VietLang
03-20-2009, 11:59 PM
Chương 76 - Ai Giết Tướng Trịnh Minh Thế?
Tướng O Daniel được Tổng thống Mỹ phái sang Sài Gòn giúp Ngô Ðình Diệm chấn chỉnh quân Mỹ. Tướng O'Daniel ủng hộ Ngô Ðình Diệm triệt để dù Diệm sai hay đúng.
Gặp Bảy Viễn, tướng O Daniel vô đề ngay:
- Phải giải quyết vấn đề giáo phái nhanh gọn.
Bảy viễn lắc đầu:
- Chúng ta cần đầy đủ . Diệt giáo phái không khéo các ông đẩy họ vào bước đường cùng, nội chiến sẽ không tránh khỏi. Và có thể họ sẽ nhảy theo Cộng sản.
O Daniel không thuyết phục được Bảy Viễn, dù chịu khó lui tới nhiều lần.
Ðến khi Diệm đóng cửa Ðại Thế giới thì cả Bảy Viễn lẫn Bảo Ðại đều nhất quyết đánh Diệm.
Bình Xuyên chỉ có ba tiểu đoàn, nhưng đánh đấm ra trò chỉ có tiểu đoàn của Mười Lực và Bảy Môn, còn hai tiểu đoàn kia của Thái Hoàng Minh và Tư Hiểu thì chỉ là lính kiểng.... Ðể tăng cường quân đội Bình Xuyên, Cao Ðài biệt phái một tiểu đoàn, Năm Lửa gửi một tiểu đoàn, tướng Hinh cũng chi viện một tiểu đoàn dù. Tổng cộng, lực lượng quân sự của Mặt trận Quốc gia Toàn lực có sáu tiểu đoàn, ra quân rất có khí thế. Bảo Ðại quyết ra tay loại trừ Ngô Ðình Diệm trước khi Diệm trở mặt.
Ngày 9.5.1955, Bảo Ðại điện triệu Diệm sang Pháp, đồng thời giao chức Tổng tư lệnh quân đội cho tướng Nguyễn Văn Vỹ.
Diệm hỏi quan thầy Lansdale thì được khuyên không tuân lệnh Bảo Ðại, đồng thời tiến hành kế hoạch hạ bệ Bảo Ðại. Tướng J.Lawton Collins được đổng thống Mỹ biệt phái ở bên Diệm không ưa Diệm vì cá tính không hạp, lại thấy Diệm không được lòng dân và chính phủ của Diệm chỉ gồm bà con dòng họ Ngô mà thôi nên Collins đồng ý với tướng Ély là sẽ về Mỹ báo cáo và yêu cầu thay thế người khác. Trong khi Collins về Mỹ thì chiến sự đã nổ ra tại Sài Gòn.
Mấy tháng trước, Việt Minh đã thấy trước tình hình căng thẳng giữa Diệm và Bình Xuyên nên đã đưa cán bộ chi viện. Sau Hiệp định Genève 1954, hai cán bộ Bảy Khánh và Chín Ðạo được giao nhiệm vụ liên hệ với Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chàng để kéo Bình Xuyên của Bảy Viễn theo đường lối của ta. Năm Yên, một cán bộ tình báo móc nối với Bảy Môn, thuyết phục Bảy Môn giao một đại đội trong tiểu đoàn 3 của anh cho Ba Chậm chỉ huy. Ðại đội của Ba Chậm sẽ là ngòi pháo khoét sâu mâu thuẫn giữa nhà Ngô và Bình Xuyên.
Mâu thuẫn giữa hai bên lên tới cực điểm, Bảy Viễn ra lệnh cho Bảy Môn nổ trước. Kế hoạch đánh Diệm đã được bàn thảo cẩn thận. Các cầu nối qua cù lao Chánh Hưng được bí mật gài mìn, khi hữu sự là châm điện cho nổ. Chiều ngày 28.4, Bảy Môn cho các súng cối nổ, mục tiêu là dinh Ðộc Lập và các bót công an, cảnh sát của tên Mai Hữu Xuân vừa ngả theo Diệm.
