tintin27
05-29-2009, 09:39 PM
Chương 8
Khi đó mưa đá mỗi lúc một lớn, nàng liền dắt ngựa đi theo cửa sau mà vào, nghe tiếng oang oang của Tô Phổ:
- Lão bá bá, mưa đá lớn quá, chúng tôi chắc phải đợi thêm một lúc nữa .
Kế lão đáp:
- Bình thời mời các vị cũng không đến, để tôi xuống đun một ấm trà.
Từ khi bọn Tấn Uy tiêu cuộc đến thảo nguyên cướp bóc, người Cáp Tát Khắc cực kỳ thù hận người Hán, tuy Kế lão ở đây đã lâu, người Cáp Tát Khắc lại hiếu khách, không đến nỗi tống cổ ông ra khỏi khu vực của họ, nhưng tất cả đều rất ít lai vãng. Chỉ khi nào có chuyện đại hỉ, người ta mới đến mua rượu của ông, chỉ khi nào gia súc bị bệnh không cách nào trị được, người ta mới đến mời ông chữa giùm. Lều của A Mạn và Tô Phổ lúc ấy lại ở xa, nếu không phải vì trốn bão tuyết, thì có đến mười năm nữa chưa chắc họ đã đến nhà ông một lần.
Kế lão xuống bếp, thấy Lý Văn Tú mặt mày đỏ gay, đang ngơ ngẩn xuất thần, nói:
- Ạ.. ngươi về...
Lý Văn Tú vội vàng nhảy tới, giơ tay bịt miệng ông lại, ghé tai ông nói thầm:
- đừng để họ biết cháu đang ở đây .
Kế lão thấy thật là lạ lùng nhưng cũng gật đầu . Một lúc sau, Kế lão đem rượu sữa dê, nhũ lạc(#5), hồng trà ra để tiếp khách. Lý Văn Tú ngồi bên bếp lửa, văng vẳng nghe thấy tiếng cười nói của Tô Phổ và A Mạn từ nhà trên vọng xuống, khiến một ý nghĩ nàng không sao chế ngự nổi: “Ta muốn ra gặp chàng, nói với chàng vài câu”. Thế nhưng khi nghĩ đến những lời chửi rủa của cha Tô Phổ và cái roi của ông ta, tuy đã mười năm qua nhưng không lúc nào tiếng roi của Tô Lỗ Khắc không vang vang trong đầu nàng.
Kế lão quay lại bếp, đưa cho nàng một bát trà nóng trộn váng sữa đưa cho nàng, trong ánh mắt đầy vẻ từ ái . Hai người sống chung đã mười năm, thật chẳng khác nào ông nội với cháu gái, hai bên lo lắng cho nhau, người kia suy nghĩ gì trong lòng, người này cũng hiểu được. Tuy nhiên hai người vì không phải là ruột thịt nên không có được cái cảm ứng tương liên như tình ông cháu thực.
Lý Văn Tú đột nhiên hạ giọng nói:
- Cháu không thay quần áo, giả làm một thanh niên Cáp Tát Khắc đến nhà xin tránh bão tuyết, ông đừng để lộ ra nhé.
Không đợi Kế lão trả lời, lẻn qua cửa sau dắt con ngựa trắng, xông vào trong trận bão đang mịt mù trời đất, lặng lẽ đi thật xạ Nàng đi một mạch đến hơn một dặm, mới nhảy lên lưng ngựa chạy một vòng rồi tiến về phía cửa trước. Trong cơn bão, tưởng như mây đen trên trời như sắp ép xuống đầu . Nàng sống nơi Hồi Cương mười hai năm, chưa bao giờ thấy trời đất lại quái lạ đến thế, trong lòng không khỏi sợ hãi, vội giục ngựa chạy thẳng đến cửa nhà giơ tay gõ, nói tiếng Cáp Tát Khắc:
- Làm ơn cho vào! Làm ơn cho vào!
Kế lão mở cửa, cũng dùng tiếng Cáp Tát Khắc hỏi lại:
- Huynh đệ, cái gì thế?
Lý Văn Tú nói:
- Trận bão tuyết này không thể đi được, lão trượng, làm ơn cho tôi tránh gió tuyết ở tôn xứ một lát.
Kế lão đáp:
- được chứ, được chứ! Có ai đi ra ngoài mà mang theo nhà mình được đâu . đã có hai người bạn khác cũng đang tránh tuyết trong này rồi . Mời bạn vào đây .
Nói xong nhường cho Lý Văn Tú tiến vào, lại hỏi:
- Bạn đi đâu đây ?
Lý Văn Tú nói:
- Tôi định đi lên vùng Hắc Thạch, không biết còn bao xả
Trong bụng nghĩ thầm: “Kế gia gia đóng kịch giỏi lắm, không có chút sơ hở nào”. Kế lão giả vờ kinh ngạc nói:
- Ối chao, nếu muốn đi Hắc Thạch ư? Thời tiết xấu thế này, hôm nay không thể nào đến được đâu, chi bằng nghỉ lại đây một đêm, sáng mai hãy đi . Chứ không nếu lạc đường thì thật khổ.
Lý Văn Tú đáp:
- Thế cũng được.
Nàng đi vào trong nhà, phủi sạch tuyết bám trên người . Tô Phổ và A Mạn hai người ngồi sánh vai bên một lò sưởi . Tô Phổ cười nói:
- Huynh đệ, chúng tôi cũng đang tránh tuyết đây, mời lại sưởi chút cho ấm.
Lý Văn Tú đáp:
- Vâng, cám ơn bạn.
Nàng đi đến ngồi xuống bên cạnh ỵ A Mạn mỉm cười chào khách. Tô Phổ không gặp Lý Văn Tú bảy tám năm nay, nàng từ một cô gái nhỏ đã thành một thiếu nữ, lại mặc giả trai, làm sao y còn nhận ra được? Kế lão đem đồ ăn thức uống lên, Lý Văn Tú vừa ăn vừa hỏi tên tuổi ba người, nói mình tên là A Tư Thác, là một mục nhân ở một bộ lạc Cáp Tát Khắc cách đây hai trăm dặm.
Tô Phổ không ngừng đến bên cửa sổ nhìn ra xem xét bầu trời, thực ra, chỉ cần nghe tiếng gió thổi vào tường, chẳng phải nhìn mây cũng biết được rằng chưa thể lên đường được. A Mạn lo lắng nói:
- Anh nghĩ gió có thổi bay cái nhà này đi được không?
Tô Phổ nói:
- Ta lo là lo tuyết rơi xuống quá nhiều, nóc nhà chịu không nổi . để ta leo lên mái nhà xúc bớt tuyết đi .
A Mạn nói:
- đừng để gió thổi anh bay xuống đấy nhé.
Tô Phổ cười đáp:
- Dưới đất tuyết đóng dày thế này, dẫu có bị ngã xuống cũng không chết đâu .
Lý Văn Tú tay run run cầm bát trà, trong đầu bao nhiêu tạp niệm, không biết thế nào cho phải. Người bạn hồi thơ ấu nay ngồi ngay bên cạnh mình, y có thực là không nhận ra mình không? Hay là biết đó mà giả vờ như không biết? Y đã hoàn toàn quên hẳn mình, hay trong lòng vẫn còn nhớ nhung, nhưng không muốn cho A Mạn biết đấy thôi ?
Trời tối dần, Lý Văn Tú ngồi xa một bên. Tô Phổ và A Mạn tay cầm tay, nho nhỏ truyện trò những câu người ngoài thấy hoàn toàn không ý nghĩa, nhưng đối với một cặp tình nhân thì là những lời dịu dàng ngọt ngào biết bao nhiêu . Ánh lửa bập bùng chiếu lên mặt hai người khi sáng khi tối .
