VietLang
05-12-2007, 11:19 PM
Thánh Tổ (1820-1840)
Niên hiệu: Minh Mệnh
1. Đức độ vua Thánh Tổ
2. Việc chính trị trong nước
3. Nội các
4. Cơ mật viện
5. Tôn nhân phủ
6. Quan chế
7. Đặt tổng đốc, tuần phủ ở các tỉnh
8. Lương bổng của các quan
9. Tiền dưỡng liêm
10. Sự học hành thi cử
11. Sách vở
12. Việc sửa sang phong tục
13. Nhà dưỡng tế
14. Việc dinh điền và thuế má
15. Việc võ bị
1. Đức Độ Vua Thánh Tổ.
Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Hoàng Thái Tử húy là Đảm lên ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mệnh.
Vua Thánh Tổ là một ông vua có tư chất minh mẫn, có tính hiếu học và lại hay làm; phàm có việc gì, ngài cũng xem xét đến, và có châu phê rồi mới được thi hành.
Ngài tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, cho nên không ưa đạo mới, cho là một tả đạo lấy trời thánh ra mà làm mê hoặc lòng dân. Bởi vậy, ngài mới nghiêm cấm và trừng trị những người theo đạo Gia Tô.
Về sau có nhiều nhà làm sử, vì ý riêng mà cho ngài là bạo quân, thì thiết tưởng điều ấy không hợp với lẽ công bằng.
Phải biết rằng nước ta từ xưa đến nay, điều gì cũng theo Nho Giáo, lấy tam cương ngũ thường làm căn bản cho sự ăn ở. Vua tôi, cha con, vợ chồng, ấy là cái khóa luân lý của xã hội mình. Ai tháo cái khóa ấy ra thì cho là không phải loài người nữa. Vậy con phải theo cha, tôi phải theo vua, ai trái với cái đạo ấy ra phải tội nặng, đáng chém giết.
Lúc trong nước mình từ vua quan cho chí dân sự, ai ai cũng lấy cái lý tưởng ấy làm phải, làm hay hơn cả, mà lại thấy có người bỏ đi theo đạo khác, nói những chuyện mà lúc bấy giờ lại không mấy người hiểu rõ ra thế nào thì tất cho là theo tả đạo làm hư hỏng cái phong tục hay của mình. Bởi vậy cho nên nhà vua mới cấm, không cho người trong nước đi theo đạo mới.
Một ông vua nghiêm khắc như Thánh Tổ mà cấm không được, thì tất là phải giết. Trong khi cấm và giết như vậy, là vẫn tưởng mình làm bổn phận làm vua của mình, chớ có biết đâu là mình làm sự thiệt hại cho dân cho nước.
Vả, bao giờ cũng vậy, hễ người ta đã sùng tín một tông giáo nào, thì tất cho cái tông giáo của mình là hay hơn, và cho người theo tông giáo khác là thù nghịch với mình, rồi hễ có quyền thế là làm thế nào cũng dùng cách ấy mà hà hiếp người khác đạo với mình. Cũng vì lẽ ấy, cho nên ngày trước Vua Phillippe II nước I Pha Nho, vua Louis XIV nước Pháp Lan Tây giết hại bao nhiêu người trong nước. Mà chắc rằng lúc bấy giờ các ông ấy cũng tưởng là mình làm điều phải, chớ có biết đâu là mình làm điều trái lẽ.
Vẫn biết rằng sự giết đạo là sự không lành, nhưng phải hiểu cái trí não người Việt Nam ta lúc bấy giờ, không rõ cái tông chỉ đạo Thiên Chúa ra thế nào, cho nên dẫu không phải là vua Thánh Tổ nữa, thì ông vua khác cũng không chắc đã tránh khỏi cái lỗi giết đạo ấy.
Nhà làm sử lại đổ cho vua Thánh Tổ giết Nguyễn Văn Thành, song xét trong các truyện như sách Thực Lục Chính Biên và sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện thì chỉ thấy chép rằng Nguyễn Văn Thành bị tội phải uống thuốc độc mà tự tử năm Gia Long thứ 15 mà thôi. Còn như vụ án Lê Văn Duyệt và Lê Chất thì có hẹp hòi thật, nhưng khi các ông ấy đã mất rồi, và lại vì có tên Khôi khởi loạn cho nên mới truy tội hai ông ấy mà làm án, chứ lúc hai ông ấy còn sống, thì vua Thánh Tổ, tuy có bụng nghi ngờ, nhưng vẫn không bạc đãi.
Việc ngài giết chị dâu là bà vợ Hoàng Tử Cảnh và các cháu, thì không thấy sách nào chép cả, chỉ thấy một đôi người truyền ngôn như thế mà thôi. Vậy việc ấy thực hư thế nào không rõ.
Còn việc không biết giao thiệp với các nước ngoại dương, thì không phải là cái lỗi riêng một mình ngài. Lúc bấy giờ người mình ai cũng chỉ biết có nước Tàu là văn minh hơn, còn thì cho là man di cả. Phỏng sử có ai là người biết mà nói ở thiên hạ còn có nhiều nước văn minh hơn nữa cũng không ai tin. Bởi thế, hễ thấy người ngoại quốc vào nước mình, thì không những là sợ có sự phản trắc và sợ đem đạo mới vào nước mà thôi, lại còn sợ lây phải cái phong tục dã man nữa, cho nên không muốn giao thông với ngoại quốc làm gì. Như thế thì có nên riêng trách một mình ai không?
Cái nghĩa vụ làm sử, tưởng nên kê cứu cho tường tận, rồi cứ sự thực mà nói, chứ không nên lấy lòng yêu ghét của mình mà xét đoán. Dẫu người mình ghét mà có làm điều phải, mình cũng phải khen; người mình yêu mà có làm điều trái, mình cũng phải chê. Vua Thánh Tổ là một ông vua chuyên chế, tất thế nào cũng có nhiều điều sai lầm và có nhiều điều tàn ác, nhưng xét cho kỹ, thì thật ngài cũng có lòng vì nước lắm. Trong, lo sửa sang mọi việc, làm thành ra nền nếp chỉnh tề, ngoài đánh Tiêm dẹp Lào, làm cho nước không đến nỗi kém hèn.
Vậy cứ bình tình mà xét, thì dẫu ngài không được là ông anh quân nữa, thì cũng không phải là ông vua tầm thường; cứ xem công việc của ngài làm thì hiểu rõ.
2. Việc Chính Trị Trong Nước.
Vua Thánh Tổ đã 30 tuổi mới lên ngôi vua, cho nên việc triều chính ngài đã am hiểu lắm. Việc gì ngài cũng muốn biết. Có khi xong buổi chầu rồi, ngài đòi một vài quan đại thần lên bàn mọi việc kinh lý và hỏi những sự tích đời xưa, những nhân vật và phong tục ở các nước xa lạ. Ngài chăm xem xét mọi việc, có khi đêm thắp đèn xem chương, sớ, đến trống hai, trống ba mới thôi. Thường thường ngài nói với các quan rằng: Lòng người ai cũng muốn ở yên, mà không muốn sinh sự ra để thay đổi luôn, nhưng lúc trẻ mạnh mà không sửa sang mọi việc, thì rồi đến lúc già yếu, mỏi mệt còn làm gì được. Bởi vậy cho nên trẫm không dám lười biếng lúc nào 143.
Ở trong triều, thì ngài đặt thêm ra các tự và các viện. Bấy giờ có Nội Các và Cơ Mật Viện là quan trọng hơn cả.
3. Nội Các.
Đời vua Thế Tổ đã đặt Thị Thư Viện làm chốn cơ yếu trong điện, để có điều gì thì vua hỏi han và làm các việc như biểu, sách, chế, cáo, (1) chương, tấu, sắc, mệnh, v.v. ... Đại khái cũng tự hồ phòng bí thư của vua vậy.
Năm Canh Thìn (1820) là năm Minh Mệnh nguyên niên, vua Thánh Tổ cải làm Văn Thư Phòng; đến năm Minh Mệnh thứ mười (1829), đổi làm Nội Các, lấy quan tam tứ phẩm ở các bộ, viện, vào quản lĩnh mọi việc.
