tintin27
04-30-2009, 08:48 PM
Bắt đầu một tình yêu - Đoàn Phương Huyền
Cô Sáu trở dậy lúc trời còn mờ tối. Hồi đó nhà cô không có đồng hồ, nhưng cô luôn dậy vào đúng lúc con chim cu sau núi cất tiếng gáy. Cứ đều đặn như thế, năm này qua năm khác, công việc của cô không hề thay đổi.
Cho bò, heo ăn xong, cô cầm cái liềm tất tả đi. Quãng đường gần ba cây số chẳng sá gì với con người đã quen làm công việc nặng nhọc. Cô đến nơi vào lúc trời hửng sáng. Len lỏi qua vùng đầm lầy, cô cắt đầy một gánh môn ngứa. Đây là nghề của cô. Cô muối môn chua bán. Cả làng ai cũng biết môn của cô là môn dại, thế nhưng nó luôn đắt khách. Cô mát tay. Môn đó người khác sờ vào có thể gãi chảy máu. Thế mà qua bàn tay cô, nó lại thơm ngon mới lạ. Lúc đầu mọi người ngại nhưng sau người ta bảo nhau: nó cũng như cô, dại mà không độc. Thế mà cô sống được.
Cô Sáu ở một mình trong căn nhà lá của cha mẹ để lại. Nhà cô có mười anh em. Những người còn lại đều đã có gia đình và ra ở riêng. Lúc cha mẹ cô mất, họ xúm lại họp hành phân chia gì đó. Cô đờ người trước nỗi đau. Cô không tham gia vào câu chuyện của họ. Sau này cô cũng chỉ biết mình vẫn được sống trong mái nhà của bố mẹ.
Không có của cải riêng, cô muối môn ngứa sống qua ngày. Âëy thế mà cô khá. Một mình, ăn chẳng đáng bao nhiêu, lại tiết kiệm nên cô cũng tích cóp được kha khá. Ông chú họ tốt bụng mua giùm cho cô con heo. Thế là cô có thêm nguồn vui. Con vật cô nuôi cũng vô tư như chủ nên lớn nhanh như thổi. Dần dần cô có thêm cả bò. Công việc có vất vả hơn nhưng chẳng là gì đối với cô. Cô vẫn sống vui.
Nắng ở quê cô mới kinh khủng làm sao. Bàn chân đã quen giẫm trên sỏi đá mà vẫn muốn phồng lên vì nắng. Cô không mệt. Cô thấy khát, khát muốn khô họng. Cô cố làm cho xong, bó hai bó môn thật chắc rồi quảy xuống suối. Cô ngồi trên cục đá bằng phẳng bên bờ suối, khoan khoái vốc từng vốc nước vã lên mặt. Cô khom người uống từng ngụm nước tinh khiết. Mỗi giọt nước như thấm vào từng thớ thịt trên người cô. Cô cứ uống, uống như chưa bao giờ được uống vì một nỗi sung sướng ngất ngây. Thế rồi, no nước cô lại thấy mệt. Một nỗi bứt rứt trong người thật khó tả. Không! Cô chẳng bao giờ nhận ra điều đó, cái bứt rứt của người con gái đến tháng. Cô khát và cô đã uống. Nắng và dòng suối đã cho cô bóng mát. Nhưng hình như cô vẫn thấy khát. Cô ngả lưng nằm trên phiến đá mát lạnh rồi nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
Cái tin cô Sáu có bầu nhanh chóng lan khắp làng. Anh em trong họ kéo đến chật nhà. Cô ngạc nhiên. Cô vội chạy đi giở cuốn sổ cũ kỹ nhàu nát xem hôm nay là ngày gì. Thế nhưng chẳng là ngày gì cả. Vốn tính hay quên, nên cô đã cẩn thận ghi ngày giờ giỗ chạp vào một cuốn sổ. Cô không hiểu mọi người tập trung đông đủ như thế để làm gì. Cô đâm ra sợ cái vẻ mặt hầm hầm giận dữ của anh cả. Cô trốn xuống bếp nấu nồi nước chè mang lên. Họ bàn bạc gì mà thấy căng thẳng ghê lắm. Cô chỉ nghe anh cả bảo “bỏ”, nhưng chị Ba và ông chú lại bảo “không được”. Có người thì bảo: “Tìm cho ra thằng đó rồi đập vào mặt nó”. Cô sợ hãi đứng nép sau ông chú nãy giờ chưa nói được lời nào. Rồi mọi người gọi cô lại. Cô sợ sệt. Song chẳng ích gì. Họ không khai thác được gì ở cô.
