tintin27
06-19-2009, 10:13 PM
Hồi 109 - Chùa Thiếu Lâm Phụ Tử Trùng Phùng
Lúc ấy những tay hào kiệt từng giao hảo với chư tăng chùa Thiếu Lâm, đã nói lý do đến chùa cho mọi người biết.
Nguyên quần hùng tiếp được anh hùng thiếp của Bang chúa Cái Bang là Vương Tinh Thiên. Trong thiếp nói phái Thiếu Lâm và Cái Bang là hai phái ngang hàng ở Trung Nguyên, chứ không phái nào tuỳ thuộc phái nào. Vương Tinh Thiên mới nhậm chức Bang chúa Cái Bang và có ý muốn lập một vị minh chủ giữa các phái võ ở Trung Nguyên, đồng thời đặt ra một quy định để các bạn đồng đạo phải tuân theo. Vương Tinh Thiên ước định ngày rằm tháng sáu thân hành đến chùa Thiếu Lâm để thương thuyết cùng Huyền Từ phương trượng về vụ này.
Quần hùng vừa nói vừa lấy anh hùng thiếp đưa ra. Lời lẽ trong thiép tuy rất khiêm tốn, nhưng ngụ ý rằng người đáng vị minh chủ võ lâm phi hắn thì không còn ai xứng đáng nữa. Như vậy Vương Tinh Thiên đến chùa Thiếu Lâm đã có một ý định rõ rệt, Hắn ỷ mình có võ công siêu việt có thể đánh bại quần tăng chùa Thiếu Lâm để áp đảo oai phong lừng lẫy mấy trăm năm của phái này.
Tuy trong thiếp không nói gì đến chuyện mời quần hùng tới chùa Thiếu Lâm để chứng kiến cuộc tỷ đấu, nhưng các nhân vật võ lâm ai là không hiếu động? Ðối với cuộc tranh hùng nảy lửa này giữa hai phái lớn là Cái Bang và Thiếu Lâm thì còn ai nhịn được mà chẳng tới nơi quan sát? Vì thế nên chẳng ai bảo ai, họ đều lục tục kéo đến.
Chẳng bao lâu, quần hùng từ mặt Lưỡng Hồ, Giang Nam đến quần hùng ở Xuyên Thiểm, sau nữa hào kiệt ở Lưỡng Quảng đều có mặt tại chùa Thiếu Lâm.
Quần hùng hai mặt Nam Bắc cách xa kể hàng trăm dặm mà trong một ngày lục tục đến hết. Xem thế đủ biết bọn Cái Bang chuẩn bị từ lâu, họ đã gửi anh hùng thiếp đi các nơi trước đây một hai tháng.
Huyền Từ cùng các vị lão tăng tuy ngoài miệng không nói gì, nhưng trong lòng cực kỳ phẫn hận và vô cùng lo lắng.
Cử động này của Cái Bang thiệt là vô lễ. Mấy hôm trước Vương Tinh Thiên đã cho người đưa thư đến nói về việc lựa chọn minh chủ võ lâm. Trong thư còn có nói hắn sẽ thân hành đến bái sơn để kính cẩn nghe lời phương trượng Huyền Từ giáo hoá. Hắn không định rõ nhật kỳ và cũng không đề cập đến chuyện mời anh hùng thiên hạ. Thế mà quần hùng đột nhiên tề tập đến nơi, khiến cho chùa Thiếu Lâm phải một phen bối rối, không kịp chuẩn bị.
Cái Bang phát động công cuộc này đã lâu, thế mà người phái Thiếu Lâm giao du rất rộng trên chốn giang hồ cũng chưa từng nghe biết gì hết. Thế là chưa khai diễn cuộc tỷ thí mà phái Thiếu Lâm đã lâm vào tình trạng kém thế.
Hành động của Cái Bang dường như đã nắm chắc phần thắng. Sở dĩ họ không nói rõ mời quần hùng đến tham dự là vì họ muốn tránh tiếng tự đưa mình lên địa vị chủ nhân võ lâm. Nhưng cứ một việc họ gửi thiếp cho các anh hùng khắp thiên hạ thì cũng chẳng khác gì họ đã mời mọi người.
Quần tăng chùa Thiếu Lâm thầm nghĩ:
- Cái Bang không mời bọn mình phó ước tại tổng đàn của họ mà họ tự đến đây là ngoài mặt tỏ ra kính lễ với ta mà kỳ thực là để ta không kịp chuẩn bị.
Huyền Sinh tính tình nóng nảy, lập tức quay về phía người bạn thân ở Hà Bắc là Thần Ðàn Tử Gia Cát Trung nói:
- Gia Cát lão nhị! Ông bạn được tin này sao không báo cho bần tăng hay. Vậy tan cuộc giao tình chúng ta mươi năm đến đây là sổ toẹt.
Gia Cát Trung mặt đỏ bừng lên, vội giải thích:
- Lão phu... mới nhận được thiếp ba bữa trước đây, bỏ cả cơm nước chưa kịp ăn, đã đi suốt ngày đêm tới đây ngay. Hai con tuấn mã mệt quá bị chết ở dọc đường chỉ vì sợ lỡ kỳ hạn, không kịp đến tiếp tay cho lão trọc đầu thối tha. Thế mà lão trọc đầu còn trách ta nữa ư?
Huyền Sinh bật cười, dịu giọng:
- Ông bạn đến đây là có lòng tốt lắm rồi!
Gia Cát Trung nói:
- Cái gì lòng tốt với chả lòng tốt? Võ công phái Thiếu Lâm của nhà lão đã cao cường rồi thì ca ca đây reo hò trợ oai cũng là được chứ sao?
