PDA

View Full Version : Càn Long Hạ Giang Nam



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 [41] 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65

Nhím Hoàng Kim
08-18-2007, 11:10 AM
Hồi 41
Nhơn Thánh chúa, giận chém gian quan
Văn võ cử đều nhờ đại đức

Ngày thứ Lý Lưu Phương thức dậy qua nhà Liên Thăng công quán mời Thiên tử đi với mình.

Thiên tử hứa chịu , bèn hối Châu Nhựt Thanh sắm sửa để đi với mình thẳng tới nhà Trần Kiển Thăng.

Trần Kiển Thăng tiếp rước mời ngồi và hỏi rằng :

- Vậy chớ hiền điệt dắt người khách quan đến đây có việc chi chăng ?

Lý Lưu Phương nói :

- Ngặt vì món nợ cũa Trương Lộc Thành đòi hỏi rất ngặt, bây giờ va lại đem giấy thưa với quan Tri phủ sở tại rồi , tôi lo hết sức mà cũng vô kế khả thi cho nên than khóc cả ngày cả đêm. Hồi hôm này, may có Cao lão gia đây nghe tiếng tôi khóc , đem lòng thương, chịu cho tôi mượn năm muôn lượng, đặng trả vốn cho Trương Lộc Thành, tuy vậy, tôi cũng còn thiếu một muôn năm ngàn lượng bạc lời, cho nên đến đây xin chú làm ơn cho cha tôi mượn số bạc ấy, đặng trả phứt cho rồi.

Trần Kiển Thăng nói :

- Chẳng phải qua có lòng sợ điều chi, ngặt vì bây giờ bạc không có sẳn.

Thiên tử nói :

- Tôi đây là khách phương xa, còn dám cho mượn năm mươi muôn lượng. Túc hạ là người bạn thiết, hùn hiệp với nhau thuở ấy, nếu không cho mượn bạc ấy thiệt là vô nghĩa vô tình.

Trần Kiển Thăng nói :

- Chẳng phải là tôi không muốn cho mượn, ngặt vì trong nhà không có sẳn, nên không biết làm sao, túc hạ có lòng rộng cho mượn đến năm mươi muôn, còn tại một muôn năm ngàn nữa cũng không bao nhiêu, xin túc hạ làm ơn luôn thể.

Thiên tử nghe nói nổi giận nói rằng :

- Trần Kiển Thăng thiệt đứa tiểu nhân. Thôi, chú đã không chịu cho mượn bạc ấy thì phải tới quan nhận tôi là người bà con, đặng tôi nói rõ sự tình với Tri phủ hẹn đôi ba ngày nữa , chừng ấy tôi sẽ có bạc trả tất.

Trần Kiển Thăng nói :

- Như vậy thì đặng.

Thiên tử lại khiến Lý Lưu Phương về đem gia quyến và các đồ tế nhuyển gởi tại nhà Trần Kiển Thăng.

Lý Lưu Phương nghe theo , trở về thưa lại với mẹ, rồi cũng làm y theo lời ấy.

Gởi gấm xong rồi, Thiên tử nói với Lý Lưu Phương rằng :

- Để ta đến phũ Kim Huê, thám thính coi thử thể nào, rồi sẽ về đây thương nghị.

Nói rồi liền lên kiệu thẳng tới Phũ đường.

Đến nơi nhằm lúc Tri phủ thăng đường.

Thiên tử xuống kiệu thẳng vào nha môn thi lễ ra mắt Tri phủ.

Tri phủ thấy Thiên tử diện mạo thung dung, nghi biểu bất tục thì cũng không dám khi dễ , bèn đáp lễ và hỏi rằng :

- Túc hạ tên họ là chi, quê quán ở đâu , đến đây có việc chi chăng ?

