VietLang
03-20-2009, 11:46 PM
Chương 71 - Thủ Tướng Ngô Đình Diệm
Từ biệt điện Ðà Lạt, Bảo Ðại theo dõi tình hình chiến sự.
Pháp đang trên đà thua. Ðánh không thắng, các tướng Pháp chọn chiến thuật con nhím - co cụm lại các vị trí cố thủ, nhử đại quân đối phương tới để tiêu diệt. Không phải là nhà quân sự nhưng Bảo Ðại chỉ cần nhìn danh sách các đại tướng Pháp lần lượt ra đi cũng đủ biết đại sự không êm rồi: Leclerc, Valluy, Sa lan, Blaizot, Carpentier, De Lattre rồi tới Navarre là tướng đang kẹt trong chủ trương cố thủ Ðiện Biên Phủ.
Ðể theo dõi tình hình, Bảo Ðại quyết định trở qua Pháp, vì theo Cựu hoàng, số phận Việt Nam sẽ được giải quyết tại bàn hội nghị giữa các cường quốc đang họp tại Genève.
Hàng ngày đọc báo, Bảo Ðại thất vọng về. Tướng Bedell Smith vô đề ngay:
- Tôi không tin rằng ngài và người Pháp đạt được một cuộc ngưng chiến trong danh dự với cộng sản. Họ không muốn chia đất nước Việt Nam, các ngài cũng vậy. Ngài nên tiếp tục cuộc chiến đồng thời thương thuyết để đi tới hòa bình. Tổng thống Eisenhower không thể trực tiếp can thiệp vì lý do chính trị nội bộ, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên. Nhờ chủ trương đưa lính Mỹ từ Triều Tiên hồi hương mà ông ta đắc cử tổng thống. Nay không thể dưa quân đội Mỹ sang Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể đem lại cho ngài một quân đội Việt Nam hùng mạnh mà các ngài đang cần. Chúng tôi sẽ huấn luyện quân đội của ngài. Ngài chỉ cần bổ nhiệm các tướng lĩnh và bộ tham mưu. Ngài hãy làm áp lực để người Pháp giao chúng tôi nhiệm vụ huấn luyện các sư đoàn mới thành lập của ngài. Ðây là tất cả những gì chúng tôi có thể can thiệp.
Ðể Bảo Ðại an tâm, Bedell Smith nói thêm:
- Vì ngoại trưởng, trưởng đoàn thương thuyết Foster Dulles bay về Mỹ nên tôi phải đi thay. Nếu Ngoại trưởng còn ở Pháp thì đích thân ông ta sẽ tới gặp ngài để trao đổi những điều cơ mật như hôm nay.
Bảo Ðại giữ thái độ dè dặt trước đề nghị của Mỹ. Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió của Cựu hoàng đã tạo cho ông một sự cẩn trọng. Làm thế nào không bị ràng buộc là tối ưu.
Vài ngày sau, Mỹ lại đưa đề nghị mới với Bảo Ðại: yêu cầu Bảo Ðại nhận Ngô Ðình Diệm làm Thủ tướng sau khi ký kết hội nghi Genève chia hai Việt Nam từ vĩ tuyến 17.
Bảo Ðại không ưa Ngô Ðình Diệm vì trước đó đã đụng chạm về chính kiến. Nhưng trong thế kẹt, đành phải chọn kẻ "cựu thù" làm Thủ tướng. Cựu hoàng đâu biết quyết định này sẽ đưa tới tai họa cho mình vài năm sau.
Tình hình diễn biến nhanh đến chóng mặt.
Bảy Viễn lúc nào cũng nghe ngóng về số phận của Cựu hoàng, vì đó là lọng che đầu của viên Thiếu tướng gốc Bình Xuyên.
Nghe tin Bảo Ðại mời Ngô Ðình Diệm về nước làm Thủ tướng, Bảy Viễn lấy làm lo. Nghe nói Diệm là một người ngoan đạo, có ông anh là Tổng giám mục Ngô Ðình Thục, Bảy Viễn sợ vị Thủ tướng ngoan đạo này sẽ đóng cửa các giải trí trường thì Bình Xuyên mất "vú sữa" đã nuôi ông ta mấy năm qua.
