VietLang
03-24-2009, 06:22 PM
Chương 31
Ra tới bãi biển, Vọi ngơ ngác nhìn quanh để xem cô Hiền đứng ở đâu, vì chàng đoán chắc rằng người mà Vòi vừa gặp chỉ có thể là cô Hiền.
Xa xa, một thiếu nữ vận áo tơ da, hai giải khăn quàng trắng bay phất phới. Vọi sung sướng đi thật mau hầu như chạy.
Khi đến gần thì hóa ra không phải là Hiền! Vọi chau mày căm tức làu nhàu mắng thầm em gái đã ‘lừa dối’ mình, định bụng trở về ngay để ‘tát cho nó mấy cái’. Nhưng cô kia đăm đăm nhìn chàng gọi:
- Anh Vọi! Phải anh Vọi không?
Vọi còn đang nhớn nhác thì cô ta lại vui vẻ nói tiếp:
- Anh coi, tôi nhớ lâu thế đó! Còn anh, anh chóng quên quá. Hôm anh ốm tôi với chị Hiền cùng anh Lưu đến thăm anh...
- À! Tôi nhớ ra rồi! Cô Phụng!
- Ừ, có thế chứ! Tôi tưởng anh quên tôi rồi!
Phụng lại cười, giọng cười đùa bỡn, chế nhạo. Nhưng Vọi chẳng thèm gnhĩ gì đến những chuyện đó. Chàng chỉ nghĩ thầm:
- “Cô Phụng là bạn thân của cô Hiền.”
Thấy Phụng toan quay đi, Vọi cuống quít tìm câu hỏi:
- Thưa cô... Rét thế này mà cô cũng ra... cô cũng vào Sầm Sơn?
- Tôi vào chữa nhà. Đáng lẽ cho người nhà vào cũng được, nhưng tôi muốn xem biển mùa rét ra sao.
Vọi trở nên lém lỉnh:
- Thưa cô, lắm hôm trời quang 1, biển đẹp lắm, đẹp hơn mùa hè nhiều. Nước xanh trong vắt, khi lội xuống biển trông rõ cả bàn chân.
- Lội xuống biển? Rét thế mà lội xuống nước?
- Thưa cô, đi nghề mà sợ nước thế nào được?
Và Phụng lại quay đi.
- Thưa cô...
Phụng dừng lại yên lặng tò mò nhìn Vọi.
- Thưa cô về...?
- Phải! Chẳng lẽ đứng mãi đây mà hứng gió lạnh?
- Thầy cô... thầy Lưu... lâu nay cô có gặp thầy Lưu không?
Phụng càng tò mò hơn, cố tìm ẩn ý trong câu hỏi lúng túng của anh dân chài.
- “Hỏi thăm Lưu làm gì thế?... À, hiểu rồi...”
Nàng hiểu và nàng nhớ lại những buổi tối họp nhau uống trà, nghe nhạc ở nhà Hiền. Không lần nào Hiền không nói đến Sầm Sơn. Mà hễ nói đến Sầm Sơn là thế nào cũng nhắc đến tên Vọi. Có lẽ Hiền làm thế chỉ cốt để trêu tức, để hạ cái tính kiêu hãnh của mấy chàng ‘công tử’ và mấy chàng sinh viên. Nàng đem cái đẹp nở nang của thân thể, cái sức mạnh đều đặn của gân cốt để đối địch với cái tinh thần ủy mị, cái trí thức góp nhặt trong sách mà bọn ‘thư sinh mặt trắng’ không lúc nào quên ‘diễn giải khoe khoang’.
Nhưng Phụng tinh ranh, lại nghĩ theo ý khác. Nàng cho rằng tâm trí Hiền chứa đầy hình ảnh của anh chàng đánh cá đẹp trai nên phải cố kiếm dịp nói chuyện cho đỡ nhớ.
Nay gặp Vọi và thấy chàng ngập ngừng hỏi thăm những người ở Hà- Thành, Phụng càng tin chắc rằng mình xét đoán tâm lý người đời không sai.
- “Hai anh chị chừng đã có thế nào với nhau rồi đây? Trời! Lãng mạn!”