Thiên tử nói :

- Tôi là người giúp việc tại Quân Cơ phòng, tên là Cao Thiên Tứ, nay đến đây chơi, thấy việc cha con Lý Mộ Nghĩa thiếu nợ của Trương Lộc Thành, Trương Lộc Thành đã đem tờ giấy kiện tới ngài, cho nên tôi mới đến đây, xin ngài làm ơn cho tôi coi tờ ấy.

Tri phủ nghe nói thì hỏi rằng :

- Túc hạ muốn coi làm chi?

Thiên tử nói :

- Ngài chưa rõ, để tôi nói lại cho ngài nghe : Nguyên Lý Mộ Nghĩa đã về Quãng Đông, Lý Lưu Phương không sức trả nỗi, tôi thấy vậy ý muốn làm ơn trả thế nợ ấy cho nên đến đây xin coi giấy tờ cho biết bao nhiêu, rồi sẽ tính.

Tri phủ nghe nói thì nghĩ thầm rằng :

- Cao Thiên Tứ là người giàu có bực nào, mà dám liều trả thế năm mươi muôn lượng như vậy kìa, điều này thật khó tin. Thôi, để ta cho nó coi giấy một chút, rồi sẽ hỏi bạc, coi thử nó nói thể nào.

Tri phủ nghĩ như vậy, nhưng lòng hãy còn nghi, bèn nói với thiên tử rằng :

- Nếu túc hạ có lòng trọng nghĩa sơ tài thì trả phứt nợ ấy mà lấy giấy, lựa là phải coi làm gì.

Thiên tử nói :

- Phải coi cho biết số bạc bao nhiêu rồi tôi sẽ trả.

Tri phũ thấy nói như vậy thì khiến thơ lại lấy tờ giấy của Trương Lộc Thành đã nạp, mà trao cho Thiên tử xem.

Thiên tử xem rồi liền bỏ vào túi mà rằng :

- Bây giờ tôi không sẳn bạc, để tôi trở về Kinh sư rồi sẽ đem lại mà trã.

Tri phủ nỗi giận mắng rằng :

- Đừng có nói bậy, ngươi đã không bạc trã thế, thì phải để tờ giấy lại đây.

Thiên tử cũng không chịu đưa.

Tri phủ liền kêu nha dịch mà rằng :

- Phải bắt cho đặng thằng côn đồ nầy, chẳng nên để nó tẩu thoát. Thiên tử nghe, nhảy tới thộp ngực Tri phủ nói lớn rằng :

- Tri phủ thiệt muốn bắt tôi hay sao, tôi xin để nán vài ngày thì sẽ trả tất, cớ gì Tri phủ lại muốn gây thù . Nếu Tri phủ chẳng nhậm lời thì tôi cũng không dung tánh mạng.

Tri phũ nổi giận nạt lớn rằng :

- Mi là côn đồ ở xứ nào, sao dám cả gan đến đây làm dữ, phải buông ta ra cho mau kẻo mà chẳng khỏi lăng trì xữ tữ.

Thiên tử nghe nói rút đao vắn mà nộ tri phủ.

Tri phủ nỗi giận mắng nhiếc nặng lời lại có bọn nha dịch áp lại muốn bắt Thiên tử.

Thiên tử giận lắm, liền chém Tri phũ một đao hồn về chín suối.

Bọn nha dịch thấy vậy áp tới một lượt mà bắt Thiên tử.

Thiên tữ tả xông hữu đột, đánh Bắc dẹp Nam, bọn nha dịch cự địch không lại, đều phải vở chạy tứ tán.

Thiên tử chạy tuốt về nhà Trần Kiển Thăng nói với Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng rằng :

- Trong cơn thạnh nộ ta đã giết Tri phũ tại nơi nha môn, bây giờ quan binh rượt theo, trong giây phút cũng tới. Vậy phải thâu góp những đồ tế nhuyển đặng lo việc bôn đào, còn như quan binh tới đây thì để mặc ta cự địch.

Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng kinh hải, không biết toan liệu thể nào, túng phãi dặn dò gia quyến trở về Quảng Đông, còn mình thì mang gói hành lý rồi mới kiếm phương đào tị.

Thiên tư hối Châu Nhựt Thanh đi với mình, đón đường cự chiến.

đi đặng vài dặm thì gặp quan binh ùng ùng kéo tới.

Hai đàng áp lại đánh với nhau.

Lúc ấy quan binh nghe chuyện cường đồ đến giết Tri phủ thì lật đật rượt theo bắt. Té ra cự địch không lại bị Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đánh nhầu một trận, lại thêm Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương theo sau tiếp chiến, thủ vỉ hiệp công, quân binh túng phải vỡ chạy tứ tán. Thiên tử, Châu Nhựt Thanh , Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương không dám rượt theo, rủ nhau chạy qua phía Bắc.

Chạy đặng năm mươi dặm đường, Thiên tử từ giả Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương tẻ đường khác, Trần Kiển Thăng có lòng lưu luyến, không nỡ chia tay, bèn nói với Thiên tử rằng :

- Xin lão gia đi với anh em tôi thẳng về Kinh sư luôn thể.

Thiên tử nói :

- Tôi có vương mạng tại thân, muốn qua Tích giang biện sự, xin nhị vị thẳng tới kinh sư mà hội thí, như đặng kim bảng đề danh, thì cũng gặp nhau có lúc.

Nói rồi liền từ giả đi với Châu Nhựt Thanh.



Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương lòng rất bịn rịn cứ đứng ngó chừng Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đi đã xa rồi thì mới qua phía Bắc.

Ngày đi tối nghĩ, trải gió dầm mưa, đi cũng nhiều ngày mới đến địa phận Thiên Tân, vào nhà khách điếm an nghĩ.

Mới vào khách điếm xảy gặp Tư Mã Thoại Long cũng đi hội thí , anh em gặp nhau rất mừng, vầy lại một tiệc ăn uống và đàm đạo với nhau.

Lúc ấy Lý Lưu phương tỏ thuật các việc thiếu nợ của Trương Lộc Thành và các việc Cao Thiên Tứ giết thác Tri phũ cho Tư Mã Thoại Long nghe, Tư Mã Thoại Long cũng đem lòng buồn.

Ngày thứ , ba người vầy đoàn thẳng vào hoàng thành , kiếm nhà Quảng Đông hội quán mà ở.

Nói về Trần Hoằng Mưu và Lưu Kỳ quyền Nhiếp quốc chánh, quản việc quản cợ Ngày ấy lâm trào, bá quan văn võ đủ mặt thì có Lễ bộ và Binh bộ đều ra tâu rằng :

- Nay đã đến kỳ hội thí, các cử tử bên văn , bên võ , hội tới Kinh đô rất nhiều, xin nhị vị Đại nhơn sai người ra làm Giám khảo đặng dự cuộc thi ấy.

Trần Hoằng Mưu nghe tâu liền nói với các quan rằng :

- Những việc khai chọn hiền tài, thuộc về Lễ bộ và Binh bộ coi sóc, Thánh thượng còn ở Giang Nam chưa về, vậy thì tôi phải quyền Nhiếp việc ấy làm chủ khảo mà dự cuộc hội thi , còn cuộc đình thi, chờ cho Thánh thượng trở về vậy. Văn võ bá quan bằng lòng hay chăng ?

Các quan đều nói :

- Chúng tôi thảy đầu vâng lời.

Trần Hoằng Mưu và Lưu Kỳ thấy các quan thảy đều bằng lòng thì truyền đăng bảng và định ngày nhập trường.

Nói về anh em Tư Mã Thoại Long từ dến Kinh sư ký ngụ nơi nhà Quảng Đông hội quán, rủi thay Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương đều nhiễm bịnh.

Tư Mã Thoại Long lo việc thuốc thang, tiền bạc đã hết mà bịnh chưa lành thì buồn rầu hết sức.

