PDA

View Full Version : Tháng Tư Nghiệt Ngã - Olivier Todd



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [11] 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Nhím Hoàng Kim
08-18-2007, 09:15 PM
Chương 11 - Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh


Trước hết Tổng Thống Thiệu muốn giữ Sài Gòn trong một hệ thống phòng thủ bảo đảm thật chặt chẽ nằm trong lãnh thổ của một "Việt Nam thật sự hữu ích", đại khái gồm cả Vùng III và Vùng IV Chiến Thuật.

Với tin tức tình báo của cả VNCH và Hoa Kỳ , Tổng Thống Thiệu đã chờ đợi nhiều tuần nay một cuộc tấn công của Bắc Việt từ phía Tây Bắc của thủ đô, trong vùng Tây Ninh. Cuộc tấn công nầy có thể là mũi dùi chính của cuộc tổng tấn công của Bắc Việt . Còn trận chiến ở Ban mê Thuột, Plei Ku, Kontum và trên đường liên tỉnh 7 B có thể chỉ là những cuộc tấn công phụ, dương Đông kích Tây nhằm đánh lạc hướng mà thôi. Đôi khi Bắc Việt cũng có những cuộc tấn công cấp đại đội hay tiểu đoàn để thăm dò hệ thống phòng thủ của Sài Gòn nằm khoảng 50 cây số ở ven biên. Với tư cách là Tổng Tư Lệnh, ông Thiệu muốn lúc nào cũng có lực lượng trừ bị trong tay. Các đơn vị thiện chiến của ông là sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, lực lượng Hải Quân, và sư đoàn Nhảy Dù mà Tư Lệnh là tướng Lê quang Lưỡng, một sĩ quan ưu tú. Hai sư đoàn nầy từ lâu nay đang đóng ở Vùng I Chiến Thuật, phần lãnh thổ tận trên hướng Bắc của Việt Nam Cộng Hòa.

Vùng I Chiến Thuật nầy được đặt dưới quyền của một tướng lãnh có nhiều thành tích, tướng Ngô quang Trưỡng. Vừa có khả năng vừa được kính nể,, tướng Trưởng là một người mảnh khảnh nhỏ con, khoản 46 tuổi, ốm, mặt xương, đen đúa, lại có một nốt ruồi duyên to dưới mắt bên phải, ông luôn luôn có một cái nhìn xa xăm, như vào chỗ trống vắng.... Khi cần phải nói gì, ông chỉ dùng những câu ngắn gọn, nhẹ nhàng không nhấn mạnh và dùng những từ thật giản dị dễ hiểu. Nếu thấy cần phải nhấn mạnh một điểm quan trọng nào đó thì ông mới nói nhanh hơn. Nếu ông mặc thường phục thì người ta tưởng ông là một người thợ. Còn ở đồng quê thì người ta cho ông là một nông dân... Có rất nhiều sự kiện mà Lịch Sữ đã chứng minh rằng ông là một người rất bình dân đối với các cấp nhất là hạ sĩ quan và binh sĩ. Trong chiến trận ở Huế năm 1972, tướng Trưởng đã giữ được thành phố trong nhiều tuần lễ. Lúc đó một số binh sĩ lại có hành động lấy đồ của dân chúng. Tướng Trưởng lập tức kêu gọi trên đài phát thanh:

- " Binh sĩ và đồng bào thuộc Vùng I ChiếnThuật ! Đây là đích thân trung tướng Trưởng nói đây, Tôi đã nhận chức Tư Lệnh Vùng. Tôi mong rằng ngày mai các binh sĩ đào ngũ hãy trở về ngay đơn vị của mình. Và hãy chấm dứt ngay hành động cướp giật của đồng bào!"

Và chỉ giản dị có thế ông đã chấm dứt được tình trạng lộn xộn ở Huế. Và tướng Trưỡng tái chiếm Quãng Trị với 3 sư đoàn trong lúc Bắc Việt có đến 6 sư đoàn chánh quy.

Từ tuần lễ thứ hai của tháng 3/ 1975, cứ bị tấn công lẻ tẻ kiểu quấy rối mãi, tướng

Trưởng tin chắc rằng mình có thể giữ vững được Vùng I, vì ở đây ông có tới 5 sư đoàn . Ông rất tin tưởng sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn Dù. Còn sư đoàn 1 là một trong những sư đoàn ưu tú nhất; sư đoàn 3 thì không tệ lắm. Duy có sư đoàn 2 ở Chu Lai thì có hơi yếu. Tướng Trưởng và Bộ Tham Mưu của ông hy vọng sẽ cầm cự được với mọi cuộc tấn công của Bắc Việt , dù Hà Nội có đưa hết lực lượng trừ bị của họ vào cũng vậy. Khác với tướng Phú, ông Trưởng có sẳn kế hoạch rút lui từ điểm phòng thủ nầy đến cứ điểm mạnh khác cả ở Huế, Đà Nẵng và Chi Lai.



Ngày 12 tháng 3, Tổng Thống Thiệu đòi hỏi tướng Trưởng phải sẳn sàng để đưa sư đoàn Dù về Sài Gòn. Tướng Trưởng phản đối ngay với Bộ Tổng Tham Mưu. Đại tướng Viên vừa quá bận rộn vừa mệt mỏi đã trả lời :

- "Tổng Thống không muốn trở lại vấn đề nầy nữa."

Tướng Truởng lấy phi cơ bay ngay về Sài Gòn để đòi hỏi xét lại vấn đề nầy. Ông Thiệu nhất định không buông:

- "Các ông tướng nầy khó chịu thật ! Họ chỉ nhìn thấy Vùng Chiến Thuật của họ mà thôi, họ không nhận thức được quyền lợi tối thượng của đất nước!"

Ông Thiệu quên không báo cho tướng Trưởng biết là ông sẽ rút tiếp sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến của Vùng I về Sài Gòn.

Do đó khi về đến Bộ Tư Lệnh Vùng I, tướng Trưởng nghĩ tới việc xin từ chức.

Tuy nhiên ông cũng phải tái phối trí và tổ chức lại hết tất cả hệ thống phòng thủ của Vùng I.

Quyết định mới của ông Thiệu bắt buộc tướng Trưởng phải bỏ trống những vị trí

đối diện với Vùng Phi Quân Sự, dọc theo vĩ tuyến 17 ở phía cực Bắc của Vùng I Chiến Thuật.

Tướng Trưởng được biết là lực lượng chánh quy Bắc Việt mà ông sắp phải đối đầu sẽ mạnh hơn bao giờ hết, quan trọng hơn ông đã dự trù.,, Vùng I sẽ đương đầu với những sư đoàn xung kích Bắc Việt như sư đoàn 325 C, 324 B, 304, sư đoàn 711 và sư đoàn 2., sư đoàn 341, một sư đoàn trừ bị, cũng sẽ xuống phía Nam. Và cuối cùng là những đơn vị hỗn hợp, gồm bộ đội chánh quy Bắc Việt và Việt Cộng của CPLTCHMN... đang tập hợp ở hai đầu Nam Bắc của Vùng I , một số ở chung quanh thị xã Quảng Trị và số còn lại đang nằm ở phía Nam, gần Chu Lai. Ở đây Việt Cộng được trang bị và huấn luyện tốt hơn tất cả các nơi khác. Nếu hai sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn Dù bị rút đi thì ông có nguy cơ sẽ đối diện với một lực lượng tương đương với 6 sư đoàn chánh quy Bắc Việt trong lúc ông chỉ có võn vẹn 3 sư đoàn . Địch quân sẽ có khả năng "tập trung" dài theo chiều sâu để tấn công Vùng I. Ông ở vào cái thế bị bắt buộc phải cho các sư đoàn của ông trải dài ra , phân tán mỏng..... loảng ra hết.

Ngày 15 tháng 3, trong lúc Pleiku đang bắt đầu triệt thoái thì Lữ đoàn 369 Thủy Qyân Lục Chiến cũng rời khỏi Quãng Trị,

Dọc theo biên giới trên đó, Thủy Quân Lục Chiến tượng trưng cho một sự có mặt vững chắc , một lực lượng hùng mạnh và một chiến thắng, (đúng hơn là chiến thắng Quãng Trị năm 1972). Binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến có kỷ luật, rắn rỏi, lại không mang theo vợ con, bàn ghế khi di chuyển.. Cho nên sự ra đi rời khỏi Quảng Trị của họ làm cho tinh thần dân chúng xuống kinh khủng. Trong tỉnh Quảng Trị cũng như ở các chỗ khác, dân chúng thường nghe đài phát thanh ngoại quốc, nhất là đài BBC và đài "Tiếng Nói Hoa Kỳ" (VOA) , hai đài dễ bắt nhất. Từ sau ngày 16 tháng 3 các đài nầy đã phát ra những câu chuyện rất chính xác và rất hãi hùng đã xảy ra dọc theo con đuờng Liên Tỉnh 7 B. Từ chỗ đó, dân chúng trong những thành phố, thị trấn thuộc Vùng I Chiến Thuật từ lo âu đâm ra hoảng hốt bỏ chạy, trong số đó lại có một số công chức và viên chức xã ấp. Ngay như tại Quảng Trị, Trung Tă Tỉnh Trưởng Đỗ Kỳ lại khuyên công chức của mình hảy cho gia đình tản cư trước đi. Dân chúng Quảng Trị chạy xuống Huế, còn dân chúng Huế thì lại chạy xuống Đà Nẵng. Trong có mấy ngày mà dân số của thành phố nầy từ 600 ngàn vọt lên trên một triệu.



Ngày 18 tháng 3, Thủ Tướng Khiêm gặp tướng Phú ở NhaTrang, ở một Bộ Tư Lệnh mới, vô tổ chức, của Vùng II, Bận túi bụi, tướng Phú gần như không có khả năng nói chuyện được cho có mạch lạc. Ông ta đã từng là một trong những người mà tướng Khiêm đở đầu ! Thủ tướng đề nghị cách chức tướng Phú, nhưng ông Thiệu không đồng ý. Vả lại để làm gì ? vì Quân Đoàn 2 có còn gì nữa đâu ?

Thủ Tướng đi Đà Nẵng sau đó. Với những thành phần dân chính có trách nhiệm ông hứa là Chánh Phủ sẽ lo cho làn sóng người tỵ nạn, ông sẽ giải tỏa ngân khoản để lo việc đó. Ông đã gặp tướng Trưởng tại Bộ Tư Lệnh Vùng. Dĩ nhiên không có vấn đề giữ lại Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù, tệ hơn nữa là cũng không có tăng cường được cho tướng Trưởng một lực lượng nào hết.

Tướng Trưởng lại quay về Sài Gòn . Ông không hiểu nổi chiến lược của ông Thiệu. Chủ trương thành lập các cứ điểm mạnh đã đi đến đâu ? Hình như ông phải cố thủ Huế. Nhận thức được sự thất bại của việc triệt thoái ở Vùng II, ông Thiệu do dự khi muốn tính tới một cuộc triệt thoái khác ở Vùng I.



Ngày 19 tháng 3 lúc 11 giờ, Tổng Thống họp với Thủ Tướng, tướng Viên Tổng Tham Mưu Trưởng và tướng Quang cố vấn an ninh của ông . Lần nầy lại có thêm Phó Tổng Thống Trần văn Hương, và tướng Trưởng (được gọi về). Người ta nói về hai hay ba cứ điểm. Tướng Trưởng tuyên bố sẽ có thể cố thủ được Huế và Đà Nẵng. Ông Thiệu sẽ đợi tướng Trưởng về đến Đà Nẵng rồi mới đọc một bài diễn văn trên đài phát thanh nói về sự cố thủ của thành phố Huế.

Vừa đến Đà Nẵng, tướng Trưởng biết là cộng sản Bắc Việt đang tấn công mạnh vào Huế. Ông gọi ngay tướng Viên ở Sài Gòn . Trung thành với chính mình ông Viên lại chyển đường dây qua ông Thiệu. Tướng Trưởng nói ngay:

- "Tốt hơn hết là Tổng Thống hoãn lại đừng phát thanh vội bài diễn văn nói về Huế của Tổng Thống. Thành phố nầy sẽ không thể cố thủ được ."



