Nhím Hoàng Kim
08-18-2007, 09:13 PM
Chương 10 - Con đường 7B
Ngày 8 tháng 3, trước ngày Ban mê Thuột bị tấn công, ông Kissinger đang ở tại Bruxelles, thủ đô của nước Bỉ, để cùng ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Dimitrios Bitsios của Hy Lạp, xem xét vấn đề của đảo Chypre.
Ngày 15 tháng 3, tại Damas (thủ đô của Ai Cập) Hoa Kỳ đã biết là trận chiến đã kết thúc khi Tổng Thống Assad nói với Kissinger:
- " Các ông đã bỏ rơi Cam Bốt, các ông đã chọn Bắc Kinh và buông Đài Loan, Các ông đã nhượng bộ trước Do Thái....
Chuyến du thuyết của ngoại trưởng Kissinger coi như đã thất bại hoàn toàn. Trên chiếc phi cơ "Không Lực 1" của Tổng Thống Hoa Kỳ, mà ông Kissinger đã dùng nó để đi Caire (Ai cập) và Tel-Aviv ( Do Thái), các nhà báo đã nói tới số phận của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ . Ông ta đã không còn là một người của "phép lạ" nữa rồi. Người ta xầm xì với nhau rằng người có nhiều triển vọng thay thế ông ở Bộ Ngoại Giao sẽ là ông Elliot Richarson, Đại sứ Mỹ ở Anh Quốc. Trong suốt chuyến công du nầy, ông Kissinger không hề để tâm đến những biến cố đang xảy ra ở Việt Nam:
Ban mê Thuột ư? Một giai đoạn đã nằm ở ngoài lề rồi !
Để củng cố vị trí của ngoại trưởng Mỹ, Tổng Thống Ford tuyên bố là ông ta còn lưu giữ Kissinger cho tới tháng giêng năm 1976
Ở Sài Gòn ông Polgar chờ kết quả tranh luận của Quốc Hội. Ông rất tin tưởng ông Kissinger.
Ông Thomas Polgar có một tước hiệu kêu lắm, "Phụ Tá đặc biệt của Đại Sứ". Mọi người đều biết và nhận ra ông trưởng cơ quan CIA nầy ngay khi ông ta đến chơi ở Câu Lạc Bộ Thể Thao Sài Gòn , hay đến Trụ sở của Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (CICS) hay khi ông đi dự các cuộc tiếp tân. Một nhà báo Hung gia Lợi, thành viên chánh thức của Ủy Ban nầy đã nói:
- "Ông Polgar là người Mỹ mà chúng tôi thích...."
Năm nay ông Polgar được 53 tuổi, có thân hình béo tròn, trán hói, thường hay đeo kiếng đen gọng đồi mồi. Ông là người sanh trưởng ở Budapest, thủ đô Hung gia Lợi, nên còn giữ được vài giọng nói của người Hung trong tiếng Anh trao chuốt của mình. Người ta có cảm tưởng , dù là không đúng lắm, rằng ông cố giữ giọng riêng của mình cũng như ông Kissenger giữ giọng Do Thái của ông ta vậy.
Là một giám đốc ngân hàng ở Budapest, người cha của ông đã cho ông đi Hoa Kỳ lúc ông được 16 tuổi. Ở đó ông vào một trường đại học nhỏ, nơi đào tạo các sinh viên trong giới "áp phe". Nhờ đi giao hàng cho một ông chú chuyên nghề đóng sách, ông Thomas Polgar học được địa hình của New York. Chiến tranh không cho ông tiếp tục học hành. Và ông trở thành người lính bộ binh trong quân đội Hoa Kỳ lúc ông được 20 tuổi. Ông nói tiếng Đức nên cũng giống như trung sĩ Kissenger, nên người ta hướng anh vào Dịch Vụ Tin Tức Tình Báo, lúc bấy giờ là cơ quan O S S (Office of Special Services: Văn phòng Dịch Vụ Đặc Biệt) tiền thân của CIA trong tương lai. Nhiệm vụ có phần vui thích hơn là ở trung đoàn 310 bộ binh. Đến khi quân Đồng Minh chiếm nước Đức, thì Polgar lùng sục tài sản và chương mục ngân hàng của nhà kỹ nghệ IG. Farben. Tại Bá Linh, Polgar làm việc với những người mà ông ta thường ngưỡng mộ, như Allen Dulles, trưởng cơ quan tình báo CIA Hoa Kỳ tại Đức và ông Helms, trưởng toán CIA tại Bá Linh.
Được giải ngũ năm 1946, Polgar nghĩ tới việc làm báo, một nghề khá bận rộn. Nhưng anh vẫn ở trong ngành tình báo trong suốt những năm thích thú nhất của chiến tranh lạnh vào lúc Bá Linh bị phong tỏa. Chưa đến tuổi 30, anh đã thuộc các cơ quan tình báo bí mật, với cấp bậc tương đương của một đại tá.
Ở Sài Gòn anh thường hay gặp đại tá Toth, thành viên Hung gia Lợi thích nhất của anh. Ông Polgar đã biết nói chuyện với những "người đối diện" từ lâu rồi. Trong thời gian căng thẳng ở Bá Linh, anh đã mời trưởng cơ quan Mật Vụ Liên Xô đến và đã thỏa thuận thẳng với ông nầy :
-"Nếu có gì xảy ra thì chúng ta không nên đụng tới đàn bà và trẻ con nhé"
- "Đồng ý", người bạn Liên Xô trả lời.
Trong giới tình báo quốc tế, trên một đẳng cấp nào đó, nghề nghiệp trở thành một trò chơi. Họ ấn định với nhau một vài luật lệ và tuân thủ với nhau, trừ trường hợp ngoại lệ không kể.
Ở Hoa Kỳ trong nghề nầy mọi thành công thường được tưởng thưởng. Polgar đã theo đuổi nghề nầy một cách tốt đẹp cả ở Đức và Áo Quốc. Sang Á căn Đình anh rất thân với trưởng cơ quan của anh. Có một lần bọn không tặc cướp một phi cơ ở sân bay Buenos Aires. Ở xứ nầy Cảnh sát đã có một nguyên tắc: không thương lượng với kẻ cướp. Khi được hỏi ý kiến, Polgar đề nghị cho anh ta điện thoại cho Tổng Thống Á căn Đình. Đến 3 giờ sáng, Tổng Thống đành phải chấp nhận đề nghị của anh thôi:
- " Chúng tôi không muốn thương lượng, nhưng ông, Polgar, ông là người Mỹ, ông có thể làm được chuyện đó. Hãy làm đi"
Polgar leo lên chiếc phi cơ và mời mấy anh không tặc uống Coca Cola có bỏ thuốc ngủ trong đó. Không tặc ngũ mê mang, và ngày hôm sau Polgar thức dậy, trở thành một người nổi tiếng.
Anh tự hào rằng anh rất thực tế, không có chút nào mơ hồ đối với bản chất của con người , và thích nói về Kipling: "Những người độc thân trong trại lính ít khi sống như những ông thánh lắm."
Đến khi ông Helms được Hoa Thạnh Đốn đề bạt lên làm trưởng cơ quan tình báo trung ương CIA thì ông nầy gởi ngay cho Polgar một công điện vào tháng 7/ 1971. Khi trao bức công điện cho Polgar người nhân viên mật mã nói đùa :
"Vì ông đang ngồi, nên tôi trao cho ông công điện nầy mà không cần phải giải thích" .
Nội dung công điện : "Trừ trường hợp mà tôi không được biết, anh có thể thay Ted Schakley giử chức vụ trưởng toán của cơ quan CIA ở Việt Nam hay không? , từ ngày 1 tháng10 nầy ? "
Bà Polgar có vẽ không vui lắm, trong 3 đứa con trai của họ, đứa lớn phải vào đại học ở Hoa Kỳ. Hơi lưỡng lự, Polgar điện trả lời : "Tốt nhất là ông cho tôi đến nói chuyện với ông."
Gặp Helms, Polgar nói thẳng:
" Đối với Đông Nam Á Châu tôi không thành thạo lắm đâu. "
- " Nó sẽ giúp anh có một tầm nhìn mới " Helms trả lời và nói thêm : " Anh đừng lo, anh không có thì giờ đâu mà để tâm vào chi tiết của công việc. Anh còn phải lo chú ý tới những gì xảy ra ở Quốc Hội, ở giới truyền thông, ở Bộ Ngoại giao, và trong Quân lực Hoa Kỳ . Anh còn phải bận tâm nhiều về những nơi đó."
Vào tháng 3 năm 1975, với diễn biến tình hình quân sự ở mặt trận như thế mà mối bận tâm lo lắng hàng đầu của Polgar là Quốc Hội. Ông trưởng lưới tình báo CIA nầy ước tính rằng Hoa Kỳ bị dính sâu vào tình hình trầm trọng ở Việt Nam . Việt Nam đang quá yếu và là một gánh quá nặng cho Hoa Kỳ . Theo Polgar, không thể nào có vấn đề một chiến thắng hoàn toàn bằng quân sự đối với Hà Nội. Trong hiện tại, trận chiến chắc chắn không ở một mức độ "có thể chấp nhận được". Rõ ràng là Tổng Thống Gerald Ford cũng như Richard Nixon hay Lyndon Johnson, ông không hề rung động vì vấn đề Việt Nam. Polgar có dự vào những cuộc gặp gở ở San Clemente, nơi đó anh đã gặp được Graham Martin lần đầu.
Ông Nixon thật đã có tuyên bố với ông Thiệu rằng : " Cho tới khi nào tôi còn là Tổng Thống, ông có thể tin chắc là Việt Nam sẽ có 1 tỷ 600 triệu đô la viện trợ quân sự hàng năm, và viện trợ kinh tế sẽ từ 600 triệu đến 1 tỷ đô la."
Từ ngày ông Martin đến Sài Gòn, sự liên lạc giữa Đại sứ và ông Polgar rất tốt. Ông Graham Martin thuộc khối người da trắng gốc Anh cát Lợi, lại theo đạo Tin Lành, nên có thiện cảm với người trưởng lưới, di cư gốc Do Thái, vô thần nầy. Polgar đã chứng tỏ năng lực của mình.. Trong hệ thống công chức cao cấp, Polgar nằm ở đẳng cấp GS 17, tương đương với cấp tướng tư lệnh Quân đoàn.
Bây giờ thì đại tá Janos Toth, người Hung gia Lợi của Polgar và cố vấn chánh trị của Anton Tolgyes không có một tin tức nào mới để trao cho Polgar. Anh bạn Ba lan cũng vậy. Có một lần vào một ngày nào đó, sau một chiến thắng của QLVNCH, Polgar chọc người bạn Ba Lan của mình :
-"Các bạn VNCH của tôi đánh đấm cũng không tệ lắm hả bạn ?"
Người bạn Ba Lan phản ứng lại ngay :
- " Đúng vậy, nhưng mà các bạn sẽ bị thua to ở Hoa Thạnh Đốn kia !
Ở Hoa Thạnh Đốn tài khoản cho những dự án của Chánh Phủ Hoa Kỳ liên quan đến Việt Nam đều không được một ai chú ý tới. Hai tuần lễ đầu của tháng 3 / 75 là thời gian thất vọng nhất của những người chủ trương viện trợ cho VNCH. Dư luận dân chúng Mỹ không có gì lạc quan hết. Cuộc thăm dò của viện Gallup cho thấy 78 % công dân Hoa Kỳ chống lại mọi viện trợ bổ túc cho Việt Nam và Cam Bốt. Cử tri của đảng Cộng Hòa cũng chống đối như cử tri thuộc đảng Dân Chủ.
Thơ phản đối chồng chất ở văn phòng các nghị sĩ và dân biểu. Người ta hết điện thoại đến viết thơ để thăm dò từ phiên họp nầy đến phiên họp khác. Không ai muốn bỏ rơi đồng minh Việt Nam của mình ở Đông Dương, nhưng cũng không ai muốn sẽ bị cử tri bỏ rơi mình!
Đối với Cam Bốt cũng như Việt Nam , người ta có một số "khả năng hành động" như sau:
1.- Chấp thuận cho Tổng Thống Ford toàn bộ hay một phần ngân khoản mà ông nầy xin.
2.- Chấp thuận yêu cầu của Tổng Thống Ford về khoản viện trợ quân sự và viện trợ nhân đạo, nhưng có điều kiện kèm theo.
3,- Chỉ chấp thuận viện trợ nhân đạo mà không chấp nhận viện trợ quân sự.
4.- Chỉ chấp nhận viện trợ quân sự bổ túc.
5.- Bác bỏ hết yêu cầu viện trợ của Chánh Phủ .
Rất có phương pháp và rất thận trọng, các nghị sĩ và dân biểu tách rời vấn đề Cam Bốt ra khỏi bài toán Việt Nam . Thông thường ở Sài Gòn cũng như ở các nơi khác, người ta không biết là các vị dân cử đang trở về khuynh hướng tự nhiên của họ: đó là chủ trương "biệt lập".
Chủ trương chống lại đường lối chánh trị của Tổng Thống Ford thể hiện rõ ràng ở Hạ Viện. Các đơn xin viện trợ của Chánh Phủ phải qua sự duyệt xét của các ủy ban hay các tiểu ban. Ông Philip Habib, Phụ tá Tổng trưởng Ngoại Giao đặc trách về Đông Nam Á, bị chất vấn khi ra điều trần ở Quốc Hội. Ông nầy hết giải thích với nhóm nầy tới nhóm nọ rằng cả Hoa Kỳ và Cam Bốt đều không mưu tìm một chiến thắng bằng quân sự. Vã lại đây là một chuyện quá khó. Trên giấy tờ, quân đội Cam Bốt có 240.000 người . Tuy nhiên có chăng chỉ là trên 50.000 quân tham chiến mà thôi. Vấn đề chỉ là cầm cự trong vài tháng nữa thôi đến tháng 9. Lúc đó nước sông Cữu Long sẽ dâng lên thì Phnom Penh sẽ không còn bị vây hảm nữa. Lực lượng Khmer Đỏ sẽ không còn phục kích dể dàng trên các trục lộ cũng như trên sông rạch được nữa.
Đối với giới chánh trị ở Hoa Thạnh Đốn , dân biểu Don Fraser, một thành viên của phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ vừa viếng thăm Sài Gòn đã xác nhận là chiến tranh ở Cam Bốt coi như đã chấm dứt rồi. Hoa Kỳ chỉ còn một cách để rút chân ra khỏi nơi đó: đó là phải liên lạc với Chánh Phủ Pháp và Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc và hỏi Khmer Đỏ xem họ muốn chấm dứt cuộc chiến với điều kiện nào ? Có thể chấp nhận cho Cam Bốt một khoản viện trợ nhân đạo. Dân biểu Paul McCloskey cũng là một thành viên của phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ đến Sài Gòn nói rằng quan điểm của ông đã thay đổi hẳn sau chuyến viếng thăm Phnom Penh. Ông ta chống mọi viện trợ quân sự. Không còn trường hợp đó nữa. Ông ta nói :
- " Ở Cam Bốt, Bên nào cũng giết tù binh hết. Nếu phía Chánh Phủ Phnom Penh hết đạn, thì sẽ có những sự trả thù ghê gớm lắm. Những người tỵ nạn đã xác nhận với ông là bọn Khmer Đỏ đã dùng toàn là phương tiện thô sơ để hành quyết dân làng khi họ chiếm được làng mạc. Đó là sự thật hay là tuyên truyền ?"
Ông Mc Closkey đứng về phía những người muốn có một viện trợ quân sự nhưng phải có giới hạn .
Đơn xin viện trợ của Tổng Thống Ford đi theo hệ thống thông thường. Muốn cho một dự án của Chánh Phủ được chấp thuận thì dự án đó phải đến Hạ Viện trước, qua các ủy ban và các tiểu ban. Ở Thượng Viện cũng vậy. Nếu Hạ Viện và Thượng Viện bất đồng ý kiến thì một ủy ban hổn hợp sẽ tìm một biện pháp dung hòa.
Ngày 10 tháng 3, ông William Colby, Giám Đốc CIA đã điều trần ở Hạ Viện rằng :
- " Tôi không nghĩ rằng Cam Bốt sẽ tồn tại được dù có được viện trợ quân sự bổ túc."
Một số dân biểu sẳn sàng bỏ phiếu thuận, nếu Chánh Phủ chịu tiến tới một giải pháp ngoại giao. Bằng cách nào ? Ở Hạ Viện người ta nói tới kế hoạch Manac'h.
E'tienne Manac'h lúc còn là Đại sứ Pháp ở Bắc Kinh đã từng giúp đở Hoa Kỳ, VNCH, Bắc Việt và Việt Cộng trong thời gian thương thuyết Hiệp Định Paris1973. Ông đã từng có sáng kiến đề nghị một kiểu bàn hội nghị để cho các phe ngồi lại với nhau. Theo Hoa Thạnh Đốn thì kế hoạch của ông ta là : Hoa Kỳ phải đưa ông Lon Nol đi và để cho ông Sihanouk trở về Phnom Penh lại. Về chấp chánh ở Pnom Penh, ông Sihanouk sẽ lập một Chánh Phủ Liên Hiệp, có cả Khmer Đỏ trong đó . Chỉ có một điều hơi khó: Theo người ta biết được thì Khmer Đỏ không có một ý định nào để thương lượng hết. Chiến thắng đã ở ngay mủi súng và họng bách kích pháo của họ rồi..Ngoài ra, ông Sihanouk không có nuôi một ảo tưởng nào về ảnh hưởng hay uy tín của ông đối với phía Khmer Đỏ. Kế hoạch giả tưởng nầy đã chết trong trứng nước từ lâu rồi nên chỉ còn có những người đốt hay ngây thơ mới chú ý tới nó. Ở Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn còn vài người như vậy. Ý kiến thành lâp một Chánh Phủ Liên Hiệp đã được nghỉ tới cho Miền Nam Việt Nam , vì đó là do Việt Cộng gợi ý . Còn ở Cam Bốt thì khái niệm về Liên Hiệp không có dựa vào nền tảng nào hết, vì phía Khmer Đỏ chưa bao giờ nói tới danh từ nầy. Ông Đại Sứ Hoa Kỳ ở Phnom Penh từ lâu rồi đã tuyên bố là mọi giải pháp tìm được cần phải có "biện pháp kiểm soát". Các nghị sĩ và dân biểu Mỹ đều có cảm tưởng rằng ở Cam Bốt Hoa Kỳ chẳng có kiểm soát được bao nhiêu. Đó không phải là trường hợp ở Việt Nam .
Sáng ngày 12 tháng 3, nhóm Caucus, gồm các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ ở Hạ Viện bỏ phiếu cho một nghị quyết do 5 dân biểu Dân Chủ đệ trình, trong số nầy có bà Bella Abzug, người mà vài ngày trước đây đã đả kích ông Martin và ông Thiệu. Nhóm Caucus nầy tuyên bố "chống lại tất cả mọi viện trợ quân sự cho Việt Nam và Cam Bốt trong năm tài chánh 1975", nghị quyết nầy được chấp thuận với 189 phiếu thuận và 49 phiếu chống.
Ở Thượng Viện người ta cũng muốn "vứt bỏ" Cam Bốt, nhưng người ta tự hỏi làm sao dung hòa được danh dự của Hoa Kỳ với sự chán ngán của cử tri và số phận của một đồng minh. Tiểu ban ngoại giao của Thượng Viện đặc trách về viện trợ cho ngoại quốc và chánh trị kinh doanh đã bỏ phiếu thuận cho một ngân khoản tối đa là 25 triệu đô la viện trợ vủ khí đạn dược cho Cam Bốt. Kết quả bỏ phiếu rất khít khao 4 phiếu rthuận và 3 phiếu chống.
Ngoài những vấn đề về Đông Dương, trong các cuộc thảo luận và các tu chính án, rất nhiều vị dân cử tìm mọi cách để giới hạn quyền hạn của tất cả các vị Tổng Thống về chánh trị quốc ngoại và về quân sự. Không cần biết vì lý do gì, miển là người ta lấy lại được quyền hành đã mất.
