VietLang
03-24-2009, 06:04 PM
Chương 5
Từ biệt Hiền ra đi, Vọi coi như vừa tránh thoát được một người rất khó chịu. Vọi sinh trưởng trong đám dân quê, hơn nữa trong đám dân quê chài lưới, nghĩa là những người chỉ chó đức tính giản dị, chất phác thật thà. Tuy ở gần một thành phố ăn chơi đầy những bậc phong lưu đài các, nhưng Vọi không mấy khi giao thiệp với bọn họ, không mấy khi tò mò tìm hiểu họ là hạng người gì. Cũng có lần lúc kéo mẻ cá lên, họ dừng bước, yên lặng ngó qua nhưng lại đi liền chứ không bao giờ chịu hỏi lẩn thẩn, lôi thôi như thiếu nữ kỳ dị kia.
‘Cô chụp ảnh’, đó là cái tên Vọi vừa thầm đạt cho Hiền. Vọi không từng nghĩ bình phẩm tới cô ta, vì chàng cũng không chịu ảnh hưởng xem nhan sắc và tính tình của Hiền ra sao. Cái óc không bao giờ biết nhận xét còn lưu ý đến một sự cố gì? Nhưng Vọi hiểu lờ mờ rằng cô ta là một người rất lạ.
Vọi vui vẻ rảo bước trên bãi cát mong cho chóng về nhà để thuật lại câu chuyện chụp ảnh cho em gái anh ta nghe.
- “Chắc nó phải buồn cười nôn ruột”.
Nghĩ thế, chàng cũng bật lên tiếng cười thật lớn. Bấy giờ bãi biển đã vắng, không ai tắm nữa, chỉ còn lại ít người tụ năm tụ ba đi thung thăng hóng gió mát. Vọi tò mò nhìn mấy cô thiếu nữ choàng áo khoác đứng hỏi chuyện, tưởng như trong đó có cô chụp ảnh vì chàng chẳn biết phân biệt ai là ai. Nhưng khi đến gần thì những cô ấy toàn là người Pháp, hoặc là Pháp lai cả, vội cúi đầu đi mau vì chàng rất sợ các ‘bà đầm’ mà không bao giờ chàng dám nhìn thẳng vào cặp mắt xanh và cái mũi lõ.
Gió thổi mỗi lúc một thêm mạnh. Những ngọn sóng cao lớn văng vào mõm đá tung tóe lên và trắng xóa như thủy ngân. Vọi đứng lại vơ vẩn nhìn ra biển xa.
Phía đông nam, nơi chân trời mặt nước, những đám mây nặng nề, đặc sệt từ từ đùn lên và phản chiếu ánh chiều tà trở nên sắc tím hung, phớt màu vàng thắm da cam. Vọi lắc đầu lẩm bẩm:
- Không khéo đêm nay mưa mất. Trời này thì đi khơi sao được!
Hai tiếng ‘đi khơi’ nhắc Vọi nhớ lại biết bao sự đau đớn!...
Năm ấy Vọi vừa chín tuổi. Em gái Vọi, cái Vòi mới lên năm. Một buổi chiều người ta đến báo tin cho mẹ Vọi biết rằng anh Bật, thầy Vọi chết rồi.
Chị Bật òa lên khóc rầt thảm thiết. Hỏi duyên cớ vì đâu thì người kia thuật lại rằng tờ mờ sáng, Bật cùng với người ấy và hai người nữa thả hai cái mảng lớn, thứ mảng ba cột buồm, ra đánh khơi. Anh em kêu sóng hơi dữ chỉ nên đánh lõng. Nhưng Bật là tay can đảm nhất ở vùng duyên hải, cả bọn đàn ông chài lưới ở khắp mấy làng đánh cá quanh bãi Sầm Sơn không ai sánh kịp tài đi biển, tài bơi lặn cùng cái sức quăng lưới kéo lưới của chàng. Nay há vì mấy đợt sóng xoàng kia mà chịu lùi hay sao?
Song, dân chài lưới không thể mạo hiểm vô lý bao giờ. Họ nhìn trời, họ nhìn sắc nước; họ đoán thế nọ thế kia... Bật ngẫm nghĩ rồi bảo mọi người:
- Anh em cứ vững tâm mà đi. Trận gió tây này chỉ có đủ sức đưa ta ra khơi mà thôi. Mặt trời chỉ lên cao bằng con sào là gió đứng. Lúc ấy, ta cứ việc bình yên kéo cá đầy mảng.
