PDA

View Full Version : Càn Long Hạ Giang Nam



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 [40] 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65

Nhím Hoàng Kim
08-18-2007, 11:09 AM
Hồi 40
Dương Châu thành, Tuần phủ định án
Kim Huê phủ, Thiên tử cứu dân

Lúc ấy Lưu Kỳ hối quân dọn bàn hương án ra quì xuống mà đọc thánh chỉ rằng :

Từ trẩm dạo chơi Giang Nam, cố ý xét việc dân tình, trừ đứa hung bạo, giúp kẽ thiện lương. Nay trẩm đi tới Thiện Bá trấn thuộc phủ Dương Châu , thấy có con của Diệp Hồng Cơ là Diệp Chấn Thinh lòng toan báo cừu, gồm chiếm một cỏi, gian ác khác thường, lại còn giao thương với bọn sơn tặc, lập riêng một nhà thâu thuế tại cầu Thượng Quan mà thâu của dân, lòng trẩm rất giận đến dốt nhà ấy, rồi tới tại nhà Sài Vận Tòng mà ở, Diệp Chấn Thinh lại đem vài ngàn lâu la vây nhà Sài Vận Tòng mà bắt trẩm, nhờ có Sài Ngọc xông vây, thoát ra báo với Trần Tường và Trâu Văn Thạnh thì hai người ấy nhóm hết binh mã trong bốn dinh, đem binh cứu giá mà trừ bọn ấy. Nay trẩm truyền lời chiếu nầy cho Lưu Kỳ đặng rỏ : Phải cho Sai Vận Tòng phục y cựu chức và truyền cho quan Tuần phủ Giang Nam là Trang Hửu Cung khiến phải tịch hết gia sản của Diệp Chấn Thinh mà ban thưởng cho quân bị cướp giật trong lúc ấy, còn các quan văn võ có công cứu giá thì tùy theo bực mà cho gia tăng tam cấp.

Lưu Kỳ đọc tờ chiếu rồi thì mời Sài Vận Tòng ngồi rồi nói rằng :

- Sài tiên sanh đả đặng phục chức thì tôi cũng có lòng mầng. Vậy chớ Thánh thượng đến nhà tiên sanh ngày nào, xin tiên sinh thuật rõ sự tích.

Sài Vận Tòng thuật hết đầu đuôi cho Lưu Kỳ nghe.

Lưu Kỳ than thở một hồi rồi hối Sài vận Tòng trở lại Hàn Lâm viện mà lãnh việc.

Rồi đó Lưu kỳ làm một tờ tư sai người đến giao cho quan Tuần phũ Giang Nam là Trang Hữu Cung.

Trang Hữu Cung chiếu theo tờ tư ấy mà thi hành.

Nói về phủ Kim Huê thuộc tỉnh Tích giang, có một người khách thương tên là Lý Mộ Nghĩa, quê ở Quảng châu thuộc tỉnh Quảng Đông đem của đến phủ Kim Huê lập tiệm buôn bán đã ba mươi năm, có cưới một người vợ và một người hầu, sanh đặng một đứa con trai và một đứa con gái.

Lý Mộ Nghĩa nầy tánh ưa làm lành, lòng ham bố thí, thường hay tế hiểm phò nguy, lân bần truất lão, như có việc gì phải nghĩa, tuy tốn ngàn vàng cũng không biết tiếc. Vì vậy cho nên người trong xứ ấy, tự bé chí lớn, ai cũng đem lòng kính mến, danh dự càng ngày càng cao. Ngày kia Mộ Nghĩa nghĩ rằng :

- Con người ở đời việc sống thác như ngựa qua cửa sổ, nếu ta không lo kinh dinh cho lớn thì biết chừng nào mới về quê quán mà an hưởng thanh nhàn đặng. Người xưa có nói : Phú quí bất qui cố hương, cũng như cẩm y dạ hành, lời ấy rất nên có lý.