Chẳng có giải pháp nào đưa ra hợp lý. Cuối cùng mọi người im lặng ra về. Cô thở phào nhẹ nhõm. Ông chú tốt bụng lén nhìn vào cổ cô, nhìn xuống bụng cô rồi dặn dò: “Đừng làm việc nhiều nữa nha con. Phải giữ sức khỏe”. Cô cười toe toét. Cô thấy cô vẫn khỏe chán. Ông chú quay đi.
Chuyện cô Sáu có bầu không làm cho người ta khinh rẻ, nhưng nó khiến người ta tò mò. Người ta đoán già đoán non “tác giả” của nó. Người ta chửi cái thằng cha nào đó mất nết, cả người dại cũng chẳng chừa. Người ta lại mừng cho cô, sau này sớm tối có người thủ thỉ cùng. Song ai cũng lo cô không chăm sóc nổi con mình. Thế nhưng những người đàn bà thì biết rằng, bẩm sinh mỗi người phụ nữ đều đã được phú cho thiên chức làm mẹ. Ngay một đứa trẻ cũng có thể sắm vai một bà mẹ khi nó mới ở lớp mẫu giáo cơ mà.
Cô Sáu vẫn vô tư, dửng dưng trước những lời đồn đại. Nhưng đến một ngày cô đã nhận ra có sự thay đổi trong người mình. Thỉnh thoảng lại thấy mệt mỏi, buồn ngủ chứ không như trước nữa. Một hôm có người bảo với cô: “Có con rồi thích không?”. Cô bẽn lẽn đưa tay lên bụng như một cô gái mới lớn biết làm duyên. Niềm vui sóng sánh trong đôi mắt người đàn bà tội nghiệp.
Không ai ngờ rằng cô Sáu lại sinh ra một bé gái xinh xắn như thế. Cô bé có nước da trắng hồng, đôi mắt to đen láy. Nó chẳng giống cô. Nhìn đôi mắt ấy thì không thể giống cô được. Người làng đến thăm cô rất đông. Hiếu kỳ và đầy lo lắng. Thế nhưng tất cả sự lo sợ của họ qua đi khi đứa trẻ không giống một người đàn ông nào trong làng này. Người ta cười hạnh phúc với niềm hạnh phúc của cô. Có lẽ bố đứa trẻ là một người nào đó rất xa lạ với làng này. Anh ta đã cao chạy xa bay sau khi tạo ra một hình hài xinh đẹp. Mà cũng có thể anh ta chẳng biết mình đã để lại trong cô gái nọ giọt máu của mình. Thế nhưng có cần thiết không khi mẹ con cô đang sống thật vui vẻ trong vòng tay của người thân và bà con làng xóm.
