VietLang
03-24-2009, 01:01 AM
Một Bức Tranh
Nhưng sáu năm, sáu năm ròng bặt vắng tin tức nay bỗng lại có bức thư của Lộc?
Chắc trong đời Lộc, đã xảy ra sự gì phi thường.
Thực vậy.
Hôm Lộc nhận được bức thư gửi cho Mai trong đựng cái giấy bạc hai chục, thì chàng căm tức đến mất ăn mất ngủ. Chàng không ngờ một người chàng yêu thương chiều chuộng, kính trọng đến thế mà lại nỡ lừa dối chàng một cách khốn nạn, đê hèn đến thế.
Song chàng cũng chỉ mới ghen tuông, ngờ vực mà thôi. Đương tra xét dò la, thì thốt nhiên Mai và Huy bỏ nhà trốn đi. Mai đi đâu? Chàng tự hỏi rồi lại tự trà lời: "Còn đi đâu nữa? Đi với tình nhân, đi với người gửi cho hai chục bạc chứ còn đi đâu?'
Trong lòng chàng bỗng nảy ra sự thù ghét, thù ghét cả loài người. Loài người trời ơi! Cái người mà chàng tưởng chỉ có tình yêu trong sạch, ai ngờ lại tà dâm đến như thế.
Lộc giận quá, uất lên bực tức muốn khóc mà không khóc được. Chàng cũng chẳng nghĩ gì đi tìm kiếm.
Chàng cười chua chát nói một mình: "Tìm1... Khốn nạn!"
Chiều hôm ấy, chàng cáo ốm, xin phép nghỉ ở nhà. Bữa cơm chiều chàng không ăn. Rồi bảy giờ tối lại phố H. thăm mẹ.
Nhác thấy hai con mắt sâu hoắm, đen quầng, hai má hốc hác, thì bà Án chạnh lòng thương và hối hận rằng mình đã quá tàn nhẫn. Song nghĩ đến cái diệu kế vừa thi hành đã có kết quả ngay, thì không thể không mừng thầm trong dạ. Bà vờ hỏi Lộc:
- Con sao thế?
Lộc không nghe rõ... Bà lại hỏi:
- Con ốm đấy à?
Lộc ngồi phịch xuồng ghế bưng mặt khóc nức nở:
- Bẩm mẹ... con...
Bà Án lại gần an ủi:
- Con có điều gì cứ nói cho mẹ hay, can chi lại để bụng cho thêm khổ.
Rồi bà để cho Lộc khóc, vì bà biết rằng khóc được như thế thì sự đau đớn sẽ theo dòng lệ mà tiêu tan đi. Một lát sau, bà vờ hỏi:
- Mẹ nghe nói độ này con ham mê cờ bạc. Hay con lại thua thay, rồi mang mắc nợ vào đấy?
Lộc lau nước mắt rồi ngẫm nghĩ:
- Bẩm mẹ... con có... đánh bạc bao giờ đâu!
Rồi Lộc đem đầu đuôi câu chuyện kể với mẹ câu chuyện mà bà Án đã biết, từ bức thư đựng tờ giấy bạc hai chục cho đến khi Mai đi trốn. Bà Án ngồi nghe con, chốc chốc lại thở dài. Cái thở dài của người mẹ thương con, hay cái thở dài của người đàn bà bị lương tâm cắn rứt? Bà để Lộc nói... nói nữa... thỉnh thoảng chỉ thêm một câu!
- Khôn nạn!
Lộc đăm đăm nhìn mẹ, nói tiếp:
- Con xin mẹ tha tội cho con. Chỉ vì con không vâng lời mẹ...
Ba tháng sau, Lộc cưới vợ. Vì bổn phận mới, Lộc mỗi ngày quên tình ái xưa.
Chẳng bao lâu hình ảnh Mai đã xóa nhòa trong ý nghĩ, đến nỗi hôm gặp Mai ở nhà họa sĩ Bạch Hải đi ra, chàng không còn cảm thấy mình ghen tuông, mà sự khinh bỉ lãnh đạm đối với kẻ đã lừa dối mình, càng ăn sâu vào tâm hồn.
Ngày qua.... tháng qua.... năm qua.... thời giờ lạnh lùng qua. Và cũng thời giờ lạnh lùng qua những mẫu đời vô vị của Lộc. Vô vị và trông rỗng.
Mà Lộc vẫn yêu vợ, yêu vì bổn phận. Song ái tình của con người ta chỉ một lần có... Ái tình thứ nhất, Mai đã mang đi, nó đã bị chôn sâu trong tim, trong linh hồn kẻ mà chàng không thể không yêu được nữa, mà khốn thay! Chàng vẫn không thể yêu được.
Ái tình vì bổn phận ba năm đầu đã đem đến cho vợ chồng Lộc hai thằng con. Song có sinh mà không có dưỡng, chúng đều chết cả.
Cuộc đời nhạt nhẽo càng thêm nhạt nhẽo. Đối với bà án thì đó lại là một cuộc đời hết hy vọng. Tập quán bắt buộc bà luôn luôn nghĩ tới những ý tưởng nối dõi tông đường, đầy đàn cháu chắt. Thế mà hai đứa thừa trọng tôn của bà lại kế tiếp nhau mà chết. Đau đớn cho bà biết bao!
Bà sinh ra lo sợ, lo sợ tương lai... Đã hai năm nay, con dâu bà không thấy thai nghén nữa... Hai đứa cháu bà chết, sự đó xảy ra, biết đâu lại không bởi lòng quả báo.... lòng oán giận của linh hồn.... Xưa nay bà thường nghe chuyện nhiều người rẫy vợ, bỏ con, rồi sau không thể có con với người vợ khác được nữa. Bà cố tìm chứng cớ cho cái thuyết lý ấy, và thấy có nhiều người ở vào tình cảnh đó thật.
Nào có thế thôi đâu! Con dâu bà, bà tự kén chọn lấy, trước kia ngoan ngoãn nết na là thế, mà mấy tháng nay vì buồn bực, khổ sở, sinh ra gắt gỏng, hỗn xược với bà. Bà là người tôn trọng Khổng giáo và những điều ngũ luân ngũ thường, bà chịu sao nổi sự bất hiếu, bất mục ấy của con dâu? Đến nỗi nhiều khi bà nghĩ lẩn thẩn nói một mình:
- Chỉ thương hại con Mai.
Câu ấy đã một vài lần lọt vào tai Lộc, khiến chàng sinh nghi hoặc, ngờ rằng có sự bí mật gì mà mẹ giấu mình.
Chàng đương để ý dò xét thì tình cờ một hôm về chơi Hà Nội (Lộc vừa được bổ tri huyện Thạch Hà) chàng đến xem những bức tranh các nhà danh họa bày bán ở trường Mỹ Thuật. Đứng trước bức tranh sơn một mỹ nhân mơ mộng chàng ngây ngất như bị thôi miên. Chàng nghĩ thầm: "Mai? Đích Mai rồi".
Cái nhan sắc tình tứ, dịu dàng, e lệ, âu yếm được nét bút nhà danh họa vờn chải càng thêm tình tứ, dịu dàng, e lệ, âu yếm, khiến Lộc lặng người đứng ngắm, mơ màng trong giấc mộng xưa.
Đống than hồng phủ tro tàn bị cái que cời rẽ ra, lại bùng bùng bốc lửa nóng rực hơn xưa. Tình yêu thương đã hầu như vùi sâu, như nguội lạnh ở trong lòng, nay đứng trước ảnh người xưa, Lộc bỗng lại thấy nồng nàn, ngùn ngụt...
Bao tình cảm của năm, sáu năm về trước đã hầu như chết hẳn trong ky ức, nay thốt nhiên ngổn ngang sống lại.