Nàng nhìn Vọi, lại mỉm cười nghĩ tiếp:
- “Thì sao không hỏi thẳng ngay tin tức Hiền? Thế mà cứ bảo người nhà quê thành thật!”
Thấy Phụng cười, Vọi luống cuống chắp tay chào, ấp úng cáo biệt.
- Ô kìa! Anh hỏi tôi, tôi chưa kịp trả lời mà anh đã vội vàng thế? Hình như anh hỏi thăm tin tức anh Lưu phải không? Anh ấy vẫn mạnh khỏe như thường, vẫn đi học như thường, vẫn đến chơi đằng nhà tôi như thường và nhất là đằng chị Hiền.
Dứt lời, nàng cười nhạt nhẽo, mát mẻ:
- Anh chỉ hỏi thăm một mình anh Lưu thôi sao? Còn những nguời khác? Chẳng hạn như chị Hiền, người đem thuốc đến cho anh, sao anh không hỏi thăm? Anh quên chị Hiền rồi sao? Bây giờ có lẽ chị ấy cũng chẳng nghĩ đến anh đâu! Cùng lắm là cái biển đẹp của anh...
Vọi đứng sững, cặp mắt vờ nhìn thẳng ra xa mà tinh thần lắng hết vào câu chuyện của Phụng. Cô thiếu nữ bỗng cười lớn nói:
- Nhưng này anh Vọi! Tôi hỏi thật, anh có yêu Hiền không?
Vọi cho là một câu mỉa mai nên bẽn lẽn không đáp. Phụng tinh quái nói tiếp:
- Ừ, phải! Anh không yêu gì chị Hiền, tôi cũng biết. Không yêu là phải, vì chỉ một vài tháng nữa chị ấy đã là vợ người ta rồi.
Mặt Vọi tái đi. Người chàng run lẩy bẩy. Phụng thản nhiên hỏi:
- Anh rét lắm phải không? Hôm nay nắng ráo, nhưng lạnh quá!
Vọi cố mỉm một nụ cười gượng buồn thảm, trong khi Phụng vẫn ‘thao thao bất tuyệt’:
- Rét thì về thôi! Tôi cũng về đây. Phải đấy, ta vừa đi vừa nói chuyện. Hôm nọ fiancailles chị Hiền, nghĩa là ăn hỏi ấy mà. Chúng tôi ‘đăng- xê’ 2 dữ quá.
Vọi chậm chạp lảo đảo đi theo Phụng. Tiếng Phụng nghe như trong giấc chiêm bao.
- Chỉ độ ra giêng là cưới, chị Hiền nhờ tôi đi phù dâu đấy... Anh có hiểu phù dâu là thế nào không? Phù dâu là demoiselle d’honneur ấy mà, nghĩa là những cô thiếu nữ đi kèm cô dâu về nhà chú rể, anh hiểu chưa?
Vọi chỉ muốn biết ‘chú rể là ai’ nhưng chàng không dám hỏi thăm.
- Giá anh ra ăn cưới được thì chắc chị Hiền và anh Lưu sung sướng lắm. Vậy cố mà ra nhé!
- “Thì ra anh chàng rể là ‘thầy Lưu’! Biết thế...”
Nét mặt Vọi trở nên dữ tợn. Chàng nắm chặt hai bàn tay lại. Lúc đó vừa tới nhà Phụng. Nàng thản nhiên mở cổng đi vào để mặc anh đánh cá với niềm thống khổ trong lòng...
Chiều hôm ấy khi trời mưa phùn âm u giá rét... Tuy gió rít dài trong lá phi lao xơ xác... Tuy biển văng sóng bạc dữ dội lên mỏm đá hà... Người ta vẫn thấy một anh chàng đánh cá đi đi lại lại trên bãi cát. Chàng chắp hai tay sau lưng, ngửa mặt nhìn trời. Quần áo chàng ướt đẫm. Hai má chàng ướt đẫm. Chẳng biết đó là nước mưa hay nước mắt?...
--------------------------------
1 Quang: quang đãng, nghĩa là sáng.
2 Đăng-Xê: phiên- âm chữ ‘Danser’ (tiếng Pháp), có nghĩa là khiêu vũ, nhảy đầm.