đột nhiên, Lý Văn Tú nghe thấy tiếng ngựa đạp trên tuyết, một người đang cưỡi ngựa chạy về hướng căn nhà. Thảo nguyên tuyết đóng đã nhiều, mỗi bước chân ngựa mất rất nhiều hơi sức nên chạy không thể nào nhanh được. Tiếng chân ngựa càng lúc càng gần, Kế lão cũng đã nghe thấy, lẩm bẩm nói:
- Lại có một người đến tránh bão nữa đây .
Tô Phổ và A Mạn hoặc chưa nghe thấy, hoặc nghe thấy mà không để ý, hai người vẫn nắm tay nhau, nói chuyện rù rì. Một lúc sau, người cưỡi ngựa đã đến trước cửa, tiếp đến là tiếng đập cửa bình bình bình. Tiếng đập thật là thô bạo, không lễ độ như kẻ đến xin trú ẩn. Kế lão nhíu mày, đi ra mở cửa . Chỉ thấy một gã cao to mặc áo da cừu, mặt đầy râu ria, bên hông đeo một thanh trường kiếm, lớn tiếng nói:
- Bên ngoài gió tuyết lớn quá, ngựa chạy không nổi .
Giọng nói tiếng Cáp Tát Khắc chưa sõi, mắt gườm gườm, nhìn những người trong nhà như dò xét. Kế lão đáp:
- Mời vào trong uống một chén rượu .
Nói xong bưng một chén rượu đưa cho ỵ Người kia uống một hơi cạn sạch, ngồi xuống bên cạnh đống lửa, cởi áo ngoài ra, thấy hai bên hông đeo hai thanh đoản kiếm sáng lấp loáng. Một thanh kiếm cán màu vàng, một thanh kiếm cán màu bạc.
Lý Văn Tú vừa nhìn thấy hai thanh tiểu kiếm trong lòng chấn động, cổ họng dường như có vật gì chặn lại, mắt hoa lên, nghĩ thầm: “đây là song kiếm của mẹ ta”. Khi Kim Ngân tiểu kiếm Tam Nương Tử chết đi, Lý Văn Tú tuy còn nhỏ, nhưng đôi kiếm này nhận biết ngay, không thể nào lầm được. Nàng đưa mắt liếc nhìn gã kia, nhận ra ngay, gã chính là một trong ba người thủ lãnh năm xưa chỉ huy cả bọn đuổi theo truy sát cha mẹ nàng. Tuy đã mười hai năm qua, tướng mạo nàng đã hoàn toàn đổi hẳn nhưng một gã hơn ba mươi tuổi có thêm mười hai năm cũng chẳng thay đổi bao nhiêu . Nàng sợ y nhận ra mình, không dám nhìn y lâu, nghĩ thầm: “Nếu không phải vì cơn bão tuyết này thì ta đâu có gặp lại Tô Phổ, cũng đâu có gặp lại gã ác tặc này”.
Kế lão nói:
- Khách nhân từ đâu đến đây ? Có đi đến nơi nào xa không?
Gã kia ậm ừ, tự mình rót uống một chén rượu nữa . Khi đó bên đống lửa ngồi năm người, Tô Phổ không còn có thể nói chuyện riêng với A Mạn được, y nhìn Kế lão chăm chăm rồi nói:
- Lão bá bá, tôi muốn hỏi thăm một người .
Kế lão hỏi lại:
- Ai thế?
Tô Phổ đáp:
- Là người hồi bé hay cùng tôi chơi đùa, là một cô bé người Hán...
Y nói đến đây, tim Lý Văn Tú bỗng thót lên, vội quay đầu nhìn sang chỗ khác, không dám nhìn thẳng vào ỵ Tô Phổ nói tiếp:
- Cô ta tên là A Tú, về sau qua bảy tám năm, không còn gặp cô ta nữa . Cô ta ở chung với một ông già người Hán, chắc là ông phải không?
Kế lão tằng hắng vài cái, nhìn mặt Lý Văn Tú để hỏi xem ý thế nào . Nhưng Lý Văn Tú quay đầu sang chỗ khác, ông ta không biết phải trả lời sao cho phải, chỉ ậm ừ.
Tô Phổ lại nói:
- Cô ta hát thật là hay, người ta bảo rằng cô ta hát còn hay hơn tiếng chim thiên linh hót nữa . Thế nhưng mấy năm qua, tôi không còn được nghe nàng hát nữa . Cô ta có còn ở đây nữa không?
Kế lão ngập ngừng, ấp úng nói:
- Không, không, cô ta không... không có ở đây ...
Lý Văn Tú xen vào:
- Ngươi hỏi cô gái người Hán, ta biết rồi . Cô ta chết đã mấy năm naỵ
Tô Phổ giật mình kinh hãi hỏi:
- A, cô ta chết rồi ư, sao mà chết thế?
Kế lão nhìn Lý Văn Tú, nói:
- Bị bệnh... bệnh...
Tô Phổ mắt hơi hoen lệ, nói:
- Tôi khi còn bé thường hay cùng cô ta đi chăn cừu, cô ta hát cho tôi nghe nhiều bài lắm, cũng kể cho tôi nghe nhiều chuyện cổ. Mấy năm không gặp, nào ngờ cô tạ.. cô ta đã chết rồi .
Kế lão thở dài:
- Ôi, thật tội nghiệp cho con bé.
Tô Phổ nhìn ngọn lửa, lặng thinh xuất thần, nói tiếp:
- Nàng nói cha mẹ đều bị bọn ăn cướp giết chết, lênh đênh cô khổ lạc loài đến đây ...
A Mạn hỏi:
- Thế cô đó có xinh đẹp không?
Tô Phổ đáp:
- Khi đó ta còn nhỏ, không nhớ nữa . Chỉ còn nhớ cô ta hát thật hay mà kể chuyện cũng thật haỵ..
Gã đàn ông lưng đeo hai thanh tiểu kiếm đột nhiên nói:
- Ngươi nói là một cô gái người Hán? Cha mẹ cô ta bị hại, chỉ có một mình đến đây ?
Tô Phổ đáp:
- đúng đó, ông có biết cô ta không?
Gã kia không đáp, lại hỏi tiếp:
- Có phải cô ta cưỡi một con ngựa trắng, đúng không?
Tô Phổ đáp:
- đúng rồi, ông có gặp cô ta rồi sao ?
Gã đàn ông đột nhiên đứng dậy, hầm hầm nhìn Kế lão gằn giọng hỏi:
- Nàng ta chết nơi đâu ?
Kế lão nói ấm ớ mấy câu, gã kia liền hỏi:
- Cô ta có để lại cái gì không? Mọi thứ ngươi giữ hết phải không?
Kế lão liếc y một cái, lạ lùng hỏi:
- Cái đó có can hệ gì đến ngươi đâu ?
Gã kia đáp:
- Ta có một vật rất quan trọng bị con bé đó ăn cắp mất. Ta đi kiếm mãi mà không ra, đâu có ngờ nó đã chết rồi ...
Tô Phổ đứng vùng dậy, lớn tiếng nói:
- Ngươi đừng có nói năng láo lếu, A Tú đời nào đi ăn cắp đồ gì của ngươi ?
Gã kia đáp:
- Ngươi biết gì mà nói ?
Tô Phổ đáp:
- A Tú từ bé chơi với ta, nàng là một cô gái rất lương thiện, quyết không bao giờ lấy của ai cái gì.
Gã kia bĩu môi lộ vẻ khinh miệt, nói:
- Vậy mà nó ăn cắp đồ của ta đó.
Tô Phổ đưa tay cầm cán đao đang đeo nơi hông, quát lớn:
- Ngươi tên là gì? Ta xem ngươi không phải người Cáp Tát Khắc, không chừng là bọn cướp người Hán.
