VietLang
03-24-2009, 06:14 PM
Chương 21
Vòi đứng trước cổng nhà bà Hậu, ghé mắt nhìn qua hàng chấn song xem có ai qua lại trong sân để gọi, nhưng chờ mãi chẳng gặp một người nào. Mọi khi mang trứng, mang gà đến bán, Vòi chỉ việc rao: “Bà có mua trứng, mua gà không?” là cô Hiền ra mở cổng ngay. Lần này Vòi không bán chác nên do dự sợ hãi.
Hai, ba lần nó lản đi rồi lại quay đến chỗ cũ, vẻ mặt băn khoăn mong đợi. Cũng có lúc nó mỉm cười... Một nụ cười vơ vẩn nhưng rất có duyên, nhất là lúc đưa tay vuốt mái tóc đen hay cúi xuống kéo thẳng cái thắt lưng quan lục.
Năm nay Vòi 15 tuổi. Tuy phải làm việc nhiều quá sớm nên thân thể hơn lùn, nhưng rất đậm đà dễ coi. Đôi mắt sáng và to tròn lại càng làm tôn vẻ thông minh lanh lợi của một cô gái quê mới lớn.
Vòi đương vân vê cái hoa bìm bìm đứng suy nghĩ thì một người vận tây đến cổng kéo chuông. Hiền chạy ra.
- Ồ, anh Lưu! Đến sớm nhỉ?
Lưu cười:
- Tôi đến rủ cô ra biển hóng mát. Trời đẹp lắm.
Rồi chàng quay lại trỏ Vòi:
- Có con bé này hình như muốn hỏi cô điều gì.
Hiền mở cổng nhìn sang bên:
- Kìa, Vòi đấy à? Hỏi gì thế em?
Vòi rụt rè tiến đến gần:
- Thưa cô... cháu đến xin cô mấy viên thuốc.
- Thuốc gì kia, em?
- Cháu cũng chả biết thuốc gì. Anh cháu ốm, hai hôm nay chẳng chịu ăn cơm. Tối hôm qua mẹ cháu dặn cháu lên xin cô vài viên thuốc.
- Anh Vọi ốm?
Thấy Hiền buồn rầu ngẫm nghĩ, Lưu phì cười:
- Mày xin thuốc mà không nói anh mày ốm bệnh gì thì còn biết chữa ra làm sao?
Hiền ôn tồn bảo Vòi:
- Được, em cứ về rồi tôi đem thuốc đến cho.
Vòi ngần ngừ vì không nghe rõ câu Hiền nói. Vả lại, không khi nào nó dám ngờ rằng cô Hiền lại đích thân đến thăm anh nó.
- Thưa cô, cháu về tay không sợ mẹ cháu mắng. Hay cô cứ cho cháu... thứ thuốc hôm trước ấy mà.
Hiền mỉm cười:
- Không được. Em sốt thì mới dùng thuốc ấy, chứ anh Vọi biết có sốt không?
Vòi đáp liều:
- Anh cháu cũng sốt.
- Vậy em đứng đấy chờ nhé.
Hiền chạy vào trong nhà lấy ống thuốc ký- ninh đưa cho Vòi và dặn chỉ nên dùng mỗi lần một viên thôi. Vòi đỡ lấy, ngớ ngẩn nói:
- Cô cho anh cháu tất cả?
- Ừ, tất cả. Nhưng nhớ đừng dùng tất cả một lúc nhé. Uống như thế sẽ hóa điên đấy!
Vòi cười láu lỉnh:
- Vâng, cháu xin nhớ kỹ.
Đoạn nó chắp tay chào rồi sung sướng cắm đầu chạy. Hiền ngây người đứng nhìn theo.
Không thấy Hiền lưu ý đến mình, Lưu ngắt một bông hoa dại xé vụn từng cánh, miệng huýt sáo một bài ca Pháp.
- Chết, quên! Xin lỗi anh nhé.
Lưu cố giữ nét mặt thản nhiên, nhưng giọng vẫn nhiễm đầy vẻ tức giận:
- Có gì mà cô phải xin lỗi!
Rồi chàng cười gượng, tiếp luôn một câu nói đùa:
- ‘Bà lang’ kia đấy! Nhưng chẳng biết có ‘băm’ không?
Hiền không đáp. Nàng đang mải theo đuổi những ý nghĩ miên man. Đã bốmn hôm nay nàng không gặp Vọi. Mà hình như nàng quên bẵng rằng ở Sầm Sơn có một anh đánh cá tên là Vọi. Chiều chiều nàng ra tắm, sáng sáng nàng ra dạo mát trên bãi cát. Những người kéo lưới không hề nhắc nàng nhớ đến hình ảnh anh chàng tráng kiện đẹp trai.