Cũng trong ngày 19 tháng 3 nầy, ông Wolfgang Lehmann điện về ông Brent Sceowcroft ở Nhà Trắng. Ông nhờ chuyển bức công điện đến cho ông đại sứ Martin hiện vẫn còn đang chửa răng ở Bắc Carolina. Bức công điện viết:

- "Ở đây mọi việc tiến triển nhanh quá. Chiều nay Tổng Thống Thiệu phải nói chuyện với dân chúng trong nước để giải thích về chiến lược của Chánh Phủ . Mặc dầu chuyện đó chưa được tuyên bố ra,nhưng tất cả đều cho thấy là Chánh Phủ đã có quyết định bỏ Quảng Trị."

Theo ông Lehmann thì người ta cũng sẽ bỏ luôn Huế. Bằng chứng là các đơn vị chiến xa đang bắt đầu rút đi.....

Ông Lehmann nhờ tướng Homer Smith (Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ ) đến đo thử nhiệt độ của Bộ Tổng Tham Mưu. Ông nầy báo cáo lại là:

- "các sĩ quan đều rất bất bình về "quyết định hấp tấp triệt thoái khỏi Plei Ku và Kon Tum. Không những họ cằn nhằn về quyết định (có một số sĩ quan hình như còn bênh vực ) mà còn chỉ trích lề lối và tiến trình thi hành quyết định đó nữa... vì người ta đã bỏ lại hoặc phá hủy quá nhiều đạn dược và chiến cụ."

Ông Lehmann còn thêm rằng:

- "người ta còn nghe thấy cả dân chúng và quân nhân Việt Nam đang có một khuynh hướng trách móc Hoa Kỳ. Khuynh hướng nầy càng ngày càng lớn mạnh thêm ra. Chúng tôi đang theo sát vấn đề nầy và sẽ có những biện pháp cần thiết để tránh những biến chuyển có hại"

Ông ta đã có đề nghị với ông Sceowcroft là "không có gì là quá sớm để chúng ta nghĩ đến việc di tản một số lớn nhân sự bằng đường biển.. Người tỵ nạn đang đầy nghẹt ở Đà Nẵng.."(ngày 18/3). Đó là nhiệm vụ của ông Lehmann, ông nghĩ tới đám con chiên của ông. Các viên chức người Mỹ ở Huế không còn ngũ đêm ở trong thành phố nữa. Cứ đến chiều là họ ra nghĩ đêm ở gần sân bay, ở trên chục cây số về phía Nam. Từ đó trong trường hợp khẩn cấp người ta sẽ đớn bốc họ đi. Riêng những người thuộc tổ chức từ thiện thì họ cho biết là nếu có gì thì họ cũng vẫn sẽ ở lại tại chỗ. Các viên chức Hoa Kỳ thường quan tâm đến các công dân của họ nhưng nếu nếu những người nầy không phải là công viên chức của Chánh Phủ thì họ không bao giờ ra một lệnh nào cả.

Báo cáo của ông Lehmann còn cho thấy là ông không còn tin ở bất cứ một cuộc phản công nào nữa của phía VNCH:

- "Bây giờ thì dường như Chánh Phủ đã bỏ mọi ý định về một trận chiến quy mô nào ở vùng Ban mê Thuột ."



Đây là một phương trình quân sự rất thú vị:

Hoa Kỳ không biết VNCH sẽ có hành động gì ? và VNCH không biết ý định của cộng sản Bắc Việt ra sao . Còn Bắc Việt thì đang ngạc nhiên về chiến thắng quá nhanh của mình .

Tướng Dũng viết:

- "Chiến thắng của chúng ta ở Cao Nguyên thật là to lớn, vượt quá sự dự trù của chúng ta "

Rõ ràng là trong nhiều trường hợp như câu chuyện trên đường liên tỉnh 7 B, vị Tổng Tư Lệnh Bắc Việt đã đặt Bộ Chánh trị và Quân Ủy Trung Ương của đảng trước những việc đã rồi, và vượt quá lệnh của họ. Không có gì thành công hơn sự thành công nầy, cho nên tướng Dũng muốn đi xa hơn nữa. Ông ta hỏi lệnh Hà Nội để được tiếp tục tấn công. Ông ta đang có nhiều lợi thế. Mặc dầu cũng có một số trục trặc trong các đoàn xe, nhưng không có bài toán quan trọng nào về quân số, về lương thực, về vũ khí và đạn dược. Ông có thể chuyên chở các đơn vị nhanh hơn với các quân xa cơ hữu hoặc bằng các phương tiện chuyển vận còn nguyên vẹn tịch thu được của Miền Nam Việt Nam .

Khối kỹ thuật tổng quát ở Hà Nội đã biệt phái cho tướng Dũng 300 kỹ sư, thợ máy và các thợ chuyên môn để sửa chửa hàng trăm xe vận tải. Các chuyên viên nầy lại gặp khó khăn trong công tác sửa chửa các chiến xa hay các khẩu pháo binh đã tịch thu được . Tướng Dũng cũng đã kiểm soát được các trục lộ chính dẫn từ Cao Nguyên xuống bờ biển. Mặc dầu có sự thận trọng và có sự dè dặt từ những người có trách nhiệm ở Hà Nội sợ ông có thể bị rơi vào một cạm bẩy , tướng Tổng Tư Lệnh vẫn muốn tiến tới. Thật là quá hấp dẫn ! Các sĩ quan tham mưu của ông có nói đùa một câu mà đâm ra thành sự thật:

- " Chúng tôi không thể theo kịp các trung đoàn của mình trên bản đồ nữa !"



Ngày 19 tháng 3, ông Polgar tự hỏi không biết Thủ Tướng Khiêm có chuyển cho Tổng Thống Thiệu mấy tấm không ảnh cho thấy một sự thất bại kinh khủng trên con đường 7 B hay không ? Ông gởi một công điện về Hoa Thạnh Đốn cho ông Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA, trong đó ông giải thích và tiên đoán rằng:

-" Tình hình ở đây đang xuống một cách "thảm não" ở Vùng I cũng như ở Vùng II. Ông Thiệu sẽ mất luôn cả Huế nữa."

Trong các công điện của ông, Polgar thích tỏ ra mình là con người thấy rõ được mọi chuyện, nhìn thấy trước các biến cố, dĩ nhiên ông cố sấp xếp lại cho rõ ràng hơn. Vì ở Hoa Thạnh Đốn người ta hình như không nắm được sự thật của tình hình , nên không còn nghi ngờ gì nữa đây là một điều cần thiết "phải nói rõ":

- " Trên quan điểm địa dư, VNCH là một quốc gia được thành lập sau Hiệp Định Genève 1954, và quốc gia nầy đứng vững từ đó nhờ có được viện trợ dồi dào của Hoa Kỳ, nay quốc gia nầy sẽ không còn tồn tại nữa rồi...!!."

Ông Polgar nghĩ tới cuộc tranh luận quỷ quái của Quốc Hội ở Hoa Thạnh Đốn về viện trợ. Ông muốn trao thêm đạn cho vị Giám Đốc CIA để ông William Colby có yếu tố mà tranh đấu được qua điều trần trước các ủy ban một cách chánh thức hoặc nói chuyện riêng với các nghị sĩ hay dân biểu quan trọng một cách bán chánh thức, ông nói tiếp:

- "Sự sống còn của Miền Nam Việt Nam độc lập tùy thuộc phần lớn vào hành động của Hoa Kỳ. Mọi sự thiếu quyết tâm của Hoa Kỳ sẽ giết chết một quốc gia mà Hoa Kỳ đã từng giúp đở từ ngày quốc gia nầy thành hình (1954). Ngân khoản viện trợ là tối cần thiết."

Tại Hoa Thạnh Đốn , người ta luôn luôn vẫn không để tâm chú ý tối đa tới Việt Nam . Người ta bị vấn đề Cam Bốt ám ảnh. Các quan chuyên nghề cạo giấy thì ngã theo bản chất tự nhiên của họ, thích nhận lấy thành quả khi họ nhúng tay vào, còn nếu có gập khó khăn hay thất bại thì họ đổ lỗi lẫn nhau: chuyện đó là việc của Nhà Trắng, chuyện nầy là của Bộ Ngoại Giao, chuyện kia là do Bộ Quốc Phòng.. Ở Ngũ Giác Đài, các sĩ quan ngành Quân Sữ so sánh sự thảm bại của QLVNCH trên con đường 7 B với cuộc tháo chạy của ông Nã phá Luân trước Mạc tư Khoa vào năm 1812, hay với cuộc lui quân của Pháp năm 1940, hoặc với sự tan rã của quân đội quốc gia Trung Quốc vào năm 1949 .



Không một người nào ở Sài Gòn hay ở Hoa Thạnh Đốn biết được rằng để trả lời cho đề nghị của tướng Dũng, một quyết định căn bản được Hà Nội thông qua ngày 20 tháng 3:

- " Bộ Chánh Trị và Quân Ủy Trung Ương đều đồng ý với Tổng Tư Lệnh. Phải tiếp tục tấn công. Tướng Dũng phải tránh không cho ông Thiệu có thể tiến hành một sự co cụm hệ thống phòng thủ của ông ta, là tập trung được lực lượng trong vùng Sài Gòn và một phần của Vùng đồng bằng sông Cửu Long... Chúng ta phải thực sự chạy đua với thời gian, thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn nhanh hơn ta dự tính, "



Ông đại tá Quân Y Jean Fourré, một chuyên viên ngành giải phẩu, một người ngay thẳng và chánh trực, một người đã có 3 năm phục vụ ở Lào, vừa tới nhận bệnh viện Grall, một cơ sở quý báu nói lên sự hiện diện của Pháp ở ngay Sài Gòn . Bệnh viện Grall tự túc về ngân sách điều hành, riêng những vị bác sĩ người Pháp thì do Paris đài thọ. Ông Fourré rất ngạc nhiên khi thấy rằng cộng đồng người Pháp ở đây rất là bình tỉnh.

Ông nói chuyện với Đại tá Yves Gras, Tùy Viên Quân Sự ở Tòa Đại sứ Pháp.Ông nầy giải thích cho ông biết là:

"Việt Cộng và bộ đội Bắc Việt sẽ tập trung lại chờ lệnh. Họ có thể tiến chiếm được thử đô Sài Gòn nhưng họ sẽ không làm chuyện đó. Vậy đó, ông nên biết rằng ở Á Châu nầy người ta không biết mất thể diện đâu. Vậy đó. Hà Nội không muốn làm nhục Sài Gòn đâu. Vậy đó. Cũng có thể họ tấn công trở lại sau mùa mưa "

Đại tá Fourré tự nhủ rằng dù sao những người của sứ quán của mình cũng theo dỏi được tình hình. Đại tá Gras nầy cũng thuộc loại có tuổi của thế hệ già. Hơn nữa vị Tùy Viên quân sự nầy thuộc loại đấm đá, chắc không bao giờ có cảm nghĩ qua tiên đoán liên quan đến chánh trị và quân sự của các trung tâm tình báo ở Sài Gòn đâu - trừ những người Ba lan.



Trung tướng Tổng Thống Thiệu, với một diễn tiến quân sự có cơ tan rã của Vùng II và Vùng I, chắc phải tính tới một cuộc đấu tranh trên mặt trận chánh trị .

Ngày thứ ba 25 tháng 3, vào lúc 16 giờ rưởi, ông Thiệu họp Hội Đồng Bộ Trưởng trong phòng họp nhỏ cạnh văn phòng của ông, trên lầu 1 của Dinh Độc Lập.

Tướng Quang, cố vấn an ninh, báo cáo về tình hình chánh trị nội bộ. ông mô tả hoạt động của các đảng, và các phong trào đối lập. Vài cuộc họp ở đây vài cuộc biểu tình ở đó... Sau đó ông Nguyễn văn Hảo, Phó Thủ Tướng đặc trách về Kinh Tế trình bày về vấn đề tiếp tế, giá cả, những mặt hàng thực phẩm và săng dầu. Tổng Thống ngồi nghe và có ghi chú vài điểm.

Ông day qua phía bên trái nói với Thủ Tướng:

- "Tôi nghĩ là đã đến lúc phải cải tổ nội các của Anh đi để đối phó với tình hình. Phải là một nội các chiến tranh.(1) gồm những thành phần yêu nước thực sự, có quyết tâm và hăng say hoạt động."

Như vậy là thành phần nội các hiện tại không phải là những người như vậy sao ?

- " Tôi sẽ tuyên bố chuyện nầy ngay chiều hôm nay,. ông Thiệu nói tiếp. Phải thực hiện nhanh để làm "hỏng chân" những người khác. Chúng ta không nên để mất thì giờ..."

