Nhím Hoàng Kim
08-18-2007, 09:16 PM
Chương 12 - Đà Nẵng thất thủ
Những người đang trương cờ gióng trống tiến hành cuộc xăm lăng đó là ai ?
Đó là những anh bộ đội Bắc Việt , những người dân Miền Bắc những người lính dẻo dai, dản dị, bền bĩ, can đảm, lúc nào cũng giữ mình trong kỹ luật sắt. Họ từ Miền Bắc vào , không mang theo gia đình vợ con. Tuổi của họ vào khoảng từ 16 đến 35. Vì các tổn thất nặng trong những năm gần đây nên người ta thấy có nhiều khoảng cách lớn giữa các lớp tuổi trong quân đội Bắc Việt .
Người lính VHCH thì nặng nề lỉnh kỉnh quá. Trong lúc người lính Bắc Việt chỉ ưu tiên mang theo đạn dược. Họ được qua một khóa huấn luyện căn bản 18 tháng. Người ta chỉ biết là họ bằng lòng với sự tối thiểu: vì họ đã quá quen với sự tối thiểu đó ở Miền Bắc rồi . Khẩu phần hằng ngày của họ chỉ có 600 hay 700 gram gạo, bánh lạt làm bằng đậu, đôi khi có được 50 gram cá khô hay thịt hộp của Trung Cộng, họa hoằn lắm mới được ăn gà. Thuốc lá thì là một đặc ân khi nào có thuốc về chớ không phải đương nhiên mà có. Sĩ quan - thường không đeo quân hàm- cũng có khẩu phần như vậy suốt thời gian chiến dịch cũng như khi ra mặt trận. Nhưng ở Miền Bắc các cán bộ đảng (dân chính) đều có những đặc ân theo từng cấp về nhà ở, về lương thực, và thuốc lá thì được thường xuyên. Họ biết và chấp nhận như vậy, coi như một định mệnh. Trong hàng ngũ quân đội không có một đặc quyền đặc lợi nào về vật chất, tất cả đều hoàn toàn mất hết khi bộ đội vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 hay đến Miền Nam bằng đường mòn Hồ chí Minh. Dĩ nhiên là tướng Văn tiến Dũng không khi nào thiếu thuốc lá.
Ngày trước người lính Bắc Việt phải đi bộ theo đường mòn Hồ chí Minh nầy để vào Miền Nam và họ biết là có rất ít cơ may để trở về cũng bằng con đường nầy trong vòng 2 hay 3 năm. Trường hợp bị thương nặng thì không bao giờ hy vọng được sống sót, trong khi người lính chiến VNCH khi bị thương thì hy vọng được tản thương bằng trực thăng.
Bây giờ thì những tân binh của Bắc Việt ước đoán là chiến tranh sẽ chấm dứt. Trước kia thì họ phải đi bộ, mỗi ngày được chừng 30 hay 40 cây số, ngày nay thì họ được di chuyễn bằng ô tô.
Tất cả những người nầy không bao giờ biết được tình hình cuộc chiến và sự tuyên truyền của đảng. Ngay như ở đẳng cấp sĩ quan, họ bị nhồi nhét ý thức hệ, dù thật là đơn giản. Trong thời gian tiến hành chiến dịch năm 1975 nầy, các chánh trị viên đơn vị không có thì giờ để giảng huấn. Trong thời gian ở cấp tiểu học và trung học và trong suốt khóa huấn luyện quân sự, hầu hết các binh sĩ đều được nhồi nhét vào đầu một vài nguyên tắc sơ đẳng:
- " Nước Việt Nam phải được thống nhất;
- " đồng bào Miền Nam rất nghèo khổ và bị áp bức;
- " Họ đang chờ chúng ta vào giải phóng họ."
Người lính Bắc Việt không đòi hỏi mà cũng không tự hỏi về quyền lợi mà họ phải có được hay không có được khi trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn hay sư đoàn của họ phải đi vào Miền Nam . Tất cả đều là người Việt Nam , dù giọng nói có khác nhau. Là lính của chiến xa, họ không tự hỏi xem chiến xa của họ chạy bằng gì, tại sao trên pháo tháp lại có cây cờ xanh và đỏ của CPLTCHMN chớ không phải lá cờ đỏ sao vàng của nước cộng hòa dân chủ Việt Nam ? Nhất là sau khi chiếm được Ban mê Thuột , hầu hết các bộ đội Miền Bắc , phần lớn là nông dân chất phác, đều thấy ngày chấm dứt đời quân ngủ trong tầm tay. Tất cả đều mong muốn có được "hòa bình", muốn đạt được hòa bình tất nhiên phải chấm dứt chiến tranh. Đâu có cần gì đến các chánh trị viên mới có thể giải thích việc đó cho họ ?
Chánh trị viên có một nhiệm vụ không quan trọng lắm như trước kia. Một phần vì có sự tranh cải giữa các chuyên viên và người theo ý thức hệ (chuyên và hồng), và thường ngã về phía nhóm quân nhân chuyên nghiệp.Trong đảng và trong các bộ tham mưu người ta cũng đã có cuộc thảo luận: trong việc huấn luyện binh sĩ, câu hỏi được đặt ra là ý thức hệ chánh trị và kỹ thuật quân sự môn nào ưu tiên hơn? Câu hỏi nầy có thể có một ý nghĩa nào đó cho các đơn vị nhỏ của kháng chiến quân không có vũ khí tối tân đang đương đầu với các đơn vị Hoa Kỳ hay của VNCH, những đơn vị được võ trang thật hùng hậu trong vùng đồng lầy của sông Cữu Long hay trong vùng rừng rậm ở biên giới CamBốt.
Khi người ta tiến hành một cuộc chiến tranh cổ điển, với những sư đoàn quy ước thì câu hỏi trên thật là vô nghĩa. Không có một trực giác Mác xít hay một loé sáng của ngôn ngữ nào có thể giúp hiểu được sự vận hành của một chiến xa T.54 hay của một Mig 21. Lãnh đạo Bắc Việt , đệ tử trung thành Lê Nin nít đôi khi cũng lo sợ rằng giới quân nhân của mình không nuốt nỗi cuộc cách mạng Việt Nam giiống như cuộc cách mạng Pháp hay nhiều cuộc cách mạng khác trên thế giới thứ ba. Đối với Chánh Trị Bộ Bắc Việt thì "đảng kiểm soát cây súng" . Ý chí cách mạng hay lương tâm chánh trị phải chăng là động lực của quân đội ? Đó là những chuyện phù phiếm rất tốt cho các đồng chí Trung Hoa. Người ta cố tránh những mâu thuẩn và căng thẳng giữa giới dân chính và giới quân nhân, hay tranh chấp giữa đảng và các Bộ Tham Mưu quân sự bằng cách đưa những quân nhân quan yếu vào Ban Lãnh đạo đảng. Tướng Giáp và tướng Dũng đều ở trong Ban Lãnh đạo. Họ đã biết rõ từ lâu là không thể phân chia quyền hành giữa người chỉ huy quân sự và chánh trị viên được, khi phải ;tiến hành cuộc chiến với những đại đơn vị. Trên lý thuyết thì vẫn có sự phân biệt, nhưng cũng nhẹ nhàng thôi khi thực hành.. Bây giờ thì các sĩ quan quyết định và chánh trị viên phải theo. Nhưng trên cao thì ngược lại vẫn có hai hệ thống kiểm soát, như Lê đức Thọ và Văn tiến Dũng hay Phạm Hùng và Trần văn Trà.
Anh bộ đội Bắc Việt diễn hành không hay trên đường phố của Hà Nội hay Hải Phòng; ở thủ đô Tel-Aviv người lính chiến Do Thái cũng vậy . Những người cộng sản Việt Nam đã học rất lâu trong cuộc chiến ở bưng biền. Trong hiện tại thì họ đã biết thế nào là chiến tranh quy ước, và họ đã có nhiều tiến bộ trong mọi lãnh vực. Chỉ có Không quân của họ là bị chậm trể mà thôi.Anh bộ đội Bắc Việt và anh kháng chiến quân được nỗi tiếng hay đi vào truyền thyết là vì đôi dép được gọi là dép cụ Hồ làm bằng lốp xe ô tô, và khẩu súng xung kích AK.47. Không phải đôi dép râu và cây súng AK đã đem lại chiến thắng cho họ, mà là những súng đại liên, những hỏa tiển SA-7 đã giúp che chở cho các phi cơ, các khẩu đại bác thường hoạt động với những dàn ra đa, toàn là chiến cụ tối tân.
Trong chiến tranh Tây ban Nha, Đức quốc xã và phát xít Ý đã có ý thử vũ khí đạn dược của họ để sửa soạn tiến hành Thế Chiến thứ hai. Ở Việt Nam Liên Xô cũng thử chiến cụ của họ - và nhất là các dụng cụ phòng chống phi cơ (DCA). Phải chăng họ muốn chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy ước ? một Thế Chiến thứ ba ? Họ thận trọng lắm, họ không có cung cấp cho cộng sản Việt Nam những dàn hỏa tiển loại mới nhất của họ. Họ không muốn các chiến cụ tối tân nầy rơi vào tay Miền Nam Việt Nam để rồi bị trao lại cho Hoa Kỳ . Những người lính Bắc Việt là những con vật thí nghiệm rất tốt giống như người Á Rập vậy.
Đây không phải là những đơn vị kháng chiến quân đang tiến hành cuộc tổng tấn công xăm lược với vũ khí thô sơ hay nhặt nhạnh được , mà là những quân đoàn chánh quy Bắc Việt . Ở Miền Nam Việt Nam đã có không ít người dân và cả binh sĩ nữa đã nói rằng "Cơm đã nằm trong miệng họ rồi. họ sẽ nhai và nuốt dễ dàng thôi"
Người Pháp gọi thành phố nầy là Tourane (Đà Nẵng). Sau Sài Gòn, Đà Nẵng là thành phố lớn thứ nhì ở Miền Nam . Cái tên của Đà Nẵng kêu như một tiếng chuông truy điệu ! Thành phố nầy có quá nhiều kỷ niệm quân sự và hy vọng cho người dân Sài Gòn, cho những người Việt quốc gia. Trên những bãi biển của Đà Nẵng mười năm trước, vì người ta thấy có 6.000 kháng chiến quân (việt cộng) ở gần căn cứ Không quân nên Tổng Thống Johnson đã quyết định đưa quân ồ ạt vào tham chiến ở Việt Nam . Bốn chục ngàn cố vấn Mỹ đã được nửa triệu quân thay thế, mà nhiệm vụ không còn hạn chế ở việc bảo vệ các căn cứ của Mỹ nữa.
Năm 1965, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ lội nước đổ bộ lên Đà Nẵng với nụ cười chiến thắng trên môi , với cờ xí kèn trống... Họ được cơ quan chiến tranh tâm lý đón tiếp với biểu ngữ, và các nữ sinh trẻ tặng hoa.
Không có một thành phố nào trên toàn Đông Dương, kể cả Sài Gòn , có nhiều dấu ấn của chiến tranh bằng Đà Nẵng . Là một trung tâm chiến lược, Đà Nẵng có 2 quân cảng, 3 sân bay có thể tiếp nhận hằng ngàn phi cơ và trực thăng. Vẻ thơ mộng của thành phố biến mất với các kho đạn dược và kho nhiên liệu, với các trại đóng quân, quân y viện... được dụng lên quá vô trật tự. Rồi phải có chỗ cho quân nhân giải trí. Trên cái hổn độn đó lại mọc thêm những câu lạc bộ, các rạp xi nê và ngoài châu vi quân đội lại còn có các quán rượu, các quán cơm, các nhà thổ...
Đà Nẵng có 600.000 dân. Cũng có một số dân tản cư tương đương như vậy đang cắm trại trong thành phố. Từng đoàn từng đợt nhập cư chậm chậm vào và chỉ trong có mấy ngày họ đã trở thành dân Đà Nẵng. Có một số người vào ở ngay trong cá trường học. Cũng may là không nhiều lắm, chỉ hơn trăm thôi. Lời hứa hôm nào của Thủ tướng không thấy được thi hành, Chánh Phủ không có đón tiếp ai hết. người dân tản cư tự lo và tự sấp xếp lấy cho họ với sự giúp đở của các cơ quan từ thiện. Người ta đem gạo và mền tới, nhưng không bao giờ đủ cho hằng nghìn người vừa già trẻ lớn bé đi bộ tới hoặc được các xe buýt cũ kỹ đổ xuống. Có một số binh sĩ thất trận chạy từ Huế về, từng toán nhỏ chen chút vào với dân tản cư. Thấy sĩ quan họ không buồn chào. Nhiều quân nhân lẻ loi không tìm tới đơn vị của họ nữa: một tấm bi kịch khác lại bắt đầu ? Binh sĩ, hạ sĩ quan và cả sĩ quan nữa đang lo đi tìm kiếm gia đình và thân nhân của họ.
Tướng Trưởng có mấy bài toán phải giải quyết ngay tại Bộ Tư Lệnh của ông :
- Người dân tản cư đổ dồn về Đà Nẵng không những từ hướng Bắc xuống mà từ hướng Nam lên nữa.
- Quốc lộ số 1, con đường huyết mạch dọc theo bờ biển lại đang sôi động, bị cắt đứt nhiều chỗ.
Do đó dân chúng và có khi binh sĩ nữa chỉ còn có đường biển may ra mới chạy thoát khỏi Đà Nẵng mà thôi. Trong lúc đó tin tức cho biết là các đơn vị Bắc Việt đang ở phía Nam và phía Tây cũng như ở phía Bắc của thành phố.
- Thành phố đang thiếu lương thực. Các kho dự trử bị dân tấn công, các kho hàng bị mở tung. Muốn sống phải cướp giật thôi ! người ta đánh nhau giành giựt với nhau, giữa quân nhân với nhau, giữa dân và lính. Hàng Không Việt Nam báo là có trộm cướp từ phi trường ở về hướng Tây của thành phố. Vé tàu bay đi Sài Gòn từ 50 vọt lên đến 140 đô la.
Bộ Tư Lệnh Bắc Việt chuẩn bị một cuộc hành quân bao vây. Rất là giản dị, ba mũi giáp công .
- Các sư đoàn 324 B và 325 C, được 2 trung đoàn pháo binh và một trung đoàn thiết giáp yểm trợ sẽ tấn công trực diện Đà Nẵng từ hướng Bắc.
- Các sư đoàn 404 và 711 tấn công từ phía Nam.
- Hai cánh quân sẽ bắt tay nhau tại đèo Tượng, ở phía Tây của Đà Nẵng và từ đó họ sẽ tiến thẳng ra hướng Đông đưa hết những gì còn lại của Đà Nẵng ra biển. Tướng Dũng không biết ông Thiệu thiếu lực lượng trừ bị đến mức độ nào. Nhưng ông phải bảo đảm được là nếu có lực lượng trừ bị thì lực lượng nầy cũng không thể đến với Đà Nẵng được . Mà nếu ông Thiệu có chấp thuận tăng cường cho Đà Nẵng thì tướng Trưởng cũng không thể đón nhận lực lượng nầy từ trong đất liền được.
Ngày 27 tháng 3, pháo binh Bắc Việt nã tới tấp vào Đà Nẵng tạo ra một sự hỗn loạn khắp nơi trong thành phố.
Tướng Trưởng có 2 việc không thể làm được : vãn hồi trật tự trong thành phố, và tái tổ chức các đơn vị của quân đoàn.
12 giờ trưa, Phòng nhì của Bộ Tổng Tham Mưu từ Sài Gòn điện ra Đà Nẵng : quân Bắc Việt sẽ tấn công thành phố vào ban đêm.
14 giờ : các lực lượng địa phương quân có nhiệm vụ phòng thủ vòng đai của thành phố bỏ chạy tán loạn, nhân viên giữ các kho đạn và xăng dầu cũng bỏ chạy. Lệnh mới của Sài Gòn : "hãy di tản các trực thăng và phi cơ quân sự " Có lẽ người ta lo cứu chiến cụ, vì không thể dùng phương tiện nầy để làm chậm trể bước tiến của quân Bắc Việt hay che chở cho công tác di tản bằng đường biển được . Các tàu thuyền đều tập trung ở ngoài khơi. Mặc dầu có một vài khẩu 175 cố gắng phản pháo nhưng pháo binh Bắc Việt vẫn tập trung bắn vào Bộ Tư Lệnh Quân đoàn và căn cứ Hải quân.
Dưới một trận mưa pháo dữ dội, tướng Trưởng đang ở trong một căn hầm trú ẩn khoảng 100 thước vuông với và Bộ Tham Mưu của ông và đề đốc hải quân Hồ văn Kỳ Thoại, Chỉ huy trưởng Vùng Duyên Hải.
22 giờ 30: tướng Trưởng lệnh cho Tư lệnh phó của ông, tướng Lâm quang Thi, hãy lên một tàu chiến của Hải quân đang ở ngoài khơi để thiết lập một Bộ Chỉ Huy hành quân mới. Tướng Trưởng đã có quyết định rồi. Ông không có được bao nhiêu người để thiết lập một cứ điểm phòng thủ mạnh ở trong thành phố. Có thể ông chỉ còn đủ thì giờ để cứu các đơn vị hiện còn đang chiến đấu. Ông dự trù một cuộc di tản, bắt đầu từ 6 giờ sáng.
Ra khỏi hầm trú ẩn, tướng Thi nhận thấy ngay là căn cứ hải quân chính đang bị dân chúng chiếm rồi. Họ hy vọng sẽ lên được các tàu của Hải Quân . Trong số dân ở đây người ta khám phá ra được 3 quan sát viên của Bắc Việt với phương tiện truyền tin. Họ điều chỉnh tác xạ cho pháo binh Bắc Việt .
Tướng Trưởng điện thoại về Sài Gòn cho Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân và cho Dinh Độc Lập. Ông đề nghị bắt đầu cuộc di tản bằng đường biển. Ông Thiệu lưỡng lự. Ông Thiệu không cho lệnh được .
Trong lúc ông Thiệu và tướng Trưởng đang nói chuyện trên điện thoại thì trung tâm truyền tin ở Đà Nẵng bị trúng đạn pháo của Bắc Việt . Liên lạc với Sài Gòn bị mất.
Kế hoạch di tản do tướng Trưởng và đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại hoạch định có dự trù 3 điểm xuống tàu.
Từ Sài Gòn phó Thủ Tướng VNCH ông Phan quang Đán gởi điện văn đến Liên Hiệp Quốc, đến Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, để yêu cầu sự giúp đở của các nơi nầy nhằm di tản mỗi ngày 100.000 người. Nhưng ngay tại Liên Hiệp Quốc, ông Tổng Thư ký cũng không chịu tiếp ông Nguyễn hữu Chì trong tư cách quan sát viên thường trực của VNCH.
Ngoài số tàu thuyền của Hải quân Miền Nam Việt Nam, người ta còn thấy có cả tàu thuyền thuộc Nam Hàn, Đài Loan đang tập trung ngoài khơi Đà Nẵng . Úc, Anh Quốc và Phi luật Tân đều cam kết tham gia vào chiến dịch di tản nầy. Sáu phi cơ vận tải của Úc với đầy đủ lương thực và thuốc men đang chờ tại các sân bay của Mã lai Á.
Tổng Thống Ford đã lệnh cho các tàu thuyền Hoa Kỳ, các tàu chở hàng thuộc công ty hàng hải và các tàu thuê bao như chiếc Dufresne, Ftrderick, Blue Ridge, Durham phải đến gặp chiếc Pionnier Contender và Andrew Miller . Một tuần dương hạm được lệnh ở gần đó, chiếc Lowestaff. Hoa Thạnh Đốn thông báo chánh thức là các tàu hàng hải nói trên đều không có võ trang. Nhiều lắm cũng chỉ có vài chiếc tàu chiến nhỏ thuộc Hải quân phải có mặt trong vùng để giữ trật tự. Họ được lệnh không được khiêu khích quân đội Bắc Việt .Vì cuộc hành quân di tản và cứu vớt là hoàn toàn nhân đạo.
Hà Nội và CPLTCHMN đều tố giác có "một sự can thiệp quân sự mới của Hoa Kỳ". Từ thủ đô Bonn (Tây Đức) ông Willy Brandt - người mà ai cũng biết là chống dường lối chánh trị của Hoa Kỳ tại Việt Nam- cho biết là "Chánh Phủ của ông đã cho Chánh Phủ Hoa Kỳ biết là Tây Đức sẽ sẳn sàng tham gia vào một sự giúp đở nhân đạo". Tại Hoa Thạnh Đốn, ông Daniel Parker Giám đốc Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế tuyên bố : " Chúng tôi sẽ hành động hết sức thận trọng". Điều nầy có nghĩa là các tàu thuyền không cập bến mà sẽ ở ngoài khơi, bên ngoài lãnh hải của Việt Nam. Để chắc ăn hơn Hoa Thạnh Đốn còn xác định rõ là công tác nhân đạo chỉ liên quan đến dân chúng mà thôi.
Tại Đà Nẵng trên các đường phố cũng như ở ngoại ô và trên bến cảng, dân chúng và binh sĩ cứ chạy lòng vòng. Các gia đình của quân nhân thì không muốn rời khỏi thành phố mà không có con cháu của mình. Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ quyết định là quân nhân nào đã rời khỏi đơn vị của mình và không mang theo vũ khí cá nhân thì có thể được coi là một người dân thường. Nhưng theo chỗ riêng tư thì người ta giải thích là nếu cần thì các tàu Hoa Kỳ có thể chở một vài đại đội thuộc QLVNCH, nhất là khi các chiến hạm VNCH không đủ để chuyên chở hết. Các chiến hạm nầy do đề đốc Chung tấn Cang. Tư Lệnh Hải quân VNCH gởi tới. Dĩ nhiên các tàu thuyền thuộc Hải Quân VNCH đều có quyền cập bến.
Sáng sớm ngày 28 tháng 3, sương mù dày đặt trùm khắp bờ biển làm cho các chiến hạm không thể ủi bãi hay cập vào bến được.
Trong thành phố, vẫn còn một tình trạng hổn loạn, vô trật tự. Có nhiều toán quân nhân say rượu không tự kềm chế được bắn bừa bãi vào thường dân, hay tranh giành lương thực với dân trong các kho hàng. Ba người bộ đội quan sát viên của Bắc Việt bị bắt giữ với các máy truyền tin của họ, phát sanh ra triệu chứng của đạo quân thứ năm. Có nhiều binh sĩ Miền Nam đi lùng bắt các quan sát viên khác, thật hay giả cũng không cần biết.
