta có thể ngồi đây nghỉ ngơi yên ổn chẳng còn giống vật loài ma nào dám tới quấy nhiễu. Cô cứ an tâm, ở đây tới sáng ngày, mai tôi xin giúp cô hết cả mọi việt tống táng, rồi sẽ đưa cô qua đèo Tam Điệp. Cô nên đi nghỉ một lát, cho khỏe, đi cô!
Tráng sĩ nói thế, mà Oanh Cơ cũng vẫn ngồi yên chễm chệ trong lòng chàng. Nàng không dám bước ra ngoài nữa vì nàng vẫn còn khiếp quá, không đủ can đảm ra ngồi cách xa ân nhân của nàng, dẫu chỉ xa một bước. Nàng không nói năng gì cả, cứ ngồi lỳ ra, gục đầu vào vai tráng sĩ. Tráng sĩ biết rằng nàng không dám lìa chàng, chàng đành phi ôm nàng mãi mãi trong lòng, lại cố sức làm cho nàng khuây khỏa, quên đau đớn và quên sợ hãi, để đủ nghị lực sống nốt quãng đêm dài tối vắng tẻ buồn. Chàng bèn tìm cách an ủi nàng, rồi kể chuyện cho nàng nghe, ngõ hầu tinh thần nàng bị chăm chú cả vào câu chuyện, không để ý gì đến sự vật bề ngoài nữa.
Ông Cai Móm ngừng lại, rít một hơi thuốc lào. Câu chuyện đang đến đoạn hay, Lệ Thi nóng ruột vội giục ông nói nốt. Ông mỉm cười cúi đặt điếu xuống gầm bàn kể tiếp:
Tráng sĩ, lúc ấy thấy cơ sự xảy ra như vậy, bèn đợi một chốc, rồi giắt bên lưng một con mã tấu, nhảy xuống xem họa may còn cứu được Văn Quản hoặc Huyền Cơ hay chăng? Nhưng cả hai đều bị trọng thương, xác tuy còn nóng nhưng tim không đập nữa, và đã hết thở rồi. Ngậm ngùi, tráng sĩ lại leo lên ngọn cây cởi dải lưng buộc chặt Oanh vào một cành to, rồi tháo đầu dây buộc nàng khi trước. Oanh vẫn mê man bất tỉnh, nắm thiêm thiếp, mặt cắt không còn một hột máu, song hơi thở vẫn đều đều.
Yên trí rằng Oanh không việc gì, tráng sĩ lại trèo xuống, buộc rõ nhanh cả hai cái xác vào đầu dây, rồi vội nhảy lên ngọn cây lập tức. Đứng từ trên cao, chàng vịn vào một cành to cố sức kéo, đem được hai cái xác lên lưng chừng cây. Xong đâu đấy, chàng buộc đầu dây rõ chắc vào thân cây, để hai cái xác khỏi bị rơi xuống đất. Chàng nghĩ đi nghĩ lại một chốc, sợ khi dây có thể đứt được, vì hai thi hài nặng lắm; nên lại trụt xuống đến gần tử thi Quản và Huyền. Chàng đem cả hai anh em để nằm ngang cẩn thận lên cành cây: Đầu gối vào một cành, thân dựa vào một cành nữa, chân lại gác vào một chà cây. Đoạn chàng rút dao cắt một đoạn dây, và tháo thắt lưng của hai kẻ bạc mệnh buộc họ rõ chặt vào cành, sợ có con vật nào đêm đến sục sạo thì cả Quản cả Huyền lại rơi xuống đất mất.
Công việc ấy yên ổn rồi, tráng sĩ mới leo lên sàn ngồi. Chàng vừa vào, thì Oanh Cơ mở mắt hồi tỉnh lại. Câu hỏi đầu tiên của nàng là về tính mệnh hai người nàng thân yêu nhất:
- Thưa ông, anh chị của cháu đâu rồi?
- Nằm cả dưới kia. Anh chị cô không may bị hổ vồ đã thác rồi. Nó đương định tha đi thì tôi bắn trúng, nó phải bỏ chạy. Tôi sợ nó ăn mất thi hài ông cả và cô hai nên phải đem buộc chặt cả vào cành cây dưới này! Chẳng qua cũng là số phận cả, cô chớ than khóc làm gì! Bây giờ có khóc cũng vô ích mà thôi; phải cố dưỡng sức mai còn đi, tôi sẽ đưa cô ra Nho Quan tử tế, cô đừng ngại! Cô nên đi nằm nghỉ một chốc, tôi còn phải ngồi đây canh hai cái xác kia, kẻo nếu có loài ác điểu ác thú khác đến, nó sẽ rỉa ăn đi mất!
