VietLang
03-25-2009, 03:12 PM
Chương 14
Mấy tháng sau, bọn Sơn đã có mặt ở Chợ Mới. Anh Đăng cho người liên lạc với Huỳnh Văn Xiển. Lúc này sự liên lạc đã bắt đầu khó khăn. Chiến dịch tảo thanh quân phiến loạn, dồn đám tàn quân của Ba Cụt vào ngõ bí. Các đồn bót mọc lên rất nhiều khiến sự đi lại phải dè dặt chứ không tự do như trước nữa.
Tuy thế, bọn Sơn vẫn vào được mật khu của Huỳnh Văn Xiển. Hôm ấy, Huỳnh Văn Xiển xua quân đánh lén một cái đồn mới thiết lập nên bọn Sơn không gặp Xiển. Chỉ gặp Định. Đó là điều mong ước của Sơn. Thật ra Sơn cũng chưa muốn tiếp xúc ngay với Xiển. Vì anh chưa hiểu hắn ta ưa "ăn" món "thuốc" gì. Bốn người bạn trẻ, sau mấy tháng trời xa cách lại có dịp gặp nhau, ai nấy đều vui mừng khôn tả. Nhất là Định, Định đang cô đơn. Anh níu lấy Sơn hỏi thăm chuyện trên rừng:
- Các cậu chơi "hách" lắm phải không?
Sơn đùa bạn:
- Đâu hách bằng cậu được.
Định tròn mắt:
- Sao cậu biết tớ hách hơn?
Sơn nhún vai:
- Ông Hiển chứ còn ai cho biết nữa.
Định sung sướng lịm người. Thì ra, Đảng luôn luôn có những con mắt theo dõi công tác của từng đảng viên. Định không thể ngờ, tiếng tăm của anh lại vượt lên cả cao nguyên heo hút. Anh nắm tay Sơn, hỏi bạn:
- Ông Hiển cho cậu biết những gì?
Sơn chưa trả lời Định vì ông Hiển chưa cho anh biết những việc Định đã làm. Anh chỉ phong phanh nghe tin rằng Định cướp cạn nổi tiếng đến nỗi đám thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển lé hết mắt. Nhưng muốn làm bạn đỡ cụt hứng, Sơn phiệu:
- Ông Hiển bảo cậu chơi không thua gì bọn găng tơ bên Mỹ, cở Al Capone!
Định móc túi lấy hộp thuốc "com mèo" tặng bạn. Sơn hỏi:
- Sang thế?
Định cười:
- Sang chó gì, thuốc này ở biên giới rẻ mạt. Vả lại tớ đâu có mất tiền mua. Ở đây tha hồ hút thuốc "tư bản" chứ không phải hút thuốc đen như ở Ban Mê Thuột đâu.
Nãy giờ, Bách và Khải ngồi im nghe đôi đồng chí "tri kỷ" đấu, hai anh không hỏi han Định điều gì cả. Định chợt nhớ ra, anh hỏi Bách:
- Tại sao bốn cậu Mạo, Huấn, Thịnh, Nhân không xuống đây cả thảy cho vui.
Sơn đưa mắt ra hiệu cho Bách và Khải. Bức thư ông Hiển viết cho các anh, tuy đã bị đốt đi, nhưng các anh còn ghi nhớ lời ông Hiển dặn dò. Đó là mệnh lệnh của lãnh tụ. Bất cứ đảng viên nào cũng phải tuân theo và thi hành cho đúng. Dù rất tin cẩn bạn, các anh vẫn không có quyền làm trái lời lãnh tụ. Bách đành kiếm cớ nói dối Định:
- Các cậu ấy chưa xong công tác.
Định hỏi:
- Công tác gì đấy?
Sơn trả lời thay Bách:
- Công tác gay go lắm. Ông Hiển chưa cho cậu biết à?
Định thành thực nói:
- Chưa, công tác gay go ra sao?
Sơn được dịp kể những chuyến băng rừng, vượt biên giới hiểm nghèo cho Định nghe. Định xuýt xoa có vẻ thèm thuồng lắm. Anh quên nhắc tới MẠo, Huấn, Thịnh và Nhân mà chỉ xoắn lấy chuyện buôn thuốc phiện lậu:
- Các cậu xực công an thế nào?