Vài phút sau, quân Diệm phản pháo. Mục tiêu là Chánh Hưng. Quân Nùng tấn công các đầu cầu . Riêng cầu Tân Thuận thì Diệm giao cho quân Cao Ðài Liên Minh của Trịnh Minh Thế.
Bảy Môn cho châm điện nổ các cầu. Chỉ có cầu Nhị Thiên Ðường là còn nguyên.
Tình hình càng lúc càng nghiêm trọng. Quân Nùng qua được vùng Chánh Hưng vào những ngày chót, Diệm mua được một số đơn vị, lực lượng tăng lên bốn tiểu đoàn. Chỉ huy trưởng chiến dịch diệt Bình Xuyên là Trung tá Dương Văn Minh từ quân đội Pháp chuyển sang quân đội Việt Nam Cộng Hòa nên được đặc cách vinh thăng Ðại tá.
Phải quần nhau bốn ngày, quân của Dương Văn Minh mới qua được vùng Chánh Hưng, lọt vô tổng hành dinh Bảy Viễn. Quân Bình Xuyên rút về cầu Tân Thuận - đầu cầu rút xuống Rừng Sác.
Mặt trận cầu Tân Thuận gay go nhất. Nhiều đợt xung phong qua cầu đều bị chặn lại. Nguy hiểm nhất là các giang đỉnh của Bình Xuyên xả đại liên lên cầu. Rồi súng cối của Bảy Môn nhắm vào đội hình của tướng Thế mà nã giòn giã.
Một tin làm xôn xao mọi người: Trịnh Minh Thế tử thương. Một nhà báo Mỹ nói về cái chết của Thế . Ðang đứng trên xe Jeep chỉ huy, Thế gục đầu quỵ xuống. Một phát đạn bắn trúng ngay đầu . Trong túi còn ngân phiếu 70 triệu đồng chưa lãnh. Ai giết Trịnh Minh Thế? Diệm lúng túng vì kẻ chạy về với mình chết khó hiểu như thế thì sau này ai dám chạy về với mình nữa! Còn Nhu thì thích thú vì tiền mua Thế do Mỹ xuất, còn tiền trong túi Thế lại chạy vô túi nhà Ngô.
Bảy Viễn tính sai nước cờ, đinh ninh quân đội Pháp sẽ yểm trợ mình, ngờ đâu Pháp không giúp gì được, vì sợ Mỹ cúp viện trợ. Tướng Ély cũng bất lực khi điện tới khuyên Diệm nên thận trọng trong chủ trương đánh Bình Xuyên. Tình báo cho biết ngày 28.4.1955, điện thoại phòng Cao ủy reo lên, Ély cầm ống nghe. Tiếng Diệm thất thanh báo tin Bình Xuyên đã nổ súng vào dinh Ðộc Lập. Một người tử thương, nhiều người bị thương. Diệm tuyên bố cử đại quân tiễu trừ Bình Xuyên. Ély liền khuyên Diệm suy nghĩ thêm, chớ nên đưa đất nước vô vòng binh lửa. Nhưng Diệm cúp máy. Chiến cuộc bùng nổ ác liệt. Bên chính phủ, số thương vong sơ khởi là 26 người chết và 152 bị thương, nhưng quân Diệm giữ được thành . Chiến trận kéo dài năm ngày. Quân Bình Xuyên thất thế tập kết tại Tân Thuận xuống tàu thuyền rút ra Rừng Sác. Mười Lực và Bảy Môn lần lượt trúng đạn, Pháp bí mật đưa họ vô bệnh viện Grall (Ðồn Ðất) điều trị. Vài ngày sau, quân Diệm đánh hơi được nhưng Mười Lực và Bảy Môn đã kịp thời chạy ra Rừng Sác cùng đồng đội của mình. Bảy Viễn rất mừng khi gặp lại hai chiến hữu.
Rút ra Rừng Sác là một sai lầm lớn của Bình Xuyên: Nước uống rất khan hiếm, bị bao vây lâu ngày, số nước dự trữ cạn kiệt, gây khó khăn cho mấy ngàn binh sĩ. Mặt khác, súng cối từ các tàu chiến hải quân nã vào, không có công sự vửng chắc , bộ binh thiệt hại nặng....