Huyền Sinh nghe lão nói vậy biết lão rất chân thành, chỉ vì không đủ thì giờ để báo tin sớm. Nhà sư lại đi hỏi các vị anh hào thì ra ai ở xa Cái Bang gửi thiếp trước, ai ở gần họ gửi thiếp sau. Rút cục ai cũng phải mải miết thượng lộ, ngựa không dừng vó đến nơi mới kịp. Vì thế bao nhiêu bạn bè phái Thiếu Lâm đều không kịp đưa tin. Bọn Cái Bang định bàn kế hoạch rất vừa vặn, tính đúng nhật trình khiến không một ai có thể tới sớm một ngày trước được.
Quần tăng chùa Thiếu Lâm nghĩ tới cách bố trí của Cái Bang thì bọn này có một kế hoạch hoàn bị rồi mới hành động. Bang chúa cùng bang chúng Cái Bang chưa tới nơi, quần hùng đã đến trước một lúc. Thế là họ đoạt được tiên cơ, tỏ cho thiên hạ biết không phải họ gây sự, mọi người lo rằng bọn họ còn nhiều mưu mẹo lợi hại khác nữa.
Hôm ấy là ngày rằm tháng sáu, tiết trời nóng nực. Quần tăng chùa Thiếu Lâm vừa ứng phó với việc Thần Quang Thượng Nhân, bọn Triết La Tinh, kế tiếp đến là việc Cưu Ma Trí tỷ đấu, rồi cuộc thẩm vấn Hư Trúc đều đã khiến cho mọi người hao tổn tinh thần.
Ðột nhiên quần hùng tứ phương lại nhất tề kéo đến trong chùa. Tuy tăng lữ rất đông nhưng sự việc xảy ra một cách bất thình lình nên ai nấy không khỏi cuống quít. May mà thủ toà tri khách viện Huyền Tĩnh đại sư là một người tháo vát nhanh trí và vật liệu trong chùa tích trữ đã nhiều nên cuộc tiếp đãi quần hào không đến nỗi khiếm khuyết.
Bọn Huyền Từ nghênh tiếp tân khách rất là bận rộn, không rảnh lúc nào để thương nghị đại sự. Ai nấy trong lòng đều hoang mang.
Bỗng nghe tri khách tăng báo vào:
- Trấn Nam Vương Ðoàn điện hạ nước Ðại Lý đã giá lâm.
Huyền Từ mừng thầm trong bụng, vội dẫn quần tăng ra nghênh tiếp.
Ngày trước Huyền Bi đại sư bị trúng Kim Cương chỉ mà chết. Ai cũng ngờ cho họ Mộ Dung ở Cô Tô đã hạ độc thủ. Chùa Thiếu Lâm muốn triệu tập một cuộc anh hùng đại hội để bàn kế đối phó. Huyền Từ viết thư sai phái hai nhà sư Tuệ Chân và Tuệ Thiền đã đến nước Ðại Lý để mời họ Ðoàn tham dự vào cuộc đại hội này.
Quốc vương Ðại Lý nhận được thiếp mời liền phái ngự đệ Ðoàn Chính Thuần dẫn bọn Phạm Hoa, Hoa Hách Cấn, Ba Thiên Thạch, Ðổng Tư Qui đến chùa Thiếu Lâm. Không ngờ trung gian xảy vụ Kiều Phong đại náo Tụ Hiền trang, nên cuộc anh hùng đại hội chưa khai mạc được, rồi việc này cũng bị buông trôi.
Quần hùng hồi ấy đều cho Kiều Phong mới phải là tay đối đầu lợi hại của võ lâm Trung Nguyên. Do đó mà tấm lòng thù hận Nam Mộ Dung bị xoay hướng nhằm vào cả Bắc Kiều Phong.
Nhà Tống cùng rợ Khất Ðan có mối cừu hận truyền đời. Còn nước Ðại Lý thì ở mãi tận miền Nam Cương hẻo lánh và không đi lại giao thiệp gì nơi Khất Ðan. Quần hùng Trung Nguyên sở dĩ có cuộc tử chiến với Kiều Phong chỉ vì phát giác ra ông là giòng giống Khất Ðan.
Họ Ðoàn tuy là người Hán nhưng đã thành lập ra một nước riêng biệt, nên chẳng có ý muốn gây thù hằn với nước Liêu, rồi không tham dự vào cuộc tranh chấp với Kiều Phong. Sau Ðoàn Chính Thuần bị Ðoàn Diên Khánh uy hiếp sắp chết đến nơi, may được Kiều Phong cứu cho, từ đó Ðoàn Chính Thuần rất cảm ơn Kiều Phong.
Sau khi xong việc ở Trung Nguyên, đáng lẽ Ðoàn Chính Thuần trở về Ðại Lý ngay. Nhưng y lại được tin từ Ðại Lý đưa đến cho hay người con trai yêu quý độc nhất của mình là Ðoàn Dự bị Cưu Ma Trí bắt đem vào Trung Nguyên. Ðoàn Chính Thuần vừa kinh hãi vừa lo buồn, đi khắp tứ xứ để nghe tin tức con mình.
Trong khi đó Ðoàn Chính Thuần tiện đường tìm đến những nhân tình cũ là Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Trúc. Y bản tính phong lưu lãng mạn, hễ vui đâu là chầu đấy, không nhớ đến việc quay về nữa. Vì thế mà mấy tháng trời y vẫn còn la cà ở Trung Nguyên.
Một hôm Ðoàn Chính Thuần nghe tin tân bang chúa Cái Bang là Vương Tinh Thiên muốn cùng phái Thiếu Lâm tranh đoạt ngôi minh chủ võ lâm. Y nghĩ rằng lúc này chùa Thiếu Lâm nhất định náo nhiệt vô cùng, tới đây may ra nghe được tin tức của con mình, nên lật đật đến ngay.
Nguyễn Tinh Trúc cũng theo y đến vì mụ không muốn phân ly tình lang, đồng thời mụ cũng muốn đi do thám tin tức A Tử... Mụ nghe tin chùa Thiếu Lâm không tiếp đàn bà con gái, liền cải dạng nam trang đi theo Ðoàn Chính Thuần.