Chúng tớ xực bằng súng tiểu liên.
- Bọn nó chết nhiều không?
- Chết như rạ.
- Còn bên ta?
- Bên ta luôn luôn vô sự.
- Tuyệt quá nhỉ?
- Ừ, tuyệt lắm.
Sơn thuật lại những phút hồi hộp cần thanh toán bằng dao và tỏ ý tiếc không có Định tham dự. Khiến Định càng xuýt xoa:
- Giá có tớ, các cậu đỡ lo mục này nhỉ?
Sơn đáp:
- Nhất định rồi, giá có cậu, bọn nó thưởng thức cái chết êm hơn.
- Thế các cậu xực chúng nó bằng cách nào?
- Cũng bằng dao nhưng vất vả lắm. Chẳng tin cậu hỏi hai cậu Khải và Bách mà xem.
Khải tiếp lời Sơn:
- Vất vả thật. Giá có cậu...
Khải muốn nói , giá có cậu thì không gây ra tiếng nổ và Huấn và Thịnh đã không chết. Nhưng anh kìm được câu nói. Định hỏi:
- Giá có tớ thì sao?
- Thì chúng tớ đỡ vất vả. À, nghe nói cậu nhiều tài "cướp cạn" lắm phải không?
Định vỗ vai Khải:
- Sơ sơ thôi. Mới làm ăn chừng chục cú. Cú nào cũng trôi lọt cả.
- Thế là hách hơn chúng tớ rồi. Cậu kể sơ qua những vụ làm ăn cho chúng tớ rút kinh nghiệm đi.
Định cười:
- Lại xỏ nhau rồi.
Khải bào chữa:
- Đâu có, tớ nói thật mà.
- Được rồi, để đến tối. Tớ đã lo cho cậu và cậu Bách hai chiếc ghế bố tuyệt lắm. Hai cậu nên nghỉ ngơi đi. Tớ có việc cần thanh toán với cậu Sơn.
Khải thấy Định nói rất hợp lý. Anh thèm ngủ hơn thèm hút thuốc, nói chuyện. Nên Khải đồng ý ngay.
Anh kéo Bách theo Định. Chỉ chỗ và sai lính hầu cận săn sóc bạn, Định dẫn Sơn ra một khoảng xa. Cũng gần một giòng suối nhỏ, tâm sự.
Định kể chuyện chinh phục đám thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển bằng tài ném dao cho Sơn nghe. Định thú thật rằng, bị anh Đăng hích mạnh, tự ái của tuổi trẻ bốc lên, Định "sáng tạo" những vụ "cướp cạn" rất khoa học khiến Huỳnh Văn Xiển hết lời ca ngợi, từ chức thiếu tá, Xiển đã phong cho Định chức trung tá. Định nói:
- Qùa miền Tây đấy Sơn ạ!
Sơn vỗ nhẹ vai bạn:
- Không chừng nay mai Huỳnh Văn Xiển dám phong cho cậu chức đại tá đấy.
- Chứ sao! Rồi ngày kia, nếu Xiển chết, tớ sẽ được đám thuộc hạc của hắn tôn làm "anh Hai". Và, lúc ấy, làm loạn thiên hạ chính là tớ.
- Thế mà tớ tưởng cậu không đủ "thớ" sống với bọn này.
Phải rồi, cậu đã bảo tớ chỉ đủ khả năng giết... cá lóc.
Sơn đùa bạn:
- Nhớ dai thế.
Lúc ấy những kỷ niệm của tháng ngày sống ở rừng đồi Ban Mê Thuột dần dần hiện ra rõ rệt. Bất giác anh lại thấy yêu Sơn vô vàn. Công tác cách mạng làm con người ta chai đá, nhiều khi quên hết tình cảm.
Đã có hồi Định ghét Sơn cay đắng. Bây giờ thì hết. Và bây giờ nếu có một đảng viên "công tử" nào mới nhập đảng, lại được Định "dẫn dắt", chắc hắn ta cũng sẽ ghét Định cay đắng.
Định nắm tay Sơn:
- Nhớ dai chứ. Hồi ấy, giá cậu biểu diễn cho tớ xem đường dao thấu phổi thì có lẽ tớ không chinh phục nổi Huỳnh Văn Xiển.