Xưa nay ai cũng phải tin lời nói của Bật vì mấy khi khoa thiên- văn của chàng lại sai lầm. Vì thế, ba người vui vẻ cùng Bật khiêng mảng thả xuống biển rồi khuân xuống đủ các dụng cụ đi khơi như: nồi, mâm, bát, đĩa, gạo và khoai đủ sống trong ba bốn ngày phòng khi ra khơi gặp bão hay không có gió đưa mảng vào bờ ngay.
Ra đến khơi được một lát, quả nhiên gió tây ngừng thổi. Anh em hạ buồm, buộc níu hai mảng vào nhau rồi bắt đầu quăng lưới. Nhưng một lát sau lại phải giương buồm đi nữa, đi mãi ra xa mới gặp nơi có cá. Bật thấy lưới nặng tĩu như vướng vào vật gì, không sao lôi lên được. Mọi người xúm lại toan hợp sức cùng Bật để kéo cho bằng được lưới lên. Nhưng Bật gạt đi, bảo làm thế rách mất lưới vô ích, để chàng thử lặn xuống xem lưới mắc vào cái gì, và nếu có gỡ ra được thì vẫn hơn. Chàng liền cởi quần áo nhảy tỏm xuống nước rồi biến mất...
Ba phút... Năm phút... Mười phút vẫn không thấy chàng nổi. Ai nấy bỗng đăm đăm nhìn mấy cái bọt nước từ từ ngoi lên mặt biển. Một người thất sắc kêu:
- Chết rồi! Cá mập!
Mặt ai người nấy tái xanh, mắt trợn trừng kinh hoàng nhìn nhau. Biết rằng bạn gặp nạn nhưng không người nào dám nghi đến chuyện cứu. ‘Xuống thời chết!’, họ thì thầm bảo nhau.
Vơ vẩn, lo sợ, chờ đến hơn nửa giờ không thấy gì, họ mới buồn rầu thu xếp đồ đạc và giương buồm vào bờ, vì lúc ấy gió đông nam bắt đầu thổi mạnh...
Người đánh cá thuật lại câu chuyện ghê gớm như người ta kể chuyện cổ tích, giọng thong thả, thản nhiên. Mà chị Bật và Vọi há miệng ngồi chăm chú ngồi nghe cũng không kip nghĩ đến biểu lộ sự đau thương. Mãi đến lúc người kia ngừng kể, hai mẹ con mới lại cất tiếng gào khóc.
Chị Bật chẳng cần suy nghĩ cũng nhận thấy cái chết của chồng là một tai biến to cho gia đình chị. Bấy lâu nay chỉ trông vào chồng mà đủ ấm no sung túc. Bây giờ thì trông vào ai? Con trai mới chín tuổi chưa biết ‘đi nghề’. Con gái còn bé quá, không thể cho ở mướn được. Nông nỗi này có khi đến chết đói cả ba mạng!
Chị Bật vội lo buồn, chán nản là vìchị không nghĩ đến lòng rất tốt của anh em chài lưới. Họ chỉ chờ dịp để cưu mang lẫn nhau. Ngay sáng hôm sau, mấy người bạn đồng phường đến thăm chị Bật. Thấy chị chít khăn ngang đương vừa khóc vừa đặt bát cơm quả trứng lên bàn thờ chồng, anh em liền an ủi chị và nói cho chị biết rằng chồng chị trước có chung lưng vốn với họ thì nay phần lợi vẫn về chị được hưởng, tuy chị là đàn bà yếu đuối chỉ biết đánh rút chứ không thể đi lõng, đi khơi với họ. Ho lại mang đến viếng chồng chị một gánh gạo và một thúng khoai lang. Chị cảm động quá, ngồi xuống đất ôm mặt khóc kể lể:
- Anh Bật ơi! Anh đi đâu không về mà trông thấy mặt anh em bạn anh. Họ tử tế với anh như thế này, anh ở suối vàng có thấy cho chăng?
