Nhím Hoàng Kim
08-11-2007, 02:40 PM
Nguồn Cội Chân Ngã Của Chúng Ta
Suma Ching Hai khai thị tại trung tâm Los Angeles
Ngày 13 tháng 9, 1997 (Nguyên văn tiếng Anh)
Khi còn trẻ, tôi hay sống về nội tâm. Tôi không nói nhiều như bây giờ, không bao giờ nói chuyện, rất hiếm. Tôi cũng không biết nói gì. Có nhớ tôi đã kể quý vị về bạn bè của chồng tôi không? Họ nói chuyện huyên thuyên, đủ thứ chuyện. Tôi luôn thèm nói được một nửa như vậy với chồng tôi. Như vậy sống động hơn. Nhưng thường thường tôi không nói. Tôi không biết nói gì. ừ, tôi thay đổi quá, thật sự thành một người khác rồi. Không biết sao nhưng mọi thứ thay đổi.
Thậm chí những người quen biết hồi xưa, khi tôi còn lăng xăng trong mấy đạo tràng bên Ấn Độ, họ cũng ngạc nhiên thấy tôi nói nhiều như vậy. Khi họ thấy quý vị in những bài nói chuyện của tôi trong báo, có khi vô tình đọc được, hoặc có người nào đó cho họ cuộn băng, họ ngạc nhiên quá. Họ nói: "Chúa ơi! Cô này mà nói hả?" Vì khi tôi còn đi lung tung ở Hy Mã Lạp Sơn hoặc những đạo tràng khác bên Ấn Độ gì đó, hiếm khi tôi nói chuyện với người ta. Bạn thân cũng không có. Lúc nào cũng yên lặng, rất, rất là yên lặng và rất là nhút nhát với người khác, nhút nhát trước công chúng. Thành ra, tôi không biết, Thượng Đế đã thay đổi con người tôi, thật như vậy. Ngài đã thay đổi tôi hoàn toàn, thành một người khác. Hồi trước tôi không bao giờ nói như vầy, không bao giờ biết cách nói. Thật sự là không nói được. Không bao giờ. Chính tôi cũng ngạc nhiên.
Cho nên, Thượng Đế thay đổi chúng ta như vậy đó, nếu chúng ta cứ để nó tự nhiên, hoàn toàn tin tưởng vào Chúa, vào Thượng Đế, hoặc vào Đức Phật thì mọi chuyện sẽ được an bày theo đúng cách. Chúng ta phải như con nít mới được. Đừng quên đứa bé bên trong quý vị. Lúc nào nó cũng có đó, khi nào gọi, nó sẽ ra. Nó ló ra. Đó là bản tính của Thượng Đế. Đó là bản tính của sự trong sạch. Chúng ta không nên lo lắng nhiều quá. Không nên tính toán nhiều quá -- "Nếu làm cái này thì mình được trả lại cái gì?" Đứa trẻ không làm vậy. Đứa trẻ không bao giờ lo lắng cho ngày mai.
Trong Kinh Thánh cũng nói như vậy. "Đừng lo ngày mai. Lo cho hôm nay là đủ rồi. Hãy nhìn hoa bách hợp ngoài đồng, chúng mọc như thế nào. Ngay cả cọng cỏ, Thượng Đế cũng chăm sóc cho chúng. Sao Thượng Đế lại không chăm sóc cho quý vị?" Nhưng đa số chúng ta không thể trở thành như trẻ con được. Vì thế chúng ta có nhiều phiền não, nhiều khó khăn. Cho dù chúng ta được như trẻ con, họ hàng thân bằng quyến thuộc chúng ta không như trẻ con, điều đó cũng gây rắc rối, kéo chúng ta trở vào thế giới nhạt nhẽo, đôi khi muốn ngộp thở. Không như trẻ con, sống với nhau rất khó.
Như trẻ con không có nghĩa là thiếu trách nhiệm hoặc không làm những gì phải làm. Mà làm một cách hoàn toàn thích thú và không đòi hỏi. Biết Thượng Đế là như vậy đó. Chúng ta không nên lo nghĩ gì cả. Ngài tạo ra cả vũ trụ này, trong bảy ngày, nhưng bừa bộn quá! (Sư Phụ và mọi người cười) Đừng mách nghe! Cái này chỉ là nói giỡn giữa chúng ta thôi. Có lẽ Ngài nên làm lâu hơn. Ngài giống như con nít, làm nhiều một cách vội vàng, tạo dựng vạn vật một cách mau lẹ như vậy. Cho nên, bây giờ chúng ta phải sửa chữa nó một tí. Không sao. Thật ra, Ngài cố tình làm vậy. Bởi vì, giả sử Thượng Đế làm mọi thứ quá hoàn hảo, còn gì cho chúng ta làm nữa đây, đúng không? Rồi chúng ta lại càng chán hơn nữa, đúng không? Không có xi nê để coi. ừ, không có canh để ăn. Mọi người không bao giờ đói hay khát, không cần tiêu khiển, không cần chạm trổ, hội họa, hoặc làm tác phẩm nghệ thuật nào, bởi vì mọi thứ đã có đó rồi, hoàn hảo rồi, và chúng ta không cần phải làm gì cả.
