VietLang
03-20-2009, 11:36 PM
Chương 68 - Sinh Nghê Tử Nghiệp
Sau khi tìm hiểu kinh nghiệm của "cọp Cai Lậy", Tư Sang tham khảo hồ sơ về Cò Bazin, một hung thần ngự trị khá lâu tại bót Catinat.
Ngồi chễm chệ trên chiếc ghế bành của Bazin, đọc biên bản về cái chết của Bazin, Tư Sang không khỏi rùng mình. Hắn thầm nhủ: "Sanh nghề tử nghiệp".
Bazin sống và làm việc như một cái máy, lúc nào cũng cảnh giác, đề phòng. Bazin ở trên lầu một cao ốc đường Catinat. Hằng ngày, Bazin từ trên lầu xuống, đi trên đường Catinat, quẹo mặt, theo đường Lê Thánh Tôn để lên xe hơi của ông ta mà tài xế đã chờ sẵn tại bãi xe trước Tòa Ðô chính Sài Gòn (Uy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh hiện nay).
Ngày 28.4.1950, đội ám sát Công an xung phong của La Văn Liếm đã phục sẳn trên chặng đường ngắn không tới một ngàn mét này. Một đội viên đội nón nỉ màu nâu vờ ngồi đọc báo trên băng trong vườn hoa nhỏ ngay trước cửa cao ốc của Bazin. Khi hắn bước ra đường Catinat thì anh này quơ chiếc nón làm hiệu cho tổ trưởng đứng tại ngã tư Catinat - D espagne, ngang nhà hàng La Pagode. Anh tổ trưởng cũng giở nón làm hiệu cho một đội viên thủ súng lục đứng chờ sẵn ở tiệm thuốc tây Métropole trên đường D espagne. Khi Bazin đi ngang qua với một Ðại úy Không quân, anh đội viên này lặng lẽ đi theo, cánh sau vài ba bước. Bất ngờ tên Ðại úy Không quân quay lại, đúng vào lúc anh này cho tay vào túi quần. Biết đã gặp Việt Minh, tên Ðại úy xáp tới đạp vào người anh đội viên. Anh này té vô vách tường nhưng vẫn nổ súng từ trong túi quần. Ðạn trúng ngay tên Ðại úy. Lập tức anh rút súng ra bắn hết mấy viên còn lại vô ngực Bazin. Bắn xong anh chạy tới chiếc traction đậu sẵn ở bãi đậu xe trước Tòa Ðô chính. Một đội viên khác có nhiệm vụ yểm trợ anh đã bắn tên tài xế của Bazin, nhưng tên này nhanh chân chui xuống gầm xe. Cả hai nhảy lên xe vọt ngay, tất cả về điểm tập kết để ra bưng sau đó .
Vụ ám sát diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 5 phút, không lực lượng an ninh nào kịp trở tay. Loạt đạn đầu gây thương vong cho Ðại úy Không quân Roger, bay qua nhà hàng La Pagode làm bể các tủ kính chưng rượu và bánh ngọt. Dân sang ăn điểm tâm tại đây hốt hoảng nằm móp xuống nền gạch bông. Chừng cảnh sát tới thì chiếc traction của đội ám sát đã mất dạng.
Mật thám Pháp biết được một người trong đội ám sát này là do tình cờ mà thôi. Một thằng Tây sáng đó đi ngang qua Tòa Ðô chính thấy một đồng nghiệp cùng sở làm ở Tân Sơn Nhất đang ngồi sau vô lăng chiếc traction đậu trước Tòa Ðô chính. Về sau nghe kể chuyện nổ súng và các hung thủ thoát thân trên chiếc traction, thằng Tây này mới đến bót cảnh sát tố giác tài xế là người làm cùng sở với anh ta. Thế là mật thám sưu tra ngay và in áp phích bố cáo trọng thưởng ai chỉ bắt người có ảnh in kèm theo. Nhưng dù nhanh mấy, chúng cũng chạy sau. Bộ ba trong đó có tài xế đã nhảy ra bưng ngay chiều hôm ấy....
Tư Sang rút khăn tay lau mồ hôi trán. Hắn còn lạ gì các ban Công tác thành. Toàn là những cảm tử quân, được huấn luyện thuần thục dể thọc sâu đánh hiểm. Và nguy hiểm hơn hết là tinh thần dũng cảm, táo bạo, xem cái chết nhẹ tợ lông hồng.
Ngay cả phụ nữ cũng có một đơn vị cảm tử là trung đội Minh Khai đã ném lựu đạn vô rạp chiếu bóng Majestic (nay là Cửu Long). Lần đó có trên 50 sĩ quan Hải quân bị thương vong vì hai trái lựu đạn của ba cô nữ sinh thành phố ra bưng học quân sự rồi về Sài Gòn hoạt động.
Học được gì trong cái chết của Bazin đây?
Tư Sang ngẫm nghĩ Bazin chết vì sống như cái máy. Thức dậy, xuống lầu, ra xe, tới sở đúng giờ giấc. Do đó Việt Minh rất dễ vạch kế hoạch hành động.
