tintin27
04-09-2009, 05:05 AM
Hồi 2
Phạm Lãi vốn người đất Uyển nước Sở, tâm tính phóng khoáng không nệ tiểu tiết, làm gì cũng không ai đoán nổi ý tứ, người xứ đó ai cũng gọi y là "gã Phạm khùng". Khi Văn Chủng làm huyện lệnh đất Uyển, nghe tên Phạm Lãi, nên sai bộ thuộc đến thăm. Gã bộ thuộc gặp Phạm Lãi rồi về trình:
- Tên này là tên khùng nổi tiếng ở vùng này, ăn nói lung tung chẳng đâu vào đâu.
Văn Chủng cười:
- Người nào hành sử không giống người khác, ắt bị người đời chê cười là phá rối, có ý kiến cao minh hơn người thì bị chê là hồ đồ. Các ngươi làm thế nào mà hiểu nổi Phạm tiên sinh được.
Rồi tự mình đến thăm Phạm Lãi . Phạm Lãi tránh mặt không gặp nhưng liệu rằng Văn Chủng sẽ quay lại lần nữa nên mượn áo khăn của anh, ăn mặc chỉnh tề ngồi đợi . Quả nhiên chẳng bao lâu Văn Chủng lại đến. Hai người gặp nhau, đàm luận hồi lâu về đạo vương bá, tâm đầu ý hợp, cứ tiếc là gặp nhau quá trễ.
Hai người biết rằng đất trung nguyên tình hình ngày càng thêm căng thẳng, nước Sở tuy lớn nhưng loạn, trước mắt thấy làm nên nghiệp bá ắt tại đông nam. Thành thử Văn Chủng từ quan, cùng Phạm Lãi đến nước Ngộ Lúc ấy Ngô vương đang trọng dụng Ngũ Tử Tư, nói gì nghe nấy, thế nước đang thời hưng vượng.
Phạm Lãi và Văn Chủng lưu lại kinh thành Cô Tô mấy tháng, thấy các chính sách của Ngũ Tử Tư đưa ra trị quốc hết sức trác tuyệt, xét ra mình không dễ gì hơn được ỵ Hai người thương nghị với nhau, nhận rằng nước Việt ở ngay cạnh nước Ngô, phong tục tương tự, đất đai tuy nhỏ hơn, nhưng cũng có thể đủ chỗ thi thố tài năng, nên rủ nhau đến đó. Câu Tiễn gặp hai người, sau khi đàm luận tỏ ra kính phục, nên đều phong họ làm đại phu.
Nhưng Câu Tiễn không nghe lời Văn Chủng, Phạm Lãi khuyên nhủ đem quân đánh Ngô, dùng Thạch Mãi làm tướng, bị đại bại trên bờ sông Tiền đường. Câu Tiễn bị vây ở Cối Kê toan tự vận. Trong khi nguy cấp, Văn Chủng, Phạm Lãi hiến kế đem tiền mua được Thái Tể nước Ngô là Bá Hi để thay Việt vương trần tình. Ngô vương Phù Sai không nghe lời Ngũ Tử Tư, thuận cho Việt vương cầu hòa, chỉ bắt Câu Tiễn về nước Ngô nhưng sau cũng thả. Từ đó Việt vương nằm gai nếm mật, quyết chí phục hận, thi hành chín chính sách do Văn Chủng thảo ra để diệt Ngô.
Chín chính sách đó thứ nhất là tôn trời đất, kính qui ? thần để Câu Tiễn nung nấu cái tâm tất thắng. Thứ hai là đem tiền bạc, của cải đem cống tặng vua Ngô để cho vua Ngô quen thói xa xỉ mà quên việc đề phòng nước Việt. Thứ ba là qua nước Ngô vay lương, sau lấy thóc đã nấu chín đem trả. Ngô vương thấy thóc tốt nên phát cho dân làm giống, gieo không nảy mầm khiếm dân Ngô bị đói . Thứ tư là đem hai mỹ nữ, Tây Thi và Trịnh đán dâng lên Phù Sai, để cho vua nước Ngô mê luyến nữ sắc, không lo gì đến chính sự. Thứ năm là cống những thợ khéo để khiến cho Ngô vương hao tài tốn của trong việc xây cất cung thất, điện đài . Thứ sáu là đút lót cho bọn gian thần, tay chân Ngô vương để họ làm bại hoại triều chính. Thứ bảy là tìm cách ly gián Phù Sai với các trung thần, để đến nỗi sau này Ngô vương ép Ngũ Tử Tư tự sát. Thứ tám là tích súc lương thảo, làm cho dân giàu nước mạnh. Thứ chín là rèn đúc võ khí, huấn luyện sĩ tốt, chờ cơ hội đánh nước Ngô.
Tám thuật trên đều thành công, riêng có việc thứ chín nay gặp khó khăn. Trước mắt thấy Ngô vương sai tám kiếm sĩ sang, binh khí đã sắc bén, kiếm thuật lại tinh tường, kiếm sĩ nước Việt khó mà thủ thắng.
Phạm Lãi đem cuộc tỉ kiếm vừa qua kể lại cho Văn Chủng. Văn Chủng nhíu mày nghĩ ngợi:
- Này Phạm hiền đệ, kiếm sĩ nước Ngô, kiếm sắc thuật tinh, đã khó đối phó nhưng nếu họ lại còn biết đem binh pháp Tôn Tử áp dụng vào quần đấu, cái đó mới thực là khó khăn.
Phạm Lãi đáp:
- Chính thế, thời trước Tôn Võ Tử phò tá Ngô Vương, cầm quân phá Sở, đánh vào Dĩnh đô, dùng binh như thần, thiên hạ không ai bì kịp. Nước Tề, nước Tấn tuy lớn mà cũng không nước nào dám chống lại Ngộ Binh pháp Tôn Tử có viết: Ngã chuyên vi nhất, địch phân vi thập, thị dĩ thập công kỳ nhất dã, tắc ngã chúng nhi địch quả. Năng dĩ chúng địch quả giả, tắc ngô chi sở dữ chiến giả, ước hĩ (Nếu như ta tập trung làm một mà địch chia ra thành mười, ta lấy mười chống một, tức là ta đông mà địch ít. Ta dùng nhiều chống ít, người nào đánh với ta ắt phải ở thế nguy)(#1). Bốn người bên Ngô đánh với bốn người bên mình, họ lấy hai chống một, tức là lấy đông đánh ít, làm gì mà không thắng.
Hai người còn đang bàn luận thì đã đến trước mặt Việt Vương. Chỉ thấy Câu Tiễn tay vẫn còn cầm thanh kiếm mỏng như lá lúa, bần thần như người mất hồn.
Một hồi lâu, Câu Tiễn mới ngửng lên hỏi:
- Này Văn đại phu, trước đây nước Ngô có vợ chồng Can Tương, Mạc Tà, giỏi nghề đúc kiếm. Nước Việt ta cũng có Âu Trị Tử là thợ giỏi, tài cũng chẳng kém gì. Thế nhưng ngày nay, cả ba người Can Tương, Mạc Tà, Âu Trị Tử chẳng ai còn sống. Nước Ngô có cao thủ đúc kiếm tài giỏi như thế, chẳng lẽ nước Việt ta từ khi Âu Trị Tử chết đi, không còn ai nữa à?
Văn Chủng đáp:
- Thần nghe Âu Trị Tử có hai người đồ đệ, một người là Phong Hồ Tử, một người là Tiết Chúc. Phong Hồ Tử nay ở nước Sở, Tiết Chúc vẫn còn ở nước Việt ta.
Câu Tiễn mừng quá, nói:
- đại phu mau mau mời Tiết Chúc đến đây, lại phái người sang nước Sở mang tiền bạc đón Phong Hồ Tử trở về nước Việt.
Văn Chủng tuân lệnh lui về.
Sáng sớm hôm sau, Văn Chủng vào triều báo tin đã sai người sang Sở, Tiết Chúc cũng đã được lệnh vào chầu . Câu Tiễn vừa gặp Tiết Chúc, liền hỏi:
- Sư phụ người là Âu Trị Tử từng phụng mệnh tiên vương đúc ra năm thanh kiếm. Năm thanh kiếm đó, tốt xấu thế nào nói ta nghe thử xem nào ?
Tiết Chúc khấu đầu:
- Tiểu nhân từng nghe tiên sư nói là trước đây phụng mệnh tiên vương đúc năm thanh kiếm, gồm có ba thanh kiếm lớn, hai thanh kiếm nhỏ. Thanh thứ nhất tên là Trạm Lư, thanh thứ hai là Thuần Quân, thanh thứ ba là Thắng Tà, thanh thứ tư là Ngư Trường, thanh thứ năm là Cự Khuyết. Hiện nay Trạm Lư đang ở nước Sở, Thắng Tà, Ngư Trường ở nước Ngô, Thuần Quân, Cự Khuyết đang ở trong cung của đại vương.
Câu Tiễn gật đầu:
- Chính thế!
Nguyên lai trước đây khi nghe tin Việt vương Doãn Thường đúc được năm thanh kiếm, Ngô vương hay tin sai người sang đòi . Doãn Thường thấy nước Ngô mạnh, đành phải đem ba thanh Trạm Lư, Thắng Tà, Ngư Trường đem cống. Về sau Ngô Vương Hạp Lư đem thanh Ngư Trường đưa cho Chuyên Chư hành thích Vương Liêu . Thanh kiếm Trạm Lư bị rơi xuống nước, sau Sở vương tìm được. Vua nước Tần nghe tin đòi không được nên đem quân đánh Sở nhưng Sở vương nhất định không giao.