Tổng Thống không có một lời nhắc tới tình hình quân sự ! Có phải ông cho đó là lãnh vực của riêng ông ? Còn ông Khiêm thì không bao giờ nói ngược lại ý của ông Thiệu. Lần nầy thì khác, ông lớn tiếng nói lên những gì mà tất cả các vị Bộ Trưởng hiện diện đều nghĩ tới:

- " Trươóc hết chúng ta phải chận đứng các cuộc tấn công của cộng sản , ổn định và củng cố mặt trận, và giúp đỡ những người dân tỵ nạn."

Ông Khiêm không phải là một người nặng về tình cảm, nhưng sau khi ông nhìn thầy tận mắt những gì đã xảy ra ở Đà Nẵng, tất cả những thường dân trước bờ vực thẳm đã làm cho ông cảm động.

Ông Hảo cũng tuyên bố:

- " Thưa Tổng Thống, chẳng lẻ chúng ta cứ phải lùi hoài như vậy sao ? Phải chận đứng sự tiến quân của Bắc Việt lại chứ ? Tổng Thống nghĩ là chúng ta chận đứng họ ở khoảng nào ?

Ông Thiệu bước đến bản đồ Việt Nam treo trên tường với một cây bút chì mỡ trong tay. Ông vẻ hai vòng và một đường thẳng trên tấm plát tít trong bọc bản đồ rồi với một giọng chắc nịch ông nói:

- " Không lui nữa. Ở Vùng I, chúng ta có một cứ điểm ở đây, Đà Nẳng. Ở Vùng II, một cứ điểm khác ở chỗ nầy, Qui Nhơn. Chúng ta thiết lập một tuyến ổn định theo đường thẳng từ Đèo Cả phía Bắc của Nha Trang đến phía trên của Da Lat Các ông sẽ thấy Đà Nẵng sẽ là Stalingrad của chúng ta , Còn tốt hơn Stalingrad nữa vì rất dễ phòng thủ và tiếp tế cũng dễ."

Ông Thiệu lẫn lộn trong những so sánh của ông ta, dĩ nhiên ông quên rằng quân Đức nằm trong cứ điểm Stalingrad đã bị thất thủ.

Ông ngồi xuồng và nói tiếp:

- " Hơn nữa, tôi sẽ cho lệnh quân đội từ đây phải tử thủ tại chỗ"

Ông Thiệu có vẻ hình như rất tin vào những lời tuyên bố của ông. Ông có dùng những lời tuyên bố nầy thay cho hành động hay không ? hay những động từ của ông thay cho chiến thắng ? Với một cây viết, ông thảo ra một diễn văn hay tuyên bố ngắn rồi ông đọc nó to lên, Vốn là một giáo viên, Phó Tổng Thống Hương đề nghị sửa lại vài danh từ. Tổng Thống cho gọi Đại tá Cầm, chánh võ phòng của ông và ra lệnh gởi bản văn nầy đến tất cả các Tư Lệnh Quân Đoàn, sư đoàn và các đại tá Tỉnh Trưởng, không chậm trể

Ngay chiều hôm đó, đài phát thanh và đài truyền hình đều nói lên quyết tâm của Tổng Thống :

-" Động viên tất cả các lực lượng của đất nước; Chận đứng các cuộc tấn công của cộng sản và cứu trợ những người tỵ nạn."

Trong một tuần lể, Thủ Tướng Khiêm tham khảo và tiếp kiến khoảng 30 nhân vật, cũng giống như mọi cuộc cải tổ trong thời bình, lúc sóng lặng gió êm. Ông hành động giống như ngài Thủ Tướng của Đệ Tứ Cộng Hòa Pháp một ngày sau khi có khủng khoảng trong nội các. Phó Thủ Tướng Nguyễn lưu Viên thảo một bản tường trình đúc kết hết mọi quan điểm của những nhân vật vừa được Thủ Tướng tiếp xúc.

Ông Thiệu không tin vào dư luận quần chúng ở Miền Nam nhưng ông lắng nghe nhận xét của một số thân hào nhân sĩ.

Ông Nguyễn lưu Viên đánh bóng 4 đề mục rất cần thiết:

‘’ - phải lấy lại lòng tin của dân chúng

"- phải thực hiện một sự đoàn kết quốc gia thật rộng rãi

"- phải canh tân phương pháp làm việc của Chánh Phủ

"- phải mở rộng cửa cho hòa bình nhưng đồng thời phải củng cố quân đội để chận đứng các cuộc tấn công của cộng sản .

Có 3 khả năng hành động:

1,- thứ nhất: Nếu quân đội, vì một lý do nào đó - thiếu chiến cụ , vũ khí đạn dược, hoặc mất hết tinh thần - không thể chận đứng được cuộc tổng tấn công của cộng sản , thì VNCH phải mất về tay cộng sản Bắc Việt, và cả thế giới được đặt trước một việc đã rồi.

2.- thứ hai: Nếu cuộc tổng tán công của cộng sản Bắc Việt bị chận đứng lại, trong lúc chúng ta vẫn quá yếu về chánh trị, một Chánh Phủ Liên Hiệp thân cộng sản có thể được thành hình, thì việc cộng sản hóa Miền Nam Việt Nam chỉ còn là một vấn đề thời gian mà thôi.

3.- thứ ba: Nếu cuộc tổng tấn công của Bắc Việt bị gián đoạn, và nếu chúng ta mạnh trên phương diện chánh trị, thì có thể có một nước Việt Nam thứ ba. Đây là giải pháp ít bất lợi nhất..

Toan tính chiếm lại các tỉnh bị mất là một điều không còn thực tiển nữa . ‘’

Ở đây Phó Thủ Tướng Viên viết một câu rất lạ kỳ: ‘’ Trái lại, một câu nói như thế có thể sẽ làm cho người Mỹ kinh hoàng và đóng hẳn cánh cửa lại đối với người cộng sản ‘’

Trong tháng rồi, trên bình diện chánh trị, tình thế của ông Thiệu không có xấu lắm. Thực tế cho thấy ông hy vọng có được sự ‘’vùng lên’’ của những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Hầu hết những người không thích ông Thiệu và chế độ của ông ta vẫn không bao giờ tin người Miền Bắc và không bao giờ muốn bị cộng sản hóa. Mặc dầu đài phát thanh Hà Nội và đài MTGPMN lúc nào cũng xác nhận nhưng cho tới giờ nầy chưa từng bao giờ có một cuộc nổi dậy nào gọi là để hổ trợ cho cuộc tiến quân tổng tấn công của cộng sản Bắc Việt . Người ta bắt đầu nghe thấy những tin đồn mơ hồ về cung cách người cộng sản Miền Bắc đối xử với dân chúng ở Miền Nam khi họ chiếm được các thị trấn và làng mạc.

Những người dân tỵ nạn bỏ chạy từ Phước Long, Ban Mê Thuột và những xã bị chiếm đều nói là ‘’chung chung bộ đội Miền Bắc chưa có đối xử tệ lắm đối với người nông dân cũng như dân ở thành thị. Người ta chưa ghi nhận được những hành động cướp bóc và hảm hiếp, tuy nhiên khi người dân tiếp xúc với đại diện của MTQPMN hay CPLTCHMN thì họ được yêu cầu tìm bắt các công viên chức của VNCH đặc biệt là cảnh sát và an ninh tình báo. Có nhiều trường hợp được xác nhận rõ ràng là các người bị bắt được đem đi hành quyết. Ở đâu cũng vậy, họ kiểm kê dân chúng rất kỹ. Ở Cao Nguyên thì đồng bào Thượng bị tách ra khỏi người Việt Nam, trong công tác thanh lọc. Rồi người ta giao cho một anh Việt Cộng phải coi chừng 3 hay 5 gia đình, tùy theo quân số của Việt Cộng có đủ người hay không . Rồi người ta khuyến khích dân chúng ‘’tự phê bình’’ và ‘’phê bình’’ kẻ khác, từ đó tố cáo hăy tố khổ với nhau. Người ta dự trù những buỗi học tập để ‘’tẩy não’’ hay ‘’hướng dẫn chánh trị ‘’. Vệ sinh là mối ưu tư của người Miền Bắc , họ động viên dân chúng quét dọn từ các xã ấp đến đường phố trong thị trấn, làm như họ có nhiệm vụ phải ‘’làm sạch’’ cả tỉnh về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Có nhiều nơi họ bắt đàn ông và đàn bà phải ra sửa chửa và xây dựng lại một cái gì đó theo nguyên tắc tình nguyện, nhưng thật ra là bị bắt buộc và bị chỉ định.

Các tù binh thì phải bị thanh lọc kỹ hơn: ở chỗ nầy là binh sĩ, ở chỗ kia là hạ sĩ quan, ở chỗ khác xa hơn là sĩ quan. Đối với hàng binh sĩ không có tỉnh nào đói xử giống tỉnh nào. Họ được thả ra, bị nhốt trong các trại tạm giam, hay đưa đi từ nhóm nhỏ về Miền Bắc . Họ giữ lại các sĩ quan và các cấp chỉ huy của lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Số phận của các tù binh tùy thuộc vào ý muốn cá nhơn của cán bộ Bắc Việt hay những cán bộ của CPLTCHMN nếu họ có mặt ở đó. Cán bộ thường là người của Miền Bắc . Những người dân tỵ nạn xác nhận là cán bộ người Miền Nam thường tỏ ra mềm mõng hơn người cán bộ người miền Trung và Miền Bắc. Có nhiều cán bộ người Nam khuyên dân chúng và nhất là các công chức cấp nhỏ hãy lánh mặt đi và tìm cách đừng cho người ta biết mình . Ở Ban Mê Thuột sau chiến thắng của Bắc Việt , trên 3000 người được tập trung tại chợ. Cán bộ của CPLTCHMN đi rảo qua rảo lại, để tìm bắt được 300 công viên chức VNCH, trong đó có một số cảnh sát. Họ bị tố cáo là ‘’kẻ thù của dân tộc, đày tớ và gián điệp của Mỹ’’ . Người ta đưa hết những người nầy ra khỏi thành phố, nhiều người bị hành quyết. Mặc dầu có những trường hợp như vậy nhưng chưa thấy có ‘’cuộc tắm máu’’ quan trọng nào như người ta đồn đoán. Trong hiện tại hình như ngoài một sự trừng trị, tra khảo, nhục hình nào đó thì Hà Nội ít nhất tạm thời vẫn tự chế, chưa để lộ vẻ gì gọi là sắt máu . Sài Gòn đang khai thác tối đa những tin tức nói trên trong mục đích tuyên truyền rĩ tai về hành vi trả thù độc ác của cộng sản ở các vùng vừa bị Bắc Việt chiếm đóng.

Một số dân chúng bỏ chạy trước cuộc tấn công của cộng sản nhưng không có bao nhiêu người tình nguyện vào quân lực VNCH. Cho nên sự ‘’vùng lên’’ mà ông Thiệu chờ đón sẽ không xảy ra.



Ngày 22 tháng 3 tại Hà Nội , Thủ Tướng Phạm văn Đồng thết tiệc đãi Ngoại Giao đoàn. Đúng vào giữa bữa ăn, một tuy viên đến nói nhỏ với Đại Sứ Pháp:

- ‘’ Bây giờ Thủ Tướng muốn nói chuyện với ông.’’

Phạm văn Đồng kéo ông Philippe Richer riêng ra. Ông Thủ tướng nầy biết xử dụng nhiều trò hay lắm, từ chuyện nói về Victor Hugo hay Émile Zola đến ‘’mối tình thắm thiết’’ giữa Pháp và Việt Nam . Ông có biệt tài đi dây khéo léo lắm, như trong hiện tại ông muốn cho ông Richer một số tin tức về diễn tiến của tình hình ở Miền Nam . Cuộc nói chuyện với một cấp lãnh đạo của Miền Bắc lúc nào cũng quanh co khúc khuỷu lắm, đầy sáo ngữ. Muốn sàn lọc hết để hiểu được những điểm chánh yếu thì phải biết cách bóc cái lưỡi bằng cây của họ mới được .

Đại sứ Richer hỏi:

-‘’Ông nghĩ gì về lực lượng thứ ba ở Miền Nam ?

-‘’ Họ là bạn của mấy ông đó", Phạm văn Đồng trả lời.

Sau đó ông tuyên bố:

-‘’Bây giờ thì tình hình không thể đảo ngược được nữa rồi. Nước Pháp phải nhúng tay vào thôi. Thiệu phải ra đi mới được ".

Hoa Thạnh Đốn và Sài Gòn đã đạt được một sự nhượng bộ của Hà Nội trong cuộc thương thuyết để đi tới Hiệp Định Paris : ông Thiệu được ở lại.

