tintin27
05-02-2009, 07:44 PM
Nhà Sử Học Lỗi Lạc
Lê Văn Hưu người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Triệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Theo lời các cố lão địa phương thì đất Triệu Trung vốn là trang trại của vị tổ khai sáng dòng họ Lê - quan Trấn quốc bộc xạ Lê Lương thời Đinh Tiên Hoàng, đến nay đã được hơn hai mươi đời. Lê Văn Hưu là ông tổ thứ bảy của dòng họ này. Cuốn Lê thị gia phả hiện còn được bảo tồn, ghi ông sinh năm Canh Dần (1230) là người khôi ngô tuấn tú, tư chất thông minh.
Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Bác thợ rèn thấy chú bé mới tí tuổi đầu đã chăm lo việc học hành, bèn ra một vế đối để thử tài:
Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở.
Lê Văn Hưu liền đối:
Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên.
Bác thợ rèn ngạc nhiên khen ngợi mãi rồi tặng luôn một cái dùi thật xinh, lại kèm theo ít tiền để mua giấy bút.
Năm Đinh Mùi, Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng Nhãn. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi (ba người đỗ đầu: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa). Năm ấy, ông vừa tròn 18 tuổi.
Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan (chức quan trông coi việc hình luật), rồi Binh bộ Thượng thư, rồi Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. Ông cũng là thầy học của thượng tướng Trần Quang Khải, một trong những danh tướng của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông.
Trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, vào năm 1272, ông đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam, ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế (tức Triệu Đà 207 - 136 trước Công nguyên) (*) cho tới Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225), tất cả gồm 30 quyển, được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.
Đại Việt sử ký nay không còn, nhưng vẫn có thể thấy được thấp thoáng bóng dáng bộ quốc sử đầu tiên này trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên, sử thần đời Lê, người khởi đầu việc biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, đã căn cứ vào Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, tiếp đó là Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên để biên soạn những phần liên quan. Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi". Tiếp đó, Ngô Sĩ Liên nói rõ, ông đã đem "hai bộ sách của tiên hiền" (tức là Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên) ra "hiệu chỉnh, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, thành một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư". Như vậy, khó có thể phân định được đích xác đâu là nguyên văn Đại Việt sử ký trong bộ quốc sử lớn đời Lê này. Tuy vậy, rất may là trong Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành vẫn còn có 29 đoạn ghi rõ là lời văn của Lê Văn Hưu với mấy chữ " Lê Văn Hưu viết ". Qua nhưng trích đoạn đó, có thể thấy được phần nào khuynh hướng cũng như sắc thái ngọn bút chép sử của ông. Trân trọng công lao đánh giặc giữ nước của Tổ tiên, ông đã nhận định về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với những lời lẽ rất mực hào hùng: " Trưng Trắc Trưng Nhị... hô một tiếng mà các quận Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố cùng sáu mươi nhăm thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay...". Đoạn ông ca tụng Ngô Quyền cũng thấm đượm lòng tự hào sâu sắc trước thắng lợi huy hoàng của dân tộc: " Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy... ". Quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của nhân dân, ông cũng đã nghiêm khắc phê phán những hành vi bạo ngược, trái đạo lý của vua chúa, như đoạn nhận xét về cấm lệnh " không cho con gái nhà quan lấy chồng trước khi dự tuyển vào hậu cung" của Lý Thần Tông (1128 - 1137), chẳng hạn: "Trời sinh ra dân mà đặt vua để chăn dắt, không phải để cung phụng riêng cho vua. Lòng cha mẹ ai chẳng muốn con cái có gia thất; thánh nhân thể lòng ấy còn sợ kẻ sát phu sát phụ không được có nơi có chốn... Thần Tông xuống chiếu cho con gái các quan phải đợi xong việc tuyển người vào cung rồi mới được lấy chồng, thế là để cung phụng riêng cho mình, đâu phải là tấm lòng của người làm cha mẹ dân!".
Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng Ba năm Nhâm Tuất (1322), táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm (thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 (1867), khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông.
-------------------------------------------------
* Khoảng trước năm 179 trước Công Nguyên, Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc của dân tộc Việt rồi sáp nhập vào nước Nam Việt. Lê Văn Hưu, sau đó là các nhà sử học Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đều cho rằng Triệu Đà là vua nước Việt, xếp "kỷ nhà Triệu" như một triều đại chính thống trong lịch sử Đại Việt. Đây là một sự nhầm lẫn. Đến thế kỷ 18, Ngô Thì Sỹ (1726-1780) trong cuốn "Việt sử tiêu án" mới bác bỏ sai lầm này, khẳng định Triệu Đà "thực chưa từng làm vua nước ta" vì "nước Việt ở miền Nam Hải, Quế Lâm" không ở vị trí nước Việt Nam ngày nay.
