VietLang
03-24-2009, 06:16 PM
Chương 25
- Kìa anh Vọi!
Vọi đang đứng đánh rút, nghe tiếng gọi quen quen liền ngoảnh đầu lại, thấy Lưu chăm chú nhìn chàng.
- Anh khỏi hẳn rồi?
- Cám ơn thầy, tôi khỏi rồi.
Nụ cười nở trên cặp môi mỏng của Lưu khiến Vọi phải chau mày khó chịu, quay mặt đi.
- Này anh Vọi, cô Hiền ấy mà...
Vọi cho là Lưu nhắc đến tên cô Hiền chỉ để cốt ý trêu ghẹo mình nên lặng thinh không buồn đáp. Lưu vờ như Vọi không hiểu, nói tiếp:
- Cô Hiền, cô gửi thuốc cho anh bữa nọ đó! Anh đã quên rồi sao?
Vọi nói bâng quơ như không phải trả lời Lưu:
- Quên sao được!
Lưu cười phá lên:
- Tình nhỉ!... Vậy cô Hiền gửi lời chào anh đấy. Cô Hiền về Hà- Nội hôm qua.
Vọi hơi tái mặt, lẩn thẩn hỏi:
- Về Hà- Nội?
- Phải, về Hà- Nội! Nhưng anh sao thế? Mà anh xanh quá nhỉ? Nếu còn ốm thì phải nghỉ hẳn cho khỏi đã chứ! Đi làm vội thế?
Lưu tàn nhẫn đứng thuật cho Vọi nghe những cử chỉ, hành vi ngộ nghĩnh của Hiền. Rồi chàng kết luận:
- Đùa bỡn, hay nghịch ngợm, nhưng rất thương người.
Ngừng một lát, Lưu lại nghiễm nhiên nói tiếp:
- Năm ngoái ở Đồ Sơn, gặp một anh đánh cá ngây thơ, cô ấy trêu chọc anh ta mãi. Anh ta phải lạy van, cô ấy mới tha.
Thật ra, Lưu mới quen biết bà Hậu và Hiền được năm, sáu tháng nay. Nhưng lòng ghen ghét đã xui chàng bịa đặt ra những câu chuyện không đâu để anh chàng đánh cá hiểu rằng cô Hiền không có chút rung động gì về anh ta hết. Trót buông lời, Lưu nghĩ lại tự lấy làm thẹn. Chàng tự thẹn không phải vì đã vừa nói dối, nhưng vì chàng cảm thấy mình hèn nhát! Chàng nghĩ thầm:
- “Ai lại đi ghen với một anh nhà quê cộc cằn, theo nghề chài lưới bao giờ?”.
Rồi Lưu tò mò đứng ngắm Vọi làm việc. Hai chân Vọi giẫm đều xuống cát ướt nghe ‘bành bạch’, thân ngả hẳn về phía sau, cặp mắt không ‘thần’ nhìn ra khơi. Chàng lẩm bẩm:
- “Khối óc kia làm gì có được một mẩu trí tuệ cỏn con!”.
Bỗng chẳng biết nghĩ gì, Vọi quay đầu lại nhìn Lưu yên lặng và mỉm cười. Trước mặt chàng sinh viên trường luật hiện ra một ‘pho tượng cổ Hy- Lạp’ nét mặt hiền lành, thông minh, hai hàm răng trắng nuột. Lưu giật mình hỏi:
- Anh mới cạo răng?
Vọi bẽn lẽn:
- Thưa thầy, răng tôi vẫn thế.
Quả Vọi vẫn để trắng, trắng một cách tự nhiên như người dân quê không nhuộm. Nhưng từ trước đến giờ, vì chàng không một lần cọ rửa nên đủ các thứ ‘không tên’ bám đầy lên thành nhiều tầng. Một hôm đến nhà Hiền, Vọi gặp Hiền đang đánh răng liền hỏi:
- Cô làm gì thế?
- Tôi đánh răng.
- Đánh để làm gì?
Hiền nghe hỏi bật cười:
- Để cho nó trắng, nó đẹp.
- Để cho răng trắng đẹp? Thế sao người ta còn nhuộm đen?
Hiền diễn thuyết, giảng giải cho Vọi nghe một bài học sử ký về răng... Những lý do vì sao người ta nhuộm răng... Vì sao ngày nay người ta để răng trắng... Vì sao đàn ông bắt đầu để răng trắng trước đàn bà... Vì sao hàm răng trắng đẹp và tự nhiên hơn hàm răng đen... Vọi suy nghĩ rồi ngần ngừ hỏi Hiền:
- Thưa cô... Nhưng các cô giàu có mới sẵn có tiền mà mua thuốc nhuộm răng chứ?