*
Mẹ tôi chết. Một cái chết nhanh và nhẹ như cuộc sống của mẹ. Sáng đó mẹ cũng dậy sớm để đi lấy môn ngứa, thế nhưng vừa ra đến bể nước để rửa mặt thì mẹ thấy chóng mặt rồi ngã vật ra. Đến khi mọi người phát hiện được thì mẹ đã không còn nữa. Mẹ tôi bị trúng gió. So với sức vóc ấy thì cái tuổi năm mươi mẹ còn trẻ chán. Thế mà một cơn gió độc đã mang mẹ đi mãi mãi. Tôi về đúng vào lúc người ta làm lễ nhập quan cho mẹ. May mắn cho tôi khi vẫn còn được nhìn mặt mẹ lần cuối. Vẫn vẻ mặt ngây ngô ấy mẹ ra đi. Nỗi đau ứ trong lòng mà tôi không khóc được. Ai cũng nhìn tôi lạ lẫm nhưng lại không dám tỏ vẻ gì. Người ta kính trọng cái danh nhà văn của tôi. Bài điếu văn dài dằng dặc vang lên, tôi không hiểu được lời nào. Không biết có phải tất cả những bài điếu văn đều dài như thế hay là bài điếu văn ấy chỉ dành cho mẹ của một nhà văn?! Người ta còn làm sẵn cho tôi một bài khóc mẹ. Cậu tôi, ông cậu đã kịch liệt lên tiếng đẩy tôi xa mẹ, nói nhỏ vào tai tôi: “Con xem bài văn ấy có được không?. Tôi chua chát liếc qua trang giấy, ậm ừ cho qua chuyện. Rồi thì sau đó tiếng khóc bỗng rống lên. Hình như là người khóc mướn. Cậu tôi đã chuẩn bị tất cả. Cậu sợ tôi xa mẹ lâu sẽ không có tình cảm, như thế tôi sẽ chẳng thể nào khóc được. Mà đám ma không có tiếng khóc coi sao được.
Người khóc mướn bỗng nấc lên đầy thương cảm. Phải công nhận là đồng tiền có một ma lực. Chị ta đã học thuộc lòng bài khóc được soạn sẵn, cứ thế tha hồ mà kêu gào. Tôi không ngỡ ngàng rằng chỉ ở thành phố mới có dịch vụ khóc thuê bởi những nhu cầu người dân quê cũng đang ngày một đòi hỏi cao hơn. Hơn nữa người đang nằm kia là mẹ tôi, mẹ của một nhà văn hẳn hoi. Thế thì đám ma cũng phải cho ra hồn chứ. Tất cả những điều đó làm tôi cay đắng đến nỗi không thể khóc được một tiếng cho mẹ và cho cả mình. Cả cuộc đời mẹ chưa một ngày được tôi phụng dưỡng đã vội ra đi. Mẹ đã không cho tôi kịp nói một lời tạ tội. Mà không, mẹ nào có trách tôi. Cả đời mẹ có trách ai bao giờ, dù tôi có xấu hổ vì mẹ là mẹ của tôi, dù ai đó có tỏ ra không tôn trọng mẹ.
*
Con bé con càng lớn càng xinh đẹp. Ông chú đặt tên cho nó là Minh Hạnh. Ông mong sau này cháu ông sẽ khá hơn, sẽ sống cả cuộc đời mà mẹ nó còn chưa sống hết. Nó phải được sung sướng hơn người. Cô Sáu đúng là một người phụ nữ thực thụ. Thiên chức làm mẹ đã dạy cô cách chăm sóc con. Con bé hình như hiểu và thương mẹ. Nó không hề khóc lóc, bệnh tật mà cứ lớn nhanh như thổi. Hai mẹ con quấn quýt nương tựa nhau.
Bỗng dưng đùng một cái cô phải rứt núm ruột của mình trao cho người khác. Nỗi đau đớn giày xé tâm can người mẹ tội nghiệp. Năm ấy con bé Hạnh vừa mới vào học lớn hai. Một hôm cô đi lấy môn về nhà đã thấy nhà mình chật người. Người ta vẫn vào nhà cô tự nhiên như vậy. Cô lẳng lặng đi ra sau nhà rửa ráy. Đang khi ấy người anh cả gọi cô lên. Rồi cô lặng người khi nghe anh bảo: “Con bé Hạnh sẽ lên thành phố học”. Cô trợn mắt la lên: “Không!”. Anh cả dỗ dành: “Con bé ngoan, lại học giỏi, cô phải cho nó học hành đàng hoàng chứ. Cô không thương con à. Cô không muốn sau này nó thành bà này bà kia rồi nó sẽ đưa cô lên thành phố. Lúc ấy cô tha hồ mà sung sướng, không phải đi cắt môn ngứa như bây giờ nữa”. Cô không nói được lời nào. Cô không khóc mà lòng người mẹ cũng gào lên nức nở. Vậy là mẹ con cô phải xa nhau ư? Cô phải làm thế nào mới giữ con lại bên mình được. Cô không quen trái lệnh anh cả. Thế nhưng vì sao anh lại chia lìa mẹ con cô, lấy đi nguồn vui duy nhất của cô? Cô nhìn chú cầu cứu. Ông cúi đầu im lặng. Cô đâm ra giận dữ trước thái độ của ông. Cô đâu biết rằng ông đã nói hết lời với anh cả. Và rồi ông đau đớn nhận được một cái tát vào mặt: “Ông im đi! Ông là người ngoại tộc. Ông làm xấu mặt cả dòng họ chúng tôi như thế chưa đủ sao?!”.
