Nhím Hoàng Kim
08-18-2007, 09:26 PM
Chương 21 - Ngày 29/4: Hãy Tắt Hết Đèn
Ngày 29 tháng 4 1975
Vào lúc 4 giờ chiều, pháo binh Bắc Việt càng bắn càng chính xác, tác xạ tập trung phần lớn vào các đường bay của phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu Miền Nam Việt Nam và Bộ Tư Lệnh Hải Quân . Ở phi trường thì các kho xăng kho đạn, xe vận tải, xe nhỏ quân sự hay dân sự bị trúng đạn đang bốc cháy khắp nơi. Bộ binh Bắc Việt không thể ở quá xa vì các quả đạn bách kích pháo và những hỏa tiễn phát nổ với ngọn lửa còn đỏ, và xanh lục. Có hai Thủy Quân Lục Chiến là Charlie McMahon và Darwin Judge bị tử thương ở vòng đai phòng thủ. Tướng Homer Smith và những sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ bị hất tung lên khỏi giường ngủ. Có một số người trong số 1500 người Việt tỵ nạn đang ở trong nhà thể thao, đã bị thương. Một chiếc vận tải cơ C.130 bị trúng đạn khi vừa đáp xuống sân bay.
Trời sáng dần... Các phi công của những phi cơ F.5 và A.37 cuối cùng cất cánh lên được và bay đi luôn không trở lại. Các phi công nầy giống như những phi công còn muốn chiến đấu đều không điều động được phi cơ vì vướng hằng trăm binh sĩ Miền Nam đang nằm rải rác khắp các đường bay. Nhân viên của trạm kiểm soát không lưu không thể làm việc được . Một phi công của chiếc AC.119 đặc biệt bướng bỉnh vì không đúng nhiệm vụ mà cứ cất cánh bay lên đánh vào các vị trí cộng sản mà anh thấy rõ chung quanh Sài Gòn, trở lại lấy thêm bom đạn, bay lên nữa, và đến 6 giờ 46 thì anh bị một hỏa tiễn SA.7 bắn rơi.
Đại tá Không Quân Hoa Kỳ John Madison, một trong những sĩ quan trong Ban Giám Sát Hiệp Định Ba Lê đã gởi một diện tín cho phái đoàn quân sự cộng sản ở trại Davis đang ẩn núp dưới hầm trú ẩn. Đại tá phản kháng về cuộc bắn phá phi trường, mà ông mô tả như là một vi phạm đến quyền miễn trừ ngoại giao của các thành viên Ủy Hội Quốc Tế và các phái đoàn quân sự 2 Bên và 4 Bên. Các đại diện của hai phái đoàn Bắc Việt và CPLTCHMN ở trại Davis đã trả lời mỉa mai và ngọt ngào rằng họ không biết chuyện gì đã xảy ra. Ngoài ra, họ đã thấy không cần phải báo trước cho hai phái đoàn Ba Lan và Hung gia Lợi ở Tân Sơn Nhất nên những người nầy phải hỏi tin tức với người Mỹ. Những người Hung gia Lợi đã liên lạc với ông Polgar vốn đã đến phòng hành quân của tòa đại sứ trong đêm. Tại đây các thành viên của CIA rất lo sợ cho số phận của các cộng sự viên người Việt Nam của mình.
Tác xạ của đại pháo 30 ly được các quan sát viên Bắc Việt điều chỉnh, đều rơi vào khoảng 4 cây số ở hướng Bắc của phi trường. Đối với tướng Văn tiến Dũng và ông Lê đức Thọ, tình hình rất là tế nhị. Một mặt, phải để cho người Mỹ ra đi, do đó không nên làm trở ngại cho các cuộc hành quân di tản. Mặt khác, cả hai người cộng sản có trách nhiệm , theo chỉ thị của Hà Nội , đều muốn giữ áp lực để người Mỹ ở Sài Gòn cũng như ở Hoa Thạnh Đốn đều phải hiểu rằng "không bao giờ có chuyện thương thuyết". Bộ đội Bắc Việt nhận được lệnh không được đụng đến phi cơ và trực thăng của Hoa Kỳ , trừ trường hợp bị họ tấn công. Ngoại lệ có một vài trường hợp, còn thì bộ đội thi hành lệnh đúng đắn. Tướng Dũng có thể luôn luôn sợ một sự can thiệp của Không Lực Mỹ từ Thái Lan. Trong giai đoạn nầy, nếu có nhiều người Mỹ bị thương hay tử thương thì có thể bắt buộc Ngũ Giác Đài phải can thiệp ồ ạt. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt không ý thức được là quyền hành quân sự ở Hoa Kỳ phải tùy thuộc vào quyền uy dân sự đến mức độ nào. Song song đó, người Mỹ cứ mãi đi tìm hiểu những phe phái hay rạn nứt trong ban lãnh đạo Hà Nội mà vẫn không bao giờ thấy được sự đồng tâm nhất trí giữa hai cánh quân sự và chánh trị trong thủ đô Bắc Việt .
Tướng Nguyễn cao Kỳ lái chiếc trực thăng của ông ta lên, bay chung quanh Sài Gòn, ông thấy một pháo đội Bắc Việt đang tác xạ, mỗi phút một phát. Ông bắt liên lạc được với một đội Skyriders đang bay từ Cần Thơ về :
- "Đây Nguyễn cao Kỳ đây, phải tiêu diệt các pháo đội địch nầy.
- Nhận rõ, nhưng tôi chỉ còn có một quả bom, sĩ quan chỉ huy trả lời.
Đúng là giờ đã điểm, đối với những chiến trận danh dự không đáng kể !
5 giờ 45 giờ Sài Gòn:
Ông Martin đến tòa đại sứ . Lệnh cuối cùng của Tư Lệnh Không Quân Miền Nam Việt Nam :Tất cả các phi cơ còn trong tình trạng khiển dụng đều phải rời khỏi lãnh thổ Miền Nam Việt Nam .
6 giờ, giờ Sài Gòn (5 giờ, giờ Hà Nội):
Tại Bộ Tư Lệnh ở Bến Cát, cách thủ đô Sài Gòn 40 cây số về hướng Bắc, tướng Dũng nhận được một công điện của Chánh trị Bộ, khen ngợi bộ đội của ông ta về sự tiến quân trong những ngày cuối cùng vừa qua. Chánh trị Bộ ra lệnh : tiến nhanh để "chiếm lấy sào huyệt cuối cùng của địch"
Có rất nhiều công điện và điện thoại tiếp nối nhau giữa Nhà Trắng, Bộ Ngoại Giao, Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng) ở Hoa Thạnh Đốn, Bộ Tư Lệnh Á Châu Thái bình Dương ở Honolulu, tòa đại sứ và các cơ quan trực thuộc của Phòng Tùy Viên Quân Lực ở Sài Gòn . Các sự việc còn đi nhanh hơn là công điện. Một bức điện tín của Bộ Ngoại Giao xác định rõ:
" Kiểm thính truyền tin được giữa các cấp chỉ huy Bắc Việt nói rõ tấn công ba mặt vào Sài Gòn , ngày giờ không rõ. Với khả năng chủ động của các đơn vị, nếu có cơ may xảy đến."
Các tin tức nầy đã được Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ phối kiểm. Một xác định khác :Bắc Việt dự trù phải chiếm Sài Gòn cho ngày sinh nhật của Hồ chí Minh, 19 tháng 5 "với khả năng bắt đầu tấn công vào những ngày cuối của tháng 4." Hôm qua, kiểm thính cũng xác định là sư đoàn 7 Bắc Việt có nhiệm vụ phải chiếm lấy đài truyền hình Sài Gòn.
7 giờ, giờ Sài Gòn (19 giờ, giờ Hoa Thạnh Đốn ):
Hội đồng An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ nhóm họp, dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống Ford , với sự hiện diện của ông Henry Kissinger (Ngoại Giao), ông Janes Schlesinger (Quốc Phòng) và các phụ tá của họ, Chủ Tịch các Tham Mưu liên Quân, tướng George Browne, và ông William Colby, Giám đốc CIA. Ông Colby xác nhận là trong 3 ngày nay không có một hy vọng nào để quân bình lại tình hình quân sự . Cuối cùng giờ nầy mọi người đều đồng ý. Nhưng mà sẽ ra lệnh gì cho Sài Gòn đây ? Ông Kissinger lưỡng lự. Theo ông ta thì trong giờ phút nầy là phải tiếp tục di tản người Mỹ và người Việt Nam bằng phi cơ. Ông Schlesinger và tướng Browne ước tính là phải cấp bách di tản bằng trực thăng. Tướng Browne đề nghị dùng phi cơ săn giặc hộ tống các vận tải cơ C.130. Ông Kissinger chống lại việc nầy vì cho là Bắc Việt có thể hiểu lầm.
Và còn nhân viên của tòa đại sứ thì sao ? Phải đưa họ đi với tốc độ 150 người trong ngày, trong đó có 1/3 nhân viên và viên chức của cơ quan CIA. Ông Frank Snepp biết rằng ông ta phải là người đi sau cùng.
Từ Honolulu, Đô Đốc Noel Gayler vốn biết rõ tính tự ái của ông Martin nên đã có điện tín như sau :
- " Tôi đề nghị là ông nên quyết định di tản bây giờ tất cả nhân viên người Mỹ, trừ các thành viên nào mà ông muốn giữ lại thường trực tại tòa đại sứ với ông ..." .
Tướng Homer Smith thì được phép của Đô Đốc Gayler đi theo các phi cơ của người Việt Nam và người Mỹ. Bằng mọi giá, ông không muốn các tướng lãnh hay sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ bị rơi vào tay của cộng sản . Ông ra lệnh cho họ phải rời ngay Sài Gòn . Ông nhấn mạnh là tình hình quân sự rất là nghiêm trọng. Ông đã đọc được các điện tín của ông Polgar liên quan đến khả năng của một cuộc dàn xếp chánh trị : "Các tin tức mà tôi đã có hoàn toàn không phù hợp với quan điểm sảng khoái của ông Polgar"
Về ông Polgar, Đô Đốc dùng một từ ngữ cũ kỹ và khinh khỉnh hết sức thanh lịch :"Tôi có cảm tưởng là ông ta không thực tế", ông ta không thực sự ở trong sự kiện, hoàn toàn không phải là người trong cuộc. Theo tin tức của Đô Đốc thì các anh bộ đội Bắc Việt đã ở cách phi trường Tân Sơn Nhất không
đến 2 cây số. Họ xử dụng hỏa tiễn của họ rất có hiệu quả. "Họ đã bắn hạ 3 chiếc phi cơ trong hai giờ
sau cùng."
Pháo binh Bắc Việt tiếp tục bắn vào vùng phi trường.
Một sứ giả của Tổng Thống Dương văn Minh trao một bức thơ cho tòa đại sứ Hoa Kỳ :
-" Thưa ông Đại sứ thân mến,
Tôi kính cẩn yêu cầu ông ra lệnh cho các nhân viên văn phòng của tướng Smith phải rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 1975 để cho vấn đề hòa bình ở Việt Nam có
thể được giải quyết nhanh chóng."
Ông Martin đang đau vì những dị chứng viêm phế quản. Với một giọng khàn khàn ông đọc cho thơ ký một bức công hàm trả lời:
- " Thưa Tổng Thống thân mến,
Tôi đã nhận được thơ của Ngài và xin báo cho Ngài rõ là tôi đã cho lệnh theo đúng công hàm vừa qua của Ngài "
Các tin tức từ Tân Sơn Nhất cho biết là đâu đó đã có một vài quân nhân Miền Nam Việt Nam bắn bừa bãi vào người Mỹ. Do đó ông Martin cho viết thêm :
- " Tôi tin là Ngài đã cho lệnh quân lực của Chánh Phủ bằng mọi cách sẽ hợp tác để cho sự ra đi của nhân viên của phòng Tùy Viên quân sự được dễ dàng, và hoàn toàn được an ninh
Tôi cũng hy vọng là Ngài sẽ can thiệp với "phía bên kia" để giúp cho vị Tùy Viên Quân sự và cho nhân viên của ông ta được ra đi trong trật tự và an toàn tuyệt đối.
Kính chúc Ngài,
Graham Martin, Đại sứ Hoa Kỳ
Ngay sau khi được biết tin nầy, có nhiều người xác nhận là việc nầy là một cuộc dàn xếp lòng vòng giữa hai ông Dương văn Minh và Martin : tức là do tòa đại sứ yêu cầu ông Minh.
Ông Marton ra lệnh cho tướng Homer Smith có những biện pháp để di tản tất cả nhân viên của ông ta. Đây là lần đầu tiên mà tướng Smith nhận một lệnh tương tự từ hai cấp chỉ huy thuộc hai hệ thống quân giai của mình, Đại sứ Martin và Đô Đốc Gayler. Như vậy là chỉ có Thủy Quân Lục Chiến còn ở phi trường với nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho cuộc hành quân di tản mà thôi. Ông Martin khẩn cầu ông Kissinger cho ông được ở lại Sài Gòn "ít nhất trong một hai ngày để cho sự ra đi của chúng ta có một phẩm cách nào đó. "Ông đại sứ giữ lại hai trực thăng của Hàng không Air América để có thể đi nhanh, khi cần thiết. Sau đó tòa đại sứ Pháp sẽ là người đại diện cho quyền lợi của Hoa Kỳ . Ông Martin thích có được một sự "chuẩn y nhanh chóng".
Trong yêu cầu của ông Dương văn Minh, ông Martin đã thấy được một lợi thế chánh trị-ngoại giao: người ta loan báo sự triệt thoái của người Mỹ " theo thỉnh cầu của dân chúng Miền Nam Việt Nam " Do vậy ông tin rằng, cuộc hành quân di tản sẽ không tạo ra một sự hoãng loạn.
Ông Kissinger nhờ phụ tá đặc biệt của Bộ Ngoại giao, ông Lawrence Eigleburger, nghiên cứu tình hình . Ông nầy thảo ra một báo cáo không có nhặp nhằng. Nếu người ta để nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ ở lại Sài Gòn thì dù muốn dù không cũng có vẻ như là chúng ta nhìn nhận Chánh Phủ tương lai ở đó . Và vì thế ông Kissinger quyết định ngay : đóng cửa tòa đại sứ .
8 giờ 30, giờ Sài Gòn:
Ông Martin họp tất cả các cộng sự viên chính lại, trong đó có ông Wolfgang Lehmann, Thomas Polgar, Alan Carter, và đại tá George Jacobson, một phụ tá của tòa đại sứ .
Ông Polgar nghĩ rằng trên kế hoạch chánh trị chưa có gì mất mát hết. Ông nói với ông Snepp là cuộc dội bom ở phi trường là một "chỉ dấu quan trọng" thuận lợi. Một vài viên chức của cơ quan CIA cũng như ông Snepp đều nghĩ rằng "một chỉ dấu vừa quan trọng vừa có ý nghĩa là một viên đạn bắn vào đầu"
Người ta xem xét tình hình nhất là trên phương diện quân sự . Hôm qua, người ta dư trù là ngày hôm nay phải di tản được 10 ngàn người với trên 50 chuyến bay của vận tải cơ C.130. Làm sao thực hiện đây ?
Pháo binh Bắc Việt đã giảm tác xạ trên phi trường. Người ta thấy có thể tiếp tục các chuyến bay được. Các viên chức Hoa Kỳ đã khám phá ra là người ta còn khiển dụng được một số xà lan có máy đang đậu ở bến cảng Sài Gòn, nhất là ở Tân Cảng.
Từ Tân Sơn Nhất, ông Homer Smith cho biết là bắt đầu từ giờ nầy các phi đạo không còn xử dụng được nữa cho các loại phi cơ cánh quạt, hay phản lực. Do đó ông ta đã cho nhiều đoàn xe buýt và trực thăng đi gom người Mỹ đến phi trường , và tập trung người tỵ nạn Việt Nam ở nhiều điểm khác nhau. Ông Martin không chấp nhận những lời giải thích của người Tùy viên quân sự của mình.. Các anh quân nhân hiện dịch nầy lúc nào cũng bi quan ! Đâu có phải đây là lần đầu tiên mà người ta đáp xuống hay cất cánh lên dưới lằng đạn của pháo binh hay của bách kích pháo ? Do đó ông Martin quyết tâm đi xem lại các đường bay. Ông xin một chiếc trực thăng của CIA. Không có chiếc nào khiển dụng được cả, vì vào giờ nầy tất cả trực thăng của Air America đều bận chuyên chở nhân viên CIA từ Cần Thơ đến các chiến hạm đang bỏ neo ngoài biển. Tại Tân Sơn Nhất các trực thăng không dự vào cuộc di tản trong thành phố đều bị trúng đạn pháo của Bắc Việt . Ông Polgar thú thật:
- Chúng tôi không còn chiếc trực thăng nào, thưa Đại sứ.
Ông Martin lạnh lùng nhìn ông Polgar:
- "Vậy là tôi sẽ đi ra phi trường bằng đường bộ. Nó có thể cho tôi thở được một ít không khí của thành phố. Nhờ gọi giùm tài xế và chiếc xe của tôi.
Đại tá Jacobson can thiệp vào :
- "Thưa Đại sứ, rất là nguy hiểm. Theo một vài nguồn tin thì có vài đơn vị cộng sản đã đột nhập được vào Sài Gòn.
Chiếc xe Chevrolet (có chắn đạn) màu đen của Đại sứ đã sẵn sàng. Ngay như những người không thích ông Martin, những người đã biết ông là người có trách nhiệm đối với những người trể nải trong di chuyển, cũng phải tự nhủ :ông già nầy ngon thật !"
Chiếc Chevrolet chạy đi, không có mang cờ hiệu, có 2 chiếc xe hộ tống chở đầy Thủy Quân Lục Chiến súng cầm tay sẵn sàng nhả đạn. Xe phải ngừng lại ở bên ngoài Tân Sơn Nhất . Một ông đại sứ Hoa Kỳ mà cũng phải chờ đợi !. Các sĩ quan và hạ sĩ quan của Miền Nam xin lệnh thượng cấp bằng máy truyền tin cầm tay... Đoàn xe chạy qua.
Tưóng Trần văn Minh, Tư Lệnh Không Quân và một bộ phận Tham Mưu Không Quân Miền Nam Việt Nam đang ở trong một căn nhà gạch. Gần 30 sĩ quan chạy đến tướng Homer Smith, súng lục cầm tay, yêu cầu được di tản. Trung tá Richard Mitchell, phó trưởng phòng Tùy viên quân lực đã giải giới họ một cách dễ dàng vì họ đã biết trung tá nầy từ lâu. Ông ta đã cho di tản gia đình của họ trước đây cả mấy tuần rồi.
Ở Honolulu, Đô Đốc Gayler sốt ruột, điện thoại về Hoa Thạnh Đốn .
- "Sao đây ? các phản lực tiềm kích hộ tống đâu ? Có gởi tới hay không ?
Tướng Browne Chủ Tịch các ban Tham Mưu trả lời ngay :
- Không có.
9 giờ 30, giờ Sài Gòn :
Một nhóm sĩ quan thuộc cơ quan tình báo Việt Nam trong đó có đại tá William le Gro và đại tá Lê văn Hưởng, đã làm một bản tổng kết tình hình cho ông Martin. Phi trường ngổn ngang đầy xác phi cơ và xe tải. Một nhóm binh sĩ Miền Nam đang làm lộn xộn trên đó. Ông Martin nói với đại tá Hưởng:
- "Ông hãy điện thoại về Bộ Tổng Tham Mưu . Họ phải có biện pháp cần thiết để vãn hồi trật tự cho phi trường.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu lại không có ai trả lời. Ông Eric Von Marbod xuất hiện, mặc bộ đồ bay, súng liên thanh trên vai, một quân phục không bình thường cho một ông phụ tá của Tổng Trưởng Quốc Phòng . Ông Martin hỏi :
- " Eric, anh có nhiều bạn bè ở Bộ Tư Lệnh Không Đoàn số 7 ở Thái Lan phải không ? Anh có thể xin cho vợ tôi một chiếc phi cơ hay không ?
Ông Eric nổi giận:
- " Không còn có vấn đề phi cơ nữa đâu. Vã lại, nếu bây giờ mà phi cơ có đáp xuống được thì tất cả người Việt Nam trên phi trường sẽ ùa lại ngay .
Ông Martin đi vào văn phòng của tướng Smith. Dùng chiếc điện thoại đặc biệt, ông gọi Nhà Trắng, nói chuyện với ông Kissinger và với tướng Brent Scowcroft. Sau đó ông trở lại nói với tướng Smith:
- "Hoa Thạnh Đốn đã đồng ý. Nếu chúng ta có thể vãn hồi trật tự ở phi trường và giải tỏa được các phi đạo, thì chúng ta tiếp tục cho di tản bằng phi cơ. Còn nếu không được thì cứ mặc kệ. Bây giờ, anh phải biết là mọi người ở Ngũ Giác Đài, ông Schlesinger, các Tham Mưu Trưởng và Bộ Tổng Tư Lệnh Lực lượng Á Châu Thái bình Dương đều sắp đòi hỏi chúng ta phải cho đi nhanh chóng những người Mỹ,
và bỏ lại những người Việt Nam . Chúng ta có nhiều người Việt Nam có độ nguy cơ khá cao, hằng ngàn
ở đây, chúng ta phải di tản họ tối đa, càng nhiều càng tốt..