Nghĩ đến điều ấy lòng rất phấn chấn lo việc buôn lớn, bèn cậy những người tri kỷ đến xin quan trên cho mình lập một tiệm lớn , buôn bán hàng hóa phương Tây. Trong lúc khai trương, thân bằng cố hữu cung hỉ, thiên hạ rất nhiều. Chẳng dè Lý Mộ Nghĩa thời vận bất kháng, từ lúc mua đặng hàng hóa phương Tây, mua vô thì có, bán ra thì không, túng phải bán rẽ bỏ vốn, lại thêm sở phí nhựt dụng rất nhiều cho nên mới có hai năm mà đã lỗ hơn hai muôn lượng.

Lúc ấy Lý Mộ Nghĩa lòng sợ hư hết sự nghiệp cho nên buồn rầu lo lắng hằng ngày. Khi đương buồn rầu, kế thấy có Trương viên ngoại đến viếng.

Lý Mộ Nghĩa lật đật rước vào và hỏi rằng :

- Cách mặt đã lâu những hằng hoài vọng, ngày nay tới đây có việc chi chăng ?

Trương viên ngoại nói :

- Từ ngày cách nhau đến nay đã hai năm trường, tưởng khi việc thương mải của anh chàng đà thạnh vượng , còn tôi ở Kinh sư đã hai năm nay, bây giờ mới về thăm nhà, cho nên phải đến viếng anh, vậy chớ anh có việc chi mà diện đái sầu dung như vậy?

Lý Mộ Nghĩa tỏ thuật việc mình cho Trương viên ngoại nghe.

Trương viên ngoại nói :

- Việc ấy cũng là việc rối, nếu để lâu ngày ắt gở không ra, bây giờ phải tính toán sỗ sách cho biết lời lỗ bao nhiêu, rồi sẽ tính qua nghề khác làm ăn.

Lý Mộ Nghĩa nói :

- Lòng tôi bối rối tính nữa không đặng, anh có phương chi xin giúp em với. Vã lại bây giờ đây, nếu muốn tính sang nghề khác thì cũng không vốn mà làm, nhơn huynh như có lòng thương, tư trợ bạc vốn thì ơn ấy cảm đội ngàn ngày.

Trương viên ngoại nói :

- Tôi có một ngươi tri kỷ là Trần Kiển Thăng mua đặng thuế muối, những sức làm không nỗi, cho nên ý muốn kiếm người hiệp cổ làm việc ấy. Nếu nhơn huynh đồng tâm hiệp ý tính việc buôn bán với người ấy, ngày sau ắt có lời nhiều, vậy nhơn huynh bằng lòng hay chăng ?

Lý Mộ Nghĩa nói :

- Nhờ có nhơn huynh chỉ bảo, lời rất cám ơn, nếu tôi làm nên việc đặng, ơn ấy ngày sau sẽ đền.

Trương viên ngoại nói :

- Tôi với anh là người tri kỷ, lấy điều tình nghĩa làm bạn với nhau thì cũng như anh em ruột, lựa phải nói chuyện đền ơn làm gì . Qua dến ngày mai Trần Kiễn Thăng tới đây rồi sẽ diện nghị.

Nói rồi liền từ giả ra về.

Nguyên Trương viên ngoại nầy tên là Lộc Thành vốn người ở phủ Kim Huê, của cải hơn vài trăm muôn, buôn bán quen biết với Lý Mộ Nghĩa đã hơn mười năm. Nay thấy Lý Mộ Nghĩa bị lỗ , cho nên mách bảo việc ấy giúp nhau.

Ngày thứ Trương viên ngoại dắt Trần Kiển Thăng đến nhà Lý Mộ Nghĩa đàm đạo việc ấy, tính ra một người phải tậu năm chục muôn lượng thì mới đủ dùng.

Lý Mộ Nghĩa không có bạc vốn, cho nên phải vay của Trương viền ngoại mà hùn.

Từ ấy Lý Mộ Nghĩa thôi nghề buôn bán hàng hóa phương Tây mà theo nghề muối.