Đúng vậy, trong vũ trụ đã có mọi thứ rồi. Mọi vật đã hoàn mỹ rồi. Nhưng đôi khi chúng ta cố tình không để ý, đóng bức màn giữa chúng ta và sự hoàn mỹ, để thấy những chỗ thiếu sót, chỗ hư hỏng, cái gì đó không hoàn mỹ để chúng ta tạo cái mới, hoặc hoàn mỹ hóa nó, thành giống như nguyên mẫu từ Thượng Đế. Vì vậy, chúng ta có tiêu chuẩn của loài người, nếu không, chúng ta không cần, thật vậy.
Nhiều khi quý vị nhập định, đi vào trạng thái trẻ con như tôi đã nói, trạng thái trẻ con thật sự, như thiên thần, như Thượng Đế, hoàn toàn thích thú trong sự hiện hữu đó, chỉ có sự hiện hữu trong lúc đó, chúng ta thật sự biết mọi thứ là hoàn mỹ. Lúc đó, chúng ta muốn cái gì cũng có và chúng ta không bao giờ muốn điều gì trong trạng thái như vậy. Quý vị nhớ những lần nhập định, rất là thích.
Làm Mà Không Làm
Quả đúng là những người có trí huệ, tọa thiền, tính như trẻ con, họ giao phó mọi thứ vào Thượng Đế, và công chuyện trôi qua như gió thoảng, như mặt trời mọc, mặt trời lặn. Không cần cố gắng, thật vậy. Thí dụ, những người họa sĩ, chuyên gia, họ mất mấy ngày, mấy tuần lễ mới xong một bức tranh, và tôi làm xong trong vài tiếng đồng hồ, có khi nửa tiếng, tùy theo. Tôi chưa bao giờ học kỹ thuật vẽ nào cả. Ngay cả đọc sách về hội họa cũng không. Mà người ngoài vẫn thích, không phải chỉ chúng ta mà thôi.
Tôi cũng không cố gắng nhiều. Còn những người họa sĩ kia chỉ vẽ được có một kiểu. Đôi khi quý vị thấy gian hàng triển lãm tranh của một người nào đó, nhìn từ đầu tới cuối, phần đông là cùng một kiểu. Chỉ góc cạnh khác nhau thôi. Thí dụ, một người chuyên vẽ rừng cây, có ánh nắng chiếu qua và một cái hồ nhỏ ở dưới. Thì họ làm như vậy hoài. Có thể là một góc khác từ chỗ này, họ cắt hồ nước ra làm những mảnh khác nhau, và trong một bức tranh, họ vẽ vào hình mảnh phía trái, trong một bức khác, họ vẽ vào mảnh phía phải, và trong một bức khác, họ cho vào miếng giữa, v..v... Khi nhìn một cái, thậm chí tôi không cần nhìn chữ ký cũng biết đó là hình của người đó. Tôi không nói là họa sĩ nào cũng vậy. Họ phải mất rất nhiều thời giờ học vẽ như vậy, và rất nhiều thời giờ mới xong bức tranh. Nhưng hầu hết những họa sĩ là như vậy.
Tôi không cần phải như vậy. Tôi có thể vẽ cùng một thứ, nhưng không bao giờ tôi muốn. Vẽ một bức hình là đủ chán rồi. Làm lại giống vậy nữa, tôi không thể nào làm vậy được. Tưởng tượng suốt đời lúc nào cũng vẽ đa số cùng những thứ đó. Thậm chí còn mất rất nhiều thời giờ, với tất cả tài năng chuyên môn, kinh nghiệm trong ngành như vậy. Điều đó tôi cũng bái luôn. Người ta thật là kiên nhẫn, thật là chịu đựng. Tôi không làm vậy được. Tôi sẽ chán đến phát khóc được. Thế mà họ cũng không được tiền.
Nhưng điều này khác hẳn. Đó là kỹ thuật và biết cách. Còn tranh của tôi là tự nhiên, như trẻ thơ, và tôi vẽ hoàn toàn vì thích. Tôi không nghĩ tới sự kiếm tiền hoặc làm hài lòng người coi. Trong đầu tôi lúc đó không có ai khác và tôi không có ý là sẽ vẽ cái gì kế tiếp, không có một tư tưởng hoặc vật nào cố định. Tôi chỉ vẽ như tôi muốn, như tôi cảm thấy lúc đó. Nó thật dễ chịu. Mỗi khi xong một bức tranh, trông dở, tôi vẫn thích nhìn nó mấy ngày, tới khi sơn tự nó khô hẳn. Đôi khi đi khỏi, tôi vẫn nhớ. Tôi muốn trở lại nhìn nó. Bây giờ trưởng thành hơn một chút, tôi không nhớ những cái nhỏ nhặt đó nữa. Nhưng hồi đó tôi hay nhớ mấy bức tranh của tôi. Tin không chứ? Không biết những họa sĩ khác có nhớ tranh của họ không. Có lẽ đối với quý vị nó không có ý nghĩa gì nhiều lắm, vì quý vị có những ý nghĩ khác về nghệ thuật. Mỗi người mỗi khác, dĩ nhiên. Nhưng lúc đó, khi tôi mới bắt đầu vẽ tranh, dù quý vị thấy dở cách mấy, nó cũng có ý nghĩa gì đó đối với tôi, vì tôi rất sung sướng lúc vẽ nó, và hoàn toàn thích thú thấy nó hình thành. Cho nên, tôi không cố gắng gì cả, thật đó.