Ra tới bãi biển, Vọi ngơ ngác nhìn quanh để xem cô Hiền đứng ở đâu, vì chàng đoán chắc rằng người mà Vòi vừa gặp chỉ có thể là cô Hiền.
Xa xa, một thiếu nữ vận áo tơ da, hai giải khăn quàng trắng bay phất phới. Vọi sung sướng đi thật mau hầu như chạy.
Khi đến gần thì hóa ra không phải là Hiền! Vọi chau mày căm tức làu nhàu mắng thầm em gái đã ‘lừa dối’ mình, định bụng trở về ngay để ‘tát cho nó mấy cái’. Nhưng cô kia đăm đăm nhìn chàng gọi:
- Anh Vọi! Phải anh Vọi không?
Vọi còn đang nhớn nhác thì cô ta lại vui vẻ nói tiếp:
- Anh coi, tôi nhớ lâu thế đó! Còn anh, anh chóng quên quá. Hôm anh ốm tôi với chị Hiền cùng anh Lưu đến thăm anh...
- À! Tôi nhớ ra rồi! Cô Phụng!
- Ừ, có thế chứ! Tôi tưởng anh quên tôi rồi!
Phụng lại cười, giọng cười đùa bỡn, chế nhạo. Nhưng Vọi chẳng thèm gnhĩ gì đến những chuyện đó. Chàng chỉ nghĩ thầm:
- “Cô Phụng là bạn thân của cô Hiền.”
Thấy Phụng toan quay đi, Vọi cuống quít tìm câu hỏi:
- Thưa cô... Rét thế này mà cô cũng ra... cô cũng vào Sầm Sơn?
- Tôi vào chữa nhà. Đáng lẽ cho người nhà vào cũng được, nhưng tôi muốn xem biển mùa rét ra sao.
Vọi trở nên lém lỉnh:
- Thưa cô, lắm hôm trời quang 1, biển đẹp lắm, đẹp hơn mùa hè nhiều. Nước xanh trong vắt, khi lội xuống biển trông rõ cả bàn chân.
- Lội xuống biển? Rét thế mà lội xuống nước?
- Thưa cô, đi nghề mà sợ nước thế nào được?
Và Phụng lại quay đi.
- Thưa cô...
Phụng dừng lại yên lặng tò mò nhìn Vọi.
- Thưa cô về...?
- Phải! Chẳng lẽ đứng mãi đây mà hứng gió lạnh?
- Thầy cô... thầy Lưu... lâu nay cô có gặp thầy Lưu không?
Phụng càng tò mò hơn, cố tìm ẩn ý trong câu hỏi lúng túng của anh dân chài.
- “Hỏi thăm Lưu làm gì thế?... À, hiểu rồi...”
Nàng hiểu và nàng nhớ lại những buổi tối họp nhau uống trà, nghe nhạc ở nhà Hiền. Không lần nào Hiền không nói đến Sầm Sơn. Mà hễ nói đến Sầm Sơn là thế nào cũng nhắc đến tên Vọi. Có lẽ Hiền làm thế chỉ cốt để trêu tức, để hạ cái tính kiêu hãnh của mấy chàng ‘công tử’ và mấy chàng sinh viên. Nàng đem cái đẹp nở nang của thân thể, cái sức mạnh đều đặn của gân cốt để đối địch với cái tinh thần ủy mị, cái trí thức góp nhặt trong sách mà bọn ‘thư sinh mặt trắng’ không lúc nào quên ‘diễn giải khoe khoang’.
Nhưng Phụng tinh ranh, lại nghĩ theo ý khác. Nàng cho rằng tâm trí Hiền chứa đầy hình ảnh của anh chàng đánh cá đẹp trai nên phải cố kiếm dịp nói chuyện cho đỡ nhớ.
Nay gặp Vọi và thấy chàng ngập ngừng hỏi thăm những người ở Hà- Thành, Phụng càng tin chắc rằng mình xét đoán tâm lý người đời không sai.
- “Hai anh chị chừng đã có thế nào với nhau rồi đây? Trời! Lãng mạn!”