Làm thế nào để diễn dịch những lời tuyên bố nầy của Phạm văn Đồng đây ? Dĩ nhiên nó có nghĩa là người Pháp phải hành động, nếu không thì sẽ quá trể cho họ. Quá trể để tìm lại mối giao hão tốt với Hà Nội .

Philippe Richer phải lập đi lập lại trong đầu những lời nói của Phạm văn Đồng mãi trong 48 tiếng đồng hồ trước khi gởi một công điện về Quai d’Orsay cho Thủ Tướng Pháp.



Mặc dầu không có đông dân bằng hai thủ đô Sài Gòn và Hà Nội hay Đà Nẵng, nhưng Huế là thành phố quyến rũ nhất nước Việt Nam sau Sài Gòn và Hà Nội . Là thủ đô của Miền Trung, nơi có một nền văn hóa cao, Huế lúc nào cũng vẫn là biểu tượng của quyền quý. Khi xưa lúc Việt Nam còn chưa bị chia cắt thì Huế là thủ đô của Việt Nam. Năm 1972, quân lực VNCH chiếm lại thị trấn nầy . Người ta chỉ thấy chết chóc và mồ mã, một hành động mà Hà Nội không bao giờ thừa nhận . Họ đổ những phương pháp và việc làm đó lên đầu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam .

Trong một đất nước bị tàn phá vì chiến tranh và vì sự canh tân, Huế vẫn giữ được vẻ đẹp duyên dáng của một đế đô cũ. Những người Việt Nam nào chưa từng nhìn thấy Huế, tưởng tượng đây là một thành phố đa tình, lúc nào cũng lấm tấm có mưa phùng. Ngay như trong mùa khô, thường có sương mù trên đỉnh Núi Ngự hay trên giòng nước lững lờ của con Sông Hương .Thành phố được xây cất quanh con sông nầy. Bên bờ phía Tây là kinh thành, một khu vuông vức có tường cao 6 thước bao quanh lăng tẩm của các nhà vua, một số đền đài lăng miếu lỗ chổ vết đạn bách kích pháo. Bờ bên trái là thành phố cổ, đầy dân tỵ nạn đang lăng xăng dọc theo các con đường bao quanh chợ, đi tìm các thuyển đò mà lúc bình thường người ta hay dùng để qua đêm.

Nhiều đoàn xe đủ loại, vận tải lớn nhỏ, xe nhà, quân xa, mô tô, xe bò, xe máy, xe đạp ... ngổn ngang trên cầu, họ thả người xuống đi bộ qua tòa hành chánh dài dài tới khu của người Âu Châu bên phía Đông. Ở khu nầy quy tụ các lãnh sự quán ngoại quốc và nhà của các nhân viên người Âu. Bây giờ thì những người ngoại quốc nầy nhất là người Mỹ, những công chức cao cấp, và những nhà quý phái trong thị trấn, từ hôm đầu tháng tới nay không còn lui tới Câu lạc Bộ Bơi Lội, các sân quần vợt và bãi biển nữa. Người dân tản cư chiếm luôn hết các bồn cỏ, lẫn lộn với một số binh sĩ mà người ta không biết đó là lính của những đội tuần tiểu hay của nhóm chạy trốn nào. Binh sĩ và dân chúng chiếm hết khu đại học.

Không có gì chắc chắn để quy trách nhiệm cho ông Thiệu về chuyện để mất tỉnh Phước Long, Ban Mê Thuột, hay thất bại thảm não trong cuộc hành quân triệt thoái khỏi Pleiku và Kontum. Nhưng chắc chán là ông phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc để mất Huế.

Còn tướng Trưỡng, sau khi gặp Tổng Thống ở Sài Gòn, ông về ngay Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 của ông ở Đà Nẵng, cách 65 cây số về phía Nam của Huế. Ngay từ lúc đó tin tức dồn dập thật là xấu. Chiến xa của cộng sản Bắc Việt đã quét hết lực lượng Địa Phương Quân ở Quảng Trị, cách Huế chỉ có 50 cây số về hướng Bắc.

Tướng Trưởng bay ngay ra Huế ngày 20 tháng 3. Ở đây ông ra lệnh cho tướng Lâm quang Thi chuẩn bị phòng thủ Huế đồng thời cũng chuẩn bị di tản về Đà Nẵng chiến cụ nặng gồm phào binh 175 ly vận hành, và các chiên xa M48. Vào hồi 13 giờ 30 ông nghe bài diễn văn của ông Thiệu :bằng mọi giá phải cố thủ Huế. Đến 19 giờ 30, khi về đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 ở Đà Nẵng tướng Trưởng lại được một công điện do đích thân Tổng Tham Mưu Trưởng Cao văn Viên ký tên : sẽ không cố thủ Huế . Nhưng mĩa mai thay ngay trong lúc đó đài phát thanh quốc gia vẫn còn tiếp tục phổ biến oang oang bài diễn văn lịch sữ của ông Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu kêu gọi cố thủ Huế. Tổng thống phủ quên không chuyển lệnh cho Giám Đốc đài phát thanh Lê vĩnh Hòa và phòng lưu trử phim ảnh.,

Nguyên văn bức công điện được mã hóa :

Khẩn

Chuyển giao tận tay

số: 20/54 H/3 -1975 T. 20/3/758.

Nơi gởi : Bộ Tổng Tham Mưu / Tổng Tham Mưu Trưởng’

Nơi nhận: Tư Lệnh Quân Đoàn 1 / Vùng I Chiến Thuật

Bản văn: số 9428 / F 341

Tham chiếu: công điện số 9.424/ Tổng Tham Mưu / F 342 hay 20/ 145 ngày 11/3/1975 của Tổng Tham Mưu

Tiếp theo công điện nói trên, Bộ Tổng Tham Mưu trân trọng gởi đến quý Tư Lệnh những chỉ thị sau đây của Tổng Thống VNCH.

Thứ nhất: Phương tiện Không Quân và Hải Quân còn khiển dụng được chỉ có thể yểm trợ cho một ( 1 ) cứ điểm mà thôi. Do vậy , ông phải hành quân (nguyên văn trong công điện là tiếng Pháp: ‘’mener’’ ) trì hoản chiến đến Đèo Hải Vân, nếu tình thế bắt buộc.

Thứ hai: Xin đáp nhận chỉ thị nầy.

Đại tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH.



Hơn thế nữa, cơ quan tình báo của Quân Lực VNCH lại phổ biến tin tức về lực lượng tham chiến của quân đội Bắc Việt ngày hôm đó. Năm trong số bảy sư đoàn trừ bị của Bắc Việt sẽ được gởi vào Miền Nam và theo tin tức của cơ quan tình báo Sài Gòn thì họ có trên 800 chiến xa với một số dự trử cho 19 sư đoàn trong đó có 14 sư đoàn bộ binh . Không còn nghi ngờ gí nữa, bây giờ thì người ta tin chắc rằng quả là một điều quá lý tưởng cho Hà Nội .

Ông Thiệu thì có cảm nghĩ rằng ông đã cho tướng Trưởng một mức độ uyển chuyển hay tùy nghi nào đó rồi trong hành động. Trong lúc tướng Trưởng quá mệt mỏi, nóng ruột, hút hết điếu thuốc nầy tới điếu khác, thì tin chắc rằng ông Thiệu không có cho lệnh gì như vậy hết. Một sự mơ hồ lẫn lộn rất tai hại, vì thiếu sự phối hợp giữa Tổng Thống Phủ, Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 1.

Ông Thiệu thì đinh ninh rằng tướng Trưởng đã nói với ông ta là không có cách nào khác hơn là phải cố thủ Huế, bởi vì con đường số 1 chạy dọc theo bờ biển giữa Huế và Đà Nẵng đã bị cắt đứt rồi. Tổng Thống đã phải cho lệnh bỏ Huế là vì thiếu sự bảo đảm của tướng Trưởng. Trong lúc đó tướng Tư Lệnh sư đoàn 1 thì lại bỏ Huế mà không báo trước cho tướng Trưởng hay tướng Viên hay Tổng Thống Thiệu biết. Hết người nầy đến người khác thi nhau đổ thừa cho những "lệnh và phản lệnh" và các phản ứng dây chuyền kế tiếp sau đó.



Đêm 23 trung tướng Lâm quang Thi đến viếng Đức Cha Nguyễn Kim Điền, tại Tòa Tổng Giám Mục Huế. Đức Tổng Giám Mục vừa từ một chủng viện ở Vatican về hai ngày trước . Không có điện, Đức Tổng Giám Mục phải tiếp tướng Thi trong phòng khách dưới ánh sáng của một ngọn nến. Họ chỉ dùng trà.

Đức Tổng Giám Mục nói ;

-‘’Tôi không lấy làm ngạc nhiên chút nào khi được biết người ta sẽ bỏ Huế. Tôi biết được từ một nguồn tin chinh xác rằng Vùng II và Vùng I Chiến Thuật sẽ được giao cho cộng sản . Miền Nam Việt Nam mới sau nầy chỉ gồm có Vùng III và Vùng IV mà thôi."

Tướng Thi có cảm tưởng rằng các nguồn tin tức chính xác đó bao gồm luôn cả từ Tòa Thánh Vatican.

Hai ngày sau đó lại đến lượt tướng Thi tiếp Đức Giám Mục Phạm ngọc Chi tại Đà Nẵng . Ông nầy đến để phản đối ý định ‘’tử thủ Đà Nẵng’’. Thật là vô ích. Vị Giám Mục nầy cũng vẫn đinh ninh rằng đã có một thỏa thuận nào đó với cộng sản rồi. Vậy tại sao lại phải đánh đấm với nhau làm gì cho những mãnh đất hay thành phố mà mình đã có thỏa hiệp là sẽ giao cho cộng sản ? Trong giới dân sự cũng như một phần trong giới quân nhân, những tin đồn chủ bại nhất như loại nói trên đã biến thành tin tức chinh xác.

Rõ rệt nhất là các vị Giám Mục coi như các quân nhân tự biến mình thành những người sát nhơn một cách vô ích khi họ cố gắng làm tròn chức năng và nhiệm vụ của mình trong quân đội.



Ngày 24 tháng 3, hồi 6 giờ, tướng Trưởng cho lệnh di tản khỏi Huế. Ông ta đang hình thành một kế hoạch hơi táo bạo.

Ở về hướng Đông của thị xã Huế có cù lao Vĩnh Lộc, một cù lao lớn dài khoản 30 cây số. Các binh sĩ thuộc Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân và sư đoàn 1 bộ binh sẽ đi xuống bờ biển, và băng qua hòn đảo nầy, bỏ lại chiến cụ nặng mà họ không thể đem lên phà hay tàu chiến được . Giữa phần đất phía Nam của hòn đảo và đất liền, công binh sẽ thiết lập một cây cầu tạm để họ có thể trở lên bờ và về Đà Nẵng . Đồng thời cây cầu nầy cũng sẽ giúp di tản binh sỉ bằng đường biển. Từ Sài Gòn đề đốc Cang đã gởi ra một số tàu hùng hậu để có thể tùy nghi chở binh sĩ hay dân chúng di tản.

Lúc đầu, mặc dù pháo binh Bắc Việt bắn dữ dội, nhưng cuộc điều động diễn tiến không xấu lắm. Các đơn vị bảo vệ đã trì hoãn được cuộc tiến quân của cộng sản . Nhưng đến ngày 25 thì giống như lúc triệt thoái khỏi Plei Ku, dân chúng lẫn lộn vào với binh sĩ . Các binh sĩ thuộc sư đoàn 1 bộ binh thì lại dắt theo gia đình của họ. Sư đoàn từ đó tan rã lần lần. Sĩ quan và binh sĩ đều biết rằng tướng Nguyễn duy Hinh đã từng nói là:

-‘’ Chúng ta sẽ bỏ Huế , chúng ta đã bị phản bội rồi!

Trên hai bờ của hòn đảo , có nhiều người đang chờ tàu đang còn đậu ở ngoài khơi. Một số khác thì tiến về phía Nam nơi mà Công Binh đang phải thiết lập một cây cầu tạm. Biển đang động. Kỷ luật trở thành Vô kỷ luật rồi biến luôn thành nổi loạn. Quá hốt hoảng, có một số binh sĩ cướp tàu, kể cả những chiếc tàu đang dùng làm chân cầu nổi. Một số khác thì tìm cách bơi vô đất liền và chết đuối vì nước biển đang lên. Các tàu đổ bộ thì đôi lúc không thể vào sát bờ được , hoặc vì người lái không biết cách điều hành, hoặc vì họ sợ pháo binh của Bắc Việt . Cũng có một số khác bị chết đuối vì họ tìm cách lội ra tàu.