Huyền Từ mời bọn Ðoàn Chính Thuần vào trong đại điện đưa đi giới thiệu với quần hùng. Người thứ nhất được giới thiệu là Ðại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí nước Thổ Phồn.
Ðoàn Chính Thuần đột nhiên biến sắc chắp tay nói:
- Khuyển tử là Ðoàn Dự được Minh Vương quá yêu cho cùng đi Ðông du. Dọc đường chắc gã đã được Minh Vương giáo huấn rất nhiều, Ðoàn mỗ cảm kích vô cùng và xin có lời từ tạ.
Cưu Ma Trí tủm tỉm cười đáp:
- Tại hạ không dám!
Rồi hắn nghiêm nghị lắc đầu nói:
- Chao ôi! Thật là đáng tiếc!
Ðoàn Chính Thuần lo lắng, trống ngực đánh thình thình tưởng là Ðoàn Dự đã gặp chuyện bất trắc, vội hỏi lại:
- Minh Vương nói vậy là có ý gì?
Tuy y gặp biến cố đã nhiều nhưng ngày đêm vẫn lo lắng về sự an nguy của con mình, tâm thần hỗn loạn, giọng nói lạc hẳn đi.
Cưu Ma Trí đáp:
- Tiểu tăng đến Thiên Long bảo tự, được bái kiến Khô Vinh đại sư, Thiên Nhân phương trượng cùng lệnh huynh, thấy vị nào cũng tâm nhãn bình thản, nhàn hạ, vẻ mặt uy nghiêm hiền hoà. Thiệt là những bậc cao sĩ đắc đạo. Trấn Nam Vương oai danh lừng thiên hạ mà sao cưng chiều công tử chẳng khác gì tính khí phụ nhân?
Ðoàn Chính Thuần trấn tĩnh lại nghĩ thầm:
- Dự nhi nếu đã gặp chuyện bất trắc thì trong lòng mình hoang mang cũng bằng vô ích, lại khiến cho lão Phiên tăng này coi thường.
Y nghĩ vậy, liền nói:
- Sót thương con cái là lẽ thường của loài người. Nếu người đời chẳng ai sinh con, đẻ cái nâng niu thì loài người đi đến chỗ tuyệt diệt. Bọn tại hạ là người phàm tục ví với Minh Vương ở trong cõi sạch hết lòng trần và đã thành một bậc cao tăng từ bi đức độ thế nào được?
Cưu Ma Trí tủm tỉm cười nói:
- Tiểu tăng khi vừa thấy lệnh lang tướng mạo phi thường, tưởng sau này làm rạng rỡ Ðoàn môn và là một minh quân đạo đức ở nước Ðại Lý, xứng đáng là một vị phúc tích cho bọn lê dân cõi Thiên Nam mấy chục vạn dặm.
Ðoàn Chính Thuần khiêm nhượng nói:
- Không dám!
Y lẩm bẩm:
- Thằng trọc này thật khả ố, mình đã ruột nóng như lửa đốt mà hắn toàn nói dềnh dàng.
Cưu Ma Trí lại thở dài nói:
- Hỡi ơi! Thực là đáng tiếc! Ngờ đâu vị Ðoàn quân này phúc trạch không được dồi dào...
Ðoàn Chính Thuần nghe hắn nói vậy không khỏi biến sắc.
Cưu Ma Trí lại tủm tỉm cười nói tiếp:
- Lệnh lang vừa đến Trung Nguyên nhìn thấy một vị cô nương xinh đẹp rồi từ đó theo đuổi quần hồng. Bao nhiêu hùng tâm, tráng trí trong đầu óc đều tiêu ma hết sạch. Vị cô nương kia đi đâu là lệnh lang theo đi tới đó. Ai cũng cho chàng là kẻ du tử bướm ong, là hạng tử đệ đơn bạc không chịu chăm lo chính nghiệp. Như vậy chẳng đáng tiếc ru?
Bỗng nghe có tiếng cười hích hích phát ra. Lạ ở chỗ ai cũng nghe rõ là thanh âm một thiếu phụ. Mọi người nhìn về phía phát ra tiếng thì lại là một hán tử trung niên mặt mũi xấu xa.
Nguyên người này là Nguyễn Tinh Trúc, mẹ ruột A Châu. Lúc này mụ cải dạng nam trang, từ hình dung cho đến cử chỉ, chỗ nào cũng giống, không như bốn chị em Tứ Kiếm ở cung Linh Thứu để lộ chân tướng cho người trông thấy. Có điều mụ lãng tính quên đi, buột miệng nói ra, thanh âm mụ dịu dàng, uyển chuyển chứ không được ý tứ như A Châu lúc đã cải trang là giở giọng ồn ồn của đàn ông.
Nguyễn Tinh Trúc thấy mọi người chăm chú nhìn mình, mụ mới đúng giọng thổ khàn nói:
- Tiểu hoàng tử Ðoàn gia nước Ðại Lý đúng là gia học uyên nguyên, tướng môn hổ tử đâu có thể thế được.
Ðoàn Chính Thuần đi tới đâu phong tình đi tới đó, tiếng tăm đã đồn đại khắp giang hồ. Bây giờ Ðoàn Dự say mê điên đảo Vương Ngọc Yến, quần hùng nghe mụ mai mỉa bằng câu gia học uyên nguyên cùng tướng môn hổ tử thì không khỏi nhìn nhau mỉm cười.
Ðoàn Chính Thuần cũng cười ha hả ra chiều phóng khoáng, nhìn Cưu Ma Trí đáp:
- Thằng nhỏ đó hư quá...
Cưu Ma Trí ngắt lời:
- Ðâu phải y hư? Như vậy là y ngoan lắm đấy chứ!
