VietLang
03-24-2009, 06:12 PM
Chương 18
Nửa giờ sau khách đến đông đủ. Bà Hậu vịn cớ có người mời đi đánh tổ tôm nên đã ra đi, để lại trong phòng một bọn thanh niên nam nữ. Chẳng qua bà Hậu muốn cho họ được tự do nói chuyện chứ không phải giữ kẻ vì có một phụ- huynh lớn tuổi.
Đồng hồ treo điểm 5 giờ 15. Ai nấy đưa mắt nhìn quanh một vòng như để thầm bảo nhau rằng đã đông đủ mà sao chưa có ai bưng nước, bưng bánh ngọt ra. Chừng chủ nhân cũng hiểu ý nghĩ của cái nhìn yên lặng ấy nên tươi cười nói:
- Mong các anh các hị tha cho sự chậm trễ và xin làm ơn ‘du di’ cho 10 phút nữa vì còn thiếu một anh.
Mọi người lại nhao lên:
- Thiếu ai thế chị?
- Một nhà thi- sĩ, một nhà ẩn- sĩ.
Một cô bạn của Hiền tên Phụng lên giọng khôi hài:
- Vị chi là ‘hai nhà’.
- Không, nghĩa là thi- sĩ kiêm ẩn- sĩ.
Thanh vẫn có thơ đăng trên các báo, muốn khoe, tỏ cho mọi người biết rằng mình là thi sĩ:
- Thưa cô, không phải thi- sĩ nào cũng là ẩn- sĩ.
Hiền mỉm một nụ cười ‘thông minh’:
- Thưa anh, tôi có dám nói anh đâu, vì tôi biết anh là một thi- sĩ của các cô thiếu nữ; một nhà thi sĩ của thế tục, một phù hoa thi sĩ; nghĩa là ‘un poète mondain’. Còn nhà thi sĩ của tôi tầm thường, bình dị hơn.
Nghe Hiền nói, ai nấy đều phá lên cười:
- Sao mà chị Hiền lắm chữ thế?
Giữa lúc ấy, một người nhà quê đi chân không, đầu chụp cái khăn lượt cũ, mình mặc chiếc áo lương dài rụt rè tiến vào phòng, ngơ ngác sợ hãi nhìn quanh. Hiền đang đứng rót trà nên không trông thấy, chỉ nghe tiếng Thanh nói:
- ‘Bác’ kia hỏi gì?
Quay lại nhìn thấy Vọi, nàng reo lên:
- Kìa anh Vọi! Sao hôm nay anh nho nhã thế?
Vọi bẽn lẽn cười gượng:
- Thưa cô bảo tôi đến có việc gì thế ạ?
- Chả có việc gì cả. Chỉ là mời anh đến xơi chén nước, nghe âm nhạc và sau hết bàn luận về văn thơ.
Sự lãnh đạm thổi qua tâm hồn làm cho đám thanh- niên đang vui vẻ nô đùa bỗng trở nên ủ rũ buồn rầu, ngồi yên lặng trước những chén nước trà mạn khói ngát hương sen.
- Kìa, mời anh Vọi ngồi chơi.
- Thưa cô, tôi không dám.
- Không dám cái gì? Ở đây toàn là anh em, chị em thân đấy mà!
Vừa nói, Hiền vừa đặt hai tay lên vai Vọi ấn chàng ngồi xuống ghế. Tự dưng không ai bảo ai, cử tọa đồng thanh phá lên cười vang phòng. Hình như có luồng điện huyền bí chạy chuyển đạt một ý định từ khối óc nọ sang khối óc kia. Chủ nhân nghiêm trang mời mọi người uống nước, nhưng ai nấy vẫn cười lớn, thành thử chính nàng cũng phải cười theo nốt.
Dịp cười dài có lẽ đã đuổi được sự lãnh đạm. Những câu chuyện vui vẻ đã trở lại trong gian phòng sáng sủa. Nhưng Vọi vẫn bẽn lẽn ngồi cúi mặt nhìn hai bàn chân lấm. Rồi khi thấy mọi người vừa cười vừa nói tiếng Pháp với nhau, chàng cho rằng người ta chế nhạo mình liền đứng xin về.
