VietLang
03-21-2009, 12:08 AM
Chương 78 - Bảy Viễn Chạy Sang Pháp
Nhân lúc quân đội Ngô Ðình Diệm lo tảo thanh Hòa Hảo ở miền Tây, Tư Thước bàn với Bảy Môn xé rừng phá vây lần nữa. Bảy Môn đồng ý ngay. Anh bàn với Mười Lực:
- Hai anh em mình lâu nay sống chết có nhau lúc đi giang hồ cũng như đi kháng chiến. Nay tôi đưa tiểu đoàn 3 đi trước, nếu suôn sẻ sẽ cho liên lạc rước anh sau.
Mười Lực dặn dò:
- Cẩn thận nghe ! Ðừng cho hai thằng Tài - Sang biết. Tụi nó đã đánh hơi nên mấy ngày nay cứ canh tao riết. Chúc mày thành công. Tao chờ mày ngày đêm.
Nhờ Tư Thước là tay sáng rừng nên tiểu đoàn 3 mở đường rừng về tới Phú Mỹ mà không đụng phải quân của Diệm . Công việc đầu tiên của Bảy Môn là cho hên lạc tức tốc trở vô rừng rước tiểu đoàn của Mười Lực lên miền Ðông. Rủi thay, địch đã biết lộ trình phá vây của Bảy Môn nên canh gác kỹ, đồng thời pháo kích ác liệt nơi Bình Xuyên đóng quân.
Lúc Bảy Viễn tha chết hai anh em Tài -Sang, nhiều người chê Bảy Viễn không kiên quyết loại trừ hai con rắn độc, nhưng Bảy Viễn chỉ cười.
Chưa phải lúc giũ sổ hai tên Phòng Nhì. Chúng còn có thể giúp Bảy Viễn thoát nguy bằng cách liên lạc với Trung tá Savani tìm cách nhờ nhà binh Pháp can thiệp vào giờ chót. Bảy Viễn tính đúng.
Ðúng vào lúc quân Diệm siết vòng vây toan bắt sống tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên thì máy truyền tin của Năm Tài reo lên.
Tiếng Savani ra lệnh thật rõ: "Hai ông Tài - Sang đưa Thiếu tướng theo người của ta cắt đường rừng ra Phú Mỹ, sẽ có xe đưa về Bà Rịa. Thế là bộ ba thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc Tại Phú Mỹ, ba người chui vô một lô cốt do lính Pháp xây trước đây. Tư Sang dùng máy truyền tin liên lạc với Pháp ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau, xe nhà binh Pháp đưa cả ba về Bà Rịa, từ đó lên trực thăng ra Vũng Tàu.
Pháp đưa ba tên tay sai quan trọng sang Lào bằng phi cơ nhà binh và từ đó qua Paris trên máy bay Air France.
Ngày 7.11.1955, Bảy Viễn tới thủ đô paris âm thầm như một du khách, không có cuộc đón tiếp chính thức nào vì Pháp giữ bí mật chuyện yểm trợ các lực lượng giáo phái chống Diệm.
Vậy là cuộc chống trả bạo chúa nhà Ngô của Bảy Viễn kéo dài trên nửa năm, kể từ ngày 28.4 đến 7.11.1955.
Các chính khách quốc tế đánh giá Bảy Viễn cao hơn các chính khách salon và hai giáo phái Cao Ðài và Hòa Hảo - đa số thay đổi lập trường vì đồng đô la của CIA còn Bảy Viễn vẫn một lòng trung thành với quan thầy cũ là Pháp. Chính vì vậy Chính phủ Pháp, dù Thủ tướng thuộc chính đảng nào cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng Bảy Viễn, cũng như cựu hoàng Bảo Ðại, là những "người bạn tốt của nước Pháp".