Tuy lúc bấy giờ Vọi còn nhỏ nhưng đã hiểu cả. Nghe em khóc gọi ‘thầy’ luôn mồm, Vọi cũng đã biết dỗ, dắt ra ngoài bãi biển mhặt vỏ ốc cho chơi. Thấy con ngoan, chị Bật vui mừng, thầm khấn chồng phù hộ cho chúng ăn khỏe chóng lớn...
Thế rồi mỗi năm một khôn biết, Vọi dần dần thạo nghề. Trước còn bắt ngao và câu cá song, cá tráp ở khe Thờ, bãi Nít, bãi Lãn... Khi sức vóc đã khá, Vọi theo phường bạn đi đánh rút.
Năm Vọi 18 tuổi thì chàng trở nên lành nghề, đi lõng, đi khơi đều chẳng chịu kém một ai. Vọi đã nhận được phần di sản của cha là cái sức khỏe với tấm thân nở nang, vạm vỡ, lại có khuôn mặt tươi tắn, tròn trĩnh của mẹ khiến chàng khác hẳn bọn dân chài nét mặt nặng nề, thô lỗ, hay ngắn ngủi cộc cằn.
Vọi có mọi tính nết mà ai ai cũng chế nhạo: cái tính bẽn lẽn thẹn thùnng. Thấy chàng đẹp trai, nhiều cô trong làng thường trêu ghẹo hoặc đi sát vào chàng, hoặc hát ve vãn. Vì gái quê vùng Sầm Sơn chẳng mấy cô không biết hát, và hát được rất nhiều giọng. Nhưng Vọi chỉ đỏ mặt, cúi đầu chạy lánh xa. Phải tay khác, họ đã đứng lại đối đáp. Được gái hát ghẹo là môt cái hân hạnh chẳng nhỏ...
Năm nay Vọi đã ngoài 20 tuổi đầu rồi mà chàng vẫn chẳng hiểu ái tình là gì. Mẹ chàng nói đến dạm vợ cho chàng thì chàng gắt gỏng với mẹ, có khi giận mẹ đến ba bốn ngày liền. Vì thế, chị Bật cũng thôi không dám bàn chuyện vợ con với Vọi nữa. Biết thế, người ta càng giễu cợt chàng.
Vọi vừa đi vừa nghĩ đến những lời đùa bỡn độc địa của phường bạn, nhởn nhơ leo hết con đường dốc lúc nào không biết. Mãi khi trông thấy hòn Trống Mái, chàng mới kịp nhớ ra rằng lần nào về nhà, đến đó chàng cũng trèo lên tảng đá chênh vênh ngồi nghỉ.
Mặt trời đã gần lặn. Một làn ánh sáng vàng úa còn phảng phất, chập chờn lẩn quất trên những khối đá đứng nằm ngổn ngang để đợi giờ tan đi, tan vào trong đêm tối.
Vừa ngồi được mấy phút, Vọi chợt nghĩ đến mẹ đương mong ngóng ở nhà liền đứng dậy đi về. Lên một cái dốc, xuống một cái khe, Vọi trông thấy xóm Sơn lờ mờ nằm dưới chân núi Đầu Câu. Chàng chạy một mạch về đến nhà. Mẹ và em quả nhiên đương băn khoăn lo lắng chờ đợi.
Vọi hấp tấp vui vẻ cười nói:
- Mẹ ạ, con gặp một cô hay quá đi mất thôi! Cô ấy lại chụp cho con một tấm ảnh.
Vòi nhìn anh kinh ngạc. Mọi khi hễ bạn gái của nàng nói đùa anh một câu là nàng thấy anh xấu hổ bẽn lẽn, thế mà lần này dám đi chơi với một cô và để cô ấy chụp ảnh cho nữa. Nàng có ngờ đâu rằng đối với Vọi, ‘cô chụp ảnh’ kia cao sang quá, lạ lùng quá đến nỗi chàng không coi như là một người con gái!
Cơm tối vừa xong, Vọi đứng dậy cào mẹ ra đi. Vòi nói đùa một câu để trêu anh:
- Chừng anh vô phố Cầu hát đối?
Vọi không them trả lời toan đi thẳng, nhưng mẹ chàng giữ lại hỏi:
- Mai mày đi nghề dưới anh Trà phải không?
- Không đâu mẹ! Anh Trà ốm, mẹ không hay sao? Ban nãy con sang ăn giỗ bên cậu, cậu dặn tối nay lại ngủ lều với cậu rồi vào đầu canh ba đi nghề sớm.