Ngày kia Tư Mã Thoại Long đàm đạo với Vương Giám Sanh, ý muốn biết hết các người nhà giàu nơi Kinh sư, bèn hỏi Vương Giám Sanh rằng :

- Nhơn huynh ở đây đã lâu vậy có biết nhưng người nhà giàu xứ nầy, xin kễ hết cho tôi nghe thử.

Vương Giám Sanh nói :

- Tại Kinh sư có hơn một trăm người nhà giàu, nhưng duy có một mình Trung Thân vương, vàng bạc châu báu chứa đầy như núi, người ấy thiệt là giàu sang bực nhứt, những vật quí báu trong nhà, tuy trong vương cung cũng không bì kịp.

Tư Mã Thoại Long nghe nói thì nghĩ rằng :

- Bậy giờ tiền bạc đã hết , Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng bị bịnh chưa lành, nội đây thân bằng cố hữu đều không, chẳng biết tới ai mà vay tạm. Thôi thôi, đêm nay ta phãi chờ lúc canh ba, tới nhà Trung Thân vương ăn trộm bạc vàng , đem về chạy thuốc cho hai người ấy thì mới lành bịnh đặng.

Vương Giám Sanh từ giã trở về phòng mình.

Đêm ấy Tư Mã Thoại long chờ đến canh ba, lén tới Vương phủ núp nơi chổ kín, chờ cho ai nấy ngũ hết rồi sẽ ra taỵ Chẳng dè nơi Vương phủ ấy Hoạn quan rất nhiều, luân phiên với nhau canh tuần sáng đêm. Vì vậy cho nên Tư Mã Thoại Long làm gì không đặng, túng phải lần qua phía Đông nhà về.

Khi đi đường, xảy gặp bốn người nội thị, tay cầm lồng đèn, có để năm chữ : Kim bữu khố tuần tra.

Thoại Long lật đật núp lại chỗ tối, đứng mà nghĩ rằng :

- Nếu vậy chổ nầy là kho vàng bạc và các đồ quí đây. Vậy ta phải chờ cho bọn tuần qua khỏi rồi sẽ vào đó trộm lấy vàng bạc mà dùng đỡ lúc nghèo.

Đến chừng bốn người Nội thị đi ngang qua đó , thấy Thoại Long liền la lớn lên.

Thoại Long kinh khủng, lật dật chém bốn người Nội thị rồi cạy cữa vào kho lấy vàng mà trở về cho ngụ.

Đến nơi Thoại Long moi đất chôn các đồ báu nơi dưới giường . Không ai biết, đến nơi Trân Kiển Thăng, Lý Lưu Phương cũng không hay đặng.

Rạng ngày Trung Thân vương hay đặng chuyện ấy , đếm lại trong kho thì đã mất hết hai chục nén vàng, nặng chừng hai trăm lượng, một chục đính vàng nặng chừng năm mươi lượng, và mười xâu chuổi bằng trân châu ; trị giá hết thảy có hơn một ngàn lượng bạc.

Trung Thân vương nỗi giận, truyền rao các nơi tìm kiếm mà bắt.

Từ ngày Tư Mã Thoại Long trộm đặng vàng ấy giấu ở dưới giường không dám bày ra, đến chừng tiền bạc không có mà xài, túng phải moi một đỉnh vàng đem đến tiệm vàng mà đỗi.

Người chủ tiệm là Châu Quang Kim, thấy vàng sanh nghi liền hỏi rằng :

- Khách quan tên họ là chi, quê quán ở đâu , xin cho tôi biết.

Tư Mã Thoại Long bày thiệt quê quán và tên họ của mình cho Châu Quang Kim nghe, rồi lại nói với Châu Quang Kim rằng :

- Ba anh em tôi đều đi hội thí, rủi thay hai người đau nặng, chạy thuốc hết tiền, cho nên phải đỗi đính vàng nầy mà xài.

