VietLang
03-18-2009, 11:59 AM
Chương 41 - Bản Án
Quyết định không nhận chức Khu trưởng Khu 7 của Bảy Viễn là một bất ngờ lớn đối với Thường vụ Nam bộ. Muốn giữ Bảy Viễn chỉ có nước rút lại quyết định giải thể tổ chức Bình Xuyên. Nhưng điều này không thể nhân nhượng được vì Pháp đã quyết tâm biến Bình Xuyên thành đồng minh và đang tiến tới lập chiến khu quốc gia theo chỉ thị của Cao ủy Émile Bollaert. Vậy giải quyết rắc rối này như thế nào đây? Thường vụ Nam bộ họp khẩn ngay trong đêm đó. Có hai ý kiến trái ngược nhau: Trung tướng Nguyễn Bình nhân danh ủy viên quân sự Nam bộ kiêm Phó thủ tịch ủy ban Kháng chiến
- Hành chính Nam bộ chủ trương bắt Bảy Viễn đưa ra tòa án tối cao xét xử , ông nói:
- Tôi là quân nhân, khẩu hiệu của bộ đội cách mạng là "công thưởng tội trừng". Chúng ta đã có nhiều bằng cớ chứng tỏ Bảy Viễn "đi đêm" với Phòng Nhì. Vụ Phán Huề bị bắt ở Chi đội 7 cho thấy chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Xuân với Thủ hiến Trần Văn Hữu quyết tâm ve vãn Bảy Viễn để nắm Bình Xuyên. Ðây là dịp may hiếm có Bảy Viễn đã về Nam bộ lần đầu tiên mà cũng có thể là lần duy nhất. Ta nên bắt y và đưa ra xét xử đúng luật công minh.
Nhiều vị ủy viên gật gù tán đồng ý kiến này.
Nhưng Trưởng phòng Dân quân Nam Bộ Lê Duẩn lại đưa ý kiến trái ngược lại:
- Tôi đề nghị cứ để Khu phó Lê Văn Viễn tự do về Rừng Sác. Ta không nên làm lớn chuyện vụ nầy.
Anh Ba Bình liền cật vấn anh Ba Duẩn.
- Tại sao lại tha Bảy Viễn trong khi chúng ta nắm đủ bằng cớ phản cách mạng của y?
Anh Ba Duẩn nhìn mọi người một lúc rồi thong thả trình bày:
- Bắt thì quá dễ, nhưng sẽ đổ máu, vì Bảy Viễn đã phòng thân khi mạo hiểm về đây. Ta đã phái hai ba sứ giả chí thân với Bảy Viễn thuyết phục ông ta về đây nhưng ông ta tin chắc sẽ mắc kế "điệu hổ ly sơn" nên đưa theo hai đại đội "cứng" có cả khẩu đại bác 20 ly mượn của Chi đội 4.
Nguyễn Bình cắt ngang:
- Hai đại đội cứng có nghĩa gì với cả chục trung đoàn chúng ta đang đóng rải rác khắp hai khu 7 và 8!
Anh Ba Duẩn liền nói tiếp:
- Cho tôi nói hết ý. Trung tướng ủy viên quân sự xử sự đúng cương vị quân sự của đồng chí, còn tôi là cán bộ chính trị nên tôi trình bày quan điểm của tôi về chính trị. Trước đây, đối với giáo phái, ta phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng như tảo thanh Cao Ðài, Hòa Hảo. Rất may là ta kịp thời nhận ra âm mưu chia để trị của thực dân nên đã cố gắng sửa sai. Bây giờ lại xảy ra vụ Bình Xuyên. Nếu ta bắt Bảy Viễn đem ra xử - mà tội ông ta chắc chắn phải là tử hình -thì hậu quả sẽ như thế nào? Thực dân vỗ tay khoái trá hò hét:
- Thấy chưa, tụi tôi nói có sai đâu ! Việt Minh độc quyền yêu nước, Việt Minh tiêu diệt giáo phái. Bảy Viễn theo Việt Minh ba năm, leo lên tới thức Khu trưởng Chiến khu 7 mà vẫn bị bắt giết như thường?...