Ngày 23 tháng 3, ông Thiệu nhận được một bức thơ của Tổng Thống Ford. Ngay như để nâng đở tinh thần của Tổng Thống VNCH, ông Ford cũng không bao giờ dùng điện thoại. Bức thư nầy, là bức thơ cuôi cùng, chứa đựng một sự mơ hồ kheo léo, nói chuyện chung chung đến vô nghĩa. Bức thư viêt:

-‘’ Theo quan điểm của tôi thì cuộc tổng tấn công của Hà Nội không còn gì chứng minh hùng hồn rằng đây là một sự phá hoại bằng võ lực Hiệp Định Paris..không hơn không kém.’’

Ông Ford nói rằng ông theo sát các biến cố. Người ta không chờ mong gì được ở ông chút nào hết. Ông ta muốn tuyên dương trách nhiệm của Hoa Kỳ . Nhưng bằng cách nào đây ? Ông ta sẽ thử làm tất cả để thỏa mãn ‘’nhu cầu vật chất trên chiến trường’’ . Ông Thiệu gạch đít vài hàng ở chỗ nầy, vài câu ở chỗ khác mà dưới nhãn quan của ông, một lần nữa Hoa Kỳ đã cam kết qua vị Tổng Thống của họ như :

- ‘’Quyết định của Hoa Kỳ phải nâng đở một người bạn...’’

hay : ‘’Hoa Kỳ sẽ đứng vững sau lưng VNCH trong giờ phút quyết định nầy...’’

Đối với ông Thiệu, bức thư nầy là một điềm lành đem tới cho ông. Bởi vì ông Ford nói về trách nhiệm của Hoa Kỳ, tức là mình phải nói rõ những gì mình đang cần. Ông Thiệu nhờ một trong những vị Bộ Trưởng của ông soạn một bức thư trả lời để sẽ được gởi đi ngày mai . Đó là ông Nguyễn tiến Hưng , nhà kinh tế lỗi lạc của ông.

Ông Thiệu nhắc ông Ford rằng:

" VNCH đã ký vào Hiệp Định Paris không phải vì Miền Nam Việt Nam ‘’tin tưởng một cách ngây thơ’’ vào thiện chí của kẻ thù cộng sản , mà vì VNCH đặt hết tin tưởng vào sự cam kết long trọng của Hoa Kỳ."

Hữu ý hay vô tinh, ông Thiệu dùng lại những từ ngữ của ông Nixon và của Kissinger như ‘’lời hứa chắc chắn’’, ‘’những biện pháp trả đủa nhanh chóng và quyết liệt’’. Đối với ông Thiệu, lời nói của Tổng Thống Hoa Kỳ là chủ yếu. Ông Nixon đã có tuyên hứa, đã có lời cam kết, nói lên lòng thành thật và một danh dự. Không có lúc nào mà ông Thiệu tách rời Hiệp Định Paris, một hiệp định chánh thức và công khai ra khỏi những bảo đảm riêng của ông Nixon mà ông Ford sẽ phải là người thừa kế. Sau ba tháng tổng tấn công của cộng sản Bắc Việt, đây là lần đầu tiên Tổng Thống VNCH đòi hỏi Tổng Thống Hoa Kỳ phải có quyết định. Theo ông Thiệu thì ông Ford phải ra lệnh cho ‘’một cuộc oanh tạc ngắn nhưng thật dữ dội bằng B.52 vào những điểm tập trung và những căn cứ tiếp vận của địch trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam ‘’.

Sau khi ký tên vào bức thư nầy ông Thiệu cho mời các vị Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Tổng Tham mưu Trưởng và Phụ tá an ninh của ông đến, để thông báo cho họ lúc 9 giờ 30 sáng.

Sứ quán Hoa Kỳ nhận được bức thơ của ông Thiệu vào lúc trưa. Ông Ford không trả lời trực tiếp cho ông Thiệu về bức thư nầy,



Ngày 25 tháng 3, ông Gerald Ford và ông Kissinger tiếp một phái đoàn của Sài Gòn do Đại Sứ VNCH ở Hoa Thạnh Đốn là ông Trần kim Phượng hướng dẫn. Phái đoàn đã ghi nhận được tất cả những lời tốt đẹp của ông Ford. Ông Ford sẽ làm tất cả ‘’những gì mà ông có thể làm được’’ để Quốc Hội chấp thuận một ngân khoản viện trợ bổ túc. Ông Ford sẽ gởi tướng Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ đến Sài Gòn.

Ra khỏi Nhà Trắng, các thành viên của phái đoàn VNCH đều tỏ ra bi quan . Đã có một sự kiện: đêm hôm trước , trong khuôn khổ viện trợ cho ngoại quốc nói chung, Thượng Viện đã chấp thuận một đạo luật là 3 tỷ, 700 ngàn mỹ kim, mà trên bình diện quân sự, không có VNCH, tức là Miền Nam Việt Nam coi như đã bị loại. Dù là ông Ford có thiện ý nhưng không thể chống lại quyết định của Quốc Hội được .

Tổng Thống Hoa Kỳ tìm những sự nâng đở quốc tế hay nói đúng hơn là ông ta muốn làm yên lòng các quốc gia đồng minh và quốc gia bạn. Ông viết thư cho lãnh đạo của các quốc gia ở Đông Nam Á Châu và những nơi khác. Ông viết cho ông Souvanna Phouma, Thủ Tướng Lào, cho ông Tun Razak, Thủ Tướng Mã Lai Á, cho ông Lý quang Diệu, Thủ Tướng Tân gia Ba, cho ông Suharto ở NamDương, cho ông Marcos ở Phi luật Tân, cho ông Bạch sùng Hy ở Nam Hàn, cho ông Tưởng kinh Quốc ở Đài Loan, cho ông Kukrit Pramodj ở Thái Lan, và nặng ký hơn, cho hai ông Thủ Tướng Úc Châu và Tân Tây Lan. Tất cả các thư tín đó đều dựa trên một mẫu chung, không có tính cách cá nhân. Trong thư, Tổng Thống Ford cam đoan với các vị lãnh đạo nói trên là:

-‘’ Vì Bắc Việt công khai xâm chiếm Miền Nam Việt Nam .... nên Hoa Kỳ vẫn phải quyết định cung cấp cho Miền Nam Việt Nam chiến cụ, dụng cụ (nguyên văn :the tools) mà VNCH đang cần để chống lại cuộc xăm lăng đó’’

Danh từ ‘’dụng cụ’’ (tools) rất mơ hồ tối nghĩa hay là một vụng về cố ý ? Nó ám chỉ ngân khoản, vũ khí hay đạn dược ? Ông Ford không hề nghĩ tới các cuộc oanh tạc của B.52 như ông Thiệu. Ở Hoa Kỳ rất hiếm có những người đòi hỏi một cuộc tái oanh tạc như tướng Westmoreland, cựu Chỉ Huy Trưởng quân lục Hoa Kỳ tham chiến ở Miền Nam Việt Nam.

Trong thư gởi cho các bạn đồng viện ở Quốc Hội, ông Ford thông báo là tướng Frederic Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ sẽ đến Sài Gòn.

Đối với những người mà vấn đề an ninh tùy thuộc vào Hoa Thạnh Đốn, ông Ford cam kết ‘’một cách phân minh’’ rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng những điều mà họ đã cam kết. Hoa Kỳ sẽ vẫn trung thành với truyền thống và những bổn phận của mình đối với các đồng minh và bạn bè. Cái lối hành văn trịnh trọng nầy không gây cảm xúc được ai trong số những người nhận được thư của ông ta, nhất là Thủ tướng Thái Lan, ở tuyến đầu, đang theo dõi và rất am tường tình hình diễn tiến ở khắp Đông Dương.

Những chánh trị gia và những người dính líu vào con đường chánh trị của Hoa Kỳ như Tổng Thống chẳng hạn, thường nhắc tới vấn đề ‘’khả tín’’ của Hoa Kỳ , thiện chí của một siêu cuờng: là phải tôn trọng những gì họ đã cam kết trong khuôn khổ của các đồng minh của mình. Trong vùng Đông Nam Á, rất nhiều quốc gia coi vấn đề Việt Nam như một bài học trắc nghiệm. Rồi họ cũng sẽ thấy thôi !

Trong số các quốc gia đã ký vào Hiệp Định Paris có nước Trung Hoa cộng sản. Để tăng trọng lực và bổ túc cho bức thư của Tổng Thống Ford, ông Kissinger cũng có một công hàm tương tự để phản đối với Bắc Kinh và Mạc tư Khoa, gởi cho Thứ Trưởng Ngoại Giao họ Hứa của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và cho cả ông Gromyko của Liên Bang Xô Viêt:.

"Kính thưa Ngài Tổng trưởng Ngoại Giao,

Tôi viết thư nầy để thông báo cho Ngài rằng chúng tôi hết sức quan tâm và bối rối vì những hoạt động quân sự gần đây của chánh quyền Bắc Việt . Sự hoàn toàn thiếu tự chế của họ chỉ có thể cho thấy một quyết định cứng rắn của họ:đó là họ quá coi thường Hiệp Định Paris về Việt Nam "

Ông Kissinger không bao giờ tin rằng Hà Nội có biểu lộ một sự tự chế nào, chẳng những thế mà họ còn đã vượt qua khỏi lằn ranh của sự khoan dung nữa. Bây giờ ông Kissinger mới khẳng định ràng chánh quyền Bắc Việt đang lao mình vào một hành động quân sự với một quy mô rộng lớn. Ngay những danh từ mà ông dùng trong thư của ông đã cho thấy rõ ý nghĩ của ông là cuộc tổng tấn công của Bắc Việt không phải bắt đầu từ Phước Long mà từ Ban Mê Thuột :

- " Bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 1975, lực lượng quân sự Bắc Việt ở Miền Nam Việt Nam đã mở những cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự , các thị trấn quận lỵ và tỉnh lỵ. "

Sau khi ông trở về đến Hoa Thạnh Đốn , ông Kissinger hay những người đã viết ra dự thảo của những bức thư nầy đã xem kỹ tất cả những báo cáo và phúc trình về tin tức của các cơ quan tình báo. Ông Kissingerdlại còn thêm :

- "Bắc Việt cũng đã cho 3 sư đoàn quân trừ bị vượt qua vùng phi quân sự.. "

Ông Tổng trưỏng ngoại giao Hoa Kỳ đã viết cho những vị Tổng trưởng ngoại giao Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết rằng:

đây là một "hành động leo thang quân sự" mà theo tin tức của các các cơ quan tình báo của chúng tôi thì Bắc Việt đã quyết tâm tiếp tục các hành động xâm lăng và tiến hành các cuộc tấn công vào cố đô Huế (ông Kissinger có lý) và trong tỉnh Tây Ninh gần Sài Gòn (ông Kissinger lộn rồi). "

Sáu ngày trước đó, Bắc Việt đã có những cuộc hành quân loại "dương Đông kích Tây" trong vùng Tây Ninh. Ông Kissinger đặt ông Tổng trưởng ngoại giao Trung Quốc trước trách nhiệm của ông nầy:

- " Những cuộc tấn công gần đây của Bắc Việt được sự yểm trợ của các chiến xa và vũ khí chống chiến xa do các thế lực ngoại quốc cung cấp , mà một trong các thế lực nầy có tham vọng bá quyền ở Á Châu (nhắm vào Liên Xô) nhằm phá bỏ hoàn toàn Hiệp Định Paris mà ông đã ký... Các diễn tiến đó làm cho cuộc chiến ở Đông Dương biến trở lại thành một bài toán quốc tế trọng đại ".

Ông còn nhấn mạnh :

"Các cuộc tấn công nầy đã được tiến hành sau cuộc viếng thăm Hà Nội gần đây của một phái doàn quân sự Trung Quốc."... Nhiều câu hỏi rất nghiêm trọng được đặt ra liên quan đến thiện chí của các thế lực ngoại quốc đó trong việc thúc đẩy chánh quyền Hà Nội đến một sự tự chế... người ta phải khuyên can Bắc Việt để họ đừng leo thang thêm nữa và trở về với cuộc ngưng bắn .."

