PDA

View Full Version : Al Capone - N/A



Pages : 1 2 3 4 5 6 [7] 8 9

Nhím Hoàng Kim
08-18-2007, 09:59 AM
Phần 7

Tôi ra lệnh, tất cả lực lượng cảnh sát Liên bang theo dõi thật kỹ ông Capone và những mối liên hệ của ông ta”, Tổng thống Mỹ lúc ấy là Herbert Hoover đã phải phản ứng như vậy trước sự tự mãn của Al Capone.

Capone đánh giá cao danh tiếng của bản thân, nhất là sau vụ vừa xảy ra. Hắn yêu cầu Damon Runyon làm thư ký báo chí cho mình. Dù sao thì công luận cũng không thể bỏ qua hành vi tự mãn của một tên tội phạm trắng trợn như hắn.

Đầu tháng 3 năm 1929, Tổng thống Hoover yêu cầu Andrew Mellon, lúc đó làm thư ký của kho bạc Mỹ, đưa Al Capone vào danh sách những kẻ cần điều trạ Tổng thống muốn nhìn thấy Capone vào tù. Sau đó vài ngày, Al bị triệu tập tới toà án tại Chicagọ Cho đến lúc ấy hắn dường như chưa nhận ra rằng cảnh sát đã tập hợp được những chứng cớ có giá đến mức nào. Với hắn, một việc quan trọng phải làm hơn việc đến nghe thẩm vấn tại toà là xử lý những kẻ có dấu hiệu phản lại mình.

Nhà văn Kobler mô tả trong tác phẩm của mình sau này như sau:

Al hôm nay rất vui vì mời được 3 vị khách quý tới nhà ăn tối. Hắn chuẩn bị một bữa thịnh soạn với rượu vang và những thức ăn ngon lành. Ngồi ở đầu bàn, Capone không ngớt chúc tụng: "Nào, chúc mừng Scalise! Chúc mừng, Anselmi! Chúc mừng, Giunta!"

Đến sau nửa đêm, khi miếng bánh cuối cùng đã hết và giọt rượu vang cuối cùng đã được dốc tuột vào cuống họng lũ người háu đói, Capone đẩy ghế ra sau và từ từ đứng dậy khỏi bàn. Một không khí im lặng đáng sợ bao trùm lấy phòng ăn. Nụ cười của hắn biến mất. Không ai còn cười nữa trừ 3 vị khách no nê đang phải nới lỏng thắt lưng sau một bữa “thả giàn”. Sự im lặng tăng dần, làm các vị khách quý phải ngừng miệng cười. Họ đảo mắt dáo dác nhìn quanh trong khi Capone đang trừng trừng nhìn về phía họ.

Những từ mà Al ném ra chắc nịch như đá: “Làm sao chúng mày có thể nghĩ rằng tao lại không biết gì? Làm sao chúng mày lại cho rằng tao có thể bỏ qua cái lỗi lớn mà tao chưa từng tha thứ là sự phản bội?”.

Capone là kẻ thích làm theo lối truyền thống, cứ đãi khách trước rồi hành quyết sau. Các vị khách Sicilia không làm cách nào tự vệ được, lần lượt để mặc bộ hạ của Capone trói gô vào ghế. Capone đứng dậy, thong thả cầm một cây gậy đánh bóng chày, lững thững bước tới chiếc ghế của vị khách đầu tiên. Dừng lại, từ phía sau, bằng cả hai tay, Al giơ cao chiếc gậy và đập xuống lưng vị khách bằng tất cả sức lực của mình. Từ từ và có phương pháp, hắn đập nát xương vai, xương tay và xương ngực của vị khách quý. Hắn bước tiếp đến sau ghế của vị thứ hai, rồi tới vị thứ ba... Cuối cùng, một trong các vệ sĩ của Capone kê súng lục vào gáy của từng người và bóp cò...

Mellon, người dẫn đầu cuộc chiến chống lại Capone, đã áp dụng phương pháp tiếp cận trên cả hai mặt trận: tiếp tục thu thập đầy đủ các bằng chứng về hành vi trốn thuế của Al và việc hắn phạm luật cấm nấu và bán rượu. Một khi các chứng cứ đã được tâp hợp đầy đủ, các nhân viên của Kho bạc sẽ trình cho Tổng Chưởng lý Georges ẸQ. Johnson và yêu cầu ông này ra lệnh bắt Capone cùng một số nhân vật chủ chốt trong mạng lưới tổ chức của hắn.

Người có nhiệm vụ thu thập đầy đủ các bằng chứng phạm luật cấm nấu, bán rượu của Al Capone là Eliot Ness. Anh ngay lập tức thành lập một đội điều tra gồm nhưng người trẻ tuổi, tràn đầy nhiệt huyết như mình trong công tác chống tội phạm. Người nhiệt thành nhất trong số đó là Elmer Irey, thám tử của đội điều tra hình sự. Irey sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh mà Tổng thống Hoover đề ra.