Trong tình hình nguy kịch như vậy, hai cán bộ Việt Minh là Bảy Khánh và Chín Ðạo đã dũng cảm xé rừng tìm gặp Bảy Môn và vạch cho thấy con đường sống còn là liên kết với bộ đội miền Ðông (số này không tập kết ra Bắc, có nhiệm vụ bảo vệ dân phòng khi Diệm không thi hành Hiệp định Genève). Bảy Môn vui mừng báo cáo với Bảy Viễn và lập tức Bảy Viễn phái Bảy Môn mời hai đại diện cao cấp của Việt Minh tới hội kiến. Biết hai tên Tài, Sang không tán thành bắt tay Cộng sản, Bảy Viễn không cho chúng dự cuộc họp quan trọng này.
Bảy Khánh và Chín Ðạo vô cùng ngạc nhiên khi Bảy Môn đưa hai anh lên chiếc xà lan mới toanh do Pháp tặng Bảy Viễn để làm chỉ huy sở trong rừng Sác. Bên cạnh Bảy Viễn là Trịnh Khánh Vàng, người phụ trách Ðài phát thanh Bình Xuyên ngày đêm ra rả chửi nhà Ngô.
Bảy Khánh vô đề ngay:
- Ðại diện Hội Liên Việt Nam Bộ, chúng tôi theo dõi các hoạt động của Mặt trận Quốc gia Toàn lực Cao-thiên-hòa-bình mà Bình Xuyên là lực lượng đầu tàu. Theo tinh thần Hiệp định Genève, chúng tôi không thể công khai viện binh cho anh Bảy, nhưng chúng tôi có thể giúp anh Bảy hai cán bộ quân sự xuất sắc là Ba Thu và Tư Thước. Anh Ba Thu sẽ là chính trị viên Tiểu đoàn 3 của anh Bảy Môn, còn anh Tư Thước sẽ đảm trách liên lạc giữa các anh và chúng tôi. đồng thời sẽ đưa bộ đội Bình Xuyên lên miền Ðông nếu các anh bị quân Diệm bao vây lâu ngày, lương khô cạn kiệt:
Hai bên soạn một thông cáo chung đại ý nêu rõ quân dội Bình Xuyên là của nhân dân có nhiệm vụ chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Ðình Diệm.
Ba Thu và Tư Thượt tới nơi thật đúng lúc.
Diệm mở chiến dịch Hoàng Diệu đánh bật Bình Xuyên ra Rừng Sác. Sáu tiểu đoàn của Bình Xuyên bị kẹt trong vòng vây. Tinh thần binh sĩ xuống thấp trước các đợt pháo kích ác liệt. Chỗ nhược của Bình Xuyên là vợ con binh sĩ cùng theo rất đông, gây trở ngại cho việc chiến đấu.
Ba tiểu đoàn dù, Hòa Hảo và Cao Ðài chi viện cho quân đội Bình Xuyên không quen trận mạc, ra quân lần đầu gặp hỏa lực quá ác liệt nên bỏ súng chạy. Ðể chấn chỉnh tinh thần ba quân, Bảy Môn đưa thiếu tá Bay, chỉ huy Tiểu đoàn Cao Ðài ra Hội đông Quân sự xét xử. Tư Thước đứng ra xin:
- Quân đội Cao Ðài tuy thành lập lâu nhưng thiếu trận mạc. Trận đấu quá ác liệt. Binh sĩ chưa quen chiến trường Rừng Sác, hoảng loạn bỏ chạy, Thiếu tá Bay không tài nào giữ được. Xin cho Thiếu tá Bay lập công chuộc tội.
Vòng vây tàu chiến Mỹ - Diệm ngày càng xiết chặt. Binh sĩ Bình Xuyên hết nước uống và phải ăn cơm gạo sấy. Tinh thần càng lúc càng xuống.
Ba Thu bàn với Bảy Môn:
- Ðã tới lúc ta xé rừng đưa binh sĩ lên miền Ðông. Tình thế nguy ngập lắm rồi.
Bảy Môn đề nghị Bảy Viễn cho tiểu đoàn 3 mở đường máu lên Phú Mỹ làm bàn đạp để đưa hết lực lượng lên chiến khu miền Ðông.