Nàng nhìn Vọi, lại mỉm cười nghĩ tiếp:
- “Thì sao không hỏi thẳng ngay tin tức Hiền? Thế mà cứ bảo người nhà quê thành thật!”
Thấy Phụng cười, Vọi luống cuống chắp tay chào, ấp úng cáo biệt.
- Ô kìa! Anh hỏi tôi, tôi chưa kịp trả lời mà anh đã vội vàng thế? Hình như anh hỏi thăm tin tức anh Lưu phải không? Anh ấy vẫn mạnh khỏe như thường, vẫn đi học như thường, vẫn đến chơi đằng nhà tôi như thường và nhất là đằng chị Hiền.
Dứt lời, nàng cười nhạt nhẽo, mát mẻ:
- Anh chỉ hỏi thăm một mình anh Lưu thôi sao? Còn những nguời khác? Chẳng hạn như chị Hiền, người đem thuốc đến cho anh, sao anh không hỏi thăm? Anh quên chị Hiền rồi sao? Bây giờ có lẽ chị ấy cũng chẳng nghĩ đến anh đâu! Cùng lắm là cái biển đẹp của anh...
Vọi đứng sững, cặp mắt vờ nhìn thẳng ra xa mà tinh thần lắng hết vào câu chuyện của Phụng. Cô thiếu nữ bỗng cười lớn nói:
- Nhưng này anh Vọi! Tôi hỏi thật, anh có yêu Hiền không?
Vọi cho là một câu mỉa mai nên bẽn lẽn không đáp. Phụng tinh quái nói tiếp:
- Ừ, phải! Anh không yêu gì chị Hiền, tôi cũng biết. Không yêu là phải, vì chỉ một vài tháng nữa chị ấy đã là vợ người ta rồi.
Mặt Vọi tái đi. Người chàng run lẩy bẩy. Phụng thản nhiên hỏi:
- Anh rét lắm phải không? Hôm nay nắng ráo, nhưng lạnh quá!
Vọi cố mỉm một nụ cười gượng buồn thảm, trong khi Phụng vẫn ‘thao thao bất tuyệt’:
- Rét thì về thôi! Tôi cũng về đây. Phải đấy, ta vừa đi vừa nói chuyện. Hôm nọ fiancailles chị Hiền, nghĩa là ăn hỏi ấy mà. Chúng tôi ‘đăng- xê’ 2 dữ quá.
Vọi chậm chạp lảo đảo đi theo Phụng. Tiếng Phụng nghe như trong giấc chiêm bao.
- Chỉ độ ra giêng là cưới, chị Hiền nhờ tôi đi phù dâu đấy... Anh có hiểu phù dâu là thế nào không? Phù dâu là demoiselle d’honneur ấy mà, nghĩa là những cô thiếu nữ đi kèm cô dâu về nhà chú rể, anh hiểu chưa?
Vọi chỉ muốn biết ‘chú rể là ai’ nhưng chàng không dám hỏi thăm.
- Giá anh ra ăn cưới được thì chắc chị Hiền và anh Lưu sung sướng lắm. Vậy cố mà ra nhé!
- “Thì ra anh chàng rể là ‘thầy Lưu’! Biết thế...”
Nét mặt Vọi trở nên dữ tợn. Chàng nắm chặt hai bàn tay lại. Lúc đó vừa tới nhà Phụng. Nàng thản nhiên mở cổng đi vào để mặc anh đánh cá với niềm thống khổ trong lòng...
Chiều hôm ấy khi trời mưa phùn âm u giá rét... Tuy gió rít dài trong lá phi lao xơ xác... Tuy biển văng sóng bạc dữ dội lên mỏm đá hà... Người ta vẫn thấy một anh chàng đánh cá đi đi lại lại trên bãi cát. Chàng chắp hai tay sau lưng, ngửa mặt nhìn trời. Quần áo chàng ướt đẫm. Hai má chàng ướt đẫm. Chẳng biết đó là nước mưa hay nước mắt?...
--------------------------------
1 Quang: quang đãng, nghĩa là sáng.
2 Đăng-Xê: phiên- âm chữ ‘Danser’ (tiếng Pháp), có nghĩa là khiêu vũ, nhảy đầm.