VietLang
03-21-2009, 12:13 AM
Chương 79 - Sự Đời Như Một Giấc Mơ
Là một tay hiếu động quen lao vào làn tên mũi đạn, Bảy Viễn không phịu nổi kiếp sống nhàn hạ của một kẻ mà giới chính trị Pháp gọi là "hàng tồn kho" - nhân vật được nuôi dưỡng chu đáo chờ khi hữu sự đem ra sơn phết để dùng. Cứ ăn không ngồi rồi, Bảy Viễn ngẫm nghĩ và thấy số phận của mình cũng hao hao giống Cựu hoàng Bảo Ðại mà mình đã kết nghĩa anh em. Cả hai đều là "hàng tồn kho", chỉ khác một điểm: Bảo Ðại thì quá chán cảnh múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị còn Bảy Viễn vẫn còn hăng tiết vịt.
Trong thời gian lưu vong, Bảy Viễn chỉ khoái ngồi quán cà phê vỉa hè Paris đọc báo, theo dõi tình hình Sài Gòn. Ðược biết toàn bộ tham mưu của mình đều bị bắt sống đày Côn Ðảo, Bảy Viễn nhớ thời oanh liệt mấy chục năm về trước, ở tù mà còn kết bạn với vợ mã tà 76 để cô nàng làm tham mưu cho những chuyến vượt ngục đánh bạc với đại dương và bão tố. Anh em giang hồ ra đảo là chuyện bình thường, chỉ thương các cha chính khách sa lon Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng....
Thấm thoát mấy năm trôi qua. Nhà Ngô bạo phát bạo tàn, làm cha thiên hạ chỉ có chín năm - từ 1954 đến 1963 - thì bị đảo chính, Diệm và Nhu chết trong thiết vận xa M113 trên đường từ nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn về Sài Gòn, còn cậu em út Ngô Ðình Cẩn thì bị Nguyễn Khánh xử tử .
Bảy Viễn thấy sự đời như một giấc mơ, vinh đó rồi nhục đó. Có ai vênh vang bằng Ngô chí sĩ, từ Thủ tướng lên Tổng thống, hạ bệ Quốc trưởng Bảo Ðại nhờ quan thầy Mỹ đứng sau giật dây.
Nhưng éo le thay, cũng chính quan thầy Mỹ đứng sau giật dây cho đám tướng tá phản lại nhà Ngô.
Càng nghĩ, Bảy Viễn tin số mình đỏ. Ðáng lẽ chết về tay nhà Ngô, nhưng vào giờ chót quan thầy Pháp kịp thời ra tay cứu mạng.
Ðang ngáp dài ngáp ngắn nơi quán cà phê thì một tin làm Bảy Viễn tỉnh như sáo: Mỹ thay đổi chiến lược tại Việt Nam với chính thể quân nhân cầm quyền. Trước đây, dưới thời nhà Ngô, Mỹ chủ trương diệt giáo phái, nắm độc quyền cai trị nhưng đã thất bại. Bây giờ Mỹ quay 180 độ, o bế giáo phái để cùng hợp lực chống Cộng. Theo một số tù Côn Ðảo được phóng thích trong đó có anh em Bình Xuyên thì Trần Văn Ân đã dụ các sĩ quan Bình Xuyên tham gia lập lại quân đội Bình Xuyên để giúp chính phủ quân nhân chống cộng.
Hay tin này, Bảy Viễn mừng quýnh. Suy nghĩ mấy ngày, Bảy Viễn viết thư cho Tổng thống Mỹ Johnson hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Sài Gòn và con đường 15 nối Sài Gòn -Vũng Tàu như trước đây. Viết xong, hy vọng sẽ được trả lời niềm nở. Nhưng hoài công.
Thấy chồng cứ đi tới đi lui và thở dài, bà Hoa nói:
- Năm 1960, ông đã viết thư cho Tổng thống Eisenhower một lần rồi, người ta có trả lời vốn gì cho ông đâu ! Bây giờ lại viết cho Tổng thống Johnson, xin ông chớ hy vọng mà uổng công....
Bảy Viễn bực mình gắt:
- Sao bà biết người ta không trả lời cho tôi?