Lộc ngắm bức tranh rất lâu, mà chàng cũng chỉ ngắm có một bức tranh ấy...
Tiếng ai cười ở sau lưng, khiến chàng quay vội lại. Một người ngả đầu chào hỏi.
- Thưa ông, bức tranh có được không?
- Thưa ông, đẹp lắm!... Bức tranh này của ông?
- Vâng, của tôi.
Lộc vụt nhớ hôm gặp Mai cũng vận bộ quần áo vẽ trong tranh nhà một người phố B... đi ra. Chàng đăm đăm nhìn họa sĩ, hỏi:
- Ông ở phố B... thưa ông, có phải không?
- Vâng, tôi là Bạch Hải ở phố B... ông có thư thả mời lại chơi.
Lộc mỉm cười, khen:
- Chắc người làm kiều mẫu cho ông cũng đẹp lắm!
Mắt Bạch Hải long lanh chớp sau cặp kính sáng trong:
- Đẹp lắm1 Đẹp hơn người trong bức tranh nhiều!
Lộc hỏi lẩn thẩn:
- Chắc là người yêu của ông?
Bạch Hải thở dài:
- Người yêu trong mộng!
Lộc tỏ ý kinh ngạc:
- Sao vậy, thưa ông?
- Vì cô Mai tôi vẽ đây là một người có trái tim sắt đá, không ai làm chuyển nổi.
Lộc mỉm cười. Chàng mỉm cười vì câu nói của họa sĩ có vẻ cầu kỳ, bóng bẩy, hay vì một lẽ khác, vì lẽ khoái lạc! chàng vui Vẻ hỏi họa sĩ:
- Thưa ông bức tranh này ông bán bao nhiêu tiền? Sao không thấy để giá như ở các bức khác?
Câu trả lời lạnh lùng khô khan như nhát búa gõ xuống bàn:
- Tôi không bán!
Thất vọng, Lộc hỏi gạn:
- Sao đã bày ở đây, ông lại không bán?
- Không, không thể bán được.
- Đáng tiếc! Giá ông cho tôi bức tranh này, thì bao nhiêu tôi cũng mua.
- Không, thưa ông, ông trả bao nhiêu tôi cũng không bán.
Họa sĩ cố tìm được một câu ý vị:
- Ai lại bán một kỷ niệm êm đềm của đời mình bao giờ? Trừ khi ông là ông Lộc.
Mặt Lộc tái dần.... Bạch Hải đăm đăm nhìn chàng như đem hết khoa tâm lý ra mà quan sát diện mạo. Thốt nhiên, họa sĩ hỏi Lộc:
- Vì cớ gì, ông lại cần mua bức tranh ấy?... Còn chán bức họa khác đẹp hơn, sao ông không mua?
- Hay chính ông là ông Lộc?
Lộc cười gượng, chối:
- Không.
Rồi ngả đầu chào:
- Kính chào ông, chắc ông còn nhiều tranh ở nhà. Chiều nay ông có cho phép tôi lại xem không?
Bạch Hải vui mừng:
- Tôi lấy làm hân hạnh mời ông lại chơi.
Chàng giơ tay bắt tay Lộc Và nói tiếp:
- Vậy chiều nay năm giờ tôi chờ ông đấy. Thế nào ông cũng lại nhé?
- Xin vâng.
Năm giờ kém một khắc, Lộc đã tới cổng nhà Bạch Hải kéo chuông. Một người đầy tớ gái xinh xắn, y phục gọn gàng dễ trông, ra mở cổng, Lộc hỏi:
- Có phải đây là nhà họa sĩ Bạch Hải không?
Lộc hỏi thế cho có câu hỏi, vì chàng thấy người đầy tớ gái cứ trừng trừng nhìn mình mỉm cười, chứ cái cổng nhà Bạch Hải thì không bao giờ chàng quên được. Nó đã in hẳn vào tâm tư chàng cùng với cái hình ảnh của Mai lững thững từ trong nhà đi ra, năm năm về trước.
- Tôi hỏi có phải đây là nhà ông Bạch Hải không?
- Vâng, thưa ông hỏi gì? Ông tôi đi vắng.
Lộc chau mày ngẫm nghĩ đã toan quay gót. Chàng tru trừ mở đông hồ ra xem giờ và nói :
- Ông Bạch Hải hẹn tôi năm giờ hôm nay lại chơi.
Người đây tớ gái, nét mặt vẫn tươi như bông hoa, hỏi lại:
- Thưa ông, thế đã đến năm giờ chưa?
- Còn mười phút nữa.
- Thế thì mời ông vào ngồi chờ ông tôi ở buồng khách. Chắc ông tôi cũng sắp về...
Lộc theo vào phòng khách, một gian phòng nhỏ hẹp, bài trí theo kiểu Tàu.
Trên tường chính giữa, treo từ gần sát trần đến tận chạm mặt bệ lò sưởi, một bức tranh chấm phá bằng mực tầu, và bồi vải theo kiểu Tầu. Mới thoạt trông, Lộc cho là một bức thuỷ họa cổ, bồi lại. Nhưng người mỹ nữ ôm cây đàn tỳ bà, Cặp mắt đăm đăm, buồn rượi, chàng tò mò ngắm kỷ thì té ra đó là ảnh Mai vận y phục Tàu. Càng nhìn, Lộc càng bứt rứt khó chịu, trong lòng thấy áy náy, hồi hộp. Rồi bức tranh ấy, Lộc ngắm tới những bức nhỏ vẽ phác nét chì và đóng khung gỗ treo khắp bốn phía tường toàn thấy vẽ Mai trong các dáng điệu khác nhau, hoặc ngồi tư lự, hoặc đứng bên hồ, hoặc nghiêng mình trên kỷ dài, mỉm cười mơ mộng.
- Mời ông xơi nước ạ, ông tôi đã về.
Lộc quay lại, người đầy tớ gái đặt xuống bàn cái khay: trong đựng hai chén nước.
- Cám ơn... chị, ông Bạch Hải đã về đấy à?
- Vâng, Xin mời ông xơi nước, ông tôi sắp ra... Kìa! ông tôi kìa.
Họa sĩ ở buồng bên kia mở cửa bước ra, giơ tay bắt tay khách và xin lỗi. Đông hồ treo trên tường thong thả buông năm tiếng. Lộc ngước mắt nhìn mỉm cười:
- Thưa ông, ông có lỗi gì? Chính tôi mới có lỗi vì đã đến sớm quá. Ông hẹn năm giờ, mà năm giờ kém mười lăm tôi có ở đây.
- Mời ông xơi nước rồi ta lên phòng hội họa.
Thất Lộc tò mò đưa mắt nhìn tranh, Bạch Hải vờ như không để ý tới. Kỳ thực, Chàng đương ngấm ngầm quan sát diện mạo người ngồi trước mặt mà chàng đoán chắc là Lộc, đột ngột chàng hỏi:
- Thưa ông, ông trông có giống không?
Vô tình Lộc đáp:
- Thưa ông, giống lắm.
Thấy họa sĩ mỉm cười, Lộc nói chữa liền.
- Giống như hệt bức tranh ông bày ở trường Mỹ Thuật.
- Trừ bức tranh chấm phá ra, xin ông chọn lấy một bức. Ông ưng bức nào , tôi xin biếu.
Lộc lộ vẻ vui mừng:
- Xin cám ơn ông. Tôi toan hỏi mua một bức.
Bạch Hải tỏ ý không bằng lòng:
- Tôi đã nói với ông rằng những bức tiêu tượng của cô Mai, không bao giờ tôi bán.
