tintin27
03-28-2009, 04:30 AM
Chương 9 - NHỮNG HƯ HAO MÙA HÈ
Otoko hay xuống cân vào mùa hè. Thuở còn trẻ dại ở Tokyo, nàng không bao giờ để tâm chuyện này. Chỉ khi ngoài hai mươi, sau khi sống ở Kyoto nhiều năm, nàng mới biết là khi thời tiết nóng, nàng thường gầy đi. Mẹ nàng nhận xét:
- Otoko, mùa hè nào, con cũng gầy đi phải không. Con giống mẹ. Mẹ con mình có nhiều tật giống nhau. Mẹ vẫn nghĩ tính tình con bướng bỉnh, nhưng thể xác, con là con mẹ. Rõ ràng là như vậy.
- Con không bướng bỉnh.
- Nhưng bản tính con rất mạnh.
- Con không phải vậy.
Mẹ nàng chắc nghĩ tới tình yêu Otoko dành cho Oki khi bảo nàng cứng đầu. Nhưng yêu ghét ăn nhằm gì với cứng đầu hay dễ bảo.
Dọn đi Kyoto, bà mẹ muốn Otoko khuây khỏa và hai mẹ con tránh nhắc đến Oki. Nhưng trong thành phố lạ, hai mẹ con chỉ có nhau, hai người không tránh khỏi nghĩ đến Oki. Với bà mẹ, con gái là tấm gương phản chiếu lại Oki, và với Otoko, bà mẹ cũng phản chiếu lại cố nhân của nàng. Và mẹ cũng như con thấy chân tướng mình trong chiếc gương phản chiếu này.
Một hôm viết thư, Otoko mở tự điển tìm chữ «tư» là nhớ. Và trong khi nàng duyệt qua những nghĩa khác nhau như trong «tương tư», hay «tư lự», tim nàng se lại. Nàng như sợ hãi, tra cứu thêm để thấy, ngay trong cuốn từ điển, nàng vẫn gặp Oki. Rất nhiều chữ khác cũng gợi lại cố nhân. Nhờ liên tưởng tới mối tình cũ qua những gì nàng nghe nàng thấy làm cho nàng cảm được mình vẫn sống. Cả cơ thể nàng cũng nhắc nhở những ái ân mơn trớn cũ của Oki.
Otoko rất hiểu: mẹ cô độc, chỉ có nàng là con nên mong nàng quên Oki đi. Nhưng nàng không muốn quên. Nàng bám víu lấy kỷ niệm như nếu không sẽ không sống được. Có thể cũng nhờ tình yêu bền vững cho Oki mà nàng đã khỏi điên.
Một lần, Oki làm tình với nàng, Otoko rên lên vì khoái lạc, năn nỉ ông ngưng. Oki lỏng vòng tay ôm, và nàng mở mắt ra. Đồng tử nở lớn chiếm cả lòng đen, nàng nói:
- Mắt em lòa mất rồi, em chỉ thấy anh lờ mờ, cậu bé con của em.
Ngay cả những lúc như vậy, nàng cũng gọi Oki là cậu bé con.
- Anh biết không, nếu anh chết thì chắc em cũng chết theo. Em nhất định là không thể nào sống tiếp.
Otoko ứa lệ, những giọt lệ không phải của đau buồn mà của dâng hiến.
Oki nói:
- Em mà chết thì còn ai như em để thương nhớ anh.
- Em không thể chịu nổi nếu phải nhớ thương người em yêu đã chết. Chẳng thà em chết luôn còn hơn. Nếu anh chết, cho em chết theo anh nhé. Otoko vừa nói vừa rúc mặt vào cổ Oki.
Mới đầu Oki nghe mà không để ý lời Otoko nói. Rồi chợt thấm hiểu, ông hỏi lại:
- Nếu ai rút dao dọa đâm anh, hay giơ súng định bắn anh, em có cứu anh không?
- Em bao giờ cũng sẵn sàng chết vì anh.
- Anh không muốn nói vậy. Anh muốn nói, nếu có nguy hiểm đe dọa anh, em có che đỡ cho anh mà không suy nghĩ tính toán.
- Tất nhiên rồi.
- Không ai tử tế với anh như vậy, trừ cô gái nhỏ này.
- Em không phải là cô gái nhỏ.
- Em người lớn vậy sao?
Vừa nói, Oki vừa nựng nhũ hoa của nàng. Lúc ấy Oki cũng nghĩ tới đứa con trong bụng người yêu, và nó sẽ ra sao nếu Oki bất thần chết đi. Suy nghĩ này, về sau khi đọc cuốn truyện, Otoko mới biết.
Chắc bà mẹ nghĩ Otoko xuống cân không phải tại nhớ Oki nên mới nói đến chuyện nàng hao gầy vào thời tiết nóng. Otoko tạng người thanh nhã, xương nhỏ vai gầy, nhưng nàng ít khi đau ốm. Tất nhiên sau cuộc tình bất hạnh nàng đã hao mòn, và bạc nhược hiện ra trong ánh mắt. Nhưng nàng phục hồi mau chóng. Tấm thân son trẻ bền bỉ làm dịu đi những thương tổn nội tâm. Thỉnh thoảng nghĩ đến Oki thì nét buồn mới thoáng trên dung nhan, còn thường thường không ai ngờ nàng có sầu muộn trong lòng. Nét buồn này lại làm cho nàng càng đẹp hơn.
Từ thủa nhỏ, Otoko biết mẹ hay mất cân vào mùa hè. Nàng thường lau mồ hôi lưng và ngực cho mẹ, biết mẹ gày gò là vì thời tiết nóng nực dù mẹ không nói ra. Nhưng Otoko bấy giờ quá nhỏ để lo mình sau này cũng không hợp với mùa hè. Từ hồi hai mươi lăm hai mươi sáu, Otoko thường mặc kimono thay vì váy hay quần, sự hao mòn tuy không lộ liễu nhưng vẫn có đấy.
Bây giờ, mỗi khi hè tới, thấy mình gầy đi, nàng lại nhớ mẹ. Với năm tháng, vấn đề càng ngày càng nặng hơn.
Có lần nàng hỏi mẹ:
- Uống thuốc bổ gì mẹ nhỉ? Họ quảng cáo đủ thứ trong báo, mẹ đã thử thứ nào chưa?
Bà mẹ trả lời mơ hồ:
- À, thuốc bổ có lẽ cũng tốt.
Rồi bà nắm lấy đề tài:
- Thuốc bổ tốt nhất cho đàn bà là lấy chồng.
Otoko yên lặng.
- Đàn ông là thần dược mang cho đàn bà sự sống. Đã là đàn bà thì phải dùng thuốc này.
- Dù nó là thuốc độc cũng phải uống hả mẹ?
- Dù là thuốc độc. Con uống thuốc độc một lần rồi mà con đâu có biết, đúng không? Nhưng mẹ biết con có thể kiếm được thuốc trị độc. Nhiều khi cần độc trị độc. Thuốc có thể đắng, nhưng con nhắm mắt nuốt xuống là xong. Dù con có nghẹn, có tưởng là thuốc không qua khỏi cổ.
Mẹ Otoko chết đi mà không được thấy con gái thành gia thất. Điều ước ao cuối cùng, bà không được toại nguyện. Otoko không bao giờ nghĩ Oki là một thứ thuốc độc. Ngay khi ở trong nhà thương điên, nàng không oán hận ông. Nàng chỉ gần mất trí vì tình. Còn liều thuốc độc mà nàng uống để tự vẫn đã được tẩy hết ra khỏi cơ thể. Cả Oki và con nàng đã rời bỏ nàng, và những vết sẹo để lại chắc phải nhạt đi. Vậy mà tình nàng dành cho Oki vẫn nguyên vẹn.