Gã kia đi đến bên cửa, mở rộng cửa nhìn ra ngoài . Cửa vừa mở ra, một trận gió thổi ùa vào cuốn theo bao nhiêu bông tuyết. Chỉ thấy một đồng tuyết trắng xóa, bão thổi ào ào, người ngựa không cách gì đi được. Gã kia nghĩ thầm: “Bên ngoài không có ai, trong nhà chỉ có một đứa con gái, một ông già, một thanh niên ốm o gầy guộc, chỉ giơ tay là đánh ngã. Chỉ có thanh niên to khỏe này, cho y vài cú đấm cú đá là xong”.
Nghĩ thế nên y không coi vào đâu, nói:
- Là người Hán thì đã sao ? Ta họ Trần, tên đạt Hải(#6) trên giang hồ có ngoại hiệu là Thanh Mãng Kiếm, ngươi có nghe đến bao giờ chưa ?
Tô Phổ đâu có biết qui củ giang hồ của người Hán ra sao, lắc đầu nói:
- Ta chẳng nghe tới . Ngươi có phải cường đạo người Hán chăng?
Trần đạt Hải nói:
- Ta là tiêu sư, chuyên đánh ăn cướp để mưu sinh, sao lại là cường đạo được?
Tô Phổ nghe thấy không phải là ăn cướp, nét mặt liền dịu hẳn xuống, nói:
- Không phải ăn cướp người Hán thì không sao . Ta đã nói trong số người Hán cũng có người tốt, nhưng cha ta nhất định không tin. Từ rày ngươi không được nói A Tú lấy đồ của ngươi nữa .
Trần đạt Hải cười nhạt:
- Cô gái đó chết rồi, sao ngươi còn nhớ đến là sao ?
Tô Phổ đáp:
- Khi cô ta còn sống là bạn của ta, chết đi rồi cũng vẫn là bạn. Ta không để cho ai nói xấu cô ta cả.
Trần đạt Hải không lòng dạ nào tranh biện với y, quay sang hỏi Kế lão:
- Những gì của cô đó để lại nay ở đâu ?
Lý Văn Tú nghe thấy Tô Phổ biện hộ cho mình, trong lòng cực kỳ khích động: “Y không hề quên ta, không hề quên ta! Y đối với ta thật có lòng”.
Thế nhưng nghe Trần đạt Hải tra vấn những đồ đạc của mình để lại, không khỏi kỳ quái: “Ta làm gì có lấy của y cái gì đâu, y tìm là tìm cái gì đây ?”. Chỉ nghe Kế lão hỏi lại:
- Khách quan thất lạc cái gì thế? Tiểu cô nương đó rất là thành thật, lão hán tin chắc là nó nhất quyết không lấy cái gì của ai đâu .
Trần đạt Hải hơi trầm ngâm, nói:
- đó là một bức vẽ. đối với thường nhân thật vô dụng, nhưng vì đó là... đó là của tiên phụ chính tay vẽ, ta vẫn thường đi tìm bức họa đó. Nếu tiểu cô nương đó có ở nơi đây, không biết ngươi đã từng nhìn thấy bức tranh đó chưa ?
Kế lão đáp:
- Bức vẽ đó vẽ cái gì, vẽ sơn thủy hay vẽ người ?
Trần đạt Hải ngập ngừng:
- Vẽ... vẽ sơn thủy .
Tô Phổ cười khẩy nói:
- Tranh vẽ cái gì cũng không biết, vậy mà dám vu cho người ta ăn cắp của mình.
Trần đạt Hải giận quá, soe .t một tiếng rút ngay trường kiếm đeo ở lưng ra, quát lên:
- Tiểu tặc, bộ ngươi không muốn sống hay sao ? Lão gia giết người như cơm bữa, chẳng coi ra gì đâu nhé.
Tô Phổ cũng rút ngay đoản đao đeo ở lưng ra, lạnh lùng nói:
- Muốn giết một người Cáp Tát Khắc, e rằng không dễ dàng đâu .
A Mạn nói:
- Tô Phổ, đừng chấp y làm gì.
Tô Phổ nghe thấy A Mạn nói thế, từ từ đút thanh đao trở vào vỏ. Trần đạt Hải chỉ một lòng muốn lấy bức địa đồ Cao Xương mê cung, bọn chúng lang thang nơi sa mạc mười năm, đi khắp sa mạc thảo nguyên, cũng chỉ để đi tìm Lý Văn Tú, bây giờ nghe được chút manh mối, tuy y tính tình hung ác, nhưng cũng biết việc nhỏ không nhịn ắt hư chuyện lớn, nên hầm hầm trừng mắt nhìn Tô Phổ, quay sang hỏi Kế lão:
- Bức họa đó, có thể nói là một bức địa đồ, vẽ sông núi địa hình trong sa mạc.
Kế lão toàn thân hơi run rẩy, nói:
- Sao ngươi ... sao ngươi biết bức địa đồ ở trong tay cô gái đó?
Trần đạt Hải nói:
- Chuyện đó chắc chắn không sai vào đâu được. Nếu ngươi đem bức địa đồ đó giao lại cho ta, thể nào ta cũng hậu tạ.
Nói xong lấy từ trong bọc ra hai đĩnh bạc vứt lên bàn, dưới ánh lửa lấp loáng, sáng lóe lên. Kế lão trầm ngâm giây lát, chầm chậm lắc đầu nói:
- Ta chưa từng thấy bao giờ.
Trần đạt Hải nói:
- Ta muốn xem di vật của tiểu cô nương đó.
Kế lão nói:
- Cái đó... cái đó...
Trần đạt Hải giơ tay trái lên, rút phắt chiếc tiểu kiếm cán bạc, phập một tiếng đâm ngay xuống bàn, nói:
- Không có lôi thôi gì hết. để ta tự mình đi kiếm.
Nói xong cầm ngay một cây nến bằng mỡ cừu, đẩy cửa đi vào phòng. Phòng y vào chính là phòng ngủ của Kế lão, thoạt nhìn là biết ngay, tiện tay lục tung mấy cái rương, rồi đi qua phòng của Lý Văn Tú.
Y thấy những quần áo Lý Văn Tú thay đổi ra, nói:
- Chà, nó lớn rồi mới chết nhỉ?
Lần này y lục soát thật là kỹ lưỡng, ngay cả quần áo khi còn bé của Lý Văn Tú y cũng lật ra coi . Quần áo khi còn nhỏ của Lý Văn Tú đều là do mẫu thân may cho, khi lớn lên mặc không còn vừa nhưng nàng vẫn cất giữ kỹ lưỡng. Trần đạt Hải vừa nhìn thấy những áo quần trẻ con thêu thùa sặc sỡ, nhớ lại tình cảnh mười năm xưa đuổi theo vợ chồng Lý Tam trên sa mạc, vui vẻ kêu lên:
- đúng rồi, đúng rồi, đúng nó rồi .
Y lục tung hết tất cả đồ đạc trong căn phòng, bao nhiêu quần áo đều xé rách ra để xem xét nhưng nào có thấy bức địa đồ ở đâu ? Tô Phổ thấy y ngang ngược phá hoại di vật của Lý Văn Tú, mấy lầm nắm đao toan đứng lên, nhưng lần nào cũng bị A Mạn ngăn lại . Kế lão thỉnh thoảng lại liếc Lý Văn Tú, thấy nàng vẫn chăm chăm nhìn ngọn lửa, đối với hành vi hung bạo của Trần đạt Hải làm như nhìn mà không thấy . Kế lão trong lòng băn khoăn: “Trước lưỡi dao của gã bạo khách này, không biết cô ta tính sao ?”.