Trong tòa tổng lãnh sự Mỹ, nhơn viên tự hỏi không biết ông lãnh sự sẽ đi bằng cách nào ? Bằng đường biển hay bằng phi cơ ? Tại phi trường dân sự, chính ông lãnh sự Al Francis bị các binh sĩ Nam Việt Nam bắt giữ trong khi ông đang tìm cách cho một số nhân viên của ông lên phi cơ. Hai người Anh thuộc một tổ chức nhân đạo can thiệp và cứu được ông tổng lãnh sự Hoa Kỳ.
Hành lý chất thành đống ngổn ngang trên phi đạo. Dân chúng và binh sĩ đi lang thang khắp nơi làm cho phi cơ không thể đáp xuống được . Và khi phi cơ đáp xuống được thì dân tản cư làm cho hành khách không làm sao lên phi cơ được. Người Mỹ ở Đà Nẵng quyết định dùng một phi trường nhỏ hơn, nằm trong núi Thạch Bàn. Ông Al Francis không làm sao thuyết phục được sứ quán Mỹ ở Sài Gòn là tình hình đã quá bi đát. Ông Martin vừa trở lại Sài Gòn cùng với tướng Weyand và một số nhân vật cao cấp Hoa Kỳ ngày 27 tháng 3 đã không dông dài : "Đừng có bi thảm hóa việc gì hết "
Nhân vật số 2 của sứ quán là ông Wolfgang Lehmann mất hết tin tưởng. Tuy nhiên trước đó chỉ vài ngày, chính ông Lehmann đã giải thích cho một nhóm thành viên của phòng Thương Mãi Sài Gòn gồm có từ những chủ quán rượu đến những thương gia, kỹ nghệ gia, những chủ ngân hàng... rằng ông Thiệu đang chuẩn bị một cuộc "phòng thủ lưu động". Không nên bỏ đi để cho người dân Miền Nam khỏi bị mất tinh thần. Ông Lehmann cũng yêu cầu Thủ Tướng can thiệp :
" trật tự ở phi trường dân sự Đà Nẵng cần phải được vãn hồi. " Ông Khiêm gọi điện thoại cho tướng Trưởng: ông nầy gởi đến đó 2 tiểu đoàn Biệt dộng quân. Người Mỹ thuộc tòa Tổng lãnh sự Đà Nẵng kín đáo ngồi trong các xe vận tải đi ra bến tàu. Họ còn để lại một số cộng sự viên, hầu hết là nhân viên CIA. Họ hứa là sẽ trở lại....
Tại Sài Gòn, một người Mỹ vạm vở và hung hãn, Ed Daly, chủ của hảng Hàng không Wortd Airways nói là ông ta sẽ mở một cầu không vận ra Đà Nẵng . Là một người biết khai thác phi cơ, ông ta có một đội phi cơ vận tải Boeing 727 và đã kiếm được 21 triệu đô la trong năm 1974, nhờ chở vũ khí và gạo từ Sài Gòn lên giao cho Phnom Penh. Tin tức từ Đà Nẵng rất chính xác, phi trường chính nơi các phi cơ cần phi đạo dài để đáp xuống hiện không còn xử dụng được . Do vậy người ta cấm không cho phi cơ của hảng World Airways của ông ta cất cánh. Ed Daly tức tốc chạy lại sứ quán Mỹ, chỉa súng lục vào anh lính Thủy quân lục chiến đang đứng gác, vừa rống vừa chạy vào văn phòng Đại sứ.
- " Họ sẽ làm gì ở Tân sơn Nhứt nếu chúng tôi cất cánh ?
- Dĩ nhiên họ sẽ bắn , ông Martin trả lời
- Lúc đó ông sẽ làm gì , ông ?
- Tôi sẽ vỗ tay hoan hô ."
Ông Martin rất ghét lối ăn mặc và tính thô lổ của Ed Daly, và anh ta lại uống rượu nhiều nữa. Ông Martin không mong là những công ty tư loại World Airways chen vào các hành động thuộc lãnh vực của Tòa đại sứ. Dù vậy Ed Daly cũng vẫn quyết định đi Đà Nẵng với 2 chiếc Boeing 727. Trong chuyến ngao du nầy anh mang theo các nhà báo, trong số nầy có Mike Marriot chuyên viên quay phim của hảng CBS và Tom Aspell, một người Tân Tây Lan, vừa quay cho hảng ITN, vừa làm cho ABC. Như vậy có hai trong ba hệ thống lớn của Hoa Kỳ đã có mặt trên phi cơ. Sau 45 phút bay, hai chiếc Boeing đã ở trên không phận Đà Nẵng và đài không lưu cho phép họ đáp xuống. Phi đạo đầy xe Jeep, xe vận tải, đàn bà trẻ nít và binh sĩ. Chỉ cò thể đáp một chiếc Boeing được thôi. Nhiều toán người quá giao động bao quanh phi cơ, người ta tranh giành nhau để leo lên máy bay. Các binh sĩ nổ vài loạt M.16 . Có nhiều binh sĩ thuộc đơn vị "báo đen", một đơn vị ưu tú của sư đoàn 1 bộ binh . Ed Daly bắn chỉ thiên mấy phát súng lục, tưởng là có thể sẽ gây ấn tượng với họ. Một nhà báo mang máy quây phim bước xuống phi cơ, nhưng sau đó anh không thể nào trở lên phi cơ được nữa. Về sau có trực thăng đến bốc anh đến phi trường nhỏ ở núi Thạch Bản. Trong vòng 10 phút, chiếc Boeing đã đầy người. Dàn bánh đáp bị hỏng, hệ thống nén hơi không hoạt động. Lúc phi cơ cất cánh có một số binh sĩ vẫn còn đeo theo bánh xe. Ở cao độ 200 thước, một người buông tay và rơi xuống, một người khác còn bị kẹt cứng gần bánh xe. Phi cơ bay thẳng về Sài Gòn với chiếc Boeing thứ nhì không đáp xuống được .. Trên đường bay, một nữ tiếp viên phải săn sóc một thương binh bằng cách lấy mạt cưa từ chiếc áo chống đạn của anh đang mặc để thấm máu cho anh ta. Đến Tân sơn nhứt, phi cơ thả xuống 259 binh sĩ, một người mẹ và 3 đứa con nhỏ. Có thêm 40 "hành khách" chui ra từ hầm chứa hành lý. người ta giải giới các anh "beo đen". Ông Jim Eckes, một người có trách nhiệm của công ty Continental chở bà mẹ và 3 đứa con nhỏ của bà về căn cứ. Ngoài phi đạo, Ed Daly vênh váo lên giải thích rằng phi cơ bị một quả lựu đạn làm hư hại ở Đà Nẵng nhưng sau khi xem xét chỗ bị hư hại, Eckes có cảm tưởng là chiếc Boeing lúc đáp xuống có bị va chạm vào một vài vật trên phi đạo ở Đà Nẵng.
Ed Daly chạy tuông vào sứ quán, đâm sầm vào văn phòng ông Đại sứ, trên đường đi đã vô ý làm bật lên hệ thống báo động của sứ quán, và khi ông Martin nói chuyện với ông ta thì ông đã ngũ khò !
Không có được bao nhiêu bản tường thuật của báo chí về Phước Bình (Phước Long), về Ban mê Thuột , Kon Tum và Pleiku hay Huế. Nhưng nhờ hai chuyên viên quay phim, nhờ một số hình ảnh của phóng viên Viên Hương,người Việt Nam, nhờ vào phóng sự của phóng viên Paul Vocle thuộc UPI, mà cả thế giới mới thấy được những đoạn của một "chuyến đi từ địa ngục" ở Đà Nẵng. Trong năm 1975, những biến cố ở Việt Nam - và rất thường ở các nơi khác - được thấy ngay từ lúc biến cố đó được quay thành phim và được phổ biến. Dư luận dân chúng Hoa Kỳ mới biết được là tình hình ở Việt Nam càng ngày càng đi xuống. Bấy giờ họ mới "thấy" được sự lầm lẫn của Hoa Kỳ ! Nhưng đã quá muộn !!!
Từ trụ sở của World Airway ở California, phó chủ tịch David Mendelsohn gởi một bức điện tín cho phi hành đoàn chiếc Boeing của Ed Daly : " Chúng tôi nguyện cầu cho các anh. Các anh có nhớ lòi nói của thánh Francois hay không :Phải biết yên tâm chấp nhận những gì mà chúng ta không thể thay đổi được , phải có can đảm thay đổi những gì có thể thay đổi được , phải có chút thông minh để hiểu được sự khác biệt..." Chủ tịch Ed Daly phản đối ngay:
- " Tôi không đồng ý với thánh Francois. Và tôi không đồng ý với Dave Men delsohn vì ông ta là dân Do Thái. Chúng tôi có thể làm cho sự việc phải thay đổi. Tôi sẽ tiếp tục thử chừng nào tôi vẫn còn có thể..."
Ed Daly còn có nhiều việc cần phải thanh toán:
- Các cơ quan Hoa Kỳ và Việt Nam đã dậm chân tại chỗ trong 8 ngày trước khi có hành động, trước khi di tản bằng phi cơ một số trong từ 400 đến 600 ngàn dân tản cư đang bị kẹt cứng ở Đà Nẵng . Tôi không thể tha thứ được sự ngu dại, sự dốt tính của một số cơ quan của Chánh Phủ Hoa Kỳ , của tất cả bọn người chỉ biết ngồi nắn nót chiếc cà vạt..., những người không có khả năng...
Trước chuyến bay chót bị cấm vừa rồi, sứ quán Hoa Kỳ đã hủy bỏ hợp đồng thuê bao công ty của Ed Daly. Với chuyến bay đó và những chuyến sắp tới, Daly phải xài tiền túi của ông ta.
Cuộc di tản từ Đà Nẵng đã vượt quá những gì mà người ta đã thu hình hay quay phim được cho tới giờ nầy được mô tả như là là những màn vô cùng thảm khốc.
Bây giờ thì không còn xử dụng được phi cơ hay trực thăng được nữa, ngay như để bốc người Mỹ ra khỏi đó. Tổng Lãnh sự ở Đà Nẵng đã van nài vị Tùy Viên quân sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn để gởi ra cho ông ta 2 chiếc trực thăng. Tùy viên quân sự từ chối và chuyển đơn xin đó về Bộ Tư Lệnh của Không Đoàn 7 Hoa Kỳ ở Thái Lan. Trả lời :
- thứ nhất là không thể vi phạm Hiệp Định Paris;
- thứ hai là trực thăng tại Thái Lan đang là lực lượng trừ bị sẳn sàng cho cuộc hành quân di tản Phnom Penh không biết sẽ bị thất thủ lúc nào.
Ở Đà Nẵng dân chúng và binh sĩ chỉ còn đi khỏi đây bằng đường biển mà thôi. Ở quân cảng người ta la ó, người ta khóc lóc, người ta tranh giành nhau lên các ghe thuyền, các tam bản, các ca nô hay các xà lan để có thể đi ra tàu. Bến tàu, bãi biển và hầm hố đâu cũng đều có vũ khí, các chiến xa mắc lầy, những thùng đạn dược kể cả của pháo binh, những va ly bị mở tung tóe, các trực thăng không còn xử dụng được. Trên mặt biển thì trôi lênh đênh những thùng to-nô, những ruột xe ô tô, những phao cấp cứu....
Có tiếng chó sủa... Đó đây phất lên một mùi khai của nước tiểu, mùi hôi thúi của phân người và của thây ma...sình thối bị nước dâng đùa từ ngoài biển đưa vào cảng và bải biển... Vì gấp ra khơi tìm tàu một vài thuyền quá nhỏ bị lật úp làm cho một số đàn ông đàn bà và trẻ con bị chết chìm. Thủy Quân Lục Chiến đổ thừa cho dân tỵ nạn đã chiếm chỗ của họ trên ghe thuyền. Nhưng chính những binh sĩ đến được cảng sau cùng, đã dùng súng đuổi dân tỵ nạn xuống các xe đò, chiếm xe để chở họ ra bến cảng. Tất cả các đơn vị Quân Cảnh và Cảnh Sát của thành phố đều biến mất. Có nhiều xe đang bốc cháy..,và nhiều tiếng súng nổ khắp nơi.
Có một vài xe cam nhông có loa phóng thanh chạy quanh trong các khu vực không còn bóng dáng một binh sĩ VNCH nào để tuyên truyền:
-" Hãy yên tâm, tất cả rồi sẽ tốt hết. Bộ đội của sự hòa giải sẽ đến ngay đây thôi ! quân đội giải phóng sẽ đến. Hãy trang hoàng nhà cửa bằng những lá cờ Phật giáo.
Không còn ai chỉ huy, mất hết tinh thần, không còn chút kỷ luật nào, vài trăm binh sĩ say sưa hay sợ hải đang gây hoang mang cho đồng bào. Các sĩ quan cũng không hơn gì. Một thiếu tá thuộc sư đoàn 1 bộ binh khi được một đại tá hỏi Bộ Tư Lệnh sư đoàn hiện ở đâu đã trả lời :
- " Bản thân tôi cũng không biết vợ con tôi hiện đang ở đâu. Tại sao tôi lại phải quan tâm đến Bộ Tư Lệnh sư đoàn nhỉ ?
Dân tỵ nạn dồn cứng trên tàu, có khi khoản 8000 người trên một chiếc tàu chở hàng, không có phương tiện vệ sinh , dĩ nhiên không có đủ lương thực cho bằng ấy người . Dưới hầm tàu có nhiều quân nhân lột nữ trang hay lấy hết tiền của người dân tỵ nạn. Họ cướp của, hãm hiếp và có khi còn giết chết những người phản đối hay chống cự lại họ. Một ông cha vì muốn thử can thiệp liền bị giết ngay. Có một số các em bé, trẻ em và cả người lớn nữa bị ngộp thở mà chết.
Nhiếp ảnh gia của ông Ford, David Kennerly, lúc bấy giờ cũng đến Việt Nam bay trên vùng trời Đà Nẵng ngay trên đoàn tàu đang cứu vớt dân tỵ nạn. Ngồi trên trực thăng của Air America, anh bay quan sát bên trên chiếc tàu Contender, trực thăng của anh đã bị lính Miền Nam bắn lên.
Tướng Trưởng lội ra một chiếc ca nô và được một sĩ quan Hải quân đưa lên một chiến hạm Việt Nam . Nhiều dân tỵ nạn phải mất ít nhất 3 ngày mới tới được một hải cảng, Cam Ranh, hay Vũng Tàu hay một hòn đảo nào đó. Ông Thiệu đã có lệnh : không nên cho dân tỵ nạn vào Sài Gòn. Có nguy cơ là họ sẽ làm mất tinh thần quân đội và dân chúng.
Người ta tính sổ lại: 50.000 dân và 16.000 binh sĩ đã chạy thoát khỏi Đà Nẵng . Trong thành phố hiện còn một triệu dân tính luôn cả người tỵ nạn.
Ngày chúa nhật 30 tháng 3, nhằm lễ Phục Sinh, bộ đội Bắc Việt chiếm hoàn toàn Đà Nẵng. Tại trại Davis trong sân bay Tân sơn Nhứt, đại diện của CPLTCHMN xất xược xác nhận là thành phố đã bị chiếm từ ngày 29 tháng 3:
- " Cờ của chúng tôi đã bay phất phơi ở đó từ sau buỗi trưa!
Bắc Việt đã bắt giữ được hàng ngàn tù binh. Họ không gặp một khó khăn nào để tìm bắt nhân viên cành sát hay tình báo đặc biệt của Miền Nam vì họ đã có sẳn danh sách do Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đà Nẵng cung cấp. Việt Cộng nằm vùng?
Bộ Chánh Trị đảng cộng sản Việt Nam họp ngày đó ở Hà Nội và đưa ra một bản nhận định:
- " Cuộc chiến tranh cách mạng ở Nam Bộ không những chỉ tiến tới một giai đoạn nhảy vọt, mà còn tiến tới một thời điểm chiến lược thuận lợi để bắt đầu một cuộc tổng tấn công và tổng nổi dậy vào sào huyệt của quân thù... Cuộc cách mạng của chúng ta tiến tới bằng những buớc đi của người khổng lồ., Tốc độ nhanh đến độ chỉ một ngày thôi đã bằng 20 năm dài."
Không thể phủ nhận được !
Nhưng vẫn không thấy có một cuộc tổng nổi nào, đó là một yếu tố tối cần cho thần thoại của người cộng sản, không thể thiếu được. Tại Đà Nẵng cũng như ở những nơi khác, dù nghĩ gì thì dân chúng vẫn ở trong tư thế "chờ xem".
Trong cả hai miền Nam, Bắc ở Việt Nam, dân chúng bị không ít ảnh hưởng của cuộc chiến , nhưng từ mấy năm nay, trong hơn bốn chục triệu dân, chỉ có nhiều lắm là 3 triệu có dính líu hay trực tiếp can dự vào các trận chiến .
Ngày 30 tháng 3 nầy, Chánh Trị Bộ cộng sản ở Hà Nội quyết định chủ trương "phải nắm lấy cho bằng được thời điểm chiến lược thuận lợi nầy" qua hướng dẫn : "tốc chiến, táo bạo, bất thần để tốc thắng" Bộ Chánh Trị muốn "giật lấy chiến thắng bằng mọi giá trong một thời gian nhanh nhứt, trong vòng tháng tư, không trể hơn nữa" Họ muốn "nhắm thẳng vào những mục tiêu trọng yếu ngay trung tâm Sài Gòn "
Ở Nam Bộ, ngày đó tướng Trần văn Trà di chuyển đến nơi mà ông dự trù đặt bản doanh, để từ đó chỉ huy các cuộc tấn công vào Sài Gòn. Chiếc "xe chỉ huy" của ông được ngụy trang thật kín đang tiến trong cánh rừng. "Các đường mòn và đường sá lúc nầy khô ráo và dễ đi. Tháng ba là tháng nắng." Tướng Trà nghe tiếng đạn pháo binh nổ, ở hướng Sài Gòn. Hoa nở hắp nơi: đúng là mùa xuân. Tướng Trà lẩm bẩm:
- " Phong cảnh thật đẹp và hùng dũng, làm rung động lòng người .... Việt Nam vẫn còn là Việt Nam ."
Ông ta nghĩ tới trận chiến hôm qua và trận chiến hôm nay. Trong nhật ký của ông ta, có ghi :
- " Mai vàng nở làm đẹp con đường
" Gió rừng thổi mạnh pha lẫn với tiếng súng
" Pháo binh đang nổ bao quanh thành phố
" Xưa hay nay cũng vậy, rừng núi sông ngòi vẫn thuộc về ta ! "
Từ ngàn xưa, tháng ba là tháng chinh chiến ở Đông Dương. Năm nào cũng vậy , từ Việt Minh, rồi đến Việt Cộng, kháng chiến quân thuộc CPCMLTMN, và bộ đội chánh quy của Hà Nội ... cứ đến tháng ba là họ mở những trận tấn công.
Ngày 31 tháng 3, ở Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt, tờ Nhân Dân đã đăng một bài bình luận với một luận điệu nhẹ nhàng hơn nhận định của Bộ Chánh Trị. Đối với tờ báo của đảng, sự tiến quân của quân đội Miền Bắc đã cho thấy "một kinh nghiệm quý báu đã giúp cho bộ đội và nhân dân ta đi tới". Tờ báo loan báo những chiến thắng, nhưng chưa báo cho nhân dân chiến thắng cuối cùng. Tờ báo xác nhận là "có nhiều lính "Mỹ ngụy" đã bỏ ngũ, quay súng trở lại "bọn phản động, và đã trở về với nhân dân"
Nhưng khắp mọi nơi, chưa thấy nói có một quân nhân nào nổi loạn quay súng trở lại bắn đồng đội hay chưa có một đại đội nào thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa "về với nhân dân" hết.
Dưới danh nghĩa "giải phóng" Bộ đội Miền Bắc tự hỏi không biết phải giải thích thế nào với "nhân dân" của họ về làn sóng tỵ nạn của người dân . Thì đây, tờ Nhân Dân đã có lời bình rằng " Bè lũ của Thiệu tranh nhau chạy vô trật tự. Mà họ còn bắt "nhân dân" chạy theo họ để đở đạn cho họ và để đánh lạc hướng dư luận quần chúng trên thế giới. "
Tại Hà Nội nhiều ủy ban hỗ trợ Miền Nam được thành lập. Ủy Ban "Nhân Dân Cách Mạng" của tỉnh Quãng Đà và thành phố Đà Nẵng không thấy lạc quan chút nào khi họ phân phát một bản tuyên bố kêu gọi "nhân dân Miền Nam" :
- " lực lượng giải phóng phải tấn công, "nhân dân" khắp nơi phải nổi dậy để giúp quân ta chiến đấu, sĩ quan và binh sĩ Sài Gòn phải quay về với "nhân dân".. v.v và v.v.........
Ở Hà Nội anh Tiến, một thanh niên có nhiều cao vọng về phim ảnh, một người tài tử có hạng về sân khấu, thưởng thức trước những đoạn phim hay những màn trình diển mà anh nghĩ rằng mình sẽ được tham gia. Đến giờ nầy thì các đoạn phim dài được trình chiếu đều là của Liên Xô. Anh chàng trẻ nầy luôn luôn mơ ước có ngày anh sẽ đi Liên Xô hay Đông Đức để theo học môn nầy. Không ai nói tới chuyện bắt anh ta thi hành nghĩa vụ quân sự . Anh ta tiếp tục đi học và hưởng đặc ân của mình. Anh không có thiếu thốn hay bị hạn chế gì cả. Khẩu phần tháng 3 nầy không bằng của tháng giêng. Chánh Phủ đang mở chiến dịch: Nhịn ăn cho Miền Nam . Phải san sẻ lương thực cho đồng bào Miền Nam . "Hầu hết dân thủ đô chỉ có 250 gram đường mỗi tháng, nhưng anh bạn trẻ nầy nhận đủ 1 kí lô lại còn được kèm theo một hộp sửa đặc nữa. Tùy theo số hàng nhận được - rất thất thường mấy lúc nầy- người dân ở thủ đô chỉ có quyền có được một hay hai hộp thịt 120 gram của Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc không giao hàng thì người ta phát bột trứng. Nhưng anh bạn trẻ thì được lãnh 1 kí lô thịt tươi, nhất là thịt heo. Người ta săn sóc cho người ưu tú. Anh Tiến nhận thấy là anh ta có nhiều thực phẩm hơn cha mình, một cán bộ trung cấp của CPLTCHMN. Trong tháng giêng và tháng hai, Chánh Phủ sợ là sẽ có sự tái oanh tạc của phi cơ Hoa Kỳ : công nhân phải dọn sạch các hầm trú ẩn cá nhân dọc theo lề đường. Nhưng sẽ không có ai dùng tới . Đối với anh bạn Tiến thì các hầm trú ẩn nầy sẽ không bao giờ được dùng tới nữa.