Hoặc có khi tôi cố gắng. Tôi kể quý vị nghe cái làm tôi nhức đầu. Khi tôi họa các bức tranh, vẽ tả chân, hay vẽ sống thực, chẳng hạn như vẽ bông hoa hoặc trái cây, làm một phó bản. Lúc đó tôi thấy mệt. Tôi nghĩ bụng: Lạy Chúa! Thảo nào họa sĩ tính nhiều tiền quá. Vẽ trái cây không đến nỗi nào. Nhưng bông hoa rất là khó. Tôi tưởng dễ; để bông chỗ này, trông có vẻ dễ lắm; tôi sẽ vẽ cho vui. ồ! Không vui gì cả. Không vui như lúc vẽ theo trí sáng tạo của riêng tôi. Sáng chế ra cái gì đó thì tự do hơn. Tôi thích hơn. Nhưng khi bắt đầu vào việc, thì tôi phải làm cho xong. ồ! Làm xong bức vẽ, ồ, không thể tưởng tượng nổi. Tôi không biết những họa sĩ khác thích thế nào, bởi vì nếu phải vẽ sao lại cái gì đó, cảm hứng không còn đó nữa. Tôi phải để ý tới từng chi tiết nhỏ của cái bông mà vẫn không vẽ được giống thật. Nhưng tranh của tôi khá hơn. Bởi vì dầu sao nét vẽ của tôi cũng có một chút cách mạng trong đó. Tôi không muốn vẽ y trang như cái bông đó, mà tôi muốn diễn tả một cái gì đó qua cái bông đó, như vậy ít nhất cái cảm hứng đó, động cơ đó sẽ giúp tôi dễ chịu hơn một chút, nếu không tôi không bao giờ sơn được như vậy nữa. Vẽ bông hoa rất khó. Không ngờ nó khó dữ vậy. Khi quý vị thấy Van Gogh hay gì đó với bông mặt trời này nọ, đừng tưởng dễ. Trông nó dễ, nhưng không dễ đâu. Không dễ. Có lẽ đối với ông ta nó dễ; tôi không biết, vì họ quen vẽ sao lại.
Bây giờ tôi biết tại sao những gì không phải là nguyên bản làm chúng ta mệt. Vì vậy thế giới này làm chúng ta mệt, vì nó không phải là gốc. Nó là hình bóng của cái có thật. Cho nên chúng ta phải làm việc theo phép tắc, luật lệ. Vì vậy nó làm chúng ta mệt. Vì vậy lái xe làm tôi mệt, vì nó giống như bản sao vậy. Tôi không thể làm những gì tôi muốn. Tôi phải làm y trang như vậy. Bây giờ không sao, nhưng vì vậy mà tôi không tài giỏi.
Mỗi lần thuyết pháp, tôi chỉ có thể nói một cách tự nhiên như bây giờ; vậy thì không sao. Nhưng nếu tôi phải nghĩ và thảo trước bài nói chuyện, trời ơi là trời, khó không thể tưởng được. Ở trường tôi viết luận văn không dở lắm. Luôn luôn được hạng nhất. Tôi viết được, nhưng không bao giờ tôi muốn. Ngoại trừ trong trường, khi còn trẻ, bắt buộc phải làm. Tôi làm được, rất dễ, bất cứ lúc nào. Nếu phải tả cái gì đó hoặc một dịp nào đó, thì không sao. Nhưng khi phải tả Thượng Đế, phải nghĩ trước, Thượng Đế như thế nào. Khi tôi ở Âu Châu, thật khó khăn cho tôi biết mấy khi phải thảo trước một nói chuyện tại Đức hay tại Pháp. Nhất là đã lâu tôi không nói ngôn ngữ đó, thật là nhức đầu. Ngay cả nếu phải viết bằng tiếng Anh tôi cũng thấy kỳ cục. Cảm thấy giả tạo, không thật.
