Nhím Hoàng Kim
08-18-2007, 09:24 PM
Chương 19 - Bán hạ giá 50 phần trăm
Ông Phạm văn Ba, đại diện của CPLTCHMN tại Ba Lê, thông báo cho Tổng Thống Phủ Pháp:
- một giải pháp chánh trị đưa ông Dương văn Minh lên làm nguyên thủ quốc gia có thể được chấp nhận, với điều kiện là ông phải trình diện một chính phủ có tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc. Chỉ cần chọn các nhân vật có thể chấp nhận được. "Được CPLTCHMN chấp nhận" liệu có nghĩa là "được Hà Nội chấp nhận hay không" ?
Tổng Thống Phủ Pháp chuyển tin tức nầy cho tòa đại sứ Mỹ ở Ba Lê để họ chuyển tiếp về Hoa Thạnh Đốn , và từ đó chính ông Kissinger sẽ gửi đến cho tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn . Cũng theo lời của chính ông Phạm văn Ba nầy, "Hoa Kỳ phải giải quyết các vấn đề của Miền Nam Việt Nam với CPLTCHMN chớ không phải với Hà Nội. Về phần mình CPLTCHMN sẳn sàng mở ra một cuộc đối thoại."
Theo những người đã gặp ông Phạm văn Ba nầy thì ông ta có vẻ cởi mở. Người ta xì xào rằng Ông là một người "ôn hòa". Tại Ba Lê, ông thường trò chuyện với ông Bùi kiến Thành, phó bí thư đặc trách về các vấn đề quốc tế của một đảng nhỏ, ít được người ta nhắc tới, gắn liền với Đệ Nhị Quốc tế , đó là đảng Xã Hội Việt Nam . Các đảng Xã Hội ở Âu Châu không bao giờ để ý đến ông Thành nầy. Ông Thành đề nghị với CPLTCHMN một thành phần Chánh Phủ có đủ mặt các vị lãnh đạo Tôn Giáo chính. Ông Thành nói :
- "Riêng những nhân vật Tôn Giáo nầy đã đại diện cho phần lớn dân chúng Việt Nam . Không có một chánh trị gia nào, không một nguyên thủ quốc gia nào, cũng không phải ông Dương văn Minh hay những người khác, không thật sự đại diện cho ai hết. Chỉ có những đại diện của các Tôn Giáo lớn mới có thể đại diện cho dân chúng để nói chuyện với CPLTCHMN, những người thuộc đảng Xã Hội Việt Nam đã xác nhận như vậy.
Hình như ở Ba Lê ông Thành cho ý kiến nầy rất là hay. Do vậy, các đảng viên đảng Xã Hội Việt Nam rất cảm động với buổi lễ cầu nguyện mấy ngày trước ở Nhà Thờ Chánh Tòa ở Sài Gòn nên đã gởi một điện tín cho Đức Cha Nguyễn văn Bình. Nhưng ông nầy không nhận được . Họ cũng đã gởi cho tòa đại sứ Mỹ ở Ba Lê : ở đây có thể nào thiết lập liên lạc được với các vị lãnh đạo Tôn Giáo hay không ?
Các đại diện của CPLTCHMN ở Ba Lê khuyến khích họ, nhưng đã bắn tiếng cho biết là họ không thể hứa là có ngừng bắn, ngay cả nếu có một Chánh Phủ được chấp nhận được thành lập tại Sài Gòn.
Trong một số trung tâm chánh trị ở Ba Lê, người ta cho biết là có nhiều bất đồng giữa CPLTCHMN và Hà Nội và ngay trong nội bộ CPLTCHMN cũng vậy.
Trước hết ông Mérillon tưởng là một trò đùa. Từ trung tâm điện thoại của Sài Gòn nữ xướng ngôn nói :
- Tổng Thống muốn nói chuyện với ông. Không phải Tổng Thống của chúng tôi mà là Tổng Thống của ông.
Ông Valéry Giscard d'Estaing khuyến khích ông Mérillon:
- Việc ông đã làm rất tốt. Tôi khen ngợi ông. Nhưng đừng có lãnh lấy quá nhiều nguy hiểm đó!
Ông Giscard thân mật nói thêm:
- "Tất cả những sáng kiến của ông đều là sáng kiến tốt.
- Tôi không có sáng kiến đâu, tôi làm theo các sự chỉ dẫn của ông thôi.
Đúng là chánh trị trung gian: ở Ba Lê cũng như ở Sài Gòn người ta chánh thức công bố câu chuyện trao đổi trên điện thoại trên đây của Tổng Thống Pháp để cho thấy là Ba Lê đã chọn quân bài Dương văn Minh. Đường lối ngoại giao của Pháp là cố gắng trồi lên hàng đầu. Ông Jean Sauvagnargues bảo đảm rằng "hành động của nước Pháp hoàn toàn vô tư."
Ông Mérillon được ông Tổng Thống Hương tiếp kiến và ông ta khuyên ông Hương nên nhường chỗ cho Dương văn Minh. Miền Nam Việt Nam đang hấp hối, cần phải mổ xẻ ngay. Vị Tổng Thống già nua cố bám, viện cớ có nhiều khó khăn về mặt Hiến Pháp. Ông Hương tiếp ông Trần văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện. Ông nầy tuyên bố sẵn sàng lèo lái con thuyền quốc gia đúng như Hiến Pháp đã qui định, trong trường hợp ông Hương từ nhiệm. Ông Lắm nói với báo chí :
- "Ông Tổng Thống Hương có thể từ chức. Ông không thể trao quyền hành lại cho bất cứ người nào hết. Nếu ông trao quyền lại cho ông Duơng văn Minh là ông đã xem thường Hiến Pháp.
Người ta hỏi ông về vai trò của nước Pháp. Ông Lắm trả lời một cách ỡm ờ :
- "Tôi hy vọng rằng nước Pháp có thể ảnh hưởng được với phía bên kia.... Vai trò của họ là có thể can thiệp với các cường quốc và đặc biệt hơn hết là các cường quốc cộng sản .
Ông Lắm đã từng là Tổng Trưởng Ngoại Giao năm 1973 và là thương thuyết gia của Hiệp Định BaLê. Cũng giống như các chánh trị gia ở Sài Gòn ông tin vào những sự can thiệp của Mạc tư Khoa hơn là thiện chí của Hà Nội.
Tại Hoa Thạnh Đốn, Hạ Viện khi tranh cãi lại về vấn đề Việt Nam, đã chấp thuận ngân khoản 327 triệu mỹ kim viện trợ nhân đạo, nhiều hơn 77 triệu của bên Thượng Viện. Cả hai viện đều cho phép Tổng Thống Ford xử dụng quân lực Hoa Kỳ để bảo vệ cuộc di tản.
Tại Nhà Trắng, trước sự hiện diện của các doanh gia bảo trợ cho những chiến dịch quảng cáo về quyền lợi của dân chúng, ông Ford tuyên bố :
- " Hoa Kỳ sẽ bắt đầu một bước đi mới. Hoa Kỳ sẽ tiến tới phía trước ."
Phi công Nguyễn cao Kỳ và linh mục Thanh nói chuyện với khoảng mười ngàn người trong một cuộc mết tinh ở một vùng ngoại ô Sài Gòn . Các diễn giả nói đủ thứ chuyện : họ kêu gọi thành lập một Chánh Phủ mới, kêu gọi kháng chiến, kêu gọi ngừng bắn, và kêu gọi thương thuyết...
Ở tòa đại sứ Hoa Kỳ , trong khi ông Martin thì chọn quân bài Trần văn Hương thì ông Polgar lại chọn ông Dương văn Minh. Cố vấn Lehmann thì làm yên lòng khách khứa.: Tất cả rồi cũng sẽ tốt thôi . Khi tiếp ông Lucien Hébert, vị xử lý thường vụ Gia nã đại, , khi ông nầy đến từ giã đề về nước ngày mai thì ông Lehmann phản đối :
- " Không , đừng có đi. Chúng tôi đây, chúng tôi ở lại . Bắc Việt không có chiếm Sài Gòn đâu, sẽ có một cuộc dàn xếp...
Sau đó, sau một lúc lưỡng lự, ông nói tiếp :
- " Dù sao đi nữa, nếu xảy ra chuyện gì thì vẫn có chỗ cho ông kia mà." Có nghĩa là, trong phi cơ Hoa Kỳ của chúng tôi .
Ông Polgar tự thấy mình được khích lệ, khi ông lại gặp được đại tá Hung gia Lợi thân thích của ông tại nhà của mình. Đại tá Toth bảo đảm với ông Polgar là tất cả các điện tín của tòa đại sứ Hoa Kỳ đã được nhanh chóng chuyển tiếp đến "phía bên kia và cả thủ đô Budapest của Hung gia Lợi, và - ông giả thuyết- đến cả những người khác nữa".
Theo ông Toth, thì những người của CPLTCHMN và của Bắc Việt ở trại Davis ,đã cho rằng diễn tiến chánh trị trong mấy ngày qua đã có một "tính chất xây dựng" . Họ rất lạc quan, và ước tính rằng người ta có thể sẽ tìm được những giải pháp " tốt cho cả đôi bên". Còn dè dặt, Toth đã nhấn mạnh : ông ta không phải là phát ngôn viên của Chánh Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay của CPLTCHMN . Tuy nhiên, ông cũng có thể cung cấp cho ông Polgar những mẩu tin tức từ "phía bên kia" . Vì ông có gặp khó khăn về các tên của người Việt Nam nên ông đã có ghi chú . Ông ta lấy cuốn sổ tay ra.
Theo "phía bên kia" thì không có một nhân vật nào được xem là chính yếu trong triển vọng của một cuộc diễn tiến hòa bình. Có nhiều nhân vật của Miền Nam sẽ được chấp nhận. Tướng Dương văn Minh là một trong số những người đó. Ông cũng không phải là người duy nhất. Nhất là CPLTCHMN muốn rằng những người không đáng được chấp nhận không nên có một vai trò nào nữa ở Miền Nam Việt Nam Ông Toth nói tiếp:
-" Không dính dáng gì đến người sẽ lãnh đạo Tân Chánh Phủ, cũng là một chuyện tốt nên để cho họ vào cuộc - thí dụ như - bà Ngô bá Thành, linh mục Chơn Tín.
CPLTCHMN có thể hợp tác với rất nhiều người . Ông Toth còn đọc ngay tên của Thủ Tướng xử lý thường vụ Nguyễn bá Cẩn, người rõ ràng đã ở trong "tập đoàn Nguyễn văn Thiệu". Nhất là CPLTCHMN muốn có một lời tuyên bố của Hoa Kỳ . Tuyên bố nầy phải nói rõ là Hoa Kỳ không xen vào chuyện nội bộ của Miền Nam Việt Nam nữa và chấm dứt mọi viện trợ quân sự cho Chính Phủ Sài Gòn.
Hai bản nhạc khác nhau của CPLTCHMN : ở Ba Lê thì các đại diện của họ không bảo đảm sẽ có ngừng bắn. Và ở trại Davis thì các đại diện của họ lại nói là sẵn sàng chấp nhận ngừng bắn nếu có một sự "tiến bộ tốt của quá trình chánh trị " Ít ra, đây là một truyền đạt không chánh thức đã được ông Toth chuyển tiếp cho ông Polgar. Ông nói là những người đối thoại ở trong trại Davis cũng muốn biết có phải là Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ ở Vũng Tàu hay không ? Nếu có thì tại sao ? ông Polgar đính chánh ngay.
- "Tại sao còn có quá nhiều tàu chiến Hoa Kỳ , trong khi người ta đã di tản một số lớn người Việt Nam từ hơn hai tuần lễ ? ông Toth hỏi.
- Ông Polgar trả lời rằng các tàu chiến đó chỉ duy nhất dùng cho các cuộc hành quân di tản.
Ông Polgar muốn ông Toth nói cho "bên kia" hiểu rằng Chánh Phủ của ông Hương, cũng như Chánh Phủ sẽ thay thế ông ta, có nhiều "bài toán tâm lý dễ xúc cảm". Không nên tiến tới nhanh quá. Phải nghĩ tới tất cả những người của Miền Nam Việt Nam , nhất là các binh sĩ, họ đang nhìn những diễn biến chánh trị mới với con mắt không tốt.
- "Chúng tôi không muốn thấy các phi công của những chiếc F.5 bỏ bom vào Dinh Độc Lập để phản đối lại những gì mà dưới nhãn quan của họ sẽ là một sự phản bội lại chánh nghĩa quốc gia .