Chiều hôm ấy người ta mang con bé đi. Nó sung sướng vì được ra thành phố. Nhìn con cười, lòng cô như xát muối. Cô ốm cả tháng trời. Song cô vẫn vượt qua được với hy vọng một ngày nào đó con cô sẽ trở về với cô. Cô mòn mỏi chờ đợi. Cô không biết đồng tiền đã cướp đi núm ruột của cô. Con bé không còn là của cô nữa, trừ khi tình mẫu tử trong nó không tự rứt bỏ cô. Cô vẫn chờ.
Hai mươi năm sau, nhà văn Mỹ Hạnh có mặt trên khắp các báo. Lần ấy ông chú đưa cho cô tờ báo, cô nhìn ảnh con mà cứ khóc rưng rưng. Đã hai mươi năm nhưng khuôn mặt con cô vẫn không thay đổi là mấy. Sau đó cô đem tờ báo đi khoe cả làng. Lúc ấy ông cậu nhận ra nhà văn kia là cháu của mình, ông muốn nhận lại cháu.
*
Ông chú nấc lên từng hồi mệt nhọc, mặt ông giàn giụa nước. Những lời nói của người sắp chết thường rất quan trọng. Khi biết mình sắp từ giữ cõi đời thì chẳng còn lý do gì để người ta phải giấu giếm sự thật. Tôi không muốn ông nói nhiều nhưng biết đây là giây phút thiêng liêng nên không thể nào ngăn chặn được. Sự thật về cuộc đời mình tôi đã biết cả. Tôi muốn ông được thanh thản ra đi.
Sau cái chết của mẹ tôi, ông suy sụp hẳn. Trước lúc ngã bệnh ông vẫn thay tôi hương khói cho mẹ. Tôi cảm nhận được tình yêu thương mà ông dành cho mẹ con tôi. Chính vì thế tôi đã giao lại cho ông căn nhà của mẹ. Tuy tôi không đòi hỏi, người ta vẫn giao căn nhà đó cho tôi. Tôi thì chỉ muốn mẹ vẫn được sống yên bình như lúc xưa. Tôi biết mình không lầm khi gửi ông chăm sóc linh hồn mẹ tôi. Và một lần nữa tôi trở về khi ông sắp ra đi.
Ông thở hắt ra, mệt mỏi. Ông nhìn tôi bằng đôi mắt tràn ngập yêu thương. Không lẽ không ai nhận ra được tôi có một đôi mắt giống ông như tạc? Cũng có thể người ta nhận ra, nhưng không cần thiết để nói ra nữa.
Ông đưa bàn tay xương xẩu nắm lấy tay tôi:
- Con hãy tha lỗi cho ta. Ngày đó ta đã không giữ được con ở lại với mẹ con.
Tôi lắc đầu, cố kìm giọt nước mắt nghẹn ngào, mãi tôi mới thốt lên được.
- Cha hãy nghỉ đi cha nhé.
Những tia sáng yếu ớt còn lại lóe lên trong ánh nhìn cuối cùng của ông. Ông thều thào:
- Ta mãn nguyện rồi.
Ông ra đi thanh thản và hạnh phúc. Tôi lại một lần nữa mất đi người thân yêu của mình, thế nhưng tôi đã mang đến cho họ niềm hạnh phúc. Trước khi ra đi, tôi đặt hai di ảnh bên nhau, trong ngôi nhà của mẹ. Cuối cùng thì họ cũng bên nhau. Một tình yêu công khai bắt đầu...