Ngoài thành phố, các cuộc "bốc đi" bằng trực thăng không được trôi chảy lắm vì trực thăng phải tìm các địa điểm tập trung ở Sài Gòn . Các trực thăng lại không hoàn toàn sẵn sàng. Có 4 chiếc được phái cho lực lượng Dù Việt Nam . Còn lại 16 chiếc để làm con thoi thì bị trở ngại, vì các bãi đáp trên phi trường bị trúng bom đạn. Các xe buýt cũng bị trở ngại. Có nhiều chiếc không có tài xế, phải nằm bất khiển dụng tại ga ra của tòa đại sứ . Các chiếc khác thì di chuyển chậm trong thành phố để tìm các điểm tập trung.
Trên sân bay rộng lớn, cảnh sát và quân nhân Việt Nam nhìn vào sự hoạt động lăng xăng của trực thăng và các xe buýt vì tính tò mò hơn là cà khịa. Có một toán quân nhân đang sắp sửa lo phòng thủ phi trường. Viên hạ sĩ quan Lê văn Thường, 24 tuổi, da ngâm đen, thợ sửa chữa truyền tin từ 3 năm nay, đã không rời khòi phi trường được từ ngày 1 tháng 4 đến bây giờ. Các sĩ quan của anh đã cho biết là anh ta sắp phải chiến đấu đến nơi. Người ta trao cho anh một khẩu súng lục 45 ly, và sau đó một súng trường M.16 và cuối cùng là một vũ khí chống chiến xa M.72. Các sĩ quan giải thích cho binh sĩ của họ là vòng đai phòng thủ đã được lực lượng Dù bố trí chung quanh phi trường. Hạ sĩ quan Thường chỉ canh gác thôi.
Ở tòa đại sứ Hoa Kỳ , các nhà ngoại giao và các nhân viên lo đốt hồ sơ sau khi đã cho vào máy nghiền, phá hủy các máy đánh chữ, các máy thu thanh,, các máy thu và phát thanh. Cơ quan CIA có những hồ sơ lưu trữ trong văn phòng của ông Snepp, trong phòng kiểm thính truyền tin, và trong một căn nhà tiền chế ở ngoài. Không có một người nào nghĩ tới phải có bản thứ hai cho những hồ sơ nầy, trong những nơi làm việc của sở tình báo Việt Nam, hay ở Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Quốc gia .
Ông Snepp tiếp tục tìm kiếm tin tức mới đến và làm một bản phân tích. Một sự thật hiển nhiên : cộng sản có ý định phải chiếm Sài Gòn, và chiếm nhanh. Trong các sân của tòa đại sứ, có nhiều người Việt Nam đi lang thang quanh hồ tắm, thành từng nhóm. Trong số nầy có nhiều nhân vật có tiếng tăm, nhưng cũng có gia đình của họ, và một số gia nhân như tài xế, đầu bếp, vú em, và giữ trẻ...
Ông Martin đã ra lệnh cho tất cả các chủ nhiệm phòng sở phải trở về tòa đại sứ . Ông Alan Carter không muốn hay không dám trở lại sở Thông Tin Hoa Kỳ . Ở đó, các nhân viên người Việt của ông đang chờ đợi các danh sách di tản mà chúng vẫn không thấy tới. Bây giờ thì những người Việt đó không còn thì giờ để đi bộ xuống bến tàu, nơi có những chiếc xà-lan đang tách bến, mà còn nhiều chỗ trống. Một không khí vô trật tự và quá tự do lạ lùng, bất lực và hèn nhát bao trùm khu nầy. Đây là sự hoãng loạn mà tòa đại sứ từng quá lo sợ trong mấy tuần nay.
Ông Martin có đường dây điện thoại trực tiếp với đồng nghiệp người Pháp của mình hoặc qua bức tường ngăn cách giữa hai tòa đại sứ . Ông gặp ông Mérillon. Ông nầy đang tiếp chuyện với ông Dương văn Minh. Ông Minh có đem tin gì tốt đến không đó ?
- "Không có gì mới cả, ông Mérillon nói. Ông Minh đã thăm dò CPLTCHMN nhưng họ chưa có trả lời.
Ông Martin hỏi ông Mérillon xem ông ta, trong cương vị đại sứ Hoa Kỳ , có thể đến gặp người của CPLTCHMN được không ?
- Để tôi xem lại coi.
Ông Martin định cho ông Mérillon hay gởi cho ông nầy một món quà :một ngôi miếu bằng sành của Tàu. nhưng hai người hình như không hiểu nhau lắm.
10 giờ, giờ Sài Gòn:
Đồng mỹ kim lên giá từ 4500 đồng đến 5000 đồng trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Dân chúng ở thủ đô Sài Gòn đã nghe được ông Thủ Tướng Vũ văn Mẫu lên tiếng đòi hỏi tất cả những người Mỹ phải ra đi, như ông Dương văn Minh đã yêu cầu.
Sự hiện diện của Đại sứ Hoa Kỳ ngoài phi trường đã được báo cáo . Người ta tưởng rằng ông đã ra đi. Đám đông người chung quanh tòa đại sứ càng ngày càng đông thêm lên.
10 giờ 40:
Từ phi trường tướng Homer Smith điện thoại cho Đô Đốc Gayler ở Honolulu:
- " Phi cơ không còn xử dụng các phi đạo ở phi trường được nữa.
- Việc nầy tôi đã tin chắc như vậy từ lâu rồi, Tôi sẽ gọi các trưởng ban Tham Mưu ở Ngũ Giác Đài để
nói cho họ biết là phải qua "khả năng 4" Đô Đốc Gayler trả lời.
Khả năng 4, đó là kế hoạch di tản bằng trực thăng
Một cuộc bàn cãi sôi nổi, phi lý và quá nghi thức đã diễn ra trên đường dây điện thoại trong Sài Gòn cũng như ở Thái bình Dương và Bắc Mỹ. Rất lễ độ, tướng Homer Smith cho ông Martin biết là mình được khuyên nên áp dụng "khả năng 4 ". Bây giờ ông đại sứ mới chịu tin là khó tránh được vì sự mất trật tự sẽ ngăn cản mọi công tác bốc người đúng phương pháp.
- "Không phải Chủ Tịch các Ủy Ban Tham Mưu quyết định về "Khả năng 4", ông Martin xác nhận.
10 giờ 48, giờ Sài Gòn: (22 giờ 51 , giờ Hoa Thạnh Đốn :
Lệnh phát ra từ ông Kissinger : "thi hành kế hoạch Frequent Wind lúc 11 giờ 51"
Ngoài khơi Việt Nam , trên chiến hạm Blue Ridge, đề đốc Donald Whitemire, chỉ huy trưởng "lực lượng đặc nhiệm 76" cũng có nhiều vấn đề . Người ta có cả thảy là 85 chiếc trực thăng. Người ta phải tiến hành các cuộc kiểm tra thường lệ và vì các trực thăng không cùng ở trên một chiến hạm, nên người ta phải đưa Thủy Quân Lục Chiến qua trực thăng hay đưa trực thăng qua cho Thủy Quân Lục Chiến. Rồi phải phối hợp giờ cất cánh cho trực thăng và giờ cất cánh của các phi cơ tiềm kích hộ tống từ Thái Lan cho được đồng bộ.
Lúc ông Tổng Trưởng Ngoại giao ra lệnh bước sang kế hoạch của "Khả Năng Bốn" vào hồi 11 giờ 51, thì ông nghĩ đó là giờ Sài Gòn . Các vị chỉ huy quân sự khác nhau, Bộ Tư Lệnh Thái bình Dương, Bộ Tư Lệnh của đô đốc Whitmire, của Không Lực ở Thái Lan, của Tùy viên Quân sự ở Tân Sơn Nhất , của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn ..v.v.. đều tự hỏi đó là giờ nào : giờ của Hoa Thạnh Đốn theo kinh tuyến Greenwich hay giờ Sài Gòn? Các câu hỏi, các lệnh, rồi phản lệnh, chạy suốt trên điện thoại, trên điện báo và trên hệ thống truyền tin các đài phát tin.
11 giờ 30, giờ Sài Gòn :
Đài phát thanh Hoa Kỳ như đã dự trù, chơi liên tục bản nhạc "Tôi đang mơ về một Giáng Sinh trắng"
Giám đốc đài truyền hình Việt Nam, đại tá Hòa, thấy tất cả các nhân viên người Mỹ của mình ra đi cùng với các chỉ huy nhiệm sở người Việt. Đại tá thì quyết định ở lại tại chỗ. Có một đại đội Dù đóng chung quanh đài truyền hình.
11 giờ 30:
Ông Polgar không tin là có một giải pháp chánh trị . Ông đã nhận được nhiều cú điện thoại tất có ý nghĩa, trong đó có một là của Tổng Thống Dương văn Minh:
- "Tôi muốn yêu cầu Anh một ân huệ cuối cùng: di tản giùm một vài người thuộc gia đình tôi
- Rất đồng ý", Polgar trả lời.
Một cú điện thoại khác, của nhóm Hung gia Lợi thuộc Ủy Hội Kiểm soát Ngừng Bắn (CICS). Đã có rất nhiều tá người của họ bị kẹt ở phi trường Tân Sơn Nhất . Đạn pháo của Bắc Việt đã phá hỏng một số xe của họ. Một số xe khác đã bị binh sĩ Miền Nam đánh cắp. Còn lại một số thì lại không có xăng.
- "Chúng tôi không có phương tiện chuyên chở. Chúng tôi muốn đi ra khách sạn ở Sài Gòn , họ nói
Trong tòa đại sứ, người ta gặp nhan nhản các nhân vật người Việt. Cựu Cố vấn quân sự của Tổng Thống Thiệu, ông Đặng văn Quang, đang đi tới đi lui trên tầng thượng, trong chiếc áo mưa rộng thùng thình. Ông ngồi cách đại tá Toth của Hung gia Lợi chừng vài thước, vốn đến đây để yêu cầu di tản người của ông ta ở phi trường. Hoàng tử à ?, ông Polgar áp dụng một nguyên tắc: Người nào yêu cầu tôi giúp đỡ
thì đáng được giúp. Và sau đó, có qua có lại, người ta không bao giờ biết anh chàng Hung gia Lợi nào đó sẽ có gì hữu ích cho chúng tôi hay không trong một giờ, một tuần lễ hay một tháng nữa đây ? Còn ông Lehmann thì có tâm hồn ít nhạy cảm hay thấy xa hơn ông trưởng cơ quan CIA. Nhân vật số 2 của tòa đại sứ từ chối không can thiệp có lợi cho những người Ba Lan cuối cùng vốn muốn được rời nhanh chóng khỏi Sài Gòn nên đến cầu cứu với ông. Ông Polgar tổ chức một đoàn 3 chiếc xe buýt đi bốc những người Ba Lan và Hung gia Lợi từ phi trường đưa họ về khách sạn Majestic ở thành phố.
Một phát súng ân huệ đối với ông Polgar : nhà báo Malcolm Browne, người chơi thân với các thành viên của CPLTCHMN ở trại Davis mà anh ta cứ điện thoại cách 2 hay 3 giờ một lần, đã cho ông chủ nhiệm cơ quan CIA biết là bọn Việt Cộng lần lần bớt đi sự "nhạy cảm". Từ lịch sự, họ trở thành quạo quọ đến ủ ê. Đó cũng là ý nghĩ của 4 vị cố vấn do ông Dương văn Minh gởi tới trại Davis. Các đại diện của ông Dương văn Minh đề nghị với người của CPLTCHMN hai loại thương thảo. Một là vấn đề liên quan đến các bài toán quân sự, sẽ được giải quyết tại Sài Gòn . Hai là các bài toán về chánh trị nói chung sẽ được xem xét ở một cấp cao tại Ba Lê. Các đại diện của CPLTCHMN tránh né, tuyên bố một lần nữa là họ không có thẩm quyền để giải quyết các câu hỏi đó. Họ mời 4 vị khách uống trà và ăn chuối, còn nhấn mạnh là đây là chuối của họ đích thân trồng bên cạnh các dãy nhà.
Ông Snepp túc trực bên máy thu thanh, và kiểm thính được một lệnh của Bắc Việt mà hình như họ sẽ bắn vào dinh Độc Lập chiều nay, vào lúc 17 giờ, giờ Hà Nội , tức là 18 giờ giờ Sài Gòn . Hai trăm tràng ! Quá đủ để phá hủy tất cả ở trung tâm Sài Gòn , với các tòa đại sứ Hoa Kỳ và Pháp. Ông Snepp nhào tới ông Polgar:
- "Đưa cái nầy ngay cho ông Martin."
Ông đại sứ chuyển ngay điện tín đó cho tướng Timmes để ông nầy điện thoại cho ông Dương văn Minh.. Liệu Tổng Thống có thể can thiệp với cộng sản để họ đừng có pháo vào Sài Gòn hay không ?
Về chuyện nầy, ông Kissinger điện thoại ngay cho ông Martin:
- "Ông phải di tản hết, hết tất cả. Đây là lệnh của đích thân Tổng Thống Ford, và phải di tản xong
trước khi trời tối. "
Vị Tư lệnh phó của Hải Quân Việt Nam là đề đốc Diệp quang Thủy, đến gặp tướng Trần văn Minh Không Quân , không có điện ở các dãy nhà ở phi trường.
- "Chúng ta đi thôi, tướng Homer quyết định như thế.
Ông ta đang chuẩn bị lên trực thăng thì có một toán người tỵ nạn cuối cùng xuất hiện. Họ lên chiếc trực thăng của tướng Smith và ông tướng nầy phải chờ đi chuyến khác.
Người ta rất cần được tăng cường ở tòa đại sứ . Sẽ lấy những người của thiếu tá Melton. Một trung đội của trung úy Jay Roach, được trực thăng vận đến tòa đại sứ .
12 giờ, giờ Sài Gòn:
Chưa thấy bóng dáng một trực thăng nào của cuộc hành quân di tản.
Xe buýt Mỹ cứ chạy khắp thành phố để bốc khách di tản. Muốn có được sự cộng tác của cảnh sát và công chức ở phi trường, người ta đã hứa là sẽ di tản họ luôn cả với gia đình.. Các xe buýt đầu tiên thuộc kế hoạch "đêm Giáng Sinh trắng" chở người tỵ nạn đến Tân Sơn Nhất hồi 12 giờ 10. Không khí ở phi trường còn quá căng thẳng hơn ở chung quanh các bến tàu vắng người . Có một vài vị thuyền trưởng Việt Nam bán vé lên tàu với giá từ 4 đến 12 ngàn mỹ kim một người .
12 giờ 15 :
Tin tức quân sự hình như càng ngày càng xấu. Hai sĩ quan Bắc Việt, sư đoàn 70 và 968 đã đè bẹp sư đoàn 25 bộ binh ở gần Cũ Chi, chỉ cách Sài Gòn có 30 cây số về hướng Tây. Ba sư đoàn Bắc Việt , sư đoàn 3, 9 và 16 đã cô lập sư đoàn 22 bộ binh . Sư đoàn nầy giữ vững được vị trí nhưng không thể rút về thủ đô được . Chiến lược của tướng Dũng rất rõ ràng và linh động. Ông ta để các sư đoàn cầm chân bao quanh các đơn vị Miền Nam, nhưng dồn hết các sư đoàn khác tiến về Sài Gòn.
12 giờ 30
Ba mươi sáu (36) chiếc trực thăng vận tải loại lớn cất cánh từ chiến hạm Hancock, có trực thăng võ trang Cobra hộ tống.
Các trực thăng di tản nầy bay tới Sài Gòn làm 3 đợt, mỗi đợt 12 chiếc. Chúng bay ngang qua Biên Hòa ở hướng Đông Bắc. Mỗi đợt đều bay thành đội ngũ mỗi 3 chiếc hình chử V . Các phi công được lệnh trước tiên là làm con thoi giữa hạm đội và phi trường để chuyên chở Thủy Quân Lục Chiến thuộc toán an ninh bảo vệ. Tướng Richard Carey, chỉ huy trưởng Thủy Quân Lục Chiến đã đồng ý với tướng Homer Smith là phải tranh thủ thời gian, Tất cả các trực thăng đều bốc người tỵ nạn trên đường về hạm đội. Từ 3 căn cứ Không Quân ở Thái Lan, các phi cơ tiềm kích Phantom chuẩn bị để nhập vào các đợt trực thăng trong một hành lang giữa Sài Gòn và hạm đội. Tất cả các chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đều nằm ở bên ngoài lãnh hải của Việt Nam , cách xa bờ biển 12 dậm. Cả một đại hạm đội được bố trí nằm thành vòng cung trên 160 cây số ngoài biển khơi.. Soái hạm neo ở cách bờ biển 17 dậm. Người ta chưa từng thấy một cuộc hành quân nào như thế từ sau trận triệt thoái khỏi Dunkerque vào năm 1940 ! 35 chiến hạm lớn có các tàu tiếp vận bao quanh với những tàu thám thính nhỏ. Có nhiều chiến hạm đã có mặt tại chỗ từ nhiều ngày trước, các tàu khác đến từ Okinawa (Nhật), từ Trân Châu cảng (Hawai), và các chiếc khác nữa từ cảng San Diego (California, Hoa Kỳ)
Từ Bộ Tư Lệnh nầy đến Bộ Tư Lệnh khác, từ chiến hạm nầy đến các phi cơ hay trực thăng... hệ thống truyền tin hết sức dày đặc, các điện thoại và điện báo hoạt động không ngừng nghỉ. Đô đốc Whitmire, Tư Lệnh lực lượng đặc nhiệm có một danh hiệu truyền tin được mã hóa rất bình dân là Jehovah.Tại Tân Sơn Nhất danh hiệu của tướng Homer Smith là Jacksonville Bravo. Danh hiệu của Thủy Quân Lục Chiến chung quanh tướng Smith là Baritone. Danh hiệu của Không lực số 7 ở Thái Lan. là Blue Chip .Những nhân viên dân chính trong tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn có danh hiệu bình dị là Embassy.
Có nhiều tàu chiến của Miền Nam như tàu vớt mìn, tàu tuần, thuyền võ trang... theo dòng sông Cửu Long đi ra biển nên thường làm nhiễu các làn sóng điện truyền tin,.
Một sự lộn xộn khác về giờ giấc : Các trực thăng doThủy Quân Lục Chiến lái , muốn điều động họ thì phải dùng "giờ L" (giờ đáp). Đó là giờ mà chiếc trực thăng nào đó phải có mặt ở bãi đáp. Đối với Không Lực thì "giờ L" là giờ cất cánh .Công thức nầy đã được dùng trong cuộc di tản ở Phnom Penh. Người ta phải áp dụng một vài sự điều chỉnh cần thiết sau khi có một vài sự cãi vã.
Các phi công lái trực thăng gặp phải nhiều khó khăn bất ngờ. Người ta đã thông báo cho họ là thời tiết tốt, nhưng thời giờ làm hỏng hết. Từ 3 ngày qua, tầm nhìn xa bị thu ngắn lại. Người ta đã dự kiến di tản ban ngày, nhưng thực tế thì lại phải bay đêm, do đó đòi hỏi phải lanh lẹ, đối với chiến cụ.
Ít nhất có 2 hành lang trên không phận Sài Gòn : hành lang Michigan cho chuyến bay đi, với độ cao 6500 bộ Anh, và hành lang Ohio cho chuyến bay về với độ cao 5,500 bộ Anh. Hai hành lang nầy đều được đánh dấu bằng cọc tiêu. Người ta đã báo là có rất nhiều dơn vị Bắc Việt võ trang với súng liên thanh cao xạ cực mạnh và hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7 được bố trí dưới hai hành lang nầy. Các phi cơ tiềm kích Hoa Kỳ phải bảo vệ hành lang. Vào giờ chót, người ta mới nhận thấy là các trái "bom 200 cân Anh có tia la-dze hướng dẫn" vốn được các phi cơ bảo vệ nầy mang theo, thì rất là hữu hiệu đối với các pháo đội 130 ly, nhưng không hữu hiệu đối với các súng liên thanh và hỏa tiễn. Các loại bom 500 cân Anh cũng vậy, chỉ để phá các lô cốt mà thôi. Do đó tốt hơn hết là nên dùng trực thăng chiến đấu AH-1J để xử dụng các hỏa tiễn và các khẩu đại bác 20 ly và để đánh dấu mục tiêu bằng đạn chiếu sáng cho phi cơ A.37. Rất may mắn là tất cả các phi công của trực thăng võ trang Cobra đều cũng là những kiểm soát viên Không lưu rất lành nghề, điều nầy giúp cho họ trong nhiệm vụ tuần tiểu, và giúp hướng dẫn các trực thăng vận tải.