Tuy tráng sĩ hết lòng an ủi, Oanh Cơ cũng vẫn ngồi bưng mặt khóc như gió như mưa. Khóc một hồi rõ lâu, nàng mới gạt lệ, thổn thức bảo tráng sĩ rằng:
- Ông đã có công cứu mạng cho tôi, thực là ơn trời bể, tôi lấy gì báo đáp được! Không may cho anh chị tôi lại không được ông cứu nốt, đến nỗi phải vong mệnh một cách thảm thương thế này!
Nói đến đây, nàng mủi lòng lại khóc rồi lại kể:
- Tôi từ bé đã mồ côi cha mẹ, chỉ nương nhờ vào anh chị tôi thôi. Nay anh chị tôi đều thác cả, cô thân trích ảnh, tôi biết làm sao bây giờ! Thực là bơ vơ phận gái yếu hèn, tôi cũng đến chết mất! Mà thà chết theo anh chị tôi còn hơn!
Tráng sĩ nghe nói, động niềm trắc ẩn, hết sức khuyên dỗ ngời bạn gái tình cờ:
- Cô đừng lo ngạI! Cô đã gặp tôi, tôi xin hết sức che chở cho cô. Nhà tôi tuy không giàu, song đủ bát ăn, cô nếu không chê là chỗ tường phên vách đất, xin cứ về ở với tôi, tôi có mẹ già, sẽ nhận cô làm nghĩa nữ, tôi sê làm anh nuôi cô. Tôi tình nguyện giúp đỡ cho cô tới khi cô yên bề gia thất. Cô không nên phiền muộn nữa cô ạ!
Tráng sĩ nói đến đây, bỗng nghe có tiếng xào xạc trên cành cây, rồi có tiếng vỗ cánh, Oanh Cơ sợ ngồi thu mình vào mé giữa sàn, im không khóc nữa. Giữa lúc ấy, lại nghe cả tiếng hổ gầm rất to chừng như ở dới chân cây, rồi ngửi thấy mùi hôi hám khó chịu. Tráng sĩ nói sẽ:
- Hình như con cọp lúc nãy nó trở lại tìm mồi đó! Cô cứ bình tâm ngồi yên lặng đừng sợ hãi gì cả; cứ để mặc tôi với nó! Thử xem con quái kia dám cả gan dở những trò trống gì nào! Tôi sẽ cho nó một phen tán đởm kinh hồn cho nó biết.
Oanh Cơ ngoan ngoãn nghe lời tráng sĩ, ngồi nép vào một xó, không dám nhúc nhích cựa quậy. Nàng tuy trong lòng thương đau như cắt vì cái chết rất bi đát của anh chị, nhưng nàng cũng cảm thấy, không hiểu vì đâu, một sự đầm ấm trong tâm hồn, tựa như giọt nước cam lồ hay liều thuốc thần tiên làm cho vết thương đau lâng lâng dịu được vài phần, không mạnh mẽ sâu sắc như lúc anh chị nàng vừa bạc mệnh. Nàng vẫn nhớ như in trong óc trường hợp thê thảm vừa xảy ra, thương anh thương chị vô cùng, xót xa hận tiếc vô cùng; nhưng nàng cũng tựa hồ thấy một mối liên lạc gì ngẫu nhỉ mà thanh khiết buộc nàng với chàng võ sĩ vừa cứu riêng một nàng khỏi bước gian truân. Nàng nửa cảm ơn Trời Phật đã dun rủi nàng khỏi thác lại oán trách qui? thần đã xui khiến cho nàng mất cả chị lẫn anh. Trong lúc cô đơn nàng chỉ biết nương tựa vào tráng sỉ, gần tráng sĩ, nàng bớt lo ngại buồn rầu. Nàng nghĩ vẩn nghĩ vơ, trong óc man mác không biết bao nhiêu ý tưởng mới lạ, trong người bần thần không biết bao nhiêu cảm giác dị kỳ, những cảm giác không biết từ đâu đến, mà đến tự bao giờ...
Trong bóng tối, Oanh Cơ nghe lời tráng sĩ cố ngồi im lặng; tráng sĩ thì chăm chú canh hai xác chết, rình xem có quái vật nào đến sẽ đuổi đi, hay bắn cho một mũi tên thần. Giữa lúc cả hai người cùng trầm ngâm, mỗi người có một hoài bão, mặt trăng ở đâu đã ló đầu qua khỏi núi, tia ra một thứ ánh sáng nhợt nhạt, trắng như màu sữa, biến quang cảnh u tối trong rừng ra một cảnh chứa đầy thi vị.