Cô Sáu trở dậy lúc trời còn mờ tối. Hồi đó nhà cô không có đồng hồ, nhưng cô luôn dậy vào đúng lúc con chim cu sau núi cất tiếng gáy. Cứ đều đặn như thế, năm này qua năm khác, công việc của cô không hề thay đổi.
Cho bò, heo ăn xong, cô cầm cái liềm tất tả đi. Quãng đường gần ba cây số chẳng sá gì với con người đã quen làm công việc nặng nhọc. Cô đến nơi vào lúc trời hửng sáng. Len lỏi qua vùng đầm lầy, cô cắt đầy một gánh môn ngứa. Đây là nghề của cô. Cô muối môn chua bán. Cả làng ai cũng biết môn của cô là môn dại, thế nhưng nó luôn đắt khách. Cô mát tay. Môn đó người khác sờ vào có thể gãi chảy máu. Thế mà qua bàn tay cô, nó lại thơm ngon mới lạ. Lúc đầu mọi người ngại nhưng sau người ta bảo nhau: nó cũng như cô, dại mà không độc. Thế mà cô sống được.
Cô Sáu ở một mình trong căn nhà lá của cha mẹ để lại. Nhà cô có mười anh em. Những người còn lại đều đã có gia đình và ra ở riêng. Lúc cha mẹ cô mất, họ xúm lại họp hành phân chia gì đó. Cô đờ người trước nỗi đau. Cô không tham gia vào câu chuyện của họ. Sau này cô cũng chỉ biết mình vẫn được sống trong mái nhà của bố mẹ.
Không có của cải riêng, cô muối môn ngứa sống qua ngày. Âëy thế mà cô khá. Một mình, ăn chẳng đáng bao nhiêu, lại tiết kiệm nên cô cũng tích cóp được kha khá. Ông chú họ tốt bụng mua giùm cho cô con heo. Thế là cô có thêm nguồn vui. Con vật cô nuôi cũng vô tư như chủ nên lớn nhanh như thổi. Dần dần cô có thêm cả bò. Công việc có vất vả hơn nhưng chẳng là gì đối với cô. Cô vẫn sống vui.
Nắng ở quê cô mới kinh khủng làm sao. Bàn chân đã quen giẫm trên sỏi đá mà vẫn muốn phồng lên vì nắng. Cô không mệt. Cô thấy khát, khát muốn khô họng. Cô cố làm cho xong, bó hai bó môn thật chắc rồi quảy xuống suối. Cô ngồi trên cục đá bằng phẳng bên bờ suối, khoan khoái vốc từng vốc nước vã lên mặt. Cô khom người uống từng ngụm nước tinh khiết. Mỗi giọt nước như thấm vào từng thớ thịt trên người cô. Cô cứ uống, uống như chưa bao giờ được uống vì một nỗi sung sướng ngất ngây. Thế rồi, no nước cô lại thấy mệt. Một nỗi bứt rứt trong người thật khó tả. Không! Cô chẳng bao giờ nhận ra điều đó, cái bứt rứt của người con gái đến tháng. Cô khát và cô đã uống. Nắng và dòng suối đã cho cô bóng mát. Nhưng hình như cô vẫn thấy khát. Cô ngả lưng nằm trên phiến đá mát lạnh rồi nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
Cái tin cô Sáu có bầu nhanh chóng lan khắp làng. Anh em trong họ kéo đến chật nhà. Cô ngạc nhiên. Cô vội chạy đi giở cuốn sổ cũ kỹ nhàu nát xem hôm nay là ngày gì. Thế nhưng chẳng là ngày gì cả. Vốn tính hay quên, nên cô đã cẩn thận ghi ngày giờ giỗ chạp vào một cuốn sổ. Cô không hiểu mọi người tập trung đông đủ như thế để làm gì. Cô đâm ra sợ cái vẻ mặt hầm hầm giận dữ của anh cả. Cô trốn xuống bếp nấu nồi nước chè mang lên. Họ bàn bạc gì mà thấy căng thẳng ghê lắm. Cô chỉ nghe anh cả bảo “bỏ”, nhưng chị Ba và ông chú lại bảo “không được”. Có người thì bảo: “Tìm cho ra thằng đó rồi đập vào mặt nó”. Cô sợ hãi đứng nép sau ông chú nãy giờ chưa nói được lời nào. Rồi mọi người gọi cô lại. Cô sợ sệt. Song chẳng ích gì. Họ không khai thác được gì ở cô.