Thời gian qua. Nhưng thời gian có những dòng chảy khác nhau. Như dòng sông, dòng đời có chỗ nhanh chỗ chậm, có chỗ còn dừng lại như nước ao tù. Thời gian vũ trụ tất nhiên là một, nhưng thời gian trong tâm thay đổi với từng người. Dòng sông thời gian là một cho mọi người, nhưng mỗi người trôi đi trong dòng sông ấy một cách khác nhau.
Xấp xỉ bốn mươi, Otoko nghĩ Oki vẫn còn sống trong nàng, phải chăng là dòng thời gian của nàng đã không chảy. Hay hình ảnh Oki cùng nàng trôi với cùng một vận tốc, như cánh hoa trôi theo nước. Rồi nàng lại nghĩ, không biết dòng thời gian của đời nàng trôi thế nào, và Oki tuy vẫn không quên, nhưng tất có một dòng thời gian khác. Dù yêu nhau, chắc khó mà cùng trôi theo một dòng thời gian với nhau.
Hôm nay như mọi hôm, sau khi thức giấc nàng lấy tay xoa trán, rồi vuốt cổ, gáy, và dưới cánh tay. Da nàng rịn mồ hôi, hơi ẩm từ chân lông toát ra ướt áo ngủ. Keiko hình như thích mùi mồ hôi cũng như làn da trơn ướt của nàng khi mồ hôi ra, và nhiều khi đòi nàng cởi hết áo xống. Còn Otoko, nàng rất ghét mùi mồ hôi của chính mình.
Đêm qua, Keiko mười hai rưỡi mới về đến nhà. Có vẻ không tự nhiên, cô gái tránh mắt nàng. Chiếc quạt che bớt ánh đèn trần, Otoko nằm ngắm những tấm phác họa khuôn mặt hài nhi ghim trên vách. Mải ngắm tranh, nàng thờ ơ hỏi Keiko, «Em về muộn nhỉ...»
Otoko không thấy đứa con thiếu tháng của mình, nhưng được mẹ cho hay là tóc con đen. Khi nàng hỏi thêm về con, mẹ nàng nói, «Nó bé tí mà xinh lắm, hệt như con ngày xưa.» Otoko nghĩ mẹ nói vậy chỉ để chiều nàng. Gần đây nàng đã thấy ảnh trẻ sơ sinh, và trẻ con khi mới sanh xem ra đứa nào cũng xấu. Có ảnh đứa bé đang lọt lòng mẹ, hay cuống rốn còn dính với mẹ làm nàng thấy gớm.
Nàng không có ý niệm gì về khuôn mặt con. Nàng chỉ thấy nó trong tưởng tượng và cất giấu hình ảnh con trong tim. Nàng biết đứa bé nàng vẽ trong «Em bé lên trời» không giống con, mà nàng cũng không muốn vẽ một bức chân dung hiện thực. Tranh nàng sẽ là ấn tượng của nỗi mất mát, của tang tóc, và của tình thương cho đứa con nàng chưa bao giờ thấy mặt. Nàng đã nâng niu ý định từ lâu nên vẽ hình đứa con đã chết trở thành một ước mong mòn mỏi. Và bức tranh còn tượng trưng cho chính nàng đã qua được những năm tháng đau thương, cũng như cho mối tình buồn mà đẹp nàng dành cho Oki.
Otoko vẫn chưa vẽ được khuôn mặt đứa bé cho thật vừa ý. Khuôn mặt thần tiên của những ngọc nữ hay của chúa hài đồng thường quá rõ ràng sắc nét, trông có khi giả tạo, thậm chí như mặt người lớn vẽ nhỏ lại. Thay vì như vậy, nàng muốn mặt con nhạt mờ như sương khói, như một hồn ma không thuộc thế giới này mà cũng chưa sang hẳn thế giới bên kia. Khuôn mặt sẽ dịu hiền, sẽ mát mắt, nhưng lại gợi ra một mặt hồ ăm ắp u buồn.
Còn nữa, nàng không muốn tranh trừu tượng. Và nàng sẽ vẽ làm sao đây cái thân hình còm cõi của hài nhi thiếu tháng. Nàng sẽ vẽ như thế nào nền tranh và những vật phụ. Và Otoko lại tìm xem những cuốn ảnh chụp tranh của Redon và Chagall, nhưng những tác phẩm nổi danh ấy xa lạ quá để gợi hứng cho nàng.
Mấy bức tranh Nhật lại hiện ra trong trí Otoko, với bồ tát Kobo nằm mơ thấy được ngồi trên tòa sen tám cánh hầu chuyện đức Phật. Trong bức cổ nhất, nét mặt bồ tát trông trong sáng và khắc khổ. Những tấm về sau mềm mại và mỹ miều hơn. Còn những tấm mới nhất, bồ tát lại đẹp như một cô gái nhỏ.
Đêm trước Hội Rằm khi Keiko xin nàng vẽ chân dung, Otoko đã tưởng vì nghĩ tới con mà nàng định phỏng theo tranh Kobo thủa hài đồng để vẽ cô gái theo lối cổ điển loại Đức Mẹ Đồng Trinh. Nhưng về sau, nàng bắt đầu hồ nghi nàng thích tranh tôn giáo chẳng qua là muốn tự vẽ chân dung.
Phải chăng nàng mong tìm nơi Bồ tát Kobo cũng như Đức Mẹ đồng trinh cái trong trắng nàng khao khát cho bản thân. Mối hoài nghi như lưỡi gươm nàng không muốn mà tự tay đâm vào ngực mình. Nàng không chủ tâm ấn lưỡi gươm sâu hơn và sau cùng rút nó ra, nhưng vết thương để lại sẹo làm nàng thỉnh thoảng còn đau.
Otoko không định chép lại nguyên bản tranh bồ tát Kobo, nhưng hình ảnh vẫn ẩn náu trong tâm nàng. Ngay cả bức «Em bé lên trời» và «Đức mẹ đồng trinh» cũng gợi lên ý nàng muốn trong sạch hóa, hay đúng hơn thánh thiện hóa tình yêu của nàng cho con, và cho Keiko.
Keiko hôm mới thấy tranh mẹ nàng đã tưởng tranh nàng tự vẽ. Sau hôm ấy, thấy tranh mẹ, nàng lại nghĩ đến Keiko ngắm tranh và khen nàng đẹp. Thương nhớ mẹ mà vẽ, nhưng tranh có nét tự thương yêu chính mình. Mẹ con giống nhau đã vậy, nhưng thật ra có phần nàng đã tự vẽ mình.
Otoko vẫn yêu Oki, con nàng, và mẹ nàng, nhưng nàng không biết những tình yêu ấy có thay đổi hay không kể từ khi nàng không còn gần gũi những người thân ấy. Có thể phần nào những tình ấy đã trở thành tình yêu nàng dành cho chính nàng. Tất nhiên là nàng không có câu trả lời. Sự chết đã cách lìa nàng với con và mẹ nàng. Chia ly đã lấy đi Oki của nàng. Vậy mà những người thân yêu vẫn sống trong nàng. Nàng đơn phương đem cho cả ba một đời sống nối tiếp.
Hình ảnh của Oki nàng giữ trong tâm khảm đã cùng nàng trôi theo thời gian, và có lẽ vậy mà kỷ niệm của cuộc tình hai người đã biến dạng và nhuốm màu theo tình yêu nàng dành cho bản thân. Nàng không bao giờ nghĩ chuyện cũ chỉ là những hồn ma của quá khứ hiện về. Có thể một người nữ xa cách người yêu từ tuổi 17, trải qua hai thập niên cô đơn không tình yêu không hôn nhân, đã sống bằng hoài niệm của mối tình buồn, và mối tình đó đã quay hướng về mình. Cả tình yêu về sau dành cho Keiko, cô học trò trẻ đồng tính, có thể cũng chỉ là một hình thức của cái tình thương yêu chính mình ấy. Nên chi nàng đã nghĩ đến vẽ Keiko, một cô gái thích chiếm hữu đã đòi ngồi khỏa thân, như một nữ bồ tát trinh trắng trên tòa sen. Có lẽ thật ra Otoko đã muốn tự tạo một chân dung trong trắng. Xem ra cô gái mười sáu năm xưa yêu Oki sống mãi trong nàng và không bao giờ lớn lên hay già đi. Điều này Otoko không biết mà cũng không muốn biết.