- Ấy, mời thi sĩ hãy ‘ngồi chơi xơi nước’ đã.
Vọi trân trân nhìn thẳng vào mặt Lưu không đáp. Hiền biết chàng căm tức lắm liền đến gần thì thầm một câu khiến chàng ‘ngoan ngoãn’ ngồi xuống. Lưu nói tiếng Pháp bảo mọi người:
- Con ‘khỉ đột thuần thục’ của cô Hiền.
Hiền cũng dùng tiếng Pháp cãi lại:
- ‘Con khỉ đột’ của tôi khỏe, đẹp hơn tất cả các anh!
- Nếu bàn về cái đẹp hình thức thì vô tận. Con chó bông của cô Thi còn đẹp hơn các cô thiếu nữ diễm lệ nhiều!
Biết rằng câu chuyện đã đi ra ngoài giới- hạn của văn- chương nhã nhặn, Hiền nhớ ngay đến địa vị của mình liền tươi cười bảo Lưu:
- Vâng, anh nói đúng. Tìm cái đẹp về hình- thức thì biết nói sao cho hết! Nhưng thôi, xin mới các anh các chị nghĩ đến đĩa bánh ngọt nó đang ngáp dài chờ mọi người chiếu cố.
- Xin vâng.
Thanh vừa nhai bánh vừa nói:
- Anh... anh gì?
- Anh Vọi.
- Anh Vọi ăn đi chứ! Sao lại ngồi thừ người ra thế?
- Chừng ‘thi- sĩ’ làm thơ.
Tiếng cười lại vang lên. Lần thứ hai Vọi lại đứng dậy xin về. Hiền chau mày đưa mắt ra hiệu bảo ngồi xuống rồi bưng một chén nước đưa cho chàng.
- Anh uống chén nước xong ngồi nghe tôi kéo violon, kéo nhị tây nhé!
Mọi người ai nấy liền reo mừng:
- Phải đấy, chị Hiền kéo nhị tây!
Hiền không để nài đến hai lần, cầm đàn dạo qua mấy tiếnt rồi kéo luôn một bài theo điệu Tango: “Un Jour Loin de Toi”. 1
Một tràng vỗ tay trổi lên trong khi Vọi nhớn nhác trố mắt nhìn không hiểu. Lưu ‘tán’ một câu:
- Tài âm nhạc của chị Hiền đáng vào ‘conservatoire’ 2. Nhưng chị vừa đàn vừa hát thì còn thú hơn.
Hiền mỉm cười, ‘ngả đầu’ nói:
- Hân hạnh cho tôi lắm lắm...
Rồi nàng vừa cầm đàn dùng ngón tay cái gảy đoạn điệp điệu vừa ca:
Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh
Như linh hồn muốn bay bổng trên đám mây mờ...
Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh,
Ngồi một mình em thổn thức như anh đang chờ.
Này em còn nhớ những khi cùng ngồi
Dưới cây cùng nô, dưới trăng chuyện trò.
Thật một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh,
Tình yêu nhau không còn chi êm ái cho bằng...
Tiếng vỗ tay xen tiếng cười:
- Chị dịch ra quốc- âm 3 à?
- Không, bài dịch của ông Ein Tag Ohne.
- Tên gì mà dữ dội thế?
- Có lẽ một người Tàu.
Vọi lại đứng dậy. Đây là lần thứ ba chàng xin về. Thấy Vọi khổ sở như ‘muốn khóc’, Hiền không nỡ giữ nữa.
- Vậy anh về nhé. Bây giờ đã nghe đàn rồi thì về được.
Lưu nói đùa:
- Anh nên lấy phần vài cái bánh.
Vọi chào Hiền rồi cắm đầu cắm cổ đi thẳng. Ra tới cổng, chàng còn nghe rõ tiếng cười mai mỉa vang lại. Trong đó có lẫn cả tiếng cười của Hiền. Vọi chau mày, lẩm bẩm nói một mình...
