VietLang
03-18-2009, 11:49 AM
Chương 37 - Cọp Về Đồng
Bài diễn văn của Trung tướng Nguyễn Bình đọc trước cuộc họp của Ban Thường vụ Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam bộ ngày 26.5.1948 để giải quyết các vấn đề Khu 7 mà nổi cộm là những mối bất hòa giữa hai vị Khu trưởng và Khu phó thứ nhất dài tới bốn trang rưỡi.
Lời lẽ thật ôn tồn, độ lượng, đúng là giọng văn của người chỉ huy dầy tinh thần "huynh đệ chi binh" dù đề cập tới những vấn đề cực kỳ quan trọng thuộc về đường lối chính sách của kháng chiến.
Ba nhân vật Bình Xuyên được Nguyễn Bình chất vấn là Bảy Viễn, Mười Trí và Tư Ty.
Mười Trí và Tư Ty bình tĩnh thanh minh những việc làm của mình, riêng Bảy Viễn thì ngồi không yên, có lúc muốn nhảy dựng lên xin "ăn miếng trả miếng" , nhưng chủ tọa cuộc họp là luật sư Phạm Ngọc Thuần với kinh nghiệm điều khiển những cuộc họp đầy sóng gió trước đó đã xử lý êm thắm.
Sau khi trình bày xong, Nguyễn Bình giao bài nói chuyện của mình cho chủ tọa.
Ông Thuần để nó qua một bên, đọc trong sổ tay của ông những vấn đề cần tranh luận:
- Bây giờ xin ông Khu phó Lê Văn Viễn trả lời những vấn đề ông Khu trưởng nêu lên, cụ thể là:
Một -sự nghi ky giữa.Bình Xuyên và Khu 7;
Hai - việc dùng tên Lai Hữu Tài là người của Phòng Nhì;
Ba - việc giao du với Maurice Thiên là người của trung tá Phòng Nhì Savani ;
Bốn - việc ông chứa chấp các tên phản động như Nguyễn Thành Long, Bùi Hữu Phiệt, Lai Hữu Tài can tội mưu sát trung tướng Nguyễn Bình mà không bắt giải giao cho ngành tư pháp.
Bảy Viễn đứng thẳng lên, không nhìn chủ tọa mà ngó ngay Nguyễn Bình:
- Trước khi trả lời bốn điều thắc mắc của Khu trưởng Nguyễn Bình, tôi xin nói thẳng điều này: cá nhân Bảy Viễn không tin người Bắc . Tôi cũng không khoái mấy cha chính trị viên. Khi mới lập bộ đội, gian khổ, chết chóc thì không thấy các cha đâu; khi bộ đội thành nề nếp rồi, có đại đội, có tiểu đoàn rồi thì các cha vác mặt tới đòi chia quyền chỉ huy...
Mười Trí tằng hắng như nhắc bạn chớ sa đà chuyện cá nhân nhưng Bảy Viễn cứ thao thao:
- Trả lời câu thứ nhất, tôi khẳng định có sự nghi kỵ giữa Bình Xuyên và Khu 7. Có quá nhiều vụ nổ súng do tranh nhau thu thuế thì làm sao cán bộ cấp chỉ huy bên này dám đi qua bên kia? Mặc áo có đường biên hai màu xanh đỏ cũng bị cho "mò tôm" vì nghi là gián điệp. Tôi không tin Khu , nhưng kỳ này về đây không phải là vì cái chức Khu trưởng Khu 7 các ông dành cho tôi.
Thật ra đây là kế "điệu hổ ly sơn" nhằm tách tôi ra khỏi chiến khu Rừng Sác. Ðây là kế hạ sách, đứa con nít cũng biết, Bảy Viễn biết mà vẫn về đây là vì mến mộ tính cách hảo hớn của anh Tám Nghệ. Một ngựa một thương mà dám xuống tổng hành dinh Chi đội 9, anh Tám đâu có biết cái chết đang rình rập anh ở từng khúc quanh, ở từng con rạch. Nhưng Bảy Viễn không thể cho thủ hạ làm hỗn một thượng khách của dân giang hồ Bình Xuyên ngay trên lãnh địa của mình.
Tám Nghệ đã khích tướng Bảy Viễn: "Cọp ở rừng là cọp. Không lẽ về đồng lại là chồn cáo sao?"
Bảy Viễn về đây cũng là vì tấm lòng thân ái của thầy Bảy Dầu Tiếng cùng anh Mười Trí.