Chẳng có giải pháp nào đưa ra hợp lý. Cuối cùng mọi người im lặng ra về. Cô thở phào nhẹ nhõm. Ông chú tốt bụng lén nhìn vào cổ cô, nhìn xuống bụng cô rồi dặn dò: “Đừng làm việc nhiều nữa nha con. Phải giữ sức khỏe”. Cô cười toe toét. Cô thấy cô vẫn khỏe chán. Ông chú quay đi.
Chuyện cô Sáu có bầu không làm cho người ta khinh rẻ, nhưng nó khiến người ta tò mò. Người ta đoán già đoán non “tác giả” của nó. Người ta chửi cái thằng cha nào đó mất nết, cả người dại cũng chẳng chừa. Người ta lại mừng cho cô, sau này sớm tối có người thủ thỉ cùng. Song ai cũng lo cô không chăm sóc nổi con mình. Thế nhưng những người đàn bà thì biết rằng, bẩm sinh mỗi người phụ nữ đều đã được phú cho thiên chức làm mẹ. Ngay một đứa trẻ cũng có thể sắm vai một bà mẹ khi nó mới ở lớp mẫu giáo cơ mà.
Cô Sáu vẫn vô tư, dửng dưng trước những lời đồn đại. Nhưng đến một ngày cô đã nhận ra có sự thay đổi trong người mình. Thỉnh thoảng lại thấy mệt mỏi, buồn ngủ chứ không như trước nữa. Một hôm có người bảo với cô: “Có con rồi thích không?”. Cô bẽn lẽn đưa tay lên bụng như một cô gái mới lớn biết làm duyên. Niềm vui sóng sánh trong đôi mắt người đàn bà tội nghiệp.
Không ai ngờ rằng cô Sáu lại sinh ra một bé gái xinh xắn như thế. Cô bé có nước da trắng hồng, đôi mắt to đen láy. Nó chẳng giống cô. Nhìn đôi mắt ấy thì không thể giống cô được. Người làng đến thăm cô rất đông. Hiếu kỳ và đầy lo lắng. Thế nhưng tất cả sự lo sợ của họ qua đi khi đứa trẻ không giống một người đàn ông nào trong làng này. Người ta cười hạnh phúc với niềm hạnh phúc của cô. Có lẽ bố đứa trẻ là một người nào đó rất xa lạ với làng này. Anh ta đã cao chạy xa bay sau khi tạo ra một hình hài xinh đẹp. Mà cũng có thể anh ta chẳng biết mình đã để lại trong cô gái nọ giọt máu của mình. Thế nhưng có cần thiết không khi mẹ con cô đang sống thật vui vẻ trong vòng tay của người thân và bà con làng xóm.