Diễn Đạt Khả Năng Sáng Tạo Với Một Tâm Trẻ Thơ
Vì nguồn gốc chúng ta là tạo hóa, là một tia của năng lực sáng tạo và của đấng thiêng liêng. Cho nên, bất cứ cái gì ép chúng ta phải theo phép tắc luật lệ, làm giống một người nào, bắt chước, chúng ta không thích. Giống như cái máy, máy sao bản. Cho nên, nếu chúng ta không có năng lực sáng tạo bẩm sinh từ bên trong ra, không xử dụng tài năng sáng tạo của chính mình, thì rất là mệt mỏi. Vì vậy mọi công việc trong thế giới này làm chúng ta mệt mỏi; bất kể được bao nhiêu tiền đi nữa. Tôi nhận thấy như vậy. Không phải quý vị lười biếng; không phải quý vị không muốn làm việc; không phải quý vị không muốn đóng góp; mà là nhiều việc kéo quý vị xuống, làm quý vị kiệt quệ, vì phải làm y như người ta nói, có khi chán ngắt. Đôi khi tôi cảm thấy tội nghiệp cho chính mình, chúng ta không thể như trẻ con được, dù muốn. Đôi khi thực tại, thế giới, chỉ muốn kéo chúng ta trở vào vật chất này, một đời sống rất nặng nề, và chúng ta cảm thấy rất mệt, rất mệt. Mặc dù, đôi khi làm việc có bốn tiếng đồng hồ, mà thấy mệt. Tới hết ngày, chúng ta như đã dùng hết năng lực của mình. Chúng ta cảm thấy căng thẳng hơn, hay phê bình hơn, kiệt sức, dĩ nhiên. Lúc đó chúng ta không thể ngây thơ được nữa. Chúng ta có rất nhiều thành kiến về rất nhiều cái, mà đôi khi không có đúng. Có khi chúng ta biết, nhưng phải trả giá sau này.
Mọi thứ đập vào mặt chúng ta, bảo chúng ta rằng sự việc không tốt, sự việc khó quá, tiền khó kiếm, phải tranh đấu, phải thi đua, phải làm cái này, phải làm cái kia để tiến lên. Có nhiều trường dạy cách trở thành tỷ phú một cách nhanh chóng, cách kiếm tiền mà không phải làm. Thật ra không cần phải như vậy. Chúng ta không cần phải gắng sức với đầu óc nhiều như vậy, mà rán nhớ nguồn cội của sự sáng tạo con người thật chúng ta. Lúc đó chúng ta có thể sáng tạo bất cứ cái gì. Thật ra, năng lượng có thể làm ra đồ vật, thậm chí nó có thể cụ thể hóa đồ vật. Quý vị biết rồi. Ở Tây Tạng, có một vài truyền thống, vài môn phái, họ dạy cách hình dung đồ vật. Quý vị có thể hình dung bất cứ người nào mình muốn, ngay cả tưởng tượng, hoặc có thể chọn một người, tưởng tượng và làm thêm một người nữa. ừ, không cần máy. Không, không cần. Quý vị có thể làm được, bằng trí tưởng tượng, cho tới khi người đó thành thật, sờ thấy được. Đó mới là vấn đề.
Nhưng đó vẫn chưa là đẳng cấp cao nhất. Mọi phép thần thông đều từ đó mà ra. Quý vị có thể tưởng tượng bất cứ cái gì mình muốn, nếu tập trung đủ. Nhưng đây chỉ là một thí dụ. Đôi khi, như một ông thầy bên Ấn Độ, ông ta có thể cụ thể hóa đồ vật và đưa nó cho quý vị từ trong không khí. Không phải ông lừa bịp; thật sự ông làm được. Tối thiểu cũng được một ít tro. Cái này thật sự chưa phải là đẳng cấp siêu đẳng, chúng ta vẫn làm được. Chúng ta có thể làm được biết bao nhiêu nữa, nếu chúng ta trở lại nguồn cội thật sự, tối cao, của đấng sáng tạo ra vạn vật trong vũ trụ, từ con giun nhỏ tới mặt trời to lớn sưởi ấm cả thế giới mà năng lực không bao giờ cạn. Cho nên, thật ra tất cả những cách này, tất cả đều tốt, nhưng nếu chỉ tin cậy vào cái đó mà thôi, chúng ta sẽ khổ. Nhưng người ta thành công. Một số người thành công. Họ biết cách nói chuyện, và nếu họ không biết gì khác hơn để tin cậy, và nếu họ quên Thượng Đế và trí huệ, thì có lẽ họ nên thử cái đó.
Chúng ta có thể thử như thế nếu muốn, nhưng phải nhớ đứa trẻ bên trong là Thượng Đế thật sự. "Trừ phi trở thành trong sạch như trẻ nhỏ, các con không thể tới Thiên Quốc." Nhớ không? Đó giống như nói là chúng ta phải tin cậy mọi thứ vào Thượng Đế. Đó là cách duy nhất có thể cho chúng ta mọi thứ chúng ta muốn. Thật vậy, chúng ta đối mặt với một cái gì đó một cách tự nhiên và nó mang đến cho chúng ta niềm vui và lợi ích. Thậm chí chúng ta không phải làm việc gì hoặc cố gắng gì cả. Cho nên, chúng ta nên trở thành đứa trẻ đó. Không phải đứa trẻ vô trách nhiệm, mà là một đứa trẻ thông minh. Khi có trí huệ, chúng ta trở nên thuần khiết. Vì khi biết mọi thứ rồi thì không có cái gì chúng ta cần phải biết, không một cái gì cần phải tìm hiểu, hoặc không một cái gì muốn biết. Vì thế chúng ta trở thành tự tại. Vì chúng ta ít ra cũng cảm thấy chuyện gì xảy đến cũng được, cái gì cũng okay. Thượng Đế sẽ an bày tất cả. Thượng Đế là vị minh sư trong chúng ta. Thượng Đế chính là chúng ta, là năng lực tạo ra chúng ta từ lúc đầu. Đó là một phần của chúng ta, đó là chúng ta, và mãi mãi sẽ là chúng ta. (Vỗ tay)
Suma Ching Hai khai thị tại trung tâm Los Angeles
Ngày 13 tháng 9, 1997 (Nguyên văn tiếng Anh)
Khi còn trẻ, tôi hay sống về nội tâm. Tôi không nói nhiều như bây giờ, không bao giờ nói chuyện, rất hiếm. Tôi cũng không biết nói gì. Có nhớ tôi đã kể quý vị về bạn bè của chồng tôi không? Họ nói chuyện huyên thuyên, đủ thứ chuyện. Tôi luôn thèm nói được một nửa như vậy với chồng tôi. Như vậy sống động hơn. Nhưng thường thường tôi không nói. Tôi không biết nói gì. ừ, tôi thay đổi quá, thật sự thành một người khác rồi. Không biết sao nhưng mọi thứ thay đổi.