Từ đó Tư Sang luôn thay đổi lộ trình và giờ giấc . Dù cẩn thận như vậy, Tư Sang cũng luôn luôn bị cái chết của Bazin ám ảnh. Thế mới biết cái chức Giám đốc Công an Ðô thành không ngon ăn chút nào. Nơi ghế bành của Bazin mà Tư Sang thấy chông chênh như ngồi ghế ba chân.
Vẫn chưa hết những cơn ác mộng. Ngày 31.7.1951, một tin dữ làm chấn động cả Sài Gòn lẫn Paris: tướng Chanson - Tư lệnh quân đội Pháp tại Nam phần Việt Nam và Thủ hiến Thái Lập Thành, người thay Trần Văn Hữu, đã bị quân cảm tử thanh toán trong chuyến kinh lý tỉnh Sa Ðéc.
Cả hai vừa tới khán đài trong sân vận động tỉnh thì một người lính băng ngang hàng rào bảo vệ tiến tới. Cách hai ông ba thước, anh ta rút tay khỏi túi quần đứng nghiêm chào đúng kiểu cách nhà binh. Liền đó trái lựu đạn trong túi quần đã rút chốt sẳn phát nổ, một nửa thân mình anh ta bay mất. Trên khán đài, tướng Chanson và Thủ hiến Thái Lập Thành chết tại chỗ, một số sĩ quan trong đó có một Ðại tá bị thương nặng.
Tư Sang lập tức cho điều tra nhưng không tài nào biết vụ tấn công cảm tử này thuộc về cơ quan, đơn vị nào. Sau đó, mật thám Pháp cả quyết đây là "cú" của Ðại tá Trịnh Minh Thế, chỉ huy trưởng Cao Ðài Liên Minh - nhóm này ly khai với Tòa thánh Tây Ninh và có xu hướng thân Mỹ.
Phòng Nhì cũng căn cứ vào bộ sắc phục Cao Ðài của hung thủ, đoán là nhóm Cao Ðài thân Mỹ muốn " dằn mặt" Pháp .
Riêng Tư Sang thì dù không nắm được chút gì về nhân chứng, vật chứng nhưng cũng quyết đoán đây là "chiến công" của Việt Minh bởi lẽ không ai dám hy sinh vì nghĩa lớn như Việt Minh.
Tư Sang thấy mình đã lở leo lên lưng cọp rồi, nhảy xuống cũng chết, chi bằng mình giết trước, chớ để chúng giết mình.
Công an Bình Xuyên từ đó nổi danh tàn ác còn hơn cả "cọp Cai Lậy" hay Cò Bazin.
Sau khi tìm hiểu kinh nghiệm của "cọp Cai Lậy", Tư Sang tham khảo hồ sơ về Cò Bazin, một hung thần ngự trị khá lâu tại bót Catinat.
Ngồi chễm chệ trên chiếc ghế bành của Bazin, đọc biên bản về cái chết của Bazin, Tư Sang không khỏi rùng mình. Hắn thầm nhủ: "Sanh nghề tử nghiệp".
Bazin sống và làm việc như một cái máy, lúc nào cũng cảnh giác, đề phòng. Bazin ở trên lầu một cao ốc đường Catinat. Hằng ngày, Bazin từ trên lầu xuống, đi trên đường Catinat, quẹo mặt, theo đường Lê Thánh Tôn để lên xe hơi của ông ta mà tài xế đã chờ sẵn tại bãi xe trước Tòa Ðô chính Sài Gòn (Uy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh hiện nay).
Ngày 28.4.1950, đội ám sát Công an xung phong của La Văn Liếm đã phục sẳn trên chặng đường ngắn không tới một ngàn mét này. Một đội viên đội nón nỉ màu nâu vờ ngồi đọc báo trên băng trong vườn hoa nhỏ ngay trước cửa cao ốc của Bazin. Khi hắn bước ra đường Catinat thì anh này quơ chiếc nón làm hiệu cho tổ trưởng đứng tại ngã tư Catinat - D espagne, ngang nhà hàng La Pagode. Anh tổ trưởng cũng giở nón làm hiệu cho một đội viên thủ súng lục đứng chờ sẵn ở tiệm thuốc tây Métropole trên đường D espagne. Khi Bazin đi ngang qua với một Ðại úy Không quân, anh đội viên này lặng lẽ đi theo, cánh sau vài ba bước. Bất ngờ tên Ðại úy Không quân quay lại, đúng vào lúc anh này cho tay vào túi quần. Biết đã gặp Việt Minh, tên Ðại úy xáp tới đạp vào người anh đội viên. Anh này té vô vách tường nhưng vẫn nổ súng từ trong túi quần. Ðạn trúng ngay tên Ðại úy. Lập tức anh rút súng ra bắn hết mấy viên còn lại vô ngực Bazin. Bắn xong anh chạy tới chiếc traction đậu sẵn ở bãi đậu xe trước Tòa Ðô chính. Một đội viên khác có nhiệm vụ yểm trợ anh đã bắn tên tài xế của Bazin, nhưng tên này nhanh chân chui xuống gầm xe. Cả hai nhảy lên xe vọt ngay, tất cả về điểm tập kết để ra bưng sau đó .