Lý Văn Tú xem thần tình Tô Phổ, trong lòng vừa thật mênh mang, lại vừa êm ái: “Y vẫn còn nhớ đến ta, chỉ vì muốn bảo hộ di vật của ta, đã toan rút dao thí mạng với người khác”. Thế nhưng trong lòng nàng cũng lạ lùng: “Gã ác tặc này nói ta ăn cắp địa đồ của y, không biết là bức địa đồ nào ?'. Khi mẹ nàng sắp chết có nhét một bức địa đồ vào áo nàng, lúc đó nguy cơ khẩn bách nên không kịp nói rõ cho nàng nghe, đến khi mẹ con chia tay không còn có dịp nào nhìn thấy nhau nữa . Bọn ăn cướp Tấn Uy tiêu cuộc mười năm qua đi mòn gót chân khắp các vùng nam bắc Thiên Sơn để tìm tung tích nàng, chính Lý Văn Tú nào có hay biết gì đâu ?
Trần đạt Hải tìm kiếm hồi lâu, không thấy manh mối gì, trong lòng cực kỳ thất vọng, đột nhiên gay gắt hỏi:
- Thế con bé đó chôn ở đâu ?
Kế lão ngơ ngẩn nói:
- Chôn ở xa lắm, xa lắm.
Trần đạt Hải lấy từ trên tường xuống một chiếc mai, nói:
- Ngươi dẫn ta đi .
Tô Phổ đứng lên, quát lớn:
- Ngươi đến đó làm gì?
Trần đạt Hải nói:
- Ngươi hỏi làm gì? Ta muốn đến đào mả nó lên xem, không chừng bức địa đồ đó chôn theo nó ở trong mộ.
Tô Phổ giơ đao chắn ngang cửa, quát:
- Ta không để cho ngươi động đến phần mộ của cô tạ
Trần đạt Hải giơ cái xẻng lên, làm như muốn đánh xuống, quát lớn:
- Tránh ra.
Tô Phổ nghiêng qua bên trái, đao trong tay đã đâm tới . Trần đạt Hải vứt chiếc xẻng, rút trường kiếm nơi hông ra, nghe keng một tiếng, đao kiếm đã chạm nhau, hai người đều nhảy lùi về sau một bước, rồi lại xông lên đấu tiếp.
Cái sảnh đường của căn nhà vốn không lớn gì, khi hai bên múa may, Kế lão và A Mạn đều nép vào một bên, đứng sát bên tường, chỉ một mình Lý Văn Tú đứng ngay trước cửa sổ. A Mạn xông tới rút thanh tiểu kiếm Trần đạt Hải cắm trên bàn ra, toan vào giúp Tô Phổ một tay, nhưng hai người đang đấu thật gay, nàng không cách gì xen vào được.
Tô Phổ bây giờ đã được phụ thân Tô Lỗ Khắc truyền hết tài nghệ, đao pháp biến huyễn, chiêu số cực kỳ tàn độc, lúc đầu Trần đạt Hải có hơi núng thế, trong bụng không khỏi lạ lùng: “Không ngờ thằng nhãi Cáp Tát Khắc này, võ công không kém gì hảo thủ Trung Nguyên”. Ngay lúc đó, đằng sau hơi có tiếng gió, một thanh tiểu kiếm ném tới, chính là A Mạn bất ngờ đánh lén. Trần đạt Hải vội vàng tránh qua bên phải, nghe soe .t một tiếng, cánh tay trái đã bị đao của Tô Phổ rạch một đường. Y giận quá, vụt vụt vụt đâm luôn ba kiếm, sử dụng tuyệt kỹ thành danh là Thanh Mãng kiếm pháp. Tô Phổ chỉ thấy trước mắt mũi kiếm lấp loáng chẳng khác nào mãng xà phun nọc, không biết kiếm của y đâm về hướng nào . Y chưa kịp đỡ thì trường kiếm của kẻ địch đã đâm tới mặt, vội vàng nghiêng đầu né tránh, bên cổ đã bị trúng kiếm, máu chảy dầm dề. Trần đạt Hải thắng thế đâu có nhường ai, một kiếm nữa lại đâm ngay vào cổ tay Tô Phổ, nghe choang một tiếng, đoản đao đã rơi xuống đất.
đường kiếm thứ ba tung ra, Tô Phổ không cách gì đề ngự thế ắt chết tươi ngay, Lý Văn Tú vội tiến lên một bước, định chờ khi y đâm ra sẽ thi triển đại Cầm Nã Thủ chộp lấy tay y, đã thấy A Mạn nhảy tới, chặn ngay trước mặt Tô Phổ, kêu lên:
- Không được giết ỵ
Trần đạt Hải thấy A Mạn mặt đẹp như hoa, nhưng khuôn mặt đầy hốt hoảng, trong lòng nghĩ lại không đâm kiếm đó ra, mũi kiếm để ngay vào ngực nàng, cười nói:
- Ngươi quan tâm cho y đến thế, tên nhãi này là tình lang của ngươi phải không?
A Mạn đỏ mặt gật đầu . Trần đạt Hải nói:
- được, ngươi muốn ta tha mạng cho y cũng được, ngày mai khi gió ngớt rồi, ngươi phải đi theo tạ
Tô Phổ giận quá, rống lên một tiếng, từ phía sau A Mạn xông ra. Trần đạt Hải vung thanh trường kiếm xéo qua, lại để ngay yết hầu y, chân trái đá quét ngang đùi, Tô Phổ lại ngã ngay xuống đất, thanh kiếm vẫn bám theo cổ họng. Lý Văn Tú đứng một bên, theo dõi sát Trần đạt Hải, nếu như y có ý hại Tô Phổ, nàng sẽ ra tay giải cứu ngaỵ Với tài nghệ nàng bây giờ, đối phó với hạng người như gã quả thật có thừa .
Thế nhưng A Mạn nào hay đại viện ở ngay bên cạnh, trong cơn gấp rút, vội nói:
- Ngươi chớ đâm, ta bằng lòng đó.
Trần đạt Hải mừng lắm nhưng mũi kiếm không nhích ra, nói:
- Ngươi bằng lòng sáng mai đi theo ta, đừng có trở mặt nhé.
A Mạn nghiến răng nói:
- Ta không trở mặt đâu, ngươi bỏ kiếm ra đi .
Trần đạt Hải cười ha hả, nói:
- Nếu ngươi trở mặt cũng không chạy được đâu .
Y cho kiếm vào vỏ, rồi nhặt đoản đao của Tô Phổ lên cầm lăm lăm trong taỵ đến lúc này trong nhà chỉ còn mình y là có binh khí, nên không còn sợ ai phản kháng. Y nhìn ra cửa sổ, nói:
- Trời này chắc đi ra ngoài không được, chỉ còn nước chờ cho trời tạnh hãy ra đào mộ.
A Mạn đỡ Tô Phổ ngồi tại một bên, thấy cổ y máu vẫn chảy ròng ròng, trong lòng bối rối, toan xé áo mình cho y buộc vết thương. Tô Phổ lấy trong túi ra một cái khăn tay lớn, nói:
- Dùng cái khăn này buộc được rồi .
A Mạn cầm lấy chiếc khăn, buộc vết thương lại cho y, nghĩ đến mình rồi đây rơi vào tay tên cường đạo này, không biết có cơ hội thoát thân không, tủi thân nước mắt rơi lã chã. Tô Phổ hạ giọng chửi:
- đồ ăn cướp chó má, đồ khốn nạn.
Lúc này y đã có chủ định, nếu như tên cướp nhất định bắt A Mạn đem đi, dù biết phải chết y cũng nhất định ra taỵ Sau trận đánh vừa rồi, năm người ngồi quanh bếp lửa, ai nấy đều cực kỳ căng thẳng. Trần đạt Hải một tay cầm đao, một tay cầm bát rượu, thỉnh thoảng lại nhìn A Mạn, rồi nhìn Tô Phổ. Bên ngoài gió bấc vẫn vù vù, cuốn theo từng mảng tuyết, đập lên tường, lên mái nhà. Chẳng ai nói một câu .