Các phi công trực thăng đã được báo trước : từ đêm qua có nhiều trực thăng của Miền Nam chở đầy cứng gia đình để dư trù sẽ bay đến hạm đội ồ ạt một các vô trật tự.. Một chiếc trực thăng vận tải Chinook CH.47 đã đáp xuống bãi đáp phía sau của soái hạm Blue Ridge. Phi công trực thăng nầy là trung úy Trương mã Quới, đã tuyên bố với một phóng viên của tờ báo Newsweek là anh Ron Moreau :
- " Các tướng lãnh, đại tá, thiếu tá, đại úy đã ra đi hết rồi. Tôi nghĩ là đến lượt các trung úy như chúng tôi cũng phải làm như vậy thôi. "
Các trực thăng lượn vòng chung quanh hạm đội. Đôi khi, mặc cho người ta cho lệnh phải chờ, các phi công Việt Nam vẫn cứ đáp để cho những người tỵ nạn xuống. Người ta yêu cầu họ bay ra bỏ trực thăng ngoài biển. Có nhiều người không chịu thi hành. Có một số khác đã trở thành chuyên viên cho loại hành quân nầy. Họ đáp trực thăng xuống mặt biển, nhanh chân nhảy ra và leo lên tàu cấp cứu. Các phi hành đoàn người Mỹ vỗ tay tán thưởng các phi công Việt Nam đã bất thần trở thành vô địch về môn thao diễn nầy. Có 2 chiếc đâm vào nhau trên soái hạm Blue Ridge, chiếc thứ ba đáp hụt, cấm đầu luôn xuống sàn tàu.
Theo dự tính của những nhà soạn thảo kế hoạch thì hầu hết các người tỵ nạn phải được bốc đi từ phi trường Tân Sơn Nhất . Lần lần tướng Carey mới hiểu ra là cần phải giải tỏa ngay số người đang ở tòa đại sứ từ 1000 đến 2000 người . Trước đó người ta bảo đảm là con số nầy không quá 200 người . Chỉ cần có 3 hay 4 chiếc trực thăng nhẹ, loại UH.1E thuộc Hàng Không Air America cũng đã là quá đủ cho con số nầy rồi. Bây giờ người ta phải xử dụng đến trực thăng nặng loại CH.53 ở tòa đại sứ như là ở phi trường vậy. Và tướng Carey cũng còn phải tăng cường thêm toán Thủy Quân Lục Chiến phụ trách về an ninh ở tòa đại sứ
13 giờ 12 :
Tướng Không Quân Nguyễn cao Kỳ và trung tướng Lê quang Trưởng, vốn đã về được Sài Gòn sau khi Đà Nẵng thất thủ, đã đáp trực thăng xuống chiến hạm Midway. Ông Martin sau đó cũng đáp xuống chiến hạm Denver.
14 giờ:
Điện tín của ông Kissinger gởi cho ông Martin xác nhận trao đổi cuối cùng giữa hai người qua điện thoại :
-"Chúng tôi đã nghiên cứu thỉnh cầu của ông nhằm giữ lại một toán nhỏ ở tòa đại sứ .
Tổng Thống nhấn mạnh là phải di tản hết. Thân mến"
15 giờ:
Tại phi trường, Thủy Quân Lục Chiến bảo vệ cho 3 bãi đáp được chỉnh đốn rất hoàn chỉnh trên sân dã cầu, sân quần vợt và trên một bãi đậu xe trước dãy nhà phụ của Phòng Tùy viên Quân Lực. Có khoảng 3000 người dân tỵ nạn. Thủy Quân Lục Chiến đã chia họ ra từng toán rất có phương pháp, mỗi toán có từ 50 đến 70 người .
Thiếu tá William Melton đến phi trường với 3 trung đội của đại đội 3 tiểu đoàn 2 thuộc sư đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến và các trực thăng vận tải đầu tiên lúc 15 giờ 6 phút. Họ bay theo con sông Sài Gòn với cao độ 9000 bộ. Vì trên 10.000 bộ là người ta phải cần có dưỡng khí. Binh sĩ nhìn xuống dòng sông đều thấy có hằng trăm ghe , tàu, chiến thuyền... đang đổ về phía biển. Chiếc trực thăng đầu tiên bay đi với hành khách của mình. Các sự luân chuyển của trực thăng CH.46 và CH. 53 được tiến hành rất tốt. Người ta rất lo ngại về những tin tức từ tòa đại sứ . Để giữ an ninh cho tòa đại sứ, chỉ có một nhóm 44 Thủy Quân Lục Chiến mà thôi. Do đó tướng Carey mới quyết định rút ra ngay 130 binh sĩ từ nhân số 840 binh sĩ đang giữ an ninh tại phi trường
Thiếu tá William Melton, sĩ quan lên từ hàng binh sĩ, 38 tuổi, 5 con, trên tay có xâm hình một con bướm với đầu lâu, ở tiểu bang California, 20 năm thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, là một trong những quân nhân Mỹ đầu tiên đã đổ bộ lên Đà Nẵng mười năm trước. Đối với ông,các chánh trị gia phải chịu trách nhiệm của cả "chuyện rối rắm nầy" Binh sĩ của ông nằm ở vị trí gần các dãy nhà thuộc văn phòng của tướng Homer Smith. Hầu hết họ là những người mới đặt chân lên Việt Nam lần đầu và cũng là lần chót. Họ là những người rất hoạt bát, rất có kỷ luật và dĩ nhiên cũng thông thường thôi là họ có vẻ sợ sệt. Thỉnh thoảng người ta nghe tiếng súng và tiếng nổ của đạn bách kích pháo. Lệnh rất là nghiêm: không được bắn trả lại, trừ trường hợp tối cần, bất khả kháng. Thiếu tá Melton nhìn những quân nhân và các người dân Việt Nam chạy đi chạy lại chung quanh châu vi thuộc vòng bố trí của binh sĩ. Ông Melton nghĩ :chúng ta đến đây chỉ với nhiệm vụ đóng hết cửa, tắt hết đèn, và trở về nhà. Và ông nói như vậy to lên cho các sĩ quan và binh sĩ của ông nghe. Ông nhìn lại hai lần ông đã đến Việt Nam năm 1965 và năm 1968 . Một đại tá Việt Nam đến gần ông, chào ông và trao cho ông khẩu súng lục 25 ly : và nói :
- " Thiếu tá, đây là khẩu súng cá nhân của tôi.... Việc gì đã xảy ra ? Không thể được, đây là chuyện có thật ư ? Cách đây 20 năm, lúc còn là thiếu úy, tôi đã đánh nhau trong vùng ngoại ô Hà Nội .
Phải trả lời cho ông ra sao đây ? ông đại tá nầy mặc đồ dân sự trước khi leo lên một chiếc trực thăng. Thiếu tá Melton nhìn cảnh binh sĩ của ông kiểm soát người tỵ nạn và hành lý của họ. Một nhóm các bà còn trẻ nói với ông:
- Chúng tôi phải di hay sao ?
- Nấy chị có thân nhân ở Hoa Kỳ hay không ?
- Tôi có một "bạn trai" ở Chicago, một bà còn trẻ nói
Ông Melton nghĩ không biết tại sao các bà lại đem chuyên đó ra hỏi ông ? Không còn nghi ngờ gì nữa, ở đây có nhiều người muốn chạy trốn mà không thể ra đi như thế nầy được, nhưng trong số những người phải ở lại tại chỗ, có một số lớn phải đến với chúng tôi .
Việt Nam , Nước Việt Nam của ông , đã trở lại với ông với hằng tá kỷ niệm. Ông Melton không bao giờ có ý thù ghét những người Bắc Việt đang tràn đến Sài Gòn . Địch quân ? bộ đội ? Đối với ông, bọn Việt Cộng thì khác hẳn. Chung quanh Đà Nẵng các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến cứ đạp vào lựu đạn do Việt Cộng gài bẫy. Người ta cứ đạp bẫy mà người ta không làm gì được hết vì người ta không thấy đâu là địch.. Còn bộ đội Bắc Việt , trên một nghĩa nào đó hay nói cho đủ nghĩa , họ là Quân đội chánh quy hơn. Cũng là binh sĩ như chúng ta . Cùng có những chuyện chung giống như chúng ta . Cả chúng ta và họ đều xa nhà. Còn Việt Cộng thì có đôi khi họ chỉ ở cách làng của họ chừng 100 thước thôi. Thủy Quân Lục Chiến cũng như các bộ đội Bắc Việt đã từng sống trong đất sình, các ruộng lầy lội vì nước mưa, với đàn kiến đen và đĩa. Ông Melton đã bắt được một tù binh là sĩ quan Bắc Việt bị thương, và ông đã bắt tay tù binh nầy. Chung quanh họ là binh sĩ Việt Nam đều tỏ ra công phẫn. Tại sao ? người sĩ quan Bắc Việt nầy đã chiến đấu tốt, ông Melton không có gì tiếc rẻ về cái bắt tay của mình. Cũng như đã được đưa qua Việt Nam nhiều lần. Cũng như phải triệt thối về nước . Ông chỉ biết làm công việc của mình và chung quanh ông, các người lính trẻ đã xoay sở tốt lắm.
Với một số Thủy Quân Lục Chiến ông Martin đi về tư thất của mình, lấy một vài hồ sơ ra từ tủ sắt. Thủy Quân Lục Chiến đốt các hồ sơ nầy bằng một trái lựu đạn lửa. Ông Martin trở lại tòa đại sứ , đi bộ qua tòa đại sứ Pháp. Ông Mérillon nói với ông ta là CPLTCHMN không muốn gặp ông.
Tướng Timmes đến gặp ông Dương văn Minh và ông ta luôn có cảm tưởng là ông Tổng Thống tin là có thể bàn cãi, thương thảo với những người cộng sản . Tuy nhiên vào giờ nầy ông ta đã mất hết ảo tưởng đó rồi. Cho đến cuối cùng, lịch sử của chiến tranh thứ hai của Việt Nam tựu trung chỉ là một sự chất chứa toàn là những chuyện hiểu lầm và những chuyện đau đầu
15 giờ 30:
Để di tản những người Mỹ và những người Việt Nam còn trong vòng rào của tòa đại sứ , ông Martin quyết định người ta sẽ ra đi theo một nguyên tắc giản dị :
- Ai tới trước thì được đi trước .
Tướng Carey nhận thấy là phương tiện di tản cũng như an ninh không được đầy đủ. Ông hiện có một bãi đáp trên sân thượng, một bãi khác trên bãi đậu xe vốn đã được dọn trống. Nếu số người quá đông ở trước cổng tòa đại sứ mà vào được bên trong, thì công tác di tản sẽ bị lộn xộn ngay. Cũng như người ta đã nói một cách lễ độ trong báo cáo quân sự là " các thông số đã thay đổi". Các trực thăng sẽ tiếp tục làm con thoi trong đêm. Và đáp trên nóc của tòa đại sứ là có nhiều nguy hiểm. Có cả ba người , ông Wolfgang Lehmann, đại tá John Madison thuộc Ban Liên Hợp Quân sự 4 Bên, và một mục sư, ông Thomas Steddins, đang lọc và gom các người tỵ nạn lại gần bãi đậu xe và hồ bơi. Trong các dãy nhà thì các người tỵ nạn, các nhà ngoại giao, các nhà báo.. cũng không chịu ngồi yên.
Một vài viên chức uống rượu mạnh như wuýt-ky và cỏ nhác, có một số lấy ra từ tủ lạnh ... y tế.. Các nhà ngoại giao Ba Tư thuuộc Ủy Hội Giám Sát đến bắng cách đi băng qua tòa đại sứ Pháp. Họ không còn nhớ số mật mã của họ nữa.
Điện thoại reo khắp nơi trong các từng lầu. Lại có nhiều tin đồn được tung ra: các đoàn xe buýt đã bị tấn công trong thành phố; còn quá nhiều chỗ trống trong các xà-lan và các tàu trên bến cảng. Lúc 16 giờ, có từ năm đến sáu ngàn người tỵ nạn bao vây tòa đại sứ .Họ đứng dồn cứng khoảng 30 thước bề ngang, sát từ hàng rào với những bao bị, những va ly, và những gói hàng ít nhiều được cột lại cẩn thận . Trong đám quá đông nầy, nhà văn Duyên Anh và gia đình ông ta đến từ sở Thông Tin Hoa Kỳ . Ông ta nhìn đồng bào đang hốt hoãng của mình , nhận biết được các tướng lãnh, nghị sĩ và dân biểu, thấy các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ xô đẩy những người tỵ nạn đang muốn leo qua rào, có đôi khi họ phải đánh nữa. Người ta cũng thấy có cả những người Nhật và Đại Hàn.. Nếu là người da trắng thì họ có thể được người ta đưa cao để qua khỏi rào. Các cảnh sát viên Việt Nam thuộc quận cảnh sát kế cận cũng leo rào vô khuôn viên. Đã nhiều ngày qua, người ta đã thỏa thuận với nhau rằng; các cảnh sát viên phải duy trì trật tự và rồi họ sẽ được di tản. Người Mỹ có mặt ở đây đều biết rằng dù thế nào thì họ cũng sẽ ra đi. Ngoài đường các bạn trẻ ngồi trên mô tô hay xe xì cút tơ nhìn cảnh trực thăng bay lượn (nhảy múa) trên không. Đôi khi cũng có một người Việt Nam cũng tìm cách vào được trong tòa đại sứ . Thường thì cha mẹ vợ con của anh chàng nầy còn ở ngoài. Người nầy kêu, người kia khóc van xin các anh Thủy Quân Lục Chiến và các viên chức Mỹ để cho họ vào theo.
Khoảng vài chục ngàn người Việt đã được di tản. Nhiều người khác cũng sẽ tự nguyên ra đi nhưng họ không thể nghĩ tới chuyện đó. Họ còn phải lo chuyên chú vào việc làm. Trong nhiều khu, trẻ em vẫn tiếp tục chơi trên vĩa hè, ngoài đường, còn có mấy cụ già ngồi tán gẫu.
16 giờ 30:
Những người có trách nhiệm trong cơ quan CIA chợt thấy là 250 nhân viên người Việt của họ bị bỏ quên trong một trung tâm tiếp vận ở xa, và khoảng 100 ở khách sạn Đức. Bảy chục thông dịch viên không thể nào tới tòa đại sứ được . Một số trực thăng của hãng Air América không thể bay lên được vì bình điện của trực thăng bị mất cắp, Người ta cũng không tìm được xe buýt nữa. Do đó, các thông dịch viên và gia đình họ không có phương tiện và cũng không còn có thì giờ để đến bến cảng được .
Ở về hướng Đông Bắc của Sài Gòn , bộ dội Bắc Việt bắn một số hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7 lên các phi cơ Phantom của Hoa Kỳ . Các phi cơ nầy có bắn trả lại bằng hỏa tiễn.
Nói chung thì bộ đội Bắc Việt vẫn tiếp tục tuân lệnh của tướng Văn tiến Dũng - không được đụng tới các phi cơ Hoa Kỳ.
17 giờ 15
Lúc nầy trời đã bắt đầu tối. Tướng Homer Smith ở phi trường và tướng Carey ở Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến ngoài biển, cùng xem xét lại tình hình. Còn chừng 1300 người phải di tản từ Tân Sơn Nhất . Người ta cần phải có 3 tiếng đồng hồ để đưa ra hết số người nầy, kể cả các toán Thủy Quân Lục Chiến đang giữ an ninh. Trong vòng có một giờ, giá một mỹ kim từ 6000 đồng vọt lên đến 7.000 đòng.
Tại tòa đại sứ công việc quá lờ mờ. Ông Martin đã trả lời cho đề đốc Whitmire về con số chính xác như sau :
- " Còn đến từ 1.500 tới 2000 người "
Tướng Timmes lại điện thoại cho Tổng ThốngDương văn Minh:
- " Cộng sản đã có trả lời gì cho Ngài chưa ? Liệu họ có sẵn sàng ngưng không bắn vào dinh Độc Lập lúc 18 giờ hay không ?? Không có câu trả lời nào.
17 giờ 30:
Tổng ThốngDương văn Minh lại gởi một phái đoàn đến trại Davis , luật sư Trần ngọc Liễng, giáo sư Châu tâm Luân và linh mục Chân Tín, một người tranh đấu cho trung lập, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế. Sau buổi gặp phái đoàn nầy, người của CPLTCHMN gởi một bức điện cho Bộ Tư Lệnh Bắc Việt:
- "Đồng chí Võ đông Giang đã tiếp những người nầy. Một lần nữa đại tá đã nói rõ những điểm trong bản tuyên bố của chúng tôi ngày 26 tháng 4, nghĩa là :xoá bỏ hoàn toàn chính phủ Sài Gòn . Sau cuộc nói chuyện họ đã xin phép rời trại Davis. Nhưng khi chúng tôi đã nói với họ là pháo binh chúng tôi bắn vào Tân Sơn Nhất thì họ lại muốn tốt hơn là sẽ ở lại đêm với chúng tôi, họ đồng ý như vậy."
Chung quanh các dãy nhà của tướng Smith ở phi trường, một số binh sĩ Miền Nam bắn súng. Thủy Quân Lục Chiến bắn trả lại ngay. Có một số đột nhập vào phạm vi trách nhiệm của Thủy Quân Lục Chiến đang giữ an ninh an ninh, làm cản trở sự di tản. Họ bị duổi ra ngay.
Cũng vào lúc đó ở trước tòa đại sứ Hoa Kỳ có các đám cháy bùng lên. Người ta tin là một trái đạn pháo binh đã rơi trên đường. Sự thật là có một người Việt Nam nào đó đã vất một cây diêm quẹt đang cháy vào bình xăng của một chiếc Wolkwagen làm cho xe phát nổ.
Cạnh văn phòng của tướng Smith ở phi trường, có những công chức Hoa Kỳ đang đốt hàng bó người triệu mỹ kim.
Làn sóng người tỵ nạn tiếp tục tràn vào sát tường của tòa đại sứ . Có nhiều người Mỹ khóc, trong số đó ông Polgar . Ông không tìm thấy người Út, người tài xế của ông ở đâu.Các trực thăng của hãng Air America đã chở được hằng ngàn người trong ngày trong gần cả trăm chuyến bay. Các quân nhân Hoa Kỳ nhận thấy là càng ngày càng có nhiều người tỵ nạn phải bốc đi từ tòa đại sứ .
19 giờ:
Tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân trên bờ sông Sài Gòn, Đô Đốc Cang canh chừng cho các tàu chiến của mình tuần tự ra đi. Ông nhận được diện thoại từ Tổng Thống Phủ. Người ta muốn gặp đề đốc Than mưu trưởng Hải Quân ở nhà ông Dương văn Minh. Ông Minh yêu cầu hộ tống đại tá Nguyễn hồng Đài, rể của ông, và tướng Mai hữu Xuân, người đã có công trong việc đảo chánh ông Diệm năm 1963.
- Phần tôi, tôi không thể đi được , ông Tổng Thống thở dài....
Tại Tổng Thống Phủ, ông Dương văn Minh cứ ngồi chờ mãi tin tức của phái đoàn mà ông đã gởi sang để gặp CPLTCHMN. Các cố vấn của ông và nhất là Thủ Tướng của ông khuyên ông nên ra một bản tuyên bố đơn phương. Phải đầu hàng vô điều kiện mà thôi. Ông Minh từ chối. Chuyện đó sẽ không đi đến đâu cả, trên phương diện tinh thần, quân sự lẫn chánh trị .Đó là tự mình cho người ta thấy chỗ yếu của mình.
Rại tòa đại sứ Mỹ, các trực thăng được các đèn pha xe hơi rọi sáng, đã bốc đi mỗi chuyến khoảng từ 60 đến 80 người tỵ nạn. Trong công tác chuyển vận, người Việt Nam xếp thành hàng từ các cầu thang lên cho đến tận sân thượng. Máy điều hòa không khí không còn hoạt động nữa nên nóng nực kinh khủng và có một mùi hôi nước tiểu và giấy tờ bị đốt. Các Thủy Quân Lục Chiến đi tới đi lui, khá ngạc nhiên mà thấy là tất cả những người trẻ chỉ mặc sơ mi, thường có võ trang, đi dạo trong các hành lang, có vẻ thong dong và quyết tâm lắm, đó là các nhân viên tình báo của CIA , thường được gọi là nhóm "ma quỉ" (nguyên tác tiếng Anh :spooks).
Đoàn tàu chiến của Đô Đốc Cang xuôi theo Sông Sài Gòn . Đứng trên boong tàu các sĩ quan và binh sĩ đềy thấy trực thăng Hoa Kỳ - hay của Việt Nam ?- dùng hỏa tiễn đánh xuống các kho đạn.
19 giờ 15:
Tất cả dãy nhà trong phi trường đều không có điện : tai nạn hay bị phá hoại ?
- "Thôi chúng ta đi, tướng Smith quyết định.
Ông ta sửa soạn đi đến một trực thăng khi có một nhóm người tỵ nạn nữ vừa mới tới. Họ được phép lên trực thăng của thiếu tướng Smith, còn thiếu tướng thì ông ta đợi một chiếc khác.
Người ta cần tăng cường ở tòa đại sứ . Toán tăng cường được dự trù lấy ra từ những người của thiếu tá Melton. Một trung đội của trung úy Jay Roach đi đến tòa đại sứ bằng trực thăng. Thiếu tá Melton gọi người sĩ quan của ông :
- "Jay, anh đến gặp đại tá, ông ấy sẽ hướng dẫn cho anh. Trong khi chờ đợi thì trung đội của anh hãy tập họp lại."
Trung úy Jay đi tìm đại tá, khi anh trở lại thì trung đội của anh đã bay đi rồi.
- " Vậy là tôi làm sao đi tới tòa đại sứ đây ? trung úy la lên.