Các giáo sư của anh bình luận về tin tức. Ngay như những người tranh đấu hăng say cũng không có một tư tưởng chiến thắng nào: người ta chỉ hy vọng thôi . Anh Tiến có một người bạn. Đó là con trai của ông Nguyễn hữu Thọ, Chủ Tịch của Chánh Phủ cách mạng lâm thời. Thỉnh thoảng anh nầy đến 69 đường Nguyễn Du, chỗ ở của ông Thọ, một biệt thự cũ của người Pháp. Có nhiều người dân Miền Nam cư ngụ trong khu nầy, gần hồ Giải Phóng. người bạn trẻ nầy không bao giờ có được quan điểm chánh trị rõ rệt. Hơn thế nữa, anh ta chỉ muốn về lại Sài Gòn thăm lại bà mẹ của anh còn ở lại Miền Nam và tìm lại bạn cũ. Những chiến thắng được loan báo cho anh thấy là đã sấp đến ngày về của anh rồi .
Trong lúc anh Tiến đang theo một khóa học, người ta kêu anh ra khỏi lớp. Một đại úy đang chờ anh:
- " Anh có một nhiệm vụ đặc biệt.."
Anh được lệnh thu xếp một vài món hành lý và người ta đưa anh vô Bộ
Tham Mưu. Từ đó anh lại lên xe jeep đi vào một "trung tâm đặc biệt". Ở đó anh gập lại khoảng 50 bạn trẻ, tất cả đều là người Miền Nam. Có vài người đã cùng đi với anh ra Bắc theo đường mòn Hồ chí Minh hồi năm1971.
- " Các anh sẽ tham gia chiến dịch Hồ chí Minh"
Người ta cho anh xem bản đồ Sài Gòn in ở thủ đô Miền Nam Việt Nam và người ta hỏi anh :
- Anh thấy đường phố hay đại lộ có thay đổi gì không? Có thêm nhà cửa hay dinh thự mới không ? Anh bạn Tiến nầy nhận là mình biết rất rõ khu vực phi trường.
Anh đòi phải cho anh gặp cha anh. Tại bệnh viện nơi cha anh đang làm việc, Tiến nói là anh có thể chết và anh muốn cha anh phải báo cho mẹ anh biết nếu.....
- " Tôi được đưa đi công tác trong khuôn khổ của chiến dịch Hồ chí Minh."
Người sĩ quan đi theo anh, trách nhẹ:
- " Ngay với cha anh, anh cũng không cần phải nói anh sẽ làm gì .."
Trong suốt bốn ngày liền, anh Tiến xem kỹ lại các đường phố Sài Gòn trên các bản đồ không mấy tốt và cho ý kiến về địa hình của thành phố. Người ta trao cho anh một bộ quân phục không cổ lỗ lắm. Không phải của lính mà cũng không phải của sĩ quan. Anh Tiến nầy không ưa thích gì các hoạt động quân sự , nhưng anh cũng hiểu là anh sẽ là một trinh sát. Anh nôn nóng với ý nghỉ là sẽ được gặp lại Miền Nam .
Không còn phim ảnh gì nữa, không còn màn hát nào nữa - nhưng trong thời gian bao lâu đây ? Thủ đô Hà Nội đang có trình diễn 3 vở tuồng . Tất cả đều nhằm vào Miền Nam Việt Nam : Lưỡi gươm và Biển cả, Dân chúng quanh thủ đô, và Tiếng hát của Tình Yêu. Và đây là tóm lược của vở tuồng thứ ba : Một sĩ quan Mỹ Ngụy đang thù ghét chiến tranh, đào ngũ để đi lánh nạn trong một vùng xa xôi ngoài bờ biển. Anh muốn trốn chạy trong tình yêu, nhưng cảnh sát và điệp viên không để cho anh yên. Cuối cùng anh chọn đúng con dường: Anh cùng nhân dân nổi dậy và đi ra trận, vừa đi vừa hát : "Anh em ơi Hãy đứng lên và tiến lên...".
Ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam tất cả đều hướng về cuộc chiến ở Nam Bộ, từ quân đội, đến thợ thuyền trong hảng xưởng và nông dân các hợp tác xã , từ nhà văn đến người nghệ sĩ. Trong cái xã hội "xã hội chủ nghĩa" chuyện không mấy thực tế chút nào, đó là người dân Miền Bắc phải là những người tiên phong.
Một chiếc xe buýt đưa anh Tiến cùng với 17 người khác chạy qua cầu Paul Doumer để ra phi trường Gia Lâm. Tại đây toán người đặc biệt nầy có các sĩ quan vây quanh được nhà thơ Tố Hữu, thi sĩ chánh thức của chế độ và Ủy viên trung ương của đảng tiếp đón và chào mừng. Cũng như các tuớng lãnh tài ba, các nhà văn nhà thơ trác tuyệt được đưa vào guồng máy , ở đó người ta trở nên quan trọng vì người ta biết tự hội nhập với đảng. Với một giọng nói quan trọng, cảm động và đầy tình cảm ,Tố Hữu nói với nhóm trẻ :
- " Nhiệm vụ của các bạn rất quan trọng. Chúc các bạn may mắn ..!"
Các người chụp ảnh chụp lia lịa. Tiến nghĩ thầm " nếu mình chết, người ta sẽ cho đăng hình mình lên, hình của một vị anh hùng !".
Người ta đã trao cho anh một khẩu súng lục. Bây giờ anh lại được trao thêm cho một khẩu AK. 47 nữa.. Trong cả hai khẩu súng anh không biết xử dụng khẩu nào hết. Toán những người trẻ của anh Tiến với một số nhân vật của Chánh Phủ lớn tuổi, trầm lặng, cùng lên chiếc phi cơ C.119, một chiếc phi cơ cũ của Miền Nam Việt Nam . Đến khi trời sụp tối chiếc phi cơ mới cất cánh. Không ai nói với ai một câu nào, thời gian trôi qua.. phi cơ đáp xuống một phi trường nào đó. Các hành khách đều bước xuống. Tiến nghĩ rằng có lẻ đây là Cao Nguyên vì anh thấy đất ở đây màu đỏ. Người ta cũng không nói gì với anh.
Anh lại tiếp tục lên đường bằng ô tô, cũng không hỏi gì cả. Người ta cũng không cho anh biết tin tức gì thêm. Anh chỉ biết là anh đang đi về Miền Nam . Chuyến đi nầy vui hơn là chuyến anh đi ra Miền Bắc, một chuyến đi thật là dài trên con đường mòn Hồ chí Minh. Lúc đó anh đang lên cơn sốt của bịnh rét rừng mà mỗi ngày phải đi 10 tiếng đồng hồ. Trong suốt 3 tháng như vậy. Đi trong cánh rừng anh buồn nhớ Sài Gòn . Anh nhớ lại một vài hình ảnh cũ , tấm biểu ngữ ở trạm 94 :"Ở đây ranh giới cuối cùng của MTGP, trước mặt là bắt đầu thuộc Miền Bắc , đường 559 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam"....
Có thể anh sẽ thấy lại được Sài Gòn . Người ta vẫn im lặng, không nói gì với anh hết. Gần như anh di dạo mát trên xe ô tô, bằng xe cam nhông, rồi lại bằng ô tô nữa, thích thú thật. Tiến nghe người ta nói về các tỉnh, các thành phố của Miền Nam bị Bắc Việt chiếm.
Cuối cùng anh đến Bộ Tham Mưu ở Lộc Ninh, Có nhiều sĩ quan và bộ đội, nhiều cột ăn ten trên các nóc nhà tranh và trên chiến xa. Anh được cho vào một lều vải để ngủ. Người ta đối đãi anh như một cán bộ không có cấp bậc. Anh không có quyền nói chuyện với một anh bộ đội nào. Anh chờ đợi ở đây nhiều ngày, Và anh có dịp quan sát những chiên xa T.54 được nghi trang dưới các lùm cây và vài chiến xa M.48 của Miền Nam vẫn còn tốt.
Một buỗi sáng nào đó , anh thấy Lê đức Thọ cùng đi với một trong những người anh của mình, tướng Đinh đức Thiên.
Anh Tiến lại được lên xe ô tô. Sau vài tiếng đồng hồ lúc thì chạy theo đường mòn, lúc thì chạy trên đường tráng nhựa, anh đến một căn cứ cũ của Miền Nam Việt Nam ở một bìa rừng.
Cách Hà Nội 30 cây số, trong xã Thiên Đồng, ông Ba, thợ mộc, trò chuyện với dân. Ông Ba không giống anh bạn trẻ tên Tiến mà cũng không giống nông dân ở đây. Ông không tin những tin tức qua hệ thống phóng thanh mà xã đã trực tiếp truyền lại từ đài phát thanh Hà Nội. Ông Ba không thể tưởng tượng được là một quân đội hùng mạnh như quân lực của VNCH, có sự hỗ trợ của quân lực Hoa Kỳ mà lại có thể bị bại trận được. Theo ông Ba thì các sĩ quan của Miền Nam là "những trí thức am tường nghề của họ" Ông chỉ so sánh một cách giàn dị giữa người lính - nông dân của Miền Bắc với những người sĩ quan trí thức của Miền Nam . Ở Miền Bắc , các đại tá và tướng lãnh đều luống tuổi. Họ ở vào trạc tuổi trên 40 hay 50. Thường thường những người nầy thuộc giai cấp tiểu tư sản hay trung lưu, có khi là giáo sư như Võ nguyên Giáp, được gởi đi học các trường quân sự ở Liên Xô hay Trung Quốc, dĩ nhiên dù được huấn luyện quá cứng ngắt nhưng họ cũng có học thức hơn các sĩ quan ở Miền Nam phần đông là hạ sĩ quan thuộc quân đội Pháp. Ở Miền Nam cũng có nhiều đại tá trẻ khoảng 34 tuổi. Dù có lạm dụng quyền hành hay tham nhũng, nhưng trong quân đội của Miền Nam vẫn có dân chủ hơn quân đội của Miền Bắc.
Ông Ba là con người thích suy nghĩ. Ông không thích cộng sản . Nhưng ông phải im lặng và quan sát để mà sống, vì phải sống còn. Dù vậy nhưng ông Ba vẫn bị bối rối. Từ tháng giêng, trong xã đã có nhiều sự thay đổi. Cán bộ đi mộ phụ nữ tuổi 18. Người ta nói họ sẽ là nhân công đi sửa đường, đi tải vũ khí đạn dược. Dân chúng được lãnh thêm khẩu phần cho ngày Tết. Sau đó ít lâu cán bộ lại khuyên dân là phải tiết kiệm:
- " Các anh chị đều có con trai hay con gái đi ra trận địa. Nếu các anh chị muốn thấy họ trở về, thì mình phải chấp nhận hy sinh để giải phóng Miền Nam "
Ông Ba thấy là phần lớn các nông dân đều hãnh diện được đóng góp vào chiến thắng. Họ không biết sự khác biệt giữa quốc gia và cộng sản . Họ chỉ biết ghét người Mỹ vì Mỹ bỏ bom đất nước. Họ cũng ghét "ngụy" vì ngụy phục vụ cho người Mỹ. Ngoài chuyện đó ra cũng vẫn có một số người còn than phiền. Có nhiều người già nói :
- " Hồi trào Pháp, Việt Minh đã hứa là nếu không còn thực dân ở đây nữa thì sẽ không còn người dân nào nghèo"
Người Pháp đã rời khỏi đây trên 20 năm rồi mà người dân có khá gì hơn đâu ? Trong lúc các cán bộ của hợp tác xã thì sống thoải mái quá. Họ có nhà cao cửa rộng, có xe đạp. Nếu người dân có quyền nói thì họ sẽ nói là họ làm việc để nuôi cán bộ. Cán bộ thì lúc nào cũng kiên nhẫn giải thích là sau khi chiến tranh chấm dứt thì không có gì phải hạn chế nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa là họ có lý. Nông dân không nghĩ như ông Ba, là chánh quyền thổi phồng lên con số thành phố mà quân đội đã chiếm được ở Miền Nam . Hơn nữa, những người tới thăm thân nhân ở làng Thiên Đồng thuật lại là con của họ đang ở Ban mê Thuột , trong tỉnh Kontum gần Plei Ku. Chánh quyền tổ chức "kết nghĩa" các thành phố của Miền Bắc với các thành phố của Miền Nam : Tỉnh Hà Tây kết nghĩa với Đà Nẳng. Cán bộ đi tìm những người Miền Nam đã tập kết ra Miền Bắc sau Hiệp Định Genève năm 1954, nhất là những người thuộc ngành giáo dục . Chánh quyền giải thích là đang cần rất nhiều cán bộ ở Miền Nam .
Cộng đồng người Pháp ở Sài Gòn rất bình tĩnh và đang chuẩn bị chờ đón những thay đổi lớn. Ông Patrick Hays, một cựu sĩ quan hiện dịch không có chút nghi ngờ nào về một kết thúc quân sự . Muốn ra khỏi ngõ bí nầy Chánh Phủ của ông Thiệu phải tìm một giải pháp chánh trị . Tở Courrier d'Extrême Orient , một tờ báo tiếng Pháp phát hành ở Sài Gòn , nhờ trợ cấp của sứ quán và các công ty ở địa phương của Pháp, đã tỏ ra rất thận trọng trong vấn đề nầy. Bà Marie- George Sauvezon chủ nhiệm của tờ báo nầy vẫn tiếp tục đi quan sát bằng chiếc xe Citroen DS của bà, với tài xế mang găng tay trắng hẳn hòi. Phần đông người Pháp ở Sài Gòn đều có vẻ đồng ý với ông Hays.
Có chừng vài ngàn người Pháp ở Sài Gòn . Họ có tiệm ăn, khách sạn , hãng bảo kê...và đã sống ở đây lâu rồi. Những người hợp tác cũ đã qua rồi. Những người còn ở lại đây trong vòng 5, 3 năm nay là những người làm công hay làm chủ các công ty của Pháp như Michelin, sở Cao su Đất Đỏ, Hãng bia và Nước đá Đông Dương. Người ta nói chính xác là nhà máy và kho hàng của Hãng bia và nước đá ở Đà Nẳng đã bị dọn sạch và phá tan. Các hãng thuốc lá, các hãng xe Peugeot, Citroen, Renault, các ngân hàng Pháp Á, Pháp Hoa, các hãng tàu Chargeur Reunis và Messagerie maritimes cũng có nhiều người Pháp. Các chủ hãng bắt buộc phải xem lại tổ chức của mình để hướng về tương lai. Nếu cộng sản chiếm được Miền Nam thì số phận của các công ty xí nghiệp của người Pháp ở Miền Nam sẽ ra sao ? Chương trình của CPLTCHMN dự kiến một nền kinh tế hỗn hợp. Vậy bây giờ có nên cho phụ nữ và trẻ con về Pháp trước hay không ?
Đại sứ Pháp cho gọi ông Hays. Ông Jean Marie Mérillon có trách nhiệm đối với Pháp kiều. Các nhà trồng tỉa từ các tỉnh chạy về Sài Gòn , các nhà buôn và các linh mục cũng vậy. Phải dự trù một giải pháp để có thể tiếp tục giữa sự thất trận của Quân Lực VNCH và công tác vãn hồi trật tự của cộng sản Bắc Việt . Cái gì cũng có thể xảy ra hết, như ở Đà Nẵng vậy. Hãy tưởng tượng có những toán binh sĩ đào ngũ và cướp bóc, lang thang phá phách khắp Sài Gòn và nhắm vào các công ty xí nghiệp của người Pháp. Hãy tưởng tượng thành phố đầy máu lửa, chúng ta sẽ tập trung đồng bào người Pháp ở đâu đây ? Ở bệnh viện Grall ? hay ở trường Saint Exupéry ? Chúng ta sẽ mở những trung tâm nào để đón tiếp người Pháp của chúng ta ? Và còn phải giữ an ninh cho họ nữa ? Một vài hiến binh đến từ Pháp để tăng cường an ninh cho Tòa Đại sứ thì có là bao . Hơn nữa họ đâu có thể trực luôn trong 24 tiếng được. Chúng ta phải lo dự trữ một số đồ hộp và gạo, nước uống v.v..
Ông Hays là cựu trung úy của Trung đoàn Nhảy Dù của Pháp, ông ta có chịu bất thần đảm trách an ninh cho các trung tâm tiếp đón Pháp kiều hay không đây? Một ông Đại sứ không thể cho phép mình mướn một cảnh sát tư để lo việc nầy được ; còn ông Hays thì am hiểu tình hình và rảnh tay hơn . Anh ta tính với ông Mérillon là chỉ cần một nhóm nhỏ nào đó cũng có thể giữ không cho xảy ra ở Sài Gòn những màn thảm kịch như ở Đà Nẳng. Anh ta tập hợp được khoảng 15 người tin cậy như một số nhà trồng tỉa và giáo sư của trung tâm giáo khoa Pháp , những người đã từng qua một thời gian phục vụ trong quân đội , và nhất là người phụ tá của anh ta Michel Hamiaux, một người to con, bình tĩnh mà chỉ 27 tháng ở chiến trường Algérie cũng đã có được Bắc đẩu bội tinh. Bây giờ là nhu cầu cần phải có một số xe để bảo đảm cho vấn đề lưu thông được dễ dàng. Hays lấy 4 chiếc xe jeep của sở cao su, đem sơn trắng hết và cho gắn cờ Hồng thập tự. Vì dù trong bất cứ tình huống nào, các xe có cờ Hồng Thập Tự cũng lưu thông dễ dàng hơn những chiếc xe khác. Về vũ khí thì anh giải thích việc nầy cho một người bạn của anh là tướng Lê quang Lưỡng, sư đoàn trưởng sư đoàn Nhảy Dù, mà các đơn vị vừa rút về đóng ở Sài Gòn . Tướng Lưỡng thuận trao cho Hays tất cả những vũ khí đạn dược mà Hays đang cần. Với một nhóm nhỏ người lo về an ninh như vậy, Hays không bao giờ có ý định chống lại bộ đội Bắc Việt . Chỉ đơn thuần là "trong trường hợp lợi dụng tình trạng lộn xộn trong thành phố mà bọn người vô tổ chức không ai kiểm soát được tấn công vào các trung tâm tiếp cư của người Pháp", nếu được báo qua vô tuyến điện , thì Hays sẽ cùng đi với người của anh ta bằng xe jeep trắng, và sẽ đến giải quyết ngay tại chỗ một cách êm thấm, càng kín đáo càng tốt. Và như thế là ông Hays tổ chức luân phiên số người trong nhóm của anh đã lựa chọn. Và họ ở trong tư thế chờ đợi..... Tất cả những người Pháp ở Việt Nam , những người ngoại quốc ở Sài Gòn cũng như ở các nơi khác đều chờ đợi...
Người Việt Nam cũng vậy, họ còn nôn nóng hơn. Trong sân hay ngoài vườn của những ngôi biệt thự cho người Mỹ thuê, hành lý được chất thành đống, ngổn ngang đây đó va ly và cập xách tay của người Mỹ cũng như va ly bằng giấy bồi, bao hành lý bằng ni lông ràng buộc chặt chẽ kỹ lưỡng của nhân viên người Việt Nam .
Các cơ quan của sứ quán Hoa Kỳ lên danh sách những người tỵ nạn, khả năng tùy theo tiêu chuẩn khó khăn thì cắt bỏ bớt. Thông thường, về vấn đề dự liệu và chọn lựa thì người Mỹ hay lắm. Sứ quán không có soạn một danh sách chính, một kế hoạch di tản chính. Làm sao ấn định được tiêu chuẩn về ưu tiên ?
Đầu tiên chắc chắn là phải cho những người Việt Nam nào có nguy cơ bị giết hay phải bị bắt đi vào các trại tập trung tẩy não nếu cộng sản tới. Hầu hết tất cả những người đã làm việc cho các cơ quan của Hoa Kỳ và gia đình của họ. Một trăm ngàn, hay hai, ba trăm ngàn người cần phải di tản. Ở Sài Gòn và Hoa Thạnh Đốn người ta đưa ra con số là 1 triệu người .
Sau đó mới đến những người Việt Nam nào muốn làm việc lại ở Hoa Kỳ như kỹ sư, bác sĩ, kế toán... những người nói được tiếng Anh kha khá,
Cuối cùng các lãnh sự quán mới nói tới những người Việt Nam nào muốn rời khỏi Việt Nam .
Ở Việt Nam hình như đối với việc gì người ta cũng nghĩ là vẫn còn thì giờ. Nhưng bây giờ thì Lịch Sữ đang đi tới nhanh quá, hết sức nhanh !. Những người Việt Nam nào mong muốn được di tản đang bị bối rối. Họ quýnh lên nhưng lại nghĩ rằng tất cả không thể sụp đổ được dễ dàng. Suốt trong 30 năm chiến tranh, đất nước cũng đã có trải qua nhiều trận chiến và sau đó thì sóng vẫn lặng gió vẫn êm. Lần nầy chắc rồi đâu cũng lại vào đấy thôi, đất nước vẫn tồn tại.....
Người Mỹ cũng vậy, họ tự hỏi rồi ngập ngừng. Đối với họ chắc chắn là họ phải đi rồi, nếu cần. Đối vời một số lớn công chức của sứ quán hay những quân nhân có nhiều thời làm việc ở Việt Nam thì thời gian ở Việt Nam là thời gian quan trọng nhất cho nghề nghiệp của họ. Họ cũng không thể tưởng tượng có một sự sụp đổ nhanh chóng như vậy.
Họ đã như được gắn bó vớ đất nước nầy, một gắn bó sâu đậm với Việt Nam qua mùi vị của món ăn hay không khí của một vài con đường, một vài cảnh đẹp ở nông thôn, hay các cánh rừng thơ mộng ở Cao nguyên. Đất nuớc nầy có một cái gì nó vướng víu thật. Đối với những người Mỹ dù là mặc thường phục hay quân phục, đã có tuổi hay còn trẻ, trầm ngâm hay vui tính, với một anh Frank Snepp có lương tâm mà không kiên nhẫn, hay với một anh Homer Smith nổi bật hay chán đời, với những người Mỹ đã có bạn bè người Việt Nam hay đôi khi có vợ hay nhân tình người Việt ... thì đất nước Việt Nam nầy tuy xa lạ nhưng rất quen thuộc và thủ đô Sài Gòn nầy dù hấp dẫn hay đáng ghét cũng đều trở thành ranh giới của tuổi trẻ hay chân trời của lứa tuổi về chiều.. Những quân nhân Mỹ bị động viên , qua đây phục vụ một năm sau đó thì họ có thể quên nước Việt Nam. Nhưng những người sĩ quan hiện dịch thì không, những nhân viên ngoại giao cũng không. Khi họ được trở về Hoa Kỳ thì Huế, Đà Nẳng hay Sài Gòn , những nơi nầy lúc nào cũng được gợi lên trong trí của họ.
