tintin27
05-02-2009, 06:12 PM
Trần Nhân Tông
(1279 - 1293)
Vua Thánh Tông có 3 người con: Thiên Thụy công chúa, Thái tử Khâm và Tả Thiên vương Đức Việp. Năm Kỷ Mão (1279), Thái tử Khâm kế vị ngôi vua, hiệu là Nhân Tông.
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước. Thời gian Nhân Tông trị vì, nước Đại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm.
Ngay sau khi Nhân Tông lên ngôi vua, nhà Nguyên liền sai Lễ bộ thượng thư sang sứ Đại Việt. Sài Thung đến kinh thành, lên mặt kiêu ngạo, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh rồi cho người đưa thư trách vua Nhân Tông tự lập ngôi vua và đòi sang chầu thiên triều.
Vua sai đại thần ra tiếp, Thung không thèm đáp lễ, vua mời yến, hắn không thèm đến.
Năm Nhâm Ngọ (1282), vua Nguyên lại cho sứ sang dụ:
Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay , mỗi hạng 2 người.
Nhân Tông đành cho chú họ là Trần Di ái và bọn Lê Tuân, Lê Mục sang thay mình. Vua Nguyên bèn lập Trần Di ái làm An Nam quốc vương, Lê Mục làm làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư lệnh và Sài Thung dẫn 1000 quân đưa bọn ấy về nước. Hay tin, Nhân Tông sai tướng đem quân lên đón đường đánh lũ nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt, trốn chạy về nước, còn lũ Trần Di ái bị bắt, phải tội đồ làm lính. Thấy không thể thu phục được vua Trần, nhà Nguyên phải liên tiếp phát động 2 cuộc chiến tranh xâm lược vào các năm 1285 và 1287, toan làm cỏ nước Nam. Trong hai lần kháng chiến này, Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ kết chặt lòng dân, lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khăn, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.
Sau 14 năm làm vua, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt nam. Nhân Tông thực sự là một triết gia lớn của Phật học, giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ thể hiện được đầy đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông là tinh thần thực tiễn, chiến đấu và táo bạo. Theo sách Tam Tổ thực lục, một học trò hỏi NhânTông:
Như thế nào là Phật?
Nhân Tông đáp:
Như cám ở đáy cối.
Lần khác, một học trò hỏi:
Lúc giết người không để mất thì như thế nào?
Khắp toàn thân là can đảm – Nhân Tông đáp.
Anh hùng cứu nước, triết nhân, thi sĩ là phẩm chất kết hợp hài hòa trong con người Trần Nhân Tông. Về phương diện thi sĩ, Nhân Tông có tâm hồn thanh cao, phóng khoáng, một cái nhìn tinh tế, tao nhã. Vua từng viết:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
(Xã tắc hai lần mệt ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Trần Nhân Tông qua đời năm Mậu Thân (1308) tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử (Đông triều, Quảng Ninh).
(1279 - 1293)
Vua Thánh Tông có 3 người con: Thiên Thụy công chúa, Thái tử Khâm và Tả Thiên vương Đức Việp. Năm Kỷ Mão (1279), Thái tử Khâm kế vị ngôi vua, hiệu là Nhân Tông.
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước. Thời gian Nhân Tông trị vì, nước Đại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm.
Ngay sau khi Nhân Tông lên ngôi vua, nhà Nguyên liền sai Lễ bộ thượng thư sang sứ Đại Việt. Sài Thung đến kinh thành, lên mặt kiêu ngạo, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh rồi cho người đưa thư trách vua Nhân Tông tự lập ngôi vua và đòi sang chầu thiên triều.
Vua sai đại thần ra tiếp, Thung không thèm đáp lễ, vua mời yến, hắn không thèm đến.
Năm Nhâm Ngọ (1282), vua Nguyên lại cho sứ sang dụ:
Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay , mỗi hạng 2 người.
Nhân Tông đành cho chú họ là Trần Di ái và bọn Lê Tuân, Lê Mục sang thay mình. Vua Nguyên bèn lập Trần Di ái làm An Nam quốc vương, Lê Mục làm làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư lệnh và Sài Thung dẫn 1000 quân đưa bọn ấy về nước. Hay tin, Nhân Tông sai tướng đem quân lên đón đường đánh lũ nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt, trốn chạy về nước, còn lũ Trần Di ái bị bắt, phải tội đồ làm lính. Thấy không thể thu phục được vua Trần, nhà Nguyên phải liên tiếp phát động 2 cuộc chiến tranh xâm lược vào các năm 1285 và 1287, toan làm cỏ nước Nam. Trong hai lần kháng chiến này, Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ kết chặt lòng dân, lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khăn, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.
Sau 14 năm làm vua, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt nam. Nhân Tông thực sự là một triết gia lớn của Phật học, giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ thể hiện được đầy đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông là tinh thần thực tiễn, chiến đấu và táo bạo. Theo sách Tam Tổ thực lục, một học trò hỏi NhânTông:
Như thế nào là Phật?
Nhân Tông đáp:
Như cám ở đáy cối.
Lần khác, một học trò hỏi:
Lúc giết người không để mất thì như thế nào?
Khắp toàn thân là can đảm – Nhân Tông đáp.
Anh hùng cứu nước, triết nhân, thi sĩ là phẩm chất kết hợp hài hòa trong con người Trần Nhân Tông. Về phương diện thi sĩ, Nhân Tông có tâm hồn thanh cao, phóng khoáng, một cái nhìn tinh tế, tao nhã. Vua từng viết:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
(Xã tắc hai lần mệt ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Trần Nhân Tông qua đời năm Mậu Thân (1308) tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử (Đông triều, Quảng Ninh).