Ông Kissinger đã thiết lập nhiều mối giao hảo với Bắc Kinh. Khi ông ký thư nầy, có bao giờ ông ta nghĩ tới khả năng mà Trung Quốc có thể kềm hảm được Hà Nội trong giai đoạn nầy hay không ? Mạc tư Khoa đã cung cấp vũ khí nặng cho Bắc Việt như chiến xa, pháo binh và một lực lượng phòng không đáng sợ. Trong nhiều năm Bắc Kinh cũng đã cung cấp cho Bắc Việt vũ khí cho bộ binh , súng AK.47, lựu đạn, súng liên thanh, bách kích pháo và các quân xa (không bọc sắt) và những dụng cụ thay thế. Trung Quốc cũng giúp Hà Nội sống còn khi họ tiếp tế cho Bắc Việt gạo thóc, vải sồ và tất cả các thứ cần dùng khác, thượng vàng hạ cám, liên quan tới sinh hoạt của đời sống hằng ngày như chén bát, kim chỉ, đèn bấm, bóng đèn v.v......

Theo ông Kissinger,khi ông đặt vấn đề Việt Nam với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh thì là họ cũng đã "nêu lên một vài ba điều có lợi cho Hà Nội" , nhưng đó hoàn toàn chỉ là một hình thức nghi lễ mà thôi. Nội dung các cuộc nói chuyện của ông Kissinger với Trung Hoa cộng sản luôn luôn nằm trong khuôn khổ 4 nước Đông Dương: hai nước Việt Nam , một Cam Bốt và một Lào. Đối với Bắc Kinh , Hoa Kỳ không bao giờ chấp nhận một sự chiến bại ở Việt Nam. Một siêu cường phải hành động như một siêu cường. Một nước Việt Nam thống nhất không có lợi lộc gì cho cộng sản Trung Quốc hết. Sự chống đối giữa Trung Hoa và Việt Nam đã có hàng thế kỷ, và những mâu thuẩn giữa các lý thuyết gia của Hà Nội và Bắc Kinh càng ngày càng sâu rộng. Mao đã từng chủ trương đối đầu lúc trước . Nhưng theo phân tách của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ thì người "lãnh đạo vĩ đại" hình như đã thay đổi quan diểm vào những năm của thập niên 60. Vã lại ảnh hưởng và thế lực của ông đã xuống. Người ta đã không thấy ông ở đại hội đảng mấy tuần trước vào tháng giêng 1975. Người Trung Hoa đã có nhận xét là cộng sản Việt Nam mặc dầu lúc nào cũng khoa trương về các cuộc "nổi dậy của nhân dân " , nhưng vẫn áp dụng một chiến lược quân sự quy ước theo Liên Xô. Cuối cùng thì đối với Bắc Kinh chiến cuộc ở Việt Nam càng kéo dài thì càng giúp cho Liên Xô có một thế đứng quan trọng trong vùng. Tất nhiên những người cộng sản Trung Hoa nầy có thiện cảm phần nào nghiêng về CPLTCHMN và Khmer Đỏ mà họ nghĩ đó là lực lượng đối trọng cấn thiết của họ ở Hà Nội . Nói tóm lại, để giữ được hình ảnh cách mạng ở thế giới thứ ba, người Trung Hoa hổ trợ các đồng chí Việt Nam chỉ bằng lời nói, nhưng không muốn thấy họ đặt chân lên Sài Gòn . Người dân Trung Quốc rất thương Việt Nam mà họ chỉ muốn giữ hai nước Việt Nam riêng biệt.

Vào tháng 8 năm 1974, Trung Quốc tạo ra biến cố ở đảo Hoàng Sa với mục đích đi vào một cuộc thương lượng trực tiếp với Sài Gòn . Nhưng ông Thiệu không nắm được cơ hội mà Bắc Kinh đã trao cho ông vì một phần ông quá cảnh giác về ý định bất chánh của Bắc Kinh , một phần vì sợ Hoa Kỳ . Và ông Thiệu tiếp tục tin là thế giới cộng sản vẫn là một khối đoàn kết với nhau.

Rất thận trọng, Bắc Kinh đã thử tìm cách bắt liên lạc với ông Thiệu. Qua trung gian của các người Tàu quốc gia thường qua lại giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, cộng sản Trung Hoa đã tiếp xúc được với anh ông Thiệu lúc đó là Đại Sứ VNCH ở Đài Loan. Tại Hồng Kông, tháng 4 năm 1974, một sĩ quan thuộc Trung Ương Tình Báo của Miền Nam Việt Nam đã tiếp xúc với ông Jim Eckes, một người có trách nhiệm trong một hảng Hàng Không tư nhân ở Sài Gòn . Vị sĩ quan nầy được một công điện của một trong những nhân vật cộng sản của Hồng Kông. Ông Eckes biết rõ những người thân cậncủa ông Thiệu. Ngay như ông Vương văn Bắc, Tổng trưởng Ngoại giao cũng đã có giúp cho đường dây liên lạc thư tín loại nầy. Một người bạn của ông, cũng vẫn vào cuôi năm 1974, dân biểu thuộc đảng Bảo Thủ Anh Quốc, đã mở đường cho ông Thứ Trưởng ở Bắc Kinh . Cộng sản Trung Quốc đặt niềm hy vọng vào CPCHMNVN, nhưng không để lộ ý mình khi phải làm áp lực với Hà Nội.

Ông Thiệu không bao giờ muốn nói chuyện với Bắc Kinh dù là trong vòng bí mật vì người Trung Quốc là cộng sản , cái CPLTCHMN chỉ là một công cụ của họ, và hơn thế nữa ông Thiệu lúc nào cũng sợ những đòn sấm sét của người Mỹ, một sự lo sợ chắc chắn là hão huyền !

Đối với ông Kissinger thì người Trung Hoa coi vấn đề giao dịch với Hoa Thạnh Đốn quan trọng hơn là sự liên lạc với Hà Nội . Nhưng họ bị kẹt với hình ảnh ý thức hệ của họ và không thể chối bỏ Miền Bắc Việt Nam hay nói đúng hơn là "chưa có thể" được .

Tại Hoa Thạnh Đốn người ta dư biết là có những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội . Bắc Việt luôn luôn phàn nàn về sự chậm trể trong dịch vụ giao hàng từ Trung Quốc. Vào cuối năm 1974 và đầu năm 75, người Trung Hoa không có cắt lương thực và đạn dược, nhưng các chuyến tàu hỏa của họ tới quá trể . Nhân công làm reo ? hay vô tổ chức trong bộ máy hành chánh ? Hay chỉ là môt cách để nói lên sự không thuận thảo giưã Bắc Kinh với Mạc Tư Khoa hay với Hà Nội ? Hay chỉ là tin vịt ? Dù gì đi nữa thì ông Kissinger thấy có bổn phận phải phản đối với Bắc Kinh cũng như đối với Mạc Tư Khoa .

Thơ của ông gởi cho Ngoại Truởng Gromyko mở đầu bằng một câu rất nghiêm khắc:

- "Tôi viết thư cho Ngài để "thành thật" bày tỏ sự lo âu sâu xa của tôi"

Đối với người Sô Viết khi họ nói với nhau mà dùng danh từ "thành thật" thì có nghĩa là có một mối bất hòa sâu đậm. Họ sẽ hiểu ngay. Bức thư cho Liên Xô nầy chứa đựng một sự buộc tội rất nặng nề:

- " Vì các cuộc tấn công nầy được tiến hành ngay sau cuộc viếng thăm Hà Nội của Thứ Trưởng Feryubin (vị Thứ Trưởng của Ngài đó ông Gromyko ạ !) nên người ta không thể không đặt giả thuyết là Liên Bang Xô Viết đã ý thức được- và đã chuẩn thuận- những quyết định của Hà Nội . Do đó Chánh Phủ của ông phải chấp nhận một phần lớn trách nhiệm về những gì đang xảy ra ngay lúc nầy ở Miền Nam Việt Nam . Và cũng như về những hệ lụy rộng lớn hơn về sau. "

Vào tháng 3 năm 1975, ông Kissinger tin tưởng Bắc Kinh hơn Mạc Tư Khoa.

Hai năm về trước, tháng 3 năm 1973, Đại sứ Liên Xô tại Hoa Thạnh Đốn, ông Anatol Dobrynine có bảo đảm với ông Kissinger -một sự bảo đảm có giá trị- rằng Liên Xô đã ngưng gởi vũ khí cho Hà Nội từ sau khi Hiệp Định Paris được ký kêt. Ông Dubrynine xác nhận hay khẳng định rằng các món hàng cung cấp của Liên Xô đang đến Việt Nam có thể là những món đã bị chậm trể trong quá trình chuyển tiếp ở Trung Quốc.

Trong bức thư gởi cho ông Gromyko, ông Kissinger đã nói đến "trách nhiệm đặc biệt mà hai quốc gia chúng ta là phải làm tất cả để kềm hảm những sự tranh chấp hay những tình hình nào có thể gây ra thêm sự căng thẳng trên thế giới." Dĩ nhiên ông cũng đòi hỏi ông Gromyko phải khuyên Bắc Việt nên cho ngưng ngay tất cả các cuộc tấn công.

Quyền lợi của Liên Xô vào tháng 3 năm 1975 khác hẳn với tháng 3 năm 1973. Ngày hôm qua Liên Xô gặp phải một vị Tổng Thống mạnh và có quyết tâm là ông Nixon. Hôm nay là ông Gerald Ford, một Tổng Thống đang bị Quốc Hội và dư luận quần chúng Hoa Kỳ cầm cương . Từ sau ngày ông Nixon phải ra đi, thì mối giao hão giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trở nên khác hẳn. Với chủ trương hòa hoản của mình, ông Kissinger bị Thượng Viện Hoa Kỳ kềm chế, từ chối không chấp thuận cho Liên Xô quy chế tối huệ quốc trong lãnh vực thương mại, và không ngừng thúc giục phải cho một số lớn người Do Thái được phép rời khỏi Liên Xô. Vào lúc nầy , hòa hoản không mang lại vừa lòng nào lớn lao cho lãnh đạo Liên Xô. Ở Trung Đông dù ông Kissinger có thất bại nhưng Liên Xô vẫn thấy mình lần lần cũng bị hất ra ngoài. Hoa Thạnh Đốn có nói gì đi nữa thì họ vẫn biết là Hoa Kỳ không còn hậu thuẩn cho ông Thiệu nữa. Trong năm 75 nầy Liên Xô đã sẳn sàng để nhận lấy phần lợi tức đầu tư của họ ở Việt Nam , đặc biệt trên lãnh vực chiến lược của hải quân. Họ có mắt để nhìn về căn cứ và những cơ sở của hải cảng Cam Ranh.



Tất cả đường lối chánh trị của ông Kissinger về Việt Nam hình như bị hậu quả của vụ Watergate. Nếu ông Nixon còn ở trong chánh quyền thì ông không bao giờ chấp nhận cuộc tấn công của cộng sản Bắc Việt vào tỉnh Phước Long hay vào Ban Mê Thuột . Ông ta, phải , chính ông ta sẽ gởi oanh tạc cơ B.52 môt cách hợp pháp hay bất hợp pháp. Liên Xô cũng vẫn có quyền lợi khi cuộc xung đột được giãm bớt.

Đã quá trể để hy vọng rằng lãnh đạo Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa có ý định ngưng, hay có thể hãm các cuộc tổng tấn công của Bắc Việt lại. Hơn nữa ông Kissinger nghi ngờ Hà Nội có đủ khả năng cưỡng lại áp lực của hai đàn anh lớn của mình.

Ngày 25 tháng 3, ông Tổng Trưởng Ngoại Giao cũng kêu gọi thẳng Hà Nội trong một "công điện cho ông cố vấn đặc biệt Lê đức Thọ", người đối thủ già trong cuộc thương thuyết ở Paris năm nào. Bức thư rất ngắn:

- " Thưa Ngài Cố vấn đặc biệt,

Các cuộc tấn công của lực lượng quân sự của ông đã làm cho tôi khó chịu và tức giận. Quả là một cuộc xâm lăng thuộc loại quá rõ ràng. Nó nói lên một sự xé bỏ Hiệp Định Paris bằng vũ lực. Nếu ông còn tiếp tục, nếu ông còn mở rộng các cuộc tấn công đó ra thêm nữa thì đó là ông ngăn cản mọi thảo luận nhằm thi hành các điều khoản chánh trị của Hiệp Định Paris . Từ việc nầy và những hậu quả sẽ diễn ra sau đó, ông sẽ hoàn toàn lấy hết trách nhiệm."

Và ông Kissinger kết luận :

- " Ông không nên coi thường phản ứng của Hoa Kỳ cũng như hậu quả của những hành động của ông ở đây và trên toàn thế giới."