"Thật là kỳ lạ ! "Chúng tôi" ! Chúng tôi , những người Mỹ, những người Hung gia Lợi, Hà Nội và CPLTCHMN . Ông Polgar tiếp tục nói , dựa trên chủ đề thường được hai ông Martin và Mérillon nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
- ' Chúng tôi không muốn thấy luật lệ và trật tự ở Sài Gòn bị sụp đổ. Phải cố tránh những sự bạo động cá nhân và những vận động của quần chúng. "
Ông Polgar không còn nghi ngờ gì nữa là Cảnh sát sẽ áp dụng những chỉ thị của Tân Chánh Phủ . Người ta không biết đến bao giờ Chánh Phủ mới nầy được thành lập xong, Dù sao thì trước đó Chánh Phủ của ông Hương đã công bố những biện pháp cốt "chỉ rõ là vấn đề hòa giải dân tộc đã là chương trình nghị sự rồi" . Bằng chứng là vài giờ trước đây, Thủ Tướng Xử Lý Thường Vụ Nguyễn bá Cẩn, đã tuyên bố là có vài trăm tù nhân chánh trị sẽ được thả ra . Các cơ quan an ninh của Miền Nam lợi dụng chuyện nầy để thanh toán nhiều cán bộ quan trọng của Bắc Việt mà họ đang giữ. Do đó Nguyễn văn Tài, một trong những tay gộc bị các cơ quan nầy tóm được, sẽ được thả xuống từ trực thăng.
Với sự thỏa thuận của ông Martin, ông Polgar yêu cầu ông Toth cho những người ở trại Davis biết là tòa đại sứ muốn bàn cãi một vài vấn đề với một đại diện của CPLTCHMN một cách chánh thức nhưng bí mật. Ông Toth ghi nhận, mong sẽ nhanh chóng cung cấp câu trả lời. Có thể ngay chiều hôm nay.
Được báo cáo đầy đủ về cuộc gặp gỡ nầy, ông Kissinger vẫn ghi nhận những lời nầy, nhưng không bao giờ tin. Thật vậy, một cuộc ngừng bắn với những người cộng sản Việt Nam không thể tùy thuộc vào những sự vận động của một ông đại tá Hung gia lợi. Ông Kissinger ra lệnh cho ông Martin rằng tất cả những cuộc thương thuyết với CPLTCHMN phải được thực hiện ở Ba Lê chớ không phải ở Sài Gòn .
Đối với một số người, trong đó có ông Mérillon. thì vấn đề của ông Minh đang tiến triển tốt. Ông Martin cũng bắt đầu "o bế" giải pháp nầy. Tòa đại sứ Mỹ tự nhiên nghĩ rằng người Pháp muốn có mặt lại ở Đông Dương nhưng họ có vẻ tin tưởng ông Mérillon. Tại sao không chơi lá bài Dương văn Minh ? Theo chỗ ông Martin biết thì ông Minh nầy vẫn là một tướng hồi hưu , làm việc rất ít. Ông ta đã làm được gì trong những năm qua ? Ông ta chơi quần vợt, chăm sóc vườn lan và nuôi cá.. Ô hay !muốn thành công về chánh trị, không cần thiết phải quá thông minh. Nhưng phải cần có đức tính lẫn nghị lực. Ông Minh có tánh tốt, nhưng ông ta tính tình ra sao ? Nhiều người nói ông Minh là "một con voi với bộ óc của chim se sẽ". Hai ông Martin và Mérillon đồng ý trên một điểm: giải pháp hoàn toàn (100 %) của cộng sản sẽ là một giải pháp tệ hại nhất trong các giải pháp. Nếu Quân đội Bắc Việt chiếm Sài Gòn , thì tiếp tục chiến tranh sẽ đưa đến việc Bắc Việt sẽ chiếm toàn thể lãnh thổ của Miền Nam.
Người Pháp nhất là ông Pierre Brochand thật tình rất thích ông Dương văn Minh. Không giống như nhiều tướng lãnh khác được đào tạo thời Mỹ, ông Minh là người thân Pháp như những người thân cận của mình. Là một tướng lãnh, ông Minh có thể được binh sĩ nghe lời. Còn ông Hương thì không được như vậy. Miền Nam Việt Nam còn khiển dụng được 4 hay 5 sư đoàn . Trong trò chơi chánh trị, ông Minh cũng còn một ít chủ bài. Phải cho ông ta một dịp may để đoàn kết hai lực lượng chánh trị và tôn giáo lại . Nếu CPLTCHMN nghĩ rằng ông ta có thể được chấp nhận thì tại sao chúng ta không yểm trợ tối đa cho ông ? Các nhà ngoại giao người Pháp cảm thấy thích thú khi nhận thấy rằng ông Polgar và ngay cả con diều hâu Martin cũng lần lần đi theo giải pháp của người Pháp. Trường hợp xấu nhất, một Chánh Phủ liên hiệp lâm thời sẳn sàng thương thuyết cũng có thể tránh được cuộc chiến trong thủ đô Sài Gòn, một thủ đô mà tướng Kỳ kêu gọi phải cố thủ. Những nhà ngoại giao Pháp không quá ngây ngô như người Mỹ đã tưởng, họ không có quá nhiều ảo tưởng trong dài hạn. Họ thừa biết là từ 30 năm nay, cộng sản Việt Nam đã có ý muốn thống nhất nước Việt Nam, và từ 45 năm nay đã từng muốn thống nhất Đông Dương .. Người Pháp ngày hôm nay cũng như ông Kissinger ngày hôm qua, đều nghĩ đến tính cách hợp lý của quốc gia Việt Nam : Hà Nội lúc nào cũng muốn, ít nhất trong một giai đoạn chuyển tiếp từ một đến năm năm, chấp nhận một Chánh Phủ dưới màu cờ của lực lượng thứ ba mà người cộng sản chưa hoàn toàn thống trị được . Một chế độ "dễ coi" ở Sài Gòn , dân chủ hơn chế độ ở Miền Bắc có thể làm cho Hà Nội có điểm tốt ở Á Châu, lại có thể giúp họ giữ được khoảng cách đối với Mạc tư Khoa và Bắc Kinh . Người Pháp còn nghĩ tới những sự cạnh tranh cố hữu giữa Miền Nam và Miền Bắc . Ông Dương văn Minh sẽ thật sự là người của tình thế nầy. Cộng sản Hà Nội đến một lúc nào đó sẽ được độc lập đối với cộng sản Mạc tư Khoa. Như vậy tại sao Miền Nam Việt Nam sẽ không được như vậy đối với Hà Nội, ít nhất trong một thời gian nào đó ?.
Nghị sĩ Paul d'Ornano đến Sài Gòn . Ông nói cho những người nầy, và những người kia về tiêu lệnh của Tổng Thống Pháp : ở lại tại chỗ! Gần như nhờ đó mà cộng đồng người Pháp ở Sài Gòn loan truyền ra một niềm lạc quan nào đó. Người Mỹ, trong đó có ông Snepp, có cảm nghĩ là thái độ đó gây ảnh hưởng rất nhiều cho người Việt Nam . Nếu người Pháp không đi, điều đó có nghĩa là sẽ có một cuộc dàn xếp nào đó, có thể là một mầm móng của một quốc gia không cộng sản ở Miền Nam Việt Nam . Một loại giải pháp Nam Kỳ. Tòa đại sứ Pháp ở Sài Gòn hoạt động trong chiều hướng nầy. Tòa đại sứ Pháp ở Hà Nội thì không tin như vậy.
Ngày 25 tháng 4
Tại trại Davis tướng Hoàng anh Tuấn biết là sẽ không có thương thuyết, và biết là thời điểm chót của "sức mạnh cách mạng" đã đến. Trong trận chiến cuối cùng đó, phi trường Tân Sơn Nhất sẽ bị pháo kích.
Tướng Tuấn gởi cho Hà Nội một công điện ngày hôm nay, theo đúng "mốt" anh hùng tính của những phim ảnh Bắc Việt :
-" Xin Bộ Tham Mưu đừng nghĩ gì đến sự hiện diện của cá nhân tôi và những người của tôi ở trại Davis. Chúng tôi sẽ đào hầm núp để giữ vị trí của chúng tôi đã chiếm đóng. Nếu quân địch phản ứng mạnh, xin pháo binh của chúng ta cứ tăng cường pháo mạnh, đừng lo nghĩ gì đến chúng tôi . Đây là một danh dự cho chúng tôi khi được hy sinh cho chiến thắng của chiến dịch và cho chiến thắng của cách mạng "
Danh dự hay không khi tự hiến mình cho sự hy sinh, các sĩ quan, hạ sĩ quan và bộ đội Bắc Việt hay Việt Cộng ở trại Davis đều không thấy bao giờ được an toàn trong những dãy nhà bằng cây lợp tôn. Họ dùng xẻng, cuốc hoặc đôi khi dao găm và cọc sắt để đào hầm núp, với những bao mà họ làm để đựng đất. Các biện pháp nầy không thể che chở họ được khi mà trái đạn pháo rơi ngay vào hầm núp, nhưng có thể giúp họ tránh được những mảnh đạn pháo .
Trong kế hoạch tấn công, tướng Dũng rất chú ý đến sự hiện diện của các phái đoàn cộng sản ở trại Davis. Tướng Tổng Tư Lệnh Bắc Việt nầy viết :
-" Trong tiến trình soạn thảo kế hoạch tác xạ vào căn cứ Tân Sơn Nhất , chúng tôi nhiều lần nhấn mạnh với những người có trách nhiệm để họ nhớ đến sự hiện diện của phái đoàn chúng ta để tránh tổn thất cho chúng ta ."
Các binh sĩ của Miền Nam thường xuyên và lặng lẽ canh gác cho các phái đoàn Bắc Việt và Việt Cộng ở trại Davis. Hai phái đoàn cộng sản nầy có vũ khí cá nhân và một vài khẩu liên thanh. Không đủ để chống trả được một cuộc tấn công nghiêm trọng. Một vài đại đội Dù của Miền Nam cũng có thể chiếm trại Davis một cách nhanh chóng .
Tổng Thống Hương cho gọi đại sứ Martin. Ông giải thích rằng ông Thiệu làm cho cuộc sống của ông không được thoải mái. Ông Thiệu cứ tiếp tục cố vấn cho ông quá nhiều . Ông có cảm nghĩ là sự hiện diện của ông Thiệu ngăn cản ông trong việc thương thuyết. Ông thích được thấy ông Thiệu ra đi.
- Hoa Kỳ có nhận ông ta hay không ?
- Có, tôi chắc chắn như vậy , ông Martin đáp.
Cũng như phần đông các tướng lãnh, ông Thiệu cũng có một tư dinh ở phi trường Tân Sơn Nhất . Ông ta có thể đến đó ở. Ông Martin nghĩ rằng ít nhất ở đó ông sẽ được an toàn hơn chỗ khác. Sau khi ông Thiệu đã từ chức, ông Martin không muốn thấy một ông Thiệu bị ám sát.
Ông Martin cho gọi một phi cơ từ Băng Cốc đến, một phi cơ cánh quạt lúc nào cũng được đặt dưới quyền xử dụng của ông ta. Theo lệnh của ông Martin, tướng Timmes đề nghị ông Thiệu nên rời khỏi Việt Nam . Ông Thiệu chấp thuận. Ông sẽ đến Đài Loan, nơi đó có anh của ông đang là đại sứ. Vào hồi 19 giờ 30, lúc trời vừa tối, ông cựu Tổng Thống rời khỏi Dinh Độc Lập trong chiếc xe Mercédès, và thay vì đến tư dinh của mình, ông lại đến thẳng tư thất của cựu Thủ tướng Khiêm cùng ở căn cứ Tân Sơn Nhất. Ông Martin giao cho ông Polgar phải cho các người đi theo ông Thiệu điền vào những tài liệu được Tổng Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ chứng thực, được phát ra theo lệnh của Tổng Thống Ford. Những tờ khai nầy sẽ cho các đương sự quyền được ở trên nước Mỹ với tư cách là người tỵ nạn. Trong lúc hấp tấp, ông Polgar quên những tài liệu đó. Bà Thiệu cũng như bà Khiêm đã đi trước mấy ngày rồi. Ông Thiệu ra đi với 15 người . Lúc 20 giờ 30, tướng Timmes, Frank Snepp và hai viên chức khác đi đến nhà ông Khiêm. Ông Timmes giới thiệu Snepp cho ông Thiệu :
- " Đây là một phân tích gia của Trung Ương Tình Báo (CIA). Ông ta là một tài xế lành nghề.