Nhân đây xin cám ơn ba anh Tám Nghệ, Mười Trí và Bảy Trấn...
Xin trả lời thắc mắc thứ hai: Tôi có dùng hai anh em họ Lai, thằng anh là Tư Sang, thằng em là Năm Tài. Hai tên này chữ nghĩa khá, biết làm việc nên tôi giao chúng lo mọi thứ để mình rảnh rỗi chỉ huy chung. Nếu có bằng chứng hai thằng này là người của Phòng Nhì thì chính tôi sẽ xử chúng chớ không cần phải giao cho ai.
Câu thứ ba: Về Maurice Thiên, tôi biết thằng Chệt lai này đã gần 20 năm. Nó con nhà giàu, học giỏi cưới vợ giàu, chơi thể thao hay. Khi Tây trở qua tháng 9.45, tôi biết nó bị Tây bắt, buộc phải làm việc cho Tây nhưng nó chỉ hụ hợ , dựa bệ ăn lương chớ không bắt bớ ai. Các ông nói tôi bị Tư Thiên lợi dụng song thật ra thì chính Bảy Viễn lợi dụng bình phong của Tư Thiên.
Tôi có chứa chấp ba tên Nguyễn Thành Long, Vũ Tam Anh và Lai Hữu Tài trong vài ngày, nhưng chúng có cho tôi biết là chúng đã mưu sát ông trung tướng Nguyễn Bình đâu mà biểu tôi bắt chúng nó.
Trả lời xong, Bảy Viễn thấm mệt, rút khăn tay lau mặt, cổ và cánh tay.
Chủ tọa Phạm Ngọc Thuần nói:
- Chúng ta nghỉ xả hơi rồi chiều tiếp tục.
Trong khi đại biểu nghỉ ngơi, ông Ðốc phủ Phan Văn Chương tới ngồi bên Bảy Viễn, vừa quạt vừa nói:
- Lâu nay nghe danh ông Bảy, nay mới được vinh hạnh gặp. Nếu hai ông Khu trưởng và Khu phó mà thông cảm với nhau trong hội nghị này thì tôi thật tình vô cùng sung sướng. Cả hai ông mà đều đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hết thì mặc dầu đã già yếu, tôi sẵn sàng làm thân trâu ngựa để phục vụ các ông.
Mọi người đều xúc động trước lời lẽ chân tình đó.
Bài diễn văn của Trung tướng Nguyễn Bình đọc trước cuộc họp của Ban Thường vụ Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam bộ ngày 26.5.1948 để giải quyết các vấn đề Khu 7 mà nổi cộm là những mối bất hòa giữa hai vị Khu trưởng và Khu phó thứ nhất dài tới bốn trang rưỡi.
Lời lẽ thật ôn tồn, độ lượng, đúng là giọng văn của người chỉ huy dầy tinh thần "huynh đệ chi binh" dù đề cập tới những vấn đề cực kỳ quan trọng thuộc về đường lối chính sách của kháng chiến.
Ba nhân vật Bình Xuyên được Nguyễn Bình chất vấn là Bảy Viễn, Mười Trí và Tư Ty.
Mười Trí và Tư Ty bình tĩnh thanh minh những việc làm của mình, riêng Bảy Viễn thì ngồi không yên, có lúc muốn nhảy dựng lên xin "ăn miếng trả miếng" , nhưng chủ tọa cuộc họp là luật sư Phạm Ngọc Thuần với kinh nghiệm điều khiển những cuộc họp đầy sóng gió trước đó đã xử lý êm thắm.
Sau khi trình bày xong, Nguyễn Bình giao bài nói chuyện của mình cho chủ tọa.
Ông Thuần để nó qua một bên, đọc trong sổ tay của ông những vấn đề cần tranh luận:
- Bây giờ xin ông Khu phó Lê Văn Viễn trả lời những vấn đề ông Khu trưởng nêu lên, cụ thể là:
Một -sự nghi ky giữa.Bình Xuyên và Khu 7;
Hai - việc dùng tên Lai Hữu Tài là người của Phòng Nhì;
Ba - việc giao du với Maurice Thiên là người của trung tá Phòng Nhì Savani ;
Bốn - việc ông chứa chấp các tên phản động như Nguyễn Thành Long, Bùi Hữu Phiệt, Lai Hữu Tài can tội mưu sát trung tướng Nguyễn Bình mà không bắt giải giao cho ngành tư pháp.