Lịch Sử qua rất nhanh. Địch quân không còn mang tên cũ nữa. Trước đây không đầy 2 năm, người ta gọi họ là Việt Cộng, là VC (đọc là Vi Ci), (1) dù cho đó là những người đến từ Miền Bắc. Mặc dầu biết họ là quá tàn ác, nhưng với sự khát máu đó của họ, báo chí ngoại quốc quá dè dặt hay thận trọng giữ im lặng không dám nói tới như đối với một vài "án mạng" của binh sĩ Miền Nam hay của người Mỹ. Quân nhân và các nhà ngoại giao tức điên lên. vì người ta không nương tay làm ồn lên khi viết về sự kiện làng Mỹ Lai bị đốt. Báo chí ngoại quốc moi móc hết, trừ những gi đã xảy ra ở các vùng của Việt Cộng.
Các nhà báo đi theo các cuộc hành quân thường gặp quân nhân Mỹ hay của Miền Nam tử trận và thấy rõ ràng thân thể của những quân nhân nầy đã bị Việt Cộng dày xé, cắt, thiến,... tàn tệ..nhưng phóng viên chỉ biết nhìn và chỉ biết nêu lên những chuyện hãi hùng trong cuộc chiến về phía người Miền Nam hay của người Mỹ mà thôi. Thức sớm hay ngủ muộn, các phóng viên cứ mô tả những cuộc dội bom hay những chuyến khai quang tận đâu đâu. Có ai mà tường thuật những chuyện cộng sản bắt đem đi hành quyết các chủ tịch xã, hay trưởng ấp đã xảy ra ngay trước mặt mình ? Từ năm 1957 đến 1973, đã có hơn 36 ngàn vụ ám sát và hơn 58 ngàn vụ bắt người mang đi hành quyết .
Những chuyện đó coi như trong dĩ vãng. Tại Sài Gòn bây giờ, người ta không còn nói Việt Cộng nữa, mà nói đến 10 hay 15 sư đoàn quân chánh quy của Miền Bắc ở ngay tại chiến trường Miền Nam Việt Nam và không còn ai tính tới MTGPMN và CPLTCHMN nữa... Hay đó là 20 sư đoàn chánh quy Bắc Việt ? Thật là một sự thân mật quá ám muội với Việt Cộng. Có một số không ít Việt Cộng đã về chiêu hồi với Chánh Phủ VNCH. Con số lên đến hai trăm ngàn, có thể người ta cũng phải lo di tản họ nữa.
Bộ đội Bắc Việt cứ tiến tới, ngay như khi họ bắt tù binh cũng không ai biết , vì có ai nắm bắt họ được đâu, chuyện đó coi như quá trừu tượng, và họ có quyền của kẻ chiến thắng. Trong nhiều năm nay, người Mỹ ở Sài Gòn, Pleiku, Huế, Đà Nẳng, Cần Thơ, Mỹ Tho hay Tây Ninh, ở ngay tỉnh lỵ hay quận lỵ, đều có sống qua những đợt tấn công và phản công. Nguời ta mất đi rồi chiếm lại rồi lại mất đi một ấp, một đồn điền, một ngọn đồi, một thung lũng hay một vùng rừng núi vô bổ nào đó... thì chỉ là để ghi nhận những biến cố thôi. người ta chơi trò hú tim với một kẻ địch quá quắt. Không ai thật sự thắng họ. Cuộc chiến rồi cũng được ổn định trở lại hay chỉ còn những dấu vết, thường rất khó hiểu được đối với người Mỹ. Và cuộc tấn công hồi Tết Mậu Thân là như vậy đó: làm thế nào mà một sự thảm bại về mặt quân sự của cộng sản lại có thể biến thành một chiến thắng phi thường về mặt chánh trị trên bình diện quốc tế ? Những người Mỹ chứng kiến điều nầy vẫn còn thắc mắc mãi...
Thời kỳ qua vẫn còn đó, đầy đủ: Có cả tỉnh, thành phố mà người ta tưởng là không thể tái chiếm lại được đã được chiếm lại. Nhưng Đà Nẵng , Huế đang nằm trong tay Bắc Việt , người Mỹ và cả người Việt Nam ở Sài Gòn đều biết là lần nầy hai thành phố nầy không thể tái chiếm lại được . Chuyện không tuởng tượng được nó đã tới, người ta đã đến một điểm tận cùng không thể trở lui lại được nữa rồi !
Người ta không thể đo lường được mức độ sợ hãi của người dân Việt Nam . Người ta không thể thiết lập được một bản thống kê về lòng mong muốn được đi khỏi đất nước, muốn chạy khỏi thì đúng hơn, của người dân Việt Nam . Thế nhưng một điềm chỉ viên đánh giá được sự lo sợ đó bằng hối xuất chợ đen của đồng Mỹ kim ở Sài Gòn , một sự đánh giá không ai bác bỏ được. Ngày 29 tháng 3, một tấm giấy bạc 100 mỹ kim được đổi với giá là 5000 đồng, bốn ngày trước người ta còn kỳ kèo 4000 đồng. Nỗi lo sợ cũng được ghi nhận ở giá vàng đang tăng vọt lên. Ai cũng đoán được ý định của những chuyện mua bán nầy: người nào tìm mua mỹ kim là người đó có ý chuẩn bị bỏ nước ra đi. người nào tìm mua vàng là người đó cẩn thận tính toán chuyện bị kẹt phải ở lại.
Thứ hai lễ Phục Sinh ở Đà Lạt, những giáo sư cuối cùng của Viện Đại Học còn ở lại cũng đang sửa soạn để rời khỏi thành phố. Đêm hôm qua, trận chiến đã xảy ra ở cách đây khoảng 60 cây số, gần đồn điền trồng trà . Người ta thuật lại là có một linh mục người Pháp đã bị gãy chân vì một mảnh đạn pháo binh. Một bác sĩ Bắc Việt đã mổ cho ông ta mà không có gây mê, vì Bắc Việt không có đủ phương tiện như ở Miền Nam .
Muốn đi đến Sài Gòn thì phải đi qua ngã Phan Rang vì đường Đà Lạt Sài Gòn đã bị cắt đứt rồi. Linh mục Jean Mais dùng chiếc xe Citroen 2 ngựa của ông để chở các giáo sư và một đứa trẻ mồ côi 18 tuổi, người Việt Nam mà ông đang bảo trợ. Linh mục chạy về hướng đèo Ngoạn Mục. Qua khỏi nhà máy điện lực ông bắt gặp đoàn người di tản, trên những chiếc xe Peugeot 203 cũ kỹ với hàng chục người trên xe, những chiếc mô tô Honda chở cả gia đình với nồi niêu xon chảo và mền chiếu của họ. Bên vệ đường có vài binh sĩ đang gạ bán một tấm da cọp vừa mới chết vì đạp phải mìn. Tấm da cọp thì quý thật vì khó mà gập được nhưng không ai muốn dừng xe lại hết. Sau khi cho các giáo sư xuống Phan Rang, linh mục đi dọc theo bờ biển, ngược đường với làn sóng người tỵ nạn, để đến Nha Trang xem tin tức về những linh mục khác.
Tại Nha Trang, các linh mục đang do dự. Có một số chiều nay sẽ đi Sài Gòn còn những người khác thì nghĩ rằng họ không nên bỏ con chiên trong giáo khu của họ. Linh mục Bianchetti cắm trại ngay trong thành phố với một số đồng bào Thượng đến từ một làng trong vùng Ban mê Thuột .
Trên đường thấy có vài ngàn người chạy loạn. Nếu chiến trận không bắt buộc họ phải chạy thì một số nông dân sẽ ở lại. Đã từ mấy đời rồi, họ vẫn ở đây, gần mồ mả của tổ tiên họ. Đối với hằng triệu người còn trẻ, họ không tưởng tượng được là họ phải rời bỏ làng mạc của họ, rời bỏ lũy tre xanh của họ... nhưng họ phải bỏ chạy mà thôi... vì cộng sản đến.
Về đêm, khi trở lại Phan Rang, linh mục Mais và người con nuôi của ông ta ghé lại giáo đường Krong Pha. Có những luồng gió thổi trong thung lũng tối đen. Vào khoảng nửa đêm linh mục ngủ không được nên ra khỏi giáo đường để hóng mát. Thình lình ông thấy hàng trăm ánh đèn xe từ trên đèo Ngoạn Mục. Một đoàn xe đang đi tới : binh sĩ trú phòng của Đà Lạt, các sinh viên sĩ quan, sĩ quan , lực lượng Bảo An và gia đình của họ. Một chiếc xe Jeep ngừng lại. Đại tá Chỉ huy trưởng trường Chiến Tranh Chánh trị bước xuống, bắt tay linh mục và nói:
- " Chúng tôi được lệnh phải rời bỏ Đà Lạt."
Một sĩ quan khác tiếp lời :
- " Chúng tôi cố gắng về điểm tập trung ở Phan Rang."
Cũng giống như luận điệu của đài phát thanh và báo chí, ai cũng nói tới chuyện "điểm tập trung", hay chyện "thu hẹp tuyến phòng thủ ', toàn là sáo ngữ không sao che dấu nổi một thảm bại hình như không thể đảo ngược được .
Linh mục đi vào ngủ. Sáng hôm sau, một ủy ban an ninh cộng sản đã được thành lập trong làng . Có cả người cựu chỉ huy lực lượng phòng vệ ở đó. Các công nhân của nhà máy điện lực đã mang băng tay đỏ trên cánh tay. Linh mục lại lên đường. Ngay ở đèo Ngoạn Mục, nhân viên của một ủy ban khác xét giấy tờ của linh mục. Một cuộc dằng dai...Nhờ một phụ tá của Viện Khoa học đi tới, ông nầy biết linh mục nên linh mục mới được phép tiếp tục lên đường.
Ở Đà Lạt, các hàng quán đã đóng cửa hết, chung quanh bờ hồ vắng tanh. Trong chợ, trái cây, rau cải, thịt cá .. đang bắt đầu thối... đặc biệt bấp cải đã nặng mùi. Thư viện của Hội Thánh đã có cướp vào dọn sạch các kệ sách, đập nát tủ lạnh, phá toang tủ sắt dĩ nhiên không còn gì từ trước rồi... Linh mục thu nhặt vài cuốn sách rơi rớt. Trong thành phố, linh mục gặp người phụ tá dạy Pháp ngữ của ông. Với một số bạn trẻ ông Ngữ đang rửa chợ. Ông ta nói :
- " Chúng tôi đang đợi họ. Tất cả đều tốt, nhưng thành phố phải sạch sẽ ...
Ở viện đại học linh mục gặp ông trưởng khoa văn chương, ông Nguyễn khắc Dưỡng, giáo sư triết học. Anh của ông nầy là Nguyễn khắc Viện, là Giám đốc chương trình phát thanh ngoại ngữ ở Hà Nội, là một nhân vật mà tất cả người Pháp ghé qua thủ đô Bắc Việt đều gặp ông ta. Trong hai anh em một người thì theo Mác Xít và chọn Miền Bắc , một người theo Ki Tô giáo ở Miền Nam .
Ông giáo sư triết nói với linh mục:
- " Miền Nam Việt Nam quá tham nhũng, giờ thì họ phải sống với sự trừng phạt !"
Theo ông giáo sư nầy, cộng sản sẽ mang theo ngọn lửa tẩy uế. Mặc dầu ông biết là cộng sản Bắc Việt tàn ác, họ đã hành quyết cha ông vào năm 1956 , nhưng ông không muốn đi với những người mà ông cho là hèn nhát.
Linh mục cũng không đi. Là người của Hội Thánh, linh mục hy vọng sẽ làm việc lại nếu người ta cho viện đại học mở cửa lại. Ông nghĩ là Đà Lạt coi như đã xong rồi !
Tuy nhiên chuyện Miền Nam Việt Nam ngăn chận người Miền Bắc không thể không xảy ra được .
Trong lúc đó tại Sài Gòn, nhà văn Duyên Anh hỏi đi hỏi lại là mình có nên đi hay không ? người Mỹ loan báo là sẽ có một cuộc "tắm máu" nếu cộng sản Miền Bắc chiếm được Miền Nam. Đích thân Tổng Thống Ford hình như đã đòi hỏi người ta phải dự trù di tản các nhà báo và các nhà văn. Không có vấn đề loan tin hay viết lách gì nữa, lại càng không có vấn đề tiếp tục viết tiểu thuyết bây giờ nữa. Ra ngoại quốc nhà văn có thể viết được chăng ? và có độc giả hay không ? Ông ta nghĩ là một nghệ nhân cần có quần chúng. Và quần chúng của quốc gia ông. Ông Duyên Anh đã viết quá nhiều bài chống cộng. Nếu cộng sản tới ông ta có thể bị hành quyết. Ông đang nghĩ về lòng can đảm của một anh Paternak hay một anh Soljenitsyne. Hai ông nầy sợ không trở về nhà được nên đã từ chối không đi Thụy Điển để nhận giải thưởng Nobel của họ. Nhà văn Duyên Anh đã có ghi tên vào danh sách di tản của Sở Thông Tin Hoa Kỳ ở đường Lê quý Đôn. Dĩ nhiên ông cũng có ghi tên của người vợ và 3 đứa con của ông.
Sự việc một số tỉnh và thành phố đã rơi vào tay của Bắc Việt đã không làm cho kỹ sư Văn nao núng. Mặc kệ lãnh thổ có bị mất đi cũng không sao. Điều quan trọng là con số tử vong của cả hai bên !. Kỹ sư Văn luôn luôn nghĩ rằng người ta không thể không tiến tới được một giải pháp chánh trị. Ông nói rõ quan điểm của ông ở ngay Bộ Công Chánh, mọi người đều tán thành. Có phải vì họ nể nang chức tước của ông hay không ? Ở các sở khác, có một số công chức đã không còn im lặng được nữa, Họ lớn tiếng phàn nàn rằng người ta không nên và thể nói chuyện vời cộng sản được đâu.
Với sự trợ giúp của 9 vị Thượng Tọa và lối 20 Tăng Ni của chùa Quan thế Âm, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đang coi sóc một số khoảng 60 người dân tỵ nạn, thuộc các gia đình Phật tử phần lớn ở một tỉnh gần Ban mê Thuột . Những người nầy chiếm hết các phòng công cộng trong chùa. Các bà thì bận bịu luôn với công việc ở nhà bếp, trẻ con thì đang khóc la rên rỉ. Các máy thâu thanh lúc nào cũng ồn ào làm cho chùa không còn được yên tĩnh . Các tăng ni thì gặp khó khăn với các phòng vệ sinh cá nhân đang bị tắt nghẽn. Nhờ quỹ cúng dường của tín đồ, các Thầy mới nuôi được số dân tỵ nạn nầy. Lúc nào họ cũng than thở không biết ruộng vườn nhà cửa và thân nhân thất lạc của họ đã ra sao rồi. Đây là những người dân chất phác , họ không cần biết tới diễn biến của tình hình chánh trị mà chỉ nghĩ tới việc trở về làng mạc của họ mà thôi.
Một ông sư trẻ đang theo dõi thời sự. Hai người anh của ông là sĩ quan trong QLVNCH, họ có thể sẽ bị trả thù khi bộ đội Bắc Việt chiếm được phần đất nầy chăng ? Bọn cộng sản là những người vô thần, nghe nói là họ sẽ buộc những sư sải phải thi hành nghĩa vụ quân sự . Ở Miền Bắc người ta nói cộng sản bắt những người mới vào tu phải đi nhập ngũ nên phần đông sư sải ở ngoài đó đều là những người lớn tuổi. Chuyện đó không ngăn cản được những người lãnh đạo cộng sản như Thủ Tướng Phạm văn Đồng đã từng tuyên bố với những khách ngoại quốc rằng : " Chúng tôi là Phật Tử theo nghĩa của chúng tôi ". Trong vùng chiếm đóng của CPLTMN cũng vậy, các sư sãi đều là những người già.
Các Thầy vừa lo giúp đỡ những người dân tỵ nạn, vừa lo nghĩ đến số phận của chính mình, kín đáo trong lớp áo tràng và trong những lời cầu nguyện . Rất bình tĩnh họ nhìn diển tiến của tình hình. "Sự Nam tiến của người Miền Bắc có lẽ là một nghiệp báo mà chúng ta phải trả cho hành động của ta thuở trước chăng ?" nhà sư trẻ nghỉ thầm như vậy.
Bố mẹ ông khuyên ông nên ra đi. Một trong những người anh rể của ông là một trung tá Không quân đã có xác nhận với ông là các sĩ quan cao cấp có quyền mang theo gia đình của mình. Nhưng ông sư trẻ nầy từ chối. Ông nghĩ là ông không thể tránh được cái nghiệp báo của ông, ông phải chấp nhận những đau khổ sấp tới. Và sau đó là ông không còn lo lắng gì nữa. Bố mẹ ông cũng ở lại, không đi. Họ chờ người con trai của họ trở về, anh nầy là một thiếu úy phòng nhì thuộc sư đoàn bộ binh đang chiến đấu phòng thủ thành phố Xuân Lộc ở phía Tây của Sài Gòn .
Các tàu chở xăng dầu không đi theo Sông Sài Gòn để đến Tân Cảng gần xa lộ Biên Hòa được nữa, làm cho xăng trở nên khan hiếm . Ở các trạm xăng, người ta phải xếp hàng dài....
Có hàng ngàn tin đồn khắp nơi trong thủ đô như:
- Chắc chắn là địch quân sẽ tiến hành một sự phân chia đất nước ra nữa: đã có 2 nước Việt Nam rồi chắc sẽ có một Việt Nam thứ ba nữa đây ! Cộng sản Bắc Việt sẽ giữ nguyên vẹn phân lãnh thổ của họ từ biên giới Trung Quốc đến vĩ tuyến 17. Những người kháng chiến ơ Miền Nam đã từng tập kết ra Miền Bắc sẽ nắm giữ phần đất nằm giữa vĩ tuyến 17 và vĩ tuyến 13, đó là một nước Việt Nam thứ hai. Còn nước Việt Nam thứ ba, từ vĩ tuyến 13 đến mủi Ca Mau thì sẽ có một Chánh Phủ với 2 thành phần, một là quốc gia và một là cộng sản.
- Người ta còn phao tin chắc chắn là người Mỹ , nhất là nhân viên của CIA, đã khyên các tướng tá và công chức cao cấp nên đi. Hình như người Mỹ đã bắt buộc hàng quân nhân có chức vụ cao phải lên trực thăng. Chính những quân nhân nầy muốn ở lại lo phòng thủ Kontum, Plei Ku, Huế, Đà Nẵng.
- Chánh Phủ Hoa Kỳ có nhiều dự án khác. Người ta có thể ở lại Sài Gòn, và người ta bị ám ảnh về ý nghĩ nầy. Các nhà trồng tỉa người Pháp tiên liệu là quyền lợi của họ sẽ được cứu vãn. Người ta mong muốn, người ta sẽ được , phải ở lại Sài Gòn.
Tổng Thống Thiệu giải thích trên đài truyền hình : "người Mỹ không muốn bán vũ khí cho chúng ta nữa, chúng ta phải tiết kiệm từng viên đạn." Đôi lúc ông tâm tình thật sự qua những câu : Trên chiến trường làm sao chúng ta có thể ôm bọn cộng sản để mà cắn họ được ?"
Người ta đua nhau gợi lên tất cả những giải pháp khả thi, bất khả thi, và có thể xảy ra:... Nếu ông Thiệu từ chức... Ai sẽ thay thế ông đây ? ông Phó Tổng Thống? ông Thủ Tướng hay ông Bảo Đại ? Vị cựu hoàng đế nầy ở bên cạnh người Pháp, có thể người Pháp sẽ can thiệp với cộng sản Bắc Việt ....
Đây là những ghi nhận của ông Patrick Hays :
" 1.- Tình hình: Khó mà biết chính xác được việc gì sẽ xảy ra, bởi vì lần nầy mọi việc đều đi quá nhanh, và những người có trách nhiệm đối thoại lại không thấy xuất hiện. Mặt khác, trong bầu không khi hỗn loạn nầy có quá nhiều tin đồn khắp nơi không thuận lợi cho việc nghiên cứu tình hình một cách bình tĩnh được . Dù sao tôi cũng mong rằng chúng ta đang nằm ở một nấc thang được giả dụ là những kế hoạch lạc quan nhất của Bộ Tham Mưu Bắc Việt trong giai đoạn tấn công của họ đã đạt được rồi hay đã vượt đi quá xa rồi, và quân nhu của họ bắt buộc phải chạy theo. Như vậy có thể chúng ta sẽ có được thời gian để tìm được biện pháp an toàn cho nhân viên và tài sản của chúng ta . ....
2.- Việc gì sẽ đến bây giờ đây ? Tương quan lực lượng mới đã quá rõ rệt để không còn nghi ngờ gì nữa về một kết thúc chung cuộc quân sự. Ngay như những người nào có quyết tâm ở lại chiến đấu cho Sài Gòn , chắc phải cần một De Lattre hay phải có một thánh nữ Geneviève.....
Ông Hays nghĩ tới một sự ra đi của Tổng Thống Thiệu, nhưng ông không tin vì biết rõ bản chất của ông Thiệu. Một giả thuyết lạc quan :
- " Bắc Việt không tim cách chiếm Sài Gòn trước cuộc bầu cử Tổng Thống vào tháng 9.. ông Thiệu sẽ không còn đại diện nữa. Sau đó, chánh quyền "phải thi hành Hiệp Định Paris" , v.v....
3.- Thái độ phải có : Tôi thấy ngã về ý kiến là quân cộng sản Bắc Việt sẽ vào Sài Gòn . (cơ may có được một phép lạ ngay ở Miền Nam tối đa chỉ vào khoản 5 %) Câu hỏi được đặt ra là làm sao biết được lúc nào và nhất là bằng cách nào ? Tôi mong rằng chúng ta còn có đủ thời gian vì lý do tiếp vận và cũng có thể là vì lý do chánh trị của phía Bắc Việt .....
"Ở nhà máy, người ta vẫn làm việc bình thường. Nhưng tôi tiên liệu (trên giấy trắng mực đen lúc nầy) các toán lo về an ninh với những nhân viên có trách nhiệm trong trường hợp mà công việc bắt buộc phải bị đình chỉ....