Ðó, quan điểm của tôi về vấn đề Bảy Viễn là như vậy, các đồng chí thấy thế nào?
Vài người gật gù tán thưởng.
Một người nói:
- Ýý kiến của hai anh Ba đều hay, mỗi người theo cương vị mà phát biểu. Bên quân sự quyết định bắt đưa ra tòa xét xử cũng hay, bên chính trị lo ngại thực dân tuyên truyền ta độc quyền yêu nước, tàn sát giáo phái cũng chí lý...
Có tiếng cười:
- Nói như đồng chí thì ba phải quá ? Tôi đề nghị biểu quyết đúng theo nguyên tắc Ðảng.
Anh Ba Duẩn nói:
- Trước khi biểu quyết, cho tôi nói một câu chót: Bảy Viễn kéo quân về thành đầu Tây là tự y ký bản án kết thúc sinh mạng chính trị của y. Lâu nay y theo cách mạng thì được nhân dân kính yêu vì tấm lòng yêu nước của y. Nay đột nhiên y bỏ về thành là tự y vạch trần cái mặt nạ y đeo trong 3 năm qua. Theo tôi nghĩ, bản án tử hình đã do chính Bảy Viễn tự ký, chúng ta không phải bận tâm đưa y ra xử làm gì cho thêm rắc rối!
Cuối cùng, biểu quyết theo thể thức đưa tay và đa số ngả theo ý kiến của anh Ba Duẩn.
Cũng trong đêm đó, hai liên lạc viên của Chi đội 9 là Hoằng và Cung hỏa tốc xuống Nam Bộ báo cho Bảy Viễn biết tổng hành dinh của Bảy Viễn đã bị tảo thanh.
Vừa nghe tin dữ, Bảy Viễn thất sắc, hai chân như lảo đảo. Giọng hổn hển, Bảy Viễn nạt:
- Tảo thanh làm sao ? Nói kỹ cho tao nghe?
Hai tên Hoằng, Cung tranh nhau nói:
- Hai đại đội của mình vừa tới Ðồng Tháp Mười thì có lệnh tảo thanh. Chi đội nào làm theo chi đội nấy. Mấy cha chính trị viên cầm đầu bộ máy tảo thanh. Tại Chi đội 9 của mình thì thằng Tám Tâm cầm đầu. Nó có một vài trung đội trung thành chận hết các con rạch ra vô thành phố. Tư Ty vừa đưa vợ về thành thì bị Trần Công Ðức và Lưu Quý Thoái chận bắt. Tám Tâm lùng bắt mấy người thân tín của ông Bảy như ông Lâm Ngọc Ðường. Nghe nói ông Ðường nhanh nhân xuống tam bản chống vô rừng. Chưa biết có trốn thoát được không. Ba Rùm phụ trách binh công xưởng cũng bị Tám Tâm bắt. Nghe nói Ba Rùm cự nự dữ và yêu cầu ông Năm Hà can thiệp.
Bảy Viễn chửi thề:
- D.mẹ thằng Tám Tâm ? Nếu thủ tiêu nó ngay từ đầu thì đã tránh được hiểm họa ngày nay.
Tư Sang vội nói:
- Ông Tư Thiên nhận định thật là tài. Ông nói đi Nam bộ là mắc kế "điệu hổ ly sơn". Nhưng ta tương kế tựu kế. Nhân dịp này mình kéo rốc về thành. Nghe nói Thiếu tướng De la Tour sẽ dành cho mình một vùng đất bên Chánh Hưng để tạm đóng quân.
Bảy Viễn thở dài:
- Ngu quá sức ngu ! Ðã nghi gian kế mà vẫn bị mắc kế như thường. Tình thế đã vậy thì mầy cho rút quân càng nhanh càng hay!