- Đi khơi chứ?
- Vâng, đi khơi. Chuyến này cậu định đến tận hòn Mê, vì mấy bữa bữa nay biển động, tôm cá chắc vào ẩn ở núi nhiều lắm.
Chị Bật lo lắng, ngước mắt nhìn trời. Một đám mây đen viền vàng vừa che khuất mặt trăng. Rặng phi lao ngăn bãi đất với những ruộng lúa xóm Sơn lờ mờ in hình lên nền trời xám nhạt để lộ ở khoảng giữa những thân cây thưa lá một làn nước biển lấp lánh gợn vàng lăn tăn chạy đuổi nhau. Gió mạnh thổi lạt sạt hàng lá gồi to bản xếp chen nhau thành cái bình phong trước xóm và uốn bạt ngọn phi lao khiến ta có cái ảo tưởng rằng chúng vẫn có cái hình cong hoặc nghiêng tự nhiên vì trong ánh sáng lờ mờ, ta như thấy đám lá mỏng mảnh đứng im tăm tắp.
Chị Bật thở dài, trỏ tay về phía đông nam hỏi con:
- Hòn Mê ở thẳng đây ra phải không?
- Thư mẹ, chính đó! Cái đảo hình trông như mái nhà ấy mà.
Chị lại thở dài nhớ anh Bật. Chồng chị thuở xưa mất tích ở gần đấy. Rồi chị hỏi vơ vẩn:
- Vậy mà mày đến đó?
- Vâng, đến đó. Thôi, con đi...
- Ừ! Mày đi cho được may mắn nhé!...
Vọi rời nhà, nhanh nhẹn leo khe núi Đường Trèo, trong lòng vui mừng rằng sắp sửa được ra khơi. Ít lâu nay biển động nên chàng chỉ ro ró ngồi nhà. Sáng, chiều vác thuổng ra bãi cát đào dã tràng về làm thức ăn tạm bợ. Đó là sự tiêu khiển buồn tẻ của chàng trong gần nửa tháng. Nay biển lặng, sóng lại yên, chàng lại sẽ cùng bạn nghề thả mảng vượt khơi sung sướng biết bao! Kẻ đi nghề yêu biển như trai gái yêu nhau. Lâu ngày không gặp nhau thì nhớ nhung phiền muộn.
Song tuy vội vàng mặc lòng, khi qua hò Trống Mái Vọi không thể không dừng bước. Hình như có mãnh lực gì giữ chàng lại. Rồi tự nhiên chàng trở nên mơ mộng, hồi tưởng đến thời còn nhỏ cùng bạn bè đánh ô trong bóng rợp hòn đá Mái. Những lỗ ô chính tay chàng đục nay bị nước mưa chảy xiết lau chùi đã nhẵn thín.
Thời gian! Đó là hai chữ không bao giờ Vọi nghĩ tới. Ngày ấy như ngày khác, chàng dần dần lớn trong khoang thuyền biển, trên chiếc mảng ngoài khơi... Nào chàng có biết thời gian qua! Cho đến sự thay đổi của bốn mùa, nếu không có các thứ cá phân biệt thì chàng cũng chẳng buồn để ý. Cái nghề nặng nhọc của chàng, cái thân thể như đồng như sắt khiến chàng chẳng thấy rét khi gió bấc thổi và chẳng thấy nực khi kéo lưới dưới lửa trời hè. Mỗi năm, chuyến đi khơi lần đầu cất được cá ó, cá sủ hay cá vược, chàng lại mỉm cười nghĩ thầm:
- “Họ đã sắp ra nghỉ mát rồi!”.
Cũng như cá rầu, cá bẹ, cá sâu, cá thu nhắc chàng rằng trời sắp mát, biển sắp trong, cá sắp sẵn. Thế thôi...
Bỗng Vọi rùng mình. Trăng vừa từ trong đám mây đen ló ra gieo ánh vàng lóng lánh xuống mặt biển, ngoài bãi khe Thờ, ở khoảng giữa hòn Buồn và núi Gầu Cao.
Bóng hòn Trống in xuống tảng đá bệ và gối lên đầu hòn Mái. Bóng Vọi cũng nằm dài theo song song bóng tảng đá chênh vênh. Cảnh tượng ấy đã quá quen với mắt Vọi...