Chú thích:
5.một loại rượu nhẹ làm bằng sữa để lên men
6.Đoạn này mô tả hình dáng Trần Đạt Hải mâu thuẫn với đoạn đầu ??? Đây phải là Hoắc Nguyên Long mới phải (lời chú thích của người dịch)
Khi đó mưa đá mỗi lúc một lớn, nàng liền dắt ngựa đi theo cửa sau mà vào, nghe tiếng oang oang của Tô Phổ:
- Lão bá bá, mưa đá lớn quá, chúng tôi chắc phải đợi thêm một lúc nữa .
Kế lão đáp:
- Bình thời mời các vị cũng không đến, để tôi xuống đun một ấm trà.
Từ khi bọn Tấn Uy tiêu cuộc đến thảo nguyên cướp bóc, người Cáp Tát Khắc cực kỳ thù hận người Hán, tuy Kế lão ở đây đã lâu, người Cáp Tát Khắc lại hiếu khách, không đến nỗi tống cổ ông ra khỏi khu vực của họ, nhưng tất cả đều rất ít lai vãng. Chỉ khi nào có chuyện đại hỉ, người ta mới đến mua rượu của ông, chỉ khi nào gia súc bị bệnh không cách nào trị được, người ta mới đến mời ông chữa giùm. Lều của A Mạn và Tô Phổ lúc ấy lại ở xa, nếu không phải vì trốn bão tuyết, thì có đến mười năm nữa chưa chắc họ đã đến nhà ông một lần.
Kế lão xuống bếp, thấy Lý Văn Tú mặt mày đỏ gay, đang ngơ ngẩn xuất thần, nói:
- Ạ.. ngươi về...
Lý Văn Tú vội vàng nhảy tới, giơ tay bịt miệng ông lại, ghé tai ông nói thầm:
- đừng để họ biết cháu đang ở đây .
Kế lão thấy thật là lạ lùng nhưng cũng gật đầu . Một lúc sau, Kế lão đem rượu sữa dê, nhũ lạc(#5), hồng trà ra để tiếp khách. Lý Văn Tú ngồi bên bếp lửa, văng vẳng nghe thấy tiếng cười nói của Tô Phổ và A Mạn từ nhà trên vọng xuống, khiến một ý nghĩ nàng không sao chế ngự nổi: “Ta muốn ra gặp chàng, nói với chàng vài câu”. Thế nhưng khi nghĩ đến những lời chửi rủa của cha Tô Phổ và cái roi của ông ta, tuy đã mười năm qua nhưng không lúc nào tiếng roi của Tô Lỗ Khắc không vang vang trong đầu nàng.
Kế lão quay lại bếp, đưa cho nàng một bát trà nóng trộn váng sữa đưa cho nàng, trong ánh mắt đầy vẻ từ ái . Hai người sống chung đã mười năm, thật chẳng khác nào ông nội với cháu gái, hai bên lo lắng cho nhau, người kia suy nghĩ gì trong lòng, người này cũng hiểu được. Tuy nhiên hai người vì không phải là ruột thịt nên không có được cái cảm ứng tương liên như tình ông cháu thực.
Lý Văn Tú đột nhiên hạ giọng nói:
- Cháu không thay quần áo, giả làm một thanh niên Cáp Tát Khắc đến nhà xin tránh bão tuyết, ông đừng để lộ ra nhé.
Không đợi Kế lão trả lời, lẻn qua cửa sau dắt con ngựa trắng, xông vào trong trận bão đang mịt mù trời đất, lặng lẽ đi thật xạ Nàng đi một mạch đến hơn một dặm, mới nhảy lên lưng ngựa chạy một vòng rồi tiến về phía cửa trước. Trong cơn bão, tưởng như mây đen trên trời như sắp ép xuống đầu . Nàng sống nơi Hồi Cương mười hai năm, chưa bao giờ thấy trời đất lại quái lạ đến thế, trong lòng không khỏi sợ hãi, vội giục ngựa chạy thẳng đến cửa nhà giơ tay gõ, nói tiếng Cáp Tát Khắc:
- Làm ơn cho vào! Làm ơn cho vào!
Kế lão mở cửa, cũng dùng tiếng Cáp Tát Khắc hỏi lại:
- Huynh đệ, cái gì thế?
Lý Văn Tú nói:
- Trận bão tuyết này không thể đi được, lão trượng, làm ơn cho tôi tránh gió tuyết ở tôn xứ một lát.
Kế lão đáp:
- được chứ, được chứ! Có ai đi ra ngoài mà mang theo nhà mình được đâu . đã có hai người bạn khác cũng đang tránh tuyết trong này rồi . Mời bạn vào đây .
Nói xong nhường cho Lý Văn Tú tiến vào, lại hỏi:
- Bạn đi đâu đây ?
Lý Văn Tú nói:
- Tôi định đi lên vùng Hắc Thạch, không biết còn bao xả
Trong bụng nghĩ thầm: “Kế gia gia đóng kịch giỏi lắm, không có chút sơ hở nào”. Kế lão giả vờ kinh ngạc nói:
- Ối chao, nếu muốn đi Hắc Thạch ư? Thời tiết xấu thế này, hôm nay không thể nào đến được đâu, chi bằng nghỉ lại đây một đêm, sáng mai hãy đi . Chứ không nếu lạc đường thì thật khổ.
Lý Văn Tú đáp:
- Thế cũng được.
Nàng đi vào trong nhà, phủi sạch tuyết bám trên người . Tô Phổ và A Mạn hai người ngồi sánh vai bên một lò sưởi . Tô Phổ cười nói:
- Huynh đệ, chúng tôi cũng đang tránh tuyết đây, mời lại sưởi chút cho ấm.
Lý Văn Tú đáp:
- Vâng, cám ơn bạn.
Nàng đi đến ngồi xuống bên cạnh ỵ A Mạn mỉm cười chào khách. Tô Phổ không gặp Lý Văn Tú bảy tám năm nay, nàng từ một cô gái nhỏ đã thành một thiếu nữ, lại mặc giả trai, làm sao y còn nhận ra được? Kế lão đem đồ ăn thức uống lên, Lý Văn Tú vừa ăn vừa hỏi tên tuổi ba người, nói mình tên là A Tư Thác, là một mục nhân ở một bộ lạc Cáp Tát Khắc cách đây hai trăm dặm.
Tô Phổ không ngừng đến bên cửa sổ nhìn ra xem xét bầu trời, thực ra, chỉ cần nghe tiếng gió thổi vào tường, chẳng phải nhìn mây cũng biết được rằng chưa thể lên đường được. A Mạn lo lắng nói:
- Anh nghĩ gió có thổi bay cái nhà này đi được không?
Tô Phổ nói:
- Ta lo là lo tuyết rơi xuống quá nhiều, nóc nhà chịu không nổi . để ta leo lên mái nhà xúc bớt tuyết đi .
A Mạn nói:
- đừng để gió thổi anh bay xuống đấy nhé.
Tô Phổ cười đáp:
- Dưới đất tuyết đóng dày thế này, dẫu có bị ngã xuống cũng không chết đâu .
Lý Văn Tú tay run run cầm bát trà, trong đầu bao nhiêu tạp niệm, không biết thế nào cho phải. Người bạn hồi thơ ấu nay ngồi ngay bên cạnh mình, y có thực là không nhận ra mình không? Hay là biết đó mà giả vờ như không biết? Y đã hoàn toàn quên hẳn mình, hay trong lòng vẫn còn nhớ nhung, nhưng không muốn cho A Mạn biết đấy thôi ?
Trời tối dần, Lý Văn Tú ngồi xa một bên. Tô Phổ và A Mạn tay cầm tay, nho nhỏ truyện trò những câu người ngoài thấy hoàn toàn không ý nghĩa, nhưng đối với một cặp tình nhân thì là những lời dịu dàng ngọt ngào biết bao nhiêu . Ánh lửa bập bùng chiếu lên mặt hai người khi sáng khi tối .