Định dẫn Sơn tới một căn nhà nhỏ ở chân núi. Đó là căn nhà riêng của anh, luôn luôn có một tên thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển đứng gác. Khi anh đến gần, tên thuộc hạ đang luyện ngón ném dao. Định bấm Sơn đứng im xem hắn trổ tài. Tên thuộc hạ có năm lưỡi dao. Hắn chôn một khúc cây lớn trước mặt, cách hắn chừng sáu thước, và lấy phấn vẽ hình ông Nguyễn Ngọc Thơ để làm mục tiêu phóng dao.
Tên thuộc hạ này cũng có đôi mắt hài hước. Hắn vẽ đôi mắt ông Thơ chiếc to chiếc bé. Ở ngực, hắn vẽ trái tim thật lớn rồi tô trắng xóa, ý nói tim ông Thơ là thứ tim đặc sịt chẳng có tình nghĩa chi ráo trọi. Trái tim đặc sịt ấy chưa được thưởng thức lưỡi dao nào. Vì hắn ta ném còn kém quá. Nhưng chunh quanh trái tim đã nát bấy. Định ghé sát tai Sơn nói nhỏ:
- Tớ cuộc với cậu nào?
- Cuộc cái gì?
- Bây giờ nếu thằng này phóng trúng mũi dao vào trái tim, thế nào nó cũng nhảy cỡn hét lên.
- Tớ không tin.
- Vậy cuộc đi?
- Chầu gì?
- Chầu gì cũng được.
- Nhớ đấy nhé! Khi tớ thắng cuộc và gặp hoàn cảnh thuận tiện hơn, tớ bắt khai cái gì cậu đừng có chối nghe.
- Đồng ý.
Hai anh lại đứng im xem hai tên thuộc hạ phóng dao. Muốn khỏi làm hắn cụt hứng, Định kéo Sơn núp sau một lùm cây. Tên thuộc hạ phóng đủ năm lưỡi song không lưỡi nào chịu trúng tim ông Thơ. Hắn kiên nhẫn bước tới khúc cây rút hết năm lưỡi dao ra. Và trở về chỗ cũ, bắt đầu từ lưỡi dao thứ nhất. Đến lưỡi dao thứ ba, quả nhiên tên thuộc hạ hét lên sung sướng. Hắn nhào nhanh đến khúc cây chiêm ngưỡng "tác phẩm" bất hủ của mình. Ngó trước ngó sau, hắn không thấy một ai để khoe. Hắn gật gù, lẩm bẩm tự khen mình hết lời.
Định hích khuỷu tay vào cạnh sườnn Sơn. Sơn nhìn anh, nháy mắt ra điều thua cuộc. Hai anh thoát khỏi lùm cây. Định lên tiếng:
- Giỏi quá ta!
Tên thủ hạ của Huỳnh Văn Xiển ngoảnh đầu lại. Mắt hắn sáng hẳn lên. Hắn chưa kịp nói gì thì Định đã nói trước:
- Chú cướp nghề của anh rồi.
Hắn líu ríu, cảm động khôn tả:
- Thưa..., thưa trung tá, mấy tháng trời mới trúng tim thằng phản bội.
Định vỗ vai hắn:
- Chịu khó tập nữa đi, tha hồ nổi tiếng.
Hắn lễ phép nói:
- Dạ, đàn em đâu dám qua mặt trung tá.
Hai anh bỏ tên thuộc hạ ngẩn ngơ với lưỡi dao trúng tim ông Thơ, đẩy cửa bước vô nhà. Sơn còn ngạc nhiên chưa hiểu tại sao tên thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển căm thù ông Nguyễn Ngọc Thơ thế, nên anh không ngó vội căn nhà của Định bài trí ra sao. Anh hỏi Định:
- Này, sao nó không vẽ hình ông Diệm?
- Nó thù ít.
- Tớ tưởng ông Diệm mới là kẻ thù chính chứ. Ông ấy đuổi chúng nó như đuổi gà con.
- Cậu ngây thơ thế?
- Ngây thơ gì?
- Chúng nó vẫn tin rằng ông Thơ dụ Ba Cụt r a hàng rồi tóm cổ dâng cho ông Diệm làm quà ra mắt cho sự nghiệp chính trị của ông ta sau này. Bởi vậy dù ông Diệm bác đơn xin ân xá của Ba Cụt, dù Ba Cụt chết chém bởi chính quyền ông Diệm, chúng nó vẫn không thù ông Diệm bằng thù ông Thơ.