Thậm chí những người quen biết hồi xưa, khi tôi còn lăng xăng trong mấy đạo tràng bên Ấn Độ, họ cũng ngạc nhiên thấy tôi nói nhiều như vậy. Khi họ thấy quý vị in những bài nói chuyện của tôi trong báo, có khi vô tình đọc được, hoặc có người nào đó cho họ cuộn băng, họ ngạc nhiên quá. Họ nói: "Chúa ơi! Cô này mà nói hả?" Vì khi tôi còn đi lung tung ở Hy Mã Lạp Sơn hoặc những đạo tràng khác bên Ấn Độ gì đó, hiếm khi tôi nói chuyện với người ta. Bạn thân cũng không có. Lúc nào cũng yên lặng, rất, rất là yên lặng và rất là nhút nhát với người khác, nhút nhát trước công chúng. Thành ra, tôi không biết, Thượng Đế đã thay đổi con người tôi, thật như vậy. Ngài đã thay đổi tôi hoàn toàn, thành một người khác. Hồi trước tôi không bao giờ nói như vầy, không bao giờ biết cách nói. Thật sự là không nói được. Không bao giờ. Chính tôi cũng ngạc nhiên.
Cho nên, Thượng Đế thay đổi chúng ta như vậy đó, nếu chúng ta cứ để nó tự nhiên, hoàn toàn tin tưởng vào Chúa, vào Thượng Đế, hoặc vào Đức Phật thì mọi chuyện sẽ được an bày theo đúng cách. Chúng ta phải như con nít mới được. Đừng quên đứa bé bên trong quý vị. Lúc nào nó cũng có đó, khi nào gọi, nó sẽ ra. Nó ló ra. Đó là bản tính của Thượng Đế. Đó là bản tính của sự trong sạch. Chúng ta không nên lo lắng nhiều quá. Không nên tính toán nhiều quá -- "Nếu làm cái này thì mình được trả lại cái gì?" Đứa trẻ không làm vậy. Đứa trẻ không bao giờ lo lắng cho ngày mai.
Trong Kinh Thánh cũng nói như vậy. "Đừng lo ngày mai. Lo cho hôm nay là đủ rồi. Hãy nhìn hoa bách hợp ngoài đồng, chúng mọc như thế nào. Ngay cả cọng cỏ, Thượng Đế cũng chăm sóc cho chúng. Sao Thượng Đế lại không chăm sóc cho quý vị?" Nhưng đa số chúng ta không thể trở thành như trẻ con được. Vì thế chúng ta có nhiều phiền não, nhiều khó khăn. Cho dù chúng ta được như trẻ con, họ hàng thân bằng quyến thuộc chúng ta không như trẻ con, điều đó cũng gây rắc rối, kéo chúng ta trở vào thế giới nhạt nhẽo, đôi khi muốn ngộp thở. Không như trẻ con, sống với nhau rất khó.
Như trẻ con không có nghĩa là thiếu trách nhiệm hoặc không làm những gì phải làm. Mà làm một cách hoàn toàn thích thú và không đòi hỏi. Biết Thượng Đế là như vậy đó. Chúng ta không nên lo nghĩ gì cả. Ngài tạo ra cả vũ trụ này, trong bảy ngày, nhưng bừa bộn quá! (Sư Phụ và mọi người cười) Đừng mách nghe! Cái này chỉ là nói giỡn giữa chúng ta thôi. Có lẽ Ngài nên làm lâu hơn. Ngài giống như con nít, làm nhiều một cách vội vàng, tạo dựng vạn vật một cách mau lẹ như vậy. Cho nên, bây giờ chúng ta phải sửa chữa nó một tí. Không sao. Thật ra, Ngài cố tình làm vậy. Bởi vì, giả sử Thượng Đế làm mọi thứ quá hoàn hảo, còn gì cho chúng ta làm nữa đây, đúng không? Rồi chúng ta lại càng chán hơn nữa, đúng không? Không có xi nê để coi. ừ, không có canh để ăn. Mọi người không bao giờ đói hay khát, không cần tiêu khiển, không cần chạm trổ, hội họa, hoặc làm tác phẩm nghệ thuật nào, bởi vì mọi thứ đã có đó rồi, hoàn hảo rồi, và chúng ta không cần phải làm gì cả.