"Sài Gòn vẫn yên tĩnh"....
Những người đang trương cờ gióng trống tiến hành cuộc xăm lăng đó là ai ?
Đó là những anh bộ đội Bắc Việt , những người dân Miền Bắc những người lính dẻo dai, dản dị, bền bĩ, can đảm, lúc nào cũng giữ mình trong kỹ luật sắt. Họ từ Miền Bắc vào , không mang theo gia đình vợ con. Tuổi của họ vào khoảng từ 16 đến 35. Vì các tổn thất nặng trong những năm gần đây nên người ta thấy có nhiều khoảng cách lớn giữa các lớp tuổi trong quân đội Bắc Việt .
Người lính VHCH thì nặng nề lỉnh kỉnh quá. Trong lúc người lính Bắc Việt chỉ ưu tiên mang theo đạn dược. Họ được qua một khóa huấn luyện căn bản 18 tháng. Người ta chỉ biết là họ bằng lòng với sự tối thiểu: vì họ đã quá quen với sự tối thiểu đó ở Miền Bắc rồi . Khẩu phần hằng ngày của họ chỉ có 600 hay 700 gram gạo, bánh lạt làm bằng đậu, đôi khi có được 50 gram cá khô hay thịt hộp của Trung Cộng, họa hoằn lắm mới được ăn gà. Thuốc lá thì là một đặc ân khi nào có thuốc về chớ không phải đương nhiên mà có. Sĩ quan - thường không đeo quân hàm- cũng có khẩu phần như vậy suốt thời gian chiến dịch cũng như khi ra mặt trận. Nhưng ở Miền Bắc các cán bộ đảng (dân chính) đều có những đặc ân theo từng cấp về nhà ở, về lương thực, và thuốc lá thì được thường xuyên. Họ biết và chấp nhận như vậy, coi như một định mệnh. Trong hàng ngũ quân đội không có một đặc quyền đặc lợi nào về vật chất, tất cả đều hoàn toàn mất hết khi bộ đội vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 hay đến Miền Nam bằng đường mòn Hồ chí Minh. Dĩ nhiên là tướng Văn tiến Dũng không khi nào thiếu thuốc lá.
Ngày trước người lính Bắc Việt phải đi bộ theo đường mòn Hồ chí Minh nầy để vào Miền Nam và họ biết là có rất ít cơ may để trở về cũng bằng con đường nầy trong vòng 2 hay 3 năm. Trường hợp bị thương nặng thì không bao giờ hy vọng được sống sót, trong khi người lính chiến VNCH khi bị thương thì hy vọng được tản thương bằng trực thăng.
Bây giờ thì những tân binh của Bắc Việt ước đoán là chiến tranh sẽ chấm dứt. Trước kia thì họ phải đi bộ, mỗi ngày được chừng 30 hay 40 cây số, ngày nay thì họ được di chuyễn bằng ô tô.
Tất cả những người nầy không bao giờ biết được tình hình cuộc chiến và sự tuyên truyền của đảng. Ngay như ở đẳng cấp sĩ quan, họ bị nhồi nhét ý thức hệ, dù thật là đơn giản. Trong thời gian tiến hành chiến dịch năm 1975 nầy, các chánh trị viên đơn vị không có thì giờ để giảng huấn. Trong thời gian ở cấp tiểu học và trung học và trong suốt khóa huấn luyện quân sự, hầu hết các binh sĩ đều được nhồi nhét vào đầu một vài nguyên tắc sơ đẳng:
- " Nước Việt Nam phải được thống nhất;
- " đồng bào Miền Nam rất nghèo khổ và bị áp bức;
- " Họ đang chờ chúng ta vào giải phóng họ."
Người lính Bắc Việt không đòi hỏi mà cũng không tự hỏi về quyền lợi mà họ phải có được hay không có được khi trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn hay sư đoàn của họ phải đi vào Miền Nam . Tất cả đều là người Việt Nam , dù giọng nói có khác nhau. Là lính của chiến xa, họ không tự hỏi xem chiến xa của họ chạy bằng gì, tại sao trên pháo tháp lại có cây cờ xanh và đỏ của CPLTCHMN chớ không phải lá cờ đỏ sao vàng của nước cộng hòa dân chủ Việt Nam ? Nhất là sau khi chiếm được Ban mê Thuột , hầu hết các bộ đội Miền Bắc , phần lớn là nông dân chất phác, đều thấy ngày chấm dứt đời quân ngủ trong tầm tay. Tất cả đều mong muốn có được "hòa bình", muốn đạt được hòa bình tất nhiên phải chấm dứt chiến tranh. Đâu có cần gì đến các chánh trị viên mới có thể giải thích việc đó cho họ ?
Chánh trị viên có một nhiệm vụ không quan trọng lắm như trước kia. Một phần vì có sự tranh cải giữa các chuyên viên và người theo ý thức hệ (chuyên và hồng), và thường ngã về phía nhóm quân nhân chuyên nghiệp.Trong đảng và trong các bộ tham mưu người ta cũng đã có cuộc thảo luận: trong việc huấn luyện binh sĩ, câu hỏi được đặt ra là ý thức hệ chánh trị và kỹ thuật quân sự môn nào ưu tiên hơn? Câu hỏi nầy có thể có một ý nghĩa nào đó cho các đơn vị nhỏ của kháng chiến quân không có vũ khí tối tân đang đương đầu với các đơn vị Hoa Kỳ hay của VNCH, những đơn vị được võ trang thật hùng hậu trong vùng đồng lầy của sông Cữu Long hay trong vùng rừng rậm ở biên giới CamBốt.
Khi người ta tiến hành một cuộc chiến tranh cổ điển, với những sư đoàn quy ước thì câu hỏi trên thật là vô nghĩa. Không có một trực giác Mác xít hay một loé sáng của ngôn ngữ nào có thể giúp hiểu được sự vận hành của một chiến xa T.54 hay của một Mig 21. Lãnh đạo Bắc Việt , đệ tử trung thành Lê Nin nít đôi khi cũng lo sợ rằng giới quân nhân của mình không nuốt nỗi cuộc cách mạng Việt Nam giiống như cuộc cách mạng Pháp hay nhiều cuộc cách mạng khác trên thế giới thứ ba. Đối với Chánh Trị Bộ Bắc Việt thì "đảng kiểm soát cây súng" . Ý chí cách mạng hay lương tâm chánh trị phải chăng là động lực của quân đội ? Đó là những chuyện phù phiếm rất tốt cho các đồng chí Trung Hoa. Người ta cố tránh những mâu thuẩn và căng thẳng giữa giới dân chính và giới quân nhân, hay tranh chấp giữa đảng và các Bộ Tham Mưu quân sự bằng cách đưa những quân nhân quan yếu vào Ban Lãnh đạo đảng. Tướng Giáp và tướng Dũng đều ở trong Ban Lãnh đạo. Họ đã biết rõ từ lâu là không thể phân chia quyền hành giữa người chỉ huy quân sự và chánh trị viên được, khi phải ;tiến hành cuộc chiến với những đại đơn vị. Trên lý thuyết thì vẫn có sự phân biệt, nhưng cũng nhẹ nhàng thôi khi thực hành.. Bây giờ thì các sĩ quan quyết định và chánh trị viên phải theo. Nhưng trên cao thì ngược lại vẫn có hai hệ thống kiểm soát, như Lê đức Thọ và Văn tiến Dũng hay Phạm Hùng và Trần văn Trà.
Anh bộ đội Bắc Việt diễn hành không hay trên đường phố của Hà Nội hay Hải Phòng; ở thủ đô Tel-Aviv người lính chiến Do Thái cũng vậy . Những người cộng sản Việt Nam đã học rất lâu trong cuộc chiến ở bưng biền. Trong hiện tại thì họ đã biết thế nào là chiến tranh quy ước, và họ đã có nhiều tiến bộ trong mọi lãnh vực. Chỉ có Không quân của họ là bị chậm trể mà thôi.Anh bộ đội Bắc Việt và anh kháng chiến quân được nỗi tiếng hay đi vào truyền thyết là vì đôi dép được gọi là dép cụ Hồ làm bằng lốp xe ô tô, và khẩu súng xung kích AK.47. Không phải đôi dép râu và cây súng AK đã đem lại chiến thắng cho họ, mà là những súng đại liên, những hỏa tiển SA-7 đã giúp che chở cho các phi cơ, các khẩu đại bác thường hoạt động với những dàn ra đa, toàn là chiến cụ tối tân.
Trong chiến tranh Tây ban Nha, Đức quốc xã và phát xít Ý đã có ý thử vũ khí đạn dược của họ để sửa soạn tiến hành Thế Chiến thứ hai. Ở Việt Nam Liên Xô cũng thử chiến cụ của họ - và nhất là các dụng cụ phòng chống phi cơ (DCA). Phải chăng họ muốn chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy ước ? một Thế Chiến thứ ba ? Họ thận trọng lắm, họ không có cung cấp cho cộng sản Việt Nam những dàn hỏa tiển loại mới nhất của họ. Họ không muốn các chiến cụ tối tân nầy rơi vào tay Miền Nam Việt Nam để rồi bị trao lại cho Hoa Kỳ . Những người lính Bắc Việt là những con vật thí nghiệm rất tốt giống như người Á Rập vậy.
Đây không phải là những đơn vị kháng chiến quân đang tiến hành cuộc tổng tấn công xăm lược với vũ khí thô sơ hay nhặt nhạnh được , mà là những quân đoàn chánh quy Bắc Việt . Ở Miền Nam Việt Nam đã có không ít người dân và cả binh sĩ nữa đã nói rằng "Cơm đã nằm trong miệng họ rồi. họ sẽ nhai và nuốt dễ dàng thôi"
Người Pháp gọi thành phố nầy là Tourane (Đà Nẵng). Sau Sài Gòn, Đà Nẵng là thành phố lớn thứ nhì ở Miền Nam . Cái tên của Đà Nẵng kêu như một tiếng chuông truy điệu ! Thành phố nầy có quá nhiều kỷ niệm quân sự và hy vọng cho người dân Sài Gòn, cho những người Việt quốc gia. Trên những bãi biển của Đà Nẵng mười năm trước, vì người ta thấy có 6.000 kháng chiến quân (việt cộng) ở gần căn cứ Không quân nên Tổng Thống Johnson đã quyết định đưa quân ồ ạt vào tham chiến ở Việt Nam . Bốn chục ngàn cố vấn Mỹ đã được nửa triệu quân thay thế, mà nhiệm vụ không còn hạn chế ở việc bảo vệ các căn cứ của Mỹ nữa.
Năm 1965, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ lội nước đổ bộ lên Đà Nẵng với nụ cười chiến thắng trên môi , với cờ xí kèn trống... Họ được cơ quan chiến tranh tâm lý đón tiếp với biểu ngữ, và các nữ sinh trẻ tặng hoa.
Không có một thành phố nào trên toàn Đông Dương, kể cả Sài Gòn , có nhiều dấu ấn của chiến tranh bằng Đà Nẵng . Là một trung tâm chiến lược, Đà Nẵng có 2 quân cảng, 3 sân bay có thể tiếp nhận hằng ngàn phi cơ và trực thăng. Vẻ thơ mộng của thành phố biến mất với các kho đạn dược và kho nhiên liệu, với các trại đóng quân, quân y viện... được dụng lên quá vô trật tự. Rồi phải có chỗ cho quân nhân giải trí. Trên cái hổn độn đó lại mọc thêm những câu lạc bộ, các rạp xi nê và ngoài châu vi quân đội lại còn có các quán rượu, các quán cơm, các nhà thổ...
Đà Nẵng có 600.000 dân. Cũng có một số dân tản cư tương đương như vậy đang cắm trại trong thành phố. Từng đoàn từng đợt nhập cư chậm chậm vào và chỉ trong có mấy ngày họ đã trở thành dân Đà Nẵng. Có một số người vào ở ngay trong cá trường học. Cũng may là không nhiều lắm, chỉ hơn trăm thôi. Lời hứa hôm nào của Thủ tướng không thấy được thi hành, Chánh Phủ không có đón tiếp ai hết. người dân tản cư tự lo và tự sấp xếp lấy cho họ với sự giúp đở của các cơ quan từ thiện. Người ta đem gạo và mền tới, nhưng không bao giờ đủ cho hằng nghìn người vừa già trẻ lớn bé đi bộ tới hoặc được các xe buýt cũ kỹ đổ xuống. Có một số binh sĩ thất trận chạy từ Huế về, từng toán nhỏ chen chút vào với dân tản cư. Thấy sĩ quan họ không buồn chào. Nhiều quân nhân lẻ loi không tìm tới đơn vị của họ nữa: một tấm bi kịch khác lại bắt đầu ? Binh sĩ, hạ sĩ quan và cả sĩ quan nữa đang lo đi tìm kiếm gia đình và thân nhân của họ.
Tướng Trưởng có mấy bài toán phải giải quyết ngay tại Bộ Tư Lệnh của ông :
- Người dân tản cư đổ dồn về Đà Nẵng không những từ hướng Bắc xuống mà từ hướng Nam lên nữa.
- Quốc lộ số 1, con đường huyết mạch dọc theo bờ biển lại đang sôi động, bị cắt đứt nhiều chỗ.
Do đó dân chúng và có khi binh sĩ nữa chỉ còn có đường biển may ra mới chạy thoát khỏi Đà Nẵng mà thôi. Trong lúc đó tin tức cho biết là các đơn vị Bắc Việt đang ở phía Nam và phía Tây cũng như ở phía Bắc của thành phố.
- Thành phố đang thiếu lương thực. Các kho dự trử bị dân tấn công, các kho hàng bị mở tung. Muốn sống phải cướp giật thôi ! người ta đánh nhau giành giựt với nhau, giữa quân nhân với nhau, giữa dân và lính. Hàng Không Việt Nam báo là có trộm cướp từ phi trường ở về hướng Tây của thành phố. Vé tàu bay đi Sài Gòn từ 50 vọt lên đến 140 đô la.
Bộ Tư Lệnh Bắc Việt chuẩn bị một cuộc hành quân bao vây. Rất là giản dị, ba mũi giáp công .
- Các sư đoàn 324 B và 325 C, được 2 trung đoàn pháo binh và một trung đoàn thiết giáp yểm trợ sẽ tấn công trực diện Đà Nẵng từ hướng Bắc.
- Các sư đoàn 404 và 711 tấn công từ phía Nam.
- Hai cánh quân sẽ bắt tay nhau tại đèo Tượng, ở phía Tây của Đà Nẵng và từ đó họ sẽ tiến thẳng ra hướng Đông đưa hết những gì còn lại của Đà Nẵng ra biển. Tướng Dũng không biết ông Thiệu thiếu lực lượng trừ bị đến mức độ nào. Nhưng ông phải bảo đảm được là nếu có lực lượng trừ bị thì lực lượng nầy cũng không thể đến với Đà Nẵng được . Mà nếu ông Thiệu có chấp thuận tăng cường cho Đà Nẵng thì tướng Trưởng cũng không thể đón nhận lực lượng nầy từ trong đất liền được.
Ngày 27 tháng 3, pháo binh Bắc Việt nã tới tấp vào Đà Nẵng tạo ra một sự hỗn loạn khắp nơi trong thành phố.
Tướng Trưởng có 2 việc không thể làm được : vãn hồi trật tự trong thành phố, và tái tổ chức các đơn vị của quân đoàn.
12 giờ trưa, Phòng nhì của Bộ Tổng Tham Mưu từ Sài Gòn điện ra Đà Nẵng : quân Bắc Việt sẽ tấn công thành phố vào ban đêm.
14 giờ : các lực lượng địa phương quân có nhiệm vụ phòng thủ vòng đai của thành phố bỏ chạy tán loạn, nhân viên giữ các kho đạn và xăng dầu cũng bỏ chạy. Lệnh mới của Sài Gòn : "hãy di tản các trực thăng và phi cơ quân sự " Có lẽ người ta lo cứu chiến cụ, vì không thể dùng phương tiện nầy để làm chậm trể bước tiến của quân Bắc Việt hay che chở cho công tác di tản bằng đường biển được . Các tàu thuyền đều tập trung ở ngoài khơi. Mặc dầu có một vài khẩu 175 cố gắng phản pháo nhưng pháo binh Bắc Việt vẫn tập trung bắn vào Bộ Tư Lệnh Quân đoàn và căn cứ Hải quân.
Dưới một trận mưa pháo dữ dội, tướng Trưởng đang ở trong một căn hầm trú ẩn khoảng 100 thước vuông với và Bộ Tham Mưu của ông và đề đốc hải quân Hồ văn Kỳ Thoại, Chỉ huy trưởng Vùng Duyên Hải.
22 giờ 30: tướng Trưởng lệnh cho Tư lệnh phó của ông, tướng Lâm quang Thi, hãy lên một tàu chiến của Hải quân đang ở ngoài khơi để thiết lập một Bộ Chỉ Huy hành quân mới. Tướng Trưởng đã có quyết định rồi. Ông không có được bao nhiêu người để thiết lập một cứ điểm phòng thủ mạnh ở trong thành phố. Có thể ông chỉ còn đủ thì giờ để cứu các đơn vị hiện còn đang chiến đấu. Ông dự trù một cuộc di tản, bắt đầu từ 6 giờ sáng.
Ra khỏi hầm trú ẩn, tướng Thi nhận thấy ngay là căn cứ hải quân chính đang bị dân chúng chiếm rồi. Họ hy vọng sẽ lên được các tàu của Hải Quân . Trong số dân ở đây người ta khám phá ra được 3 quan sát viên của Bắc Việt với phương tiện truyền tin. Họ điều chỉnh tác xạ cho pháo binh Bắc Việt .
Tướng Trưởng điện thoại về Sài Gòn cho Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân và cho Dinh Độc Lập. Ông đề nghị bắt đầu cuộc di tản bằng đường biển. Ông Thiệu lưỡng lự. Ông Thiệu không cho lệnh được .
Trong lúc ông Thiệu và tướng Trưởng đang nói chuyện trên điện thoại thì trung tâm truyền tin ở Đà Nẵng bị trúng đạn pháo của Bắc Việt . Liên lạc với Sài Gòn bị mất.
Kế hoạch di tản do tướng Trưởng và đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại hoạch định có dự trù 3 điểm xuống tàu.
Từ Sài Gòn phó Thủ Tướng VNCH ông Phan quang Đán gởi điện văn đến Liên Hiệp Quốc, đến Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, để yêu cầu sự giúp đở của các nơi nầy nhằm di tản mỗi ngày 100.000 người. Nhưng ngay tại Liên Hiệp Quốc, ông Tổng Thư ký cũng không chịu tiếp ông Nguyễn hữu Chì trong tư cách quan sát viên thường trực của VNCH.
Ngoài số tàu thuyền của Hải quân Miền Nam Việt Nam, người ta còn thấy có cả tàu thuyền thuộc Nam Hàn, Đài Loan đang tập trung ngoài khơi Đà Nẵng . Úc, Anh Quốc và Phi luật Tân đều cam kết tham gia vào chiến dịch di tản nầy. Sáu phi cơ vận tải của Úc với đầy đủ lương thực và thuốc men đang chờ tại các sân bay của Mã lai Á.
Tổng Thống Ford đã lệnh cho các tàu thuyền Hoa Kỳ, các tàu chở hàng thuộc công ty hàng hải và các tàu thuê bao như chiếc Dufresne, Ftrderick, Blue Ridge, Durham phải đến gặp chiếc Pionnier Contender và Andrew Miller . Một tuần dương hạm được lệnh ở gần đó, chiếc Lowestaff. Hoa Thạnh Đốn thông báo chánh thức là các tàu hàng hải nói trên đều không có võ trang. Nhiều lắm cũng chỉ có vài chiếc tàu chiến nhỏ thuộc Hải quân phải có mặt trong vùng để giữ trật tự. Họ được lệnh không được khiêu khích quân đội Bắc Việt .Vì cuộc hành quân di tản và cứu vớt là hoàn toàn nhân đạo.
Hà Nội và CPLTCHMN đều tố giác có "một sự can thiệp quân sự mới của Hoa Kỳ". Từ thủ đô Bonn (Tây Đức) ông Willy Brandt - người mà ai cũng biết là chống dường lối chánh trị của Hoa Kỳ tại Việt Nam- cho biết là "Chánh Phủ của ông đã cho Chánh Phủ Hoa Kỳ biết là Tây Đức sẽ sẳn sàng tham gia vào một sự giúp đở nhân đạo". Tại Hoa Thạnh Đốn, ông Daniel Parker Giám đốc Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế tuyên bố : " Chúng tôi sẽ hành động hết sức thận trọng". Điều nầy có nghĩa là các tàu thuyền không cập bến mà sẽ ở ngoài khơi, bên ngoài lãnh hải của Việt Nam. Để chắc ăn hơn Hoa Thạnh Đốn còn xác định rõ là công tác nhân đạo chỉ liên quan đến dân chúng mà thôi.
Tại Đà Nẵng trên các đường phố cũng như ở ngoại ô và trên bến cảng, dân chúng và binh sĩ cứ chạy lòng vòng. Các gia đình của quân nhân thì không muốn rời khỏi thành phố mà không có con cháu của mình. Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ quyết định là quân nhân nào đã rời khỏi đơn vị của mình và không mang theo vũ khí cá nhân thì có thể được coi là một người dân thường. Nhưng theo chỗ riêng tư thì người ta giải thích là nếu cần thì các tàu Hoa Kỳ có thể chở một vài đại đội thuộc QLVNCH, nhất là khi các chiến hạm VNCH không đủ để chuyên chở hết. Các chiến hạm nầy do đề đốc Chung tấn Cang. Tư Lệnh Hải quân VNCH gởi tới. Dĩ nhiên các tàu thuyền thuộc Hải Quân VNCH đều có quyền cập bến.
Sáng sớm ngày 28 tháng 3, sương mù dày đặt trùm khắp bờ biển làm cho các chiến hạm không thể ủi bãi hay cập vào bến được.
Trong thành phố, vẫn còn một tình trạng hổn loạn, vô trật tự. Có nhiều toán quân nhân say rượu không tự kềm chế được bắn bừa bãi vào thường dân, hay tranh giành lương thực với dân trong các kho hàng. Ba người bộ đội quan sát viên của Bắc Việt bị bắt giữ với các máy truyền tin của họ, phát sanh ra triệu chứng của đạo quân thứ năm. Có nhiều binh sĩ Miền Nam đi lùng bắt các quan sát viên khác, thật hay giả cũng không cần biết.