Tiết Chúc bẩm:
- Tiên sư từng nói là trong năm thanh kiếm thì thanh Thắng Tà là hạng nhất, Thuần Quân, Trạm Lư là thứ hai, rồi đến Ngư Trường. Cự Khuyết đứng hạng chót. Khi đúc thanh Cự Khuyết, vàng và đồng không hợp được với nhau nên Cự Khuyết chỉ sắc bén chứ không phải là bảo kiếm.
Câu Tiễn nói:
- Thế ra hai thanh Thuần Quân, Cự Khuyết của ta không địch được với Thắng Tà, Ngư Trường của vua Ngô ư?
Tiết Chúc sợ hãi:
- Tiểu nhân nói thẳng, đáng chết, xin đại vương thứ tội.
Câu Tiễn trầm ngâm không nói, nhưng cứ như lời Tiết Chúc thì hai thanh kiếm nước Việt không thể so được với hai thanh kiếm nước Ngô.
Phạm Lãi chen vào:
- Tiên sinh học được nghệ thuật của tôn sư, vậy thử xây lò đúc kiếm, đúc vài thanh bảo kiếm, lẽ gì không sánh được với kiếm nước Ngô.
Tiết Chúc nói:
- Xin thưa với đại phu, tiểu nhân không đúc kiếm được.
Phạm Lãi hỏi:
- Chẳng hay vì cớ gì?
Tiết Chúc đưa hai bàn tay ra, chỉ thấy cả hai bên ngón tay cái và ngón tay trỏ đều cụt lủn, hai bàn tay chỉ có sáu ngón taỵ Tiết Chúc điềm nhiên nói:
- Muốn có kình lực đúc kiếm phải có sức của hai ngón cái, ngón trỏ. Tiểu nhân là kẻ tàn phế không thể làm được.
Câu Tiễn ngạc nhiên hỏi:
- Bốn ngón tay ngươi phải chăng bị kẻ thù chặt đứt?
Tiết Chúc đáp:
- Không phải kẻ thù, mà chính là sư huynh của tiểu nhân chặt đấy.
Câu Tiễn lại càng lạ lùng:
- Sư huynh của ngươi là Phong Hồ Tử phải không? Tại sao y lại chặt đứt tay ngươi ? A, chắc là thuật đúc kiếm của ngươi trội hơn y, nên y mang lòng đố kỵ, chặt ngón tay ngươi để ngươi không thể đúc kiếm được nữa.
Tiết Chúc không muốn nói về chuyện của sư huynh, chỉ im lặng không đả động gì đến lời suy nghiệm của Câu Tiễn. Câu Tiễn nói tiếp:
- Quả nhân bản tâm muốn sai người sang Sở đón Phong Hồ Tử về. E rằng y sợ ngươi báo thù nên chắc không chịu về.
Tiết Chúc thưa:
- Xin đại vương lượng xét, Phong sư huynh hiện nay đang ở nước Ngô chứ không phải ở nước Sở.
Câu Tiễn giật mình, hỏi:
- Y … y ở nước Ngô ư? Tại Ngô làm gì thế?
Tiết Chúc thưa:
- Ba năm trước đây, Phong sư huynh có đến nhà của tiểu nhân, đưa cho coi một thanh bảo kiếm. Tiểu nhân vừa nhìn thấy liền giật mình, hóa ra đó là một thanh kiếm báu mà tiên sư Âu Trị Tử trước đây đúc tại nước Sở, tên là Công Bố, trên thân kiếm có văn như dòng nước chảy, từ cán đến tận mũi, chỉ một đường không đứt đoạn. Tiểu nhân đã từng nghe tiên sư nói qua nên thoạt trông đã biết ngaỵ Hồi đó tiên sư phụng mệnh Sở vương đúc ba thanh kiếm, một là Long Uyên, hai là Thái A, ba là Công Bố. Sở vương thích lắm, không hiểu vì sao lại lọt vào tay sư ca.
Câu Tiễn nói:
- Chắc là Sở vương ban cho sư huynh ngươi đó!
Tiết Chúc thưa:
- Nói là Sở vương ban cho thì cũng không sai, nhưng đã qua tay hai người rồi . Theo lời Phong sư huynh, sau khi tướng nước Ngô đem quân phá Sở rồi, Ngũ Tử Tư đào mả Sở Bình vương lên lấy roi đánh vào tử thi, mới thấy trong mộ có thanh kiếm này . Khi về lại nước Ngô, nghe đến danh Phong sư huynh, nên y mới đem kiếm này tặng cho, nói là vốn của tiên sư đúc nên nay đưa cho Phong sư huynh gìn giữ.
Câu Tiễn giật mình:
- Ngũ Tử Tư dám đem kiếm báu cho người khác, quả thực khí độ anh hùng, quả thực anh hùng!
Bỗng dưng cười ha hả:
- May là Phù Sai trúng kế của ta, ép được y tự sát, ha ha, ha ha!
Câu Tiễn cười không ai dám lên tiếng. Một hồi lâu sau, y mới hỏi:
- Ngũ Tử Tư đem thanh Công Bố tặng cho sư huynh ngươi để sai y làm gì?
Tiết Chúc thưa:
- Theo lời Phong sư huynh thì khi đó Ngũ Tử Tư chỉ nói là vì ngưỡng mộ tiên sư, chứ không đòi gì cả. Phong sư huynh được thanh bảo kiếm, trong lòng cảm kích, nghĩ là Ngũ tướng quân dám đem một vật báu hi hữu thế gian đem tặng cho mình, không thể không tự mình đến gặp mặt tạ Ơn. Cho nên y mới sang nước Ngô, đến nhà Ngũ Tử Tư, được Ngũ tướng quân dùng lễ thượng tân đãi đằng, lưu lại trong dinh, hết sức nồng hậu.
Câu Tiễn nói:
- Ngũ Tử Tư khiến cho người khác phải đem tính mạng ra hi sinh cho mình, đều dùng thủ đoạn đó. Trước đây y sai Chuyên Chư hành thích Vương Liêu, ắt cũng như thế.
Tiết Chúc nói:
- đại vương liệu sự như thần. Thế nhưng Phong sư huynh nào biết được âm mưu của Ngũ Tử Tư, sau khi thụ ân hậu hĩ như vậy, trong lòng hết sức cảm kích, mới hỏi xem mình có thể làm được việc gì. Ngũ Tử Tư trước sau chỉ nói: “Các hạ nhọc lòng đến nước Ngô, là khách quí của nước Ngô, không dám nhờ nhõi gì cả”.
Câu Tiễn chửi:
- Tên già gian xảo, y lấy thoái làm tiến đấy mà.
Tiết Chúc thưa:
- đại vương quả sáng suốt có thể nhìn xa vạn dặm. Phong sư huynh sau cùng thưa thật với Ngũ Tử Tư là y không có tài cán gì ngoài tài đúc kiếm, nay được đãi đằng hậu như thế xin đúc vài thanh bảo kiếm dâng tặng.
Câu Tiễn vỗ đùi nói:
- Có thế chứ!
Tiết Chúc nói tiếp:
- Ngũ Tử Tư lại nói là nước Ngô bảo kiếm cũng đã nhiều, chẳng cần đúc thêm làm gì nữa . đúc kiếm cực kỳ hao tổn tâm lực, ngày xưa Can Tương, Mạc Tà đúc kiếm không thành, Mạc Tà phải nhảy vào trong lò đúc, bảo kiếm mới đúc xong. Cái thảm sự đó nhất định không để cho lại xảy ra nữa.
Câu Tiễn lạ lùng:
- Y quả thực không mong Phong Hồ Tử đúc kiếm cho y ư? Thế thì lạ thật.
Tiết Chúc thưa:
- Lúc đó Phong sư huynh cũng lấy làm lạ. Một hôm, Ngũ Tử Tư lại đến tân quán cùng Phong sư huynh nhàn đàm, mới nói tới chuyện nước Ngô cùng các nước ở phương Bắc như nước Tề, nước Tấn tranh bá đồ vương, tuy chiến sĩ nước Ngô dũng khí có thừa, ngặt là dùng xe chiến đấu lại có chỗ chẳng kịp, nếu như xảy ra bộ chiến, kiếm kích đang dùng cũng chẳng sắc bén bằng. Lúc đó Phong sư huynh mới cùng y đàm luận về thuật đúc kiếm. Hóa ra cái việc mà Ngũ Tử Tư muốn đúc, chẳng phải chỉ là một hai thanh bảo kiếm mà là hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm sắc.
Câu Tiễn lúc đó mới tỉnh ngộ, không nhịn nổi phải kêu lên “ối chà” một tiếng đồng thời liếc mắt nhìn Văn Chủng, Phạm Lãi . Văn Chủng lúc ấy mặt đầy nét lo, còn Phạm Lãi thì ngơ ngẩn như người mất hồn, bèn hỏi:
- Phạm đại phu, ý ngươi thế nào ?
Phạm Lãi đáp:
- Ngũ Tử Tư tuy diệu kế đa đoan, không nói y đã chết rồi mà nếu như có còn tại thế, cũng không thoát khỏi bàn tay đại vương.