Ðoàn Chính Thuần biết Cưu Ma Trí dùng tiếng ngoan chế diễu mình phong lưu lãng mạn nên con cũng giống đa tình, nhưng không lấy thế làm tức, hỏi ngay:
- Không hiểu hiện giờ y ở phương nào? Nếu Minh Vương biết thì xin chỉ bảo cho!
Cưu Ma Trí lắc đầu đáp:
- Ðoàn công tử không thể nào phá vỡ được ải ái tình để thoát ra ngoài. Ngày đêm y tương tư rầu rĩ, thân hình tiều tuỵ. Lúc tiểu tăng gặp chàng thì người chàng chỉ còn là nắm da bọc xương, mặt bủng da vàng. Bây giờ y còn sống hay chết khó mà biết được.
Ðoàn Chính Thuần đột nhiên nhớ lại lúc con mình còn ở nước Ðại Lý đã đem lòng yêu tha thiết một cô gái quê mùa là Mộc Uyển Thanh nhưng vì âm dương lầm lỡ, Mộc Uyển Thanh là con tư sinh của mình đã khiến cho tâm thần gã bị đau khổ rất nhiều. Nếu bây giờ gã còn quyến luyến đứa em gái cùng cha khác mẹ đó thì thật là nát bét.
Ðoàn Chính Thuần đang lộ vẻ ưu tư thì đột nhiên một nhà sư tuổi trẻ tiến ra kính cẩn thi lễ nói:
- Vương gia bất tất phải lo phiền! Ðoàn tam đệ tinh thần cực kỳ sáng suốt, thân thể cũng vẫn khoẻ mạnh.
Ðoàn Chính Thuần đáp lễ, trong lòng lấy làm kỳ. Ông thấy người này ăn mặc theo kiểu tăng nhân vào hàng tiểu bối chùa Thiếu Lâm và không hiểu tại sao y lại kêu Ðoàn Dự bằng tam đệ, liền hỏi lại:
- Gần đây tiểu sư phụ mới gặp gã hay sao?
Nhà sư tuổi trẻ này chính là Hư Trúc. Y toan đem việc gặp Ðoàn Dự ở cung Linh Thứu thuật lại thì đột nhiên thanh âm Ðoàn Dự vang lên:
- Gia gia! Hài nhi ở đây. Gia gia! Ngọc thể vẫn khang cường chứ?
Vừa dứt lời, một người thân pháp mau lẹ tuyệt luân xẹt vào trong điện, nhảy xổ tới trước mặt Ðoàn Chính Thuần. Chàng chính là Ðoàn Dự.
Nguyên Ðoàn Dự nội công thâm hậu, mắt tinh tai thính. Chàng vừa đến cổng chùa đã nghe tiếng phụ thân cùng Hư Trúc đối đáp, trong lòng nóng nảy liền thi triển phép Lăng Ba Vi Bộ để tiến vào.
Cha con Ðoàn Chính Thuần ôm lấy nhau xiết nỗi vui mừng.
Ðoàn Chính Thuần thấy con mình tuy có vẻ phong sương nước da đen hơn ngày còn ở Ðại Lý, nhưng tinh thần cực kỳ tráng kiện, thân pháp mau lẹ phi thường chứ không phải nắm da bọc xương, hình dung tiều tuỵ, mặt bủng da vàng... như lời Cưu Ma Trí vừa nói.
Ðoàn Dự ngoảnh lại nhìn Hư Trúc nói:
- Nhị ca! Nhị ca lại làm hoà thượng rồi ư?
Hư Trúc quỳ trước tượng Phật hàng nửa ngày thành tâm sám hối. Nhưng y vừa thấy Ðoàn Dự lập tức nhớ đến Mộng Trung cô nương bất giác mặt đỏ ra đến mang tai ra chiều bẽn lẽn vô cùng, không dám mở miệng nói gì.
Cưu Ma Trí vừa thấy Ðoàn Dự nhảy vào, lão nghĩ ngay:
- Anh chàng say mê Vương Ngọc Yến này mà xuất hiện thì hẳn Vương Ngọc Yến cũng gần đâu đây. Nếu không thì chùa Thiếu Lâm có xảy ra việc tày trời, ai mà dẫn dụ được anh chàng si tình này lên núi Thiếu Thất? Nhưng Vương Ngọc Yến lại có mối thâm tình với biểu ca nàng, nàng nhất quyết chẳng dời xa Mộ Dung Phục. Thế thì chắc gã cũng đến cả đây. Nghĩ vậy lão liền ngưng tụ chân khí vào huyệt mạch đan điền lên tiếng gọi to:
- Mộ Dung công tử! Ðã lên núi Thiếu Thất sao không vào chùa lễ Phật?
Quần hùng thộn mặt ra tự hỏi:
- Mộ Dung công tử đã đến rồi ư? Sao mình chưa thấy hình tích gì mà lão Phiên tăng này đã biết trước?
Họ có biết đâu là Cưu Ma Trí chỉ phỏng đoán chứ thật tình lão cũng chưa nghe thanh âm của Mộ Dung Phục.
Không ngờ ngoài cổng chùa vẫn chẳng thấy động tĩnh gì.
Lâu lâu chỉ nghe tiếng dội từ đằng xa vọng lại:
- Mộ Dung công tử! Ðã lên núi Thiếu Thất sao không vào chùa lễ Phật?
Cưu Ma Trí giật mình nghĩ thầm:
- Té ra lần này mình đoán sai rồi, nếu quả Mộ Dung Phục đến Thiếu Thất thì không khi nào gã nghe tiếng mình mà không đáp lại.
Lão ngửa mặt lên trời cười ha hả toan nói mấy câu đánh trống lấp thì bỗng một thanh âm quái gở vang lên:
- Mộ Dung công tử cùng Ðinh lão quái đang chiến đấu ác liệt. Chờ công tử giết được lão quái rồi sẽ lên núi Thiếu Thất lễ Phật.
