PDA

View Full Version : Bích Huyết Kiếm - Kim Dung



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 [9] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

tintin27
04-03-2009, 03:19 PM
Hồi 9

Nằm ngủ trong trận ngũ hành

Mọi người đều chăm chú nhìn vào đùi Thừa Chí, Hoàng Chân đổi tay trái cầm
bàn tính chỉ chờ đợi Lã Nhị điểm ngã sư đệ là lập tức ra tay trợ cứu và tấn
công kẻ địch liền. Thấy chân Thừa Chí sắp đá tới, Lã Nhị tiên sinh chìa điếu cày ra,
nhanh như chớp nhoáng, điểm thẳng vào đùi kẻ địch. Ngờ đâu, cái đá đó là cái đá hờ,
thấy vai Lã Nhị vừa cử động, Thừa Chí đã rút ngay chân lại. Lã Nhị tiên sinh điểm hụt,
liền đưa luôn cái túi đựng thuốc đeo trên ống điếu, định điểm vào chỗ huyệt khác của
kẻ địch. Chân phải của Thừa Chí quay nửa vòng nhỏ, vừa vặn tránh khỏi cái túi thuốc
và tiện thể khẽ khều một cái, thoi vàng bị hất tung ra ngoài. Chân chàng vẫn chưa
ngừng, tiếp tục quét ngang cái nữa. Lã Nhị tiên sinh cũng rất lợi hại, hất luôn túi thuốc
đánh mạnh vào sau lưng chàng. Vội cúi mình cong lưng, Thừa Chí tựa như cái tên bắn
chếch sang bên phải, tay trái vỗ thoi vàng mà chàng vừa hất tung lên, cho bay tréo sang
bên phải. Đồng thời chàng dùng chân trái đá hai thỏi vàng dưới chân Lã Nhị, cả hai
thoi vàng đều tung lên cao cùng một lúc, chỉ thấy chàng dơ tay phải ba lần, cả ba thoi
vàng cùng rơi cả vào trong tay áo. Rồi chàng ung dung đứng yên, hỏi bâng quơ:
- Thế là tất cả các thoi vàng ở đây thuộc về tôi hết đấy nhé? Chẳng hay lời nói
của Lã lão tiền bối có đủ thẩm quyền hay không?
Mấy cử động vừa rồi của Thừa Chí nhanh nhẹn quá, mọi người chỉ thấy hoa mắt
rối rít. Chờ tới lúc hai người chia rẽ sang hai bên thì Thừa Chí đã hứng trọn ba thoi
vàng vào trong tay áo rồi. Hết thảy mọi người, cả phái Thạch Lương lẫn bang Long Du
đều phải khen ngợi chàng. Mặt đỏ bừng như son, không nói năng nửa lời, Lã Nhị dơ
bàn tay trái bổ luôn vào đầu Thừa Chí. Đồng thời chân phải y quay nửa vòng dùng gót
chân đá hậu và đạp luôn vào cổ chân của đối phương.
Đây là miếng quái chiêu trong thế võ Hạc Hình Quyền. Hai bàn tay tượng trưng
đôi cánh hạc dùng để bổ và đập đối phương. Còn hai chân một thẳng một co lại, bỗng
dài bỗng ngắn, tựa như bạch hạch lúc tranh đấu đá và đạp vậy. Chưa từng thấy qua
miếng quái quyền đó, Thừa Chí không dám tới gần, chỉ lượn quanh bên ngoài Lã Nhị
thôi. Chàng càng chạy càng nhanh. Thấy không dám tới gần, Lã Nhị tưởng chàng chỉ
nhanh nhẹn thôi, chớ võ nghệ rất kém.
Y liền tỏ vẻ khinh địch, cười ha hả, ngậm điếu cày hút một hơi thuốc, rồi thở khói
trắng ra. Chạy quanh mấy vòng, Thừa Chí đã hơi hiểu biết đường lối chưởng pháp của
y ra sao rồi. Thấy y hút thuốc thở khói tỏ vẻ kiêu ngạo, rất hợp ý mình. Thừa Chí bỗng
nhảy vọt lên dơ quyền nhằm sống mũi Lã Nhị đấm luôn. Giựt mình kinh hãi, Lã Nhị
không ngờ chàng lại táo gan đến thế! Y sấn lại, dơ điếu cày ra đỡ, Thừa Chí đổi quyền
ra chưởng, bắt lấy điếu cày, rồi dùng hai tay giựt mạnh, Lã Nhị cũng dùng sức kéo trở
lại. Đoán trước y sẽ phải hành động như vậy, Thừa Chí nhân lúc y đang mải miết kéo,
để hở mạng mỡ bên phải, liền đâm ngón tay vào huyệt Thiên Phủ của y, Lã Nhị cảm
thấy nửa người bên phải như tê liệt hẳn, đành phải buông rơi chiếc điếu cày.
Thừa Chí liếc mắt thấy Thanh Thanh đang hân hoan nhìn mình tỏ vẻ mừng rỡ, liền
nghĩ thầm: “Đã vậy, ta làm cách nầy cho nàng càng thấy thích thú hơn nữa!” Nghĩ
đoạn, chàng quay điếu cày lại, dí luôn chỗ thuốc đang cháy vào râu Lã Nhị. Vì Lã Nhị
vừa hút thêm một hơi nên chỗ tàn thuốc vẫn còn đỏ bỏng. Chàng vừa dí vào là râu kẻ
địch đã cháy xèo xèo ngay, khói xanh bốc lên khét lèn lẹt. Hoàng Chân lên tiếng gọi:
- Sư đệ chớ nên đùa giỡn như thế!
Thừa Chí để miệng vào đầu điếu cày, thổi mạnh một cái thế là tàn thuốc, sợi
thuốc như sao lửa bay ra, dính vào đầy mặt Lã Nhị. Hoàng Chân vừa tức vừa buồn
cười, nhảy lại giải huyệt cho Lã Nhị tiên sinh và tiện tay giật lấy ống điếu nhét trả vào
tay Lã Nhị. Đang đứng ngẩn người, Lã Nhị thấy mọi người đều nhịn cười nhìn thẳng
vào mặt mình, liền vứt ngay ống điếu xuống đất, quay mình bỏ chạy.
Vinh Thái đuổi theo, kéo tay áo y lại bị y hất mạnh một cái, loạng choạng suýt
ngã. Chỉ trong chớp mắt, Lã Nhị đã chạy mất dạng. Các người trong phái Thạch Lương
đã được thấy qua tài nghệ của Thừa Chí, nên không đến nổi ngạc nhiên lắm. Riêng có
bọn của bang Long Du xưa nay vẫn phục Lã Nhị tiên sinh như vị thiên thần, bây giờ
bỗng thấy một thằng nhỏ tuổi như vậy, chỉ dùng có một hai miếng võ đã đánh ông ta
bỏ chạy tơi bời. Vì vậy, cả bọn của bang Long Du đều sợ đến toát mồ hôi lạnh. Tất cả
mọi người có mặt tái đây đều ngạc nhiên, nhứt là Hoàng Chân lại ngạc nhiên hơn ai
hết. Chàng thấy Thừa Chí “Nhứt Chỉ thiên” món tuyệt kỷ của phái Hoa Sơn để điểm
huyệt Lã Nhị thì không lấy gì làm lạ, riêng có thế võ chạy vòng quanh và giơ tay áo
đón tiếp các thỏi vàng thì khác hẳn những thế võ mà trước kia chàng đã luyện tập, vậy
những thế võ đó chắc không phải của phái Hoa Sơn!
Còn Thôi Hy Mẫn thì quả thật chưa trông thấy rõ Thừa Chí đã làm cách nào mà
thắng kẻ địch, chỉ thấy hai người chạy loanh quanh mấy vòng, rồi thấy Lã Nhị bị thua
bỏ chạy.
Thanh Thanh và Tiểu Tuệ không nhịn được cười, ôm bụng cười đến nỗi bò lăn ra
đất. Dùng ngón tay gạt bàn tính một cái, Hoàng Chân nói:
- Vừa rồi ông già có tuyên bố lấy ra được ba thoi vàng dưới chân ông ta thì các
ngài sẽ trả lại số vàng cho chúng tôi. Tôi xin thay mặt anh em chúng tôi cảm ơn quý vị.
Vừa nói, chàng vừa chắp tay vái chào xung quanh đủ một vòng, rồi quay lại bảo
Hy Mẫn:
- Con lại nhặt những thỏi vàng đi!
Thôi Hy Mẫn vâng lời, cúi xuống định nhặt các thoi vàng, Vinh Thái trông thấy
bao nhiêu thoi vàng đỏ ối sắp lọt vào tay người khác, tức không thể nhịn được liền tiến
lên dơ cánh tay trái ra cản. Hy Mẫn bị đẩy lui mấy bước, tức giận quá, hét lên:
- Thế nào? Ông còn muốn thi thố tài nghệ nữa chăng?
Thấy thân pháp của Vinh Thái già dặn, Hoàng Chân biết đồ đệ mình địch không
nổi, liền hét lớn:
- Hy Mẫn con lui ra!
Chàng chắp tay, tươi cười nói:
- Cống hỷ phát tài! Bảo hiệu của ông chú là gì? Ông chú xưa nay buôn bán nghề gì?
Chúc quý tiệm sinh ý hưng long khắp bốn bể. Tài nguyên mậu thịnh tới ba sông!
Thì ra Hoàng Chân xuất thân là nhà buôn, tánh rất hoạt kê. Lúc sáp chiến, thể nào
chàng cũng nói những câu trong nghề nhà buôn, nhưng rất hoạt kê tức cười.Vinh Thái nổi giận, trả lời:
- Ai nói đùa với nhà ngươi? Ta đây họ Vinh tên Thái, đảm nhiệm bang chủ bang
Long Du, hiện chưa được lãnh giáo quý tánh đại danh là gì?
Hoàng Chân cười nói:
- Tiểu sinh họ Hoàng, thảo tự đơn danh một chữ Chân. Chân là chân thật, hàng
thật, giá cả có một không hai, lấy nghĩa là thế! Những hàng đáng giá một lượng, bản
hiệu không dám bán một lượng linh một phân. Bất cứ lão ấu, phụ nữa, bản hiệu đều
không lừa dối. Chẳng hay ông chủ định tới chiếu cố loại hàng gì của bản hiệu thế?