Otoko tính cẩn thận, sáng dậy mà áo ngủ ướt mồ hôi, nàng thường ra khỏi giường thay ngay. Nhưng sáng nay nàng nằm lại, quay mặt về vách nhìn những tấm phác họa khuôn mặt hài nhi. Nàng đã gặp nhiều khó khăn khi phác họa chúng. Dù ngắn ngủi, con nàng dù sao cũng đã ra đời và đã sống. Nhưng Otoko muốn vẽ linh hồn một hài nhi chưa từng hội nhập thế gian này.
Keiko vẫn ngủ say, lưng quay lại Otoko. Chiếc chăn đơn mỏng quấn người trụt xuống ngang ngực. Keiko hay trang phục kiểu Nhật nên móng chân không bị hư hại vì mũi giầy cao gót. Ngón chân cô gái thanh và xinh đẹp đến nỗi như không phải là ngón chân người. Otoko tránh ngắm chân Keiko. Nhưng có khi cầm ngón chân Keiko, nàng cảm thấy thích thú một cách kỳ lạ, nghĩ ngón chân như vậy, người thế hệ nàng không thể có được. Thật là một cảm giác kỳ dị.
Mùi nước hoa thoảng tới mũi nàng. Nàng nghĩ mùi thơm hơi hắc cho con gái mới lớn, nhưng nhớ lại là thỉnh thoảng cô gái cũng có dùng. Nàng tò mò tại sao cô gái lại xức nước hoa này đêm qua. Nàng nhớ gần sáng Keiko mới về nhà. Thấy Otoko mải ngắm mấy tấm phác họa tranh con, cô gái vội vã lên giường quên cả tắm. Hình như cô gái ngủ ngay nhưng Otoko cũng không chắc vì sau đó chính nàng cũng thiếp đi.
Otoko ra khỏi giường tới bên Keiko nhìn gương mặt say ngủ của cô gái trong bóng mờ, rồi đi mở cửa chớp. Keiko buổi sáng thường nhanh nhẩu và nhẩy ra giúp Otoko. Nhưng sáng nay cô gái nằm yên trên giường.
Sau cùng Keiko đứng dậy. Cô gái nói:
- Hôm qua mãi gần ba giờ sáng em mới ngủ được.
Keiko bắt đầu thu dọn chăn đệm.
Otoko hỏi:
- Tại nóng phải không?
- Dạ...
- Đừng cất áo ngủ của cô nhé. Cô muốn bỏ giặt.
Otoko ôm áo vào phòng tắm. Keiko vào theo để đánh răng. Cô gái xem ra vội vã. Otoko hỏi:
- Sao không tắm luôn?
- Dạ...
- Hôm qua em đi ngủ mà không rửa mặt phải không?
- Vậy sao cô?
Otoko khả nghi vì vẻ lo ra của cô gái.
- Keiko, tối hôm qua em đi đâu?
Không có tiếng trả lời.
- Tắm đi Keiko, tắm xong em sẽ thấy khỏe cho mà coi.
- Dạ, em sẽ tắm.
Khi Otoko ra khỏi phòng tắm, Keiko đang chọn áo.
Otoko hỏi:
- Em ra phố bây giờ hả?
- Dạ...
- Em có hẹn với ai?
- Dạ...
- Ai đấy?
- Anh Taichiro.
Otoko ngơ ngác như chưa nghĩ ra là ai. Keiko cắt nghĩa:
- Anh Taichiro nhà ông Oki.
Keiko trả lời rành rẽ, thiếu điều nhắc đến liên hệ cha con giữa hai người đàn ông. Otoko muốn nói nhưng lạc mất giọng. Keiko nói tiếp:
- Em ra phi trường đón anh ấy hôm qua và hẹn sáng nay đưa đi thăm thành phố. Thật ra anh ấy hứa dẫn em đi... Otoko, em không bao giờ giấu cô điều gì. Sáng nay, việc đầu tiên là anh ấy sẽ đưa em đi xem đền Nisonin. Anh ấy muốn thăm một cái lăng trên ngọn đồi gần đấy.
- Đi thăm lăng?
- Anh ấy bảo lăng của một quý tộc trong triều đình.
- Vậy sao?
Keiko cởi áo ngủ, quay lưng trần lại Otoko.
- Em nghĩ em sẽ mặc kimono cho nó đàng hoàng. Hôm nay chắc sẽ nóng, nhưng ăn mặc xoàng xĩnh em sợ trông không được.
Otoko yên lặng nhìn cô gái thay đồ.
Keiko đưa tay ra sau nắm múi thắt lưng kéo mạnh. Cô gái nói một mình:
- Thắt lưng phải cho gọn và chặt.
Qua gương, Otoko nhìn cô gái trang điểm. Keiko nói:
- Cô đừng nhìn em chằm chặp như vậy.
Otoko cố gắng giữ vẻ dịu hiền. Keiko trang điểm xong, liếc vào gương, và xếp lại lọn tóc mai nơi vành tai. Cô gái đứng dậy, rồi lại ngồi xuống chọn nước hoa.
Otoko chau mày.
- Nước hoa xức đêm qua không rửa mà vẫn chưa đủ sao?
- Cô đừng lo.
- Xem ra em bồn chồn nhỉ?
Rồi Otoko hỏi tiếp:
- Keiko, tại sao em lại đi gặp anh ta?
- Anh ấy viết thư cho em báo tin anh ta tới.
Vừa nói Keiko ra tủ cất vội vã vào ngăn kéo mấy chiếc áo nàng đã đem ra để chọn. Otoko nói:
- Xếp lại cho ngăn nắp nào.
- Được mà, cô...
- Em lại phải gấp lại cho mà coi.
- Được mà...
Keiko nói mà không buồn nhìn lại tủ áo.
Otoko nghiêm giọng:
- eiko, làm ơn lại đây.
Keiko trở lại ngồi xuống và nhìn thẳng vào mắt nàng. Otoko quay đi. Nàng hỏi:
- Em không ăn sáng?
- Không sao cô, hôm qua em ăn tối trễ.
- Trễ đến khỏi cả ăn sáng?
- Dạ...
Otoko hỏi:
- Keiko, tại sao em đi gặp anh ấy?
- Em cũng không biết nữa.
- Em có muốn gặp người ta không?
- Dạ có.
- Thế là em là người khởi xướng ra cuộc gặp gỡ này. Em có thể cho cô biết tại sao không?
Keiko không trả lời.
Otoko mắt nhìn xuống hỏi tiếp:
- Em không đi gặp anh ấy có được không? Cô muốn em đừng đi. Em, làm ơn ở nhà cho cô.
- Tại sao lại không gặp hở cô. Chuyện này ăn nhằm gì đến cô?
- Tất nhiên là có.
- Nhưng cô có biết anh ấy là ai đâu.
- Em đã ngủ một đêm với ông bố, bây giờ lại đi hẹn hò với anh con trai. Coi sao được?
Otoko không nhắc nổi tên hai người đàn ông. Keiko nói:
- Ông Oki là nhân tình cũ của cô, em đồng ý. Nhưng anh Taichiro, cô chưa bao giờ gặp mặt. Anh ấy không có liên hệ gì với cô. Anh ta chỉ là con trai ông Oki. Cũng không phải là con cô nữa.