- Chúng nó yêu Ba Cụt lắm à?
- Yêu hơn cả bố mẹ. Dưới mắt chúng nó, Ba Cụt là thứ thần tượng. Phải công nhận Ba Cụt là viên tướng tài, tuy học vấn ít. Bù vào đó ông ta coi thuộc hạ của mình như em út, ông ta thương yêu họ, ăn nằm với họ, chia xẻ vui buồn với họ. Và xông pha trong lửa đạn, ông ta hoàn toàn đi tiên phong, nêu cao ý chí đấu tranh cho họ. Vì thế họ vừa yêu mến, vừa kính phục ông ta.
- Lạ quá nhỉ?
- Chuyện miền Tây mà. Cậu phải sống lâu ở đây mới hiểu rõ tâm hồn của đám giặc cỏ này. Cũng anh hùng ra phết. Họ phục ai là ca ngợi liền. Đã phục, không bao giờ phản bội.
- Họ có phục cậu không?
- Dĩ nhiên là có. Nếu không, cái thớ tớ làm gì được mang lon... trung tá cố vấn. Tớ dặn cậu một điều để chinh phục tình cảm họ.
- Điều gì?
- Những người hiện chung sống với chúng mình đây đều có lần chiến đấu dưới lá cờ Ba Cụt. Họ ví Ba Cụt như Quang Trung. Ví thế là láo. Nhưng họ dốt, học ít lắm. Chính Huỳnh Văn Xiển cũng chưa qua lớp ba. Họ không biết Quang Trung ra sao cả. Vậy khi cậu nghe họ ca ngợi Ba Cụt và ví ông ta với Quang Trung, ráng mà nghe cho say sưa rồi lựa lời bốc thơm thêm vào, đừng tranh luận, đừng phản đối gì hết.
- Nếu phản đối?
- Thì tớ không bảo đảm tính mệnh cho cậu đâu.
Sơn cười:
- Cậu dọa tớ đấy hở?
- Không dọa đâu, bọn họ coi Ba Cụt như ông thánh, ông thánh rất thiêng. Họ có bổn phận đối phó với bất cứ ai xúc phạm tới ông thánh của họ. Tớ báo trước để cậu đề phòng kẻo có ngày chúng nó trục hết bọn mình ra khỏi đây thì Đảng khỏi nhờ.
- Yên chí mà, tớ sẽ nhớ điều cậu dặn.
Định vỗ mạnh vào lưng Sơn:
- Bây giờ cậu ngắm xem nhà tớ có đủ tiện nghi không?
Sơn quan sát môt lúc rồi chê:
- Thiếu điện.
- Cấn quái gì điện. Giặc cỏ xài điện phí của trời.
- Thiếu... đá cục.
Sơn có vẻ khoái chí lời chê của anh. Tưởng Định bí, nhưng Định cười ha hả:
- Đá cục, đâu có thiếu. Trong cái bình thủy của tớ lúc nào cũng đầy nhóc.
Định gọi tên lính hầu cận vào. Anh hỏi Sơn:
- Uống gì, Whisky soda hay Chianti?
Sơn đùa bạn:
- Của "cướp cạn" hở?
- Không, của tụi buôn lậu như các cậu cống hiến.
- Cậu mà cũng đòi chơi cái trò đòi tiền mãi lộ à?
- Tớ không.
- Thế ai?
- Thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển.
- Cậu khuyến khích chúng nó à?
Huỳnh Văn Xiển là một thứ tướng cướp thật thà. Ông ta không có lập trường chính trị nên không có thủ đoạn vặt. Bởi vậy Huỳnh Văn Xiển kể hết sự thất bại và hết lời ca ngợi Định. Anh đã khéo léo ăn nói khiến Huỳnh Văn Xiển bớt buồn. Nhân đó, Định giới thiệu ba đồng chí của anh.
Huỳnh Văn Xiển niềm nở chào hỏi Sơn, Bách và Khải. Ông ta bắt thuộc hạ của mình dọn dẹp cho mỗi anh một căn nhà riêng. Bắt đầu từ hôm ấy, các anh là những vị cố vấn quan trọng của loạn quân Huỳnh Văn Xiển.