Hiền mỉm cười:
- Ai lại nhuộm răng trắng?
- Thưa cô, tôi vừa thấy cô bóp thuốc ở ống kia ra bàn chải.
- Thuốc ấy chỉ cọ sạch chất bẩn bám vào răng thôi.
Vọi nhấc cái bàn chải đánh răng hỏi:
- Chắc cái này mua đắt tiền lắm?
- Độ vài hào thôi. Nhưng ở nhà quê thì cần gì phải mua bàn chải! Đã có cau tươi hay cau khô cũng được.
Hiền vào tráp trầu của bà Hậu lấy ra một miếng cau, vứt hạt đi, dùng làm bàn chải mà đánh răng để Vọi xem và nói:
- Tán nhỏ than ra dùng thay bột càng hay, càng trắng.
Bài học đánh răng đó Vọi lẩm nhẩm mãi trong trí. Khi vừa khỏi bệnh, chàng đem thực hành ngay, mặc cho Vòi chế giễu hát ví những câu trêu ghẹo:
Hoài tiền mua thuốc nhuộm răng,
Để mà mua mía đánh khăn vào mồm.
Anh ơi! Có thấu cùng chăng?
Lấy chồng em phải đánh răng cho chồng.
Nhưng khi thấy hai hàm răng của anh trắng bóng như ngà, Vòi không thể không ngây người ra đứng ngắm, cảm phục:
- Trông anh đẹp như thầy Lưu!
Sáng hôm sau, Vọi sung sướng vác lưới ra đi, vẫn tưởng sẽ gặp cô Hiền để cho cô ta kinh ngạc. Ai ngờ chàng chỉ gặp Lưu, người bạn sang trọng của Hiền. Còn Hiền thì trời ơi, về Hà- Nội mất rồi, và có lẽ sẽ ở Hà- Nội mãi mà không bao giờ còn trở lại Sầm Sơn nữa! Chàng ngây thơ nghĩ thầm:
- ‘Thật là phí công đánh răng!”.
Những câu khen ngọi của Lưu cũng an ủi Vọi được đôi chút.
- Để răng trắng thế dễ coi hơn, đẹp trai hơn.
Vọi thật thà hỏi lại:
- Thế à, thưa thầy?
- Chứ sao! Giá cô Hiền gặp anh hôm nay thì rất bằng lòng anh lắm.
Hai má Vọi đỏ bừng. Chàng bẽn lẽn cúi gầm mặt xuống. Đám chài lưới phá lên cười vì họ thường thấy anh bạn ‘đẹp trai’ của họ dạo mát, ‘đùa ngịch’ với cô thiếu nữ tân thời. Lưu nói tiếp:
- Rõ đáng tiếc, cô Hiền về mất rồi.
Vọi toan đánh bạo hỏi xem cô Hiền có ra Sầm Sơn nữa không, nhưng chàng vẫn ngượng ngùng, sợ hãi đứng lặng thinh.
Lưu chưa chịu buông tha. Chàng cố ý làm đau lòng anh đánh cá mà chàng coi như một tình địch, nhất là từ lúc chàng thấy anh nhoẻn miệng miệng cười với hai hàm răng mới rất có duyên làm nổi bật hẳn gương mặt đều đặn và nước da hồng hào.
- Cô Hiền rõ dở hơi quá! Tôi bảo hãy ở lại chơi một tuần lễ nữa, nhưng cô ấy cứ nằng nặc đòi về Hà- Nội.
Đó là câu nói dối thứ hai của Lưu. Thật ra, hôm đi thăm Vọi về, Lưu vờ làm thân với Phụng rồi xúi Phụng đem câu chuyện ‘lố lăng’ của Hiền và Vọi mách bà Hậu. Chàng dụng ý muốn để cho bà Hậu mắng con gái bà một trận. Phụng cũng đáo để. Nàng biết Lưu chỉ vì ghen vô lý nên mới xúi nàng làm một việc càng vô lý hơn. Song nàng cũng nhận lời, và chờ khi có mặt Lưu ở đó, nàng mới thuật cho bà Hậu nghe buổi đến thăm Vọi ốm để bà ngượng với Lưu, chàng ‘rể tương lai’ mà bà muốn kén.