Sự đe dọa, những lời ám chỉ cần thiết và mơ hồ về một "phản ứng bất thần của Hoa Kỳ " hình như là một trò chơi quá nghèo nàn. Lãnh đạo đảng ở Hà Nội còn có hơn 2 tháng nữa để cân nhắc những điều có lợi và những nguy cơ của việc tiêp tục tiến quân trong cuộc tổng tấn công. Qua những nhà ngoại giao của khối "dân chủ nhân dân" (cộng sản) đang ở Hoa Thạnh Đốn, và hơn thế nữa chỉ cần đọc qua các báo Mỹ được gởi tới Hà Nội ... thì Bắc Việt cũng biết quá rõ là Hoa Kỳ không có một can thiệp quân sự nào nữa hết. Họ hoàn toàn tin chắc như thế cũng như họ đã không hề bị Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh chánh thức phản đối họ vậy.

Khi ông Lê đức Thọ nhận được bức công điện của ông Kissinger thì ông ta đang sẵn sàng để lên đường đi vào chiến trường Miền Nam Việt Nam . Ông Lê đức Thọ là người đã được giải Nobel về "hòa bình ", là tác giả chính và kỹ sư tạo dựng ra "Hiệp Định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam" (tên chánh thức của Hiệp Định Paris - cũng do ông Thọ đặt ra), nhưng mỉa mai thay hiện ông đang đích thân đi giám sát và đôn đốc sao cho cuộc chiến phải được tiếp tục cho đến khi đạt được chiến thắng cuối cùng (hay hòa bình kiểu cộng sản cho nước Việt Nam) !!!



Ngày 25 tháng 3 tại Hà Nội : Chánh trị Bộ cộng sản cho ra một bản tuyên bố quan trọng:

- " Cuộc tổng tấn công của chúng ta đã bắt đầu với chiến dịch tại Vùng Cao Nguyên. Thời điểm chiến lược chờ đợi đã đến. Tất cả mọi điều kiện đều được tập trung đầy đủ để thực hiện quyết tâm của chúng ta sớm hơn dự tính nhằm giải phóng Miền Nam, Bộ Chánh trị đã có chỉ thị phải thực hiện trong một thời gian ngắn nhất, một sự tập trung quân số, vũ khí và chiến cụ để giải phòng Sài Gòn trước mùa mưa"

Tổ chức Quân Chánh đã sẳn sàng tại chỗ . Lê đức Thọ và tướng Văn tiến Dũng sẽ chỉ huy tổng quát toàn bộ chiến dịch. Phạm Hùng bí thư đảng ở Miền Nam và tướng Trần văn Trà chỉ huy các cuộc tấn công chiếm Sài Gòn. Tất cà các sư đoàn trừ bị của Bắc Việt được điều động vào hết cho cuộc tổng tấn công nầy.

Trước khi rời khỏi Hà Nội, Lê đức Thọ đã có nhiều cuộc nói chuyện với Lê Duẫn. Ông ta rời Hà Nội bằng phi cơ ngày 28 tháng 3. Trong đêm "du lịch" đầu tiên, ông làm một bài thơ tặng Lê Duẫn :

Lời anh khuyên : "chiến thắng mới trở về"

Nói gì đây? Đôi lúc không mạnh miệng

Qua lời anh, như nghe lời đất nước

Đường ra trận, có tin vui dồn dập

Vọng đâu đây, hò reo mừng chiến thắng

Giục đi nhanh, để kịp tới đúng giờ

Giờ thuận lợi đến rồi, ngay trước cửa ! (1)



Tại Hà Nội, người ta đặt hết hy vọng vào anh bộ đội, còn ở Hoa Thạnh Đốn thì người ta đi tìm một con đường chánh trị và người ta đang lo tán tỉnh Quốc Hội trong lúc các nghị sĩ và dân biểu đang bận rộn lo đi nghĩ hè 10 ngày , kể từ ngày 27 tháng 3.

Con đường chánh trị tối om, ông Kissinger lại tìm cách xuất hiện trước dân chúng trong một cuộc họp báo:

- " Chúng ta không nên đánh sập, tiêu diệt đồng minh của chúng ta . Chuyện đó sẽ tạo ra nhiêu hậu quả rất trầm trọng trên khắp thế giới"

Chuyện đó sẽ chớ không phải chuyện đó đã . Có gì lẫn lộn không ? Đối với ông Kissinger thì trò chơi đã kết thúc rôi ! Nhưng với ông Ford, ông ta vẫn còn tiêp tục xin Quốc Hội một ngân khoản viện trợ bổ túc và tuyên bố là Chánh Phủ sẽ sẳn sàng chấp nhận một kế hoạch 3 năm cho Cam Bốt và Việt Nam . Không thể hơn được .Một nhà báo hỏi ông Ford phải chăng ông đang mua thời gian. Ông Kissinger trả lời cộc lốc:

- " Có nhiều bài toán không có thời hạn để giải quyết... Tình hình tùy thuộc vào hành động của Bắc Việt "

Ông lại nói thêm :

- " Từ tháng 5 /1974, VNCH chỉ có nhận được đạn dược và xăng dầu, gần như không có một cơ phận thay thế nào, và không có một chiến cụ tối tân nào. Trong hoàn cảnh đó, tinh thần quân đội xuống thấp là điều không thể tránh khỏi, và những hậu quả mà chúng ta thấy được hôm nay không có chi lạ hêt.

Nhà Trắng có phiên họp, có sự hiện diện của ông Kissinger, của tướng Brent Scowcroft, tướngTham Mưu Trưởng Lục Quân Frederic Weyand và Đại sứ Graham Martin. Ông Martin được lệnh phải về lại ngay Hoa Thạnh Đốn . Có một người có tầm cở, vắng mặt. đó là ông James Schlesinger, Tổng trưởng Quốc Phòng. Một người dự thính bất thần: David Kennerly, 28 tuổi,nhiếp ảnh gia đặc biệt của Tổng Thống Ford, được lệnh của ông Ford ở lại luôn trong phòng họp.

Cuối cùng rồi người ta mới ý thức được tình hình tối nghiêm trọng trên toàn cõi Đông Dương. Tuy vậy, ông Martin vẫn còn khuyên nên có một mức độ khả tín nào đó đối với mọi tin tức từ Sài Gòn gởi tới.. Người ta sổ hai gạch tréo lên Cam Bốt. Một trong những công điện cuối cùng của ông Wolfgang Lehmann cho thấy thật là bi quan. Nhân vật số hai của sứ quán Mỹ ở Sài Gòn không có đòi hỏi một cuộc không trợ của Hoa Kỳ vì ông thừa biết là ông Ford không thể cho phép được .Ông đề nghị một "mẹo", một "mánh khóe" (nguyên văn danh từ tác giả dùng là gimmick, tiếng Mỹ): quảng bá tối đa số phận của những người tỵ nạn Việt Nam, để cảm hóa dư luận dân chúng Mỹ, và do đó ảnh hưởng đến các nghị sĩ và dân biểu Quốc Hội . Không ai trả lời gì cho ông ta hết.

Về những người tỵ nạn, người ta sẽ gởi tàu thuyền đến gần bờ biển Việt Nam , ngoài khơi trong vùng Đà Nẵng, với những chỉ thị rõ rệt: Các tàu thuyền sẽ phải ở cách bờ biển Việt Nam 3 gút, để tránh giao tranh với Bắc Việt và để tôn trọng luật lệ quốc tế.

Tướng Weyand sẽ đi Sài Gòn với 2 nhiệm vụ: thảo một phúc trình về tinh hình

quân sự , và nói với Tổng Thống Thiệu rằng Chánh Phủ Hoa Kỳ sẽ hậu thuẩn Việt Nam Cộng Hòa được chừng nào hay chừng nấy nhưng người Mỹ không chiến đấu ở Việt Nam nữa, cả trên bộ , trên không và trên biển.

Vào cuối phiên họp, nhiếp ảnh gia Kennerly xin Tổng Thống cho phép anh tháp tùng tướng Weyand. Ông Ford chấp thuận ngay vì ông vẫn xem Kennerly như con của ông vậy. Kennerly tươi cười nói với ông Graham Martin :

- " Tôi rất vui mà được biết ông cũng cùng đi . Khi mọi việc kết thúc một cách tệ hại, thì ông Phil Habib có thể chỉ mặt thủ phạm- người đó là ông !

Ông Martin không thấy câu nói đùa đó thật là kỳ quặc !



Hà Nội không quên mặt trận ngoại giao. Họ xử dụng mặt trận nầy để đánh lạc hướng dư luận và để quấy rối kẻ địch nhất là người Mỹ. Họ có một hệ thống rất hữu hiệu để tấn công về ngoại giao ở Ba Lê, nơi diễn ra, trên lý thuyết, những cuộc đàm phán chánh trị giữa "các Bên ở Miền Nam Việt Nam " từ năm 1973, chính xác hơn là ở La Celle- Saint-Cloud. Trên nguyên tắc người ta phải tìm ra một giải pháp chánh trị khả dĩ áp dụng được cho Miền Nam Việt Nam sau ngày ngưng bắn.(1/1973)

Ông Đinh bá Thi, tạm thời đang cầm đầu phái đoàn của CPLTCHMN ở Ba Lê, mở một cuộc họp báo, có đủ mặt các nhà báo Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Việt Nam . Trước hết, người thông dịch viên của ông Thi đọc một bản tuyên bố thật dài:

- "Những cuộc hành quân của chúng tôi (cộng sản) ở Việt Nam là những hoạt động nhằm chống lại một cách hợp pháp và chánh đáng những vi phạm Hiệp Định Paris của Miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ "

Trước kia, Hà Nội và CPLTCHMN chối không công nhận là họ có hành động tấn công. Bây giờ thì họ lại chứng minh cho hành động tấn công đó của họ:

- " CPLTCHMN đòi hỏi "ông Nguyễn văn Thiệu và những người của ông ta" phải ra đi. Và họ lập lại sự đòi hỏi mới nhất mà Thủ tướng Bắc Việt đã nói riêng với Đại sứ Pháp Philippe Richer ở Hà Nội . CPLTCHMN chỉ sẳn sàng mở những cuộc bàn thảo về tương lai của Miền Nam Việt Nam với một " nền Hành Pháp mới, được thành lập ở Sài Gòn ", (họ lãi nhải tiếp) một nền hành pháp sẽ "giúp đỡ cho hòa bình, độc lập, dân chủ và hòa hợp quốc gia".

Người của CPLTCHMN ở Ba Lê thi hành chỉ thị do "chi bộ đặc biệt" ban hành. Chi bộ nầy được thành lập ở Hà Nội ngày 15 tháng 3 và đặc trách về "mặt trận ngoại giao", gồm có Thứ Trưởng ngoại giao Nguyễn cơ Thạch, Phan Hiền Giám Đốc Báo Chí của Bộ Ngoại giao, Mai văn Bộ, cựu đại sứ Bắc Việt ở Ba Lê,và đại tá Hà văn Lâu, bạn của Thủ Tướng Phạm văn Đồng, một người từ lâu rồi được coi như một nhà ngoại giao hơn là một quân nhân. Ông đại tá nầy là nhân vật số 2 của công an mật vụ, thường được Bộ Chánh trị giao cho nhiều nhiệm vụ khó khăn. Liên lạc thẳng với Bộ Chánh trị, chi bộ đặc biệt nầy phải lợi dụng "tất cà các mâu thuẩn của địch" và chuồi cho đối thủ một cảm tưởng như là có một sự khác biệt hay bất đồng nho nhỏ giữa các vị trí của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (Bắc Việt) và CPLTCHMN.

Sau khi đọc xong bản tuyên bố, người của CPLTCHMN ở Ba Lê tuyên bố anh ta sẵn sàng trả lời những câu hỏi. Người ta đặt một câu hỏi về sự hiện diện của các sư đoàn Bắc Việt tại Miền Nam Việt Nam . Người ta có thể nói là anh ta dùng một luận điệu cũ rích:

- " Đó là những "báo cáo sai sự thật và cố ý vu khống"

Anh ta lại nói thêm rằng:

- " Hơn nữa Hiệp Định Paris "từ chối sự hiện diện của các loại đơn vị đó."

Lại đúng là Hiệp định, đừng nói tới nó nữa!... anh ta đâu có chối cải gì đâu !.