Chưa nghe hết lời nói của chàng, Vinh Thái đã nổi giận quát tháo:
- Ai hơi đâu đùa giỡn với mi nếu đánh nhau thì ta đâu có sợ đưa vũ khí cho ta
Anh em trong bang liền đưa ngay một cây thương lớn tới, Vinh Thái cầm lấy cây
thương, rung rung một cái, thành một thương hoa lớn bằng cái bát, và đâm thẳng vào
mặt Hoàng Chân liền. Lùi lại một bước, Hoàng Chân bỗng nhảy sang bên trái, ung
dung nói rằng:
- Chao ôi! Chúng ta buôn bán cứ việc buôn bán, còn những số vàng nầy không
thể nào không lấy!
Nói xong, chàng cất bàn tính, và bút đồng vào trong lòng, rồi cúi xuống nhặt
những thoi vàng.
Biết rõ võ nghệ của Hoàng Chân cao siêu hơn Vinh Thái nhiều, lẽ tất nhiên Vinh
Thái phải bị thua, Ôn Minh Nghĩa, Ôn Minh Ngô, hai người đồng thời xông lên, la lớn:
- Muốn lấy số vàng này không phải là dễ đâu!
Thấy hai anh em họ Ôn mạnh mẽ xông tới, Hoàng Chân ngồi xuống né mình về
bên phải tay trái bổ xuống luôn. Minh Ngô và Minh Nghĩa vừa tiến lên, đi theo thế trận
Ngũ hành thấy tay của Hoàng Chân đánh tới, đều lùi ngay lại. Ôn Minh Đạt và Ôn
Minh Sơn cùng tiến lên, Minh Sơn dơ tay ra cản thế công của Hoàng Chân, còn Ôn
Minh Thi ở phía sau nhắm lưng chàng đánh luôn, chàng bỗng sàng sang bên cạnh, anh em họ Ôn, mới nhanh nhẹn bao vây chàng luôn bằng trận ngũ hành . lúc này Hoàng Chân chỉ thấy bên địch không phải chỉ có năm người mà hằng hà sa số những tay chân vũ khí nhắm chàng đánh tới, chàng vội nhanh nhẹn dùng bút và bàn tính múa lên kín mít để giữ thế thủ mà thôi, thấy miếng thì giở miếng, thấy đòn thì gạt đòn, chớ không thể nào tấn công như trước được nữa. Thấy Hoàng Chân bị bao vây, chỉ có cố gắng
gạt đỡ chớ không sao đánh lại được, Vinh Thái mừng rỡ vô cùng, y tưởng là có cơ hội
cho mình được hưởng lợi, liền dở ngay thương pháp của Dương Gia, đâm luôn vào sau
lưng Hoàng Chân, Tiểu Tuệ thấy vậy sợ quá, lớn tiếng kêu lên:
- Hoàng sư bá cẩn thận!
Ngờ đâu, Hoàng Chân là đệ tử đầu tiên của phái Hoa Sơn, đã học hết võ công chân
truyền của phái Hoa Sơn rồi, nếu anh em họ Ôn không có trận pháp kỳ lạ nầy, thì dù
cho cả năm người cùng xông lên một lúc, cũng không thể địch nổi chàng.
Cây thương của Vinh Thái vừa đâm tới, Hoàng Chân vòng tay về phía sau vói một
cái, nắm chặt lấy ngọn cây thương. Thủ pháp nầy là “tay không cướp khí giới” nhanh nhẹn và hiệu quả vô cùng.
Nhờ có kinh nghiệm luyện tập mấy chục năm, Hoàng Chân còn nhanh nhẹn và lợi hại
hơn nhiều. Ông ta nắm được khí giới của đối phương, thừa thế dùng sức kéo mạnh một
cái, lôi cả Vinh Thái đến gần, đồng thời dơ tay trái gạt quyền của Minh Sơn, bước chânphải lên nửa bước tránh cái đá của Minh Nghĩa. Cái đá đó trúng ngay Vinh Thái thế là
cả người lẫn cây thương đều bay qua đầu sáu người ra ngoài rơi xuống đất. Nhưng sự
thật lúc Vinh Thái bị Hoàng Chân lôi lại gần, mạng mỡ ông ta bị vai phải Hoàng Chân
va mạnh một cái, đau tận xương tủy, ông ta chỉ kêu được một tiếng, đã lơ lửng bay ra
phía ngoài rồi ngã lăn xuống đất, chớ không phải ông ta đã bị Minh Nghĩa đá trúng.
Bọn đàn em bang Long Du vội chạy lại đỡ ông ta dậy, phó Bang chủ Văn Hoa và nhị
đệ tử Khấu Giáp Niên, đại đệ tử của Vinh Thái là Văn Hoa và Nhị đệ Tưởng Thông Tổ
thấy Vinh Thái thất thủ đều xấu hổ vô cùng. Rồi cả ba đều xông vào đánh bừa đi,
nhưng chưa được vài hiệp đã lần lượt bị Hoàng Chân đá tung ra ngoài. Văn Hoa còn bị
gãy cánh tay phải mang vết thương rất nặng. Vì thế người của bang Long Du không
còn ai dám nhảy vào chiến đấu nữa.
Hoàng Chân một mình đấu với năm anh em họ Ôn. Đánh tới lúc thật kịch liệt, chỉ
thấy sáu cái bóng người bay đi lượn lại, hoa cả mắt. Có lúc Hoàng Chân đột nhiên
xông ra khỏi vòng vây nhưng năm anh em họ Ôn như bóng với hình lập tức vây chặt
lại, Hoàng Chân trong lòng lo ngại vô cùng. Còn năm anh em họ Ôn cũng ngạc nhiên
quá, nghĩ thầm: “Không ngời tên già quê mùa cục mịch như vậy mà lối thủ lại kín đáo
đến thế!” Thấy họ càng đánh càng nhanh, năm người như bươm bướm, lượn quanh
khóm hoa, Hoàng Chân có lúc thấy mọi người muốn đá mình, vừa nhảy sang bên để
tránh, phía sau đã có người đấm một quyền tới rồi. Có khi vừa thấy một người dơ hai
tay định ôm mình vật lộn, ông ta định lùi lại để tránh, sau lưng đã có một ngọn cước đá
tới. Các miếng võ của anh em họ Ôn hình như ăn khớp với nhau vô cùng. Thấy anh em
họ càng đánh càng thêm biến hóa, và nhận rõ mình đang lâm vào tình trạng nguy
hiểm, ông ta thét to một tiếng, rút bàng tính và bút đồng ở trong người ra, tự bảo thầm:
“ Các người cậy có năm người địch một mình ta, dù ta có xử dụng khí giới cũng vẫn
chưa phải là hèn mà!” Nghĩ đoạn, chàng biến công ra thủ, dùng bàn tính đỡ những
miếng đánh xéo cạnh của địch và dùng bút đồng quét ngang điểm chéo, chuyên nhằm
các yếu huyệt của mấy anh em bên địch mà điểm loạn xạ.
Nhận thấy thế công đó lợi hại vô cùng, Ôn Minh Đạt liền huýt một tiếng còi. Ôn
Nam Dương vứt ngay khí giới cho năm anh em họ Ôn, tranh đấu bằng khí giới còn
nguy hiểm dữ dội hơn đánh bằng tay chân nhiều. Ai nấy đều há mồm trố mắt xem đến
nổi gan, tim đều rung động kinh hãi.
Thấy tình thế của sư phụ bị nguy cấp đến nơi, Hy Mẫn tự biết bản lãnh kém cỏi,
nhưng tình thầy trò rất nặng, không thể làm thinh được. Chàng hét lên một tiếng như
hổ gầm, rút đơn đao ra nhảy xổ vào trong trận Ngũ hành. Nhưng chàng mới tiến được
ba bước, bỗng thấy một bóng người thoáng qua mặt, rồi thấy bàn tay người ấy để vào
vai mình, Hy Mẫn giựt mình dơ đao chém ngang một nhát, nhưng người nọ khỏe quá,
đè chàng chịu hẳn xuống. Chàng phải vội thu đao lại, sợ chém người không được lại
chém phải bản thân mình.
Người nọ khẽ rỉ tai chàng:
- Thôi đại ca! Đừng có nhảy vào trong trận đó! Bằng không sẽ chết oan chết
uổng ngay tức khắc!
Nhìn kỹ mặt người nọ, Hy Mẫn mới biết là Thừa Chí. Vừa rồi, thấy Thừa Chí
điểm ngã Lã Nhị, chàng không phục tài cho lắm. Vì cho rằng Thừa Chí nhờ có sự maymắn, nên người mới thắng chớ không phải bởi thật tài! Nhưng bây giờ bị Thừa Chí khẽ
để tay lai vai, nửa thân chàng đã mềm nhũn, không thể dùng sức được.
- Sư phụ của anh không thua đâu đừng lo ngại.
Nói xong, Thừa Chí chăm chú nhìn sáu người chiến đấu. Có lúc chàng ngửng đầu
nhìn lên trần nhà, hình như đang nghĩ ngợi một vấn đề gì khó khăn thì phải. Tiểu Tuệ
bước tới cạnh chàng khẽ nói:
- Thừa Chí đại ca, mau vào giúp Hoàng sư bá đi! Họ năm người đánh một không
biết xấu hổ là gì?
Thừa Chí không trả lời, chỉ xua tay bảo nàng đứng ra xa, Tiểu Tuệ bị hất hủi,
ngượng quá, bĩu môi đi ra chỗ khác. Thấy vậy Thanh Thanh mừng thầm trong bụng.
Sáu người càng đánh càng nhanh, tuy đánh rất kịch liệt, nhưng không ai nghe
thấy tiếng khí giới va chạm, chỉ có tiếng kêu “vù vù” của các khí giới múa máy và tà
áo bay lượn thôi.
Thừa Chí bỗng nhảy tới trước mặt Tiểu Tuệ nói:
- Em Tiểu Tuệ, đừng vội trách tôi vô lễ. Vừa rồi, tôi đang mãi nghĩ một vấn đề
nan giải, mê mẩn cả tâm hồn. Nhưng bây giờ tôi đã nghĩ thông điều đó rồi.
Tiểu Tuệ vội nói:
Trong trường hợp này, hà tất anh phải xin lỗi anh mau nghĩ cách giúp sư bá đi.
