VietLang
03-23-2009, 11:44 AM
Chương 9
Trên sườn đồi, nhìn về phía tây, nương chè nằm phơi dưới nắng gay gắt mùa hè. Sau trận mưa hôm qua, các lá sạch hết bụi, như có người lấy khăn lau đi một lượt, lóng lánh phản chiếu ánh thái dương, bóng loáng tựa trăm nghìn chiếc gương bầu dục.
Dựa lưng vào gốc một cây chè cỗi, cành lá rườm rà, bên cạnh cái rổ không, Lan ngồi ngẫm nghĩ đến những sự xảy ra từ tối hôm trước, vẻ lo buồn in trên nét mặt rầu rầu. Lan đâm đâm nhìn trời, lâm râm khấn Phật tổ, xin ngài xuống cứu vớt tấm linh hồn sắp đắm đuối. Bỗng có tiếng động bên mình. Lan giật mình quay lại: Con vành khuyên đương lách tách nhảy trên cành lá rậm. Lan ngắm nghía con chim nhỏ, xinh xắn mượt lông, rồi giơ bàn tay ra vẩy. Con chim sợ hãi bay vụt, tiếng khẽ sột soạt trong lá. Lan thở dài, nói một mình:
- Trốn, thế nào cũng phải trốn.
Sáng hôm ấy ở chùa Long Vân về, hai người cùng nhau chỉ trao đổi một vài câu vơ vẫn. Lan chưa hiểu ý bạn định xử trí ra sao, chẳng biết bạn có về Hà Nội ngay như đã hứa lời không? Ngọc có lòng quân tử, nhưng đứng trước Ái tình, bạn có giữ mãi lòng quân tử ấy không? Hay là bí mật kia sẽ bị khám phá? Cái đó cũng chưa biết chừng. Lòng người, ... Ai hiểu được lòng người!
Lan đưa mắt ngắm phong cảnh quanh mình. Lòng hoài nghi man mác đến cả cỏ, cây, mây, nước. Cúi nhìn giòng bạc lấp lánh dưới chân đồi quanh co uốn khúc, rì rì lướt giữa dọc cát vàng: Trong cảnh êm đềm ấy, biết đâu không ẩn núp những loài rắn độc hại người. Cho chí đám mây dịu dàng theo chiều gió thổi, làn khói lờ đờ bay lẩn lá xanh, biết đâu không trở nên sức mạnh phá phách của con Tạo vô tình...
Vô tình! Luồng gió khẽ thỏang động cành chè như phản thanh của ý nghĩ. Lan buồn rầu nói một mình: Vô tình! Ước gì ta được vô tình như vạn vật vô tri vô giác!
Tư tưởng của Lan lúc đó lại rời bỉ cảnh ngoại vật mà thu vào trong tâm trí. Những lý thuyết "Tứ diệu đế", "Thập nhị nhân duyên" cùng là cái đời cao thượng của Phật tổ lộn xộn trong trí nhớ Lan.
Rồi nghĩ điều nọ nhảy sang điều kia, Lan lại ôn tồn tới cái đời ký vãng. Lan con nhà giòng dõi, bẩm tính thông minh, thủa bé được theo học chữ nho. Ông thầy học lại là một người mộ đạo Phật thường đem Phật giáo ra giảng, khiến Lan yêu mến cái đạo rất dịu dàng êm ái. Rồi cha mẹ Lan mất, Lan ở với chú, chú muốn ép gả Lan vào nơi phú quý. Linh hồn trong sạch đã tiêm nhiễm những tư tưởng cao thượng của Phật giáo nên Lan cho thế là nhỏ nhen. Nhất Lan lại nhớ tới lời thề cùng mẹ trong khi mẹ hấp hối. Lan liền bỏ nhà đi trốn, cải nam trang để thụ giới tại chùa Long Giáng. Lan không khéo để lại nhiều tang vật trên bờ sông, khiến nhà yên trí rằng Lan tự vận.
Nương nấu cửa từ bi hơn hai năm nay, được sư tổ quý mến truyền giáo đạo Phật, Lan dốc lòng ngày đêm dùi mài kinh kệ, đã tưởng dứt bỏ được tần duyên. Ai ngờ...