Vì bên nàng lúc nào cũng có đám bạn khuê các phong lưu. nhất là có Lưu, người đã làm cho nàng bắt đầu cảm thấy rung động... Trái tim nàng bắt đầu đập mạnh ngay từ hôm cùng nàng nói chuyện trong một cảnh nhuộm toàn màu yêu đương của một buổi tối trăng mờ, biển réo.
- Cô nghĩ gì mà thờ thẫn cả người ra thế?
Không thấy Hiền trả lời, Lưu giận đi thẳng vào trong nhà chào bà Hậu rồi ngồi tiếp chuyện với bà, để mặc Hiền đứng nghĩ vơ vẩn ở ngoài cổng.
Hiền cố nhớ lại những sự việc đã xảy ra và tự trách thầm:
- “Vô tình ta đã phạm một tội ác là mời Vọi đến dự tiệc trà!”.
Hiền cho rằng Vọi ốm chỉ vì bị người ta chế giễu. Sức tưởng tượng của nàng tả Vọi ra một người biết tự trọng như bọn trí thức. Và nàng nhận thấy đám bạn nàng và chính nàng là một lũ ‘tàn ác’, đem một trái tim ngây thơ thành thật ra làm trò đùa. Vẫn biết mời Vọi đến dự tiệc nàng không có ý muốn trêu ghẹo mà chỉ cốt tỏ cho bạn hữu nàng hiểu rằng nàng không hề phân biệt giai cấp. Nhưng đó chỉ là một sự vụng về, một tính toán sai lầm. Mời Vọi vào trong phòng khách hôm ấy có khác gì nhốt một con chim đang bay nhảy tự do ngoài trời vào trong một chiếc lồng.
Hiền mơ màng như thấy Vọi hiện ra ở trước mặt với tấm thân cân đối nở nang... Nhưng tấm thân ấy không làm rung động được lòng nàng như trước nữa. Nàng nghĩ thầm:
- “Cái đẹp về hình thức khó cảm được trái tim một người có trí thức nếu cái đẹp hình thức ấy không chứa một tâm hồn tương đương.
Nhưng Hiền lại nghĩ:
- “Biết thế nào là tương đương? Tâm hồn không hẳn là trí thức. Có trí thức mà gian trá, lừa dối, tàn ác thì không bằng có một tâm hồn ngây thơ và thành thật tuy thô lỗ.”.
Nàng nhận thấy Vọi đứng riêng ra một xã hội khác hẳn với cái xã hội nàng đang sống. Cái xã hội ấy chỉ nghĩ đến dùng trí thức để che đậy một tâm hồn có khi xấu xa, đê hèn...
- “Ừ, biết đâu rằng anh Lưu cảm về trí thức, về tâm hồn mình, hay chỉ cảm về tài sản của mình? Còn một người như Vọi nếu yêu ai thì chắc chắn là yêu thành thật, không bao giờ biết mơ ước những gì xa xôi.”.
Sẵn có một nền học vấn lãng mạn, Hiền bài trí rất mau ra một cuộc đời đầy đủ, êm đềm: Hai vợ chồng cùng đẹp, khỏe mạnh, chỉ biết yêu nhau và làm việc bằng chân tay.
Và nàng cảm thấy rằng không những Vọi biết yêu, mà có lẽ Vọi còn yêu tha thiết hơn những người thường.
- “Ừ, anh ta ốm... Biết đâu không phải vì say mê nhớ tiếc một cô thiếu nữ mà anh ta nhận biết hơi muộn rằng mình không thể yêu được..., mà anh ta coi như đã sắp lọt vào tay một người khác xứng đáng hơn anh ta... Cô thiếu nữ ấy chính là ta!”.
Hiền mỉm cười, nụ cười tự phụ của cô thiếu nữ đã làm cho nhiều anh choáng váng đêm mê vì học vấn trí thức và nhan sắc của mình.
- Anh Lưu!
Nghe Hiền gọi, Lưu vội chạy ra hỏi:
- Cô truyền?
Hiền cười:
- Anh cứ dạy quá lời thế? Ta ra bãi biển hóng mát đi.
Lưu vui vẻ đáp:
- Xin vâng.
Bà Hậu gọi Hiền bảo thong thả ăn sáng chờ bà cùng đi chơi với, nhưng nàng mời mẹ cứ ăn trước. Bà mỉm cười âu yếm bảo Lưu:
- Cũng được. Cậu Lưu đưa em nó về ngay nhé!
- Bẩm, vâng.
Bà Hậu biết rằng Lưu thành thật muốn làm rể bà nên bà thôi không nghi kỵ nữa. Hơn nữa, bà ta muốn hai người năng được gần nhau để hiểu nhau, quý trọng nhau... Và để sau này con bà khỏi phải phàn nàn rằng bà ép lấy người chồng mà nàng không thuận...