Nhưng Bảy Viễn an thân mà không an lòng vì mấy bà vợ còn kẹt lại ở Việt Nam, lại phải nhờ quan thầy Pháp. Sau cùng thì ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn. Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa. Nhưng việc con trai là Thiếu tá Lê Pau bị kẹt trong vòng vây bị Diệm bắt làm Bảy Viễn ăn ngủ không ngon. Tất cả tướng tá Bình Xuyên cùng các chính khách salon đều bị hốt, sau đó đưa ra tòa, lãnh án ra Côn Ðảo. Riêng Lê Paul thì bị Ngô Ðình Nhu tách ra giam riêng trong Phú Lâm. Vì sao Nhu tách Lê Paul ra? Sau này Bảy Viễn mới được ký giả Hilaire Du Berrier cho biết. Trận đánh quyết liệt trong giai đoạn chót từ ngày 20.9 tới 12.10.1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đêu bị bắt sống. Khi chiếm tổng hành dinh Bảy Viễn tại Chánh Hưng, tiểu đội của Trung úy Nguyễn Văn Tâm tình cờ phát hiện một kho bạc. Một binh sĩ dùng báng súng đập vở vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch. Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc. Bọn lính dù tha hồ nhét đầy vào áo choàng nhà binh. Trung úy Nguyễn Văn Tâm cố nhiên chiếm phần nhiều nhất. Ông ta còn xí phần cặp ngà voi dài trên thước rưỡi dâng cho Thủ tướng Diệm. Sau chiến công này, Tâm được vinh thăng Ðại úy, đề bạt quận trưởng Hốc Môn.
Ngô Ðình Nhu tịch thu tất cả tài sản mà Bảy Viễn gửi ngân hàng, Nhu tin rằng Bảy Viễn còn nhiều kho tàng cất giấu đâu đó nên dùng Lê Paul làm con tin buột Bảy Viễn phải nhả ra để chuộc tính mạng con mình. Nặng tình cốt nhục Bảy Viễn cho Nhu biết tất cả tiền gửi nhà băng Bảy Viễn giao hết cho nhà Ngô để xin lại Lê Paul.
Nhưng Nhu quá tham cho rằng tiền trong nhà băng tất nhiên thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Chuộc Lê Paul phải là số tiền Bảy Viễn khôn giấu đâu đó trong nước - thật ra thì không có kho tàng nào. Thế là số phận người con trai 27 tuổi của Bảy Viễn đã được Ngô Ðình Nhu giải quyết theo luật giang hồ: ngày 14.4.1956, xe cảnh sát đưa Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về Phú Ðịnh, giữa đường xô xuống bắn chết.
Nhân lúc quân đội Ngô Ðình Diệm lo tảo thanh Hòa Hảo ở miền Tây, Tư Thước bàn với Bảy Môn xé rừng phá vây lần nữa. Bảy Môn đồng ý ngay. Anh bàn với Mười Lực:
- Hai anh em mình lâu nay sống chết có nhau lúc đi giang hồ cũng như đi kháng chiến. Nay tôi đưa tiểu đoàn 3 đi trước, nếu suôn sẻ sẽ cho liên lạc rước anh sau.
Mười Lực dặn dò:
- Cẩn thận nghe ! Ðừng cho hai thằng Tài - Sang biết. Tụi nó đã đánh hơi nên mấy ngày nay cứ canh tao riết. Chúc mày thành công. Tao chờ mày ngày đêm.
Nhờ Tư Thước là tay sáng rừng nên tiểu đoàn 3 mở đường rừng về tới Phú Mỹ mà không đụng phải quân của Diệm . Công việc đầu tiên của Bảy Môn là cho hên lạc tức tốc trở vô rừng rước tiểu đoàn của Mười Lực lên miền Ðông. Rủi thay, địch đã biết lộ trình phá vây của Bảy Môn nên canh gác kỹ, đồng thời pháo kích ác liệt nơi Bình Xuyên đóng quân.
Lúc Bảy Viễn tha chết hai anh em Tài -Sang, nhiều người chê Bảy Viễn không kiên quyết loại trừ hai con rắn độc, nhưng Bảy Viễn chỉ cười.
Chưa phải lúc giũ sổ hai tên Phòng Nhì. Chúng còn có thể giúp Bảy Viễn thoát nguy bằng cách liên lạc với Trung tá Savani tìm cách nhờ nhà binh Pháp can thiệp vào giờ chót. Bảy Viễn tính đúng.
Ðúng vào lúc quân Diệm siết vòng vây toan bắt sống tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên thì máy truyền tin của Năm Tài reo lên.