Lan giật mình ngước mắt ngơ ngác nhìn. Trên cành cây trẩu, con chim gáy đương gật đầu, xù lông cổ, gù ở bên con mái. Lan nhắm mắt rồi đi phía khác, thì kia trên cành xoan khô khan, hai con quạ khoang đương rỉa lông cho nhau. Lan lại nhắm mắt, thở dài cuốn quýt, như bị vây vào trong cảnh chết mà khó tìm được lối ra: "Ước gì ông ấy đi..."
Bỗng có tiếng chú Mộc gọi ở chân đồi:
- Chú Lan!
Lan sợ hãi đứng phắt dậy đáp:
- Cái gì đấy chú?
Chú Mộc vẫn đứng ở chân đồi nói lên:
- Cụ cho tìm chú đấy.
- Tôi về đây, chú cứ về trứơc đi.
Lan vội vàng hái chè đầy rổ, rồi hấp tấp xuống đồi trở về chùa, đi thẳng vào buồng kho đóng cửa ngồi núp một xó, như sợ ai. Sau, vì ở mãi ngoài nắng nên thấy nhức đầu, Lan liền ngả lưng xuống giường, thiu thiu ngủ lúc nào không biết.
Tiếng chuông chiều đánh thức Lan dậy. Mở bừng mắt trông ra sân, Lan thấy trời đã nhá nhem tối. Chợt nhớ đến giờ làm đèn, nghĩ là đèn ở buồng Ngọc, vì ở nhà tổ chỉ thấp có ngọn đèn dầu lạc. Lan lo sợ, run lẩy bẩy bước vào phòng chàng, nhưng may không nghe thấy ai lên tiếng. Lan liền cầm vội cây đèn búp măng đem xuống bếp rót dầu.
Khi mang đèn lên, ánh sáng rọi khắp gian buồng con con. Liếc mắt nhìn không thấy Ngọc đâu, trong lòng sinh bạo dạn, Lan đứng lại ngắm kỹ các vật: Trên bàn trơ trọi cái bếp cồn cùng cái ấm sắt nhẹ. Vứt trên chiếc giường không màn, quyển Phật giáo và hai ba cuốn tiểu thuyết tây. Mà cái va li, Lan không thấy đâu hết.
Lan nhìn quanh ngẫm nghĩ. Bỗng chú hấp tấp chạy xuống nhà ngang hỏi chú Mộc:
- Này chú, ông Ngọc đâu?
- Ông Ngọc về Hà Nội từ sáng kia mà.
Lan hoảng hốt:
- Về lúc nào?
- Lúc chú ở vườn chè. Ông ấy nhắn nhời chào chú đấy. Tôi quên baÜng mất.
Lan vơ vẫn, mắt lờ đờ, ngớ ngẩn hỏi:
- Sao lại về Hà Nội?
- Rõ chú lẩn thẩn lắm. Còn ai biết tại sao ông ấy lại về Hà Nội nữa. Muốn biết thì hỏi ông ấy.
- Sao lại về Hà Nội? Về rồi à?
- À, ông Ngọc cho chú quyển sách để ở trên buồng ấy.
- Được, để tôi lên lấy.
Lan lại có cớ lên buồng Ngọc. Vào buồng, Lan khép cửa rồi mở lấy quyển sách ra xem, vì chắc thế nào Ngọc về Hà Nội cũng có một vài lời từ biệt. Quả Lan đoán không sai: Một tờ giấy viết thư gập trong quyển Phật giáo có mấy hàng vắn tắt.
Giữ lời hứa hôm qua, tôi xin kính chào chú ở lại tu cho thành chánh quả... Chú có còn tưởng nhớ tới tôi, tới người bạn khốn khổ này, tôi xin chú cầu nguyện cho linh hồn tôi chóng lên cõi Nát bàn.
Lan cầm mảnh giấy ghé gần đèn, đọc đi đọc lại ba, bốn lượt, rồi tắc lưỡi cuộn nhỏ lại thò vào trong thông phong châm lửa đốt. Nét mặt rầu rầu, Lan nhìn ngọn lửa cháy cho đến khi tờ giấy thành than.