Bà Hoa ôn tồn nói:
- Mỹ phải tham khảo đám tướng tá tay sai của chúng trước khi trả lời thư ông. Mà Dương Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ là những người đã phò Ngô Ðình Diệm đánh Bình Xuyên của ông, làm sao chống lại dám để Mỹ đưa ông về ? ông thấy chưa? Mà dù ông có về thì đâu còn ai giúp ông đánh Việt Minh. Các anh Mười Lực, Năm Chẳng sau bao nhiêu năm lưu đày ngoài Côn Ðảo đã mệt mỏi lắm rồi, Trần Văn Ân mời lập lại bộ đội Bình Xuyên mà họ có nhận cộng tác đâu. Theo tôi nghĩ, họ sáng suốt hơn ông. Con người chỉ có một thời, cái thời đã qua rồi, khó mà trở lại. Ông còn nhớ anh Mười Trí không?
- Mười Trí thì sao?
Mười Trí sáng suốt hơn ông. Nếu hồi đó ông nghe lời anh Mười thì đâu có thân bại danh liệt như ngày nay.
Từ đó Bảy Viễn sống trong sự ray rứt, hối hận, tiếc thời gian sống trong Rừng Sác, chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Việt Minh kiên cường bất khuất, tiếc không gặp may như Bảy Môn đã đưa tiểu đoàn 3 lên miền Ðông. Nếu chuyến đó đi trót lọt thì cuộc đời của Bảy Viễn sẽ khác ngày nay. Ôi ! chỉ một phút... mà cuộc đời con người dễ thay đổi từ cực này sang cực khác !
Năm 1970, Bảy Viễn chết già tại thủ đô Paris, chẳng ai đoái hoài. Tuy nhiên, thân thế và cuộc đời ông được nhiều nhà báo quốc tế ghi chép.
Hết
Tư Liệu Tham Khảo:
- Bay Viên, le mai tre de Cholon của Pierre Darcourt.
- Background to Betrayal của Hilaire du Berrier.
- The loét Revolution của Robert Shaplen.
- La guerre d lndochine của Lucien Bodard.
- Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thê.
Là một tay hiếu động quen lao vào làn tên mũi đạn, Bảy Viễn không phịu nổi kiếp sống nhàn hạ của một kẻ mà giới chính trị Pháp gọi là "hàng tồn kho" - nhân vật được nuôi dưỡng chu đáo chờ khi hữu sự đem ra sơn phết để dùng. Cứ ăn không ngồi rồi, Bảy Viễn ngẫm nghĩ và thấy số phận của mình cũng hao hao giống Cựu hoàng Bảo Ðại mà mình đã kết nghĩa anh em. Cả hai đều là "hàng tồn kho", chỉ khác một điểm: Bảo Ðại thì quá chán cảnh múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị còn Bảy Viễn vẫn còn hăng tiết vịt.
Trong thời gian lưu vong, Bảy Viễn chỉ khoái ngồi quán cà phê vỉa hè Paris đọc báo, theo dõi tình hình Sài Gòn. Ðược biết toàn bộ tham mưu của mình đều bị bắt sống đày Côn Ðảo, Bảy Viễn nhớ thời oanh liệt mấy chục năm về trước, ở tù mà còn kết bạn với vợ mã tà 76 để cô nàng làm tham mưu cho những chuyến vượt ngục đánh bạc với đại dương và bão tố. Anh em giang hồ ra đảo là chuyện bình thường, chỉ thương các cha chính khách sa lon Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng....
Thấm thoát mấy năm trôi qua. Nhà Ngô bạo phát bạo tàn, làm cha thiên hạ chỉ có chín năm - từ 1954 đến 1963 - thì bị đảo chính, Diệm và Nhu chết trong thiết vận xa M113 trên đường từ nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn về Sài Gòn, còn cậu em út Ngô Ðình Cẩn thì bị Nguyễn Khánh xử tử .
Bảy Viễn thấy sự đời như một giấc mơ, vinh đó rồi nhục đó. Có ai vênh vang bằng Ngô chí sĩ, từ Thủ tướng lên Tổng thống, hạ bệ Quốc trưởng Bảo Ðại nhờ quan thầy Mỹ đứng sau giật dây.
