VietLang
03-20-2009, 11:50 PM
Chương 73 - Thế Ba Chân Vạc
Ngày Hiệp định Genève có hiệu lực, binh sĩ Bình Xuyên bắn súng thay pháo ăn mừng: "Hết chết rồi?", tất cả đều reo lên như thế. Bao năm sống trong lô cốt bảo vệ đường 15 Sài Gòn - Vũng Tàu, họ bị Việt Minh bắn sẻ hoặc pháo kích, sống đời cơ cực, ngày đêm luôn lo sợ. Có kẻ mất tinh thần than "chết còn sướng hơn?". Thế nên nay đột ngột được đình chiến, không còn sợ cảnh tên bay đạn lạc, còn nỗi vui nào lớn hơn.
Trung tá Tư Hiểu bàn với Bảy Viễn rước gánh hát bội Thành Tôn tới giúp vui binh sĩ, trước là cúng đình, cầu siêu binh sĩ Bình Xuyên tử trận trong những năm kháng chiến, sau vui hưởng cảnh hòa bình.
Các nghệ sĩ hát bội gánh Thành Tôn không sao quên được ba đêm diễn ở Tổng thành dinh Bình Xuyên. Diễn tại hội trường rộng lớn đủ sức chứa 500 người xem. Ở phía trên, thay vì hàng ghế thượng hạng như trong các rạp thì đặt nhiều bàn viết và ghế bành, mỗi bàn là một quan. Trên bàn có chai rượu Martell hay Cognac, chai soda và hai ly lớn nhỏ, ly lớn để uống consommation, ly nhỏ để uống "séc" .
Màn diễn nào có chuốc rượu thì Tư Hiểu xách chai Martell với cái ly con nhạy lên sân khấu, giật ném đạo cụ của diễn viên, róc rượu đầy ly ấn vào tay bắt uống:
- Rượu mấy cha sắm tuồng là rượu giả, còn đây mới là rượu thiệt. Uống đi ! Chăm phần chăm !
Tội nghiệp các diễn viên. Martell mà uống "séc" thì còn hơi sức đâu mà hát với diễn. Hát thì trật giọng, đàn thì lỗi nhịp. Ðêm hát trở thành trò vui nhộn.
Vãn tuồng ở lại ăn cháo gà nấu đậu xanh, lại thêm màn nhậu. Lần này thì nhậu chính thức tha hồ tùy theo tửu lượng. Ngà ngà, Tư Hiểu sai lính khiêng cần xé súng ra, phát cho đào kép mỗi người một cây ép bắn mừng hòa bình. Tội nghiệp các cô đào vừa bóp cò vừa bịt tai, toàn thân run như thằn lằn. Mấy chục năm sau, kép Thành Tôn hãy còn nhắc ba đêm hát phục vụ Bình Xuyên.
Dân giang hồ thưởng thức văn nghệ sân khấu không giống ai ! Ðược cái tấm lòng: chơi hết mình, đãi rượu hết mình và phong bao cũng dầy cộm.
Ngày kia có một chính khách tới tìm hiểu tướng Lê Văn Viễn. Ông ta trao danh thiếp:
"Trịnh Khánh Vàng, nguyên Khu bộ phó Chiến khu 9".
Bảy Viễn đang cố nhớ lại những ngày chưa xa. Khách tự giới thiệu:
- Những ngày kháng chiến, tôi là đồng nghiệp của Thiếu tướng. Thiếu tướng là Khu bộ phó Chiến khu 7 còn tôi là Khu bộ phó Chiến khu 9. Tôi là Trịnh Khánh Vàng....
Bảy Viễn gật, bất tay lần nữa:
- Nhớ ra rồi ! Tôi có anh bạn chí thân là Bảy Trấn làm Chính ủy ở dưới đó. Hôm nay ông tìm tôi chắc là có chuyện đáng bàn ?
Trịnh Khánh Vàng cười xã giao:
- Ðúng vậy ? Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Những người kháng chiến cũ bất mãn đã đành mà cho đến dân chúng trong vùng giải phóng cũng chê trách. Non sông gấm vóc bỗng nhiên chia hai, ai không bất bình? Chúng ta phải tỏ thái độ .
- Thái độ gì?
Tình hình sẽ biến chuyển bất lợi cho chúng ta Mỹ đưa Ngô Ðình Diệm về làm Thủ tướng, chúng sẽ hất Bảo Ðại và những người thân Pháp ra. Chúng không thi hành hiệp định Genève không thống nhất đất nước. Miền Nam này sẽ là
Huê Kỳ, đất của "Thế giới Tự do", lệ thuộc vào Mỹ.
Bảy Viễn giật mình trước viễn cảnh mà Trịnh Khánh Vàng vẽ ra trước mắt.
- Ông có thể nói rõ hơn không?