Vòi đứng trước cổng nhà bà Hậu, ghé mắt nhìn qua hàng chấn song xem có ai qua lại trong sân để gọi, nhưng chờ mãi chẳng gặp một người nào. Mọi khi mang trứng, mang gà đến bán, Vòi chỉ việc rao: “Bà có mua trứng, mua gà không?” là cô Hiền ra mở cổng ngay. Lần này Vòi không bán chác nên do dự sợ hãi.
Hai, ba lần nó lản đi rồi lại quay đến chỗ cũ, vẻ mặt băn khoăn mong đợi. Cũng có lúc nó mỉm cười... Một nụ cười vơ vẩn nhưng rất có duyên, nhất là lúc đưa tay vuốt mái tóc đen hay cúi xuống kéo thẳng cái thắt lưng quan lục.
Năm nay Vòi 15 tuổi. Tuy phải làm việc nhiều quá sớm nên thân thể hơn lùn, nhưng rất đậm đà dễ coi. Đôi mắt sáng và to tròn lại càng làm tôn vẻ thông minh lanh lợi của một cô gái quê mới lớn.
Vòi đương vân vê cái hoa bìm bìm đứng suy nghĩ thì một người vận tây đến cổng kéo chuông. Hiền chạy ra.
- Ồ, anh Lưu! Đến sớm nhỉ?
Lưu cười:
- Tôi đến rủ cô ra biển hóng mát. Trời đẹp lắm.
Rồi chàng quay lại trỏ Vòi:
- Có con bé này hình như muốn hỏi cô điều gì.
Hiền mở cổng nhìn sang bên:
- Kìa, Vòi đấy à? Hỏi gì thế em?
Vòi rụt rè tiến đến gần:
- Thưa cô... cháu đến xin cô mấy viên thuốc.
- Thuốc gì kia, em?
- Cháu cũng chả biết thuốc gì. Anh cháu ốm, hai hôm nay chẳng chịu ăn cơm. Tối hôm qua mẹ cháu dặn cháu lên xin cô vài viên thuốc.
- Anh Vọi ốm?
Thấy Hiền buồn rầu ngẫm nghĩ, Lưu phì cười:
- Mày xin thuốc mà không nói anh mày ốm bệnh gì thì còn biết chữa ra làm sao?
Hiền ôn tồn bảo Vòi:
- Được, em cứ về rồi tôi đem thuốc đến cho.
Vòi ngần ngừ vì không nghe rõ câu Hiền nói. Vả lại, không khi nào nó dám ngờ rằng cô Hiền lại đích thân đến thăm anh nó.
- Thưa cô, cháu về tay không sợ mẹ cháu mắng. Hay cô cứ cho cháu... thứ thuốc hôm trước ấy mà.
Hiền mỉm cười:
- Không được. Em sốt thì mới dùng thuốc ấy, chứ anh Vọi biết có sốt không?
Vòi đáp liều:
- Anh cháu cũng sốt.
- Vậy em đứng đấy chờ nhé.
Hiền chạy vào trong nhà lấy ống thuốc ký- ninh đưa cho Vòi và dặn chỉ nên dùng mỗi lần một viên thôi. Vòi đỡ lấy, ngớ ngẩn nói:
- Cô cho anh cháu tất cả?
- Ừ, tất cả. Nhưng nhớ đừng dùng tất cả một lúc nhé. Uống như thế sẽ hóa điên đấy!
Vòi cười láu lỉnh:
- Vâng, cháu xin nhớ kỹ.
Đoạn nó chắp tay chào rồi sung sướng cắm đầu chạy. Hiền ngây người đứng nhìn theo.
Không thấy Hiền lưu ý đến mình, Lưu ngắt một bông hoa dại xé vụn từng cánh, miệng huýt sáo một bài ca Pháp.
- Chết, quên! Xin lỗi anh nhé.
Lưu cố giữ nét mặt thản nhiên, nhưng giọng vẫn nhiễm đầy vẻ tức giận:
- Có gì mà cô phải xin lỗi!
Rồi chàng cười gượng, tiếp luôn một câu nói đùa:
- ‘Bà lang’ kia đấy! Nhưng chẳng biết có ‘băm’ không?
Hiền không đáp. Nàng đang mải theo đuổi những ý nghĩ miên man. Đã bốmn hôm nay nàng không gặp Vọi. Mà hình như nàng quên bẵng rằng ở Sầm Sơn có một anh đánh cá tên là Vọi. Chiều chiều nàng ra tắm, sáng sáng nàng ra dạo mát trên bãi cát. Những người kéo lưới không hề nhắc nàng nhớ đến hình ảnh anh chàng tráng kiện đẹp trai.