Rồi họa sĩ nói lang sang chuyện khác ngay, phàn nàn người Việt Nam không biết chuộng mỹ thuật, không có con mắt my thuật. Bỏ hàng trăm ra mua bộ phòng khách lố lăng, hay cái thông, cái bát cổ đời Khang Hy, Thành Hóa thì không tiếc, chứ giá có đứng trước một bức danh họa của chàng, và trông thấy cái phiếu mã giá trăm rưởi, hai trăm đã kêu la rằng đắt. Chàng nói:
- Bao giờ cho mình dám trả một bức tranh tới hàng vạn bạc như người Âu Mỹ?
Lộc ngồi tiếp chuyện đưa đà để chờ dịp gợi nói đến Mai. Nhưng nào họa sĩ có để cho chàng kịp hỏi. Hết phàn nàn, họa sĩ lại bình phẩm tranh, bình phẩm người, nào người Âu, người Tàu, người Việt Nam, người đời xưa, người đời nay. Lộc sốt ruột, đưa mắt nhìn đồng hồ. Kim đã chỉ gần sáu giờ. Chàng đứng dậy cáo biệt.
Hoa sĩ vội mời:
- Ấy! Ta còn lên gác xem phòng hội họa chứ, đấy mới có nhiều tranh đẹp... Và tôi còn kể chuyện cô Mai cho ông nghe kia mà!
Lộc thở mạnh, khoan khoái, mỉm cười. Chàng đến chơi chỉ cột có một việc: nghe chuyện Mai.
Chủ đưa khách lên gác tới phòng hội họa. Nói phòng chứa tranh thì đúng, vì ở đấy để ngổn ngang, treo la liệt không biết bao nhiêu là bức tranh nữa: bức dựng ở tường, bức đặt trên giá, bức không khung, bốn cái đinh đóng sơ sài vào tường kẻ hoa màu xanh nhạt.
Họa sĩ trỏ một cái ghế thấp, mời khách ngồi và nói:
- Đó, ông coi, một cô Mai đã làm kiểu vẽ cho biết bao bức tranh của tôi.
Chàng thở dài nói tiếp:
- Sung sướng nhất trên đời là người được lấy Mai làm vợ.
Lộc cảm động, hối hận:
- Thưa ông, thế mà người ấy đương sung sướng bỗng vì một sự xảy ra đã phải chịu suốt đời khổ sở.
Bạch Hải ngơ ngác nhìn Lộc không hiểu. Lộc lại nói luôn:
- Vì, thưa ông, người chồng ấy chính là tôi.
Bạch Hải luống cuống:
- Thưa ông, tôi vô ý, Xin ông tha lỗi cho.
- Thưa ông, ông dạy quá lời. Hôm nay đến thăm ông, tôi chỉ ước ao được ông cho nghe chuyện cô Mai.
- Thế ra chính ông là ông Lộc, là ông Tham Lộc đấy?
- Vâng.
- Vậy thì để tôi nộp lại món tiền này.
Bạch Hải vừa nói vừa mở ví lấy đưa cho Lộc cái giấy bạc hai chục.
Lộc ngơ ngác hỏi:
- Tiền nào thế thưa ông ?
- Rối ông sẽ biết.
- Nhưng nếu ông không nói rõ số tiền ở đâu ra thì không khi nào tôi dám nhận.
- Cũng được. tôi xin tuân ý ông.
Bạch Hải chống tay vào cằm ngẫm nghĩ như đương góp nhặt chắp nối những mẩu chuyện sắp kể. Còn Lộc thì trong khi chờ đợi, chàng cố soát trong ký ức xem có cho ai vay số tiền hai chục ấy không. Chàng sực nhớ tới cái giấy bạc đựng trong phong bì của người ký tên Ng.Y. gửi cho Mai. Hay họa sĩ chính là Ng.Y?... Nhưng nếu họa sĩ Ng.Y thời lẽ gì lại đưa trả Lộc hai chục bạc? Họa chăng chàng đòi lại hai chục bạc thì còn có lý. Lộc đương băn khoăn tự hỏi và sống lại những quãng đời đã qua thì tiếng Bạch Hải làm chàng giật mình nhớ tới thời hiện tại.
- Năm năm về trước, một sự ngẫu nhiên khiến tôi gặp cô Mai. Xin lỗi ông, tôi quen mồm cứ gọi bà ấy là cô Mai.
- Thưa ông, điều đó không hề gì.
- Buổi đầu, cô Mai đối với tôi cũng chỉ là một người đẹp, một người kiều mẫu hiếm có, ngày hai buổi cô đến đây ngồi theo các kiểu chỗ tôi vẽ... Thế thôi. Cô lại ít nói, hỏi câu nào trả lời câu ấy, không hay chuyện trò vui vẻ như phần nhiều các cô kiểu mẫu. Cái dáng điệu buồn rầu của cô, tôi cho cô giấu một sự bí mật gì về tình ái... Ấy là tôi đem khoa tâm lý ra đoán thôi.
"Cái đẹp và cái buồn là hai thứ dễ cảm lòng người, nhất là khi lại hợp với cái dịu dàng ngây thơ... Đến nỗi hai tuần sau, đứng trước mặt Mai, tôi mất hết tính tự nhiên, từ ngôn ngữ cho chí cử chỉ. Xin ông tha thứ cho, nếu tôi đem sự thực ra kể chuyện hầu ông nghe.
Lộc vội đáp:
- Thưa ông, chính tôi xin ông kể hết sự thực cho tôi nghe, dù sự thực ấy có sống sượng đi nữa cũng mặc lòng.
- Thưa ông, tôi vẫn tự phụ là một nhà tâm lý học, thế mà đến tôi, tôi cũng không hiểu tôi... nghĩa là một tuần lễ sau cùng, tôi chẳng vẽ được một tí gì ra hồn...
Bạch Hải ngừng lại như ngượng với Lộc mà chàng đã biết là chồng của Mai.
Lộc liền nhắc:
- Thưa ông, thế rồi sao?
- Thế rồi một hôm bỗng cô Mai không đến nữa... Cô ấy biết... Cô ấy thông minh lắm.... tôi xin thú thực rằng cái đó cũng tại tôi, vì tôi dại dột gửi cho cô một bức thư...
"Ba hôm tôi khổ sở...
"Ngày thứ tư, không chịu nổi nhớ thương, tôi mò xuồng Thụy Khuê , thì chính hôm ấy tôi tỉnh giấc mộng.
"Nằm trên võng, trong một gian nhà tiều tụy, cô Mai đương hát ru con. Thấy tôi đến, cô đứng phắt dậy lạnh lùng nhìn.
"Tôi hỏi:
"Cô bế con ai?
"Cô đáp rất khẽ:
"- Con tôi.
"Thưa ông, thực tôi không ngờ cô Mai lại là một người đã có chồng có con..."
Lộc cảm động thở dài. Bạch Hải nghĩ một lát lại kể:
"- Tôi hỏi cô Mai sao không đến đằng nhà, thì cô nói không cần tiền nữa, cô chỉ cốt kiếm đủ trả nợ thôi. Tôi gắt:
"- Cô tưởng dễ dàng như thế được ư?
"Cô chỉ nghĩ đến trả nợ xong, còn bức tranh bỏ dỡ của tôi, cô tính sao?
"Cô Mai có vẻ ngần ngại, nhưng hình như cũng hiểu ra. Bỗng đăm đăm nhìn đứa con bế trong lòng, nước mắt cô dàn dua hai bên má. Tôi hôi hận xin lỗi và chào cô để đi. Nhưng cô lại bảo tôi:
"- Mời ông hãy ngồi cho, tôi thưa câu chuyện. Tôi cũng biết bức tranh đó ông vẽ chưa xong, và tôi thốt nhiên bỏ không đến nữa như thế thật không phải với ông. Nhưng chiều hôm ấy tôi gặp... chồng tôi ở cổng nhà ông thì tôi vụt nhớ tới bổn phận của tôi. Vẫn biết bao giờ tôi cũng nghĩ tới bổn phận, nhưng tôi không muốn để ai ngờ được lòng đoan chính của tôi.