--------------------------------
1 Un Jour Loin de Toi: Một Ngày Xa Anh (Em).
2 Conservatoire: tương tự như trường quốc- gia âm- nhạc của chúng ta sau này.
3 Quốc- âm: ý nói là chữ quốc- ngữ, tức là tiếng Việt ngày nay chúng ta dùng.
Nửa giờ sau khách đến đông đủ. Bà Hậu vịn cớ có người mời đi đánh tổ tôm nên đã ra đi, để lại trong phòng một bọn thanh niên nam nữ. Chẳng qua bà Hậu muốn cho họ được tự do nói chuyện chứ không phải giữ kẻ vì có một phụ- huynh lớn tuổi.
Đồng hồ treo điểm 5 giờ 15. Ai nấy đưa mắt nhìn quanh một vòng như để thầm bảo nhau rằng đã đông đủ mà sao chưa có ai bưng nước, bưng bánh ngọt ra. Chừng chủ nhân cũng hiểu ý nghĩ của cái nhìn yên lặng ấy nên tươi cười nói:
- Mong các anh các hị tha cho sự chậm trễ và xin làm ơn ‘du di’ cho 10 phút nữa vì còn thiếu một anh.
Mọi người lại nhao lên:
- Thiếu ai thế chị?
- Một nhà thi- sĩ, một nhà ẩn- sĩ.
Một cô bạn của Hiền tên Phụng lên giọng khôi hài:
- Vị chi là ‘hai nhà’.
- Không, nghĩa là thi- sĩ kiêm ẩn- sĩ.
Thanh vẫn có thơ đăng trên các báo, muốn khoe, tỏ cho mọi người biết rằng mình là thi sĩ:
- Thưa cô, không phải thi- sĩ nào cũng là ẩn- sĩ.
Hiền mỉm một nụ cười ‘thông minh’:
- Thưa anh, tôi có dám nói anh đâu, vì tôi biết anh là một thi- sĩ của các cô thiếu nữ; một nhà thi sĩ của thế tục, một phù hoa thi sĩ; nghĩa là ‘un poète mondain’. Còn nhà thi sĩ của tôi tầm thường, bình dị hơn.
Nghe Hiền nói, ai nấy đều phá lên cười:
- Sao mà chị Hiền lắm chữ thế?
Giữa lúc ấy, một người nhà quê đi chân không, đầu chụp cái khăn lượt cũ, mình mặc chiếc áo lương dài rụt rè tiến vào phòng, ngơ ngác sợ hãi nhìn quanh. Hiền đang đứng rót trà nên không trông thấy, chỉ nghe tiếng Thanh nói:
- ‘Bác’ kia hỏi gì?
Quay lại nhìn thấy Vọi, nàng reo lên:
- Kìa anh Vọi! Sao hôm nay anh nho nhã thế?
Vọi bẽn lẽn cười gượng:
- Thưa cô bảo tôi đến có việc gì thế ạ?
- Chả có việc gì cả. Chỉ là mời anh đến xơi chén nước, nghe âm nhạc và sau hết bàn luận về văn thơ.
Sự lãnh đạm thổi qua tâm hồn làm cho đám thanh- niên đang vui vẻ nô đùa bỗng trở nên ủ rũ buồn rầu, ngồi yên lặng trước những chén nước trà mạn khói ngát hương sen.
- Kìa, mời anh Vọi ngồi chơi.
- Thưa cô, tôi không dám.
- Không dám cái gì? Ở đây toàn là anh em, chị em thân đấy mà!
Vừa nói, Hiền vừa đặt hai tay lên vai Vọi ấn chàng ngồi xuống ghế. Tự dưng không ai bảo ai, cử tọa đồng thanh phá lên cười vang phòng. Hình như có luồng điện huyền bí chạy chuyển đạt một ý định từ khối óc nọ sang khối óc kia. Chủ nhân nghiêm trang mời mọi người uống nước, nhưng ai nấy vẫn cười lớn, thành thử chính nàng cũng phải cười theo nốt.
Dịp cười dài có lẽ đã đuổi được sự lãnh đạm. Những câu chuyện vui vẻ đã trở lại trong gian phòng sáng sủa. Nhưng Vọi vẫn bẽn lẽn ngồi cúi mặt nhìn hai bàn chân lấm. Rồi khi thấy mọi người vừa cười vừa nói tiếng Pháp với nhau, chàng cho rằng người ta chế nhạo mình liền đứng xin về.
- Ấy, mời thi sĩ hãy ‘ngồi chơi xơi nước’ đã.