Mấy tháng sau, bọn Sơn đã có mặt ở Chợ Mới. Anh Đăng cho người liên lạc với Huỳnh Văn Xiển. Lúc này sự liên lạc đã bắt đầu khó khăn. Chiến dịch tảo thanh quân phiến loạn, dồn đám tàn quân của Ba Cụt vào ngõ bí. Các đồn bót mọc lên rất nhiều khiến sự đi lại phải dè dặt chứ không tự do như trước nữa.
Tuy thế, bọn Sơn vẫn vào được mật khu của Huỳnh Văn Xiển. Hôm ấy, Huỳnh Văn Xiển xua quân đánh lén một cái đồn mới thiết lập nên bọn Sơn không gặp Xiển. Chỉ gặp Định. Đó là điều mong ước của Sơn. Thật ra Sơn cũng chưa muốn tiếp xúc ngay với Xiển. Vì anh chưa hiểu hắn ta ưa "ăn" món "thuốc" gì. Bốn người bạn trẻ, sau mấy tháng trời xa cách lại có dịp gặp nhau, ai nấy đều vui mừng khôn tả. Nhất là Định, Định đang cô đơn. Anh níu lấy Sơn hỏi thăm chuyện trên rừng:
- Các cậu chơi "hách" lắm phải không?
Sơn đùa bạn:
- Đâu hách bằng cậu được.
Định tròn mắt:
- Sao cậu biết tớ hách hơn?
Sơn nhún vai:
- Ông Hiển chứ còn ai cho biết nữa.
Định sung sướng lịm người. Thì ra, Đảng luôn luôn có những con mắt theo dõi công tác của từng đảng viên. Định không thể ngờ, tiếng tăm của anh lại vượt lên cả cao nguyên heo hút. Anh nắm tay Sơn, hỏi bạn:
- Ông Hiển cho cậu biết những gì?
Sơn chưa trả lời Định vì ông Hiển chưa cho anh biết những việc Định đã làm. Anh chỉ phong phanh nghe tin rằng Định cướp cạn nổi tiếng đến nỗi đám thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển lé hết mắt. Nhưng muốn làm bạn đỡ cụt hứng, Sơn phiệu:
- Ông Hiển bảo cậu chơi không thua gì bọn găng tơ bên Mỹ, cở Al Capone!
Định móc túi lấy hộp thuốc "com mèo" tặng bạn. Sơn hỏi:
- Sang thế?
Định cười:
- Sang chó gì, thuốc này ở biên giới rẻ mạt. Vả lại tớ đâu có mất tiền mua. Ở đây tha hồ hút thuốc "tư bản" chứ không phải hút thuốc đen như ở Ban Mê Thuột đâu.
Nãy giờ, Bách và Khải ngồi im nghe đôi đồng chí "tri kỷ" đấu, hai anh không hỏi han Định điều gì cả. Định chợt nhớ ra, anh hỏi Bách:
- Tại sao bốn cậu Mạo, Huấn, Thịnh, Nhân không xuống đây cả thảy cho vui.
Sơn đưa mắt ra hiệu cho Bách và Khải. Bức thư ông Hiển viết cho các anh, tuy đã bị đốt đi, nhưng các anh còn ghi nhớ lời ông Hiển dặn dò. Đó là mệnh lệnh của lãnh tụ. Bất cứ đảng viên nào cũng phải tuân theo và thi hành cho đúng. Dù rất tin cẩn bạn, các anh vẫn không có quyền làm trái lời lãnh tụ. Bách đành kiếm cớ nói dối Định:
- Các cậu ấy chưa xong công tác.
Định hỏi:
- Công tác gì đấy?
Sơn trả lời thay Bách:
- Công tác gay go lắm. Ông Hiển chưa cho cậu biết à?
Định thành thực nói:
- Chưa, công tác gay go ra sao?
Sơn được dịp kể những chuyến băng rừng, vượt biên giới hiểm nghèo cho Định nghe. Định xuýt xoa có vẻ thèm thuồng lắm. Anh quên nhắc tới MẠo, Huấn, Thịnh và Nhân mà chỉ xoắn lấy chuyện buôn thuốc phiện lậu:
- Các cậu xực công an thế nào?
Chúng tớ xực bằng súng tiểu liên.
- Bọn nó chết nhiều không?
