PDA

View Full Version : Cô Gái Đồ Long - Kim Dung



Pages : 1 [2] 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100

tintin27
04-11-2009, 03:29 PM
Hồi 2 - Bạch Y Thư Sinh


Ðoạn người nọ rút thanh trường kiếm cất dấu dưới cây đàn.
Quách Tường nghĩ thầm:
-Không ngờ người này văn võ toàn tài, ta xem thử kiếm pháp của y ra sao?
Vừa khi ấy người nọ ung dung đi tới miềng đất trống ở trước mấy cây thông cổ, dùng mũi kiếm vẽ xuống đất mấy vạch. Quách Tường ngạc nhiên vô cùng, nghĩ thầm:
-Trên thế gian này làm gì có kiếm pháp lạ lùng thế ấy?
Chẳng lẽ dùng mũi kiếm vẽ loạn xạ trên mặt đất là có thể khắc địch, thắng thù được chăng? Người này quái dị quá, ta không thể dùng lẻ thường mà suy đoán chàng ta.
Nàng vừa nghĩ vừa đếm thầm những nét kiếm của chàng vẽ trên mặt đất, chỉ thấy chàng nọ vạch ngang một nét, rồi vạch rộng mười chín nét nữa. Kiếm thế vẫn không biến đổi, cứ từ trái vạch sang phải, mỗi một thế cách nhau một thước.

Quách Tường liếc mắt nhìn xuống những nét vẽ suýt cười thành tiếng. Thì ra đó có phải là kiếm pháp quái dị gì đâu! Chàng ta dùng mũi kiếm vẽ một bàn cờ lớn rồi vẽ một cái vòng tròn phía bên góc trái và phía dưới góc phải kẻ vạch một chữ X. Lúc này Quách Tường đã biết bàn cờ này là bàn cờ vây. Tất nhiên nàng cũng muốn biết người nọ bày cờ ra sao, những khuyên tròn là quân trắng, những chữ X là quân đen.

Ðoạn chàng ta khuyên một khuyên nữa ở trên góc trái, cách chỗ khuyên lúc nãy chừng ba ô và cách khuyên đó chừng hai ô lại vạch một chữ X.
Khi chàng ta đặt đến quân thứ mười hai thì tỏ vẻ chần chừ, không biết bỏ quân lấy thế cờ hay tranh lấy nơi biên góc, chỉ thấy cầm mũi kiếm xuống đất, cúi đầu ngẫm nghĩ. Quách Tường nói thầm:
-Thì ra người này cũng thích tịch mịch như ta, ở trong núi sâu đánh đàn, lấy chim chóc làm tri âm, đánh cờ mà không có đối thủ, đành phải đấu với mình.
Người nọ nghĩ ngợi một hồi, liền giở những thế cờ kỳ lạ từ Nam chí Bắc rồi tranh cướp từng bước một cho tới phúc địa ở Trung Nguyên, nhưng vì lúc bố cục quân cờ trắng kém mất một nước nên trước sau vẫn bị lép về.

Khi đánh tới nước thứ mười ba thì thế cờ quân trắng nguy hiểm vô cùng nhưng chàng vẫn cố hết sức nghĩ cách chống đỡ. Quách Tường thấy vậy không nhịn được buột miệng la lớn:
-Sao không bỏ Trung Nguyên phản công lấy Tây Vực có hơn không?
Người nọ rùng mình rồi thấy ở phía Tây bên bàn cờ có một chỗ trống rộng lớn. Nếu nhân lúc đánh cướp này mà đặt luôn hai quân cờ xuống trước, thì dù có bỏ chỗ giữa vẫn không phân thắng bại. Người nọ thấy Quách Tường lên tiếng nhắc nhở như vậy, liền ngẩng mặt lên trời, cả cười rồi luôn miệng nói:
-Hay! Hay!
Tiếp theo người nọ đi thêm mấy nước, đoạn đột nhiên nghĩ ra có người đứng bên cạnh vội vứt trường kiếm xuống đất và hỏi:
-Vị cao nhân nào vừa chỉ nước cờ cao đó thế? Tại hạ cảm ơn vô cùng.
Nói xong chàng ta quay về phía Quách Tường ẩn núp, cúi đầu vái.
Quách Tường thấy người nọ mặc áo dài, mắt sâu, má hõm, trạc độ ba mươi tuổi. Xưa nay nàng vẫn quen tính phóng túng, không hề hiềm nghi nam nữ gì cả, nên từ trong bụi cây lướt ra, vừa cười vừa nói:
-Vừa rồi nghe tiên sinh tấu đàn, khiến Bách cầm trong núi cũng phải đến quây quần nơi đây, tiểu muội thật cảm phục vô cùng. Sau thấy tiên sinh vẽ bàn cờ trên mặt đất, cầm kiếm đi nước cờ, tiểu muội thấy không sao nhịn được mới lên tiếng xen vào. Mong tiên sinh thứ lỗi cho!.
Người nọ thấy Quách Tường là một thiếu nữ ngạc nhiên vô cùng. Về sau chàng nhận thấy Quách Tường là người biết thưởng thức ngón đàn của mình, lại càng cao hứng tiếp:
-Chắc là cô nương rất thông hiểu cầm lý, vậy chẳng hay cô nương vui lòng cho tiểu sinh nghe vài bản đàn không ?
Quách Tường vừa cười vừa đáp:
-Tuy mẹ tôi có dạy tôi gảy đàn thật, nhưng so với tài thần kỳ của tiên sinh thì thật kém xa. Nhưng tôi đã được nghe điệu khúc của tiên sinh rồi, nên bây giờ không gảy một bản cho tiên sinh nghe lại thì thật không phải! Vậy tôi xin gảy một khúc vậy, nhưng xin tiên sinh chớ cười nhé!
Người nọ đáp:
-Ðâu dám!
Chàng vội hai tay trao đàn tới trước mặt Quách Tường. Quách Tường thấy cây đàn rất cổ có nhiều chỗ nứt nẻ, càng tỏ ra thâm niên. Khi nàng giơ tay ra đón, thấy cây đàn đó nhẹ lắm. Nàng liền lên dây đàn và gảy luôn một khúc cho chàng nọ nghe. Thủ pháp của Quách Tường tất nhiên không có gì là xuất kỳ cả, nhưng người nọ vừa nghe, mặt vừa tỏ sắc kinh hãi, vừa mừng rỡ. Chàng biết bản đàn của Quách Tường gảy đây xuất xứ từ kinh thi, nghĩa của bài thi nói: Một đâng trượng phu đang ngao du ở trong núi, tại một dòng suối, một mình đi lại, tuy vẻ mặt tiều tuỵ và tịch mịch không có bạn, nhưng chí hướng của người đó rất cao khiết, không bao giờ cải biến.
Người nọ thấy Quách Tường gảy đúng tâm trạng của mình, nên cảm khái vô cùng. Tới khi Quách Tường gảy xong, mà người nọ vẫn còn thấy ngây ngất đứng ngẩn người.
Quách Tường đặt nhẹ cây đàn xuống, quay mình bước ra khỏi bụi cây thông, vừa lớn tiếng ca bài hát vừa rồi, vừa vẫy con lừa xám tới. Nàng nhảy lên lừa thủng thẳng đi vào trong rừng rậm.
Hai ngày sau, nàng đang đi. Bỗng sực nhớ tới việc Côn Luân Tam Thánh hẹn ngày đấu với Thiếu Lâm cao tăng, liền bấm đốt ngón tay tính toán, mới hay từ ngày nàng đại náo Thiếu Lâm Tự đến nay đã được mười ngày.
Sáng hôm sau, mới sáng tinh sương, nàng thức dậy, cúi đầu ngẫm nghĩ nhưng vẫn không tìm ra cách để lẻn vào trong chùa để xem một cuộc so tài hiếm có ấy.

