VietLang
03-23-2009, 12:23 AM
Chương 10 - KHỦNG HOẢNG
Ông Hoạt từ vườn bước vào, nghỉ tay hút điếu thuốc lào. Thấy Liên bơ phờ, ngồi ủ rũ mắt đỏ hoe liền cất tiếng hỏi:
− Hôm nay mợ giáo không đi bán hoa à?
Liên chua chát trả lời:
− Tôi nào có phải là ‘mợ giáo’ đâu mà ông lại gọi thế!
− Cậu Minh đỗ đạt, trở thành ông giáo thì mợ chẳng là mợ giáo thì là gì?
Liên không đáp, đăm đăm nhìn ra sân ngắm cảnh mưa phùn giá rét. Hai cây hoàng-lan cành uốn cong rũ la đà. Tuy giữa buổi quang tạnh nó vẫn cong như thế nhưng hôm nay Liên tưởng như những cành lá chịu sức nặng của hạt mưa xuân lấm tấm đè rũ xuống. Lại có lúc Liên trông như hình hai người đàn bà mặc tang-phục, đầu độ mấn, sụt sùi đứng khóc sướt mướt. Cho đến lá cây trúc đào lóng lánh dưới hạt mưa, rung rinh nhởn nhơ với luồng gió lạnh Liên cũng hình dung ra là trăm nghìn con dao sắc nhọn của kẻ bạo tàn.
Chẳng qua vì Liên buồn. Đã ròng rã ba hôm nàng ở trong cảnh cô đơn hiu quạnh. Minh mới khỏi mắt được một tháng mà đã vắng nhà hơn mười lần rồi. Mọi lần, chàng chỉ ‘đi hoang’ chừng một buổi, song vẫn về nhà ngủ. Nhưng lần này là lần đầu tiên Minh đi biệt tăm biệt tích...
Nghe lời Văn dặn, Liên chỉ dùng lời lẽ dịu dàng, âu yếm khuyên can chồng. Nhưng khi nhận thấy rằng càng can ngăn, Minh càng quá quắt làm tới, nàng đành im lặng mà dùng lòng nhẫn nại đối phó. Như đa số phụ-nữ Việt-Nam, cái nết phục tòng đã ăn sâu vào tủy não của nàng. Nó là một truyền-thống thiêng liêng của dân-tộc được truyền lại từ nghìn xưa.
Thấy Liên ngồi lo lắng suy tư, ông Hoạt không đành lòng, bước lại gần hỏi:
− Mợ có làm theo cách tôi dặn không?
− Đã làm rồi, nhưng chẳng thấy gì ông ạ!
− Mợ cho cậu ấy ăn chè đậu xanh mấy lần rồi?
− Tất cả bốn lần.
− Có cả nước cam-thảo nữa đấy chứ?
− Phải, có cả nước cam-thảo.
− Thế mà không giải được bùa mê cũng lạ!... Vậy thì chỉ còn cách này thôi. Mợ cho cậu ấy ăn bùa mê, như tôi từng đề-nghị... Mợ đã đến hỏi thầy pháp chưa?
Liên lắc đầu đáp:
− Tôi không nỡ làm thế. Ăn bùa mê vào nhỡ bị sao thì tôi sẽ ân hận. Vả lại, nếu chỉ vì bùa mê mà chồng tôi mới yêu tôi thì tôi chẳng ham đâu!
Nghĩ tới lúc mới lấy nhau, hai vợ chồng yêu thương nhau thắm thiết mặn nồng, hết lòng chiều chuộng nhau mà Liên không khỏi rơi hai hàng lệ.
Có tiếng chuông của xe đạp Văn ngoài cổng. Liên mừng rỡ, lau vội nước mắt, cố làm cho tươi nét mặt ra sân tiếp đón. Trong lúc cô đơn một mình với niềm đau khổ thì cho dù một người bình thường không quen thân đến viếng thăm cũng là đáng quý huống hồ người ấy là một người bạn thân vốn dĩ được mến phục. Đó là trường-hợp của Liên hiện tại. Đang lúc nàng buồn vì chồng vì ham vui chẳng nghĩ gì đến mình thì được một người như Văn ghé thăm thật là một niềm an ủi lớn lao.
Từ lâu Liên vẫn quý mến và kính phục Văn cùng với lòng nghĩa-hiệp của chàng. Văn luôn xả thân, hết lòng vì bạn bè. Có thể nói, chàng không những chỉ là bạn tốt, mà còn là ân nhân của hai vợ chồng Minh, Liên nữa. Dưới mắt Liên, Văn là một người quân-tử hiếm có trên đời, dù ở bất cứ thời-đại nào.
Văn vừa dựng xe đạp bên hiên đã lên tiếng hỏi ngay:
− Anh Minh về chưa chị?
− Chưa, anh ạ.
Cả hai người buồn rầu nhìn nhau. Cái nhìn thầm lặng nhưng cũng đựng đầy bao nỗi đau đớn, thương xót. Văn vỗ về, an ủi Liên:
− Chị cũng chẳng nên buồn mà nghĩ ngợi nhiều làm gì. Đấy, rồi chị coi. Nếu quả thật họ mê nhau cũng chẳng bền đâu! Các cô gái giang hồ thì còn chung tình được với ai? Mà anh Minh nhà mình cũng lấy tiền đâu mà cung phụng mãi được!
− Ấy, tôi vẫn lo điều này. Nhưng nếu nó ham tiền thì nói làm gì! Nhưng đàng này nó đã chẳng cần tiền mà còn chu cấp cho nữa kia!
Văn chép miệng:
− Chẳng lẽ anh Minh lại đổ đốn đến thế kia?... Không, chẳng lẽ nào! Tôi biết anh Minh vẫn có tính khảng khái.
− Thì anh cứ nhìn đấy! Nhà tôi bây giờ ăn mặc như Tây, sang trọng đến thế nào!
Văn cười nói:
− Vậy chị quên rằng mỗi tháng anh ấy kiếm được hơn trăm bạc ư?
− Dẫu sao thì nhà tôi cũng chẳng đủ tiền mà bao được một cô gái giang hồ.
Văn bất chợt nhìn Liên đăm đăm khiến nàng phải ngượng ngùng, quay nhìn lãng ra vườn. Văn gật đầu mấy cái rồi khẽ gọi:
− Chị ạ.
− Vâng.
− Con người ta thường chỉ mê cái hào nhoáng bên ngoài...
− Thì xưa nay vẫn thế!
− Vì sao mà người ta có mới nới cũ? Cũng chỉ vì cái hào hoáng nhòe nhoẹt đó. Tôi chắc khi nào anh Minh hiểu rõ cái tâm-hồn trống rỗng của cô ả thì anh ấy sẽ chán ngấy mà thôi!
Liên thở dài không đáp. Văn lại nói tiếp:
− Nhưng cái hào nhoáng đó khiến tôi nảy ra một ý tưởng hay hay.
Liên ngạc-nhiên hỏi:
− Ý tưởng gì thế anh?
Văn ngần ngừ vài giây rồi mỉm cười nói:
− Giá chị cũng ăn mặc như thế...
− Tôi không hiểu!
− Nghĩa là chị cũng ăn mặc theo lối tân thời.
Liên dẫy nẩy, xua tay lia lịa:
− Trời ơi! Tôi chịu thôi!
− Sao vậy?
− Ai lại ăn mặc lòe loẹt như thế bao giờ!
− Vậy người ta vẫn mặc như thế thì đã sao?
− Nhưng tôi quê mùa cục mịch, bắt chước người ta thế nào được! Mấy lại tôi nghèo khó, lấy tiền đâu mà sắm sửa!