Mọi người đều cười. Ông Thiệu, ông Khiêm và ông Polgar cả ba đều lên xe. Trước khi đi qua phi trường quân sự ông Timmes khuyên ông Thiệu nên cúi xuống:
- "Thưa Tổng Thống ,chỉ để giữ an toàn cho Tổng Thống .
Ông Timmes hỏi ông Thiệu về tin tức của bà Thiệu và con gái của ông
- " Họ đang ở Luân Đôn, chắc đang đi mua đồ cổ .
Các bản ngoại giao giúp cho xe qua hàng rào cản dễ dàng. Ông Martin đứng chờ ông Thiệu cạnh phi cơ. Ông đại sứ ghi nhận là chung quanh hai ông cựu Tổng Thống và cựu Thủ Tướng, chỉ có vài người sĩ quan mà ông ít biết . Quý vị hành khách nầy không có nhiều hành lý, chỉ có vài chiếc va ly, vài xách tay, các máy ảnh. Ông Martin cho lệnh phi công tắt hết đèn trên phi cơ.
Lúc bấy giờ ông mới nói cho phi công biết là phải đi đến đâu :Đài Bắc, ở Đài Loan. Ông Thiệu thân mật vỗ vai cám ơn ông Snepp và bước lên phi cơ. Ông Martin bước theo ông Thiệu.
Rất bình tĩnh, ông Thiệu nói :
- "Cám ơn"
- "God speed, xin Thượng Đế giữ gìn ông, ông Martin dùng một thành ngữ rất đẹp và rất cổ nói với ông Thiệu.
Chiếc phi cơ cất cánh. Ông Martin lên xe, không còn lo lắng gì nữa. Ông đã làm xong một việc rất tốt. Ông Thiệu vẫn được bình yên vô sự. Bây giờ làm sao để các đứa con của Hà Nội cho ông Martin một chút ngơi nghỉ đây ? Để cho ông hoàn tất được cuộc di tản. Cũng như ông Polgar, ông Martin đi đến một khu cư xá ở phía Tây của Sài Gòn , ở đó trong một biệt thự, người Ba lan đang đãi rượu. Đại sứ Ryssard Fijalkowski gặp riêng ông Martin. Ông Martin hỏi đại sứ Ba Lan câu hỏi với một trăm ngàn mỹ kim :
- "Sau ông Hương, Hà Nội có chấp nhận ông Dương văn Minh không ?
Đại sứ Ba Lan phải đi hỏi lại. Nhưng ông hỏi lại một câu mà cộng sản Việt Nam đang lo lắng:
- " Tất cả chúng ta đều nhắm vào chuyện thương thuyết để làm việc.Ông cho tôi biết coi tại sao có quá nhiều tàu chiến Hoa Kỳ ở phía Nam của biển Trung Quốc ?
- Tôi hết sức hy vọng là cả ông và tôi đểu phải hiểu tại sao. ông Martin trả lời.
Trên thực tế ông có thể nói cho tôi biết, ông đây, tại sao có quá nhiều dàn hỏa tiễn Bắc Việt được đặt quá gần Sài Gòn? Nhờ ông cho các bạn của ông ở Hà Nội biết là nếu họ muốn chống lại cuộc di tản của chúng tôi thì tức khắc họ sẽ biết tại sao có hạm đội của chúng tôi ở đó.
Ông Martin nghĩ rằng vị đồng nghiệp Ba Lan của ông sẽ mau chóng chuyển ngay về Hà Nội tin tức nầy. Ông Martin không thích cái thú ăn chơi kiểu thượng lưu ở đây , và ông ra về ngay. Tóm lại ông đã có được một ngày khá tốt. Đã có trên một ngàn người Mỹ, cùng vợ con, bè bạn của họ đã được ra đi, dù có hay không có đầy đủ giấy tờ.
Và cả một ông Tổng Thống .
Để thực hiện tốt cuộc hành quân di tản của mình, ông thấy cần nhất là ông phải có thì giờ
Bị nhốt trong một căn nhà, linh mục Jean Mais nghe một phụ nữ trẻ thét lên:
- " Ngày nào như ngày nấy, bà ta tắm rửa trong một bồn tắm đầy bia 33. Ông ta đã đi ra ngoại quốc rồi với nhiều tấn vàng. Bọn họ hay lắm, người nầy cứ thay thế cho người kia, chúng tôi phải chiếm Sài Gòn thôi."
Người đàn bà trẻ nầy nói về bà Thiệu. và về ông Tổng Thống , về những người thay thế ông ta. Linh mục Mais và người đệ tử của ông được đưa đi từ nhà nầy đến nhà khác. Bây giờ thì người ta đã gọi linh mục là "anh" để chứng tỏ rằng ông không có gì cao hơn người đối thoại với mình.
- Anh, tôi phải trói tay anh lại.
- Tại sao ?
Người ta không trả lời cho ông. Người đệ tử của ông thì không bị trói tay. Trên sàn nhà cạnh linh mục có hai người ngồi. Một người thì bị trói tay, người kia thì không bị trói. Không còn chiếc chiếu nào nữa, cũng như giọng nói cũng đã thay đổi.. Tất cả đều chờ. Một ngày, hai đêm.... Họ nghe tiếng xích của chiến xa trên đường. Xuyên qua kẻ ván, linh mục quan sát cuộc di chuyển. Ông thấy nhiều hỏa tiễn SAMM được xe Molotova kéo. Đối với linh mục, ông thấy Miền Nam Việt Nam không có phản công nữa, và không phải CPLTCHMN nắm lấy chánh quyền ở Miền Nam.
Bắc Việt sẽ chiếm Miền Nam
Mặc dù tiếng đồn khắp Sài Gòn cũng như ở các vùng của cộng sản, nhưng thực sự ông Thiệu không phải ra đi với số vàng của Ngân Hàng Việt Nam .
Dĩ nhiên là mọi người đều quan tâm, chánh quyền ở Sài Gòn cũng như chánh quyền ở Hoa Thạnh Đốn . Nếu cộng sản chiếm được thủ đô Sài Gòn, người ta muốn thấy rằng họ sẽ không chiếm được số vàng nầy. Có hai người theo dõi vấn đề nầy rất sát ngày 26 tháng 4. Đó là ông Nguyễn văn Hảo, cựu Phó Thủ Tướng đặc trách về Kinh Tế, và một cố vấn của tòa đại sứ Hoa Kỳ, ông Dan Ellerman. Số vàng nầy có thể sẽ được ký thác ở Thụy Sĩ, vào Ngân Hàng Quốc Tế, hay ký thác ở Hoa Kỳ ở Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang. Ông Hảo không muốn gởi số vàng nầy ở Hoa Kỳ dưới sự kiểm soát của người Mỹ. Ông Martin nhấn mạnh để các thỏi vàng nầy phải được di tản. Ông đến dinh Tổng Thống. Ông Hương dường như lãng trí.
Ông Martin ra về với sự tin tưởng là ông Hương chấp thuận chuyện di tản số vàng nầy.
Cùng ngày, ông Kissinger điện qua : Chuyện "gởi đi" nầy - (người ta không hề nói đến vàng) - có thể phải được bảo hiểm cho nhiều tỷ mỹ kim., phải lên đến hai trăm bốn mươi triệu mỹ kim (240 triệu) . Bảo hiểm chỉ có giá trị khi nào sự "gởi đi" phải trước ngày 27 tháng 4. Ông Hảo lo việc chuyển đi, nhưng có nhiều nghi vấn và ông phải cho Tổng Thống biết. Hoặc ông Hương còn là Tổng Thống hoặc ông Dương văn Minh lên cầm quyền. Nếu số vàng được gởi đi, những người nầy hay người kia có thể sẽ bị cáo buộc là phản bội. Cần phải suy nghĩ lại. Người Mỹ dự trù là sẽ chuyển đi những thùng đựng các thỏi vàng trên một phi cơ quân sự , như thế sẽ giải quyết được vấn đề bảo hiểm. Các quân nhân không cần thiết phải có nhiều biện pháp phòng ngừa. Công tác chuyển hàng nầy được dự trù ngay đêm nay.
Tòa đại sứ nhận được điện thoại của ông Hảo : Ông Hảo tuyên bố là Tổng Thống Hương không cho phép chuyển vàng đi.
Như vậy là số vàng đã đóng thùng vẫn còn được cất giữ ở ngay chỗ cũ, dưới hầm của Ngân Hàng Quốc gia ,
Bị giao động vì quá nhiều lời khuyên của những người nầy người khác, Tổng Thống Hương, người luôn luôn tôn trọng Hiến Pháp, đã triệu tập Lưỡng Viện Quốc Hội Việt Nam tại Thượng Viện. Ông đặt với họ một câu hỏi rất nghiêm trọng :
" Liệu tôi có thể từ chức và giao quyền hành lại cho tướng Dương văn Minh được không ? Để ông ta bắt đầu các cuộc thương thuyết với địch ?"
Các nghị sĩ và dân biểu tranh luận với nhau suốt 10 tiếng đồng hồ.
Trong lúc ở ngoài hành lang, ông Pierre Brochand của tòa đại sứ Pháp theo dõi cuộc tranh luận. Buổi họp bị ngưng nhiều lần với những pha cãi cọ qua lại và những bài diễn văn bi thảm, buồn cười và giật gân.
Cuối cùng các nghị sĩ và dân biểu cũng bỏ phiếu cho một quyết nghị :
- "Họ tái xác nhận lòng tin của họ đối với Tổng Thống Hương . Họ để cho vị Tổng Thống nầy được trọn quyền quyết định, kể cả quyết định trao quyền lại cho "một nhân vật nào đó được ông lựa chọn".
Quyết nghị nầy vi hiến, nhưng nhìn chung, nó cũng giữ được một hơi hướng bàn bạc của pháp chế.
Vào buổi trưa, trong lúc cuộc thảo luận còn đang tiếp tục ở Thượng Viện, đại tá Võ đông Giang họp báo ở trại Davis. Không có gì khích lệ cho lắm về triển vọng thương thuyết. Ông ta chỉ nói :
- " Các đơn vị của chúng tôi tiếp tục tiến quân, sẽ không có ngừng bắn."
Ông ta nêu ra 9 điều kiện mà người Mỹ phải thi hành. Trong số đó đại tá Giang bắt buộc :
- tất cả các thành viên của CIA phải ra đi hết,
- rút hết tất cả các tàu chiến Hoa Kỳ đang lảng vảng trong vùng lãnh hải của Việt Nam cũng như 6000 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trên hạm đội đó
- rút hết tất cả 200 phi cơ Hoa Kỳ mà theo ông ta đang sẵn sàng can thiệp,
Ông ta còn nêu thêm 7 điều kiện tiên quyết cho Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa . Bảy điều kiện nầy chung quy chỉ nhằm triệt tiêu hoàn toàn Chánh Phủ nầy.
Trong khi đại diện của cộng sản đang thao thao bất tuyệt ở trại Davis, thì ông Pierre Brochand điện thoại cho ông Polgar. Theo ông thì các chánh trị gia của Sài Gòn chậm chạp và viển vông đã làm mất quá nhiều thì giờ:
- " không còn nghi ngờ gì nữa, đã quá trễ cho việc thương thuyết."
Những người Ba Lan trong Ủy Hội QuốC Tế cũng nghĩ như vậy. Cơ quan CIA biết rằng một chiếc phi cơ Ilyouchine sẽ đáp xuống Tân Sơn Nhất trong vài giờ nữa để bốc 280 nhân viên Ba Lan về Varsovie (Ba Lan) qua ngả Băng Cốc. Chuyện di tản nầy chỉ có một ý nghĩa : người Ba Lan thấy trước một cuộc tiến chiếm Sài Gòn của Bắc Việt và họ không có một hứng thú nào ở lại tại chỗ để chờ đón giải phóng quân. Đây là lần duy nhất người Ba Lan không hề trao đổi tin tức của họ cho ông Snepp hay ông Polgar.