Lời nói phũ phàng làm Otoko tổn thương. Nàng nhớ lại vợ Oki đã sanh đứa con gái không lâu sau khi chính đứa con gái thiếu tháng của nàng qua đời. Otoko nói:
- Keiko, em quyến rũ anh ta phải không?
- Chính anh ấy viết cho em trước, báo giờ giấc máy bay tới...
- Em thân với anh ta đến suồng sã như vậy sao?
- Em không thích lối dùng chữ của cô.
- Em còn muốn cô nói thế nào? Rằng em với anh ấy có gian díu với nhau?
Otoko lấy cườm tay chùi mồ hôi trán. Nàng nói:
- Em là một con người đáng sợ.
Ánh mắt Keiko lóe lên, bí hiểm. Cô gái nói:
- Otoko, em thù ghét đàn ông.
- Keiko, đừng có đi. Cô xin em. Nếu em nhất định đi, thì đừng có về lại nhà này nữa.
- Cô! Keiko nói, dơm dớm nước mắt.
- Em định làm gì Taichiro?
Otoko lần đầu tiên gọi đến tên con trai người yêu cũ. Hai bàn tay nàng run rẽ trên đùi. Keiko đứng dậy. Cô gái nói:
- Em đi đây.
- Cô xin em đừng đi.
- Cô đánh em đi. Đánh em như hôm đi chùa Rêu về.
Keiko ngồi thêm một lúc như để đợi cho Otoko ra tay. Rồi cô gái vội vã ra khỏi nhà.
Otoko đẫm mồ hôi lạnh. Nàng ngồi quay ra ngoài vườn, thấy khóm tre lấp lánh trong nắng sớm. Sau cùng nàng đứng dậy vào phòng tắm mở nước. Nước chảy ào ào làm nàng giật mình. Vô tình đã vặn nước quá lớn, nàng vội vã vặn nhỏ lại. Nàng rửa mặt và bình tĩnh hơn, nhưng đầu óc vẫn còn căng. Nàng lấy khăn lạnh chườm trán và gáy.
Trở sang phòng ngoài, Otoko ngồi xuống trước tranh mẹ và mấy tấm phác họa con gái. Nàng bỗng chán chường với chính mình. Từ trước nàng vẫn thấy không ổn trong cuộc tình với Keiko, nhưng giờ đây cái không ổn ô nhiễm cả cuộc sống, tiêu hủy sinh khí của nàng, và làm cho nàng vô cùng mệt mỏi. Nàng nghĩ sống mà làm gì, và tại sao nàng chưa chết đi cho rảnh nợ.
Otoko như muốn cất tiếng gọi mẹ. Rồi nàng nghĩ đến tác phẩm «Mẹ già» của Nakamura Tsune, tác phẩm cuối cùng của họa sĩ trước khi chết trước mẹ. Tác phẩm làm nàng vô cùng xúc động. Nàng chưa bao giờ thấy bản chính, nhưng ảnh chụp lại cũng đủ gây xúc động mạnh cho nàng.
Nhà họa sĩ trẻ đã vẽ những bức tranh đầy sinh khí và gợi tình về những người đàn bà ông yêu. Ông dùng màu đỏ nhiều và có người thấy nơi ông ảnh hưởng của Rouault. Bức Chân dung Eroshenko nhà thơ mù, một trong những tuyệt tác của ông, thể hiện cái buồn trầm lặng cao quý của nhà thơ khuyết tật bằng những màu ấm và dịu. Nhưng tác phẩm cuối đời «Mẹ già» của ông lại vẽ bằng những màu tối và lạnh, và kỹ thuật giản dị chân chất. Tranh vẽ một người đàn bà gày gò mòn mỏi ngồi bán diện trước một bức tường lửng. Một bình nước đặt trong ô trống khoét vào tường khoảng trên đầu bà cụ. Chiếc cặp thủy treo lơ lửng một bên. Cái cặp thủy cho vào chắc chỉ để cho cân cảnh, nhưng Otoko rất thích chi tiết này cũng như những ngón tay già nua đang lần tràng hạt. Nàng thấy những chi tiết phản ánh cảm nghĩ của họa sĩ về sự chết, trong khi chính cuộc sống bản thân cũng sắp tàn. Cả bức tranh trong toàn diện nói lên điều này.
Otoko mở tủ lấy cuốn sưu tập những tác phẩm của Nakamura, so sánh tranh nàng với tranh của họa sĩ vẽ mẹ. Nàng đã chủ tâm vẽ mẹ như một người đàn bà trẻ đẹp, dù khi ấy mẹ nàng đã qua đời. Còn nữa, bức tranh không phải là bức tranh cuối đời của nàng, và không có bóng thần chết lảng vảng trong tranh. Tranh nàng còn hoàn toàn khác kiểu, vẽ theo lối cổ điển Nhật, trong khi tranh Nakamura lại mang nhiều ảnh hưởng tây phương. Ngồi ngắm bức ảnh chụp lại tranh Nakamura, nàng thấy tranh mình phiến diện.
Nàng nhắm chặt mắt, choáng váng như muốn ngất đi. Chính vì yêu mẹ mà Otoko đã vẽ tranh mẹ. Nàng chỉ có thể vẽ mẹ trẻ đẹp như trong thời điểm mãn khai nhất của bà. Bức tranh nông cạn làm sao nếu so với cái hiếu thảo như toát ra từ tranh vẽ mẹ của Nakamura khi chính bản thân ông cũng gần kề cái chết. Nhưng cả cuộc đời nàng cũng đã chẳng nông cạn như tranh nàng sao?
Otoko đã không vẽ tranh mẹ khi bà còn sống. Nàng lấy cảm hứng từ một tấm hình của mẹ. Rồi nàng đã vẽ mẹ còn trẻ đẹp hơn cả trong ảnh. Không quên mình giống mẹ, nàng thỉnh thoảng nhìn bóng mình trong gương khi vẽ. Nên chi bức chân dung có nét mỹ miều, nhưng thiếu chiều sâu và không có hồn.
Otoko nhớ mẹ rất ghét chụp ảnh sau khi dọn về Kyoto. Trong bài báo người ta dành cho nàng, nhiếp ảnh gia của tòa báo muốn chụp hai mẹ con, nhưng bà nhất định từ chối. Lần đầu tiên, Otoko hiểu bà từ chối là vì buồn phiền. Bà sống với con gái ở Kyoto như người đi đầy, và đã cắt liên lạc với cả những bạn thân cũ ở Tokyo. Otoko cũng cảm thấy nỗi buồn bị phụ bạc, nhưng nàng mới mười bảy khi chia ly, và vấn đề của nàng khác vấn đề của mẹ. Lại càng khác, vì nàng tiếp tục yêu Oki, mặc dù tình này đã làm nàng đau khổ hơn. Otoko suy nghĩ không biết có nên vẽ lại ảnh mẹ lần nữa không.
Keiko bây giờ đã bỏ đi gặp Taichiro. Otoko cảm thấy bị bỏ rơi. Nàng cảm thấy lo âu. Sáng nay Keiko có nói đến «trả thù». Cô gái còn nói «ghét đàn ông», nhưng biết đâu mà tin. Cô gái lấy cớ đã ăn tối hôm trước để bỏ điểm tâm đi hẹn với Taichiro. Keiko tính làm gì con trai của Oki? Chuyện gì sẽ xảy ra cho hai đứa? Chính nàng rồi sẽ ra sao, sau bao năm bị cầm tù bởi tình yêu dành cho Oki? Otoko cảm thấy không thể ngồi yên một chỗ, thụ động chờ sự việc xảy ra.
Không cấm nổi Keiko ra khỏi nhà, bây giờ nàng chỉ còn nước là đuổi theo, để chính nàng cảnh cáo Taichiro. Nhưng Keiko không nói Taichiro ở khách sạn nào, hay hai người hẹn nhau ở đâu.