Vì bên nàng lúc nào cũng có đám bạn khuê các phong lưu. nhất là có Lưu, người đã làm cho nàng bắt đầu cảm thấy rung động... Trái tim nàng bắt đầu đập mạnh ngay từ hôm cùng nàng nói chuyện trong một cảnh nhuộm toàn màu yêu đương của một buổi tối trăng mờ, biển réo.
- Cô nghĩ gì mà thờ thẫn cả người ra thế?
Không thấy Hiền trả lời, Lưu giận đi thẳng vào trong nhà chào bà Hậu rồi ngồi tiếp chuyện với bà, để mặc Hiền đứng nghĩ vơ vẩn ở ngoài cổng.
Hiền cố nhớ lại những sự việc đã xảy ra và tự trách thầm:
- “Vô tình ta đã phạm một tội ác là mời Vọi đến dự tiệc trà!”.
Hiền cho rằng Vọi ốm chỉ vì bị người ta chế giễu. Sức tưởng tượng của nàng tả Vọi ra một người biết tự trọng như bọn trí thức. Và nàng nhận thấy đám bạn nàng và chính nàng là một lũ ‘tàn ác’, đem một trái tim ngây thơ thành thật ra làm trò đùa. Vẫn biết mời Vọi đến dự tiệc nàng không có ý muốn trêu ghẹo mà chỉ cốt tỏ cho bạn hữu nàng hiểu rằng nàng không hề phân biệt giai cấp. Nhưng đó chỉ là một sự vụng về, một tính toán sai lầm. Mời Vọi vào trong phòng khách hôm ấy có khác gì nhốt một con chim đang bay nhảy tự do ngoài trời vào trong một chiếc lồng.
Hiền mơ màng như thấy Vọi hiện ra ở trước mặt với tấm thân cân đối nở nang... Nhưng tấm thân ấy không làm rung động được lòng nàng như trước nữa. Nàng nghĩ thầm:
- “Cái đẹp về hình thức khó cảm được trái tim một người có trí thức nếu cái đẹp hình thức ấy không chứa một tâm hồn tương đương.
Nhưng Hiền lại nghĩ:
- “Biết thế nào là tương đương? Tâm hồn không hẳn là trí thức. Có trí thức mà gian trá, lừa dối, tàn ác thì không bằng có một tâm hồn ngây thơ và thành thật tuy thô lỗ.”.
Nàng nhận thấy Vọi đứng riêng ra một xã hội khác hẳn với cái xã hội nàng đang sống. Cái xã hội ấy chỉ nghĩ đến dùng trí thức để che đậy một tâm hồn có khi xấu xa, đê hèn...
- “Ừ, biết đâu rằng anh Lưu cảm về trí thức, về tâm hồn mình, hay chỉ cảm về tài sản của mình? Còn một người như Vọi nếu yêu ai thì chắc chắn là yêu thành thật, không bao giờ biết mơ ước những gì xa xôi.”.
Sẵn có một nền học vấn lãng mạn, Hiền bài trí rất mau ra một cuộc đời đầy đủ, êm đềm: Hai vợ chồng cùng đẹp, khỏe mạnh, chỉ biết yêu nhau và làm việc bằng chân tay.
Và nàng cảm thấy rằng không những Vọi biết yêu, mà có lẽ Vọi còn yêu tha thiết hơn những người thường.
- “Ừ, anh ta ốm... Biết đâu không phải vì say mê nhớ tiếc một cô thiếu nữ mà anh ta nhận biết hơi muộn rằng mình không thể yêu được..., mà anh ta coi như đã sắp lọt vào tay một người khác xứng đáng hơn anh ta... Cô thiếu nữ ấy chính là ta!”.
Hiền mỉm cười, nụ cười tự phụ của cô thiếu nữ đã làm cho nhiều anh choáng váng đêm mê vì học vấn trí thức và nhan sắc của mình.
- Anh Lưu!
Nghe Hiền gọi, Lưu vội chạy ra hỏi:
- Cô truyền?
Hiền cười:
- Anh cứ dạy quá lời thế? Ta ra bãi biển hóng mát đi.
Lưu vui vẻ đáp:
- Xin vâng.
Bà Hậu gọi Hiền bảo thong thả ăn sáng chờ bà cùng đi chơi với, nhưng nàng mời mẹ cứ ăn trước. Bà mỉm cười âu yếm bảo Lưu:
- Cũng được. Cậu Lưu đưa em nó về ngay nhé!
- Bẩm, vâng.
Bà Hậu biết rằng Lưu thành thật muốn làm rể bà nên bà thôi không nghi kỵ nữa. Hơn nữa, bà ta muốn hai người năng được gần nhau để hiểu nhau, quý trọng nhau... Và để sau này con bà khỏi phải phàn nàn rằng bà ép lấy người chồng mà nàng không thuận...