Qua năm sau Lý Mộ Nghĩa gã con gái cho Tư mả Thoại Long , vốn là Võ cử xuất thân, cho nên con trai là Lý Lưu Phương học đặng võ nghệ. Kế là gặp khoa thi võ, Lý Lưu Phương từ giã phụ thân trở về Quảng Đông ứng thí.

Cuộc thi xong rồi Lý Lưu Phương đậu đặng Võ cử thứ mười ba có tờ báo thiệp về nhà, mẹ con mừng rỡ hết sức, bèn làm thơ sai Lý Hưng đem qua Tích giang mà báo hỉ.

Nói về Lý Mộ Nghĩa, Trần Kiển Thăng chung vốn buôn nghề muối, chẳng dè mấy năm ấy muối lậu rất nhiều cho nên việc buôn bán phải lỗ , hai người thấy vậy thương nghị với nhau rằng :

- Chúng ta chung vốn với nhau làm nghề buôn nầy ngở là vốn lớn thì đặng lời to, chẳng dè đã hai năm nay, lời đâu không thấy, lại thêm lỗ vốn, nếu mình không tính cho sớm để chờ lâu năm, ắt là vốn phải hết.

Trần Kiển Thăng than rằng :

- Thuở nay tôi ngở nghề nầy là lời, bây giờ mới biết là nghề nầy không khá, chi bằng tính phứt chia hùn cho rồi.

Bèn tính sổ minh bạch một người lổ hơn ba mươi muôn, còn lại đồ đạc trong tiệm thì chia hai ra đem về nhà.

Trong lúc chia hùn vừa xong, kế có gia nhơn là Lý Hưng chạy đến báo hỉ , nói :

- Lý Lưu Phương đã đậu Võ cữ thứ mười ba.

Rồi trao gia thơ cho Lý Mộ Nghĩa xem.

Lý Mộ Nghĩa đương lúc buồn rầu mà gặp đặng tin lành thì cũng không mừng chi lắm.

Vì đương lo rầu về việc thiếu nợ của Trương Lộc Thành không biết lấy chi trả, bởi vậy cho nên lo rầu quá , bõ ăn bỏ ngủ, lâu ngày sanh ra chứng bịnh xây xẩm.

Lý Mộ Nghĩa phần lo rầu , phần thì đau, đau chừng nào thêm rầu chừng nấy, rầu chừng nào thêm đau chừng nấy, cho nên bịnh thế càng ngày càng thêm trầm trọng.

Bèn sai gia nhơn là Lý Hưng trở về Quảng Đông, khiến Lý Lưu Phương phải qua Tích giang lập tức.

Lý Hưng lảnh mạng đi ngày đi đêm trở về Quãng Đông.

Tới nơi, tỏ bày sự cớ cho mẹ con Lý Lưu Phương nghe.

Lý Lưu Phương thất kinh lật đật mướn đò đi với mẹ mình là Châu thị , vợ mình là Đào thị thẳng qua Tích giang.

Trong lúc ra đi Lý Lưu Phương dặn chủ đò rằng :

- Tôi có việc gấp muốn đi cho mau, ấy vậy chú phải nói của thủy thủ khiến nó chèo chống hết lực, đến chừng tôi lên bờ , tôi sẽ thưởng thêm tiền rượu. Còn việc đêm hôm, xin chủ gia ý đề phòng dụng tâm hộ vệ, miển là tới nơi tới chốn, lòng tôi không quản giá cả ít nhiều.

Chủ đò và các thuỹ thủ đều có lòng mừng, bèn ráng sức đi ngày đi đêm bất luận nước xuôi nước ngược. Đến chung thuyền tới Kim Huê phủ, Lý Lưu Phương khiến Lý Hưng đi trước thông tin cho Lý Mộ Nghĩa hay.

Lý Mộ Nghĩa nghe có vợ con tới viếng, thì lòng rất mầng, căn bịnh mười phần cũng giảm đặng ba, lật đật ngồi dậy mà chờ.