Người ta chưa có nói tới vấn đề Việt Nam khi giải quyết xong bài toán Cam Bốt.bằng cách bỏ phiếu triển hạn, theo cách nói của Quốc Hội. Những người quyết tâm chống đối đã tìm được một phương cách mà họ cho là một chiến thuật tuyệt diệu: cứ chiếu theo lịch trình của Quốc Hội . Quốc Hội nghỉ lể Phục Sinh từ ngày 27 tháng 3. Tiểu ban phải bỏ phiếu quyết định bài toán quan trọng nầy có 33 thành viên. Bỏ phiếu "triển hạn bàn cải": 18 phiếu thuận và 15 phiếu chống. Trong số các vị bỏ phiếu thuận - hay tạm ngâm lại (nguyên tác: chôn) bài toán Cam Bốt có 8 vị thuộc đảng Cộng Hòa. Đối với một vị Tổng Thống thuộc đảng Cộng Hòa như ông Ford thì quả là một đòn quá nặng. Tám vị thuộc đảng Dân Chủ đã bỏ phiếu chống triển hạn. Các vị dân cử không hành động theo đảng chánh trị của họ mà theo "linh hồn" và lương tâm của họ, trong sự nghi ngờ và lo âu. Trong giai đoạn quan trọng nầy mà các vị dân cử thuộc đảng Cộng Hòa không ủng hộ choTổng Thống của đảng họ về một dự án mà ông nầy cho là tối quan trọng, đó là điều cần nói ở đây!
Trong lúc đó thì trong Chánh Phủ người ta đổ trách nhiệm lẫn cho nhau. Ở Bộ Ngoại Giao người ta xác nhận là những người thân cận của Tổng Thống ở Nhà Trắng không đo được tinh thần của Quốc Hội. Còn ở Nhà Trắng thì người ta than phiền Bộ Ngoại Giao quá quan liêu,, không dứt khoát trình lên cho Quốc Hội những đề nghị và đòi hỏi của Tổng Thống một cách mạnh dạn.
Là một người quá quen về thể thức của Lập Pháp, ông Ford biết hết các phương thức vận động nên ông lại tiếp tục tấn công. Những người của Bộ Ngoại Giao đã cho các nghị sĩ và dân biểu thấy cảm tưỏng dường như Chánh Phủ đã hết lối đi rồi. Nhưng ông Ford cho biết thật sự không phải như vậy, hoàn toàn không phải như vậy. Ông chủ trương "được cả hay ngã về không " . Ông tình nguyện chấp nhận cho CamBốt một ngân khoản viện trợ quân sự cấp thời là 82 triệu 500 ngàn đô la. Để cho công việc được dễ dàng , vũ khí và đạn dược sẽ được trích ra từ kho dự trử, như vậy ngân sách trong năm tài chánh 75 sẽ không bị thặng chi.
Ngày 15 tháng 3, hai ông Charles Percy và Jacob Jacits đề nghị với tiểu ban ngoại giao của họ, một tiểu ban mạnh nhất của Thượng Viện, nên chấp thuận một ngân khoản viện trợ cho Cam Bốt là 82 triệu rưởi đô la. Đề nghị được chấp thuận với 9 phiếu thuận / 7 phiếu chống. Nhưng tiểu ban nầy xác định là mọi viện trợ quân sự phải được chấm dứt sau ngày 30 tháng 6 / 1975.
Cũng trong ngày 15 tháng 3 nầy, ở Hoa Thạnh Đốn người ta biết được là VNCH đang sửa soạn cho những cuộc hành quân lạ lùng lắm ở Cao Nguyên Trung Phần, chính xác hơn là trên con đường tỉnh lộ 7 B.
Tại Sài Gòn , một thời gian sau kỹ sư Văn mới biết được là quân Bắc Việt đã tấn công và chiếm Ban mê Thuột .
Ở Bộ Giao Thông Công Chánh, ông bộ trưởng không họp các cộng sự viên lại nữa. Các quân nhân bạn của kỹ sư Văn quả quyết với ông rằng các chiến sỉ đang thiếu cả vủ khí, đạn dược và lương thực. Ông không nghi ngờ gì về lòng can đảm của các bạn của ông, họ cũng có nói về các cuộc hành quyết ở Ban mê Thuột. Kỹ niệm các vụ hành quyết ở Huế hồi Tết Mậu Thân năn 1968 hảy còn sờ sờ đây. Sĩ quan và binh sĩ chạy về Sài Gòn trách dân chúng ở đây đã có một đời sống quá đẹp. Ông Thiệu đã cho lệnh đóng cửa các "nhà tắm hơi", âu cũng là một niềm an ủi tối thiểu cho các chiến binh.
Kỷ sư Văn tin rằng sẽ có một giải pháp chánh trị . "Người ta" sẽ đưa ra một giải pháp "Trung Lập." Kỹ sư Văn nghĩ rằng đứng trước thử thách mới nầy, người Mỹ sẽ không "khoanh tay đứng nhìn " đâu. Cả người Liên Xô và Trung Quốc cũng vậy nữa. Dù sao năm 1973 người Mỹ đã ép ông Thiệu nhượng bộ, bắt buộc ông Thiệu phải ký vào Hiệp Định Paris. Bây giờ năm 1975 thì đến lượt Liên Xô và Trung Quốc phải ép Hà Nội mới là đúng . Ở Sài Gòn có nhiều người đã nhớ rằng hồi 1956, Liên Xô đã từng muốn cho hai nước Việt Nam được vào Liên Hiệp Quốc, nhưng lúc đó Hoa Kỳ lại chống đối. Không phải chỉ có ở Sài Gòn người ta mới thường đánh giá cao sức ép của Liên Xô đối với Hà Nội .
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa không thấy ưu tư gì khi được nghe tin trên báo chí và đài phát thanh về việc các tỉnh và thị trấn bị thầt thủ, dù tin tức có hơi muộn. Từ lâu rồi người ta đã quen nghe nói về các trận đánh lớn. Chắc cũng giống như các trận đánh hồi năm 1972, rồi thì quân lực Miền Nam phải tái chiếm phần đất vừa bị mất thôi. Không còn nghi ngờ gì nữa chắc việc Ban mê Thuột và Phước Long phải di tản cũng chỉ là một phần của chiến lược chung mà thôi. Quân đội quốc gia Miền Nam chắc phải tái chiếm lại tất cả các tỉnh và thị trấn đó lại.
Cũng gìống như kỹ sư Văn, nhà văn Duyên Anh nghĩ rằng Sài Gòn sẽ có một thỏa hiệp với Hà Nội . Và cộng sản Bắc Việt phải dừng quân lại ở đâu đó, có thể ở Qui Nhơn chẳng hạn . Rồi người ta sẽ thiết lập một "khu trái độn" giữa phần đất đã bị Bắc Việt chiếm cứ và phần lãnh thổ Miền Nam còn lại. Sau đó người ta sẽ thiết lập một Chánh Phủ "Hòa Hợp Hòa Giải" đúng theo tinh thần của Hiệp Định Paris 1973. Người Việt Nam dù là ở Miền Nam hay ở Miền Bắc đều đã thường nghe nói tới Hiệp Định nầy.
Nhà văn tự tin chắc rằng người Mỹ đã bỏ quá nhiều tiền để đầu tư ở Việt Nam nên chắc chắn họ không muốn mà cũng không thể bỏ Việt Nam được . Khi tin Ban mê Thuột bị Bắc Việt chiếm được xác nhận ở Sài Gòn thì nhà văn rất phân vân khó nghĩ. Và nếu Miền Nam Việt Nam của chúng ta bị mất thì sao đây ? Chúng ta đã tùy thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ . Dĩ nhiên ở một vài tỉnh cũng có chuyện bất công do tham nhũng gây ra. Vì nghĩ tới đó nên dân chúng mới bị đẩy vào thế phải dựa vào cộng sản . Chánh Phủ bỏ quên dân chúng quá. Lớp thanh niên thì chỉ được dùng để bổ sung cho hàng ngũ quân lực mà thôi.
Tập san "Cách Mạng Xanh" mà nhà văn đã tốn bao nhiêu công sức vào đó sẽ không có dịp được xuất bản nữa, đó là một tin không mấy vui cho nhà văn Duyên Anh. Rồi ngày tổ chức kỹ niệm "Người Cày Có Ruộng" cũng phải bị bỏ luôn. Có nhiều tin đồn đải là quân lực của ta sấp rút khỏi Vùng II Chiến Thuật. Người ta nói đến một sự rút lui. Một cuộc rút lui tức là một sự tháo chạy. Tháo chạy tức là mất đất... Hồi năm 1954 trước khi ký Hiệp Ước Genève, lúc quân đội Pháp rút quân thì người ta đã nói đó là cuộc rút lui chiến lược. Để rồi sau đó có sự kiện Điện Biên Phủ, một lòng chảo trong đó đã có gần một phần mười quân đội viễn chinh của Pháp.
Nhà văn cho thế là cũng đủ quá rồi.... Một sự thất trận không ra gì trên bình diện quân sự đôi khi sẽ trở thành một tai họa về chánh trị . Và Tổng Thống Thiệu thì giải thích là cần phải có hàng trăm triệu mỹ kim viện trợ. Nhà văn cảm thấy tức giận lắm, ông làm việc cho Chánh Phủ nhưng không mấy thích ông Thiệu. Ông cũng không ưa gì người Mỹ và những người Nga Sô Viết những người đang tích cực hổ trợ cho Bắc Việt . Nhà văn hy vọng.... rồi lại đâm ra thất vọng...
Ở về phía Bắc Sài Gòn khoản 300 cây số là thành phố Dalat. Ở đó hầu hết dân chúng không có vẽ gì lo âu hết.
Ngay trung tâm thành phố trên đỉnh một ngọn đồi, các hàng cà phê, các quán ăn và rạp chiếu bóng Hòa Bình lúc nào cũng đầy người . Học sinh và sinh viên sau giờ học thì hấp tấp bu quanh các bàn bi da và các bàn bóng đá. Có rất nhiều thanh niên nam nữ của Sài Gòn sống ở đây trong niên khóa cả trung học và đại học. Người ta nhận ra các nữ sinh của trường nhà Dòng với củn màu xanh đậm của nước biển và sơ mi xanh nhạt. Còn đây là những cậu thanh niên thuộc giới khá giả của thủ đô Sài Gòn , nội trú của trường trung học Yersin thường ra chơi ở đây vào cuối tuần, với các sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Liên Quân và trường Chiến Tranh Chánh Trị. Họ đi dạo chơi quanh bờ hồ, chơi quần vợt, hay mướn thuyền đạp trên mặt hồ. Đến chiều thì họ lại gom về lại các quán cóc, ở đó họ say sưa thưởng thức ca nhạc, có cả thơ phổ nhạc của Trịnh công Sơn. Các hàng quán thường bán đến tối, cả một vùng nực mùi gia vị của thức ăn, và cả mùi thơm của trái cây Dalat. Lúc nào cũng có người nhất là về đêm ở các gian hàng của người Ấn, bán các loại nước hoa và tơ lụa đủ màu sặc sở.
Vốn là một người có vóc dáng nhỏ thó như người Việt Nam , Linh mục Jean Mais thuộc Dòng Truyền Giáo ngoại quốc, khoản 40 tuổi, là giáo sư dạy ở trường Đại Học Công Giáo mà đứng ở khu chợ người ta có thể nhìn thấy rõ trên đỉnh đồi. Khoa Kinh Tế Chánh trị ở Dalat có rất nhiều sinh viên đến học từ khắp nơi trong nước. Đến Việt Nam từ 7 năm rồi, nói thông thạo tiếng Việt, đang dạy tiếng Pháp, Linh mục đã có nhiều mối giao hảo với các sinh viên đủ mọi tôn giáo và tiếp xúc thân tình với họ. Đã là giáo sư thì phải biết khuyên bảo, mà một giáo sư người ngoại quốc phải là người không có định kiến. Cho nên các sinh viên rất nghe theo Cha Mais, dù có nhiều em tự hỏi không biết làm sao giáo sư người Pháp nầy có thể hiểu nỗi mình. Một số không ít các em chú ý tới Phong Trào chống tham nhũng của cha Thanh, một phong trào đã nói nhiều về cá nhân linh mục nầy. Một số các em khác thường là con cháu của các công chức hay quân nhân thì nói với giáo sư Mais rằng cha Thanh là con cờ của cộng sản . Linh mục Mais nghĩ rằng những cảm tình viên của cha Thanh đều thuộc các gia đình có liên quan đến Mặt Trận Giải Phóng, hay với cái CPLTCHMN của cộng sản. Người Việt Nam thường nói tới Mặt Trận Giải Phóng hơn là cái CPLTCHMN nầy. Linh mục Mais không phân biệt được những người nào thuộc "lực lượng thứ ba" mà không thích Mặt Trận Giải Phóng với những người có liên hệ mật thiết với Mặt Trận nầy. Ông nghĩ rằng ông nên tránh không nên theo bên nào cả. Nhưng làm sao được khi ông kể chuyện có tánh cách lịch sữ về những năm của thập niên 50 ngoài Bắc, nói về cuộc di cư vào Nam của những người công giáo , về chuyện "cải cách ruộng đất"....Ông cố tìm hiểu những sự lo âu và những sự não lòng của các em sinh viên. Nhưng theo ông thì dường như về phương diện chánh trị sự chọn lựa của cha mẹ các em mới là phần quyết định. Ông nghĩ rằng tình cảm gia đình phải luôn luôn được đặt trên tinh thần ý thức hệ. Linh mục cũng có đặt vấn đề với các đồng nghiệp của ông. Người phụ tá dạy Pháp văn của ông là anh Ngữ đã cho ông biết là gia đình anh có cảm tình với Mặt Trận Giải Phóng.
Sau kỳ nghỉ Tết, các sinh viên ngoan ngoản trở lại Dalat. Nhưng từ lúc đó, phụ huynh các em nhất là những người ở Sài Gòn gởi điện tín lên thúc hối các em trở về Sài Gòn . Đối với các em thuộc gia đình dư ăn dư để thì ý nghĩ đi ra ngoại quốc càng ngày càng lản vãng trong đầu. Có nhiều sinh viên đến từ giả linh mục Mais. Cô sinh viên cuối cùng đến từ biệt Linh Mục là một cô gái con của một dược sĩ ở Nha Trang. Ngày 1 tháng 3 Linh mục Jean Mais giảng về thuật ẩn dụ trong một lớp vắng chỉ còn môt nửa sinh viên. Ông nghĩ rằng Ban mê Thuột chỉ cách Dalat hơn trăm cây số đường đèo chắc rồi cũng sẽ được tái chiếm.
Cha Darricault, người linh mục có trách nhiệm của Dòng Truyền Giáo, tập hợp các linh mục lại ở nhà giảng. Gần đây ở Việt Nam có hai giáo sĩ đã được lệnh trở về Pháp. Những vị giáo sĩ khác được tự do hành động theo ý riêng của mình. Nhưng phần đông đều sẽ rời Việt Nam .
Những người quan trọng trong bộ máy hành chánh lần lần biến mất khỏi Dalat. Một vài vị giáo sư đên Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ . Người Mỹ lản tránh và lần lần cũng biến mất lúc nào không ai biết cả. Khi Viện trưởng Đại học đến gặp ông tỉnh trưởng để xin phép đóng cửa trường đại học thì sau vài ngày lần lựa ông được câu trả lời:
- Ông cứ làm những gì ông muốn.
Thấy chánh quyền không muốn nhận trách nhiệm, Viện trưởng quyết định: "tạm thời" cho đóng cửa trường. Ông cho gọi Linh mục Mais vào và nói:
- " Cha là người Pháp. Nước Pháp của Cha đang có nhiều giao hảo tốt với Hà Nội. Vậy nếu được thì Cha nên ở lại đây để duy trì sự hiện diện của Cha, của một người Pháp ở viện đại học nầy."
Các sinh viên ai cũng sửa soạn hành trang. Những em có thế lực hay chạy chọt được thì đi nhờ các chuyến bay quân sự. Phi trường quân sự chỉ ở cách trung tâm thành phố khoản 15 phút. Có nhiều em mua vé của hảng Hàng Không Việt Nam và đi ở phi trường dân sự ở cách Dalat 30 phút. Các em khác thì dồn lên các xe đò và chạy ra bờ biển. Chiếc xe Citroen 3 ngựa của Cha Mais lúc nào cũng đầy người. Ông phụ tá của Cha không đi. Cô Chủ Tịch sinh viên Pháp cũng là người đứng đầu Hiệp Hội Sinh Viên Phật Tử cũng không đi. Hầu hết những người nào không thuộc giai cấp trung lưu hay khá giả, không thuộc gia đình công viên chức hành chánh, những người làm thuê hay công nhân, thợ thuyền.. ở Dalat hay ở các nơi khác đều ở lại tại chỗ. Từ lâu rồi, ba mươi năm nay họ có thói quen chờ đợi...
Và họ vẫn tiếp tục chờ.....
Ngày 15 tháng 3, thứ bảy, vào lúc 10 giờ sáng, ông Polgar đang ở trong phòng làm việc tại sứ quán Hoa Kỳ . Ông nhận được điện thoại của một người nhân viên từ Pleiku gọi về, báo cho ông :
- " Quân Đoàn 2 đang rút đi."
Người trưởng lưới CIA lúc nào cũng tự hào rằng mình luôn luôn biết trước những cuộc điều quân của Quân Lực VNCH. Thế mà hôm nay ông bàng hoàng hoảng hốt gởi ngay một trong những người phụ tá của ông đến ngay Dinh Độc Lập, và một anh khác đến Bộ Tổng Tham Mưu.
Ở Dinh Độc Lập, tướng Quang tuyên bố:
- "Không có gì xảy ra ở Pleiku hết."
Tướng Quang hé lộ cho người nầy người khác nghe rằng ông Thiệu không hơn không kém đã lệnh cho tướng Phú soạn kế hoạch.
Ở Bộ Tổng Tham Mưu thì các Phòng đều vắng tanh. Nhân viên của ông Polgar chỉ tìm được thiếu tướng Thọ, trưởng phòng 3 , hỏi ngay:
-" Chuyện gì đang xảy ra ở Pleiku đó Thiếu tướng ?
- " Chẳng có gì xảy ra cả" tướng Thọ trả lời.
Ông Polgar đang có những ý nghĩ đen tối trong đầu.. Sự vắng mặt của Tổng Tham Mưu Trưởng có nghĩa là gì đây ? Chẳng lẻ tướng Cao văn Viên vắng mặt cả ngày ở văn phòng chỉ để ngồi thiền hay sao ?
Trong thời gian ông Martin đi vắng, ông Wolfgang Lehmann xử lý thường vụ sứ quán. Người ta đi tìm ông khắp nơi. Ông đang ở phòng mạch của nha sĩ. Phải nói gì với Hoa Thạnh Đốn đây? Nơi mà từ đầu năm tới nay không có người nào chịu chú ý tới tình hình nghiêm trọng của Việt Nam . Trên Vùng II Chiến Thuật vẫn còn một số người Mỹ. Không thể phí phạm đến độ phải để cho những công dân nầy rơi vào tay cộng sản ?. Ông Polgar chỉ là người chịu trách nhiệm đối với các nhân viên và người làm việc cho CIA mà thôi, không có trách nhiệm đối với các công chức người Mỹ khác .
Dalat là một danh từ có một âm thanh nghe dịu dàng, Còn danh từ Pleiku dù nói bằng tiếng Việt, tiếng Pháp hay tiếng Anh nó cũng nghe cứng ngắt và nó gợi lại nhiều kỹ niệm không hay. Mười năm về trước, trên đó bộ đội Bắc Việt đã tấn công vào cư xá của các cố vấn Mỹ gây cho 76 người vừa chết vừa bị thương. Từ đó Không Lực Hoa Kỳ đã mở các cuộc oanh tạc vào cơ sở của Bắc Việt nằm về phía Bắc của vĩ tuyến 17. Và sau đó mới có những cuộc đổ bộ hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ vào Miền Nam Việt Nam .
Ở Pleiku, tướng Phú soạn thảo kế hoạch triệt thoái kéo dài trong 4 ngày:
- ngày 16 tháng 3: các đơn vị Công Binh; Đạn dược, Xăng Dầu; một số pháo đội đầu tiên của Pháo Binh; 200 xe vận tải và Thiết Giáp Binh (hộ tống)
- ngày 17 tháng 3: các pháo đội còn lại của Pháo Binh; Công Binh; các toán quân y lưu động; 250 xe vận tải, và Thiết Giáp.
- ngày 18 tháng 3: Bộ Tham Mưu Vùng II Chiến Thuật và TiểuKhu/ Tỉnh; Quân Cảnh: 200 binh sĩ thuộc Trung Đoàn 44 bộ binh, và Thiết Giáp.