Ngô Ðình Diệm về nước vào cuối tháng 6.1954. Ai cũng biết Diệm là "hàng tồn kho" của Mỹ.
Khi đưa Diệm về, Mỹ nâng viện trợ lên 500 triệu mỹ kim/năm, nhưng đưa thẳng cho Việt Nam chứ không qua tay người Pháp đồng thời cũng đưa sang một đoàn cố vấn quân sự làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh để dần dần hình thành một quân đội quốc gia hùng mạnh.
Diệm bỏ xứ sang Mỹ sống trong tu viện để chờ thời trong nhiều năm, tới khi Mỹ làm áp lực buộc Bảo Ðại mời Diệm về nước làm Thủ tướng thì Diệm coi như mình "tu đã đắc dạo". Công việc đầu tiên của Diệm là về Huế làm lễ "vinh quy bái tổ .
Chuyện éo le là ở đất Thần kinh, không ai biết "chí sĩ" họ Ngô là ai ngoài một số ít quan lớn triều đình. Nhưng khi máy bay chuẩn bị đáp xuống cố đô Huế thì Ngô Ðình Diệm bỗng sáng rỡ cặp mắt: một tấm thảm đỏ được trải từ nơi phi cơ đậu cho tới phòng khánh tiết nhà ga.
Ai đã có sáng kiến tiếp đón thủ tướng với nghi thức trọng thế ấy? Vừa xuống thang máy bay, Diệm hỏi ngay thị trưởng Huế. Thị trưởng Huế chỉ một sĩ quan, đó là thiếu úy Bảo an đoàn Tôn Thất Ðính.
Diệm gật gù nói:
- Hãy nâng đở hắn ta cho tôi!
Hồi ấy, Tôn Thất Ðính chỉ là một sĩ quan quèn. Nhờ sáng kiến chạy bay ra chợ Ðông Ba mua chiếu manh bảy tấc về nhuộm đỏ kết lại thành thảm đỏ mà sau này lên như diều gặp gió.
Nhưng chính kẻ chịu ơn mưa móc của Diệm lại là kẻ đóng vai trò then chốt trong chiến dịch Bravo II kết liễu đời bạo chúa nhà họ Ngô 10 năm sau.
Từ biệt điện Ðà Lạt, Bảo Ðại theo dõi tình hình chiến sự.
Pháp đang trên đà thua. Ðánh không thắng, các tướng Pháp chọn chiến thuật con nhím - co cụm lại các vị trí cố thủ, nhử đại quân đối phương tới để tiêu diệt. Không phải là nhà quân sự nhưng Bảo Ðại chỉ cần nhìn danh sách các đại tướng Pháp lần lượt ra đi cũng đủ biết đại sự không êm rồi: Leclerc, Valluy, Sa lan, Blaizot, Carpentier, De Lattre rồi tới Navarre là tướng đang kẹt trong chủ trương cố thủ Ðiện Biên Phủ.
Ðể theo dõi tình hình, Bảo Ðại quyết định trở qua Pháp, vì theo Cựu hoàng, số phận Việt Nam sẽ được giải quyết tại bàn hội nghị giữa các cường quốc đang họp tại Genève.
Hàng ngày đọc báo, Bảo Ðại thất vọng về. Tướng Bedell Smith vô đề ngay:
- Tôi không tin rằng ngài và người Pháp đạt được một cuộc ngưng chiến trong danh dự với cộng sản. Họ không muốn chia đất nước Việt Nam, các ngài cũng vậy. Ngài nên tiếp tục cuộc chiến đồng thời thương thuyết để đi tới hòa bình. Tổng thống Eisenhower không thể trực tiếp can thiệp vì lý do chính trị nội bộ, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên. Nhờ chủ trương đưa lính Mỹ từ Triều Tiên hồi hương mà ông ta đắc cử tổng thống. Nay không thể dưa quân đội Mỹ sang Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể đem lại cho ngài một quân đội Việt Nam hùng mạnh mà các ngài đang cần. Chúng tôi sẽ huấn luyện quân đội của ngài. Ngài chỉ cần bổ nhiệm các tướng lĩnh và bộ tham mưu. Ngài hãy làm áp lực để người Pháp giao chúng tôi nhiệm vụ huấn luyện các sư đoàn mới thành lập của ngài. Ðây là tất cả những gì chúng tôi có thể can thiệp.