*
Mẹ tôi chết. Một cái chết nhanh và nhẹ như cuộc sống của mẹ. Sáng đó mẹ cũng dậy sớm để đi lấy môn ngứa, thế nhưng vừa ra đến bể nước để rửa mặt thì mẹ thấy chóng mặt rồi ngã vật ra. Đến khi mọi người phát hiện được thì mẹ đã không còn nữa. Mẹ tôi bị trúng gió. So với sức vóc ấy thì cái tuổi năm mươi mẹ còn trẻ chán. Thế mà một cơn gió độc đã mang mẹ đi mãi mãi. Tôi về đúng vào lúc người ta làm lễ nhập quan cho mẹ. May mắn cho tôi khi vẫn còn được nhìn mặt mẹ lần cuối. Vẫn vẻ mặt ngây ngô ấy mẹ ra đi. Nỗi đau ứ trong lòng mà tôi không khóc được. Ai cũng nhìn tôi lạ lẫm nhưng lại không dám tỏ vẻ gì. Người ta kính trọng cái danh nhà văn của tôi. Bài điếu văn dài dằng dặc vang lên, tôi không hiểu được lời nào. Không biết có phải tất cả những bài điếu văn đều dài như thế hay là bài điếu văn ấy chỉ dành cho mẹ của một nhà văn?! Người ta còn làm sẵn cho tôi một bài khóc mẹ. Cậu tôi, ông cậu đã kịch liệt lên tiếng đẩy tôi xa mẹ, nói nhỏ vào tai tôi: “Con xem bài văn ấy có được không?. Tôi chua chát liếc qua trang giấy, ậm ừ cho qua chuyện. Rồi thì sau đó tiếng khóc bỗng rống lên. Hình như là người khóc mướn. Cậu tôi đã chuẩn bị tất cả. Cậu sợ tôi xa mẹ lâu sẽ không có tình cảm, như thế tôi sẽ chẳng thể nào khóc được. Mà đám ma không có tiếng khóc coi sao được.
Người khóc mướn bỗng nấc lên đầy thương cảm. Phải công nhận là đồng tiền có một ma lực. Chị ta đã học thuộc lòng bài khóc được soạn sẵn, cứ thế tha hồ mà kêu gào. Tôi không ngỡ ngàng rằng chỉ ở thành phố mới có dịch vụ khóc thuê bởi những nhu cầu người dân quê cũng đang ngày một đòi hỏi cao hơn. Hơn nữa người đang nằm kia là mẹ tôi, mẹ của một nhà văn hẳn hoi. Thế thì đám ma cũng phải cho ra hồn chứ. Tất cả những điều đó làm tôi cay đắng đến nỗi không thể khóc được một tiếng cho mẹ và cho cả mình. Cả cuộc đời mẹ chưa một ngày được tôi phụng dưỡng đã vội ra đi. Mẹ đã không cho tôi kịp nói một lời tạ tội. Mà không, mẹ nào có trách tôi. Cả đời mẹ có trách ai bao giờ, dù tôi có xấu hổ vì mẹ là mẹ của tôi, dù ai đó có tỏ ra không tôn trọng mẹ.
*
Con bé con càng lớn càng xinh đẹp. Ông chú đặt tên cho nó là Minh Hạnh. Ông mong sau này cháu ông sẽ khá hơn, sẽ sống cả cuộc đời mà mẹ nó còn chưa sống hết. Nó phải được sung sướng hơn người. Cô Sáu đúng là một người phụ nữ thực thụ. Thiên chức làm mẹ đã dạy cô cách chăm sóc con. Con bé hình như hiểu và thương mẹ. Nó không hề khóc lóc, bệnh tật mà cứ lớn nhanh như thổi. Hai mẹ con quấn quýt nương tựa nhau.
Bỗng dưng đùng một cái cô phải rứt núm ruột của mình trao cho người khác. Nỗi đau đớn giày xé tâm can người mẹ tội nghiệp. Năm ấy con bé Hạnh vừa mới vào học lớn hai. Một hôm cô đi lấy môn về nhà đã thấy nhà mình chật người. Người ta vẫn vào nhà cô tự nhiên như vậy. Cô lẳng lặng đi ra sau nhà rửa ráy. Đang khi ấy người anh cả gọi cô lên. Rồi cô lặng người khi nghe anh bảo: “Con bé Hạnh sẽ lên thành phố học”. Cô trợn mắt la lên: “Không!”. Anh cả dỗ dành: “Con bé ngoan, lại học giỏi, cô phải cho nó học hành đàng hoàng chứ. Cô không thương con à. Cô không muốn sau này nó thành bà này bà kia rồi nó sẽ đưa cô lên thành phố. Lúc ấy cô tha hồ mà sung sướng, không phải đi cắt môn ngứa như bây giờ nữa”. Cô không nói được lời nào. Cô không khóc mà lòng người mẹ cũng gào lên nức nở. Vậy là mẹ con cô phải xa nhau ư? Cô phải làm thế nào mới giữ con lại bên mình được. Cô không quen trái lệnh anh cả. Thế nhưng vì sao anh lại chia lìa mẹ con cô, lấy đi nguồn vui duy nhất của cô? Cô nhìn chú cầu cứu. Ông cúi đầu im lặng. Cô đâm ra giận dữ trước thái độ của ông. Cô đâu biết rằng ông đã nói hết lời với anh cả. Và rồi ông đau đớn nhận được một cái tát vào mặt: “Ông im đi! Ông là người ngoại tộc. Ông làm xấu mặt cả dòng họ chúng tôi như thế chưa đủ sao?!”.