Hôm sau, bà Hậu nhất định đưa con về Hà- Nội, nói có việc rất cần. Hiền vốn thông minh, thấy mẹ quả quyết thì hiểu ngay rằng là một ‘công trình’ hèn nhát của Lưu. Nhưng nàng thản nhiên thu xếp hành lý vào va- ly, không đả động một câu xin ở lại và vẫn tươi cười tiếp chuyện khi Lưu đến tiễn chân.
Mãi lúc xe hơi mở máy sắp chạy, Hiền mới dặn Lưu một câu chua chát:
- Này anh Lưu, tôi giao anh Vọi cho anh đấy nhé! Anh làm ơn đến thăm anh ấy luôn và bệnh tình anh ấy thế nào, anh nhớ biên thư về Hà- Nội cho tôi biết.
Bà Hậu giục tài xế cho xe đi. Hiền còn thò đầu ra cửa kính ‘nói với’ thêm một câu:
- Nhớ bảo anh Vọi rằng tôi gửi lời hỏi thăm và ít bữa nữa tôi lại vào.
Lưu tê tái cả người, cố gượng đáp:
- Vâng, tôi xin nhớ.
Lưu vừa nhìn Vọi nhặt cá bỏ vào thúng vừa nghĩ tới cảnh tiễn biệt hôm trước. Vọi lạnh lùng bới đống cá con trắng sáng như bạc nấu và giận dữ ném mạnh những con ốc, những con bạch tuộc nhỏ xuống cát. Thản nhiên, chàng làm cho xong công việc rồi để mặc người mua buôn mặc cả với hai em con cậu. Chàng lội xuống biển rửa mặt và tay chân.
- Anh Vọi!
- Thầy gọi tôi?
- Chiều nay anh cho tôi thuê mảng nhé? Cái mảng mà anh vẫn cho cô Hiền thuê mọi khi.
Vọi ngẫm nghĩ nhìn ra khơi, cặp mắt liếc nhìn Lưu với một vẻ dữ tợn:
- Vâng.
- Vậy chiều nay vào khoảng bốn giờ lại đón tôi ở đây nhé.
- Vâng.
Lưu nở một nụ cười ‘đắc thắng’ quay đi...
- Kìa anh Vọi!
Vọi đang đứng đánh rút, nghe tiếng gọi quen quen liền ngoảnh đầu lại, thấy Lưu chăm chú nhìn chàng.
- Anh khỏi hẳn rồi?
- Cám ơn thầy, tôi khỏi rồi.
Nụ cười nở trên cặp môi mỏng của Lưu khiến Vọi phải chau mày khó chịu, quay mặt đi.
- Này anh Vọi, cô Hiền ấy mà...
Vọi cho là Lưu nhắc đến tên cô Hiền chỉ để cốt ý trêu ghẹo mình nên lặng thinh không buồn đáp. Lưu vờ như Vọi không hiểu, nói tiếp:
- Cô Hiền, cô gửi thuốc cho anh bữa nọ đó! Anh đã quên rồi sao?
Vọi nói bâng quơ như không phải trả lời Lưu:
- Quên sao được!
Lưu cười phá lên:
- Tình nhỉ!... Vậy cô Hiền gửi lời chào anh đấy. Cô Hiền về Hà- Nội hôm qua.
Vọi hơi tái mặt, lẩn thẩn hỏi:
- Về Hà- Nội?
- Phải, về Hà- Nội! Nhưng anh sao thế? Mà anh xanh quá nhỉ? Nếu còn ốm thì phải nghỉ hẳn cho khỏi đã chứ! Đi làm vội thế?
Lưu tàn nhẫn đứng thuật cho Vọi nghe những cử chỉ, hành vi ngộ nghĩnh của Hiền. Rồi chàng kết luận:
- Đùa bỡn, hay nghịch ngợm, nhưng rất thương người.
Ngừng một lát, Lưu lại nghiễm nhiên nói tiếp:
- Năm ngoái ở Đồ Sơn, gặp một anh đánh cá ngây thơ, cô ấy trêu chọc anh ta mãi. Anh ta phải lạy van, cô ấy mới tha.