Không có một trực thăng nào hết, làm trung uy Roach cáu lên. Có nhiều sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến ấp u cơn nóng giận của mình một cách lạnh lùng, cố nén nó xuống ở phi trường, cũng như ở tòa đại sứ .. và trên 4 chiến hạm của hạm đội ở ngoài biển : lộn xộn như một nhà thổ. Những người dân chính không có một sự thận trọng nào. Mọi việc bắt đầu quá trể. Trung úy Thủy Quân Lục Chiến Alan Broussard đã tham dự cuộc di tản ở Phnom Penh, có nhận xét là ở đó được tổ chức hoàn hảo hơn. Ở đó những người tỵ nạn được đeo thẻ màu khác nhau để phân biệt người nào đi trước người nào đi sau. Các sĩ quan đã quen những chuyện mất trật tự trong chiến tranh rồi, nhưng các cuộc hành quân loại nầy phải được chuẩn bị kỹ hơn.
- "Vậy thì tôi phải làm gì bây giờ ? trung úy Roach hỏi
- "Làm sao anh có thể đi bộ lại tòa đại sứ được ? Thiếu tá Melton nhún vai trả lời
Ngoài khơi Vũng Tàu, đại úy Cyril Moyer và 52 Thủy Quân Lục Chiến người của ông ta trong toán India đã bốc những người tỵ nạn đến chiếc Pionner Commander, một chiếc tàu vận tải dân sự thuê mướn. Các binh sĩ đã đặt các nhà vệ sinh và các thùng nước ngọt trên tàu. Trung úy đã cho tiêu lệnh cho binh sĩ của mình :
- "Các anh sẽ giúp đỡ những người tỵ nạn, nhưng không có sự quá thân mật. Các anh phải kính trọng người lớn tuổi. Các anh phải giữ khoảng cách với họ. Các anh không được yêu thương tỏ tình với ai hết. Các anh là Thủy Quân Lục Chiến , là một loại kem hảo hạng đó .
Các anh Thủy Quân Lục Chiến được huấn luyện để phòng thủ cho chiếc Pionner Commander, trong trường hợp mà có các binh sĩ khác, bất cứ là của Bắc Việt hay Miền Nam mà có ý muốn chiếm chiếc tàu nầy. Dưới hầm tàu chất đầy gạo, bột sữa, cá mòi và cá ngừ đóng hộp.
Đứng ngay cầu thang , có 2 binh sĩ kiểm soát những người tỵ nạn bước lên tàu. Các Thủy Quân Lục Chiến nầy đều biết rõ các quân lệnh. Cái gì được cái gì không được . Để giữ trật tự cho những người tỵ nạn nên lúc nào cũng phải quan tâm đến vấn đề anh ninh. Phải báo cáo cho biết những ai nói được tiếng Anh và bất cứ người tình nghi nào. Không được sờ vào đầu người tỵ nạn, không được chấp nhận bất cứ một cử chỉ khiêu khích nào, không được để cho họ đánh nhau. Phải tịch thu hết tất cả vũ khí và chất nổ.
Những người tỵ nạn đã được khám xét rồi mà các Thủy Quân Lục Chiến còn khám phá ra những súng lục và dao găm. Hành khách được đưa đến các boong tàu. Có người thì đến từ Vũng Tàu, có người thì đến từ rds . Có người thì đã đi qua nhiều chặng nguy hiểm từ Đà Nẵng . hết tàu nầy đến tàu khác. Binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến thấy được trong đám đông tỵ nạn 3 bác sĩ, 7 người đầu bếp và một cấp tướng trong quân chủng Hải Quân, Và một nghị sĩ. Hai người nầy không muốn nhận bất cứ một trách vụ nào mặc dấu có yêu cầu của đại úy Moyer, người phải coi sóc nhiều ngàn người tỵ nạn
Chung quanh chiếc Pionner Commander, có nhiều chiếc tàu, thuyền đang đến, có một số đang cháy.
Người Mỹ cũng đang di tản lãnh sự quán cuối cùng Hoa Kỳ ở Cần Thơ. Lãnh sự Francis McManara từ chối không nhận trực thăng . ông quyết định cho nhân viên của ông đi tàu. Cơ quan tình báo xác nhận là có nhiều toán Bắc Việt và Việt Cộng võ trang súng không giật đã có mặt ở dọc theo sông. Ông Mc Namara tập trung người của ông trên bến cảng. Ông đội một chiếc cát kết lớn có hàng chữ : "Hội Trưởng Hội Du Thuyền Cần Thơ". Khi đến cảng ông không thấy tài công mà cũng không thấy nhân viên nào của CIA hết. Những người nầy đã được trực thăng của Air America bốc đi mặc dầu có bị một vài binh sĩ Miền Nam tấn công.
Khởi hành từ giữa trưa, đội chiến thuyền Mỹ bị một số tàu tuần Việt Nam cập theo. Họ hỏi ông lãnh sự xem có thể chở giùm một số người Việt Nam đã đến tuổi quân dịch hay không ? Ông chấp thuận chở 298 người trong số đó có một số sĩ quan mặc thường phục.. Không đợi trả lời, sĩ quan chỉ huy đội tàu tuần cười nói :
- " Tôi thấy là tất cả đều tốt hết rồi, Thôi hãy tiếp tục đi đi, Chúc ông thượng lộ bình an và may mắn
Một vài ngày trước đó., ông Mc Namara đã có giúp di tản gia đình của đại úy tuần duyên nầy
Trong một phút cảm động, còn hình ảnh được lưu lại, một ông già đứng cạnh ông lãnh sự, đã nhận ra con trai của mình trong đội tuần duyên. Họ ôm nhau:một người đi một người ở lại .
21 giờ :
Từ sân thượng của tòa đại sứ được chiếu sáng rực, người ta thấy xa xa có những đường đạn chiếu sáng bắn thẳng lên trời, và những đám cháy trong cơn bão, và nghe được những tiếng súng đại bác. Các trực thăng lớn Cộng Hòa.53 đáp xuống sân, các trực thăng Cộng Hòa.46 nhỏ hơn thì đáp ở sân thượng. Mội hành khách được phép mang theo một va ly hành trang. Các phi công đội nón nhựa có dây nhợ lòng thòng giống như nhân vật của sao Hỏa trong tranh vẽ. Ông Allen Carter, vốn không di tản được nhân viên thuộc các cơ quan Thông Tin của mình, cùng cô thơ ký tòa đại sứ Eva Kim và nhà báo George Mc Arthur cả ba bước lên trực thăng. Bây giờ thì ở tòa đại sứ chỉ còn khoảng 12 nhân viên CIA. Họ đang còn
phải phá hủy thiết bị truyền tin cuối cùng
- " Người ta mất 4 triệu mỹ kim thiết bị, ông Polgar nói khẽ trong lúc ông đi tới đi lui, súng mang choàng ngang trên vai.
Ông FrankSnepp đi cùng với tướng Timmes trên một trực thăng khác . Và họ bay đi.. Lúc bay trên không phận Sài Gòn ông Snepp thấy một kho đạn đang nổ. Ông bàng hoàng khi thấy trên đường từ Xuân Lộc tới hàng ngàn đèn pha chiếu sáng : đó là đoàn xe vận tải quân sự và chiến xa chiến thắng của Bắc Việt.
22 giờ, giờ Sài Gòn , 10 giờ giờ Hoa Thạnh Đốn :
Tại Ngũ Giác Đài, người ta đang làm bản tổng kết về cuộc được tản. Ở Vũng Tàu, đã tiến triển khả quan, ở Cần Thơ cũng vậy. Ông Tổng Trưởng Quốc Phòng tưởng là ở Sài Gòn người ta đi đến một thảm họa. Trước hết là người ta đã cho di tản quá nhiều người Việt Nam . Đối với ông Schlesinger thì cần nhất phải chấm dứt sự có mặt của người Mỹ, để ngừng di tản vào 12 giờ khuya giờ Sài Gòn , để ta vẫn có thể di tản tiếp người Việt Nam vào sáng ngày mai ? Ông Schlesinger điện thoại Sài Gòn ra lệnh cuối cùng của ông ta. Ông yêu cầu Nhà Trắng và nhất là tướng Brent Sowcroft, vốn đã gởi cho ông Martin một bức điện tín trước đó 15 phút :
- "Được biết là vẫn còn khoảng 400 người Mỹ trong tòa đại sứ . Ông phải bảo đảm là tất cả, tôi nhắc lại "là tất cả" những người Mỹ phải được di tản "
Ông Martin trả lời ngay tức khắc một cách giận dữ :
- " Có thể nào ông nói cho tôi biết làm cách nào để tôi bắt buộc người Mỹ để họ bỏ những đứa con có nửa dòng máu Việt Nam ? Hay Tổng Thống đã nghĩ gì khi ông cho lệnh tôi như thế ?"
Ông Martin than phiền : Đã hơn 50 phút rồi, chúng tôi ở đây không có trực thăng CH.53. Chỉ có mỗi một chiếc CH.46."
Khi nhận được công điện của Đô Đốc Whitemire, vốn muốn chấm dứt cuộc di tản vào lúc 23 giờ, giờ Sài Gòn và lại tiếp tục vào hồi 8 giờ sáng ngày hôm sau, ông Martin viết thêm :
- " Tôi đã trả lời là tôi không muốn ở đây thêm một đêm nữa. Cách đây 4 giờ tôi đã cho Đô Dốc Gayler ở Honolulu biết là chúng tôi cần bao nhiêu chuyến trực thăng nữa. Bây giờ thì chỉ cần có 30 chuyến CH.53 nữa mà thôi.".
Có nhiều công ty đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao hay Nhà Trắng can thiệp cho các nhân viên của họ ở Sài Gòn .
22 giờ:
Vẫn ông Martin báo là bên cạnh ông có một vị linh mục, người đứng đầu các cơ quan viện trợ công giáo Hoa Kỳ . Linh mục nầy không muốn đi nếu không có người Việt Nam của ông cùng đi với ông. Ông Martin tự hỏi về những sự liên hệ của Tổng Thống Ford với các Giám mục Hoa Kỳ , nếu ông ta bỏ linh mục nầy ở lại.
Ông Pierre Brochand đã yêu cầu ông Dương văn Minh qua điện thoại để cho ngưng các cuộc chiến. Ông Minh trả lời là ông sẽ suy nghĩ lại.
Ông Bronchard nhớ lại là dự trử xăng cho máy điện được chất đống dưới bức tường của tòa đại sứ Mỹ. Ông đánh thức nhóm trẻ đang ở trong khuôn viên tòa đại sứ Pháp ( nơi các nhân viên đang tạm sống với con cái của họ cùng với một số gà vịt) :
- " Đi, đi lại chuyển hết các thùng dầu vào giữa vườn giùm và lấy tấm bạt ướt đậy lại. Ông giục to lên.
Thế là ông cùng nhóm trẻ lo dời các thùng dầu.
23 giờ 6 phút
Từ Nhà Trắng, ông Don Rumsfeld báo cho ông Martin biết là ông phải lo cho 150 nhân viên của hãng IBM đang ở đâu đó trong thành phố với gia đình họ.
- " Mặc họ muốn đi đâu thì đi ! ông Martin nói,
22 giờ 30 phút
Ở phi trường, Thủy Quân Lục Chiến đang phá hủy các dãy nhà và nhất là dụng cụ truyền tin, hai trăm máy truyền tin , 60 máy điện toán, một trữ lượng lớn dữ kiện, một đài dò tìm vệ tinh, một máy điện toán thật lớn của Quân đội Việt Nam được thiết trí ở trong dãy nhà thuộc trách nhiệm của Quân đội Mỹ . Người ta cũng đốt một số lớn hồ sơ. Tất cả đều diễn tiến đều rất tốt. Viên sĩ quan được chỉ định lo việc nầy đã đặt chất nổ từ sáu ngày trước . Và hôm nay là công việc cuối cùng. Người ta dùng ba thùng hỗn hợp nhiệt nhôm, một trăm trái lựu đạn và khoảng 20 dụng cụ dẫn hỏa. Người ta đã cho ngòi nỗ chậm, sau đó Thủy Quân Lục Chiến chạy ra sân quần vợt, ở đó trực thăng cuối cùng đang chờ họ..
Đây là nơi từ mười năm qua đã nổi lên một trung tâm, một trái tim, một bộ máy của quyền lực quân sự Hoa Kỳ tại Đông Dương. Nơi đây một Tổng Tư Lệnh Hoa Kỳ, tướng William Westmoreland, tiên liệu chiến thắng , đã công bố là "ánh sáng đã ló dạng ở cuối đường hầm". Ánh sáng duy nhất ở cuối đường hầm của cuộc chiến quá dài nầy, là đám cháy lớn nầy, đám cháy của các dãy nhà đang đổ sụp xuống vì chất nổ, một đám cháy thật lâu với ngọn lửa trắng xanh của chất hóa học trộn lẫn với bột nhôm.
23 giờ 45:
Bức điện tín từ ông Martin gởi về Nhà Trắng :
- "Từ sau diện tín sau cùng của tôi, mười chín , tôi nhắc lại 19 chiếc CH-46 đã đến và đi. Tôi đã nói là tôi cần một số tương đương với 30 chuyến CH.53. Tôi vẫn còn cần. Có thể cho tôi biết được không ?"
Mười lăm phút sau, ông gởi cho tướng Gayler:
- " ... Không có gì trong vòng 20 phút qua.. Hình như là tôi phải bước qua một phần của ngày 30 tháng 4 ở đây rồi, tôi mong đây chỉ là một phần thật nhỏ. Chắc chắn là tôi không qua ngày 1 tháng 5 đâu."
Ông Martin đã nói với ông Kissinger hơi khôi hài, là nếu tình hình trở nên xấu thì ông ta sẽ phóng xuyên qua tường đến tòa đại sứ Pháp để xin tá túc với ông Mérillon. Dĩ nhiên là ông sẽ không từ chối và ông Martin sẽ ngủ ở phòng bà Mérillon, "nếu bà còn ở đó chớ không phải ở Ba Lê"
Các Thủy Quân Lục Chiến cuối cùng đã rời khỏi Tân Sơn Nhất vào khoảng gần nửa đêm. Khi họ phá hủy trung tâm truyền thông ở phi trường thì tòa đại sứ không còn có phương tiện truyền tin hết sức tối tân nữa
Bà Claudia Krich, một thành viên quắc-kơ, đã viết trong nhật ký vào buổi chiều ngày 29. Vào trước nửa đêm, có hai người ở cạnh bên nhà đã đến thăm bà :
- "Đó là 2 ông bà bác sĩ ở Đà Nẵng. Họ đã trốn khỏi Đà Nẵng, quá sửng sờ khi nghe được lịch sử liên quan đến những người cộng sản . Họ hỏi chúng tôi là chúng tôi có biết làm sao để họ có thể làm cho trực thăng chú ý đến họ được ? Họ nghĩ cách vẽ 3 chữ SOS trên nóc nhà của họ. Chúng tôi đã bảo họ đừng nên làm gì cả, vì nếu có một trực thăng đáp xuống đường của chúng tôi thì có thể chúng tôi sẽ bị binh sĩ Việt Nam bắn chết ngay. Chúng tôi đã mời ông bác sĩ đến nhà nói chuyện chơi với chúng tôi một ít lâu. Chúng tôi đã an ủi ông, làm cho ông bình tĩnh trở lại và cuối cùng cũng giống như bao nhiêu người khách của chúng tôi trước đó, ông ta đã đi về với nhiều ý nghĩ mới trong đầu. "
Đại tá Hòa cho lệnh ngưng tất cả các chương trình truyền hình Việt Nam vào đúng nửa đêm. Các binh sĩ Dù giữ đài truyền hình cũng đi về luôn. Thủ Tướng đã nói với Giám đốc đài truyền thanh và truyền hình :
- " Ngày mai là tướng Dương văn Minh đầu hàng. Chúng tôi không muốn thấy binh sĩ Dù trong thành phố Sài Gòn nữa.
Bộ Tư Lệnh Bắc Việt cho lệnh tất cả các pháo đội của họ ngưng tác xạ. Tướng Dũng viết : "Vào nửa đêm ngày 29 tháng 4, tất cả lực lượng tấn công của chúng tôi đã sẵn sàng tiến vào Sài Gòn . "Không khí thật căng thẳng cũng như người ta đã đưa một lưỡi rìu thần diệu lên vậy."
Thật là những ngày mệt nhọc cho các phi công trực thăng ! Bộ máy quân sự tuyệt vời của Hoa Kỳ vốn tiên liệu hết tất cả, đã bỏ sót một điểm : mỗi chiếc trực thăng xử dụng đều có phi hành đoàn của nó. Không có một người nào nghĩ đến việc luân phiên cho họ hay ít nhất cho 3 trong 8 người của phi hành đoàn, nên các phi công và các xạ thủ súng máy đều làm việc suốt, không ngừng nghỉ.
Thiếu úy Richard Van de Geer thuộc "phi đoàn 217 hành quân đặc biệt", ở căn cứ Nakhon Phanom tại Thái Lan. Anh ta đã tham gia vào cuộc di tản ở Phnom Penh. Anh viết cho Dick môt người của anh. Trước tiên thiếu úy đến căn cứ Utapao nằm về phía Nam 500 dậm. Ở đó người ta thuyết trình cho anh :
-" Người ta nói là tôi phải đưa trực thăng của tôi... đến một hàng không mẫu hạm. Được rồi, đây không phải thật sự là một chuyện bất ngờ, và chúng tôi biết là ở đó hạm đội 7 làm nhiều chuyện kỳ lạ lắm. Nhưng tôi không biết là chiếc hàng không mẫu hạm quỉ đó nó neo ở 8oo cây số ngoài khơi bờ biển Miền Nam Việt Nam . Được rồi, dĩ nhiên là tôi đã tìm thấy được hàng không mẫu hạm Midway. Tôi bảo đảm với anh là các chiến hạm đó trên biển cả không quá lớn như lúc chúng đậu ở bến đâu.Tôi đã đáp xuống trên chiếc hàng không mẫu hạm và Thủy Quân Lục Chiến đã nhanh chóng tuyên truyền cho tôi. Tôi
không thấy thích chuyện đó chút nào."
Hằng ngày, trung úy đều có tham dự vào một buổi thuyết trình về tin tức:
- " Chúng ta ở đây là để di tản các công dân Hoa Kỳ . Những người Việt Nam được chọn lọc rất kỹ và những người của các nước thứ ba khác, vào giờ chót, nếu tình hình tồi tệ đến độ người ta không còn xử dụng được phi trường Tân Sơn Nhất ... Tôi đã bốn lần bay đến Sài Gòn . Tình hình với 150 ngàn quân Bắc Việt chung quanh thành phố, dĩ nhiên không được là những nơi sạch sẽ để bay một trực thăng to lớn cồng kềnh, và di tản những người chỉ có vũ khí để tự vệ... Tôi có thể nói với anh về nỗi lo sợ thật sự mà tôi cảm thấy, bởi vì sau khi chúng tôi đã đi qua vùng Đồng Bằng để đáp xuống Sài Gòn là chúng tôi đang ở trên đất địch. Súng cao xạ bắn lên chúng tôi . Những tên Việt Cộng đã lấy được các trực thăng Huey của hãng Air America để bay đi chỗ nầy chỗ nọ, họ bắt chúng tôi phải chơi một ván cờ thật là lý thú. Tôi muốn nói là chuyện đó thật sự không tốt đâu. Chúng tôi nghĩ là họ muốn phá hủy toàn bộ cuộc hành quân của chúng ta vào ban đêm, bởi vì chúng ta không thể đợi cho họ đưa chúng ta vào một tình hình được xem là quá xấu, ngay cả ban ngày. Nhưng như anh đã có thể thấy đó, nhiệm vụ đã được tiếp tục mãi cho đến 5 giờ sáng, Các chuyến bay về đêm thật là xấu bởi vì chúng tôi bay không đèn. Các lằn đạn chiếu sáng đã làm cho mọi người thêm kích động. Nhìn thấy một thành phố đang cháy đã cho mình một cảm giác lạ lắm về vấn đề không có an ninh. Phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo liên tục không ngừng. và khi nào tôi gặp anh tôi sẽ đưa ảnh cho anh xem. Bây giờ để tôi cho anh một vài sự kiện có thể mâu thuẩn với những gì mà anh đã đọc được qua báo chí. Tôi gọi đó là những sự kiện, bởi vì tôi đã thấy tất cả... Sáng ngàỳ.. một chiếc trực thăng Huey của Việt Nam đã bay là là trên biển, tìm thấy được một mẫu hạm. Anh ta gần như đã hết xăng rồi nên đáp đại xuống mẫu hạm . Bất cứ người nào biết lái biết bay đều tìm khắp nơi để lấy trục thăng, rồi họ chở gia đình con cái của họ... Trực thăng của anh ta đáp xuống cách trực thăng của tôi có 15 thước, và người bước xuống khỏi trực thăng đó đã nói trong tuần trước là người Việt Nam nào rời khỏi đất nước là hèn nhát, và tất cả mọi người đều phải ở lại Miền Nam để chiến đấu đến cùng. Người đó bây giờ lại là người đầu tiên đáp xuống mẫu hạm Midway, và theo tôi được biết , là người đầu tiên được hạm đội 7 cứu. Người đó là tướng Nguyễn cao Kỳ. Như vậy cá nhân tôi không có một cảm nghĩ gì về cuộc chiến ở đây hết. Còn ai đúng ai sai, đối với tôi sao cũng được, nghĩ làm chi cho mất thì giờ... Nhưng tôi tự nhủ thầm là muốn cho ông ta bị bắt Miền Nam rơi... Chúng tôi đã di tản ra khỏi Việt Nam được gần 2000 người. Và không thể di tản hơn được bởi vì như vậy là đã quá sức chịu đựng của một con người , nếu muốn bay đi nữa...."