Ðoàn Chính Thuần và Ðoàn Dự vừa nghe tiếng sắc mặt đã hơi biến đổi vì chính là thanh âm ác Quán Mãn Doanh Ðoàn Diên Khánh.
Lần trước cha con chàng lọt vào tay đệ nhất ác nhân này, suýt phải bỏ mạng. Chuyến này lại gặp ở đây.
Ðoàn Chính Thuần nghĩ ngay: nếu xảy cuộc tỷ đấu với lão thì quyết không địch lại rồi. Dù có thoát chết thì tiếng anh hùng thiên hạ bấy lâu của mình cũng bị mất hết.
Ðoàn Chính Thuần trong lòng xao xuyến, tính kế đối phó. Nếu trốn đi cho thoát thân thì tỏ ra khiếp nhược, còn chi là thanh danh. Ông đành mặc kệ để xem sự việc xảy ra thế nào rồi sẽ tuỳ cơ ứng biến.
Giữa lúc ấy Ðoàn Diên Khánh mình mặc áo bào xanh, chống gậy trúc chạy thẳng vào trong điện. Theo sau lão là Vô ác Bất Tác Diệp Nhị Nương, Hung Thần ác Sát Nam Hải Ngạc Thần, Cùng Hung Cực ác Vân Trung Hạc. Cả bọn tứ đại ác nhân đều đã đến nơi.
Huyền Từ phương trượng đối với tân khách, bất luận thiện ác đều theo đúng lễ nghi đón tiếp.
Thi lễ xong Ðoàn Diên Khánh quay sang Ðoàn Chính Thuần gật đầu.
Nam Hải Ngạc Thần vừa thấy Ðoàn Dự cũng ở đây thì mặt thẹn đỏ bừng, quay gót toan trốn.
Ðoàn Dự cười hỏi:
- Này đồ nhi! Gần đây mạnh giỏi chứ?
Nam Hải Ngạc Thần nghe chàng kêu mình bằng đồ nhi, biết là không thể trốn tránh được, lão hằm hằm tức giận văng tục:
- Mẹ kiếp! Lại gặp gã sư phụ thối tha này! Ngươi còn chưa chết ư?
Quần hùng nghe hắn nói lốp bốp đều không khỏi ngạc nhiên vì thấy người hắn vẻ mặt hung dữ mà con người nho nhã như Ðoàn Dự lại kêu bằng đồ nhi đã lấy làm kỳ. Chính miệng hắn cũng kêu Ðoàn Dự bằng sư phụ mà ngôn từ vô lễ, tục tằn nên lại càng lấy làm lạ hơn nữa.
Diệp Nhị Nương trong tay bồng đứa nhỏ chừng hai tuổi tủm tỉm cười nói:
- Ðinh lão tiên đang đại trổ thần thông đánh Mộ Dung công tử đến nỗi thất điên bát đảo. Thủ đoạn của y thật là hiếm có. Chúng mình ra coi chơi!
Ðoàn Dự la lên:
- Ái chà!
Rồi nhảy vọt ra ngoài điện.
Cưu Ma Trí đoán quả không sai. Ðoàn Dự khi rời khỏi cung Linh Thứu rồi liền đi theo Mộ Dung Phục cùng Vương Ngọc Yến.
Hôm ấy chàng ở núi Phiêu Diễu ra đi về phía Ðông chừng sáu trăm dặm thì gặp bọn Mộ Dung Phục.
Bọn Bao Bất Ðồng tuy có ý chán ghét chàng, nhưng không tiện công nhiên khu trục không cho đi theo.
Dọc đường, bọn người này được tin Cái Bang cùng phái Thiếu Lâm tranh đoạt ngôi minh chủ võ lâm. Mộ Dung Phục đã có ý kết nạp anh hùng thiên hạ để mưu đồ cuộc hưng Yên phục quốc sau này, liền cùng bọn Ðặng Bách Xuyên ngấm ngầm thương nghị nếu Cái Bang cùng phái Thiếu Lâm tranh đấu và cả hai phe cùng đi đến chỗ điêu tàn thì họ Mộ Dung ở giữa thủ lợi không chừng đoạt được ngôi minh chủ võ lâm và ra hiệu lệnh cho hào kiệt trên chốn giang hồ thì thật là một cơ duyên rất tốt cho công cuộc dựng cờ khởi nghĩa, không nên bỏ lỡ.
Không ngờ, vừa đi tới chân núi Thiếu Thất lại gặp Ðinh Xuân Thu.
Mấy tháng nay, Ðinh Xuân Thu mở rộng môn phái thu nạp rất nhiều đồ đệ. Bất luận hắc đạo lục lâm hay bàng môn yêu tà, ai đến quy đầu lão cũng thu nạp ngay. Mới trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà bọn giặc cướp ở Trung Nguyên theo đông như kiến. Họ tranh nhau nghênh tiếp ở dọc đường.
Mộ Dung Phục và Ðinh Xuân Thu đã cùng nhau tỷ đấu mấy phen đều không phân cao thấp. Chuyến này gặp lại nhau đây, Mộ Dung Phục thấy đối phương quá đông thì không khỏi ngấm ngầm chột dạ.
Nhất Trận Phong Phong Ba ác chẳng biết sợ trời sợ đất là gì. Gã chỉ nói vài ba câu rồi xông vào đánh nhau với bọn môn đồ phái Tinh Tú.
Ðoàn Dự không hiểu võ công, muốn cùng Vương Ngọc Yến tránh đi xa. Nhưng Vương Ngọc Yến lại băn khoăn về sự yên nguy của biểu ca nàng, không chịu bỏ đi.
Bọn môn đồ phái Tinh Tú ào ào như triều dâng, xông vào bao vây bọn Mộ Dung Phục.
Ðoàn Dự thi triển phép Lăng Ba Vi Bộ lảng tránh bọn môn đồ phái Tinh Tú để chạy vào gặp phụ thân.