Chú thích:
1.Câu này ở Hư thực thiên, Tôn Tử binh pháp
Phạm Lãi vốn người đất Uyển nước Sở, tâm tính phóng khoáng không nệ tiểu tiết, làm gì cũng không ai đoán nổi ý tứ, người xứ đó ai cũng gọi y là "gã Phạm khùng". Khi Văn Chủng làm huyện lệnh đất Uyển, nghe tên Phạm Lãi, nên sai bộ thuộc đến thăm. Gã bộ thuộc gặp Phạm Lãi rồi về trình:
- Tên này là tên khùng nổi tiếng ở vùng này, ăn nói lung tung chẳng đâu vào đâu.
Văn Chủng cười:
- Người nào hành sử không giống người khác, ắt bị người đời chê cười là phá rối, có ý kiến cao minh hơn người thì bị chê là hồ đồ. Các ngươi làm thế nào mà hiểu nổi Phạm tiên sinh được.
Rồi tự mình đến thăm Phạm Lãi . Phạm Lãi tránh mặt không gặp nhưng liệu rằng Văn Chủng sẽ quay lại lần nữa nên mượn áo khăn của anh, ăn mặc chỉnh tề ngồi đợi . Quả nhiên chẳng bao lâu Văn Chủng lại đến. Hai người gặp nhau, đàm luận hồi lâu về đạo vương bá, tâm đầu ý hợp, cứ tiếc là gặp nhau quá trễ.
Hai người biết rằng đất trung nguyên tình hình ngày càng thêm căng thẳng, nước Sở tuy lớn nhưng loạn, trước mắt thấy làm nên nghiệp bá ắt tại đông nam. Thành thử Văn Chủng từ quan, cùng Phạm Lãi đến nước Ngộ Lúc ấy Ngô vương đang trọng dụng Ngũ Tử Tư, nói gì nghe nấy, thế nước đang thời hưng vượng.
Phạm Lãi và Văn Chủng lưu lại kinh thành Cô Tô mấy tháng, thấy các chính sách của Ngũ Tử Tư đưa ra trị quốc hết sức trác tuyệt, xét ra mình không dễ gì hơn được ỵ Hai người thương nghị với nhau, nhận rằng nước Việt ở ngay cạnh nước Ngô, phong tục tương tự, đất đai tuy nhỏ hơn, nhưng cũng có thể đủ chỗ thi thố tài năng, nên rủ nhau đến đó. Câu Tiễn gặp hai người, sau khi đàm luận tỏ ra kính phục, nên đều phong họ làm đại phu.
Nhưng Câu Tiễn không nghe lời Văn Chủng, Phạm Lãi khuyên nhủ đem quân đánh Ngô, dùng Thạch Mãi làm tướng, bị đại bại trên bờ sông Tiền đường. Câu Tiễn bị vây ở Cối Kê toan tự vận. Trong khi nguy cấp, Văn Chủng, Phạm Lãi hiến kế đem tiền mua được Thái Tể nước Ngô là Bá Hi để thay Việt vương trần tình. Ngô vương Phù Sai không nghe lời Ngũ Tử Tư, thuận cho Việt vương cầu hòa, chỉ bắt Câu Tiễn về nước Ngô nhưng sau cũng thả. Từ đó Việt vương nằm gai nếm mật, quyết chí phục hận, thi hành chín chính sách do Văn Chủng thảo ra để diệt Ngô.
Chín chính sách đó thứ nhất là tôn trời đất, kính qui ? thần để Câu Tiễn nung nấu cái tâm tất thắng. Thứ hai là đem tiền bạc, của cải đem cống tặng vua Ngô để cho vua Ngô quen thói xa xỉ mà quên việc đề phòng nước Việt. Thứ ba là qua nước Ngô vay lương, sau lấy thóc đã nấu chín đem trả. Ngô vương thấy thóc tốt nên phát cho dân làm giống, gieo không nảy mầm khiếm dân Ngô bị đói . Thứ tư là đem hai mỹ nữ, Tây Thi và Trịnh đán dâng lên Phù Sai, để cho vua nước Ngô mê luyến nữ sắc, không lo gì đến chính sự. Thứ năm là cống những thợ khéo để khiến cho Ngô vương hao tài tốn của trong việc xây cất cung thất, điện đài . Thứ sáu là đút lót cho bọn gian thần, tay chân Ngô vương để họ làm bại hoại triều chính. Thứ bảy là tìm cách ly gián Phù Sai với các trung thần, để đến nỗi sau này Ngô vương ép Ngũ Tử Tư tự sát. Thứ tám là tích súc lương thảo, làm cho dân giàu nước mạnh. Thứ chín là rèn đúc võ khí, huấn luyện sĩ tốt, chờ cơ hội đánh nước Ngô.
Tám thuật trên đều thành công, riêng có việc thứ chín nay gặp khó khăn. Trước mắt thấy Ngô vương sai tám kiếm sĩ sang, binh khí đã sắc bén, kiếm thuật lại tinh tường, kiếm sĩ nước Việt khó mà thủ thắng.
Phạm Lãi đem cuộc tỉ kiếm vừa qua kể lại cho Văn Chủng. Văn Chủng nhíu mày nghĩ ngợi:
- Này Phạm hiền đệ, kiếm sĩ nước Ngô, kiếm sắc thuật tinh, đã khó đối phó nhưng nếu họ lại còn biết đem binh pháp Tôn Tử áp dụng vào quần đấu, cái đó mới thực là khó khăn.
Phạm Lãi đáp:
- Chính thế, thời trước Tôn Võ Tử phò tá Ngô Vương, cầm quân phá Sở, đánh vào Dĩnh đô, dùng binh như thần, thiên hạ không ai bì kịp. Nước Tề, nước Tấn tuy lớn mà cũng không nước nào dám chống lại Ngộ Binh pháp Tôn Tử có viết: Ngã chuyên vi nhất, địch phân vi thập, thị dĩ thập công kỳ nhất dã, tắc ngã chúng nhi địch quả. Năng dĩ chúng địch quả giả, tắc ngô chi sở dữ chiến giả, ước hĩ (Nếu như ta tập trung làm một mà địch chia ra thành mười, ta lấy mười chống một, tức là ta đông mà địch ít. Ta dùng nhiều chống ít, người nào đánh với ta ắt phải ở thế nguy)(#1). Bốn người bên Ngô đánh với bốn người bên mình, họ lấy hai chống một, tức là lấy đông đánh ít, làm gì mà không thắng.
Hai người còn đang bàn luận thì đã đến trước mặt Việt Vương. Chỉ thấy Câu Tiễn tay vẫn còn cầm thanh kiếm mỏng như lá lúa, bần thần như người mất hồn.
Một hồi lâu, Câu Tiễn mới ngửng lên hỏi:
- Này Văn đại phu, trước đây nước Ngô có vợ chồng Can Tương, Mạc Tà, giỏi nghề đúc kiếm. Nước Việt ta cũng có Âu Trị Tử là thợ giỏi, tài cũng chẳng kém gì. Thế nhưng ngày nay, cả ba người Can Tương, Mạc Tà, Âu Trị Tử chẳng ai còn sống. Nước Ngô có cao thủ đúc kiếm tài giỏi như thế, chẳng lẽ nước Việt ta từ khi Âu Trị Tử chết đi, không còn ai nữa à?
Văn Chủng đáp:
- Thần nghe Âu Trị Tử có hai người đồ đệ, một người là Phong Hồ Tử, một người là Tiết Chúc. Phong Hồ Tử nay ở nước Sở, Tiết Chúc vẫn còn ở nước Việt ta.
Câu Tiễn mừng quá, nói:
- đại phu mau mau mời Tiết Chúc đến đây, lại phái người sang nước Sở mang tiền bạc đón Phong Hồ Tử trở về nước Việt.
Văn Chủng tuân lệnh lui về.
Sáng sớm hôm sau, Văn Chủng vào triều báo tin đã sai người sang Sở, Tiết Chúc cũng đã được lệnh vào chầu . Câu Tiễn vừa gặp Tiết Chúc, liền hỏi:
- Sư phụ người là Âu Trị Tử từng phụng mệnh tiên vương đúc ra năm thanh kiếm. Năm thanh kiếm đó, tốt xấu thế nào nói ta nghe thử xem nào ?
Tiết Chúc khấu đầu:
- Tiểu nhân từng nghe tiên sư nói là trước đây phụng mệnh tiên vương đúc năm thanh kiếm, gồm có ba thanh kiếm lớn, hai thanh kiếm nhỏ. Thanh thứ nhất tên là Trạm Lư, thanh thứ hai là Thuần Quân, thanh thứ ba là Thắng Tà, thanh thứ tư là Ngư Trường, thanh thứ năm là Cự Khuyết. Hiện nay Trạm Lư đang ở nước Sở, Thắng Tà, Ngư Trường ở nước Ngô, Thuần Quân, Cự Khuyết đang ở trong cung của đại vương.
Câu Tiễn gật đầu:
- Chính thế!
Nguyên lai trước đây khi nghe tin Việt vương Doãn Thường đúc được năm thanh kiếm, Ngô vương hay tin sai người sang đòi . Doãn Thường thấy nước Ngô mạnh, đành phải đem ba thanh Trạm Lư, Thắng Tà, Ngư Trường đem cống. Về sau Ngô Vương Hạp Lư đem thanh Ngư Trường đưa cho Chuyên Chư hành thích Vương Liêu . Thanh kiếm Trạm Lư bị rơi xuống nước, sau Sở vương tìm được. Vua nước Tần nghe tin đòi không được nên đem quân đánh Sở nhưng Sở vương nhất định không giao.