− Đó là chị tưởng thế, nghĩ thế đó thôi, chứ một cái quần lĩnh, một cái ‘san’ mùi, một đôi giầy nhung giá có là bao. Còn như mái tóc không rẽ giữa mà rẽ lệch sang một bên, hàm răng đen cạo trắng thì có tốn gì?
− Nhưng người ta sẽ gọi tôi là ‘me tây’ mất, còn gì!
Văn cười lăn lộn. Chàng nhỏ nhẹ khuyên:
− Người ta gọi gì thì kệ người ta! Họ có sống đời chị đâu? Họ có lo gì được cho chị đâu? Tôi chắc chỉ trong vòng mười năm thôi, cả nhà quê cũng sẽ theo lối ăn mặc của thành-thị.
− Thì cứ thủng thẳng chờ mười năm nữa cũng được.
− Không được! Chị cần phải thi-hành ngay cái kế của tôi kia! Về tiền bạc, chị cũng không cần phải lo, vì tiền nhuận bút của anh ấy trên 100 đồng một tháng thì làm gì không mua nổi mấy thứ đó cho chị dùng. Được, chị cứ để đó cho tôi. Thế nào tôi cũng giúp chị. Một người tốt như chị không khi nào lại bị chồng đối đãi một cách bạc bẽo thế này.
Ngừng một lúc, Văn lại tiếp:
− Rồi chị coi! Chị trang-điểm vào thử xem có ăn đứt hết các cô gái giang hồ không!
Câu nói của Văn như có một mãnh-lực, buộc Liên suy nghĩ nhiều về những chuyện đã qua. Điều đầu tiên nàng nhớ lại là niềm thất vọng của Minh lúc trông thấy nàng khi vừa mở mắt ra. Mặc dù ngày hôm đó Minh chưa nói hết lời, nhưng ai cũng thừa hiểu rằng ngụ ý chàng muốn nói là Liên già đi, xấu đi nhiều. Điều thứ hai nàng nhớ lại làm cho đôi má nàng đỏ ửng là lần đầu tiên gặp nàng, Văn nhìn nàng bằng cặp mắt nồng nàn, thèm muốn. Chính điều đó khiến cho nàng không ít thì nhiều phải đem lòng ngờ vực bạn chồng trong ít lâu. Rồi đột nhiên một ý tưởng ‘bất chính’ vụt qua trong trí nàng trong chớp nhoáng khiến nàng phải thẹn thùng và hối hận là tại sao lại nghĩ bậy đến thế. Nàng tự hỏi: “Giá như chồng ta là anh Văn?”.
Nhìn Liên, Văn vừa buồn cười, vừa thương cảm. Chàng biết rằng ý kiến của chàng đối với Liên là hoàn toàn mới lạ nhưng ít nhiều cũng đã đánh đúng vào tâm-lý của nàng. Chàng nói như để khuyến-khích thêm vợ bạn:
− Vậy cứ thế nhé?
− Cứ thế là thế nào?
− Mặc theo lối tân thời.
Liên không trả lời. Văn nói tiếp:
− Giá mà chị đến nhà cậu tôi chơi được một chuyến thì cô Kim sẽ giúp chị việc ấy... Mà thôi, để tôi bảo cô ấy lại đây cũng được... Vậy cứ thế mà làm nhé! Thôi chào chị, tôi về.
Không để cho Liên có đủ thì-giờ nghĩ ngợi, mà cũng chẳng cần biết Liên có đồng ý hay chưa, Văn dắt xe đạp ra cổng rồi phóng luôn một mạch...
Một tuần trôi qua. Chỉ trong thời-gian ngắn ngủi đó mà Liên đã ‘thoát xác’ và trở thành một ‘người mới’. Mái tóc nàng cao lên, cái khăn nhung vận lẳm vành đã thay thế chiếc khăn vuông trùm đầu như các cô hàng hoa. Khuôn mặt hình bầu dục của Liên xinh tươi hẳn lên. Nhất là nước da nàng nhờ thoa lên một lớp phấn mỏng đã trở nên trắng trẻo hơn, mát dịu hơn và làm nổi bật vẻ đẹp của đôi mắt và cặp môi hồng.
Kim cũng khuyên Liên nên sửa sang lại cách ăn mặc. Tuy mái tóc rẽ giữa cái áo dài cài khuy, đôi giày mũi nhọn cũng chưa lấy gì gọi được là y-phục tân thời. Nhưng Liên đã bước ra ngoài vòng của hạng người gồng gánh, đầu đội vai mang và đã nghiễm nhiên trở thành một ‘bà giáo’ trong tầng lớp trung-lưu; một bà giáo xinh xắn, trẻ tuổi.
Ít lâu nay, Liên ít đụng đến gánh hàng hoa. Nàng chỉ ở nhà bán cất cho các đồng-nghiệp mà thôi. Từ ngày Minh khỏi bệnh sinh ra ham mê chơi bời, Liên buồn bã nên cũng không thiết tha mấy đến chuyện làm ăn nữa. Chỉ có đôi khi muốn giết thì giờ trong khi chờ chồng, Liên mới cầm tới cái xẻng, cái cuốc, cái xới, ra vườn làm cho có lệ.
Sự buồn bực và chán nản thường dễ làm tiêu tan nghị-lực của con người. Vả lại, giờ đây Minh đã khỏi bệnh, lại kiếm được nhiều tiền thì việc bán hoa của nàng cũng không còn cần thiết như xưa nữa. Vui thì làm kiếm thêm chút đỉnh, không thì nằm nhà rung đùi cũng chẳng việc gì.
Nhưng từ ngày Minh khỏi bệnh, Liên cảm thấy trong đời sống của nànn nàng như thiếu hẳn một thứ gì. Đó là sự yêu thương. Đối với Liên, đó là nhu-cầu tối cao, cần thiết khôn thể thiếu trong cuộc sống. Nàng không ngại hy-sinh, vất vả chạy ngược chạy xuôi, ăn uống kham khổ... Nàng không màng đến tiền tài danh vọng. Nàng không lý-tưởng hóa cuộc sống, không ước mộng xa xôi. Tóm lại, nàng chỉ muốn cho chồng vui và mình vui. Cũng như nàng lúc nào cũng yêu thương chồng, và mong được chồng yêu thương. Nếu bảo rằng Liên có lý-tưởng gì cho cuộc sống thì có lẽ đó là lý-tưởng duy nhất của nàng...
Suốt ba ngày nay, Liên trang-điểm phấn sáp, ngồi mong chồng, đợi chồng. Nàng không ưa gì lối trang-phục theo kiểu tân thời chú nào. Nhưng sở dĩ nàng nghe lời Văn, cam tâm biến đổi thế này cũng vì nàng muốn cho Minh được vui và sẽ yêu thương nàng trở lại.
Chờ chồng mãi chẳng thấy, Liên bỏ ra ngoài đi dạo một vòng cho đỡ buồn. Nhưng gặp người quen chào hỏi, ai nấy đều tỏ vẻ lạnh nhạt với nàng, lại có người còn bĩu môi, ngắm ngía nàng một cách khinh bỉ. Liên tủi thân thầm nghĩ: “Thật chồng ta làm ta khổ sở quá!”.
Ngồi soi gương, Liên nghĩ tới những cử-chỉ và ngôn-ngữ của bọn chị em hàng hoa. Nàng nhớ mang máng có người nói câu gì có kèm một chữ ‘Văn’ trong đó làm cả bọn cười ầm lên ra chiều khôi hài, thích thú lắm. Liên tự hỏi trong đầu rằng: “Không biết họ nói gì mình vậy?”.