Bây giờ chàng đột nhiên nghe Diệp Nhị Nương nói: Mộ Dung Phục bị Ðinh Xuân Thu đánh cho xiểng liểng liền lẩm bẩm:
- Âu là ta phải chạy mau ra để cõng Vương cô nương thoát cơn nguy hiểm này.
Nghĩ vậy rồi chàng chạy vụt đi.
Ðinh Xuân Thu đã sát hại hai vị cao tăng là Huyền Thống, Huyền Nạn, thành kẻ đại thù của phái Thiếu Lâm. Quần tăng chùa Thiếu Lâm có giết được hắn mới cam tâm. Bây giờ họ nghe nói kẻ thù đã lên núi Thiếu Thất thì nhốn nháo cả lên.
Huyền Sinh hô lớn:
- Bữa nay ai nấy phải cố gắng bắt sống Ðinh lão quái để báo thù cho hai vị sư huynh là Huyền Thống, Huyền Nạn.
Huyền Từ dõng dạc nói:
- Người ta ở xa đến, mình phải tiên lễ, hậu binh!
Quần tăng dạ ran.
Huyền Từ lại nói:
- Các vị sư huynh! Liệt vị bằng hữu! Chúng ta hãy ra cả ngoài kia xem những chiêu tuyệt cao của phái Tinh Tú cùng nhà Mộ Dung tỷ đấu nên chăng?
Quần hùng nghe lời Huyền Từ như được gãi vào chỗ ngứa, họ chỉ chờ đại sư nói câu này. Những trang thiếu niên anh hào tính tình nóng nảy, nhưng địa vị thấp hơn, được lời liền chạy đi trước như ong vỡ tổ. Theo sau là bốn đại ác nhân, hảo hán các nơi, họ Ðoàn nước Ðại Lý rồi đến cao tăng các chùa lục tục rảo bước đi ra.
Bỗng nghe tiếng khí giới chạm nhau chát chúa vang lên không ngớt. Các nhà sư Thiếu Lâm vào hàng chữ Tuệ đều lấy binh khí đưa cho các vị sư thúc, sư bá. Quần tăng theo thứ tự những chữ Huyền, Tuệ, Hư, Trí đều cầm binh khí, đi vào hàng đội kéo ra khỏi chùa.
Lúc ấy những tay hào kiệt từng giao hảo với chư tăng chùa Thiếu Lâm, đã nói lý do đến chùa cho mọi người biết.
Nguyên quần hùng tiếp được anh hùng thiếp của Bang chúa Cái Bang là Vương Tinh Thiên. Trong thiếp nói phái Thiếu Lâm và Cái Bang là hai phái ngang hàng ở Trung Nguyên, chứ không phái nào tuỳ thuộc phái nào. Vương Tinh Thiên mới nhậm chức Bang chúa Cái Bang và có ý muốn lập một vị minh chủ giữa các phái võ ở Trung Nguyên, đồng thời đặt ra một quy định để các bạn đồng đạo phải tuân theo. Vương Tinh Thiên ước định ngày rằm tháng sáu thân hành đến chùa Thiếu Lâm để thương thuyết cùng Huyền Từ phương trượng về vụ này.
Quần hùng vừa nói vừa lấy anh hùng thiếp đưa ra. Lời lẽ trong thiép tuy rất khiêm tốn, nhưng ngụ ý rằng người đáng vị minh chủ võ lâm phi hắn thì không còn ai xứng đáng nữa. Như vậy Vương Tinh Thiên đến chùa Thiếu Lâm đã có một ý định rõ rệt, Hắn ỷ mình có võ công siêu việt có thể đánh bại quần tăng chùa Thiếu Lâm để áp đảo oai phong lừng lẫy mấy trăm năm của phái này.
Tuy trong thiếp không nói gì đến chuyện mời quần hùng tới chùa Thiếu Lâm để chứng kiến cuộc tỷ đấu, nhưng các nhân vật võ lâm ai là không hiếu động? Ðối với cuộc tranh hùng nảy lửa này giữa hai phái lớn là Cái Bang và Thiếu Lâm thì còn ai nhịn được mà chẳng tới nơi quan sát? Vì thế nên chẳng ai bảo ai, họ đều lục tục kéo đến.
Chẳng bao lâu, quần hùng từ mặt Lưỡng Hồ, Giang Nam đến quần hùng ở Xuyên Thiểm, sau nữa hào kiệt ở Lưỡng Quảng đều có mặt tại chùa Thiếu Lâm.
Quần hùng hai mặt Nam Bắc cách xa kể hàng trăm dặm mà trong một ngày lục tục đến hết. Xem thế đủ biết bọn Cái Bang chuẩn bị từ lâu, họ đã gửi anh hùng thiếp đi các nơi trước đây một hai tháng.
Huyền Từ cùng các vị lão tăng tuy ngoài miệng không nói gì, nhưng trong lòng cực kỳ phẫn hận và vô cùng lo lắng.
Cử động này của Cái Bang thiệt là vô lễ. Mấy hôm trước Vương Tinh Thiên đã cho người đưa thư đến nói về việc lựa chọn minh chủ võ lâm. Trong thư còn có nói hắn sẽ thân hành đến bái sơn để kính cẩn nghe lời phương trượng Huyền Từ giáo hoá. Hắn không định rõ nhật kỳ và cũng không đề cập đến chuyện mời anh hùng thiên hạ. Thế mà quần hùng đột nhiên tề tập đến nơi, khiến cho chùa Thiếu Lâm phải một phen bối rối, không kịp chuẩn bị.
Cái Bang phát động công cuộc này đã lâu, thế mà người phái Thiếu Lâm giao du rất rộng trên chốn giang hồ cũng chưa từng nghe biết gì hết. Thế là chưa khai diễn cuộc tỷ thí mà phái Thiếu Lâm đã lâm vào tình trạng kém thế.