Bỗng nàng chợt nghĩ: 'Ta tuy là con gái của mẹ ta nhưng sao ta không thông minh bằng mẹ ta? Bất cứ việc gì mẹ ta chỉ cau mày một cái là nghĩ ra được mười mấy diệu kế ngay. Còn sao ta lại dốt thế, nghĩ mãi mà không ra một kế nào. Thôi được bây giờ ta hãy đến chùa ngoài xem rồi sẽ liệu sau. Biết đâu các tăng nhân bận đối phó ngoại địch, chẳng quan tâm ngăn cản ta vào cũng nên'.
Sáng hôm đó nàng ăn qua loa chút lương khô cho đỡ đói rồi quay trở lại chùa Thiếu Lâm. Nàng đi tới chỗ cách chùa chừng mười dặm thì bỗng nghe tiếng vó ngựa, ngước mắt nhìn thấy có ba người ở đường núi bên phía trái cưỡi ngựa đi tới.
Ba con ngựa đó, một xanh, một vàng một trắng đều to lớn khoẻ mạnh, bốn chân rất dài, bước đi nhanh nhẹn. Chỉ thoáng cái lướt qua mặt Quách Tường thẳng lên chùa. Ba người ấy đều tuổi năm mươi, mặc áo vai màu xanh lưng ngựa còn treo một cái túi đựng khí giới.

Quách Tường nghĩ:

-Ba người này đều là những tay võ nghệ cao cường, nên mới dám đem khí giới lên Thiếu Lâm như vậy, có lẽ là Côn Luân Tam Thánh cũng nên. Nếu ta chậm một bước có lẽ phải lỡ mất dịp may không?
Nghĩ đoạn nàng bàn vỗ vào mông con lừa một cái, con vật đó nhửng lên, hí một tiếng thật dài, rồi phi bốn vó đuổi theo ba ông già nọ. Con lừa xám đó tuy thân hình rất nhỏ nhưng chạy rất nhanh. Chỉ trong nháy mắt đã đuổi theo tới phía sau ba người nọ. Lúc này Quách Tường mới thấy rõ ông già cưỡi ngựa xanh thân hình bé nhỏ, ông già cưỡi lừa xám rất gầy và rất cao. Cả ba người không ai dùng yên cả.
Nàng nhìn kỹ ba con ngựa, thấy con nào con nấy lông bờm rất dài và lông chân phết dưới đất, khác hằn những con ngựa thường ở miền Trung Thổ.
Ba con ngựa leo núi, vượt lãnh như đi ở đất bằng vậy. Ba ông già thấy Quách Tường phóng lừa đuổi theo, liền quất roi cho ba con ngựa phóng nhanh nước đại, lát sau con lừa xám của Quách Tường đã bị ba con ngựa kia bỏ rất xa, nàng liền quất roi liên tiếp vào con lừa nhưng không sao theo kịp được.
Hai ông già cưỡi ngựa xanh và ngựa vàng quay đầu lại nhìn, thấy Quách Tường là một thiếu nữ trẻ tuổi mà một thân một mình dám lên núi này, kể cũng lạ.
Quách Tường thúc lừa theo dăm ba dặm nữa thì đã mất hút hình bóng của ba ông già họ. Con lừa xám của nàng đã bắt đầu thấm mệt, hơi thở hổn hển, có vẻ uể oải. Quách Tường thét lớn:
-Con súc sinh này thật vô dụng! Ngày thường thì hay giở trò giở quẻ, không bảo chạy nhanh thì cứ chạy nhanh, bây giờ cô nương muốn mày chạy nhanh thì lại không chạy nhanh được. Thật đáng ghét!
Nàng thấy thúc mãi cũng vô dụng liền nhảy xuống khỏi mình lừa đi vào trong một cái đình đã nghỉ ngơi, để mặc con lừa xám uống nước suối cạnh đường.
Lát sau nàng nghe tiếng vó ngựa vọng tới. Thì ra ba ông già phi ngựa lúc nãy đang quay lại, nàng ngạc nhiên vô cùng, liền nghĩ:

-Ba người đó quay trở lại làm gì? Không lẽ chẳng đủ cao tăng của Thiếu Lâm Tự đấu chăng.
Nàng còn đang nghĩ ngợi thì ba ông già vừa phi ngựa tới, rồi cùng nhảy xuống đất, để cho ngựa nghỉ ngơi. Nàng định thần nhìn mặt ba người nọ.
Người lùn mặt đỏ như chu sa, mũi đỏ như lửa, mồm tủm tỉm cười trông lão thật đáng mến. Còn ông già cao như cây tre thì măt xám xanh hình như suốt năm không ra ánh nắng bao giờ. Thân hình và mặt mũi của ông này so với ông già lùn tương phản hẳn. Còn ông già thứ ba, dung mạo bình thường, không có gì lạ, chỉ phải sắc mặt vàng khè, tựa như đang ốm nặng vậy. Long hiếu kỳ thúc đẩy, Quách Tường lên tiền hỏi:
-Ba bị lão tiên sinh đã tới Thiếu Lâm Tự chưa? Tại sao ba vị lên rồi trở xuống,
Ông già áo xanh liếc nàng một cái, hình như có vẻ trách móc sao nàng dám hỏi bậy bạ, xen vào chuyện chẳng ăn thua gì với nàng?.
Ông già mũi đỏ mặt hồng cười đáp:
-Tại sao cô nương biết chúng ta lên Thiếu Lâm?
Quách Tường đáp:
-Con đường này là độc đạo, người đã theo đường này Nếu không lên Thiếu Lâm thì đi đâu chứ?
Ông già mặt hồng đáp:
-Cô nương nói rất đúng, còn cô nương đi đâu vậy?
Quách Tường đáp:
-Ba vị lên Thiếu Lâm Tự, tôi cũng lên đó.
Ông già mặt xanh chen vào:
-Xưa nay Thiếu Lâm Tự cấm đàn bà con gái lên đó và cũng cầm người ngoài mang khí giới vào chùa.
Giọng ông già rất ngạo mạn, thân hình rất cao nên lúc nói chuyện mắt của ông nhìn qua đầu Quách Tường, chớ không nhìn vào mặt.

Quách Tường có vẻ tức giận, tiếp:
-Thế sao các ông lại cũng mang khí giới? Cái túi đeo trên lưng ngựa kia, chẳng phải khí giới là gì?
Ông già mặt xanh lạnh lùng đáp:
-Cô khác, chúng tôi khác, so sánh sao được.
Quách Tường cười nhạt một tiếng rồi tiếp:
-Ba người có gì khác nhau đâu? Chẳng nhẽ lại ngang tàng hơn tôi hay sao? Chẳng hay Côn Luân Tam Thánh đấu với bọn hòa thượng trên chùa Thiếu Lâm chưa? Ai thắng, ai bại?
Nghe nói đến bồn chữ Côn Luân Tam Thánh ai nấy cũng đều biến sắc. Ông già mặt đỏ lại hỏi:
-Cô bé kia, sao cô biết chuyện Côn Luân Tam Thánh?
Quách Tường đáp:
-Sao tôi lại không biết!
Ông già mặt xanh đột nhiên tiến một bước quát lớn:
-Tên họ của mi là gì? Môn hạ ai? Lên Thiếu Lâm Tự làm gì?
Quách Tường trợn mắt ngược mắt lên, đáp:
-Không việc gì đến ông!
Ông già mặt xanh lại càng tức giận thêm, vì từ khi ra đời tới giờ, mấy chục năm được mọi người kính trọng, không ai dám chống chọi với ông nửa lời, nên giơ tay định tát nàng một cái bạt tai. Nhưng y sực nghĩ lại:

-Chẳng lẽ ta là người lớn mà đi bắt nạt trẻ thơ như vậy thật không đẹp chút nào, vả lại thân phận ta cao quí như thế, khi nào lại gây gổ với một đứa trẻ nhỏ như vậy ?
Nghĩ đoạn y lướt tới giơ tay định rút thanh kiếm đeo lưng Quách Tường ra. Ðộng tác của y nhanh vô cùng.