Ngày 29 tháng 4 1975
Vào lúc 4 giờ chiều, pháo binh Bắc Việt càng bắn càng chính xác, tác xạ tập trung phần lớn vào các đường bay của phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu Miền Nam Việt Nam và Bộ Tư Lệnh Hải Quân . Ở phi trường thì các kho xăng kho đạn, xe vận tải, xe nhỏ quân sự hay dân sự bị trúng đạn đang bốc cháy khắp nơi. Bộ binh Bắc Việt không thể ở quá xa vì các quả đạn bách kích pháo và những hỏa tiễn phát nổ với ngọn lửa còn đỏ, và xanh lục. Có hai Thủy Quân Lục Chiến là Charlie McMahon và Darwin Judge bị tử thương ở vòng đai phòng thủ. Tướng Homer Smith và những sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ bị hất tung lên khỏi giường ngủ. Có một số người trong số 1500 người Việt tỵ nạn đang ở trong nhà thể thao, đã bị thương. Một chiếc vận tải cơ C.130 bị trúng đạn khi vừa đáp xuống sân bay.
Trời sáng dần... Các phi công của những phi cơ F.5 và A.37 cuối cùng cất cánh lên được và bay đi luôn không trở lại. Các phi công nầy giống như những phi công còn muốn chiến đấu đều không điều động được phi cơ vì vướng hằng trăm binh sĩ Miền Nam đang nằm rải rác khắp các đường bay. Nhân viên của trạm kiểm soát không lưu không thể làm việc được . Một phi công của chiếc AC.119 đặc biệt bướng bỉnh vì không đúng nhiệm vụ mà cứ cất cánh bay lên đánh vào các vị trí cộng sản mà anh thấy rõ chung quanh Sài Gòn, trở lại lấy thêm bom đạn, bay lên nữa, và đến 6 giờ 46 thì anh bị một hỏa tiễn SA.7 bắn rơi.
Đại tá Không Quân Hoa Kỳ John Madison, một trong những sĩ quan trong Ban Giám Sát Hiệp Định Ba Lê đã gởi một diện tín cho phái đoàn quân sự cộng sản ở trại Davis đang ẩn núp dưới hầm trú ẩn. Đại tá phản kháng về cuộc bắn phá phi trường, mà ông mô tả như là một vi phạm đến quyền miễn trừ ngoại giao của các thành viên Ủy Hội Quốc Tế và các phái đoàn quân sự 2 Bên và 4 Bên. Các đại diện của hai phái đoàn Bắc Việt và CPLTCHMN ở trại Davis đã trả lời mỉa mai và ngọt ngào rằng họ không biết chuyện gì đã xảy ra. Ngoài ra, họ đã thấy không cần phải báo trước cho hai phái đoàn Ba Lan và Hung gia Lợi ở Tân Sơn Nhất nên những người nầy phải hỏi tin tức với người Mỹ. Những người Hung gia Lợi đã liên lạc với ông Polgar vốn đã đến phòng hành quân của tòa đại sứ trong đêm. Tại đây các thành viên của CIA rất lo sợ cho số phận của các cộng sự viên người Việt Nam của mình.
Tác xạ của đại pháo 30 ly được các quan sát viên Bắc Việt điều chỉnh, đều rơi vào khoảng 4 cây số ở hướng Bắc của phi trường. Đối với tướng Văn tiến Dũng và ông Lê đức Thọ, tình hình rất là tế nhị. Một mặt, phải để cho người Mỹ ra đi, do đó không nên làm trở ngại cho các cuộc hành quân di tản. Mặt khác, cả hai người cộng sản có trách nhiệm , theo chỉ thị của Hà Nội , đều muốn giữ áp lực để người Mỹ ở Sài Gòn cũng như ở Hoa Thạnh Đốn đều phải hiểu rằng "không bao giờ có chuyện thương thuyết". Bộ đội Bắc Việt nhận được lệnh không được đụng đến phi cơ và trực thăng của Hoa Kỳ , trừ trường hợp bị họ tấn công. Ngoại lệ có một vài trường hợp, còn thì bộ đội thi hành lệnh đúng đắn. Tướng Dũng có thể luôn luôn sợ một sự can thiệp của Không Lực Mỹ từ Thái Lan. Trong giai đoạn nầy, nếu có nhiều người Mỹ bị thương hay tử thương thì có thể bắt buộc Ngũ Giác Đài phải can thiệp ồ ạt. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt không ý thức được là quyền hành quân sự ở Hoa Kỳ phải tùy thuộc vào quyền uy dân sự đến mức độ nào. Song song đó, người Mỹ cứ mãi đi tìm hiểu những phe phái hay rạn nứt trong ban lãnh đạo Hà Nội mà vẫn không bao giờ thấy được sự đồng tâm nhất trí giữa hai cánh quân sự và chánh trị trong thủ đô Bắc Việt .
Tướng Nguyễn cao Kỳ lái chiếc trực thăng của ông ta lên, bay chung quanh Sài Gòn, ông thấy một pháo đội Bắc Việt đang tác xạ, mỗi phút một phát. Ông bắt liên lạc được với một đội Skyriders đang bay từ Cần Thơ về :
- "Đây Nguyễn cao Kỳ đây, phải tiêu diệt các pháo đội địch nầy.
- Nhận rõ, nhưng tôi chỉ còn có một quả bom, sĩ quan chỉ huy trả lời.
Đúng là giờ đã điểm, đối với những chiến trận danh dự không đáng kể !
5 giờ 45 giờ Sài Gòn:
Ông Martin đến tòa đại sứ . Lệnh cuối cùng của Tư Lệnh Không Quân Miền Nam Việt Nam :Tất cả các phi cơ còn trong tình trạng khiển dụng đều phải rời khỏi lãnh thổ Miền Nam Việt Nam .
6 giờ, giờ Sài Gòn (5 giờ, giờ Hà Nội):
Tại Bộ Tư Lệnh ở Bến Cát, cách thủ đô Sài Gòn 40 cây số về hướng Bắc, tướng Dũng nhận được một công điện của Chánh trị Bộ, khen ngợi bộ đội của ông ta về sự tiến quân trong những ngày cuối cùng vừa qua. Chánh trị Bộ ra lệnh : tiến nhanh để "chiếm lấy sào huyệt cuối cùng của địch"
Có rất nhiều công điện và điện thoại tiếp nối nhau giữa Nhà Trắng, Bộ Ngoại Giao, Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng) ở Hoa Thạnh Đốn, Bộ Tư Lệnh Á Châu Thái bình Dương ở Honolulu, tòa đại sứ và các cơ quan trực thuộc của Phòng Tùy Viên Quân Lực ở Sài Gòn . Các sự việc còn đi nhanh hơn là công điện. Một bức điện tín của Bộ Ngoại Giao xác định rõ:
" Kiểm thính truyền tin được giữa các cấp chỉ huy Bắc Việt nói rõ tấn công ba mặt vào Sài Gòn , ngày giờ không rõ. Với khả năng chủ động của các đơn vị, nếu có cơ may xảy đến."
Các tin tức nầy đã được Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ phối kiểm. Một xác định khác :Bắc Việt dự trù phải chiếm Sài Gòn cho ngày sinh nhật của Hồ chí Minh, 19 tháng 5 "với khả năng bắt đầu tấn công vào những ngày cuối của tháng 4." Hôm qua, kiểm thính cũng xác định là sư đoàn 7 Bắc Việt có nhiệm vụ phải chiếm lấy đài truyền hình Sài Gòn.
7 giờ, giờ Sài Gòn (19 giờ, giờ Hoa Thạnh Đốn ):
Hội đồng An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ nhóm họp, dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống Ford , với sự hiện diện của ông Henry Kissinger (Ngoại Giao), ông Janes Schlesinger (Quốc Phòng) và các phụ tá của họ, Chủ Tịch các Tham Mưu liên Quân, tướng George Browne, và ông William Colby, Giám đốc CIA. Ông Colby xác nhận là trong 3 ngày nay không có một hy vọng nào để quân bình lại tình hình quân sự . Cuối cùng giờ nầy mọi người đều đồng ý. Nhưng mà sẽ ra lệnh gì cho Sài Gòn đây ? Ông Kissinger lưỡng lự. Theo ông ta thì trong giờ phút nầy là phải tiếp tục di tản người Mỹ và người Việt Nam bằng phi cơ. Ông Schlesinger và tướng Browne ước tính là phải cấp bách di tản bằng trực thăng. Tướng Browne đề nghị dùng phi cơ săn giặc hộ tống các vận tải cơ C.130. Ông Kissinger chống lại việc nầy vì cho là Bắc Việt có thể hiểu lầm.
Và còn nhân viên của tòa đại sứ thì sao ? Phải đưa họ đi với tốc độ 150 người trong ngày, trong đó có 1/3 nhân viên và viên chức của cơ quan CIA. Ông Frank Snepp biết rằng ông ta phải là người đi sau cùng.
Từ Honolulu, Đô Đốc Noel Gayler vốn biết rõ tính tự ái của ông Martin nên đã có điện tín như sau :
- " Tôi đề nghị là ông nên quyết định di tản bây giờ tất cả nhân viên người Mỹ, trừ các thành viên nào mà ông muốn giữ lại thường trực tại tòa đại sứ với ông ..." .
Tướng Homer Smith thì được phép của Đô Đốc Gayler đi theo các phi cơ của người Việt Nam và người Mỹ. Bằng mọi giá, ông không muốn các tướng lãnh hay sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ bị rơi vào tay của cộng sản . Ông ra lệnh cho họ phải rời ngay Sài Gòn . Ông nhấn mạnh là tình hình quân sự rất là nghiêm trọng. Ông đã đọc được các điện tín của ông Polgar liên quan đến khả năng của một cuộc dàn xếp chánh trị : "Các tin tức mà tôi đã có hoàn toàn không phù hợp với quan điểm sảng khoái của ông Polgar"
Về ông Polgar, Đô Đốc dùng một từ ngữ cũ kỹ và khinh khỉnh hết sức thanh lịch :"Tôi có cảm tưởng là ông ta không thực tế", ông ta không thực sự ở trong sự kiện, hoàn toàn không phải là người trong cuộc. Theo tin tức của Đô Đốc thì các anh bộ đội Bắc Việt đã ở cách phi trường Tân Sơn Nhất không
đến 2 cây số. Họ xử dụng hỏa tiễn của họ rất có hiệu quả. "Họ đã bắn hạ 3 chiếc phi cơ trong hai giờ
sau cùng."
Pháo binh Bắc Việt tiếp tục bắn vào vùng phi trường.
Một sứ giả của Tổng Thống Dương văn Minh trao một bức thơ cho tòa đại sứ Hoa Kỳ :
-" Thưa ông Đại sứ thân mến,
Tôi kính cẩn yêu cầu ông ra lệnh cho các nhân viên văn phòng của tướng Smith phải rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 1975 để cho vấn đề hòa bình ở Việt Nam có
thể được giải quyết nhanh chóng."
Ông Martin đang đau vì những dị chứng viêm phế quản. Với một giọng khàn khàn ông đọc cho thơ ký một bức công hàm trả lời:
- " Thưa Tổng Thống thân mến,
Tôi đã nhận được thơ của Ngài và xin báo cho Ngài rõ là tôi đã cho lệnh theo đúng công hàm vừa qua của Ngài "
Các tin tức từ Tân Sơn Nhất cho biết là đâu đó đã có một vài quân nhân Miền Nam Việt Nam bắn bừa bãi vào người Mỹ. Do đó ông Martin cho viết thêm :
- " Tôi tin là Ngài đã cho lệnh quân lực của Chánh Phủ bằng mọi cách sẽ hợp tác để cho sự ra đi của nhân viên của phòng Tùy Viên quân sự được dễ dàng, và hoàn toàn được an ninh
Tôi cũng hy vọng là Ngài sẽ can thiệp với "phía bên kia" để giúp cho vị Tùy Viên Quân sự và cho nhân viên của ông ta được ra đi trong trật tự và an toàn tuyệt đối.
Kính chúc Ngài,
Graham Martin, Đại sứ Hoa Kỳ
Ngay sau khi được biết tin nầy, có nhiều người xác nhận là việc nầy là một cuộc dàn xếp lòng vòng giữa hai ông Dương văn Minh và Martin : tức là do tòa đại sứ yêu cầu ông Minh.
Ông Marton ra lệnh cho tướng Homer Smith có những biện pháp để di tản tất cả nhân viên của ông ta. Đây là lần đầu tiên mà tướng Smith nhận một lệnh tương tự từ hai cấp chỉ huy thuộc hai hệ thống quân giai của mình, Đại sứ Martin và Đô Đốc Gayler. Như vậy là chỉ có Thủy Quân Lục Chiến còn ở phi trường với nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho cuộc hành quân di tản mà thôi. Ông Martin khẩn cầu ông Kissinger cho ông được ở lại Sài Gòn "ít nhất trong một hai ngày để cho sự ra đi của chúng ta có một phẩm cách nào đó. "Ông đại sứ giữ lại hai trực thăng của Hàng không Air América để có thể đi nhanh, khi cần thiết. Sau đó tòa đại sứ Pháp sẽ là người đại diện cho quyền lợi của Hoa Kỳ . Ông Martin thích có được một sự "chuẩn y nhanh chóng".
Trong yêu cầu của ông Dương văn Minh, ông Martin đã thấy được một lợi thế chánh trị-ngoại giao: người ta loan báo sự triệt thoái của người Mỹ " theo thỉnh cầu của dân chúng Miền Nam Việt Nam " Do vậy ông tin rằng, cuộc hành quân di tản sẽ không tạo ra một sự hoãng loạn.
Ông Kissinger nhờ phụ tá đặc biệt của Bộ Ngoại giao, ông Lawrence Eigleburger, nghiên cứu tình hình . Ông nầy thảo ra một báo cáo không có nhặp nhằng. Nếu người ta để nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ ở lại Sài Gòn thì dù muốn dù không cũng có vẻ như là chúng ta nhìn nhận Chánh Phủ tương lai ở đó . Và vì thế ông Kissinger quyết định ngay : đóng cửa tòa đại sứ .
8 giờ 30, giờ Sài Gòn:
Ông Martin họp tất cả các cộng sự viên chính lại, trong đó có ông Wolfgang Lehmann, Thomas Polgar, Alan Carter, và đại tá George Jacobson, một phụ tá của tòa đại sứ .
Ông Polgar nghĩ rằng trên kế hoạch chánh trị chưa có gì mất mát hết. Ông nói với ông Snepp là cuộc dội bom ở phi trường là một "chỉ dấu quan trọng" thuận lợi. Một vài viên chức của cơ quan CIA cũng như ông Snepp đều nghĩ rằng "một chỉ dấu vừa quan trọng vừa có ý nghĩa là một viên đạn bắn vào đầu"
Người ta xem xét tình hình nhất là trên phương diện quân sự . Hôm qua, người ta dư trù là ngày hôm nay phải di tản được 10 ngàn người với trên 50 chuyến bay của vận tải cơ C.130. Làm sao thực hiện đây ?
Pháo binh Bắc Việt đã giảm tác xạ trên phi trường. Người ta thấy có thể tiếp tục các chuyến bay được. Các viên chức Hoa Kỳ đã khám phá ra là người ta còn khiển dụng được một số xà lan có máy đang đậu ở bến cảng Sài Gòn, nhất là ở Tân Cảng.
Từ Tân Sơn Nhất, ông Homer Smith cho biết là bắt đầu từ giờ nầy các phi đạo không còn xử dụng được nữa cho các loại phi cơ cánh quạt, hay phản lực. Do đó ông ta đã cho nhiều đoàn xe buýt và trực thăng đi gom người Mỹ đến phi trường , và tập trung người tỵ nạn Việt Nam ở nhiều điểm khác nhau. Ông Martin không chấp nhận những lời giải thích của người Tùy viên quân sự của mình.. Các anh quân nhân hiện dịch nầy lúc nào cũng bi quan ! Đâu có phải đây là lần đầu tiên mà người ta đáp xuống hay cất cánh lên dưới lằng đạn của pháo binh hay của bách kích pháo ? Do đó ông Martin quyết tâm đi xem lại các đường bay. Ông xin một chiếc trực thăng của CIA. Không có chiếc nào khiển dụng được cả, vì vào giờ nầy tất cả trực thăng của Air America đều bận chuyên chở nhân viên CIA từ Cần Thơ đến các chiến hạm đang bỏ neo ngoài biển. Tại Tân Sơn Nhất các trực thăng không dự vào cuộc di tản trong thành phố đều bị trúng đạn pháo của Bắc Việt . Ông Polgar thú thật:
- Chúng tôi không còn chiếc trực thăng nào, thưa Đại sứ.
Ông Martin lạnh lùng nhìn ông Polgar:
- "Vậy là tôi sẽ đi ra phi trường bằng đường bộ. Nó có thể cho tôi thở được một ít không khí của thành phố. Nhờ gọi giùm tài xế và chiếc xe của tôi.
Đại tá Jacobson can thiệp vào :
- "Thưa Đại sứ, rất là nguy hiểm. Theo một vài nguồn tin thì có vài đơn vị cộng sản đã đột nhập được vào Sài Gòn.
Chiếc xe Chevrolet (có chắn đạn) màu đen của Đại sứ đã sẵn sàng. Ngay như những người không thích ông Martin, những người đã biết ông là người có trách nhiệm đối với những người trể nải trong di chuyển, cũng phải tự nhủ :ông già nầy ngon thật !"
Chiếc Chevrolet chạy đi, không có mang cờ hiệu, có 2 chiếc xe hộ tống chở đầy Thủy Quân Lục Chiến súng cầm tay sẵn sàng nhả đạn. Xe phải ngừng lại ở bên ngoài Tân Sơn Nhất . Một ông đại sứ Hoa Kỳ mà cũng phải chờ đợi !. Các sĩ quan và hạ sĩ quan của Miền Nam xin lệnh thượng cấp bằng máy truyền tin cầm tay... Đoàn xe chạy qua.
Tưóng Trần văn Minh, Tư Lệnh Không Quân và một bộ phận Tham Mưu Không Quân Miền Nam Việt Nam đang ở trong một căn nhà gạch. Gần 30 sĩ quan chạy đến tướng Homer Smith, súng lục cầm tay, yêu cầu được di tản. Trung tá Richard Mitchell, phó trưởng phòng Tùy viên quân lực đã giải giới họ một cách dễ dàng vì họ đã biết trung tá nầy từ lâu. Ông ta đã cho di tản gia đình của họ trước đây cả mấy tuần rồi.
Ở Honolulu, Đô Đốc Gayler sốt ruột, điện thoại về Hoa Thạnh Đốn .
- "Sao đây ? các phản lực tiềm kích hộ tống đâu ? Có gởi tới hay không ?
Tướng Browne Chủ Tịch các ban Tham Mưu trả lời ngay :
- Không có.
9 giờ 30, giờ Sài Gòn :
Một nhóm sĩ quan thuộc cơ quan tình báo Việt Nam trong đó có đại tá William le Gro và đại tá Lê văn Hưởng, đã làm một bản tổng kết tình hình cho ông Martin. Phi trường ngổn ngang đầy xác phi cơ và xe tải. Một nhóm binh sĩ Miền Nam đang làm lộn xộn trên đó. Ông Martin nói với đại tá Hưởng:
- "Ông hãy điện thoại về Bộ Tổng Tham Mưu . Họ phải có biện pháp cần thiết để vãn hồi trật tự cho phi trường.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu lại không có ai trả lời. Ông Eric Von Marbod xuất hiện, mặc bộ đồ bay, súng liên thanh trên vai, một quân phục không bình thường cho một ông phụ tá của Tổng Trưởng Quốc Phòng . Ông Martin hỏi :
- " Eric, anh có nhiều bạn bè ở Bộ Tư Lệnh Không Đoàn số 7 ở Thái Lan phải không ? Anh có thể xin cho vợ tôi một chiếc phi cơ hay không ?
Ông Eric nổi giận:
- " Không còn có vấn đề phi cơ nữa đâu. Vã lại, nếu bây giờ mà phi cơ có đáp xuống được thì tất cả người Việt Nam trên phi trường sẽ ùa lại ngay .
Ông Martin đi vào văn phòng của tướng Smith. Dùng chiếc điện thoại đặc biệt, ông gọi Nhà Trắng, nói chuyện với ông Kissinger và với tướng Brent Scowcroft. Sau đó ông trở lại nói với tướng Smith:
- "Hoa Thạnh Đốn đã đồng ý. Nếu chúng ta có thể vãn hồi trật tự ở phi trường và giải tỏa được các phi đạo, thì chúng ta tiếp tục cho di tản bằng phi cơ. Còn nếu không được thì cứ mặc kệ. Bây giờ, anh phải biết là mọi người ở Ngũ Giác Đài, ông Schlesinger, các Tham Mưu Trưởng và Bộ Tổng Tư Lệnh Lực lượng Á Châu Thái bình Dương đều sắp đòi hỏi chúng ta phải cho đi nhanh chóng những người Mỹ,
và bỏ lại những người Việt Nam . Chúng ta có nhiều người Việt Nam có độ nguy cơ khá cao, hằng ngàn
ở đây, chúng ta phải di tản họ tối đa, càng nhiều càng tốt..