Thấy Thừa chí vẫn đứng im Tiểu Tuệ lại thúc giục:
- Anh này hay thật! Không biết phân biệt việc khinh việc trọng! Có điều gì khó
khăn nghĩ chưa ra, để lát nữa đánh xong, rồi hãy nghĩ với ngợi có hơn không?
Thừa Chí cười nói:
- Vấn đề tôi đang suy nghĩ đó là cách phá trận Ngũ hành, em không thấy hay sao,
họ có bao giờ va chạm khí giới đâu?
- Vâng, em cũng lấy làm lạ!
Hy Mẫn đã có chút kính phục tài Thừa Chí liền hỏi:
- Thế là nghĩa gì chứ Tiểu sư thúc!
Thừa Chí trả lời:
- Điểm cốt yếu của trận thế này là “nhanh” để đôi bên khí giới va chạm nhau, tình thế
tất phải chậm chạp đi. Bởi vậy cách phá trận nầy phải dùng “nhanh đánh lại nhanh”.
Nghĩa là phải đánh nhanh hơn bọn họ, thì phá được trận Ngũ hành này ngay.
Hy Mẫn lắc đầu nói:
- Xưa nay họ đã luyện tập thuần thục lắm rồi, mình làm sao đánh nhanh hơn họ
được?
Thừa Chí mỉm cười nói:
- Tôi đánh thử xem!
Chàng quay đầu bảo Tiểu Tuệ:- Em Tiểu Tuệ, cho tôi mượn chiếc trâm cài tóc.
Tiểu Tuệ đưa ngay chiếc trâm cài đầu cho Thừa Chí. Thấy chiếc ngọc trâm đó
trong trẻo đẹp đẽ vô cùng, Thừa Chí nói:
- Tôi sẽ dùng chiếc trâm bằng ngọc thạch nầy để đối địch với anh em họ Ôn.
Hy Mẫn và Tiểu Tuệ tưởng chàng nói bông đùa, vì chiếc trâm ấy chỉ khẽ bẻ là
gãy đôi rồi thì dùng làm võ khí sao được?
Hai người đang nghi ngờ, bỗng nghe thấy Thừa Chí lớn tiếng bảo Hoàng Chân:
- Đại sư huynh! Mậu Thổ sinh ất mộc, đạp Càn Cung tẩu Khảm vị.
Hoàng Chân chưa hiểu gì cả, ngẩn người ra. Ông già Ngũ lão đều sợ hãi và ngạc
nhiên thầm. Họ tự hỏi: “Tại sao chỉ trong chốc lát, thằng nhỏ nầy đã biết rõ bí mật Ngũ
hành trận của chúng ta rồi?”
Thừa Chí lại kêu lên:
- Đinh hòa khắc Canh kim tẩu, Trấn Cung xuất Ly vị!
Từ nãy tới giờ Hoàng Chân bất luận dùng cương công hay là lừa đảo một cách
khôn khéo vẫn không sao thoát khỏi được sự bao vây của năm anh em họ Ôn. Ông ta
đã nghĩ tới sự anh em họ Ôn căn cứ vào Ngũ hành sanh khách biến hóa và dùng
phương vị Bát Quái để bao vây mình. Nhưng mấy lần tấn công đột nhiên ông ta đều bị
anh em Ngũ tổ cản trở lại một cách khéo léo. Nay bỗng nghe thấy Thừa Chí mách bảo,
Hoàng Chân nghĩ thầm: “Ta cứ theo ý kiến của chú ấy đánh thử xem may ra phá nổi
cũng nên!”
Theo lời dặn của Thừa Chí, ông ta tiến thẳng Trấn Cung, thoát ra Ly vị, quả nhiên
thấy có chỗ trống liền nhắm chỗ trống đó xuyên ra.
Bỗng nghe thấy Thừa Chí lại lớn tiếng gọi:
- Chạy Càn vị! Chạy Càn vị!
Tuy rõ ràng thấy Càn vị đang có Ôn Minh Sơn, Ôn Minh Thi hai người cản trở,
nhưng biết thời cơ không thể bỏ lỡ, Hoàng Chân không suy nghĩ gì cả, xông luôn vào
chỗ hai kẻ địch. Ông ta vừa tới nơi, hai người kia liền rẽ sang hai bên để bao vây, còn
chỗ trống đó Minh Đạt và Minh Ngô chưa kịp tới thay phiên.
Thân pháp của họ Hoàng nhanh nhẹn vô cùng, do bút đồng ra điểm bên phải và dùng
bàn tính bổ xuống bên trái, ông ta đã nhảy ra ngoài vòng vây, đứng ngay bên cạnh
Thừa Chí.
Năm anh em họ Ôn thấy Hoàng Chân đã ra khỏi trận Ngũ hành đều kinh ngạc vô
cùng, vì từ khi lập thành trận này tới giờ chưa có ai có thể thoát ra.
Ôn Minh bèn hắng giọng nói:
- Ngài đã ra khỏi Ngũ hành trận của chúng tôi thân thủ đã phi thường lắm rồi!
Các hạ là người của phái Hoa Sơn phải không? Với lão tiền bối Mộc Nhân Thanh,
ngài xưng hô ra sao?
Ra khỏi vòng vây, Hoàng Chân lại tươi tỉnh và pha trò ngay. Ông ta trả lời:
- Mục lão tiền bối là ân sư của tôi. Thế nào? Tôi, tên đồ đệ tầm thường nầy đã
làm mất sĩ diện của cụ ta phải không?Ôn Minh Đạt nói:
- Thảo nào! Võ nghệ của ngài, chúng tôi nhận thấy quả thật là đích truyền của
phái Hoa Sơn!
- Đánh nhau, chúng ta cũng đả choảng nhau rồi! Các ngài những năm người vây
đánh mình tôi! Tuy kẻ hèn này không đủ tài quật ngã năm ông chủ lớn, nhưng các vị
cũng chẳng hạ nổi đứa bán hàng rong này! Buôn bán như vậy cũng công bằng đấy
nhỉ? Nửa cân tám lạng! Thế còn số vàng nầy các ngài tính sao?
Nói xong, Hoàng Chân quay đầu lại bảo Vinh Thái:
- Còn ông trưởng quầy nầy, chuyến buôn này có chủ rồi. Số vàng này không có phần của ông đâu!
Xấu hổ quá, Vinh Thái tự biết võ nghệ của mình còn kém người ta xa lắm, liền
miễn cưỡng trả lời cho đỡ ngượng:
- Anh chàng họ Hoàng kia đừng có ngông cuồng như thế! Sẽ có một ngày anh lọt
vào tay ta!
Hoàng Chân cười mỉa:
- Quý tiệm có hàng gì buôn bán được, định chiếu cố tới tiểu hiệu, dù lỗ hay lãi
cũng không sao, chúng ta cùng nghề với nhau cả, giá cả có thể đặc biệt thương lượng
được.
Đánh thì không đủ sức hạ người ta, mà đấu khẩu thì Vinh Thái cũng kém nốt, y
tức giận vô cùng dẫn luôn đồ đệ và đàn em trong bang rút lui ngay tức thì.
Mặc kệ bọn Long Du tới hay lui, Minh Đạt chỉ nói với Hoàng Chân thôi:
- Xét võ nghệ của ngài, cũng có thể gọi là hào kiệt đương thời. Thôi, thế này vậy!
Nể mặt ngài, số vàng nầy chúng tôi xin hoàn lại một nửa.
Sợ cái danh của phái Hoa Sơn, Minh Đạt không muốn gây thêm kẻ thù, nên có ý
dàn xếp cho xong chuyện.
Hoàng Chân cười nói:
- Nếu số vàng nầy là của riêng của tiểu đệ thì dù bây giờ làm ăn khó khăn vì thiên hạ
loạn lạc, đệ cũng xin biếu cả, quý hồ các bạn cần tiền xài tới. Nhưng lão huynh cũng
nên rõ hộ cho, số vàng nầy là quân lương của Sấm Vương, do tên đồ đệ bất tài của đệ
phụ trách áp tải, đã bị người thủ hạ của lão huynh lượm được! Như vậy, đệ biết làm
sao bây giờ?
Ôn Minh Nghĩa nổi giận:
- Bạn muốn lấy cả số vàng này cũng được! Nhưng phải có hai điều kiện!
Vẫn một giọng hài hước, Hoàng Chân ung dung đáp:
- Cứ việc cho giá cả đi! Điều đó dễ thương lượng lắm! Muốn nói thách tới đâu,
đệ cũng có thể trả giá được. Cứ việc nói đi, để chúng đệ thong thả bàn tính sau!
Ôn Minh Nghĩa nói:- Không phải bàn tính gì cả. Điều thứ nhất là: Ngài phải đem lễ vật đến để trao
đổi các thoi vàng. Lễ vật ấy không bắt buộc là bao nhiêu. Đó là lệ luật của phái chúng
tôi, một khi tài vật đã đến tay, quyết không trả lại cho thất chủ một cách quá dễ dàng.
Biết rõ họ cho điều kiện đó cốt để lấy lại chút sĩ diện thôi, Hoàng Chân nhận thấy
phái Thạch Lương đã ưng thuận trả lại số vàng đó rồi. Ông ta nghĩ thầm: “Nếu vậy ta
cũng không nên gây thù oán với họ làm gì!” Nghĩ đoạn, Hoàng Chân nghiêm ngay nét
mặt lại, trả lời bằng một giọng rất đứng đắn:
- Năm vị Ôn gia đã nói như vậy, đệ xin tuân lệnh. Sáng sớm mai, đệ vào thành Từ
Châu sửa soạn một phần trọng lễ rồi sẽ thân hành đem tới. Đệ cũng sẽ cho đặt mấy
mâm rượu, mời vài người bạn ở địa phương nầy đến hầu rượu quý vị.
Thấy ông ta nói hợp tình hợp lý quá, Minh Nghĩa liền trả lời:
- Như thế cũng được. Còn điều kiện thứ hai là: Phải để anh bạnh trẻ họ Viên này
lại cho chúng tôi.