Đúng vậy, trong vũ trụ đã có mọi thứ rồi. Mọi vật đã hoàn mỹ rồi. Nhưng đôi khi chúng ta cố tình không để ý, đóng bức màn giữa chúng ta và sự hoàn mỹ, để thấy những chỗ thiếu sót, chỗ hư hỏng, cái gì đó không hoàn mỹ để chúng ta tạo cái mới, hoặc hoàn mỹ hóa nó, thành giống như nguyên mẫu từ Thượng Đế. Vì vậy, chúng ta có tiêu chuẩn của loài người, nếu không, chúng ta không cần, thật vậy.
Nhiều khi quý vị nhập định, đi vào trạng thái trẻ con như tôi đã nói, trạng thái trẻ con thật sự, như thiên thần, như Thượng Đế, hoàn toàn thích thú trong sự hiện hữu đó, chỉ có sự hiện hữu trong lúc đó, chúng ta thật sự biết mọi thứ là hoàn mỹ. Lúc đó, chúng ta muốn cái gì cũng có và chúng ta không bao giờ muốn điều gì trong trạng thái như vậy. Quý vị nhớ những lần nhập định, rất là thích.
Làm Mà Không Làm
Quả đúng là những người có trí huệ, tọa thiền, tính như trẻ con, họ giao phó mọi thứ vào Thượng Đế, và công chuyện trôi qua như gió thoảng, như mặt trời mọc, mặt trời lặn. Không cần cố gắng, thật vậy. Thí dụ, những người họa sĩ, chuyên gia, họ mất mấy ngày, mấy tuần lễ mới xong một bức tranh, và tôi làm xong trong vài tiếng đồng hồ, có khi nửa tiếng, tùy theo. Tôi chưa bao giờ học kỹ thuật vẽ nào cả. Ngay cả đọc sách về hội họa cũng không. Mà người ngoài vẫn thích, không phải chỉ chúng ta mà thôi.
Tôi cũng không cố gắng nhiều. Còn những người họa sĩ kia chỉ vẽ được có một kiểu. Đôi khi quý vị thấy gian hàng triển lãm tranh của một người nào đó, nhìn từ đầu tới cuối, phần đông là cùng một kiểu. Chỉ góc cạnh khác nhau thôi. Thí dụ, một người chuyên vẽ rừng cây, có ánh nắng chiếu qua và một cái hồ nhỏ ở dưới. Thì họ làm như vậy hoài. Có thể là một góc khác từ chỗ này, họ cắt hồ nước ra làm những mảnh khác nhau, và trong một bức tranh, họ vẽ vào hình mảnh phía trái, trong một bức khác, họ vẽ vào mảnh phía phải, và trong một bức khác, họ cho vào miếng giữa, v..v... Khi nhìn một cái, thậm chí tôi không cần nhìn chữ ký cũng biết đó là hình của người đó. Tôi không nói là họa sĩ nào cũng vậy. Họ phải mất rất nhiều thời giờ học vẽ như vậy, và rất nhiều thời giờ mới xong bức tranh. Nhưng hầu hết những họa sĩ là như vậy.
Tôi không cần phải như vậy. Tôi có thể vẽ cùng một thứ, nhưng không bao giờ tôi muốn. Vẽ một bức hình là đủ chán rồi. Làm lại giống vậy nữa, tôi không thể nào làm vậy được. Tưởng tượng suốt đời lúc nào cũng vẽ đa số cùng những thứ đó. Thậm chí còn mất rất nhiều thời giờ, với tất cả tài năng chuyên môn, kinh nghiệm trong ngành như vậy. Điều đó tôi cũng bái luôn. Người ta thật là kiên nhẫn, thật là chịu đựng. Tôi không làm vậy được. Tôi sẽ chán đến phát khóc được. Thế mà họ cũng không được tiền.
Nhưng điều này khác hẳn. Đó là kỹ thuật và biết cách. Còn tranh của tôi là tự nhiên, như trẻ thơ, và tôi vẽ hoàn toàn vì thích. Tôi không nghĩ tới sự kiếm tiền hoặc làm hài lòng người coi. Trong đầu tôi lúc đó không có ai khác và tôi không có ý là sẽ vẽ cái gì kế tiếp, không có một tư tưởng hoặc vật nào cố định. Tôi chỉ vẽ như tôi muốn, như tôi cảm thấy lúc đó. Nó thật dễ chịu. Mỗi khi xong một bức tranh, trông dở, tôi vẫn thích nhìn nó mấy ngày, tới khi sơn tự nó khô hẳn. Đôi khi đi khỏi, tôi vẫn nhớ. Tôi muốn trở lại nhìn nó. Bây giờ trưởng thành hơn một chút, tôi không nhớ những cái nhỏ nhặt đó nữa. Nhưng hồi đó tôi hay nhớ mấy bức tranh của tôi. Tin không chứ? Không biết những họa sĩ khác có nhớ tranh của họ không. Có lẽ đối với quý vị nó không có ý nghĩa gì nhiều lắm, vì quý vị có những ý nghĩ khác về nghệ thuật. Mỗi người mỗi khác, dĩ nhiên. Nhưng lúc đó, khi tôi mới bắt đầu vẽ tranh, dù quý vị thấy dở cách mấy, nó cũng có ý nghĩa gì đó đối với tôi, vì tôi rất sung sướng lúc vẽ nó, và hoàn toàn thích thú thấy nó hình thành. Cho nên, tôi không cố gắng gì cả, thật đó.