Bảy Viễn do dự vì hai cận thần họ Lại không đồng ý.
Tướng O Daniel được Tổng thống Mỹ phái sang Sài Gòn giúp Ngô Ðình Diệm chấn chỉnh quân Mỹ. Tướng O'Daniel ủng hộ Ngô Ðình Diệm triệt để dù Diệm sai hay đúng.
Gặp Bảy Viễn, tướng O Daniel vô đề ngay:
- Phải giải quyết vấn đề giáo phái nhanh gọn.
Bảy viễn lắc đầu:
- Chúng ta cần đầy đủ . Diệt giáo phái không khéo các ông đẩy họ vào bước đường cùng, nội chiến sẽ không tránh khỏi. Và có thể họ sẽ nhảy theo Cộng sản.
O Daniel không thuyết phục được Bảy Viễn, dù chịu khó lui tới nhiều lần.
Ðến khi Diệm đóng cửa Ðại Thế giới thì cả Bảy Viễn lẫn Bảo Ðại đều nhất quyết đánh Diệm.
Bình Xuyên chỉ có ba tiểu đoàn, nhưng đánh đấm ra trò chỉ có tiểu đoàn của Mười Lực và Bảy Môn, còn hai tiểu đoàn kia của Thái Hoàng Minh và Tư Hiểu thì chỉ là lính kiểng.... Ðể tăng cường quân đội Bình Xuyên, Cao Ðài biệt phái một tiểu đoàn, Năm Lửa gửi một tiểu đoàn, tướng Hinh cũng chi viện một tiểu đoàn dù. Tổng cộng, lực lượng quân sự của Mặt trận Quốc gia Toàn lực có sáu tiểu đoàn, ra quân rất có khí thế. Bảo Ðại quyết ra tay loại trừ Ngô Ðình Diệm trước khi Diệm trở mặt.
Ngày 9.5.1955, Bảo Ðại điện triệu Diệm sang Pháp, đồng thời giao chức Tổng tư lệnh quân đội cho tướng Nguyễn Văn Vỹ.
Diệm hỏi quan thầy Lansdale thì được khuyên không tuân lệnh Bảo Ðại, đồng thời tiến hành kế hoạch hạ bệ Bảo Ðại. Tướng J.Lawton Collins được đổng thống Mỹ biệt phái ở bên Diệm không ưa Diệm vì cá tính không hạp, lại thấy Diệm không được lòng dân và chính phủ của Diệm chỉ gồm bà con dòng họ Ngô mà thôi nên Collins đồng ý với tướng Ély là sẽ về Mỹ báo cáo và yêu cầu thay thế người khác. Trong khi Collins về Mỹ thì chiến sự đã nổ ra tại Sài Gòn.
Mấy tháng trước, Việt Minh đã thấy trước tình hình căng thẳng giữa Diệm và Bình Xuyên nên đã đưa cán bộ chi viện. Sau Hiệp định Genève 1954, hai cán bộ Bảy Khánh và Chín Ðạo được giao nhiệm vụ liên hệ với Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chàng để kéo Bình Xuyên của Bảy Viễn theo đường lối của ta. Năm Yên, một cán bộ tình báo móc nối với Bảy Môn, thuyết phục Bảy Môn giao một đại đội trong tiểu đoàn 3 của anh cho Ba Chậm chỉ huy. Ðại đội của Ba Chậm sẽ là ngòi pháo khoét sâu mâu thuẫn giữa nhà Ngô và Bình Xuyên.
Mâu thuẫn giữa hai bên lên tới cực điểm, Bảy Viễn ra lệnh cho Bảy Môn nổ trước. Kế hoạch đánh Diệm đã được bàn thảo cẩn thận. Các cầu nối qua cù lao Chánh Hưng được bí mật gài mìn, khi hữu sự là châm điện cho nổ. Chiều ngày 28.4, Bảy Môn cho các súng cối nổ, mục tiêu là dinh Ðộc Lập và các bót công an, cảnh sát của tên Mai Hữu Xuân vừa ngả theo Diệm.
Vài phút sau, quân Diệm phản pháo. Mục tiêu là Chánh Hưng. Quân Nùng tấn công các đầu cầu . Riêng cầu Tân Thuận thì Diệm giao cho quân Cao Ðài Liên Minh của Trịnh Minh Thế.