Quách Tường chỉ thấy một luồng gió lạnh thoáng qua và bóng người thấp thoáng một cái, thanh kiếm của nàng đã bị người lấy mất.
Ðột nhiên không kịp đề phòng, bị người ta cướp mất vũ khí, nàng xấu hổ vì từ khi bước chân vào giang hồ chưa bao giờ bị thất thế như vậy. Kể võ công và lịch duyệt của Quách Tường như thế mà bước chân vào giang hồ kể cũng táo bạo lắm. Nhưng người trong võ lâm đều biết nàng là con gái Quách Tỉnh, ngay trong giới Bàng môn tả đạo các tay cao thủ cũng biết tiếng nàng. Hơn nữa người ta cũng nể mặt Quách Tỉnh và Dương Qua.
Quách Tường rất đẹp, tính hào phóng và hiếu khách, không bao giờ phân biệt giai cấp với bất cứ một ai. Thỉnh thoảng nàng còn mua rượu mời cả bọn côn đồ hay những kẻ buôn bán rong nhậu nhẹt. Vì thế nàng bước chân vào giang hồ, tuy gặp rất nhiều phong ba hiểm ác mà đều thoát khỏi và từ xưa tới nay nàng cũng chưa hề bị thất thế bao giờ.
Lúc này ông già mặt xanh bỗng nhiên cướp mất thanh bảo kiếm của nàng, khiến nàng cuống lên, không biết xử lý ra sao? Nếu tiến lên giật lại thì nàng tin rằng tài nghệ võ công của mình còn kém xa người ấy, còn chịu thua như vậy thì nàng xốn xang lắm.
Ông già mặt xanh dùng ngón tay giữa và ngón tay trỏ bên trái, kẹp chặt cái bao kiếm lanh lùng nói:
-Thanh kiếm của mi, lão tạm giữ. Mi dám vô lễ với anh em ta, có lẽ tại cha mẹ và sư trưởng ngươi thiếu dạy dỗ mà nên! Mi về bảo cha mẹ hay sư trưởng mi tới hỏi ta để lấy lại thanh kiếm này; rồi ta sẽ dạy cho họ một bài học.
Những lời đó khiến Quách Tường tức giận đến đỏ mặt.

Ông già đã lớn tiếng mắng nhiếc nàng là đứa con không có gia giáo.

Nàng nghĩ thầm:

-Ðược lắm, người chửi ta mà còn chửi ông bà cha mẹ ta nữa! Người có bản lãnh thông thiên hay sao mà làm phách đến thế?
Nàng định thần giây lát, cố nén long tức giận , rồi hỏi:
-Ông tên là gì?
Ông già mặt xanh dùng giọng mũi hừ một tiếng, rồi đáp:
-Ai bảo mi hỏi tên họ ta một cách vô phép như vậy? Mi nên hỏi như thế này :

-Cháu không dám, xin thỉnh giáo lão tiền bối quí tính đại danh là gì?
Quách Tường cả giận vội trả lời:
-Tôi cứ thích hỏi ông tên là gì đấy, ông nói hay không tùy ông, tôi cũng chẳng cần! Thanh kiếm đó có đáng là bao, ông lớn tuổi rồi mà không biết tự trọng, lấy trộm và cướp của người ta. Tôi cũng chẳng cần đòi lại làm gì nữa.
Nói xong nàng quay mình định đi khỏi thạch đình. Bỗng nàng thấy một bóng đỏ thấp thoáng, thì ra ông già mặt đỏ đã nhảy ra phía trước ngăn lại, mắt lim dim, mồm tủm tỉm cười nói:
-Con gái gì mà nóng tính thế? Sau này về nhà chồng làm dâu người ta, khi nào mẹ chồng để cho cô nóng nảy thế đâu. Ðể lão nói cho cô hay, chúng ta đây là ba anh em sư huynh đệ, mấy ngày hôm nay từ Tây Vực đi hàng vạn dặm đường tới Trung Nguyên này.
Quách Tường bĩu môi, ngắt lời:
-Ông không nói tôi cũng biết, trong Thần Châu Trung Nguyên chúng tôi xưa nay không ai nghe danh hiệu các ông.
Ba ông già đưa mắt nhìn nhau, ông già mặt đỏ tiếp:
-Xin hỏi cô nương, tôn sư là vị nào thế?
Quách Tường ở chùa Thiếu Lâm đã không chịu nói rõ tên cha mẹ ra, lúc này vì quá tức giận nên nàng liền đáp:
-Cha tôi họ Quách tên Tỉnh. Mẹ tôi họ Hoàng tên Dung, tôi không có sư phụ, võ nghệ của tôi là do cha mẹ tôi dạy qua loa đó thôi!
Ba ông già đưa mắt nhìn nhau, ông già mặt xanh lẩm bẩm:
-Quách Tỉnh? Hoàng Dung? Họ thuộc môn nào, phái nào thế! Là đệ tử của ai?
Quách Tường nghe ông già mặt xanh nói như vậy, càng tức thêm, liền nghĩ:
-Cha mẹ ta tiếng tăm lừng lẫy, chưa nói đến người trong võ lâm, ngay đến bá tánh tầm thường cũng biết tiếng Quách đại hiệp đã vì nghĩa thủ thành Tương Dương.
Nhưng ba ông già nọ thấy không có vẻ gì là giả dối cả, nàng động lòng hiểu ngay:

-Ba người này là Côn Luân Tam Thánh ở tận Tây Vực, võ nghệ của họ cao siêu như vậy mà xưa nay không hề nghe cha mẹ ta nói tới. Như vậy, họ không biết cha mẹ mình cũng không có gì lạ. Chắc họ ẩn nấp trong thâm sơn cùng cốc để tập luyện võ nghệ, nên không biết một tí gì về bên ngoài.
Nghĩ đến đây nàng liền hết giận mới trả lời:
-Tôi họ Quách tên Tường. Còn ba vị quí danh tên là gì?
Ông già mặt đỏ cười hì hì đáp:
-Tốt lắm, con bé mới đây dữ quá, mà đã hiền ngay. Vậy mới phải đạo tôn kính bề trên.
Ông vừa nói vừa chỉ ông già mặc áo vàng tiếp:
_Ðây là Ðại sư ca của chúng tôi họ Phan, tên Thiên Canh, tôi là nhị sư huynh họ Phương tên là Thiên Lao
Ðoạn ông chỉ ông già mặt xanh nói:
-Vị này là tam sư đệ, họ Vệ, tên là Thiên Vọng. Ba anh em chúng tôi lấy chữ Thiên làm đệm.
Quách Tường vừa nghe vừa lẩm nhẩm, rồi nói tiếp:
-Chẳng hay ba vị còn lên Thiếu Lâm nứa không? Và ba vị đã đấu với bọn hòa thượng chưa? Võ nghệ bên nào mạnh hơn?
Ông già mặt xanh nghe nàng hỏi thế liền buột miệng kêu lên 'ủa' một tiếng rồi lớn tiếng quát:
-Sao chuyện gì ngươi cũng biết hết vậy hử? Chuyện thí võ của chúng ta với các hòa thượng ở Thiếu Lâm Tự trên thiên hạ này chưa ai biết tới, mà mi đã biết rồi, tại sao? Nói mau?
Vừa nói ông già mặt xanh vừa tiến tới trước mặt Quách Tường, vẻ mặt giận dữ nhìn thẳng vào mặt nàng.