Từ biệt Hiền ra đi, Vọi coi như vừa tránh thoát được một người rất khó chịu. Vọi sinh trưởng trong đám dân quê, hơn nữa trong đám dân quê chài lưới, nghĩa là những người chỉ chó đức tính giản dị, chất phác thật thà. Tuy ở gần một thành phố ăn chơi đầy những bậc phong lưu đài các, nhưng Vọi không mấy khi giao thiệp với bọn họ, không mấy khi tò mò tìm hiểu họ là hạng người gì. Cũng có lần lúc kéo mẻ cá lên, họ dừng bước, yên lặng ngó qua nhưng lại đi liền chứ không bao giờ chịu hỏi lẩn thẩn, lôi thôi như thiếu nữ kỳ dị kia.
‘Cô chụp ảnh’, đó là cái tên Vọi vừa thầm đạt cho Hiền. Vọi không từng nghĩ bình phẩm tới cô ta, vì chàng cũng không chịu ảnh hưởng xem nhan sắc và tính tình của Hiền ra sao. Cái óc không bao giờ biết nhận xét còn lưu ý đến một sự cố gì? Nhưng Vọi hiểu lờ mờ rằng cô ta là một người rất lạ.
Vọi vui vẻ rảo bước trên bãi cát mong cho chóng về nhà để thuật lại câu chuyện chụp ảnh cho em gái anh ta nghe.
- “Chắc nó phải buồn cười nôn ruột”.
Nghĩ thế, chàng cũng bật lên tiếng cười thật lớn. Bấy giờ bãi biển đã vắng, không ai tắm nữa, chỉ còn lại ít người tụ năm tụ ba đi thung thăng hóng gió mát. Vọi tò mò nhìn mấy cô thiếu nữ choàng áo khoác đứng hỏi chuyện, tưởng như trong đó có cô chụp ảnh vì chàng chẳn biết phân biệt ai là ai. Nhưng khi đến gần thì những cô ấy toàn là người Pháp, hoặc là Pháp lai cả, vội cúi đầu đi mau vì chàng rất sợ các ‘bà đầm’ mà không bao giờ chàng dám nhìn thẳng vào cặp mắt xanh và cái mũi lõ.
Gió thổi mỗi lúc một thêm mạnh. Những ngọn sóng cao lớn văng vào mõm đá tung tóe lên và trắng xóa như thủy ngân. Vọi đứng lại vơ vẩn nhìn ra biển xa.
Phía đông nam, nơi chân trời mặt nước, những đám mây nặng nề, đặc sệt từ từ đùn lên và phản chiếu ánh chiều tà trở nên sắc tím hung, phớt màu vàng thắm da cam. Vọi lắc đầu lẩm bẩm:
- Không khéo đêm nay mưa mất. Trời này thì đi khơi sao được!
Hai tiếng ‘đi khơi’ nhắc Vọi nhớ lại biết bao sự đau đớn!...
Năm ấy Vọi vừa chín tuổi. Em gái Vọi, cái Vòi mới lên năm. Một buổi chiều người ta đến báo tin cho mẹ Vọi biết rằng anh Bật, thầy Vọi chết rồi.
Chị Bật òa lên khóc rầt thảm thiết. Hỏi duyên cớ vì đâu thì người kia thuật lại rằng tờ mờ sáng, Bật cùng với người ấy và hai người nữa thả hai cái mảng lớn, thứ mảng ba cột buồm, ra đánh khơi. Anh em kêu sóng hơi dữ chỉ nên đánh lõng. Nhưng Bật là tay can đảm nhất ở vùng duyên hải, cả bọn đàn ông chài lưới ở khắp mấy làng đánh cá quanh bãi Sầm Sơn không ai sánh kịp tài đi biển, tài bơi lặn cùng cái sức quăng lưới kéo lưới của chàng. Nay há vì mấy đợt sóng xoàng kia mà chịu lùi hay sao?
Song, dân chài lưới không thể mạo hiểm vô lý bao giờ. Họ nhìn trời, họ nhìn sắc nước; họ đoán thế nọ thế kia... Bật ngẫm nghĩ rồi bảo mọi người:
- Anh em cứ vững tâm mà đi. Trận gió tây này chỉ có đủ sức đưa ta ra khơi mà thôi. Mặt trời chỉ lên cao bằng con sào là gió đứng. Lúc ấy, ta cứ việc bình yên kéo cá đầy mảng.