"Mai đem hết chuyện kể cho tôi nghe từ hôm cụ Án đến nhà cô, khẩn khoan nói năng xin rời bỏ ông ra..."
Mặt tái mét, Lộc ấp úng hỏi:
- Mẹ tôi.... đến?
- Vâng, cụ đến và vì cụ, Mai đã hy sinh ái tình, hạnh phúc, lạc thú của gia đình. Khốn nạn! Bụng mang, dạ chửa, em thời đau ốm, bơ vơ trên đường đời, không chỗ nương nhờ, không nơi trú ẩn.
Bạch Hải ngưng lại vì thấy Lộc hai tay ôm đầu, ngồi khóc như một đứa trẻ con.
- Xin lỗi ông, tôi làm phiền lòng ông...
Lộc ngửng đầu, cặp mắt đỏ ngầu, cất tiếng nói như thét:
- Tôi là một thằng khôn nạn!
- Thế ra ông không biết gì hết ư ?
- Nào tôi có biết gì đâu!
- Tội nghiệp! Cô Mai ngờ ông bàn mưu với cụ Án đề đuổi cô đi.
Lộc hoảng hốt rú:
- Thôi, khổ tôi rồi! Cái giấy bạc hai chục... Tôi ngờ oan cho người ta... Trời ơi, giờ tôi mới nghĩ ra... Chính mẹ tôi gửi đến...
Bạch Hải không hiểu, bỡ ngỡ hỏi:
- Cái giấy bạc hai chục nào?... Tờ giấy bạc này chăng?
- Không! Không phải thế! Nhưng câu chuyện rồi ra sao, xin ông làm phúc kể nốt cho tôi nghe nhờ.
- Lúc quẫn bách may cho Mai gặp được hai người cứu giúp, một người...
Lộc lắng hết tinh thần để hết tên hai người sung sướng ấy, Bạch Hải nói luôn:
- Là bà bán hàng quà ở trường Bưởi và người nữa... một cô gái giang hồ.
Lộc nhắc lại:
- Gái giang hồ?
Bạch Hải mỉm cười:
- Vâng, gái giang hồ. Chính cô gái giang hồ ấy đã thân đi mời tình nhân làm thầy thuốc đến chữa cho cậu Huy và mấy tháng sau đã trông nom săn sóc cho Mai mẹ tròn con vuông. Lại chính vì món tiền thuốc nên Mai đã chịu đến làm kiểu mẫu cho tôi để kiếm tiền trả nợ. Kể tới đoạn này cho tôi nghe, cô Mai cảm động lắm, và cũng vì thế mà tôi được cái hân hạnh cô đến làm kiểu mẫu thêm cho mười hôm nữa. Cô ứa nước mắt bảo tôi:
"- Chỉ vì hai chục bạc mà tôi đến mỗi ngày. Hai chục ấy thế nào cũng phải hoàn lại. Đó là món nợ thứ nhất trong đời tôi.
"Thực bấy giờ tôi cũng không hiểu cô nợ ai, chỉ biết cô lại đến làm kiểu mẫu cho tôi mười buổi nữa. Rồi hôm thứ mười, khi đã nhận tiền công, cô nhờ tôi đem sô tiền hai chục bạc này lại nộp cho ông, nói là hãy xin trả ông cái món nợ thứ nhất.
"Xin ông tha thứ cho tôi, số tiền ấy tôi không mang ngay đằng ông, là vì tôi sợ nhỡ ông hỏi chuyện tôi lại buột miệng nói ra, mà cô Mai thì bắt tôi phái giữ kín, không được để ông biết, chỉ có một việc là đưa ra nộp ông sô tiền mà thôi.
"Và còn điều này tôi xin thú thực ngày ấy tuy bị cô Mai cự tuyệt như cô đã cự tuyệt ông đốc Minh, tôi vẫn hy vọng rằng một ngày kia tôi sẽ cảm động được lòng cô vì thế tôi không muốn gặp ông là người - xin ông tha thứ cho - tôi vừa... ghét, vừa sợ, nhất là sợ... tôi chỉ sợ ông thân lại đón cô Mai.... vì tôi biết cô Mai vẫn thương yêu ông lắm.
"Bây giờ tôi đã kể đầu đuôi câu chuyện cho ông nghe thì hẳn ông không thể từ chối không nhận món tiền hai chục này được nữa".
Lộc lau nước mắt, cười gượng:
- Vâng, tôi xin vui lòng mà nhận. Tôi sẽ giữ làm kỷ niệm, vì nó sẽ nhắc tôi luôn luôn nhớ đến... những sự đau đớn lặng lẽ của loài người. Sau hết, tôi xin hỏi ông một điều nữa:
- Bây giờ Mai ở đâu?
Bạch Hải đáp:
- Tôi chỉ biết bây giờ.... bà ấy ở với em làm giáo học, nhưng không rõ ở đâu.
Lộc ngả đầu chào, cáo biệt rồi giơ tay bắt tay Bạch Hải và cám ơn đi cám ơn lại. Chàng có vẻ vội vàng, ra cổng gọi xe bảo kéo mau tới nhà Học chánh.
Mãi lúc xe đỗ, Lộc mới sực nhớ hôm đó chủ nhật, các công sở đều nghỉ việc.
Và lúc bấy giờ đã gần bảy giờ chiều thì dẫu là ngày thường cũng chẳng nơi công sở nào còn mở cửa. Lúc quá hấp tấp, nóng nẩy, chàng quên bẵng rằng có là ngày chủ nhật mình mới về chơi được Hà Nội.
Lộc xuống xe, đứng thừ người, buồn rầu nhìn qua hai cánh cổng thưa then khép chặt dưới những cành cây leo hoa tím. Rồi chàng lại bước lên xe bảo kéo.
Anh xe cắm đầu chạy, chẳng biết khách đi đâu, mà Lộc cũng chẳng biết mình đi đâu.
Chiều hôm ấy, Lộc không ăn cơm. Lần mò đi tìm các chỗ quen biết đề tìm tin tức của Huy.
Mãi chín giờ tối mới có người bạn mách nhà và viết thư giới thiệu một người làm thư ký ở nhà Học chánh.
Hỏi được chỗ ở của Huy, Lộc như cất hẳn gánh nặng bên lòng. Chàng thấy đỡ khổ, lương tâm đỡ làm bứt rứt, rồi sự sung sướng lại man mác bên lòng. Có lẽ vì chàng đã biết rằng người xưa không đến nỗi bị lầm than, đầy đọa như chàng vẫn tưởng. Hay vì tưởng niệm nhắc tâm trí ôn tới quãng đời âu yếm, dịu dàng khi xưa, chàng lại hy vọng đến một tương lai tốt đẹp?
Bây giờ Lộc mới thấy đói, về khách sạn uống cốc sữa, ăn cái bánh. Rồi chàng lên buồng ngủ gọi bồi lấy giấy, bút mực, viết thư.... Song cảm động quá, chàng viết chẳng ra văn. Viết xong lại xé đến ba bốn lượt.
Khi đã xé hết mấy tờ giấy, Lộc ngồi hút thuốc lá, nhìn khói, nghĩ vơ vẫn... Đêm khuya yên lặng, chuông đồng hồ nhà thờ lớn nghe rõ mồn một. Lẩn mẩn, Lộc đếm đủ mười hai tiếng dè dè như ướt đầy nước mắt. Lộc vặn tắt đèn lên giường nằm.