Vụ ám sát diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 5 phút, không lực lượng an ninh nào kịp trở tay. Loạt đạn đầu gây thương vong cho Ðại úy Không quân Roger, bay qua nhà hàng La Pagode làm bể các tủ kính chưng rượu và bánh ngọt. Dân sang ăn điểm tâm tại đây hốt hoảng nằm móp xuống nền gạch bông. Chừng cảnh sát tới thì chiếc traction của đội ám sát đã mất dạng.
Mật thám Pháp biết được một người trong đội ám sát này là do tình cờ mà thôi. Một thằng Tây sáng đó đi ngang qua Tòa Ðô chính thấy một đồng nghiệp cùng sở làm ở Tân Sơn Nhất đang ngồi sau vô lăng chiếc traction đậu trước Tòa Ðô chính. Về sau nghe kể chuyện nổ súng và các hung thủ thoát thân trên chiếc traction, thằng Tây này mới đến bót cảnh sát tố giác tài xế là người làm cùng sở với anh ta. Thế là mật thám sưu tra ngay và in áp phích bố cáo trọng thưởng ai chỉ bắt người có ảnh in kèm theo. Nhưng dù nhanh mấy, chúng cũng chạy sau. Bộ ba trong đó có tài xế đã nhảy ra bưng ngay chiều hôm ấy....
Tư Sang rút khăn tay lau mồ hôi trán. Hắn còn lạ gì các ban Công tác thành. Toàn là những cảm tử quân, được huấn luyện thuần thục dể thọc sâu đánh hiểm. Và nguy hiểm hơn hết là tinh thần dũng cảm, táo bạo, xem cái chết nhẹ tợ lông hồng.
Ngay cả phụ nữ cũng có một đơn vị cảm tử là trung đội Minh Khai đã ném lựu đạn vô rạp chiếu bóng Majestic (nay là Cửu Long). Lần đó có trên 50 sĩ quan Hải quân bị thương vong vì hai trái lựu đạn của ba cô nữ sinh thành phố ra bưng học quân sự rồi về Sài Gòn hoạt động.
Học được gì trong cái chết của Bazin đây?
Tư Sang ngẫm nghĩ Bazin chết vì sống như cái máy. Thức dậy, xuống lầu, ra xe, tới sở đúng giờ giấc. Do đó Việt Minh rất dễ vạch kế hoạch hành động.
Từ đó Tư Sang luôn thay đổi lộ trình và giờ giấc . Dù cẩn thận như vậy, Tư Sang cũng luôn luôn bị cái chết của Bazin ám ảnh. Thế mới biết cái chức Giám đốc Công an Ðô thành không ngon ăn chút nào. Nơi ghế bành của Bazin mà Tư Sang thấy chông chênh như ngồi ghế ba chân.
Vẫn chưa hết những cơn ác mộng. Ngày 31.7.1951, một tin dữ làm chấn động cả Sài Gòn lẫn Paris: tướng Chanson - Tư lệnh quân đội Pháp tại Nam phần Việt Nam và Thủ hiến Thái Lập Thành, người thay Trần Văn Hữu, đã bị quân cảm tử thanh toán trong chuyến kinh lý tỉnh Sa Ðéc.
Cả hai vừa tới khán đài trong sân vận động tỉnh thì một người lính băng ngang hàng rào bảo vệ tiến tới. Cách hai ông ba thước, anh ta rút tay khỏi túi quần đứng nghiêm chào đúng kiểu cách nhà binh. Liền đó trái lựu đạn trong túi quần đã rút chốt sẳn phát nổ, một nửa thân mình anh ta bay mất. Trên khán đài, tướng Chanson và Thủ hiến Thái Lập Thành chết tại chỗ, một số sĩ quan trong đó có một Ðại tá bị thương nặng.
Tư Sang lập tức cho điều tra nhưng không tài nào biết vụ tấn công cảm tử này thuộc về cơ quan, đơn vị nào. Sau đó, mật thám Pháp cả quyết đây là "cú" của Ðại tá Trịnh Minh Thế, chỉ huy trưởng Cao Ðài Liên Minh - nhóm này ly khai với Tòa thánh Tây Ninh và có xu hướng thân Mỹ.
Phòng Nhì cũng căn cứ vào bộ sắc phục Cao Ðài của hung thủ, đoán là nhóm Cao Ðài thân Mỹ muốn " dằn mặt" Pháp .
Riêng Tư Sang thì dù không nắm được chút gì về nhân chứng, vật chứng nhưng cũng quyết đoán đây là "chiến công" của Việt Minh bởi lẽ không ai dám hy sinh vì nghĩa lớn như Việt Minh.
Tư Sang thấy mình đã lở leo lên lưng cọp rồi, nhảy xuống cũng chết, chi bằng mình giết trước, chớ để chúng giết mình.
Công an Bình Xuyên từ đó nổi danh tàn ác còn hơn cả "cọp Cai Lậy" hay Cò Bazin.