Tiết Chúc bẩm:
- Tiên sư từng nói là trong năm thanh kiếm thì thanh Thắng Tà là hạng nhất, Thuần Quân, Trạm Lư là thứ hai, rồi đến Ngư Trường. Cự Khuyết đứng hạng chót. Khi đúc thanh Cự Khuyết, vàng và đồng không hợp được với nhau nên Cự Khuyết chỉ sắc bén chứ không phải là bảo kiếm.
Câu Tiễn nói:
- Thế ra hai thanh Thuần Quân, Cự Khuyết của ta không địch được với Thắng Tà, Ngư Trường của vua Ngô ư?
Tiết Chúc sợ hãi:
- Tiểu nhân nói thẳng, đáng chết, xin đại vương thứ tội.
Câu Tiễn trầm ngâm không nói, nhưng cứ như lời Tiết Chúc thì hai thanh kiếm nước Việt không thể so được với hai thanh kiếm nước Ngô.
Phạm Lãi chen vào:
- Tiên sinh học được nghệ thuật của tôn sư, vậy thử xây lò đúc kiếm, đúc vài thanh bảo kiếm, lẽ gì không sánh được với kiếm nước Ngô.
Tiết Chúc nói:
- Xin thưa với đại phu, tiểu nhân không đúc kiếm được.
Phạm Lãi hỏi:
- Chẳng hay vì cớ gì?
Tiết Chúc đưa hai bàn tay ra, chỉ thấy cả hai bên ngón tay cái và ngón tay trỏ đều cụt lủn, hai bàn tay chỉ có sáu ngón taỵ Tiết Chúc điềm nhiên nói:
- Muốn có kình lực đúc kiếm phải có sức của hai ngón cái, ngón trỏ. Tiểu nhân là kẻ tàn phế không thể làm được.
Câu Tiễn ngạc nhiên hỏi:
- Bốn ngón tay ngươi phải chăng bị kẻ thù chặt đứt?
Tiết Chúc đáp:
- Không phải kẻ thù, mà chính là sư huynh của tiểu nhân chặt đấy.
Câu Tiễn lại càng lạ lùng:
- Sư huynh của ngươi là Phong Hồ Tử phải không? Tại sao y lại chặt đứt tay ngươi ? A, chắc là thuật đúc kiếm của ngươi trội hơn y, nên y mang lòng đố kỵ, chặt ngón tay ngươi để ngươi không thể đúc kiếm được nữa.
Tiết Chúc không muốn nói về chuyện của sư huynh, chỉ im lặng không đả động gì đến lời suy nghiệm của Câu Tiễn. Câu Tiễn nói tiếp:
- Quả nhân bản tâm muốn sai người sang Sở đón Phong Hồ Tử về. E rằng y sợ ngươi báo thù nên chắc không chịu về.
Tiết Chúc thưa:
- Xin đại vương lượng xét, Phong sư huynh hiện nay đang ở nước Ngô chứ không phải ở nước Sở.
Câu Tiễn giật mình, hỏi:
- Y … y ở nước Ngô ư? Tại Ngô làm gì thế?
Tiết Chúc thưa:
- Ba năm trước đây, Phong sư huynh có đến nhà của tiểu nhân, đưa cho coi một thanh bảo kiếm. Tiểu nhân vừa nhìn thấy liền giật mình, hóa ra đó là một thanh kiếm báu mà tiên sư Âu Trị Tử trước đây đúc tại nước Sở, tên là Công Bố, trên thân kiếm có văn như dòng nước chảy, từ cán đến tận mũi, chỉ một đường không đứt đoạn. Tiểu nhân đã từng nghe tiên sư nói qua nên thoạt trông đã biết ngaỵ Hồi đó tiên sư phụng mệnh Sở vương đúc ba thanh kiếm, một là Long Uyên, hai là Thái A, ba là Công Bố. Sở vương thích lắm, không hiểu vì sao lại lọt vào tay sư ca.
Câu Tiễn nói:
- Chắc là Sở vương ban cho sư huynh ngươi đó!
Tiết Chúc thưa:
- Nói là Sở vương ban cho thì cũng không sai, nhưng đã qua tay hai người rồi . Theo lời Phong sư huynh, sau khi tướng nước Ngô đem quân phá Sở rồi, Ngũ Tử Tư đào mả Sở Bình vương lên lấy roi đánh vào tử thi, mới thấy trong mộ có thanh kiếm này . Khi về lại nước Ngô, nghe đến danh Phong sư huynh, nên y mới đem kiếm này tặng cho, nói là vốn của tiên sư đúc nên nay đưa cho Phong sư huynh gìn giữ.
Câu Tiễn giật mình:
- Ngũ Tử Tư dám đem kiếm báu cho người khác, quả thực khí độ anh hùng, quả thực anh hùng!
Bỗng dưng cười ha hả:
- May là Phù Sai trúng kế của ta, ép được y tự sát, ha ha, ha ha!
Câu Tiễn cười không ai dám lên tiếng. Một hồi lâu sau, y mới hỏi:
- Ngũ Tử Tư đem thanh Công Bố tặng cho sư huynh ngươi để sai y làm gì?
Tiết Chúc thưa:
- Theo lời Phong sư huynh thì khi đó Ngũ Tử Tư chỉ nói là vì ngưỡng mộ tiên sư, chứ không đòi gì cả. Phong sư huynh được thanh bảo kiếm, trong lòng cảm kích, nghĩ là Ngũ tướng quân dám đem một vật báu hi hữu thế gian đem tặng cho mình, không thể không tự mình đến gặp mặt tạ Ơn. Cho nên y mới sang nước Ngô, đến nhà Ngũ Tử Tư, được Ngũ tướng quân dùng lễ thượng tân đãi đằng, lưu lại trong dinh, hết sức nồng hậu.
Câu Tiễn nói:
- Ngũ Tử Tư khiến cho người khác phải đem tính mạng ra hi sinh cho mình, đều dùng thủ đoạn đó. Trước đây y sai Chuyên Chư hành thích Vương Liêu, ắt cũng như thế.
Tiết Chúc nói:
- đại vương liệu sự như thần. Thế nhưng Phong sư huynh nào biết được âm mưu của Ngũ Tử Tư, sau khi thụ ân hậu hĩ như vậy, trong lòng hết sức cảm kích, mới hỏi xem mình có thể làm được việc gì. Ngũ Tử Tư trước sau chỉ nói: “Các hạ nhọc lòng đến nước Ngô, là khách quí của nước Ngô, không dám nhờ nhõi gì cả”.
Câu Tiễn chửi:
- Tên già gian xảo, y lấy thoái làm tiến đấy mà.
Tiết Chúc thưa:
- đại vương quả sáng suốt có thể nhìn xa vạn dặm. Phong sư huynh sau cùng thưa thật với Ngũ Tử Tư là y không có tài cán gì ngoài tài đúc kiếm, nay được đãi đằng hậu như thế xin đúc vài thanh bảo kiếm dâng tặng.
Câu Tiễn vỗ đùi nói:
- Có thế chứ!
Tiết Chúc nói tiếp:
- Ngũ Tử Tư lại nói là nước Ngô bảo kiếm cũng đã nhiều, chẳng cần đúc thêm làm gì nữa . đúc kiếm cực kỳ hao tổn tâm lực, ngày xưa Can Tương, Mạc Tà đúc kiếm không thành, Mạc Tà phải nhảy vào trong lò đúc, bảo kiếm mới đúc xong. Cái thảm sự đó nhất định không để cho lại xảy ra nữa.
Câu Tiễn lạ lùng:
- Y quả thực không mong Phong Hồ Tử đúc kiếm cho y ư? Thế thì lạ thật.
Tiết Chúc thưa:
- Lúc đó Phong sư huynh cũng lấy làm lạ. Một hôm, Ngũ Tử Tư lại đến tân quán cùng Phong sư huynh nhàn đàm, mới nói tới chuyện nước Ngô cùng các nước ở phương Bắc như nước Tề, nước Tấn tranh bá đồ vương, tuy chiến sĩ nước Ngô dũng khí có thừa, ngặt là dùng xe chiến đấu lại có chỗ chẳng kịp, nếu như xảy ra bộ chiến, kiếm kích đang dùng cũng chẳng sắc bén bằng. Lúc đó Phong sư huynh mới cùng y đàm luận về thuật đúc kiếm. Hóa ra cái việc mà Ngũ Tử Tư muốn đúc, chẳng phải chỉ là một hai thanh bảo kiếm mà là hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm sắc.
Câu Tiễn lúc đó mới tỉnh ngộ, không nhịn nổi phải kêu lên “ối chà” một tiếng đồng thời liếc mắt nhìn Văn Chủng, Phạm Lãi . Văn Chủng lúc ấy mặt đầy nét lo, còn Phạm Lãi thì ngơ ngẩn như người mất hồn, bèn hỏi:
- Phạm đại phu, ý ngươi thế nào ?
Phạm Lãi đáp:
- Ngũ Tử Tư tuy diệu kế đa đoan, không nói y đã chết rồi mà nếu như có còn tại thế, cũng không thoát khỏi bàn tay đại vương.