Thấy thế Quách Tường liền nghĩ thầm:
-Có khi nào ta chịu cho người uy hiếp dễ dàng. Sự thật ta nói cho mi biết cũng không sao, nhưng người có thái độ hung ác như thế mãi thì ta không thèm nói cho mi biết đâu.
Ðoạn nàng trợn mắt nhìn ông già mặt xanh lạnh lùng đáp:
-Cái tên ông xấu xí lắm, sao ông không đặt là Thiên Ác có hơn không?
Vệ Thiên Vọng cả giận hỏi:
-Ngươi nói gì hả?
Quách Tường đáp:
-Người hung ác như ông, quả thật tôi chưa từng trông thấy! Ðã lấy trộm và cướp của tôi mà lại còn hung hãn như vậy không phải là Thiên Ác trên trời xuống thế là gì?
Thiên Vọng kêu mấy tiếng 'Û, ồ' tựa như tiếng thú rống. Ngực y đột nhiên phồng căng lên to gấp đôi lúc bình thường, đầu tóc lẫn lông mày dường như dựng đứng.

Ông già mặt đó, tức Phương Thiên Lao vội gọi:
-Tam đệ chớ nổi nóng!
Kế ông già mặt đỏ vội nắm tay Quách Tường giựt về phía sau hơn hai trượng, còn ông thì đứng chắn giữa.

Quách Tường thấy Vệ Thiên Vọng nổi giận, đoán thầm :

-Nếu y ra tay, thế khí mạnh không thể tưởng tượng. Nàng kinh hãi vô cùng.

Liền đó Vệ Thiên Vọng dùng tay phải nắm cán vừa rút đoản kiếm khỏi bao, còn tay trái đưa hai ngón tay kẹp chặt lấy lưỡi kiếm, dùng sức bẻ nghe 'cắc', thanh kiếm gãy làm đôi. Rồi y cắm thanh kiếm đó vào trong bao rồi nói:
-Ai thèm lấy thanh đoản kiếm vô dụng này làm gì?
Quách Tường thấy sức của hai ngón tay ông già đó mạnh đến thế cũng sờn lòng khiếp sợ và nghĩ thầm:
-Ngón tay của y tuy không bằng môn Ðàn chỉ Thần thông của ông ngoại ta nhưng sức mạnh cũng hiếm thấy! Ta mà bị đâm một cái, Nếu không chết cũng bị thương rất nặng.
Vệ Thiên Vọng thấy Quách Tường biến sắc, trong lòng khoái trí, cười ha hả một hồi. Ðột nhiên nghe 'cạch' một cái, đỉnh thạch đình phát nứt và cả một vật gì rơi khiến mọi người thất kinh. Khi định thần nhìn kỹ xem vật gì từ trên nóc mới rơi, thì càng kinh dị thêm vì là một vị đại hán trạc trung niên, mặc áo trắng hai tay ôm đàn, đang nằm dưới đất ngủ say.

-Kìa sao tiên sinh lại ở đây?
Thì ra người đó là thư sinh gảy đàn mà Quách Tường đã mấy hôm trước gặp trong rừng thông.
Mắt vẫn nhắm nghiền, mồm lẩm bẩm như ngâm nga, đột nhiên nghe Quách Tường gọi người ấy bèn mở mắt ra ngồi dậy, lên tiếng hỏi:
-Cô nương ở đây à? Tiểu sinh đi tìm khắp nơi mà không thấy, không ngờ lại gặp nơi này.
Quách Tường đáp:
-Tiên sinh kiếm tôi có việc gì chăng?
Người nọ đáp:
-Vì tôi quên thỉnh giáo quí tánh đại danh của cô nương.
Quách Tường lại nói:
-Tiên sinh hà tất dùng đến câu quí tánh đại danh, nó có vẻ văn chương quá tôi chẳng thích chút nào.
Người đó ngẩn người giây lát rồi vừa cười vừa nói:
-Ừ phải đấy! Càng giở trò văn vẻ hão càng làm bộ làm tịch bao nhiêu lại càng không có thực tài thực học bấy nhiêu. Những hạng người đó chỉ lừa dối được những ông già nhà quê được thôi!
Nói xong chàng liếc mắt nhìn Thiên Vọng rồi cười nhạt mấy tiếng.