- ngày 19 tháng 3: Bộ phận hậu tập, một Liên Đoàn Biệt Động Quân và phần còn lại của Thiết Giáp Binh.
Nhưng từ ngày 15 tháng 3, đã có vài chiếc xe Jeep và xe vận tải rời Pleiku từng toán 5 chiếc một. Tin triệt thoái không dấu ai được từ đó.
Ở Sài Gòn Hội Đồng Nội Các nhóm họp dưới sự chủ tọa của Thủ Tường Khiêm. Một vị Bộ Trưởng nói về biến cố ở Pleiku với một giọng trách móc:
- " Tôi biết được tin nầy nhờ tôi nghe các đài phát thanh ngoại quốc loan báo, đài BBC và đài "Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA)"
Phó Thủ Tuớng, Bác sĩ Nguyễn lưu Viên ngồi bên cạnh Thủ Tường Khiêm, nghe ông nầy nói nho nhỏ:
- " Tôi cũng vậy"
- " Sao ? Ông cũng vậy à ?
- " Đúng vậy, Thủ Tướng Khiêm thở dài..., tôi không được thông báo trước ".
- " Như vậy thì ai là người quyết định tất cả việc nầy ?
- " Người ta quyết định ở trên đó," Thủ Tướng vừa trả lời vừa đưa ngón tay chỉ về hướng Dinh Độc Lập."Chỉ có 3 người biết việc nầy thôi ."
- " Ai vậy thưa Thủ Tướng.
- "Tổng Thống, đại tướng Cao văn Viên và tướng Phú.
Tổng Thống Thiệu tiếp ông Bùi Diễm, cựu Đại sứ ở Hoa Thạnh Đốn và Đại Sứ Lưu Động từ hai năm nay. Xuất thân từ Đại Học Hà Nội ông là một người trí thức có tài, từng là giáo sư về toán học khi xưa ở trong vùng Việt Minh. Ông chạy khỏi cộng sản vô Sài Gòn, và đứng về phía những người quốc gia chống cộng, đã tham dự vào các cuộc thương thuyết ở Genève năm 1954. Ông đã từng giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, là thành viên của nhiều phái đoàn Việt Nam, từng giao dịch với các Tổng Thống Johnson, Nixon ở Honolulu, Manila, Guam, Midway và San Clemente. Ở Hoa Thạnh Đốn ông Bùi Diễm biết gần hết mọi người và mọi người đều biết ông. Không mệt mỏi ông cố gắng đi giải thích cương vị của Chánh Phủ VNCH khắp mọi nơi, ở Mã Lai Á, ở Tân Gia Ba, ở Nam Dương, Nhật Bản. ở Ấn Độ và nhất là ở Pháp và ở Hoa Kỳ . Ông và ông Hoàng đức Nhã là hai trong số rất hiếm những người Việt Nam đã hiểu rõ được bộ máy Hành Pháp và Lập Pháp của Hoa Kỳ . Tại Hoa Thạnh Đốn trong lúc người ta dè dặt đối với ông Nhã thì trái lại người ta rất tin tưởng ông Bùi Diễm dù bề ngoài ông có vẽ là một người công chức cao cấp và khoa bản hơn là một chánh trị gia.
Ông Bùi Diễm đến trình diện Tổng Thống Thiệu có cả ông cựu Tổng trưởng Ngoại Giao Trần văn Đỗ và ông Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Trần quốc Bữu cùng đi theo.
-" Đã đến giờ rất nghiêm trọng rồi, chúng ta phải tập họp thành phần "quốc gia" lại thôi !.
Ông Thiệu lắng nghe và trả lời với phái đoàn đã đến đây mật cách bất thình lình:
- " Xin các anh viết hết ra cho tôi và trở lại gặp tôi với danh sách tên tuổi chính xác.."
Đây không phải là lần đầu tiên mà người ta đề nghị với ông vấn đề hết sức tế nhị nầy: cải tổ Chánh Phủ . Nhưng Tổng Thống hình như không bao giờ bị thuyết phục. Vì hai vấn đề thường trực: Ông Thiệu phải mở rộng nền tảng chánh trị của ông, nhưng dưới nhản quan của ông mọi sự mở rộng, mọi sự dung hòa với phía đối lập đều là một sự nhượng bộ cho cộng sản . Tuy nhiên ông tự nhũ là ông vẫn sẳn sàng đối thoại.
Du thuyết mãi có một vấn đề mà không bao giờ được toại nguyện , ông Bùi Diễm đành phải trở về Ba Lê và Hoa Thạnh Đốn . Ông Thiệu còn dặn vói theo:
- " Chuyện chánh yếu là Anh nên cố "giật" cho được viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam "
Ngày hôm sau ông Bùi Diễm đến thăm tướng Cao văn Viên, một người bạn cũ. Ở thủ đô nước nào ông Bùi Diễm cũng có bạn. Ông Tổng Tham Mưu Trưởng có vẽ lo âu :
- " Chúng tôi chỉ còn hơn một tháng đạn dược. Sau đó khó mà bắt các binh sĩ của mình phải chiến đấu được ."
Ông Bùi Diễm biết là có rất ít cơ may để có được viện trợ quân sự bổ túc của Hoa Kỳ . Ở Sài Gòn người ta nghĩ tới những nguồn tài trợ khác, hay đúng hơn là một sự giúp đở từ các quốc gia Á Rập ôn hòa. Có thể vay tiền trả dài hạn để mua vũ khí đạn dược. Trong hệ thống dân sự cũng như quân sự ở Miền Nam Việt Nam , người ta chỉ cho là thiếu vũ khí và đạn dược mà người ta không bao giờ nghĩ đến tầm quan trọng của yếu tố tinh thần.
Ngày đó, không biết vì không ý thức được hay vì đóng kịch giỏi mà Tổng Thống Thiệu có vẽ rất là tự tin. Ông nhìn thấy tướng Võ nguyên Giáp "không phải là một Nã phá Luân thật sự" vì thế ông tin rằng thực ra mình lui binh như tướng Koutouzov người Nga, để địch quân phải mở rộng hệ thống giao thông rồi họ sẽ bị sa lầy không phải sa lầy vì mùa đông tuyết lạnh như ở Nga sô, mà sa lầy vì gió mùa và bùn sình của Việt Nam . Quân lực Miền Nam sẽ gom lại cố thủ và bộ đội Miền Bắc sẽ không sao giải quyết nỗi tất cả các bài toán về tiếp vận của họ.
Ông Wolfgang Lehmann cố nắm chặt lại sứ quán Hoa Kỳ . Ông điện về Tổng Trưởng Ngoại Giao ở Hoa Thạnh Đốn :
- " Tôi đã cho lệnh tòa Lãnh Sự Nha Trang phải rút tất cả nhân viên người Mỹ từ KonTum, Pleiku và Quảng Đức. Tất cả sẽ đến Nha Trang sau buỗi trưa nầy."
Mọi tin tức đã chính xác: Đặc công Bắc Việt đã phá nổ một kho đạn dược ở KonTum. Bắc Việt đã bắn hỏa tiển vào phi trường của tỉnh và phi trường không còn xử dụng được nữa.
Cùng ngày hôm đó tại Hà Nội Chánh Trị Bộ và Quân Ủy Trung Ương chấp thuận một đề nghị của tướng Văn tiến Dũng: Vị Tổng Tư Lệnh Chiến Trường đề nghị tiếp tục cuộc tiến quân.
Có được Hà Nội bật đèn xanh rồi, tướng Dũng cho lệnh các đơn vị:
- "Lúc trước vào những năm 1968 và 1972, Quân Đội Nhân Dân ta cũng đã có nhiều trận tấn công trong vùng. Nhưng theo tôi (tướng Dũng), những chiến thắng của chúng ta không bao giờ nhanh chóng mà cũng không oanh liệt, không quyết định như năm nay. Sau những cuộc tấn công quy mô đó cuối cùng rồi quân lực Miền Nam vẫn nắm phần chiến thắng. Giờ đây, trong tháng 3 năm1975 nầy, các căn cứ tiếp vận, hệ thống đường xá, các ống dẫn dầu của quân đội ta v.v.. tất cả đều đã hoàn bị hơn và quan trọng hơn...."
- " Phải làm sao hoàn thành sự nghiệp trước mùa mưa" Dũng nhắc lại..
Tại Pleiku, trong 3 ngày liền từ ngày 15 đến 18 tháng 3, cuộc triệt thoái của Quân Đoàn II dĩ nhiên vấp phải nhiều khó khăn, nhưng nói chung cũng được diễn tiến khá tốt. Di chuyển cả một Quân Đoàn đâu có phải là chuyện nhỏ đâu? Nào là nhân sự, nào là quân xa và thiết giáp, nào là 20 tấn đạn pháo binh, nào là một tháng rưởi xăng dầu và 2 tháng lương thực... Tất cả đều phải được đưa xuống tận bờ biển Nha Trang. Ở đó người ta đang chuẩn bị cho kế hoạch phản công tái chiếm Ban mê Thuột . Bấy giờ người ta mới vỡ lẻ ra tại sao tướng Phú nằng nặc xin thăng cấp chuẩn tướng cho đại tá Lê văn Tất. Vừa mới nhận được "một sao" là tướng Tất được tướng Phú giao ngay trọng trách chỉ huy cuộc hành quân triệt thoái nầy. Một ông tướng khác thâm niên hơn phải giám sát toàn thể cuộc hành quân. Do đó mà lệnh lạc rất mơ hồ, lộn xộn khó hiểu, gây ra "nhiều hiểu lầm " lệnh nầy chỏi lại lệnh kia.
Bộ Tham Mưu Quân Đoàn không có gởi thám sát có khả năng để dò trước con đường 7B vốn đã hư vì các ổ sình lầy, xe thường không thể đi được . Các đơn vị đầu tiên rời khỏi Pleiku với Liên Đoàn 20 Công Binh dẫn đầu. Tức khắc họ bị đoàn người tỵ nạn từ Pleiku và Kontum bám vào, vì Kontum chỉ cách Pleiku có khoản 40 cây số về hướng Bắc. Trên một con đường mà từ bao nhiêu năm qua không được tu bổ, các chiến xa M48 nặng 47 tấn di chuyển rất khó khăn. Lực lượng Địa Phương Quân nhận được nhiều lệnh trái ngược và mâu thuẩn nhau. Tướng Phú thì nói : "Thôi thì cho các binh sĩ đồng bào Thượng trở về buôn làng của họ cho rồi, không cần phải cho họ biết làm gì." Trong lúc các sĩ quan khác thì yêu cầu họ giữ vài đoạn trên con đường liên tỉnh 7 B. Nhưng biết là mình bị bỏ rơi, các binh sĩ người Thượng thường "rã ngũ" . Có một số cầu đã bị phá sập từ lâu cần phải được bắt lại, Công tác nầy tốn rất nhiều thời gian, nhưng dù muốn dù không tất cả đoàn xe đều tiếp tục tiến tới.
Ở Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Trường của Bắc Việt, cho tới ngày 16 tháng 3, người ta phân tách sai tình hình. Các đài phát thanh Tây Phương đã vô tình cung cấp tin tức mà theo tướng Dũng thì dù là từng đoạn tin không đầy đủ lắm nhưng thật sự có một giá trị "tối ư quan trọng". Có nhiều chi tiết "báo động" quân đội Bắc Việt . Đây nhé, thông tấn xã UPI của Hoa Kỳ loan tin là "giá vé máy bay từ Pleiku đi Sài Gòn lên đến 40.000 đồng." Tại sao lại có chuyện đua nhau chạy ra phi trường như thế ? Tại sao giá vé lại bất thần tăng vọt lên vùn vụt vậy ?
Trưa ngày 16 tháng 3, Bắc Việt lại bắt được những câu trao đổi giữa những phi công của Không Lực Miền Nam . Họ cất cánh từ Pleiku và đáp xuống luôn ở phi trường Nha Trang luôn mà không trở về căn cứ Pleiku nữa dù phi trường nầy chưa bị Bắc Việt pháo kích. Tại sao vậy ? Văn tiến Dũng hiểu ngay: tướng Phú về đóng ở Nha Trang. Tướng Dũng cũng biết được là 450 người Mỹ và nhân viên người Việt của họ tất cả đều rời khỏi Pleiku. Một cầu không vận bằng trực thăng được thiết lập từ trung tâm thành phố đến phi trường. Từ đó phi cơ vận tải C- 47 và C-46 nối tiếp cầu không vận đến Nha Trang. Đối với người dân thường ở Pleiku cũng như đối với các điệp viên của tướng Dũng thì không còn nghi ngờ gì nữa : "người ta đang triệt thoái hết".
Ở Pleiku, nhân viên CIA không mấy bình tỉnh. Họ bỏ quên một số nhân viên người Việt, trong số đó có một trong những nhân viên tình báo chinh thức của họ. Và nhất là họ quên không đốt hết được các hồ sơ.
Các thành viên của một tổ Ủy Ban Quốc Tế cũng được rời khỏi Pleiku trong những điều kiện thật lạ lùng. Người Mỹ tự coi mình có bổn phận đối với các thành viên người Nam Dương và người Ba Tư, những người nầy không có ai ở chung với toán người Hung gia Lợi và Ba Lan . Những người Ba lan, "những người chó má nầy" (1 ) đã liên lạc vô tuyến với CPLTCHMN và Bắc Việt , theo mật văn đã ấn định trước:" Trời tốt...bầu trời sáng sủa.. Bạn của chúng tôi thức dây sớm."(2) Thành viên Nam Dương hiện đang là Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế ở Sài Gòn (nguyên tắc luân phiên Chủ Tịch giữa 4 thánh viên). Ông này được người Mỹ cho biết nội vụ và ông chỉ thông báo cho hai toán Nam Dương và Ba Tư mà thôi. Nhưng cuối cùng rồi hai toán Ba Lan và Hung gia Lợi cũng được CIA dùng phi cơ của hảng Hàng Không Air America bốc đi, vì họ không muốn ở lại chờ các đồng chí Bắc Việt của họ. Hoan nghênh CIA !
Ngày 16 tháng 3, vào lúc 19 giờ. một cuộc tranh cải dử dội đã xảy ra tại Bộ Tham Mưu Hành Quân Bắc Việt . Người ta có cảm tưởng rằng "địch quân đang toan tính chuyện gì đó trên Vùng Cao Nguyên, sau khi quân Bắc Việt chiếm xong Phước Bình và Ban mê Thuột . Bộ Tham Mưu của tướng Dũng hơi bối rối. Tướng Dũng tự hỏi : Phải chăng tất cả Quân Đoàn II ở Pleiku đang tìm cách rút đi ? Nếu họ rút đi thì họ phải hành quân ra sao ? Đi bằng con đường nào ? Khởi thủy lúc đầu ông ta định có 2 ưu tiên trong hành động:
1.- "trước hết là phải diệt mọi lực lượng phản công của địch " Cũng như tướng Thiệu, tướng Dũng nghĩ là phải có phản công,
2.- "Mặt khác phải nhanh chóng chuẩn bị tái phối trì lực lượng để tiến về hướng Bắc và thanh toán Pleiku"
Thành phố càng về lâu càng trống vắng... Tướng Dũng đã cắt hết các con đường chiến lược trong vùng nầy, từ quốc lộ 19, 14 đến quốc lộ 21. Ông không hề nghĩ tới con đường liên tỉnh 7 B. Nó không còn xử dụng được nữa, người ta bảo đảm rằng các cây cầu trên đường nầy đều hư sập hết rồi và dọc đường cũng không có phà. Thình lình, vào lúc 21 giờ Tổng Tư Lệnh Bắc Việt biết được là lịnh triệt thoái khỏi Pleiku được ban ra cho tất cả các đơn vị. Tin tức đã xác nhận rồi. Như vậy là không có thành lập cứ điểm ở thành phố Pleiku để tử thủ như tin tức tình báo từ Hà Nội đã tiên liệu. Bây giờ tướng Dũng cũng đã biết được rằng hầu hết Quân Đoàn II của Miền Nam đã rời khỏi Pleiku được 48 tiếng đồng hồ rồi trên con dường liên tỉnh 7 B mà người ta đã quả quyết với ông là không còn xử dụng được . Giận quá, tướng Dũng đã sỉ vả thậm tệ tướng Kim Tuấn Sư trưởng sư đoàn danh tiếng 320. Ông sư trưởng nầy cũng đã từng khẳng định là không có một đơn vị nào dù là của Miền Nam hay Miền Bắc có thể dùng con đường nầy được với cả pháo binh và chiến xa của họ. Tướng Dũng nói qua điện thoại:
-" Sơ suất và xao lảng nầy không thể tha thứ được . Trong giờ phút nầy, mỗi một sự dè dặt tối thiểu nào, mỗi một sự lơ đểnh tối thiểu nào, mỗi một sự đánh giá các khó khăn nào, mỗi một sự chậm trể nào... tất cả sẽ hỏng hết. Nếu địch vuột khỏi đây, thì đó là một trọng tội mà bản thân ông sẽ hoàn toàn gánh chịu hết trách nhiệm"
Đây là lần đầu tiên cả một Quân Đoàn của VNCH rời bỏ một vị trí chiến lược trong lúc tình hình đánh nhau đang nóng bỏng và rút đi trong những điều kiện thật là xấu.
Là một chiến binh lâu đời, tướng Dũng ngày hôm đó sực nhớ lại kỷ niệm 30 năm chiến trận của mình. Cũng như tướng Tổng Tham Mưu Trưởng của Miền Nam ông nghĩ tới cuộc triệt thoái của quân đội Pháp. Và cuộc rút lui ra khỏi Khe Sanh của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ năm 1968 . Cuộc rút lui nầy không phải một thảm trạng mà chắc chắn cũng không phải là một chiến thắng đối với người Mỹ. Gần đây hơn là cuộc lui binh của quân lực Miền Nam trên Quốc lộ 19, ở Lào năm 1971, một thảm họa đối với quân lực Miền Nam . Và cuộc rút lui của Sư Đoàn 3 bộ binh của QLVNCH ở Quảng Trị năm 1972. Nhưng ở đây Miền Nam lại trở lại tái chiếm thành phố . Tướng Dũng ghi nhận: "mỗi lần mà địch quân rút đi vội vàng để tránh các cuộc tấn công của chúng ta là y như rằng họ đều có mưu lược để đảm bảo an toàn cho người của họ". Lần nầy cái bẩy ở chỗ nào đây ? Mưu lược của ông Thiệu ra sao đây ? Chắc chắn phải có một mưu lược gì đây.
Trong đêm 16 và 17 tháng 3, sư đoàn 320 Bắc Việt tiến quân. Các đơn vị đi tắt đường rừng, Họ chuẩn bị đánh thẳng vào đoàn quân đang triệt thoái. Chiến xa và pháo binh của sư đoàn tới ngày 18. Trong lúc đó sư đoàn 968 được lệnh của tướng Dũng đi về hướng Pleiku, vượt qua khỏi thành phố Pleiku đi xuống phía Nam để đánh từ phía sau của Quân Đoàn 2 đang rút đi.
Bầu trời Pleiku đang có đầy những cột lửa màu xanh và màu cam. Quân đoàn 2 lúc rút đi đã bỏ lại và đốt đi một sớ lớn xăng dầu dự trử.