Chú thích:
1.Câu này ở Hư thực thiên, Tôn Tử binh pháp
Phạm Lãi vốn người đất Uyển nước Sở, tâm tính phóng khoáng không nệ tiểu tiết, làm gì cũng không ai đoán nổi ý tứ, người xứ đó ai cũng gọi y là "gã Phạm khùng". Khi Văn Chủng làm huyện lệnh đất Uyển, nghe tên Phạm Lãi, nên sai bộ thuộc đến thăm. Gã bộ thuộc gặp Phạm Lãi rồi về trình:
- Tên này là tên khùng nổi tiếng ở vùng này, ăn nói lung tung chẳng đâu vào đâu.
Văn Chủng cười:
- Người nào hành sử không giống người khác, ắt bị người đời chê cười là phá rối, có ý kiến cao minh hơn người thì bị chê là hồ đồ. Các ngươi làm thế nào mà hiểu nổi Phạm tiên sinh được.
Rồi tự mình đến thăm Phạm Lãi . Phạm Lãi tránh mặt không gặp nhưng liệu rằng Văn Chủng sẽ quay lại lần nữa nên mượn áo khăn của anh, ăn mặc chỉnh tề ngồi đợi . Quả nhiên chẳng bao lâu Văn Chủng lại đến. Hai người gặp nhau, đàm luận hồi lâu về đạo vương bá, tâm đầu ý hợp, cứ tiếc là gặp nhau quá trễ.
Hai người biết rằng đất trung nguyên tình hình ngày càng thêm căng thẳng, nước Sở tuy lớn nhưng loạn, trước mắt thấy làm nên nghiệp bá ắt tại đông nam. Thành thử Văn Chủng từ quan, cùng Phạm Lãi đến nước Ngộ Lúc ấy Ngô vương đang trọng dụng Ngũ Tử Tư, nói gì nghe nấy, thế nước đang thời hưng vượng.
Phạm Lãi và Văn Chủng lưu lại kinh thành Cô Tô mấy tháng, thấy các chính sách của Ngũ Tử Tư đưa ra trị quốc hết sức trác tuyệt, xét ra mình không dễ gì hơn được ỵ Hai người thương nghị với nhau, nhận rằng nước Việt ở ngay cạnh nước Ngô, phong tục tương tự, đất đai tuy nhỏ hơn, nhưng cũng có thể đủ chỗ thi thố tài năng, nên rủ nhau đến đó. Câu Tiễn gặp hai người, sau khi đàm luận tỏ ra kính phục, nên đều phong họ làm đại phu.
Nhưng Câu Tiễn không nghe lời Văn Chủng, Phạm Lãi khuyên nhủ đem quân đánh Ngô, dùng Thạch Mãi làm tướng, bị đại bại trên bờ sông Tiền đường. Câu Tiễn bị vây ở Cối Kê toan tự vận. Trong khi nguy cấp, Văn Chủng, Phạm Lãi hiến kế đem tiền mua được Thái Tể nước Ngô là Bá Hi để thay Việt vương trần tình. Ngô vương Phù Sai không nghe lời Ngũ Tử Tư, thuận cho Việt vương cầu hòa, chỉ bắt Câu Tiễn về nước Ngô nhưng sau cũng thả. Từ đó Việt vương nằm gai nếm mật, quyết chí phục hận, thi hành chín chính sách do Văn Chủng thảo ra để diệt Ngô.
Chín chính sách đó thứ nhất là tôn trời đất, kính qui ? thần để Câu Tiễn nung nấu cái tâm tất thắng. Thứ hai là đem tiền bạc, của cải đem cống tặng vua Ngô để cho vua Ngô quen thói xa xỉ mà quên việc đề phòng nước Việt. Thứ ba là qua nước Ngô vay lương, sau lấy thóc đã nấu chín đem trả. Ngô vương thấy thóc tốt nên phát cho dân làm giống, gieo không nảy mầm khiếm dân Ngô bị đói . Thứ tư là đem hai mỹ nữ, Tây Thi và Trịnh đán dâng lên Phù Sai, để cho vua nước Ngô mê luyến nữ sắc, không lo gì đến chính sự. Thứ năm là cống những thợ khéo để khiến cho Ngô vương hao tài tốn của trong việc xây cất cung thất, điện đài . Thứ sáu là đút lót cho bọn gian thần, tay chân Ngô vương để họ làm bại hoại triều chính. Thứ bảy là tìm cách ly gián Phù Sai với các trung thần, để đến nỗi sau này Ngô vương ép Ngũ Tử Tư tự sát. Thứ tám là tích súc lương thảo, làm cho dân giàu nước mạnh. Thứ chín là rèn đúc võ khí, huấn luyện sĩ tốt, chờ cơ hội đánh nước Ngô.
Tám thuật trên đều thành công, riêng có việc thứ chín nay gặp khó khăn. Trước mắt thấy Ngô vương sai tám kiếm sĩ sang, binh khí đã sắc bén, kiếm thuật lại tinh tường, kiếm sĩ nước Việt khó mà thủ thắng.
Phạm Lãi đem cuộc tỉ kiếm vừa qua kể lại cho Văn Chủng. Văn Chủng nhíu mày nghĩ ngợi:
- Này Phạm hiền đệ, kiếm sĩ nước Ngô, kiếm sắc thuật tinh, đã khó đối phó nhưng nếu họ lại còn biết đem binh pháp Tôn Tử áp dụng vào quần đấu, cái đó mới thực là khó khăn.
Phạm Lãi đáp:
- Chính thế, thời trước Tôn Võ Tử phò tá Ngô Vương, cầm quân phá Sở, đánh vào Dĩnh đô, dùng binh như thần, thiên hạ không ai bì kịp. Nước Tề, nước Tấn tuy lớn mà cũng không nước nào dám chống lại Ngộ Binh pháp Tôn Tử có viết: Ngã chuyên vi nhất, địch phân vi thập, thị dĩ thập công kỳ nhất dã, tắc ngã chúng nhi địch quả. Năng dĩ chúng địch quả giả, tắc ngô chi sở dữ chiến giả, ước hĩ (Nếu như ta tập trung làm một mà địch chia ra thành mười, ta lấy mười chống một, tức là ta đông mà địch ít. Ta dùng nhiều chống ít, người nào đánh với ta ắt phải ở thế nguy)(#1). Bốn người bên Ngô đánh với bốn người bên mình, họ lấy hai chống một, tức là lấy đông đánh ít, làm gì mà không thắng.
Hai người còn đang bàn luận thì đã đến trước mặt Việt Vương. Chỉ thấy Câu Tiễn tay vẫn còn cầm thanh kiếm mỏng như lá lúa, bần thần như người mất hồn.
Một hồi lâu, Câu Tiễn mới ngửng lên hỏi:
- Này Văn đại phu, trước đây nước Ngô có vợ chồng Can Tương, Mạc Tà, giỏi nghề đúc kiếm. Nước Việt ta cũng có Âu Trị Tử là thợ giỏi, tài cũng chẳng kém gì. Thế nhưng ngày nay, cả ba người Can Tương, Mạc Tà, Âu Trị Tử chẳng ai còn sống. Nước Ngô có cao thủ đúc kiếm tài giỏi như thế, chẳng lẽ nước Việt ta từ khi Âu Trị Tử chết đi, không còn ai nữa à?
Văn Chủng đáp:
- Thần nghe Âu Trị Tử có hai người đồ đệ, một người là Phong Hồ Tử, một người là Tiết Chúc. Phong Hồ Tử nay ở nước Sở, Tiết Chúc vẫn còn ở nước Việt ta.
Câu Tiễn mừng quá, nói:
- đại phu mau mau mời Tiết Chúc đến đây, lại phái người sang nước Sở mang tiền bạc đón Phong Hồ Tử trở về nước Việt.
Văn Chủng tuân lệnh lui về.
Sáng sớm hôm sau, Văn Chủng vào triều báo tin đã sai người sang Sở, Tiết Chúc cũng đã được lệnh vào chầu . Câu Tiễn vừa gặp Tiết Chúc, liền hỏi:
- Sư phụ người là Âu Trị Tử từng phụng mệnh tiên vương đúc ra năm thanh kiếm. Năm thanh kiếm đó, tốt xấu thế nào nói ta nghe thử xem nào ?
Tiết Chúc khấu đầu:
- Tiểu nhân từng nghe tiên sư nói là trước đây phụng mệnh tiên vương đúc năm thanh kiếm, gồm có ba thanh kiếm lớn, hai thanh kiếm nhỏ. Thanh thứ nhất tên là Trạm Lư, thanh thứ hai là Thuần Quân, thanh thứ ba là Thắng Tà, thanh thứ tư là Ngư Trường, thanh thứ năm là Cự Khuyết. Hiện nay Trạm Lư đang ở nước Sở, Thắng Tà, Ngư Trường ở nước Ngô, Thuần Quân, Cự Khuyết đang ở trong cung của đại vương.
Câu Tiễn gật đầu:
- Chính thế!
Nguyên lai trước đây khi nghe tin Việt vương Doãn Thường đúc được năm thanh kiếm, Ngô vương hay tin sai người sang đòi . Doãn Thường thấy nước Ngô mạnh, đành phải đem ba thanh Trạm Lư, Thắng Tà, Ngư Trường đem cống. Về sau Ngô Vương Hạp Lư đem thanh Ngư Trường đưa cho Chuyên Chư hành thích Vương Liêu . Thanh kiếm Trạm Lư bị rơi xuống nước, sau Sở vương tìm được. Vua nước Tần nghe tin đòi không được nên đem quân đánh Sở nhưng Sở vương nhất định không giao.