Có ở giữa chốn rừng cao núi cả trong đêm có trăng sao sáng sủa, mới cảm thấy vẻ mênh mông bát ngát của vũ trụ, vẻ rực rỡ mà huyền bí của non sông, cây cỏ, vẻ êm đềm rùng rợn của nỗi cô tịch quạnh hiu. Bóng cây um tùm bao bọc khắp thung lũng; thảm cỏ xanh bông phẳng lúc ấy tựa hồ một mảnh giấy xám rộng rãi bao la, trên có vẽ một bức tranh thủy mạc thiên nhiên, do một họa sĩ lấy bút điểm từng chấm khổng lồ, rồi lại lấy tay bôi thêm ra nhòe nhoẹt. Không thể nào tả rõ được cái sắc của một đêm trăng tỏ, nhất là cái màu đậm không đậm, nhạt không nhạt, xám không xám , vàng không vàng, của các thứ bóng chen chúc nhau, mỗi thứ đượm một vẻ riêng, vì chiếu ánh sáng một lối riêng, cái mờ, cái rạng, cái tối, cái dịu, ngọn bút thiêng liêng đến đâu cũng khó lòng hình dung lại cho đúng được.
Trong hoàn cảnh ly kỳ ấy, lại có muôn ngàn thứ âm thanh cũng lạ lùng bí mật như các bóng âm u rùng rợn; bóng kia tưởng chừng như hồn ngời chết phảng phất hiện về để lượn phiêu phiêu dưới đám lá um tùm đen tối, mà tiếng kia tựa hồ như tiếng ma kêu qui? khóc, tiếng các vong linh oan ức thở dài trong luồng gió thảm vi vu...
Các tiếng kêu, tiếng hú, tiếng gầm thét, rên rỉ, chúng nó xuất phát ở muôn nghìn cửa miệng, muôn nghìn cổ họng, của đủ các thứ côn trùng, cầm thú; nó hòa nhau lại để cùng với tiếng vì vèo của hơi thở tạo vật, tiếng xào xạc của xã hội cỏ cây, biến thành một khúc âm thanh áo não, một điệu đàn bi thiết nghe lạnh lẽo thấu tận đáy lòng luồn vào khắp hết các tia gân thớ thịt, khiến toàn thân tê buốt, vẻ lạnh lẽo kia nó tức là kết quả của sự sợ hãi, kinh hoàng...
Oanh Cơ ngồi im lặng bên cạnh tráng sĩ, trên sàn nứa ở ngọn cây lần đầu tiên mới trải qua một cảnh hiu quạnh âm thầm dường ấy, lần đầu tiên mới được nghe những âm thanh kỳ quặc ghê rợn dường ấy, trong lòng thấy nao nao khủng khiếp, ngồi thu hình co rúm lại, sát kề người tráng sĩ, quên cả lễ nghĩa cương thường. Giữa lúc sợ lạnh toát mồ hôi, thiếu chút nữa thì ngã lăn ra chết ngất, còn thần trí nào nghĩ đến câu “nam nữ thọ thọ bất thân"? Oanh Cơ trong lòng bối rối đủ trăm chiều, phần bồn chồn lo ngại, phần thương chị tiếc anh, phần sợ hãi ghê rợn, bấy giờ thực quả là một pho tợng nặn bằng xác thịt loài người mà không có tri thức gì cả. Bao nhiêu tinh thần của nàng bay đi đâu hết, nên nàng cử đờ ra không cử động nói năng gì đợc nữa.
Tráng sĩ thì khác hẳn. Quen nghề săn bắn chàng nhiều phen đã ngủ suốt đêm đến sáng trong rừng. Chàng chả biết lo sợ là gì, cứ bình tĩnh ngồi bó gối cạnh hai cái tử thi, cặp mắt đăm đăm không chớp. Nhân có ánh trăng vằng vặc, chàng nhận được rất rõ rệt tất cả sự vật chung quanh.
Sau khi bắn một con cú được nửa giờ, tráng sĩ lại bắn đợc một con chồn to luẩn quẩn dưới gốc cây, nhưng chàng không xuống nhặt xác con chồn ấy, định sang mai lượm lên cũng không muộn. Rồi chàng lại ngồi yên chăm chú lắng tai nghe động tĩnh. Chốc chốc, chàng lấy đá lửa đánh vao bùi nhùi châm đóm hút một khói thuốc lào cho đỡ tẻ. Hút xong, chàng có ý tắt lửa ngay, để khỏi bị các loài dã thú nhận được ánh sáng đèn.