Thật ra, Lưu mới quen biết bà Hậu và Hiền được năm, sáu tháng nay. Nhưng lòng ghen ghét đã xui chàng bịa đặt ra những câu chuyện không đâu để anh chàng đánh cá hiểu rằng cô Hiền không có chút rung động gì về anh ta hết. Trót buông lời, Lưu nghĩ lại tự lấy làm thẹn. Chàng tự thẹn không phải vì đã vừa nói dối, nhưng vì chàng cảm thấy mình hèn nhát! Chàng nghĩ thầm:
- “Ai lại đi ghen với một anh nhà quê cộc cằn, theo nghề chài lưới bao giờ?”.
Rồi Lưu tò mò đứng ngắm Vọi làm việc. Hai chân Vọi giẫm đều xuống cát ướt nghe ‘bành bạch’, thân ngả hẳn về phía sau, cặp mắt không ‘thần’ nhìn ra khơi. Chàng lẩm bẩm:
- “Khối óc kia làm gì có được một mẩu trí tuệ cỏn con!”.
Bỗng chẳng biết nghĩ gì, Vọi quay đầu lại nhìn Lưu yên lặng và mỉm cười. Trước mặt chàng sinh viên trường luật hiện ra một ‘pho tượng cổ Hy- Lạp’ nét mặt hiền lành, thông minh, hai hàm răng trắng nuột. Lưu giật mình hỏi:
- Anh mới cạo răng?
Vọi bẽn lẽn:
- Thưa thầy, răng tôi vẫn thế.
Quả Vọi vẫn để trắng, trắng một cách tự nhiên như người dân quê không nhuộm. Nhưng từ trước đến giờ, vì chàng không một lần cọ rửa nên đủ các thứ ‘không tên’ bám đầy lên thành nhiều tầng. Một hôm đến nhà Hiền, Vọi gặp Hiền đang đánh răng liền hỏi:
- Cô làm gì thế?
- Tôi đánh răng.
- Đánh để làm gì?
Hiền nghe hỏi bật cười:
- Để cho nó trắng, nó đẹp.
- Để cho răng trắng đẹp? Thế sao người ta còn nhuộm đen?
Hiền diễn thuyết, giảng giải cho Vọi nghe một bài học sử ký về răng... Những lý do vì sao người ta nhuộm răng... Vì sao ngày nay người ta để răng trắng... Vì sao đàn ông bắt đầu để răng trắng trước đàn bà... Vì sao hàm răng trắng đẹp và tự nhiên hơn hàm răng đen... Vọi suy nghĩ rồi ngần ngừ hỏi Hiền:
- Thưa cô... Nhưng các cô giàu có mới sẵn có tiền mà mua thuốc nhuộm răng chứ?
Hiền mỉm cười:
- Ai lại nhuộm răng trắng?
- Thưa cô, tôi vừa thấy cô bóp thuốc ở ống kia ra bàn chải.
- Thuốc ấy chỉ cọ sạch chất bẩn bám vào răng thôi.
Vọi nhấc cái bàn chải đánh răng hỏi:
- Chắc cái này mua đắt tiền lắm?
- Độ vài hào thôi. Nhưng ở nhà quê thì cần gì phải mua bàn chải! Đã có cau tươi hay cau khô cũng được.
Hiền vào tráp trầu của bà Hậu lấy ra một miếng cau, vứt hạt đi, dùng làm bàn chải mà đánh răng để Vọi xem và nói:
- Tán nhỏ than ra dùng thay bột càng hay, càng trắng.
Bài học đánh răng đó Vọi lẩm nhẩm mãi trong trí. Khi vừa khỏi bệnh, chàng đem thực hành ngay, mặc cho Vòi chế giễu hát ví những câu trêu ghẹo:
Hoài tiền mua thuốc nhuộm răng,
Để mà mua mía đánh khăn vào mồm.
Anh ơi! Có thấu cùng chăng?
Lấy chồng em phải đánh răng cho chồng.
Nhưng khi thấy hai hàm răng của anh trắng bóng như ngà, Vòi không thể không ngây người ra đứng ngắm, cảm phục:
- Trông anh đẹp như thầy Lưu!
Sáng hôm sau, Vọi sung sướng vác lưới ra đi, vẫn tưởng sẽ gặp cô Hiền để cho cô ta kinh ngạc. Ai ngờ chàng chỉ gặp Lưu, người bạn sang trọng của Hiền. Còn Hiền thì trời ơi, về Hà- Nội mất rồi, và có lẽ sẽ ở Hà- Nội mãi mà không bao giờ còn trở lại Sầm Sơn nữa! Chàng ngây thơ nghĩ thầm:
- ‘Thật là phí công đánh răng!”.