Tiết Chúc bẩm:
- Tiên sư từng nói là trong năm thanh kiếm thì thanh Thắng Tà là hạng nhất, Thuần Quân, Trạm Lư là thứ hai, rồi đến Ngư Trường. Cự Khuyết đứng hạng chót. Khi đúc thanh Cự Khuyết, vàng và đồng không hợp được với nhau nên Cự Khuyết chỉ sắc bén chứ không phải là bảo kiếm.
Câu Tiễn nói:
- Thế ra hai thanh Thuần Quân, Cự Khuyết của ta không địch được với Thắng Tà, Ngư Trường của vua Ngô ư?
Tiết Chúc sợ hãi:
- Tiểu nhân nói thẳng, đáng chết, xin đại vương thứ tội.
Câu Tiễn trầm ngâm không nói, nhưng cứ như lời Tiết Chúc thì hai thanh kiếm nước Việt không thể so được với hai thanh kiếm nước Ngô.
Phạm Lãi chen vào:
- Tiên sinh học được nghệ thuật của tôn sư, vậy thử xây lò đúc kiếm, đúc vài thanh bảo kiếm, lẽ gì không sánh được với kiếm nước Ngô.
Tiết Chúc nói:
- Xin thưa với đại phu, tiểu nhân không đúc kiếm được.
Phạm Lãi hỏi:
- Chẳng hay vì cớ gì?
Tiết Chúc đưa hai bàn tay ra, chỉ thấy cả hai bên ngón tay cái và ngón tay trỏ đều cụt lủn, hai bàn tay chỉ có sáu ngón taỵ Tiết Chúc điềm nhiên nói:
- Muốn có kình lực đúc kiếm phải có sức của hai ngón cái, ngón trỏ. Tiểu nhân là kẻ tàn phế không thể làm được.
Câu Tiễn ngạc nhiên hỏi:
- Bốn ngón tay ngươi phải chăng bị kẻ thù chặt đứt?
Tiết Chúc đáp:
- Không phải kẻ thù, mà chính là sư huynh của tiểu nhân chặt đấy.
Câu Tiễn lại càng lạ lùng:
- Sư huynh của ngươi là Phong Hồ Tử phải không? Tại sao y lại chặt đứt tay ngươi ? A, chắc là thuật đúc kiếm của ngươi trội hơn y, nên y mang lòng đố kỵ, chặt ngón tay ngươi để ngươi không thể đúc kiếm được nữa.
Tiết Chúc không muốn nói về chuyện của sư huynh, chỉ im lặng không đả động gì đến lời suy nghiệm của Câu Tiễn. Câu Tiễn nói tiếp:
- Quả nhân bản tâm muốn sai người sang Sở đón Phong Hồ Tử về. E rằng y sợ ngươi báo thù nên chắc không chịu về.
Tiết Chúc thưa:
- Xin đại vương lượng xét, Phong sư huynh hiện nay đang ở nước Ngô chứ không phải ở nước Sở.
Câu Tiễn giật mình, hỏi:
- Y … y ở nước Ngô ư? Tại Ngô làm gì thế?
Tiết Chúc thưa:
- Ba năm trước đây, Phong sư huynh có đến nhà của tiểu nhân, đưa cho coi một thanh bảo kiếm. Tiểu nhân vừa nhìn thấy liền giật mình, hóa ra đó là một thanh kiếm báu mà tiên sư Âu Trị Tử trước đây đúc tại nước Sở, tên là Công Bố, trên thân kiếm có văn như dòng nước chảy, từ cán đến tận mũi, chỉ một đường không đứt đoạn. Tiểu nhân đã từng nghe tiên sư nói qua nên thoạt trông đã biết ngaỵ Hồi đó tiên sư phụng mệnh Sở vương đúc ba thanh kiếm, một là Long Uyên, hai là Thái A, ba là Công Bố. Sở vương thích lắm, không hiểu vì sao lại lọt vào tay sư ca.
Câu Tiễn nói:
- Chắc là Sở vương ban cho sư huynh ngươi đó!
Tiết Chúc thưa:
- Nói là Sở vương ban cho thì cũng không sai, nhưng đã qua tay hai người rồi . Theo lời Phong sư huynh, sau khi tướng nước Ngô đem quân phá Sở rồi, Ngũ Tử Tư đào mả Sở Bình vương lên lấy roi đánh vào tử thi, mới thấy trong mộ có thanh kiếm này . Khi về lại nước Ngô, nghe đến danh Phong sư huynh, nên y mới đem kiếm này tặng cho, nói là vốn của tiên sư đúc nên nay đưa cho Phong sư huynh gìn giữ.
Câu Tiễn giật mình:
- Ngũ Tử Tư dám đem kiếm báu cho người khác, quả thực khí độ anh hùng, quả thực anh hùng!
Bỗng dưng cười ha hả:
- May là Phù Sai trúng kế của ta, ép được y tự sát, ha ha, ha ha!
Câu Tiễn cười không ai dám lên tiếng. Một hồi lâu sau, y mới hỏi:
- Ngũ Tử Tư đem thanh Công Bố tặng cho sư huynh ngươi để sai y làm gì?
Tiết Chúc thưa:
- Theo lời Phong sư huynh thì khi đó Ngũ Tử Tư chỉ nói là vì ngưỡng mộ tiên sư, chứ không đòi gì cả. Phong sư huynh được thanh bảo kiếm, trong lòng cảm kích, nghĩ là Ngũ tướng quân dám đem một vật báu hi hữu thế gian đem tặng cho mình, không thể không tự mình đến gặp mặt tạ Ơn. Cho nên y mới sang nước Ngô, đến nhà Ngũ Tử Tư, được Ngũ tướng quân dùng lễ thượng tân đãi đằng, lưu lại trong dinh, hết sức nồng hậu.
Câu Tiễn nói:
- Ngũ Tử Tư khiến cho người khác phải đem tính mạng ra hi sinh cho mình, đều dùng thủ đoạn đó. Trước đây y sai Chuyên Chư hành thích Vương Liêu, ắt cũng như thế.
Tiết Chúc nói:
- đại vương liệu sự như thần. Thế nhưng Phong sư huynh nào biết được âm mưu của Ngũ Tử Tư, sau khi thụ ân hậu hĩ như vậy, trong lòng hết sức cảm kích, mới hỏi xem mình có thể làm được việc gì. Ngũ Tử Tư trước sau chỉ nói: “Các hạ nhọc lòng đến nước Ngô, là khách quí của nước Ngô, không dám nhờ nhõi gì cả”.
Câu Tiễn chửi:
- Tên già gian xảo, y lấy thoái làm tiến đấy mà.
Tiết Chúc thưa:
- đại vương quả sáng suốt có thể nhìn xa vạn dặm. Phong sư huynh sau cùng thưa thật với Ngũ Tử Tư là y không có tài cán gì ngoài tài đúc kiếm, nay được đãi đằng hậu như thế xin đúc vài thanh bảo kiếm dâng tặng.
Câu Tiễn vỗ đùi nói:
- Có thế chứ!
Tiết Chúc nói tiếp:
- Ngũ Tử Tư lại nói là nước Ngô bảo kiếm cũng đã nhiều, chẳng cần đúc thêm làm gì nữa . đúc kiếm cực kỳ hao tổn tâm lực, ngày xưa Can Tương, Mạc Tà đúc kiếm không thành, Mạc Tà phải nhảy vào trong lò đúc, bảo kiếm mới đúc xong. Cái thảm sự đó nhất định không để cho lại xảy ra nữa.
Câu Tiễn lạ lùng:
- Y quả thực không mong Phong Hồ Tử đúc kiếm cho y ư? Thế thì lạ thật.
Tiết Chúc thưa:
- Lúc đó Phong sư huynh cũng lấy làm lạ. Một hôm, Ngũ Tử Tư lại đến tân quán cùng Phong sư huynh nhàn đàm, mới nói tới chuyện nước Ngô cùng các nước ở phương Bắc như nước Tề, nước Tấn tranh bá đồ vương, tuy chiến sĩ nước Ngô dũng khí có thừa, ngặt là dùng xe chiến đấu lại có chỗ chẳng kịp, nếu như xảy ra bộ chiến, kiếm kích đang dùng cũng chẳng sắc bén bằng. Lúc đó Phong sư huynh mới cùng y đàm luận về thuật đúc kiếm. Hóa ra cái việc mà Ngũ Tử Tư muốn đúc, chẳng phải chỉ là một hai thanh bảo kiếm mà là hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm sắc.
Câu Tiễn lúc đó mới tỉnh ngộ, không nhịn nổi phải kêu lên “ối chà” một tiếng đồng thời liếc mắt nhìn Văn Chủng, Phạm Lãi . Văn Chủng lúc ấy mặt đầy nét lo, còn Phạm Lãi thì ngơ ngẩn như người mất hồn, bèn hỏi:
- Phạm đại phu, ý ngươi thế nào ?
Phạm Lãi đáp:
- Ngũ Tử Tư tuy diệu kế đa đoan, không nói y đã chết rồi mà nếu như có còn tại thế, cũng không thoát khỏi bàn tay đại vương.