Ngoài thành phố, các cuộc "bốc đi" bằng trực thăng không được trôi chảy lắm vì trực thăng phải tìm các địa điểm tập trung ở Sài Gòn . Các trực thăng lại không hoàn toàn sẵn sàng. Có 4 chiếc được phái cho lực lượng Dù Việt Nam . Còn lại 16 chiếc để làm con thoi thì bị trở ngại, vì các bãi đáp trên phi trường bị trúng bom đạn. Các xe buýt cũng bị trở ngại. Có nhiều chiếc không có tài xế, phải nằm bất khiển dụng tại ga ra của tòa đại sứ . Các chiếc khác thì di chuyển chậm trong thành phố để tìm các điểm tập trung.
Trên sân bay rộng lớn, cảnh sát và quân nhân Việt Nam nhìn vào sự hoạt động lăng xăng của trực thăng và các xe buýt vì tính tò mò hơn là cà khịa. Có một toán quân nhân đang sắp sửa lo phòng thủ phi trường. Viên hạ sĩ quan Lê văn Thường, 24 tuổi, da ngâm đen, thợ sửa chữa truyền tin từ 3 năm nay, đã không rời khòi phi trường được từ ngày 1 tháng 4 đến bây giờ. Các sĩ quan của anh đã cho biết là anh ta sắp phải chiến đấu đến nơi. Người ta trao cho anh một khẩu súng lục 45 ly, và sau đó một súng trường M.16 và cuối cùng là một vũ khí chống chiến xa M.72. Các sĩ quan giải thích cho binh sĩ của họ là vòng đai phòng thủ đã được lực lượng Dù bố trí chung quanh phi trường. Hạ sĩ quan Thường chỉ canh gác thôi.
Ở tòa đại sứ Hoa Kỳ , các nhà ngoại giao và các nhân viên lo đốt hồ sơ sau khi đã cho vào máy nghiền, phá hủy các máy đánh chữ, các máy thu thanh,, các máy thu và phát thanh. Cơ quan CIA có những hồ sơ lưu trữ trong văn phòng của ông Snepp, trong phòng kiểm thính truyền tin, và trong một căn nhà tiền chế ở ngoài. Không có một người nào nghĩ tới phải có bản thứ hai cho những hồ sơ nầy, trong những nơi làm việc của sở tình báo Việt Nam, hay ở Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Quốc gia .
Ông Snepp tiếp tục tìm kiếm tin tức mới đến và làm một bản phân tích. Một sự thật hiển nhiên : cộng sản có ý định phải chiếm Sài Gòn, và chiếm nhanh. Trong các sân của tòa đại sứ, có nhiều người Việt Nam đi lang thang quanh hồ tắm, thành từng nhóm. Trong số nầy có nhiều nhân vật có tiếng tăm, nhưng cũng có gia đình của họ, và một số gia nhân như tài xế, đầu bếp, vú em, và giữ trẻ...
Ông Martin đã ra lệnh cho tất cả các chủ nhiệm phòng sở phải trở về tòa đại sứ . Ông Alan Carter không muốn hay không dám trở lại sở Thông Tin Hoa Kỳ . Ở đó, các nhân viên người Việt của ông đang chờ đợi các danh sách di tản mà chúng vẫn không thấy tới. Bây giờ thì những người Việt đó không còn thì giờ để đi bộ xuống bến tàu, nơi có những chiếc xà-lan đang tách bến, mà còn nhiều chỗ trống. Một không khí vô trật tự và quá tự do lạ lùng, bất lực và hèn nhát bao trùm khu nầy. Đây là sự hoãng loạn mà tòa đại sứ từng quá lo sợ trong mấy tuần nay.
Ông Martin có đường dây điện thoại trực tiếp với đồng nghiệp người Pháp của mình hoặc qua bức tường ngăn cách giữa hai tòa đại sứ . Ông gặp ông Mérillon. Ông nầy đang tiếp chuyện với ông Dương văn Minh. Ông Minh có đem tin gì tốt đến không đó ?
- "Không có gì mới cả, ông Mérillon nói. Ông Minh đã thăm dò CPLTCHMN nhưng họ chưa có trả lời.
Ông Martin hỏi ông Mérillon xem ông ta, trong cương vị đại sứ Hoa Kỳ , có thể đến gặp người của CPLTCHMN được không ?
- Để tôi xem lại coi.
Ông Martin định cho ông Mérillon hay gởi cho ông nầy một món quà :một ngôi miếu bằng sành của Tàu. nhưng hai người hình như không hiểu nhau lắm.
10 giờ, giờ Sài Gòn:
Đồng mỹ kim lên giá từ 4500 đồng đến 5000 đồng trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Dân chúng ở thủ đô Sài Gòn đã nghe được ông Thủ Tướng Vũ văn Mẫu lên tiếng đòi hỏi tất cả những người Mỹ phải ra đi, như ông Dương văn Minh đã yêu cầu.
Sự hiện diện của Đại sứ Hoa Kỳ ngoài phi trường đã được báo cáo . Người ta tưởng rằng ông đã ra đi. Đám đông người chung quanh tòa đại sứ càng ngày càng đông thêm lên.
10 giờ 40:
Từ phi trường tướng Homer Smith điện thoại cho Đô Đốc Gayler ở Honolulu:
- " Phi cơ không còn xử dụng các phi đạo ở phi trường được nữa.
- Việc nầy tôi đã tin chắc như vậy từ lâu rồi, Tôi sẽ gọi các trưởng ban Tham Mưu ở Ngũ Giác Đài để
nói cho họ biết là phải qua "khả năng 4" Đô Đốc Gayler trả lời.
Khả năng 4, đó là kế hoạch di tản bằng trực thăng
Một cuộc bàn cãi sôi nổi, phi lý và quá nghi thức đã diễn ra trên đường dây điện thoại trong Sài Gòn cũng như ở Thái bình Dương và Bắc Mỹ. Rất lễ độ, tướng Homer Smith cho ông Martin biết là mình được khuyên nên áp dụng "khả năng 4 ". Bây giờ ông đại sứ mới chịu tin là khó tránh được vì sự mất trật tự sẽ ngăn cản mọi công tác bốc người đúng phương pháp.
- "Không phải Chủ Tịch các Ủy Ban Tham Mưu quyết định về "Khả năng 4", ông Martin xác nhận.
10 giờ 48, giờ Sài Gòn: (22 giờ 51 , giờ Hoa Thạnh Đốn :
Lệnh phát ra từ ông Kissinger : "thi hành kế hoạch Frequent Wind lúc 11 giờ 51"
Ngoài khơi Việt Nam , trên chiến hạm Blue Ridge, đề đốc Donald Whitemire, chỉ huy trưởng "lực lượng đặc nhiệm 76" cũng có nhiều vấn đề . Người ta có cả thảy là 85 chiếc trực thăng. Người ta phải tiến hành các cuộc kiểm tra thường lệ và vì các trực thăng không cùng ở trên một chiến hạm, nên người ta phải đưa Thủy Quân Lục Chiến qua trực thăng hay đưa trực thăng qua cho Thủy Quân Lục Chiến. Rồi phải phối hợp giờ cất cánh cho trực thăng và giờ cất cánh của các phi cơ tiềm kích hộ tống từ Thái Lan cho được đồng bộ.
Lúc ông Tổng Trưởng Ngoại giao ra lệnh bước sang kế hoạch của "Khả Năng Bốn" vào hồi 11 giờ 51, thì ông nghĩ đó là giờ Sài Gòn . Các vị chỉ huy quân sự khác nhau, Bộ Tư Lệnh Thái bình Dương, Bộ Tư Lệnh của đô đốc Whitmire, của Không Lực ở Thái Lan, của Tùy viên Quân sự ở Tân Sơn Nhất , của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn ..v.v.. đều tự hỏi đó là giờ nào : giờ của Hoa Thạnh Đốn theo kinh tuyến Greenwich hay giờ Sài Gòn? Các câu hỏi, các lệnh, rồi phản lệnh, chạy suốt trên điện thoại, trên điện báo và trên hệ thống truyền tin các đài phát tin.
11 giờ 30, giờ Sài Gòn :
Đài phát thanh Hoa Kỳ như đã dự trù, chơi liên tục bản nhạc "Tôi đang mơ về một Giáng Sinh trắng"
Giám đốc đài truyền hình Việt Nam, đại tá Hòa, thấy tất cả các nhân viên người Mỹ của mình ra đi cùng với các chỉ huy nhiệm sở người Việt. Đại tá thì quyết định ở lại tại chỗ. Có một đại đội Dù đóng chung quanh đài truyền hình.
11 giờ 30:
Ông Polgar không tin là có một giải pháp chánh trị . Ông đã nhận được nhiều cú điện thoại tất có ý nghĩa, trong đó có một là của Tổng Thống Dương văn Minh:
- "Tôi muốn yêu cầu Anh một ân huệ cuối cùng: di tản giùm một vài người thuộc gia đình tôi
- Rất đồng ý", Polgar trả lời.
Một cú điện thoại khác, của nhóm Hung gia Lợi thuộc Ủy Hội Kiểm soát Ngừng Bắn (CICS). Đã có rất nhiều tá người của họ bị kẹt ở phi trường Tân Sơn Nhất . Đạn pháo của Bắc Việt đã phá hỏng một số xe của họ. Một số xe khác đã bị binh sĩ Miền Nam đánh cắp. Còn lại một số thì lại không có xăng.
- "Chúng tôi không có phương tiện chuyên chở. Chúng tôi muốn đi ra khách sạn ở Sài Gòn , họ nói
Trong tòa đại sứ, người ta gặp nhan nhản các nhân vật người Việt. Cựu Cố vấn quân sự của Tổng Thống Thiệu, ông Đặng văn Quang, đang đi tới đi lui trên tầng thượng, trong chiếc áo mưa rộng thùng thình. Ông ngồi cách đại tá Toth của Hung gia Lợi chừng vài thước, vốn đến đây để yêu cầu di tản người của ông ta ở phi trường. Hoàng tử à ?, ông Polgar áp dụng một nguyên tắc: Người nào yêu cầu tôi giúp đỡ
thì đáng được giúp. Và sau đó, có qua có lại, người ta không bao giờ biết anh chàng Hung gia Lợi nào đó sẽ có gì hữu ích cho chúng tôi hay không trong một giờ, một tuần lễ hay một tháng nữa đây ? Còn ông Lehmann thì có tâm hồn ít nhạy cảm hay thấy xa hơn ông trưởng cơ quan CIA. Nhân vật số 2 của tòa đại sứ từ chối không can thiệp có lợi cho những người Ba Lan cuối cùng vốn muốn được rời nhanh chóng khỏi Sài Gòn nên đến cầu cứu với ông. Ông Polgar tổ chức một đoàn 3 chiếc xe buýt đi bốc những người Ba Lan và Hung gia Lợi từ phi trường đưa họ về khách sạn Majestic ở thành phố.
Một phát súng ân huệ đối với ông Polgar : nhà báo Malcolm Browne, người chơi thân với các thành viên của CPLTCHMN ở trại Davis mà anh ta cứ điện thoại cách 2 hay 3 giờ một lần, đã cho ông chủ nhiệm cơ quan CIA biết là bọn Việt Cộng lần lần bớt đi sự "nhạy cảm". Từ lịch sự, họ trở thành quạo quọ đến ủ ê. Đó cũng là ý nghĩ của 4 vị cố vấn do ông Dương văn Minh gởi tới trại Davis. Các đại diện của ông Dương văn Minh đề nghị với người của CPLTCHMN hai loại thương thảo. Một là vấn đề liên quan đến các bài toán quân sự, sẽ được giải quyết tại Sài Gòn . Hai là các bài toán về chánh trị nói chung sẽ được xem xét ở một cấp cao tại Ba Lê. Các đại diện của CPLTCHMN tránh né, tuyên bố một lần nữa là họ không có thẩm quyền để giải quyết các câu hỏi đó. Họ mời 4 vị khách uống trà và ăn chuối, còn nhấn mạnh là đây là chuối của họ đích thân trồng bên cạnh các dãy nhà.
Ông Snepp túc trực bên máy thu thanh, và kiểm thính được một lệnh của Bắc Việt mà hình như họ sẽ bắn vào dinh Độc Lập chiều nay, vào lúc 17 giờ, giờ Hà Nội , tức là 18 giờ giờ Sài Gòn . Hai trăm tràng ! Quá đủ để phá hủy tất cả ở trung tâm Sài Gòn , với các tòa đại sứ Hoa Kỳ và Pháp. Ông Snepp nhào tới ông Polgar:
- "Đưa cái nầy ngay cho ông Martin."
Ông đại sứ chuyển ngay điện tín đó cho tướng Timmes để ông nầy điện thoại cho ông Dương văn Minh.. Liệu Tổng Thống có thể can thiệp với cộng sản để họ đừng có pháo vào Sài Gòn hay không ?
Về chuyện nầy, ông Kissinger điện thoại ngay cho ông Martin:
- "Ông phải di tản hết, hết tất cả. Đây là lệnh của đích thân Tổng Thống Ford, và phải di tản xong
trước khi trời tối. "
Vị Tư lệnh phó của Hải Quân Việt Nam là đề đốc Diệp quang Thủy, đến gặp tướng Trần văn Minh Không Quân , không có điện ở các dãy nhà ở phi trường.
- "Chúng ta đi thôi, tướng Homer quyết định như thế.
Ông ta đang chuẩn bị lên trực thăng thì có một toán người tỵ nạn cuối cùng xuất hiện. Họ lên chiếc trực thăng của tướng Smith và ông tướng nầy phải chờ đi chuyến khác.
Người ta rất cần được tăng cường ở tòa đại sứ . Sẽ lấy những người của thiếu tá Melton. Một trung đội của trung úy Jay Roach, được trực thăng vận đến tòa đại sứ .
12 giờ, giờ Sài Gòn:
Chưa thấy bóng dáng một trực thăng nào của cuộc hành quân di tản.
Xe buýt Mỹ cứ chạy khắp thành phố để bốc khách di tản. Muốn có được sự cộng tác của cảnh sát và công chức ở phi trường, người ta đã hứa là sẽ di tản họ luôn cả với gia đình.. Các xe buýt đầu tiên thuộc kế hoạch "đêm Giáng Sinh trắng" chở người tỵ nạn đến Tân Sơn Nhất hồi 12 giờ 10. Không khí ở phi trường còn quá căng thẳng hơn ở chung quanh các bến tàu vắng người . Có một vài vị thuyền trưởng Việt Nam bán vé lên tàu với giá từ 4 đến 12 ngàn mỹ kim một người .
12 giờ 15 :
Tin tức quân sự hình như càng ngày càng xấu. Hai sĩ quan Bắc Việt, sư đoàn 70 và 968 đã đè bẹp sư đoàn 25 bộ binh ở gần Cũ Chi, chỉ cách Sài Gòn có 30 cây số về hướng Tây. Ba sư đoàn Bắc Việt , sư đoàn 3, 9 và 16 đã cô lập sư đoàn 22 bộ binh . Sư đoàn nầy giữ vững được vị trí nhưng không thể rút về thủ đô được . Chiến lược của tướng Dũng rất rõ ràng và linh động. Ông ta để các sư đoàn cầm chân bao quanh các đơn vị Miền Nam, nhưng dồn hết các sư đoàn khác tiến về Sài Gòn.
12 giờ 30
Ba mươi sáu (36) chiếc trực thăng vận tải loại lớn cất cánh từ chiến hạm Hancock, có trực thăng võ trang Cobra hộ tống.
Các trực thăng di tản nầy bay tới Sài Gòn làm 3 đợt, mỗi đợt 12 chiếc. Chúng bay ngang qua Biên Hòa ở hướng Đông Bắc. Mỗi đợt đều bay thành đội ngũ mỗi 3 chiếc hình chử V . Các phi công được lệnh trước tiên là làm con thoi giữa hạm đội và phi trường để chuyên chở Thủy Quân Lục Chiến thuộc toán an ninh bảo vệ. Tướng Richard Carey, chỉ huy trưởng Thủy Quân Lục Chiến đã đồng ý với tướng Homer Smith là phải tranh thủ thời gian, Tất cả các trực thăng đều bốc người tỵ nạn trên đường về hạm đội. Từ 3 căn cứ Không Quân ở Thái Lan, các phi cơ tiềm kích Phantom chuẩn bị để nhập vào các đợt trực thăng trong một hành lang giữa Sài Gòn và hạm đội. Tất cả các chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đều nằm ở bên ngoài lãnh hải của Việt Nam , cách xa bờ biển 12 dậm. Cả một đại hạm đội được bố trí nằm thành vòng cung trên 160 cây số ngoài biển khơi.. Soái hạm neo ở cách bờ biển 17 dậm. Người ta chưa từng thấy một cuộc hành quân nào như thế từ sau trận triệt thoái khỏi Dunkerque vào năm 1940 ! 35 chiến hạm lớn có các tàu tiếp vận bao quanh với những tàu thám thính nhỏ. Có nhiều chiến hạm đã có mặt tại chỗ từ nhiều ngày trước, các tàu khác đến từ Okinawa (Nhật), từ Trân Châu cảng (Hawai), và các chiếc khác nữa từ cảng San Diego (California, Hoa Kỳ)
Từ Bộ Tư Lệnh nầy đến Bộ Tư Lệnh khác, từ chiến hạm nầy đến các phi cơ hay trực thăng... hệ thống truyền tin hết sức dày đặc, các điện thoại và điện báo hoạt động không ngừng nghỉ. Đô đốc Whitmire, Tư Lệnh lực lượng đặc nhiệm có một danh hiệu truyền tin được mã hóa rất bình dân là Jehovah.Tại Tân Sơn Nhất danh hiệu của tướng Homer Smith là Jacksonville Bravo. Danh hiệu của Thủy Quân Lục Chiến chung quanh tướng Smith là Baritone. Danh hiệu của Không lực số 7 ở Thái Lan. là Blue Chip .Những nhân viên dân chính trong tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn có danh hiệu bình dị là Embassy.
Có nhiều tàu chiến của Miền Nam như tàu vớt mìn, tàu tuần, thuyền võ trang... theo dòng sông Cửu Long đi ra biển nên thường làm nhiễu các làn sóng điện truyền tin,.
Một sự lộn xộn khác về giờ giấc : Các trực thăng doThủy Quân Lục Chiến lái , muốn điều động họ thì phải dùng "giờ L" (giờ đáp). Đó là giờ mà chiếc trực thăng nào đó phải có mặt ở bãi đáp. Đối với Không Lực thì "giờ L" là giờ cất cánh .Công thức nầy đã được dùng trong cuộc di tản ở Phnom Penh. Người ta phải áp dụng một vài sự điều chỉnh cần thiết sau khi có một vài sự cãi vã.
Các phi công lái trực thăng gặp phải nhiều khó khăn bất ngờ. Người ta đã thông báo cho họ là thời tiết tốt, nhưng thời giờ làm hỏng hết. Từ 3 ngày qua, tầm nhìn xa bị thu ngắn lại. Người ta đã dự kiến di tản ban ngày, nhưng thực tế thì lại phải bay đêm, do đó đòi hỏi phải lanh lẹ, đối với chiến cụ.
Ít nhất có 2 hành lang trên không phận Sài Gòn : hành lang Michigan cho chuyến bay đi, với độ cao 6500 bộ Anh, và hành lang Ohio cho chuyến bay về với độ cao 5,500 bộ Anh. Hai hành lang nầy đều được đánh dấu bằng cọc tiêu. Người ta đã báo là có rất nhiều dơn vị Bắc Việt võ trang với súng liên thanh cao xạ cực mạnh và hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7 được bố trí dưới hai hành lang nầy. Các phi cơ tiềm kích Hoa Kỳ phải bảo vệ hành lang. Vào giờ chót, người ta mới nhận thấy là các trái "bom 200 cân Anh có tia la-dze hướng dẫn" vốn được các phi cơ bảo vệ nầy mang theo, thì rất là hữu hiệu đối với các pháo đội 130 ly, nhưng không hữu hiệu đối với các súng liên thanh và hỏa tiễn. Các loại bom 500 cân Anh cũng vậy, chỉ để phá các lô cốt mà thôi. Do đó tốt hơn hết là nên dùng trực thăng chiến đấu AH-1J để xử dụng các hỏa tiễn và các khẩu đại bác 20 ly và để đánh dấu mục tiêu bằng đạn chiếu sáng cho phi cơ A.37. Rất may mắn là tất cả các phi công của trực thăng võ trang Cobra đều cũng là những kiểm soát viên Không lưu rất lành nghề, điều nầy giúp cho họ trong nhiệm vụ tuần tiểu, và giúp hướng dẫn các trực thăng vận tải.
Các phi công trực thăng đã được báo trước : từ đêm qua có nhiều trực thăng của Miền Nam chở đầy cứng gia đình để dư trù sẽ bay đến hạm đội ồ ạt một các vô trật tự.. Một chiếc trực thăng vận tải Chinook CH.47 đã đáp xuống bãi đáp phía sau của soái hạm Blue Ridge. Phi công trực thăng nầy là trung úy Trương mã Quới, đã tuyên bố với một phóng viên của tờ báo Newsweek là anh Ron Moreau :
- " Các tướng lãnh, đại tá, thiếu tá, đại úy đã ra đi hết rồi. Tôi nghĩ là đến lượt các trung úy như chúng tôi cũng phải làm như vậy thôi. "
Các trực thăng lượn vòng chung quanh hạm đội. Đôi khi, mặc cho người ta cho lệnh phải chờ, các phi công Việt Nam vẫn cứ đáp để cho những người tỵ nạn xuống. Người ta yêu cầu họ bay ra bỏ trực thăng ngoài biển. Có nhiều người không chịu thi hành. Có một số khác đã trở thành chuyên viên cho loại hành quân nầy. Họ đáp trực thăng xuống mặt biển, nhanh chân nhảy ra và leo lên tàu cấp cứu. Các phi hành đoàn người Mỹ vỗ tay tán thưởng các phi công Việt Nam đã bất thần trở thành vô địch về môn thao diễn nầy. Có 2 chiếc đâm vào nhau trên soái hạm Blue Ridge, chiếc thứ ba đáp hụt, cấm đầu luôn xuống sàn tàu.