4. Cơ Mật Viện.
Năm Giáp Ngọ (1834) là năm Minh Mệnh thứ 15, nhân vì việc quân quốc cơ yếu là việc rất quan trọng, vua Thánh Tổ mới theo như Khu Mật Viện nhà Tống và Quân Cơ xứ nhà Thanh mà châm chước đặt ra Cơ Mật Viện, cho có trách nhiệm riêng. Các quan đại thần sung chức trong viện ấy thì dùng 4 viên, văn võ từ tam phẩm trở lên, phụng chỉ kén dùng. Thuộc viên thì có viên ngoại lang, chủ sự, tư vụ, biên tu, đều kén ở trong các bộ viện ra sung bổ. Các quan đại thần ở Cơ Mật Viện có đặc chỉ cho đem kim bài để phân biệt với các quan khác. Kim bài khởi đầu có từ đấy.
5. Tôn Nhân Phủ.
Năm Bính Thân (1836) là năm Minh Mệnh thứ 17, vua Thánh Tổ đặt ra Tôn Nhân Phủ và đặt quan chức để coi mọi việc ở trong họ nhà vua.
Nhà vua thờ tiên tổ có 7 miếu: những miếu phía tả gọi là chiêu, những miếu phía hữu gọi là mục. Con cháu các dòng chiêu hay là mục phải phân biệt chi nào ra chi ấy.
Đặt tôn nhân lệnh một người, tả hữu tôn chính hai người, tả hữu tôn nhân hai người, để coi việc hoàng tộc và việc phân biệt tự hàng chiêu hàng mục, ghi chép hàng lượt người thân người sơ, việc nuôi nấng và cấp tước lộc cho mọi người trong hoàng tộc; lại đặt ra hữu tôn khanh hai người, tả hữu tá lý hai người, để coi thứ trật mọi người tôn thất và việc cấp dưỡng cho kẻ cô ấu, giúp đỡ những việc tang hôn v.v....
6. Quan Chế.
Vua Thánh Tổ lại đặt các phẩm cấp quan chế, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, mổi phẩm chia ra làm chánh và tòng hai bậc.
Văn Võ Chánh Nhất Phẩm Cần chính điện đại học sĩ, Văn Minh điện đại học sĩ, Võ hiển điện đại học sĩ, Đông các đại học sĩ. Ngũ quân Đô Thống phủ đô thống chưởng phủ sự. Tòng Nhất Phẩm Hiệp biện đại học sĩ. Ngũ quân Đô Thống phủ đô thống. Chánh Nhị Phẩm Thượng thư, tổng đốc, tả hữu đô ngự sử. Thống chế, đề đốc. Tòng Nhị Phẩm Tham tri, tuần phủ, tả hữu phó đô ngự sử. Chưởng vệ, khinh xa đô úy,đô chỉ huy sứ,phó đề đốc. Chánh Tam Phẩm Chưởng viện học sĩ, thị lang, đại lý tự khanh, thái thường tự khanh, bố chính sứ, trực học sứ, thông chính sứ, thiêm sự, phủ doãn. Nhất đẳng thị vệ, chỉ huy sứ, thân cấm binh vệ úy, lãnh binh. Tòng Tam Phẩm Quang Lộc tự khanh, thái bộc tự khanh, thông chính phó sứ. Binh mã sứ, tinh binh vệ úy, thâm cấm binh phó vệ úy, phó lãnh binh, kiêu kỵ đô úy, phò mã đô úy. Chánh Tứ Phẩm Hồng lô tự khanh, đại lý tự thiếu khanh, thái thường tự thiếu khanh, tế tửu, lang trung, thị độc học sĩ, thiếu thiêm sự, thái y viện sứ, tào chính sử, phủ thừa, án sát sứ. Quản cơ, nhị đẳng thị vệ, binh mã phó sứ, tinh binh phó vệ úy, thành thủ úy. Tòng Tứ Phẩm Quang Lộc tự thiếu khanh, thái bộc tự thiếu khanh chưởng ấn, cấp sự trung, thị giảng học sĩ, kinh kỳ đạo ngự sử, tư nghiệp, từ tế sứ, quản đạo. Phó quản cơ, tuyên úy sứ, kị đô úy. Chánh Ngũ Phẩm Hồng lô tự thiếu khanh, giám sát ngự sử, hàn lâm viện thị độc, viên ngoại lang, trưởng sử, từ tế phó sứ,ngự y, giám chánh, tào chánh phó sứ,đốc học,phó quản đạo. Tam đẳng thị vệ, thân cấm binh chánh đội trưởng, phòng thủ úy. Tòng Ngũ Phẩm Hàn lâm viện thị giảng, hàn lâm viện thừa chỉ, miếu lang, giám phó, phó trưởng sử, phó ngự y, tri phủ. Tinh binh chánh đội, tứ đẳng thị vệ, thân cấm binh chánh đội trưởng suất đội, tuyên phó sứ, phi kị úy. Chánh Lục Phẩm Hàn lâm việc trước tác, chủ sự, đồng tri phủ, kinh huyện, tri huyện, y tả viện phán, ngũ quan chánh. Ngũ đẳng, thị vệ, cẩm y hiệu úy, tinh binh chánh đội trưởng suất đội, thổ binh chánh đội, trợ quốc lang. Tòng Lục Phẩm Hàn Lâm Viện tu soạn, tri huyện, tri châu, miếu thừa, Thân cấm binh chánh đội trưởng, ân kị úy, thổ binh học chánh, thông phán, thổ tri phủ, y hữu viện phán. chánh đội trưởng suất đội. Chánh Thất Phẩm Hàn lâm viện biên tu, tư vụ, lục sự, giám thừa, giám linh đài lang, giáo thụ, kinh lịch. Thân cấm binh chánh đội trưởng, ân kị úy, thổ binh chánh đội trưởng suất đội. Tòng Thất Phẩm Hàn lâm viện kiểm thảo, y chánh, tinh linh đài lang, thổ tri huyện, tri châu. Tinh binh đội trưởng, phụng ân úy, dịch thừa, tòng thất phẩm thiên hộ, nội tạo phó tư tượng. Chánh Bát Phẩm Hàn lâm viện điển tịch, huấn đạo, chánh bát phẩm thơ lại. Chánh bát phẩm đội trưởng, chánh bát phẩm bá hộ, dịch mục, chánh bát phẩm chánh tư tượng. Tòng Bát Phẩm Hàn lâm viện điển bạ, y phó, tòng bát phẩm thơ lại. Tòng bát phẩm đội trưởng, tòng bát phẩm bá hộ, thừa ân úy, tòng bát phẩm phó tư tượng. Chánh Cửu Phẩm Hàn lâm viện cung phụng, chánh cửu phẩm thơ lại, thái y y chánh, tự thừa, phủ lại mục. Chánh cửu phẩm đội trưởng, phủ lệ mục, chánh cửu phẩm bá hộ, chánh cửu phẩm tượng mục. Tòng Cửu Phẩm Hàn lâm viện đãi chiếu, tòng cửu phẩm thơ lại, tỉnh y sinh, huyện lại mục, chánh tổng. Tòng cửu phẩm đội trưởng, tòng cửu phẩm bá hộ, huyện lệ mục, tòng cửu phẩm tượng mục.
7. Đặt Tổng Đốc, Tuần Phủ ở các tỉnh.
Nguyên trước nước Nam ta chia ra làm từng trấn, có quan Trấn Thủ, hay là quan Lưu Trấn để coi việc trong trấn. Từ đời Gia Long trở đi, ở Bắc Thành và Gia Định Thành đặt quan Tổng Trấn và quan Hiệp Trấn, để coi việc quân và việc dân trong cả toàn xứ.
Đến năm Tân Mão (1831) là năm Minh Mệnh thứ 12, vua Thánh Tổ mới theo lối nhà Thanh, đổi trấn làm tỉnh và đặt chức tổng đốc, tuần phủ, bố chính sứ, án sát sứ và lĩnh binh.