Trên con đường 7 B, xe tư nhân và xe vận tải dân sự chen lẩn lộn vào đoàn xe quân sự, chiếc nầy dính sát chiếc kia, chẻ đoàn xe của quân đội ra làm nhiều đoạn, nhiều mảnh. Các quân xa chở đầy binh sĩ và gia đình của họ với bàn tủ ghế, thúng mủng, gà vịt ...Các chiến xa và xe thiết giáp thì trợt lên trợt xuống, chiếc xe cứu thương thì lại chạy theo mấy khẩu pháo binh. Các tiểu đoàn, các đại đội thì kéo dài lê thê rồi tan dần...Các sĩ quan thì mất liên lạc hẳn với binh sĩ của họ. các ông đại úy thì gọi các thiếu tá của họ đòi quyền ưu tiên, các ông thiếu tá thì không nghe lịnh các ông trung tá, đại tá. Các công điện thường không thể hiểu nổi, rất khó nghe được vì tiếng kêu của xích xe đang tiến thật chậm. Các máy vô tuyến bắt đầu hư không còn làm việc được nữa. Người ta nghe đâu đây những tràng súng tự động, những tiếng bắn bách kích pháo, tiếng réo của đạn đi và tiếng chạm nổ lúc rơi xuống...Ngày 18 tháng 3, qua đài phát thanh các sĩ quan nghe được tin mất An Lộc, một thị trấn chỉ cách Sài Gòn khoản 100 cây số về hướng Bắc cách tỉnh lộ 7 B khoản 300 cây số về hướng Đông Nam. Và nhiều tin không tốt từ Vùng I Chiến Thuật ở xa về hướng Bắc. Cuộc hành quân rút lui biến thành một cuộc tháo chạy, một sự tản cư, tan rã...trong hổn loạn. Ban ngày thì dân chúng đi trong một lớp bụi đỏ và dưới một sức nóng khô gay gắt. Ban đêm thì họ lại bị một khí lạnh ẩm ướt, một mùi mốc meo của rừng rậm trong đó các bộ đội Bắc Việt luôn luôn rình rập họ. Các ông thì mệt đừ, các bà thì quá chán nản, trẻ con và người già thì khờ khạo hết. Người ta thiếu thức ăn và nước uống. Người ta từ từ bước qua khỏi trạng thái "sấp chết" và biến thành các thây ma với cặp mắt ruồi bu kiến đậu . Còn những ai còn sống thì làm mồi cho muỗi.
Lúc rời khỏi Pleiku và Kontum thì quân nhân còn có kỷ luật, sau đó thì họ mất hết tinh thần. Tuy nhiên họ vẫn còn giữ vũ khí. Binh sĩ và dân chúng bị vây hảm trong tình trạng nghi ngờ sợ hải, hồ đồ và hỗn loạn. Một vị sĩ quan bị lạc hết binh sĩ của mình trong sự lộn xộn của đêm hôm tâm tối lại bị nghi ngờ và bị cáo buộc là ông ta bỏ binh sĩ của mình để mà đào ngũ. Dọc hai bên lề đường người ta thấy những tấm ni lông bọc xác người nhơ nhớp vì mưa và bụi, bùn đất. Có những mùi khét do sắt thép bị cháy, mùi mỡ, mùi xăng bao trùm cả đoàn di tản. Ai cũng trông cho mau sáng để trực thăng có thể đáp xuống tản thương hay bốc những bà mẹ có con nhỏ, và trông cho mặt trời chóng lên để các oanh tạc cơ có thể oanh kích các đơn vị bộ đội Bắc Việt . Nhưng thường buỗi sáng chỉ giúp phá tan sương mù xám xịt mà thôi. Người ta khám phá ra các cây cầu, chùa, miễu tan hoang trong hư, sập, đổ nát. Người ta gặp các người bị thương,người ta bước qua các xác chết mà không một ai có thì giờ chôn cất hay mang ra xa xa khỏi con lộ. Thường thường thân thể người chết bị co quấp lại trong nhiều tư thế lạ lùng và thiểu não lắm . Nhìn cảnh tượng bi thảm đó ai mà không sửng sờ muốn vụt chạy xa thật nhanh ra khỏi nơi nầy?
Tuy nhiên, ngày hay đêm cũng có nhiều lúc có một sự yên tĩnh bất thường lạ lùng phủ chụp xuống đoàn người di tản. Người ta không còn nghe tiếng pháo binh tác xạ từ xa nữa, người ta không còn thấy những cột khói của các hỏa châu nữa, tai không còn nghe những tiếng ơi ới gọi nhau, cả những tiếng dơi kêu, hay chim chóc nữa... Những rể cây lòng thòng từ trên cao có thể cho vài giọt nước ấm lòng...những tiếng rì rào xào xạt của côn trùng trên lá khô...Ở chỗ nầy người ta nhóm tý lửa để hâm nóng cơm nếp, ở các chỗ khác các sĩ quan chạy đi tắt lửa và ra dấu nên che bớt ánh đèn.. Không thể để cho người ta dò thấy mình. Tuy nhiên người ta cũng thấy được một vài ánh đèn pin và một và anh tài xế quên không tắt đèn xe của mình. Tất cả các khuôn mặt đều hốc hác vì mệt mỏi, vì đói, vì khát. Tất cả đều hy vọng đi tới được bờ biển. Và sau đó ? đến được Sài Gòn . Và sau đó nữa thì sao?
Có những hạ sĩ quan đi ngược lại để tìm trung đội của họ hay tìm gia đình. Đoàn xe cứ tiến tới, ở chỗ nầy phải đi vòng qua một chiếc xe vận tải, một xe Jeep hay một chiếc xe Citroen cũ kỹ nào đó đang bốc cháy , ở chỗ kia những chiếc mô tô, Vespa, Lambretta hoặc đang cháy hoặc bị chủ vứt bỏ vì hết xăng. Pháo binh và bách kích pháo của Bắc Việt lại tiếp tục nả tới càng lúc càng gần. Họ đặt quan sát viên ở ngay cạnh đường để điều chỉnh tác xạ. Nếu một đoạn nào đó nằm giữa hai đoạn đang bị tấn công, thì đó là chiến thuật của Bắc Việt muốn tạo ra nhiều đoạn ngổn ngang từng chặn cốt làm nghẻn đường tiến của đoàn xe. Đoàn xe, đoàn người càng bị ùn tắt càng bị dồn lại thì họ càng dễ tàn sát, và tàn sát được số đông hơn, càng nhiều càng tốt..
Đi trong đoàn di tản nầy phần đông dân chúng đều là dân ở thành phố, nhưng cũng có một số nông dân. Tại sao họ lại phải chạy đi như vậy ? Họ rất sợ, họ kinh sợ kỷ luật của cộng sản . Người dân ở vùng Cao Nguyên Trung Phần nầy không ưa người Bắc Kỳ (3), họ biết là những người ở Miền Bắc tàn nhẫn lắm. Những người chạy đi tỵ nạn nầy nghi ngờ Chánh Phủ VNCH không còn giữ đúng đường lối chánh trị trước kia nữa. Từ hai chục năm nay, Chánh Phủ VNCH chủ trương giữ từng tấc đất của lãnh thổ. Các công chức thì đinh ninh rằng họ sẽ bị trừng trị, bị hành hạ vì dầu muốn dầu không họ cũng đã có một sự hợp tác với người Mỹ. Còn các người buôn bán thì họ thấy trước cảnh hàng hóa của họ sẽ bị tịch thu, các kho hàng của họ sẽ bị quốc hữu hóa. Những người khác thì vì họ nghe nói tài sản sẽ bị tịch thu, đất điền sẽ bị cưỡng đoạt, những cuộc nỗi dậy của nông dân sẽ bị đàn áp, những tòa án nhân dân và những cuộc hành quyết dân chúng bằng phương tiện thô sơ (4). Người nầy người kia đều e rằng tỉnh của họ bị quân Bắc Việt chiếm rồi lại còn có thể sẽ bị Không Lực VNCH oanh tạc, hoặc nếu Hoa Kỳ cho B.52 dội bom xuống thì sẽ ra sao ? Một số dân là người Ki Tô giáo trong số đó phần lớn đều đã bõ Miền Bắc bỏ các họ đạo thuộc các địa phương có nhiều giáo dân như Phát Diệm , Bùi Chu .. chạy cộng sản, di cư vào Miền Nam, giờ đây họ lại phải di cư lần thứ hai. Những người khác là các Phật tử, họ tin chắc rằng cộng sản không bao giờ cho họ được tự do trong việc hành đạo (5).
Hồi năm 1954, nói về những người đã bỏ Miền Bắc chạy vào Miền Nam , không biết thành thật hay vô liêm sỉ, Thủ Tướng Phạm văn Đồng trưởng phái đoàn thương thuyết của Chánh Phủ Hà Nội ở Genève đã tuyên bố rằng :
- "Chúng tôi đến, đem hạnh phúc lại cho họ mà họ chạy đi! Các ông có hiểu chuyện đó không ?" Năm 1954, các chuyến di cư vào Miền Nam được tổ chức hẳn hòi, có các tàu thủy của Pháp và Mỹ tham gia giúp đở đưa người di cư vào tận Miền Nam an toàn. Bây giờ trong năm 1975 nầy, Chánh Phủ VNCH bất cập không có dự trù được gì hết để giúp cho người dân trên con đường liên tỉnh 7 B nầy.
Ngày 20 tháng 3, các xe vận tải chở quá sức và các chiến xa đã làm cho con đường vượt qua Sông Ba không còn xử dụng được nữa. Đoạn đầu của đoàn xe đứng khựng lại, không thể tiến lên được . Tất cả đều phải chờ. Trực thăng chở những tấm vỉ sắt đến để thiết lập một chỗ qua sông mới. Trong lúc đó từng tốp 3 tốp 5 các xe vận tải ùn lên sát nhau chiếc nầy cạnh chiếc kia gây hoàn toàn tắt nghẻn không thể kiểm soát nỗi.
Để bảo vệ con đường, người ta xin Không trợ. Bộ đội Bắc Việt thì cứ bắn cả đại liên hạng nặng và đại bác vào đoàn xe và vào dân chúng. Các phi công Việt Nam trong tư thế chúi xuồng để oanh kích và tác xạ lại nhầm mục tiêu và gây thiệt hại rất nặng nề cho tiểu đoàn 7 Biệt Động Quân. Các tài xế chiến xa muốn đi cho nhanh , không muốn vượt Sông Ba ngay ở địa điểm vừa mới đặt các vỉ sắt,nên các chiến xa nầy bị sa lầy trong một vùng cát di động, tạo ra một cảnh vô trật tự khủng khiếp khắp nơi. Còn các binh sỉ thì cố lội thử qua sông nên có một số bị chết đuối.
Tại Sài Gòn ông Polgar không biết diễn tiến cuộc hành quân trên đường 7 B ra sao hết. Không có một tin tức nào của phía VNCH. Mà cũng không thể nào có được tin tức từ các vệ tinh: những người kiểm soát vệ tinh ở Hoa Thạnh Đốn từ lâu rồi không còn coi VNCH là một ưu tiên hàng đầu nữa. Mà ông Polgar cũng không thể đòi hỏi một phi cơ SR 71, một loại phi cơ thám thính bay thật cao giống như loại U.2 cải tiến vậy. Một tấm ảnh chụp từ SR 71 có thể cho thấy một chiến xa bị hỏng đang bít hết lối đi qua một chiếc cầu. Chỉ thấy được như vậy thôi chớ không như nhiều người dám quả quyết là thấy được nhân viên của chiến xa đó đang hút thuốc lá Wilston hay thuốc lá Điện Biên Phủ. Mà nếu toán CIA ở Việt Nam có được những phi cơ thám sát loại đó thì cũng phải đợi đến mấy tuần lể họ mới nhận được không ảnh. Và hơn nữa vị Tùy Viên Quân sự Hoa Kỳ của sứ quán cũng không thể gởi một trong những phi cơ loại đó được vì Hiệp Định Paris cấm mọi can dự như vậy. Riêng cơ quan CIA thì lại có được đặc quyền, một quyền có sáng kiến trong phạm vi pháp lý mà quốc tế cho phép, có ghi rõ trong Hiệp Định Paris. Cho nên ông Polgar phái một chiếc phi cơ của hãng Hàng Không Hoa Kỳ lên chụp ảnh trên đường liên tỉnh 7 B.. Các Không Ảnh cho thấy là diễn tiến của cuộc triệt thoái không còn gì xấu hơn nữa. ÔngPolgar nói với các cộng sự viên rằng :
- "Người ta có thể nói đó là một cuộc diễn hành của đoàn xiếc đang lên cơn điên. Các con voi thì giành nhau đi trước và những con thú khác thì đang dậm chân trên đóng phân của chúng ở đằng sau !"
Ông Polgar đi gặp Thủ Tướng Khiêm. Ông vừa nhờ Thủ Tướng chuyển các tấm Không Ảnh cho Tổng Thống xem vừa nói :
- " Nói về các đơn vị hành quân, và trên phương diện chiến cụ thì Quân Đoàn 2 coi như không còn nữa rồi."
Ngay như trong các cuộc tấn công quy mô của Bắc Việt hồi năm 1968 hay 1972, người ta cũng không thấy thảm cảnh như vậy. Trên con đường 7 B, các quân xa thì bốc cháy, bên cạnh đó thì các tử thi đầy rẩy, chồng chất lên nhau. Trời nóng như thiêu đốt làm nám cả mặt mày tay chân nhưng tiếp theo đó lại có những cây mưa lạnh buốt làm cho cả binh sĩ và dân di tản run lên cầm cập. Bây giờ thì trời quá xấu làm cho Không lực không thể can thiệp gì được nữa. Có nhiều đơn vị phải vứt bỏ vũ khí nặng để xài vũ khí nhẹ.. rồi đến lượt vũ khí nhẹ cũng phải vứt luôn. Những đơn vị hậu tập có nhiệm vụ giữ hai bên sườn của đoàn xe thì vẫn còn tiếp tục hăng say chiến đấu; nhưng rồi họ cũng không thấy được rõ đâu là phần cuối và đâu là hai bên sườn của đoàn xe.. .
Ngày 21 tháng 3, hầu hết đoàn xe tập trung chung quanh các bãi vượt sông và các cây cầu ở về phía đông của Cung Sơn. Các tiểu đoàn thuộc sư đoàn 320 Bắc Việt ngắt đoàn xe ra từng đoạn, chẻ các tiểu đoàn 6, 7 và 22 Biệt Động Quân ra, những đơn vị mà binh sĩ chiến đấu rất hăng say mãnh liệt.. Bộ đội Bắc Việt tiến nhanh hơn và chận đoàn xe lại ở một điểm khoản 40 cây số cách bờ biển. Hai tiểu đoàn 35 và 51 Biệt Động Quân được 15 chiến xa nhẹ M 41 và 8 chiến xa hạng trung M 48 yễm trợ, đã đẩy lui mấy trận tấn công ác liệt của trung đoàn 64 Bắc Việt đêm 23 tháng 3 . Trời lại sáng sủa nên 2 chiếc trực thăng CH.47 tiếp tế được một số lương thực và đạn dược cho các đơn vị Biệt Động Quân. Họ phải bay vượt qua chiến tuyến của địch quân. Rồi trời lại âm u trở lại. Biệt Động Quân lần lượt tiến chiếm vị trí của quân Bắc Việt phía trước mặt, từng cái một , vị trí sau cùng chiếm xong ngày 15 tháng 3. Và từ đó dẫn đầu đoàn xe đi luôn đến Tuy Hòa ở sát bờ biền.
Có khoản 200 ngàn dân chúng đi theo đoàn xe. Chỉ còn khoản 60 ngàn đến được Tuy Hòa. Đại tá Lê khắc Lý Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2 ước tính rằng trong số binh sĩ rời khỏi Pleiku yễm trợ cho đoàn xe đã có 5000 đến được mục tiêu cuối cùng của cuộc triệt thoái. Có một số đơn vị đã bị mất khoản phân nữa quân số, chết hay bị thương.
Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn tổng kết : bị thiệt hại nặng, mất đi gần một lữ đoàn Thiết Giáp và 7 tiểu đoàn bộ binh . Tổng Thống Thiệu đổ cho tướng Phú.Ông xác nhận rằng tướng Phú không có nhận được lệnh di tản. Về sau, ông lại nói rằng lẽ ra vị Tư Lệnh Quân Đoàn 2 phải sửa soạn kỹ lưỡng hơn cho cuộc hành quân triệt thoái. Tướng Tham mưu Trưởng ở Sài Gòn có một bản phân tách hợp lý hơn: tướng Phú chỉ có 48 tiếng đồng hồ để sấp xếp các đơn vị, người ta cũng thiếu sót không dự liệu được khối quá đông dân chúng lại chạy theo bám vào binh sĩ và chiến cụ làm tê liệt hết mọi cuộc hành quân phản công. Nhất là có thể người ta không ước tính được hay ước tính thấp khả năng ứng phó của Tư Lệnh quân Bắc Việt . Người ta tưởng ông nầy đắn đo, không có khả năng ứng biến khi phải điều động một số lớn đơn vị chánh quy, trong một trận chiến tranh quy tắc.
Một số binh sĩ và sĩ quan cấp úy của QLVNCH đã có nhiều hành động rất ngoạn mục, thật là xứng đáng, mặc dầu họ không được chỉ huy đúng mức. Ngoài ra nhiều tin tức và một số lệnh lạc không bao giờ được truyền đến cho đơn vị . Hơn nữa hồi năm 1973, quân đội viễn chinh Đại Hàn đã có gài một số mìn ở một vài đoạn dọc theo hai bên đường 7 B mà người ta không bao giờ gở đi.
Một cuộc thất trận đôi khi cũng vì lý do không may mắn hay vì tinh cờ may rủi, nhưng trước hết phải nói là do cấp chỉ huy , vì nhiệm vụ vượt quá sức mình hay vì không đủ khả năng.
Các đơn vị còn sống sót về quy tụ ở Tuy Hòa. Họ thuật lại cho nhau nghe từng chiến công của họ và an ủi lẩn nhau. Trong chiến trận dù thắng hay bại, các quân nhân thường sống với nhau trong tình thương huynh đệ, còn đau khổ là những người chết và bị thương, thường họ bị coi như bị lãng quên, vì họ đã bị liệt vào thành phần bất khiển dụng rồi. Ở Tuy Hòa, các nhóm binh sĩ lẻ loi cố đi tìm lại đơn vị gốc của họ nhưng làm gì còn nữa mà tìm ! Cuộc triệt thoái đã trở thành một cuộc tháo chạy, tán loan.., như một chuyến mộng du...
Tôn Tử có nói: Trật tự hay hổn loạn tùy thuộc vào cách tổ chức, tùy theo tình hình và trạng huống, có lòng can đảm hay không , tùy theo sức mạnh và sự yếu thế, tùy theo phẩm chất của con người . Khi con ó đánh bắt con mồi, thì hay dỡ ở chỗ chọn được đúng thời cơ và thật đúng lúc"
Còn Clausewitz thì có nhận xét: Tất cả mọi cuộc thất trận đều tạo ra yếu tố suy yếu và tan rả . Nhu cầu cấp thiết nhất là phải tập trung nỗ lực để vãn hồi lại trật tự, gầy lại lòng tin, lòng can đảm và sức mạnh đã mất"
============================== ====================
Chú Thích của Dịch Giả
(1) nguyên văn tiếng Pháp của tác giả "ces salauds"
(2) Từ lâu rồi (theo tác giả) thì: "cơ quan CIA có nhận xét rằng khi nào các toán Ba Lan và Hung gia Lợi thuộc Ủy Ban Kiểm Soát Quốc Tế đóng ở thị trấn nào mà vừa bỏ đi là y như rằng Bắc Việt sẽ tấn công chiếm thị trấn đó ngay. Vì thế nên mới có câu mà các nhân viên Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ thường hay nói : "Ba lan đi là Việt Cộng tới " (The Poles are leaving, the VC arriving). Trong trận tấn công vào Cao Nguyên, các bạn Bắc Việt không thông báo gì cho các đồng chí Ba Lan và Hung gia Lợi hết nên các toán nầy bị kẹt lại...
(3) nguyên văn của tác giả : "Tonkinois"
(4) sự thật đã xãy ra ở Miền Nam Việt Nam đúng như vậy từ 30/4/75 cho đến cuối năm 86 với các chiến dịch tịch thu "chiến lợi phẩm" của đoàn quân chiến thắng (như tịch thu nhà cửa đất đai ruộng vườn, tài sản ,vàng bạc, nhất là ở khắp các tỉnh), với đủ các chiến dịch cốt làm cho mức sống của dân chúng Miền Nam xuống ngang bằng mức sống đói nghèo khổ sở của nhân dân Miền Bắc (như đổi tiền, lập hộ khẩu và cấp phát tem phiếu lưong thực thực phẩm và ngăn sông cấm chợ, đánh tư thương, công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp, đánh tư sản tư doanh, đánh tư sản mại bản, lùa dân chùng đi vùng Kinh Tế Mới, bắt cả triệu quân cán chính và đảng phái đi tù khổ sai , v.v...)
(5) tất cả những gì tác giả ghi nhận ở đây đều rất đúng với tâm trạng của người dân trong Miền Nam lúc bấy giờ. Mà sự thật đã cho thấy rõ ràng là cho tới giờ nầy (2001) cộng sản vẫn tìm đủ mọi cách để bóp nghẹt hay tiêu diệt các Tôn Giáo, bất kể là Kitô Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Cao đài hay Phật Giáo Hòa Hảo.