đột nhiên, Lý Văn Tú nghe thấy tiếng ngựa đạp trên tuyết, một người đang cưỡi ngựa chạy về hướng căn nhà. Thảo nguyên tuyết đóng đã nhiều, mỗi bước chân ngựa mất rất nhiều hơi sức nên chạy không thể nào nhanh được. Tiếng chân ngựa càng lúc càng gần, Kế lão cũng đã nghe thấy, lẩm bẩm nói:
- Lại có một người đến tránh bão nữa đây .
Tô Phổ và A Mạn hoặc chưa nghe thấy, hoặc nghe thấy mà không để ý, hai người vẫn nắm tay nhau, nói chuyện rù rì. Một lúc sau, người cưỡi ngựa đã đến trước cửa, tiếp đến là tiếng đập cửa bình bình bình. Tiếng đập thật là thô bạo, không lễ độ như kẻ đến xin trú ẩn. Kế lão nhíu mày, đi ra mở cửa . Chỉ thấy một gã cao to mặc áo da cừu, mặt đầy râu ria, bên hông đeo một thanh trường kiếm, lớn tiếng nói:
- Bên ngoài gió tuyết lớn quá, ngựa chạy không nổi .
Giọng nói tiếng Cáp Tát Khắc chưa sõi, mắt gườm gườm, nhìn những người trong nhà như dò xét. Kế lão đáp:
- Mời vào trong uống một chén rượu .
Nói xong bưng một chén rượu đưa cho ỵ Người kia uống một hơi cạn sạch, ngồi xuống bên cạnh đống lửa, cởi áo ngoài ra, thấy hai bên hông đeo hai thanh đoản kiếm sáng lấp loáng. Một thanh kiếm cán màu vàng, một thanh kiếm cán màu bạc.
Lý Văn Tú vừa nhìn thấy hai thanh tiểu kiếm trong lòng chấn động, cổ họng dường như có vật gì chặn lại, mắt hoa lên, nghĩ thầm: “đây là song kiếm của mẹ ta”. Khi Kim Ngân tiểu kiếm Tam Nương Tử chết đi, Lý Văn Tú tuy còn nhỏ, nhưng đôi kiếm này nhận biết ngay, không thể nào lầm được. Nàng đưa mắt liếc nhìn gã kia, nhận ra ngay, gã chính là một trong ba người thủ lãnh năm xưa chỉ huy cả bọn đuổi theo truy sát cha mẹ nàng. Tuy đã mười hai năm qua, tướng mạo nàng đã hoàn toàn đổi hẳn nhưng một gã hơn ba mươi tuổi có thêm mười hai năm cũng chẳng thay đổi bao nhiêu . Nàng sợ y nhận ra mình, không dám nhìn y lâu, nghĩ thầm: “Nếu không phải vì cơn bão tuyết này thì ta đâu có gặp lại Tô Phổ, cũng đâu có gặp lại gã ác tặc này”.
Kế lão nói:
- Khách nhân từ đâu đến đây ? Có đi đến nơi nào xa không?
Gã kia ậm ừ, tự mình rót uống một chén rượu nữa . Khi đó bên đống lửa ngồi năm người, Tô Phổ không còn có thể nói chuyện riêng với A Mạn được, y nhìn Kế lão chăm chăm rồi nói:
- Lão bá bá, tôi muốn hỏi thăm một người .
Kế lão hỏi lại:
- Ai thế?
Tô Phổ đáp:
- Là người hồi bé hay cùng tôi chơi đùa, là một cô bé người Hán...
Y nói đến đây, tim Lý Văn Tú bỗng thót lên, vội quay đầu nhìn sang chỗ khác, không dám nhìn thẳng vào ỵ Tô Phổ nói tiếp:
- Cô ta tên là A Tú, về sau qua bảy tám năm, không còn gặp cô ta nữa . Cô ta ở chung với một ông già người Hán, chắc là ông phải không?
Kế lão tằng hắng vài cái, nhìn mặt Lý Văn Tú để hỏi xem ý thế nào . Nhưng Lý Văn Tú quay đầu sang chỗ khác, ông ta không biết phải trả lời sao cho phải, chỉ ậm ừ.
Tô Phổ lại nói:
- Cô ta hát thật là hay, người ta bảo rằng cô ta hát còn hay hơn tiếng chim thiên linh hót nữa . Thế nhưng mấy năm qua, tôi không còn được nghe nàng hát nữa . Cô ta có còn ở đây nữa không?
Kế lão ngập ngừng, ấp úng nói:
- Không, không, cô ta không... không có ở đây ...
Lý Văn Tú xen vào:
- Ngươi hỏi cô gái người Hán, ta biết rồi . Cô ta chết đã mấy năm naỵ
Tô Phổ giật mình kinh hãi hỏi:
- A, cô ta chết rồi ư, sao mà chết thế?
Kế lão nhìn Lý Văn Tú, nói:
- Bị bệnh... bệnh...
Tô Phổ mắt hơi hoen lệ, nói:
- Tôi khi còn bé thường hay cùng cô ta đi chăn cừu, cô ta hát cho tôi nghe nhiều bài lắm, cũng kể cho tôi nghe nhiều chuyện cổ. Mấy năm không gặp, nào ngờ cô tạ.. cô ta đã chết rồi .
Kế lão thở dài:
- Ôi, thật tội nghiệp cho con bé.
Tô Phổ nhìn ngọn lửa, lặng thinh xuất thần, nói tiếp:
- Nàng nói cha mẹ đều bị bọn ăn cướp giết chết, lênh đênh cô khổ lạc loài đến đây ...
A Mạn hỏi:
- Thế cô đó có xinh đẹp không?
Tô Phổ đáp:
- Khi đó ta còn nhỏ, không nhớ nữa . Chỉ còn nhớ cô ta hát thật hay mà kể chuyện cũng thật haỵ..
Gã đàn ông lưng đeo hai thanh tiểu kiếm đột nhiên nói:
- Ngươi nói là một cô gái người Hán? Cha mẹ cô ta bị hại, chỉ có một mình đến đây ?
Tô Phổ đáp:
- đúng đó, ông có biết cô ta không?
Gã kia không đáp, lại hỏi tiếp:
- Có phải cô ta cưỡi một con ngựa trắng, đúng không?
Tô Phổ đáp:
- đúng rồi, ông có gặp cô ta rồi sao ?
Gã đàn ông đột nhiên đứng dậy, hầm hầm nhìn Kế lão gằn giọng hỏi:
- Nàng ta chết nơi đâu ?
Kế lão nói ấm ớ mấy câu, gã kia liền hỏi:
- Cô ta có để lại cái gì không? Mọi thứ ngươi giữ hết phải không?
Kế lão liếc y một cái, lạ lùng hỏi:
- Cái đó có can hệ gì đến ngươi đâu ?
Gã kia đáp:
- Ta có một vật rất quan trọng bị con bé đó ăn cắp mất. Ta đi kiếm mãi mà không ra, đâu có ngờ nó đã chết rồi ...
Tô Phổ đứng vùng dậy, lớn tiếng nói:
- Ngươi đừng có nói năng láo lếu, A Tú đời nào đi ăn cắp đồ gì của ngươi ?
Gã kia đáp:
- Ngươi biết gì mà nói ?
Tô Phổ đáp:
- A Tú từ bé chơi với ta, nàng là một cô gái rất lương thiện, quyết không bao giờ lấy của ai cái gì.
Gã kia bĩu môi lộ vẻ khinh miệt, nói:
- Vậy mà nó ăn cắp đồ của ta đó.
Tô Phổ đưa tay cầm cán đao đang đeo nơi hông, quát lớn:
- Ngươi tên là gì? Ta xem ngươi không phải người Cáp Tát Khắc, không chừng là bọn cướp người Hán.