Bảy Môn cho châm điện nổ các cầu. Chỉ có cầu Nhị Thiên Ðường là còn nguyên.
Tình hình càng lúc càng nghiêm trọng. Quân Nùng qua được vùng Chánh Hưng vào những ngày chót, Diệm mua được một số đơn vị, lực lượng tăng lên bốn tiểu đoàn. Chỉ huy trưởng chiến dịch diệt Bình Xuyên là Trung tá Dương Văn Minh từ quân đội Pháp chuyển sang quân đội Việt Nam Cộng Hòa nên được đặc cách vinh thăng Ðại tá.
Phải quần nhau bốn ngày, quân của Dương Văn Minh mới qua được vùng Chánh Hưng, lọt vô tổng hành dinh Bảy Viễn. Quân Bình Xuyên rút về cầu Tân Thuận - đầu cầu rút xuống Rừng Sác.
Mặt trận cầu Tân Thuận gay go nhất. Nhiều đợt xung phong qua cầu đều bị chặn lại. Nguy hiểm nhất là các giang đỉnh của Bình Xuyên xả đại liên lên cầu. Rồi súng cối của Bảy Môn nhắm vào đội hình của tướng Thế mà nã giòn giã.
Một tin làm xôn xao mọi người: Trịnh Minh Thế tử thương. Một nhà báo Mỹ nói về cái chết của Thế . Ðang đứng trên xe Jeep chỉ huy, Thế gục đầu quỵ xuống. Một phát đạn bắn trúng ngay đầu . Trong túi còn ngân phiếu 70 triệu đồng chưa lãnh. Ai giết Trịnh Minh Thế? Diệm lúng túng vì kẻ chạy về với mình chết khó hiểu như thế thì sau này ai dám chạy về với mình nữa! Còn Nhu thì thích thú vì tiền mua Thế do Mỹ xuất, còn tiền trong túi Thế lại chạy vô túi nhà Ngô.
Bảy Viễn tính sai nước cờ, đinh ninh quân đội Pháp sẽ yểm trợ mình, ngờ đâu Pháp không giúp gì được, vì sợ Mỹ cúp viện trợ. Tướng Ély cũng bất lực khi điện tới khuyên Diệm nên thận trọng trong chủ trương đánh Bình Xuyên. Tình báo cho biết ngày 28.4.1955, điện thoại phòng Cao ủy reo lên, Ély cầm ống nghe. Tiếng Diệm thất thanh báo tin Bình Xuyên đã nổ súng vào dinh Ðộc Lập. Một người tử thương, nhiều người bị thương. Diệm tuyên bố cử đại quân tiễu trừ Bình Xuyên. Ély liền khuyên Diệm suy nghĩ thêm, chớ nên đưa đất nước vô vòng binh lửa. Nhưng Diệm cúp máy. Chiến cuộc bùng nổ ác liệt. Bên chính phủ, số thương vong sơ khởi là 26 người chết và 152 bị thương, nhưng quân Diệm giữ được thành . Chiến trận kéo dài năm ngày. Quân Bình Xuyên thất thế tập kết tại Tân Thuận xuống tàu thuyền rút ra Rừng Sác. Mười Lực và Bảy Môn lần lượt trúng đạn, Pháp bí mật đưa họ vô bệnh viện Grall (Ðồn Ðất) điều trị. Vài ngày sau, quân Diệm đánh hơi được nhưng Mười Lực và Bảy Môn đã kịp thời chạy ra Rừng Sác cùng đồng đội của mình. Bảy Viễn rất mừng khi gặp lại hai chiến hữu.
Rút ra Rừng Sác là một sai lầm lớn của Bình Xuyên: Nước uống rất khan hiếm, bị bao vây lâu ngày, số nước dự trữ cạn kiệt, gây khó khăn cho mấy ngàn binh sĩ. Mặt khác, súng cối từ các tàu chiến hải quân nã vào, không có công sự vửng chắc , bộ binh thiệt hại nặng....