Ngày 8 tháng 3, trước ngày Ban mê Thuột bị tấn công, ông Kissinger đang ở tại Bruxelles, thủ đô của nước Bỉ, để cùng ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Dimitrios Bitsios của Hy Lạp, xem xét vấn đề của đảo Chypre.
Ngày 15 tháng 3, tại Damas (thủ đô của Ai Cập) Hoa Kỳ đã biết là trận chiến đã kết thúc khi Tổng Thống Assad nói với Kissinger:
- " Các ông đã bỏ rơi Cam Bốt, các ông đã chọn Bắc Kinh và buông Đài Loan, Các ông đã nhượng bộ trước Do Thái....
Chuyến du thuyết của ngoại trưởng Kissinger coi như đã thất bại hoàn toàn. Trên chiếc phi cơ "Không Lực 1" của Tổng Thống Hoa Kỳ, mà ông Kissinger đã dùng nó để đi Caire (Ai cập) và Tel-Aviv ( Do Thái), các nhà báo đã nói tới số phận của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ . Ông ta đã không còn là một người của "phép lạ" nữa rồi. Người ta xầm xì với nhau rằng người có nhiều triển vọng thay thế ông ở Bộ Ngoại Giao sẽ là ông Elliot Richarson, Đại sứ Mỹ ở Anh Quốc. Trong suốt chuyến công du nầy, ông Kissinger không hề để tâm đến những biến cố đang xảy ra ở Việt Nam:
Ban mê Thuột ư? Một giai đoạn đã nằm ở ngoài lề rồi !
Để củng cố vị trí của ngoại trưởng Mỹ, Tổng Thống Ford tuyên bố là ông ta còn lưu giữ Kissinger cho tới tháng giêng năm 1976
Ở Sài Gòn ông Polgar chờ kết quả tranh luận của Quốc Hội. Ông rất tin tưởng ông Kissinger.
Ông Thomas Polgar có một tước hiệu kêu lắm, "Phụ Tá đặc biệt của Đại Sứ". Mọi người đều biết và nhận ra ông trưởng cơ quan CIA nầy ngay khi ông ta đến chơi ở Câu Lạc Bộ Thể Thao Sài Gòn , hay đến Trụ sở của Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (CICS) hay khi ông đi dự các cuộc tiếp tân. Một nhà báo Hung gia Lợi, thành viên chánh thức của Ủy Ban nầy đã nói:
- "Ông Polgar là người Mỹ mà chúng tôi thích...."
Năm nay ông Polgar được 53 tuổi, có thân hình béo tròn, trán hói, thường hay đeo kiếng đen gọng đồi mồi. Ông là người sanh trưởng ở Budapest, thủ đô Hung gia Lợi, nên còn giữ được vài giọng nói của người Hung trong tiếng Anh trao chuốt của mình. Người ta có cảm tưởng , dù là không đúng lắm, rằng ông cố giữ giọng riêng của mình cũng như ông Kissenger giữ giọng Do Thái của ông ta vậy.
Là một giám đốc ngân hàng ở Budapest, người cha của ông đã cho ông đi Hoa Kỳ lúc ông được 16 tuổi. Ở đó ông vào một trường đại học nhỏ, nơi đào tạo các sinh viên trong giới "áp phe". Nhờ đi giao hàng cho một ông chú chuyên nghề đóng sách, ông Thomas Polgar học được địa hình của New York. Chiến tranh không cho ông tiếp tục học hành. Và ông trở thành người lính bộ binh trong quân đội Hoa Kỳ lúc ông được 20 tuổi. Ông nói tiếng Đức nên cũng giống như trung sĩ Kissenger, nên người ta hướng anh vào Dịch Vụ Tin Tức Tình Báo, lúc bấy giờ là cơ quan O S S (Office of Special Services: Văn phòng Dịch Vụ Đặc Biệt) tiền thân của CIA trong tương lai. Nhiệm vụ có phần vui thích hơn là ở trung đoàn 310 bộ binh. Đến khi quân Đồng Minh chiếm nước Đức, thì Polgar lùng sục tài sản và chương mục ngân hàng của nhà kỹ nghệ IG. Farben. Tại Bá Linh, Polgar làm việc với những người mà ông ta thường ngưỡng mộ, như Allen Dulles, trưởng cơ quan tình báo CIA Hoa Kỳ tại Đức và ông Helms, trưởng toán CIA tại Bá Linh.
Được giải ngũ năm 1946, Polgar nghĩ tới việc làm báo, một nghề khá bận rộn. Nhưng anh vẫn ở trong ngành tình báo trong suốt những năm thích thú nhất của chiến tranh lạnh vào lúc Bá Linh bị phong tỏa. Chưa đến tuổi 30, anh đã thuộc các cơ quan tình báo bí mật, với cấp bậc tương đương của một đại tá.
Ở Sài Gòn anh thường hay gặp đại tá Toth, thành viên Hung gia Lợi thích nhất của anh. Ông Polgar đã biết nói chuyện với những "người đối diện" từ lâu rồi. Trong thời gian căng thẳng ở Bá Linh, anh đã mời trưởng cơ quan Mật Vụ Liên Xô đến và đã thỏa thuận thẳng với ông nầy :
-"Nếu có gì xảy ra thì chúng ta không nên đụng tới đàn bà và trẻ con nhé"
- "Đồng ý", người bạn Liên Xô trả lời.
Trong giới tình báo quốc tế, trên một đẳng cấp nào đó, nghề nghiệp trở thành một trò chơi. Họ ấn định với nhau một vài luật lệ và tuân thủ với nhau, trừ trường hợp ngoại lệ không kể.
Ở Hoa Kỳ trong nghề nầy mọi thành công thường được tưởng thưởng. Polgar đã theo đuổi nghề nầy một cách tốt đẹp cả ở Đức và Áo Quốc. Sang Á căn Đình anh rất thân với trưởng cơ quan của anh. Có một lần bọn không tặc cướp một phi cơ ở sân bay Buenos Aires. Ở xứ nầy Cảnh sát đã có một nguyên tắc: không thương lượng với kẻ cướp. Khi được hỏi ý kiến, Polgar đề nghị cho anh ta điện thoại cho Tổng Thống Á căn Đình. Đến 3 giờ sáng, Tổng Thống đành phải chấp nhận đề nghị của anh thôi:
- " Chúng tôi không muốn thương lượng, nhưng ông, Polgar, ông là người Mỹ, ông có thể làm được chuyện đó. Hãy làm đi"
Polgar leo lên chiếc phi cơ và mời mấy anh không tặc uống Coca Cola có bỏ thuốc ngủ trong đó. Không tặc ngũ mê mang, và ngày hôm sau Polgar thức dậy, trở thành một người nổi tiếng.
Anh tự hào rằng anh rất thực tế, không có chút nào mơ hồ đối với bản chất của con người , và thích nói về Kipling: "Những người độc thân trong trại lính ít khi sống như những ông thánh lắm."
Đến khi ông Helms được Hoa Thạnh Đốn đề bạt lên làm trưởng cơ quan tình báo trung ương CIA thì ông nầy gởi ngay cho Polgar một công điện vào tháng 7/ 1971. Khi trao bức công điện cho Polgar người nhân viên mật mã nói đùa :
"Vì ông đang ngồi, nên tôi trao cho ông công điện nầy mà không cần phải giải thích" .
Nội dung công điện : "Trừ trường hợp mà tôi không được biết, anh có thể thay Ted Schakley giử chức vụ trưởng toán của cơ quan CIA ở Việt Nam hay không? , từ ngày 1 tháng10 nầy ? "
Bà Polgar có vẽ không vui lắm, trong 3 đứa con trai của họ, đứa lớn phải vào đại học ở Hoa Kỳ. Hơi lưỡng lự, Polgar điện trả lời : "Tốt nhất là ông cho tôi đến nói chuyện với ông."
Gặp Helms, Polgar nói thẳng:
" Đối với Đông Nam Á Châu tôi không thành thạo lắm đâu. "
- " Nó sẽ giúp anh có một tầm nhìn mới " Helms trả lời và nói thêm : " Anh đừng lo, anh không có thì giờ đâu mà để tâm vào chi tiết của công việc. Anh còn phải lo chú ý tới những gì xảy ra ở Quốc Hội, ở giới truyền thông, ở Bộ Ngoại giao, và trong Quân lực Hoa Kỳ . Anh còn phải bận tâm nhiều về những nơi đó."
Vào tháng 3 năm 1975, với diễn biến tình hình quân sự ở mặt trận như thế mà mối bận tâm lo lắng hàng đầu của Polgar là Quốc Hội. Ông trưởng lưới tình báo CIA nầy ước tính rằng Hoa Kỳ bị dính sâu vào tình hình trầm trọng ở Việt Nam . Việt Nam đang quá yếu và là một gánh quá nặng cho Hoa Kỳ . Theo Polgar, không thể nào có vấn đề một chiến thắng hoàn toàn bằng quân sự đối với Hà Nội. Trong hiện tại, trận chiến chắc chắn không ở một mức độ "có thể chấp nhận được". Rõ ràng là Tổng Thống Gerald Ford cũng như Richard Nixon hay Lyndon Johnson, ông không hề rung động vì vấn đề Việt Nam. Polgar có dự vào những cuộc gặp gở ở San Clemente, nơi đó anh đã gặp được Graham Martin lần đầu.
Ông Nixon thật đã có tuyên bố với ông Thiệu rằng : " Cho tới khi nào tôi còn là Tổng Thống, ông có thể tin chắc là Việt Nam sẽ có 1 tỷ 600 triệu đô la viện trợ quân sự hàng năm, và viện trợ kinh tế sẽ từ 600 triệu đến 1 tỷ đô la."
Từ ngày ông Martin đến Sài Gòn, sự liên lạc giữa Đại sứ và ông Polgar rất tốt. Ông Graham Martin thuộc khối người da trắng gốc Anh cát Lợi, lại theo đạo Tin Lành, nên có thiện cảm với người trưởng lưới, di cư gốc Do Thái, vô thần nầy. Polgar đã chứng tỏ năng lực của mình.. Trong hệ thống công chức cao cấp, Polgar nằm ở đẳng cấp GS 17, tương đương với cấp tướng tư lệnh Quân đoàn.
Bây giờ thì đại tá Janos Toth, người Hung gia Lợi của Polgar và cố vấn chánh trị của Anton Tolgyes không có một tin tức nào mới để trao cho Polgar. Anh bạn Ba lan cũng vậy. Có một lần vào một ngày nào đó, sau một chiến thắng của QLVNCH, Polgar chọc người bạn Ba Lan của mình :
-"Các bạn VNCH của tôi đánh đấm cũng không tệ lắm hả bạn ?"
Người bạn Ba Lan phản ứng lại ngay :
- " Đúng vậy, nhưng mà các bạn sẽ bị thua to ở Hoa Thạnh Đốn kia !
Ở Hoa Thạnh Đốn tài khoản cho những dự án của Chánh Phủ Hoa Kỳ liên quan đến Việt Nam đều không được một ai chú ý tới. Hai tuần lễ đầu của tháng 3 / 75 là thời gian thất vọng nhất của những người chủ trương viện trợ cho VNCH. Dư luận dân chúng Mỹ không có gì lạc quan hết. Cuộc thăm dò của viện Gallup cho thấy 78 % công dân Hoa Kỳ chống lại mọi viện trợ bổ túc cho Việt Nam và Cam Bốt. Cử tri của đảng Cộng Hòa cũng chống đối như cử tri thuộc đảng Dân Chủ.
Thơ phản đối chồng chất ở văn phòng các nghị sĩ và dân biểu. Người ta hết điện thoại đến viết thơ để thăm dò từ phiên họp nầy đến phiên họp khác. Không ai muốn bỏ rơi đồng minh Việt Nam của mình ở Đông Dương, nhưng cũng không ai muốn sẽ bị cử tri bỏ rơi mình!
Đối với Cam Bốt cũng như Việt Nam , người ta có một số "khả năng hành động" như sau:
1.- Chấp thuận cho Tổng Thống Ford toàn bộ hay một phần ngân khoản mà ông nầy xin.
2.- Chấp thuận yêu cầu của Tổng Thống Ford về khoản viện trợ quân sự và viện trợ nhân đạo, nhưng có điều kiện kèm theo.
3,- Chỉ chấp thuận viện trợ nhân đạo mà không chấp nhận viện trợ quân sự.
4.- Chỉ chấp nhận viện trợ quân sự bổ túc.
5.- Bác bỏ hết yêu cầu viện trợ của Chánh Phủ .
Rất có phương pháp và rất thận trọng, các nghị sĩ và dân biểu tách rời vấn đề Cam Bốt ra khỏi bài toán Việt Nam . Thông thường ở Sài Gòn cũng như ở các nơi khác, người ta không biết là các vị dân cử đang trở về khuynh hướng tự nhiên của họ: đó là chủ trương "biệt lập".
Chủ trương chống lại đường lối chánh trị của Tổng Thống Ford thể hiện rõ ràng ở Hạ Viện. Các đơn xin viện trợ của Chánh Phủ phải qua sự duyệt xét của các ủy ban hay các tiểu ban. Ông Philip Habib, Phụ tá Tổng trưởng Ngoại Giao đặc trách về Đông Nam Á, bị chất vấn khi ra điều trần ở Quốc Hội. Ông nầy hết giải thích với nhóm nầy tới nhóm nọ rằng cả Hoa Kỳ và Cam Bốt đều không mưu tìm một chiến thắng bằng quân sự. Vã lại đây là một chuyện quá khó. Trên giấy tờ, quân đội Cam Bốt có 240.000 người . Tuy nhiên có chăng chỉ là trên 50.000 quân tham chiến mà thôi. Vấn đề chỉ là cầm cự trong vài tháng nữa thôi đến tháng 9. Lúc đó nước sông Cữu Long sẽ dâng lên thì Phnom Penh sẽ không còn bị vây hảm nữa. Lực lượng Khmer Đỏ sẽ không còn phục kích dể dàng trên các trục lộ cũng như trên sông rạch được nữa.
Đối với giới chánh trị ở Hoa Thạnh Đốn , dân biểu Don Fraser, một thành viên của phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ vừa viếng thăm Sài Gòn đã xác nhận là chiến tranh ở Cam Bốt coi như đã chấm dứt rồi. Hoa Kỳ chỉ còn một cách để rút chân ra khỏi nơi đó: đó là phải liên lạc với Chánh Phủ Pháp và Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc và hỏi Khmer Đỏ xem họ muốn chấm dứt cuộc chiến với điều kiện nào ? Có thể chấp nhận cho Cam Bốt một khoản viện trợ nhân đạo. Dân biểu Paul McCloskey cũng là một thành viên của phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ đến Sài Gòn nói rằng quan điểm của ông đã thay đổi hẳn sau chuyến viếng thăm Phnom Penh. Ông ta chống mọi viện trợ quân sự. Không còn trường hợp đó nữa. Ông ta nói :
- " Ở Cam Bốt, Bên nào cũng giết tù binh hết. Nếu phía Chánh Phủ Phnom Penh hết đạn, thì sẽ có những sự trả thù ghê gớm lắm. Những người tỵ nạn đã xác nhận với ông là bọn Khmer Đỏ đã dùng toàn là phương tiện thô sơ để hành quyết dân làng khi họ chiếm được làng mạc. Đó là sự thật hay là tuyên truyền ?"
Ông Mc Closkey đứng về phía những người muốn có một viện trợ quân sự nhưng phải có giới hạn .
Đơn xin viện trợ của Tổng Thống Ford đi theo hệ thống thông thường. Muốn cho một dự án của Chánh Phủ được chấp thuận thì dự án đó phải đến Hạ Viện trước, qua các ủy ban và các tiểu ban. Ở Thượng Viện cũng vậy. Nếu Hạ Viện và Thượng Viện bất đồng ý kiến thì một ủy ban hổn hợp sẽ tìm một biện pháp dung hòa.
Ngày 10 tháng 3, ông William Colby, Giám Đốc CIA đã điều trần ở Hạ Viện rằng :
- " Tôi không nghĩ rằng Cam Bốt sẽ tồn tại được dù có được viện trợ quân sự bổ túc."
Một số dân biểu sẳn sàng bỏ phiếu thuận, nếu Chánh Phủ chịu tiến tới một giải pháp ngoại giao. Bằng cách nào ? Ở Hạ Viện người ta nói tới kế hoạch Manac'h.
E'tienne Manac'h lúc còn là Đại sứ Pháp ở Bắc Kinh đã từng giúp đở Hoa Kỳ, VNCH, Bắc Việt và Việt Cộng trong thời gian thương thuyết Hiệp Định Paris1973. Ông đã từng có sáng kiến đề nghị một kiểu bàn hội nghị để cho các phe ngồi lại với nhau. Theo Hoa Thạnh Đốn thì kế hoạch của ông ta là : Hoa Kỳ phải đưa ông Lon Nol đi và để cho ông Sihanouk trở về Phnom Penh lại. Về chấp chánh ở Pnom Penh, ông Sihanouk sẽ lập một Chánh Phủ Liên Hiệp, có cả Khmer Đỏ trong đó . Chỉ có một điều hơi khó: Theo người ta biết được thì Khmer Đỏ không có một ý định nào để thương lượng hết. Chiến thắng đã ở ngay mủi súng và họng bách kích pháo của họ rồi..Ngoài ra, ông Sihanouk không có nuôi một ảo tưởng nào về ảnh hưởng hay uy tín của ông đối với phía Khmer Đỏ. Kế hoạch giả tưởng nầy đã chết trong trứng nước từ lâu rồi nên chỉ còn có những người đốt hay ngây thơ mới chú ý tới nó. Ở Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn còn vài người như vậy. Ý kiến thành lâp một Chánh Phủ Liên Hiệp đã được nghỉ tới cho Miền Nam Việt Nam , vì đó là do Việt Cộng gợi ý . Còn ở Cam Bốt thì khái niệm về Liên Hiệp không có dựa vào nền tảng nào hết, vì phía Khmer Đỏ chưa bao giờ nói tới danh từ nầy. Ông Đại Sứ Hoa Kỳ ở Phnom Penh từ lâu rồi đã tuyên bố là mọi giải pháp tìm được cần phải có "biện pháp kiểm soát". Các nghị sĩ và dân biểu Mỹ đều có cảm tưởng rằng ở Cam Bốt Hoa Kỳ chẳng có kiểm soát được bao nhiêu. Đó không phải là trường hợp ở Việt Nam .
Sáng ngày 12 tháng 3, nhóm Caucus, gồm các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ ở Hạ Viện bỏ phiếu cho một nghị quyết do 5 dân biểu Dân Chủ đệ trình, trong số nầy có bà Bella Abzug, người mà vài ngày trước đây đã đả kích ông Martin và ông Thiệu. Nhóm Caucus nầy tuyên bố "chống lại tất cả mọi viện trợ quân sự cho Việt Nam và Cam Bốt trong năm tài chánh 1975", nghị quyết nầy được chấp thuận với 189 phiếu thuận và 49 phiếu chống.
Ở Thượng Viện người ta cũng muốn "vứt bỏ" Cam Bốt, nhưng người ta tự hỏi làm sao dung hòa được danh dự của Hoa Kỳ với sự chán ngán của cử tri và số phận của một đồng minh. Tiểu ban ngoại giao của Thượng Viện đặc trách về viện trợ cho ngoại quốc và chánh trị kinh doanh đã bỏ phiếu thuận cho một ngân khoản tối đa là 25 triệu đô la viện trợ vủ khí đạn dược cho Cam Bốt. Kết quả bỏ phiếu rất khít khao 4 phiếu rthuận và 3 phiếu chống.
Ngoài những vấn đề về Đông Dương, trong các cuộc thảo luận và các tu chính án, rất nhiều vị dân cử tìm mọi cách để giới hạn quyền hạn của tất cả các vị Tổng Thống về chánh trị quốc ngoại và về quân sự. Không cần biết vì lý do gì, miển là người ta lấy lại được quyền hành đã mất.