Chẳng bao lâu Lý Lưu Phương vào cửa quì mọp trước mặt Lý Mộ Nghĩa mà khóc rằng :

- Con thiệt là đứa bất hiếu, bỏ việc thần tỉnh mộ khang, cho nên phụ thân hoài vọng mà sanh bịnh.

Còn Châu thị thấy chồng đau ốm như vậy thì cũng khóc ròng.

Lý Mộ Nghĩa nói :

- Từ khi cha nghe con đậu võ eữ thì cha cũng có lòng mừng , nhưng đương lúc buồn rầu về việc lỗ lả thiếu nợ của Trương viên ngoại, cho nên lòng không lấy làm chi vui. Con ôi ! Cha vì lo lắng về việc nợ nần mà mang bịnh hoạn, ngày nay vợ chồng, cha con ta đoàn viên, cha có lòng mầng, bịnh thế như hết , ấy cũng là nhờ trời xuống phước cho cha đó.

Vợ chồng cha con vầy tiệc ăn uống cùng nhau cho đến chiều tối mới mản.

Nói về Trương viên ngoại từ lúc cho Lý Mộ Nghĩa và Trần Kiển Thăng vay bạc xong rồi thì cũng trở lại Kinh sư mà coi việc cho vay như cũ.

Tháng ngày thấm thoát tính đã hơn hai năm, Trương viên ngoại một là nhớ tưởng quê hương, hai là không biết việc buôn của Lý Mộ Nghĩa thể nào. Vì vậy cho nên giao việc cho người trong tiệm , đi với vài tên gia đinh, mướn đò trở về Tích giang. Tới nhà thăm các thân tộc xong rồi mới đi thăm Lý Mộ Nghĩa.

Đến nhà thấy Lý Mộ Nghĩa hình dung tiều tụy, thất kinh liền hỏi rằng :

- Nhơn huynh nhiễm lấy bịnh chi mà đến nỗi ốm o như thế ?

Lý Mộ Nghĩa tỏ thuật việc mình cho Trương viên ngoại nghe.

Trương viên ngoại nói :

- Nhơn huynh có bịnh trong mình thì phải tịnh dưởng cho lắm, xin chớ lo lắm mà hao tổn tinh thần. Trước kia cũng bởi nhơn huynh lo rầu thái quá, cho nên mới có bịnh nầy bây giờ phải bớt lo lắng, đặng mà uống thuốc thì bịnh mới lành.

Ban đầu nói dễ như vậy, đến chừng đàm đạo giây lâu , Trương viên ngoại lại hỏi Lý Mộ Nghĩa rằng :

- Số tiền nhơn huynh đa vay của tôi năm trước , bây giờ tôi có việc dùng, xin nhơn huynh tính hết và vốn và lời mà trả lại.

Lý Mộ Nghĩa nghe nói như vậy lòng rất buồn rầu không biết trả lời thế nào.

Trương viên ngoại thấy Lý Mộ Nghĩa làm thinh thì nghĩ thầm rằng :

- Số bạc nhiều lắm nếu mình ép va trã hết một lần thì không nỗi, chi bằng cho va phân kỳ trả lần thì hay hơn.

Nghỉ như vậy bèn hỏi nữa rằng :

- Trả nổi hay không nhơn huynh phải nói, sao lại làm thinh như vậy kìa. Vã tôi với nhơn huynh là ngươi tín cậy nhau lắm, cho nên mới dám cho vay đến số bạc ấy, bây giờ quá ngày quá tháng, sao lại không trả ít nhiều mà cũng không thèm nói một tiếng phải quấy.

Lý Mộ Nghĩa nghe nói như vậy lòng rất hổ ngươi lật đật đáp rằng :

- Nhơn huynh trách tôi như vậy thiệt cũng phải lắm , nhưng mà lòng tôi chẳng phải muốn đoạt của ấy, ngặt vì bị việc lỗ lả cho nên mới phải chịu lỳ, chớ tôi cũng biết ăn ở như vậy thiệt là vong ân bội nghĩa, thất tín vô tình, lòng rất hổ thẹn, vậy xin nhơn huynh đình lại cho tôi ít tháng, đặng tôi biến mải điền viên bên Quảng Đông mà trả nợ ấy.