Hoặc có khi tôi cố gắng. Tôi kể quý vị nghe cái làm tôi nhức đầu. Khi tôi họa các bức tranh, vẽ tả chân, hay vẽ sống thực, chẳng hạn như vẽ bông hoa hoặc trái cây, làm một phó bản. Lúc đó tôi thấy mệt. Tôi nghĩ bụng: Lạy Chúa! Thảo nào họa sĩ tính nhiều tiền quá. Vẽ trái cây không đến nỗi nào. Nhưng bông hoa rất là khó. Tôi tưởng dễ; để bông chỗ này, trông có vẻ dễ lắm; tôi sẽ vẽ cho vui. ồ! Không vui gì cả. Không vui như lúc vẽ theo trí sáng tạo của riêng tôi. Sáng chế ra cái gì đó thì tự do hơn. Tôi thích hơn. Nhưng khi bắt đầu vào việc, thì tôi phải làm cho xong. ồ! Làm xong bức vẽ, ồ, không thể tưởng tượng nổi. Tôi không biết những họa sĩ khác thích thế nào, bởi vì nếu phải vẽ sao lại cái gì đó, cảm hứng không còn đó nữa. Tôi phải để ý tới từng chi tiết nhỏ của cái bông mà vẫn không vẽ được giống thật. Nhưng tranh của tôi khá hơn. Bởi vì dầu sao nét vẽ của tôi cũng có một chút cách mạng trong đó. Tôi không muốn vẽ y trang như cái bông đó, mà tôi muốn diễn tả một cái gì đó qua cái bông đó, như vậy ít nhất cái cảm hứng đó, động cơ đó sẽ giúp tôi dễ chịu hơn một chút, nếu không tôi không bao giờ sơn được như vậy nữa. Vẽ bông hoa rất khó. Không ngờ nó khó dữ vậy. Khi quý vị thấy Van Gogh hay gì đó với bông mặt trời này nọ, đừng tưởng dễ. Trông nó dễ, nhưng không dễ đâu. Không dễ. Có lẽ đối với ông ta nó dễ; tôi không biết, vì họ quen vẽ sao lại.
Bây giờ tôi biết tại sao những gì không phải là nguyên bản làm chúng ta mệt. Vì vậy thế giới này làm chúng ta mệt, vì nó không phải là gốc. Nó là hình bóng của cái có thật. Cho nên chúng ta phải làm việc theo phép tắc, luật lệ. Vì vậy nó làm chúng ta mệt. Vì vậy lái xe làm tôi mệt, vì nó giống như bản sao vậy. Tôi không thể làm những gì tôi muốn. Tôi phải làm y trang như vậy. Bây giờ không sao, nhưng vì vậy mà tôi không tài giỏi.
Mỗi lần thuyết pháp, tôi chỉ có thể nói một cách tự nhiên như bây giờ; vậy thì không sao. Nhưng nếu tôi phải nghĩ và thảo trước bài nói chuyện, trời ơi là trời, khó không thể tưởng được. Ở trường tôi viết luận văn không dở lắm. Luôn luôn được hạng nhất. Tôi viết được, nhưng không bao giờ tôi muốn. Ngoại trừ trong trường, khi còn trẻ, bắt buộc phải làm. Tôi làm được, rất dễ, bất cứ lúc nào. Nếu phải tả cái gì đó hoặc một dịp nào đó, thì không sao. Nhưng khi phải tả Thượng Đế, phải nghĩ trước, Thượng Đế như thế nào. Khi tôi ở Âu Châu, thật khó khăn cho tôi biết mấy khi phải thảo trước một nói chuyện tại Đức hay tại Pháp. Nhất là đã lâu tôi không nói ngôn ngữ đó, thật là nhức đầu. Ngay cả nếu phải viết bằng tiếng Anh tôi cũng thấy kỳ cục. Cảm thấy giả tạo, không thật.
Diễn Đạt Khả Năng Sáng Tạo Với Một Tâm Trẻ Thơ
Vì nguồn gốc chúng ta là tạo hóa, là một tia của năng lực sáng tạo và của đấng thiêng liêng. Cho nên, bất cứ cái gì ép chúng ta phải theo phép tắc luật lệ, làm giống một người nào, bắt chước, chúng ta không thích. Giống như cái máy, máy sao bản. Cho nên, nếu chúng ta không có năng lực sáng tạo bẩm sinh từ bên trong ra, không xử dụng tài năng sáng tạo của chính mình, thì rất là mệt mỏi. Vì vậy mọi công việc trong thế giới này làm chúng ta mệt mỏi; bất kể được bao nhiêu tiền đi nữa. Tôi nhận thấy như vậy. Không phải quý vị lười biếng; không phải quý vị không muốn làm việc; không phải quý vị không muốn đóng góp; mà là nhiều việc kéo quý vị xuống, làm quý vị kiệt quệ, vì phải làm y như người ta nói, có khi chán ngắt. Đôi khi tôi cảm thấy tội nghiệp cho chính mình, chúng ta không thể như trẻ con được, dù muốn. Đôi khi thực tại, thế giới, chỉ muốn kéo chúng ta trở vào vật chất này, một đời sống rất nặng nề, và chúng ta cảm thấy rất mệt, rất mệt. Mặc dù, đôi khi làm việc có bốn tiếng đồng hồ, mà thấy mệt. Tới hết ngày, chúng ta như đã dùng hết năng lực của mình. Chúng ta cảm thấy căng thẳng hơn, hay phê bình hơn, kiệt sức, dĩ nhiên. Lúc đó chúng ta không thể ngây thơ được nữa. Chúng ta có rất nhiều thành kiến về rất nhiều cái, mà đôi khi không có đúng. Có khi chúng ta biết, nhưng phải trả giá sau này.