Tráng sĩ đương trầm ngâm bỗng hơi cựa quậy, rồi ghé đầu ra mép sàn cuối xuống ngắm nhìn. Chàng bỗng hít mạnh đánh hơi, hít xong thì vộI vả sờ vào mé trong sàn lấy cái nỏ, ba bốn mũi tiêu thép và con mã tấu để ngay cạnh mình. Liền lúc ấy, nghe bên rừng sậy phía đông có tiếng xào xạc, rồI vụt một cái, thoáng nhận được cái bóng dài, to bằng con trâu nhưng thấp hơn, đi lẹ làng êm ái lại chỗ gốc cây cổ thụ. Cái bong ấy tới nơi, mới trông rõ là một ông chúa sơn lâm, ở sườn có vết máu đỏ hoen mất một đám lông vàng và trắng. Có lẽ là con hổ buổi chiều.
Nó tiến lại gốc cây, đánh hơi ngửi chỗ đất có máu đọng sót lại, cái chỗ mà, cách đấy vài giờ, nó đã tát và cấu chết hai anh chị Oanh Cơ. Nàng biết nó đứng dới sàn, hoảng hốt ôm chặt lấy tráng sĩ, kêu lên một tiếng. Nhưng vì nàng không còn hơi sức nữa , tiếng kêu của nàng chỉ là một tiếng rên se sẽ mà thôi.
Tráng sĩ bây giờ thế bất đắc dĩ phải che chở cho nàng; chàng muốn nàng khỏi sợ hãi thái quá nên ôm xốc ngay nàng lên, cho nàng ngồi thu hình gọn lỏn hẳn vào lòng chàng. Rồi chàng ghé mồm sát vào tai nàng:
- Cô chớ sợ hãi! ở trong rừng đêm khuya, có kinh sợ cũng vô ích! Lần đầu, cô chưa quen nên khủng khiếp, chớ sau, như tôi nào có biết hãi là gì! Đã có tôi đây, tôi xin hết sức bảo vệ cô, cô cứ an tâm. Dù con hổ nó có đứng dưới chân mình đi nữa, nhưng nó có làm trò trống gì được? Giá phải con báo thì đáng sợ thật, song là con hổ thì chả lo gì, vì nó không leo được. Đến ngẩng đầu trông ta còn khó thay cho nó, nữa là trèo tới đây. Cô cứ ngồi im trong lòng tôi đây cho ấm, như thế cô chả còn ngại nỗi gì! Để xem con quái này nó dở những thủ đoạn ra làm sao cho biết! Hôm nay vì có cô; tôi cũng đành bỏ một đêm không sắn bắn nữa; tôi chỉ ngồi đây phù tá hộ vệ cô và chăm nom hai cái tử thi kia mà thôi! Cô cố ngồi yên lặng, đừng hốt hoảng kêu la mà náo động lên, cô nhé!
Như một đứa trẻ con chiều ý mẹ, Oanh Cơ ngoan ngoãn ngồi gục đầu vào vai tráng sĩ. Tráng sĩ có giai nhân ngồi trong lòng, nhưng vì mải mê trông con hổ nên không hề nghĩ đến sự gì càn rỡ cả. Vả chăng, chàng cũng là con nhà thì lễ gia giáo, lại là một tay nghĩa sĩ hào hiệp, có khi nào chàng lợi dụng cảnh ngộ nguy ngập khốn quẫn của một ngời đàn bà để chiếm đoạt lấy người ta? Chàng ôm Oanh Cơ, ấp ủ cho Oanh Cơ, chả khác gì chị gái ấp cho em, mẹ ấp cho con song tuyệt nhiên không vuốt ve đụng chạm gì tay chân nàng cả.
Oanh Cơ đương ngồi êm ái trong lòng tráng sĩ bỗng níu chặt lấy cổ chàng. Liền lúc ấy trong bầu không khí hiu quạnh tẻ vắng của rừng khuya, bỗng thấy phát ra từ đâu không rõ, hai nhịp cười hòa nhau lanh lảnh, ròn rã, tưởng như tiếng cười sông sặc của một cặp vợ chồng ma cùng nhau, rú lên một cách vui vẻ lạ lùng. Bạo đến như tráng sĩ, mà chàng cũng thấy rợn buốt đờng sau gáy. Dịp cười tựa hồ ở ngay dưới chân chàng; có lẽ con hổ yêu tinh kia đến để dọa nạt chàng nên mới cười lên như vậy.