Xưa nay ai cũng phải tin lời nói của Bật vì mấy khi khoa thiên- văn của chàng lại sai lầm. Vì thế, ba người vui vẻ cùng Bật khiêng mảng thả xuống biển rồi khuân xuống đủ các dụng cụ đi khơi như: nồi, mâm, bát, đĩa, gạo và khoai đủ sống trong ba bốn ngày phòng khi ra khơi gặp bão hay không có gió đưa mảng vào bờ ngay.
Ra đến khơi được một lát, quả nhiên gió tây ngừng thổi. Anh em hạ buồm, buộc níu hai mảng vào nhau rồi bắt đầu quăng lưới. Nhưng một lát sau lại phải giương buồm đi nữa, đi mãi ra xa mới gặp nơi có cá. Bật thấy lưới nặng tĩu như vướng vào vật gì, không sao lôi lên được. Mọi người xúm lại toan hợp sức cùng Bật để kéo cho bằng được lưới lên. Nhưng Bật gạt đi, bảo làm thế rách mất lưới vô ích, để chàng thử lặn xuống xem lưới mắc vào cái gì, và nếu có gỡ ra được thì vẫn hơn. Chàng liền cởi quần áo nhảy tỏm xuống nước rồi biến mất...
Ba phút... Năm phút... Mười phút vẫn không thấy chàng nổi. Ai nấy bỗng đăm đăm nhìn mấy cái bọt nước từ từ ngoi lên mặt biển. Một người thất sắc kêu:
- Chết rồi! Cá mập!
Mặt ai người nấy tái xanh, mắt trợn trừng kinh hoàng nhìn nhau. Biết rằng bạn gặp nạn nhưng không người nào dám nghi đến chuyện cứu. ‘Xuống thời chết!’, họ thì thầm bảo nhau.
Vơ vẩn, lo sợ, chờ đến hơn nửa giờ không thấy gì, họ mới buồn rầu thu xếp đồ đạc và giương buồm vào bờ, vì lúc ấy gió đông nam bắt đầu thổi mạnh...
Người đánh cá thuật lại câu chuyện ghê gớm như người ta kể chuyện cổ tích, giọng thong thả, thản nhiên. Mà chị Bật và Vọi há miệng ngồi chăm chú ngồi nghe cũng không kip nghĩ đến biểu lộ sự đau thương. Mãi đến lúc người kia ngừng kể, hai mẹ con mới lại cất tiếng gào khóc.
Chị Bật chẳng cần suy nghĩ cũng nhận thấy cái chết của chồng là một tai biến to cho gia đình chị. Bấy lâu nay chỉ trông vào chồng mà đủ ấm no sung túc. Bây giờ thì trông vào ai? Con trai mới chín tuổi chưa biết ‘đi nghề’. Con gái còn bé quá, không thể cho ở mướn được. Nông nỗi này có khi đến chết đói cả ba mạng!
Chị Bật vội lo buồn, chán nản là vìchị không nghĩ đến lòng rất tốt của anh em chài lưới. Họ chỉ chờ dịp để cưu mang lẫn nhau. Ngay sáng hôm sau, mấy người bạn đồng phường đến thăm chị Bật. Thấy chị chít khăn ngang đương vừa khóc vừa đặt bát cơm quả trứng lên bàn thờ chồng, anh em liền an ủi chị và nói cho chị biết rằng chồng chị trước có chung lưng vốn với họ thì nay phần lợi vẫn về chị được hưởng, tuy chị là đàn bà yếu đuối chỉ biết đánh rút chứ không thể đi lõng, đi khơi với họ. Ho lại mang đến viếng chồng chị một gánh gạo và một thúng khoai lang. Chị cảm động quá, ngồi xuống đất ôm mặt khóc kể lể:
- Anh Bật ơi! Anh đi đâu không về mà trông thấy mặt anh em bạn anh. Họ tử tế với anh như thế này, anh ở suối vàng có thấy cho chăng?
Tuy lúc bấy giờ Vọi còn nhỏ nhưng đã hiểu cả. Nghe em khóc gọi ‘thầy’ luôn mồm, Vọi cũng đã biết dỗ, dắt ra ngoài bãi biển mhặt vỏ ốc cho chơi. Thấy con ngoan, chị Bật vui mừng, thầm khấn chồng phù hộ cho chúng ăn khỏe chóng lớn...