Bỗng Lan ngồi phịch xuống giường lấy tay bưng mặt khóc nức nở không ra tiếng. Nỗi sầu muộn trong lòng như theo hai hàng lệ dần dần tiêu tán. Lan thấy đỡ thổn thức, tim bớt đập mạnh, rồi Lan như người sực tỉnh:
- Thôi, ta điên mất rồi! Chẳng lẽ...
Lan đứng phắt dậy, tắt đèn rồi lau nước mắt, quả quyết lên chùa trên, vừa đi vừa lẩm bẩm: "Quên, phải quên! Lời thề trước linh hồn mẹ, ta hãy còn nhớ đinh ninh trong trí. Đó là cái bùa để trừ bỏ những sự cám dỗ của tình ái nhỏ nhen nơi dương thế."
Nhưng con người ta vẫn thế. Bao nhiêu cũng phải trái với sự thực. Một người hay do dự, luôn luôn nghĩ tới sự quả quyết, hoặc nói mình phải quả quyết. Người nhút nhát đêm đi đường vắng một mình thường hay huýt sáo làm ra bộ mạnh bạo lắm, nhưng kỳ thực trong lòng lo sợ, chân tay run lẩy bẩy. Lan cũng vậy luôn mồm nói phải quên. Nhưng đó là cái triệu chứng của sự nhớ.
Thật ra, cái tình mà Lan cố ra tưởng tượng nhỏ nhen, nó to tát, nó đầy rẫy, nó chứa chan khắp linh hồn Lan: Câu nói, dáng đi, điệu nhìn, giọng cười, ý nghĩ đều là hình ảnh của ái tình.
Lan lẩm bẩm: "Ta rất có tội với đức Phật tổ."
Lúc đó Lan thỏang ngửi thấy mùi trầm. Thì ra lên tới chùa trên từ bao giờ mà Lan không biết, vẫn tưởng còn ngồi ở buồng Ngọc. Ngước nhìn thấy các tượng thấp thoáng trong bóng đèn lù mù dầu lạc: Tuy không trông rõ, Lan cũng tưởng tượng ra các vẻ mặt tươi cười, khoan dung mà lãnh đạm. Từ từ, Lan cúi đầu như người ta vừa bị quở mắng, rồi rón rén tới bục gỗ quỳ xuống, thì thầm khấn khứa...
Trên sườn đồi, nhìn về phía tây, nương chè nằm phơi dưới nắng gay gắt mùa hè. Sau trận mưa hôm qua, các lá sạch hết bụi, như có người lấy khăn lau đi một lượt, lóng lánh phản chiếu ánh thái dương, bóng loáng tựa trăm nghìn chiếc gương bầu dục.
Dựa lưng vào gốc một cây chè cỗi, cành lá rườm rà, bên cạnh cái rổ không, Lan ngồi ngẫm nghĩ đến những sự xảy ra từ tối hôm trước, vẻ lo buồn in trên nét mặt rầu rầu. Lan đâm đâm nhìn trời, lâm râm khấn Phật tổ, xin ngài xuống cứu vớt tấm linh hồn sắp đắm đuối. Bỗng có tiếng động bên mình. Lan giật mình quay lại: Con vành khuyên đương lách tách nhảy trên cành lá rậm. Lan ngắm nghía con chim nhỏ, xinh xắn mượt lông, rồi giơ bàn tay ra vẩy. Con chim sợ hãi bay vụt, tiếng khẽ sột soạt trong lá. Lan thở dài, nói một mình:
- Trốn, thế nào cũng phải trốn.
Sáng hôm ấy ở chùa Long Vân về, hai người cùng nhau chỉ trao đổi một vài câu vơ vẫn. Lan chưa hiểu ý bạn định xử trí ra sao, chẳng biết bạn có về Hà Nội ngay như đã hứa lời không? Ngọc có lòng quân tử, nhưng đứng trước Ái tình, bạn có giữ mãi lòng quân tử ấy không? Hay là bí mật kia sẽ bị khám phá? Cái đó cũng chưa biết chừng. Lòng người, ... Ai hiểu được lòng người!
Lan đưa mắt ngắm phong cảnh quanh mình. Lòng hoài nghi man mác đến cả cỏ, cây, mây, nước. Cúi nhìn giòng bạc lấp lánh dưới chân đồi quanh co uốn khúc, rì rì lướt giữa dọc cát vàng: Trong cảnh êm đềm ấy, biết đâu không ẩn núp những loài rắn độc hại người. Cho chí đám mây dịu dàng theo chiều gió thổi, làn khói lờ đờ bay lẩn lá xanh, biết đâu không trở nên sức mạnh phá phách của con Tạo vô tình...