Lúc đó, Mellon vẫn còn lo rằng chưa thể kết tội Capone về tội phạm luật cấm nấu, bán rượu, nhưng ông tin chắc rằng có thể kết Capone về tội trốn thuế thu nhập.

ít nhất là vài tháng sau đó, Capone không hề biết rằng cảnh sát toàn liên bang vẫn đang tiếp tục cuộc chiến với hắn. Tháng 5/1929, Capone bắt đầu tham gia vào “hội nghị” của gangster toàn nước Mỹ, thảo luận về việc hợp tác nhằm khôi phục những món lợi đã mất trong thời gian qua do sự tấn công của cảnh sát.

Để giảm bạo lực và bắn giết giữa các băng nhóm xuống mức tối đa, chúng đồng ý chia các bang của Mỹ ra thành các vùng ảnh hưởng riêng. Torrio được bầu làm lãnh đạo của “uỷ ban điều hành”, trọng tài phân xử các vụ việc và là người thi hành hình phạt với những kẻ phản bội. Các đại biểu tham gia phiên họp cũng quyết định yêu cầu Capone để lại cho Torrio một phần mảnh đất làm ăn hiện tại của hắn. Tuy nhiên, cuộc thảo luận gặp trở ngại, Capone không hề muốn từ bỏ vương quốc của mình hay chia xẻ nó với ai.

Sau cuộc họp, Capone tới xem phim tại Philadelphia. Khi cuốn phim kết thúc, hai thám tử của cảnh sát đã bám sát hắn. Trong khoảng vài giờ sau đó, Capone đã bị bắt vì tội mang vũ khí theo người.

Khi bị bắt, Capone tháo ngay chiếc nhẫn cưới của mình và đưa cho luật sư riêng để ông ta đưa lại cho anh trai hắn là Ralph. Thời gian đầu, hắn bị giam tại nhà tù Holmesburg, sau đó đến nhà trừng giới Eastern và hắn ở lại tại đó cho đến ngày 16/3/1930. Ralph, Jack Guzik và Frank Nitti, những người thân cận nhất của Capone bị toà án đưa ra xử vì các tội làm ăn gian lận trong thời gian này.

Cú đánh thứ hai vào tổ chức của Capone là việc bắt Ralph vào tháng 10 cùng năm đó về tội trốn thuế. Để cảnh cáo các băng nhóm xã hội đen khác, cảnh sát đã bắt Ralph ngay tại một trận đấu quyền anh và giải hắn đi với chiếc còng số 8. Vụ bắt giữ làm tăng thêm quyết tâm của Elmer Irey, người đã điều tra Ralph trong nhiều năm trước đó.

Ralph kém anh trai mình trong việc che dấu trước các nhà điều tra số tài sản kếch sù mà hắn có được. Kho bạc Liên bang Mỹ và Eliot Ness tập trung vào việc khai thác hắn. Điện thoại của Ralph bị nghe lén. Nels Tessem, nhân viên điều tra về tài chính cuối cùng đã lần ra được những vụ chuyển tiền mà Ralph thực hiện. Nitti và Guzik sau những vụ điều tra về tài chính cũng đã phải ra hầu toà về tội trốn thuế.

Ness thấy đã đến lúc phải chứng tỏ với Toà Đại hình Mỹ rằng Capone đã vi phạm luật cấm nấu và bán rượu. Ông yêu cầu các nhân viên của mình tiếp tục nghe lén điện thoại của Ralph. Tất cả những chứng cứ mà Ness thu lượm được cho phép ông ra lệnh đóng cửa quán South Wabash, thuộc sở hữu của Al Caponẹ Và liên tiếp sau đó, ông đóng cửa các nhà chứa khác của hắn.

Giữa tháng 3 năm 1930, Capone được tha vì “xử sự tốt”. Một tuần sau đó, ông Frank J. Loesch lãnh đạo Ủy ban chống tội ác Chicago đưa ra danh sách những tên tội phạm nguy hiểm nhất. Đứng đầu trong đó là Alphonse Capone, Ralph Capone, Frank Rio, Jack McGurn và Jack Guzik. Danh sách được tập hợp bởi các nhà báo và được Tổng thống J. Edgar Hoover duyệt giống như danh sách những kẻ bị truy nã gắt gao nhất của FBI.

Từ đây, Al Capone chính thức trở thành “Kẻ thù số 1 của công chúng”. Sự sỉ nhục đối với Al lần này thật lớn, hắn hầu như không còn gì nữa trong mắt người dân Mỹ.