Tổng đốc thì coi việc quân, việc dân, khảo hạch quan lại, sửa sang bờ cõi ở trong hạt; tuần phủ thì coi việc chính trị, giáo dục và giữ gìn phong tục; bố chính sứ thì coi việc thuế má, đinh điền, lính tráng và triều đình có ân trạch hay là cấm lệnh điều gì, thì phải tuyên cho mọi nơi biết; án sát sứ thì coi việc hình luật và kiêm cả việc trạm dịch bưu chính; lĩnh binh thì chuyên coi binh lính.
Từ tuần phủ trở xuống đều phải theo lệnh quan tổng đốc. Thường thì tỉnh nào lớn, có lắm việc quan trọng mới đặt tổng đốc để quản trị cả hai ba tỉnh. Còn những tỉnh nhỏ thì chỉ đặt tuần phủ là quan đầu tỉnh (2).
8. Lương bổng của các quan viên.
Năm Kỷ Hợi (1839) là năm Minh Mệnh thứ 20, vua Thánh Tổ định lương bổng đồng niên và tiền xuân phục của các quan viên.
Chánh nhất phẩm: tiền 400 quan, gạo 300 phương, tiền xuân phục 70 quan.
Tòng nhất phẩm: tiền 300 quan, gạo 250 phương, tiền xuân phục 60 quan.
Chánh nhị phẩm:tiền 250 quan, gạo 200 phương, tiền xuân phục 50 quan.
Tòng nhị phẩm: tiền 180 quan, gạo 150 phương, tiền xuân phục 30 quan.
Chánh tam phẩm:tiền 150 quan, gạo 120 phương, tiền xuân phục 20 quan.
Tòng tam phẩm: tiền 120 quan, gạo 90 phương, tiền xuân phục 16 quan.
Chánh tứ phẩm:tiền 80 quan, gạo 60 phương, tiền xuân phục 14 quan.
Tòng tứ phẩm: tiền 60 quan, gạo 50 phương, tiền xuân phục 10 quan.
Chánh ngũ phẩm:tiền 40 quan, gạo 43 phương, tiền xuân phục 9 quan.
Tòng ngũ phẩm: tiền 35 quan, gạo 30 phương, tiền xuân phục 8 quan.
Chánh lục phẩm:tiền 30 quan, gạo 25 phương, tiền xuân phục 7 quan.
Tòng lục phẩm: tiền 300 quan, gạo 22 phương, tiền xuân phục 6 quan.
Chánh thất phẩm:tiền 25 quan, gạo 20 phương, tiền xuân phục 5 quan.
Tòng thất phẩm: tiền 22 quan, gạo 20 phương, tiền xuân phục 5 quan.
Chánh bát phẩm:tiền 20 quan, gạo 18 phương, tiền xuân phục 5 quan.
Tòng bát phẩm: tiền 20 quan, gạo 18 phương, tiền xuân phục 4 quan.
Chánh cửu phẩm:tiền 18 quan, gạo 16 phương, tiền xuân phục 4 quan.
Tòng cửu phẩm: tiền 18 quan, gạo 16 phương, tiền xuân phục 4 quan.
Lại dịch binh tượng: mỗi tháng tiền một quan, gạo một phương.
Hậu bổ: mỗi tháng tiền 2 quan, gạo 2 phương.
Từ nhất phẩm đến tam phẩm, mỗi năm hai kỳ trình giấy lĩnh bỗng; tự tứ phẩm đến thất phẩm, mỗi năm 4 lần, đến tháng cuối mùa xuân, hạ, thu, đông, trình giấy lĩnh bỗng; tự bát cửu phẩm trở xuống, thì cứ mỗi tháng đến lĩnh một kỳ.
Tiền lương bổng của các quan viên lúc bấy giờ mà so sánh với bây giờ, thì thật là ít ỏi quá. Nhưng mà chắc là sự ăn tiêu thủa trước rẻ rúng không hết bao nhiêu. Nhà vua lại sợ những phủ huyện thiếu thốn mà nhũng lạm của dân, cho nên mỗi năm lại phát thêm tiền dưỡng liêm.
9. Tiền Dưỡng Liêm.
Tri phủ: tối yếu khuyết cho 50 quan, yếu khuyết 40 quan, khuyết 30 quan, giản khuyết 25 quan.
Đồng tri phủ: tối yếu khuyết cho 50 quan, yếu khuyết 40 quan, khuyết 30 quan, giản khuyết 25 quan.
Tri huyện, tri châu: tối yếu khuyết cho 40 quan, yếu khuyết 30 quan, trung khuyết 25 quan, giản khuyết 20 quan.
10. Sự Học Hành Thi Cử.
Việc trị nước cần phải có văn học, cho nên từ đời vua Thế Tổ cũng đã lưu ý về việc mở mang sự học hành. Đến đời vua Thánh Tổ thì ngài lại trọng sự văn học lắm, ngài thường nói với các quan rằng: Đạo trị nước thì trước hết cần phải gây lấy nhân tài. Bởi vậy ngài có lòng yêu dùng những người có văn học, cho các hương cống vào làm hành tẩu ở trong lục bộ, để học tập việc chính trị. Mở Quốc Tử Giám cho các giám sinh được lương bổng ở ăn học.
Đời vua Thế Tổ thì chỉ có thi Hương mà thôi, đến năm Nhâm Ngọ (1822) là năm Minh Mệnh thứ 3, mới mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy tiến sĩ, đến năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu có từ đấy.
Nguyên trước cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm tí, ngọ, mão, dậu, thi Hương; năm thìn, tuất, sửu, mùi, thi Hội, thi Đình.
Phép thi thì vẫn theo như đời Gia Long, nghĩa là kỳ đệ nhất: kinh nghĩa; kỳ đệ nhị: tứ lục; kỳ đệ tam: thi phú; kỳ đệ tứ: văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồi, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống, nay đổi sinh đồ là tú tài, hương cống là cử nhân.
Vua Thánh Tổ là ông vua thông minh, ngài vẫn biết sự học của nước ta sai lầm, những sĩ phu trong nước chỉ học theo lối cử nghiệp, nghĩa là cốt học lấy thi đỗ, chứ không mấy người có thực học. Thường ngài nói chuyện với các quan rằng: "Lâu nay khoa cử làm cho người ta sai lầm. Trẫm nghĩ văn chương vốn không có qui củ nhất định, mà nay những văn cử nghiệp chỉ câu nệ cái hủ sáo, khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó, khoa tráng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại". Vua Thánh Tổ thật là biết rõ cái tật của những người đi học ở trong nước ta, nhưng chỉ vì thói quen lâu ngày khó bỏ. Vả lại dẫu có muốn đổi, thì dễ thường cũng không biết đổi ra thế nào cho hay hơn được, cho nên sự học của mình vẫn nguyên như cũ.
11. Sách Vở.
Vua Thánh Tổ mới lên ngôi, đã lo việc làm sách vỡ; ngài đặt Quốc Sử Quán để góp nhặt những chuyện làm quốc sử. Ngài lại lưu ý về việc tưởng lệ cho những người làm ra sách vở. Bởi vậy, ngài xuống chiếu: hễ ai tìm được sách cũ, hay làm ra sách mới, thì được ban thưởng. Tự đó ông Trịnh Hoài Đức dâng sách: Gia Định Thành Thông Chí và sách Minh Bột Di Hoán Văn Thảo; ông Hoàng Công Tài dâng một bản Bản Triều Ngọc Phả, 2 bản Kỷ Sự; ông Cung Văn Hi, người ở Quảng Đức dâng 7 quyển Khai Quốc Công Nghiệp Diễn Chí; ông Nguyễn Đình Chính người Thanh Hóa dâng 34 quyển Minh Lương Khải Cáo Lục; ông Vũ Văn Tiêu, người Quảng Nghĩa, dâng một quyển Cố Sự Biên Lục.
Vua Thánh Tổ lại sai quan soạn xong bộ Liệt Thánh Thực Lục Tiền Biên, bộ Khâm Định Tiễu Binh Lưỡng Kỳ Phỉ Khấu Phương Lược, còn sách của ngài soạn ra có hai bộ là Ngự Chế Tiễu Bình Nam Kỳ Tặc Khấu Thi Tập và Ngự Chế Thi Tập.