Cuộc di tản đang được tiếp tục rất có tổ chức và trong vòng trật tự. Vị Tổng Tư Lệnh Thái Bình Dương đã cho ông Martin biết về những cảm tưởng của ông ta :
- "Tinh thần của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã xuống thấp vì gia đình của họ không được di tản cùng với những người tỵ nạn khác..Tại Đà Nẵng mười thành viên thuộc cơ quan tình báo của sư đoàn 1 Không quân của Miền Nam Việt Nam đã bị hành quyết... Người Việt Nam tin rằng họ sẽ bị hành quyết nếu người ta không giúp cho họ trốn thoát . "
Ông Martin giận lắm: các cơ quan tình báo ở Honolulu đã có hoạt động, nhưng ông ta, đại sứ Martin, thì có cần gì đến những tin tức mãi từ xa, tận Honolulu như vậy đâu, về những chuyện đang xảy ra ngay cạnh ông ta, ở Việt Nam
Ông Kissinger lo âu. Làm gì mà ông Martin cấp giấy phép đi như vậy ? Có phải thật sự các phi công Miền Nam Việt Nam đang chuẩn bị bắn hạ các phi cơ di tản của Hoa Kỳ hay sao ? Từ đâu mà họ biết là cộng sản đã có danh sách những người phải hành quyết , đến hàng triệu người ?
Ông Martin trả lời ngay. Rất tự tin, đại sứ Martin nói rõ :
- "Phải biết lọc kỹ các tin đồn". Càng ngày càng có nhiều bằng chứng là Hà Nội "mặc nhiên đồng ý sự di tản... trong khi sự di tản chánh trị ở Sài Gòn tiếp tục theo một đường hướng thuận lợi cho họ." Bằng chứng thiện chí khác của Hà Nội :Họ có thể chiếm cảng Vũng Tàu, cách thủ đô Sài Gòn 80 cây số về phía Nam, nhưng họ không chiếm. Tướng Homer Smith có đi thám sát Vũng Tàu. Người ta sẽ cho 2 chiếc phi cơ vận tải C.130 để di tản gia đình của 250 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam theo yêu cầu của vị Tư Lệnh của họ. Tất cả các thủ tục đều đã làm xong và rất đầy đủ. Các phi cơ sẽ đáp xuống và sẽ cất cánh trong vòng vài phút. Không có phi cơ nào của Miền Nam Việt Nam ở khu vực đó. Như vậy là sẽ không có một nguy cơ nào từ một sự can thiệp bắn phá của các phi công Việt Nam .Cuộc di tản nầy coi như một cuộc hành quân thí nghiệm. Người ta sẽ thấy đề đốc Bùi thế Lân thật sự có thể bảo vệ được phi trường ở Vũng Tàu hay không".
Các nhà ngoại giao Pháp bám sát Tổng Thống Hương suốt ngày. Riêng hai ông Mérillon và Brochand thì lộ rõ vẻ lo lắng. Họ bắt đầu nghi ngờ rằng người ta có thể nhận cả một sự đầu hàng trong thương thuyết..Họ tỏ vẻ tin tưởng một cách công khai. Bây giờ thì ông Polgar có thể tin tưởng hơn người bạn đồng nghiệp Brochand của ông về giải pháp Dương văn Minh.
Tờ báo Tin Tức Viễn Đông, gần như là tờ báo bán chánh thức của tòa đại sứ Pháp, đưa lên hàng đầu 4 tin tức, ngày thứ bảy 26 tháng 4 :
"(1).-Tổng Thống Giscard d'Estaing đã nói chuyện với đại sứ Pháp ở Sài Gòn qua điện thoại.
"(2).- Ông Jean- Marie Mérillon đã được Tổng Thống Trần văn Hương tiếp kiến lần thứ ba.
"(3).- Nghị sĩ M. Paul d'Onano đã đến Sài Gòn , mang theo một thông điệp của Tổng Thống Pháp cho các công dân Pháp ở Việt Nam
"(4).- Sẽ có một cuộc hưu chiến... "
Diễn dịch : những cuộc vận động của người Pháp đang tạo dựng tình hình cho một cuộc ngừng bắn, để đi tới một giải pháp chánh trị qua thương thuyết.
Tờ báo nầy cũng cho biết nhiều tin đồn ở Sài Gòn : 5 sư đoàn Bắc Việt trở về Hà Nội , và một lần nữa, một cuộc đảo chánh đã nổ ra trong thủ đô Bắc Việt .
Báo chí Việt Nam thay đổi danh từ. Họ dùng chử "đối phương" hay "anh em" thay vì "quân cộng sản" như họ đã thường dùng.
Các công ty hàng không ngoại quốc như Pan Am, Hàng Không Singapore, Thái International, Hàng Không Trung Hoa, Cathay Pacific ... không còn ghé lại Sài Gòn nữa. Trái lại hàng không Air France và hàng không UTA nghiên cứu khả năng để tăng thêm các chuyến bay phụ trội cho ngày chúa nhật 27 và thứ hai 28 tháng 4. Hai Ngân Hàng Mỹ là Chase Manhattan và First National City Bank, đóng cửa mà không báo trước cho khách hàng của họ . Người ta nghĩ rằng Ngân Hàng "Bank of America" cũng sẽ đóng cửa theo . Tướng Không quân Nguyễn cao Kỳ cho biết ý định của ông là ủng hộ Dương văn Minh, nếu ông nầy thay thế Tổng Thống Hương. Có nhiều tin trái ngược mâu thuẩn nhau về tình hình ở tỉnh, nhất là ở phía Nam của thủ đô Sài Gòn.
Thông báo trong tờ "Tin Tức Viễn Đông"
"Đính Chánh"
Trong những ngày gần đây, có nhiều tin đồn có ác ý do một vài người xấu miệng loan truyền, nhằm làm hại thanh danh và danh dự của gia đình chúng tôi , về những chuyện gọi là "cướp bóc và hiếp dâm" đã xảy ra tại quán trọ Roches Noires,ở Bãi Dứa, Vũng Tàu.
Để trả lời cho những chuyện bép xép nầy vốn chỉ là những chuyện ngồi lê đôi mách đốn mạt không đáng của những người đứng đắn, nhân danh gia đình của mình , tôi cực lực đính chánh và tuyên bố là không hề có xảy ra chyện cướp bóc hay hiếp dâm nào trong quán trọ. Chúng tôi vẫn còn ở tại đây trong hiện tại như bao nhiêu người khác trong quý vị, trong an ninh,và hoàn toàn an ninh đúng nghĩa của danh từ nầy.
Dù trong tình huống nào, dù có sự dàn dựng kể trên, quán trọ của chúng tôi vẫn hoạt động bình thường và vẫn tiếp tục phục vụ cho khách hàng thân mến của chúng tôi .
Là một người đứng đắn, tôi tha thứ hết những luận cứ không xác thật được tung ra trong thời điểm lệch lạc,và yêu cầu tác giả (hay những tác giả) của chúng hãy có một chút lương tri và nhất là liêm sĩ để rút lại những lời xảo trá đó vốn nhằm hãm hại gia đình chúng tôi và phá hoại việc làm ăn của chúng tôi .
Lâm văn Hỗ Gustave
Chủ nhân quán trọ Roches Noires
Vũng Tàu (Cap Saint Jacques
Một chỉ dấu quá rõ ràng cho dân chúng Sài Gòn : đó là siêu thị P.X (Post Exchange) một siêu thị rộng lớn không đánh thuế của người Mỹ , đã loan tin là sẽ đóng cửa. Người ta dọn trống hết các kệ, đóng thùng hết các loại rượu mạnh. Tất cả các thứ còn lại như thuốc lá, thức ăn đóng hộp, các bọc khoai tây chiên dòn, máy thu băng.. v.v. đều được bán đại hạ giá năm chục phần trăm (50 %) .
Ngoài thành phố, người ta bắt đầu biết được là có rất nhiều binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vốn không phải là binh sĩ từng canh gác tòa đại sứ trước đây, đã đến từ tối hôm qua tại phi trường Tân Sơn Nhất .
Một vài chánh trị gia người Việt Nam không hề tin có giải pháp thương thuyết. Ông Bùi Diễm điện thoại cho ông Martin :
- " Tôi không còn có thể làm được gì cho đất nước tôi nữa. Tôi đã quyết định phải rời khỏi Việt Nam .Ông có thể giúp được tôi gì không ? Tôi muốn đi với bà mẹ già của tôi.
Một nhà ngoại giao (ông Phó đại sứ Josiah Bennett) đến tìm ông Bùi Diễm. Ông Martin cho xử dụng một chiếc phi cơ nhỏ loại 8 chỗ ngồi của Hải Quân Hoa Kỳ . Đài kiểm soát Không Lưu không cho phép cất cánh. Một ông đại tá Mỹ sốt ruột :
- Phải liều thôi. Cất cánh đi !
Và phi cơ bay đến Băng Cốc (Thái Lan)
Các tướng Văn tiến Dũng và Trần văn Trà cho lệnh các người có trách nhiệm ở trại Davis hãy đào hầm núp. Tướng Trà đã nghĩ là phải gởi các đơn vị đến để đem người của họ ra khỏi trại nầy. Nhưng rồi ông phải bỏ ngay ý định đó, sợ rằng sẽ có nhiều "tổn thất đáng tiếc". Những người ở trại Davis lo tăng cường các hầm núp của họ nhằm tự bảo vệ, tránh đạn pháo của địch và cả pháo nặng 130 ly của họ nữa. Tại Tân Sơn Nhất, trong trại Davis nầy vốn có 12 chòi canh được binh sĩ Miền Nam dựng lên chung quanh, đại tá Bắc Việt Ngô văn Sương lo tăng cường hệ thống trú phòng. Binh sĩ và sĩ quan lo đào sâu thêm nữa, dùng những tủ thiếc đổ đầy đất đặt trên nấp hầm. Họ có một bệnh xá nhỏ ở dưới hầm và có một hệ thống giao thông hào nối liền các dãy nhà của hai phái đoàn của họ.
Tướng Trà sẽ đưa các sư đoàn của ông ta tiến chiếm Sài Gòn .cuộc dàn quân đã hoàn tất: về phía Tây Bắc thì có quân đoàn 3 Bắc Việt, về phía Bắc thì có quân đoàn 1, về phía Đông thì có quân doàn 4 và quân đoàn 2, về phía Tây Nam thì có lực lượng chiến thuật 232 (xem bản đồ đính kèm). Tất cả là 18 sư đoàn .
Cũng vô ích như chuyện đóng cửa các ngân hàng ở Sài Gòn , đó là thông điệp của Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ ngày 26 tháng 4.
Ông Tổng Trưởng James Schlesinger gởi một vài lời trấn an đến các nam nữ quân nhân thuộc quân lực Hoa Kỳ,
- " Trong lúc thực hiện cuộc triệt thoái cuối cùng các quân nhân Hoa Kỳ khỏi nước Việt Nam, đối với nhiều người trong các bạn, tấn thảm kịch ở Đông Nam Á đã là một biến cố xa xôi và vô nghĩa. Các bạn đã từng chiến đấu ở đó. Các bạn đã từng mất đi bè bạn ở đó, các bạn đã từng đau khổ ở đó. Trong chiến trận, các bạn đã từng chiến thắng và các bạn rời chiến trường trong danh dự... Người ta sẽ nói chiến tranh quá phù phiếm. Trong một khía cạnh nào đó, người ta có thể nói chuyện đó như là nỗ lực quốc gia nào cuối cùng cũng không thành công. Nhưng việc tham chiến của chúng ta có một mục đích.... Tôi xin ngả mũ chào các bạn. Dù thế nào thì các bạn có quyền được kính trọng, được hoan nghênh, và được biết ơn..."
Gần như một lời cầu nguyện ! Quân dội Hoa Kỳ luôn luôn được đặt dưới quyền lãnh đạo dân sự. Vào năm 1975 cũng không hơn gì năm 1973 đã có một phản ứng dữ dội trong nội bộ Quân đội . Không có chuyện nổi dậy nếu so sánh với cuộc nổi dậy của Quân đội Pháp ở Algérie . Một số lớn các sĩ quan hiện dịch Mỹ đã khẳng định là họ bị quyền lực dân sự trói tay. Có nhiều quân nhân hiện dịch đã giải ngũ một cách lặng lẽ.
Cả thế giới đều biết là sẽ không còn có một quân nhân Hoa Kỳ nào nữa ở Việt Nam Nhiều người Mỹ có quan điểm khác nhau về chánh trị cũng không nghĩ rằng Quân đội Hoa Kỳ đã "chiến thắng" ! Hay là họ đã ra đi "trong danh dự"!
Với một ít may mắn nào đó, tốt nhất là cuộc ra đi cuối cùng sẽ đúng phương pháp và xứng đáng !