Người ta hối thúc Đinh bá Thi về một giải pháp chánh trị . Không biết ông ta hiểu thế nào là "người của ông Thiệu" ? Phải chăng đó là ông Thiệu và những người thân cận của ông ta ? Hay là tất cả Chánh Phủ của ông ta ? Ông Thi để lộ cho biết là họ cũng chấp nhận một số người của Miền Nam Việt Nam . Người của ông Thiệu chỉ là "một số ít". Sau đó ông tai khen ngợi lực lượng thứ ba. Trong mọi dàn xếp lực lượng nầy sẽ có một chỗ đứng, có một vai trò nào đó.. Ngay trong buổi họp báo, có một người của lực lượng thứ ba nầy phân phối một bản tuyên ngôn kêu gọi nên kết cuộc chiến bằng một giải pháp chánh trị .

Sau cuộc họp báo, các nhân viên ngoại giao Bắc Việt và đại diện của CPLTCHMN và các phóng viên thuộc thông tấn xã Bắc Việt phân phối những bản chú thích. Vâng, Hà Nội và CPLTCHMN muốn đi tới một giải pháp chánh trị . Cuộc tổng tấn công trong hiện tại ư ? Chỉ là một phương tiện để đạt tới những cuộc thương lượng trong chìu hướng đó mà thôi !! Đại diện của CPLTCHMN , mà Đinh bá Thi là người đầu tiên, lúc tiết lộ tâm tình, có nới nhỏ là họ còn mong muốn nhanh chóng đi đến một giải pháp chánh trị còn hơn Hà Nội nữa. Đúng là công thức của người cộng sản Việt Nam "vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh" hay "đánh đánh đàm đàm" đã được thay thế bàng "đánh đánh mà không đàm đàm" nhưng vẫn cho người ta có cảm tưởng rằng họ muốn đàm"

Trong tay của người cộng sản Việt Nam , ngoại giao chỉ là một phương tiện để kéo dài chiến tranh, dĩ nhiên phối hợp với những phương tiện khác nữa. Báo chí chỉ là một trong những phương tiện khác đó.

Giữa Clausewitz, Lénine và cộng sản Việt Nam, ai đắc ý hơn ai ?



Trưa ngày 26 tháng 3 trong hầm trú ẩn của Bộ Tư Lệnh chiến dịch , tướng Văn tiến Dũng duyệt lại kế hoạch của ông ta. Trước khi mở cuộc tấn công vào Sài Gòn, ông muốn Hà Nội cho ông ta một thời gian để thanh toán tất cả mọi ổ kháng cự trong Vùng I Chiến Thuật. Tổng tư Lệnh quân Bắc Việt không muốn để lại sau lưng mình dọc theo bờ biển bất cứ một cứ điểm phòng ngự nào.

Ngày hôm đó, ông ta được người ta xác nhận là Huế đã được "giải phóng" (danh từ cộng sản). Tất cả mọi kháng cự đều bị bẻ gảy. Tướng Dũng đốt một điêu thuốc lá, tự nhũ: " Mình đã bỏ thuốc từ lâu rôi, nhưng cứ mỗi lần có một bài toán nào khó khăn được giải quyết, hay đạt được một chiến thắng nào, cứ mỗi lần có một sự thành công nào gở bớt gánh nặng cho mình, thì mình phải hút một điếu.."



Ngày 26 tháng 3, tại Nha Trang, tướng Phú đỡ mệt rồi nên mới có một tường trình về Vùng II Chiến Thuật. Ông đã không nhìn thẳng vào thực tế chút nào! Ông nói:

- "Binh sĩ của Vùng II Chiến Thuật đã hoàn toàn phá tan danh tiếng của 2 sư đoàn Bắc Việt . "

Lẽ ra ông định muốn nói đã đánh tan 2 sư đoàn đó . Tướng Phú trì hoản sự thất bại của ông qua những câu nói đầy nghi thức của mấy ông tướng thất trận như "điều quân" hay "chận đường tiến quân của lực lượng ..... v.v..."

Căn cứ trên những tin tức từ tướng Phú, đài phát thanh Sài Gòn đổi sự thảm bại trên đường liên tỉnh 7 B thành cuôc triệt thoái khá thành công:

- : "Cuộc di chuyển vĩ đại về hướng Đông của hai trăm ngàn quân dân thuộc các tỉnh Kon Tum và Plei Ku, Phú Bổn và Ban Mê Thuột đã tiến hành trong khuôn khổ một cuộc tập trung lực lượng để phòng thủ phần lãnh thổ dọc theo bờ biển."

Tướng Phú cũng đích thân trinh bày trên đài phát thanh những chi tiết mà theo ông gần như một chiến thắng:

- " Dân chúng chạy tản cư tỵ nạn cộng sản đã được quân đội bảo vệ tối đa. Các đơn vị đã chống lại những cuộc tấn công của Bắc Việt ở phía trước mặt và phía đàng sau lưng. Trên tuyến đường dài như vậy, quân đội phải lần lượt bắc cầu, sửa đường. Các đơn vị Công Binh đã san bằng phẳng con đường và bắc lại 28 cây cầu đủ mọi kích thước. Tướng Phú gần như tin vào những điều ông nói, nhưng các đài phát thanh ngoại quốc không thấy lập lại những điều nầy. Ở Sài Gòn người ta ai cũng biết phải nghe theo ai rồi. Ở chỗ nầy phát ngôn viên quân đội Trung tá Lê trung Hiền trong ngày hôm đó đã phải long trọng cảnh cáo hai phóng viên của UPI và AP:

- " Họ đã phạm luật khi họ cho phổ biến tin tức liên quan đến tình hình quân sự ở vùng Huế. "

Các hảng thông tấn nầy dã loan báo ngày hôm qua rằng: "lực lượng của QLVNCH đã di tản khỏi thành phố Huế". Phát ngôn viên không muốn đính chánh mà cũng không xác nhận tin nầy, Ông ta muốn các hảng thông tấn nên thận trọng. Ông ta là một người rất tốt , cho tới giờ nây có thể tin tưởng được lối 50 %. Trong trường hợp thật sự như vậy thì nhiệm vụ của một người phát ngôn viên quân sự gần như rất khó mà hoàn thành được . Trung tá phát ngôn viên nầy vì muốn che dấu sự thật mặc dầu sự kiện đã quá rõ ràng như vậy, nên mất bình tĩnh trong buổi thuyết trình hằng ngày của ông, trong 10 ngày trước . Ông đã nói với các nhà báo : " Chánh Phủ không có quyết định bỏ Pleiku. Vì chỉ căn cứ trên lý luận nên điện tín của các ông đã tạo ra một sự kinh hoàng cho dân chúng của tỉnh nầy ."

Theo quan điểm của một vài giới chức Hoa Kỳ trước năm 1973, chánh quyền VNCH sẳn sàng nhìn báo chí như một tác nhân chính của những sự thất bại của mình. Năm 1975 cũng giống như năm 1965, quan hệ giữa nhà báo và giới quân nhân ở cấp cao thường rất căng thẳng. Các nhà báo ngoại quốc đã gởi tin đi mặc cho những lời đe dọa của chánh quyền .

Đối với báo chí ngoại quốc, chánh quyền Miền Nam Việt Nam đã có những luật lệ không rõ ràng lắm. Không ai được phép làm hại đến nền an ninh quốc gia, câu nầy bao gồm tất cả các tội của báo chí. Người ta không được nêu lên vị trí của các đơn vị đang lâm trận, vấn đề nầy dương nhiên là như vậy rồi. Thực tế thì không có một sự kiểm duyệt nào như đối với báo chí Việt Nam . Người Việt Nam trong guồng máy chánh trị quân sự và cảnh sát ai cũng đều nhạy cảm , nếu không muốn nói là bị khủng bố vì hệ thống và guồng máy truyền thông vĩ đại của Hoa Kỳ . Họ đều biết rằng mọi biện pháp trừng phạt như kiểu trục xuất một phóng viên người Mỹ đều nhanh chóng có những kích thước dị thường ở Hoa Kỳ . Mọi dị đồng giữa chánh quyền Sài Gòn và người phóng viên Hoa Kỳ đều có thể tạo nên một hiệu quả trái ngược mà phần xấu thường bất lợi cho chánh quyền Miền Nam Việt Nam .

Có rất nhiều sự va chạm, công khai hay ngấm ngầm giữa sứ quan Hoa Kỳ và giới truyền thông báo chí Mỹ. Tuy nhiên khi sự va chạm đó xảy ra giữa báo chí Mỹ và chánh quyền VNCH thì sứ quán Hoa Kỳ lại nhanh chân bênh vực công dân của họ. Trong tất cả các bất đồng giữa Mỹ - Việt, thì phần lỗi gần như luôn luôn thuộc về phía người Việt Nam . Hoa Kỳ không có theo đuổi một cuộc chiến tranh kiểu thực dân đô hộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, quy chế ưu đải cho giới truyền thông báo chí Mỹ và sự nể vì của các công chức Miền Nam Việt Nam đã tạo nên một tình trạng gần như bị đô hộ. Người dân Bắc Việt không biết gì về tình hình nầy. Hằng ngàn nhà báo và phóng viên ngoại quốc đã theo sát cuộc chiến ở Miền Nam, muốn đi đâu thì đi rất thong thả. Cón ở Miền Bắc thì người ta chỉ cấp phép rất hạn chế (bủn xỉn) cho những đại diện báo chí nào "chắc ăn", cộng sản hay tiến bộ cảm tình viên. Và đặc biệt , những phóng viên chỉ ra khỏi Hà Nội với các hộ vệ thật chặt chẽ.. Cùng một lúc không bao giờ có hơn 15 phóng viên Tây Phương không cộng sản ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam, từ khi cuộc chiến bắt đầu. Trong trường hợp đó, bảo đảm là tin tức không lọt được ra ngoài, họ không có nguy cơ bị phao "tin tức giả" như ở Sài Gòn.



Tại Đà Nẵng, tướng Trưởng tổng kết thiệt hại của Vùng I Chiến Thuật. Tình hình ở đây có vẻ ít lạc quan hơn ở trên tướng Phú. Cuộc di tản khỏi Huế tiến hành không được suông sẻ. Chỉ có một số rất ít quân nhân đến được Đà Nẵng cùng với đơn vị của họ.

Riêng phần lớn binh sĩ của một trung đoàn thuộc sư đoàn 1 bộ binh và 600 Thủy Quân Lục Chiến đã đến được Đà Nẵng với vũ khí của họ. Các sĩ quan tham mưu đến từ Sài Gòn lại làm cho tình hình càng thêm lộn xộn thêm khi họ nhắc lại là Thủy Quân Lục Chiến phải được đưa về thủ đô.

Tướng Trưởng không có thì giờ và phương tiện cần thiêt để tổ chức phòng thủ Đà Nẵng . Hơn nữa, báo cáo xác nhận là bộ đội Bắc Việt được điều động quá hay, cho thấy có nhiều tiến bộ hơn từ các trận đánh lớn hồi năm 1972, nhất là việc xử dụng các chiến xa. Năm 1972, họ cũng tiến vào Huế, nhưng lúc bấy giờ họ tiến dọc theo các thung lủng, chiến xa thì di chuyển riêng lẻ, không có sự phối hợp chặt chẻ với bộ binh và pháo binh. Các chiến xa Bắc Việt thì đóng kín hết cửa nên thiếu tầm nhìn chung quanh, cho nên chiến xa gần như bị mù. Do đó năm 1972 các chiến xa T. 54 dể trở thành miếng mồi ngon của các vũ khí chống chiến xa và pháo binh của VNCH . Bây giờ thì không còn chuyện đó nữa.

-----------------------------------------------------------------------



Chú thích của người dịch :

(1) nguyên văn bài thơ của tác giả viết bằng tiếng Pháp, không biết ông sưu tầm được bài thơ của Lê đức Thọ ở đâu ? Chúng tôi xin trích lại nguyên văn tiếng Pháp mà tác giả đã dịch từ bài thơ tiếng Việt của Lê đức Thọ để quý độc giả thấy rõ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến , tiến hành cuộc tổng tấn công xâm chiếm Miền Nam của Bắc Việt và nhất là của một người cộng sản đã được giải Noel về "hòa bình" đang đi "thực hiện hòa bình" bằng cuộc tổng tấn công ở Miền Nam Việt Nam !:

Ton dernier conseil: "ne reviens que vainqueur

Que dire? A certains moments, les mots sont faibles

Par ta bouche le pays tout entier me parlait

Sur la route du front que d'heureuses nouvelles

Partout les cris de joie célébrant nos victoires

M'encouragent à presser le pas pour arriver à temps

Le moment favorable est là qui frappe à la porte.