Vọi trân trân nhìn thẳng vào mặt Lưu không đáp. Hiền biết chàng căm tức lắm liền đến gần thì thầm một câu khiến chàng ‘ngoan ngoãn’ ngồi xuống. Lưu nói tiếng Pháp bảo mọi người:
- Con ‘khỉ đột thuần thục’ của cô Hiền.
Hiền cũng dùng tiếng Pháp cãi lại:
- ‘Con khỉ đột’ của tôi khỏe, đẹp hơn tất cả các anh!
- Nếu bàn về cái đẹp hình thức thì vô tận. Con chó bông của cô Thi còn đẹp hơn các cô thiếu nữ diễm lệ nhiều!
Biết rằng câu chuyện đã đi ra ngoài giới- hạn của văn- chương nhã nhặn, Hiền nhớ ngay đến địa vị của mình liền tươi cười bảo Lưu:
- Vâng, anh nói đúng. Tìm cái đẹp về hình- thức thì biết nói sao cho hết! Nhưng thôi, xin mới các anh các chị nghĩ đến đĩa bánh ngọt nó đang ngáp dài chờ mọi người chiếu cố.
- Xin vâng.
Thanh vừa nhai bánh vừa nói:
- Anh... anh gì?
- Anh Vọi.
- Anh Vọi ăn đi chứ! Sao lại ngồi thừ người ra thế?
- Chừng ‘thi- sĩ’ làm thơ.
Tiếng cười lại vang lên. Lần thứ hai Vọi lại đứng dậy xin về. Hiền chau mày đưa mắt ra hiệu bảo ngồi xuống rồi bưng một chén nước đưa cho chàng.
- Anh uống chén nước xong ngồi nghe tôi kéo violon, kéo nhị tây nhé!
Mọi người ai nấy liền reo mừng:
- Phải đấy, chị Hiền kéo nhị tây!
Hiền không để nài đến hai lần, cầm đàn dạo qua mấy tiếnt rồi kéo luôn một bài theo điệu Tango: “Un Jour Loin de Toi”. 1
Một tràng vỗ tay trổi lên trong khi Vọi nhớn nhác trố mắt nhìn không hiểu. Lưu ‘tán’ một câu:
- Tài âm nhạc của chị Hiền đáng vào ‘conservatoire’ 2. Nhưng chị vừa đàn vừa hát thì còn thú hơn.
Hiền mỉm cười, ‘ngả đầu’ nói:
- Hân hạnh cho tôi lắm lắm...
Rồi nàng vừa cầm đàn dùng ngón tay cái gảy đoạn điệp điệu vừa ca:
Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh
Như linh hồn muốn bay bổng trên đám mây mờ...
Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh,
Ngồi một mình em thổn thức như anh đang chờ.
Này em còn nhớ những khi cùng ngồi
Dưới cây cùng nô, dưới trăng chuyện trò.
Thật một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh,
Tình yêu nhau không còn chi êm ái cho bằng...
Tiếng vỗ tay xen tiếng cười:
- Chị dịch ra quốc- âm 3 à?
- Không, bài dịch của ông Ein Tag Ohne.
- Tên gì mà dữ dội thế?
- Có lẽ một người Tàu.
Vọi lại đứng dậy. Đây là lần thứ ba chàng xin về. Thấy Vọi khổ sở như ‘muốn khóc’, Hiền không nỡ giữ nữa.
- Vậy anh về nhé. Bây giờ đã nghe đàn rồi thì về được.
Lưu nói đùa:
- Anh nên lấy phần vài cái bánh.
Vọi chào Hiền rồi cắm đầu cắm cổ đi thẳng. Ra tới cổng, chàng còn nghe rõ tiếng cười mai mỉa vang lại. Trong đó có lẫn cả tiếng cười của Hiền. Vọi chau mày, lẩm bẩm nói một mình...
--------------------------------
1 Un Jour Loin de Toi: Một Ngày Xa Anh (Em).
2 Conservatoire: tương tự như trường quốc- gia âm- nhạc của chúng ta sau này.
3 Quốc- âm: ý nói là chữ quốc- ngữ, tức là tiếng Việt ngày nay chúng ta dùng.