Quyết định không nhận chức Khu trưởng Khu 7 của Bảy Viễn là một bất ngờ lớn đối với Thường vụ Nam bộ. Muốn giữ Bảy Viễn chỉ có nước rút lại quyết định giải thể tổ chức Bình Xuyên. Nhưng điều này không thể nhân nhượng được vì Pháp đã quyết tâm biến Bình Xuyên thành đồng minh và đang tiến tới lập chiến khu quốc gia theo chỉ thị của Cao ủy Émile Bollaert. Vậy giải quyết rắc rối này như thế nào đây? Thường vụ Nam bộ họp khẩn ngay trong đêm đó. Có hai ý kiến trái ngược nhau: Trung tướng Nguyễn Bình nhân danh ủy viên quân sự Nam bộ kiêm Phó thủ tịch ủy ban Kháng chiến
- Hành chính Nam bộ chủ trương bắt Bảy Viễn đưa ra tòa án tối cao xét xử , ông nói:
- Tôi là quân nhân, khẩu hiệu của bộ đội cách mạng là "công thưởng tội trừng". Chúng ta đã có nhiều bằng cớ chứng tỏ Bảy Viễn "đi đêm" với Phòng Nhì. Vụ Phán Huề bị bắt ở Chi đội 7 cho thấy chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Xuân với Thủ hiến Trần Văn Hữu quyết tâm ve vãn Bảy Viễn để nắm Bình Xuyên. Ðây là dịp may hiếm có Bảy Viễn đã về Nam bộ lần đầu tiên mà cũng có thể là lần duy nhất. Ta nên bắt y và đưa ra xét xử đúng luật công minh.
Nhiều vị ủy viên gật gù tán đồng ý kiến này.
Nhưng Trưởng phòng Dân quân Nam Bộ Lê Duẩn lại đưa ý kiến trái ngược lại:
- Tôi đề nghị cứ để Khu phó Lê Văn Viễn tự do về Rừng Sác. Ta không nên làm lớn chuyện vụ nầy.
Anh Ba Bình liền cật vấn anh Ba Duẩn.
- Tại sao lại tha Bảy Viễn trong khi chúng ta nắm đủ bằng cớ phản cách mạng của y?
Anh Ba Duẩn nhìn mọi người một lúc rồi thong thả trình bày:
- Bắt thì quá dễ, nhưng sẽ đổ máu, vì Bảy Viễn đã phòng thân khi mạo hiểm về đây. Ta đã phái hai ba sứ giả chí thân với Bảy Viễn thuyết phục ông ta về đây nhưng ông ta tin chắc sẽ mắc kế "điệu hổ ly sơn" nên đưa theo hai đại đội "cứng" có cả khẩu đại bác 20 ly mượn của Chi đội 4.
Nguyễn Bình cắt ngang:
- Hai đại đội cứng có nghĩa gì với cả chục trung đoàn chúng ta đang đóng rải rác khắp hai khu 7 và 8!
Anh Ba Duẩn liền nói tiếp:
- Cho tôi nói hết ý. Trung tướng ủy viên quân sự xử sự đúng cương vị quân sự của đồng chí, còn tôi là cán bộ chính trị nên tôi trình bày quan điểm của tôi về chính trị. Trước đây, đối với giáo phái, ta phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng như tảo thanh Cao Ðài, Hòa Hảo. Rất may là ta kịp thời nhận ra âm mưu chia để trị của thực dân nên đã cố gắng sửa sai. Bây giờ lại xảy ra vụ Bình Xuyên. Nếu ta bắt Bảy Viễn đem ra xử - mà tội ông ta chắc chắn phải là tử hình -thì hậu quả sẽ như thế nào? Thực dân vỗ tay khoái trá hò hét:
- Thấy chưa, tụi tôi nói có sai đâu ! Việt Minh độc quyền yêu nước, Việt Minh tiêu diệt giáo phái. Bảy Viễn theo Việt Minh ba năm, leo lên tới thức Khu trưởng Chiến khu 7 mà vẫn bị bắt giết như thường?...