12. Việc Sửa Sang Phong Tục.
Mấy năm về cuối đời vua Thánh Tổ trong nước lắm giặc giã, phong tục thành ra kiêu bạc, dân sự lắm người cờ bạc rượu chè và hay mê hoặc những tà giáo. Nhà vua lấy sự ấy làm lo, bèn soạn ra 10 điều huấn dụ, ban ra mọi nơi, để dạy bảo ngu dân.
1. Đô Nhân Luân: trọng tam cương ngũ thường.
2. Chính Tâm Thuật: làm việc gì cũng cốt phải giữ bụng dạ cho chính đính trong sạch.
3. Vụ Bản Nghiệp: giữ bổn phận chăm nghề nghiệp của mình.
4. Thượng Tiết Kiệm: chuộng đường tiết kiệm.
5. Hậu Phong Tục: giữ phong tục cho thuần hậu.
6. Huấn Tử Đệ: phải dạy bảo con em.
7. Sùng Chính Học: chuộng học đạo chính.
8. Giới Dâm Thắc: răn giữ những điều gian tà dâm dục.
9. Thận Pháp Thủ: cẩn thận mà giữ pháp luật.
10. Quảng Thiện Hạnh: rộng sự làm lành.
Năm Bính Thân (1836) là năm Minh Mệnh thứ 17, có quan giám sát ngự sử là Bùi Mậu Tiên dâng sớ tâu rằng: "Các làng ở ngoài Bắc Thành nhiều kẻ hào cường trái phép, mà dân thì biếng nhác chỉ cờ bạc rượu chè; việc tế lễ quỷ thần thì hay dùng cách xa xỉ, việc táng tế thì chuộng đường xa hoa, thậm chí có kẻ bán sạch cửa nhà cơ nghiệp để đền nợ miệng, thực là trái với nghĩa tương bảo tương lân".
Vua Thánh Tổ bèn xuống chiếu trách cứ các quan địa phương phải đem những điều huấn dụ đã ban ra trước mà khuyên bảo dân sự, và phải chuyển sức cho tổng lý: hễ thấy ai biếng nhác rong chơi cờ bạc rượu chè, thì phải cấm chỉ đi. Những kẻ hào cường trong làng mà ỷ thế hống hách điêu toa kiện tụng, chống cưỡng với quan trên, dậm dọa kẻ bình dân, thì phải theo phép mà trừng trị. Còn những lệ thờ thần và lễ tang tế thì Lễ Bộ đã định ra phép tắc, hễ ai không tuân theo thì phải tội.
13. Nhà Dưỡng Tế.
Không những là vua Thánh Tổ chỉ lo việc dạy dân mà thôi, ngài lại thương đến những kẻ nghèo khổ, vậy nên ngài truyền cho các quan ở các trấn ngoài Bắc Thành được quyền lấy tiền kho mà lập một sở dưỡng tế: hễ những kẻ quan quả, cô độc, và kẻ tàn tật không có nơi nương nhờ, phải đến ở đó, thì mỗi ngày cấp cho mỗi tên 20 đồng tiền và nửa bát quan đồng gạo.
14. Việc Đinh Điền và Thuế Má.
Thuế đinh và thuế điền thì đại khái cũng theo như đời vua Thế Tổ đã định. Chỉ có năm Bính Thân (1836) là năm Minh Mệnh thứ 17, đất Nam kỳ đạc điền xong, tính ra được hơn 630.075 mẫu và định lại các thứ thuế điền thổ ở miền ấy. Còn như số dân đinh và điền thổ trong nước, thì cứ theo sổ bộ tổng cộng lại được 970.516 suất đinh và 4.063.892 mẫu ruộng và đất.
Những dân Tàu sang thành lập hương ấp ở nước Nam ta gọi là Minh Hương, thì có lệnh mỗi người đồng niên phải nộp hai lạng bạc và được trừ giao dịch. Những người lão hạng và tàn tật thì phải chịu một nửa.
Còn những người nhà Thanh sang buôn bán ở nước Nam, phàm người nào mà có vật lực thì đồng niên phải đóng 6 quan năm tiền; ai không có vật lực thì phải nộp một nửa, hạn cho 3 năm, thì chiếu lệ thu cả thuế.
Nhà vua lại đặt lệ đánh thuế muối. Cứ mỗi ruộng muối đồng niên phải nộp bằng muối từ 6 phương cho đến 10 phương. Mỗi phương nộp bằng tiền thì phải từ 3 tiền cho đến 4 tiền 30 đồng. Còn các thứ thuế mỏ, thuế sản vật, v.v... thì đại khái cũng theo lệ đời vua Thế Tổ đã định, chứ không thay đổi mấy đi.
15. Việc Võ Bị.
Khi vua Thánh Tổ lên nối nghiệp làm vua, thì trong nước đã được yên trị, nhưng ngài vẫn biết việc trị nước cần phải có võ bị, cho nên thường thường ngài vẫn có dụ truyền bảo các quan phải luyện tập binh mã để phòng khi hữu sự.
Ở những nơi hiểm yếu thì lập đồn ải, ở các cửa bể và các đảo thì lập pháo đài. Và lại làm tàu đồng, tập thủy quân để phòng giữ mặt bể. Binh chế thì có bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh.
Bộ binh thì có kinh binh và cơ binh. Kinh binh chia ra làm doanh, vệ, đội, hoặc để đóng giữ ở Kinh thành, hoặc sai đi đóng giữ các tỉnh. Mỗi doanh có 5 vệ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 người, có suất đội và đội trưởng cai quản.
Những binh khí của mỗi vệ, thì có hai khẩu súng thần công, 200 khẩu điểu thương và 21 ngọn cờ. Cơ binh là lính riêng của từng tỉnh, cũng chia ra làm cơ, làm đội. Cơ thì có quản cơ, mà đội thì có suất đội cai quản.
Tượng quân chia ra thành đội, mỗi đội là 40 con voi. Số voi ở Kinh thành 150 con, ở Bắc thành 110 con, ở Gia Định thành 75 con, ở Quảng Nam 35 con, ở Bình Định 30 con, ở Nghệ An 21 con, ở Quảng Bình, Quảng Nghĩa, Thanh Hóa mỗi nơi 15 con, Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Bình mỗi nơi 7 con.
Thủy quân có 15 vệ, chia ra làm 3 doanh, mỗi doanh có quan chưởng vệ quản lĩnh, và có quan đô thống coi cả 3 doanh.
Vua Thánh Tổ vẫn biết rằng nước ở dọc bờ bể, thủy binh là việc rất yếu trọng cho sự phòng bị. Thường ngài bắt quan đem binh thuyền ra để luyện tập.
Đại khái việc binh cơ, ngài không bỏ trễ chút nào. Ngài lập toán giáo dưỡng binh, để cho con các quan võ, từ suất đội trở lên ai muốn tình nguyện vào học, thì cho lương bổng, và cử quan đại thần ra dạy võ nghệ. Còn như khi nào có quân lính đi đâu, thì nhà vua đặt lệ sai mấy người y sinh đi theo để điều hộ.
Tuy nhà vua muốn lưu ý về việc binh lính, nhưng người mình lúc bấy giờ ai cũng trọng văn khinh võ, bình nhật không có ai lo gì đến việc quân lính khí giới. Hễ có lâm sự thì mới rối lên. Dẫu rằng nhà vua nay có chỉ dụ ra tập binh, mai có chỉ dụ ra tập trận mặc lòng, các quan chỉ làm cho xong việc, rồi lại bỏ mặc bọn quản đội làm thế nào thì làm. Thành ra quân số ở trong sổ sách thì nhiều, mà thế lực thì vẫn không đủ: ấy là đời vua Thánh Tổ mà còn thế, huống chi đến những đời sau, lại còn suy nhược hơn nữa.
Ghi chú:
(1) Minh Mện Chính Yếu, quyển Cần Chính.
(2) Đời vua Thế Tổ nước Nam ta có 27 trấn, đến đời vua Thánh Tổ đặt thêm 4 tỉnh nữa là Hưng Yên, Ninh Bình, Hà tĩnh và An Giang, cả thảy thành ra 31 tỉnh.