Hoàng Chân ngạc nhiên, nghĩ thầm: “Vì các người chịu trả lại số vàng, ta mới quá
nể, để cho mọi người được bảo toàn thể diện rồi, hà tất còn phải đòi hỏi thêm chi tiết
nữa?” Ông ta đâu biết việc rất quan hệ và rất phức tạp, như việc Thừa Chí biết rõ hết
chuyện bí ẩn giữa Ôn Nghi và Kim Sà Lang quân. Như vậy Ngũ lão thể nào cũng phải
giết cho kỳ được Thừa Chí họ mới can tâm. Còn tờ “bản đồ” của Kim Sà Lang quân,
họ yên trí là Thừa Chí đã thấy được, nên họ phải cố giữ Thừa Chí lại để đòi cho kỳ
được bức bản đồ ấy. Họ vẫn biết võ nghệ của Thừa Chí rất cao cường, nhưng họ tin
tượng rằng với trận Ngũ hành này thì làm gì mà không thắng được chàng.
Hoàng Chân nói:
- Đáng lẽ tôi hoan nghênh lắm nhưng chỉ sợ chú ấy ở độ một năm hay sáu
tháng thì quý vị lỗ vốn nhiều lắm, chịu không nổi đâu.
Hy Mẫn biết rõ tánh nết sư phụ của chàng, hễ lúc nào nói bông đùa là ông ta đã
nổi cơn tức giận rồi. Đoán chắc hai bên lại sắp đánh nhau, chàng liền cầm khí giới
chăm chú nhìn vào kẻ địch.
Minh Đạt cười nhạt một tiếng rồi nói:
- Chú em họ Viên nầy sẵn vừa rồi đã mách nước cho ngài thoát ra khỏi trận Ngũ hành
của chúng tôi. Như vậy chắc chú ấy đã hiểu hết bí quyết của trận đó, nên chúng tôi
muốn mời chú ấy phá thử xem!
Thì ra trận Ngũ hành của họ có những năm trận pháp. Vừa rồi, đối với Hoàng
Chân, anh em họ Ôn xử dụng trận pháp thứ hai là ất Mộc trận pháp, nhưng còn rất
nhiều võ thuật biến hóa kỳ lạ họ chưa xử dụng tới, nên họ mới thi tài thách thức Thừa
Chí phá trận là thế!
Đã được nếm mùi trận pháp đó rồi, Hoàng Chân nghĩ thầm: “Ta có mấy chục năm
công lực mà không thoát ra được, tuy chú Thừa chí đã chỉ cho ta thoát ra khỏi trận, nhưng người đứng ngoài bao giờ cũng sáng suốt hơn là người trong trận, chỉ sợ chú ấy đối phó không nổi.”
Nghĩ xong, ông ta liền nói:
- Trận pháp của quý vị lợi hại lắm! Vừa rồi tôi đã được lãnh giáo rồi. Còn tiểu
đệ, tuổi chỉ bằng con cháu của quý Ngài, quý Ngài hà tất phải xử khó dễ với hắn làm
gì? Nếu quý Ngài thấy hắn chướng tai gai mắt, thì chỉ một vị trong quý huynh đệ ra
dạy bảo qua loa là được rồi.Lời nói của Hoàng Chân bề ngoài hình như có vẻ sợ sệt, nhưng sự thật thì dồn
Ngũ lão vào chỗ bí phải “một chọi một”. Vì ông ta nghĩ rằng nếu Thừa Chí đấu với
từng người một, vị tất đã thua anh em họ. Ôn Minh Sơn cười nhạt:
- Phái Hoa Sơn đã lừng tên tuổi khắp chốn giang hồ từ bao lâu nay, không lẽ vừa
mới thấy cái trận Ngũ hành nho nhỏ nầy lại sợ đến nỗi phải rụt đầu rụt cổ lại! Nếu
vậy, từ nay xin quý phái đừng có xưng tên hiệu trên chốn giang hồ nữa nhé.
Thôi Hy Mẫn cả giận, ở phía sau Hoàng Chân xông ra, la lớn:
- Ai bảo phái Hoa Sơn chúng ta sợ các ngươi?
Ôn Minh Sơn cười nói:
- Vậy thì ra đây thử coi nào!
Không biết nặng nhẹ sống chết là gì cả, Hy Mẫn nhảy ra định đánh, Thừa Chí kéo
hắn lại và khẽ nói:
- Thôi đại ca! Để tôi ra trước! Khi nào sắp thua, đại ca hãy ra giúp tôi!
Hy Mẫn gật đầu nói:
- Hay lắm, khi nào chú cần tôi giúp, cứ gọi ngay “Hy Mẫn” là tôi xông vào liền.
Xin chú đừng có gọi “Thôi đại ca, Thôi đại ca” lôi thôi phiền phức như thế nữa!
Thừa Chí gật đầu. Tiểu Tuệ đứng bên cạnh nghe thấy bật phì cười. Hy Mẫn trợn
mắt nhìn rồi hỏi:
- Cô cười cái gì?
Tiểu Tuệ vẫn không nín cười:
- Tôi có cười gì anh đâu? Bỗng tự dưng buồng cười thì tôi cười chơi đấy chớ!
Hy Mẫn định hỏi vặn thêm thì Thừa Chí đã nhảy ra rồi. Tay vẫn cầm ngọc trâm,
chàng nói:
- Ngũ hành trận của phái Thạch Lương lợi lại lắm! Quả thật tiểu bối chưa hề thấy bao
giờ!
Minh Nghĩa quát lớn:
- Ngươi chưa sạch hơi sữa, có nhiều cái vật tầm thường nhà ngươi còn chưa thấy
qua, huống hồ trận Ngũ Hành anh em mỗ gia thì làm sao ngươi thấy được!
Thừa Chí vẫn điềm tĩnh trả lời:
- Nếu các cụ định giữ tôi ở lại, thì thật quả đúng với ước mong của tôi quá, vì tôi
cũng muốn nhân dịp này lãnh giáo những bí quyết huyền ảo về trận Ngũ hành của
mình.
Hy Mẫn không nhịn được vội nói:
- Tiểu sư thúc! Họ giữ chú ở lại định hãm hại chú đấy!
Tiểu Tuệ lại bật phì cười. Thừa Chí quay đầu lại nhìn Hy Mẫn vừa cười vừa nói:
- Các cụ ấy là người có tuổi, không bao giờ bắt nạt những tiểu đầu! Thôi đại ca
cứ yên tâm.Xong chàng quay lại nói với Ngũ lão:
- Tôi ra hầu các cụ. Xin các cụ nhẹ tay cho!
Nghe lời nói của chàng rất khiêm tốn, rõ ràng là khiếp sợ, đến khi thấy chàng
bước ra, ung dung thư thả, không có vẻ núng cả, ai nấy đều không hiểu ý định của
chàng ra sao.
Năm anh em họ Ôn đều thử qua tài chàng rồi, nên không nào dám khinh thường
chàng cả. Họ cùng giơ tay ra hiệu, Minh Nghĩa và Minh Sơn nhảy sang bên phải, Minh
Thi và Minh đại vòng sang phía trái. Chỉ trong nháy mắt, anh em họ đã bố kín
đáo rồi. Thừa Chí làm như vẫn không hay biết gì cả, tay chào rồi hỏi:
- Chúng ta đấu ngay ở chỗ đất bằng nầy ư?
ừ không cần phải bày mai hoa thung chi cho mệt
- các cụ là tiền bối của chú thanh, tôi không dám vô lễ mà động tới đao thương. Tôi chỉ dùng cái trâm ngọc nầy để xin
lãnh giáo các cụ vài miếng.
Chàng vừa nói xong, ai nấy đều giựt mình kinh ngạc vì lẽ nhận thấy chàng nói
như thế thật là ngông cuồng quá lẽ. Chiếc trâm bằng ngọc chưa chắc đã giết nổi con
cánh cam (tức con quít), chỉ khẽ đụng vào là gãy, thì va chạm sao được với đao kiếm
bằng thép của Ngũ Lão.
Hoàng Chân biết lúc bấy giờ có nói cũng vô dụng, đành phải cầm sẵn bàn tính và
bút, chờ khi nào sư đệ lâm nguy là nhảy ngay vào cứu giúp. Tiến lại gần Hy Mẫn và
Tiểu Tuệ, Hoàng Chân khẽ căn dặn:
- Bên địch mạnh và nhiều người hơn ta. Lát nữa, khi nào ta bảo các con chạy, là
cứ việc nhảy lên trên mái nhà tẩu luôn. Đã có ta và Viên sư đệ đoạn hậu, dù hai ta có bị
lâm vào tình thế nguy hiểm nguy đến đâu, các con cũng đừng có quay trở lại giúp đỡ
chúng ta.
Hy Mẫn và Tiểu Tuệ đều xin vâng lời. Hoàng Chân tự tin sức mình và Thừa Chí có thể
kiếm cách thoát thân được, chỉ cần Hy Mẫn và tiểu tuệ thoát được thì sau đó chàn kéo thêm mấy người nữa đến phá trận thì thế nào cũng phá vỡ trận
đó ngay. Mấy người mà Hoàng Chân tính mời tới phá trận là: vợ chồng Nhị sư đệ
Nông Quy Thân ở núi Bàn Thạch, Phổ Thiện đại sư ở chùa Hoa Nghiêm tỉnh Hà Bắc,
và thêm sư phụ ông ta là Mộc Nhân Thanh hoặc Mộc Tang đạo nhân cũng được. Bốn
người nói trên và ông ta là năm, mỗi người phụ trách đánh một trong Ngũ lão, khiến
anh em họ bị tản mác, không thể cứu giúp được nhau, Ngũ hành trận tất nhiên phải tan
vỡ. Nếu một chọi một thì năm anh em họ Ôn không phải là địch thủ của những người
nói trên.
Là người có tánh hay pha trò nói bông, Hoàng Chân lại còn là con người mưu tính
rất giỏi. Trong số năm người ông ta định mời đến đánh anh em họ Ôn không thấy có
tên Thừa Chí là vì chàng cho tiểu sư đệ còn thiếu kinh nghiệm để làm hư việc lớn. Như
vậy đủ thấy chàng tính toán cẩn thận biết bao!
Thừa Chí lại lên tiếng:
- Các cụ đã thành tâm chỉ giáo cho, sao lại rút bớt đi một thế trận, khiến tiểu bối
không học được đủ toàn bộ!
Minh Đạt ngạc nhiên hỏi:- Cái gì là toàn bộ hay không toàn bộ?