Theo dự tính của những nhà soạn thảo kế hoạch thì hầu hết các người tỵ nạn phải được bốc đi từ phi trường Tân Sơn Nhất . Lần lần tướng Carey mới hiểu ra là cần phải giải tỏa ngay số người đang ở tòa đại sứ từ 1000 đến 2000 người . Trước đó người ta bảo đảm là con số nầy không quá 200 người . Chỉ cần có 3 hay 4 chiếc trực thăng nhẹ, loại UH.1E thuộc Hàng Không Air America cũng đã là quá đủ cho con số nầy rồi. Bây giờ người ta phải xử dụng đến trực thăng nặng loại CH.53 ở tòa đại sứ như là ở phi trường vậy. Và tướng Carey cũng còn phải tăng cường thêm toán Thủy Quân Lục Chiến phụ trách về an ninh ở tòa đại sứ
13 giờ 12 :
Tướng Không Quân Nguyễn cao Kỳ và trung tướng Lê quang Trưởng, vốn đã về được Sài Gòn sau khi Đà Nẵng thất thủ, đã đáp trực thăng xuống chiến hạm Midway. Ông Martin sau đó cũng đáp xuống chiến hạm Denver.
14 giờ:
Điện tín của ông Kissinger gởi cho ông Martin xác nhận trao đổi cuối cùng giữa hai người qua điện thoại :
-"Chúng tôi đã nghiên cứu thỉnh cầu của ông nhằm giữ lại một toán nhỏ ở tòa đại sứ .
Tổng Thống nhấn mạnh là phải di tản hết. Thân mến"
15 giờ:
Tại phi trường, Thủy Quân Lục Chiến bảo vệ cho 3 bãi đáp được chỉnh đốn rất hoàn chỉnh trên sân dã cầu, sân quần vợt và trên một bãi đậu xe trước dãy nhà phụ của Phòng Tùy viên Quân Lực. Có khoảng 3000 người dân tỵ nạn. Thủy Quân Lục Chiến đã chia họ ra từng toán rất có phương pháp, mỗi toán có từ 50 đến 70 người .
Thiếu tá William Melton đến phi trường với 3 trung đội của đại đội 3 tiểu đoàn 2 thuộc sư đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến và các trực thăng vận tải đầu tiên lúc 15 giờ 6 phút. Họ bay theo con sông Sài Gòn với cao độ 9000 bộ. Vì trên 10.000 bộ là người ta phải cần có dưỡng khí. Binh sĩ nhìn xuống dòng sông đều thấy có hằng trăm ghe , tàu, chiến thuyền... đang đổ về phía biển. Chiếc trực thăng đầu tiên bay đi với hành khách của mình. Các sự luân chuyển của trực thăng CH.46 và CH. 53 được tiến hành rất tốt. Người ta rất lo ngại về những tin tức từ tòa đại sứ . Để giữ an ninh cho tòa đại sứ, chỉ có một nhóm 44 Thủy Quân Lục Chiến mà thôi. Do đó tướng Carey mới quyết định rút ra ngay 130 binh sĩ từ nhân số 840 binh sĩ đang giữ an ninh tại phi trường
Thiếu tá William Melton, sĩ quan lên từ hàng binh sĩ, 38 tuổi, 5 con, trên tay có xâm hình một con bướm với đầu lâu, ở tiểu bang California, 20 năm thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, là một trong những quân nhân Mỹ đầu tiên đã đổ bộ lên Đà Nẵng mười năm trước. Đối với ông,các chánh trị gia phải chịu trách nhiệm của cả "chuyện rối rắm nầy" Binh sĩ của ông nằm ở vị trí gần các dãy nhà thuộc văn phòng của tướng Homer Smith. Hầu hết họ là những người mới đặt chân lên Việt Nam lần đầu và cũng là lần chót. Họ là những người rất hoạt bát, rất có kỷ luật và dĩ nhiên cũng thông thường thôi là họ có vẻ sợ sệt. Thỉnh thoảng người ta nghe tiếng súng và tiếng nổ của đạn bách kích pháo. Lệnh rất là nghiêm: không được bắn trả lại, trừ trường hợp tối cần, bất khả kháng. Thiếu tá Melton nhìn những quân nhân và các người dân Việt Nam chạy đi chạy lại chung quanh châu vi thuộc vòng bố trí của binh sĩ. Ông Melton nghĩ :chúng ta đến đây chỉ với nhiệm vụ đóng hết cửa, tắt hết đèn, và trở về nhà. Và ông nói như vậy to lên cho các sĩ quan và binh sĩ của ông nghe. Ông nhìn lại hai lần ông đã đến Việt Nam năm 1965 và năm 1968 . Một đại tá Việt Nam đến gần ông, chào ông và trao cho ông khẩu súng lục 25 ly : và nói :
- " Thiếu tá, đây là khẩu súng cá nhân của tôi.... Việc gì đã xảy ra ? Không thể được, đây là chuyện có thật ư ? Cách đây 20 năm, lúc còn là thiếu úy, tôi đã đánh nhau trong vùng ngoại ô Hà Nội .
Phải trả lời cho ông ra sao đây ? ông đại tá nầy mặc đồ dân sự trước khi leo lên một chiếc trực thăng. Thiếu tá Melton nhìn cảnh binh sĩ của ông kiểm soát người tỵ nạn và hành lý của họ. Một nhóm các bà còn trẻ nói với ông:
- Chúng tôi phải di hay sao ?
- Nấy chị có thân nhân ở Hoa Kỳ hay không ?
- Tôi có một "bạn trai" ở Chicago, một bà còn trẻ nói
Ông Melton nghĩ không biết tại sao các bà lại đem chuyên đó ra hỏi ông ? Không còn nghi ngờ gì nữa, ở đây có nhiều người muốn chạy trốn mà không thể ra đi như thế nầy được, nhưng trong số những người phải ở lại tại chỗ, có một số lớn phải đến với chúng tôi .
Việt Nam , Nước Việt Nam của ông , đã trở lại với ông với hằng tá kỷ niệm. Ông Melton không bao giờ có ý thù ghét những người Bắc Việt đang tràn đến Sài Gòn . Địch quân ? bộ đội ? Đối với ông, bọn Việt Cộng thì khác hẳn. Chung quanh Đà Nẵng các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến cứ đạp vào lựu đạn do Việt Cộng gài bẫy. Người ta cứ đạp bẫy mà người ta không làm gì được hết vì người ta không thấy đâu là địch.. Còn bộ đội Bắc Việt , trên một nghĩa nào đó hay nói cho đủ nghĩa , họ là Quân đội chánh quy hơn. Cũng là binh sĩ như chúng ta . Cùng có những chuyện chung giống như chúng ta . Cả chúng ta và họ đều xa nhà. Còn Việt Cộng thì có đôi khi họ chỉ ở cách làng của họ chừng 100 thước thôi. Thủy Quân Lục Chiến cũng như các bộ đội Bắc Việt đã từng sống trong đất sình, các ruộng lầy lội vì nước mưa, với đàn kiến đen và đĩa. Ông Melton đã bắt được một tù binh là sĩ quan Bắc Việt bị thương, và ông đã bắt tay tù binh nầy. Chung quanh họ là binh sĩ Việt Nam đều tỏ ra công phẫn. Tại sao ? người sĩ quan Bắc Việt nầy đã chiến đấu tốt, ông Melton không có gì tiếc rẻ về cái bắt tay của mình. Cũng như đã được đưa qua Việt Nam nhiều lần. Cũng như phải triệt thối về nước . Ông chỉ biết làm công việc của mình và chung quanh ông, các người lính trẻ đã xoay sở tốt lắm.
Với một số Thủy Quân Lục Chiến ông Martin đi về tư thất của mình, lấy một vài hồ sơ ra từ tủ sắt. Thủy Quân Lục Chiến đốt các hồ sơ nầy bằng một trái lựu đạn lửa. Ông Martin trở lại tòa đại sứ , đi bộ qua tòa đại sứ Pháp. Ông Mérillon nói với ông ta là CPLTCHMN không muốn gặp ông.
Tướng Timmes đến gặp ông Dương văn Minh và ông ta luôn có cảm tưởng là ông Tổng Thống tin là có thể bàn cãi, thương thảo với những người cộng sản . Tuy nhiên vào giờ nầy ông ta đã mất hết ảo tưởng đó rồi. Cho đến cuối cùng, lịch sử của chiến tranh thứ hai của Việt Nam tựu trung chỉ là một sự chất chứa toàn là những chuyện hiểu lầm và những chuyện đau đầu
15 giờ 30:
Để di tản những người Mỹ và những người Việt Nam còn trong vòng rào của tòa đại sứ , ông Martin quyết định người ta sẽ ra đi theo một nguyên tắc giản dị :
- Ai tới trước thì được đi trước .
Tướng Carey nhận thấy là phương tiện di tản cũng như an ninh không được đầy đủ. Ông hiện có một bãi đáp trên sân thượng, một bãi khác trên bãi đậu xe vốn đã được dọn trống. Nếu số người quá đông ở trước cổng tòa đại sứ mà vào được bên trong, thì công tác di tản sẽ bị lộn xộn ngay. Cũng như người ta đã nói một cách lễ độ trong báo cáo quân sự là " các thông số đã thay đổi". Các trực thăng sẽ tiếp tục làm con thoi trong đêm. Và đáp trên nóc của tòa đại sứ là có nhiều nguy hiểm. Có cả ba người , ông Wolfgang Lehmann, đại tá John Madison thuộc Ban Liên Hợp Quân sự 4 Bên, và một mục sư, ông Thomas Steddins, đang lọc và gom các người tỵ nạn lại gần bãi đậu xe và hồ bơi. Trong các dãy nhà thì các người tỵ nạn, các nhà ngoại giao, các nhà báo.. cũng không chịu ngồi yên.
Một vài viên chức uống rượu mạnh như wuýt-ky và cỏ nhác, có một số lấy ra từ tủ lạnh ... y tế.. Các nhà ngoại giao Ba Tư thuuộc Ủy Hội Giám Sát đến bắng cách đi băng qua tòa đại sứ Pháp. Họ không còn nhớ số mật mã của họ nữa.
Điện thoại reo khắp nơi trong các từng lầu. Lại có nhiều tin đồn được tung ra: các đoàn xe buýt đã bị tấn công trong thành phố; còn quá nhiều chỗ trống trong các xà-lan và các tàu trên bến cảng. Lúc 16 giờ, có từ năm đến sáu ngàn người tỵ nạn bao vây tòa đại sứ .Họ đứng dồn cứng khoảng 30 thước bề ngang, sát từ hàng rào với những bao bị, những va ly, và những gói hàng ít nhiều được cột lại cẩn thận . Trong đám quá đông nầy, nhà văn Duyên Anh và gia đình ông ta đến từ sở Thông Tin Hoa Kỳ . Ông ta nhìn đồng bào đang hốt hoãng của mình , nhận biết được các tướng lãnh, nghị sĩ và dân biểu, thấy các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ xô đẩy những người tỵ nạn đang muốn leo qua rào, có đôi khi họ phải đánh nữa. Người ta cũng thấy có cả những người Nhật và Đại Hàn.. Nếu là người da trắng thì họ có thể được người ta đưa cao để qua khỏi rào. Các cảnh sát viên Việt Nam thuộc quận cảnh sát kế cận cũng leo rào vô khuôn viên. Đã nhiều ngày qua, người ta đã thỏa thuận với nhau rằng; các cảnh sát viên phải duy trì trật tự và rồi họ sẽ được di tản. Người Mỹ có mặt ở đây đều biết rằng dù thế nào thì họ cũng sẽ ra đi. Ngoài đường các bạn trẻ ngồi trên mô tô hay xe xì cút tơ nhìn cảnh trực thăng bay lượn (nhảy múa) trên không. Đôi khi cũng có một người Việt Nam cũng tìm cách vào được trong tòa đại sứ . Thường thì cha mẹ vợ con của anh chàng nầy còn ở ngoài. Người nầy kêu, người kia khóc van xin các anh Thủy Quân Lục Chiến và các viên chức Mỹ để cho họ vào theo.
Khoảng vài chục ngàn người Việt đã được di tản. Nhiều người khác cũng sẽ tự nguyên ra đi nhưng họ không thể nghĩ tới chuyện đó. Họ còn phải lo chuyên chú vào việc làm. Trong nhiều khu, trẻ em vẫn tiếp tục chơi trên vĩa hè, ngoài đường, còn có mấy cụ già ngồi tán gẫu.
16 giờ 30:
Những người có trách nhiệm trong cơ quan CIA chợt thấy là 250 nhân viên người Việt của họ bị bỏ quên trong một trung tâm tiếp vận ở xa, và khoảng 100 ở khách sạn Đức. Bảy chục thông dịch viên không thể nào tới tòa đại sứ được . Một số trực thăng của hãng Air América không thể bay lên được vì bình điện của trực thăng bị mất cắp, Người ta cũng không tìm được xe buýt nữa. Do đó, các thông dịch viên và gia đình họ không có phương tiện và cũng không còn có thì giờ để đến bến cảng được .
Ở về hướng Đông Bắc của Sài Gòn , bộ dội Bắc Việt bắn một số hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7 lên các phi cơ Phantom của Hoa Kỳ . Các phi cơ nầy có bắn trả lại bằng hỏa tiễn.
Nói chung thì bộ đội Bắc Việt vẫn tiếp tục tuân lệnh của tướng Văn tiến Dũng - không được đụng tới các phi cơ Hoa Kỳ.
17 giờ 15
Lúc nầy trời đã bắt đầu tối. Tướng Homer Smith ở phi trường và tướng Carey ở Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến ngoài biển, cùng xem xét lại tình hình. Còn chừng 1300 người phải di tản từ Tân Sơn Nhất . Người ta cần phải có 3 tiếng đồng hồ để đưa ra hết số người nầy, kể cả các toán Thủy Quân Lục Chiến đang giữ an ninh. Trong vòng có một giờ, giá một mỹ kim từ 6000 đồng vọt lên đến 7.000 đòng.
Tại tòa đại sứ công việc quá lờ mờ. Ông Martin đã trả lời cho đề đốc Whitmire về con số chính xác như sau :
- " Còn đến từ 1.500 tới 2000 người "
Tướng Timmes lại điện thoại cho Tổng ThốngDương văn Minh:
- " Cộng sản đã có trả lời gì cho Ngài chưa ? Liệu họ có sẵn sàng ngưng không bắn vào dinh Độc Lập lúc 18 giờ hay không ?? Không có câu trả lời nào.
17 giờ 30:
Tổng ThốngDương văn Minh lại gởi một phái đoàn đến trại Davis , luật sư Trần ngọc Liễng, giáo sư Châu tâm Luân và linh mục Chân Tín, một người tranh đấu cho trung lập, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế. Sau buổi gặp phái đoàn nầy, người của CPLTCHMN gởi một bức điện cho Bộ Tư Lệnh Bắc Việt:
- "Đồng chí Võ đông Giang đã tiếp những người nầy. Một lần nữa đại tá đã nói rõ những điểm trong bản tuyên bố của chúng tôi ngày 26 tháng 4, nghĩa là :xoá bỏ hoàn toàn chính phủ Sài Gòn . Sau cuộc nói chuyện họ đã xin phép rời trại Davis. Nhưng khi chúng tôi đã nói với họ là pháo binh chúng tôi bắn vào Tân Sơn Nhất thì họ lại muốn tốt hơn là sẽ ở lại đêm với chúng tôi, họ đồng ý như vậy."
Chung quanh các dãy nhà của tướng Smith ở phi trường, một số binh sĩ Miền Nam bắn súng. Thủy Quân Lục Chiến bắn trả lại ngay. Có một số đột nhập vào phạm vi trách nhiệm của Thủy Quân Lục Chiến đang giữ an ninh an ninh, làm cản trở sự di tản. Họ bị duổi ra ngay.
Cũng vào lúc đó ở trước tòa đại sứ Hoa Kỳ có các đám cháy bùng lên. Người ta tin là một trái đạn pháo binh đã rơi trên đường. Sự thật là có một người Việt Nam nào đó đã vất một cây diêm quẹt đang cháy vào bình xăng của một chiếc Wolkwagen làm cho xe phát nổ.
Cạnh văn phòng của tướng Smith ở phi trường, có những công chức Hoa Kỳ đang đốt hàng bó người triệu mỹ kim.
Làn sóng người tỵ nạn tiếp tục tràn vào sát tường của tòa đại sứ . Có nhiều người Mỹ khóc, trong số đó ông Polgar . Ông không tìm thấy người Út, người tài xế của ông ở đâu.Các trực thăng của hãng Air America đã chở được hằng ngàn người trong ngày trong gần cả trăm chuyến bay. Các quân nhân Hoa Kỳ nhận thấy là càng ngày càng có nhiều người tỵ nạn phải bốc đi từ tòa đại sứ .
19 giờ:
Tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân trên bờ sông Sài Gòn, Đô Đốc Cang canh chừng cho các tàu chiến của mình tuần tự ra đi. Ông nhận được diện thoại từ Tổng Thống Phủ. Người ta muốn gặp đề đốc Than mưu trưởng Hải Quân ở nhà ông Dương văn Minh. Ông Minh yêu cầu hộ tống đại tá Nguyễn hồng Đài, rể của ông, và tướng Mai hữu Xuân, người đã có công trong việc đảo chánh ông Diệm năm 1963.
- Phần tôi, tôi không thể đi được , ông Tổng Thống thở dài....
Tại Tổng Thống Phủ, ông Dương văn Minh cứ ngồi chờ mãi tin tức của phái đoàn mà ông đã gởi sang để gặp CPLTCHMN. Các cố vấn của ông và nhất là Thủ Tướng của ông khuyên ông nên ra một bản tuyên bố đơn phương. Phải đầu hàng vô điều kiện mà thôi. Ông Minh từ chối. Chuyện đó sẽ không đi đến đâu cả, trên phương diện tinh thần, quân sự lẫn chánh trị .Đó là tự mình cho người ta thấy chỗ yếu của mình.
Rại tòa đại sứ Mỹ, các trực thăng được các đèn pha xe hơi rọi sáng, đã bốc đi mỗi chuyến khoảng từ 60 đến 80 người tỵ nạn. Trong công tác chuyển vận, người Việt Nam xếp thành hàng từ các cầu thang lên cho đến tận sân thượng. Máy điều hòa không khí không còn hoạt động nữa nên nóng nực kinh khủng và có một mùi hôi nước tiểu và giấy tờ bị đốt. Các Thủy Quân Lục Chiến đi tới đi lui, khá ngạc nhiên mà thấy là tất cả những người trẻ chỉ mặc sơ mi, thường có võ trang, đi dạo trong các hành lang, có vẻ thong dong và quyết tâm lắm, đó là các nhân viên tình báo của CIA , thường được gọi là nhóm "ma quỉ" (nguyên tác tiếng Anh :spooks).
Đoàn tàu chiến của Đô Đốc Cang xuôi theo Sông Sài Gòn . Đứng trên boong tàu các sĩ quan và binh sĩ đềy thấy trực thăng Hoa Kỳ - hay của Việt Nam ?- dùng hỏa tiễn đánh xuống các kho đạn.
19 giờ 15:
Tất cả dãy nhà trong phi trường đều không có điện : tai nạn hay bị phá hoại ?
- "Thôi chúng ta đi, tướng Smith quyết định.
Ông ta sửa soạn đi đến một trực thăng khi có một nhóm người tỵ nạn nữ vừa mới tới. Họ được phép lên trực thăng của thiếu tướng Smith, còn thiếu tướng thì ông ta đợi một chiếc khác.
Người ta cần tăng cường ở tòa đại sứ . Toán tăng cường được dự trù lấy ra từ những người của thiếu tá Melton. Một trung đội của trung úy Jay Roach đi đến tòa đại sứ bằng trực thăng. Thiếu tá Melton gọi người sĩ quan của ông :
- "Jay, anh đến gặp đại tá, ông ấy sẽ hướng dẫn cho anh. Trong khi chờ đợi thì trung đội của anh hãy tập họp lại."
Trung úy Jay đi tìm đại tá, khi anh trở lại thì trung đội của anh đã bay đi rồi.
- " Vậy là tôi làm sao đi tới tòa đại sứ đây ? trung úy la lên.