- Chết như rạ.
- Còn bên ta?
- Bên ta luôn luôn vô sự.
- Tuyệt quá nhỉ?
- Ừ, tuyệt lắm.
Sơn thuật lại những phút hồi hộp cần thanh toán bằng dao và tỏ ý tiếc không có Định tham dự. Khiến Định càng xuýt xoa:
- Giá có tớ, các cậu đỡ lo mục này nhỉ?
Sơn đáp:
- Nhất định rồi, giá có cậu, bọn nó thưởng thức cái chết êm hơn.
- Thế các cậu xực chúng nó bằng cách nào?
- Cũng bằng dao nhưng vất vả lắm. Chẳng tin cậu hỏi hai cậu Khải và Bách mà xem.
Khải tiếp lời Sơn:
- Vất vả thật. Giá có cậu...
Khải muốn nói , giá có cậu thì không gây ra tiếng nổ và Huấn và Thịnh đã không chết. Nhưng anh kìm được câu nói. Định hỏi:
- Giá có tớ thì sao?
- Thì chúng tớ đỡ vất vả. À, nghe nói cậu nhiều tài "cướp cạn" lắm phải không?
Định vỗ vai Khải:
- Sơ sơ thôi. Mới làm ăn chừng chục cú. Cú nào cũng trôi lọt cả.
- Thế là hách hơn chúng tớ rồi. Cậu kể sơ qua những vụ làm ăn cho chúng tớ rút kinh nghiệm đi.
Định cười:
- Lại xỏ nhau rồi.
Khải bào chữa:
- Đâu có, tớ nói thật mà.
- Được rồi, để đến tối. Tớ đã lo cho cậu và cậu Bách hai chiếc ghế bố tuyệt lắm. Hai cậu nên nghỉ ngơi đi. Tớ có việc cần thanh toán với cậu Sơn.
Khải thấy Định nói rất hợp lý. Anh thèm ngủ hơn thèm hút thuốc, nói chuyện. Nên Khải đồng ý ngay.
Anh kéo Bách theo Định. Chỉ chỗ và sai lính hầu cận săn sóc bạn, Định dẫn Sơn ra một khoảng xa. Cũng gần một giòng suối nhỏ, tâm sự.
Định kể chuyện chinh phục đám thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển bằng tài ném dao cho Sơn nghe. Định thú thật rằng, bị anh Đăng hích mạnh, tự ái của tuổi trẻ bốc lên, Định "sáng tạo" những vụ "cướp cạn" rất khoa học khiến Huỳnh Văn Xiển hết lời ca ngợi, từ chức thiếu tá, Xiển đã phong cho Định chức trung tá. Định nói:
- Qùa miền Tây đấy Sơn ạ!
Sơn vỗ nhẹ vai bạn:
- Không chừng nay mai Huỳnh Văn Xiển dám phong cho cậu chức đại tá đấy.
- Chứ sao! Rồi ngày kia, nếu Xiển chết, tớ sẽ được đám thuộc hạc của hắn tôn làm "anh Hai". Và, lúc ấy, làm loạn thiên hạ chính là tớ.
- Thế mà tớ tưởng cậu không đủ "thớ" sống với bọn này.
Phải rồi, cậu đã bảo tớ chỉ đủ khả năng giết... cá lóc.
Sơn đùa bạn:
- Nhớ dai thế.
Lúc ấy những kỷ niệm của tháng ngày sống ở rừng đồi Ban Mê Thuột dần dần hiện ra rõ rệt. Bất giác anh lại thấy yêu Sơn vô vàn. Công tác cách mạng làm con người ta chai đá, nhiều khi quên hết tình cảm.
Đã có hồi Định ghét Sơn cay đắng. Bây giờ thì hết. Và bây giờ nếu có một đảng viên "công tử" nào mới nhập đảng, lại được Định "dẫn dắt", chắc hắn ta cũng sẽ ghét Định cay đắng.
Định nắm tay Sơn:
- Nhớ dai chứ. Hồi ấy, giá cậu biểu diễn cho tớ xem đường dao thấu phổi thì có lẽ tớ không chinh phục nổi Huỳnh Văn Xiển.