Lê Văn Hưu người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Triệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Theo lời các cố lão địa phương thì đất Triệu Trung vốn là trang trại của vị tổ khai sáng dòng họ Lê - quan Trấn quốc bộc xạ Lê Lương thời Đinh Tiên Hoàng, đến nay đã được hơn hai mươi đời. Lê Văn Hưu là ông tổ thứ bảy của dòng họ này. Cuốn Lê thị gia phả hiện còn được bảo tồn, ghi ông sinh năm Canh Dần (1230) là người khôi ngô tuấn tú, tư chất thông minh.
Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Bác thợ rèn thấy chú bé mới tí tuổi đầu đã chăm lo việc học hành, bèn ra một vế đối để thử tài:
Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở.
Lê Văn Hưu liền đối:
Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên.
Bác thợ rèn ngạc nhiên khen ngợi mãi rồi tặng luôn một cái dùi thật xinh, lại kèm theo ít tiền để mua giấy bút.
Năm Đinh Mùi, Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng Nhãn. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi (ba người đỗ đầu: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa). Năm ấy, ông vừa tròn 18 tuổi.
Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan (chức quan trông coi việc hình luật), rồi Binh bộ Thượng thư, rồi Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. Ông cũng là thầy học của thượng tướng Trần Quang Khải, một trong những danh tướng của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông.
Trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, vào năm 1272, ông đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam, ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế (tức Triệu Đà 207 - 136 trước Công nguyên) (*) cho tới Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225), tất cả gồm 30 quyển, được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.
Đại Việt sử ký nay không còn, nhưng vẫn có thể thấy được thấp thoáng bóng dáng bộ quốc sử đầu tiên này trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên, sử thần đời Lê, người khởi đầu việc biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, đã căn cứ vào Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, tiếp đó là Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên để biên soạn những phần liên quan. Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi". Tiếp đó, Ngô Sĩ Liên nói rõ, ông đã đem "hai bộ sách của tiên hiền" (tức là Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên) ra "hiệu chỉnh, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, thành một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư". Như vậy, khó có thể phân định được đích xác đâu là nguyên văn Đại Việt sử ký trong bộ quốc sử lớn đời Lê này. Tuy vậy, rất may là trong Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành vẫn còn có 29 đoạn ghi rõ là lời văn của Lê Văn Hưu với mấy chữ " Lê Văn Hưu viết ". Qua nhưng trích đoạn đó, có thể thấy được phần nào khuynh hướng cũng như sắc thái ngọn bút chép sử của ông. Trân trọng công lao đánh giặc giữ nước của Tổ tiên, ông đã nhận định về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với những lời lẽ rất mực hào hùng: " Trưng Trắc Trưng Nhị... hô một tiếng mà các quận Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố cùng sáu mươi nhăm thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay...". Đoạn ông ca tụng Ngô Quyền cũng thấm đượm lòng tự hào sâu sắc trước thắng lợi huy hoàng của dân tộc: " Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy... ". Quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của nhân dân, ông cũng đã nghiêm khắc phê phán những hành vi bạo ngược, trái đạo lý của vua chúa, như đoạn nhận xét về cấm lệnh " không cho con gái nhà quan lấy chồng trước khi dự tuyển vào hậu cung" của Lý Thần Tông (1128 - 1137), chẳng hạn: "Trời sinh ra dân mà đặt vua để chăn dắt, không phải để cung phụng riêng cho vua. Lòng cha mẹ ai chẳng muốn con cái có gia thất; thánh nhân thể lòng ấy còn sợ kẻ sát phu sát phụ không được có nơi có chốn... Thần Tông xuống chiếu cho con gái các quan phải đợi xong việc tuyển người vào cung rồi mới được lấy chồng, thế là để cung phụng riêng cho mình, đâu phải là tấm lòng của người làm cha mẹ dân!".
Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng Ba năm Nhâm Tuất (1322), táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm (thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 (1867), khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông.
-------------------------------------------------
* Khoảng trước năm 179 trước Công Nguyên, Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc của dân tộc Việt rồi sáp nhập vào nước Nam Việt. Lê Văn Hưu, sau đó là các nhà sử học Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đều cho rằng Triệu Đà là vua nước Việt, xếp "kỷ nhà Triệu" như một triều đại chính thống trong lịch sử Đại Việt. Đây là một sự nhầm lẫn. Đến thế kỷ 18, Ngô Thì Sỹ (1726-1780) trong cuốn "Việt sử tiêu án" mới bác bỏ sai lầm này, khẳng định Triệu Đà "thực chưa từng làm vua nước ta" vì "nước Việt ở miền Nam Hải, Quế Lâm" không ở vị trí nước Việt Nam ngày nay.