Chiều hôm ấy người ta mang con bé đi. Nó sung sướng vì được ra thành phố. Nhìn con cười, lòng cô như xát muối. Cô ốm cả tháng trời. Song cô vẫn vượt qua được với hy vọng một ngày nào đó con cô sẽ trở về với cô. Cô mòn mỏi chờ đợi. Cô không biết đồng tiền đã cướp đi núm ruột của cô. Con bé không còn là của cô nữa, trừ khi tình mẫu tử trong nó không tự rứt bỏ cô. Cô vẫn chờ.
Hai mươi năm sau, nhà văn Mỹ Hạnh có mặt trên khắp các báo. Lần ấy ông chú đưa cho cô tờ báo, cô nhìn ảnh con mà cứ khóc rưng rưng. Đã hai mươi năm nhưng khuôn mặt con cô vẫn không thay đổi là mấy. Sau đó cô đem tờ báo đi khoe cả làng. Lúc ấy ông cậu nhận ra nhà văn kia là cháu của mình, ông muốn nhận lại cháu.
*
Ông chú nấc lên từng hồi mệt nhọc, mặt ông giàn giụa nước. Những lời nói của người sắp chết thường rất quan trọng. Khi biết mình sắp từ giữ cõi đời thì chẳng còn lý do gì để người ta phải giấu giếm sự thật. Tôi không muốn ông nói nhiều nhưng biết đây là giây phút thiêng liêng nên không thể nào ngăn chặn được. Sự thật về cuộc đời mình tôi đã biết cả. Tôi muốn ông được thanh thản ra đi.
Sau cái chết của mẹ tôi, ông suy sụp hẳn. Trước lúc ngã bệnh ông vẫn thay tôi hương khói cho mẹ. Tôi cảm nhận được tình yêu thương mà ông dành cho mẹ con tôi. Chính vì thế tôi đã giao lại cho ông căn nhà của mẹ. Tuy tôi không đòi hỏi, người ta vẫn giao căn nhà đó cho tôi. Tôi thì chỉ muốn mẹ vẫn được sống yên bình như lúc xưa. Tôi biết mình không lầm khi gửi ông chăm sóc linh hồn mẹ tôi. Và một lần nữa tôi trở về khi ông sắp ra đi.
Ông thở hắt ra, mệt mỏi. Ông nhìn tôi bằng đôi mắt tràn ngập yêu thương. Không lẽ không ai nhận ra được tôi có một đôi mắt giống ông như tạc? Cũng có thể người ta nhận ra, nhưng không cần thiết để nói ra nữa.
Ông đưa bàn tay xương xẩu nắm lấy tay tôi:
- Con hãy tha lỗi cho ta. Ngày đó ta đã không giữ được con ở lại với mẹ con.
Tôi lắc đầu, cố kìm giọt nước mắt nghẹn ngào, mãi tôi mới thốt lên được.
- Cha hãy nghỉ đi cha nhé.
Những tia sáng yếu ớt còn lại lóe lên trong ánh nhìn cuối cùng của ông. Ông thều thào:
- Ta mãn nguyện rồi.
Ông ra đi thanh thản và hạnh phúc. Tôi lại một lần nữa mất đi người thân yêu của mình, thế nhưng tôi đã mang đến cho họ niềm hạnh phúc. Trước khi ra đi, tôi đặt hai di ảnh bên nhau, trong ngôi nhà của mẹ. Cuối cùng thì họ cũng bên nhau. Một tình yêu công khai bắt đầu...