Gã kia đi đến bên cửa, mở rộng cửa nhìn ra ngoài . Cửa vừa mở ra, một trận gió thổi ùa vào cuốn theo bao nhiêu bông tuyết. Chỉ thấy một đồng tuyết trắng xóa, bão thổi ào ào, người ngựa không cách gì đi được. Gã kia nghĩ thầm: “Bên ngoài không có ai, trong nhà chỉ có một đứa con gái, một ông già, một thanh niên ốm o gầy guộc, chỉ giơ tay là đánh ngã. Chỉ có thanh niên to khỏe này, cho y vài cú đấm cú đá là xong”.
Nghĩ thế nên y không coi vào đâu, nói:
- Là người Hán thì đã sao ? Ta họ Trần, tên đạt Hải(#6) trên giang hồ có ngoại hiệu là Thanh Mãng Kiếm, ngươi có nghe đến bao giờ chưa ?
Tô Phổ đâu có biết qui củ giang hồ của người Hán ra sao, lắc đầu nói:
- Ta chẳng nghe tới . Ngươi có phải cường đạo người Hán chăng?
Trần đạt Hải nói:
- Ta là tiêu sư, chuyên đánh ăn cướp để mưu sinh, sao lại là cường đạo được?
Tô Phổ nghe thấy không phải là ăn cướp, nét mặt liền dịu hẳn xuống, nói:
- Không phải ăn cướp người Hán thì không sao . Ta đã nói trong số người Hán cũng có người tốt, nhưng cha ta nhất định không tin. Từ rày ngươi không được nói A Tú lấy đồ của ngươi nữa .
Trần đạt Hải cười nhạt:
- Cô gái đó chết rồi, sao ngươi còn nhớ đến là sao ?
Tô Phổ đáp:
- Khi cô ta còn sống là bạn của ta, chết đi rồi cũng vẫn là bạn. Ta không để cho ai nói xấu cô ta cả.
Trần đạt Hải không lòng dạ nào tranh biện với y, quay sang hỏi Kế lão:
- Những gì của cô đó để lại nay ở đâu ?
Lý Văn Tú nghe thấy Tô Phổ biện hộ cho mình, trong lòng cực kỳ khích động: “Y không hề quên ta, không hề quên ta! Y đối với ta thật có lòng”.
Thế nhưng nghe Trần đạt Hải tra vấn những đồ đạc của mình để lại, không khỏi kỳ quái: “Ta làm gì có lấy của y cái gì đâu, y tìm là tìm cái gì đây ?”. Chỉ nghe Kế lão hỏi lại:
- Khách quan thất lạc cái gì thế? Tiểu cô nương đó rất là thành thật, lão hán tin chắc là nó nhất quyết không lấy cái gì của ai đâu .
Trần đạt Hải hơi trầm ngâm, nói:
- đó là một bức vẽ. đối với thường nhân thật vô dụng, nhưng vì đó là... đó là của tiên phụ chính tay vẽ, ta vẫn thường đi tìm bức họa đó. Nếu tiểu cô nương đó có ở nơi đây, không biết ngươi đã từng nhìn thấy bức tranh đó chưa ?
Kế lão đáp:
- Bức vẽ đó vẽ cái gì, vẽ sơn thủy hay vẽ người ?
Trần đạt Hải ngập ngừng:
- Vẽ... vẽ sơn thủy .
Tô Phổ cười khẩy nói:
- Tranh vẽ cái gì cũng không biết, vậy mà dám vu cho người ta ăn cắp của mình.
Trần đạt Hải giận quá, soe .t một tiếng rút ngay trường kiếm đeo ở lưng ra, quát lên:
- Tiểu tặc, bộ ngươi không muốn sống hay sao ? Lão gia giết người như cơm bữa, chẳng coi ra gì đâu nhé.
Tô Phổ cũng rút ngay đoản đao đeo ở lưng ra, lạnh lùng nói:
- Muốn giết một người Cáp Tát Khắc, e rằng không dễ dàng đâu .
A Mạn nói:
- Tô Phổ, đừng chấp y làm gì.
Tô Phổ nghe thấy A Mạn nói thế, từ từ đút thanh đao trở vào vỏ. Trần đạt Hải chỉ một lòng muốn lấy bức địa đồ Cao Xương mê cung, bọn chúng lang thang nơi sa mạc mười năm, đi khắp sa mạc thảo nguyên, cũng chỉ để đi tìm Lý Văn Tú, bây giờ nghe được chút manh mối, tuy y tính tình hung ác, nhưng cũng biết việc nhỏ không nhịn ắt hư chuyện lớn, nên hầm hầm trừng mắt nhìn Tô Phổ, quay sang hỏi Kế lão:
- Bức họa đó, có thể nói là một bức địa đồ, vẽ sông núi địa hình trong sa mạc.
Kế lão toàn thân hơi run rẩy, nói:
- Sao ngươi ... sao ngươi biết bức địa đồ ở trong tay cô gái đó?
Trần đạt Hải nói:
- Chuyện đó chắc chắn không sai vào đâu được. Nếu ngươi đem bức địa đồ đó giao lại cho ta, thể nào ta cũng hậu tạ.
Nói xong lấy từ trong bọc ra hai đĩnh bạc vứt lên bàn, dưới ánh lửa lấp loáng, sáng lóe lên. Kế lão trầm ngâm giây lát, chầm chậm lắc đầu nói:
- Ta chưa từng thấy bao giờ.
Trần đạt Hải nói:
- Ta muốn xem di vật của tiểu cô nương đó.
Kế lão nói:
- Cái đó... cái đó...
Trần đạt Hải giơ tay trái lên, rút phắt chiếc tiểu kiếm cán bạc, phập một tiếng đâm ngay xuống bàn, nói:
- Không có lôi thôi gì hết. để ta tự mình đi kiếm.
Nói xong cầm ngay một cây nến bằng mỡ cừu, đẩy cửa đi vào phòng. Phòng y vào chính là phòng ngủ của Kế lão, thoạt nhìn là biết ngay, tiện tay lục tung mấy cái rương, rồi đi qua phòng của Lý Văn Tú.
Y thấy những quần áo Lý Văn Tú thay đổi ra, nói:
- Chà, nó lớn rồi mới chết nhỉ?
Lần này y lục soát thật là kỹ lưỡng, ngay cả quần áo khi còn bé của Lý Văn Tú y cũng lật ra coi . Quần áo khi còn nhỏ của Lý Văn Tú đều là do mẫu thân may cho, khi lớn lên mặc không còn vừa nhưng nàng vẫn cất giữ kỹ lưỡng. Trần đạt Hải vừa nhìn thấy những áo quần trẻ con thêu thùa sặc sỡ, nhớ lại tình cảnh mười năm xưa đuổi theo vợ chồng Lý Tam trên sa mạc, vui vẻ kêu lên:
- đúng rồi, đúng rồi, đúng nó rồi .
Y lục tung hết tất cả đồ đạc trong căn phòng, bao nhiêu quần áo đều xé rách ra để xem xét nhưng nào có thấy bức địa đồ ở đâu ? Tô Phổ thấy y ngang ngược phá hoại di vật của Lý Văn Tú, mấy lầm nắm đao toan đứng lên, nhưng lần nào cũng bị A Mạn ngăn lại . Kế lão thỉnh thoảng lại liếc Lý Văn Tú, thấy nàng vẫn chăm chăm nhìn ngọn lửa, đối với hành vi hung bạo của Trần đạt Hải làm như nhìn mà không thấy . Kế lão trong lòng băn khoăn: “Trước lưỡi dao của gã bạo khách này, không biết cô ta tính sao ?”.
Lý Văn Tú xem thần tình Tô Phổ, trong lòng vừa thật mênh mang, lại vừa êm ái: “Y vẫn còn nhớ đến ta, chỉ vì muốn bảo hộ di vật của ta, đã toan rút dao thí mạng với người khác”. Thế nhưng trong lòng nàng cũng lạ lùng: “Gã ác tặc này nói ta ăn cắp địa đồ của y, không biết là bức địa đồ nào ?'. Khi mẹ nàng sắp chết có nhét một bức địa đồ vào áo nàng, lúc đó nguy cơ khẩn bách nên không kịp nói rõ cho nàng nghe, đến khi mẹ con chia tay không còn có dịp nào nhìn thấy nhau nữa . Bọn ăn cướp Tấn Uy tiêu cuộc mười năm qua đi mòn gót chân khắp các vùng nam bắc Thiên Sơn để tìm tung tích nàng, chính Lý Văn Tú nào có hay biết gì đâu ?