Ông Phạm văn Ba, đại diện của CPLTCHMN tại Ba Lê, thông báo cho Tổng Thống Phủ Pháp:
- một giải pháp chánh trị đưa ông Dương văn Minh lên làm nguyên thủ quốc gia có thể được chấp nhận, với điều kiện là ông phải trình diện một chính phủ có tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc. Chỉ cần chọn các nhân vật có thể chấp nhận được. "Được CPLTCHMN chấp nhận" liệu có nghĩa là "được Hà Nội chấp nhận hay không" ?
Tổng Thống Phủ Pháp chuyển tin tức nầy cho tòa đại sứ Mỹ ở Ba Lê để họ chuyển tiếp về Hoa Thạnh Đốn , và từ đó chính ông Kissinger sẽ gửi đến cho tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn . Cũng theo lời của chính ông Phạm văn Ba nầy, "Hoa Kỳ phải giải quyết các vấn đề của Miền Nam Việt Nam với CPLTCHMN chớ không phải với Hà Nội. Về phần mình CPLTCHMN sẳn sàng mở ra một cuộc đối thoại."
Theo những người đã gặp ông Phạm văn Ba nầy thì ông ta có vẻ cởi mở. Người ta xì xào rằng Ông là một người "ôn hòa". Tại Ba Lê, ông thường trò chuyện với ông Bùi kiến Thành, phó bí thư đặc trách về các vấn đề quốc tế của một đảng nhỏ, ít được người ta nhắc tới, gắn liền với Đệ Nhị Quốc tế , đó là đảng Xã Hội Việt Nam . Các đảng Xã Hội ở Âu Châu không bao giờ để ý đến ông Thành nầy. Ông Thành đề nghị với CPLTCHMN một thành phần Chánh Phủ có đủ mặt các vị lãnh đạo Tôn Giáo chính. Ông Thành nói :
- "Riêng những nhân vật Tôn Giáo nầy đã đại diện cho phần lớn dân chúng Việt Nam . Không có một chánh trị gia nào, không một nguyên thủ quốc gia nào, cũng không phải ông Dương văn Minh hay những người khác, không thật sự đại diện cho ai hết. Chỉ có những đại diện của các Tôn Giáo lớn mới có thể đại diện cho dân chúng để nói chuyện với CPLTCHMN, những người thuộc đảng Xã Hội Việt Nam đã xác nhận như vậy.
Hình như ở Ba Lê ông Thành cho ý kiến nầy rất là hay. Do vậy, các đảng viên đảng Xã Hội Việt Nam rất cảm động với buổi lễ cầu nguyện mấy ngày trước ở Nhà Thờ Chánh Tòa ở Sài Gòn nên đã gởi một điện tín cho Đức Cha Nguyễn văn Bình. Nhưng ông nầy không nhận được . Họ cũng đã gởi cho tòa đại sứ Mỹ ở Ba Lê : ở đây có thể nào thiết lập liên lạc được với các vị lãnh đạo Tôn Giáo hay không ?
Các đại diện của CPLTCHMN ở Ba Lê khuyến khích họ, nhưng đã bắn tiếng cho biết là họ không thể hứa là có ngừng bắn, ngay cả nếu có một Chánh Phủ được chấp nhận được thành lập tại Sài Gòn.
Trong một số trung tâm chánh trị ở Ba Lê, người ta cho biết là có nhiều bất đồng giữa CPLTCHMN và Hà Nội và ngay trong nội bộ CPLTCHMN cũng vậy.
Trước hết ông Mérillon tưởng là một trò đùa. Từ trung tâm điện thoại của Sài Gòn nữ xướng ngôn nói :
- Tổng Thống muốn nói chuyện với ông. Không phải Tổng Thống của chúng tôi mà là Tổng Thống của ông.
Ông Valéry Giscard d'Estaing khuyến khích ông Mérillon:
- Việc ông đã làm rất tốt. Tôi khen ngợi ông. Nhưng đừng có lãnh lấy quá nhiều nguy hiểm đó!
Ông Giscard thân mật nói thêm:
- "Tất cả những sáng kiến của ông đều là sáng kiến tốt.
- Tôi không có sáng kiến đâu, tôi làm theo các sự chỉ dẫn của ông thôi.
Đúng là chánh trị trung gian: ở Ba Lê cũng như ở Sài Gòn người ta chánh thức công bố câu chuyện trao đổi trên điện thoại trên đây của Tổng Thống Pháp để cho thấy là Ba Lê đã chọn quân bài Dương văn Minh. Đường lối ngoại giao của Pháp là cố gắng trồi lên hàng đầu. Ông Jean Sauvagnargues bảo đảm rằng "hành động của nước Pháp hoàn toàn vô tư."
Ông Mérillon được ông Tổng Thống Hương tiếp kiến và ông ta khuyên ông Hương nên nhường chỗ cho Dương văn Minh. Miền Nam Việt Nam đang hấp hối, cần phải mổ xẻ ngay. Vị Tổng Thống già nua cố bám, viện cớ có nhiều khó khăn về mặt Hiến Pháp. Ông Hương tiếp ông Trần văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện. Ông nầy tuyên bố sẵn sàng lèo lái con thuyền quốc gia đúng như Hiến Pháp đã qui định, trong trường hợp ông Hương từ nhiệm. Ông Lắm nói với báo chí :
- "Ông Tổng Thống Hương có thể từ chức. Ông không thể trao quyền hành lại cho bất cứ người nào hết. Nếu ông trao quyền lại cho ông Duơng văn Minh là ông đã xem thường Hiến Pháp.
Người ta hỏi ông về vai trò của nước Pháp. Ông Lắm trả lời một cách ỡm ờ :
- "Tôi hy vọng rằng nước Pháp có thể ảnh hưởng được với phía bên kia.... Vai trò của họ là có thể can thiệp với các cường quốc và đặc biệt hơn hết là các cường quốc cộng sản .
Ông Lắm đã từng là Tổng Trưởng Ngoại Giao năm 1973 và là thương thuyết gia của Hiệp Định BaLê. Cũng giống như các chánh trị gia ở Sài Gòn ông tin vào những sự can thiệp của Mạc tư Khoa hơn là thiện chí của Hà Nội.
Tại Hoa Thạnh Đốn, Hạ Viện khi tranh cãi lại về vấn đề Việt Nam, đã chấp thuận ngân khoản 327 triệu mỹ kim viện trợ nhân đạo, nhiều hơn 77 triệu của bên Thượng Viện. Cả hai viện đều cho phép Tổng Thống Ford xử dụng quân lực Hoa Kỳ để bảo vệ cuộc di tản.
Tại Nhà Trắng, trước sự hiện diện của các doanh gia bảo trợ cho những chiến dịch quảng cáo về quyền lợi của dân chúng, ông Ford tuyên bố :
- " Hoa Kỳ sẽ bắt đầu một bước đi mới. Hoa Kỳ sẽ tiến tới phía trước ."
Phi công Nguyễn cao Kỳ và linh mục Thanh nói chuyện với khoảng mười ngàn người trong một cuộc mết tinh ở một vùng ngoại ô Sài Gòn . Các diễn giả nói đủ thứ chuyện : họ kêu gọi thành lập một Chánh Phủ mới, kêu gọi kháng chiến, kêu gọi ngừng bắn, và kêu gọi thương thuyết...
Ở tòa đại sứ Hoa Kỳ , trong khi ông Martin thì chọn quân bài Trần văn Hương thì ông Polgar lại chọn ông Dương văn Minh. Cố vấn Lehmann thì làm yên lòng khách khứa.: Tất cả rồi cũng sẽ tốt thôi . Khi tiếp ông Lucien Hébert, vị xử lý thường vụ Gia nã đại, , khi ông nầy đến từ giã đề về nước ngày mai thì ông Lehmann phản đối :
- " Không , đừng có đi. Chúng tôi đây, chúng tôi ở lại . Bắc Việt không có chiếm Sài Gòn đâu, sẽ có một cuộc dàn xếp...
Sau đó, sau một lúc lưỡng lự, ông nói tiếp :
- " Dù sao đi nữa, nếu xảy ra chuyện gì thì vẫn có chỗ cho ông kia mà." Có nghĩa là, trong phi cơ Hoa Kỳ của chúng tôi .
Ông Polgar tự thấy mình được khích lệ, khi ông lại gặp được đại tá Hung gia Lợi thân thích của ông tại nhà của mình. Đại tá Toth bảo đảm với ông Polgar là tất cả các điện tín của tòa đại sứ Hoa Kỳ đã được nhanh chóng chuyển tiếp đến "phía bên kia và cả thủ đô Budapest của Hung gia Lợi, và - ông giả thuyết- đến cả những người khác nữa".
Theo ông Toth, thì những người của CPLTCHMN và của Bắc Việt ở trại Davis ,đã cho rằng diễn tiến chánh trị trong mấy ngày qua đã có một "tính chất xây dựng" . Họ rất lạc quan, và ước tính rằng người ta có thể sẽ tìm được những giải pháp " tốt cho cả đôi bên". Còn dè dặt, Toth đã nhấn mạnh : ông ta không phải là phát ngôn viên của Chánh Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay của CPLTCHMN . Tuy nhiên, ông cũng có thể cung cấp cho ông Polgar những mẩu tin tức từ "phía bên kia" . Vì ông có gặp khó khăn về các tên của người Việt Nam nên ông đã có ghi chú . Ông ta lấy cuốn sổ tay ra.
Theo "phía bên kia" thì không có một nhân vật nào được xem là chính yếu trong triển vọng của một cuộc diễn tiến hòa bình. Có nhiều nhân vật của Miền Nam sẽ được chấp nhận. Tướng Dương văn Minh là một trong số những người đó. Ông cũng không phải là người duy nhất. Nhất là CPLTCHMN muốn rằng những người không đáng được chấp nhận không nên có một vai trò nào nữa ở Miền Nam Việt Nam Ông Toth nói tiếp:
-" Không dính dáng gì đến người sẽ lãnh đạo Tân Chánh Phủ, cũng là một chuyện tốt nên để cho họ vào cuộc - thí dụ như - bà Ngô bá Thành, linh mục Chơn Tín.
CPLTCHMN có thể hợp tác với rất nhiều người . Ông Toth còn đọc ngay tên của Thủ Tướng xử lý thường vụ Nguyễn bá Cẩn, người rõ ràng đã ở trong "tập đoàn Nguyễn văn Thiệu". Nhất là CPLTCHMN muốn có một lời tuyên bố của Hoa Kỳ . Tuyên bố nầy phải nói rõ là Hoa Kỳ không xen vào chuyện nội bộ của Miền Nam Việt Nam nữa và chấm dứt mọi viện trợ quân sự cho Chính Phủ Sài Gòn.
Hai bản nhạc khác nhau của CPLTCHMN : ở Ba Lê thì các đại diện của họ không bảo đảm sẽ có ngừng bắn. Và ở trại Davis thì các đại diện của họ lại nói là sẵn sàng chấp nhận ngừng bắn nếu có một sự "tiến bộ tốt của quá trình chánh trị " Ít ra, đây là một truyền đạt không chánh thức đã được ông Toth chuyển tiếp cho ông Polgar. Ông nói là những người đối thoại ở trong trại Davis cũng muốn biết có phải là Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ ở Vũng Tàu hay không ? Nếu có thì tại sao ? ông Polgar đính chánh ngay.
- "Tại sao còn có quá nhiều tàu chiến Hoa Kỳ , trong khi người ta đã di tản một số lớn người Việt Nam từ hơn hai tuần lễ ? ông Toth hỏi.
- Ông Polgar trả lời rằng các tàu chiến đó chỉ duy nhất dùng cho các cuộc hành quân di tản.
Ông Polgar muốn ông Toth nói cho "bên kia" hiểu rằng Chánh Phủ của ông Hương, cũng như Chánh Phủ sẽ thay thế ông ta, có nhiều "bài toán tâm lý dễ xúc cảm". Không nên tiến tới nhanh quá. Phải nghĩ tới tất cả những người của Miền Nam Việt Nam , nhất là các binh sĩ, họ đang nhìn những diễn biến chánh trị mới với con mắt không tốt.
- "Chúng tôi không muốn thấy các phi công của những chiếc F.5 bỏ bom vào Dinh Độc Lập để phản đối lại những gì mà dưới nhãn quan của họ sẽ là một sự phản bội lại chánh nghĩa quốc gia .