Otoko hay xuống cân vào mùa hè. Thuở còn trẻ dại ở Tokyo, nàng không bao giờ để tâm chuyện này. Chỉ khi ngoài hai mươi, sau khi sống ở Kyoto nhiều năm, nàng mới biết là khi thời tiết nóng, nàng thường gầy đi. Mẹ nàng nhận xét:
- Otoko, mùa hè nào, con cũng gầy đi phải không. Con giống mẹ. Mẹ con mình có nhiều tật giống nhau. Mẹ vẫn nghĩ tính tình con bướng bỉnh, nhưng thể xác, con là con mẹ. Rõ ràng là như vậy.
- Con không bướng bỉnh.
- Nhưng bản tính con rất mạnh.
- Con không phải vậy.
Mẹ nàng chắc nghĩ tới tình yêu Otoko dành cho Oki khi bảo nàng cứng đầu. Nhưng yêu ghét ăn nhằm gì với cứng đầu hay dễ bảo.
Dọn đi Kyoto, bà mẹ muốn Otoko khuây khỏa và hai mẹ con tránh nhắc đến Oki. Nhưng trong thành phố lạ, hai mẹ con chỉ có nhau, hai người không tránh khỏi nghĩ đến Oki. Với bà mẹ, con gái là tấm gương phản chiếu lại Oki, và với Otoko, bà mẹ cũng phản chiếu lại cố nhân của nàng. Và mẹ cũng như con thấy chân tướng mình trong chiếc gương phản chiếu này.
Một hôm viết thư, Otoko mở tự điển tìm chữ «tư» là nhớ. Và trong khi nàng duyệt qua những nghĩa khác nhau như trong «tương tư», hay «tư lự», tim nàng se lại. Nàng như sợ hãi, tra cứu thêm để thấy, ngay trong cuốn từ điển, nàng vẫn gặp Oki. Rất nhiều chữ khác cũng gợi lại cố nhân. Nhờ liên tưởng tới mối tình cũ qua những gì nàng nghe nàng thấy làm cho nàng cảm được mình vẫn sống. Cả cơ thể nàng cũng nhắc nhở những ái ân mơn trớn cũ của Oki.
Otoko rất hiểu: mẹ cô độc, chỉ có nàng là con nên mong nàng quên Oki đi. Nhưng nàng không muốn quên. Nàng bám víu lấy kỷ niệm như nếu không sẽ không sống được. Có thể cũng nhờ tình yêu bền vững cho Oki mà nàng đã khỏi điên.
Một lần, Oki làm tình với nàng, Otoko rên lên vì khoái lạc, năn nỉ ông ngưng. Oki lỏng vòng tay ôm, và nàng mở mắt ra. Đồng tử nở lớn chiếm cả lòng đen, nàng nói:
- Mắt em lòa mất rồi, em chỉ thấy anh lờ mờ, cậu bé con của em.
Ngay cả những lúc như vậy, nàng cũng gọi Oki là cậu bé con.
- Anh biết không, nếu anh chết thì chắc em cũng chết theo. Em nhất định là không thể nào sống tiếp.
Otoko ứa lệ, những giọt lệ không phải của đau buồn mà của dâng hiến.
Oki nói:
- Em mà chết thì còn ai như em để thương nhớ anh.
- Em không thể chịu nổi nếu phải nhớ thương người em yêu đã chết. Chẳng thà em chết luôn còn hơn. Nếu anh chết, cho em chết theo anh nhé. Otoko vừa nói vừa rúc mặt vào cổ Oki.
Mới đầu Oki nghe mà không để ý lời Otoko nói. Rồi chợt thấm hiểu, ông hỏi lại:
- Nếu ai rút dao dọa đâm anh, hay giơ súng định bắn anh, em có cứu anh không?
- Em bao giờ cũng sẵn sàng chết vì anh.
- Anh không muốn nói vậy. Anh muốn nói, nếu có nguy hiểm đe dọa anh, em có che đỡ cho anh mà không suy nghĩ tính toán.
- Tất nhiên rồi.
- Không ai tử tế với anh như vậy, trừ cô gái nhỏ này.
- Em không phải là cô gái nhỏ.
- Em người lớn vậy sao?
Vừa nói, Oki vừa nựng nhũ hoa của nàng. Lúc ấy Oki cũng nghĩ tới đứa con trong bụng người yêu, và nó sẽ ra sao nếu Oki bất thần chết đi. Suy nghĩ này, về sau khi đọc cuốn truyện, Otoko mới biết.
Chắc bà mẹ nghĩ Otoko xuống cân không phải tại nhớ Oki nên mới nói đến chuyện nàng hao gầy vào thời tiết nóng. Otoko tạng người thanh nhã, xương nhỏ vai gầy, nhưng nàng ít khi đau ốm. Tất nhiên sau cuộc tình bất hạnh nàng đã hao mòn, và bạc nhược hiện ra trong ánh mắt. Nhưng nàng phục hồi mau chóng. Tấm thân son trẻ bền bỉ làm dịu đi những thương tổn nội tâm. Thỉnh thoảng nghĩ đến Oki thì nét buồn mới thoáng trên dung nhan, còn thường thường không ai ngờ nàng có sầu muộn trong lòng. Nét buồn này lại làm cho nàng càng đẹp hơn.
Từ thủa nhỏ, Otoko biết mẹ hay mất cân vào mùa hè. Nàng thường lau mồ hôi lưng và ngực cho mẹ, biết mẹ gày gò là vì thời tiết nóng nực dù mẹ không nói ra. Nhưng Otoko bấy giờ quá nhỏ để lo mình sau này cũng không hợp với mùa hè. Từ hồi hai mươi lăm hai mươi sáu, Otoko thường mặc kimono thay vì váy hay quần, sự hao mòn tuy không lộ liễu nhưng vẫn có đấy.
Bây giờ, mỗi khi hè tới, thấy mình gầy đi, nàng lại nhớ mẹ. Với năm tháng, vấn đề càng ngày càng nặng hơn.
Có lần nàng hỏi mẹ:
- Uống thuốc bổ gì mẹ nhỉ? Họ quảng cáo đủ thứ trong báo, mẹ đã thử thứ nào chưa?
Bà mẹ trả lời mơ hồ:
- À, thuốc bổ có lẽ cũng tốt.
Rồi bà nắm lấy đề tài:
- Thuốc bổ tốt nhất cho đàn bà là lấy chồng.
Otoko yên lặng.
- Đàn ông là thần dược mang cho đàn bà sự sống. Đã là đàn bà thì phải dùng thuốc này.
- Dù nó là thuốc độc cũng phải uống hả mẹ?
- Dù là thuốc độc. Con uống thuốc độc một lần rồi mà con đâu có biết, đúng không? Nhưng mẹ biết con có thể kiếm được thuốc trị độc. Nhiều khi cần độc trị độc. Thuốc có thể đắng, nhưng con nhắm mắt nuốt xuống là xong. Dù con có nghẹn, có tưởng là thuốc không qua khỏi cổ.
Mẹ Otoko chết đi mà không được thấy con gái thành gia thất. Điều ước ao cuối cùng, bà không được toại nguyện. Otoko không bao giờ nghĩ Oki là một thứ thuốc độc. Ngay khi ở trong nhà thương điên, nàng không oán hận ông. Nàng chỉ gần mất trí vì tình. Còn liều thuốc độc mà nàng uống để tự vẫn đã được tẩy hết ra khỏi cơ thể. Cả Oki và con nàng đã rời bỏ nàng, và những vết sẹo để lại chắc phải nhạt đi. Vậy mà tình nàng dành cho Oki vẫn nguyên vẹn.
