VietLang
03-20-2009, 11:43 PM
Chương 70 - Thống Tướng Thống Tướng De Lattre
Cuối tháng 10.1950, Cao ủy Pignon từ Sài Gòn ra Hà Nội và thấy thủ đô đang lâm vào tình thế hiểm nguy.
Thành phố đã bị Việt Minh bao vây bốn phía. Trong khi đó, báo chí Pháp loan tin Cao ủy Pignon sắp bị thay vì để "cộng quân" thắng thế khắp nơi. Tổng thống Pháp mời các tướng tên tuổi sang Ðông Dương cứu nguy. Tướng Juin đang sống đế vương tại Maroc không muốn "thả mồi bắt bóng". Tướng Koenig thì chịu sang Ðông Dương với điều kiện phải có viện binh nhưng Pháp không có quân dự trử . Tổng thống Auriol mời Thống tướng De Lattre.
De Lattre biết tình thế vô vọng nhưng vì nhiệm vụ mà lãnh lệnh ra đi.
Ngày 17.12.1950, De Lattre tới Sài Gòn. ông tướng 5 sao này rất khó tính, nghe ông sang là các tướng tá đều lo. Ðã đọc báo cáo của tướng Tổng thanh tra Revers, De Lattre biết tình hình tồi tệ của Ðông Dương. Quân đội không có tướng chỉ huy có tài . Chính con trai ông là Trung úy Bernard cũng đã viết thư cho ông và than "không có chỉ huy ở việt Nam". Ai nấy đều lo làm giàu và ăn chơi. De Lattre thấy Ðại Thế Giới là một cái gai làm ông khó chịu. Không thể để một số người vui đùa trên nỗi khổ của binh sĩ. Làm sao binh sĩ chiến đấu được trong khi chung quanh thiên hạ chỉ lo du hí !
Công việc đầu tiên của De Lattre là chấn chỉnh tinh thần mọi người. De Lattre tới trường trung học Chasseloup "lên lớp" kêu gọi thanh niên xung phong đầu quân bảo vệ "thế giới tự do". Sau đó Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ra lệnh tổng động viên.
Không thấy Quốc trưởng Bảo Ðại ở Hà Nội hay ở Sài Gòn, De Lattre tốc lên Ðà Lạt. Rất may là khi hay tin De Lattre sắp sang Việt Nam, Nguyễn Ðệ đã đánh điện sang Cannes mời Cựu hoàng về nhiệm sở.
Bảo Ðại dư biết De Lattre là người nóng như lửa, nay lại được tấn phong Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy thì đáng sợ không nên giỡn mặt. Lập tức Bảo Ðại bay về Ðà Lạt.
Bảo Ðại tiếp đón tướng De Lattre rất long trọng. Biết De Lattre thích săn bắn, Bảo Ðại tổ chức một chuyến đi săn trên Ban Mê Thuộc, sau đó đưa ông ta lên Lạc (hồ Lạc Thiện). Ðầy là nơi nghỉ .ngơi và săn bắn lý tưởng nhất Ðông Dương. Rừng cao nguyên có đầy đủ dã thú như hổ, voi, báo và đặc biệt là tê giác. Ngôi nhà sàn xinh xinh của Bảo Ðại lại đầy đủ tiện nghi. Ghế bành trải da cọp, nơi gác chân là chân voi . Trên vách treo gạc nai, ngà voi... Trong cùng có một tủ sách vài trăm quyển. Ðặc biệt là rất nhiều giường cá nhân nệm cao trải drap trắng. Nếu cần mỹ nhân thì chỉ bốc điện thoại lên là vài giờ sau có ngay.
Trong khi uống rượu cần với Bảo Ðại, De Lattre tranh thủ uốn nắn Cựu hoàng:
- Cuộc sống của ngài thật là thú vị, nhưng ngài cũng nên nhín chút thì giờ lo việc nước.
Bảo Ðại cười:
- Thống tướng muốn tôi làm gì đây trong tình thế này? Quân đội thiện chiến của Ðại Pháp với các danh tướng Leclerc, Sa lan, Valluy còn không ngăn được làn sóng đỏ thì một phế đế như tôi làm được gì ?
De Lattre:
- Ít ra ngài cũng không nên liên kết với viên tướng gốc giang hồ Bảy Viễn mở Ðại Thế Giới giữa Sài Gòn....