Ðó, quan điểm của tôi về vấn đề Bảy Viễn là như vậy, các đồng chí thấy thế nào?
Vài người gật gù tán thưởng.
Một người nói:
- Ýý kiến của hai anh Ba đều hay, mỗi người theo cương vị mà phát biểu. Bên quân sự quyết định bắt đưa ra tòa xét xử cũng hay, bên chính trị lo ngại thực dân tuyên truyền ta độc quyền yêu nước, tàn sát giáo phái cũng chí lý...
Có tiếng cười:
- Nói như đồng chí thì ba phải quá ? Tôi đề nghị biểu quyết đúng theo nguyên tắc Ðảng.
Anh Ba Duẩn nói:
- Trước khi biểu quyết, cho tôi nói một câu chót: Bảy Viễn kéo quân về thành đầu Tây là tự y ký bản án kết thúc sinh mạng chính trị của y. Lâu nay y theo cách mạng thì được nhân dân kính yêu vì tấm lòng yêu nước của y. Nay đột nhiên y bỏ về thành là tự y vạch trần cái mặt nạ y đeo trong 3 năm qua. Theo tôi nghĩ, bản án tử hình đã do chính Bảy Viễn tự ký, chúng ta không phải bận tâm đưa y ra xử làm gì cho thêm rắc rối!
Cuối cùng, biểu quyết theo thể thức đưa tay và đa số ngả theo ý kiến của anh Ba Duẩn.
Cũng trong đêm đó, hai liên lạc viên của Chi đội 9 là Hoằng và Cung hỏa tốc xuống Nam Bộ báo cho Bảy Viễn biết tổng hành dinh của Bảy Viễn đã bị tảo thanh.
Vừa nghe tin dữ, Bảy Viễn thất sắc, hai chân như lảo đảo. Giọng hổn hển, Bảy Viễn nạt:
- Tảo thanh làm sao ? Nói kỹ cho tao nghe?
Hai tên Hoằng, Cung tranh nhau nói:
- Hai đại đội của mình vừa tới Ðồng Tháp Mười thì có lệnh tảo thanh. Chi đội nào làm theo chi đội nấy. Mấy cha chính trị viên cầm đầu bộ máy tảo thanh. Tại Chi đội 9 của mình thì thằng Tám Tâm cầm đầu. Nó có một vài trung đội trung thành chận hết các con rạch ra vô thành phố. Tư Ty vừa đưa vợ về thành thì bị Trần Công Ðức và Lưu Quý Thoái chận bắt. Tám Tâm lùng bắt mấy người thân tín của ông Bảy như ông Lâm Ngọc Ðường. Nghe nói ông Ðường nhanh nhân xuống tam bản chống vô rừng. Chưa biết có trốn thoát được không. Ba Rùm phụ trách binh công xưởng cũng bị Tám Tâm bắt. Nghe nói Ba Rùm cự nự dữ và yêu cầu ông Năm Hà can thiệp.
Bảy Viễn chửi thề:
- D.mẹ thằng Tám Tâm ? Nếu thủ tiêu nó ngay từ đầu thì đã tránh được hiểm họa ngày nay.
Tư Sang vội nói:
- Ông Tư Thiên nhận định thật là tài. Ông nói đi Nam bộ là mắc kế "điệu hổ ly sơn". Nhưng ta tương kế tựu kế. Nhân dịp này mình kéo rốc về thành. Nghe nói Thiếu tướng De la Tour sẽ dành cho mình một vùng đất bên Chánh Hưng để tạm đóng quân.
Bảy Viễn thở dài:
- Ngu quá sức ngu ! Ðã nghi gian kế mà vẫn bị mắc kế như thường. Tình thế đã vậy thì mầy cho rút quân càng nhanh càng hay!