Tiếng Savani ra lệnh thật rõ: "Hai ông Tài - Sang đưa Thiếu tướng theo người của ta cắt đường rừng ra Phú Mỹ, sẽ có xe đưa về Bà Rịa. Thế là bộ ba thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc Tại Phú Mỹ, ba người chui vô một lô cốt do lính Pháp xây trước đây. Tư Sang dùng máy truyền tin liên lạc với Pháp ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau, xe nhà binh Pháp đưa cả ba về Bà Rịa, từ đó lên trực thăng ra Vũng Tàu.
Pháp đưa ba tên tay sai quan trọng sang Lào bằng phi cơ nhà binh và từ đó qua Paris trên máy bay Air France.
Ngày 7.11.1955, Bảy Viễn tới thủ đô paris âm thầm như một du khách, không có cuộc đón tiếp chính thức nào vì Pháp giữ bí mật chuyện yểm trợ các lực lượng giáo phái chống Diệm.
Vậy là cuộc chống trả bạo chúa nhà Ngô của Bảy Viễn kéo dài trên nửa năm, kể từ ngày 28.4 đến 7.11.1955.
Các chính khách quốc tế đánh giá Bảy Viễn cao hơn các chính khách salon và hai giáo phái Cao Ðài và Hòa Hảo - đa số thay đổi lập trường vì đồng đô la của CIA còn Bảy Viễn vẫn một lòng trung thành với quan thầy cũ là Pháp. Chính vì vậy Chính phủ Pháp, dù Thủ tướng thuộc chính đảng nào cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng Bảy Viễn, cũng như cựu hoàng Bảo Ðại, là những "người bạn tốt của nước Pháp".
Nhưng Bảy Viễn an thân mà không an lòng vì mấy bà vợ còn kẹt lại ở Việt Nam, lại phải nhờ quan thầy Pháp. Sau cùng thì ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn. Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa. Nhưng việc con trai là Thiếu tá Lê Pau bị kẹt trong vòng vây bị Diệm bắt làm Bảy Viễn ăn ngủ không ngon. Tất cả tướng tá Bình Xuyên cùng các chính khách salon đều bị hốt, sau đó đưa ra tòa, lãnh án ra Côn Ðảo. Riêng Lê Paul thì bị Ngô Ðình Nhu tách ra giam riêng trong Phú Lâm. Vì sao Nhu tách Lê Paul ra? Sau này Bảy Viễn mới được ký giả Hilaire Du Berrier cho biết. Trận đánh quyết liệt trong giai đoạn chót từ ngày 20.9 tới 12.10.1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đêu bị bắt sống. Khi chiếm tổng hành dinh Bảy Viễn tại Chánh Hưng, tiểu đội của Trung úy Nguyễn Văn Tâm tình cờ phát hiện một kho bạc. Một binh sĩ dùng báng súng đập vở vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch. Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc. Bọn lính dù tha hồ nhét đầy vào áo choàng nhà binh. Trung úy Nguyễn Văn Tâm cố nhiên chiếm phần nhiều nhất. Ông ta còn xí phần cặp ngà voi dài trên thước rưỡi dâng cho Thủ tướng Diệm. Sau chiến công này, Tâm được vinh thăng Ðại úy, đề bạt quận trưởng Hốc Môn.
Ngô Ðình Nhu tịch thu tất cả tài sản mà Bảy Viễn gửi ngân hàng, Nhu tin rằng Bảy Viễn còn nhiều kho tàng cất giấu đâu đó nên dùng Lê Paul làm con tin buột Bảy Viễn phải nhả ra để chuộc tính mạng con mình. Nặng tình cốt nhục Bảy Viễn cho Nhu biết tất cả tiền gửi nhà băng Bảy Viễn giao hết cho nhà Ngô để xin lại Lê Paul.
Nhưng Nhu quá tham cho rằng tiền trong nhà băng tất nhiên thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Chuộc Lê Paul phải là số tiền Bảy Viễn khôn giấu đâu đó trong nước - thật ra thì không có kho tàng nào. Thế là số phận người con trai 27 tuổi của Bảy Viễn đã được Ngô Ðình Nhu giải quyết theo luật giang hồ: ngày 14.4.1956, xe cảnh sát đưa Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về Phú Ðịnh, giữa đường xô xuống bắn chết.