"Thật là kỳ lạ ! "Chúng tôi" ! Chúng tôi , những người Mỹ, những người Hung gia Lợi, Hà Nội và CPLTCHMN . Ông Polgar tiếp tục nói , dựa trên chủ đề thường được hai ông Martin và Mérillon nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
- ' Chúng tôi không muốn thấy luật lệ và trật tự ở Sài Gòn bị sụp đổ. Phải cố tránh những sự bạo động cá nhân và những vận động của quần chúng. "
Ông Polgar không còn nghi ngờ gì nữa là Cảnh sát sẽ áp dụng những chỉ thị của Tân Chánh Phủ . Người ta không biết đến bao giờ Chánh Phủ mới nầy được thành lập xong, Dù sao thì trước đó Chánh Phủ của ông Hương đã công bố những biện pháp cốt "chỉ rõ là vấn đề hòa giải dân tộc đã là chương trình nghị sự rồi" . Bằng chứng là vài giờ trước đây, Thủ Tướng Xử Lý Thường Vụ Nguyễn bá Cẩn, đã tuyên bố là có vài trăm tù nhân chánh trị sẽ được thả ra . Các cơ quan an ninh của Miền Nam lợi dụng chuyện nầy để thanh toán nhiều cán bộ quan trọng của Bắc Việt mà họ đang giữ. Do đó Nguyễn văn Tài, một trong những tay gộc bị các cơ quan nầy tóm được, sẽ được thả xuống từ trực thăng.
Với sự thỏa thuận của ông Martin, ông Polgar yêu cầu ông Toth cho những người ở trại Davis biết là tòa đại sứ muốn bàn cãi một vài vấn đề với một đại diện của CPLTCHMN một cách chánh thức nhưng bí mật. Ông Toth ghi nhận, mong sẽ nhanh chóng cung cấp câu trả lời. Có thể ngay chiều hôm nay.
Được báo cáo đầy đủ về cuộc gặp gỡ nầy, ông Kissinger vẫn ghi nhận những lời nầy, nhưng không bao giờ tin. Thật vậy, một cuộc ngừng bắn với những người cộng sản Việt Nam không thể tùy thuộc vào những sự vận động của một ông đại tá Hung gia lợi. Ông Kissinger ra lệnh cho ông Martin rằng tất cả những cuộc thương thuyết với CPLTCHMN phải được thực hiện ở Ba Lê chớ không phải ở Sài Gòn .
Đối với một số người, trong đó có ông Mérillon. thì vấn đề của ông Minh đang tiến triển tốt. Ông Martin cũng bắt đầu "o bế" giải pháp nầy. Tòa đại sứ Mỹ tự nhiên nghĩ rằng người Pháp muốn có mặt lại ở Đông Dương nhưng họ có vẻ tin tưởng ông Mérillon. Tại sao không chơi lá bài Dương văn Minh ? Theo chỗ ông Martin biết thì ông Minh nầy vẫn là một tướng hồi hưu , làm việc rất ít. Ông ta đã làm được gì trong những năm qua ? Ông ta chơi quần vợt, chăm sóc vườn lan và nuôi cá.. Ô hay !muốn thành công về chánh trị, không cần thiết phải quá thông minh. Nhưng phải cần có đức tính lẫn nghị lực. Ông Minh có tánh tốt, nhưng ông ta tính tình ra sao ? Nhiều người nói ông Minh là "một con voi với bộ óc của chim se sẽ". Hai ông Martin và Mérillon đồng ý trên một điểm: giải pháp hoàn toàn (100 %) của cộng sản sẽ là một giải pháp tệ hại nhất trong các giải pháp. Nếu Quân đội Bắc Việt chiếm Sài Gòn , thì tiếp tục chiến tranh sẽ đưa đến việc Bắc Việt sẽ chiếm toàn thể lãnh thổ của Miền Nam.
Người Pháp nhất là ông Pierre Brochand thật tình rất thích ông Dương văn Minh. Không giống như nhiều tướng lãnh khác được đào tạo thời Mỹ, ông Minh là người thân Pháp như những người thân cận của mình. Là một tướng lãnh, ông Minh có thể được binh sĩ nghe lời. Còn ông Hương thì không được như vậy. Miền Nam Việt Nam còn khiển dụng được 4 hay 5 sư đoàn . Trong trò chơi chánh trị, ông Minh cũng còn một ít chủ bài. Phải cho ông ta một dịp may để đoàn kết hai lực lượng chánh trị và tôn giáo lại . Nếu CPLTCHMN nghĩ rằng ông ta có thể được chấp nhận thì tại sao chúng ta không yểm trợ tối đa cho ông ? Các nhà ngoại giao người Pháp cảm thấy thích thú khi nhận thấy rằng ông Polgar và ngay cả con diều hâu Martin cũng lần lần đi theo giải pháp của người Pháp. Trường hợp xấu nhất, một Chánh Phủ liên hiệp lâm thời sẳn sàng thương thuyết cũng có thể tránh được cuộc chiến trong thủ đô Sài Gòn, một thủ đô mà tướng Kỳ kêu gọi phải cố thủ. Những nhà ngoại giao Pháp không quá ngây ngô như người Mỹ đã tưởng, họ không có quá nhiều ảo tưởng trong dài hạn. Họ thừa biết là từ 30 năm nay, cộng sản Việt Nam đã có ý muốn thống nhất nước Việt Nam, và từ 45 năm nay đã từng muốn thống nhất Đông Dương .. Người Pháp ngày hôm nay cũng như ông Kissinger ngày hôm qua, đều nghĩ đến tính cách hợp lý của quốc gia Việt Nam : Hà Nội lúc nào cũng muốn, ít nhất trong một giai đoạn chuyển tiếp từ một đến năm năm, chấp nhận một Chánh Phủ dưới màu cờ của lực lượng thứ ba mà người cộng sản chưa hoàn toàn thống trị được . Một chế độ "dễ coi" ở Sài Gòn , dân chủ hơn chế độ ở Miền Bắc có thể làm cho Hà Nội có điểm tốt ở Á Châu, lại có thể giúp họ giữ được khoảng cách đối với Mạc tư Khoa và Bắc Kinh . Người Pháp còn nghĩ tới những sự cạnh tranh cố hữu giữa Miền Nam và Miền Bắc . Ông Dương văn Minh sẽ thật sự là người của tình thế nầy. Cộng sản Hà Nội đến một lúc nào đó sẽ được độc lập đối với cộng sản Mạc tư Khoa. Như vậy tại sao Miền Nam Việt Nam sẽ không được như vậy đối với Hà Nội, ít nhất trong một thời gian nào đó ?.
Nghị sĩ Paul d'Ornano đến Sài Gòn . Ông nói cho những người nầy, và những người kia về tiêu lệnh của Tổng Thống Pháp : ở lại tại chỗ! Gần như nhờ đó mà cộng đồng người Pháp ở Sài Gòn loan truyền ra một niềm lạc quan nào đó. Người Mỹ, trong đó có ông Snepp, có cảm nghĩ là thái độ đó gây ảnh hưởng rất nhiều cho người Việt Nam . Nếu người Pháp không đi, điều đó có nghĩa là sẽ có một cuộc dàn xếp nào đó, có thể là một mầm móng của một quốc gia không cộng sản ở Miền Nam Việt Nam . Một loại giải pháp Nam Kỳ. Tòa đại sứ Pháp ở Sài Gòn hoạt động trong chiều hướng nầy. Tòa đại sứ Pháp ở Hà Nội thì không tin như vậy.
Ngày 25 tháng 4
Tại trại Davis tướng Hoàng anh Tuấn biết là sẽ không có thương thuyết, và biết là thời điểm chót của "sức mạnh cách mạng" đã đến. Trong trận chiến cuối cùng đó, phi trường Tân Sơn Nhất sẽ bị pháo kích.
Tướng Tuấn gởi cho Hà Nội một công điện ngày hôm nay, theo đúng "mốt" anh hùng tính của những phim ảnh Bắc Việt :
-" Xin Bộ Tham Mưu đừng nghĩ gì đến sự hiện diện của cá nhân tôi và những người của tôi ở trại Davis. Chúng tôi sẽ đào hầm núp để giữ vị trí của chúng tôi đã chiếm đóng. Nếu quân địch phản ứng mạnh, xin pháo binh của chúng ta cứ tăng cường pháo mạnh, đừng lo nghĩ gì đến chúng tôi . Đây là một danh dự cho chúng tôi khi được hy sinh cho chiến thắng của chiến dịch và cho chiến thắng của cách mạng "
Danh dự hay không khi tự hiến mình cho sự hy sinh, các sĩ quan, hạ sĩ quan và bộ đội Bắc Việt hay Việt Cộng ở trại Davis đều không thấy bao giờ được an toàn trong những dãy nhà bằng cây lợp tôn. Họ dùng xẻng, cuốc hoặc đôi khi dao găm và cọc sắt để đào hầm núp, với những bao mà họ làm để đựng đất. Các biện pháp nầy không thể che chở họ được khi mà trái đạn pháo rơi ngay vào hầm núp, nhưng có thể giúp họ tránh được những mảnh đạn pháo .
Trong kế hoạch tấn công, tướng Dũng rất chú ý đến sự hiện diện của các phái đoàn cộng sản ở trại Davis. Tướng Tổng Tư Lệnh Bắc Việt nầy viết :
-" Trong tiến trình soạn thảo kế hoạch tác xạ vào căn cứ Tân Sơn Nhất , chúng tôi nhiều lần nhấn mạnh với những người có trách nhiệm để họ nhớ đến sự hiện diện của phái đoàn chúng ta để tránh tổn thất cho chúng ta ."
Các binh sĩ của Miền Nam thường xuyên và lặng lẽ canh gác cho các phái đoàn Bắc Việt và Việt Cộng ở trại Davis. Hai phái đoàn cộng sản nầy có vũ khí cá nhân và một vài khẩu liên thanh. Không đủ để chống trả được một cuộc tấn công nghiêm trọng. Một vài đại đội Dù của Miền Nam cũng có thể chiếm trại Davis một cách nhanh chóng .
Tổng Thống Hương cho gọi đại sứ Martin. Ông giải thích rằng ông Thiệu làm cho cuộc sống của ông không được thoải mái. Ông Thiệu cứ tiếp tục cố vấn cho ông quá nhiều . Ông có cảm nghĩ là sự hiện diện của ông Thiệu ngăn cản ông trong việc thương thuyết. Ông thích được thấy ông Thiệu ra đi.
- Hoa Kỳ có nhận ông ta hay không ?
- Có, tôi chắc chắn như vậy , ông Martin đáp.
Cũng như phần đông các tướng lãnh, ông Thiệu cũng có một tư dinh ở phi trường Tân Sơn Nhất . Ông ta có thể đến đó ở. Ông Martin nghĩ rằng ít nhất ở đó ông sẽ được an toàn hơn chỗ khác. Sau khi ông Thiệu đã từ chức, ông Martin không muốn thấy một ông Thiệu bị ám sát.
Ông Martin cho gọi một phi cơ từ Băng Cốc đến, một phi cơ cánh quạt lúc nào cũng được đặt dưới quyền xử dụng của ông ta. Theo lệnh của ông Martin, tướng Timmes đề nghị ông Thiệu nên rời khỏi Việt Nam . Ông Thiệu chấp thuận. Ông sẽ đến Đài Loan, nơi đó có anh của ông đang là đại sứ. Vào hồi 19 giờ 30, lúc trời vừa tối, ông cựu Tổng Thống rời khỏi Dinh Độc Lập trong chiếc xe Mercédès, và thay vì đến tư dinh của mình, ông lại đến thẳng tư thất của cựu Thủ tướng Khiêm cùng ở căn cứ Tân Sơn Nhất. Ông Martin giao cho ông Polgar phải cho các người đi theo ông Thiệu điền vào những tài liệu được Tổng Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ chứng thực, được phát ra theo lệnh của Tổng Thống Ford. Những tờ khai nầy sẽ cho các đương sự quyền được ở trên nước Mỹ với tư cách là người tỵ nạn. Trong lúc hấp tấp, ông Polgar quên những tài liệu đó. Bà Thiệu cũng như bà Khiêm đã đi trước mấy ngày rồi. Ông Thiệu ra đi với 15 người . Lúc 20 giờ 30, tướng Timmes, Frank Snepp và hai viên chức khác đi đến nhà ông Khiêm. Ông Timmes giới thiệu Snepp cho ông Thiệu :
- " Đây là một phân tích gia của Trung Ương Tình Báo (CIA). Ông ta là một tài xế lành nghề.