Định dẫn Sơn tới một căn nhà nhỏ ở chân núi. Đó là căn nhà riêng của anh, luôn luôn có một tên thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển đứng gác. Khi anh đến gần, tên thuộc hạ đang luyện ngón ném dao. Định bấm Sơn đứng im xem hắn trổ tài. Tên thuộc hạ có năm lưỡi dao. Hắn chôn một khúc cây lớn trước mặt, cách hắn chừng sáu thước, và lấy phấn vẽ hình ông Nguyễn Ngọc Thơ để làm mục tiêu phóng dao.
Tên thuộc hạ này cũng có đôi mắt hài hước. Hắn vẽ đôi mắt ông Thơ chiếc to chiếc bé. Ở ngực, hắn vẽ trái tim thật lớn rồi tô trắng xóa, ý nói tim ông Thơ là thứ tim đặc sịt chẳng có tình nghĩa chi ráo trọi. Trái tim đặc sịt ấy chưa được thưởng thức lưỡi dao nào. Vì hắn ta ném còn kém quá. Nhưng chunh quanh trái tim đã nát bấy. Định ghé sát tai Sơn nói nhỏ:
- Tớ cuộc với cậu nào?
- Cuộc cái gì?
- Bây giờ nếu thằng này phóng trúng mũi dao vào trái tim, thế nào nó cũng nhảy cỡn hét lên.
- Tớ không tin.
- Vậy cuộc đi?
- Chầu gì?
- Chầu gì cũng được.
- Nhớ đấy nhé! Khi tớ thắng cuộc và gặp hoàn cảnh thuận tiện hơn, tớ bắt khai cái gì cậu đừng có chối nghe.
- Đồng ý.
Hai anh lại đứng im xem hai tên thuộc hạ phóng dao. Muốn khỏi làm hắn cụt hứng, Định kéo Sơn núp sau một lùm cây. Tên thuộc hạ phóng đủ năm lưỡi song không lưỡi nào chịu trúng tim ông Thơ. Hắn kiên nhẫn bước tới khúc cây rút hết năm lưỡi dao ra. Và trở về chỗ cũ, bắt đầu từ lưỡi dao thứ nhất. Đến lưỡi dao thứ ba, quả nhiên tên thuộc hạ hét lên sung sướng. Hắn nhào nhanh đến khúc cây chiêm ngưỡng "tác phẩm" bất hủ của mình. Ngó trước ngó sau, hắn không thấy một ai để khoe. Hắn gật gù, lẩm bẩm tự khen mình hết lời.
Định hích khuỷu tay vào cạnh sườnn Sơn. Sơn nhìn anh, nháy mắt ra điều thua cuộc. Hai anh thoát khỏi lùm cây. Định lên tiếng:
- Giỏi quá ta!
Tên thủ hạ của Huỳnh Văn Xiển ngoảnh đầu lại. Mắt hắn sáng hẳn lên. Hắn chưa kịp nói gì thì Định đã nói trước:
- Chú cướp nghề của anh rồi.
Hắn líu ríu, cảm động khôn tả:
- Thưa..., thưa trung tá, mấy tháng trời mới trúng tim thằng phản bội.
Định vỗ vai hắn:
- Chịu khó tập nữa đi, tha hồ nổi tiếng.
Hắn lễ phép nói:
- Dạ, đàn em đâu dám qua mặt trung tá.
Hai anh bỏ tên thuộc hạ ngẩn ngơ với lưỡi dao trúng tim ông Thơ, đẩy cửa bước vô nhà. Sơn còn ngạc nhiên chưa hiểu tại sao tên thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển căm thù ông Nguyễn Ngọc Thơ thế, nên anh không ngó vội căn nhà của Định bài trí ra sao. Anh hỏi Định:
- Này, sao nó không vẽ hình ông Diệm?
- Nó thù ít.
- Tớ tưởng ông Diệm mới là kẻ thù chính chứ. Ông ấy đuổi chúng nó như đuổi gà con.
- Cậu ngây thơ thế?
- Ngây thơ gì?
- Chúng nó vẫn tin rằng ông Thơ dụ Ba Cụt r a hàng rồi tóm cổ dâng cho ông Diệm làm quà ra mắt cho sự nghiệp chính trị của ông ta sau này. Bởi vậy dù ông Diệm bác đơn xin ân xá của Ba Cụt, dù Ba Cụt chết chém bởi chính quyền ông Diệm, chúng nó vẫn không thù ông Diệm bằng thù ông Thơ.