Trương viên ngoại nghe bấy nhiêu lời cũng có lòng thương, bèn nói lại rằng :

- Thôi, tôi cũng tính rộng để cho nhơn huynh phân ra làm ba lần mà trả.

Lý Mộ Nghĩa nói :

- Như vậy thì ơn biết bao nhiêu.

Trương viên ngoại phân kỳ chắc chắn, rồi mới từ giả ra về.

Khi Trương viên ngoại về rồi thì Lý Mộ nghĩa thuật rõ các điều Trương viên ngoại trọng nghĩa khinh tài cho vợ con nghe, rồi lại nói với vợ rằng :

- Thế nầy ta phải trở về Quãng Đông, biến mải điền viên mà trả nợ ấy.

Lý Lưu Phương nói :

- Lời cha nói rất phải, Trương viên ngoại là có lòng rộng, nếu mình không tính cho sớm, ắt phải mang tiếng vong ân.

Châu thị cũng bằng lòng.

Rạng ngày Lý Lưu Phương tính hết gia sãn điền viên thì trả cũng không đủ số bạc ấy, ý muốn than thở với cha, nhưng mà sợ cha buồn rầu sanh bịnh, nên không dám nói rành điều ấy, cứ làm mặt vui mà an ủi cha mình, khiến phải an dưỡng tinh thần cho mau mạnh đặng có trở về Quảng Đông mà tính việc ấy.

Cách vài tháng, Lý Mộ Nghĩa lành mạnh như thường, lòng e Trương viên ngoại đến nhà đòi hỏi, cho nên thúc hối gia đinh tom góp hành lý, mướn đò trở về Quảng Đông.

Lý Mộ Nghia đi cũng đã lâu, Trương viên ngoại đến nhà đòi hỏi nợ ấy, Lý Lưu Phương thưa với Trương viên ngoại rằng :

- Cha tôi trở về Quảng Đông hổm rày đã lâu, chẳng biết cớ gì không thấy tin tức chi hết, lòng tôi lo sợ, một là cha tôi đi đường cầm lấy phong sương mà bịnh trở lại. Hai là biến mãi sự nghiệp chưa đặng, cho nên trể nải ngày giờ, ấy vậy cúi xin thế bá thương tình để nán ít ngày, chờ cha tôi về, ơn ấy thiệt là rất lớn.

Trương viên ngoại nói :

- Ta có việc gấp cho lên mới đòi, phen này chắc là để hưởn không đặng, khi trước ta cũng vị tình mà cho phân kỳ trả góp, nay đã đến kỳ, còn chưa chịu trã như vậy, thiệt cũng khó nổi vị tình.

Lý Lưu Phương năn nĩ hết sức, Trương viên ngoại suy nghĩ giây lâu, rồi mới nói rằng :

- Thôi, ta cũng ép lòng để một tháng nữa, nếu đến kỳ mà còn sai lời ắt là ta không vị đặng.

Nói rồi liền từ giả ra về.

Lý Lưu Phương bước vô nhà trong, thưa với mẹ rằng :

- Trương viên ngoại đến đòi nợ ấy, tôi đã hẹn thêm một tháng nữa, thì người cũng bằng lòng . Mẹ Ôi ! Nếu đúng kỳ mà không trả nỗi, e khi người chẳng dung tình ắt là sanh khó cho mẹ con ta.

Châu thị nói :

- Con ôi ! Bây giờ vô kế khả thi, ta hãy phú điều họa phước cho trời, nếu va cả giận mà gây dữ, hoặc khi cũng gặp quí nhơn giúp đỡ chớ chẳng không.

Lý Lưu Phương vâng lời mẹ dạy thì cũng an lòng mà chờ đợi.