Nhưng sáu năm, sáu năm ròng bặt vắng tin tức nay bỗng lại có bức thư của Lộc?
Chắc trong đời Lộc, đã xảy ra sự gì phi thường.
Thực vậy.
Hôm Lộc nhận được bức thư gửi cho Mai trong đựng cái giấy bạc hai chục, thì chàng căm tức đến mất ăn mất ngủ. Chàng không ngờ một người chàng yêu thương chiều chuộng, kính trọng đến thế mà lại nỡ lừa dối chàng một cách khốn nạn, đê hèn đến thế.
Song chàng cũng chỉ mới ghen tuông, ngờ vực mà thôi. Đương tra xét dò la, thì thốt nhiên Mai và Huy bỏ nhà trốn đi. Mai đi đâu? Chàng tự hỏi rồi lại tự trà lời: "Còn đi đâu nữa? Đi với tình nhân, đi với người gửi cho hai chục bạc chứ còn đi đâu?'
Trong lòng chàng bỗng nảy ra sự thù ghét, thù ghét cả loài người. Loài người trời ơi! Cái người mà chàng tưởng chỉ có tình yêu trong sạch, ai ngờ lại tà dâm đến như thế.
Lộc giận quá, uất lên bực tức muốn khóc mà không khóc được. Chàng cũng chẳng nghĩ gì đi tìm kiếm.
Chàng cười chua chát nói một mình: "Tìm1... Khốn nạn!"
Chiều hôm ấy, chàng cáo ốm, xin phép nghỉ ở nhà. Bữa cơm chiều chàng không ăn. Rồi bảy giờ tối lại phố H. thăm mẹ.
Nhác thấy hai con mắt sâu hoắm, đen quầng, hai má hốc hác, thì bà Án chạnh lòng thương và hối hận rằng mình đã quá tàn nhẫn. Song nghĩ đến cái diệu kế vừa thi hành đã có kết quả ngay, thì không thể không mừng thầm trong dạ. Bà vờ hỏi Lộc:
- Con sao thế?
Lộc không nghe rõ... Bà lại hỏi:
- Con ốm đấy à?
Lộc ngồi phịch xuồng ghế bưng mặt khóc nức nở:
- Bẩm mẹ... con...
Bà Án lại gần an ủi:
- Con có điều gì cứ nói cho mẹ hay, can chi lại để bụng cho thêm khổ.
Rồi bà để cho Lộc khóc, vì bà biết rằng khóc được như thế thì sự đau đớn sẽ theo dòng lệ mà tiêu tan đi. Một lát sau, bà vờ hỏi:
- Mẹ nghe nói độ này con ham mê cờ bạc. Hay con lại thua thay, rồi mang mắc nợ vào đấy?
Lộc lau nước mắt rồi ngẫm nghĩ:
- Bẩm mẹ... con có... đánh bạc bao giờ đâu!
Rồi Lộc đem đầu đuôi câu chuyện kể với mẹ câu chuyện mà bà Án đã biết, từ bức thư đựng tờ giấy bạc hai chục cho đến khi Mai đi trốn. Bà Án ngồi nghe con, chốc chốc lại thở dài. Cái thở dài của người mẹ thương con, hay cái thở dài của người đàn bà bị lương tâm cắn rứt? Bà để Lộc nói... nói nữa... thỉnh thoảng chỉ thêm một câu!
- Khôn nạn!
Lộc đăm đăm nhìn mẹ, nói tiếp:
- Con xin mẹ tha tội cho con. Chỉ vì con không vâng lời mẹ...
Ba tháng sau, Lộc cưới vợ. Vì bổn phận mới, Lộc mỗi ngày quên tình ái xưa.
Chẳng bao lâu hình ảnh Mai đã xóa nhòa trong ý nghĩ, đến nỗi hôm gặp Mai ở nhà họa sĩ Bạch Hải đi ra, chàng không còn cảm thấy mình ghen tuông, mà sự khinh bỉ lãnh đạm đối với kẻ đã lừa dối mình, càng ăn sâu vào tâm hồn.
Ngày qua.... tháng qua.... năm qua.... thời giờ lạnh lùng qua. Và cũng thời giờ lạnh lùng qua những mẫu đời vô vị của Lộc. Vô vị và trông rỗng.
Mà Lộc vẫn yêu vợ, yêu vì bổn phận. Song ái tình của con người ta chỉ một lần có... Ái tình thứ nhất, Mai đã mang đi, nó đã bị chôn sâu trong tim, trong linh hồn kẻ mà chàng không thể không yêu được nữa, mà khốn thay! Chàng vẫn không thể yêu được.
Ái tình vì bổn phận ba năm đầu đã đem đến cho vợ chồng Lộc hai thằng con. Song có sinh mà không có dưỡng, chúng đều chết cả.
Cuộc đời nhạt nhẽo càng thêm nhạt nhẽo. Đối với bà án thì đó lại là một cuộc đời hết hy vọng. Tập quán bắt buộc bà luôn luôn nghĩ tới những ý tưởng nối dõi tông đường, đầy đàn cháu chắt. Thế mà hai đứa thừa trọng tôn của bà lại kế tiếp nhau mà chết. Đau đớn cho bà biết bao!
Bà sinh ra lo sợ, lo sợ tương lai... Đã hai năm nay, con dâu bà không thấy thai nghén nữa... Hai đứa cháu bà chết, sự đó xảy ra, biết đâu lại không bởi lòng quả báo.... lòng oán giận của linh hồn.... Xưa nay bà thường nghe chuyện nhiều người rẫy vợ, bỏ con, rồi sau không thể có con với người vợ khác được nữa. Bà cố tìm chứng cớ cho cái thuyết lý ấy, và thấy có nhiều người ở vào tình cảnh đó thật.
Nào có thế thôi đâu! Con dâu bà, bà tự kén chọn lấy, trước kia ngoan ngoãn nết na là thế, mà mấy tháng nay vì buồn bực, khổ sở, sinh ra gắt gỏng, hỗn xược với bà. Bà là người tôn trọng Khổng giáo và những điều ngũ luân ngũ thường, bà chịu sao nổi sự bất hiếu, bất mục ấy của con dâu? Đến nỗi nhiều khi bà nghĩ lẩn thẩn nói một mình:
- Chỉ thương hại con Mai.
Câu ấy đã một vài lần lọt vào tai Lộc, khiến chàng sinh nghi hoặc, ngờ rằng có sự bí mật gì mà mẹ giấu mình.
Chàng đương để ý dò xét thì tình cờ một hôm về chơi Hà Nội (Lộc vừa được bổ tri huyện Thạch Hà) chàng đến xem những bức tranh các nhà danh họa bày bán ở trường Mỹ Thuật. Đứng trước bức tranh sơn một mỹ nhân mơ mộng chàng ngây ngất như bị thôi miên. Chàng nghĩ thầm: "Mai? Đích Mai rồi".
Cái nhan sắc tình tứ, dịu dàng, e lệ, âu yếm được nét bút nhà danh họa vờn chải càng thêm tình tứ, dịu dàng, e lệ, âu yếm, khiến Lộc lặng người đứng ngắm, mơ màng trong giấc mộng xưa.
Đống than hồng phủ tro tàn bị cái que cời rẽ ra, lại bùng bùng bốc lửa nóng rực hơn xưa. Tình yêu thương đã hầu như vùi sâu, như nguội lạnh ở trong lòng, nay đứng trước ảnh người xưa, Lộc bỗng lại thấy nồng nàn, ngùn ngụt...
Bao tình cảm của năm, sáu năm về trước đã hầu như chết hẳn trong ky ức, nay thốt nhiên ngổn ngang sống lại.