Thừa Chí trả lời:
- Ngoài trận Ngũ hành nầy, các cụ còn Bát Quái trận để phò tá. Sao các cụ không
bày cả ra, để tiểu bối được thêm sáng mắt?
Minh Nghĩa quát lớn:
- Đó là nhà ngươi tự đòi lấy cái chết, chớ đừng có oán hận gì nữa đấy nhé?
Nói xong, Minh Nghĩa quay lại bảo Ôn Nam Dương:
- Nam Dương! Gọi các em lại đây!
Nam Dương là lãnh tụ đời thứ hai của phái Thạch Lương. Chàng phẩy tay một cái,
mười lăm người đều nhảy ra, Hoàng Chân thấy bọn người đó, có nam có nữ, lại có cả
hai vị hòa thượng nữa. Sau khi thấy hiệu lịnh của Nam Dương, mười sáu người chạy
quanh Ngũ lão, trông thật đẹp mắt. Thừa Chí đứng ở giữa, Ngũ lão vây xung quanh
như bàn thạch, bên ngoài lại có thêm 16 người chạy đi chạy lại. Có một điều lạ nhứt là
không hề nghe thấy tiếng chân của bọn họ. Dù là người giàu kiến thức, Hoàng Chân
thấy tình thế này cũng phải sợ hãi.
Hoàng Chân nghĩ thầm: “Viên sư đệ rõ thật còn trẻ người non dại thật! Nếu y chỉ
đấu riêng với Ngũ lão thôi, để lúc gặp nguy hiểm ta còn có thể xông vào cứu y được.
Bây giờ lại có thêm mười sáu người cản trở, mọi chỗ hổng đều bị họ bịt kín hết cả thế
này, đến con ruồi con muỗi cũng không thể bay lọt vào được, huống chi là con người!”
Thừa Chí dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bên phải cầm chiếc ngọc trâm, còn
tay trái phẩy một cái, co chân phải lên, lấy chân trái làm trục, người chàng bỗng quay
đi bốn năm vòng. Thấy chàng cử động, Ngũ lão họ Ôn lập tức thúc đẩy trận thế, và
cũng chăm nhìn xem chàng cử động ra sao. Nhưng Thừa Chí chỉ chuyển động ở chỗ cũ
thôi chớ không ra tay đánh.
Thì ra, trước kia Kim Sà Lang quân đánh với Ngũ lão không may thất thủ bị bắt.
Sau khi trốn được về ở trong hang động trên đỉnh núi Hoa Sơn, chàng khổ công nghĩ
ngợi rút cuộc đã khám phá được mọi bí quyết huyền ảo của trận Ngũ hành và nghiên
cứu ra những chỗ kỳ diệu của trận đó là: Bất cứ kẻ địch xông xáo hay tấn công thế nào,
năm anh em họ Ôn đều dùng những miếng võ rất lợi hại phản kích lại. Một người ra
tay đánh, bốn người kia liên tiếp đánh theo, cho tới khi nào kẻ địch bị bắt mới thôi.
Tuy đã tìm kiếm ra mọi sự bí mật nhưng làm cách nào mà phá nổi trận thế? Hạ
Tuyết Nghi vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Suốt mấy năm liền, ông ta đã nghĩ nát
óc, nhưng kết quả chẳng tìm ra phương pháp nào có hiệu quả, trong một lần đi dạo núi ông bỗng gặp một con cạp nong (một loại rắn rất độc)
đang bò ở trong đám cỏ. Trông thấy bóng người, nó quấn tròn lại, ngửng đầu lên
không hề cử động.
Sở dĩ Hạ Tuyết Nghi được người ta đặt cho biệt hiệu là Kim Sà Lang quân cố
nhiên bởi ngoài những hành động lanh lẹ, hiểm độc, hung ác, ông ta thích nuôi rắn
độc, để lấy nọc độc làm thuốc bôi trên đầu những ám khí. Năm nọ, vợ Ôn Minh Lộc,
em dâu của anh em họ Ôn bị trúng phải tên độc chết ngay tại chỗ. Thuốc độc trên đầu
những mũi tên đó đều là nọc rắn độc cả. Ông ta rất thạo thuộc tánh nết của các loại
rắn, biết rằng khi rắn quay tròn ngửng đầu lên, là nó chờ đợi kẻ địch ra tay trước. Khi
kẻ địch tấn công, rắn nọ lập tức thực hư mà cản lại. Nếu địch đứng yên, nó ít khi tấncông trước. Vì chưa biết rõ thực hư của địch ra sao, nếu tấn công trước, thường thường
hay bị thiệt thòi. Xúc động linh cơ, Hạ Tuyết Nghi nhìn qua, vừa nhảy vừa kêu la, lộn
mấy vòng trên bãi cỏ. Chiến lược phá Ngũ hành trận được hết định ngay từ đấy. Nghĩa
là căn cứ bốn chữ: “Hậu phát chế nhân” (đánh sau nhưng lại kìm chế địch trước.)
Trong võ thuật, người ta chú trọng vào sức mạnh và sự nhanh nhẹn. Chánh sách “Hậu
phát chế nhân” của ông lại trái ngược hẳn.
Đã có thủ đoạn để giải quyết vấn đề nên mọi việc đều thông suốt ngay. Không đầy một tháng,
ông ta đã sáng tạo xong toàn bộ phương pháp phá trận Ngũ hành. Rồi ông ta ghi chép
ngay vào trong cuốn “Kim Sà Bí kíp.” Ông ta còn hoài nghi, chưa chắc cuốn Bí Kíp đó
đã có người tìm thấy! Ví dụ có người kiếm được, chỉ sợ lúc đó đã qua hàng nghìn,
hàng trăm năm sau và khi ấy, xác của anh em họ Ôn đã hóa ra cát bụi lâu rồi! Tuy
vậy, thù oán bị anh em họ Ôn cắt đứt mất gân chân, trở thành một phế nhân, ông ta đời
nào chịu để yên. Vả lại, ông ta nghĩ rằng: “Dù anh em họ Ôn đã chết rồi, nhưng Ngũ
hành trận của họ vẫn lưu truyền lại cho con cháu. Sau nầy, nếu không phá nổi trận đó,
có phải Thạch Lương được xưng hùng xưng bá ở thiên hạ không?” Cho nên, ông cất
công viết hết cách phá trận vào trong Bí Kíp để nhờ người nhặt được cuốn Bí Kíp báo
thù hộ cho. Mặc dù chuyện đó viễn vông thật, nhưng ông ta vẫn yên trí thế nào cũng sẽ
được toại nguyện.
Thừa Chí đang xử dụng chánh sách “Hậu phát chế nhân” mới quay được vài vòng,
đã thúc đẩy Ngũ hành Bát Quái trận phát động toàn bộ rồi.
Ngũ lão phải chờ cho chàng ra tay rồi mới thừa thế nhảy xô vào, nhưng thấy chàng
quay càng chậm, không có vẻ gì là muốn tấn công cả. Sau cùng, chàng lại ngồi xuống,
hai tay để lên trên đầu gối, mặt tươi tỉnh mỉm cười.
Nhưng ngưòi đứng xem đều ngơ ngác không hiểu và nghĩ thầm rằng: “trước mặt
kẻ địch sao chàng lại đùa giỡn như thế?” Nhưng họ có biết đâu đó là kế “mạn quân”
của Thừa Chí, một mặt dụ địch tấn công, còn một mặt nữa là làm cho địch nóng lòng
sốt ruột, không thể nào giữ sự trầm tĩnh được nữa. Thấy chàng ngồi xuống, quả nhiên
Ôn Minh Nghĩa không sao nhịn được liền vỗ tay một cái, định tấn công phía sau lưng
chàng. Ôn Minh Ngô vội cản lại:
- Nhị ca đừng làm loạn trận pháp!
Ôn Minh Nghĩa đành phải ngừng lại. Ngũ lão càng chạy càng nhanh cứ tiếp tục
quay vòng quanh như trước, chỉ chờ chàng ra tay là họ cũng ùa vào ngay. Vì khi tấn
công, mục đích của mình chỉ chăm chú vào công việc kích đối phương, toàn thân sẽ có
vô số chỗ để hở ngay. Ngũ hành trận cần dùng một người hấp dẫn đối phương tấn
công, bốn người kia thì nhằm chỗ hở của địch mà tập kích. Lý thuyết “tương sinh
tương khắc” sự thật có ý nghĩa ấy. Bây giờ Thừa Chí không động đậy gì cả, như vậy
toàn thân chàng chỗ nào cũng phòng bị chu đáo, Ngũ lão đành chịu bó tay không làm
gì nổi chàng.
Lại qua một lát nữa, Thừa Chí bỗng ngáp ngủ, nằm ngửa xuống đất, lấy hai tay
làm gối kê dưới đầu, dáng nằm trông rất khoan thai. Mười sáu đệ tử giàn trận Bát Quái
bên ngoài, chạy vòng quanh đã nửa ngày, mà càng chạy càng phải nhanh hơn, nên tên
nào hơi kém công lực một chút đã thấy mồ hôi đầy đầu đầy trán, hơi thở hồng hộc,
Ngũ lão vẫn còn chịu đựng được, nên vẫn chưa muốn ra tay trước, Thừa Chí nghĩ thầm:
“Mấy tên già nầy kể cũng có tài nhẫn nại thật đấy!” Chàng bỗng quay lưng lên trời, úpmặt vào trong lòng hai bàn tay, miệng ngáy khò khò. Từ xưa có thế võ như chàng, nằm
úp mình như vậy, có khác gì để cho người ta ta hồ tùng xẻo mình hay không.
Hy Mẫn, Tiểu Tuệ, Thanh Thanh và Ôn Nghi đều tức cười, nhưng lại lo ngại hộ
cho chàng. Hoàng Chân thấy chàng hết ngồi lại nằm như vậy đã hiểu ngay chánh sách
đối địch của chàng. Ông ta chịu phục chàng thông minh và táo bạo. Nhưng đến khi
thấy chàng nằm úp, không phòng bị như vậy, ông ta phải kêu thầm: “Nguy to!” Vì
ông ta nhận thấy, lúc nầy, trong Ngũ lão, bất cứ người nào ra tay, đột kích sau lưng
chàng thì dù chàng là thần tiên trên trời cũng không sao tránh kịp. Không chịu bỏ lỡ
thời cơ, Ôn Minh Đạt liền ra hiệu, tay trái phẩy sang bên phải một cái, rồi lại chỉ
xuống đất một cái. Thế là bốn chiếc phi đao của Minh Thi nhắm giữa lưng Thừa Chí
phóng xuống, đi nhanh như chớp. Sự đột kích bất ngờ ngay giữa lưng thừa chí làm mọi người anh em đều khiếp
sợ kêu lớn lên vì thấy bốn con phi đao đều cắm trúng vào lưng Thừa Chí. Đau lòng và
sợ hãi quá, Ôn Nghi quay đầu ôm mặt, không dám trông thấy thảm cảnh ấy nữa.