Những câu khen ngọi của Lưu cũng an ủi Vọi được đôi chút.
- Để răng trắng thế dễ coi hơn, đẹp trai hơn.
Vọi thật thà hỏi lại:
- Thế à, thưa thầy?
- Chứ sao! Giá cô Hiền gặp anh hôm nay thì rất bằng lòng anh lắm.
Hai má Vọi đỏ bừng. Chàng bẽn lẽn cúi gầm mặt xuống. Đám chài lưới phá lên cười vì họ thường thấy anh bạn ‘đẹp trai’ của họ dạo mát, ‘đùa ngịch’ với cô thiếu nữ tân thời. Lưu nói tiếp:
- Rõ đáng tiếc, cô Hiền về mất rồi.
Vọi toan đánh bạo hỏi xem cô Hiền có ra Sầm Sơn nữa không, nhưng chàng vẫn ngượng ngùng, sợ hãi đứng lặng thinh.
Lưu chưa chịu buông tha. Chàng cố ý làm đau lòng anh đánh cá mà chàng coi như một tình địch, nhất là từ lúc chàng thấy anh nhoẻn miệng miệng cười với hai hàm răng mới rất có duyên làm nổi bật hẳn gương mặt đều đặn và nước da hồng hào.
- Cô Hiền rõ dở hơi quá! Tôi bảo hãy ở lại chơi một tuần lễ nữa, nhưng cô ấy cứ nằng nặc đòi về Hà- Nội.
Đó là câu nói dối thứ hai của Lưu. Thật ra, hôm đi thăm Vọi về, Lưu vờ làm thân với Phụng rồi xúi Phụng đem câu chuyện ‘lố lăng’ của Hiền và Vọi mách bà Hậu. Chàng dụng ý muốn để cho bà Hậu mắng con gái bà một trận. Phụng cũng đáo để. Nàng biết Lưu chỉ vì ghen vô lý nên mới xúi nàng làm một việc càng vô lý hơn. Song nàng cũng nhận lời, và chờ khi có mặt Lưu ở đó, nàng mới thuật cho bà Hậu nghe buổi đến thăm Vọi ốm để bà ngượng với Lưu, chàng ‘rể tương lai’ mà bà muốn kén.
Hôm sau, bà Hậu nhất định đưa con về Hà- Nội, nói có việc rất cần. Hiền vốn thông minh, thấy mẹ quả quyết thì hiểu ngay rằng là một ‘công trình’ hèn nhát của Lưu. Nhưng nàng thản nhiên thu xếp hành lý vào va- ly, không đả động một câu xin ở lại và vẫn tươi cười tiếp chuyện khi Lưu đến tiễn chân.
Mãi lúc xe hơi mở máy sắp chạy, Hiền mới dặn Lưu một câu chua chát:
- Này anh Lưu, tôi giao anh Vọi cho anh đấy nhé! Anh làm ơn đến thăm anh ấy luôn và bệnh tình anh ấy thế nào, anh nhớ biên thư về Hà- Nội cho tôi biết.
Bà Hậu giục tài xế cho xe đi. Hiền còn thò đầu ra cửa kính ‘nói với’ thêm một câu:
- Nhớ bảo anh Vọi rằng tôi gửi lời hỏi thăm và ít bữa nữa tôi lại vào.
Lưu tê tái cả người, cố gượng đáp:
- Vâng, tôi xin nhớ.
Lưu vừa nhìn Vọi nhặt cá bỏ vào thúng vừa nghĩ tới cảnh tiễn biệt hôm trước. Vọi lạnh lùng bới đống cá con trắng sáng như bạc nấu và giận dữ ném mạnh những con ốc, những con bạch tuộc nhỏ xuống cát. Thản nhiên, chàng làm cho xong công việc rồi để mặc người mua buôn mặc cả với hai em con cậu. Chàng lội xuống biển rửa mặt và tay chân.
- Anh Vọi!
- Thầy gọi tôi?
- Chiều nay anh cho tôi thuê mảng nhé? Cái mảng mà anh vẫn cho cô Hiền thuê mọi khi.
Vọi ngẫm nghĩ nhìn ra khơi, cặp mắt liếc nhìn Lưu với một vẻ dữ tợn:
- Vâng.
- Vậy chiều nay vào khoảng bốn giờ lại đón tôi ở đây nhé.
- Vâng.
Lưu nở một nụ cười ‘đắc thắng’ quay đi...