Thời gian qua. Nhưng thời gian có những dòng chảy khác nhau. Như dòng sông, dòng đời có chỗ nhanh chỗ chậm, có chỗ còn dừng lại như nước ao tù. Thời gian vũ trụ tất nhiên là một, nhưng thời gian trong tâm thay đổi với từng người. Dòng sông thời gian là một cho mọi người, nhưng mỗi người trôi đi trong dòng sông ấy một cách khác nhau.
Xấp xỉ bốn mươi, Otoko nghĩ Oki vẫn còn sống trong nàng, phải chăng là dòng thời gian của nàng đã không chảy. Hay hình ảnh Oki cùng nàng trôi với cùng một vận tốc, như cánh hoa trôi theo nước. Rồi nàng lại nghĩ, không biết dòng thời gian của đời nàng trôi thế nào, và Oki tuy vẫn không quên, nhưng tất có một dòng thời gian khác. Dù yêu nhau, chắc khó mà cùng trôi theo một dòng thời gian với nhau.
Hôm nay như mọi hôm, sau khi thức giấc nàng lấy tay xoa trán, rồi vuốt cổ, gáy, và dưới cánh tay. Da nàng rịn mồ hôi, hơi ẩm từ chân lông toát ra ướt áo ngủ. Keiko hình như thích mùi mồ hôi cũng như làn da trơn ướt của nàng khi mồ hôi ra, và nhiều khi đòi nàng cởi hết áo xống. Còn Otoko, nàng rất ghét mùi mồ hôi của chính mình.
Đêm qua, Keiko mười hai rưỡi mới về đến nhà. Có vẻ không tự nhiên, cô gái tránh mắt nàng. Chiếc quạt che bớt ánh đèn trần, Otoko nằm ngắm những tấm phác họa khuôn mặt hài nhi ghim trên vách. Mải ngắm tranh, nàng thờ ơ hỏi Keiko, «Em về muộn nhỉ...»
Otoko không thấy đứa con thiếu tháng của mình, nhưng được mẹ cho hay là tóc con đen. Khi nàng hỏi thêm về con, mẹ nàng nói, «Nó bé tí mà xinh lắm, hệt như con ngày xưa.» Otoko nghĩ mẹ nói vậy chỉ để chiều nàng. Gần đây nàng đã thấy ảnh trẻ sơ sinh, và trẻ con khi mới sanh xem ra đứa nào cũng xấu. Có ảnh đứa bé đang lọt lòng mẹ, hay cuống rốn còn dính với mẹ làm nàng thấy gớm.
Nàng không có ý niệm gì về khuôn mặt con. Nàng chỉ thấy nó trong tưởng tượng và cất giấu hình ảnh con trong tim. Nàng biết đứa bé nàng vẽ trong «Em bé lên trời» không giống con, mà nàng cũng không muốn vẽ một bức chân dung hiện thực. Tranh nàng sẽ là ấn tượng của nỗi mất mát, của tang tóc, và của tình thương cho đứa con nàng chưa bao giờ thấy mặt. Nàng đã nâng niu ý định từ lâu nên vẽ hình đứa con đã chết trở thành một ước mong mòn mỏi. Và bức tranh còn tượng trưng cho chính nàng đã qua được những năm tháng đau thương, cũng như cho mối tình buồn mà đẹp nàng dành cho Oki.
Otoko vẫn chưa vẽ được khuôn mặt đứa bé cho thật vừa ý. Khuôn mặt thần tiên của những ngọc nữ hay của chúa hài đồng thường quá rõ ràng sắc nét, trông có khi giả tạo, thậm chí như mặt người lớn vẽ nhỏ lại. Thay vì như vậy, nàng muốn mặt con nhạt mờ như sương khói, như một hồn ma không thuộc thế giới này mà cũng chưa sang hẳn thế giới bên kia. Khuôn mặt sẽ dịu hiền, sẽ mát mắt, nhưng lại gợi ra một mặt hồ ăm ắp u buồn.
Còn nữa, nàng không muốn tranh trừu tượng. Và nàng sẽ vẽ làm sao đây cái thân hình còm cõi của hài nhi thiếu tháng. Nàng sẽ vẽ như thế nào nền tranh và những vật phụ. Và Otoko lại tìm xem những cuốn ảnh chụp tranh của Redon và Chagall, nhưng những tác phẩm nổi danh ấy xa lạ quá để gợi hứng cho nàng.
Mấy bức tranh Nhật lại hiện ra trong trí Otoko, với bồ tát Kobo nằm mơ thấy được ngồi trên tòa sen tám cánh hầu chuyện đức Phật. Trong bức cổ nhất, nét mặt bồ tát trông trong sáng và khắc khổ. Những tấm về sau mềm mại và mỹ miều hơn. Còn những tấm mới nhất, bồ tát lại đẹp như một cô gái nhỏ.
Đêm trước Hội Rằm khi Keiko xin nàng vẽ chân dung, Otoko đã tưởng vì nghĩ tới con mà nàng định phỏng theo tranh Kobo thủa hài đồng để vẽ cô gái theo lối cổ điển loại Đức Mẹ Đồng Trinh. Nhưng về sau, nàng bắt đầu hồ nghi nàng thích tranh tôn giáo chẳng qua là muốn tự vẽ chân dung.
Phải chăng nàng mong tìm nơi Bồ tát Kobo cũng như Đức Mẹ đồng trinh cái trong trắng nàng khao khát cho bản thân. Mối hoài nghi như lưỡi gươm nàng không muốn mà tự tay đâm vào ngực mình. Nàng không chủ tâm ấn lưỡi gươm sâu hơn và sau cùng rút nó ra, nhưng vết thương để lại sẹo làm nàng thỉnh thoảng còn đau.
Otoko không định chép lại nguyên bản tranh bồ tát Kobo, nhưng hình ảnh vẫn ẩn náu trong tâm nàng. Ngay cả bức «Em bé lên trời» và «Đức mẹ đồng trinh» cũng gợi lên ý nàng muốn trong sạch hóa, hay đúng hơn thánh thiện hóa tình yêu của nàng cho con, và cho Keiko.
Keiko hôm mới thấy tranh mẹ nàng đã tưởng tranh nàng tự vẽ. Sau hôm ấy, thấy tranh mẹ, nàng lại nghĩ đến Keiko ngắm tranh và khen nàng đẹp. Thương nhớ mẹ mà vẽ, nhưng tranh có nét tự thương yêu chính mình. Mẹ con giống nhau đã vậy, nhưng thật ra có phần nàng đã tự vẽ mình.
Otoko vẫn yêu Oki, con nàng, và mẹ nàng, nhưng nàng không biết những tình yêu ấy có thay đổi hay không kể từ khi nàng không còn gần gũi những người thân ấy. Có thể phần nào những tình ấy đã trở thành tình yêu nàng dành cho chính nàng. Tất nhiên là nàng không có câu trả lời. Sự chết đã cách lìa nàng với con và mẹ nàng. Chia ly đã lấy đi Oki của nàng. Vậy mà những người thân yêu vẫn sống trong nàng. Nàng đơn phương đem cho cả ba một đời sống nối tiếp.
Hình ảnh của Oki nàng giữ trong tâm khảm đã cùng nàng trôi theo thời gian, và có lẽ vậy mà kỷ niệm của cuộc tình hai người đã biến dạng và nhuốm màu theo tình yêu nàng dành cho bản thân. Nàng không bao giờ nghĩ chuyện cũ chỉ là những hồn ma của quá khứ hiện về. Có thể một người nữ xa cách người yêu từ tuổi 17, trải qua hai thập niên cô đơn không tình yêu không hôn nhân, đã sống bằng hoài niệm của mối tình buồn, và mối tình đó đã quay hướng về mình. Cả tình yêu về sau dành cho Keiko, cô học trò trẻ đồng tính, có thể cũng chỉ là một hình thức của cái tình thương yêu chính mình ấy. Nên chi nàng đã nghĩ đến vẽ Keiko, một cô gái thích chiếm hữu đã đòi ngồi khỏa thân, như một nữ bồ tát trinh trắng trên tòa sen. Có lẽ thật ra Otoko đã muốn tự tạo một chân dung trong trắng. Xem ra cô gái mười sáu năm xưa yêu Oki sống mãi trong nàng và không bao giờ lớn lên hay già đi. Điều này Otoko không biết mà cũng không muốn biết.