Niên hiệu: Minh Mệnh
1. Đức độ vua Thánh Tổ
2. Việc chính trị trong nước
3. Nội các
4. Cơ mật viện
5. Tôn nhân phủ
6. Quan chế
7. Đặt tổng đốc, tuần phủ ở các tỉnh
8. Lương bổng của các quan
9. Tiền dưỡng liêm
10. Sự học hành thi cử
11. Sách vở
12. Việc sửa sang phong tục
13. Nhà dưỡng tế
14. Việc dinh điền và thuế má
15. Việc võ bị
1. Đức Độ Vua Thánh Tổ.
Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Hoàng Thái Tử húy là Đảm lên ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mệnh.
Vua Thánh Tổ là một ông vua có tư chất minh mẫn, có tính hiếu học và lại hay làm; phàm có việc gì, ngài cũng xem xét đến, và có châu phê rồi mới được thi hành.
Ngài tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, cho nên không ưa đạo mới, cho là một tả đạo lấy trời thánh ra mà làm mê hoặc lòng dân. Bởi vậy, ngài mới nghiêm cấm và trừng trị những người theo đạo Gia Tô.
Về sau có nhiều nhà làm sử, vì ý riêng mà cho ngài là bạo quân, thì thiết tưởng điều ấy không hợp với lẽ công bằng.
Phải biết rằng nước ta từ xưa đến nay, điều gì cũng theo Nho Giáo, lấy tam cương ngũ thường làm căn bản cho sự ăn ở. Vua tôi, cha con, vợ chồng, ấy là cái khóa luân lý của xã hội mình. Ai tháo cái khóa ấy ra thì cho là không phải loài người nữa. Vậy con phải theo cha, tôi phải theo vua, ai trái với cái đạo ấy ra phải tội nặng, đáng chém giết.
Lúc trong nước mình từ vua quan cho chí dân sự, ai ai cũng lấy cái lý tưởng ấy làm phải, làm hay hơn cả, mà lại thấy có người bỏ đi theo đạo khác, nói những chuyện mà lúc bấy giờ lại không mấy người hiểu rõ ra thế nào thì tất cho là theo tả đạo làm hư hỏng cái phong tục hay của mình. Bởi vậy cho nên nhà vua mới cấm, không cho người trong nước đi theo đạo mới.
Một ông vua nghiêm khắc như Thánh Tổ mà cấm không được, thì tất là phải giết. Trong khi cấm và giết như vậy, là vẫn tưởng mình làm bổn phận làm vua của mình, chớ có biết đâu là mình làm sự thiệt hại cho dân cho nước.
Vả, bao giờ cũng vậy, hễ người ta đã sùng tín một tông giáo nào, thì tất cho cái tông giáo của mình là hay hơn, và cho người theo tông giáo khác là thù nghịch với mình, rồi hễ có quyền thế là làm thế nào cũng dùng cách ấy mà hà hiếp người khác đạo với mình. Cũng vì lẽ ấy, cho nên ngày trước Vua Phillippe II nước I Pha Nho, vua Louis XIV nước Pháp Lan Tây giết hại bao nhiêu người trong nước. Mà chắc rằng lúc bấy giờ các ông ấy cũng tưởng là mình làm điều phải, chớ có biết đâu là mình làm điều trái lẽ.
Vẫn biết rằng sự giết đạo là sự không lành, nhưng phải hiểu cái trí não người Việt Nam ta lúc bấy giờ, không rõ cái tông chỉ đạo Thiên Chúa ra thế nào, cho nên dẫu không phải là vua Thánh Tổ nữa, thì ông vua khác cũng không chắc đã tránh khỏi cái lỗi giết đạo ấy.
Nhà làm sử lại đổ cho vua Thánh Tổ giết Nguyễn Văn Thành, song xét trong các truyện như sách Thực Lục Chính Biên và sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện thì chỉ thấy chép rằng Nguyễn Văn Thành bị tội phải uống thuốc độc mà tự tử năm Gia Long thứ 15 mà thôi. Còn như vụ án Lê Văn Duyệt và Lê Chất thì có hẹp hòi thật, nhưng khi các ông ấy đã mất rồi, và lại vì có tên Khôi khởi loạn cho nên mới truy tội hai ông ấy mà làm án, chứ lúc hai ông ấy còn sống, thì vua Thánh Tổ, tuy có bụng nghi ngờ, nhưng vẫn không bạc đãi.
Việc ngài giết chị dâu là bà vợ Hoàng Tử Cảnh và các cháu, thì không thấy sách nào chép cả, chỉ thấy một đôi người truyền ngôn như thế mà thôi. Vậy việc ấy thực hư thế nào không rõ.
Còn việc không biết giao thiệp với các nước ngoại dương, thì không phải là cái lỗi riêng một mình ngài. Lúc bấy giờ người mình ai cũng chỉ biết có nước Tàu là văn minh hơn, còn thì cho là man di cả. Phỏng sử có ai là người biết mà nói ở thiên hạ còn có nhiều nước văn minh hơn nữa cũng không ai tin. Bởi thế, hễ thấy người ngoại quốc vào nước mình, thì không những là sợ có sự phản trắc và sợ đem đạo mới vào nước mà thôi, lại còn sợ lây phải cái phong tục dã man nữa, cho nên không muốn giao thông với ngoại quốc làm gì. Như thế thì có nên riêng trách một mình ai không?
Cái nghĩa vụ làm sử, tưởng nên kê cứu cho tường tận, rồi cứ sự thực mà nói, chứ không nên lấy lòng yêu ghét của mình mà xét đoán. Dẫu người mình ghét mà có làm điều phải, mình cũng phải khen; người mình yêu mà có làm điều trái, mình cũng phải chê. Vua Thánh Tổ là một ông vua chuyên chế, tất thế nào cũng có nhiều điều sai lầm và có nhiều điều tàn ác, nhưng xét cho kỹ, thì thật ngài cũng có lòng vì nước lắm. Trong, lo sửa sang mọi việc, làm thành ra nền nếp chỉnh tề, ngoài đánh Tiêm dẹp Lào, làm cho nước không đến nỗi kém hèn.
Vậy cứ bình tình mà xét, thì dẫu ngài không được là ông anh quân nữa, thì cũng không phải là ông vua tầm thường; cứ xem công việc của ngài làm thì hiểu rõ.
2. Việc Chính Trị Trong Nước.
Vua Thánh Tổ đã 30 tuổi mới lên ngôi vua, cho nên việc triều chính ngài đã am hiểu lắm. Việc gì ngài cũng muốn biết. Có khi xong buổi chầu rồi, ngài đòi một vài quan đại thần lên bàn mọi việc kinh lý và hỏi những sự tích đời xưa, những nhân vật và phong tục ở các nước xa lạ. Ngài chăm xem xét mọi việc, có khi đêm thắp đèn xem chương, sớ, đến trống hai, trống ba mới thôi. Thường thường ngài nói với các quan rằng: Lòng người ai cũng muốn ở yên, mà không muốn sinh sự ra để thay đổi luôn, nhưng lúc trẻ mạnh mà không sửa sang mọi việc, thì rồi đến lúc già yếu, mỏi mệt còn làm gì được. Bởi vậy cho nên trẫm không dám lười biếng lúc nào 143.
Ở trong triều, thì ngài đặt thêm ra các tự và các viện. Bấy giờ có Nội Các và Cơ Mật Viện là quan trọng hơn cả.
3. Nội Các.
Đời vua Thế Tổ đã đặt Thị Thư Viện làm chốn cơ yếu trong điện, để có điều gì thì vua hỏi han và làm các việc như biểu, sách, chế, cáo, (1) chương, tấu, sắc, mệnh, v.v. ... Đại khái cũng tự hồ phòng bí thư của vua vậy.
Năm Canh Thìn (1820) là năm Minh Mệnh nguyên niên, vua Thánh Tổ cải làm Văn Thư Phòng; đến năm Minh Mệnh thứ mười (1829), đổi làm Nội Các, lấy quan tam tứ phẩm ở các bộ, viện, vào quản lĩnh mọi việc.