Hồi chuông của xe đạp làm cắt ngang mọi sự thắc mắc của Liên. Nàng đặt vội chiếc gương xuống bàn đứng dậy ra sân đón chào Văn. Liên hết sức ngạc-nhiên vì thấy mặt Văn hầm hầm vì tức giận, luôn mồm nguyền rủa:
− Thế này thì chó thật, tệ thật!
Từ ngày quen biết Văn, đây có lẽ là lần thứ nhất Liên thấy Văn giận dữ và có những hành-động bất thường như thế này. Nàng lo lắng hỏi:
− Có chuyện gì làm cho anh giận dữ thế? Ai làm gì cho anh bực thế hả?
Văn bình thường nói năng rất lịch-sự và nhỏ nhẹ, nhưng lúc này thì khác hẳn. Chàng lớn tiếng, gằn giọng từng chữ như muốn trút hết lòng giận dữ ra bên ngoài.
− Còn ai trồng khoai đất này nữa! Chị xem, sáng hôm nay tôi lên nhà báo gặp anh Minh dặn về nhà gấp. Thế mà quay đi quay lại anh ấy đã trốn đi lúc nào không hay!
Liên chỉ thở dài không đáp, cúi xuống nhìn xuống giày. Văn động lòng trắc ẩn, dịu giọng:
− Tôi nghĩ mà thương chị quá!
Câu nói thẳng thắn bao dung không chút tà ý của Văn vô tình làm cho Liên nhớ tới những lời nói giễu cợt của đám chị em hàng hoa. Đây có lẽ là lần đầu tiên Liên cảm thấy thẹn thùng, bẽn lẽn khi đứng trước mặt Văn. Rồi câu nàng tự hỏi hôm nào lại hiện ra vẩn vơ bay mãi trong trí nàng, dẩu muốn quên di cũng không được...
− “Giá anh Văn là chồng ta.”.
Hôm qua ngồi một mình, nàng đã nghĩ nhiều về câu ấy. Rồi tuy không tự trả lời được, nàng tưởng tượng ra thật lẹ trong đầu cả một đời sung sướng của một cạp vợ chồng biết yêu thương nhau. Nàng tin rằng Văn là một người chồng hoàn hảo và mừng thầm cho người con gái nào lấy được chàng sau này...
Với nàng, cảnh vợ chồng hòa thuận thương yêu nhau giờ đây chỉ là một dĩ-vãng... Đó là những ngày hạnh-phúc của nàng với Minh trong hai năm qua...
Thấy Liên im lặng, thỉnh thoảng lại liếc nhìn trộm mình, Văn ngượng nghịu thở dài nhắc lại câu nói của mình:
− Tôi nghĩ mà thương chị quá!
− Thì tôi... tôi cũng thương anh vất vả khó nhọc...
Câu nói xuất phát từ đôi môi xinh xắn của vợ bạn đối với Văn tự-nhiên chứa chan ý nghĩa huyền bí... âu yếm. Hình dung tươi tắn của Liên cùng với cảm giác mới mẻ của chàng khi gặp Liên buổi ban đầu vụt trở lại trong tiềm-thức của Văn... Chàng đăm đăm nhìn Liên. Cặp má nàng hây hây đỏ dần. Chung quanh không một ai... Sự yên lặng... Sự cám dỗ... Sự khao khát... Chỉ cần một bước, một lời nói, một cái tắc lưỡi. một cái giơ tay là hai người...
Một luồng gió lạnh thoảng qua. Văn giật mình như người vừa tỉnh giấc chiêm-bao. Chàng nhìn Liên gật đầu nói:
− Đó, chị thấy tôi nói có sai đâu! Chị ăn mặc thế này trông thật hay, không chê vào đâu được!
− Thật hả anh?
− Tôi dối chị mà làm gì.
Đôi bên lại im lặng. Họ không nói gì với nhau cả, mà như nói rất nhiều... Một hồi lâu, Văn mới lên tiếng:
− Thôi tôi về đây, xin chào chị nhé.
− Làm gì mà anh vội thế?
− Tôi phải đi đàng này một lát.
Dứt lời, Văn hấp tấp ra cổng phóng lên xe đạp thật mau. Đến đoạn rẽ ra con đường vào vườn Bách-Thảo, Văn đãng trí không kịp xuống xe để suýt nữa đâm xầm vào cái bực gạch...
Ngồi một mình trên chiếc ghế dài trong vườn Bách-Thảo, Văn mới nhớ lại cuộc hội kiến của mình với vợ bạn ban nãy. Chàng tự cảm thấy mình tầm thường và... khốn nạn làm sao! Chàng giật mình và tỉnh ngộ khi hiểu được là cái tầm thường và cái khốn nạn kia chỉ cần một phút hay một giây ngắn ngủi thôi, là có thể đánh ngã gục mình như chơi! Và giây phút đó chính là sự khác biệt giữa lòng cao-thượng và hạng vô lại!
Phải, con người vẫn chỉ là con người! Con người không phải là thần thánh, dù không phải là giống ‘bốn chân’! Đứng trước sắc đẹp dịu dàng âu yếm, bất luận là ai, dù có giáo-dục, căn-bản đạo-đức đến đâu cũng không sao tránh nổi sự rung động, sự thèm muốn khao khát... Nếu cái giây phút oan-nghiệt kia là sự thử thách, xem chúng ta ‘vĩ đại’ đến bậc nào, thì chính nó cũng lại là điều nhắc nhở cho chúng ta biết rằng: ‘chúng ta vẫn chỉ là con người mà thôi!’.
Bao nhiêu tư tưởng về luân-lý, triết-lý, đạo-đức, luôn cả thất tình lục dục cứ bám xiết lấy Văn, quay cuồng mãi trong tâm trí chàng. Rồi Văn bắt đầu lo sợ... Lo sợ cho bạn, cho vợ bạn, và cho cả chính mình, và lo cho tình bằng-hữu thiêng liêng kia.
Làm sao Văn quên được cái cảm-giác dịu hiền, nhẹ nhàng êm ái kia khi chàng đứng trước mặt Liên, một thiếu-phụ trẻ tuổi ngây thơ. Cảm-giác ấy như một làn gió xuân, vẫn man mác trong tâm-hồn chàng. Chàng bỗng cúi mặt xuống, lẩm bẩm tự mắng:
− “Khốn nạn! Không ngờ mình lại khốn nạn như vậy!”.
Rồi một cảnh tượng khác hiện ra trong trí chàng. Đó là cảnh đoàn tụ êm ấm của vợ chồng bạn. Cảnh này liệu có làm cho chàng sung sướng hơn cái cảm giác đứng trước mặt ‘cô gái’ xinh đẹp dịu dàng kia không?...
Văn đi thật mau về nhà, cắp sách vở đến trường. Chàng muốn chăm chú vào việc học để quên đi cái ‘hình ảnh kia’, để quên đi sự cám dỗ đang bành trướng càng lúc càng lớn mạnh trong chàng...
Còn Liên thì sau khi Văn đi khỏi nàng vào trong nhà gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Bao nhiêu sự việc dồn dập xảy ra quá mau lẹ trong cùng một thời gian hết sức ngắn ngủi! Nàng chỉ biết nàng yêu chồng, luyến tiếc cái chuỗi ngày hạnh-phúc cách đây không lâu. Nàng nhớ lại từng diễn biến, từng mảnh đời... Có một điều nàng lo sợ là không hiể vì sao cứ mỗi lúc nghĩ đến lòng tệ bạc của chồng thì nàng lại nhớ tới lòng hào-hiệp của Văn. Câu: ‘Giá anh Văn là chồng ta’ cứ theo đuổi, ám ảnh nàng mãi làm cho lòng nàng trở nên cực kỳ mâu-thuẫn...