Vô tình! Luồng gió khẽ thỏang động cành chè như phản thanh của ý nghĩ. Lan buồn rầu nói một mình: Vô tình! Ước gì ta được vô tình như vạn vật vô tri vô giác!
Tư tưởng của Lan lúc đó lại rời bỉ cảnh ngoại vật mà thu vào trong tâm trí. Những lý thuyết "Tứ diệu đế", "Thập nhị nhân duyên" cùng là cái đời cao thượng của Phật tổ lộn xộn trong trí nhớ Lan.
Rồi nghĩ điều nọ nhảy sang điều kia, Lan lại ôn tồn tới cái đời ký vãng. Lan con nhà giòng dõi, bẩm tính thông minh, thủa bé được theo học chữ nho. Ông thầy học lại là một người mộ đạo Phật thường đem Phật giáo ra giảng, khiến Lan yêu mến cái đạo rất dịu dàng êm ái. Rồi cha mẹ Lan mất, Lan ở với chú, chú muốn ép gả Lan vào nơi phú quý. Linh hồn trong sạch đã tiêm nhiễm những tư tưởng cao thượng của Phật giáo nên Lan cho thế là nhỏ nhen. Nhất Lan lại nhớ tới lời thề cùng mẹ trong khi mẹ hấp hối. Lan liền bỏ nhà đi trốn, cải nam trang để thụ giới tại chùa Long Giáng. Lan không khéo để lại nhiều tang vật trên bờ sông, khiến nhà yên trí rằng Lan tự vận.
Nương nấu cửa từ bi hơn hai năm nay, được sư tổ quý mến truyền giáo đạo Phật, Lan dốc lòng ngày đêm dùi mài kinh kệ, đã tưởng dứt bỏ được tần duyên. Ai ngờ...
Lan giật mình ngước mắt ngơ ngác nhìn. Trên cành cây trẩu, con chim gáy đương gật đầu, xù lông cổ, gù ở bên con mái. Lan nhắm mắt rồi đi phía khác, thì kia trên cành xoan khô khan, hai con quạ khoang đương rỉa lông cho nhau. Lan lại nhắm mắt, thở dài cuốn quýt, như bị vây vào trong cảnh chết mà khó tìm được lối ra: "Ước gì ông ấy đi..."
Bỗng có tiếng chú Mộc gọi ở chân đồi:
- Chú Lan!
Lan sợ hãi đứng phắt dậy đáp:
- Cái gì đấy chú?
Chú Mộc vẫn đứng ở chân đồi nói lên:
- Cụ cho tìm chú đấy.
- Tôi về đây, chú cứ về trứơc đi.
Lan vội vàng hái chè đầy rổ, rồi hấp tấp xuống đồi trở về chùa, đi thẳng vào buồng kho đóng cửa ngồi núp một xó, như sợ ai. Sau, vì ở mãi ngoài nắng nên thấy nhức đầu, Lan liền ngả lưng xuống giường, thiu thiu ngủ lúc nào không biết.
Tiếng chuông chiều đánh thức Lan dậy. Mở bừng mắt trông ra sân, Lan thấy trời đã nhá nhem tối. Chợt nhớ đến giờ làm đèn, nghĩ là đèn ở buồng Ngọc, vì ở nhà tổ chỉ thấp có ngọn đèn dầu lạc. Lan lo sợ, run lẩy bẩy bước vào phòng chàng, nhưng may không nghe thấy ai lên tiếng. Lan liền cầm vội cây đèn búp măng đem xuống bếp rót dầu.
Khi mang đèn lên, ánh sáng rọi khắp gian buồng con con. Liếc mắt nhìn không thấy Ngọc đâu, trong lòng sinh bạo dạn, Lan đứng lại ngắm kỹ các vật: Trên bàn trơ trọi cái bếp cồn cùng cái ấm sắt nhẹ. Vứt trên chiếc giường không màn, quyển Phật giáo và hai ba cuốn tiểu thuyết tây. Mà cái va li, Lan không thấy đâu hết.