Lộc ngắm bức tranh rất lâu, mà chàng cũng chỉ ngắm có một bức tranh ấy...
Tiếng ai cười ở sau lưng, khiến chàng quay vội lại. Một người ngả đầu chào hỏi.
- Thưa ông, bức tranh có được không?
- Thưa ông, đẹp lắm!... Bức tranh này của ông?
- Vâng, của tôi.
Lộc vụt nhớ hôm gặp Mai cũng vận bộ quần áo vẽ trong tranh nhà một người phố B... đi ra. Chàng đăm đăm nhìn họa sĩ, hỏi:
- Ông ở phố B... thưa ông, có phải không?
- Vâng, tôi là Bạch Hải ở phố B... ông có thư thả mời lại chơi.
Lộc mỉm cười, khen:
- Chắc người làm kiều mẫu cho ông cũng đẹp lắm!
Mắt Bạch Hải long lanh chớp sau cặp kính sáng trong:
- Đẹp lắm1 Đẹp hơn người trong bức tranh nhiều!
Lộc hỏi lẩn thẩn:
- Chắc là người yêu của ông?
Bạch Hải thở dài:
- Người yêu trong mộng!
Lộc tỏ ý kinh ngạc:
- Sao vậy, thưa ông?
- Vì cô Mai tôi vẽ đây là một người có trái tim sắt đá, không ai làm chuyển nổi.
Lộc mỉm cười. Chàng mỉm cười vì câu nói của họa sĩ có vẻ cầu kỳ, bóng bẩy, hay vì một lẽ khác, vì lẽ khoái lạc! chàng vui Vẻ hỏi họa sĩ:
- Thưa ông bức tranh này ông bán bao nhiêu tiền? Sao không thấy để giá như ở các bức khác?
Câu trả lời lạnh lùng khô khan như nhát búa gõ xuống bàn:
- Tôi không bán!
Thất vọng, Lộc hỏi gạn:
- Sao đã bày ở đây, ông lại không bán?
- Không, không thể bán được.
- Đáng tiếc! Giá ông cho tôi bức tranh này, thì bao nhiêu tôi cũng mua.
- Không, thưa ông, ông trả bao nhiêu tôi cũng không bán.
Họa sĩ cố tìm được một câu ý vị:
- Ai lại bán một kỷ niệm êm đềm của đời mình bao giờ? Trừ khi ông là ông Lộc.
Mặt Lộc tái dần.... Bạch Hải đăm đăm nhìn chàng như đem hết khoa tâm lý ra mà quan sát diện mạo. Thốt nhiên, họa sĩ hỏi Lộc:
- Vì cớ gì, ông lại cần mua bức tranh ấy?... Còn chán bức họa khác đẹp hơn, sao ông không mua?
- Hay chính ông là ông Lộc?
Lộc cười gượng, chối:
- Không.
Rồi ngả đầu chào:
- Kính chào ông, chắc ông còn nhiều tranh ở nhà. Chiều nay ông có cho phép tôi lại xem không?
Bạch Hải vui mừng:
- Tôi lấy làm hân hạnh mời ông lại chơi.
Chàng giơ tay bắt tay Lộc Và nói tiếp:
- Vậy chiều nay năm giờ tôi chờ ông đấy. Thế nào ông cũng lại nhé?
- Xin vâng.
Năm giờ kém một khắc, Lộc đã tới cổng nhà Bạch Hải kéo chuông. Một người đầy tớ gái xinh xắn, y phục gọn gàng dễ trông, ra mở cổng, Lộc hỏi:
- Có phải đây là nhà họa sĩ Bạch Hải không?
Lộc hỏi thế cho có câu hỏi, vì chàng thấy người đầy tớ gái cứ trừng trừng nhìn mình mỉm cười, chứ cái cổng nhà Bạch Hải thì không bao giờ chàng quên được. Nó đã in hẳn vào tâm tư chàng cùng với cái hình ảnh của Mai lững thững từ trong nhà đi ra, năm năm về trước.
- Tôi hỏi có phải đây là nhà ông Bạch Hải không?
- Vâng, thưa ông hỏi gì? Ông tôi đi vắng.
Lộc chau mày ngẫm nghĩ đã toan quay gót. Chàng tru trừ mở đông hồ ra xem giờ và nói :
- Ông Bạch Hải hẹn tôi năm giờ hôm nay lại chơi.
Người đây tớ gái, nét mặt vẫn tươi như bông hoa, hỏi lại:
- Thưa ông, thế đã đến năm giờ chưa?
- Còn mười phút nữa.
- Thế thì mời ông vào ngồi chờ ông tôi ở buồng khách. Chắc ông tôi cũng sắp về...
Lộc theo vào phòng khách, một gian phòng nhỏ hẹp, bài trí theo kiểu Tàu.
Trên tường chính giữa, treo từ gần sát trần đến tận chạm mặt bệ lò sưởi, một bức tranh chấm phá bằng mực tầu, và bồi vải theo kiểu Tầu. Mới thoạt trông, Lộc cho là một bức thuỷ họa cổ, bồi lại. Nhưng người mỹ nữ ôm cây đàn tỳ bà, Cặp mắt đăm đăm, buồn rượi, chàng tò mò ngắm kỷ thì té ra đó là ảnh Mai vận y phục Tàu. Càng nhìn, Lộc càng bứt rứt khó chịu, trong lòng thấy áy náy, hồi hộp. Rồi bức tranh ấy, Lộc ngắm tới những bức nhỏ vẽ phác nét chì và đóng khung gỗ treo khắp bốn phía tường toàn thấy vẽ Mai trong các dáng điệu khác nhau, hoặc ngồi tư lự, hoặc đứng bên hồ, hoặc nghiêng mình trên kỷ dài, mỉm cười mơ mộng.
- Mời ông xơi nước ạ, ông tôi đã về.
Lộc quay lại, người đầy tớ gái đặt xuống bàn cái khay: trong đựng hai chén nước.
- Cám ơn... chị, ông Bạch Hải đã về đấy à?
- Vâng, Xin mời ông xơi nước, ông tôi sắp ra... Kìa! ông tôi kìa.
Họa sĩ ở buồng bên kia mở cửa bước ra, giơ tay bắt tay khách và xin lỗi. Đông hồ treo trên tường thong thả buông năm tiếng. Lộc ngước mắt nhìn mỉm cười:
- Thưa ông, ông có lỗi gì? Chính tôi mới có lỗi vì đã đến sớm quá. Ông hẹn năm giờ, mà năm giờ kém mười lăm tôi có ở đây.
- Mời ông xơi nước rồi ta lên phòng hội họa.
Thất Lộc tò mò đưa mắt nhìn tranh, Bạch Hải vờ như không để ý tới. Kỳ thực, Chàng đương ngấm ngầm quan sát diện mạo người ngồi trước mặt mà chàng đoán chắc là Lộc, đột ngột chàng hỏi:
- Thưa ông, ông trông có giống không?
Vô tình Lộc đáp:
- Thưa ông, giống lắm.
Thấy họa sĩ mỉm cười, Lộc nói chữa liền.
- Giống như hệt bức tranh ông bày ở trường Mỹ Thuật.
- Trừ bức tranh chấm phá ra, xin ông chọn lấy một bức. Ông ưng bức nào , tôi xin biếu.
Lộc lộ vẻ vui mừng:
- Xin cám ơn ông. Tôi toan hỏi mua một bức.
Bạch Hải tỏ ý không bằng lòng:
- Tôi đã nói với ông rằng những bức tiêu tượng của cô Mai, không bao giờ tôi bán.