Trịnh Khánh Vàng tiếp tục:
- Nếu Thiếu tướng muốn nghe thì chiều nay học giả Hồ Hữu Tường sẽ đích thân tới đây trình bày tình hình thế giới và trong nước cho ngài nghe. Ông Tường là trưởng nhóm của chúng tôi.
Hai giờ chiều, xe đưa Hồ Hữu Tường tới hội trường Bình Xuyên. Bảy Viễn và bộ tham mưu long trọng đón tiếp học giả số 1 của miền Nam.
Trên diễn đàn, Hồ Hữu Tường thao thao trình bày thế ba chân vạc khiến cử tọa mê say .
- Chúng ta đang đứng trước tình hình nước sôi lửa bỏng. Pháp đang bị chiến trường Bắc Phi ngày đêm chi phối nên sẽ giao miền Nam cho Mỹ để rảnh tay về nước lo đàn áp phong trào kháng chiến giành độc lập ở đó. Mỹ không ký hiệp định Genève nên không buộc phải tổ chức tổng tuyển cử thống nhất hai miền, Việt Nam sẽ bị chia hai vĩnh viễn. Miền Nam của chúng ta mãi mãi là một tiền đồn của "Thế giới Tự do" dưới quyền của Mỹ. Ðó là tình hình chung...
Uống một ngụm nước, Hồ học giả nói tiếp:
- Chuyện sau đây mới thiết thực với chúng ta. Tôi nói về vấn đề giáo phái . Pháp yếu nên dựng giáo phái lên làm đồng minh trong cuộc đánh phá Việt Minh. Còn Mỹ là nước mạnh nên Mỹ không cần phải chia quyền cho ai. Chúng sẽ diệt giáo phái trước tiên rồi sau đó sẽ đánh Việt Minh mà nay chúng gọi là Việt cộng. Ðó là chiến lược chiến thuật của Mỹ trong những năm tới. Bây giờ, thái độ của ta phải như thế nào? Chữ "ta" tôi dùng ở đây là giáo phái. Hiện nay, trên bàn cờ có ba thế lực tương tranh quyền lực. Một là Mỹ :Diệm, hai là Việt cộng đang rút vào bí mật và ba là giáo phái gồm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Ðài. Pháp thì kể như chiến bại, tạm thời ở miền Nam trông coi trật tự và thi hành Hiệp định Genève, nhưng trên thực tế thì chúng đã "bán cái" cho Mỹ.
Do vậy, tôi có thể nói hiện nay chúng ta đang ở thế ba chân vạc như truyện Tam Quốc.
Ngày Hiệp định Genève có hiệu lực, binh sĩ Bình Xuyên bắn súng thay pháo ăn mừng: "Hết chết rồi?", tất cả đều reo lên như thế. Bao năm sống trong lô cốt bảo vệ đường 15 Sài Gòn - Vũng Tàu, họ bị Việt Minh bắn sẻ hoặc pháo kích, sống đời cơ cực, ngày đêm luôn lo sợ. Có kẻ mất tinh thần than "chết còn sướng hơn?". Thế nên nay đột ngột được đình chiến, không còn sợ cảnh tên bay đạn lạc, còn nỗi vui nào lớn hơn.
Trung tá Tư Hiểu bàn với Bảy Viễn rước gánh hát bội Thành Tôn tới giúp vui binh sĩ, trước là cúng đình, cầu siêu binh sĩ Bình Xuyên tử trận trong những năm kháng chiến, sau vui hưởng cảnh hòa bình.
Các nghệ sĩ hát bội gánh Thành Tôn không sao quên được ba đêm diễn ở Tổng thành dinh Bình Xuyên. Diễn tại hội trường rộng lớn đủ sức chứa 500 người xem. Ở phía trên, thay vì hàng ghế thượng hạng như trong các rạp thì đặt nhiều bàn viết và ghế bành, mỗi bàn là một quan. Trên bàn có chai rượu Martell hay Cognac, chai soda và hai ly lớn nhỏ, ly lớn để uống consommation, ly nhỏ để uống "séc" .
Màn diễn nào có chuốc rượu thì Tư Hiểu xách chai Martell với cái ly con nhạy lên sân khấu, giật ném đạo cụ của diễn viên, róc rượu đầy ly ấn vào tay bắt uống:
- Rượu mấy cha sắm tuồng là rượu giả, còn đây mới là rượu thiệt. Uống đi ! Chăm phần chăm !
Tội nghiệp các diễn viên. Martell mà uống "séc" thì còn hơi sức đâu mà hát với diễn. Hát thì trật giọng, đàn thì lỗi nhịp. Ðêm hát trở thành trò vui nhộn.