4. Cơ Mật Viện.
Năm Giáp Ngọ (1834) là năm Minh Mệnh thứ 15, nhân vì việc quân quốc cơ yếu là việc rất quan trọng, vua Thánh Tổ mới theo như Khu Mật Viện nhà Tống và Quân Cơ xứ nhà Thanh mà châm chước đặt ra Cơ Mật Viện, cho có trách nhiệm riêng. Các quan đại thần sung chức trong viện ấy thì dùng 4 viên, văn võ từ tam phẩm trở lên, phụng chỉ kén dùng. Thuộc viên thì có viên ngoại lang, chủ sự, tư vụ, biên tu, đều kén ở trong các bộ viện ra sung bổ. Các quan đại thần ở Cơ Mật Viện có đặc chỉ cho đem kim bài để phân biệt với các quan khác. Kim bài khởi đầu có từ đấy.
5. Tôn Nhân Phủ.
Năm Bính Thân (1836) là năm Minh Mệnh thứ 17, vua Thánh Tổ đặt ra Tôn Nhân Phủ và đặt quan chức để coi mọi việc ở trong họ nhà vua.
Nhà vua thờ tiên tổ có 7 miếu: những miếu phía tả gọi là chiêu, những miếu phía hữu gọi là mục. Con cháu các dòng chiêu hay là mục phải phân biệt chi nào ra chi ấy.
Đặt tôn nhân lệnh một người, tả hữu tôn chính hai người, tả hữu tôn nhân hai người, để coi việc hoàng tộc và việc phân biệt tự hàng chiêu hàng mục, ghi chép hàng lượt người thân người sơ, việc nuôi nấng và cấp tước lộc cho mọi người trong hoàng tộc; lại đặt ra hữu tôn khanh hai người, tả hữu tá lý hai người, để coi thứ trật mọi người tôn thất và việc cấp dưỡng cho kẻ cô ấu, giúp đỡ những việc tang hôn v.v....
6. Quan Chế.
Vua Thánh Tổ lại đặt các phẩm cấp quan chế, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, mổi phẩm chia ra làm chánh và tòng hai bậc.
Văn Võ Chánh Nhất Phẩm Cần chính điện đại học sĩ, Văn Minh điện đại học sĩ, Võ hiển điện đại học sĩ, Đông các đại học sĩ. Ngũ quân Đô Thống phủ đô thống chưởng phủ sự. Tòng Nhất Phẩm Hiệp biện đại học sĩ. Ngũ quân Đô Thống phủ đô thống. Chánh Nhị Phẩm Thượng thư, tổng đốc, tả hữu đô ngự sử. Thống chế, đề đốc. Tòng Nhị Phẩm Tham tri, tuần phủ, tả hữu phó đô ngự sử. Chưởng vệ, khinh xa đô úy,đô chỉ huy sứ,phó đề đốc. Chánh Tam Phẩm Chưởng viện học sĩ, thị lang, đại lý tự khanh, thái thường tự khanh, bố chính sứ, trực học sứ, thông chính sứ, thiêm sự, phủ doãn. Nhất đẳng thị vệ, chỉ huy sứ, thân cấm binh vệ úy, lãnh binh. Tòng Tam Phẩm Quang Lộc tự khanh, thái bộc tự khanh, thông chính phó sứ. Binh mã sứ, tinh binh vệ úy, thâm cấm binh phó vệ úy, phó lãnh binh, kiêu kỵ đô úy, phò mã đô úy. Chánh Tứ Phẩm Hồng lô tự khanh, đại lý tự thiếu khanh, thái thường tự thiếu khanh, tế tửu, lang trung, thị độc học sĩ, thiếu thiêm sự, thái y viện sứ, tào chính sử, phủ thừa, án sát sứ. Quản cơ, nhị đẳng thị vệ, binh mã phó sứ, tinh binh phó vệ úy, thành thủ úy. Tòng Tứ Phẩm Quang Lộc tự thiếu khanh, thái bộc tự thiếu khanh chưởng ấn, cấp sự trung, thị giảng học sĩ, kinh kỳ đạo ngự sử, tư nghiệp, từ tế sứ, quản đạo. Phó quản cơ, tuyên úy sứ, kị đô úy. Chánh Ngũ Phẩm Hồng lô tự thiếu khanh, giám sát ngự sử, hàn lâm viện thị độc, viên ngoại lang, trưởng sử, từ tế phó sứ,ngự y, giám chánh, tào chánh phó sứ,đốc học,phó quản đạo. Tam đẳng thị vệ, thân cấm binh chánh đội trưởng, phòng thủ úy. Tòng Ngũ Phẩm Hàn lâm viện thị giảng, hàn lâm viện thừa chỉ, miếu lang, giám phó, phó trưởng sử, phó ngự y, tri phủ. Tinh binh chánh đội, tứ đẳng thị vệ, thân cấm binh chánh đội trưởng suất đội, tuyên phó sứ, phi kị úy. Chánh Lục Phẩm Hàn lâm việc trước tác, chủ sự, đồng tri phủ, kinh huyện, tri huyện, y tả viện phán, ngũ quan chánh. Ngũ đẳng, thị vệ, cẩm y hiệu úy, tinh binh chánh đội trưởng suất đội, thổ binh chánh đội, trợ quốc lang. Tòng Lục Phẩm Hàn Lâm Viện tu soạn, tri huyện, tri châu, miếu thừa, Thân cấm binh chánh đội trưởng, ân kị úy, thổ binh học chánh, thông phán, thổ tri phủ, y hữu viện phán. chánh đội trưởng suất đội. Chánh Thất Phẩm Hàn lâm viện biên tu, tư vụ, lục sự, giám thừa, giám linh đài lang, giáo thụ, kinh lịch. Thân cấm binh chánh đội trưởng, ân kị úy, thổ binh chánh đội trưởng suất đội. Tòng Thất Phẩm Hàn lâm viện kiểm thảo, y chánh, tinh linh đài lang, thổ tri huyện, tri châu. Tinh binh đội trưởng, phụng ân úy, dịch thừa, tòng thất phẩm thiên hộ, nội tạo phó tư tượng. Chánh Bát Phẩm Hàn lâm viện điển tịch, huấn đạo, chánh bát phẩm thơ lại. Chánh bát phẩm đội trưởng, chánh bát phẩm bá hộ, dịch mục, chánh bát phẩm chánh tư tượng. Tòng Bát Phẩm Hàn lâm viện điển bạ, y phó, tòng bát phẩm thơ lại. Tòng bát phẩm đội trưởng, tòng bát phẩm bá hộ, thừa ân úy, tòng bát phẩm phó tư tượng. Chánh Cửu Phẩm Hàn lâm viện cung phụng, chánh cửu phẩm thơ lại, thái y y chánh, tự thừa, phủ lại mục. Chánh cửu phẩm đội trưởng, phủ lệ mục, chánh cửu phẩm bá hộ, chánh cửu phẩm tượng mục. Tòng Cửu Phẩm Hàn lâm viện đãi chiếu, tòng cửu phẩm thơ lại, tỉnh y sinh, huyện lại mục, chánh tổng. Tòng cửu phẩm đội trưởng, tòng cửu phẩm bá hộ, huyện lệ mục, tòng cửu phẩm tượng mục.
7. Đặt Tổng Đốc, Tuần Phủ ở các tỉnh.
Nguyên trước nước Nam ta chia ra làm từng trấn, có quan Trấn Thủ, hay là quan Lưu Trấn để coi việc trong trấn. Từ đời Gia Long trở đi, ở Bắc Thành và Gia Định Thành đặt quan Tổng Trấn và quan Hiệp Trấn, để coi việc quân và việc dân trong cả toàn xứ.
Đến năm Tân Mão (1831) là năm Minh Mệnh thứ 12, vua Thánh Tổ mới theo lối nhà Thanh, đổi trấn làm tỉnh và đặt chức tổng đốc, tuần phủ, bố chính sứ, án sát sứ và lĩnh binh.