Châu Quang Kim nói :

- Để tôi cậy người coi lại cho biết cao thấp thế nào, rồi sẽ định giá mà trả cho khách quan.

Nói rồi liền kêu gia đinh gom lại đặng có vây phủ đặng có bắt Thoại Long mà giải cho Trung Thân vương.

Lúc ấy Thoại Long thấy Châu Quang Kim và bọn gia đinh nói to nhỏ với nhau, đứa thì cầm cây, đứa thì cầm hèo, thì biết việc đã lậu rồi, liền ráng sức đánh cùng bọn ấy giải vây mà chạy.

Châu Quang Kim là người yếu đuối bị Tư Mã Thoại Long đá một đá, té ngữa chết tươi.

Tư Mã Thoại Long thấy Châu Quang Kim chết rồi thì lật đật chạy về chổ ngụ, bọn gia đinh không dám rượt theo, chạy đến báo với quan Giám thành.

Quan Giám thành cả kinh, đến lấy khẫu cung và khán nghiệm thi hài, rồi đem đỉnh vàng ấy báo với Trung Thân vương.

Trung Thân vương lật đật sai quân thị vệ đem binh đến vây nhà Quảng Đông hội quán, bắt Tư Mã Thoại Long giao cho quan Bình uý.

Lúc ấy Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương và các cử tử nơi nhà Hội quán thấy Tư Mã Thoại Long bị bắt thì ai nấy đều đem dạ bất bình, đến chừng hay rỏ các việc đỗi vàng bị bắt thì không rõ ngay gian.

Tư Mã Thoại Long bị bắt đem đến nha quan Bình úy.

Quan Bình úy tra khảo mấy phen thì Tư Mã Thoại Long cũng cứ một lời mà khai rằng :

- Hồi chiều hôm qua tôi ra ngoài thành, xãy gặp một người mà tôi không biết tên họ, cầm đính vàng năn nỉ khiến tôi muạ Lúc ấy lòng tôi tham rẻ , ý muốn kiếm lời, cho nên mới lầm của tang ấy, chớ tôi không phải là kẻ trộm cướp, cúi xin đại nhơn xét lại cho tôi nhờ, nếu quả tôi là kẽ trộm lẻ nào cã nhà Hội quán không ai hay, còn như tôi đã trộm lấy của ấy, lẻ nào lại dám đổi tại thành nầy? Vã lại tôi là Võ cử đã có phẩm hàm, mình chịu ơn nước, lẽ nào không biết giử lấy danh giá mà làm điều xấu như vậy.

Quan Bình úy xét chưa ra lẻ, bèn khiến giam cầm vào ngục.

Các cữ tữ dọ đặng mấy lời khai ấy thì có lòng mầng.

Lý Lưu Phương nói :

- Thoại Long là người chí thân của tôi , vì sự rủi ro mà mang tội như vậy, thiệt cũng oan lắm, xin liệt vị tưởng tình lo phương giải cứu, thì ơn ấy ví tợ non cao.

Các cử tử nghe nói đều đồng ý mà lo kế.

Trần Kiển Thăng nói với các cữ tử rằng :

- Bây giờ chúng ta đứng tên với nhau làm tờ cáo trạng đến dưng cho Trung Thân vương xin tha tội cho Thoại Long. Làm như vậy, họa may người có động lòng dung thứ thì thôi, như người không dung thì chúng ta sẽ tính kế khác. vả lại chúng ta vào thi, Trung Thân vương cũng ra nơi giáo trường coi chúng ta thao diễn, chừng ấy chúng ta nhân dịp xin người dung thứ cho Thoại Long, như người không dung thì sẽ rủ nhau đồng lòng không chịu vào trường, làm cho tới trước thánh minh, tâu rành phải quấy, thì mới thiệt kế vạn toàn.

Ai nấy đều khen phải.