Không có một trực thăng nào hết, làm trung uy Roach cáu lên. Có nhiều sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến ấp u cơn nóng giận của mình một cách lạnh lùng, cố nén nó xuống ở phi trường, cũng như ở tòa đại sứ .. và trên 4 chiến hạm của hạm đội ở ngoài biển : lộn xộn như một nhà thổ. Những người dân chính không có một sự thận trọng nào. Mọi việc bắt đầu quá trể. Trung úy Thủy Quân Lục Chiến Alan Broussard đã tham dự cuộc di tản ở Phnom Penh, có nhận xét là ở đó được tổ chức hoàn hảo hơn. Ở đó những người tỵ nạn được đeo thẻ màu khác nhau để phân biệt người nào đi trước người nào đi sau. Các sĩ quan đã quen những chuyện mất trật tự trong chiến tranh rồi, nhưng các cuộc hành quân loại nầy phải được chuẩn bị kỹ hơn.
- "Vậy thì tôi phải làm gì bây giờ ? trung úy Roach hỏi
- "Làm sao anh có thể đi bộ lại tòa đại sứ được ? Thiếu tá Melton nhún vai trả lời
Ngoài khơi Vũng Tàu, đại úy Cyril Moyer và 52 Thủy Quân Lục Chiến người của ông ta trong toán India đã bốc những người tỵ nạn đến chiếc Pionner Commander, một chiếc tàu vận tải dân sự thuê mướn. Các binh sĩ đã đặt các nhà vệ sinh và các thùng nước ngọt trên tàu. Trung úy đã cho tiêu lệnh cho binh sĩ của mình :
- "Các anh sẽ giúp đỡ những người tỵ nạn, nhưng không có sự quá thân mật. Các anh phải kính trọng người lớn tuổi. Các anh phải giữ khoảng cách với họ. Các anh không được yêu thương tỏ tình với ai hết. Các anh là Thủy Quân Lục Chiến , là một loại kem hảo hạng đó .
Các anh Thủy Quân Lục Chiến được huấn luyện để phòng thủ cho chiếc Pionner Commander, trong trường hợp mà có các binh sĩ khác, bất cứ là của Bắc Việt hay Miền Nam mà có ý muốn chiếm chiếc tàu nầy. Dưới hầm tàu chất đầy gạo, bột sữa, cá mòi và cá ngừ đóng hộp.
Đứng ngay cầu thang , có 2 binh sĩ kiểm soát những người tỵ nạn bước lên tàu. Các Thủy Quân Lục Chiến nầy đều biết rõ các quân lệnh. Cái gì được cái gì không được . Để giữ trật tự cho những người tỵ nạn nên lúc nào cũng phải quan tâm đến vấn đề anh ninh. Phải báo cáo cho biết những ai nói được tiếng Anh và bất cứ người tình nghi nào. Không được sờ vào đầu người tỵ nạn, không được chấp nhận bất cứ một cử chỉ khiêu khích nào, không được để cho họ đánh nhau. Phải tịch thu hết tất cả vũ khí và chất nổ.
Những người tỵ nạn đã được khám xét rồi mà các Thủy Quân Lục Chiến còn khám phá ra những súng lục và dao găm. Hành khách được đưa đến các boong tàu. Có người thì đến từ Vũng Tàu, có người thì đến từ rds . Có người thì đã đi qua nhiều chặng nguy hiểm từ Đà Nẵng . hết tàu nầy đến tàu khác. Binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến thấy được trong đám đông tỵ nạn 3 bác sĩ, 7 người đầu bếp và một cấp tướng trong quân chủng Hải Quân, Và một nghị sĩ. Hai người nầy không muốn nhận bất cứ một trách vụ nào mặc dấu có yêu cầu của đại úy Moyer, người phải coi sóc nhiều ngàn người tỵ nạn
Chung quanh chiếc Pionner Commander, có nhiều chiếc tàu, thuyền đang đến, có một số đang cháy.
Người Mỹ cũng đang di tản lãnh sự quán cuối cùng Hoa Kỳ ở Cần Thơ. Lãnh sự Francis McManara từ chối không nhận trực thăng . ông quyết định cho nhân viên của ông đi tàu. Cơ quan tình báo xác nhận là có nhiều toán Bắc Việt và Việt Cộng võ trang súng không giật đã có mặt ở dọc theo sông. Ông Mc Namara tập trung người của ông trên bến cảng. Ông đội một chiếc cát kết lớn có hàng chữ : "Hội Trưởng Hội Du Thuyền Cần Thơ". Khi đến cảng ông không thấy tài công mà cũng không thấy nhân viên nào của CIA hết. Những người nầy đã được trực thăng của Air America bốc đi mặc dầu có bị một vài binh sĩ Miền Nam tấn công.
Khởi hành từ giữa trưa, đội chiến thuyền Mỹ bị một số tàu tuần Việt Nam cập theo. Họ hỏi ông lãnh sự xem có thể chở giùm một số người Việt Nam đã đến tuổi quân dịch hay không ? Ông chấp thuận chở 298 người trong số đó có một số sĩ quan mặc thường phục.. Không đợi trả lời, sĩ quan chỉ huy đội tàu tuần cười nói :
- " Tôi thấy là tất cả đều tốt hết rồi, Thôi hãy tiếp tục đi đi, Chúc ông thượng lộ bình an và may mắn
Một vài ngày trước đó., ông Mc Namara đã có giúp di tản gia đình của đại úy tuần duyên nầy
Trong một phút cảm động, còn hình ảnh được lưu lại, một ông già đứng cạnh ông lãnh sự, đã nhận ra con trai của mình trong đội tuần duyên. Họ ôm nhau:một người đi một người ở lại .
21 giờ :
Từ sân thượng của tòa đại sứ được chiếu sáng rực, người ta thấy xa xa có những đường đạn chiếu sáng bắn thẳng lên trời, và những đám cháy trong cơn bão, và nghe được những tiếng súng đại bác. Các trực thăng lớn Cộng Hòa.53 đáp xuống sân, các trực thăng Cộng Hòa.46 nhỏ hơn thì đáp ở sân thượng. Mội hành khách được phép mang theo một va ly hành trang. Các phi công đội nón nhựa có dây nhợ lòng thòng giống như nhân vật của sao Hỏa trong tranh vẽ. Ông Allen Carter, vốn không di tản được nhân viên thuộc các cơ quan Thông Tin của mình, cùng cô thơ ký tòa đại sứ Eva Kim và nhà báo George Mc Arthur cả ba bước lên trực thăng. Bây giờ thì ở tòa đại sứ chỉ còn khoảng 12 nhân viên CIA. Họ đang còn
phải phá hủy thiết bị truyền tin cuối cùng
- " Người ta mất 4 triệu mỹ kim thiết bị, ông Polgar nói khẽ trong lúc ông đi tới đi lui, súng mang choàng ngang trên vai.
Ông FrankSnepp đi cùng với tướng Timmes trên một trực thăng khác . Và họ bay đi.. Lúc bay trên không phận Sài Gòn ông Snepp thấy một kho đạn đang nổ. Ông bàng hoàng khi thấy trên đường từ Xuân Lộc tới hàng ngàn đèn pha chiếu sáng : đó là đoàn xe vận tải quân sự và chiến xa chiến thắng của Bắc Việt.
22 giờ, giờ Sài Gòn , 10 giờ giờ Hoa Thạnh Đốn :
Tại Ngũ Giác Đài, người ta đang làm bản tổng kết về cuộc được tản. Ở Vũng Tàu, đã tiến triển khả quan, ở Cần Thơ cũng vậy. Ông Tổng Trưởng Quốc Phòng tưởng là ở Sài Gòn người ta đi đến một thảm họa. Trước hết là người ta đã cho di tản quá nhiều người Việt Nam . Đối với ông Schlesinger thì cần nhất phải chấm dứt sự có mặt của người Mỹ, để ngừng di tản vào 12 giờ khuya giờ Sài Gòn , để ta vẫn có thể di tản tiếp người Việt Nam vào sáng ngày mai ? Ông Schlesinger điện thoại Sài Gòn ra lệnh cuối cùng của ông ta. Ông yêu cầu Nhà Trắng và nhất là tướng Brent Sowcroft, vốn đã gởi cho ông Martin một bức điện tín trước đó 15 phút :
- "Được biết là vẫn còn khoảng 400 người Mỹ trong tòa đại sứ . Ông phải bảo đảm là tất cả, tôi nhắc lại "là tất cả" những người Mỹ phải được di tản "
Ông Martin trả lời ngay tức khắc một cách giận dữ :
- " Có thể nào ông nói cho tôi biết làm cách nào để tôi bắt buộc người Mỹ để họ bỏ những đứa con có nửa dòng máu Việt Nam ? Hay Tổng Thống đã nghĩ gì khi ông cho lệnh tôi như thế ?"
Ông Martin than phiền : Đã hơn 50 phút rồi, chúng tôi ở đây không có trực thăng CH.53. Chỉ có mỗi một chiếc CH.46."
Khi nhận được công điện của Đô Đốc Whitemire, vốn muốn chấm dứt cuộc di tản vào lúc 23 giờ, giờ Sài Gòn và lại tiếp tục vào hồi 8 giờ sáng ngày hôm sau, ông Martin viết thêm :
- " Tôi đã trả lời là tôi không muốn ở đây thêm một đêm nữa. Cách đây 4 giờ tôi đã cho Đô Dốc Gayler ở Honolulu biết là chúng tôi cần bao nhiêu chuyến trực thăng nữa. Bây giờ thì chỉ cần có 30 chuyến CH.53 nữa mà thôi.".
Có nhiều công ty đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao hay Nhà Trắng can thiệp cho các nhân viên của họ ở Sài Gòn .
22 giờ:
Vẫn ông Martin báo là bên cạnh ông có một vị linh mục, người đứng đầu các cơ quan viện trợ công giáo Hoa Kỳ . Linh mục nầy không muốn đi nếu không có người Việt Nam của ông cùng đi với ông. Ông Martin tự hỏi về những sự liên hệ của Tổng Thống Ford với các Giám mục Hoa Kỳ , nếu ông ta bỏ linh mục nầy ở lại.
Ông Pierre Brochand đã yêu cầu ông Dương văn Minh qua điện thoại để cho ngưng các cuộc chiến. Ông Minh trả lời là ông sẽ suy nghĩ lại.
Ông Bronchard nhớ lại là dự trử xăng cho máy điện được chất đống dưới bức tường của tòa đại sứ Mỹ. Ông đánh thức nhóm trẻ đang ở trong khuôn viên tòa đại sứ Pháp ( nơi các nhân viên đang tạm sống với con cái của họ cùng với một số gà vịt) :
- " Đi, đi lại chuyển hết các thùng dầu vào giữa vườn giùm và lấy tấm bạt ướt đậy lại. Ông giục to lên.
Thế là ông cùng nhóm trẻ lo dời các thùng dầu.
23 giờ 6 phút
Từ Nhà Trắng, ông Don Rumsfeld báo cho ông Martin biết là ông phải lo cho 150 nhân viên của hãng IBM đang ở đâu đó trong thành phố với gia đình họ.
- " Mặc họ muốn đi đâu thì đi ! ông Martin nói,
22 giờ 30 phút
Ở phi trường, Thủy Quân Lục Chiến đang phá hủy các dãy nhà và nhất là dụng cụ truyền tin, hai trăm máy truyền tin , 60 máy điện toán, một trữ lượng lớn dữ kiện, một đài dò tìm vệ tinh, một máy điện toán thật lớn của Quân đội Việt Nam được thiết trí ở trong dãy nhà thuộc trách nhiệm của Quân đội Mỹ . Người ta cũng đốt một số lớn hồ sơ. Tất cả đều diễn tiến đều rất tốt. Viên sĩ quan được chỉ định lo việc nầy đã đặt chất nổ từ sáu ngày trước . Và hôm nay là công việc cuối cùng. Người ta dùng ba thùng hỗn hợp nhiệt nhôm, một trăm trái lựu đạn và khoảng 20 dụng cụ dẫn hỏa. Người ta đã cho ngòi nỗ chậm, sau đó Thủy Quân Lục Chiến chạy ra sân quần vợt, ở đó trực thăng cuối cùng đang chờ họ..
Đây là nơi từ mười năm qua đã nổi lên một trung tâm, một trái tim, một bộ máy của quyền lực quân sự Hoa Kỳ tại Đông Dương. Nơi đây một Tổng Tư Lệnh Hoa Kỳ, tướng William Westmoreland, tiên liệu chiến thắng , đã công bố là "ánh sáng đã ló dạng ở cuối đường hầm". Ánh sáng duy nhất ở cuối đường hầm của cuộc chiến quá dài nầy, là đám cháy lớn nầy, đám cháy của các dãy nhà đang đổ sụp xuống vì chất nổ, một đám cháy thật lâu với ngọn lửa trắng xanh của chất hóa học trộn lẫn với bột nhôm.
23 giờ 45:
Bức điện tín từ ông Martin gởi về Nhà Trắng :
- "Từ sau diện tín sau cùng của tôi, mười chín , tôi nhắc lại 19 chiếc CH-46 đã đến và đi. Tôi đã nói là tôi cần một số tương đương với 30 chuyến CH.53. Tôi vẫn còn cần. Có thể cho tôi biết được không ?"
Mười lăm phút sau, ông gởi cho tướng Gayler:
- " ... Không có gì trong vòng 20 phút qua.. Hình như là tôi phải bước qua một phần của ngày 30 tháng 4 ở đây rồi, tôi mong đây chỉ là một phần thật nhỏ. Chắc chắn là tôi không qua ngày 1 tháng 5 đâu."
Ông Martin đã nói với ông Kissinger hơi khôi hài, là nếu tình hình trở nên xấu thì ông ta sẽ phóng xuyên qua tường đến tòa đại sứ Pháp để xin tá túc với ông Mérillon. Dĩ nhiên là ông sẽ không từ chối và ông Martin sẽ ngủ ở phòng bà Mérillon, "nếu bà còn ở đó chớ không phải ở Ba Lê"
Các Thủy Quân Lục Chiến cuối cùng đã rời khỏi Tân Sơn Nhất vào khoảng gần nửa đêm. Khi họ phá hủy trung tâm truyền thông ở phi trường thì tòa đại sứ không còn có phương tiện truyền tin hết sức tối tân nữa
Bà Claudia Krich, một thành viên quắc-kơ, đã viết trong nhật ký vào buổi chiều ngày 29. Vào trước nửa đêm, có hai người ở cạnh bên nhà đã đến thăm bà :
- "Đó là 2 ông bà bác sĩ ở Đà Nẵng. Họ đã trốn khỏi Đà Nẵng, quá sửng sờ khi nghe được lịch sử liên quan đến những người cộng sản . Họ hỏi chúng tôi là chúng tôi có biết làm sao để họ có thể làm cho trực thăng chú ý đến họ được ? Họ nghĩ cách vẽ 3 chữ SOS trên nóc nhà của họ. Chúng tôi đã bảo họ đừng nên làm gì cả, vì nếu có một trực thăng đáp xuống đường của chúng tôi thì có thể chúng tôi sẽ bị binh sĩ Việt Nam bắn chết ngay. Chúng tôi đã mời ông bác sĩ đến nhà nói chuyện chơi với chúng tôi một ít lâu. Chúng tôi đã an ủi ông, làm cho ông bình tĩnh trở lại và cuối cùng cũng giống như bao nhiêu người khách của chúng tôi trước đó, ông ta đã đi về với nhiều ý nghĩ mới trong đầu. "
Đại tá Hòa cho lệnh ngưng tất cả các chương trình truyền hình Việt Nam vào đúng nửa đêm. Các binh sĩ Dù giữ đài truyền hình cũng đi về luôn. Thủ Tướng đã nói với Giám đốc đài truyền thanh và truyền hình :
- " Ngày mai là tướng Dương văn Minh đầu hàng. Chúng tôi không muốn thấy binh sĩ Dù trong thành phố Sài Gòn nữa.
Bộ Tư Lệnh Bắc Việt cho lệnh tất cả các pháo đội của họ ngưng tác xạ. Tướng Dũng viết : "Vào nửa đêm ngày 29 tháng 4, tất cả lực lượng tấn công của chúng tôi đã sẵn sàng tiến vào Sài Gòn . "Không khí thật căng thẳng cũng như người ta đã đưa một lưỡi rìu thần diệu lên vậy."
Thật là những ngày mệt nhọc cho các phi công trực thăng ! Bộ máy quân sự tuyệt vời của Hoa Kỳ vốn tiên liệu hết tất cả, đã bỏ sót một điểm : mỗi chiếc trực thăng xử dụng đều có phi hành đoàn của nó. Không có một người nào nghĩ đến việc luân phiên cho họ hay ít nhất cho 3 trong 8 người của phi hành đoàn, nên các phi công và các xạ thủ súng máy đều làm việc suốt, không ngừng nghỉ.
Thiếu úy Richard Van de Geer thuộc "phi đoàn 217 hành quân đặc biệt", ở căn cứ Nakhon Phanom tại Thái Lan. Anh ta đã tham gia vào cuộc di tản ở Phnom Penh. Anh viết cho Dick môt người của anh. Trước tiên thiếu úy đến căn cứ Utapao nằm về phía Nam 500 dậm. Ở đó người ta thuyết trình cho anh :
-" Người ta nói là tôi phải đưa trực thăng của tôi... đến một hàng không mẫu hạm. Được rồi, đây không phải thật sự là một chuyện bất ngờ, và chúng tôi biết là ở đó hạm đội 7 làm nhiều chuyện kỳ lạ lắm. Nhưng tôi không biết là chiếc hàng không mẫu hạm quỉ đó nó neo ở 8oo cây số ngoài khơi bờ biển Miền Nam Việt Nam . Được rồi, dĩ nhiên là tôi đã tìm thấy được hàng không mẫu hạm Midway. Tôi bảo đảm với anh là các chiến hạm đó trên biển cả không quá lớn như lúc chúng đậu ở bến đâu.Tôi đã đáp xuống trên chiếc hàng không mẫu hạm và Thủy Quân Lục Chiến đã nhanh chóng tuyên truyền cho tôi. Tôi
không thấy thích chuyện đó chút nào."
Hằng ngày, trung úy đều có tham dự vào một buổi thuyết trình về tin tức:
- " Chúng ta ở đây là để di tản các công dân Hoa Kỳ . Những người Việt Nam được chọn lọc rất kỹ và những người của các nước thứ ba khác, vào giờ chót, nếu tình hình tồi tệ đến độ người ta không còn xử dụng được phi trường Tân Sơn Nhất ... Tôi đã bốn lần bay đến Sài Gòn . Tình hình với 150 ngàn quân Bắc Việt chung quanh thành phố, dĩ nhiên không được là những nơi sạch sẽ để bay một trực thăng to lớn cồng kềnh, và di tản những người chỉ có vũ khí để tự vệ... Tôi có thể nói với anh về nỗi lo sợ thật sự mà tôi cảm thấy, bởi vì sau khi chúng tôi đã đi qua vùng Đồng Bằng để đáp xuống Sài Gòn là chúng tôi đang ở trên đất địch. Súng cao xạ bắn lên chúng tôi . Những tên Việt Cộng đã lấy được các trực thăng Huey của hãng Air America để bay đi chỗ nầy chỗ nọ, họ bắt chúng tôi phải chơi một ván cờ thật là lý thú. Tôi muốn nói là chuyện đó thật sự không tốt đâu. Chúng tôi nghĩ là họ muốn phá hủy toàn bộ cuộc hành quân của chúng ta vào ban đêm, bởi vì chúng ta không thể đợi cho họ đưa chúng ta vào một tình hình được xem là quá xấu, ngay cả ban ngày. Nhưng như anh đã có thể thấy đó, nhiệm vụ đã được tiếp tục mãi cho đến 5 giờ sáng, Các chuyến bay về đêm thật là xấu bởi vì chúng tôi bay không đèn. Các lằn đạn chiếu sáng đã làm cho mọi người thêm kích động. Nhìn thấy một thành phố đang cháy đã cho mình một cảm giác lạ lắm về vấn đề không có an ninh. Phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo liên tục không ngừng. và khi nào tôi gặp anh tôi sẽ đưa ảnh cho anh xem. Bây giờ để tôi cho anh một vài sự kiện có thể mâu thuẩn với những gì mà anh đã đọc được qua báo chí. Tôi gọi đó là những sự kiện, bởi vì tôi đã thấy tất cả... Sáng ngàỳ.. một chiếc trực thăng Huey của Việt Nam đã bay là là trên biển, tìm thấy được một mẫu hạm. Anh ta gần như đã hết xăng rồi nên đáp đại xuống mẫu hạm . Bất cứ người nào biết lái biết bay đều tìm khắp nơi để lấy trục thăng, rồi họ chở gia đình con cái của họ... Trực thăng của anh ta đáp xuống cách trực thăng của tôi có 15 thước, và người bước xuống khỏi trực thăng đó đã nói trong tuần trước là người Việt Nam nào rời khỏi đất nước là hèn nhát, và tất cả mọi người đều phải ở lại Miền Nam để chiến đấu đến cùng. Người đó bây giờ lại là người đầu tiên đáp xuống mẫu hạm Midway, và theo tôi được biết , là người đầu tiên được hạm đội 7 cứu. Người đó là tướng Nguyễn cao Kỳ. Như vậy cá nhân tôi không có một cảm nghĩ gì về cuộc chiến ở đây hết. Còn ai đúng ai sai, đối với tôi sao cũng được, nghĩ làm chi cho mất thì giờ... Nhưng tôi tự nhủ thầm là muốn cho ông ta bị bắt Miền Nam rơi... Chúng tôi đã di tản ra khỏi Việt Nam được gần 2000 người. Và không thể di tản hơn được bởi vì như vậy là đã quá sức chịu đựng của một con người , nếu muốn bay đi nữa...."