Lan nhìn quanh ngẫm nghĩ. Bỗng chú hấp tấp chạy xuống nhà ngang hỏi chú Mộc:
- Này chú, ông Ngọc đâu?
- Ông Ngọc về Hà Nội từ sáng kia mà.
Lan hoảng hốt:
- Về lúc nào?
- Lúc chú ở vườn chè. Ông ấy nhắn nhời chào chú đấy. Tôi quên baÜng mất.
Lan vơ vẫn, mắt lờ đờ, ngớ ngẩn hỏi:
- Sao lại về Hà Nội?
- Rõ chú lẩn thẩn lắm. Còn ai biết tại sao ông ấy lại về Hà Nội nữa. Muốn biết thì hỏi ông ấy.
- Sao lại về Hà Nội? Về rồi à?
- À, ông Ngọc cho chú quyển sách để ở trên buồng ấy.
- Được, để tôi lên lấy.
Lan lại có cớ lên buồng Ngọc. Vào buồng, Lan khép cửa rồi mở lấy quyển sách ra xem, vì chắc thế nào Ngọc về Hà Nội cũng có một vài lời từ biệt. Quả Lan đoán không sai: Một tờ giấy viết thư gập trong quyển Phật giáo có mấy hàng vắn tắt.
Giữ lời hứa hôm qua, tôi xin kính chào chú ở lại tu cho thành chánh quả... Chú có còn tưởng nhớ tới tôi, tới người bạn khốn khổ này, tôi xin chú cầu nguyện cho linh hồn tôi chóng lên cõi Nát bàn.
Lan cầm mảnh giấy ghé gần đèn, đọc đi đọc lại ba, bốn lượt, rồi tắc lưỡi cuộn nhỏ lại thò vào trong thông phong châm lửa đốt. Nét mặt rầu rầu, Lan nhìn ngọn lửa cháy cho đến khi tờ giấy thành than.
Bỗng Lan ngồi phịch xuống giường lấy tay bưng mặt khóc nức nở không ra tiếng. Nỗi sầu muộn trong lòng như theo hai hàng lệ dần dần tiêu tán. Lan thấy đỡ thổn thức, tim bớt đập mạnh, rồi Lan như người sực tỉnh:
- Thôi, ta điên mất rồi! Chẳng lẽ...
Lan đứng phắt dậy, tắt đèn rồi lau nước mắt, quả quyết lên chùa trên, vừa đi vừa lẩm bẩm: "Quên, phải quên! Lời thề trước linh hồn mẹ, ta hãy còn nhớ đinh ninh trong trí. Đó là cái bùa để trừ bỏ những sự cám dỗ của tình ái nhỏ nhen nơi dương thế."
Nhưng con người ta vẫn thế. Bao nhiêu cũng phải trái với sự thực. Một người hay do dự, luôn luôn nghĩ tới sự quả quyết, hoặc nói mình phải quả quyết. Người nhút nhát đêm đi đường vắng một mình thường hay huýt sáo làm ra bộ mạnh bạo lắm, nhưng kỳ thực trong lòng lo sợ, chân tay run lẩy bẩy. Lan cũng vậy luôn mồm nói phải quên. Nhưng đó là cái triệu chứng của sự nhớ.
Thật ra, cái tình mà Lan cố ra tưởng tượng nhỏ nhen, nó to tát, nó đầy rẫy, nó chứa chan khắp linh hồn Lan: Câu nói, dáng đi, điệu nhìn, giọng cười, ý nghĩ đều là hình ảnh của ái tình.
Lan lẩm bẩm: "Ta rất có tội với đức Phật tổ."
Lúc đó Lan thỏang ngửi thấy mùi trầm. Thì ra lên tới chùa trên từ bao giờ mà Lan không biết, vẫn tưởng còn ngồi ở buồng Ngọc. Ngước nhìn thấy các tượng thấp thoáng trong bóng đèn lù mù dầu lạc: Tuy không trông rõ, Lan cũng tưởng tượng ra các vẻ mặt tươi cười, khoan dung mà lãnh đạm. Từ từ, Lan cúi đầu như người ta vừa bị quở mắng, rồi rón rén tới bục gỗ quỳ xuống, thì thầm khấn khứa...