Lý Lưu Phương bớt rầu một ít, bèn cậy Trần Kiển Thăng làm tờ cáo trạng cho các cử tử đứng tên đủ mặt , rồi đem dưng cho Trung Thân vương.

Trung Thân vương xem tờ ấy thì cười thầm mà không nhậm lời.

Các cử tử thấy vậy nỗi giận, rũ nhau đến tại Binh Bộ đường nói mình không muốn thi.

Binh Bộ thượng thơ là Triệu Sùng ân, lật đật hỏi rằng :

- Các ngươi vì có việc chi mà bán đò nhi phế , vã việc ứng thí như may kim đặng bảng đề danh , thì một là vinh diệu tổ tông, hai là phong thê ấm tử, phú quí vinh huê, hưởng điều khoái lạc trọn đời, cớ sao các ngươi đã đến đây rồi, khi không lại muốn về như vậy, hay là các người bị ai hiếp đáp , có điều oan ức chi đây? Nếu quả như vậy thì phải thưa thiệt với ta, ta sẽ liệu phương bày giải, đặng cho các ngươi cứ việc ứng thí mà lấy chữ công danh với đời.

Các cử tử nghe hỏi như vậy thì đem các việc Tư Mã Thoại Long đỗi vàng bị bắt thuật lại với Triệu Sùng ân.

Triệu Sùng ân nghe đã minh bạch thì nói rằng :

- Té ra các người vì việc Thoại Long bị Trung Thân vương vu oan mà đồng lòng về hết, như vậy thì cũng đáng khen. Nay ta mới rỏ Tư Mã Thoại Long là người võ cữ, thì cũng đem dạ bất bình. Thôi, để ta đến tại Vương phủ xin Trung Thân vương dung thứ cho Thoại Long, như người rộng lòng dung thứ thì thôi, còn có việc chấp nê bất ngộ, ỷ thế Thân vương, quyết lòng muốn hại Thoại Long, thì đến mai đây là ngày lâm trào, các người hội lại mà tâu việc ấy thì Trung Thân vương không lẻ nói gì nữa đặng.

Các cữ tử nghe nói như vậy, thảy đều mừng rỡ , bèn từ giả trở về chổ ngụ.

Triệu Sùng ân hối quân dọn kiệu thẳng đến Vương phũ.

Trung Thân vương tiếp rước và thết đải trà xong rồi thì Triệu Sùng ân đứng dậy vòng tay thưa rằng :

- Tôi có một việc cúi xin Đại vương rộng lòng dung thứ.

Trung Thân vương hỏi :

- Thượng thơ có việc chi nói phứt đi, không can gì đâu mà phòng ngại.

Triệu Sùng ân tỏ bày việc trước cho Trung Thân vương nghe, rồi xin Trung Thân vương rộng lòng dung thứ cho Tư Mã Thoại Long.

Trung Thân vương nghe nói như vậy thì nghĩ rằng :

- Tư Mã Thoại Long là người võ cử, không lẻ chịu làm kẻ trộm, chắc là mua lầm của gian, bấy giờ bọn cử tử đồng lòng kêu nài, lại có Triệu Sùng ân năn nỉ như vậy thì ta cũng nên thả ghe theo nước, đặng làm chút nhân tình với va.

Nghỉ như vậy bèn nói vói Triệu Sùng ân rằng :

- Khi ban đầu, đương cơn nóng giận chưa kịp xét suy, e chẳng khỏi oan khúc, nay có Thượng thơ đên phân rành rẽ tôi mới nghĩ lại, thiệt cũng nên thả.

Nói rồi liền truyền cho thị vệ thả Thoại Long ra đó.

Triệu Sùng ân thấy Thoại Long thì thật mừng, liền khiến tạ Ơn Trung Thân vương mà trở về hội quán.