Hành động của Cái Bang dường như đã nắm chắc phần thắng. Sở dĩ họ không nói rõ mời quần hùng đến tham dự là vì họ muốn tránh tiếng tự đưa mình lên địa vị chủ nhân võ lâm. Nhưng cứ một việc họ gửi thiếp cho các anh hùng khắp thiên hạ thì cũng chẳng khác gì họ đã mời mọi người.
Quần tăng chùa Thiếu Lâm thầm nghĩ:
- Cái Bang không mời bọn mình phó ước tại tổng đàn của họ mà họ tự đến đây là ngoài mặt tỏ ra kính lễ với ta mà kỳ thực là để ta không kịp chuẩn bị.
Huyền Sinh tính tình nóng nảy, lập tức quay về phía người bạn thân ở Hà Bắc là Thần Ðàn Tử Gia Cát Trung nói:
- Gia Cát lão nhị! Ông bạn được tin này sao không báo cho bần tăng hay. Vậy tan cuộc giao tình chúng ta mươi năm đến đây là sổ toẹt.
Gia Cát Trung mặt đỏ bừng lên, vội giải thích:
- Lão phu... mới nhận được thiếp ba bữa trước đây, bỏ cả cơm nước chưa kịp ăn, đã đi suốt ngày đêm tới đây ngay. Hai con tuấn mã mệt quá bị chết ở dọc đường chỉ vì sợ lỡ kỳ hạn, không kịp đến tiếp tay cho lão trọc đầu thối tha. Thế mà lão trọc đầu còn trách ta nữa ư?
Huyền Sinh bật cười, dịu giọng:
- Ông bạn đến đây là có lòng tốt lắm rồi!
Gia Cát Trung nói:
- Cái gì lòng tốt với chả lòng tốt? Võ công phái Thiếu Lâm của nhà lão đã cao cường rồi thì ca ca đây reo hò trợ oai cũng là được chứ sao?
Huyền Sinh nghe lão nói vậy biết lão rất chân thành, chỉ vì không đủ thì giờ để báo tin sớm. Nhà sư lại đi hỏi các vị anh hào thì ra ai ở xa Cái Bang gửi thiếp trước, ai ở gần họ gửi thiếp sau. Rút cục ai cũng phải mải miết thượng lộ, ngựa không dừng vó đến nơi mới kịp. Vì thế bao nhiêu bạn bè phái Thiếu Lâm đều không kịp đưa tin. Bọn Cái Bang định bàn kế hoạch rất vừa vặn, tính đúng nhật trình khiến không một ai có thể tới sớm một ngày trước được.
Quần tăng chùa Thiếu Lâm nghĩ tới cách bố trí của Cái Bang thì bọn này có một kế hoạch hoàn bị rồi mới hành động. Bang chúa cùng bang chúng Cái Bang chưa tới nơi, quần hùng đã đến trước một lúc. Thế là họ đoạt được tiên cơ, tỏ cho thiên hạ biết không phải họ gây sự, mọi người lo rằng bọn họ còn nhiều mưu mẹo lợi hại khác nữa.
Hôm ấy là ngày rằm tháng sáu, tiết trời nóng nực. Quần tăng chùa Thiếu Lâm vừa ứng phó với việc Thần Quang Thượng Nhân, bọn Triết La Tinh, kế tiếp đến là việc Cưu Ma Trí tỷ đấu, rồi cuộc thẩm vấn Hư Trúc đều đã khiến cho mọi người hao tổn tinh thần.
Ðột nhiên quần hùng tứ phương lại nhất tề kéo đến trong chùa. Tuy tăng lữ rất đông nhưng sự việc xảy ra một cách bất thình lình nên ai nấy không khỏi cuống quít. May mà thủ toà tri khách viện Huyền Tĩnh đại sư là một người tháo vát nhanh trí và vật liệu trong chùa tích trữ đã nhiều nên cuộc tiếp đãi quần hào không đến nỗi khiếm khuyết.
Bọn Huyền Từ nghênh tiếp tân khách rất là bận rộn, không rảnh lúc nào để thương nghị đại sự. Ai nấy trong lòng đều hoang mang.
Bỗng nghe tri khách tăng báo vào:
- Trấn Nam Vương Ðoàn điện hạ nước Ðại Lý đã giá lâm.
Huyền Từ mừng thầm trong bụng, vội dẫn quần tăng ra nghênh tiếp.
Ngày trước Huyền Bi đại sư bị trúng Kim Cương chỉ mà chết. Ai cũng ngờ cho họ Mộ Dung ở Cô Tô đã hạ độc thủ. Chùa Thiếu Lâm muốn triệu tập một cuộc anh hùng đại hội để bàn kế đối phó. Huyền Từ viết thư sai phái hai nhà sư Tuệ Chân và Tuệ Thiền đã đến nước Ðại Lý để mời họ Ðoàn tham dự vào cuộc đại hội này.
Quốc vương Ðại Lý nhận được thiếp mời liền phái ngự đệ Ðoàn Chính Thuần dẫn bọn Phạm Hoa, Hoa Hách Cấn, Ba Thiên Thạch, Ðổng Tư Qui đến chùa Thiếu Lâm. Không ngờ trung gian xảy vụ Kiều Phong đại náo Tụ Hiền trang, nên cuộc anh hùng đại hội chưa khai mạc được, rồi việc này cũng bị buông trôi.
Quần hùng hồi ấy đều cho Kiều Phong mới phải là tay đối đầu lợi hại của võ lâm Trung Nguyên. Do đó mà tấm lòng thù hận Nam Mộ Dung bị xoay hướng nhằm vào cả Bắc Kiều Phong.
Nhà Tống cùng rợ Khất Ðan có mối cừu hận truyền đời. Còn nước Ðại Lý thì ở mãi tận miền Nam Cương hẻo lánh và không đi lại giao thiệp gì nơi Khất Ðan. Quần hùng Trung Nguyên sở dĩ có cuộc tử chiến với Kiều Phong chỉ vì phát giác ra ông là giòng giống Khất Ðan.