Quách Tường cả mừng nghĩ thầm:

-Không ngờ người này hiểu biết nghĩa câu nói của mình nhanh chóng như vậy, còn lên tiếng giúp đở ta nữa.
Vệ Thiên Vọng bị chàng thư sinh nọ mỉa mai, bèn trợn mắt, sắc mặt càng xám xanh hơn trước, cất tiếng hỏi:
-Ngài là ai?
Thư sinh nọ không thèm trả lời, cứ mải nói chuyện với Quách Tường, cất tiếng hỏi:
-Cô nương tên gì nhỉ?
Quách Tường đáp:
Tôi họ Quách tên Tường.
Người nọ vỗ tay la lớn:
-Ủa tôi quả thật có mắt mà không thấy Thái Sơn. Thế ra cô nương đã lừng danh bốn bể. Lệnh tôn Quách Tỉnh đại hiệp, lệnh đường Hoàng Dung, trừ mấy tên vô ý, vô thức không biết đến thôi, còn trên giang hồ ai ai không biết lệnh tôn lệnh đường. Hai vị ấy văn vỏ song toàn: đao thương kiếm kích quyền chưởng khí công, cầm kỳ thi họa thi ca từ phú không môn nào không biết, thật là thiên hạ vô song. Có ngờ đâu mấy tên ngông cuồng không biết đến danh tiếng hai vị ấy.
Quách Tường khoái chí vô cùng nghĩ :

-Té ra người đã núp trên đình nghe thấy ta đối đáp với ba người kia rồi, chứ sự thực người có biết cha mẹ ta là người như thế nào đâu! Ta thứ hai mà gọi ta là Ðại cô nương, còn nói cha ta biết thi họa ca cầm nữa, thật là buồn cười quá!
Nghĩ tới đó, nàng liền lên tiếng hỏi:
-Thế tiên sinh tên gì?
Người nọ đáp:
-Tôi tên Hà Túc Ðạo.
Quách Tường cười vừa giải nghĩa:
-Hà Túc Ðạo là 'không đáng nói tới' Sao tiên sinh lại dùng cái tên khiêm tốn như vậy?
Hà Túc Ðạo đáp:
-Vì tôi không muốn bắt chước những tên tự cao tự đại, ví mình như thiên, như địa, nói càn nói ẩu khiến người ta buồn nôn buồn mửa.
Hà Túc Ðạo lên tiếng mỉa mai ba anh em Vệ Thiên Vọng.

Thoạt tiên ba người đó thấy người đó đè vỡ được đỉnh đình mà xuống, tất không phải là tay tầm thường. Nhưng ban đầu còn nhìn được để xem lai lịch của bạch y quái khách đó ra sao, dần dần càng nghe càng thấy lời lẽ của quái khách này mỉa mai quả là không sao chịu được.

Vệ Thiên Vọng bàn đưa tay trái nhắm má Hà Túc Ðạo giáng một cái tát.
Hà Túc Ðạo cúi đầu chui qua cánh tay của y để né tránh.

Thiên Vọng cảm thấy cổ tay trái hơi tê, đồng thời thanh kiếm của mình cũng bị đối phương cướp mất. Khi Thiên Vọng cướp thanh đoản kiếm của Quách Tường thì thân pháp nhanh vô cùng, khiến mọi người không sao thấy được. Trái lại, khi Hà Túc Ðạo cướp thanh kiếm của Thiên Vọng thì thân pháp và thủ pháp không có gì là quái dị, nên Thiên Vọng càng kinh hãi thêm.

Thiên Vọng tiến lên một bước năm ngón tay như năm cái móc sắt nhắm vai Hà Túc Ðạo chộp tới liền. Thế là Thiên Vọng chụp hụt.

Phan Thiên Canh và Phương Thiên Lao đột nhiên nhảy ra ngoài đình.

Lúc ấy Vệ Thiên Vọng đã tấn công bảy tám thế rồi, nhưng Hà Túc Ðạo vẫn tránh né được, đến vạt áo chàng cũng không bị đụng tới.

Tay chàng cầm thanh đoản kiếm mà không thèm sử dụng tới mặc cho kẻ thù tấn công như vũ bão, chàng chỉ né mình trốn tránh.
Quách Tường còn trẻ, võ công chưa cao nhưng kiến thức lại rất cao vì từ nhỏ tới lớn nàng luôn được thấy những tay võ công cao thủ hạng nhất đương thời. Nay nàng thấy Hà Túc Ðạo thân pháp khéo léo vô cùng, võ công cao siêu khác hẳn các phái có tên tuổi trong Trung Nguyên, nàng càng xem càng thấy quái lạ và thích thú.
Vệ Thiên Vọng tấn công liền hai mươi hiệp cũng không sao khiến đối phương ra tay tấn công lại, tức giận vô cùng,'hừ' một tiếng, rồi biến đổi quyền pháp, quyền lực rất nặng và mạnh.
Quách Tường đứng trong đình mà cũng cảm thấy quyền phong đàn áp hơi gió tới người, đẩy nàng lùi dần ra khỏi đình mà không hay.
Lúc này, Hà Túc Ðạo không dám né tránh như trước nữa, nhưng cũng không tấn công lại, chàng cắm đoản kiếm vào lưng, hai chân vẫn đứng yên như tảng đá, chàng quát lớn:
-Ngươi biết sử dụng ngạnh công, chẳng lẽ ta không biết sử dụng hay sao?
Nói xong chờ cho song chưởng của Thiên Vọng đẩy tới, mới giơ chưởng trái lên dùng ngạnh công đối địch. Chỉ nghe 'Bùng' một tiềng, thân mình Thiên Vọng loạng choạng mấy cái, y lùi mấy bước, còn Hà Túc Ðạo thì vẫn đứng nguyên chỗ cũ.