Giữa lúc ấy, Liên trông thấy bóng dáng Minh ngoài cổng. Chồng về! Dẫu sao thì Liên cũng còn cảm thấy mình may mắn hơn người thiếu-phụ trong điển-tích ‘Hòn Vọng Phu’ nhiều. Liên chạy vội vào trong góc để tìm khăn lau nước mắt. Nàng không muốn chồng biết rằng nàng vừa khóc. Hơn nữa, nàng cũng muốn chồng ngắm thấy sự thay đổi về dung-nhan cũng như cách trang-phục tân thời của nàng.
Liên đon đả chạy ra sân vui vẻ đón chồng coi như không hề có chuyện gì xảy ra. Minh mỉm cười gật đầu như chào lại Liên. Nhưng cái cười của Minh khiến cho Liên trở nên nguợng nghịu và lúng túng.
Đợi mãi vẫn không thấy Minh để ý hay bình phẩm gì đến y-phục của mình, Liên bèn nhìn chồng khen:
− Mình vận tây trông thật là bảnh.
Minh khẽ cau mày đáp:
− Ra đời vận tây gọn và tiện lắm.
Rồi hình như sợ vợ sinh sự với mình, Minh thở dài ngồi phệt xuống ra vẻ mệt nhọc lắm. Nhưng trái với sự suy đoán của Minh, Liên chỉ đến gần hỏi han một cách thật nhỏ nhẹ:
− Công việc bận lắm phải không mình?
− Phải, bận lắm!
Liên chán nản vì nhận xét thấy chồng như chẳng còn chút thiết tha gì đến mình nữa, đến nỗi một lời âu yếm vui vẻ chàng cũng chẳng buồn nói. Nhưng nàng vẫn nén lòng mà giữ bộ mặt tươi tỉnh:
− Mình ăn cháo đậu xanh không, để em đi nấu.
− Không.
Minh từ lúc bước chân về tới nhà vẫn đinh ninh rằng sẽ bị vợ lôi thôi to tiếng hay tệ lắm thì cũng khóc lóc kêu van. Nhưng thấy Liên vẫn giữ thái-độ bình thường, không một lời nặng nề trách móc hay mỉa mai thì chàng cảm thấy hơi chột dạ. Rồi từ chột dạ trở thành khó chịu, bực tức vô cớ. Chờ mãi vẫn không thấy vợ ‘tra-khảo’, Minh mới kể lể:
− Bấy lâu nay tôi phải ở luôn đằng tòa soạn.
Liên vẫn bình tĩnh nói:
− Thế à! Thôi mình chịu khó một tí.
− Đây, tiền lương họ trả cho đây.
Dứt lời, Minh mở ví lấy một sấp bạc đưa cho Liên. Liên đón lấy ngồi đếm từng tờ một.
− Được đến những 50 cơ à?
− Phải, 50 đấy. Đó là lương trả cho mười ngày bận rộn đến phải ở luôn trong tòa soạn mà làm việc. Thôi, mình ở nhà. Tôi lại phải trở về tòa báo làm việc đây!
Liên đứng ngây người ra không nói được gì. Hai giọt nước mắt từ từ lăn xuống cặp má nàng. Còn Minh thì ngập ngừng, không dám nhìn thẳng vào mặt vợ, chỉ lặng lẽ mà bước ra sân.
− Mình!
Nghe vợ gọi, Minh quay lại:
− Cái gì thế mình?
Liên cầm số tiền 50 đưa trả lại cho chồng:
− Mình cầm lấy mà tiêu đi. Em không cần vì đã có tiền bán hoa.
Minh từ tốn bảo vợ:
− Tôi không muốn mình lam lũ.
− Có gì mà lam lũ? Cái nghề của cha mẹ tôi thì tôi theo chứ sợ gì lam lũ!
Minh lạnh lùng:
− À, ra thế đấy!
Dứt lời, Minh tiến bước đi thẳng ra cổng. Liên bỗng nhớ đến lời dặn của Văn là hễ Minh có về thì cứ ngọt ngào hỏi chuyện chứ đừng bao giờ nhắc đến chuyện lêu lổng của Minh. Nhưng vì quá căm phẫn nên nàng buộc lòng phải nói lên một câu đầy mỉa mai. Nhưng khi thấy Minh bỏ đi thì Liên lại hối hận ngay. Nàng chạy theo, mong giữ được chồng lại. Đang ấp úng chưa biết nói gì thì Minh quay lại hỏi:
− Lại cái gì nữa đây?
Liên cố dịu giọng bảo chồng:
− Mình ạ! Hãy ở nhà ăn cơm rồi hẵng đi.
− Tôi phải đi ngay.
− Mình sợ muộn à? Hay chúng ta đi ăn cao lâu... Đi ăn cái tiệm hôm ăn mừng mình thi đỗ ấy!
Minh thở dài ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ chàng mới để ý tới sự thay đổi đột ngột nơi vợ mình: cách ăn mặc theo lối tân thời của nàng. Chàng liếc mắt nhìn Liên, mỉm cười cất tiếng khen:
− Mình ăn mặc thế này thật dễ coi hơn trước nhiều.
Liên đỏ mặt sung sướng vì được chồng khen. Không hiểu vì sao, Minh lại so sánh Liên với Nhung. Một người đẹp kín đáo và dịu dàng còn một người lộng lẫy và rực rỡ. Nhưng suốt một tháng sống với ái tình cuồng nhiệt, Minh không còn yêu chuộng cái ngây thơ như trước nữa. Vì thế, Minh chỉ nhìn vợ bằng một ánh mắt lãnh đạm khiến cho Liên lấy làm tủi thân.
− Sao tự nhiên mình lại thay đổi cách ăn mặc như thế?
Liên ngại ngùng, không biết phải nói sao.
− Vậy chắc mình muốn em ăn mặc như xưa à?
− Không, ăn mặc thế này hay hơn nhiều chứ!
− Bởi vì mình sắp trở thành ông giáo rồi cho nên em cũng phải ráng ăn mặc cho ra ‘bà giáo’ chứ!
Minh không đáp, cũng chẳng động lòng trước lời nói của vợ. Chàng lặng lẽ ngắm ra vườn. Liên cũng nhìn theo chỉ giàn hoa móng rồng nói:
− Này mình ạ. Hễ mỗi lần ngắm cái giàn hoa móng rồng thì em lại buồn vì nghĩ tới hồi mình bị bệnh.
Nhưng lúc này, Minh chẳng còn trông thấy ai ngoài Nhung đang cúi xuống luống cúc ngắt hoa. Như cố giữ chồng ở lại thêm được phút nào hay phút đó, Liên lại kiếm chuyện khác hỏi:
− Lâu nay mình có gặp anh Văn không?
− Không!
Liên biết ngay Minh nói dối vì vừa ban nãy Văn có nói với nàng là gặp Minh ở nhà báo. Nghe Liên nhắc đến tên Văn, Minh có vẻ sợ hãi. Nét lo lắng hiện ngay ra mặt chàng. Minh chỉ sợ Văn xuất hiện bất thình lình thì chàng biết ăn nói thế nào trước mặt bạn và vợ. Chàng vội vàng đi ngay, và đi rảo bước thật nhanh trong khi Liên ngây người đứng trông theo...
Liên chép miệng thở dài, vào vườn ngắt một bó hoa. Dạo trước, khi Minh còn đang đi học, bao giờ Liên cũng trang-hoàng trên bàn học của chàng một bình hoa tươi. Phải chăng vì thói quen mà Liên nhớ tới bó hoa? Hay là vì hôm qua Văn, người bạn tốt, hào hiệp của vợ chồng nàng ngỏ ý yêu hoa?...