Thoại Long vâng lời tạ ân Trung Thân vương và Triệu Sùng ân Xong rồi thì thì giả từ về hội quán, Triệu Sùng ân cũng từ giả Trung Thân vương mà về dinh.

Lúc ấy các cử tử nơi hội quán đương ngồi bàn luận về việc Thoại Long , thấy Thoại Long bước vào, ai nấy đều mừng rỡ.

Thoại long nói :

- Tuy là nhờ có Triệu đại nhơn giúp sức, song cũng bỡi nơi liệt vị thương tình. Thân tôi còn đặng sống đây, thì nhờ ơn liệt vị rất lớn. Nếu không có liệt vị thì tôi đã hồn xuống suối vàng rồi.

Các cữ tữ đều nói :

- Chúng tôi tưởng tình đồng hương nên cứu nhau như vậy, nếu cứu không đặng thì cũng chẳng nên thi cử làm gì, ngày nay cứu đặng nhơn huynh chúng tôi lòng mừng hết sức.

Bèn bày tiệc ăn mừng với nhau.

Nói về Tân khoa giải ngươn là Tống Thành ân, vốn người ở huyện Đông Hoãn, thuộc tĩnh Quảng Đông nay vì đã cận ngày thi cho nên nhóm võ cử, nai nịt hẳn hòi, đều tới giáo trường thao diễn.

Nguyên tại Kinh thành Thiên tử có bày một chổ giáo trường để cho các cữ tử tập luyện, nơi giáo trường ấy có phân ra bốn nẻo đường, đặng cho cử tử cưỡi ngựa tập luyện , trong bốn nẻo đường phân ra hoặc sáu tỉnh chạy chung một đường, hoặc năm tĩnh chạy chung một đường, các cữ tử nơi Quảng Đông chung tiền lại xin làm một đường riêng, đặng cho rộng rải.

Từ ấy đến nay cũng đã lâu rồi, cho nên bọn cữ tử nầy nhiều người không rỏ tích trước.

Lúc ấy Đơn Như Hoè là Giải ngươn nơi Sơn Đông thấy đường Sơn Đông thiên hạ rất nhiều, dung rủi bất tiện, cho nên rủ bọn võ cữ tỉnh mình qua đường Quảng Đông tập cho dễ.

Té ra mới vừa dượt ngựa đặng đôi ba vòng thì lại có người chạy ra cản trở hỏi rằng :

- Liệt vị là người tỉnh nào, sao lại đến đây mà thao dượt ngựa?

Các võ cử nói :

- Chúng ta là người Sơn Đông đến đây ứng thí, vì nay đã gần ngày thi cho nên ra đây dượt ngựa.

Người ấy nói :

- Không đặng, không đặng , đường nầy thuộc về Quãng Đông , liệt vị là người Sơn Đông, không đặng dượt ngựa đường nầy, phải qua đường bên phía Tây kia mà dượt.

Sơn Như Hoè nghe nói nổi giận nạt rằng :

- Đừng có nói bậy, giáo trường của Thiên tử lập ra, để cho võ cử dượt ngựa, chúng ta muốn dượt đường nào cũng đặng, ngươi chớ nói bậy mà bị dòn.

Hai đàng cải lẩy cùng nhau, Tống Thành ân cũng đương dượt ngựa, nghe có tiếng cãi lẩy không biết cớ gì, lật đật rủ bọn võ cử lại đó xem, hỏi ra mới biết là bọn ấy giành đường Quảng Đông mà ra chuyện ấy.

Tống Thành ân nói :

- Đường nầy là đường Quảng Đông , các tỉnh dều biết, cớ sao các ngươi lại dám làm ngang.

Các cử tử Sơn đông đều nói đường của Triều đình sắm cho các cử tử dượt ngựa, ngươi là người gì lại dám gọi là của riêng mà cản trở chúng ta vậy.

Hai đàng cải lẩy với nhau không ai nhịn ai, ý muốn gây cuộc tranh chiến.