Thiên Vọng ỷ mình có ngoại môn ngạnh công rất cao siêu, từ xưa tới nay ít ai đối thủ, ngờ đâu ngạnh công của đối phương còn đẩy mình lùi 3 bước. Nhưng y không phục cứ hít mạnh một hơi, giơ song chưởng lên xông lại tấn công nữa.

Hà Túc Ðạo cũng quát lớn một tiếng, phản kích lại một chưởng thì nghe thấy hai tiếng 'lắc cắc', đỉnh đình cũng bị rung chuyển, cát bụi lỗ hổng trên đó bay mù mịt.
Thiên Vọng lùi lại bốn bước mới đứng vững được, y đổi song chưởng, đầu tóc rồi bù hai mắt lồi ra trông thật rùng rợn. Hai tay y ôm đơn điền vận khí mấy cái, chỉ thấy ngực y lép vào, bụng phình ra như cái trống, các khớp xương kêu lách cách rồi từ từ tiến từng bước một tới trước mặt Hà Túc Ðạo.
Hà Túc Ðạo thấy cử chỉ của đối phương như vậy, biết y đã dồn hết công lực bản thân ra tấn công nên không dám khinh thường như trước, chàng vội vận khí công để đối địch.
Thiên Vọng từ từ tới trước mặt Hà Túc Ðạo, khi còn cách chừng bốn năm bước chân giơ tay ra tấn công. Chân của y vẫn không ngừng, lại tiến thêm hai bước nữa, đứng đối diện với Túc Ðạo, đột nhiên giơ song chưởng lên, một chưởng đánh vào mặt, một chưởng đánh vào bụng kẻ địch. Lần này hai tay tấn công, y muốn phân tán sức lực của Túc Ðạo. Thế công và chưởng lực thât tuyệt diệu.
Túc Ðạo cũng giơ song chưởng ra một lúc, tay trên tay dưới tấn công luôn hai chưởng của Thiên Vọng, nhưng song chưởng của chàng một cương một nhu.
Thiên Vọng thấy chưởng tấn công dưới bụng đối phương như đụng phải chỗ trống không, còn chưởng trên tựa như đụng phải tường đồng vách sắt. Lúc này y mới biết nguy tai và cảm thấy một sức mạnh đẩy trở lại khiến y bị bắn ra khỏi thạch đình, tới khi y vừa gượng đứng lại thì sức mạnh của chưởng đối phương còn đà vừa tới, đẩy y ngã một vòng, hộc máu tươi.
Phan Thiên Canh và Phương Thiên Lao đồng thanh la lớn:
-Xuất chưởng
Hai anh em đẩy ra một chưởng, hai chưởng đó tạo thành một bức tường mềm để đỡ Thiên Vọng khỏi lăn thêm mấy vòng nữa. Nhờ có chưởng lực của Thiên Canh và Thiên Lao mà Thiên Vọng không bị thương nặng. Nhưng lục phủ ngũ tạng của y cũng đã đảo lộn, xương cốt hầu như bị nứt rạn, chân tay uể oải dường như bệnh nặng vậy.
Thiên Lao thấy Thiên Vọng đại bại , trong lòng tức giận và kinh hãi thầm, nhưng mặt làm ra vẻ tươi cười nói:
-Chưởng của các hạ mạnh như vậy, thế gian này ít thấy. Thán phục!thán phục!
Quách Tường nghĩ thầm:

-Nói đến sức mạnh chưởng lực thì mấy ai bằng Giáng Long Thập bát chưởng của cha ta, các người Côn Luân Tam Thánh chốn hoang vu, ếch ngồi đáy giếng nhìn trời tự kiêu, tự đại, thế nào cũng có ngày họ nhận thức tài ba của Trung Thổ.
Nghĩ tới đây, nàng bỗng thấy đau lòng. Thì ra nàng muốn bọn Thiên Lao kiến thức tài ba Trung thổ không phải của cha nàng mà là Dương Qua. Nàng lại thấy Thiên Lao nói tiếp:
-Tiểu lão nhi bất tài, muốn xin lãnh giáo kiếm pháp của các hạ.
Túc Ðạo đáp:
-Phương huynh đối xử với Quách cô nương tử tế quá, tại hạ đâu dám trách cứ. Chúng ta tỉ thí làm gì.
Quách Tường nghĩ thầm:

-Thế ra người này làm cho tên họ Vệ đau khổ như vậy là vì thấy y đối xử vô lễ với ta đấy a?
Thiên lao đi tới cạnh ngựa, lấy thanh trường kiếm trong túi vải ra, một tay nắm cán kiếm, một tay dùng ngón kẹp cong lại, đoạn buông ra, nghe 'oang oăng'. Thiên Lao cầm kiếm trong tay, sắc mặt mất hết vẻ tươi cười, tay trái nắm kiếm quyết, từ từ đưa ra, tay phải cầm kiếm hướng lên trời không cử động. Ðó là thế 'tiên nhân chỉ lộ'
Túc Ðạo nói tiếp:
-Nếu sư huynh buộc tôi phải đương đầu thì tôi xin lấy đoạn kiếm của Quách cô nương hầu vài thế vậy.
Nói xong chàng rút thanh kiếm gãy của Quách Tường, thanh kiếm này nguyên dài hai mươi thước
Ðã bị Thiên Vọng dùng ngón tay bẻ gãy, nên bây giờ còn lại khoảng bảy tám tấc thôi, mà mũi thì không nhọn. Tay trái, chàng vẫn cầm bao kiếm, tay phải cầm thanh kiếm gãy, đột nhiên nhảy tới tấn công. Lần này chàng ra tay nhanh vô cùng. Thiên Lao chỉ thấy bóng trắng thấp thoáng một cái. Túc Ðạo đã tấn công ba thế. Mặc dù thanh kiếm quá ngắn, không làm cho đối thủ bị thương được, nhưng Thiên Lao cũng ngấm ngầm kinh hãi và nghĩ :

-Ba thế công của y nhanh nhẹn thực, khiến ta không kịp đề phòng. Ðó là kiếm pháp gì vậy? Nếu y cầm trường kiếm có lẽ ta đã toi mạng ở đây rồi.
Túc Ðạo tấn công đủ ba thế liền nhảy ra ngoài đứng yên không cử động.