Người ta chưa có nói tới vấn đề Việt Nam khi giải quyết xong bài toán Cam Bốt.bằng cách bỏ phiếu triển hạn, theo cách nói của Quốc Hội. Những người quyết tâm chống đối đã tìm được một phương cách mà họ cho là một chiến thuật tuyệt diệu: cứ chiếu theo lịch trình của Quốc Hội . Quốc Hội nghỉ lể Phục Sinh từ ngày 27 tháng 3. Tiểu ban phải bỏ phiếu quyết định bài toán quan trọng nầy có 33 thành viên. Bỏ phiếu "triển hạn bàn cải": 18 phiếu thuận và 15 phiếu chống. Trong số các vị bỏ phiếu thuận - hay tạm ngâm lại (nguyên tác: chôn) bài toán Cam Bốt có 8 vị thuộc đảng Cộng Hòa. Đối với một vị Tổng Thống thuộc đảng Cộng Hòa như ông Ford thì quả là một đòn quá nặng. Tám vị thuộc đảng Dân Chủ đã bỏ phiếu chống triển hạn. Các vị dân cử không hành động theo đảng chánh trị của họ mà theo "linh hồn" và lương tâm của họ, trong sự nghi ngờ và lo âu. Trong giai đoạn quan trọng nầy mà các vị dân cử thuộc đảng Cộng Hòa không ủng hộ choTổng Thống của đảng họ về một dự án mà ông nầy cho là tối quan trọng, đó là điều cần nói ở đây!
Trong lúc đó thì trong Chánh Phủ người ta đổ trách nhiệm lẫn cho nhau. Ở Bộ Ngoại Giao người ta xác nhận là những người thân cận của Tổng Thống ở Nhà Trắng không đo được tinh thần của Quốc Hội. Còn ở Nhà Trắng thì người ta than phiền Bộ Ngoại Giao quá quan liêu,, không dứt khoát trình lên cho Quốc Hội những đề nghị và đòi hỏi của Tổng Thống một cách mạnh dạn.
Là một người quá quen về thể thức của Lập Pháp, ông Ford biết hết các phương thức vận động nên ông lại tiếp tục tấn công. Những người của Bộ Ngoại Giao đã cho các nghị sĩ và dân biểu thấy cảm tưỏng dường như Chánh Phủ đã hết lối đi rồi. Nhưng ông Ford cho biết thật sự không phải như vậy, hoàn toàn không phải như vậy. Ông chủ trương "được cả hay ngã về không " . Ông tình nguyện chấp nhận cho CamBốt một ngân khoản viện trợ quân sự cấp thời là 82 triệu 500 ngàn đô la. Để cho công việc được dễ dàng , vũ khí và đạn dược sẽ được trích ra từ kho dự trử, như vậy ngân sách trong năm tài chánh 75 sẽ không bị thặng chi.
Ngày 15 tháng 3, hai ông Charles Percy và Jacob Jacits đề nghị với tiểu ban ngoại giao của họ, một tiểu ban mạnh nhất của Thượng Viện, nên chấp thuận một ngân khoản viện trợ cho Cam Bốt là 82 triệu rưởi đô la. Đề nghị được chấp thuận với 9 phiếu thuận / 7 phiếu chống. Nhưng tiểu ban nầy xác định là mọi viện trợ quân sự phải được chấm dứt sau ngày 30 tháng 6 / 1975.
Cũng trong ngày 15 tháng 3 nầy, ở Hoa Thạnh Đốn người ta biết được là VNCH đang sửa soạn cho những cuộc hành quân lạ lùng lắm ở Cao Nguyên Trung Phần, chính xác hơn là trên con đường tỉnh lộ 7 B.
Tại Sài Gòn , một thời gian sau kỹ sư Văn mới biết được là quân Bắc Việt đã tấn công và chiếm Ban mê Thuột .
Ở Bộ Giao Thông Công Chánh, ông bộ trưởng không họp các cộng sự viên lại nữa. Các quân nhân bạn của kỹ sư Văn quả quyết với ông rằng các chiến sỉ đang thiếu cả vủ khí, đạn dược và lương thực. Ông không nghi ngờ gì về lòng can đảm của các bạn của ông, họ cũng có nói về các cuộc hành quyết ở Ban mê Thuột. Kỹ niệm các vụ hành quyết ở Huế hồi Tết Mậu Thân năn 1968 hảy còn sờ sờ đây. Sĩ quan và binh sĩ chạy về Sài Gòn trách dân chúng ở đây đã có một đời sống quá đẹp. Ông Thiệu đã cho lệnh đóng cửa các "nhà tắm hơi", âu cũng là một niềm an ủi tối thiểu cho các chiến binh.
Kỷ sư Văn tin rằng sẽ có một giải pháp chánh trị . "Người ta" sẽ đưa ra một giải pháp "Trung Lập." Kỹ sư Văn nghĩ rằng đứng trước thử thách mới nầy, người Mỹ sẽ không "khoanh tay đứng nhìn " đâu. Cả người Liên Xô và Trung Quốc cũng vậy nữa. Dù sao năm 1973 người Mỹ đã ép ông Thiệu nhượng bộ, bắt buộc ông Thiệu phải ký vào Hiệp Định Paris. Bây giờ năm 1975 thì đến lượt Liên Xô và Trung Quốc phải ép Hà Nội mới là đúng . Ở Sài Gòn có nhiều người đã nhớ rằng hồi 1956, Liên Xô đã từng muốn cho hai nước Việt Nam được vào Liên Hiệp Quốc, nhưng lúc đó Hoa Kỳ lại chống đối. Không phải chỉ có ở Sài Gòn người ta mới thường đánh giá cao sức ép của Liên Xô đối với Hà Nội .
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa không thấy ưu tư gì khi được nghe tin trên báo chí và đài phát thanh về việc các tỉnh và thị trấn bị thầt thủ, dù tin tức có hơi muộn. Từ lâu rồi người ta đã quen nghe nói về các trận đánh lớn. Chắc cũng giống như các trận đánh hồi năm 1972, rồi thì quân lực Miền Nam phải tái chiếm phần đất vừa bị mất thôi. Không còn nghi ngờ gì nữa chắc việc Ban mê Thuột và Phước Long phải di tản cũng chỉ là một phần của chiến lược chung mà thôi. Quân đội quốc gia Miền Nam chắc phải tái chiếm lại tất cả các tỉnh và thị trấn đó lại.
Cũng gìống như kỹ sư Văn, nhà văn Duyên Anh nghĩ rằng Sài Gòn sẽ có một thỏa hiệp với Hà Nội . Và cộng sản Bắc Việt phải dừng quân lại ở đâu đó, có thể ở Qui Nhơn chẳng hạn . Rồi người ta sẽ thiết lập một "khu trái độn" giữa phần đất đã bị Bắc Việt chiếm cứ và phần lãnh thổ Miền Nam còn lại. Sau đó người ta sẽ thiết lập một Chánh Phủ "Hòa Hợp Hòa Giải" đúng theo tinh thần của Hiệp Định Paris 1973. Người Việt Nam dù là ở Miền Nam hay ở Miền Bắc đều đã thường nghe nói tới Hiệp Định nầy.
Nhà văn tự tin chắc rằng người Mỹ đã bỏ quá nhiều tiền để đầu tư ở Việt Nam nên chắc chắn họ không muốn mà cũng không thể bỏ Việt Nam được . Khi tin Ban mê Thuột bị Bắc Việt chiếm được xác nhận ở Sài Gòn thì nhà văn rất phân vân khó nghĩ. Và nếu Miền Nam Việt Nam của chúng ta bị mất thì sao đây ? Chúng ta đã tùy thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ . Dĩ nhiên ở một vài tỉnh cũng có chuyện bất công do tham nhũng gây ra. Vì nghĩ tới đó nên dân chúng mới bị đẩy vào thế phải dựa vào cộng sản . Chánh Phủ bỏ quên dân chúng quá. Lớp thanh niên thì chỉ được dùng để bổ sung cho hàng ngũ quân lực mà thôi.
Tập san "Cách Mạng Xanh" mà nhà văn đã tốn bao nhiêu công sức vào đó sẽ không có dịp được xuất bản nữa, đó là một tin không mấy vui cho nhà văn Duyên Anh. Rồi ngày tổ chức kỹ niệm "Người Cày Có Ruộng" cũng phải bị bỏ luôn. Có nhiều tin đồn đải là quân lực của ta sấp rút khỏi Vùng II Chiến Thuật. Người ta nói đến một sự rút lui. Một cuộc rút lui tức là một sự tháo chạy. Tháo chạy tức là mất đất... Hồi năm 1954 trước khi ký Hiệp Ước Genève, lúc quân đội Pháp rút quân thì người ta đã nói đó là cuộc rút lui chiến lược. Để rồi sau đó có sự kiện Điện Biên Phủ, một lòng chảo trong đó đã có gần một phần mười quân đội viễn chinh của Pháp.
Nhà văn cho thế là cũng đủ quá rồi.... Một sự thất trận không ra gì trên bình diện quân sự đôi khi sẽ trở thành một tai họa về chánh trị . Và Tổng Thống Thiệu thì giải thích là cần phải có hàng trăm triệu mỹ kim viện trợ. Nhà văn cảm thấy tức giận lắm, ông làm việc cho Chánh Phủ nhưng không mấy thích ông Thiệu. Ông cũng không ưa gì người Mỹ và những người Nga Sô Viết những người đang tích cực hổ trợ cho Bắc Việt . Nhà văn hy vọng.... rồi lại đâm ra thất vọng...
Ở về phía Bắc Sài Gòn khoản 300 cây số là thành phố Dalat. Ở đó hầu hết dân chúng không có vẽ gì lo âu hết.
Ngay trung tâm thành phố trên đỉnh một ngọn đồi, các hàng cà phê, các quán ăn và rạp chiếu bóng Hòa Bình lúc nào cũng đầy người . Học sinh và sinh viên sau giờ học thì hấp tấp bu quanh các bàn bi da và các bàn bóng đá. Có rất nhiều thanh niên nam nữ của Sài Gòn sống ở đây trong niên khóa cả trung học và đại học. Người ta nhận ra các nữ sinh của trường nhà Dòng với củn màu xanh đậm của nước biển và sơ mi xanh nhạt. Còn đây là những cậu thanh niên thuộc giới khá giả của thủ đô Sài Gòn , nội trú của trường trung học Yersin thường ra chơi ở đây vào cuối tuần, với các sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Liên Quân và trường Chiến Tranh Chánh Trị. Họ đi dạo chơi quanh bờ hồ, chơi quần vợt, hay mướn thuyền đạp trên mặt hồ. Đến chiều thì họ lại gom về lại các quán cóc, ở đó họ say sưa thưởng thức ca nhạc, có cả thơ phổ nhạc của Trịnh công Sơn. Các hàng quán thường bán đến tối, cả một vùng nực mùi gia vị của thức ăn, và cả mùi thơm của trái cây Dalat. Lúc nào cũng có người nhất là về đêm ở các gian hàng của người Ấn, bán các loại nước hoa và tơ lụa đủ màu sặc sở.
Vốn là một người có vóc dáng nhỏ thó như người Việt Nam , Linh mục Jean Mais thuộc Dòng Truyền Giáo ngoại quốc, khoản 40 tuổi, là giáo sư dạy ở trường Đại Học Công Giáo mà đứng ở khu chợ người ta có thể nhìn thấy rõ trên đỉnh đồi. Khoa Kinh Tế Chánh trị ở Dalat có rất nhiều sinh viên đến học từ khắp nơi trong nước. Đến Việt Nam từ 7 năm rồi, nói thông thạo tiếng Việt, đang dạy tiếng Pháp, Linh mục đã có nhiều mối giao hảo với các sinh viên đủ mọi tôn giáo và tiếp xúc thân tình với họ. Đã là giáo sư thì phải biết khuyên bảo, mà một giáo sư người ngoại quốc phải là người không có định kiến. Cho nên các sinh viên rất nghe theo Cha Mais, dù có nhiều em tự hỏi không biết làm sao giáo sư người Pháp nầy có thể hiểu nỗi mình. Một số không ít các em chú ý tới Phong Trào chống tham nhũng của cha Thanh, một phong trào đã nói nhiều về cá nhân linh mục nầy. Một số các em khác thường là con cháu của các công chức hay quân nhân thì nói với giáo sư Mais rằng cha Thanh là con cờ của cộng sản . Linh mục Mais nghĩ rằng những cảm tình viên của cha Thanh đều thuộc các gia đình có liên quan đến Mặt Trận Giải Phóng, hay với cái CPLTCHMN của cộng sản. Người Việt Nam thường nói tới Mặt Trận Giải Phóng hơn là cái CPLTCHMN nầy. Linh mục Mais không phân biệt được những người nào thuộc "lực lượng thứ ba" mà không thích Mặt Trận Giải Phóng với những người có liên hệ mật thiết với Mặt Trận nầy. Ông nghĩ rằng ông nên tránh không nên theo bên nào cả. Nhưng làm sao được khi ông kể chuyện có tánh cách lịch sữ về những năm của thập niên 50 ngoài Bắc, nói về cuộc di cư vào Nam của những người công giáo , về chuyện "cải cách ruộng đất"....Ông cố tìm hiểu những sự lo âu và những sự não lòng của các em sinh viên. Nhưng theo ông thì dường như về phương diện chánh trị sự chọn lựa của cha mẹ các em mới là phần quyết định. Ông nghĩ rằng tình cảm gia đình phải luôn luôn được đặt trên tinh thần ý thức hệ. Linh mục cũng có đặt vấn đề với các đồng nghiệp của ông. Người phụ tá dạy Pháp văn của ông là anh Ngữ đã cho ông biết là gia đình anh có cảm tình với Mặt Trận Giải Phóng.
Sau kỳ nghỉ Tết, các sinh viên ngoan ngoản trở lại Dalat. Nhưng từ lúc đó, phụ huynh các em nhất là những người ở Sài Gòn gởi điện tín lên thúc hối các em trở về Sài Gòn . Đối với các em thuộc gia đình dư ăn dư để thì ý nghĩ đi ra ngoại quốc càng ngày càng lản vãng trong đầu. Có nhiều sinh viên đến từ giả linh mục Mais. Cô sinh viên cuối cùng đến từ biệt Linh Mục là một cô gái con của một dược sĩ ở Nha Trang. Ngày 1 tháng 3 Linh mục Jean Mais giảng về thuật ẩn dụ trong một lớp vắng chỉ còn môt nửa sinh viên. Ông nghĩ rằng Ban mê Thuột chỉ cách Dalat hơn trăm cây số đường đèo chắc rồi cũng sẽ được tái chiếm.
Cha Darricault, người linh mục có trách nhiệm của Dòng Truyền Giáo, tập hợp các linh mục lại ở nhà giảng. Gần đây ở Việt Nam có hai giáo sĩ đã được lệnh trở về Pháp. Những vị giáo sĩ khác được tự do hành động theo ý riêng của mình. Nhưng phần đông đều sẽ rời Việt Nam .
Những người quan trọng trong bộ máy hành chánh lần lần biến mất khỏi Dalat. Một vài vị giáo sư đên Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ . Người Mỹ lản tránh và lần lần cũng biến mất lúc nào không ai biết cả. Khi Viện trưởng Đại học đến gặp ông tỉnh trưởng để xin phép đóng cửa trường đại học thì sau vài ngày lần lựa ông được câu trả lời:
- Ông cứ làm những gì ông muốn.
Thấy chánh quyền không muốn nhận trách nhiệm, Viện trưởng quyết định: "tạm thời" cho đóng cửa trường. Ông cho gọi Linh mục Mais vào và nói:
- " Cha là người Pháp. Nước Pháp của Cha đang có nhiều giao hảo tốt với Hà Nội. Vậy nếu được thì Cha nên ở lại đây để duy trì sự hiện diện của Cha, của một người Pháp ở viện đại học nầy."
Các sinh viên ai cũng sửa soạn hành trang. Những em có thế lực hay chạy chọt được thì đi nhờ các chuyến bay quân sự. Phi trường quân sự chỉ ở cách trung tâm thành phố khoản 15 phút. Có nhiều em mua vé của hảng Hàng Không Việt Nam và đi ở phi trường dân sự ở cách Dalat 30 phút. Các em khác thì dồn lên các xe đò và chạy ra bờ biển. Chiếc xe Citroen 3 ngựa của Cha Mais lúc nào cũng đầy người. Ông phụ tá của Cha không đi. Cô Chủ Tịch sinh viên Pháp cũng là người đứng đầu Hiệp Hội Sinh Viên Phật Tử cũng không đi. Hầu hết những người nào không thuộc giai cấp trung lưu hay khá giả, không thuộc gia đình công viên chức hành chánh, những người làm thuê hay công nhân, thợ thuyền.. ở Dalat hay ở các nơi khác đều ở lại tại chỗ. Từ lâu rồi, ba mươi năm nay họ có thói quen chờ đợi...
Và họ vẫn tiếp tục chờ.....
Ngày 15 tháng 3, thứ bảy, vào lúc 10 giờ sáng, ông Polgar đang ở trong phòng làm việc tại sứ quán Hoa Kỳ . Ông nhận được điện thoại của một người nhân viên từ Pleiku gọi về, báo cho ông :
- " Quân Đoàn 2 đang rút đi."
Người trưởng lưới CIA lúc nào cũng tự hào rằng mình luôn luôn biết trước những cuộc điều quân của Quân Lực VNCH. Thế mà hôm nay ông bàng hoàng hoảng hốt gởi ngay một trong những người phụ tá của ông đến ngay Dinh Độc Lập, và một anh khác đến Bộ Tổng Tham Mưu.
Ở Dinh Độc Lập, tướng Quang tuyên bố:
- "Không có gì xảy ra ở Pleiku hết."
Tướng Quang hé lộ cho người nầy người khác nghe rằng ông Thiệu không hơn không kém đã lệnh cho tướng Phú soạn kế hoạch.
Ở Bộ Tổng Tham Mưu thì các Phòng đều vắng tanh. Nhân viên của ông Polgar chỉ tìm được thiếu tướng Thọ, trưởng phòng 3 , hỏi ngay:
-" Chuyện gì đang xảy ra ở Pleiku đó Thiếu tướng ?
- " Chẳng có gì xảy ra cả" tướng Thọ trả lời.
Ông Polgar đang có những ý nghĩ đen tối trong đầu.. Sự vắng mặt của Tổng Tham Mưu Trưởng có nghĩa là gì đây ? Chẳng lẻ tướng Cao văn Viên vắng mặt cả ngày ở văn phòng chỉ để ngồi thiền hay sao ?
Trong thời gian ông Martin đi vắng, ông Wolfgang Lehmann xử lý thường vụ sứ quán. Người ta đi tìm ông khắp nơi. Ông đang ở phòng mạch của nha sĩ. Phải nói gì với Hoa Thạnh Đốn đây? Nơi mà từ đầu năm tới nay không có người nào chịu chú ý tới tình hình nghiêm trọng của Việt Nam . Trên Vùng II Chiến Thuật vẫn còn một số người Mỹ. Không thể phí phạm đến độ phải để cho những công dân nầy rơi vào tay cộng sản ?. Ông Polgar chỉ là người chịu trách nhiệm đối với các nhân viên và người làm việc cho CIA mà thôi, không có trách nhiệm đối với các công chức người Mỹ khác .
Dalat là một danh từ có một âm thanh nghe dịu dàng, Còn danh từ Pleiku dù nói bằng tiếng Việt, tiếng Pháp hay tiếng Anh nó cũng nghe cứng ngắt và nó gợi lại nhiều kỹ niệm không hay. Mười năm về trước, trên đó bộ đội Bắc Việt đã tấn công vào cư xá của các cố vấn Mỹ gây cho 76 người vừa chết vừa bị thương. Từ đó Không Lực Hoa Kỳ đã mở các cuộc oanh tạc vào cơ sở của Bắc Việt nằm về phía Bắc của vĩ tuyến 17. Và sau đó mới có những cuộc đổ bộ hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ vào Miền Nam Việt Nam .
Ở Pleiku, tướng Phú soạn thảo kế hoạch triệt thoái kéo dài trong 4 ngày:
- ngày 16 tháng 3: các đơn vị Công Binh; Đạn dược, Xăng Dầu; một số pháo đội đầu tiên của Pháo Binh; 200 xe vận tải và Thiết Giáp Binh (hộ tống)
- ngày 17 tháng 3: các pháo đội còn lại của Pháo Binh; Công Binh; các toán quân y lưu động; 250 xe vận tải, và Thiết Giáp.
- ngày 18 tháng 3: Bộ Tham Mưu Vùng II Chiến Thuật và TiểuKhu/ Tỉnh; Quân Cảnh: 200 binh sĩ thuộc Trung Đoàn 44 bộ binh, và Thiết Giáp.