Chú thích:
1.Câu này ở Hư thực thiên, Tôn Tử binh pháp
Phạm Lãi vốn người đất Uyển nước Sở, tâm tính phóng khoáng không nệ tiểu tiết, làm gì cũng không ai đoán nổi ý tứ, người xứ đó ai cũng gọi y là "gã Phạm khùng". Khi Văn Chủng làm huyện lệnh đất Uyển, nghe tên Phạm Lãi, nên sai bộ thuộc đến thăm. Gã bộ thuộc gặp Phạm Lãi rồi về trình:
- Tên này là tên khùng nổi tiếng ở vùng này, ăn nói lung tung chẳng đâu vào đâu.
Văn Chủng cười:
- Người nào hành sử không giống người khác, ắt bị người đời chê cười là phá rối, có ý kiến cao minh hơn người thì bị chê là hồ đồ. Các ngươi làm thế nào mà hiểu nổi Phạm tiên sinh được.
Rồi tự mình đến thăm Phạm Lãi . Phạm Lãi tránh mặt không gặp nhưng liệu rằng Văn Chủng sẽ quay lại lần nữa nên mượn áo khăn của anh, ăn mặc chỉnh tề ngồi đợi . Quả nhiên chẳng bao lâu Văn Chủng lại đến. Hai người gặp nhau, đàm luận hồi lâu về đạo vương bá, tâm đầu ý hợp, cứ tiếc là gặp nhau quá trễ.
Hai người biết rằng đất trung nguyên tình hình ngày càng thêm căng thẳng, nước Sở tuy lớn nhưng loạn, trước mắt thấy làm nên nghiệp bá ắt tại đông nam. Thành thử Văn Chủng từ quan, cùng Phạm Lãi đến nước Ngộ Lúc ấy Ngô vương đang trọng dụng Ngũ Tử Tư, nói gì nghe nấy, thế nước đang thời hưng vượng.
Phạm Lãi và Văn Chủng lưu lại kinh thành Cô Tô mấy tháng, thấy các chính sách của Ngũ Tử Tư đưa ra trị quốc hết sức trác tuyệt, xét ra mình không dễ gì hơn được ỵ Hai người thương nghị với nhau, nhận rằng nước Việt ở ngay cạnh nước Ngô, phong tục tương tự, đất đai tuy nhỏ hơn, nhưng cũng có thể đủ chỗ thi thố tài năng, nên rủ nhau đến đó. Câu Tiễn gặp hai người, sau khi đàm luận tỏ ra kính phục, nên đều phong họ làm đại phu.
Nhưng Câu Tiễn không nghe lời Văn Chủng, Phạm Lãi khuyên nhủ đem quân đánh Ngô, dùng Thạch Mãi làm tướng, bị đại bại trên bờ sông Tiền đường. Câu Tiễn bị vây ở Cối Kê toan tự vận. Trong khi nguy cấp, Văn Chủng, Phạm Lãi hiến kế đem tiền mua được Thái Tể nước Ngô là Bá Hi để thay Việt vương trần tình. Ngô vương Phù Sai không nghe lời Ngũ Tử Tư, thuận cho Việt vương cầu hòa, chỉ bắt Câu Tiễn về nước Ngô nhưng sau cũng thả. Từ đó Việt vương nằm gai nếm mật, quyết chí phục hận, thi hành chín chính sách do Văn Chủng thảo ra để diệt Ngô.
Chín chính sách đó thứ nhất là tôn trời đất, kính qui ? thần để Câu Tiễn nung nấu cái tâm tất thắng. Thứ hai là đem tiền bạc, của cải đem cống tặng vua Ngô để cho vua Ngô quen thói xa xỉ mà quên việc đề phòng nước Việt. Thứ ba là qua nước Ngô vay lương, sau lấy thóc đã nấu chín đem trả. Ngô vương thấy thóc tốt nên phát cho dân làm giống, gieo không nảy mầm khiếm dân Ngô bị đói . Thứ tư là đem hai mỹ nữ, Tây Thi và Trịnh đán dâng lên Phù Sai, để cho vua nước Ngô mê luyến nữ sắc, không lo gì đến chính sự. Thứ năm là cống những thợ khéo để khiến cho Ngô vương hao tài tốn của trong việc xây cất cung thất, điện đài . Thứ sáu là đút lót cho bọn gian thần, tay chân Ngô vương để họ làm bại hoại triều chính. Thứ bảy là tìm cách ly gián Phù Sai với các trung thần, để đến nỗi sau này Ngô vương ép Ngũ Tử Tư tự sát. Thứ tám là tích súc lương thảo, làm cho dân giàu nước mạnh. Thứ chín là rèn đúc võ khí, huấn luyện sĩ tốt, chờ cơ hội đánh nước Ngô.
Tám thuật trên đều thành công, riêng có việc thứ chín nay gặp khó khăn. Trước mắt thấy Ngô vương sai tám kiếm sĩ sang, binh khí đã sắc bén, kiếm thuật lại tinh tường, kiếm sĩ nước Việt khó mà thủ thắng.
Phạm Lãi đem cuộc tỉ kiếm vừa qua kể lại cho Văn Chủng. Văn Chủng nhíu mày nghĩ ngợi:
- Này Phạm hiền đệ, kiếm sĩ nước Ngô, kiếm sắc thuật tinh, đã khó đối phó nhưng nếu họ lại còn biết đem binh pháp Tôn Tử áp dụng vào quần đấu, cái đó mới thực là khó khăn.
Phạm Lãi đáp:
- Chính thế, thời trước Tôn Võ Tử phò tá Ngô Vương, cầm quân phá Sở, đánh vào Dĩnh đô, dùng binh như thần, thiên hạ không ai bì kịp. Nước Tề, nước Tấn tuy lớn mà cũng không nước nào dám chống lại Ngộ Binh pháp Tôn Tử có viết: Ngã chuyên vi nhất, địch phân vi thập, thị dĩ thập công kỳ nhất dã, tắc ngã chúng nhi địch quả. Năng dĩ chúng địch quả giả, tắc ngô chi sở dữ chiến giả, ước hĩ (Nếu như ta tập trung làm một mà địch chia ra thành mười, ta lấy mười chống một, tức là ta đông mà địch ít. Ta dùng nhiều chống ít, người nào đánh với ta ắt phải ở thế nguy)(#1). Bốn người bên Ngô đánh với bốn người bên mình, họ lấy hai chống một, tức là lấy đông đánh ít, làm gì mà không thắng.
Hai người còn đang bàn luận thì đã đến trước mặt Việt Vương. Chỉ thấy Câu Tiễn tay vẫn còn cầm thanh kiếm mỏng như lá lúa, bần thần như người mất hồn.
Một hồi lâu, Câu Tiễn mới ngửng lên hỏi:
- Này Văn đại phu, trước đây nước Ngô có vợ chồng Can Tương, Mạc Tà, giỏi nghề đúc kiếm. Nước Việt ta cũng có Âu Trị Tử là thợ giỏi, tài cũng chẳng kém gì. Thế nhưng ngày nay, cả ba người Can Tương, Mạc Tà, Âu Trị Tử chẳng ai còn sống. Nước Ngô có cao thủ đúc kiếm tài giỏi như thế, chẳng lẽ nước Việt ta từ khi Âu Trị Tử chết đi, không còn ai nữa à?
Văn Chủng đáp:
- Thần nghe Âu Trị Tử có hai người đồ đệ, một người là Phong Hồ Tử, một người là Tiết Chúc. Phong Hồ Tử nay ở nước Sở, Tiết Chúc vẫn còn ở nước Việt ta.
Câu Tiễn mừng quá, nói:
- đại phu mau mau mời Tiết Chúc đến đây, lại phái người sang nước Sở mang tiền bạc đón Phong Hồ Tử trở về nước Việt.
Văn Chủng tuân lệnh lui về.
Sáng sớm hôm sau, Văn Chủng vào triều báo tin đã sai người sang Sở, Tiết Chúc cũng đã được lệnh vào chầu . Câu Tiễn vừa gặp Tiết Chúc, liền hỏi:
- Sư phụ người là Âu Trị Tử từng phụng mệnh tiên vương đúc ra năm thanh kiếm. Năm thanh kiếm đó, tốt xấu thế nào nói ta nghe thử xem nào ?
Tiết Chúc khấu đầu:
- Tiểu nhân từng nghe tiên sư nói là trước đây phụng mệnh tiên vương đúc năm thanh kiếm, gồm có ba thanh kiếm lớn, hai thanh kiếm nhỏ. Thanh thứ nhất tên là Trạm Lư, thanh thứ hai là Thuần Quân, thanh thứ ba là Thắng Tà, thanh thứ tư là Ngư Trường, thanh thứ năm là Cự Khuyết. Hiện nay Trạm Lư đang ở nước Sở, Thắng Tà, Ngư Trường ở nước Ngô, Thuần Quân, Cự Khuyết đang ở trong cung của đại vương.
Câu Tiễn gật đầu:
- Chính thế!
Nguyên lai trước đây khi nghe tin Việt vương Doãn Thường đúc được năm thanh kiếm, Ngô vương hay tin sai người sang đòi . Doãn Thường thấy nước Ngô mạnh, đành phải đem ba thanh Trạm Lư, Thắng Tà, Ngư Trường đem cống. Về sau Ngô Vương Hạp Lư đem thanh Ngư Trường đưa cho Chuyên Chư hành thích Vương Liêu . Thanh kiếm Trạm Lư bị rơi xuống nước, sau Sở vương tìm được. Vua nước Tần nghe tin đòi không được nên đem quân đánh Sở nhưng Sở vương nhất định không giao.