Thiên Lao liền giở kiếm pháp ra nửa công nửa thủ, đâm chém Túc Ðạo tới tấp.

Túc Ðạo chỉ né tránh, không tấn công lại chỉ thỉnh thoảng lại tấn công ba thế làm cho Thiên Lao cuống cả chân tay rồi chàng nhảy ra ngoài đứng yên.

Mỗi phút qua, Thiên Lao càng tức giận, dùng những thế kiếm nhanh chóng và lợi hại hơn trước. Mặc dầu thân hình y nhỏ nhắn và lùn nhưng kiếm pháp của y lợi hại khôn tả.
Quách Tường nghĩ thầm:

-Thế kiếm của lão già này rất giống chưởng pháp họ Vệ, nhưng kiếm pháp nhanh nhẹn và lợi hại hơn nhiều.
Nàng nghĩ tới đây bỗng nghe Túc Ðạo quát lớn một tiếng:
-Cẩn thận nhé!.
Chàng chưa dứt lời, giơ bao kiếm ở tay trái lên nhanh như điện chụp vào đầu trường kiếm của Thiên Lao, tay phải cầm đoản kiếm dí luôn vào cổ đối thủ.
Bảo kiếm của Thiên Lao đã bị bao kiếm của Túc Ðạo chụp lại, không sao tự do được, y không thể rút kiếm chống đỡ, chỉ trợn trừng nhìn thanh đoản kiếm dí vào cổ mình, rồi lẹ làng buông thanh trường kiếm ra lăn xuông đất một vòng khỏi thế công đó.
Thiên Lao lăn sang một bên chưa kịp đứng dậy đã thấy một bóng người thấp thoáng. Thì ra Thiên Canh đã nhảy ra nắm lấy cán thanh trường kiếm rút mạnh ra khỏi bao.

Túc Ðạo với Quách Tường đồng thanh khen ngợi:
-Thân pháp đẹp quá.
Ông già mặt như người bệnh, trước sau không nói nửa lời, không ngờ võ công đứng trên hai người kia. Túc Ðạo nói tiếp:
-Võ công của các hạ cao siêu, tại hạ thật thán phục.
Nói xong, y quay đầu lại nói với Quách Tường:
-Quách cô nương, từ ngày hôm nọ nghe cô gảy đàn, tôi đã làm một bài ca muốn nhờ cô nương phê bình.
Quách Tường đáp:
-Bài ca gì thế?
Túc Ðạo ngồi xắp tròn, để đàn lên đầu gối, sửa soạn giây rồi gảy.

Phan Thiên Canh nói:
-Các hạ liên tiếp đánh hạ hai vị sư đệ, họ Phan này muốn xin lĩnh giáo vài thế võ, các hạ vui lòng chăng.
Túc Ðạo xua tay, trả lời:
-Tỷ võ xong rồi, tại hạ không thích cái trò ấy nữa, để tại hạ gảy đàn cho Quách cô nương nghe. Ðây là một bài ca mới, ba vị có thích nghe thì cứ ngồi xuống nghe, còn nghe mà không hiểu thì tùy quí vị.
Nói xong tay trái nắm dây, tay phải gảy đàn, tức thì Quách Tường chỉ nghe mấy cung đã kinh hãi và mừng rỡ vì từ khi biết dạo cầm tới nay, nàng chưa hề nghe một khúc nào kỳ quái như vậy.

Thì ra bản đàn này một nửa là bản đàn cổ mà nàng đã gảy, một phần là bài thơ trong tập Tân Phong, Hai điệu khác hẳn thế mà chàng phối hợp được thành một bản, một ứng một đáp nghe kỳ diệu vô song.

Quách Tường nghe đến đây, thấy bản đàn tỏ vẻ âu yếm và nhớ nhung khôn tả, nàng đâm thẹn đến đỏ bừng má.
Ba anh em Thiên Canh nghe đàn mà không hiểu gì cả. Chúng không biết tính của Túc Ðạo rất cuồng phóng và có chút hủ nho. Chàng mới sáng tác được bản đàn này, nên cố tìm ra Quách Tường để gảy cho nàng nghe. Huống hồ bản đàn này vì nàng mà sáng tác, nên chàng chỉ chăm chú vào việc gảy đàn, không nghĩ đến việc khác, cũng không coi Côn Luân Tam Thánh vào đâu.
Ba anh em Côn Luân Tam Thánh thấy người nọ khinh thị mình ra mặt không sao chịu nổi.

Phan Thiên Canh liền cầm trường kiếm đâm thẳng vào vai trái Túc Ðạo quát lớn:
- Mau đứng dậy, ta đấu thử với các hạ một phen.
Túc Ðạo đang gảy đàn say sưa theo tiếng nhạc, tâm hồn đang bay vút tận đâu dâu, bỗng nghe vai trái hơi đau, giật mình cảnh giác nhìn lên.
Thì ra thanh trường kiếm của Thiên Canh đã đâm vào vai chàng cà rạch đứt ít da thịt. Nếu lúc này chàng không ra tay chống đỡ thì kiếm của đối phương sẽ đâm trọng thương