Otoko tính cẩn thận, sáng dậy mà áo ngủ ướt mồ hôi, nàng thường ra khỏi giường thay ngay. Nhưng sáng nay nàng nằm lại, quay mặt về vách nhìn những tấm phác họa khuôn mặt hài nhi. Nàng đã gặp nhiều khó khăn khi phác họa chúng. Dù ngắn ngủi, con nàng dù sao cũng đã ra đời và đã sống. Nhưng Otoko muốn vẽ linh hồn một hài nhi chưa từng hội nhập thế gian này.
Keiko vẫn ngủ say, lưng quay lại Otoko. Chiếc chăn đơn mỏng quấn người trụt xuống ngang ngực. Keiko hay trang phục kiểu Nhật nên móng chân không bị hư hại vì mũi giầy cao gót. Ngón chân cô gái thanh và xinh đẹp đến nỗi như không phải là ngón chân người. Otoko tránh ngắm chân Keiko. Nhưng có khi cầm ngón chân Keiko, nàng cảm thấy thích thú một cách kỳ lạ, nghĩ ngón chân như vậy, người thế hệ nàng không thể có được. Thật là một cảm giác kỳ dị.
Mùi nước hoa thoảng tới mũi nàng. Nàng nghĩ mùi thơm hơi hắc cho con gái mới lớn, nhưng nhớ lại là thỉnh thoảng cô gái cũng có dùng. Nàng tò mò tại sao cô gái lại xức nước hoa này đêm qua. Nàng nhớ gần sáng Keiko mới về nhà. Thấy Otoko mải ngắm mấy tấm phác họa tranh con, cô gái vội vã lên giường quên cả tắm. Hình như cô gái ngủ ngay nhưng Otoko cũng không chắc vì sau đó chính nàng cũng thiếp đi.
Otoko ra khỏi giường tới bên Keiko nhìn gương mặt say ngủ của cô gái trong bóng mờ, rồi đi mở cửa chớp. Keiko buổi sáng thường nhanh nhẩu và nhẩy ra giúp Otoko. Nhưng sáng nay cô gái nằm yên trên giường.
Sau cùng Keiko đứng dậy. Cô gái nói:
- Hôm qua mãi gần ba giờ sáng em mới ngủ được.
Keiko bắt đầu thu dọn chăn đệm.
Otoko hỏi:
- Tại nóng phải không?
- Dạ...
- Đừng cất áo ngủ của cô nhé. Cô muốn bỏ giặt.
Otoko ôm áo vào phòng tắm. Keiko vào theo để đánh răng. Cô gái xem ra vội vã. Otoko hỏi:
- Sao không tắm luôn?
- Dạ...
- Hôm qua em đi ngủ mà không rửa mặt phải không?
- Vậy sao cô?
Otoko khả nghi vì vẻ lo ra của cô gái.
- Keiko, tối hôm qua em đi đâu?
Không có tiếng trả lời.
- Tắm đi Keiko, tắm xong em sẽ thấy khỏe cho mà coi.
- Dạ, em sẽ tắm.
Khi Otoko ra khỏi phòng tắm, Keiko đang chọn áo.
Otoko hỏi:
- Em ra phố bây giờ hả?
- Dạ...
- Em có hẹn với ai?
- Dạ...
- Ai đấy?
- Anh Taichiro.
Otoko ngơ ngác như chưa nghĩ ra là ai. Keiko cắt nghĩa:
- Anh Taichiro nhà ông Oki.
Keiko trả lời rành rẽ, thiếu điều nhắc đến liên hệ cha con giữa hai người đàn ông. Otoko muốn nói nhưng lạc mất giọng. Keiko nói tiếp:
- Em ra phi trường đón anh ấy hôm qua và hẹn sáng nay đưa đi thăm thành phố. Thật ra anh ấy hứa dẫn em đi... Otoko, em không bao giờ giấu cô điều gì. Sáng nay, việc đầu tiên là anh ấy sẽ đưa em đi xem đền Nisonin. Anh ấy muốn thăm một cái lăng trên ngọn đồi gần đấy.
- Đi thăm lăng?
- Anh ấy bảo lăng của một quý tộc trong triều đình.
- Vậy sao?
Keiko cởi áo ngủ, quay lưng trần lại Otoko.
- Em nghĩ em sẽ mặc kimono cho nó đàng hoàng. Hôm nay chắc sẽ nóng, nhưng ăn mặc xoàng xĩnh em sợ trông không được.
Otoko yên lặng nhìn cô gái thay đồ.
Keiko đưa tay ra sau nắm múi thắt lưng kéo mạnh. Cô gái nói một mình:
- Thắt lưng phải cho gọn và chặt.
Qua gương, Otoko nhìn cô gái trang điểm. Keiko nói:
- Cô đừng nhìn em chằm chặp như vậy.
Otoko cố gắng giữ vẻ dịu hiền. Keiko trang điểm xong, liếc vào gương, và xếp lại lọn tóc mai nơi vành tai. Cô gái đứng dậy, rồi lại ngồi xuống chọn nước hoa.
Otoko chau mày.
- Nước hoa xức đêm qua không rửa mà vẫn chưa đủ sao?
- Cô đừng lo.
- Xem ra em bồn chồn nhỉ?
Rồi Otoko hỏi tiếp:
- Keiko, tại sao em lại đi gặp anh ta?
- Anh ấy viết thư cho em báo tin anh ta tới.
Vừa nói Keiko ra tủ cất vội vã vào ngăn kéo mấy chiếc áo nàng đã đem ra để chọn. Otoko nói:
- Xếp lại cho ngăn nắp nào.
- Được mà, cô...
- Em lại phải gấp lại cho mà coi.
- Được mà...
Keiko nói mà không buồn nhìn lại tủ áo.
Otoko nghiêm giọng:
- eiko, làm ơn lại đây.
Keiko trở lại ngồi xuống và nhìn thẳng vào mắt nàng. Otoko quay đi. Nàng hỏi:
- Em không ăn sáng?
- Không sao cô, hôm qua em ăn tối trễ.
- Trễ đến khỏi cả ăn sáng?
- Dạ...
Otoko hỏi:
- Keiko, tại sao em đi gặp anh ấy?
- Em cũng không biết nữa.
- Em có muốn gặp người ta không?
- Dạ có.
- Thế là em là người khởi xướng ra cuộc gặp gỡ này. Em có thể cho cô biết tại sao không?
Keiko không trả lời.
Otoko mắt nhìn xuống hỏi tiếp:
- Em không đi gặp anh ấy có được không? Cô muốn em đừng đi. Em, làm ơn ở nhà cho cô.
- Tại sao lại không gặp hở cô. Chuyện này ăn nhằm gì đến cô?
- Tất nhiên là có.
- Nhưng cô có biết anh ấy là ai đâu.
- Em đã ngủ một đêm với ông bố, bây giờ lại đi hẹn hò với anh con trai. Coi sao được?
Otoko không nhắc nổi tên hai người đàn ông. Keiko nói:
- Ông Oki là nhân tình cũ của cô, em đồng ý. Nhưng anh Taichiro, cô chưa bao giờ gặp mặt. Anh ấy không có liên hệ gì với cô. Anh ta chỉ là con trai ông Oki. Cũng không phải là con cô nữa.