Trong tòa tổng lãnh sự Mỹ, nhơn viên tự hỏi không biết ông lãnh sự sẽ đi bằng cách nào ? Bằng đường biển hay bằng phi cơ ? Tại phi trường dân sự, chính ông lãnh sự Al Francis bị các binh sĩ Nam Việt Nam bắt giữ trong khi ông đang tìm cách cho một số nhân viên của ông lên phi cơ. Hai người Anh thuộc một tổ chức nhân đạo can thiệp và cứu được ông tổng lãnh sự Hoa Kỳ.
Hành lý chất thành đống ngổn ngang trên phi đạo. Dân chúng và binh sĩ đi lang thang khắp nơi làm cho phi cơ không thể đáp xuống được . Và khi phi cơ đáp xuống được thì dân tản cư làm cho hành khách không làm sao lên phi cơ được. Người Mỹ ở Đà Nẵng quyết định dùng một phi trường nhỏ hơn, nằm trong núi Thạch Bàn. Ông Al Francis không làm sao thuyết phục được sứ quán Mỹ ở Sài Gòn là tình hình đã quá bi đát. Ông Martin vừa trở lại Sài Gòn cùng với tướng Weyand và một số nhân vật cao cấp Hoa Kỳ ngày 27 tháng 3 đã không dông dài : "Đừng có bi thảm hóa việc gì hết "
Nhân vật số 2 của sứ quán là ông Wolfgang Lehmann mất hết tin tưởng. Tuy nhiên trước đó chỉ vài ngày, chính ông Lehmann đã giải thích cho một nhóm thành viên của phòng Thương Mãi Sài Gòn gồm có từ những chủ quán rượu đến những thương gia, kỹ nghệ gia, những chủ ngân hàng... rằng ông Thiệu đang chuẩn bị một cuộc "phòng thủ lưu động". Không nên bỏ đi để cho người dân Miền Nam khỏi bị mất tinh thần. Ông Lehmann cũng yêu cầu Thủ Tướng can thiệp :
" trật tự ở phi trường dân sự Đà Nẵng cần phải được vãn hồi. " Ông Khiêm gọi điện thoại cho tướng Trưởng: ông nầy gởi đến đó 2 tiểu đoàn Biệt dộng quân. Người Mỹ thuộc tòa Tổng lãnh sự Đà Nẵng kín đáo ngồi trong các xe vận tải đi ra bến tàu. Họ còn để lại một số cộng sự viên, hầu hết là nhân viên CIA. Họ hứa là sẽ trở lại....
Tại Sài Gòn, một người Mỹ vạm vở và hung hãn, Ed Daly, chủ của hảng Hàng không Wortd Airways nói là ông ta sẽ mở một cầu không vận ra Đà Nẵng . Là một người biết khai thác phi cơ, ông ta có một đội phi cơ vận tải Boeing 727 và đã kiếm được 21 triệu đô la trong năm 1974, nhờ chở vũ khí và gạo từ Sài Gòn lên giao cho Phnom Penh. Tin tức từ Đà Nẵng rất chính xác, phi trường chính nơi các phi cơ cần phi đạo dài để đáp xuống hiện không còn xử dụng được . Do vậy người ta cấm không cho phi cơ của hảng World Airways của ông ta cất cánh. Ed Daly tức tốc chạy lại sứ quán Mỹ, chỉa súng lục vào anh lính Thủy quân lục chiến đang đứng gác, vừa rống vừa chạy vào văn phòng Đại sứ.
- " Họ sẽ làm gì ở Tân sơn Nhứt nếu chúng tôi cất cánh ?
- Dĩ nhiên họ sẽ bắn , ông Martin trả lời
- Lúc đó ông sẽ làm gì , ông ?
- Tôi sẽ vỗ tay hoan hô ."
Ông Martin rất ghét lối ăn mặc và tính thô lổ của Ed Daly, và anh ta lại uống rượu nhiều nữa. Ông Martin không mong là những công ty tư loại World Airways chen vào các hành động thuộc lãnh vực của Tòa đại sứ. Dù vậy Ed Daly cũng vẫn quyết định đi Đà Nẵng với 2 chiếc Boeing 727. Trong chuyến ngao du nầy anh mang theo các nhà báo, trong số nầy có Mike Marriot chuyên viên quay phim của hảng CBS và Tom Aspell, một người Tân Tây Lan, vừa quay cho hảng ITN, vừa làm cho ABC. Như vậy có hai trong ba hệ thống lớn của Hoa Kỳ đã có mặt trên phi cơ. Sau 45 phút bay, hai chiếc Boeing đã ở trên không phận Đà Nẵng và đài không lưu cho phép họ đáp xuống. Phi đạo đầy xe Jeep, xe vận tải, đàn bà trẻ nít và binh sĩ. Chỉ cò thể đáp một chiếc Boeing được thôi. Nhiều toán người quá giao động bao quanh phi cơ, người ta tranh giành nhau để leo lên máy bay. Các binh sĩ nổ vài loạt M.16 . Có nhiều binh sĩ thuộc đơn vị "báo đen", một đơn vị ưu tú của sư đoàn 1 bộ binh . Ed Daly bắn chỉ thiên mấy phát súng lục, tưởng là có thể sẽ gây ấn tượng với họ. Một nhà báo mang máy quây phim bước xuống phi cơ, nhưng sau đó anh không thể nào trở lên phi cơ được nữa. Về sau có trực thăng đến bốc anh đến phi trường nhỏ ở núi Thạch Bản. Trong vòng 10 phút, chiếc Boeing đã đầy người. Dàn bánh đáp bị hỏng, hệ thống nén hơi không hoạt động. Lúc phi cơ cất cánh có một số binh sĩ vẫn còn đeo theo bánh xe. Ở cao độ 200 thước, một người buông tay và rơi xuống, một người khác còn bị kẹt cứng gần bánh xe. Phi cơ bay thẳng về Sài Gòn với chiếc Boeing thứ nhì không đáp xuống được .. Trên đường bay, một nữ tiếp viên phải săn sóc một thương binh bằng cách lấy mạt cưa từ chiếc áo chống đạn của anh đang mặc để thấm máu cho anh ta. Đến Tân sơn nhứt, phi cơ thả xuống 259 binh sĩ, một người mẹ và 3 đứa con nhỏ. Có thêm 40 "hành khách" chui ra từ hầm chứa hành lý. người ta giải giới các anh "beo đen". Ông Jim Eckes, một người có trách nhiệm của công ty Continental chở bà mẹ và 3 đứa con nhỏ của bà về căn cứ. Ngoài phi đạo, Ed Daly vênh váo lên giải thích rằng phi cơ bị một quả lựu đạn làm hư hại ở Đà Nẵng nhưng sau khi xem xét chỗ bị hư hại, Eckes có cảm tưởng là chiếc Boeing lúc đáp xuống có bị va chạm vào một vài vật trên phi đạo ở Đà Nẵng.
Ed Daly chạy tuông vào sứ quán, đâm sầm vào văn phòng ông Đại sứ, trên đường đi đã vô ý làm bật lên hệ thống báo động của sứ quán, và khi ông Martin nói chuyện với ông ta thì ông đã ngũ khò !
Không có được bao nhiêu bản tường thuật của báo chí về Phước Bình (Phước Long), về Ban mê Thuột , Kon Tum và Pleiku hay Huế. Nhưng nhờ hai chuyên viên quay phim, nhờ một số hình ảnh của phóng viên Viên Hương,người Việt Nam, nhờ vào phóng sự của phóng viên Paul Vocle thuộc UPI, mà cả thế giới mới thấy được những đoạn của một "chuyến đi từ địa ngục" ở Đà Nẵng. Trong năm 1975, những biến cố ở Việt Nam - và rất thường ở các nơi khác - được thấy ngay từ lúc biến cố đó được quay thành phim và được phổ biến. Dư luận dân chúng Hoa Kỳ mới biết được là tình hình ở Việt Nam càng ngày càng đi xuống. Bấy giờ họ mới "thấy" được sự lầm lẫn của Hoa Kỳ ! Nhưng đã quá muộn !!!
Từ trụ sở của World Airway ở California, phó chủ tịch David Mendelsohn gởi một bức điện tín cho phi hành đoàn chiếc Boeing của Ed Daly : " Chúng tôi nguyện cầu cho các anh. Các anh có nhớ lòi nói của thánh Francois hay không :Phải biết yên tâm chấp nhận những gì mà chúng ta không thể thay đổi được , phải có can đảm thay đổi những gì có thể thay đổi được , phải có chút thông minh để hiểu được sự khác biệt..." Chủ tịch Ed Daly phản đối ngay:
- " Tôi không đồng ý với thánh Francois. Và tôi không đồng ý với Dave Men delsohn vì ông ta là dân Do Thái. Chúng tôi có thể làm cho sự việc phải thay đổi. Tôi sẽ tiếp tục thử chừng nào tôi vẫn còn có thể..."
Ed Daly còn có nhiều việc cần phải thanh toán:
- Các cơ quan Hoa Kỳ và Việt Nam đã dậm chân tại chỗ trong 8 ngày trước khi có hành động, trước khi di tản bằng phi cơ một số trong từ 400 đến 600 ngàn dân tản cư đang bị kẹt cứng ở Đà Nẵng . Tôi không thể tha thứ được sự ngu dại, sự dốt tính của một số cơ quan của Chánh Phủ Hoa Kỳ , của tất cả bọn người chỉ biết ngồi nắn nót chiếc cà vạt..., những người không có khả năng...
Trước chuyến bay chót bị cấm vừa rồi, sứ quán Hoa Kỳ đã hủy bỏ hợp đồng thuê bao công ty của Ed Daly. Với chuyến bay đó và những chuyến sắp tới, Daly phải xài tiền túi của ông ta.
Cuộc di tản từ Đà Nẵng đã vượt quá những gì mà người ta đã thu hình hay quay phim được cho tới giờ nầy được mô tả như là là những màn vô cùng thảm khốc.
Bây giờ thì không còn xử dụng được phi cơ hay trực thăng được nữa, ngay như để bốc người Mỹ ra khỏi đó. Tổng Lãnh sự ở Đà Nẵng đã van nài vị Tùy Viên quân sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn để gởi ra cho ông ta 2 chiếc trực thăng. Tùy viên quân sự từ chối và chuyển đơn xin đó về Bộ Tư Lệnh của Không Đoàn 7 Hoa Kỳ ở Thái Lan. Trả lời :
- thứ nhất là không thể vi phạm Hiệp Định Paris;
- thứ hai là trực thăng tại Thái Lan đang là lực lượng trừ bị sẳn sàng cho cuộc hành quân di tản Phnom Penh không biết sẽ bị thất thủ lúc nào.
Ở Đà Nẵng dân chúng và binh sĩ chỉ còn đi khỏi đây bằng đường biển mà thôi. Ở quân cảng người ta la ó, người ta khóc lóc, người ta tranh giành nhau lên các ghe thuyền, các tam bản, các ca nô hay các xà lan để có thể đi ra tàu. Bến tàu, bãi biển và hầm hố đâu cũng đều có vũ khí, các chiến xa mắc lầy, những thùng đạn dược kể cả của pháo binh, những va ly bị mở tung tóe, các trực thăng không còn xử dụng được. Trên mặt biển thì trôi lênh đênh những thùng to-nô, những ruột xe ô tô, những phao cấp cứu....
Có tiếng chó sủa... Đó đây phất lên một mùi khai của nước tiểu, mùi hôi thúi của phân người và của thây ma...sình thối bị nước dâng đùa từ ngoài biển đưa vào cảng và bải biển... Vì gấp ra khơi tìm tàu một vài thuyền quá nhỏ bị lật úp làm cho một số đàn ông đàn bà và trẻ con bị chết chìm. Thủy Quân Lục Chiến đổ thừa cho dân tỵ nạn đã chiếm chỗ của họ trên ghe thuyền. Nhưng chính những binh sĩ đến được cảng sau cùng, đã dùng súng đuổi dân tỵ nạn xuống các xe đò, chiếm xe để chở họ ra bến cảng. Tất cả các đơn vị Quân Cảnh và Cảnh Sát của thành phố đều biến mất. Có nhiều xe đang bốc cháy..,và nhiều tiếng súng nổ khắp nơi.
Có một vài xe cam nhông có loa phóng thanh chạy quanh trong các khu vực không còn bóng dáng một binh sĩ VNCH nào để tuyên truyền:
-" Hãy yên tâm, tất cả rồi sẽ tốt hết. Bộ đội của sự hòa giải sẽ đến ngay đây thôi ! quân đội giải phóng sẽ đến. Hãy trang hoàng nhà cửa bằng những lá cờ Phật giáo.
Không còn ai chỉ huy, mất hết tinh thần, không còn chút kỷ luật nào, vài trăm binh sĩ say sưa hay sợ hải đang gây hoang mang cho đồng bào. Các sĩ quan cũng không hơn gì. Một thiếu tá thuộc sư đoàn 1 bộ binh khi được một đại tá hỏi Bộ Tư Lệnh sư đoàn hiện ở đâu đã trả lời :
- " Bản thân tôi cũng không biết vợ con tôi hiện đang ở đâu. Tại sao tôi lại phải quan tâm đến Bộ Tư Lệnh sư đoàn nhỉ ?
Dân tỵ nạn dồn cứng trên tàu, có khi khoản 8000 người trên một chiếc tàu chở hàng, không có phương tiện vệ sinh , dĩ nhiên không có đủ lương thực cho bằng ấy người . Dưới hầm tàu có nhiều quân nhân lột nữ trang hay lấy hết tiền của người dân tỵ nạn. Họ cướp của, hãm hiếp và có khi còn giết chết những người phản đối hay chống cự lại họ. Một ông cha vì muốn thử can thiệp liền bị giết ngay. Có một số các em bé, trẻ em và cả người lớn nữa bị ngộp thở mà chết.
Nhiếp ảnh gia của ông Ford, David Kennerly, lúc bấy giờ cũng đến Việt Nam bay trên vùng trời Đà Nẵng ngay trên đoàn tàu đang cứu vớt dân tỵ nạn. Ngồi trên trực thăng của Air America, anh bay quan sát bên trên chiếc tàu Contender, trực thăng của anh đã bị lính Miền Nam bắn lên.
Tướng Trưởng lội ra một chiếc ca nô và được một sĩ quan Hải quân đưa lên một chiến hạm Việt Nam . Nhiều dân tỵ nạn phải mất ít nhất 3 ngày mới tới được một hải cảng, Cam Ranh, hay Vũng Tàu hay một hòn đảo nào đó. Ông Thiệu đã có lệnh : không nên cho dân tỵ nạn vào Sài Gòn. Có nguy cơ là họ sẽ làm mất tinh thần quân đội và dân chúng.
Người ta tính sổ lại: 50.000 dân và 16.000 binh sĩ đã chạy thoát khỏi Đà Nẵng . Trong thành phố hiện còn một triệu dân tính luôn cả người tỵ nạn.
Ngày chúa nhật 30 tháng 3, nhằm lễ Phục Sinh, bộ đội Bắc Việt chiếm hoàn toàn Đà Nẵng. Tại trại Davis trong sân bay Tân sơn Nhứt, đại diện của CPLTCHMN xất xược xác nhận là thành phố đã bị chiếm từ ngày 29 tháng 3:
- " Cờ của chúng tôi đã bay phất phơi ở đó từ sau buỗi trưa!
Bắc Việt đã bắt giữ được hàng ngàn tù binh. Họ không gặp một khó khăn nào để tìm bắt nhân viên cành sát hay tình báo đặc biệt của Miền Nam vì họ đã có sẳn danh sách do Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đà Nẵng cung cấp. Việt Cộng nằm vùng?
Bộ Chánh Trị đảng cộng sản Việt Nam họp ngày đó ở Hà Nội và đưa ra một bản nhận định:
- " Cuộc chiến tranh cách mạng ở Nam Bộ không những chỉ tiến tới một giai đoạn nhảy vọt, mà còn tiến tới một thời điểm chiến lược thuận lợi để bắt đầu một cuộc tổng tấn công và tổng nổi dậy vào sào huyệt của quân thù... Cuộc cách mạng của chúng ta tiến tới bằng những buớc đi của người khổng lồ., Tốc độ nhanh đến độ chỉ một ngày thôi đã bằng 20 năm dài."
Không thể phủ nhận được !
Nhưng vẫn không thấy có một cuộc tổng nổi nào, đó là một yếu tố tối cần cho thần thoại của người cộng sản, không thể thiếu được. Tại Đà Nẵng cũng như ở những nơi khác, dù nghĩ gì thì dân chúng vẫn ở trong tư thế "chờ xem".
Trong cả hai miền Nam, Bắc ở Việt Nam, dân chúng bị không ít ảnh hưởng của cuộc chiến , nhưng từ mấy năm nay, trong hơn bốn chục triệu dân, chỉ có nhiều lắm là 3 triệu có dính líu hay trực tiếp can dự vào các trận chiến .
Ngày 30 tháng 3 nầy, Chánh Trị Bộ cộng sản ở Hà Nội quyết định chủ trương "phải nắm lấy cho bằng được thời điểm chiến lược thuận lợi nầy" qua hướng dẫn : "tốc chiến, táo bạo, bất thần để tốc thắng" Bộ Chánh Trị muốn "giật lấy chiến thắng bằng mọi giá trong một thời gian nhanh nhứt, trong vòng tháng tư, không trể hơn nữa" Họ muốn "nhắm thẳng vào những mục tiêu trọng yếu ngay trung tâm Sài Gòn "
Ở Nam Bộ, ngày đó tướng Trần văn Trà di chuyển đến nơi mà ông dự trù đặt bản doanh, để từ đó chỉ huy các cuộc tấn công vào Sài Gòn. Chiếc "xe chỉ huy" của ông được ngụy trang thật kín đang tiến trong cánh rừng. "Các đường mòn và đường sá lúc nầy khô ráo và dễ đi. Tháng ba là tháng nắng." Tướng Trà nghe tiếng đạn pháo binh nổ, ở hướng Sài Gòn. Hoa nở hắp nơi: đúng là mùa xuân. Tướng Trà lẩm bẩm:
- " Phong cảnh thật đẹp và hùng dũng, làm rung động lòng người .... Việt Nam vẫn còn là Việt Nam ."
Ông ta nghĩ tới trận chiến hôm qua và trận chiến hôm nay. Trong nhật ký của ông ta, có ghi :
- " Mai vàng nở làm đẹp con đường
" Gió rừng thổi mạnh pha lẫn với tiếng súng
" Pháo binh đang nổ bao quanh thành phố
" Xưa hay nay cũng vậy, rừng núi sông ngòi vẫn thuộc về ta ! "
Từ ngàn xưa, tháng ba là tháng chinh chiến ở Đông Dương. Năm nào cũng vậy , từ Việt Minh, rồi đến Việt Cộng, kháng chiến quân thuộc CPCMLTMN, và bộ đội chánh quy của Hà Nội ... cứ đến tháng ba là họ mở những trận tấn công.
Ngày 31 tháng 3, ở Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt, tờ Nhân Dân đã đăng một bài bình luận với một luận điệu nhẹ nhàng hơn nhận định của Bộ Chánh Trị. Đối với tờ báo của đảng, sự tiến quân của quân đội Miền Bắc đã cho thấy "một kinh nghiệm quý báu đã giúp cho bộ đội và nhân dân ta đi tới". Tờ báo loan báo những chiến thắng, nhưng chưa báo cho nhân dân chiến thắng cuối cùng. Tờ báo xác nhận là "có nhiều lính "Mỹ ngụy" đã bỏ ngũ, quay súng trở lại "bọn phản động, và đã trở về với nhân dân"
Nhưng khắp mọi nơi, chưa thấy nói có một quân nhân nào nổi loạn quay súng trở lại bắn đồng đội hay chưa có một đại đội nào thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa "về với nhân dân" hết.
Dưới danh nghĩa "giải phóng" Bộ đội Miền Bắc tự hỏi không biết phải giải thích thế nào với "nhân dân" của họ về làn sóng tỵ nạn của người dân . Thì đây, tờ Nhân Dân đã có lời bình rằng " Bè lũ của Thiệu tranh nhau chạy vô trật tự. Mà họ còn bắt "nhân dân" chạy theo họ để đở đạn cho họ và để đánh lạc hướng dư luận quần chúng trên thế giới. "
Tại Hà Nội nhiều ủy ban hỗ trợ Miền Nam được thành lập. Ủy Ban "Nhân Dân Cách Mạng" của tỉnh Quãng Đà và thành phố Đà Nẵng không thấy lạc quan chút nào khi họ phân phát một bản tuyên bố kêu gọi "nhân dân Miền Nam" :
- " lực lượng giải phóng phải tấn công, "nhân dân" khắp nơi phải nổi dậy để giúp quân ta chiến đấu, sĩ quan và binh sĩ Sài Gòn phải quay về với "nhân dân".. v.v và v.v.........
Ở Hà Nội anh Tiến, một thanh niên có nhiều cao vọng về phim ảnh, một người tài tử có hạng về sân khấu, thưởng thức trước những đoạn phim hay những màn trình diển mà anh nghĩ rằng mình sẽ được tham gia. Đến giờ nầy thì các đoạn phim dài được trình chiếu đều là của Liên Xô. Anh chàng trẻ nầy luôn luôn mơ ước có ngày anh sẽ đi Liên Xô hay Đông Đức để theo học môn nầy. Không ai nói tới chuyện bắt anh ta thi hành nghĩa vụ quân sự . Anh ta tiếp tục đi học và hưởng đặc ân của mình. Anh không có thiếu thốn hay bị hạn chế gì cả. Khẩu phần tháng 3 nầy không bằng của tháng giêng. Chánh Phủ đang mở chiến dịch: Nhịn ăn cho Miền Nam . Phải san sẻ lương thực cho đồng bào Miền Nam . "Hầu hết dân thủ đô chỉ có 250 gram đường mỗi tháng, nhưng anh bạn trẻ nầy nhận đủ 1 kí lô lại còn được kèm theo một hộp sửa đặc nữa. Tùy theo số hàng nhận được - rất thất thường mấy lúc nầy- người dân ở thủ đô chỉ có quyền có được một hay hai hộp thịt 120 gram của Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc không giao hàng thì người ta phát bột trứng. Nhưng anh bạn trẻ thì được lãnh 1 kí lô thịt tươi, nhất là thịt heo. Người ta săn sóc cho người ưu tú. Anh Tiến nhận thấy là anh ta có nhiều thực phẩm hơn cha mình, một cán bộ trung cấp của CPLTCHMN. Trong tháng giêng và tháng hai, Chánh Phủ sợ là sẽ có sự tái oanh tạc của phi cơ Hoa Kỳ : công nhân phải dọn sạch các hầm trú ẩn cá nhân dọc theo lề đường. Nhưng sẽ không có ai dùng tới . Đối với anh bạn Tiến thì các hầm trú ẩn nầy sẽ không bao giờ được dùng tới nữa.