Tổng đốc thì coi việc quân, việc dân, khảo hạch quan lại, sửa sang bờ cõi ở trong hạt; tuần phủ thì coi việc chính trị, giáo dục và giữ gìn phong tục; bố chính sứ thì coi việc thuế má, đinh điền, lính tráng và triều đình có ân trạch hay là cấm lệnh điều gì, thì phải tuyên cho mọi nơi biết; án sát sứ thì coi việc hình luật và kiêm cả việc trạm dịch bưu chính; lĩnh binh thì chuyên coi binh lính.
Từ tuần phủ trở xuống đều phải theo lệnh quan tổng đốc. Thường thì tỉnh nào lớn, có lắm việc quan trọng mới đặt tổng đốc để quản trị cả hai ba tỉnh. Còn những tỉnh nhỏ thì chỉ đặt tuần phủ là quan đầu tỉnh (2).
8. Lương bổng của các quan viên.
Năm Kỷ Hợi (1839) là năm Minh Mệnh thứ 20, vua Thánh Tổ định lương bổng đồng niên và tiền xuân phục của các quan viên.
Chánh nhất phẩm: tiền 400 quan, gạo 300 phương, tiền xuân phục 70 quan.
Tòng nhất phẩm: tiền 300 quan, gạo 250 phương, tiền xuân phục 60 quan.
Chánh nhị phẩm:tiền 250 quan, gạo 200 phương, tiền xuân phục 50 quan.
Tòng nhị phẩm: tiền 180 quan, gạo 150 phương, tiền xuân phục 30 quan.
Chánh tam phẩm:tiền 150 quan, gạo 120 phương, tiền xuân phục 20 quan.
Tòng tam phẩm: tiền 120 quan, gạo 90 phương, tiền xuân phục 16 quan.
Chánh tứ phẩm:tiền 80 quan, gạo 60 phương, tiền xuân phục 14 quan.
Tòng tứ phẩm: tiền 60 quan, gạo 50 phương, tiền xuân phục 10 quan.
Chánh ngũ phẩm:tiền 40 quan, gạo 43 phương, tiền xuân phục 9 quan.
Tòng ngũ phẩm: tiền 35 quan, gạo 30 phương, tiền xuân phục 8 quan.
Chánh lục phẩm:tiền 30 quan, gạo 25 phương, tiền xuân phục 7 quan.
Tòng lục phẩm: tiền 300 quan, gạo 22 phương, tiền xuân phục 6 quan.
Chánh thất phẩm:tiền 25 quan, gạo 20 phương, tiền xuân phục 5 quan.
Tòng thất phẩm: tiền 22 quan, gạo 20 phương, tiền xuân phục 5 quan.
Chánh bát phẩm:tiền 20 quan, gạo 18 phương, tiền xuân phục 5 quan.
Tòng bát phẩm: tiền 20 quan, gạo 18 phương, tiền xuân phục 4 quan.
Chánh cửu phẩm:tiền 18 quan, gạo 16 phương, tiền xuân phục 4 quan.
Tòng cửu phẩm: tiền 18 quan, gạo 16 phương, tiền xuân phục 4 quan.
Lại dịch binh tượng: mỗi tháng tiền một quan, gạo một phương.
Hậu bổ: mỗi tháng tiền 2 quan, gạo 2 phương.
Từ nhất phẩm đến tam phẩm, mỗi năm hai kỳ trình giấy lĩnh bỗng; tự tứ phẩm đến thất phẩm, mỗi năm 4 lần, đến tháng cuối mùa xuân, hạ, thu, đông, trình giấy lĩnh bỗng; tự bát cửu phẩm trở xuống, thì cứ mỗi tháng đến lĩnh một kỳ.
Tiền lương bổng của các quan viên lúc bấy giờ mà so sánh với bây giờ, thì thật là ít ỏi quá. Nhưng mà chắc là sự ăn tiêu thủa trước rẻ rúng không hết bao nhiêu. Nhà vua lại sợ những phủ huyện thiếu thốn mà nhũng lạm của dân, cho nên mỗi năm lại phát thêm tiền dưỡng liêm.
9. Tiền Dưỡng Liêm.
Tri phủ: tối yếu khuyết cho 50 quan, yếu khuyết 40 quan, khuyết 30 quan, giản khuyết 25 quan.
Đồng tri phủ: tối yếu khuyết cho 50 quan, yếu khuyết 40 quan, khuyết 30 quan, giản khuyết 25 quan.
Tri huyện, tri châu: tối yếu khuyết cho 40 quan, yếu khuyết 30 quan, trung khuyết 25 quan, giản khuyết 20 quan.
10. Sự Học Hành Thi Cử.
Việc trị nước cần phải có văn học, cho nên từ đời vua Thế Tổ cũng đã lưu ý về việc mở mang sự học hành. Đến đời vua Thánh Tổ thì ngài lại trọng sự văn học lắm, ngài thường nói với các quan rằng: Đạo trị nước thì trước hết cần phải gây lấy nhân tài. Bởi vậy ngài có lòng yêu dùng những người có văn học, cho các hương cống vào làm hành tẩu ở trong lục bộ, để học tập việc chính trị. Mở Quốc Tử Giám cho các giám sinh được lương bổng ở ăn học.
Đời vua Thế Tổ thì chỉ có thi Hương mà thôi, đến năm Nhâm Ngọ (1822) là năm Minh Mệnh thứ 3, mới mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy tiến sĩ, đến năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu có từ đấy.
Nguyên trước cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm tí, ngọ, mão, dậu, thi Hương; năm thìn, tuất, sửu, mùi, thi Hội, thi Đình.
Phép thi thì vẫn theo như đời Gia Long, nghĩa là kỳ đệ nhất: kinh nghĩa; kỳ đệ nhị: tứ lục; kỳ đệ tam: thi phú; kỳ đệ tứ: văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồi, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống, nay đổi sinh đồ là tú tài, hương cống là cử nhân.
Vua Thánh Tổ là ông vua thông minh, ngài vẫn biết sự học của nước ta sai lầm, những sĩ phu trong nước chỉ học theo lối cử nghiệp, nghĩa là cốt học lấy thi đỗ, chứ không mấy người có thực học. Thường ngài nói chuyện với các quan rằng: "Lâu nay khoa cử làm cho người ta sai lầm. Trẫm nghĩ văn chương vốn không có qui củ nhất định, mà nay những văn cử nghiệp chỉ câu nệ cái hủ sáo, khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó, khoa tráng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại". Vua Thánh Tổ thật là biết rõ cái tật của những người đi học ở trong nước ta, nhưng chỉ vì thói quen lâu ngày khó bỏ. Vả lại dẫu có muốn đổi, thì dễ thường cũng không biết đổi ra thế nào cho hay hơn được, cho nên sự học của mình vẫn nguyên như cũ.
11. Sách Vở.
Vua Thánh Tổ mới lên ngôi, đã lo việc làm sách vỡ; ngài đặt Quốc Sử Quán để góp nhặt những chuyện làm quốc sử. Ngài lại lưu ý về việc tưởng lệ cho những người làm ra sách vở. Bởi vậy, ngài xuống chiếu: hễ ai tìm được sách cũ, hay làm ra sách mới, thì được ban thưởng. Tự đó ông Trịnh Hoài Đức dâng sách: Gia Định Thành Thông Chí và sách Minh Bột Di Hoán Văn Thảo; ông Hoàng Công Tài dâng một bản Bản Triều Ngọc Phả, 2 bản Kỷ Sự; ông Cung Văn Hi, người ở Quảng Đức dâng 7 quyển Khai Quốc Công Nghiệp Diễn Chí; ông Nguyễn Đình Chính người Thanh Hóa dâng 34 quyển Minh Lương Khải Cáo Lục; ông Vũ Văn Tiêu, người Quảng Nghĩa, dâng một quyển Cố Sự Biên Lục.
Vua Thánh Tổ lại sai quan soạn xong bộ Liệt Thánh Thực Lục Tiền Biên, bộ Khâm Định Tiễu Binh Lưỡng Kỳ Phỉ Khấu Phương Lược, còn sách của ngài soạn ra có hai bộ là Ngự Chế Tiễu Bình Nam Kỳ Tặc Khấu Thi Tập và Ngự Chế Thi Tập.