Nhưng éo le thay, cũng chính quan thầy Mỹ đứng sau giật dây cho đám tướng tá phản lại nhà Ngô.
Càng nghĩ, Bảy Viễn tin số mình đỏ. Ðáng lẽ chết về tay nhà Ngô, nhưng vào giờ chót quan thầy Pháp kịp thời ra tay cứu mạng.
Ðang ngáp dài ngáp ngắn nơi quán cà phê thì một tin làm Bảy Viễn tỉnh như sáo: Mỹ thay đổi chiến lược tại Việt Nam với chính thể quân nhân cầm quyền. Trước đây, dưới thời nhà Ngô, Mỹ chủ trương diệt giáo phái, nắm độc quyền cai trị nhưng đã thất bại. Bây giờ Mỹ quay 180 độ, o bế giáo phái để cùng hợp lực chống Cộng. Theo một số tù Côn Ðảo được phóng thích trong đó có anh em Bình Xuyên thì Trần Văn Ân đã dụ các sĩ quan Bình Xuyên tham gia lập lại quân đội Bình Xuyên để giúp chính phủ quân nhân chống cộng.
Hay tin này, Bảy Viễn mừng quýnh. Suy nghĩ mấy ngày, Bảy Viễn viết thư cho Tổng thống Mỹ Johnson hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Sài Gòn và con đường 15 nối Sài Gòn -Vũng Tàu như trước đây. Viết xong, hy vọng sẽ được trả lời niềm nở. Nhưng hoài công.
Thấy chồng cứ đi tới đi lui và thở dài, bà Hoa nói:
- Năm 1960, ông đã viết thư cho Tổng thống Eisenhower một lần rồi, người ta có trả lời vốn gì cho ông đâu ! Bây giờ lại viết cho Tổng thống Johnson, xin ông chớ hy vọng mà uổng công....
Bảy Viễn bực mình gắt:
- Sao bà biết người ta không trả lời cho tôi?
Bà Hoa ôn tồn nói:
- Mỹ phải tham khảo đám tướng tá tay sai của chúng trước khi trả lời thư ông. Mà Dương Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ là những người đã phò Ngô Ðình Diệm đánh Bình Xuyên của ông, làm sao chống lại dám để Mỹ đưa ông về ? ông thấy chưa? Mà dù ông có về thì đâu còn ai giúp ông đánh Việt Minh. Các anh Mười Lực, Năm Chẳng sau bao nhiêu năm lưu đày ngoài Côn Ðảo đã mệt mỏi lắm rồi, Trần Văn Ân mời lập lại bộ đội Bình Xuyên mà họ có nhận cộng tác đâu. Theo tôi nghĩ, họ sáng suốt hơn ông. Con người chỉ có một thời, cái thời đã qua rồi, khó mà trở lại. Ông còn nhớ anh Mười Trí không?
- Mười Trí thì sao?
Mười Trí sáng suốt hơn ông. Nếu hồi đó ông nghe lời anh Mười thì đâu có thân bại danh liệt như ngày nay.
Từ đó Bảy Viễn sống trong sự ray rứt, hối hận, tiếc thời gian sống trong Rừng Sác, chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Việt Minh kiên cường bất khuất, tiếc không gặp may như Bảy Môn đã đưa tiểu đoàn 3 lên miền Ðông. Nếu chuyến đó đi trót lọt thì cuộc đời của Bảy Viễn sẽ khác ngày nay. Ôi ! chỉ một phút... mà cuộc đời con người dễ thay đổi từ cực này sang cực khác !
Năm 1970, Bảy Viễn chết già tại thủ đô Paris, chẳng ai đoái hoài. Tuy nhiên, thân thế và cuộc đời ông được nhiều nhà báo quốc tế ghi chép.
Hết
Tư Liệu Tham Khảo:
- Bay Viên, le mai tre de Cholon của Pierre Darcourt.
- Background to Betrayal của Hilaire du Berrier.
- The loét Revolution của Robert Shaplen.
- La guerre d lndochine của Lucien Bodard.
- Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thê.