Ông Hoạt từ vườn bước vào, nghỉ tay hút điếu thuốc lào. Thấy Liên bơ phờ, ngồi ủ rũ mắt đỏ hoe liền cất tiếng hỏi:
− Hôm nay mợ giáo không đi bán hoa à?
Liên chua chát trả lời:
− Tôi nào có phải là ‘mợ giáo’ đâu mà ông lại gọi thế!
− Cậu Minh đỗ đạt, trở thành ông giáo thì mợ chẳng là mợ giáo thì là gì?
Liên không đáp, đăm đăm nhìn ra sân ngắm cảnh mưa phùn giá rét. Hai cây hoàng-lan cành uốn cong rũ la đà. Tuy giữa buổi quang tạnh nó vẫn cong như thế nhưng hôm nay Liên tưởng như những cành lá chịu sức nặng của hạt mưa xuân lấm tấm đè rũ xuống. Lại có lúc Liên trông như hình hai người đàn bà mặc tang-phục, đầu độ mấn, sụt sùi đứng khóc sướt mướt. Cho đến lá cây trúc đào lóng lánh dưới hạt mưa, rung rinh nhởn nhơ với luồng gió lạnh Liên cũng hình dung ra là trăm nghìn con dao sắc nhọn của kẻ bạo tàn.
Chẳng qua vì Liên buồn. Đã ròng rã ba hôm nàng ở trong cảnh cô đơn hiu quạnh. Minh mới khỏi mắt được một tháng mà đã vắng nhà hơn mười lần rồi. Mọi lần, chàng chỉ ‘đi hoang’ chừng một buổi, song vẫn về nhà ngủ. Nhưng lần này là lần đầu tiên Minh đi biệt tăm biệt tích...
Nghe lời Văn dặn, Liên chỉ dùng lời lẽ dịu dàng, âu yếm khuyên can chồng. Nhưng khi nhận thấy rằng càng can ngăn, Minh càng quá quắt làm tới, nàng đành im lặng mà dùng lòng nhẫn nại đối phó. Như đa số phụ-nữ Việt-Nam, cái nết phục tòng đã ăn sâu vào tủy não của nàng. Nó là một truyền-thống thiêng liêng của dân-tộc được truyền lại từ nghìn xưa.
Thấy Liên ngồi lo lắng suy tư, ông Hoạt không đành lòng, bước lại gần hỏi:
− Mợ có làm theo cách tôi dặn không?
− Đã làm rồi, nhưng chẳng thấy gì ông ạ!
− Mợ cho cậu ấy ăn chè đậu xanh mấy lần rồi?
− Tất cả bốn lần.
− Có cả nước cam-thảo nữa đấy chứ?
− Phải, có cả nước cam-thảo.
− Thế mà không giải được bùa mê cũng lạ!... Vậy thì chỉ còn cách này thôi. Mợ cho cậu ấy ăn bùa mê, như tôi từng đề-nghị... Mợ đã đến hỏi thầy pháp chưa?
Liên lắc đầu đáp:
− Tôi không nỡ làm thế. Ăn bùa mê vào nhỡ bị sao thì tôi sẽ ân hận. Vả lại, nếu chỉ vì bùa mê mà chồng tôi mới yêu tôi thì tôi chẳng ham đâu!
Nghĩ tới lúc mới lấy nhau, hai vợ chồng yêu thương nhau thắm thiết mặn nồng, hết lòng chiều chuộng nhau mà Liên không khỏi rơi hai hàng lệ.
Có tiếng chuông của xe đạp Văn ngoài cổng. Liên mừng rỡ, lau vội nước mắt, cố làm cho tươi nét mặt ra sân tiếp đón. Trong lúc cô đơn một mình với niềm đau khổ thì cho dù một người bình thường không quen thân đến viếng thăm cũng là đáng quý huống hồ người ấy là một người bạn thân vốn dĩ được mến phục. Đó là trường-hợp của Liên hiện tại. Đang lúc nàng buồn vì chồng vì ham vui chẳng nghĩ gì đến mình thì được một người như Văn ghé thăm thật là một niềm an ủi lớn lao.
Từ lâu Liên vẫn quý mến và kính phục Văn cùng với lòng nghĩa-hiệp của chàng. Văn luôn xả thân, hết lòng vì bạn bè. Có thể nói, chàng không những chỉ là bạn tốt, mà còn là ân nhân của hai vợ chồng Minh, Liên nữa. Dưới mắt Liên, Văn là một người quân-tử hiếm có trên đời, dù ở bất cứ thời-đại nào.
Văn vừa dựng xe đạp bên hiên đã lên tiếng hỏi ngay:
− Anh Minh về chưa chị?
− Chưa, anh ạ.
Cả hai người buồn rầu nhìn nhau. Cái nhìn thầm lặng nhưng cũng đựng đầy bao nỗi đau đớn, thương xót. Văn vỗ về, an ủi Liên:
− Chị cũng chẳng nên buồn mà nghĩ ngợi nhiều làm gì. Đấy, rồi chị coi. Nếu quả thật họ mê nhau cũng chẳng bền đâu! Các cô gái giang hồ thì còn chung tình được với ai? Mà anh Minh nhà mình cũng lấy tiền đâu mà cung phụng mãi được!
− Ấy, tôi vẫn lo điều này. Nhưng nếu nó ham tiền thì nói làm gì! Nhưng đàng này nó đã chẳng cần tiền mà còn chu cấp cho nữa kia!
Văn chép miệng:
− Chẳng lẽ anh Minh lại đổ đốn đến thế kia?... Không, chẳng lẽ nào! Tôi biết anh Minh vẫn có tính khảng khái.
− Thì anh cứ nhìn đấy! Nhà tôi bây giờ ăn mặc như Tây, sang trọng đến thế nào!
Văn cười nói:
− Vậy chị quên rằng mỗi tháng anh ấy kiếm được hơn trăm bạc ư?
− Dẫu sao thì nhà tôi cũng chẳng đủ tiền mà bao được một cô gái giang hồ.
Văn bất chợt nhìn Liên đăm đăm khiến nàng phải ngượng ngùng, quay nhìn lãng ra vườn. Văn gật đầu mấy cái rồi khẽ gọi:
− Chị ạ.
− Vâng.
− Con người ta thường chỉ mê cái hào nhoáng bên ngoài...
− Thì xưa nay vẫn thế!
− Vì sao mà người ta có mới nới cũ? Cũng chỉ vì cái hào hoáng nhòe nhoẹt đó. Tôi chắc khi nào anh Minh hiểu rõ cái tâm-hồn trống rỗng của cô ả thì anh ấy sẽ chán ngấy mà thôi!
Liên thở dài không đáp. Văn lại nói tiếp:
− Nhưng cái hào nhoáng đó khiến tôi nảy ra một ý tưởng hay hay.
Liên ngạc-nhiên hỏi:
− Ý tưởng gì thế anh?
Văn ngần ngừ vài giây rồi mỉm cười nói:
− Giá chị cũng ăn mặc như thế...
− Tôi không hiểu!
− Nghĩa là chị cũng ăn mặc theo lối tân thời.
Liên dẫy nẩy, xua tay lia lịa:
− Trời ơi! Tôi chịu thôi!
− Sao vậy?
− Ai lại ăn mặc lòe loẹt như thế bao giờ!
− Vậy người ta vẫn mặc như thế thì đã sao?
− Nhưng tôi quê mùa cục mịch, bắt chước người ta thế nào được! Mấy lại tôi nghèo khó, lấy tiền đâu mà sắm sửa!