Tháng ngày thắm thoát, phút đã đúng kỳ, Lý Lưu Phương lòng e Trương viên ngoại đến đó không biết lấy chi mà trả, cho nên buồn bực cả ngày, bèn thương nghị với Châu thị rằng :

- Chẳng nay thì mai Trương viên ngoại đến đòi bạc nữa, chừng ấy con muốn lánh mặt, để mẹ lấy lời ngon ngọt mà hẹn với va, xin va để nán ít ngày, chờ cha về đây sẽ tính, như vậy không biết mẹ có bằng lòng không ?

Châu thị nói :

- Bây giờ vô kế khả thi , tính như con vậy cũng phải.

Lý Lưu Phương rất mầng , bèn từ giả mẩu thân, qua nhà Trần Kiển Thăng mà lánh mặt.

Đúng kỳ Trương viên ngoại trông hoài mà không thấy mặt cha con Lý Mộ Nghĩa thì đa nỗi giận, bèn khiến gia đinh dọn kiệu thẳng tới nhà Lý Mộ Nghĩa mà đòi.

Dến nơi gia đinh của Lý Mộ Nghĩa vào báo với Châu thị rồi ra thưa vói Trương viên ngoại rằng :

- Chủ tôi khiến mời lão gia ngồi chờ một lát, rồi chủ tôi sẽ ra.

Trương viên ngoại nghe nói rằng là có Mộ Nghĩa ở nhà thì lòng rất màng.

Bèn thẳng vào trung đường ngồi đó mà chờ.

Giây lâu không thấy Lý Mộ Nghĩa thì lòng đã sanh nghi, mới hỏi gia đinh ấy rằng :

- Mi đã vào báo nói chủ mi rồi , chủ mi sao còn chưa ra , như vậy thiệt là thất lễ.

Gia đinh thưa ràng :

- Chủ tôi còn ở bên Quảng Đông , cậu tôi chờ hoài không được, nên cũng trở về bên ấy mà thôi thúc.

Trương viên ngoại nói :

- Cớ sao khi nảy mi nói chờ trong giây phút thì chủ mi ra.

- Gia đinh thưa rằng :

- Khi nãy tôi nói chủ tôi đó là chủ mẩu tôi kìa, chớ không phãi là chủ tôi ở bên Quảng Đông về, ấy tại Viên ngoại nghe lầm mà thôi.

Trương viên ngoại làm thinh.

Chưa bao lâu Châu thị bước ra chào hỏi, Trương viên ngoại đáp lễ rồi thuật rỏ các việc mình đã giúp vốn cho Lý Mộ Nghĩa buôn bán, và trách Lý Mộ Nghĩa sao có thất tín nhiều lần.

Châu thị nói :

- Chồng tôi chịu mang danh thất tín đó, quả là một việc bất đắc dĩ. thuở nay đại ca cũng biết, chồng tôi chẳng phải là người lợi kỷ tổn nhơn, rất đỗi buôn bán với người ngoài mà còn không có lòng tham, huống chi ở với anh em bạn thiết, lẻ nào lại có lòng quấy như vậy sao, cúi xin nhơn huynh xét lại. Từ ngày chồng tôi mắc nợ của nhơn huynh thì cũng hết lòng lo lắng mà lo cũng không đặng lại tính bán hết sự sản mà trả, song bán không kịp, cho nên mới chầm trể như vậy. Vậy xin nhơn huynh để nán cho chồng tôi ít ngày , hể bán đặng sự sản thì sẽ trả một lần.

Trương viên ngoại nói :

- Bây giờ tôi không để nữa, nếu không lo trả cho tôi ắt là tôi phải thưa mà xin bán hết sự sãn và tôi tớ trong nhà.

Nói rồi liền phủi đít ra về.

Châu thị lòng rất buồn rầu liền sai gia đinh qua nhà Trần Kiển Thăng mà kêu Lý Lưu Phương về.

Lý Lưu Phương về thấy mẹ ngồi khóc thì hỏi rằng :

- Mẹ nói vói Trương viên ngoại, thời chịu hay không mà mẹ khóc ròng như vậy.