- ngày 19 tháng 3: Bộ phận hậu tập, một Liên Đoàn Biệt Động Quân và phần còn lại của Thiết Giáp Binh.
Nhưng từ ngày 15 tháng 3, đã có vài chiếc xe Jeep và xe vận tải rời Pleiku từng toán 5 chiếc một. Tin triệt thoái không dấu ai được từ đó.
Ở Sài Gòn Hội Đồng Nội Các nhóm họp dưới sự chủ tọa của Thủ Tường Khiêm. Một vị Bộ Trưởng nói về biến cố ở Pleiku với một giọng trách móc:
- " Tôi biết được tin nầy nhờ tôi nghe các đài phát thanh ngoại quốc loan báo, đài BBC và đài "Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA)"
Phó Thủ Tuớng, Bác sĩ Nguyễn lưu Viên ngồi bên cạnh Thủ Tường Khiêm, nghe ông nầy nói nho nhỏ:
- " Tôi cũng vậy"
- " Sao ? Ông cũng vậy à ?
- " Đúng vậy, Thủ Tướng Khiêm thở dài..., tôi không được thông báo trước ".
- " Như vậy thì ai là người quyết định tất cả việc nầy ?
- " Người ta quyết định ở trên đó," Thủ Tướng vừa trả lời vừa đưa ngón tay chỉ về hướng Dinh Độc Lập."Chỉ có 3 người biết việc nầy thôi ."
- " Ai vậy thưa Thủ Tướng.
- "Tổng Thống, đại tướng Cao văn Viên và tướng Phú.
Tổng Thống Thiệu tiếp ông Bùi Diễm, cựu Đại sứ ở Hoa Thạnh Đốn và Đại Sứ Lưu Động từ hai năm nay. Xuất thân từ Đại Học Hà Nội ông là một người trí thức có tài, từng là giáo sư về toán học khi xưa ở trong vùng Việt Minh. Ông chạy khỏi cộng sản vô Sài Gòn, và đứng về phía những người quốc gia chống cộng, đã tham dự vào các cuộc thương thuyết ở Genève năm 1954. Ông đã từng giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, là thành viên của nhiều phái đoàn Việt Nam, từng giao dịch với các Tổng Thống Johnson, Nixon ở Honolulu, Manila, Guam, Midway và San Clemente. Ở Hoa Thạnh Đốn ông Bùi Diễm biết gần hết mọi người và mọi người đều biết ông. Không mệt mỏi ông cố gắng đi giải thích cương vị của Chánh Phủ VNCH khắp mọi nơi, ở Mã Lai Á, ở Tân Gia Ba, ở Nam Dương, Nhật Bản. ở Ấn Độ và nhất là ở Pháp và ở Hoa Kỳ . Ông và ông Hoàng đức Nhã là hai trong số rất hiếm những người Việt Nam đã hiểu rõ được bộ máy Hành Pháp và Lập Pháp của Hoa Kỳ . Tại Hoa Thạnh Đốn trong lúc người ta dè dặt đối với ông Nhã thì trái lại người ta rất tin tưởng ông Bùi Diễm dù bề ngoài ông có vẽ là một người công chức cao cấp và khoa bản hơn là một chánh trị gia.
Ông Bùi Diễm đến trình diện Tổng Thống Thiệu có cả ông cựu Tổng trưởng Ngoại Giao Trần văn Đỗ và ông Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Trần quốc Bữu cùng đi theo.
-" Đã đến giờ rất nghiêm trọng rồi, chúng ta phải tập họp thành phần "quốc gia" lại thôi !.
Ông Thiệu lắng nghe và trả lời với phái đoàn đã đến đây mật cách bất thình lình:
- " Xin các anh viết hết ra cho tôi và trở lại gặp tôi với danh sách tên tuổi chính xác.."
Đây không phải là lần đầu tiên mà người ta đề nghị với ông vấn đề hết sức tế nhị nầy: cải tổ Chánh Phủ . Nhưng Tổng Thống hình như không bao giờ bị thuyết phục. Vì hai vấn đề thường trực: Ông Thiệu phải mở rộng nền tảng chánh trị của ông, nhưng dưới nhản quan của ông mọi sự mở rộng, mọi sự dung hòa với phía đối lập đều là một sự nhượng bộ cho cộng sản . Tuy nhiên ông tự nhũ là ông vẫn sẳn sàng đối thoại.
Du thuyết mãi có một vấn đề mà không bao giờ được toại nguyện , ông Bùi Diễm đành phải trở về Ba Lê và Hoa Thạnh Đốn . Ông Thiệu còn dặn vói theo:
- " Chuyện chánh yếu là Anh nên cố "giật" cho được viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam "
Ngày hôm sau ông Bùi Diễm đến thăm tướng Cao văn Viên, một người bạn cũ. Ở thủ đô nước nào ông Bùi Diễm cũng có bạn. Ông Tổng Tham Mưu Trưởng có vẽ lo âu :
- " Chúng tôi chỉ còn hơn một tháng đạn dược. Sau đó khó mà bắt các binh sĩ của mình phải chiến đấu được ."
Ông Bùi Diễm biết là có rất ít cơ may để có được viện trợ quân sự bổ túc của Hoa Kỳ . Ở Sài Gòn người ta nghĩ tới những nguồn tài trợ khác, hay đúng hơn là một sự giúp đở từ các quốc gia Á Rập ôn hòa. Có thể vay tiền trả dài hạn để mua vũ khí đạn dược. Trong hệ thống dân sự cũng như quân sự ở Miền Nam Việt Nam , người ta chỉ cho là thiếu vũ khí và đạn dược mà người ta không bao giờ nghĩ đến tầm quan trọng của yếu tố tinh thần.
Ngày đó, không biết vì không ý thức được hay vì đóng kịch giỏi mà Tổng Thống Thiệu có vẽ rất là tự tin. Ông nhìn thấy tướng Võ nguyên Giáp "không phải là một Nã phá Luân thật sự" vì thế ông tin rằng thực ra mình lui binh như tướng Koutouzov người Nga, để địch quân phải mở rộng hệ thống giao thông rồi họ sẽ bị sa lầy không phải sa lầy vì mùa đông tuyết lạnh như ở Nga sô, mà sa lầy vì gió mùa và bùn sình của Việt Nam . Quân lực Miền Nam sẽ gom lại cố thủ và bộ đội Miền Bắc sẽ không sao giải quyết nỗi tất cả các bài toán về tiếp vận của họ.
Ông Wolfgang Lehmann cố nắm chặt lại sứ quán Hoa Kỳ . Ông điện về Tổng Trưởng Ngoại Giao ở Hoa Thạnh Đốn :
- " Tôi đã cho lệnh tòa Lãnh Sự Nha Trang phải rút tất cả nhân viên người Mỹ từ KonTum, Pleiku và Quảng Đức. Tất cả sẽ đến Nha Trang sau buỗi trưa nầy."
Mọi tin tức đã chính xác: Đặc công Bắc Việt đã phá nổ một kho đạn dược ở KonTum. Bắc Việt đã bắn hỏa tiển vào phi trường của tỉnh và phi trường không còn xử dụng được nữa.
Cùng ngày hôm đó tại Hà Nội Chánh Trị Bộ và Quân Ủy Trung Ương chấp thuận một đề nghị của tướng Văn tiến Dũng: Vị Tổng Tư Lệnh Chiến Trường đề nghị tiếp tục cuộc tiến quân.
Có được Hà Nội bật đèn xanh rồi, tướng Dũng cho lệnh các đơn vị:
- "Lúc trước vào những năm 1968 và 1972, Quân Đội Nhân Dân ta cũng đã có nhiều trận tấn công trong vùng. Nhưng theo tôi (tướng Dũng), những chiến thắng của chúng ta không bao giờ nhanh chóng mà cũng không oanh liệt, không quyết định như năm nay. Sau những cuộc tấn công quy mô đó cuối cùng rồi quân lực Miền Nam vẫn nắm phần chiến thắng. Giờ đây, trong tháng 3 năm1975 nầy, các căn cứ tiếp vận, hệ thống đường xá, các ống dẫn dầu của quân đội ta v.v.. tất cả đều đã hoàn bị hơn và quan trọng hơn...."
- " Phải làm sao hoàn thành sự nghiệp trước mùa mưa" Dũng nhắc lại..
Tại Pleiku, trong 3 ngày liền từ ngày 15 đến 18 tháng 3, cuộc triệt thoái của Quân Đoàn II dĩ nhiên vấp phải nhiều khó khăn, nhưng nói chung cũng được diễn tiến khá tốt. Di chuyển cả một Quân Đoàn đâu có phải là chuyện nhỏ đâu? Nào là nhân sự, nào là quân xa và thiết giáp, nào là 20 tấn đạn pháo binh, nào là một tháng rưởi xăng dầu và 2 tháng lương thực... Tất cả đều phải được đưa xuống tận bờ biển Nha Trang. Ở đó người ta đang chuẩn bị cho kế hoạch phản công tái chiếm Ban mê Thuột . Bấy giờ người ta mới vỡ lẻ ra tại sao tướng Phú nằng nặc xin thăng cấp chuẩn tướng cho đại tá Lê văn Tất. Vừa mới nhận được "một sao" là tướng Tất được tướng Phú giao ngay trọng trách chỉ huy cuộc hành quân triệt thoái nầy. Một ông tướng khác thâm niên hơn phải giám sát toàn thể cuộc hành quân. Do đó mà lệnh lạc rất mơ hồ, lộn xộn khó hiểu, gây ra "nhiều hiểu lầm " lệnh nầy chỏi lại lệnh kia.
Bộ Tham Mưu Quân Đoàn không có gởi thám sát có khả năng để dò trước con đường 7B vốn đã hư vì các ổ sình lầy, xe thường không thể đi được . Các đơn vị đầu tiên rời khỏi Pleiku với Liên Đoàn 20 Công Binh dẫn đầu. Tức khắc họ bị đoàn người tỵ nạn từ Pleiku và Kontum bám vào, vì Kontum chỉ cách Pleiku có khoản 40 cây số về hướng Bắc. Trên một con đường mà từ bao nhiêu năm qua không được tu bổ, các chiến xa M48 nặng 47 tấn di chuyển rất khó khăn. Lực lượng Địa Phương Quân nhận được nhiều lệnh trái ngược và mâu thuẩn nhau. Tướng Phú thì nói : "Thôi thì cho các binh sĩ đồng bào Thượng trở về buôn làng của họ cho rồi, không cần phải cho họ biết làm gì." Trong lúc các sĩ quan khác thì yêu cầu họ giữ vài đoạn trên con đường liên tỉnh 7 B. Nhưng biết là mình bị bỏ rơi, các binh sĩ người Thượng thường "rã ngũ" . Có một số cầu đã bị phá sập từ lâu cần phải được bắt lại, Công tác nầy tốn rất nhiều thời gian, nhưng dù muốn dù không tất cả đoàn xe đều tiếp tục tiến tới.
Ở Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Trường của Bắc Việt, cho tới ngày 16 tháng 3, người ta phân tách sai tình hình. Các đài phát thanh Tây Phương đã vô tình cung cấp tin tức mà theo tướng Dũng thì dù là từng đoạn tin không đầy đủ lắm nhưng thật sự có một giá trị "tối ư quan trọng". Có nhiều chi tiết "báo động" quân đội Bắc Việt . Đây nhé, thông tấn xã UPI của Hoa Kỳ loan tin là "giá vé máy bay từ Pleiku đi Sài Gòn lên đến 40.000 đồng." Tại sao lại có chuyện đua nhau chạy ra phi trường như thế ? Tại sao giá vé lại bất thần tăng vọt lên vùn vụt vậy ?
Trưa ngày 16 tháng 3, Bắc Việt lại bắt được những câu trao đổi giữa những phi công của Không Lực Miền Nam . Họ cất cánh từ Pleiku và đáp xuống luôn ở phi trường Nha Trang luôn mà không trở về căn cứ Pleiku nữa dù phi trường nầy chưa bị Bắc Việt pháo kích. Tại sao vậy ? Văn tiến Dũng hiểu ngay: tướng Phú về đóng ở Nha Trang. Tướng Dũng cũng biết được là 450 người Mỹ và nhân viên người Việt của họ tất cả đều rời khỏi Pleiku. Một cầu không vận bằng trực thăng được thiết lập từ trung tâm thành phố đến phi trường. Từ đó phi cơ vận tải C- 47 và C-46 nối tiếp cầu không vận đến Nha Trang. Đối với người dân thường ở Pleiku cũng như đối với các điệp viên của tướng Dũng thì không còn nghi ngờ gì nữa : "người ta đang triệt thoái hết".
Ở Pleiku, nhân viên CIA không mấy bình tỉnh. Họ bỏ quên một số nhân viên người Việt, trong số đó có một trong những nhân viên tình báo chinh thức của họ. Và nhất là họ quên không đốt hết được các hồ sơ.
Các thành viên của một tổ Ủy Ban Quốc Tế cũng được rời khỏi Pleiku trong những điều kiện thật lạ lùng. Người Mỹ tự coi mình có bổn phận đối với các thành viên người Nam Dương và người Ba Tư, những người nầy không có ai ở chung với toán người Hung gia Lợi và Ba Lan . Những người Ba lan, "những người chó má nầy" (1 ) đã liên lạc vô tuyến với CPLTCHMN và Bắc Việt , theo mật văn đã ấn định trước:" Trời tốt...bầu trời sáng sủa.. Bạn của chúng tôi thức dây sớm."(2) Thành viên Nam Dương hiện đang là Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế ở Sài Gòn (nguyên tắc luân phiên Chủ Tịch giữa 4 thánh viên). Ông này được người Mỹ cho biết nội vụ và ông chỉ thông báo cho hai toán Nam Dương và Ba Tư mà thôi. Nhưng cuối cùng rồi hai toán Ba Lan và Hung gia Lợi cũng được CIA dùng phi cơ của hảng Hàng Không Air America bốc đi, vì họ không muốn ở lại chờ các đồng chí Bắc Việt của họ. Hoan nghênh CIA !
Ngày 16 tháng 3, vào lúc 19 giờ. một cuộc tranh cải dử dội đã xảy ra tại Bộ Tham Mưu Hành Quân Bắc Việt . Người ta có cảm tưởng rằng "địch quân đang toan tính chuyện gì đó trên Vùng Cao Nguyên, sau khi quân Bắc Việt chiếm xong Phước Bình và Ban mê Thuột . Bộ Tham Mưu của tướng Dũng hơi bối rối. Tướng Dũng tự hỏi : Phải chăng tất cả Quân Đoàn II ở Pleiku đang tìm cách rút đi ? Nếu họ rút đi thì họ phải hành quân ra sao ? Đi bằng con đường nào ? Khởi thủy lúc đầu ông ta định có 2 ưu tiên trong hành động:
1.- "trước hết là phải diệt mọi lực lượng phản công của địch " Cũng như tướng Thiệu, tướng Dũng nghĩ là phải có phản công,
2.- "Mặt khác phải nhanh chóng chuẩn bị tái phối trì lực lượng để tiến về hướng Bắc và thanh toán Pleiku"
Thành phố càng về lâu càng trống vắng... Tướng Dũng đã cắt hết các con đường chiến lược trong vùng nầy, từ quốc lộ 19, 14 đến quốc lộ 21. Ông không hề nghĩ tới con đường liên tỉnh 7 B. Nó không còn xử dụng được nữa, người ta bảo đảm rằng các cây cầu trên đường nầy đều hư sập hết rồi và dọc đường cũng không có phà. Thình lình, vào lúc 21 giờ Tổng Tư Lệnh Bắc Việt biết được là lịnh triệt thoái khỏi Pleiku được ban ra cho tất cả các đơn vị. Tin tức đã xác nhận rồi. Như vậy là không có thành lập cứ điểm ở thành phố Pleiku để tử thủ như tin tức tình báo từ Hà Nội đã tiên liệu. Bây giờ tướng Dũng cũng đã biết được rằng hầu hết Quân Đoàn II của Miền Nam đã rời khỏi Pleiku được 48 tiếng đồng hồ rồi trên con dường liên tỉnh 7 B mà người ta đã quả quyết với ông là không còn xử dụng được . Giận quá, tướng Dũng đã sỉ vả thậm tệ tướng Kim Tuấn Sư trưởng sư đoàn danh tiếng 320. Ông sư trưởng nầy cũng đã từng khẳng định là không có một đơn vị nào dù là của Miền Nam hay Miền Bắc có thể dùng con đường nầy được với cả pháo binh và chiến xa của họ. Tướng Dũng nói qua điện thoại:
-" Sơ suất và xao lảng nầy không thể tha thứ được . Trong giờ phút nầy, mỗi một sự dè dặt tối thiểu nào, mỗi một sự lơ đểnh tối thiểu nào, mỗi một sự đánh giá các khó khăn nào, mỗi một sự chậm trể nào... tất cả sẽ hỏng hết. Nếu địch vuột khỏi đây, thì đó là một trọng tội mà bản thân ông sẽ hoàn toàn gánh chịu hết trách nhiệm"
Đây là lần đầu tiên cả một Quân Đoàn của VNCH rời bỏ một vị trí chiến lược trong lúc tình hình đánh nhau đang nóng bỏng và rút đi trong những điều kiện thật là xấu.
Là một chiến binh lâu đời, tướng Dũng ngày hôm đó sực nhớ lại kỷ niệm 30 năm chiến trận của mình. Cũng như tướng Tổng Tham Mưu Trưởng của Miền Nam ông nghĩ tới cuộc triệt thoái của quân đội Pháp. Và cuộc rút lui ra khỏi Khe Sanh của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ năm 1968 . Cuộc rút lui nầy không phải một thảm trạng mà chắc chắn cũng không phải là một chiến thắng đối với người Mỹ. Gần đây hơn là cuộc lui binh của quân lực Miền Nam trên Quốc lộ 19, ở Lào năm 1971, một thảm họa đối với quân lực Miền Nam . Và cuộc rút lui của Sư Đoàn 3 bộ binh của QLVNCH ở Quảng Trị năm 1972. Nhưng ở đây Miền Nam lại trở lại tái chiếm thành phố . Tướng Dũng ghi nhận: "mỗi lần mà địch quân rút đi vội vàng để tránh các cuộc tấn công của chúng ta là y như rằng họ đều có mưu lược để đảm bảo an toàn cho người của họ". Lần nầy cái bẩy ở chỗ nào đây ? Mưu lược của ông Thiệu ra sao đây ? Chắc chắn phải có một mưu lược gì đây.
Trong đêm 16 và 17 tháng 3, sư đoàn 320 Bắc Việt tiến quân. Các đơn vị đi tắt đường rừng, Họ chuẩn bị đánh thẳng vào đoàn quân đang triệt thoái. Chiến xa và pháo binh của sư đoàn tới ngày 18. Trong lúc đó sư đoàn 968 được lệnh của tướng Dũng đi về hướng Pleiku, vượt qua khỏi thành phố Pleiku đi xuống phía Nam để đánh từ phía sau của Quân Đoàn 2 đang rút đi.
Bầu trời Pleiku đang có đầy những cột lửa màu xanh và màu cam. Quân đoàn 2 lúc rút đi đã bỏ lại và đốt đi một sớ lớn xăng dầu dự trử.