Các người bên phái Thạch Lương đều hoan hỉ reo mừng, ồn ào như tiếng sấm
vang động. Trong số mười sáu người dàn trận Bát Quái, đã có bảy, tám người ngừng
bước. Giữa lúc ấy, Thừa Chí bỗng nhỏm dậy, bốn con dao trên lưng chàng đều bị rũ rơi
xuống đất, người chàng tựa như mũi tên bắn vọt lên. Chỉ nghe thấy “bộp” một tiếng,
Ôn Nam Dương đã bị chàng nện một quyền vào lưng, mồm phun máu tươi, còn người
y thì bị chàng nhấc bổng lên, ném ra khỏi trận Ngũ hành.
Mọi người không thấy rõ Thừa Chí làm cách nào mà luồn ra khỏi trận Ngũ Hành,
chỉ thấy mười sáu tên đệ tử bên ngoài bị chàng lần lượt đấm đá, điểm huyệt, và tung
vào trận Ngũ hành. Trong bọn đó, ông Câm giỏi võ hơn cả cũng chỉ chịu nổi được hai
ba miếng của chàng là bị đánh ngã liền. Thế là Ngũ Hành Bát Quái trận đại loạn, trong
trận không thấy kẻ địch đâu, mà kẻ ra người vào toàn là người nhà cả. Mọi người
không ai ngờ Thừa Chí mặc chiếc áo cánh sợi vàng của Mộc Tang tặng cho, nên phi
đao sao đâm thủng lưng chàng được.
- lợi dụng sự bất ngờ đó chàng đã phá tan trận Bát Quái rồi.
Năm anh em họ Ôn kêu rú luôn mồm và hai tay bận tíu tít tiếp đỡ các đệ tử do
Thừa Chí ném vào. Không để cho họ có thì giờ bố trí lại trận Ngũ hành, Thừa Chí tiến
lê ba bước dùng ngay ngón tay trái điểm thẳng vào huyệt đạo của Minh Thi. Thấy phi
đao không làm gì được chàng. Minh Thi vốn đã sợ hãi, nay lại thấy chàng tấn công tới,
cuống lên ông ta cầm cả bốn chiếc phi đao ném vào ngực chàng. Không tránh không
đỡ, Thừa Chí cứ nhằm “Hoàn cơ huyệt” ở dưới yết hầu của ông ta mà điểm. Chỉ nghe
thấy “Coong, coong” mấy tiếng, phi đao vừa đụng tới ngực chàng là rơi xuống liền.
Chính lúc đó, ba ngón tay của chàng vừa điểm trúng huyệt đạo của Minh Thi. ở phía
sau, thấy em Tư bị lâm nguy, Minh Sơn vụt luôn một trượng vào đùi bên phải của Thừa
Chí. Chàng vừa cười vừa nói:
- Cây quài trượng bữu bối này, hôm nọ đã bị vứt lên khỏi nóc nhà, bây giờ cụ lại
nhặt nó về đấy à?
Miệng nói, tay không ngừng, chàng nhấc bỗng một tên đệ tử của trận Bát Quái dơ
lên đỡ chiếc quài trượng đó. Minh Sơn sợ quá. Vụ trượng đó, tuy không mong đánh
trúng người Thừa Chí, nhưng ông ta suy tính, lúc ấy Thừa Chí không thể nào tránh
trước né sau được, bắt buộc chàng ta phải dùng khí giới để chống đỡ, mà khí giới của
chàng lại là một chiếc trâm bằng ngọc, chỉ khẽ chạm vào chiếc quài trượng bằng théplà vỡ tan tành ngay. Không ngờ chàng lại kéo luôn một tên đệ tử của phái Thạch Lương
để chống đỡ. Nếu cây quài trượng nầy mà đánh trúng thì tên đệ tử ấy sẽ bị gãy xương
đứt gân tức thì. Cũng may võ nghệ của Minh Sơn đã tới chỗ tuyệt mức, trong lúc nguy
cấp nầy, ông ta phải nhảy lên, dùng tay trái đè đầu cây trượng xuống, một mặt kêu gọi
Minh Đạt đề phòng:
- Đại ca, cẩn thận!
Ông ta vừa nói dứt lời, cây quài trượng theo đà, đã đánh thẳng xuống người Minh
Đạt. Ông ta tin tưởng rằng người anh cả của ông ta có thể tránh được cây quài trượng
đó. Quả nhiên Minh Đạt dơ ngang song kích lên đỡ. Chỉ nghe thấy “coong” một tiếng
thật lớn, sao lửa bắn tứ tung, quài trượng và đoản kích đều bay trở lại. Thừa cơ đó,
Thừa Chí tấn công luôn Minh Ngô. Chàng dùng bàn tay trái bổ mạnh xuống và tay
phải câm ngọc trâm cứ nhằm mắt địch mà đâm. Minh Ngô vừa tránh vừa lui, múa roi
da để phong tỏa khắp người. Nhưng thế công của Thừa Chí mạnh và nhanh lắm, ông ta
phong tỏa làm sao nổi. Trong giây lát, ông ta đã bị Thừa Chí liên tiếp tấn công sáu, bảy
đợt. Thấy chiếc ngọc trâm cứ lập lờ theo sát đôi mắt ông ta, và đã bị hai chiếc đó chạm
tới mí mắt rồi, Minh Ngô sợ hãi mất cả hồn vía, lúc đó mới nhận biết cây trâm ấy lợi
hại là ngần nào.
Lần sau cùng, thấy tránh không nổi, ông ta phải vứt roi da đi, hai tay bịt lấy đôi
mắt, nằm xuống đất lăn lộn mấy vòng, mới thoát khỏi thế tấn công của Thừa Chí.
Nhưng dù sao, lưng ông ta cũng bị Thừa Chí đá theo một cái.
Hồi xưa, Minh Ngô đã từng dùng roi da để đánh bại một lúc mười hai hảo hán
trên lôi đài Triết Nam, oai phong lừng lẫy, nổi tiếng mấy chục năm liền. Ngờ đâu,
ngày nay, ông ta lại phải bại dưới tay một thiếu niên vô danh. Không riêng gì ông ta
xấu hổ chịu không nổi, mà cả những người đứng xem hai bêncũng phải ngạc nhiên
kinh hãi vô cùng.
Hoàng Chân thấy tiểu sư đệ lợi hại vô cùng, đã trổ tài kỳ lạ, bình sanh ông ta chưa
từng thấy qua. Ngay như sư phục hồi còn tráng niên, lúc võ nghệ đã cao tột bực, cũng
chưa chắc đã có công lực mạnh như thế! Vậy thì võ công tuyệt tác ấy y đã học hỏi ở
đâu? Thật không thể tưởng tượng được! Thôi Hy Mẫn đứng bên cạnh cứ hò reo khen
ngợi om sòm. Tiểu Tuệ nhích mép cười. Ôn Nghi và Thanh Thanh đều mừng thầm
nhưng vì hai mẹ con từng sống dưới cửa độc ác của họ Ôn đã lâu, lúc nào cũng sợ hãi
lo âu, nên cả hai đều không dám tỏ vẻ vui mừng ra mặt.
Càng đánh tinh thần càng thấy phấn khởi thêm, Thừa Chí không còn lo ngại gì nữa.
Tay trái xử dụng “Phục Hổ Chưởng” của phái Hoa Sơn, tay phải câm trâm ngọc dùng
thế Kim Sà trảm pháp trong trận Kim Sà Bí Kíp. Võ thuật đó dù là Bát Thủ Tiên Viên
Mộc Nhân Thanh thân hành tới nơi, Kim Sà Lang quân Hạ Tuyết Nghi phục sanh, mỗi
người cũng chỉ biết được một nửa. Như vậy anh em họ Ôn làm sao hiểu nổi? Hạ xong
Minh Ngô, Thừa Chí lại quay sang tấn công Minh Nghĩa. Luôn luôn bị miếng hiểm tập
kích, Minh Nghĩa cuống cả chân tay. Thấy tình thế bất lợi, Minh Đạt bỗng huýt lên
một tiếng còi, rồi đột nhiên dùng tay đẩy lui một tên đệ tử. Còn Minh Sơn thì xử dụng
cả chân lẫn tay, hoặc đá hoặc ném, quét sạch tất cả các đệ tử ra ngoài.
Nhân số trong luyện võ sảnh ít đi, họ tính bày ngay trận Ngũ hành lại, nhưng
Thừa Chí cứ kềm chặt Minh Nghĩa, khiến anh em họ Ôn không thể nào áp dụng thế
liên hoàn được. Minh Nghĩa bị tay của Thừa Chí đánh trúng vào vai trái, Minh Sơn vội nhằm phía sau lưng chàng đánh luôn một quài trượng xuống. Đồng thời, Minh Đạt ở
bên trái cũng múa song kích tấn công tới. Vai trái tuy bị đau, Minh Nghĩa vẫn cố chịu
để thi hành trận pháp.
Lúc ấy nhân số của phái Thạch Lương đã bị ném hết ra ngoài nên họ càng cố bày lại được trận thế
và hết sức chống cự. Dưới sự bao vây tấn công của tám lão, Thừa Chí vẫn đi lại như
bay như múa. Đang đấu kịch liệt, chàng bỗng nhảy lên cao, tay phải cầm chiếc trâm
ngọc vào đầu, rồi dơ tay níu lấy cái dầm trên nóc nhà.