Vãn tuồng ở lại ăn cháo gà nấu đậu xanh, lại thêm màn nhậu. Lần này thì nhậu chính thức tha hồ tùy theo tửu lượng. Ngà ngà, Tư Hiểu sai lính khiêng cần xé súng ra, phát cho đào kép mỗi người một cây ép bắn mừng hòa bình. Tội nghiệp các cô đào vừa bóp cò vừa bịt tai, toàn thân run như thằn lằn. Mấy chục năm sau, kép Thành Tôn hãy còn nhắc ba đêm hát phục vụ Bình Xuyên.
Dân giang hồ thưởng thức văn nghệ sân khấu không giống ai ! Ðược cái tấm lòng: chơi hết mình, đãi rượu hết mình và phong bao cũng dầy cộm.
Ngày kia có một chính khách tới tìm hiểu tướng Lê Văn Viễn. Ông ta trao danh thiếp:
"Trịnh Khánh Vàng, nguyên Khu bộ phó Chiến khu 9".
Bảy Viễn đang cố nhớ lại những ngày chưa xa. Khách tự giới thiệu:
- Những ngày kháng chiến, tôi là đồng nghiệp của Thiếu tướng. Thiếu tướng là Khu bộ phó Chiến khu 7 còn tôi là Khu bộ phó Chiến khu 9. Tôi là Trịnh Khánh Vàng....
Bảy Viễn gật, bất tay lần nữa:
- Nhớ ra rồi ! Tôi có anh bạn chí thân là Bảy Trấn làm Chính ủy ở dưới đó. Hôm nay ông tìm tôi chắc là có chuyện đáng bàn ?
Trịnh Khánh Vàng cười xã giao:
- Ðúng vậy ? Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Những người kháng chiến cũ bất mãn đã đành mà cho đến dân chúng trong vùng giải phóng cũng chê trách. Non sông gấm vóc bỗng nhiên chia hai, ai không bất bình? Chúng ta phải tỏ thái độ .
- Thái độ gì?
Tình hình sẽ biến chuyển bất lợi cho chúng ta Mỹ đưa Ngô Ðình Diệm về làm Thủ tướng, chúng sẽ hất Bảo Ðại và những người thân Pháp ra. Chúng không thi hành hiệp định Genève không thống nhất đất nước. Miền Nam này sẽ là
Huê Kỳ, đất của "Thế giới Tự do", lệ thuộc vào Mỹ.
Bảy Viễn giật mình trước viễn cảnh mà Trịnh Khánh Vàng vẽ ra trước mắt.
- Ông có thể nói rõ hơn không?
Trịnh Khánh Vàng tiếp tục:
- Nếu Thiếu tướng muốn nghe thì chiều nay học giả Hồ Hữu Tường sẽ đích thân tới đây trình bày tình hình thế giới và trong nước cho ngài nghe. Ông Tường là trưởng nhóm của chúng tôi.
Hai giờ chiều, xe đưa Hồ Hữu Tường tới hội trường Bình Xuyên. Bảy Viễn và bộ tham mưu long trọng đón tiếp học giả số 1 của miền Nam.
Trên diễn đàn, Hồ Hữu Tường thao thao trình bày thế ba chân vạc khiến cử tọa mê say .
- Chúng ta đang đứng trước tình hình nước sôi lửa bỏng. Pháp đang bị chiến trường Bắc Phi ngày đêm chi phối nên sẽ giao miền Nam cho Mỹ để rảnh tay về nước lo đàn áp phong trào kháng chiến giành độc lập ở đó. Mỹ không ký hiệp định Genève nên không buộc phải tổ chức tổng tuyển cử thống nhất hai miền, Việt Nam sẽ bị chia hai vĩnh viễn. Miền Nam của chúng ta mãi mãi là một tiền đồn của "Thế giới Tự do" dưới quyền của Mỹ. Ðó là tình hình chung...
Uống một ngụm nước, Hồ học giả nói tiếp:
- Chuyện sau đây mới thiết thực với chúng ta. Tôi nói về vấn đề giáo phái . Pháp yếu nên dựng giáo phái lên làm đồng minh trong cuộc đánh phá Việt Minh. Còn Mỹ là nước mạnh nên Mỹ không cần phải chia quyền cho ai. Chúng sẽ diệt giáo phái trước tiên rồi sau đó sẽ đánh Việt Minh mà nay chúng gọi là Việt cộng. Ðó là chiến lược chiến thuật của Mỹ trong những năm tới. Bây giờ, thái độ của ta phải như thế nào? Chữ "ta" tôi dùng ở đây là giáo phái. Hiện nay, trên bàn cờ có ba thế lực tương tranh quyền lực. Một là Mỹ :Diệm, hai là Việt cộng đang rút vào bí mật và ba là giáo phái gồm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Ðài. Pháp thì kể như chiến bại, tạm thời ở miền Nam trông coi trật tự và thi hành Hiệp định Genève, nhưng trên thực tế thì chúng đã "bán cái" cho Mỹ.
Do vậy, tôi có thể nói hiện nay chúng ta đang ở thế ba chân vạc như truyện Tam Quốc.