Lời nói phũ phàng làm Otoko tổn thương. Nàng nhớ lại vợ Oki đã sanh đứa con gái không lâu sau khi chính đứa con gái thiếu tháng của nàng qua đời. Otoko nói:
- Keiko, em quyến rũ anh ta phải không?
- Chính anh ấy viết cho em trước, báo giờ giấc máy bay tới...
- Em thân với anh ta đến suồng sã như vậy sao?
- Em không thích lối dùng chữ của cô.
- Em còn muốn cô nói thế nào? Rằng em với anh ấy có gian díu với nhau?
Otoko lấy cườm tay chùi mồ hôi trán. Nàng nói:
- Em là một con người đáng sợ.
Ánh mắt Keiko lóe lên, bí hiểm. Cô gái nói:
- Otoko, em thù ghét đàn ông.
- Keiko, đừng có đi. Cô xin em. Nếu em nhất định đi, thì đừng có về lại nhà này nữa.
- Cô! Keiko nói, dơm dớm nước mắt.
- Em định làm gì Taichiro?
Otoko lần đầu tiên gọi đến tên con trai người yêu cũ. Hai bàn tay nàng run rẽ trên đùi. Keiko đứng dậy. Cô gái nói:
- Em đi đây.
- Cô xin em đừng đi.
- Cô đánh em đi. Đánh em như hôm đi chùa Rêu về.
Keiko ngồi thêm một lúc như để đợi cho Otoko ra tay. Rồi cô gái vội vã ra khỏi nhà.
Otoko đẫm mồ hôi lạnh. Nàng ngồi quay ra ngoài vườn, thấy khóm tre lấp lánh trong nắng sớm. Sau cùng nàng đứng dậy vào phòng tắm mở nước. Nước chảy ào ào làm nàng giật mình. Vô tình đã vặn nước quá lớn, nàng vội vã vặn nhỏ lại. Nàng rửa mặt và bình tĩnh hơn, nhưng đầu óc vẫn còn căng. Nàng lấy khăn lạnh chườm trán và gáy.
Trở sang phòng ngoài, Otoko ngồi xuống trước tranh mẹ và mấy tấm phác họa con gái. Nàng bỗng chán chường với chính mình. Từ trước nàng vẫn thấy không ổn trong cuộc tình với Keiko, nhưng giờ đây cái không ổn ô nhiễm cả cuộc sống, tiêu hủy sinh khí của nàng, và làm cho nàng vô cùng mệt mỏi. Nàng nghĩ sống mà làm gì, và tại sao nàng chưa chết đi cho rảnh nợ.
Otoko như muốn cất tiếng gọi mẹ. Rồi nàng nghĩ đến tác phẩm «Mẹ già» của Nakamura Tsune, tác phẩm cuối cùng của họa sĩ trước khi chết trước mẹ. Tác phẩm làm nàng vô cùng xúc động. Nàng chưa bao giờ thấy bản chính, nhưng ảnh chụp lại cũng đủ gây xúc động mạnh cho nàng.
Nhà họa sĩ trẻ đã vẽ những bức tranh đầy sinh khí và gợi tình về những người đàn bà ông yêu. Ông dùng màu đỏ nhiều và có người thấy nơi ông ảnh hưởng của Rouault. Bức Chân dung Eroshenko nhà thơ mù, một trong những tuyệt tác của ông, thể hiện cái buồn trầm lặng cao quý của nhà thơ khuyết tật bằng những màu ấm và dịu. Nhưng tác phẩm cuối đời «Mẹ già» của ông lại vẽ bằng những màu tối và lạnh, và kỹ thuật giản dị chân chất. Tranh vẽ một người đàn bà gày gò mòn mỏi ngồi bán diện trước một bức tường lửng. Một bình nước đặt trong ô trống khoét vào tường khoảng trên đầu bà cụ. Chiếc cặp thủy treo lơ lửng một bên. Cái cặp thủy cho vào chắc chỉ để cho cân cảnh, nhưng Otoko rất thích chi tiết này cũng như những ngón tay già nua đang lần tràng hạt. Nàng thấy những chi tiết phản ánh cảm nghĩ của họa sĩ về sự chết, trong khi chính cuộc sống bản thân cũng sắp tàn. Cả bức tranh trong toàn diện nói lên điều này.
Otoko mở tủ lấy cuốn sưu tập những tác phẩm của Nakamura, so sánh tranh nàng với tranh của họa sĩ vẽ mẹ. Nàng đã chủ tâm vẽ mẹ như một người đàn bà trẻ đẹp, dù khi ấy mẹ nàng đã qua đời. Còn nữa, bức tranh không phải là bức tranh cuối đời của nàng, và không có bóng thần chết lảng vảng trong tranh. Tranh nàng còn hoàn toàn khác kiểu, vẽ theo lối cổ điển Nhật, trong khi tranh Nakamura lại mang nhiều ảnh hưởng tây phương. Ngồi ngắm bức ảnh chụp lại tranh Nakamura, nàng thấy tranh mình phiến diện.
Nàng nhắm chặt mắt, choáng váng như muốn ngất đi. Chính vì yêu mẹ mà Otoko đã vẽ tranh mẹ. Nàng chỉ có thể vẽ mẹ trẻ đẹp như trong thời điểm mãn khai nhất của bà. Bức tranh nông cạn làm sao nếu so với cái hiếu thảo như toát ra từ tranh vẽ mẹ của Nakamura khi chính bản thân ông cũng gần kề cái chết. Nhưng cả cuộc đời nàng cũng đã chẳng nông cạn như tranh nàng sao?
Otoko đã không vẽ tranh mẹ khi bà còn sống. Nàng lấy cảm hứng từ một tấm hình của mẹ. Rồi nàng đã vẽ mẹ còn trẻ đẹp hơn cả trong ảnh. Không quên mình giống mẹ, nàng thỉnh thoảng nhìn bóng mình trong gương khi vẽ. Nên chi bức chân dung có nét mỹ miều, nhưng thiếu chiều sâu và không có hồn.
Otoko nhớ mẹ rất ghét chụp ảnh sau khi dọn về Kyoto. Trong bài báo người ta dành cho nàng, nhiếp ảnh gia của tòa báo muốn chụp hai mẹ con, nhưng bà nhất định từ chối. Lần đầu tiên, Otoko hiểu bà từ chối là vì buồn phiền. Bà sống với con gái ở Kyoto như người đi đầy, và đã cắt liên lạc với cả những bạn thân cũ ở Tokyo. Otoko cũng cảm thấy nỗi buồn bị phụ bạc, nhưng nàng mới mười bảy khi chia ly, và vấn đề của nàng khác vấn đề của mẹ. Lại càng khác, vì nàng tiếp tục yêu Oki, mặc dù tình này đã làm nàng đau khổ hơn. Otoko suy nghĩ không biết có nên vẽ lại ảnh mẹ lần nữa không.
Keiko bây giờ đã bỏ đi gặp Taichiro. Otoko cảm thấy bị bỏ rơi. Nàng cảm thấy lo âu. Sáng nay Keiko có nói đến «trả thù». Cô gái còn nói «ghét đàn ông», nhưng biết đâu mà tin. Cô gái lấy cớ đã ăn tối hôm trước để bỏ điểm tâm đi hẹn với Taichiro. Keiko tính làm gì con trai của Oki? Chuyện gì sẽ xảy ra cho hai đứa? Chính nàng rồi sẽ ra sao, sau bao năm bị cầm tù bởi tình yêu dành cho Oki? Otoko cảm thấy không thể ngồi yên một chỗ, thụ động chờ sự việc xảy ra.
Không cấm nổi Keiko ra khỏi nhà, bây giờ nàng chỉ còn nước là đuổi theo, để chính nàng cảnh cáo Taichiro. Nhưng Keiko không nói Taichiro ở khách sạn nào, hay hai người hẹn nhau ở đâu.