Đánh đang hăng, tám lão bỗng nhiên thấy biến mất kẻ địch đều ngơ ngác nhìn
nhau. Sau thấy trên đầu có tiếng gió, họ biết nguy đến nơi, đang định trốn tránh thì
Minh Sơn và Minh Nghĩa đã bị quân cờ ném trúng huyệt đạo, ngã lăn ra đất. Minh Đạt
vừa cúi xuống định cứu chữa thì Thừa Chí lại ném luôn một nắm quân cờ xuống. Nhờ
ở võ nghệ cao siêu hơn các em, Minh Đạt dơ song kích lên múa, những quân cờ của
Thừa Chí đều lác đác rơi xuống. Sợ Thừa Chí lại ném ám khí nữa, Minh Đạt vẫn tiếp
tục múa song kích để tự bảo vệ từ đầu đến chân. Bỗng nghe thấy người đứng xem kêu
rú lên, ông ta thấy tay rung động một cái, song kích hình như bị một sức mạnh gì cản
lại, không sao múa được nữa. Giựt mình sợ hãi, Minh Đạt dùng sức kéo mạnh một cái,
ngờ đâu song kích đã rời khỏi tay ông ta bay đi mất. Không kịp nghĩ ngợi, ông ta vội
tránh sang bên ba bước, hai bàn tay che lấy đầu, mắt. Lúc ấy ông ta mới hay song kích
đã lọt vào tay Thừa Chí rồi. Mỗi tay cầm một kích, Thừa Chí thét lớn:
- Coi này!
Song kích bay xuống, cắm chặt vào hai cái cột lớn ở giữa Luyện Võ sảnh, ngập
sâu vào cột đến nửa chiếc kích. Hai cái cột bị rung chuyển, mái ngói đều kêu “rắc, rắc”
hình như sắp đổ sập xuống.
Những người đứng cạnh cửa đều hoảng kinh rảo cẳng chạy luôn ra ngoài sảnh.
Năm xưa, khi Mộc Nhân Thanh dạy võ Thừa Chí, đã từng phóng một thanh kiếm cắm
phập vào thân cây, Mộc Tang đạo nhân khen là kiếm pháp thiên hạ vô song. Nay Thừa
Chí lao hai cái kích cũng căn cứ ở miếng kiếm pháp đó biến hóa ra. Lúc này, Hoàng
Chân hớn hở và phục tài tiểu sư đệ, vì ông ta thấy chàng dùng thủ pháp của bổn môn
lao kích đến nổi xuyên thủng cột và chấn động cả nhà cửa. Ông ta mừng quá reo lên:
- Viên sư đễ! Chú xử dụng miếng “Thần Long Hiện Vĩ” tài lắm!
Thừa Chí quay đầu lại cười và nói:
- Đệ không dám quên ơn sư phụ đã dạy bảo nhưng vẫn còn mong sư huynh chỉ
giáo cho!
Ôn Minh Đạt ngơ ngác nhìn xung quanh thấy bốn người anh em nằm lăn cả dưới
đất.
Thừa Chí từ từ đi tới cạnh Hoàng Chân, rút chiếc ngọc trâm cắm trên đầu xuống,
trao trả cho Tiểu Tuệ rồi đứng cạnh Hy Mẫn không nói nửa lời. Ôn Minh Đạt nghĩ đến
trận thế Ngũ hành Bát Quái của phái Thạch Lương mình từng mang danh thiên hạ vô
địch mà nay chỉ trong chốc lát đã bị một thằng nhỏ phá tran quét sạch, đến nỗi toàn
quân phải tiêu diệt hết! Nghĩ tới đó, ông ta đau lòng sốt ruột quá, định đâm đầu vào
cột trụ tự tử cho xong. Nhưng vốn tánh ác độc xưa nay, ông ta nghĩ thầm rằng: “Tuổi ta
sắp mạt kiếp đến nơi, mối thù này tất nhiên ta không thể trả được. Nhưng còn sống sót được ngày nào, thể nào ta cũng không để nó được yên thân!” Nghĩ xong, ông ta chìa
hai tay nói với Hoàng Chân:
- Vàng ở cả đây, các người cứ việc đem đi!
Không chờ cho Minh Đạt nói đến lời thứ hai, Hy Mẫn vội chạy lại nhặt hết các
thoi vàng bỏ vào túi da. Phái Thạch Lương tuy có mấy chục người đứng đó, nhưng chỉ
trố mắt nhìn người lấy của đi chớ không dám ra tay ngăn cản. Trận đánh vừa rồi, Thừa
Chí làm cho họ thất đảm kinh hồn, mất hết cả chí khí đấu tranh.
Thấy bốn người anh em đều bị Thừa Chí ném quân cờ điểm huyệt nằm lăn cả ra
đất, Minh Đạt liền bước tới cạnh Minh Nghĩa trước, đệ nhị lão lúc này mắt vẫn nhìn
được, nhưng thân thể và chân tay thì cứng đờ.
Minh Đạt cũng là tay điểm huyệt giỏi, liền cúi xuống xoa bóp “Vân Đài huyệt” cho
người em để cho huyết mạch được chạy đều. Nhưng ông ta xoa bóp hằng giờ mà Minh
Nghĩa vẫn cứ nằm cứng đờ như cũ. Ông ta lại đến giải huyệt cho ba người em kia,
nhưng cũng không thấy hiệu nghiệm gì cả. Vì không muốn tự hạ mình cầu cứu kẻ
địch, ông ta chỉ quay lại nhìn Thanh Thanh hất hàm ra hiệu. Thanh Thanh tuy biết ý
ông Cả muốn nhờ mình cầu cứu Thừa Chí, nhưng nàng giả vờ không hiểu:
- Ông Cả sai bảo gì cháu thế?
Minh Đạt chưởi thầm: “Con nhãi này đáo để thật! Lúc nầy mầy còn làm khó dễ
ông! Chờ xong việc ở đây, ông sẽ trị tội mẹ con mày cho mà xem!” Nghĩ đoạn, ông ta
đay nghiến nói khẽ:
- Mày bảo nó giải huyệt cho bốn ông mày đi!
Thanh Thanh tới trước mặt Thừa Chí vái chào, rồi lớn tiếng nói:
- Ông Cả tôi nói nhờ anh giải huyệt dùm bốn ông tôi đấy!
Thừa Chí trả lời:
- Vâng.
Chàng tiến lên đang định cúi xuống giải huyệt cho bốn anh em họ Ôn, bỗng nghe
thấy Hoàng Chân gạt bàn tính một cái, chàng vội ngừng tay ngay, Hoàng Chân lớn
tiếng nói:
- Viên sư đệ! Chú không biết buôn bán tí nào cả! Hiện giờ món hàng lạ đang
hiếm, sao chú không nhân lúc này mà lên giá. Chú cứ mặc rao giá đi, nói thách đến
đâu, cũng có người cũng chịu trả kia mà!
Thừa Chí biết ngay sư huynh chàng có ác cảm với phái Thạch Lương, muốn thừa
dịp này để báo thù. Dù chàng là người trung hậu thật, nhưng nghĩ tới có sư huynh ở
đây thì nên để cho ông ta chủ trì mọi lẽ mới phải, chàng liền ôn tồn đáp:
- Xin đại sư huynh chỉ bảo giúp cho!
Hoàng Chân nói:
- Món hàng thuộc loại trân châu, bảo ngọc đâu thể quà biếu vô cớ cho ai được, tức
nhiên phải trao đổi bằng một thứ gì tương xứng với món hàng đó theo sự công bằng
của sự mua bán có qua có lại.
Thừa Chí vốn đã hiểu rõ, nhưng vẫn vờ hỏi:- Đại sư huynh hãy nói rõ hơn, tiểu đệ chưa hiểu gì cả.
Hoàng Chân đáp:
- Có gì lạ đâu. Nếu chư liệt vị kia muốn Viên sư đệ giải huyệt đạo cho các người
kia tất nhiên phải bù lại một cái gì giá trị ngang nhau không có bên nào thiệt thòi cả.
Nghe Hoàng Chân và Thừa Chí nói chuyện dài dòng cố kéo thời gian, Minh Đạt
nóng nảy:
- Bây giờ các vị muốn trao đổi cái gì cứ nói toạch ra, cần gì phải dùng thứ văn hoa
bóng bẩy cho phí mất thời giờ.
Hoàng Chân nhẩm tính rồi nhìn Minh Đạt:
- Chẳng có gì rắc rối cả, giờ chư vị muốn Viên sư đệ giải huyệt cho mấy người
nằm kia thì cái giá trị của nó tính thế nào cho tương xứng vậy thôi.
Minh Đạt hỏi mau:
- Tương xứng là bao nhiêu vàng, bao nhiêu bạc cứ nói thẳng ra?
- Bạc vàng thì Viên sư đệ chắc không nhận đâu, giờ chỉ có thể nhận một món
khác.
- Món gì?
- Lối chừng một ngàn sáu trăm tạ gạo theo luật mua bán xưa nay.
Minh Đạt giận lắm nhưng vì sinh mạng của bốn anh em họ Ôn nên cố dằn xuống:
- Một ngàn sáu trăm tạ gạo đâu phải là khó mua, nhưng với số gạo nặng nề như
thế chuyên chở cách nào?
Hoàng Chân lắc đầu:
- Khỏi phải chuyên đi đâu cả.
- Thế phải làm cách nào?
- Tôi đã có cách rồi, rất dễ dàng, chỉ giải quyết trong vài giờ là đâu đấy yên xong.
- Cách nào?
- Chở một ngàn sáu trăm tạ gạo tới quý gia trang, cho người loan truyền số dân
chúng đang đói trong vùng này cùng quy tụ lại. Các hạ có thể làm chuyện này được
chăng?
Minh Đạt gật đầu:
- Được, chẳng có gì khó khăn cả, nhưng các hạ định quy tụ số dân chúng nay để
làm gì?
Hoàng Chân buông thỏng:
- Phát cho họ!
Minh Đạt khẽ sửng sốt đưa mắt nhìn Hoàng Chân:
- Như thế cũng hay, nhưng chừng nào là chuyện này?
- Chuyện muốn chậm hay mau tùy nơi các tại hạ, chúng tôi vô sự bình yên.- Mặt trời xế qua giải quyết được không?
- Tốt đấy. Tính sớm như vậy rất ổn, chuyện mua bán cần phải sòng phẳng và
nhanh lẹ để còn phải tiếp khách hàng khác.