Trong tình hình nguy kịch như vậy, hai cán bộ Việt Minh là Bảy Khánh và Chín Ðạo đã dũng cảm xé rừng tìm gặp Bảy Môn và vạch cho thấy con đường sống còn là liên kết với bộ đội miền Ðông (số này không tập kết ra Bắc, có nhiệm vụ bảo vệ dân phòng khi Diệm không thi hành Hiệp định Genève). Bảy Môn vui mừng báo cáo với Bảy Viễn và lập tức Bảy Viễn phái Bảy Môn mời hai đại diện cao cấp của Việt Minh tới hội kiến. Biết hai tên Tài, Sang không tán thành bắt tay Cộng sản, Bảy Viễn không cho chúng dự cuộc họp quan trọng này.
Bảy Khánh và Chín Ðạo vô cùng ngạc nhiên khi Bảy Môn đưa hai anh lên chiếc xà lan mới toanh do Pháp tặng Bảy Viễn để làm chỉ huy sở trong rừng Sác. Bên cạnh Bảy Viễn là Trịnh Khánh Vàng, người phụ trách Ðài phát thanh Bình Xuyên ngày đêm ra rả chửi nhà Ngô.
Bảy Khánh vô đề ngay:
- Ðại diện Hội Liên Việt Nam Bộ, chúng tôi theo dõi các hoạt động của Mặt trận Quốc gia Toàn lực Cao-thiên-hòa-bình mà Bình Xuyên là lực lượng đầu tàu. Theo tinh thần Hiệp định Genève, chúng tôi không thể công khai viện binh cho anh Bảy, nhưng chúng tôi có thể giúp anh Bảy hai cán bộ quân sự xuất sắc là Ba Thu và Tư Thước. Anh Ba Thu sẽ là chính trị viên Tiểu đoàn 3 của anh Bảy Môn, còn anh Tư Thước sẽ đảm trách liên lạc giữa các anh và chúng tôi. đồng thời sẽ đưa bộ đội Bình Xuyên lên miền Ðông nếu các anh bị quân Diệm bao vây lâu ngày, lương khô cạn kiệt:
Hai bên soạn một thông cáo chung đại ý nêu rõ quân dội Bình Xuyên là của nhân dân có nhiệm vụ chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Ðình Diệm.
Ba Thu và Tư Thượt tới nơi thật đúng lúc.
Diệm mở chiến dịch Hoàng Diệu đánh bật Bình Xuyên ra Rừng Sác. Sáu tiểu đoàn của Bình Xuyên bị kẹt trong vòng vây. Tinh thần binh sĩ xuống thấp trước các đợt pháo kích ác liệt. Chỗ nhược của Bình Xuyên là vợ con binh sĩ cùng theo rất đông, gây trở ngại cho việc chiến đấu.
Ba tiểu đoàn dù, Hòa Hảo và Cao Ðài chi viện cho quân đội Bình Xuyên không quen trận mạc, ra quân lần đầu gặp hỏa lực quá ác liệt nên bỏ súng chạy. Ðể chấn chỉnh tinh thần ba quân, Bảy Môn đưa thiếu tá Bay, chỉ huy Tiểu đoàn Cao Ðài ra Hội đông Quân sự xét xử. Tư Thước đứng ra xin:
- Quân đội Cao Ðài tuy thành lập lâu nhưng thiếu trận mạc. Trận đấu quá ác liệt. Binh sĩ chưa quen chiến trường Rừng Sác, hoảng loạn bỏ chạy, Thiếu tá Bay không tài nào giữ được. Xin cho Thiếu tá Bay lập công chuộc tội.
Vòng vây tàu chiến Mỹ - Diệm ngày càng xiết chặt. Binh sĩ Bình Xuyên hết nước uống và phải ăn cơm gạo sấy. Tinh thần càng lúc càng xuống.
Ba Thu bàn với Bảy Môn:
- Ðã tới lúc ta xé rừng đưa binh sĩ lên miền Ðông. Tình thế nguy ngập lắm rồi.
Bảy Môn đề nghị Bảy Viễn cho tiểu đoàn 3 mở đường máu lên Phú Mỹ làm bàn đạp để đưa hết lực lượng lên chiến khu miền Ðông.
Bảy Viễn do dự vì hai cận thần họ Lại không đồng ý.