Châu thị thuật rỏ các lời của Trương viên ngoại cho Lý Lưu Phương nghe.

Lý Lưu Phương thở vắn than dài, song cũng không biết kế chi mà định đặng.

Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, từ lúc từ giả các quan nơi Dương châu đi dạo khắp tứ xứ. Ngày ấy đi đến mé sông, Thiên tử khiến Nhựt Thanh mướn đò đi theo lòng sông mà chơi bời.

Thiên tử xem thấy thuyền buôn qua lại rất đông thì có lòng mầng mà nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

- Ngươi hãy kêu chủ đò ra đây đặng ta khiến nó biện dụng rượu thịt mà ăn một bửa.

Châu Nhựt Thanh vâng lời bước ra sau lái mà kêu chủ đò.

Chủ đò ra đến trước mặt Thiên tử hỏi rằng :

- Lão gia kêu tôi có việc chi chăng ?

Thiên tử hỏi :

- Phía bên kia sông cái, thuộc về phủ nào?

Chủ đò thưa rằng :

- Phía bên ấy thuộc phủ Kim Huê, vậy chớ lão gia muốn qua bên ấy hay sao?

Thiên tữ nói :

- Ta muốn qua bên ấy mà xem cho biết, vậy thì ngươi hãy chèo ngang qua đó mà đi lần tới tại phủ Kim Huê còn bây giờ đây phải biện một tiệc rượu cho ta ăn uống mà xem giang biên.

Chủ đò vâng lời, dọn một tiệc rượu cho Thiên tử và Châu Nhựt Thanh ăn uống.

Đến chừng thuyền tới tại phủ Kim Huê.

Thiên tử hối Châu Nhựt Thanh trã tiền đò xong rồi bèn bước lên bờ thì đã nhằm lúc huỳnh hôn rồi.

Châu Nhựt Thanh nói:

- Bây giờ trời tối, đi chơi không vui, xin tìm khách điếm mà an nghĩ rồi mai sẽ nay.

Thiên tử khen phải. Bèn đi thẳng vào thành mà kiếm khách điếm. đi đến chổ kia, thấy có một tấm bảng để bốn chữ : "Liên thăng công quán" lại có để phụ một hàng : Tiếp ngụ vãng lai quan thương.

Thiên tử và Châu Nhựt Thanh bước vào công quán, người trong công quán lật đật tiếp rước mời ngồi và hỏi rằng :

- Nhị vị khách quan quê quán ở đâu tên họ là chi xin cho tôi biết ?

Thiên tử nói :

- Tên tôi là Cao Thiên Tứ, người nầy là Châu Nhựt Thanh, quán ở phủ Thuận Thiên, nghe đồn cho nầy là chốn phồn hoa, cho nên đến xem chơi cho biết. Ở đây có phòng sạch sẽ xin dọn cho tôi nghĩ đở vài ngày.

Người trong công quán nói :

- Có, có.

Bèn dọn một căn phòng sạch sẻ cho Thiên tử ở.

Thiên tử vào phòng xong rồi, lại khiến dọn một bửa cơm cho đủ trân tu mỹ vị, giá cả bao nhiêu cũng được.

Người trong công quán vâng lời.

Lúc ấy Thiên tử nói với Châu Nhựt Thanh rằng :

- Trẩm thấy phòng này sạch sẻ, ý muốn ở lâu, vậy thì ở đây ít ngày, mà xem phong cảnh cho cùng, rồi sẻ đi sang chổ khác.

Châu Nhựt Thanh khen phải.

Kế thấy tửu bảo dọn một mâm cơm đầy những sơn hào hải vị, Thiên tử và Châu Nhựt Thanh ngồi lại ăn uống.

Lúc ấy Châu Nhựt Thanh uống rượu say mèm, nằm ngủ mê man.

Thiên tử ngồi buồn, giở sách ra xem.

Lúc đương xem sách, xảy nghe có tiếng khóc than rất nên thảm thiết nhưng không biết thuộc về hướng nào, bèn để sách xuống, nghiêng tai mà nghe, mới biết là bởi nơi căn nhà khít vách, lóng tai nghe lại cho kỹ thì cũng không rỏ khóc về việc gì.