Từ nãy Hoàng Chân nói ra toàn là những câu bông đùa, khinh khỉnh rất là khó chịu
nhưng Minh Đạt không biết phải làm sao vì cần phải cứu bốn anh em bị Thừa Chí điểm
huyệt nằm kia.
Hoàng Chân nói:
- Vậy mặt trời xế qua chúng tôi sẽ trở lại giao lãnh hàng hóa, chư vị hãy chuẩn bi
đâu đó cho thật chu đáo để khỏi phải bị trễ giao hàng nhé.
_Hoàng chân phất tay:
- Viên sư đệ, chúng ta về thôi.
Bọn bốn người của Hoàng Chân trở ra ngoài đi thẳng về hướng khách điếm...
Phần Minh Đạt trở vào nhà lấy một số bạc ra thị trấn mua đủ một ngàn sáu trăm
tạ gạo thuê xe chở về gia trang.
Hắn sai mười mấy tên gia nhân đi khắp nẻo đường trong vùng loan tin về vụ chẩn
bần trong chiều nay.
o0o
Mặt trời vừa nghiêng bóng, Hoàng Chân, Thừa Chí, Thôi Hy Mẫn, và Tiểu Tuệ
cùng tới gia trang năm anh em họ Ôn.
Bốn người đi tới nhà họ Ôn đã thấy dân quê tụ họp rất đông đảo. Rồi từng tạ gạo
một từ trong thành được gánh tới. Thì ra Ôn Minh Đạt đã sai người vào thành Từ Châu
mua gạo từ lúc đêm khuya rồi. Từ Châu là một thành phố lớn ở miền Đông tỉnh Triết
Giang sầm uất vô cùng. Nhưng đột nhiên đi mua một nghìn sáu trăm tạ gạo không phải
chuyện dễ. Và cũng vì sự nhu cầu đột ngột đó mà giá gạo vọt lên khiến Minh Đạt phải
tổn phí thêm mấy trăm lạng bạc nữa.
Mời Hoàng Chân ra kiểm điểm đủ số gạo rồi, Minh Đạt mới bảo người nhà phát
chẩn từng đấu một cho các nông dân. Dân chúng các làng bàn tán nghị luận, họ không
hiểu tại sao nhà họ Ôn đột nhiên lại cải ác lương thiện như thế? Thấy Minh Đạt làm
việc rất cẩn thận, tuy là sự bất đắc dĩ, nhưng cũng vì vậy mà Hoàng Chân không còn
nói kháy và chế diễu nữa. Chờ phát hết bốn trăm tạ gạo, Thừa Chí giải huyệt ngay cho
Ôn Minh Nghĩa. Tuy đã tỉnh hẳn, nhưng vì chịu đựng ngót một ngày đêm, Minh Nghĩa
như người ốm mới khỏi, không còn đủ hơi sức như lúc thường.
Nhộn nhịp đến chiều tối mới chẩn xong 1600 tạ gạo, và bốn anh em họ Ôn cũng
đều được giải thoát cả. Thừa Chí vái chào Ngũ lão một cái và nói:
- Có nhiều điều thất lễ, tiểu bối thật áy náy vô cùng.
Hoàng Chân vừa cười vừa nói:- Các ông đã cho tặng cho nông dân gạo, tuy hơi đau lòng xót ruột một
chút, nhưng đã gỡ lại cho Thạch Lương Ôn gia rất nhiều tiếng tăm. Các ông nên rõ,
làm việc thiện này rất có lợi cho các ông, chớ không phải cho chúng tôi. Các ông nên
nhớ kỹ điều đó!
Bốn người đang định quay trở ra, bỗng từ trong nội đường có hai người đàn bà
chạy ra. Người đi trước là Ôn Nghi, người theo sau là Thanh Thanh, con gái bà ta. Khi
chạy tới trước mặt Thừa Chí, Ôn Nghi liền hỏi:
- Viên tướng công đi về đấy ư?
Thừa Chí gật đầu trả lời:
- Vâng, cháu đang định vào chào bác đấy ạ.
Ôn Nghi, giọng run run, hỏi:
- Mộ anh ta ở đâu? Tướng công có thể đưa tôi đi thăm viếng được không?
Chưa kịp trả lời, chợt nghe thấy tiếng gió kêu “vù, vù” Thừa Chí biết ngay là có
chuyện gì rồi, vội nhảy ra phía trước dơ tay ra với, đã nắm luôn được bốn con phi đao.
Đột nhiên Ôn Nghi rú lên: “Trời ơi!” rồi gục mình nằm phục xuống đất. Một chiếc phi
đao cắm trúng giữa lưng bà ta, ngập gần hết chuôi đao. Ôn Nghi ngã xuống bất tỉnh
nhân sự ngay.
Tai biến xảy ra quá đột ngột, Thanh Thanh ôm lấy mẹ đỡ dậy và dơ tay định rút
phi đao ra. Hoàng Chân vội cản lại:
- Không rút được! Rút ra là chết ngay!
Biết rõ những phi đao đó cho Minh Thi phóng ra, Thừa Chí quay tay ném trở lại,
bốn chiếc phi đao đều nhằm thẳng người Minh Thi mà bay tới. Vội nằm xuống đất lăn
đi mấy vòng tránh bốn con phi đao, Minh Thi vừa định đứng dậy đã thấy lưng và đùi
bên phải bị tê liệt, lại ngã gục xuống đất. Ông ta là tay thiện ném phi đao, Thừa Chí
biết rõ bốn con phi đao vừa ném ra, thế nào ông ta cũng tránh được cho nên chàng lại
ném tiếp hai con cờ. Vì ghét ông ta quá độc ác, hai con cờ này chàng đều dùng sức
nặng ném vào yếu huyệt nên Minh Thi chết giất liền.
Quay đầu lại, Thừa Chí thấy Thanh Thanh ngồi dưới đất ôm lấy mẹ, khóc không
ra tiếng. Nhìn kỹ con dao cắm trên lưng Ôn Nghi, Thừa Chí biết không thể cứu được
nữa, vội bóp hai bên sườn, bế huyệt đạo nơi đó, để bà ta đỡ bị đau khổ, đồng thời khiến
cho máu tạm chạy chậm một chút. Ôn Nghi mỉm cười, nhìn Thanh Thanh nói:
- Thanh, con đừng khóc nữa! Thế là má được đi gặp ba con. ở cạnh ba con, không
ai dám bắt nạt má nữa.
Thanh Thanh vừa khóc vừa gật đầu lia lịa. Ôn Nghi nói với Thừa Chí:
- Viên tướng công, có một việc này, thế nào tướng công phải nói thật cho tôi hay.
Đừng có giấu diếm tôi!
Thừa Chí ứa nước mắt trả lời:
- Chẳng hay bác muốn biết chuyện gì ạ?
- Nhà tôi có để lại di chúc không? Có nhắc nhở đến tôi không?- Thưa bác, Hạ lão tiền bối có lưu lại một tí đồ hình dạy võ công. Hôm qua, sở dĩ cháu
phá nổi Ngũ hành trận là nhờ sử dụng phương pháp di truyền của Hạ lão tiền bối đấy!
Như vậy cũng có thể gọi là cháu đã báo thù hộ ông ta, và chắc ông ta ở dưới chín suối
cũng được nguôi giận một phần nào.
Ôn Nghi lại nói:
- Nhà tôi có viết thơ để lại cho tôi không?
Thừa Chí lắc đầu, Ôn Nghi thất vọng nói tiếp:
- Vì chàng ta ăn phải bát chè sen có pha thuốc mê nên mới bị mất hơi sức. Mà bát
chè đó lại do chính tay tôi đưa cho chàng ăn. Nhưng quả thật, tôi không hề biết một tí
gì cả.
Thừa Chí an ủi:
- Hạ lão tiền bối thể nào cũng biết rõ chuyện đó. Chắc ông ta không trách cứ bác
đâu.
- Chắc chàng vì đau lòng quá nổi. Thể nào cũng trách tôi hãm hại ngầm chàng.
Bây giờ, tuy đã biết rõ nhưng cũng muộn mất rồi!
Thấy bà ta sắp chết đến nơi mà vẫn còn ân hận chuyện cũ, Thừa Chí định nói
thêm vài câu an ủi, nhưng thấy bà ta yếu ớt dần hai tay đã từ từ buông xuôi, Thừa Chí
sực nhớ tới tờ bản đồ ghi chỗ chôn của báu ở trong cuốn Bí Kíp, trong đó có nhắc tới
tên Ôn Nghi, vội móc túi lấy ra và nói:
- Mời bác xem tờ giấy này!
Lúc ấy mắt Ôn Nghi đã nhắm dần, lại từ từ mở to, tinh thần phấn chấn, rú lên:
- Phải chữ của chàng ta đấy! Tôi vẫn nhận được nét chữ của chàng mà.
Thấy bà ta bỗng nhiên hớn hở như đứa con nít, Thừa Chí phải động lòng thương
xót. Ôn Nghi khẽ đọc mấy hàng chữ ghi bên cạnh bức bản đồ:
- “Người được bản đồ này... thể nào cũng xin tới làng Thạch Lương, phủ Từ Châu,
tỉnh Triết Giang... tìm kiếm cho được Ôn Nghi... tìm kiếm cho được Ôn Nghi... Phải,
Ôn Nghi là tôi đây!... tặng cho nàng mười vạn lạng vàng hộ tôi.”
Nét mặt bỗng tươi tỉnh hơn trước, bà ta nắm lấy tay Thừa Chí, rồi nói tiếp:
- Chàng không trách cứ tôi! Tôi không cần lấy vàng, chỉ cần biết... lòng chàng
vẫn còn thương nhớ tới tôi thôi! Chàng nhớ tôi!... Bây giờ tôi phải đi đây! Đi gặp
chàng đây!...
Biết rằng hơi sức của bà ta đã đến lúc tận kiệt, Thừa Chí đang nói mấy lời an ủi
Thanh Thanh, Ôn Nghi bỗng mở trừng đôi mắt, và nói:
- Viên tướng công! Có hai việc này... tôi muốn nhờ tướng công giúp cho... Thể
nào tướng công cũng phải nhận lời nhé?
Thừa Chí trả lời:
- Xin bác cứ nói, việc gì sức cháu có thể làm được không bao giờ cháu dám từ
chối.- Việc thứ nhứt là: Tướng công chôn tôi ở cạnh chàng. Việc thứ hai... việc thứ
hai...