Oanh Cơ trong lòng tin chắc là ma rừng hiển hiện, nàng ôm chặt lấy tráng sĩ rúc đầu vào nách chàng, không dám lộ mặt ra nữa. Tráng sĩ định thần một chốc, cúi xuống quan sát chỗ gốc cây. Chàng chả thấy gì , cũng không thấy hổ cười, chỉ thấy nó hình như đang cào đất làm gì không rõ. Ngắm lâu lâu một chút, mới hay ở dưới đất, ánh trăng vẽ trên thảm cỏ bóng cây cổ thụ và bóng hai xác người nằm ngang trên cành cây.
Con hổ cứ chạy vòng quanh bóng hai cái xác đó. Nó tựa hồ đùa cùng hai chiếc bóng, nó cong đuôi chạy lởn vởn một chút rỗi lại lấy chân trước vờn mặt đất, như cù hai chiếc bóng ấy vậy. Nó lấy trò chơi đó làm một tấn tuồng ý vị, nên chơi nhởn một cách rất chăm chú, sốt sắng, để hết tâm lực vào cái trò trẻ con ấy. Thực là một bức tranh tương tự như tranh "sư tử hí cầu”...
Tráng sĩ biết đích thóp của hổ rồi, chàng se sẽ lấy bùi nhùi đánh đá châm lửa; xong thò tay vào một cái túi vải để ở góc sàn phía trong, lấy ra một ống nứa to và dài, ở một đầu có ngòi như ngòi pháo. Chàng buộc ống nứa vào một đầu dây, dơ bùi nhùi đốt cái ngòi, rồi thòng dây xuống đất cẩn thận không cho có tiếng động.
Hổ đương mi mê chơi với bóng, không biết gì hết. Anh chàng cúi đầu gằm xuống đất, chăm chú vờn mặt cỏ xanh. Đương lúc xuất kỳ bất ý, ngòi pháo cháy hết, cháy lan vào lần diêm sinh trong ống, làm cho ống pháo nổ một tiếng kinh thiên động địa. Hổ bị một phen thất đởm, tưởng như sét đánh ngay giữa đỉnh đầu, không kịp nhìn xem tự đâu có sự lạ xảy ra, chỉ còn đủ thì giờ vật đuôi đánh chát một cái, nhảy bổ lên rồi cong đuôi chạy bán mạng vào rừng, không dám ngoảnh nhìn lại mé sau hứng nữa.
Tráng sĩ đắc ý vỗ tay cời ha hả. Oanh Cơ cũng bị tlếng pháo giật ra khỏi cơn khủng; nàng đương ngồi ủ mặt vào ngục tráng sĩ, nghe tiếng pháo bỗng giật bắn ngời lên, sửng sốt nhìn thì thấy tráng sĩ vỗ tay cời khoan khoái lắm. Tráng sĩ ôm lấy nàng cho nàng khỏi sợ, bảo nàng rằng:
- Xong rồi. Cô chớ kinh hãi! Đó là tiếng địa lôi tôi phát ra để đuổi loài mãnh thú kia đi, không cho nó diễn cái trò qui? quái của nó nữa! Sự này tuy rất lạ, song thực rất thường: cô được mục kích lần đầu tiên nên hoảng sợ đó mà thôi! Tôi đã quen với những sự kỳ quặc hơn thế nữa, thành ra chẳng coi cái cảnh tượng đêm này vào đâu!… Bây giờ tôi đã đuổi hổ đi rồi, chúng ta không còn gì đáng ngại nữa. Ta có thể ngồi đây nghỉ ngơi yên ổn chẳng còn giống vật loài ma nào dám tới quấy nhiễu. Cô cứ an tâm, ở đây tới sáng ngày, mai tôi xin giúp cô hết cả mọi việt tống táng, rồi sẽ đưa cô qua đèo Tam Điệp. Cô nên đi nghỉ một lát, cho khỏe, đi cô!
Tráng sĩ nói thế, mà Oanh Cơ cũng vẫn ngồi yên chễm chệ trong lòng chàng. Nàng không dám bước ra ngoài nữa vì nàng vẫn còn khiếp quá, không đủ can đảm ra ngồi cách xa ân nhân của nàng, dẫu chỉ xa một bước. Nàng không nói năng gì cả, cứ ngồi lỳ ra, gục đầu vào vai tráng sĩ. Tráng sĩ biết rằng nàng không dám lìa chàng, chàng đành phi ôm nàng mãi mãi trong lòng, lại cố sức làm cho nàng khuây khỏa, quên đau đớn và quên sợ hãi, để đủ nghị lực sống nốt quãng đêm dài tối vắng tẻ buồn. Chàng bèn tìm cách an ủi nàng, rồi kể chuyện cho nàng nghe, ngõ hầu tinh thần nàng bị chăm chú cả vào câu chuyện, không để ý gì đến sự vật bề ngoài nữa.