Rồi họa sĩ nói lang sang chuyện khác ngay, phàn nàn người Việt Nam không biết chuộng mỹ thuật, không có con mắt my thuật. Bỏ hàng trăm ra mua bộ phòng khách lố lăng, hay cái thông, cái bát cổ đời Khang Hy, Thành Hóa thì không tiếc, chứ giá có đứng trước một bức danh họa của chàng, và trông thấy cái phiếu mã giá trăm rưởi, hai trăm đã kêu la rằng đắt. Chàng nói:
- Bao giờ cho mình dám trả một bức tranh tới hàng vạn bạc như người Âu Mỹ?
Lộc ngồi tiếp chuyện đưa đà để chờ dịp gợi nói đến Mai. Nhưng nào họa sĩ có để cho chàng kịp hỏi. Hết phàn nàn, họa sĩ lại bình phẩm tranh, bình phẩm người, nào người Âu, người Tàu, người Việt Nam, người đời xưa, người đời nay. Lộc sốt ruột, đưa mắt nhìn đồng hồ. Kim đã chỉ gần sáu giờ. Chàng đứng dậy cáo biệt.
Hoa sĩ vội mời:
- Ấy! Ta còn lên gác xem phòng hội họa chứ, đấy mới có nhiều tranh đẹp... Và tôi còn kể chuyện cô Mai cho ông nghe kia mà!
Lộc thở mạnh, khoan khoái, mỉm cười. Chàng đến chơi chỉ cột có một việc: nghe chuyện Mai.
Chủ đưa khách lên gác tới phòng hội họa. Nói phòng chứa tranh thì đúng, vì ở đấy để ngổn ngang, treo la liệt không biết bao nhiêu là bức tranh nữa: bức dựng ở tường, bức đặt trên giá, bức không khung, bốn cái đinh đóng sơ sài vào tường kẻ hoa màu xanh nhạt.
Họa sĩ trỏ một cái ghế thấp, mời khách ngồi và nói:
- Đó, ông coi, một cô Mai đã làm kiểu vẽ cho biết bao bức tranh của tôi.
Chàng thở dài nói tiếp:
- Sung sướng nhất trên đời là người được lấy Mai làm vợ.
Lộc cảm động, hối hận:
- Thưa ông, thế mà người ấy đương sung sướng bỗng vì một sự xảy ra đã phải chịu suốt đời khổ sở.
Bạch Hải ngơ ngác nhìn Lộc không hiểu. Lộc lại nói luôn:
- Vì, thưa ông, người chồng ấy chính là tôi.
Bạch Hải luống cuống:
- Thưa ông, tôi vô ý, Xin ông tha lỗi cho.
- Thưa ông, ông dạy quá lời. Hôm nay đến thăm ông, tôi chỉ ước ao được ông cho nghe chuyện cô Mai.
- Thế ra chính ông là ông Lộc, là ông Tham Lộc đấy?
- Vâng.
- Vậy thì để tôi nộp lại món tiền này.
Bạch Hải vừa nói vừa mở ví lấy đưa cho Lộc cái giấy bạc hai chục.
Lộc ngơ ngác hỏi:
- Tiền nào thế thưa ông ?
- Rối ông sẽ biết.
- Nhưng nếu ông không nói rõ số tiền ở đâu ra thì không khi nào tôi dám nhận.
- Cũng được. tôi xin tuân ý ông.
Bạch Hải chống tay vào cằm ngẫm nghĩ như đương góp nhặt chắp nối những mẩu chuyện sắp kể. Còn Lộc thì trong khi chờ đợi, chàng cố soát trong ký ức xem có cho ai vay số tiền hai chục ấy không. Chàng sực nhớ tới cái giấy bạc đựng trong phong bì của người ký tên Ng.Y. gửi cho Mai. Hay họa sĩ chính là Ng.Y?... Nhưng nếu họa sĩ Ng.Y thời lẽ gì lại đưa trả Lộc hai chục bạc? Họa chăng chàng đòi lại hai chục bạc thì còn có lý. Lộc đương băn khoăn tự hỏi và sống lại những quãng đời đã qua thì tiếng Bạch Hải làm chàng giật mình nhớ tới thời hiện tại.
- Năm năm về trước, một sự ngẫu nhiên khiến tôi gặp cô Mai. Xin lỗi ông, tôi quen mồm cứ gọi bà ấy là cô Mai.
- Thưa ông, điều đó không hề gì.
- Buổi đầu, cô Mai đối với tôi cũng chỉ là một người đẹp, một người kiều mẫu hiếm có, ngày hai buổi cô đến đây ngồi theo các kiểu chỗ tôi vẽ... Thế thôi. Cô lại ít nói, hỏi câu nào trả lời câu ấy, không hay chuyện trò vui vẻ như phần nhiều các cô kiểu mẫu. Cái dáng điệu buồn rầu của cô, tôi cho cô giấu một sự bí mật gì về tình ái... Ấy là tôi đem khoa tâm lý ra đoán thôi.
"Cái đẹp và cái buồn là hai thứ dễ cảm lòng người, nhất là khi lại hợp với cái dịu dàng ngây thơ... Đến nỗi hai tuần sau, đứng trước mặt Mai, tôi mất hết tính tự nhiên, từ ngôn ngữ cho chí cử chỉ. Xin ông tha thứ cho, nếu tôi đem sự thực ra kể chuyện hầu ông nghe.
Lộc vội đáp:
- Thưa ông, chính tôi xin ông kể hết sự thực cho tôi nghe, dù sự thực ấy có sống sượng đi nữa cũng mặc lòng.
- Thưa ông, tôi vẫn tự phụ là một nhà tâm lý học, thế mà đến tôi, tôi cũng không hiểu tôi... nghĩa là một tuần lễ sau cùng, tôi chẳng vẽ được một tí gì ra hồn...
Bạch Hải ngừng lại như ngượng với Lộc mà chàng đã biết là chồng của Mai.
Lộc liền nhắc:
- Thưa ông, thế rồi sao?
- Thế rồi một hôm bỗng cô Mai không đến nữa... Cô ấy biết... Cô ấy thông minh lắm.... tôi xin thú thực rằng cái đó cũng tại tôi, vì tôi dại dột gửi cho cô một bức thư...
"Ba hôm tôi khổ sở...
"Ngày thứ tư, không chịu nổi nhớ thương, tôi mò xuồng Thụy Khuê , thì chính hôm ấy tôi tỉnh giấc mộng.
"Nằm trên võng, trong một gian nhà tiều tụy, cô Mai đương hát ru con. Thấy tôi đến, cô đứng phắt dậy lạnh lùng nhìn.
"Tôi hỏi:
"Cô bế con ai?
"Cô đáp rất khẽ:
"- Con tôi.
"Thưa ông, thực tôi không ngờ cô Mai lại là một người đã có chồng có con..."
Lộc cảm động thở dài. Bạch Hải nghĩ một lát lại kể:
"- Tôi hỏi cô Mai sao không đến đằng nhà, thì cô nói không cần tiền nữa, cô chỉ cốt kiếm đủ trả nợ thôi. Tôi gắt:
"- Cô tưởng dễ dàng như thế được ư?
"Cô chỉ nghĩ đến trả nợ xong, còn bức tranh bỏ dỡ của tôi, cô tính sao?
"Cô Mai có vẻ ngần ngại, nhưng hình như cũng hiểu ra. Bỗng đăm đăm nhìn đứa con bế trong lòng, nước mắt cô dàn dua hai bên má. Tôi hôi hận xin lỗi và chào cô để đi. Nhưng cô lại bảo tôi:
"- Mời ông hãy ngồi cho, tôi thưa câu chuyện. Tôi cũng biết bức tranh đó ông vẽ chưa xong, và tôi thốt nhiên bỏ không đến nữa như thế thật không phải với ông. Nhưng chiều hôm ấy tôi gặp... chồng tôi ở cổng nhà ông thì tôi vụt nhớ tới bổn phận của tôi. Vẫn biết bao giờ tôi cũng nghĩ tới bổn phận, nhưng tôi không muốn để ai ngờ được lòng đoan chính của tôi.