Các giáo sư của anh bình luận về tin tức. Ngay như những người tranh đấu hăng say cũng không có một tư tưởng chiến thắng nào: người ta chỉ hy vọng thôi . Anh Tiến có một người bạn. Đó là con trai của ông Nguyễn hữu Thọ, Chủ Tịch của Chánh Phủ cách mạng lâm thời. Thỉnh thoảng anh nầy đến 69 đường Nguyễn Du, chỗ ở của ông Thọ, một biệt thự cũ của người Pháp. Có nhiều người dân Miền Nam cư ngụ trong khu nầy, gần hồ Giải Phóng. người bạn trẻ nầy không bao giờ có được quan điểm chánh trị rõ rệt. Hơn thế nữa, anh ta chỉ muốn về lại Sài Gòn thăm lại bà mẹ của anh còn ở lại Miền Nam và tìm lại bạn cũ. Những chiến thắng được loan báo cho anh thấy là đã sấp đến ngày về của anh rồi .
Trong lúc anh Tiến đang theo một khóa học, người ta kêu anh ra khỏi lớp. Một đại úy đang chờ anh:
- " Anh có một nhiệm vụ đặc biệt.."
Anh được lệnh thu xếp một vài món hành lý và người ta đưa anh vô Bộ
Tham Mưu. Từ đó anh lại lên xe jeep đi vào một "trung tâm đặc biệt". Ở đó anh gập lại khoảng 50 bạn trẻ, tất cả đều là người Miền Nam. Có vài người đã cùng đi với anh ra Bắc theo đường mòn Hồ chí Minh hồi năm1971.
- " Các anh sẽ tham gia chiến dịch Hồ chí Minh"
Người ta cho anh xem bản đồ Sài Gòn in ở thủ đô Miền Nam Việt Nam và người ta hỏi anh :
- Anh thấy đường phố hay đại lộ có thay đổi gì không? Có thêm nhà cửa hay dinh thự mới không ? Anh bạn Tiến nầy nhận là mình biết rất rõ khu vực phi trường.
Anh đòi phải cho anh gặp cha anh. Tại bệnh viện nơi cha anh đang làm việc, Tiến nói là anh có thể chết và anh muốn cha anh phải báo cho mẹ anh biết nếu.....
- " Tôi được đưa đi công tác trong khuôn khổ của chiến dịch Hồ chí Minh."
Người sĩ quan đi theo anh, trách nhẹ:
- " Ngay với cha anh, anh cũng không cần phải nói anh sẽ làm gì .."
Trong suốt bốn ngày liền, anh Tiến xem kỹ lại các đường phố Sài Gòn trên các bản đồ không mấy tốt và cho ý kiến về địa hình của thành phố. Người ta trao cho anh một bộ quân phục không cổ lỗ lắm. Không phải của lính mà cũng không phải của sĩ quan. Anh Tiến nầy không ưa thích gì các hoạt động quân sự , nhưng anh cũng hiểu là anh sẽ là một trinh sát. Anh nôn nóng với ý nghỉ là sẽ được gặp lại Miền Nam .
Không còn phim ảnh gì nữa, không còn màn hát nào nữa - nhưng trong thời gian bao lâu đây ? Thủ đô Hà Nội đang có trình diễn 3 vở tuồng . Tất cả đều nhằm vào Miền Nam Việt Nam : Lưỡi gươm và Biển cả, Dân chúng quanh thủ đô, và Tiếng hát của Tình Yêu. Và đây là tóm lược của vở tuồng thứ ba : Một sĩ quan Mỹ Ngụy đang thù ghét chiến tranh, đào ngũ để đi lánh nạn trong một vùng xa xôi ngoài bờ biển. Anh muốn trốn chạy trong tình yêu, nhưng cảnh sát và điệp viên không để cho anh yên. Cuối cùng anh chọn đúng con dường: Anh cùng nhân dân nổi dậy và đi ra trận, vừa đi vừa hát : "Anh em ơi Hãy đứng lên và tiến lên...".
Ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam tất cả đều hướng về cuộc chiến ở Nam Bộ, từ quân đội, đến thợ thuyền trong hảng xưởng và nông dân các hợp tác xã , từ nhà văn đến người nghệ sĩ. Trong cái xã hội "xã hội chủ nghĩa" chuyện không mấy thực tế chút nào, đó là người dân Miền Bắc phải là những người tiên phong.
Một chiếc xe buýt đưa anh Tiến cùng với 17 người khác chạy qua cầu Paul Doumer để ra phi trường Gia Lâm. Tại đây toán người đặc biệt nầy có các sĩ quan vây quanh được nhà thơ Tố Hữu, thi sĩ chánh thức của chế độ và Ủy viên trung ương của đảng tiếp đón và chào mừng. Cũng như các tuớng lãnh tài ba, các nhà văn nhà thơ trác tuyệt được đưa vào guồng máy , ở đó người ta trở nên quan trọng vì người ta biết tự hội nhập với đảng. Với một giọng nói quan trọng, cảm động và đầy tình cảm ,Tố Hữu nói với nhóm trẻ :
- " Nhiệm vụ của các bạn rất quan trọng. Chúc các bạn may mắn ..!"
Các người chụp ảnh chụp lia lịa. Tiến nghĩ thầm " nếu mình chết, người ta sẽ cho đăng hình mình lên, hình của một vị anh hùng !".
Người ta đã trao cho anh một khẩu súng lục. Bây giờ anh lại được trao thêm cho một khẩu AK. 47 nữa.. Trong cả hai khẩu súng anh không biết xử dụng khẩu nào hết. Toán những người trẻ của anh Tiến với một số nhân vật của Chánh Phủ lớn tuổi, trầm lặng, cùng lên chiếc phi cơ C.119, một chiếc phi cơ cũ của Miền Nam Việt Nam . Đến khi trời sụp tối chiếc phi cơ mới cất cánh. Không ai nói với ai một câu nào, thời gian trôi qua.. phi cơ đáp xuống một phi trường nào đó. Các hành khách đều bước xuống. Tiến nghĩ rằng có lẻ đây là Cao Nguyên vì anh thấy đất ở đây màu đỏ. Người ta cũng không nói gì với anh.
Anh lại tiếp tục lên đường bằng ô tô, cũng không hỏi gì cả. Người ta cũng không cho anh biết tin tức gì thêm. Anh chỉ biết là anh đang đi về Miền Nam . Chuyến đi nầy vui hơn là chuyến anh đi ra Miền Bắc, một chuyến đi thật là dài trên con đường mòn Hồ chí Minh. Lúc đó anh đang lên cơn sốt của bịnh rét rừng mà mỗi ngày phải đi 10 tiếng đồng hồ. Trong suốt 3 tháng như vậy. Đi trong cánh rừng anh buồn nhớ Sài Gòn . Anh nhớ lại một vài hình ảnh cũ , tấm biểu ngữ ở trạm 94 :"Ở đây ranh giới cuối cùng của MTGP, trước mặt là bắt đầu thuộc Miền Bắc , đường 559 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam"....
Có thể anh sẽ thấy lại được Sài Gòn . Người ta vẫn im lặng, không nói gì với anh hết. Gần như anh di dạo mát trên xe ô tô, bằng xe cam nhông, rồi lại bằng ô tô nữa, thích thú thật. Tiến nghe người ta nói về các tỉnh, các thành phố của Miền Nam bị Bắc Việt chiếm.
Cuối cùng anh đến Bộ Tham Mưu ở Lộc Ninh, Có nhiều sĩ quan và bộ đội, nhiều cột ăn ten trên các nóc nhà tranh và trên chiến xa. Anh được cho vào một lều vải để ngủ. Người ta đối đãi anh như một cán bộ không có cấp bậc. Anh không có quyền nói chuyện với một anh bộ đội nào. Anh chờ đợi ở đây nhiều ngày, Và anh có dịp quan sát những chiên xa T.54 được nghi trang dưới các lùm cây và vài chiến xa M.48 của Miền Nam vẫn còn tốt.
Một buỗi sáng nào đó , anh thấy Lê đức Thọ cùng đi với một trong những người anh của mình, tướng Đinh đức Thiên.
Anh Tiến lại được lên xe ô tô. Sau vài tiếng đồng hồ lúc thì chạy theo đường mòn, lúc thì chạy trên đường tráng nhựa, anh đến một căn cứ cũ của Miền Nam Việt Nam ở một bìa rừng.
Cách Hà Nội 30 cây số, trong xã Thiên Đồng, ông Ba, thợ mộc, trò chuyện với dân. Ông Ba không giống anh bạn trẻ tên Tiến mà cũng không giống nông dân ở đây. Ông không tin những tin tức qua hệ thống phóng thanh mà xã đã trực tiếp truyền lại từ đài phát thanh Hà Nội. Ông Ba không thể tưởng tượng được là một quân đội hùng mạnh như quân lực của VNCH, có sự hỗ trợ của quân lực Hoa Kỳ mà lại có thể bị bại trận được. Theo ông Ba thì các sĩ quan của Miền Nam là "những trí thức am tường nghề của họ" Ông chỉ so sánh một cách giàn dị giữa người lính - nông dân của Miền Bắc với những người sĩ quan trí thức của Miền Nam . Ở Miền Bắc , các đại tá và tướng lãnh đều luống tuổi. Họ ở vào trạc tuổi trên 40 hay 50. Thường thường những người nầy thuộc giai cấp tiểu tư sản hay trung lưu, có khi là giáo sư như Võ nguyên Giáp, được gởi đi học các trường quân sự ở Liên Xô hay Trung Quốc, dĩ nhiên dù được huấn luyện quá cứng ngắt nhưng họ cũng có học thức hơn các sĩ quan ở Miền Nam phần đông là hạ sĩ quan thuộc quân đội Pháp. Ở Miền Nam cũng có nhiều đại tá trẻ khoảng 34 tuổi. Dù có lạm dụng quyền hành hay tham nhũng, nhưng trong quân đội của Miền Nam vẫn có dân chủ hơn quân đội của Miền Bắc.
Ông Ba là con người thích suy nghĩ. Ông không thích cộng sản . Nhưng ông phải im lặng và quan sát để mà sống, vì phải sống còn. Dù vậy nhưng ông Ba vẫn bị bối rối. Từ tháng giêng, trong xã đã có nhiều sự thay đổi. Cán bộ đi mộ phụ nữ tuổi 18. Người ta nói họ sẽ là nhân công đi sửa đường, đi tải vũ khí đạn dược. Dân chúng được lãnh thêm khẩu phần cho ngày Tết. Sau đó ít lâu cán bộ lại khuyên dân là phải tiết kiệm:
- " Các anh chị đều có con trai hay con gái đi ra trận địa. Nếu các anh chị muốn thấy họ trở về, thì mình phải chấp nhận hy sinh để giải phóng Miền Nam "
Ông Ba thấy là phần lớn các nông dân đều hãnh diện được đóng góp vào chiến thắng. Họ không biết sự khác biệt giữa quốc gia và cộng sản . Họ chỉ biết ghét người Mỹ vì Mỹ bỏ bom đất nước. Họ cũng ghét "ngụy" vì ngụy phục vụ cho người Mỹ. Ngoài chuyện đó ra cũng vẫn có một số người còn than phiền. Có nhiều người già nói :
- " Hồi trào Pháp, Việt Minh đã hứa là nếu không còn thực dân ở đây nữa thì sẽ không còn người dân nào nghèo"
Người Pháp đã rời khỏi đây trên 20 năm rồi mà người dân có khá gì hơn đâu ? Trong lúc các cán bộ của hợp tác xã thì sống thoải mái quá. Họ có nhà cao cửa rộng, có xe đạp. Nếu người dân có quyền nói thì họ sẽ nói là họ làm việc để nuôi cán bộ. Cán bộ thì lúc nào cũng kiên nhẫn giải thích là sau khi chiến tranh chấm dứt thì không có gì phải hạn chế nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa là họ có lý. Nông dân không nghĩ như ông Ba, là chánh quyền thổi phồng lên con số thành phố mà quân đội đã chiếm được ở Miền Nam . Hơn nữa, những người tới thăm thân nhân ở làng Thiên Đồng thuật lại là con của họ đang ở Ban mê Thuột , trong tỉnh Kontum gần Plei Ku. Chánh quyền tổ chức "kết nghĩa" các thành phố của Miền Bắc với các thành phố của Miền Nam : Tỉnh Hà Tây kết nghĩa với Đà Nẳng. Cán bộ đi tìm những người Miền Nam đã tập kết ra Miền Bắc sau Hiệp Định Genève năm 1954, nhất là những người thuộc ngành giáo dục . Chánh quyền giải thích là đang cần rất nhiều cán bộ ở Miền Nam .
Cộng đồng người Pháp ở Sài Gòn rất bình tĩnh và đang chuẩn bị chờ đón những thay đổi lớn. Ông Patrick Hays, một cựu sĩ quan hiện dịch không có chút nghi ngờ nào về một kết thúc quân sự . Muốn ra khỏi ngõ bí nầy Chánh Phủ của ông Thiệu phải tìm một giải pháp chánh trị . Tở Courrier d'Extrême Orient , một tờ báo tiếng Pháp phát hành ở Sài Gòn , nhờ trợ cấp của sứ quán và các công ty ở địa phương của Pháp, đã tỏ ra rất thận trọng trong vấn đề nầy. Bà Marie- George Sauvezon chủ nhiệm của tờ báo nầy vẫn tiếp tục đi quan sát bằng chiếc xe Citroen DS của bà, với tài xế mang găng tay trắng hẳn hòi. Phần đông người Pháp ở Sài Gòn đều có vẻ đồng ý với ông Hays.
Có chừng vài ngàn người Pháp ở Sài Gòn . Họ có tiệm ăn, khách sạn , hãng bảo kê...và đã sống ở đây lâu rồi. Những người hợp tác cũ đã qua rồi. Những người còn ở lại đây trong vòng 5, 3 năm nay là những người làm công hay làm chủ các công ty của Pháp như Michelin, sở Cao su Đất Đỏ, Hãng bia và Nước đá Đông Dương. Người ta nói chính xác là nhà máy và kho hàng của Hãng bia và nước đá ở Đà Nẳng đã bị dọn sạch và phá tan. Các hãng thuốc lá, các hãng xe Peugeot, Citroen, Renault, các ngân hàng Pháp Á, Pháp Hoa, các hãng tàu Chargeur Reunis và Messagerie maritimes cũng có nhiều người Pháp. Các chủ hãng bắt buộc phải xem lại tổ chức của mình để hướng về tương lai. Nếu cộng sản chiếm được Miền Nam thì số phận của các công ty xí nghiệp của người Pháp ở Miền Nam sẽ ra sao ? Chương trình của CPLTCHMN dự kiến một nền kinh tế hỗn hợp. Vậy bây giờ có nên cho phụ nữ và trẻ con về Pháp trước hay không ?
Đại sứ Pháp cho gọi ông Hays. Ông Jean Marie Mérillon có trách nhiệm đối với Pháp kiều. Các nhà trồng tỉa từ các tỉnh chạy về Sài Gòn , các nhà buôn và các linh mục cũng vậy. Phải dự trù một giải pháp để có thể tiếp tục giữa sự thất trận của Quân Lực VNCH và công tác vãn hồi trật tự của cộng sản Bắc Việt . Cái gì cũng có thể xảy ra hết, như ở Đà Nẵng vậy. Hãy tưởng tượng có những toán binh sĩ đào ngũ và cướp bóc, lang thang phá phách khắp Sài Gòn và nhắm vào các công ty xí nghiệp của người Pháp. Hãy tưởng tượng thành phố đầy máu lửa, chúng ta sẽ tập trung đồng bào người Pháp ở đâu đây ? Ở bệnh viện Grall ? hay ở trường Saint Exupéry ? Chúng ta sẽ mở những trung tâm nào để đón tiếp người Pháp của chúng ta ? Và còn phải giữ an ninh cho họ nữa ? Một vài hiến binh đến từ Pháp để tăng cường an ninh cho Tòa Đại sứ thì có là bao . Hơn nữa họ đâu có thể trực luôn trong 24 tiếng được. Chúng ta phải lo dự trữ một số đồ hộp và gạo, nước uống v.v..
Ông Hays là cựu trung úy của Trung đoàn Nhảy Dù của Pháp, ông ta có chịu bất thần đảm trách an ninh cho các trung tâm tiếp đón Pháp kiều hay không đây? Một ông Đại sứ không thể cho phép mình mướn một cảnh sát tư để lo việc nầy được ; còn ông Hays thì am hiểu tình hình và rảnh tay hơn . Anh ta tính với ông Mérillon là chỉ cần một nhóm nhỏ nào đó cũng có thể giữ không cho xảy ra ở Sài Gòn những màn thảm kịch như ở Đà Nẳng. Anh ta tập hợp được khoảng 15 người tin cậy như một số nhà trồng tỉa và giáo sư của trung tâm giáo khoa Pháp , những người đã từng qua một thời gian phục vụ trong quân đội , và nhất là người phụ tá của anh ta Michel Hamiaux, một người to con, bình tĩnh mà chỉ 27 tháng ở chiến trường Algérie cũng đã có được Bắc đẩu bội tinh. Bây giờ là nhu cầu cần phải có một số xe để bảo đảm cho vấn đề lưu thông được dễ dàng. Hays lấy 4 chiếc xe jeep của sở cao su, đem sơn trắng hết và cho gắn cờ Hồng thập tự. Vì dù trong bất cứ tình huống nào, các xe có cờ Hồng Thập Tự cũng lưu thông dễ dàng hơn những chiếc xe khác. Về vũ khí thì anh giải thích việc nầy cho một người bạn của anh là tướng Lê quang Lưỡng, sư đoàn trưởng sư đoàn Nhảy Dù, mà các đơn vị vừa rút về đóng ở Sài Gòn . Tướng Lưỡng thuận trao cho Hays tất cả những vũ khí đạn dược mà Hays đang cần. Với một nhóm nhỏ người lo về an ninh như vậy, Hays không bao giờ có ý định chống lại bộ đội Bắc Việt . Chỉ đơn thuần là "trong trường hợp lợi dụng tình trạng lộn xộn trong thành phố mà bọn người vô tổ chức không ai kiểm soát được tấn công vào các trung tâm tiếp cư của người Pháp", nếu được báo qua vô tuyến điện , thì Hays sẽ cùng đi với người của anh ta bằng xe jeep trắng, và sẽ đến giải quyết ngay tại chỗ một cách êm thấm, càng kín đáo càng tốt. Và như thế là ông Hays tổ chức luân phiên số người trong nhóm của anh đã lựa chọn. Và họ ở trong tư thế chờ đợi..... Tất cả những người Pháp ở Việt Nam , những người ngoại quốc ở Sài Gòn cũng như ở các nơi khác đều chờ đợi...
Người Việt Nam cũng vậy, họ còn nôn nóng hơn. Trong sân hay ngoài vườn của những ngôi biệt thự cho người Mỹ thuê, hành lý được chất thành đống, ngổn ngang đây đó va ly và cập xách tay của người Mỹ cũng như va ly bằng giấy bồi, bao hành lý bằng ni lông ràng buộc chặt chẽ kỹ lưỡng của nhân viên người Việt Nam .
Các cơ quan của sứ quán Hoa Kỳ lên danh sách những người tỵ nạn, khả năng tùy theo tiêu chuẩn khó khăn thì cắt bỏ bớt. Thông thường, về vấn đề dự liệu và chọn lựa thì người Mỹ hay lắm. Sứ quán không có soạn một danh sách chính, một kế hoạch di tản chính. Làm sao ấn định được tiêu chuẩn về ưu tiên ?
Đầu tiên chắc chắn là phải cho những người Việt Nam nào có nguy cơ bị giết hay phải bị bắt đi vào các trại tập trung tẩy não nếu cộng sản tới. Hầu hết tất cả những người đã làm việc cho các cơ quan của Hoa Kỳ và gia đình của họ. Một trăm ngàn, hay hai, ba trăm ngàn người cần phải di tản. Ở Sài Gòn và Hoa Thạnh Đốn người ta đưa ra con số là 1 triệu người .
Sau đó mới đến những người Việt Nam nào muốn làm việc lại ở Hoa Kỳ như kỹ sư, bác sĩ, kế toán... những người nói được tiếng Anh kha khá,
Cuối cùng các lãnh sự quán mới nói tới những người Việt Nam nào muốn rời khỏi Việt Nam .
Ở Việt Nam hình như đối với việc gì người ta cũng nghĩ là vẫn còn thì giờ. Nhưng bây giờ thì Lịch Sữ đang đi tới nhanh quá, hết sức nhanh !. Những người Việt Nam nào mong muốn được di tản đang bị bối rối. Họ quýnh lên nhưng lại nghĩ rằng tất cả không thể sụp đổ được dễ dàng. Suốt trong 30 năm chiến tranh, đất nước cũng đã có trải qua nhiều trận chiến và sau đó thì sóng vẫn lặng gió vẫn êm. Lần nầy chắc rồi đâu cũng lại vào đấy thôi, đất nước vẫn tồn tại.....
Người Mỹ cũng vậy, họ tự hỏi rồi ngập ngừng. Đối với họ chắc chắn là họ phải đi rồi, nếu cần. Đối vời một số lớn công chức của sứ quán hay những quân nhân có nhiều thời làm việc ở Việt Nam thì thời gian ở Việt Nam là thời gian quan trọng nhất cho nghề nghiệp của họ. Họ cũng không thể tưởng tượng có một sự sụp đổ nhanh chóng như vậy.
Họ đã như được gắn bó vớ đất nước nầy, một gắn bó sâu đậm với Việt Nam qua mùi vị của món ăn hay không khí của một vài con đường, một vài cảnh đẹp ở nông thôn, hay các cánh rừng thơ mộng ở Cao nguyên. Đất nuớc nầy có một cái gì nó vướng víu thật. Đối với những người Mỹ dù là mặc thường phục hay quân phục, đã có tuổi hay còn trẻ, trầm ngâm hay vui tính, với một anh Frank Snepp có lương tâm mà không kiên nhẫn, hay với một anh Homer Smith nổi bật hay chán đời, với những người Mỹ đã có bạn bè người Việt Nam hay đôi khi có vợ hay nhân tình người Việt ... thì đất nước Việt Nam nầy tuy xa lạ nhưng rất quen thuộc và thủ đô Sài Gòn nầy dù hấp dẫn hay đáng ghét cũng đều trở thành ranh giới của tuổi trẻ hay chân trời của lứa tuổi về chiều.. Những quân nhân Mỹ bị động viên , qua đây phục vụ một năm sau đó thì họ có thể quên nước Việt Nam. Nhưng những người sĩ quan hiện dịch thì không, những nhân viên ngoại giao cũng không. Khi họ được trở về Hoa Kỳ thì Huế, Đà Nẳng hay Sài Gòn , những nơi nầy lúc nào cũng được gợi lên trong trí của họ.