− Đó là chị tưởng thế, nghĩ thế đó thôi, chứ một cái quần lĩnh, một cái ‘san’ mùi, một đôi giầy nhung giá có là bao. Còn như mái tóc không rẽ giữa mà rẽ lệch sang một bên, hàm răng đen cạo trắng thì có tốn gì?
− Nhưng người ta sẽ gọi tôi là ‘me tây’ mất, còn gì!
Văn cười lăn lộn. Chàng nhỏ nhẹ khuyên:
− Người ta gọi gì thì kệ người ta! Họ có sống đời chị đâu? Họ có lo gì được cho chị đâu? Tôi chắc chỉ trong vòng mười năm thôi, cả nhà quê cũng sẽ theo lối ăn mặc của thành-thị.
− Thì cứ thủng thẳng chờ mười năm nữa cũng được.
− Không được! Chị cần phải thi-hành ngay cái kế của tôi kia! Về tiền bạc, chị cũng không cần phải lo, vì tiền nhuận bút của anh ấy trên 100 đồng một tháng thì làm gì không mua nổi mấy thứ đó cho chị dùng. Được, chị cứ để đó cho tôi. Thế nào tôi cũng giúp chị. Một người tốt như chị không khi nào lại bị chồng đối đãi một cách bạc bẽo thế này.
Ngừng một lúc, Văn lại tiếp:
− Rồi chị coi! Chị trang-điểm vào thử xem có ăn đứt hết các cô gái giang hồ không!
Câu nói của Văn như có một mãnh-lực, buộc Liên suy nghĩ nhiều về những chuyện đã qua. Điều đầu tiên nàng nhớ lại là niềm thất vọng của Minh lúc trông thấy nàng khi vừa mở mắt ra. Mặc dù ngày hôm đó Minh chưa nói hết lời, nhưng ai cũng thừa hiểu rằng ngụ ý chàng muốn nói là Liên già đi, xấu đi nhiều. Điều thứ hai nàng nhớ lại làm cho đôi má nàng đỏ ửng là lần đầu tiên gặp nàng, Văn nhìn nàng bằng cặp mắt nồng nàn, thèm muốn. Chính điều đó khiến cho nàng không ít thì nhiều phải đem lòng ngờ vực bạn chồng trong ít lâu. Rồi đột nhiên một ý tưởng ‘bất chính’ vụt qua trong trí nàng trong chớp nhoáng khiến nàng phải thẹn thùng và hối hận là tại sao lại nghĩ bậy đến thế. Nàng tự hỏi: “Giá như chồng ta là anh Văn?”.
Nhìn Liên, Văn vừa buồn cười, vừa thương cảm. Chàng biết rằng ý kiến của chàng đối với Liên là hoàn toàn mới lạ nhưng ít nhiều cũng đã đánh đúng vào tâm-lý của nàng. Chàng nói như để khuyến-khích thêm vợ bạn:
− Vậy cứ thế nhé?
− Cứ thế là thế nào?
− Mặc theo lối tân thời.
Liên không trả lời. Văn nói tiếp:
− Giá mà chị đến nhà cậu tôi chơi được một chuyến thì cô Kim sẽ giúp chị việc ấy... Mà thôi, để tôi bảo cô ấy lại đây cũng được... Vậy cứ thế mà làm nhé! Thôi chào chị, tôi về.
Không để cho Liên có đủ thì-giờ nghĩ ngợi, mà cũng chẳng cần biết Liên có đồng ý hay chưa, Văn dắt xe đạp ra cổng rồi phóng luôn một mạch...
Một tuần trôi qua. Chỉ trong thời-gian ngắn ngủi đó mà Liên đã ‘thoát xác’ và trở thành một ‘người mới’. Mái tóc nàng cao lên, cái khăn nhung vận lẳm vành đã thay thế chiếc khăn vuông trùm đầu như các cô hàng hoa. Khuôn mặt hình bầu dục của Liên xinh tươi hẳn lên. Nhất là nước da nàng nhờ thoa lên một lớp phấn mỏng đã trở nên trắng trẻo hơn, mát dịu hơn và làm nổi bật vẻ đẹp của đôi mắt và cặp môi hồng.
Kim cũng khuyên Liên nên sửa sang lại cách ăn mặc. Tuy mái tóc rẽ giữa cái áo dài cài khuy, đôi giày mũi nhọn cũng chưa lấy gì gọi được là y-phục tân thời. Nhưng Liên đã bước ra ngoài vòng của hạng người gồng gánh, đầu đội vai mang và đã nghiễm nhiên trở thành một ‘bà giáo’ trong tầng lớp trung-lưu; một bà giáo xinh xắn, trẻ tuổi.
Ít lâu nay, Liên ít đụng đến gánh hàng hoa. Nàng chỉ ở nhà bán cất cho các đồng-nghiệp mà thôi. Từ ngày Minh khỏi bệnh sinh ra ham mê chơi bời, Liên buồn bã nên cũng không thiết tha mấy đến chuyện làm ăn nữa. Chỉ có đôi khi muốn giết thì giờ trong khi chờ chồng, Liên mới cầm tới cái xẻng, cái cuốc, cái xới, ra vườn làm cho có lệ.
Sự buồn bực và chán nản thường dễ làm tiêu tan nghị-lực của con người. Vả lại, giờ đây Minh đã khỏi bệnh, lại kiếm được nhiều tiền thì việc bán hoa của nàng cũng không còn cần thiết như xưa nữa. Vui thì làm kiếm thêm chút đỉnh, không thì nằm nhà rung đùi cũng chẳng việc gì.
Nhưng từ ngày Minh khỏi bệnh, Liên cảm thấy trong đời sống của nànn nàng như thiếu hẳn một thứ gì. Đó là sự yêu thương. Đối với Liên, đó là nhu-cầu tối cao, cần thiết khôn thể thiếu trong cuộc sống. Nàng không ngại hy-sinh, vất vả chạy ngược chạy xuôi, ăn uống kham khổ... Nàng không màng đến tiền tài danh vọng. Nàng không lý-tưởng hóa cuộc sống, không ước mộng xa xôi. Tóm lại, nàng chỉ muốn cho chồng vui và mình vui. Cũng như nàng lúc nào cũng yêu thương chồng, và mong được chồng yêu thương. Nếu bảo rằng Liên có lý-tưởng gì cho cuộc sống thì có lẽ đó là lý-tưởng duy nhất của nàng...
Suốt ba ngày nay, Liên trang-điểm phấn sáp, ngồi mong chồng, đợi chồng. Nàng không ưa gì lối trang-phục theo kiểu tân thời chú nào. Nhưng sở dĩ nàng nghe lời Văn, cam tâm biến đổi thế này cũng vì nàng muốn cho Minh được vui và sẽ yêu thương nàng trở lại.
Chờ chồng mãi chẳng thấy, Liên bỏ ra ngoài đi dạo một vòng cho đỡ buồn. Nhưng gặp người quen chào hỏi, ai nấy đều tỏ vẻ lạnh nhạt với nàng, lại có người còn bĩu môi, ngắm ngía nàng một cách khinh bỉ. Liên tủi thân thầm nghĩ: “Thật chồng ta làm ta khổ sở quá!”.
Ngồi soi gương, Liên nghĩ tới những cử-chỉ và ngôn-ngữ của bọn chị em hàng hoa. Nàng nhớ mang máng có người nói câu gì có kèm một chữ ‘Văn’ trong đó làm cả bọn cười ầm lên ra chiều khôi hài, thích thú lắm. Liên tự hỏi trong đầu rằng: “Không biết họ nói gì mình vậy?”.