Trên con đường 7 B, xe tư nhân và xe vận tải dân sự chen lẩn lộn vào đoàn xe quân sự, chiếc nầy dính sát chiếc kia, chẻ đoàn xe của quân đội ra làm nhiều đoạn, nhiều mảnh. Các quân xa chở đầy binh sĩ và gia đình của họ với bàn tủ ghế, thúng mủng, gà vịt ...Các chiến xa và xe thiết giáp thì trợt lên trợt xuống, chiếc xe cứu thương thì lại chạy theo mấy khẩu pháo binh. Các tiểu đoàn, các đại đội thì kéo dài lê thê rồi tan dần...Các sĩ quan thì mất liên lạc hẳn với binh sĩ của họ. các ông đại úy thì gọi các thiếu tá của họ đòi quyền ưu tiên, các ông thiếu tá thì không nghe lịnh các ông trung tá, đại tá. Các công điện thường không thể hiểu nổi, rất khó nghe được vì tiếng kêu của xích xe đang tiến thật chậm. Các máy vô tuyến bắt đầu hư không còn làm việc được nữa. Người ta nghe đâu đây những tràng súng tự động, những tiếng bắn bách kích pháo, tiếng réo của đạn đi và tiếng chạm nổ lúc rơi xuống...Ngày 18 tháng 3, qua đài phát thanh các sĩ quan nghe được tin mất An Lộc, một thị trấn chỉ cách Sài Gòn khoản 100 cây số về hướng Bắc cách tỉnh lộ 7 B khoản 300 cây số về hướng Đông Nam. Và nhiều tin không tốt từ Vùng I Chiến Thuật ở xa về hướng Bắc. Cuộc hành quân rút lui biến thành một cuộc tháo chạy, một sự tản cư, tan rã...trong hổn loạn. Ban ngày thì dân chúng đi trong một lớp bụi đỏ và dưới một sức nóng khô gay gắt. Ban đêm thì họ lại bị một khí lạnh ẩm ướt, một mùi mốc meo của rừng rậm trong đó các bộ đội Bắc Việt luôn luôn rình rập họ. Các ông thì mệt đừ, các bà thì quá chán nản, trẻ con và người già thì khờ khạo hết. Người ta thiếu thức ăn và nước uống. Người ta từ từ bước qua khỏi trạng thái "sấp chết" và biến thành các thây ma với cặp mắt ruồi bu kiến đậu . Còn những ai còn sống thì làm mồi cho muỗi.
Lúc rời khỏi Pleiku và Kontum thì quân nhân còn có kỷ luật, sau đó thì họ mất hết tinh thần. Tuy nhiên họ vẫn còn giữ vũ khí. Binh sĩ và dân chúng bị vây hảm trong tình trạng nghi ngờ sợ hải, hồ đồ và hỗn loạn. Một vị sĩ quan bị lạc hết binh sĩ của mình trong sự lộn xộn của đêm hôm tâm tối lại bị nghi ngờ và bị cáo buộc là ông ta bỏ binh sĩ của mình để mà đào ngũ. Dọc hai bên lề đường người ta thấy những tấm ni lông bọc xác người nhơ nhớp vì mưa và bụi, bùn đất. Có những mùi khét do sắt thép bị cháy, mùi mỡ, mùi xăng bao trùm cả đoàn di tản. Ai cũng trông cho mau sáng để trực thăng có thể đáp xuống tản thương hay bốc những bà mẹ có con nhỏ, và trông cho mặt trời chóng lên để các oanh tạc cơ có thể oanh kích các đơn vị bộ đội Bắc Việt . Nhưng thường buỗi sáng chỉ giúp phá tan sương mù xám xịt mà thôi. Người ta khám phá ra các cây cầu, chùa, miễu tan hoang trong hư, sập, đổ nát. Người ta gặp các người bị thương,người ta bước qua các xác chết mà không một ai có thì giờ chôn cất hay mang ra xa xa khỏi con lộ. Thường thường thân thể người chết bị co quấp lại trong nhiều tư thế lạ lùng và thiểu não lắm . Nhìn cảnh tượng bi thảm đó ai mà không sửng sờ muốn vụt chạy xa thật nhanh ra khỏi nơi nầy?
Tuy nhiên, ngày hay đêm cũng có nhiều lúc có một sự yên tĩnh bất thường lạ lùng phủ chụp xuống đoàn người di tản. Người ta không còn nghe tiếng pháo binh tác xạ từ xa nữa, người ta không còn thấy những cột khói của các hỏa châu nữa, tai không còn nghe những tiếng ơi ới gọi nhau, cả những tiếng dơi kêu, hay chim chóc nữa... Những rể cây lòng thòng từ trên cao có thể cho vài giọt nước ấm lòng...những tiếng rì rào xào xạt của côn trùng trên lá khô...Ở chỗ nầy người ta nhóm tý lửa để hâm nóng cơm nếp, ở các chỗ khác các sĩ quan chạy đi tắt lửa và ra dấu nên che bớt ánh đèn.. Không thể để cho người ta dò thấy mình. Tuy nhiên người ta cũng thấy được một vài ánh đèn pin và một và anh tài xế quên không tắt đèn xe của mình. Tất cả các khuôn mặt đều hốc hác vì mệt mỏi, vì đói, vì khát. Tất cả đều hy vọng đi tới được bờ biển. Và sau đó ? đến được Sài Gòn . Và sau đó nữa thì sao?
Có những hạ sĩ quan đi ngược lại để tìm trung đội của họ hay tìm gia đình. Đoàn xe cứ tiến tới, ở chỗ nầy phải đi vòng qua một chiếc xe vận tải, một xe Jeep hay một chiếc xe Citroen cũ kỹ nào đó đang bốc cháy , ở chỗ kia những chiếc mô tô, Vespa, Lambretta hoặc đang cháy hoặc bị chủ vứt bỏ vì hết xăng. Pháo binh và bách kích pháo của Bắc Việt lại tiếp tục nả tới càng lúc càng gần. Họ đặt quan sát viên ở ngay cạnh đường để điều chỉnh tác xạ. Nếu một đoạn nào đó nằm giữa hai đoạn đang bị tấn công, thì đó là chiến thuật của Bắc Việt muốn tạo ra nhiều đoạn ngổn ngang từng chặn cốt làm nghẻn đường tiến của đoàn xe. Đoàn xe, đoàn người càng bị ùn tắt càng bị dồn lại thì họ càng dễ tàn sát, và tàn sát được số đông hơn, càng nhiều càng tốt..
Đi trong đoàn di tản nầy phần đông dân chúng đều là dân ở thành phố, nhưng cũng có một số nông dân. Tại sao họ lại phải chạy đi như vậy ? Họ rất sợ, họ kinh sợ kỷ luật của cộng sản . Người dân ở vùng Cao Nguyên Trung Phần nầy không ưa người Bắc Kỳ (3), họ biết là những người ở Miền Bắc tàn nhẫn lắm. Những người chạy đi tỵ nạn nầy nghi ngờ Chánh Phủ VNCH không còn giữ đúng đường lối chánh trị trước kia nữa. Từ hai chục năm nay, Chánh Phủ VNCH chủ trương giữ từng tấc đất của lãnh thổ. Các công chức thì đinh ninh rằng họ sẽ bị trừng trị, bị hành hạ vì dầu muốn dầu không họ cũng đã có một sự hợp tác với người Mỹ. Còn các người buôn bán thì họ thấy trước cảnh hàng hóa của họ sẽ bị tịch thu, các kho hàng của họ sẽ bị quốc hữu hóa. Những người khác thì vì họ nghe nói tài sản sẽ bị tịch thu, đất điền sẽ bị cưỡng đoạt, những cuộc nỗi dậy của nông dân sẽ bị đàn áp, những tòa án nhân dân và những cuộc hành quyết dân chúng bằng phương tiện thô sơ (4). Người nầy người kia đều e rằng tỉnh của họ bị quân Bắc Việt chiếm rồi lại còn có thể sẽ bị Không Lực VNCH oanh tạc, hoặc nếu Hoa Kỳ cho B.52 dội bom xuống thì sẽ ra sao ? Một số dân là người Ki Tô giáo trong số đó phần lớn đều đã bõ Miền Bắc bỏ các họ đạo thuộc các địa phương có nhiều giáo dân như Phát Diệm , Bùi Chu .. chạy cộng sản, di cư vào Miền Nam, giờ đây họ lại phải di cư lần thứ hai. Những người khác là các Phật tử, họ tin chắc rằng cộng sản không bao giờ cho họ được tự do trong việc hành đạo (5).
Hồi năm 1954, nói về những người đã bỏ Miền Bắc chạy vào Miền Nam , không biết thành thật hay vô liêm sỉ, Thủ Tướng Phạm văn Đồng trưởng phái đoàn thương thuyết của Chánh Phủ Hà Nội ở Genève đã tuyên bố rằng :
- "Chúng tôi đến, đem hạnh phúc lại cho họ mà họ chạy đi! Các ông có hiểu chuyện đó không ?" Năm 1954, các chuyến di cư vào Miền Nam được tổ chức hẳn hòi, có các tàu thủy của Pháp và Mỹ tham gia giúp đở đưa người di cư vào tận Miền Nam an toàn. Bây giờ trong năm 1975 nầy, Chánh Phủ VNCH bất cập không có dự trù được gì hết để giúp cho người dân trên con đường liên tỉnh 7 B nầy.
Ngày 20 tháng 3, các xe vận tải chở quá sức và các chiến xa đã làm cho con đường vượt qua Sông Ba không còn xử dụng được nữa. Đoạn đầu của đoàn xe đứng khựng lại, không thể tiến lên được . Tất cả đều phải chờ. Trực thăng chở những tấm vỉ sắt đến để thiết lập một chỗ qua sông mới. Trong lúc đó từng tốp 3 tốp 5 các xe vận tải ùn lên sát nhau chiếc nầy cạnh chiếc kia gây hoàn toàn tắt nghẻn không thể kiểm soát nỗi.
Để bảo vệ con đường, người ta xin Không trợ. Bộ đội Bắc Việt thì cứ bắn cả đại liên hạng nặng và đại bác vào đoàn xe và vào dân chúng. Các phi công Việt Nam trong tư thế chúi xuồng để oanh kích và tác xạ lại nhầm mục tiêu và gây thiệt hại rất nặng nề cho tiểu đoàn 7 Biệt Động Quân. Các tài xế chiến xa muốn đi cho nhanh , không muốn vượt Sông Ba ngay ở địa điểm vừa mới đặt các vỉ sắt,nên các chiến xa nầy bị sa lầy trong một vùng cát di động, tạo ra một cảnh vô trật tự khủng khiếp khắp nơi. Còn các binh sỉ thì cố lội thử qua sông nên có một số bị chết đuối.
Tại Sài Gòn ông Polgar không biết diễn tiến cuộc hành quân trên đường 7 B ra sao hết. Không có một tin tức nào của phía VNCH. Mà cũng không thể nào có được tin tức từ các vệ tinh: những người kiểm soát vệ tinh ở Hoa Thạnh Đốn từ lâu rồi không còn coi VNCH là một ưu tiên hàng đầu nữa. Mà ông Polgar cũng không thể đòi hỏi một phi cơ SR 71, một loại phi cơ thám thính bay thật cao giống như loại U.2 cải tiến vậy. Một tấm ảnh chụp từ SR 71 có thể cho thấy một chiến xa bị hỏng đang bít hết lối đi qua một chiếc cầu. Chỉ thấy được như vậy thôi chớ không như nhiều người dám quả quyết là thấy được nhân viên của chiến xa đó đang hút thuốc lá Wilston hay thuốc lá Điện Biên Phủ. Mà nếu toán CIA ở Việt Nam có được những phi cơ thám sát loại đó thì cũng phải đợi đến mấy tuần lể họ mới nhận được không ảnh. Và hơn nữa vị Tùy Viên Quân sự Hoa Kỳ của sứ quán cũng không thể gởi một trong những phi cơ loại đó được vì Hiệp Định Paris cấm mọi can dự như vậy. Riêng cơ quan CIA thì lại có được đặc quyền, một quyền có sáng kiến trong phạm vi pháp lý mà quốc tế cho phép, có ghi rõ trong Hiệp Định Paris. Cho nên ông Polgar phái một chiếc phi cơ của hãng Hàng Không Hoa Kỳ lên chụp ảnh trên đường liên tỉnh 7 B.. Các Không Ảnh cho thấy là diễn tiến của cuộc triệt thoái không còn gì xấu hơn nữa. ÔngPolgar nói với các cộng sự viên rằng :
- "Người ta có thể nói đó là một cuộc diễn hành của đoàn xiếc đang lên cơn điên. Các con voi thì giành nhau đi trước và những con thú khác thì đang dậm chân trên đóng phân của chúng ở đằng sau !"
Ông Polgar đi gặp Thủ Tướng Khiêm. Ông vừa nhờ Thủ Tướng chuyển các tấm Không Ảnh cho Tổng Thống xem vừa nói :
- " Nói về các đơn vị hành quân, và trên phương diện chiến cụ thì Quân Đoàn 2 coi như không còn nữa rồi."
Ngay như trong các cuộc tấn công quy mô của Bắc Việt hồi năm 1968 hay 1972, người ta cũng không thấy thảm cảnh như vậy. Trên con đường 7 B, các quân xa thì bốc cháy, bên cạnh đó thì các tử thi đầy rẩy, chồng chất lên nhau. Trời nóng như thiêu đốt làm nám cả mặt mày tay chân nhưng tiếp theo đó lại có những cây mưa lạnh buốt làm cho cả binh sĩ và dân di tản run lên cầm cập. Bây giờ thì trời quá xấu làm cho Không lực không thể can thiệp gì được nữa. Có nhiều đơn vị phải vứt bỏ vũ khí nặng để xài vũ khí nhẹ.. rồi đến lượt vũ khí nhẹ cũng phải vứt luôn. Những đơn vị hậu tập có nhiệm vụ giữ hai bên sườn của đoàn xe thì vẫn còn tiếp tục hăng say chiến đấu; nhưng rồi họ cũng không thấy được rõ đâu là phần cuối và đâu là hai bên sườn của đoàn xe.. .
Ngày 21 tháng 3, hầu hết đoàn xe tập trung chung quanh các bãi vượt sông và các cây cầu ở về phía đông của Cung Sơn. Các tiểu đoàn thuộc sư đoàn 320 Bắc Việt ngắt đoàn xe ra từng đoạn, chẻ các tiểu đoàn 6, 7 và 22 Biệt Động Quân ra, những đơn vị mà binh sĩ chiến đấu rất hăng say mãnh liệt.. Bộ đội Bắc Việt tiến nhanh hơn và chận đoàn xe lại ở một điểm khoản 40 cây số cách bờ biển. Hai tiểu đoàn 35 và 51 Biệt Động Quân được 15 chiến xa nhẹ M 41 và 8 chiến xa hạng trung M 48 yễm trợ, đã đẩy lui mấy trận tấn công ác liệt của trung đoàn 64 Bắc Việt đêm 23 tháng 3 . Trời lại sáng sủa nên 2 chiếc trực thăng CH.47 tiếp tế được một số lương thực và đạn dược cho các đơn vị Biệt Động Quân. Họ phải bay vượt qua chiến tuyến của địch quân. Rồi trời lại âm u trở lại. Biệt Động Quân lần lượt tiến chiếm vị trí của quân Bắc Việt phía trước mặt, từng cái một , vị trí sau cùng chiếm xong ngày 15 tháng 3. Và từ đó dẫn đầu đoàn xe đi luôn đến Tuy Hòa ở sát bờ biền.
Có khoản 200 ngàn dân chúng đi theo đoàn xe. Chỉ còn khoản 60 ngàn đến được Tuy Hòa. Đại tá Lê khắc Lý Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2 ước tính rằng trong số binh sĩ rời khỏi Pleiku yễm trợ cho đoàn xe đã có 5000 đến được mục tiêu cuối cùng của cuộc triệt thoái. Có một số đơn vị đã bị mất khoản phân nữa quân số, chết hay bị thương.
Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn tổng kết : bị thiệt hại nặng, mất đi gần một lữ đoàn Thiết Giáp và 7 tiểu đoàn bộ binh . Tổng Thống Thiệu đổ cho tướng Phú.Ông xác nhận rằng tướng Phú không có nhận được lệnh di tản. Về sau, ông lại nói rằng lẽ ra vị Tư Lệnh Quân Đoàn 2 phải sửa soạn kỹ lưỡng hơn cho cuộc hành quân triệt thoái. Tướng Tham mưu Trưởng ở Sài Gòn có một bản phân tách hợp lý hơn: tướng Phú chỉ có 48 tiếng đồng hồ để sấp xếp các đơn vị, người ta cũng thiếu sót không dự liệu được khối quá đông dân chúng lại chạy theo bám vào binh sĩ và chiến cụ làm tê liệt hết mọi cuộc hành quân phản công. Nhất là có thể người ta không ước tính được hay ước tính thấp khả năng ứng phó của Tư Lệnh quân Bắc Việt . Người ta tưởng ông nầy đắn đo, không có khả năng ứng biến khi phải điều động một số lớn đơn vị chánh quy, trong một trận chiến tranh quy tắc.
Một số binh sĩ và sĩ quan cấp úy của QLVNCH đã có nhiều hành động rất ngoạn mục, thật là xứng đáng, mặc dầu họ không được chỉ huy đúng mức. Ngoài ra nhiều tin tức và một số lệnh lạc không bao giờ được truyền đến cho đơn vị . Hơn nữa hồi năm 1973, quân đội viễn chinh Đại Hàn đã có gài một số mìn ở một vài đoạn dọc theo hai bên đường 7 B mà người ta không bao giờ gở đi.
Một cuộc thất trận đôi khi cũng vì lý do không may mắn hay vì tinh cờ may rủi, nhưng trước hết phải nói là do cấp chỉ huy , vì nhiệm vụ vượt quá sức mình hay vì không đủ khả năng.
Các đơn vị còn sống sót về quy tụ ở Tuy Hòa. Họ thuật lại cho nhau nghe từng chiến công của họ và an ủi lẩn nhau. Trong chiến trận dù thắng hay bại, các quân nhân thường sống với nhau trong tình thương huynh đệ, còn đau khổ là những người chết và bị thương, thường họ bị coi như bị lãng quên, vì họ đã bị liệt vào thành phần bất khiển dụng rồi. Ở Tuy Hòa, các nhóm binh sĩ lẻ loi cố đi tìm lại đơn vị gốc của họ nhưng làm gì còn nữa mà tìm ! Cuộc triệt thoái đã trở thành một cuộc tháo chạy, tán loan.., như một chuyến mộng du...
Tôn Tử có nói: Trật tự hay hổn loạn tùy thuộc vào cách tổ chức, tùy theo tình hình và trạng huống, có lòng can đảm hay không , tùy theo sức mạnh và sự yếu thế, tùy theo phẩm chất của con người . Khi con ó đánh bắt con mồi, thì hay dỡ ở chỗ chọn được đúng thời cơ và thật đúng lúc"
Còn Clausewitz thì có nhận xét: Tất cả mọi cuộc thất trận đều tạo ra yếu tố suy yếu và tan rả . Nhu cầu cấp thiết nhất là phải tập trung nỗ lực để vãn hồi lại trật tự, gầy lại lòng tin, lòng can đảm và sức mạnh đã mất"
============================== ====================
Chú Thích của Dịch Giả
(1) nguyên văn tiếng Pháp của tác giả "ces salauds"
(2) Từ lâu rồi (theo tác giả) thì: "cơ quan CIA có nhận xét rằng khi nào các toán Ba Lan và Hung gia Lợi thuộc Ủy Ban Kiểm Soát Quốc Tế đóng ở thị trấn nào mà vừa bỏ đi là y như rằng Bắc Việt sẽ tấn công chiếm thị trấn đó ngay. Vì thế nên mới có câu mà các nhân viên Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ thường hay nói : "Ba lan đi là Việt Cộng tới " (The Poles are leaving, the VC arriving). Trong trận tấn công vào Cao Nguyên, các bạn Bắc Việt không thông báo gì cho các đồng chí Ba Lan và Hung gia Lợi hết nên các toán nầy bị kẹt lại...
(3) nguyên văn của tác giả : "Tonkinois"
(4) sự thật đã xãy ra ở Miền Nam Việt Nam đúng như vậy từ 30/4/75 cho đến cuối năm 86 với các chiến dịch tịch thu "chiến lợi phẩm" của đoàn quân chiến thắng (như tịch thu nhà cửa đất đai ruộng vườn, tài sản ,vàng bạc, nhất là ở khắp các tỉnh), với đủ các chiến dịch cốt làm cho mức sống của dân chúng Miền Nam xuống ngang bằng mức sống đói nghèo khổ sở của nhân dân Miền Bắc (như đổi tiền, lập hộ khẩu và cấp phát tem phiếu lưong thực thực phẩm và ngăn sông cấm chợ, đánh tư thương, công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp, đánh tư sản tư doanh, đánh tư sản mại bản, lùa dân chùng đi vùng Kinh Tế Mới, bắt cả triệu quân cán chính và đảng phái đi tù khổ sai , v.v...)
(5) tất cả những gì tác giả ghi nhận ở đây đều rất đúng với tâm trạng của người dân trong Miền Nam lúc bấy giờ. Mà sự thật đã cho thấy rõ ràng là cho tới giờ nầy (2001) cộng sản vẫn tìm đủ mọi cách để bóp nghẹt hay tiêu diệt các Tôn Giáo, bất kể là Kitô Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Cao đài hay Phật Giáo Hòa Hảo.