Mọi người đều cười. Ông Thiệu, ông Khiêm và ông Polgar cả ba đều lên xe. Trước khi đi qua phi trường quân sự ông Timmes khuyên ông Thiệu nên cúi xuống:
- "Thưa Tổng Thống ,chỉ để giữ an toàn cho Tổng Thống .
Ông Timmes hỏi ông Thiệu về tin tức của bà Thiệu và con gái của ông
- " Họ đang ở Luân Đôn, chắc đang đi mua đồ cổ .
Các bản ngoại giao giúp cho xe qua hàng rào cản dễ dàng. Ông Martin đứng chờ ông Thiệu cạnh phi cơ. Ông đại sứ ghi nhận là chung quanh hai ông cựu Tổng Thống và cựu Thủ Tướng, chỉ có vài người sĩ quan mà ông ít biết . Quý vị hành khách nầy không có nhiều hành lý, chỉ có vài chiếc va ly, vài xách tay, các máy ảnh. Ông Martin cho lệnh phi công tắt hết đèn trên phi cơ.
Lúc bấy giờ ông mới nói cho phi công biết là phải đi đến đâu :Đài Bắc, ở Đài Loan. Ông Thiệu thân mật vỗ vai cám ơn ông Snepp và bước lên phi cơ. Ông Martin bước theo ông Thiệu.
Rất bình tĩnh, ông Thiệu nói :
- "Cám ơn"
- "God speed, xin Thượng Đế giữ gìn ông, ông Martin dùng một thành ngữ rất đẹp và rất cổ nói với ông Thiệu.
Chiếc phi cơ cất cánh. Ông Martin lên xe, không còn lo lắng gì nữa. Ông đã làm xong một việc rất tốt. Ông Thiệu vẫn được bình yên vô sự. Bây giờ làm sao để các đứa con của Hà Nội cho ông Martin một chút ngơi nghỉ đây ? Để cho ông hoàn tất được cuộc di tản. Cũng như ông Polgar, ông Martin đi đến một khu cư xá ở phía Tây của Sài Gòn , ở đó trong một biệt thự, người Ba lan đang đãi rượu. Đại sứ Ryssard Fijalkowski gặp riêng ông Martin. Ông Martin hỏi đại sứ Ba Lan câu hỏi với một trăm ngàn mỹ kim :
- "Sau ông Hương, Hà Nội có chấp nhận ông Dương văn Minh không ?
Đại sứ Ba Lan phải đi hỏi lại. Nhưng ông hỏi lại một câu mà cộng sản Việt Nam đang lo lắng:
- " Tất cả chúng ta đều nhắm vào chuyện thương thuyết để làm việc.Ông cho tôi biết coi tại sao có quá nhiều tàu chiến Hoa Kỳ ở phía Nam của biển Trung Quốc ?
- Tôi hết sức hy vọng là cả ông và tôi đểu phải hiểu tại sao. ông Martin trả lời.
Trên thực tế ông có thể nói cho tôi biết, ông đây, tại sao có quá nhiều dàn hỏa tiễn Bắc Việt được đặt quá gần Sài Gòn? Nhờ ông cho các bạn của ông ở Hà Nội biết là nếu họ muốn chống lại cuộc di tản của chúng tôi thì tức khắc họ sẽ biết tại sao có hạm đội của chúng tôi ở đó.
Ông Martin nghĩ rằng vị đồng nghiệp Ba Lan của ông sẽ mau chóng chuyển ngay về Hà Nội tin tức nầy. Ông Martin không thích cái thú ăn chơi kiểu thượng lưu ở đây , và ông ra về ngay. Tóm lại ông đã có được một ngày khá tốt. Đã có trên một ngàn người Mỹ, cùng vợ con, bè bạn của họ đã được ra đi, dù có hay không có đầy đủ giấy tờ.
Và cả một ông Tổng Thống .
Để thực hiện tốt cuộc hành quân di tản của mình, ông thấy cần nhất là ông phải có thì giờ
Bị nhốt trong một căn nhà, linh mục Jean Mais nghe một phụ nữ trẻ thét lên:
- " Ngày nào như ngày nấy, bà ta tắm rửa trong một bồn tắm đầy bia 33. Ông ta đã đi ra ngoại quốc rồi với nhiều tấn vàng. Bọn họ hay lắm, người nầy cứ thay thế cho người kia, chúng tôi phải chiếm Sài Gòn thôi."
Người đàn bà trẻ nầy nói về bà Thiệu. và về ông Tổng Thống , về những người thay thế ông ta. Linh mục Mais và người đệ tử của ông được đưa đi từ nhà nầy đến nhà khác. Bây giờ thì người ta đã gọi linh mục là "anh" để chứng tỏ rằng ông không có gì cao hơn người đối thoại với mình.
- Anh, tôi phải trói tay anh lại.
- Tại sao ?
Người ta không trả lời cho ông. Người đệ tử của ông thì không bị trói tay. Trên sàn nhà cạnh linh mục có hai người ngồi. Một người thì bị trói tay, người kia thì không bị trói. Không còn chiếc chiếu nào nữa, cũng như giọng nói cũng đã thay đổi.. Tất cả đều chờ. Một ngày, hai đêm.... Họ nghe tiếng xích của chiến xa trên đường. Xuyên qua kẻ ván, linh mục quan sát cuộc di chuyển. Ông thấy nhiều hỏa tiễn SAMM được xe Molotova kéo. Đối với linh mục, ông thấy Miền Nam Việt Nam không có phản công nữa, và không phải CPLTCHMN nắm lấy chánh quyền ở Miền Nam.
Bắc Việt sẽ chiếm Miền Nam
Mặc dù tiếng đồn khắp Sài Gòn cũng như ở các vùng của cộng sản, nhưng thực sự ông Thiệu không phải ra đi với số vàng của Ngân Hàng Việt Nam .
Dĩ nhiên là mọi người đều quan tâm, chánh quyền ở Sài Gòn cũng như chánh quyền ở Hoa Thạnh Đốn . Nếu cộng sản chiếm được thủ đô Sài Gòn, người ta muốn thấy rằng họ sẽ không chiếm được số vàng nầy. Có hai người theo dõi vấn đề nầy rất sát ngày 26 tháng 4. Đó là ông Nguyễn văn Hảo, cựu Phó Thủ Tướng đặc trách về Kinh Tế, và một cố vấn của tòa đại sứ Hoa Kỳ, ông Dan Ellerman. Số vàng nầy có thể sẽ được ký thác ở Thụy Sĩ, vào Ngân Hàng Quốc Tế, hay ký thác ở Hoa Kỳ ở Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang. Ông Hảo không muốn gởi số vàng nầy ở Hoa Kỳ dưới sự kiểm soát của người Mỹ. Ông Martin nhấn mạnh để các thỏi vàng nầy phải được di tản. Ông đến dinh Tổng Thống. Ông Hương dường như lãng trí.
Ông Martin ra về với sự tin tưởng là ông Hương chấp thuận chuyện di tản số vàng nầy.
Cùng ngày, ông Kissinger điện qua : Chuyện "gởi đi" nầy - (người ta không hề nói đến vàng) - có thể phải được bảo hiểm cho nhiều tỷ mỹ kim., phải lên đến hai trăm bốn mươi triệu mỹ kim (240 triệu) . Bảo hiểm chỉ có giá trị khi nào sự "gởi đi" phải trước ngày 27 tháng 4. Ông Hảo lo việc chuyển đi, nhưng có nhiều nghi vấn và ông phải cho Tổng Thống biết. Hoặc ông Hương còn là Tổng Thống hoặc ông Dương văn Minh lên cầm quyền. Nếu số vàng được gởi đi, những người nầy hay người kia có thể sẽ bị cáo buộc là phản bội. Cần phải suy nghĩ lại. Người Mỹ dự trù là sẽ chuyển đi những thùng đựng các thỏi vàng trên một phi cơ quân sự , như thế sẽ giải quyết được vấn đề bảo hiểm. Các quân nhân không cần thiết phải có nhiều biện pháp phòng ngừa. Công tác chuyển hàng nầy được dự trù ngay đêm nay.
Tòa đại sứ nhận được điện thoại của ông Hảo : Ông Hảo tuyên bố là Tổng Thống Hương không cho phép chuyển vàng đi.
Như vậy là số vàng đã đóng thùng vẫn còn được cất giữ ở ngay chỗ cũ, dưới hầm của Ngân Hàng Quốc gia ,
Bị giao động vì quá nhiều lời khuyên của những người nầy người khác, Tổng Thống Hương, người luôn luôn tôn trọng Hiến Pháp, đã triệu tập Lưỡng Viện Quốc Hội Việt Nam tại Thượng Viện. Ông đặt với họ một câu hỏi rất nghiêm trọng :
" Liệu tôi có thể từ chức và giao quyền hành lại cho tướng Dương văn Minh được không ? Để ông ta bắt đầu các cuộc thương thuyết với địch ?"
Các nghị sĩ và dân biểu tranh luận với nhau suốt 10 tiếng đồng hồ.
Trong lúc ở ngoài hành lang, ông Pierre Brochand của tòa đại sứ Pháp theo dõi cuộc tranh luận. Buổi họp bị ngưng nhiều lần với những pha cãi cọ qua lại và những bài diễn văn bi thảm, buồn cười và giật gân.
Cuối cùng các nghị sĩ và dân biểu cũng bỏ phiếu cho một quyết nghị :
- "Họ tái xác nhận lòng tin của họ đối với Tổng Thống Hương . Họ để cho vị Tổng Thống nầy được trọn quyền quyết định, kể cả quyết định trao quyền lại cho "một nhân vật nào đó được ông lựa chọn".
Quyết nghị nầy vi hiến, nhưng nhìn chung, nó cũng giữ được một hơi hướng bàn bạc của pháp chế.
Vào buổi trưa, trong lúc cuộc thảo luận còn đang tiếp tục ở Thượng Viện, đại tá Võ đông Giang họp báo ở trại Davis. Không có gì khích lệ cho lắm về triển vọng thương thuyết. Ông ta chỉ nói :
- " Các đơn vị của chúng tôi tiếp tục tiến quân, sẽ không có ngừng bắn."
Ông ta nêu ra 9 điều kiện mà người Mỹ phải thi hành. Trong số đó đại tá Giang bắt buộc :
- tất cả các thành viên của CIA phải ra đi hết,
- rút hết tất cả các tàu chiến Hoa Kỳ đang lảng vảng trong vùng lãnh hải của Việt Nam cũng như 6000 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trên hạm đội đó
- rút hết tất cả 200 phi cơ Hoa Kỳ mà theo ông ta đang sẵn sàng can thiệp,
Ông ta còn nêu thêm 7 điều kiện tiên quyết cho Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa . Bảy điều kiện nầy chung quy chỉ nhằm triệt tiêu hoàn toàn Chánh Phủ nầy.
Trong khi đại diện của cộng sản đang thao thao bất tuyệt ở trại Davis, thì ông Pierre Brochand điện thoại cho ông Polgar. Theo ông thì các chánh trị gia của Sài Gòn chậm chạp và viển vông đã làm mất quá nhiều thì giờ:
- " không còn nghi ngờ gì nữa, đã quá trễ cho việc thương thuyết."
Những người Ba Lan trong Ủy Hội QuốC Tế cũng nghĩ như vậy. Cơ quan CIA biết rằng một chiếc phi cơ Ilyouchine sẽ đáp xuống Tân Sơn Nhất trong vài giờ nữa để bốc 280 nhân viên Ba Lan về Varsovie (Ba Lan) qua ngả Băng Cốc. Chuyện di tản nầy chỉ có một ý nghĩa : người Ba Lan thấy trước một cuộc tiến chiếm Sài Gòn của Bắc Việt và họ không có một hứng thú nào ở lại tại chỗ để chờ đón giải phóng quân. Đây là lần duy nhất người Ba Lan không hề trao đổi tin tức của họ cho ông Snepp hay ông Polgar.