Hồi chuông của xe đạp làm cắt ngang mọi sự thắc mắc của Liên. Nàng đặt vội chiếc gương xuống bàn đứng dậy ra sân đón chào Văn. Liên hết sức ngạc-nhiên vì thấy mặt Văn hầm hầm vì tức giận, luôn mồm nguyền rủa:
− Thế này thì chó thật, tệ thật!
Từ ngày quen biết Văn, đây có lẽ là lần thứ nhất Liên thấy Văn giận dữ và có những hành-động bất thường như thế này. Nàng lo lắng hỏi:
− Có chuyện gì làm cho anh giận dữ thế? Ai làm gì cho anh bực thế hả?
Văn bình thường nói năng rất lịch-sự và nhỏ nhẹ, nhưng lúc này thì khác hẳn. Chàng lớn tiếng, gằn giọng từng chữ như muốn trút hết lòng giận dữ ra bên ngoài.
− Còn ai trồng khoai đất này nữa! Chị xem, sáng hôm nay tôi lên nhà báo gặp anh Minh dặn về nhà gấp. Thế mà quay đi quay lại anh ấy đã trốn đi lúc nào không hay!
Liên chỉ thở dài không đáp, cúi xuống nhìn xuống giày. Văn động lòng trắc ẩn, dịu giọng:
− Tôi nghĩ mà thương chị quá!
Câu nói thẳng thắn bao dung không chút tà ý của Văn vô tình làm cho Liên nhớ tới những lời nói giễu cợt của đám chị em hàng hoa. Đây có lẽ là lần đầu tiên Liên cảm thấy thẹn thùng, bẽn lẽn khi đứng trước mặt Văn. Rồi câu nàng tự hỏi hôm nào lại hiện ra vẩn vơ bay mãi trong trí nàng, dẩu muốn quên di cũng không được...
− “Giá anh Văn là chồng ta.”.
Hôm qua ngồi một mình, nàng đã nghĩ nhiều về câu ấy. Rồi tuy không tự trả lời được, nàng tưởng tượng ra thật lẹ trong đầu cả một đời sung sướng của một cạp vợ chồng biết yêu thương nhau. Nàng tin rằng Văn là một người chồng hoàn hảo và mừng thầm cho người con gái nào lấy được chàng sau này...
Với nàng, cảnh vợ chồng hòa thuận thương yêu nhau giờ đây chỉ là một dĩ-vãng... Đó là những ngày hạnh-phúc của nàng với Minh trong hai năm qua...
Thấy Liên im lặng, thỉnh thoảng lại liếc nhìn trộm mình, Văn ngượng nghịu thở dài nhắc lại câu nói của mình:
− Tôi nghĩ mà thương chị quá!
− Thì tôi... tôi cũng thương anh vất vả khó nhọc...
Câu nói xuất phát từ đôi môi xinh xắn của vợ bạn đối với Văn tự-nhiên chứa chan ý nghĩa huyền bí... âu yếm. Hình dung tươi tắn của Liên cùng với cảm giác mới mẻ của chàng khi gặp Liên buổi ban đầu vụt trở lại trong tiềm-thức của Văn... Chàng đăm đăm nhìn Liên. Cặp má nàng hây hây đỏ dần. Chung quanh không một ai... Sự yên lặng... Sự cám dỗ... Sự khao khát... Chỉ cần một bước, một lời nói, một cái tắc lưỡi. một cái giơ tay là hai người...
Một luồng gió lạnh thoảng qua. Văn giật mình như người vừa tỉnh giấc chiêm-bao. Chàng nhìn Liên gật đầu nói:
− Đó, chị thấy tôi nói có sai đâu! Chị ăn mặc thế này trông thật hay, không chê vào đâu được!
− Thật hả anh?
− Tôi dối chị mà làm gì.
Đôi bên lại im lặng. Họ không nói gì với nhau cả, mà như nói rất nhiều... Một hồi lâu, Văn mới lên tiếng:
− Thôi tôi về đây, xin chào chị nhé.
− Làm gì mà anh vội thế?
− Tôi phải đi đàng này một lát.
Dứt lời, Văn hấp tấp ra cổng phóng lên xe đạp thật mau. Đến đoạn rẽ ra con đường vào vườn Bách-Thảo, Văn đãng trí không kịp xuống xe để suýt nữa đâm xầm vào cái bực gạch...
Ngồi một mình trên chiếc ghế dài trong vườn Bách-Thảo, Văn mới nhớ lại cuộc hội kiến của mình với vợ bạn ban nãy. Chàng tự cảm thấy mình tầm thường và... khốn nạn làm sao! Chàng giật mình và tỉnh ngộ khi hiểu được là cái tầm thường và cái khốn nạn kia chỉ cần một phút hay một giây ngắn ngủi thôi, là có thể đánh ngã gục mình như chơi! Và giây phút đó chính là sự khác biệt giữa lòng cao-thượng và hạng vô lại!
Phải, con người vẫn chỉ là con người! Con người không phải là thần thánh, dù không phải là giống ‘bốn chân’! Đứng trước sắc đẹp dịu dàng âu yếm, bất luận là ai, dù có giáo-dục, căn-bản đạo-đức đến đâu cũng không sao tránh nổi sự rung động, sự thèm muốn khao khát... Nếu cái giây phút oan-nghiệt kia là sự thử thách, xem chúng ta ‘vĩ đại’ đến bậc nào, thì chính nó cũng lại là điều nhắc nhở cho chúng ta biết rằng: ‘chúng ta vẫn chỉ là con người mà thôi!’.
Bao nhiêu tư tưởng về luân-lý, triết-lý, đạo-đức, luôn cả thất tình lục dục cứ bám xiết lấy Văn, quay cuồng mãi trong tâm trí chàng. Rồi Văn bắt đầu lo sợ... Lo sợ cho bạn, cho vợ bạn, và cho cả chính mình, và lo cho tình bằng-hữu thiêng liêng kia.
Làm sao Văn quên được cái cảm-giác dịu hiền, nhẹ nhàng êm ái kia khi chàng đứng trước mặt Liên, một thiếu-phụ trẻ tuổi ngây thơ. Cảm-giác ấy như một làn gió xuân, vẫn man mác trong tâm-hồn chàng. Chàng bỗng cúi mặt xuống, lẩm bẩm tự mắng:
− “Khốn nạn! Không ngờ mình lại khốn nạn như vậy!”.
Rồi một cảnh tượng khác hiện ra trong trí chàng. Đó là cảnh đoàn tụ êm ấm của vợ chồng bạn. Cảnh này liệu có làm cho chàng sung sướng hơn cái cảm giác đứng trước mặt ‘cô gái’ xinh đẹp dịu dàng kia không?...
Văn đi thật mau về nhà, cắp sách vở đến trường. Chàng muốn chăm chú vào việc học để quên đi cái ‘hình ảnh kia’, để quên đi sự cám dỗ đang bành trướng càng lúc càng lớn mạnh trong chàng...
Còn Liên thì sau khi Văn đi khỏi nàng vào trong nhà gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Bao nhiêu sự việc dồn dập xảy ra quá mau lẹ trong cùng một thời gian hết sức ngắn ngủi! Nàng chỉ biết nàng yêu chồng, luyến tiếc cái chuỗi ngày hạnh-phúc cách đây không lâu. Nàng nhớ lại từng diễn biến, từng mảnh đời... Có một điều nàng lo sợ là không hiể vì sao cứ mỗi lúc nghĩ đến lòng tệ bạc của chồng thì nàng lại nhớ tới lòng hào-hiệp của Văn. Câu: ‘Giá anh Văn là chồng ta’ cứ theo đuổi, ám ảnh nàng mãi làm cho lòng nàng trở nên cực kỳ mâu-thuẫn...