Thế rồi mỗi năm một khôn biết, Vọi dần dần thạo nghề. Trước còn bắt ngao và câu cá song, cá tráp ở khe Thờ, bãi Nít, bãi Lãn... Khi sức vóc đã khá, Vọi theo phường bạn đi đánh rút.
Năm Vọi 18 tuổi thì chàng trở nên lành nghề, đi lõng, đi khơi đều chẳng chịu kém một ai. Vọi đã nhận được phần di sản của cha là cái sức khỏe với tấm thân nở nang, vạm vỡ, lại có khuôn mặt tươi tắn, tròn trĩnh của mẹ khiến chàng khác hẳn bọn dân chài nét mặt nặng nề, thô lỗ, hay ngắn ngủi cộc cằn.
Vọi có mọi tính nết mà ai ai cũng chế nhạo: cái tính bẽn lẽn thẹn thùnng. Thấy chàng đẹp trai, nhiều cô trong làng thường trêu ghẹo hoặc đi sát vào chàng, hoặc hát ve vãn. Vì gái quê vùng Sầm Sơn chẳng mấy cô không biết hát, và hát được rất nhiều giọng. Nhưng Vọi chỉ đỏ mặt, cúi đầu chạy lánh xa. Phải tay khác, họ đã đứng lại đối đáp. Được gái hát ghẹo là môt cái hân hạnh chẳng nhỏ...
Năm nay Vọi đã ngoài 20 tuổi đầu rồi mà chàng vẫn chẳng hiểu ái tình là gì. Mẹ chàng nói đến dạm vợ cho chàng thì chàng gắt gỏng với mẹ, có khi giận mẹ đến ba bốn ngày liền. Vì thế, chị Bật cũng thôi không dám bàn chuyện vợ con với Vọi nữa. Biết thế, người ta càng giễu cợt chàng.
Vọi vừa đi vừa nghĩ đến những lời đùa bỡn độc địa của phường bạn, nhởn nhơ leo hết con đường dốc lúc nào không biết. Mãi khi trông thấy hòn Trống Mái, chàng mới kịp nhớ ra rằng lần nào về nhà, đến đó chàng cũng trèo lên tảng đá chênh vênh ngồi nghỉ.
Mặt trời đã gần lặn. Một làn ánh sáng vàng úa còn phảng phất, chập chờn lẩn quất trên những khối đá đứng nằm ngổn ngang để đợi giờ tan đi, tan vào trong đêm tối.
Vừa ngồi được mấy phút, Vọi chợt nghĩ đến mẹ đương mong ngóng ở nhà liền đứng dậy đi về. Lên một cái dốc, xuống một cái khe, Vọi trông thấy xóm Sơn lờ mờ nằm dưới chân núi Đầu Câu. Chàng chạy một mạch về đến nhà. Mẹ và em quả nhiên đương băn khoăn lo lắng chờ đợi.
Vọi hấp tấp vui vẻ cười nói:
- Mẹ ạ, con gặp một cô hay quá đi mất thôi! Cô ấy lại chụp cho con một tấm ảnh.
Vòi nhìn anh kinh ngạc. Mọi khi hễ bạn gái của nàng nói đùa anh một câu là nàng thấy anh xấu hổ bẽn lẽn, thế mà lần này dám đi chơi với một cô và để cô ấy chụp ảnh cho nữa. Nàng có ngờ đâu rằng đối với Vọi, ‘cô chụp ảnh’ kia cao sang quá, lạ lùng quá đến nỗi chàng không coi như là một người con gái!
Cơm tối vừa xong, Vọi đứng dậy cào mẹ ra đi. Vòi nói đùa một câu để trêu anh:
- Chừng anh vô phố Cầu hát đối?
Vọi không them trả lời toan đi thẳng, nhưng mẹ chàng giữ lại hỏi:
- Mai mày đi nghề dưới anh Trà phải không?
- Không đâu mẹ! Anh Trà ốm, mẹ không hay sao? Ban nãy con sang ăn giỗ bên cậu, cậu dặn tối nay lại ngủ lều với cậu rồi vào đầu canh ba đi nghề sớm.