Cuộc di tản đang được tiếp tục rất có tổ chức và trong vòng trật tự. Vị Tổng Tư Lệnh Thái Bình Dương đã cho ông Martin biết về những cảm tưởng của ông ta :
- "Tinh thần của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã xuống thấp vì gia đình của họ không được di tản cùng với những người tỵ nạn khác..Tại Đà Nẵng mười thành viên thuộc cơ quan tình báo của sư đoàn 1 Không quân của Miền Nam Việt Nam đã bị hành quyết... Người Việt Nam tin rằng họ sẽ bị hành quyết nếu người ta không giúp cho họ trốn thoát . "
Ông Martin giận lắm: các cơ quan tình báo ở Honolulu đã có hoạt động, nhưng ông ta, đại sứ Martin, thì có cần gì đến những tin tức mãi từ xa, tận Honolulu như vậy đâu, về những chuyện đang xảy ra ngay cạnh ông ta, ở Việt Nam
Ông Kissinger lo âu. Làm gì mà ông Martin cấp giấy phép đi như vậy ? Có phải thật sự các phi công Miền Nam Việt Nam đang chuẩn bị bắn hạ các phi cơ di tản của Hoa Kỳ hay sao ? Từ đâu mà họ biết là cộng sản đã có danh sách những người phải hành quyết , đến hàng triệu người ?
Ông Martin trả lời ngay. Rất tự tin, đại sứ Martin nói rõ :
- "Phải biết lọc kỹ các tin đồn". Càng ngày càng có nhiều bằng chứng là Hà Nội "mặc nhiên đồng ý sự di tản... trong khi sự di tản chánh trị ở Sài Gòn tiếp tục theo một đường hướng thuận lợi cho họ." Bằng chứng thiện chí khác của Hà Nội :Họ có thể chiếm cảng Vũng Tàu, cách thủ đô Sài Gòn 80 cây số về phía Nam, nhưng họ không chiếm. Tướng Homer Smith có đi thám sát Vũng Tàu. Người ta sẽ cho 2 chiếc phi cơ vận tải C.130 để di tản gia đình của 250 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam theo yêu cầu của vị Tư Lệnh của họ. Tất cả các thủ tục đều đã làm xong và rất đầy đủ. Các phi cơ sẽ đáp xuống và sẽ cất cánh trong vòng vài phút. Không có phi cơ nào của Miền Nam Việt Nam ở khu vực đó. Như vậy là sẽ không có một nguy cơ nào từ một sự can thiệp bắn phá của các phi công Việt Nam .Cuộc di tản nầy coi như một cuộc hành quân thí nghiệm. Người ta sẽ thấy đề đốc Bùi thế Lân thật sự có thể bảo vệ được phi trường ở Vũng Tàu hay không".
Các nhà ngoại giao Pháp bám sát Tổng Thống Hương suốt ngày. Riêng hai ông Mérillon và Brochand thì lộ rõ vẻ lo lắng. Họ bắt đầu nghi ngờ rằng người ta có thể nhận cả một sự đầu hàng trong thương thuyết..Họ tỏ vẻ tin tưởng một cách công khai. Bây giờ thì ông Polgar có thể tin tưởng hơn người bạn đồng nghiệp Brochand của ông về giải pháp Dương văn Minh.
Tờ báo Tin Tức Viễn Đông, gần như là tờ báo bán chánh thức của tòa đại sứ Pháp, đưa lên hàng đầu 4 tin tức, ngày thứ bảy 26 tháng 4 :
"(1).-Tổng Thống Giscard d'Estaing đã nói chuyện với đại sứ Pháp ở Sài Gòn qua điện thoại.
"(2).- Ông Jean- Marie Mérillon đã được Tổng Thống Trần văn Hương tiếp kiến lần thứ ba.
"(3).- Nghị sĩ M. Paul d'Onano đã đến Sài Gòn , mang theo một thông điệp của Tổng Thống Pháp cho các công dân Pháp ở Việt Nam
"(4).- Sẽ có một cuộc hưu chiến... "
Diễn dịch : những cuộc vận động của người Pháp đang tạo dựng tình hình cho một cuộc ngừng bắn, để đi tới một giải pháp chánh trị qua thương thuyết.
Tờ báo nầy cũng cho biết nhiều tin đồn ở Sài Gòn : 5 sư đoàn Bắc Việt trở về Hà Nội , và một lần nữa, một cuộc đảo chánh đã nổ ra trong thủ đô Bắc Việt .
Báo chí Việt Nam thay đổi danh từ. Họ dùng chử "đối phương" hay "anh em" thay vì "quân cộng sản" như họ đã thường dùng.
Các công ty hàng không ngoại quốc như Pan Am, Hàng Không Singapore, Thái International, Hàng Không Trung Hoa, Cathay Pacific ... không còn ghé lại Sài Gòn nữa. Trái lại hàng không Air France và hàng không UTA nghiên cứu khả năng để tăng thêm các chuyến bay phụ trội cho ngày chúa nhật 27 và thứ hai 28 tháng 4. Hai Ngân Hàng Mỹ là Chase Manhattan và First National City Bank, đóng cửa mà không báo trước cho khách hàng của họ . Người ta nghĩ rằng Ngân Hàng "Bank of America" cũng sẽ đóng cửa theo . Tướng Không quân Nguyễn cao Kỳ cho biết ý định của ông là ủng hộ Dương văn Minh, nếu ông nầy thay thế Tổng Thống Hương. Có nhiều tin trái ngược mâu thuẩn nhau về tình hình ở tỉnh, nhất là ở phía Nam của thủ đô Sài Gòn.
Thông báo trong tờ "Tin Tức Viễn Đông"
"Đính Chánh"
Trong những ngày gần đây, có nhiều tin đồn có ác ý do một vài người xấu miệng loan truyền, nhằm làm hại thanh danh và danh dự của gia đình chúng tôi , về những chuyện gọi là "cướp bóc và hiếp dâm" đã xảy ra tại quán trọ Roches Noires,ở Bãi Dứa, Vũng Tàu.
Để trả lời cho những chuyện bép xép nầy vốn chỉ là những chuyện ngồi lê đôi mách đốn mạt không đáng của những người đứng đắn, nhân danh gia đình của mình , tôi cực lực đính chánh và tuyên bố là không hề có xảy ra chyện cướp bóc hay hiếp dâm nào trong quán trọ. Chúng tôi vẫn còn ở tại đây trong hiện tại như bao nhiêu người khác trong quý vị, trong an ninh,và hoàn toàn an ninh đúng nghĩa của danh từ nầy.
Dù trong tình huống nào, dù có sự dàn dựng kể trên, quán trọ của chúng tôi vẫn hoạt động bình thường và vẫn tiếp tục phục vụ cho khách hàng thân mến của chúng tôi .
Là một người đứng đắn, tôi tha thứ hết những luận cứ không xác thật được tung ra trong thời điểm lệch lạc,và yêu cầu tác giả (hay những tác giả) của chúng hãy có một chút lương tri và nhất là liêm sĩ để rút lại những lời xảo trá đó vốn nhằm hãm hại gia đình chúng tôi và phá hoại việc làm ăn của chúng tôi .
Lâm văn Hỗ Gustave
Chủ nhân quán trọ Roches Noires
Vũng Tàu (Cap Saint Jacques
Một chỉ dấu quá rõ ràng cho dân chúng Sài Gòn : đó là siêu thị P.X (Post Exchange) một siêu thị rộng lớn không đánh thuế của người Mỹ , đã loan tin là sẽ đóng cửa. Người ta dọn trống hết các kệ, đóng thùng hết các loại rượu mạnh. Tất cả các thứ còn lại như thuốc lá, thức ăn đóng hộp, các bọc khoai tây chiên dòn, máy thu băng.. v.v. đều được bán đại hạ giá năm chục phần trăm (50 %) .
Ngoài thành phố, người ta bắt đầu biết được là có rất nhiều binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vốn không phải là binh sĩ từng canh gác tòa đại sứ trước đây, đã đến từ tối hôm qua tại phi trường Tân Sơn Nhất .
Một vài chánh trị gia người Việt Nam không hề tin có giải pháp thương thuyết. Ông Bùi Diễm điện thoại cho ông Martin :
- " Tôi không còn có thể làm được gì cho đất nước tôi nữa. Tôi đã quyết định phải rời khỏi Việt Nam .Ông có thể giúp được tôi gì không ? Tôi muốn đi với bà mẹ già của tôi.
Một nhà ngoại giao (ông Phó đại sứ Josiah Bennett) đến tìm ông Bùi Diễm. Ông Martin cho xử dụng một chiếc phi cơ nhỏ loại 8 chỗ ngồi của Hải Quân Hoa Kỳ . Đài kiểm soát Không Lưu không cho phép cất cánh. Một ông đại tá Mỹ sốt ruột :
- Phải liều thôi. Cất cánh đi !
Và phi cơ bay đến Băng Cốc (Thái Lan)
Các tướng Văn tiến Dũng và Trần văn Trà cho lệnh các người có trách nhiệm ở trại Davis hãy đào hầm núp. Tướng Trà đã nghĩ là phải gởi các đơn vị đến để đem người của họ ra khỏi trại nầy. Nhưng rồi ông phải bỏ ngay ý định đó, sợ rằng sẽ có nhiều "tổn thất đáng tiếc". Những người ở trại Davis lo tăng cường các hầm núp của họ nhằm tự bảo vệ, tránh đạn pháo của địch và cả pháo nặng 130 ly của họ nữa. Tại Tân Sơn Nhất, trong trại Davis nầy vốn có 12 chòi canh được binh sĩ Miền Nam dựng lên chung quanh, đại tá Bắc Việt Ngô văn Sương lo tăng cường hệ thống trú phòng. Binh sĩ và sĩ quan lo đào sâu thêm nữa, dùng những tủ thiếc đổ đầy đất đặt trên nấp hầm. Họ có một bệnh xá nhỏ ở dưới hầm và có một hệ thống giao thông hào nối liền các dãy nhà của hai phái đoàn của họ.
Tướng Trà sẽ đưa các sư đoàn của ông ta tiến chiếm Sài Gòn .cuộc dàn quân đã hoàn tất: về phía Tây Bắc thì có quân đoàn 3 Bắc Việt, về phía Bắc thì có quân đoàn 1, về phía Đông thì có quân doàn 4 và quân đoàn 2, về phía Tây Nam thì có lực lượng chiến thuật 232 (xem bản đồ đính kèm). Tất cả là 18 sư đoàn .
Cũng vô ích như chuyện đóng cửa các ngân hàng ở Sài Gòn , đó là thông điệp của Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ ngày 26 tháng 4.
Ông Tổng Trưởng James Schlesinger gởi một vài lời trấn an đến các nam nữ quân nhân thuộc quân lực Hoa Kỳ,
- " Trong lúc thực hiện cuộc triệt thoái cuối cùng các quân nhân Hoa Kỳ khỏi nước Việt Nam, đối với nhiều người trong các bạn, tấn thảm kịch ở Đông Nam Á đã là một biến cố xa xôi và vô nghĩa. Các bạn đã từng chiến đấu ở đó. Các bạn đã từng mất đi bè bạn ở đó, các bạn đã từng đau khổ ở đó. Trong chiến trận, các bạn đã từng chiến thắng và các bạn rời chiến trường trong danh dự... Người ta sẽ nói chiến tranh quá phù phiếm. Trong một khía cạnh nào đó, người ta có thể nói chuyện đó như là nỗ lực quốc gia nào cuối cùng cũng không thành công. Nhưng việc tham chiến của chúng ta có một mục đích.... Tôi xin ngả mũ chào các bạn. Dù thế nào thì các bạn có quyền được kính trọng, được hoan nghênh, và được biết ơn..."
Gần như một lời cầu nguyện ! Quân dội Hoa Kỳ luôn luôn được đặt dưới quyền lãnh đạo dân sự. Vào năm 1975 cũng không hơn gì năm 1973 đã có một phản ứng dữ dội trong nội bộ Quân đội . Không có chuyện nổi dậy nếu so sánh với cuộc nổi dậy của Quân đội Pháp ở Algérie . Một số lớn các sĩ quan hiện dịch Mỹ đã khẳng định là họ bị quyền lực dân sự trói tay. Có nhiều quân nhân hiện dịch đã giải ngũ một cách lặng lẽ.
Cả thế giới đều biết là sẽ không còn có một quân nhân Hoa Kỳ nào nữa ở Việt Nam Nhiều người Mỹ có quan điểm khác nhau về chánh trị cũng không nghĩ rằng Quân đội Hoa Kỳ đã "chiến thắng" ! Hay là họ đã ra đi "trong danh dự"!
Với một ít may mắn nào đó, tốt nhất là cuộc ra đi cuối cùng sẽ đúng phương pháp và xứng đáng !