Ðể Bảo Ðại an tâm, Bedell Smith nói thêm:
- Vì ngoại trưởng, trưởng đoàn thương thuyết Foster Dulles bay về Mỹ nên tôi phải đi thay. Nếu Ngoại trưởng còn ở Pháp thì đích thân ông ta sẽ tới gặp ngài để trao đổi những điều cơ mật như hôm nay.
Bảo Ðại giữ thái độ dè dặt trước đề nghị của Mỹ. Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió của Cựu hoàng đã tạo cho ông một sự cẩn trọng. Làm thế nào không bị ràng buộc là tối ưu.
Vài ngày sau, Mỹ lại đưa đề nghị mới với Bảo Ðại: yêu cầu Bảo Ðại nhận Ngô Ðình Diệm làm Thủ tướng sau khi ký kết hội nghi Genève chia hai Việt Nam từ vĩ tuyến 17.
Bảo Ðại không ưa Ngô Ðình Diệm vì trước đó đã đụng chạm về chính kiến. Nhưng trong thế kẹt, đành phải chọn kẻ "cựu thù" làm Thủ tướng. Cựu hoàng đâu biết quyết định này sẽ đưa tới tai họa cho mình vài năm sau.
Tình hình diễn biến nhanh đến chóng mặt.
Bảy Viễn lúc nào cũng nghe ngóng về số phận của Cựu hoàng, vì đó là lọng che đầu của viên Thiếu tướng gốc Bình Xuyên.
Nghe tin Bảo Ðại mời Ngô Ðình Diệm về nước làm Thủ tướng, Bảy Viễn lấy làm lo. Nghe nói Diệm là một người ngoan đạo, có ông anh là Tổng giám mục Ngô Ðình Thục, Bảy Viễn sợ vị Thủ tướng ngoan đạo này sẽ đóng cửa các giải trí trường thì Bình Xuyên mất "vú sữa" đã nuôi ông ta mấy năm qua.
Ngô Ðình Diệm về nước vào cuối tháng 6.1954. Ai cũng biết Diệm là "hàng tồn kho" của Mỹ.
Khi đưa Diệm về, Mỹ nâng viện trợ lên 500 triệu mỹ kim/năm, nhưng đưa thẳng cho Việt Nam chứ không qua tay người Pháp đồng thời cũng đưa sang một đoàn cố vấn quân sự làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh để dần dần hình thành một quân đội quốc gia hùng mạnh.
Diệm bỏ xứ sang Mỹ sống trong tu viện để chờ thời trong nhiều năm, tới khi Mỹ làm áp lực buộc Bảo Ðại mời Diệm về nước làm Thủ tướng thì Diệm coi như mình "tu đã đắc dạo". Công việc đầu tiên của Diệm là về Huế làm lễ "vinh quy bái tổ .
Chuyện éo le là ở đất Thần kinh, không ai biết "chí sĩ" họ Ngô là ai ngoài một số ít quan lớn triều đình. Nhưng khi máy bay chuẩn bị đáp xuống cố đô Huế thì Ngô Ðình Diệm bỗng sáng rỡ cặp mắt: một tấm thảm đỏ được trải từ nơi phi cơ đậu cho tới phòng khánh tiết nhà ga.
Ai đã có sáng kiến tiếp đón thủ tướng với nghi thức trọng thế ấy? Vừa xuống thang máy bay, Diệm hỏi ngay thị trưởng Huế. Thị trưởng Huế chỉ một sĩ quan, đó là thiếu úy Bảo an đoàn Tôn Thất Ðính.
Diệm gật gù nói:
- Hãy nâng đở hắn ta cho tôi!
Hồi ấy, Tôn Thất Ðính chỉ là một sĩ quan quèn. Nhờ sáng kiến chạy bay ra chợ Ðông Ba mua chiếu manh bảy tấc về nhuộm đỏ kết lại thành thảm đỏ mà sau này lên như diều gặp gió.
Nhưng chính kẻ chịu ơn mưa móc của Diệm lại là kẻ đóng vai trò then chốt trong chiến dịch Bravo II kết liễu đời bạo chúa nhà họ Ngô 10 năm sau.