Bảy Viễn đứng thẳng lên, không nhìn chủ tọa mà ngó ngay Nguyễn Bình:
- Trước khi trả lời bốn điều thắc mắc của Khu trưởng Nguyễn Bình, tôi xin nói thẳng điều này: cá nhân Bảy Viễn không tin người Bắc . Tôi cũng không khoái mấy cha chính trị viên. Khi mới lập bộ đội, gian khổ, chết chóc thì không thấy các cha đâu; khi bộ đội thành nề nếp rồi, có đại đội, có tiểu đoàn rồi thì các cha vác mặt tới đòi chia quyền chỉ huy...
Mười Trí tằng hắng như nhắc bạn chớ sa đà chuyện cá nhân nhưng Bảy Viễn cứ thao thao:
- Trả lời câu thứ nhất, tôi khẳng định có sự nghi kỵ giữa Bình Xuyên và Khu 7. Có quá nhiều vụ nổ súng do tranh nhau thu thuế thì làm sao cán bộ cấp chỉ huy bên này dám đi qua bên kia? Mặc áo có đường biên hai màu xanh đỏ cũng bị cho "mò tôm" vì nghi là gián điệp. Tôi không tin Khu , nhưng kỳ này về đây không phải là vì cái chức Khu trưởng Khu 7 các ông dành cho tôi.
Thật ra đây là kế "điệu hổ ly sơn" nhằm tách tôi ra khỏi chiến khu Rừng Sác. Ðây là kế hạ sách, đứa con nít cũng biết, Bảy Viễn biết mà vẫn về đây là vì mến mộ tính cách hảo hớn của anh Tám Nghệ. Một ngựa một thương mà dám xuống tổng hành dinh Chi đội 9, anh Tám đâu có biết cái chết đang rình rập anh ở từng khúc quanh, ở từng con rạch. Nhưng Bảy Viễn không thể cho thủ hạ làm hỗn một thượng khách của dân giang hồ Bình Xuyên ngay trên lãnh địa của mình.
Tám Nghệ đã khích tướng Bảy Viễn: "Cọp ở rừng là cọp. Không lẽ về đồng lại là chồn cáo sao?"
Bảy Viễn về đây cũng là vì tấm lòng thân ái của thầy Bảy Dầu Tiếng cùng anh Mười Trí.
Nhân đây xin cám ơn ba anh Tám Nghệ, Mười Trí và Bảy Trấn...
Xin trả lời thắc mắc thứ hai: Tôi có dùng hai anh em họ Lai, thằng anh là Tư Sang, thằng em là Năm Tài. Hai tên này chữ nghĩa khá, biết làm việc nên tôi giao chúng lo mọi thứ để mình rảnh rỗi chỉ huy chung. Nếu có bằng chứng hai thằng này là người của Phòng Nhì thì chính tôi sẽ xử chúng chớ không cần phải giao cho ai.
Câu thứ ba: Về Maurice Thiên, tôi biết thằng Chệt lai này đã gần 20 năm. Nó con nhà giàu, học giỏi cưới vợ giàu, chơi thể thao hay. Khi Tây trở qua tháng 9.45, tôi biết nó bị Tây bắt, buộc phải làm việc cho Tây nhưng nó chỉ hụ hợ , dựa bệ ăn lương chớ không bắt bớ ai. Các ông nói tôi bị Tư Thiên lợi dụng song thật ra thì chính Bảy Viễn lợi dụng bình phong của Tư Thiên.
Tôi có chứa chấp ba tên Nguyễn Thành Long, Vũ Tam Anh và Lai Hữu Tài trong vài ngày, nhưng chúng có cho tôi biết là chúng đã mưu sát ông trung tướng Nguyễn Bình đâu mà biểu tôi bắt chúng nó.
Trả lời xong, Bảy Viễn thấm mệt, rút khăn tay lau mặt, cổ và cánh tay.
Chủ tọa Phạm Ngọc Thuần nói:
- Chúng ta nghỉ xả hơi rồi chiều tiếp tục.
Trong khi đại biểu nghỉ ngơi, ông Ðốc phủ Phan Văn Chương tới ngồi bên Bảy Viễn, vừa quạt vừa nói:
- Lâu nay nghe danh ông Bảy, nay mới được vinh hạnh gặp. Nếu hai ông Khu trưởng và Khu phó mà thông cảm với nhau trong hội nghị này thì tôi thật tình vô cùng sung sướng. Cả hai ông mà đều đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hết thì mặc dầu đã già yếu, tôi sẵn sàng làm thân trâu ngựa để phục vụ các ông.
Mọi người đều xúc động trước lời lẽ chân tình đó.