- Đi khơi chứ?
- Vâng, đi khơi. Chuyến này cậu định đến tận hòn Mê, vì mấy bữa bữa nay biển động, tôm cá chắc vào ẩn ở núi nhiều lắm.
Chị Bật lo lắng, ngước mắt nhìn trời. Một đám mây đen viền vàng vừa che khuất mặt trăng. Rặng phi lao ngăn bãi đất với những ruộng lúa xóm Sơn lờ mờ in hình lên nền trời xám nhạt để lộ ở khoảng giữa những thân cây thưa lá một làn nước biển lấp lánh gợn vàng lăn tăn chạy đuổi nhau. Gió mạnh thổi lạt sạt hàng lá gồi to bản xếp chen nhau thành cái bình phong trước xóm và uốn bạt ngọn phi lao khiến ta có cái ảo tưởng rằng chúng vẫn có cái hình cong hoặc nghiêng tự nhiên vì trong ánh sáng lờ mờ, ta như thấy đám lá mỏng mảnh đứng im tăm tắp.
Chị Bật thở dài, trỏ tay về phía đông nam hỏi con:
- Hòn Mê ở thẳng đây ra phải không?
- Thư mẹ, chính đó! Cái đảo hình trông như mái nhà ấy mà.
Chị lại thở dài nhớ anh Bật. Chồng chị thuở xưa mất tích ở gần đấy. Rồi chị hỏi vơ vẩn:
- Vậy mà mày đến đó?
- Vâng, đến đó. Thôi, con đi...
- Ừ! Mày đi cho được may mắn nhé!...
Vọi rời nhà, nhanh nhẹn leo khe núi Đường Trèo, trong lòng vui mừng rằng sắp sửa được ra khơi. Ít lâu nay biển động nên chàng chỉ ro ró ngồi nhà. Sáng, chiều vác thuổng ra bãi cát đào dã tràng về làm thức ăn tạm bợ. Đó là sự tiêu khiển buồn tẻ của chàng trong gần nửa tháng. Nay biển lặng, sóng lại yên, chàng lại sẽ cùng bạn nghề thả mảng vượt khơi sung sướng biết bao! Kẻ đi nghề yêu biển như trai gái yêu nhau. Lâu ngày không gặp nhau thì nhớ nhung phiền muộn.
Song tuy vội vàng mặc lòng, khi qua hò Trống Mái Vọi không thể không dừng bước. Hình như có mãnh lực gì giữ chàng lại. Rồi tự nhiên chàng trở nên mơ mộng, hồi tưởng đến thời còn nhỏ cùng bạn bè đánh ô trong bóng rợp hòn đá Mái. Những lỗ ô chính tay chàng đục nay bị nước mưa chảy xiết lau chùi đã nhẵn thín.
Thời gian! Đó là hai chữ không bao giờ Vọi nghĩ tới. Ngày ấy như ngày khác, chàng dần dần lớn trong khoang thuyền biển, trên chiếc mảng ngoài khơi... Nào chàng có biết thời gian qua! Cho đến sự thay đổi của bốn mùa, nếu không có các thứ cá phân biệt thì chàng cũng chẳng buồn để ý. Cái nghề nặng nhọc của chàng, cái thân thể như đồng như sắt khiến chàng chẳng thấy rét khi gió bấc thổi và chẳng thấy nực khi kéo lưới dưới lửa trời hè. Mỗi năm, chuyến đi khơi lần đầu cất được cá ó, cá sủ hay cá vược, chàng lại mỉm cười nghĩ thầm:
- “Họ đã sắp ra nghỉ mát rồi!”.
Cũng như cá rầu, cá bẹ, cá sâu, cá thu nhắc chàng rằng trời sắp mát, biển sắp trong, cá sắp sẵn. Thế thôi...
Bỗng Vọi rùng mình. Trăng vừa từ trong đám mây đen ló ra gieo ánh vàng lóng lánh xuống mặt biển, ngoài bãi khe Thờ, ở khoảng giữa hòn Buồn và núi Gầu Cao.
Bóng hòn Trống in xuống tảng đá bệ và gối lên đầu hòn Mái. Bóng Vọi cũng nằm dài theo song song bóng tảng đá chênh vênh. Cảnh tượng ấy đã quá quen với mắt Vọi...