Lịch Sử qua rất nhanh. Địch quân không còn mang tên cũ nữa. Trước đây không đầy 2 năm, người ta gọi họ là Việt Cộng, là VC (đọc là Vi Ci), (1) dù cho đó là những người đến từ Miền Bắc. Mặc dầu biết họ là quá tàn ác, nhưng với sự khát máu đó của họ, báo chí ngoại quốc quá dè dặt hay thận trọng giữ im lặng không dám nói tới như đối với một vài "án mạng" của binh sĩ Miền Nam hay của người Mỹ. Quân nhân và các nhà ngoại giao tức điên lên. vì người ta không nương tay làm ồn lên khi viết về sự kiện làng Mỹ Lai bị đốt. Báo chí ngoại quốc moi móc hết, trừ những gi đã xảy ra ở các vùng của Việt Cộng.
Các nhà báo đi theo các cuộc hành quân thường gặp quân nhân Mỹ hay của Miền Nam tử trận và thấy rõ ràng thân thể của những quân nhân nầy đã bị Việt Cộng dày xé, cắt, thiến,... tàn tệ..nhưng phóng viên chỉ biết nhìn và chỉ biết nêu lên những chuyện hãi hùng trong cuộc chiến về phía người Miền Nam hay của người Mỹ mà thôi. Thức sớm hay ngủ muộn, các phóng viên cứ mô tả những cuộc dội bom hay những chuyến khai quang tận đâu đâu. Có ai mà tường thuật những chuyện cộng sản bắt đem đi hành quyết các chủ tịch xã, hay trưởng ấp đã xảy ra ngay trước mặt mình ? Từ năm 1957 đến 1973, đã có hơn 36 ngàn vụ ám sát và hơn 58 ngàn vụ bắt người mang đi hành quyết .
Những chuyện đó coi như trong dĩ vãng. Tại Sài Gòn bây giờ, người ta không còn nói Việt Cộng nữa, mà nói đến 10 hay 15 sư đoàn quân chánh quy của Miền Bắc ở ngay tại chiến trường Miền Nam Việt Nam và không còn ai tính tới MTGPMN và CPLTCHMN nữa... Hay đó là 20 sư đoàn chánh quy Bắc Việt ? Thật là một sự thân mật quá ám muội với Việt Cộng. Có một số không ít Việt Cộng đã về chiêu hồi với Chánh Phủ VNCH. Con số lên đến hai trăm ngàn, có thể người ta cũng phải lo di tản họ nữa.
Bộ đội Bắc Việt cứ tiến tới, ngay như khi họ bắt tù binh cũng không ai biết , vì có ai nắm bắt họ được đâu, chuyện đó coi như quá trừu tượng, và họ có quyền của kẻ chiến thắng. Trong nhiều năm nay, người Mỹ ở Sài Gòn, Pleiku, Huế, Đà Nẳng, Cần Thơ, Mỹ Tho hay Tây Ninh, ở ngay tỉnh lỵ hay quận lỵ, đều có sống qua những đợt tấn công và phản công. Nguời ta mất đi rồi chiếm lại rồi lại mất đi một ấp, một đồn điền, một ngọn đồi, một thung lũng hay một vùng rừng núi vô bổ nào đó... thì chỉ là để ghi nhận những biến cố thôi. người ta chơi trò hú tim với một kẻ địch quá quắt. Không ai thật sự thắng họ. Cuộc chiến rồi cũng được ổn định trở lại hay chỉ còn những dấu vết, thường rất khó hiểu được đối với người Mỹ. Và cuộc tấn công hồi Tết Mậu Thân là như vậy đó: làm thế nào mà một sự thảm bại về mặt quân sự của cộng sản lại có thể biến thành một chiến thắng phi thường về mặt chánh trị trên bình diện quốc tế ? Những người Mỹ chứng kiến điều nầy vẫn còn thắc mắc mãi...
Thời kỳ qua vẫn còn đó, đầy đủ: Có cả tỉnh, thành phố mà người ta tưởng là không thể tái chiếm lại được đã được chiếm lại. Nhưng Đà Nẵng , Huế đang nằm trong tay Bắc Việt , người Mỹ và cả người Việt Nam ở Sài Gòn đều biết là lần nầy hai thành phố nầy không thể tái chiếm lại được . Chuyện không tuởng tượng được nó đã tới, người ta đã đến một điểm tận cùng không thể trở lui lại được nữa rồi !
Người ta không thể đo lường được mức độ sợ hãi của người dân Việt Nam . Người ta không thể thiết lập được một bản thống kê về lòng mong muốn được đi khỏi đất nước, muốn chạy khỏi thì đúng hơn, của người dân Việt Nam . Thế nhưng một điềm chỉ viên đánh giá được sự lo sợ đó bằng hối xuất chợ đen của đồng Mỹ kim ở Sài Gòn , một sự đánh giá không ai bác bỏ được. Ngày 29 tháng 3, một tấm giấy bạc 100 mỹ kim được đổi với giá là 5000 đồng, bốn ngày trước người ta còn kỳ kèo 4000 đồng. Nỗi lo sợ cũng được ghi nhận ở giá vàng đang tăng vọt lên. Ai cũng đoán được ý định của những chuyện mua bán nầy: người nào tìm mua mỹ kim là người đó có ý chuẩn bị bỏ nước ra đi. người nào tìm mua vàng là người đó cẩn thận tính toán chuyện bị kẹt phải ở lại.
Thứ hai lễ Phục Sinh ở Đà Lạt, những giáo sư cuối cùng của Viện Đại Học còn ở lại cũng đang sửa soạn để rời khỏi thành phố. Đêm hôm qua, trận chiến đã xảy ra ở cách đây khoảng 60 cây số, gần đồn điền trồng trà . Người ta thuật lại là có một linh mục người Pháp đã bị gãy chân vì một mảnh đạn pháo binh. Một bác sĩ Bắc Việt đã mổ cho ông ta mà không có gây mê, vì Bắc Việt không có đủ phương tiện như ở Miền Nam .
Muốn đi đến Sài Gòn thì phải đi qua ngã Phan Rang vì đường Đà Lạt Sài Gòn đã bị cắt đứt rồi. Linh mục Jean Mais dùng chiếc xe Citroen 2 ngựa của ông để chở các giáo sư và một đứa trẻ mồ côi 18 tuổi, người Việt Nam mà ông đang bảo trợ. Linh mục chạy về hướng đèo Ngoạn Mục. Qua khỏi nhà máy điện lực ông bắt gặp đoàn người di tản, trên những chiếc xe Peugeot 203 cũ kỹ với hàng chục người trên xe, những chiếc mô tô Honda chở cả gia đình với nồi niêu xon chảo và mền chiếu của họ. Bên vệ đường có vài binh sĩ đang gạ bán một tấm da cọp vừa mới chết vì đạp phải mìn. Tấm da cọp thì quý thật vì khó mà gập được nhưng không ai muốn dừng xe lại hết. Sau khi cho các giáo sư xuống Phan Rang, linh mục đi dọc theo bờ biển, ngược đường với làn sóng người tỵ nạn, để đến Nha Trang xem tin tức về những linh mục khác.
Tại Nha Trang, các linh mục đang do dự. Có một số chiều nay sẽ đi Sài Gòn còn những người khác thì nghĩ rằng họ không nên bỏ con chiên trong giáo khu của họ. Linh mục Bianchetti cắm trại ngay trong thành phố với một số đồng bào Thượng đến từ một làng trong vùng Ban mê Thuột .
Trên đường thấy có vài ngàn người chạy loạn. Nếu chiến trận không bắt buộc họ phải chạy thì một số nông dân sẽ ở lại. Đã từ mấy đời rồi, họ vẫn ở đây, gần mồ mả của tổ tiên họ. Đối với hằng triệu người còn trẻ, họ không tưởng tượng được là họ phải rời bỏ làng mạc của họ, rời bỏ lũy tre xanh của họ... nhưng họ phải bỏ chạy mà thôi... vì cộng sản đến.
Về đêm, khi trở lại Phan Rang, linh mục Mais và người con nuôi của ông ta ghé lại giáo đường Krong Pha. Có những luồng gió thổi trong thung lũng tối đen. Vào khoảng nửa đêm linh mục ngủ không được nên ra khỏi giáo đường để hóng mát. Thình lình ông thấy hàng trăm ánh đèn xe từ trên đèo Ngoạn Mục. Một đoàn xe đang đi tới : binh sĩ trú phòng của Đà Lạt, các sinh viên sĩ quan, sĩ quan , lực lượng Bảo An và gia đình của họ. Một chiếc xe Jeep ngừng lại. Đại tá Chỉ huy trưởng trường Chiến Tranh Chánh trị bước xuống, bắt tay linh mục và nói:
- " Chúng tôi được lệnh phải rời bỏ Đà Lạt."
Một sĩ quan khác tiếp lời :
- " Chúng tôi cố gắng về điểm tập trung ở Phan Rang."
Cũng giống như luận điệu của đài phát thanh và báo chí, ai cũng nói tới chuyện "điểm tập trung", hay chyện "thu hẹp tuyến phòng thủ ', toàn là sáo ngữ không sao che dấu nổi một thảm bại hình như không thể đảo ngược được .
Linh mục đi vào ngủ. Sáng hôm sau, một ủy ban an ninh cộng sản đã được thành lập trong làng . Có cả người cựu chỉ huy lực lượng phòng vệ ở đó. Các công nhân của nhà máy điện lực đã mang băng tay đỏ trên cánh tay. Linh mục lại lên đường. Ngay ở đèo Ngoạn Mục, nhân viên của một ủy ban khác xét giấy tờ của linh mục. Một cuộc dằng dai...Nhờ một phụ tá của Viện Khoa học đi tới, ông nầy biết linh mục nên linh mục mới được phép tiếp tục lên đường.
Ở Đà Lạt, các hàng quán đã đóng cửa hết, chung quanh bờ hồ vắng tanh. Trong chợ, trái cây, rau cải, thịt cá .. đang bắt đầu thối... đặc biệt bấp cải đã nặng mùi. Thư viện của Hội Thánh đã có cướp vào dọn sạch các kệ sách, đập nát tủ lạnh, phá toang tủ sắt dĩ nhiên không còn gì từ trước rồi... Linh mục thu nhặt vài cuốn sách rơi rớt. Trong thành phố, linh mục gặp người phụ tá dạy Pháp ngữ của ông. Với một số bạn trẻ ông Ngữ đang rửa chợ. Ông ta nói :
- " Chúng tôi đang đợi họ. Tất cả đều tốt, nhưng thành phố phải sạch sẽ ...
Ở viện đại học linh mục gặp ông trưởng khoa văn chương, ông Nguyễn khắc Dưỡng, giáo sư triết học. Anh của ông nầy là Nguyễn khắc Viện, là Giám đốc chương trình phát thanh ngoại ngữ ở Hà Nội, là một nhân vật mà tất cả người Pháp ghé qua thủ đô Bắc Việt đều gặp ông ta. Trong hai anh em một người thì theo Mác Xít và chọn Miền Bắc , một người theo Ki Tô giáo ở Miền Nam .
Ông giáo sư triết nói với linh mục:
- " Miền Nam Việt Nam quá tham nhũng, giờ thì họ phải sống với sự trừng phạt !"
Theo ông giáo sư nầy, cộng sản sẽ mang theo ngọn lửa tẩy uế. Mặc dầu ông biết là cộng sản Bắc Việt tàn ác, họ đã hành quyết cha ông vào năm 1956 , nhưng ông không muốn đi với những người mà ông cho là hèn nhát.
Linh mục cũng không đi. Là người của Hội Thánh, linh mục hy vọng sẽ làm việc lại nếu người ta cho viện đại học mở cửa lại. Ông nghĩ là Đà Lạt coi như đã xong rồi !
Tuy nhiên chuyện Miền Nam Việt Nam ngăn chận người Miền Bắc không thể không xảy ra được .
Trong lúc đó tại Sài Gòn, nhà văn Duyên Anh hỏi đi hỏi lại là mình có nên đi hay không ? người Mỹ loan báo là sẽ có một cuộc "tắm máu" nếu cộng sản Miền Bắc chiếm được Miền Nam. Đích thân Tổng Thống Ford hình như đã đòi hỏi người ta phải dự trù di tản các nhà báo và các nhà văn. Không có vấn đề loan tin hay viết lách gì nữa, lại càng không có vấn đề tiếp tục viết tiểu thuyết bây giờ nữa. Ra ngoại quốc nhà văn có thể viết được chăng ? và có độc giả hay không ? Ông ta nghĩ là một nghệ nhân cần có quần chúng. Và quần chúng của quốc gia ông. Ông Duyên Anh đã viết quá nhiều bài chống cộng. Nếu cộng sản tới ông ta có thể bị hành quyết. Ông đang nghĩ về lòng can đảm của một anh Paternak hay một anh Soljenitsyne. Hai ông nầy sợ không trở về nhà được nên đã từ chối không đi Thụy Điển để nhận giải thưởng Nobel của họ. Nhà văn Duyên Anh đã có ghi tên vào danh sách di tản của Sở Thông Tin Hoa Kỳ ở đường Lê quý Đôn. Dĩ nhiên ông cũng có ghi tên của người vợ và 3 đứa con của ông.
Sự việc một số tỉnh và thành phố đã rơi vào tay của Bắc Việt đã không làm cho kỹ sư Văn nao núng. Mặc kệ lãnh thổ có bị mất đi cũng không sao. Điều quan trọng là con số tử vong của cả hai bên !. Kỹ sư Văn luôn luôn nghĩ rằng người ta không thể không tiến tới được một giải pháp chánh trị. Ông nói rõ quan điểm của ông ở ngay Bộ Công Chánh, mọi người đều tán thành. Có phải vì họ nể nang chức tước của ông hay không ? Ở các sở khác, có một số công chức đã không còn im lặng được nữa, Họ lớn tiếng phàn nàn rằng người ta không nên và thể nói chuyện vời cộng sản được đâu.
Với sự trợ giúp của 9 vị Thượng Tọa và lối 20 Tăng Ni của chùa Quan thế Âm, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đang coi sóc một số khoảng 60 người dân tỵ nạn, thuộc các gia đình Phật tử phần lớn ở một tỉnh gần Ban mê Thuột . Những người nầy chiếm hết các phòng công cộng trong chùa. Các bà thì bận bịu luôn với công việc ở nhà bếp, trẻ con thì đang khóc la rên rỉ. Các máy thâu thanh lúc nào cũng ồn ào làm cho chùa không còn được yên tĩnh . Các tăng ni thì gặp khó khăn với các phòng vệ sinh cá nhân đang bị tắt nghẽn. Nhờ quỹ cúng dường của tín đồ, các Thầy mới nuôi được số dân tỵ nạn nầy. Lúc nào họ cũng than thở không biết ruộng vườn nhà cửa và thân nhân thất lạc của họ đã ra sao rồi. Đây là những người dân chất phác , họ không cần biết tới diễn biến của tình hình chánh trị mà chỉ nghĩ tới việc trở về làng mạc của họ mà thôi.
Một ông sư trẻ đang theo dõi thời sự. Hai người anh của ông là sĩ quan trong QLVNCH, họ có thể sẽ bị trả thù khi bộ đội Bắc Việt chiếm được phần đất nầy chăng ? Bọn cộng sản là những người vô thần, nghe nói là họ sẽ buộc những sư sải phải thi hành nghĩa vụ quân sự . Ở Miền Bắc người ta nói cộng sản bắt những người mới vào tu phải đi nhập ngũ nên phần đông sư sải ở ngoài đó đều là những người lớn tuổi. Chuyện đó không ngăn cản được những người lãnh đạo cộng sản như Thủ Tướng Phạm văn Đồng đã từng tuyên bố với những khách ngoại quốc rằng : " Chúng tôi là Phật Tử theo nghĩa của chúng tôi ". Trong vùng chiếm đóng của CPLTMN cũng vậy, các sư sãi đều là những người già.
Các Thầy vừa lo giúp đỡ những người dân tỵ nạn, vừa lo nghĩ đến số phận của chính mình, kín đáo trong lớp áo tràng và trong những lời cầu nguyện . Rất bình tĩnh họ nhìn diển tiến của tình hình. "Sự Nam tiến của người Miền Bắc có lẽ là một nghiệp báo mà chúng ta phải trả cho hành động của ta thuở trước chăng ?" nhà sư trẻ nghỉ thầm như vậy.
Bố mẹ ông khuyên ông nên ra đi. Một trong những người anh rể của ông là một trung tá Không quân đã có xác nhận với ông là các sĩ quan cao cấp có quyền mang theo gia đình của mình. Nhưng ông sư trẻ nầy từ chối. Ông nghĩ là ông không thể tránh được cái nghiệp báo của ông, ông phải chấp nhận những đau khổ sấp tới. Và sau đó là ông không còn lo lắng gì nữa. Bố mẹ ông cũng ở lại, không đi. Họ chờ người con trai của họ trở về, anh nầy là một thiếu úy phòng nhì thuộc sư đoàn bộ binh đang chiến đấu phòng thủ thành phố Xuân Lộc ở phía Tây của Sài Gòn .
Các tàu chở xăng dầu không đi theo Sông Sài Gòn để đến Tân Cảng gần xa lộ Biên Hòa được nữa, làm cho xăng trở nên khan hiếm . Ở các trạm xăng, người ta phải xếp hàng dài....
Có hàng ngàn tin đồn khắp nơi trong thủ đô như:
- Chắc chắn là địch quân sẽ tiến hành một sự phân chia đất nước ra nữa: đã có 2 nước Việt Nam rồi chắc sẽ có một Việt Nam thứ ba nữa đây ! Cộng sản Bắc Việt sẽ giữ nguyên vẹn phân lãnh thổ của họ từ biên giới Trung Quốc đến vĩ tuyến 17. Những người kháng chiến ơ Miền Nam đã từng tập kết ra Miền Bắc sẽ nắm giữ phần đất nằm giữa vĩ tuyến 17 và vĩ tuyến 13, đó là một nước Việt Nam thứ hai. Còn nước Việt Nam thứ ba, từ vĩ tuyến 13 đến mủi Ca Mau thì sẽ có một Chánh Phủ với 2 thành phần, một là quốc gia và một là cộng sản.
- Người ta còn phao tin chắc chắn là người Mỹ , nhất là nhân viên của CIA, đã khyên các tướng tá và công chức cao cấp nên đi. Hình như người Mỹ đã bắt buộc hàng quân nhân có chức vụ cao phải lên trực thăng. Chính những quân nhân nầy muốn ở lại lo phòng thủ Kontum, Plei Ku, Huế, Đà Nẵng.
- Chánh Phủ Hoa Kỳ có nhiều dự án khác. Người ta có thể ở lại Sài Gòn, và người ta bị ám ảnh về ý nghĩ nầy. Các nhà trồng tỉa người Pháp tiên liệu là quyền lợi của họ sẽ được cứu vãn. Người ta mong muốn, người ta sẽ được , phải ở lại Sài Gòn.
Tổng Thống Thiệu giải thích trên đài truyền hình : "người Mỹ không muốn bán vũ khí cho chúng ta nữa, chúng ta phải tiết kiệm từng viên đạn." Đôi lúc ông tâm tình thật sự qua những câu : Trên chiến trường làm sao chúng ta có thể ôm bọn cộng sản để mà cắn họ được ?"
Người ta đua nhau gợi lên tất cả những giải pháp khả thi, bất khả thi, và có thể xảy ra:... Nếu ông Thiệu từ chức... Ai sẽ thay thế ông đây ? ông Phó Tổng Thống? ông Thủ Tướng hay ông Bảo Đại ? Vị cựu hoàng đế nầy ở bên cạnh người Pháp, có thể người Pháp sẽ can thiệp với cộng sản Bắc Việt ....
Đây là những ghi nhận của ông Patrick Hays :
" 1.- Tình hình: Khó mà biết chính xác được việc gì sẽ xảy ra, bởi vì lần nầy mọi việc đều đi quá nhanh, và những người có trách nhiệm đối thoại lại không thấy xuất hiện. Mặt khác, trong bầu không khi hỗn loạn nầy có quá nhiều tin đồn khắp nơi không thuận lợi cho việc nghiên cứu tình hình một cách bình tĩnh được . Dù sao tôi cũng mong rằng chúng ta đang nằm ở một nấc thang được giả dụ là những kế hoạch lạc quan nhất của Bộ Tham Mưu Bắc Việt trong giai đoạn tấn công của họ đã đạt được rồi hay đã vượt đi quá xa rồi, và quân nhu của họ bắt buộc phải chạy theo. Như vậy có thể chúng ta sẽ có được thời gian để tìm được biện pháp an toàn cho nhân viên và tài sản của chúng ta . ....
2.- Việc gì sẽ đến bây giờ đây ? Tương quan lực lượng mới đã quá rõ rệt để không còn nghi ngờ gì nữa về một kết thúc chung cuộc quân sự. Ngay như những người nào có quyết tâm ở lại chiến đấu cho Sài Gòn , chắc phải cần một De Lattre hay phải có một thánh nữ Geneviève.....
Ông Hays nghĩ tới một sự ra đi của Tổng Thống Thiệu, nhưng ông không tin vì biết rõ bản chất của ông Thiệu. Một giả thuyết lạc quan :
- " Bắc Việt không tim cách chiếm Sài Gòn trước cuộc bầu cử Tổng Thống vào tháng 9.. ông Thiệu sẽ không còn đại diện nữa. Sau đó, chánh quyền "phải thi hành Hiệp Định Paris" , v.v....
3.- Thái độ phải có : Tôi thấy ngã về ý kiến là quân cộng sản Bắc Việt sẽ vào Sài Gòn . (cơ may có được một phép lạ ngay ở Miền Nam tối đa chỉ vào khoản 5 %) Câu hỏi được đặt ra là làm sao biết được lúc nào và nhất là bằng cách nào ? Tôi mong rằng chúng ta còn có đủ thời gian vì lý do tiếp vận và cũng có thể là vì lý do chánh trị của phía Bắc Việt .....
"Ở nhà máy, người ta vẫn làm việc bình thường. Nhưng tôi tiên liệu (trên giấy trắng mực đen lúc nầy) các toán lo về an ninh với những nhân viên có trách nhiệm trong trường hợp mà công việc bắt buộc phải bị đình chỉ....
"Sài Gòn vẫn yên tĩnh"....