Tiết Chúc bẩm:
- Tiên sư từng nói là trong năm thanh kiếm thì thanh Thắng Tà là hạng nhất, Thuần Quân, Trạm Lư là thứ hai, rồi đến Ngư Trường. Cự Khuyết đứng hạng chót. Khi đúc thanh Cự Khuyết, vàng và đồng không hợp được với nhau nên Cự Khuyết chỉ sắc bén chứ không phải là bảo kiếm.
Câu Tiễn nói:
- Thế ra hai thanh Thuần Quân, Cự Khuyết của ta không địch được với Thắng Tà, Ngư Trường của vua Ngô ư?
Tiết Chúc sợ hãi:
- Tiểu nhân nói thẳng, đáng chết, xin đại vương thứ tội.
Câu Tiễn trầm ngâm không nói, nhưng cứ như lời Tiết Chúc thì hai thanh kiếm nước Việt không thể so được với hai thanh kiếm nước Ngô.
Phạm Lãi chen vào:
- Tiên sinh học được nghệ thuật của tôn sư, vậy thử xây lò đúc kiếm, đúc vài thanh bảo kiếm, lẽ gì không sánh được với kiếm nước Ngô.
Tiết Chúc nói:
- Xin thưa với đại phu, tiểu nhân không đúc kiếm được.
Phạm Lãi hỏi:
- Chẳng hay vì cớ gì?
Tiết Chúc đưa hai bàn tay ra, chỉ thấy cả hai bên ngón tay cái và ngón tay trỏ đều cụt lủn, hai bàn tay chỉ có sáu ngón taỵ Tiết Chúc điềm nhiên nói:
- Muốn có kình lực đúc kiếm phải có sức của hai ngón cái, ngón trỏ. Tiểu nhân là kẻ tàn phế không thể làm được.
Câu Tiễn ngạc nhiên hỏi:
- Bốn ngón tay ngươi phải chăng bị kẻ thù chặt đứt?
Tiết Chúc đáp:
- Không phải kẻ thù, mà chính là sư huynh của tiểu nhân chặt đấy.
Câu Tiễn lại càng lạ lùng:
- Sư huynh của ngươi là Phong Hồ Tử phải không? Tại sao y lại chặt đứt tay ngươi ? A, chắc là thuật đúc kiếm của ngươi trội hơn y, nên y mang lòng đố kỵ, chặt ngón tay ngươi để ngươi không thể đúc kiếm được nữa.
Tiết Chúc không muốn nói về chuyện của sư huynh, chỉ im lặng không đả động gì đến lời suy nghiệm của Câu Tiễn. Câu Tiễn nói tiếp:
- Quả nhân bản tâm muốn sai người sang Sở đón Phong Hồ Tử về. E rằng y sợ ngươi báo thù nên chắc không chịu về.
Tiết Chúc thưa:
- Xin đại vương lượng xét, Phong sư huynh hiện nay đang ở nước Ngô chứ không phải ở nước Sở.
Câu Tiễn giật mình, hỏi:
- Y … y ở nước Ngô ư? Tại Ngô làm gì thế?
Tiết Chúc thưa:
- Ba năm trước đây, Phong sư huynh có đến nhà của tiểu nhân, đưa cho coi một thanh bảo kiếm. Tiểu nhân vừa nhìn thấy liền giật mình, hóa ra đó là một thanh kiếm báu mà tiên sư Âu Trị Tử trước đây đúc tại nước Sở, tên là Công Bố, trên thân kiếm có văn như dòng nước chảy, từ cán đến tận mũi, chỉ một đường không đứt đoạn. Tiểu nhân đã từng nghe tiên sư nói qua nên thoạt trông đã biết ngaỵ Hồi đó tiên sư phụng mệnh Sở vương đúc ba thanh kiếm, một là Long Uyên, hai là Thái A, ba là Công Bố. Sở vương thích lắm, không hiểu vì sao lại lọt vào tay sư ca.
Câu Tiễn nói:
- Chắc là Sở vương ban cho sư huynh ngươi đó!
Tiết Chúc thưa:
- Nói là Sở vương ban cho thì cũng không sai, nhưng đã qua tay hai người rồi . Theo lời Phong sư huynh, sau khi tướng nước Ngô đem quân phá Sở rồi, Ngũ Tử Tư đào mả Sở Bình vương lên lấy roi đánh vào tử thi, mới thấy trong mộ có thanh kiếm này . Khi về lại nước Ngô, nghe đến danh Phong sư huynh, nên y mới đem kiếm này tặng cho, nói là vốn của tiên sư đúc nên nay đưa cho Phong sư huynh gìn giữ.
Câu Tiễn giật mình:
- Ngũ Tử Tư dám đem kiếm báu cho người khác, quả thực khí độ anh hùng, quả thực anh hùng!
Bỗng dưng cười ha hả:
- May là Phù Sai trúng kế của ta, ép được y tự sát, ha ha, ha ha!
Câu Tiễn cười không ai dám lên tiếng. Một hồi lâu sau, y mới hỏi:
- Ngũ Tử Tư đem thanh Công Bố tặng cho sư huynh ngươi để sai y làm gì?
Tiết Chúc thưa:
- Theo lời Phong sư huynh thì khi đó Ngũ Tử Tư chỉ nói là vì ngưỡng mộ tiên sư, chứ không đòi gì cả. Phong sư huynh được thanh bảo kiếm, trong lòng cảm kích, nghĩ là Ngũ tướng quân dám đem một vật báu hi hữu thế gian đem tặng cho mình, không thể không tự mình đến gặp mặt tạ Ơn. Cho nên y mới sang nước Ngô, đến nhà Ngũ Tử Tư, được Ngũ tướng quân dùng lễ thượng tân đãi đằng, lưu lại trong dinh, hết sức nồng hậu.
Câu Tiễn nói:
- Ngũ Tử Tư khiến cho người khác phải đem tính mạng ra hi sinh cho mình, đều dùng thủ đoạn đó. Trước đây y sai Chuyên Chư hành thích Vương Liêu, ắt cũng như thế.
Tiết Chúc nói:
- đại vương liệu sự như thần. Thế nhưng Phong sư huynh nào biết được âm mưu của Ngũ Tử Tư, sau khi thụ ân hậu hĩ như vậy, trong lòng hết sức cảm kích, mới hỏi xem mình có thể làm được việc gì. Ngũ Tử Tư trước sau chỉ nói: “Các hạ nhọc lòng đến nước Ngô, là khách quí của nước Ngô, không dám nhờ nhõi gì cả”.
Câu Tiễn chửi:
- Tên già gian xảo, y lấy thoái làm tiến đấy mà.
Tiết Chúc thưa:
- đại vương quả sáng suốt có thể nhìn xa vạn dặm. Phong sư huynh sau cùng thưa thật với Ngũ Tử Tư là y không có tài cán gì ngoài tài đúc kiếm, nay được đãi đằng hậu như thế xin đúc vài thanh bảo kiếm dâng tặng.
Câu Tiễn vỗ đùi nói:
- Có thế chứ!
Tiết Chúc nói tiếp:
- Ngũ Tử Tư lại nói là nước Ngô bảo kiếm cũng đã nhiều, chẳng cần đúc thêm làm gì nữa . đúc kiếm cực kỳ hao tổn tâm lực, ngày xưa Can Tương, Mạc Tà đúc kiếm không thành, Mạc Tà phải nhảy vào trong lò đúc, bảo kiếm mới đúc xong. Cái thảm sự đó nhất định không để cho lại xảy ra nữa.
Câu Tiễn lạ lùng:
- Y quả thực không mong Phong Hồ Tử đúc kiếm cho y ư? Thế thì lạ thật.
Tiết Chúc thưa:
- Lúc đó Phong sư huynh cũng lấy làm lạ. Một hôm, Ngũ Tử Tư lại đến tân quán cùng Phong sư huynh nhàn đàm, mới nói tới chuyện nước Ngô cùng các nước ở phương Bắc như nước Tề, nước Tấn tranh bá đồ vương, tuy chiến sĩ nước Ngô dũng khí có thừa, ngặt là dùng xe chiến đấu lại có chỗ chẳng kịp, nếu như xảy ra bộ chiến, kiếm kích đang dùng cũng chẳng sắc bén bằng. Lúc đó Phong sư huynh mới cùng y đàm luận về thuật đúc kiếm. Hóa ra cái việc mà Ngũ Tử Tư muốn đúc, chẳng phải chỉ là một hai thanh bảo kiếm mà là hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm sắc.
Câu Tiễn lúc đó mới tỉnh ngộ, không nhịn nổi phải kêu lên “ối chà” một tiếng đồng thời liếc mắt nhìn Văn Chủng, Phạm Lãi . Văn Chủng lúc ấy mặt đầy nét lo, còn Phạm Lãi thì ngơ ngẩn như người mất hồn, bèn hỏi:
- Phạm đại phu, ý ngươi thế nào ?
Phạm Lãi đáp:
- Ngũ Tử Tư tuy diệu kế đa đoan, không nói y đã chết rồi mà nếu như có còn tại thế, cũng không thoát khỏi bàn tay đại vương.
Chú thích:
1.Câu này ở Hư thực thiên, Tôn Tử binh pháp