Giữa lúc ấy, Liên trông thấy bóng dáng Minh ngoài cổng. Chồng về! Dẫu sao thì Liên cũng còn cảm thấy mình may mắn hơn người thiếu-phụ trong điển-tích ‘Hòn Vọng Phu’ nhiều. Liên chạy vội vào trong góc để tìm khăn lau nước mắt. Nàng không muốn chồng biết rằng nàng vừa khóc. Hơn nữa, nàng cũng muốn chồng ngắm thấy sự thay đổi về dung-nhan cũng như cách trang-phục tân thời của nàng.
Liên đon đả chạy ra sân vui vẻ đón chồng coi như không hề có chuyện gì xảy ra. Minh mỉm cười gật đầu như chào lại Liên. Nhưng cái cười của Minh khiến cho Liên trở nên nguợng nghịu và lúng túng.
Đợi mãi vẫn không thấy Minh để ý hay bình phẩm gì đến y-phục của mình, Liên bèn nhìn chồng khen:
− Mình vận tây trông thật là bảnh.
Minh khẽ cau mày đáp:
− Ra đời vận tây gọn và tiện lắm.
Rồi hình như sợ vợ sinh sự với mình, Minh thở dài ngồi phệt xuống ra vẻ mệt nhọc lắm. Nhưng trái với sự suy đoán của Minh, Liên chỉ đến gần hỏi han một cách thật nhỏ nhẹ:
− Công việc bận lắm phải không mình?
− Phải, bận lắm!
Liên chán nản vì nhận xét thấy chồng như chẳng còn chút thiết tha gì đến mình nữa, đến nỗi một lời âu yếm vui vẻ chàng cũng chẳng buồn nói. Nhưng nàng vẫn nén lòng mà giữ bộ mặt tươi tỉnh:
− Mình ăn cháo đậu xanh không, để em đi nấu.
− Không.
Minh từ lúc bước chân về tới nhà vẫn đinh ninh rằng sẽ bị vợ lôi thôi to tiếng hay tệ lắm thì cũng khóc lóc kêu van. Nhưng thấy Liên vẫn giữ thái-độ bình thường, không một lời nặng nề trách móc hay mỉa mai thì chàng cảm thấy hơi chột dạ. Rồi từ chột dạ trở thành khó chịu, bực tức vô cớ. Chờ mãi vẫn không thấy vợ ‘tra-khảo’, Minh mới kể lể:
− Bấy lâu nay tôi phải ở luôn đằng tòa soạn.
Liên vẫn bình tĩnh nói:
− Thế à! Thôi mình chịu khó một tí.
− Đây, tiền lương họ trả cho đây.
Dứt lời, Minh mở ví lấy một sấp bạc đưa cho Liên. Liên đón lấy ngồi đếm từng tờ một.
− Được đến những 50 cơ à?
− Phải, 50 đấy. Đó là lương trả cho mười ngày bận rộn đến phải ở luôn trong tòa soạn mà làm việc. Thôi, mình ở nhà. Tôi lại phải trở về tòa báo làm việc đây!
Liên đứng ngây người ra không nói được gì. Hai giọt nước mắt từ từ lăn xuống cặp má nàng. Còn Minh thì ngập ngừng, không dám nhìn thẳng vào mặt vợ, chỉ lặng lẽ mà bước ra sân.
− Mình!
Nghe vợ gọi, Minh quay lại:
− Cái gì thế mình?
Liên cầm số tiền 50 đưa trả lại cho chồng:
− Mình cầm lấy mà tiêu đi. Em không cần vì đã có tiền bán hoa.
Minh từ tốn bảo vợ:
− Tôi không muốn mình lam lũ.
− Có gì mà lam lũ? Cái nghề của cha mẹ tôi thì tôi theo chứ sợ gì lam lũ!
Minh lạnh lùng:
− À, ra thế đấy!
Dứt lời, Minh tiến bước đi thẳng ra cổng. Liên bỗng nhớ đến lời dặn của Văn là hễ Minh có về thì cứ ngọt ngào hỏi chuyện chứ đừng bao giờ nhắc đến chuyện lêu lổng của Minh. Nhưng vì quá căm phẫn nên nàng buộc lòng phải nói lên một câu đầy mỉa mai. Nhưng khi thấy Minh bỏ đi thì Liên lại hối hận ngay. Nàng chạy theo, mong giữ được chồng lại. Đang ấp úng chưa biết nói gì thì Minh quay lại hỏi:
− Lại cái gì nữa đây?
Liên cố dịu giọng bảo chồng:
− Mình ạ! Hãy ở nhà ăn cơm rồi hẵng đi.
− Tôi phải đi ngay.
− Mình sợ muộn à? Hay chúng ta đi ăn cao lâu... Đi ăn cái tiệm hôm ăn mừng mình thi đỗ ấy!
Minh thở dài ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ chàng mới để ý tới sự thay đổi đột ngột nơi vợ mình: cách ăn mặc theo lối tân thời của nàng. Chàng liếc mắt nhìn Liên, mỉm cười cất tiếng khen:
− Mình ăn mặc thế này thật dễ coi hơn trước nhiều.
Liên đỏ mặt sung sướng vì được chồng khen. Không hiểu vì sao, Minh lại so sánh Liên với Nhung. Một người đẹp kín đáo và dịu dàng còn một người lộng lẫy và rực rỡ. Nhưng suốt một tháng sống với ái tình cuồng nhiệt, Minh không còn yêu chuộng cái ngây thơ như trước nữa. Vì thế, Minh chỉ nhìn vợ bằng một ánh mắt lãnh đạm khiến cho Liên lấy làm tủi thân.
− Sao tự nhiên mình lại thay đổi cách ăn mặc như thế?
Liên ngại ngùng, không biết phải nói sao.
− Vậy chắc mình muốn em ăn mặc như xưa à?
− Không, ăn mặc thế này hay hơn nhiều chứ!
− Bởi vì mình sắp trở thành ông giáo rồi cho nên em cũng phải ráng ăn mặc cho ra ‘bà giáo’ chứ!
Minh không đáp, cũng chẳng động lòng trước lời nói của vợ. Chàng lặng lẽ ngắm ra vườn. Liên cũng nhìn theo chỉ giàn hoa móng rồng nói:
− Này mình ạ. Hễ mỗi lần ngắm cái giàn hoa móng rồng thì em lại buồn vì nghĩ tới hồi mình bị bệnh.
Nhưng lúc này, Minh chẳng còn trông thấy ai ngoài Nhung đang cúi xuống luống cúc ngắt hoa. Như cố giữ chồng ở lại thêm được phút nào hay phút đó, Liên lại kiếm chuyện khác hỏi:
− Lâu nay mình có gặp anh Văn không?
− Không!
Liên biết ngay Minh nói dối vì vừa ban nãy Văn có nói với nàng là gặp Minh ở nhà báo. Nghe Liên nhắc đến tên Văn, Minh có vẻ sợ hãi. Nét lo lắng hiện ngay ra mặt chàng. Minh chỉ sợ Văn xuất hiện bất thình lình thì chàng biết ăn nói thế nào trước mặt bạn và vợ. Chàng vội vàng đi ngay, và đi rảo bước thật nhanh trong khi Liên ngây người đứng trông theo...
Liên chép miệng thở dài, vào vườn ngắt một bó hoa. Dạo trước, khi Minh còn đang đi học, bao giờ Liên cũng trang-hoàng trên bàn học của chàng một bình hoa tươi. Phải chăng vì thói quen mà Liên nhớ tới bó hoa? Hay là vì hôm qua Văn, người bạn tốt, hào hiệp của vợ chồng nàng ngỏ ý yêu hoa?...