Bảo Ðại lắc đầu:
- Thống tướng ở xa nên không nắm được cụ thể. Ðại Thế Giới không phải do Bảy Viễn hay tôi lập ra mà do Ðô đốc D argenlieu ký giấy phép cho thành lập khi quân đội Pháp mới sang đây. Nếu cho khu giải trí này là phi đạo đức thì trước nhất nên khiển trách Ðô đốc. Ông ta là thầy tu mà lại dám ký giấy phép cho mở giải trí trường.
Có lẽ ông ta nghĩ nước nào cũng phải có nơi vui chơi giải trí. Không tập trung lại một nơi để dễ kiểm soát thì người ta sẽ chơi lén lút. Các nhà chứa cũng nên làm công khai để chị em được bác sĩ khám bệnh đàng hoàng. Nếu cấm thì họ sẽ làm ăn lén lút, càng có hại cho dân chúng mà trước hết là cho quân nhân.
De Lattre lắc đầu:
- Dù ai cho phép đi nữa, Ðại Thế Giới không có đạo lý.
Bảo Ðại:
- Xin cho tôi nói hết ý. Ðến đời cao ủy Bollaert, rồi Pignon cũng tái ký giấy phép triển hạn Ðại Thế Giới. Trước đây Lâm Giêng là người Hoa gốc Ma Cao thầu khai thác. Hàng quý chúng gửi về xứ cả triệu bạc. Ðến khi Bảy Viễn trúng thầu thì số thu nhập đó được dùng vào việc công ích, như chi cho quỹ nuôi quân. Bình Xuyên không lãnh lương của Pháp như quân đội giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo.... Bình Xuyên cũng dùng tiền đó xây Bộ chỉ huy và trại gia binh khang trang không kém trại lính thân binh, có khi còn khang trang hơn.
De Lattre vẫn lắc dầu:
- Ngài không nên can thiệp sâu vào việc kinh doanh của Bảy Viễn. ông ta khác, ngài khác. Không nên để thế giới đánh giá Quốc trưởng là một tay chơi, rất có hại cho uy danh của ngài. Ngày mai tôi ra Hà Nội, (ra nghị ngài thu xếp cùng đi với tôi. Một Quốc trưởng cần có mặt những nơi đầu sóng ngọn gió với quân đội, điều đó có lợi cho ngài.
Bảo Ðại từ chối khéo:
- Như đã nói, chuyện đánh đấm là chuyện của các danh tướng như Thống tướng. Tôi ra đó làm gì? Xin chúc ngài thượng lộ bình an.
Cuối tháng 10.1950, Cao ủy Pignon từ Sài Gòn ra Hà Nội và thấy thủ đô đang lâm vào tình thế hiểm nguy.
Thành phố đã bị Việt Minh bao vây bốn phía. Trong khi đó, báo chí Pháp loan tin Cao ủy Pignon sắp bị thay vì để "cộng quân" thắng thế khắp nơi. Tổng thống Pháp mời các tướng tên tuổi sang Ðông Dương cứu nguy. Tướng Juin đang sống đế vương tại Maroc không muốn "thả mồi bắt bóng". Tướng Koenig thì chịu sang Ðông Dương với điều kiện phải có viện binh nhưng Pháp không có quân dự trử . Tổng thống Auriol mời Thống tướng De Lattre.
De Lattre biết tình thế vô vọng nhưng vì nhiệm vụ mà lãnh lệnh ra đi.
Ngày 17.12.1950, De Lattre tới Sài Gòn. ông tướng 5 sao này rất khó tính, nghe ông sang là các tướng tá đều lo. Ðã đọc báo cáo của tướng Tổng thanh tra Revers, De Lattre biết tình hình tồi tệ của Ðông Dương. Quân đội không có tướng chỉ huy có tài . Chính con trai ông là Trung úy Bernard cũng đã viết thư cho ông và than "không có chỉ huy ở việt Nam". Ai nấy đều lo làm giàu và ăn chơi. De Lattre thấy Ðại Thế Giới là một cái gai làm ông khó chịu. Không thể để một số người vui đùa trên nỗi khổ của binh sĩ. Làm sao binh sĩ chiến đấu được trong khi chung quanh thiên hạ chỉ lo du hí !
Công việc đầu tiên của De Lattre là chấn chỉnh tinh thần mọi người. De Lattre tới trường trung học Chasseloup "lên lớp" kêu gọi thanh niên xung phong đầu quân bảo vệ "thế giới tự do". Sau đó Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ra lệnh tổng động viên.
Không thấy Quốc trưởng Bảo Ðại ở Hà Nội hay ở Sài Gòn, De Lattre tốc lên Ðà Lạt. Rất may là khi hay tin De Lattre sắp sang Việt Nam, Nguyễn Ðệ đã đánh điện sang Cannes mời Cựu hoàng về nhiệm sở.