Qua đến canh hai , nhơn lúc đêm vắng, Thiên tử lóng tai mà nghe. Nghe rồi mở cữa ra.

Người trong quán nỏi rằng :

- Cao lão gia muốn đi đâu vậy?

Thiên tử nói :

- Ta muốn qua nhà cách vách trong giây phút rồi sẽ về.

Nói rồi liền bước qua nhà Lý Mộ Nghĩa mà gỏ cữa.

Gia đinh của Lý Mộ Nghĩa mở cửa rước vào mà hỏi rằng :

- Khách quan đến đây có việc chi chăng ?

Thiên tử nói :

- Ta có việc cần, muốn nói với chủ nhà ngươi.

Gia đinh lật đật dắt vào thơ phòng đặng cho Thiên tử ra mắt Lý Lưu Phương.

Lý Lưu Phương hỏi rằng :

- Khách quan là ai, đến đây làm chi?

Thiên tử nói :

- Tôi là khách ngụ nơi nhà khít vách, vì nghe nhơn huynh khóc than một cách thảm thiết như vậy, lòng rất xốn xang , nằm không an giấc cho nên mới phải qua đây mà an ũi.

Lý Lưu Phương nói :

- Khách quan có lòng thương xót như vậy, tôi rất cám ơn, vậy chớ khách quan tên họ là chi, quê quán đâu xin cho tôi biết ?

Thiên tử noi :

- Tôi Ià Cao Thiên Tứ giúp việc lại Quân Cơ phòng, nơi dinh quan Đại học sĩ là Lưu Kỳ, vậy chớ nhơn huynh lên họ là chi, xin cho tôi rõ.

Lý Lưu Phương nói :

- Tôi là Lý Lưu Phương quê ở Quảng Đông, mới đậu Võ cử khoa nầy, cha tôi là Lý Mộ Nghĩa, lập hảng buôn lớn tại đây đã ba mươi hai năm nay, người người đều biết.

Thiên tử nói :

- Nhơn huynh đậu đặng Võ cữ, lịnh tôn cả lập hảng buôn lớn, như vậy đã giàu lại sang, lẽ thì vui vẽ hằng ngày, cớ gì nhơn huynh lại khóc than lắm vậy?

Lý Lưu Phương tỏ bày các việc cha mình buôn lỗ, đến nổi chủ nợ đòi hỏi ắt ngặt cho Thiên tử nghe.

Thiên tử nói :

- Nhơn huynh chớ rầu , để tôi cho mượn đũ số bạc ấy mà trả. Vậy nhơn huynh cỏ người thân quyến ở đây hay không ?

Lý Lưu Phương nói :

- Duy có một người hùn vốn với cha tôi khi trước tên là Trần Kiển Thăng mà thôi, còn không có thân thích chi hết.

Thiên tử hỏi :

- Trần Kiển Thăng có vốn ước chừng bao nhiêu?

Lý Lưu Phương nói :

- Có vốn ước chừng năm ba muôn lượng mà thôi.

Thiên tử nói :

- Như vậy thì đặng rồi , nhơn huynh hãy đến mượn của Trần Kiển Thăng một muôn năm ngàn lượng đặng trả lại, còn bạc vốn năm mươi muôn lượng đó thì để tôi trả thế chọ Ấy vậy ngày mai tôi với nhơn huynh phải đến tại nhà Trần Kiển Thăng mà nói, coi thử va chịu hay không, rôi sẽ đến tại nha môn Tri phủ Kim Huê trả hết nợ ấy mà lấy giấy. Như việc ấy xong rồi, nhơn huynh phải lai Kinh mà hội thí.

Lý Lưu Phương nghe nói rất mừng lật đật hối gia đinh dọn tiệc thết đãi thiên tử ăn uống cho đến canh ba mới mản tiệc.

Thiên tử từ giã trở về công quán.