Trần đạt Hải tìm kiếm hồi lâu, không thấy manh mối gì, trong lòng cực kỳ thất vọng, đột nhiên gay gắt hỏi:
- Thế con bé đó chôn ở đâu ?
Kế lão ngơ ngẩn nói:
- Chôn ở xa lắm, xa lắm.
Trần đạt Hải lấy từ trên tường xuống một chiếc mai, nói:
- Ngươi dẫn ta đi .
Tô Phổ đứng lên, quát lớn:
- Ngươi đến đó làm gì?
Trần đạt Hải nói:
- Ngươi hỏi làm gì? Ta muốn đến đào mả nó lên xem, không chừng bức địa đồ đó chôn theo nó ở trong mộ.
Tô Phổ giơ đao chắn ngang cửa, quát:
- Ta không để cho ngươi động đến phần mộ của cô tạ
Trần đạt Hải giơ cái xẻng lên, làm như muốn đánh xuống, quát lớn:
- Tránh ra.
Tô Phổ nghiêng qua bên trái, đao trong tay đã đâm tới . Trần đạt Hải vứt chiếc xẻng, rút trường kiếm nơi hông ra, nghe keng một tiếng, đao kiếm đã chạm nhau, hai người đều nhảy lùi về sau một bước, rồi lại xông lên đấu tiếp.
Cái sảnh đường của căn nhà vốn không lớn gì, khi hai bên múa may, Kế lão và A Mạn đều nép vào một bên, đứng sát bên tường, chỉ một mình Lý Văn Tú đứng ngay trước cửa sổ. A Mạn xông tới rút thanh tiểu kiếm Trần đạt Hải cắm trên bàn ra, toan vào giúp Tô Phổ một tay, nhưng hai người đang đấu thật gay, nàng không cách gì xen vào được.
Tô Phổ bây giờ đã được phụ thân Tô Lỗ Khắc truyền hết tài nghệ, đao pháp biến huyễn, chiêu số cực kỳ tàn độc, lúc đầu Trần đạt Hải có hơi núng thế, trong bụng không khỏi lạ lùng: “Không ngờ thằng nhãi Cáp Tát Khắc này, võ công không kém gì hảo thủ Trung Nguyên”. Ngay lúc đó, đằng sau hơi có tiếng gió, một thanh tiểu kiếm ném tới, chính là A Mạn bất ngờ đánh lén. Trần đạt Hải vội vàng tránh qua bên phải, nghe soe .t một tiếng, cánh tay trái đã bị đao của Tô Phổ rạch một đường. Y giận quá, vụt vụt vụt đâm luôn ba kiếm, sử dụng tuyệt kỹ thành danh là Thanh Mãng kiếm pháp. Tô Phổ chỉ thấy trước mắt mũi kiếm lấp loáng chẳng khác nào mãng xà phun nọc, không biết kiếm của y đâm về hướng nào . Y chưa kịp đỡ thì trường kiếm của kẻ địch đã đâm tới mặt, vội vàng nghiêng đầu né tránh, bên cổ đã bị trúng kiếm, máu chảy dầm dề. Trần đạt Hải thắng thế đâu có nhường ai, một kiếm nữa lại đâm ngay vào cổ tay Tô Phổ, nghe choang một tiếng, đoản đao đã rơi xuống đất.
đường kiếm thứ ba tung ra, Tô Phổ không cách gì đề ngự thế ắt chết tươi ngay, Lý Văn Tú vội tiến lên một bước, định chờ khi y đâm ra sẽ thi triển đại Cầm Nã Thủ chộp lấy tay y, đã thấy A Mạn nhảy tới, chặn ngay trước mặt Tô Phổ, kêu lên:
- Không được giết ỵ
Trần đạt Hải thấy A Mạn mặt đẹp như hoa, nhưng khuôn mặt đầy hốt hoảng, trong lòng nghĩ lại không đâm kiếm đó ra, mũi kiếm để ngay vào ngực nàng, cười nói:
- Ngươi quan tâm cho y đến thế, tên nhãi này là tình lang của ngươi phải không?
A Mạn đỏ mặt gật đầu . Trần đạt Hải nói:
- được, ngươi muốn ta tha mạng cho y cũng được, ngày mai khi gió ngớt rồi, ngươi phải đi theo tạ
Tô Phổ giận quá, rống lên một tiếng, từ phía sau A Mạn xông ra. Trần đạt Hải vung thanh trường kiếm xéo qua, lại để ngay yết hầu y, chân trái đá quét ngang đùi, Tô Phổ lại ngã ngay xuống đất, thanh kiếm vẫn bám theo cổ họng. Lý Văn Tú đứng một bên, theo dõi sát Trần đạt Hải, nếu như y có ý hại Tô Phổ, nàng sẽ ra tay giải cứu ngaỵ Với tài nghệ nàng bây giờ, đối phó với hạng người như gã quả thật có thừa .
Thế nhưng A Mạn nào hay đại viện ở ngay bên cạnh, trong cơn gấp rút, vội nói:
- Ngươi chớ đâm, ta bằng lòng đó.
Trần đạt Hải mừng lắm nhưng mũi kiếm không nhích ra, nói:
- Ngươi bằng lòng sáng mai đi theo ta, đừng có trở mặt nhé.
A Mạn nghiến răng nói:
- Ta không trở mặt đâu, ngươi bỏ kiếm ra đi .
Trần đạt Hải cười ha hả, nói:
- Nếu ngươi trở mặt cũng không chạy được đâu .
Y cho kiếm vào vỏ, rồi nhặt đoản đao của Tô Phổ lên cầm lăm lăm trong taỵ đến lúc này trong nhà chỉ còn mình y là có binh khí, nên không còn sợ ai phản kháng. Y nhìn ra cửa sổ, nói:
- Trời này chắc đi ra ngoài không được, chỉ còn nước chờ cho trời tạnh hãy ra đào mộ.
A Mạn đỡ Tô Phổ ngồi tại một bên, thấy cổ y máu vẫn chảy ròng ròng, trong lòng bối rối, toan xé áo mình cho y buộc vết thương. Tô Phổ lấy trong túi ra một cái khăn tay lớn, nói:
- Dùng cái khăn này buộc được rồi .
A Mạn cầm lấy chiếc khăn, buộc vết thương lại cho y, nghĩ đến mình rồi đây rơi vào tay tên cường đạo này, không biết có cơ hội thoát thân không, tủi thân nước mắt rơi lã chã. Tô Phổ hạ giọng chửi:
- đồ ăn cướp chó má, đồ khốn nạn.
Lúc này y đã có chủ định, nếu như tên cướp nhất định bắt A Mạn đem đi, dù biết phải chết y cũng nhất định ra taỵ Sau trận đánh vừa rồi, năm người ngồi quanh bếp lửa, ai nấy đều cực kỳ căng thẳng. Trần đạt Hải một tay cầm đao, một tay cầm bát rượu, thỉnh thoảng lại nhìn A Mạn, rồi nhìn Tô Phổ. Bên ngoài gió bấc vẫn vù vù, cuốn theo từng mảng tuyết, đập lên tường, lên mái nhà. Chẳng ai nói một câu .
Chú thích:
5.một loại rượu nhẹ làm bằng sữa để lên men
6.Đoạn này mô tả hình dáng Trần Đạt Hải mâu thuẫn với đoạn đầu ??? Đây phải là Hoắc Nguyên Long mới phải (lời chú thích của người dịch)