- Chúng nó yêu Ba Cụt lắm à?
- Yêu hơn cả bố mẹ. Dưới mắt chúng nó, Ba Cụt là thứ thần tượng. Phải công nhận Ba Cụt là viên tướng tài, tuy học vấn ít. Bù vào đó ông ta coi thuộc hạ của mình như em út, ông ta thương yêu họ, ăn nằm với họ, chia xẻ vui buồn với họ. Và xông pha trong lửa đạn, ông ta hoàn toàn đi tiên phong, nêu cao ý chí đấu tranh cho họ. Vì thế họ vừa yêu mến, vừa kính phục ông ta.
- Lạ quá nhỉ?
- Chuyện miền Tây mà. Cậu phải sống lâu ở đây mới hiểu rõ tâm hồn của đám giặc cỏ này. Cũng anh hùng ra phết. Họ phục ai là ca ngợi liền. Đã phục, không bao giờ phản bội.
- Họ có phục cậu không?
- Dĩ nhiên là có. Nếu không, cái thớ tớ làm gì được mang lon... trung tá cố vấn. Tớ dặn cậu một điều để chinh phục tình cảm họ.
- Điều gì?
- Những người hiện chung sống với chúng mình đây đều có lần chiến đấu dưới lá cờ Ba Cụt. Họ ví Ba Cụt như Quang Trung. Ví thế là láo. Nhưng họ dốt, học ít lắm. Chính Huỳnh Văn Xiển cũng chưa qua lớp ba. Họ không biết Quang Trung ra sao cả. Vậy khi cậu nghe họ ca ngợi Ba Cụt và ví ông ta với Quang Trung, ráng mà nghe cho say sưa rồi lựa lời bốc thơm thêm vào, đừng tranh luận, đừng phản đối gì hết.
- Nếu phản đối?
- Thì tớ không bảo đảm tính mệnh cho cậu đâu.
Sơn cười:
- Cậu dọa tớ đấy hở?
- Không dọa đâu, bọn họ coi Ba Cụt như ông thánh, ông thánh rất thiêng. Họ có bổn phận đối phó với bất cứ ai xúc phạm tới ông thánh của họ. Tớ báo trước để cậu đề phòng kẻo có ngày chúng nó trục hết bọn mình ra khỏi đây thì Đảng khỏi nhờ.
- Yên chí mà, tớ sẽ nhớ điều cậu dặn.
Định vỗ mạnh vào lưng Sơn:
- Bây giờ cậu ngắm xem nhà tớ có đủ tiện nghi không?
Sơn quan sát môt lúc rồi chê:
- Thiếu điện.
- Cấn quái gì điện. Giặc cỏ xài điện phí của trời.
- Thiếu... đá cục.
Sơn có vẻ khoái chí lời chê của anh. Tưởng Định bí, nhưng Định cười ha hả:
- Đá cục, đâu có thiếu. Trong cái bình thủy của tớ lúc nào cũng đầy nhóc.
Định gọi tên lính hầu cận vào. Anh hỏi Sơn:
- Uống gì, Whisky soda hay Chianti?
Sơn đùa bạn:
- Của "cướp cạn" hở?
- Không, của tụi buôn lậu như các cậu cống hiến.
- Cậu mà cũng đòi chơi cái trò đòi tiền mãi lộ à?
- Tớ không.
- Thế ai?
- Thuộc hạ của Huỳnh Văn Xiển.
- Cậu khuyến khích chúng nó à?
Huỳnh Văn Xiển là một thứ tướng cướp thật thà. Ông ta không có lập trường chính trị nên không có thủ đoạn vặt. Bởi vậy Huỳnh Văn Xiển kể hết sự thất bại và hết lời ca ngợi Định. Anh đã khéo léo ăn nói khiến Huỳnh Văn Xiển bớt buồn. Nhân đó, Định giới thiệu ba đồng chí của anh.
Huỳnh Văn Xiển niềm nở chào hỏi Sơn, Bách và Khải. Ông ta bắt thuộc hạ của mình dọn dẹp cho mỗi anh một căn nhà riêng. Bắt đầu từ hôm ấy, các anh là những vị cố vấn quan trọng của loạn quân Huỳnh Văn Xiển.