12. Việc Sửa Sang Phong Tục.
Mấy năm về cuối đời vua Thánh Tổ trong nước lắm giặc giã, phong tục thành ra kiêu bạc, dân sự lắm người cờ bạc rượu chè và hay mê hoặc những tà giáo. Nhà vua lấy sự ấy làm lo, bèn soạn ra 10 điều huấn dụ, ban ra mọi nơi, để dạy bảo ngu dân.
1. Đô Nhân Luân: trọng tam cương ngũ thường.
2. Chính Tâm Thuật: làm việc gì cũng cốt phải giữ bụng dạ cho chính đính trong sạch.
3. Vụ Bản Nghiệp: giữ bổn phận chăm nghề nghiệp của mình.
4. Thượng Tiết Kiệm: chuộng đường tiết kiệm.
5. Hậu Phong Tục: giữ phong tục cho thuần hậu.
6. Huấn Tử Đệ: phải dạy bảo con em.
7. Sùng Chính Học: chuộng học đạo chính.
8. Giới Dâm Thắc: răn giữ những điều gian tà dâm dục.
9. Thận Pháp Thủ: cẩn thận mà giữ pháp luật.
10. Quảng Thiện Hạnh: rộng sự làm lành.
Năm Bính Thân (1836) là năm Minh Mệnh thứ 17, có quan giám sát ngự sử là Bùi Mậu Tiên dâng sớ tâu rằng: "Các làng ở ngoài Bắc Thành nhiều kẻ hào cường trái phép, mà dân thì biếng nhác chỉ cờ bạc rượu chè; việc tế lễ quỷ thần thì hay dùng cách xa xỉ, việc táng tế thì chuộng đường xa hoa, thậm chí có kẻ bán sạch cửa nhà cơ nghiệp để đền nợ miệng, thực là trái với nghĩa tương bảo tương lân".
Vua Thánh Tổ bèn xuống chiếu trách cứ các quan địa phương phải đem những điều huấn dụ đã ban ra trước mà khuyên bảo dân sự, và phải chuyển sức cho tổng lý: hễ thấy ai biếng nhác rong chơi cờ bạc rượu chè, thì phải cấm chỉ đi. Những kẻ hào cường trong làng mà ỷ thế hống hách điêu toa kiện tụng, chống cưỡng với quan trên, dậm dọa kẻ bình dân, thì phải theo phép mà trừng trị. Còn những lệ thờ thần và lễ tang tế thì Lễ Bộ đã định ra phép tắc, hễ ai không tuân theo thì phải tội.
13. Nhà Dưỡng Tế.
Không những là vua Thánh Tổ chỉ lo việc dạy dân mà thôi, ngài lại thương đến những kẻ nghèo khổ, vậy nên ngài truyền cho các quan ở các trấn ngoài Bắc Thành được quyền lấy tiền kho mà lập một sở dưỡng tế: hễ những kẻ quan quả, cô độc, và kẻ tàn tật không có nơi nương nhờ, phải đến ở đó, thì mỗi ngày cấp cho mỗi tên 20 đồng tiền và nửa bát quan đồng gạo.
14. Việc Đinh Điền và Thuế Má.
Thuế đinh và thuế điền thì đại khái cũng theo như đời vua Thế Tổ đã định. Chỉ có năm Bính Thân (1836) là năm Minh Mệnh thứ 17, đất Nam kỳ đạc điền xong, tính ra được hơn 630.075 mẫu và định lại các thứ thuế điền thổ ở miền ấy. Còn như số dân đinh và điền thổ trong nước, thì cứ theo sổ bộ tổng cộng lại được 970.516 suất đinh và 4.063.892 mẫu ruộng và đất.
Những dân Tàu sang thành lập hương ấp ở nước Nam ta gọi là Minh Hương, thì có lệnh mỗi người đồng niên phải nộp hai lạng bạc và được trừ giao dịch. Những người lão hạng và tàn tật thì phải chịu một nửa.
Còn những người nhà Thanh sang buôn bán ở nước Nam, phàm người nào mà có vật lực thì đồng niên phải đóng 6 quan năm tiền; ai không có vật lực thì phải nộp một nửa, hạn cho 3 năm, thì chiếu lệ thu cả thuế.
Nhà vua lại đặt lệ đánh thuế muối. Cứ mỗi ruộng muối đồng niên phải nộp bằng muối từ 6 phương cho đến 10 phương. Mỗi phương nộp bằng tiền thì phải từ 3 tiền cho đến 4 tiền 30 đồng. Còn các thứ thuế mỏ, thuế sản vật, v.v... thì đại khái cũng theo lệ đời vua Thế Tổ đã định, chứ không thay đổi mấy đi.
15. Việc Võ Bị.
Khi vua Thánh Tổ lên nối nghiệp làm vua, thì trong nước đã được yên trị, nhưng ngài vẫn biết việc trị nước cần phải có võ bị, cho nên thường thường ngài vẫn có dụ truyền bảo các quan phải luyện tập binh mã để phòng khi hữu sự.
Ở những nơi hiểm yếu thì lập đồn ải, ở các cửa bể và các đảo thì lập pháo đài. Và lại làm tàu đồng, tập thủy quân để phòng giữ mặt bể. Binh chế thì có bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh.
Bộ binh thì có kinh binh và cơ binh. Kinh binh chia ra làm doanh, vệ, đội, hoặc để đóng giữ ở Kinh thành, hoặc sai đi đóng giữ các tỉnh. Mỗi doanh có 5 vệ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 người, có suất đội và đội trưởng cai quản.
Những binh khí của mỗi vệ, thì có hai khẩu súng thần công, 200 khẩu điểu thương và 21 ngọn cờ. Cơ binh là lính riêng của từng tỉnh, cũng chia ra làm cơ, làm đội. Cơ thì có quản cơ, mà đội thì có suất đội cai quản.
Tượng quân chia ra thành đội, mỗi đội là 40 con voi. Số voi ở Kinh thành 150 con, ở Bắc thành 110 con, ở Gia Định thành 75 con, ở Quảng Nam 35 con, ở Bình Định 30 con, ở Nghệ An 21 con, ở Quảng Bình, Quảng Nghĩa, Thanh Hóa mỗi nơi 15 con, Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Bình mỗi nơi 7 con.
Thủy quân có 15 vệ, chia ra làm 3 doanh, mỗi doanh có quan chưởng vệ quản lĩnh, và có quan đô thống coi cả 3 doanh.
Vua Thánh Tổ vẫn biết rằng nước ở dọc bờ bể, thủy binh là việc rất yếu trọng cho sự phòng bị. Thường ngài bắt quan đem binh thuyền ra để luyện tập.
Đại khái việc binh cơ, ngài không bỏ trễ chút nào. Ngài lập toán giáo dưỡng binh, để cho con các quan võ, từ suất đội trở lên ai muốn tình nguyện vào học, thì cho lương bổng, và cử quan đại thần ra dạy võ nghệ. Còn như khi nào có quân lính đi đâu, thì nhà vua đặt lệ sai mấy người y sinh đi theo để điều hộ.
Tuy nhà vua muốn lưu ý về việc binh lính, nhưng người mình lúc bấy giờ ai cũng trọng văn khinh võ, bình nhật không có ai lo gì đến việc quân lính khí giới. Hễ có lâm sự thì mới rối lên. Dẫu rằng nhà vua nay có chỉ dụ ra tập binh, mai có chỉ dụ ra tập trận mặc lòng, các quan chỉ làm cho xong việc, rồi lại bỏ mặc bọn quản đội làm thế nào thì làm. Thành ra quân số ở trong sổ sách thì nhiều, mà thế lực thì vẫn không đủ: ấy là đời vua Thánh Tổ mà còn thế, huống chi đến những đời sau, lại còn suy nhược hơn nữa.
Ghi chú:
(1) Minh Mện Chính Yếu, quyển Cần Chính.
(2) Đời vua Thế Tổ nước Nam ta có 27 trấn, đến đời vua Thánh Tổ đặt thêm 4 tỉnh nữa là Hưng Yên, Ninh Bình, Hà tĩnh và An Giang, cả thảy thành ra 31 tỉnh.