"Mai đem hết chuyện kể cho tôi nghe từ hôm cụ Án đến nhà cô, khẩn khoan nói năng xin rời bỏ ông ra..."
Mặt tái mét, Lộc ấp úng hỏi:
- Mẹ tôi.... đến?
- Vâng, cụ đến và vì cụ, Mai đã hy sinh ái tình, hạnh phúc, lạc thú của gia đình. Khốn nạn! Bụng mang, dạ chửa, em thời đau ốm, bơ vơ trên đường đời, không chỗ nương nhờ, không nơi trú ẩn.
Bạch Hải ngưng lại vì thấy Lộc hai tay ôm đầu, ngồi khóc như một đứa trẻ con.
- Xin lỗi ông, tôi làm phiền lòng ông...
Lộc ngửng đầu, cặp mắt đỏ ngầu, cất tiếng nói như thét:
- Tôi là một thằng khôn nạn!
- Thế ra ông không biết gì hết ư ?
- Nào tôi có biết gì đâu!
- Tội nghiệp! Cô Mai ngờ ông bàn mưu với cụ Án đề đuổi cô đi.
Lộc hoảng hốt rú:
- Thôi, khổ tôi rồi! Cái giấy bạc hai chục... Tôi ngờ oan cho người ta... Trời ơi, giờ tôi mới nghĩ ra... Chính mẹ tôi gửi đến...
Bạch Hải không hiểu, bỡ ngỡ hỏi:
- Cái giấy bạc hai chục nào?... Tờ giấy bạc này chăng?
- Không! Không phải thế! Nhưng câu chuyện rồi ra sao, xin ông làm phúc kể nốt cho tôi nghe nhờ.
- Lúc quẫn bách may cho Mai gặp được hai người cứu giúp, một người...
Lộc lắng hết tinh thần để hết tên hai người sung sướng ấy, Bạch Hải nói luôn:
- Là bà bán hàng quà ở trường Bưởi và người nữa... một cô gái giang hồ.
Lộc nhắc lại:
- Gái giang hồ?
Bạch Hải mỉm cười:
- Vâng, gái giang hồ. Chính cô gái giang hồ ấy đã thân đi mời tình nhân làm thầy thuốc đến chữa cho cậu Huy và mấy tháng sau đã trông nom săn sóc cho Mai mẹ tròn con vuông. Lại chính vì món tiền thuốc nên Mai đã chịu đến làm kiểu mẫu cho tôi để kiếm tiền trả nợ. Kể tới đoạn này cho tôi nghe, cô Mai cảm động lắm, và cũng vì thế mà tôi được cái hân hạnh cô đến làm kiểu mẫu thêm cho mười hôm nữa. Cô ứa nước mắt bảo tôi:
"- Chỉ vì hai chục bạc mà tôi đến mỗi ngày. Hai chục ấy thế nào cũng phải hoàn lại. Đó là món nợ thứ nhất trong đời tôi.
"Thực bấy giờ tôi cũng không hiểu cô nợ ai, chỉ biết cô lại đến làm kiểu mẫu cho tôi mười buổi nữa. Rồi hôm thứ mười, khi đã nhận tiền công, cô nhờ tôi đem sô tiền hai chục bạc này lại nộp cho ông, nói là hãy xin trả ông cái món nợ thứ nhất.
"Xin ông tha thứ cho tôi, số tiền ấy tôi không mang ngay đằng ông, là vì tôi sợ nhỡ ông hỏi chuyện tôi lại buột miệng nói ra, mà cô Mai thì bắt tôi phái giữ kín, không được để ông biết, chỉ có một việc là đưa ra nộp ông sô tiền mà thôi.
"Và còn điều này tôi xin thú thực ngày ấy tuy bị cô Mai cự tuyệt như cô đã cự tuyệt ông đốc Minh, tôi vẫn hy vọng rằng một ngày kia tôi sẽ cảm động được lòng cô vì thế tôi không muốn gặp ông là người - xin ông tha thứ cho - tôi vừa... ghét, vừa sợ, nhất là sợ... tôi chỉ sợ ông thân lại đón cô Mai.... vì tôi biết cô Mai vẫn thương yêu ông lắm.
"Bây giờ tôi đã kể đầu đuôi câu chuyện cho ông nghe thì hẳn ông không thể từ chối không nhận món tiền hai chục này được nữa".
Lộc lau nước mắt, cười gượng:
- Vâng, tôi xin vui lòng mà nhận. Tôi sẽ giữ làm kỷ niệm, vì nó sẽ nhắc tôi luôn luôn nhớ đến... những sự đau đớn lặng lẽ của loài người. Sau hết, tôi xin hỏi ông một điều nữa:
- Bây giờ Mai ở đâu?
Bạch Hải đáp:
- Tôi chỉ biết bây giờ.... bà ấy ở với em làm giáo học, nhưng không rõ ở đâu.
Lộc ngả đầu chào, cáo biệt rồi giơ tay bắt tay Bạch Hải và cám ơn đi cám ơn lại. Chàng có vẻ vội vàng, ra cổng gọi xe bảo kéo mau tới nhà Học chánh.
Mãi lúc xe đỗ, Lộc mới sực nhớ hôm đó chủ nhật, các công sở đều nghỉ việc.
Và lúc bấy giờ đã gần bảy giờ chiều thì dẫu là ngày thường cũng chẳng nơi công sở nào còn mở cửa. Lúc quá hấp tấp, nóng nẩy, chàng quên bẵng rằng có là ngày chủ nhật mình mới về chơi được Hà Nội.
Lộc xuống xe, đứng thừ người, buồn rầu nhìn qua hai cánh cổng thưa then khép chặt dưới những cành cây leo hoa tím. Rồi chàng lại bước lên xe bảo kéo.
Anh xe cắm đầu chạy, chẳng biết khách đi đâu, mà Lộc cũng chẳng biết mình đi đâu.
Chiều hôm ấy, Lộc không ăn cơm. Lần mò đi tìm các chỗ quen biết đề tìm tin tức của Huy.
Mãi chín giờ tối mới có người bạn mách nhà và viết thư giới thiệu một người làm thư ký ở nhà Học chánh.
Hỏi được chỗ ở của Huy, Lộc như cất hẳn gánh nặng bên lòng. Chàng thấy đỡ khổ, lương tâm đỡ làm bứt rứt, rồi sự sung sướng lại man mác bên lòng. Có lẽ vì chàng đã biết rằng người xưa không đến nỗi bị lầm than, đầy đọa như chàng vẫn tưởng. Hay vì tưởng niệm nhắc tâm trí ôn tới quãng đời âu yếm, dịu dàng khi xưa, chàng lại hy vọng đến một tương lai tốt đẹp?
Bây giờ Lộc mới thấy đói, về khách sạn uống cốc sữa, ăn cái bánh. Rồi chàng lên buồng ngủ gọi bồi lấy giấy, bút mực, viết thư.... Song cảm động quá, chàng viết chẳng ra văn. Viết xong lại xé đến ba bốn lượt.
Khi đã xé hết mấy tờ giấy, Lộc ngồi hút thuốc lá, nhìn khói, nghĩ vơ vẫn... Đêm khuya yên lặng, chuông đồng hồ nhà thờ lớn nghe rõ mồn một. Lẩn mẩn, Lộc đếm đủ mười hai tiếng dè dè như ướt đầy nước mắt. Lộc vặn tắt đèn lên giường nằm.