Mọi thứ đập vào mặt chúng ta, bảo chúng ta rằng sự việc không tốt, sự việc khó quá, tiền khó kiếm, phải tranh đấu, phải thi đua, phải làm cái này, phải làm cái kia để tiến lên. Có nhiều trường dạy cách trở thành tỷ phú một cách nhanh chóng, cách kiếm tiền mà không phải làm. Thật ra không cần phải như vậy. Chúng ta không cần phải gắng sức với đầu óc nhiều như vậy, mà rán nhớ nguồn cội của sự sáng tạo con người thật chúng ta. Lúc đó chúng ta có thể sáng tạo bất cứ cái gì. Thật ra, năng lượng có thể làm ra đồ vật, thậm chí nó có thể cụ thể hóa đồ vật. Quý vị biết rồi. Ở Tây Tạng, có một vài truyền thống, vài môn phái, họ dạy cách hình dung đồ vật. Quý vị có thể hình dung bất cứ người nào mình muốn, ngay cả tưởng tượng, hoặc có thể chọn một người, tưởng tượng và làm thêm một người nữa. ừ, không cần máy. Không, không cần. Quý vị có thể làm được, bằng trí tưởng tượng, cho tới khi người đó thành thật, sờ thấy được. Đó mới là vấn đề.
Nhưng đó vẫn chưa là đẳng cấp cao nhất. Mọi phép thần thông đều từ đó mà ra. Quý vị có thể tưởng tượng bất cứ cái gì mình muốn, nếu tập trung đủ. Nhưng đây chỉ là một thí dụ. Đôi khi, như một ông thầy bên Ấn Độ, ông ta có thể cụ thể hóa đồ vật và đưa nó cho quý vị từ trong không khí. Không phải ông lừa bịp; thật sự ông làm được. Tối thiểu cũng được một ít tro. Cái này thật sự chưa phải là đẳng cấp siêu đẳng, chúng ta vẫn làm được. Chúng ta có thể làm được biết bao nhiêu nữa, nếu chúng ta trở lại nguồn cội thật sự, tối cao, của đấng sáng tạo ra vạn vật trong vũ trụ, từ con giun nhỏ tới mặt trời to lớn sưởi ấm cả thế giới mà năng lực không bao giờ cạn. Cho nên, thật ra tất cả những cách này, tất cả đều tốt, nhưng nếu chỉ tin cậy vào cái đó mà thôi, chúng ta sẽ khổ. Nhưng người ta thành công. Một số người thành công. Họ biết cách nói chuyện, và nếu họ không biết gì khác hơn để tin cậy, và nếu họ quên Thượng Đế và trí huệ, thì có lẽ họ nên thử cái đó.
Chúng ta có thể thử như thế nếu muốn, nhưng phải nhớ đứa trẻ bên trong là Thượng Đế thật sự. "Trừ phi trở thành trong sạch như trẻ nhỏ, các con không thể tới Thiên Quốc." Nhớ không? Đó giống như nói là chúng ta phải tin cậy mọi thứ vào Thượng Đế. Đó là cách duy nhất có thể cho chúng ta mọi thứ chúng ta muốn. Thật vậy, chúng ta đối mặt với một cái gì đó một cách tự nhiên và nó mang đến cho chúng ta niềm vui và lợi ích. Thậm chí chúng ta không phải làm việc gì hoặc cố gắng gì cả. Cho nên, chúng ta nên trở thành đứa trẻ đó. Không phải đứa trẻ vô trách nhiệm, mà là một đứa trẻ thông minh. Khi có trí huệ, chúng ta trở nên thuần khiết. Vì khi biết mọi thứ rồi thì không có cái gì chúng ta cần phải biết, không một cái gì cần phải tìm hiểu, hoặc không một cái gì muốn biết. Vì thế chúng ta trở thành tự tại. Vì chúng ta ít ra cũng cảm thấy chuyện gì xảy đến cũng được, cái gì cũng okay. Thượng Đế sẽ an bày tất cả. Thượng Đế là vị minh sư trong chúng ta. Thượng Đế chính là chúng ta, là năng lực tạo ra chúng ta từ lúc đầu. Đó là một phần của chúng ta, đó là chúng ta, và mãi mãi sẽ là chúng ta. (Vỗ tay)