Bảo Ðại dư biết De Lattre là người nóng như lửa, nay lại được tấn phong Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy thì đáng sợ không nên giỡn mặt. Lập tức Bảo Ðại bay về Ðà Lạt.
Bảo Ðại tiếp đón tướng De Lattre rất long trọng. Biết De Lattre thích săn bắn, Bảo Ðại tổ chức một chuyến đi săn trên Ban Mê Thuộc, sau đó đưa ông ta lên Lạc (hồ Lạc Thiện). Ðầy là nơi nghỉ .ngơi và săn bắn lý tưởng nhất Ðông Dương. Rừng cao nguyên có đầy đủ dã thú như hổ, voi, báo và đặc biệt là tê giác. Ngôi nhà sàn xinh xinh của Bảo Ðại lại đầy đủ tiện nghi. Ghế bành trải da cọp, nơi gác chân là chân voi . Trên vách treo gạc nai, ngà voi... Trong cùng có một tủ sách vài trăm quyển. Ðặc biệt là rất nhiều giường cá nhân nệm cao trải drap trắng. Nếu cần mỹ nhân thì chỉ bốc điện thoại lên là vài giờ sau có ngay.
Trong khi uống rượu cần với Bảo Ðại, De Lattre tranh thủ uốn nắn Cựu hoàng:
- Cuộc sống của ngài thật là thú vị, nhưng ngài cũng nên nhín chút thì giờ lo việc nước.
Bảo Ðại cười:
- Thống tướng muốn tôi làm gì đây trong tình thế này? Quân đội thiện chiến của Ðại Pháp với các danh tướng Leclerc, Sa lan, Valluy còn không ngăn được làn sóng đỏ thì một phế đế như tôi làm được gì ?
De Lattre:
- Ít ra ngài cũng không nên liên kết với viên tướng gốc giang hồ Bảy Viễn mở Ðại Thế Giới giữa Sài Gòn....
Bảo Ðại lắc đầu:
- Thống tướng ở xa nên không nắm được cụ thể. Ðại Thế Giới không phải do Bảy Viễn hay tôi lập ra mà do Ðô đốc D argenlieu ký giấy phép cho thành lập khi quân đội Pháp mới sang đây. Nếu cho khu giải trí này là phi đạo đức thì trước nhất nên khiển trách Ðô đốc. Ông ta là thầy tu mà lại dám ký giấy phép cho mở giải trí trường.
Có lẽ ông ta nghĩ nước nào cũng phải có nơi vui chơi giải trí. Không tập trung lại một nơi để dễ kiểm soát thì người ta sẽ chơi lén lút. Các nhà chứa cũng nên làm công khai để chị em được bác sĩ khám bệnh đàng hoàng. Nếu cấm thì họ sẽ làm ăn lén lút, càng có hại cho dân chúng mà trước hết là cho quân nhân.
De Lattre lắc đầu:
- Dù ai cho phép đi nữa, Ðại Thế Giới không có đạo lý.
Bảo Ðại:
- Xin cho tôi nói hết ý. Ðến đời cao ủy Bollaert, rồi Pignon cũng tái ký giấy phép triển hạn Ðại Thế Giới. Trước đây Lâm Giêng là người Hoa gốc Ma Cao thầu khai thác. Hàng quý chúng gửi về xứ cả triệu bạc. Ðến khi Bảy Viễn trúng thầu thì số thu nhập đó được dùng vào việc công ích, như chi cho quỹ nuôi quân. Bình Xuyên không lãnh lương của Pháp như quân đội giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo.... Bình Xuyên cũng dùng tiền đó xây Bộ chỉ huy và trại gia binh khang trang không kém trại lính thân binh, có khi còn khang trang hơn.
De Lattre vẫn lắc dầu:
- Ngài không nên can thiệp sâu vào việc kinh doanh của Bảy Viễn. ông ta khác, ngài khác. Không nên để thế giới đánh giá Quốc trưởng là một tay chơi, rất có hại cho uy danh của ngài. Ngày mai tôi ra Hà Nội, (ra nghị ngài thu xếp cùng đi với tôi. Một Quốc trưởng cần có mặt những nơi đầu sóng ngọn gió với quân đội, điều đó có lợi cho ngài.
Bảo Ðại từ chối khéo:
- Như đã nói, chuyện đánh đấm là chuyện của các danh tướng như Thống tướng. Tôi ra đó làm gì? Xin chúc ngài thượng lộ bình an.