Họ Ðoàn tuy là người Hán nhưng đã thành lập ra một nước riêng biệt, nên chẳng có ý muốn gây thù hằn với nước Liêu, rồi không tham dự vào cuộc tranh chấp với Kiều Phong. Sau Ðoàn Chính Thuần bị Ðoàn Diên Khánh uy hiếp sắp chết đến nơi, may được Kiều Phong cứu cho, từ đó Ðoàn Chính Thuần rất cảm ơn Kiều Phong.
Sau khi xong việc ở Trung Nguyên, đáng lẽ Ðoàn Chính Thuần trở về Ðại Lý ngay. Nhưng y lại được tin từ Ðại Lý đưa đến cho hay người con trai yêu quý độc nhất của mình là Ðoàn Dự bị Cưu Ma Trí bắt đem vào Trung Nguyên. Ðoàn Chính Thuần vừa kinh hãi vừa lo buồn, đi khắp tứ xứ để nghe tin tức con mình.
Trong khi đó Ðoàn Chính Thuần tiện đường tìm đến những nhân tình cũ là Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Trúc. Y bản tính phong lưu lãng mạn, hễ vui đâu là chầu đấy, không nhớ đến việc quay về nữa. Vì thế mà mấy tháng trời y vẫn còn la cà ở Trung Nguyên.
Một hôm Ðoàn Chính Thuần nghe tin tân bang chúa Cái Bang là Vương Tinh Thiên muốn cùng phái Thiếu Lâm tranh đoạt ngôi minh chủ võ lâm. Y nghĩ rằng lúc này chùa Thiếu Lâm nhất định náo nhiệt vô cùng, tới đây may ra nghe được tin tức của con mình, nên lật đật đến ngay.
Nguyễn Tinh Trúc cũng theo y đến vì mụ không muốn phân ly tình lang, đồng thời mụ cũng muốn đi do thám tin tức A Tử... Mụ nghe tin chùa Thiếu Lâm không tiếp đàn bà con gái, liền cải dạng nam trang đi theo Ðoàn Chính Thuần.
Huyền Từ mời bọn Ðoàn Chính Thuần vào trong đại điện đưa đi giới thiệu với quần hùng. Người thứ nhất được giới thiệu là Ðại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí nước Thổ Phồn.
Ðoàn Chính Thuần đột nhiên biến sắc chắp tay nói:
- Khuyển tử là Ðoàn Dự được Minh Vương quá yêu cho cùng đi Ðông du. Dọc đường chắc gã đã được Minh Vương giáo huấn rất nhiều, Ðoàn mỗ cảm kích vô cùng và xin có lời từ tạ.
Cưu Ma Trí tủm tỉm cười đáp:
- Tại hạ không dám!
Rồi hắn nghiêm nghị lắc đầu nói:
- Chao ôi! Thật là đáng tiếc!
Ðoàn Chính Thuần lo lắng, trống ngực đánh thình thình tưởng là Ðoàn Dự đã gặp chuyện bất trắc, vội hỏi lại:
- Minh Vương nói vậy là có ý gì?
Tuy y gặp biến cố đã nhiều nhưng ngày đêm vẫn lo lắng về sự an nguy của con mình, tâm thần hỗn loạn, giọng nói lạc hẳn đi.
Cưu Ma Trí đáp:
- Tiểu tăng đến Thiên Long bảo tự, được bái kiến Khô Vinh đại sư, Thiên Nhân phương trượng cùng lệnh huynh, thấy vị nào cũng tâm nhãn bình thản, nhàn hạ, vẻ mặt uy nghiêm hiền hoà. Thiệt là những bậc cao sĩ đắc đạo. Trấn Nam Vương oai danh lừng thiên hạ mà sao cưng chiều công tử chẳng khác gì tính khí phụ nhân?
Ðoàn Chính Thuần trấn tĩnh lại nghĩ thầm:
- Dự nhi nếu đã gặp chuyện bất trắc thì trong lòng mình hoang mang cũng bằng vô ích, lại khiến cho lão Phiên tăng này coi thường.
Y nghĩ vậy, liền nói:
- Sót thương con cái là lẽ thường của loài người. Nếu người đời chẳng ai sinh con, đẻ cái nâng niu thì loài người đi đến chỗ tuyệt diệt. Bọn tại hạ là người phàm tục ví với Minh Vương ở trong cõi sạch hết lòng trần và đã thành một bậc cao tăng từ bi đức độ thế nào được?
Cưu Ma Trí tủm tỉm cười nói:
- Tiểu tăng khi vừa thấy lệnh lang tướng mạo phi thường, tưởng sau này làm rạng rỡ Ðoàn môn và là một minh quân đạo đức ở nước Ðại Lý, xứng đáng là một vị phúc tích cho bọn lê dân cõi Thiên Nam mấy chục vạn dặm.
Ðoàn Chính Thuần khiêm nhượng nói:
- Không dám!
Y lẩm bẩm:
- Thằng trọc này thật khả ố, mình đã ruột nóng như lửa đốt mà hắn toàn nói dềnh dàng.
Cưu Ma Trí lại thở dài nói:
- Hỡi ơi! Thực là đáng tiếc! Ngờ đâu vị Ðoàn quân này phúc trạch không được dồi dào...
Ðoàn Chính Thuần nghe hắn nói vậy không khỏi biến sắc.
Cưu Ma Trí lại tủm tỉm cười nói tiếp:
- Lệnh lang vừa đến Trung Nguyên nhìn thấy một vị cô nương xinh đẹp rồi từ đó theo đuổi quần hồng. Bao nhiêu hùng tâm, tráng trí trong đầu óc đều tiêu ma hết sạch. Vị cô nương kia đi đâu là lệnh lang theo đi tới đó. Ai cũng cho chàng là kẻ du tử bướm ong, là hạng tử đệ đơn bạc không chịu chăm lo chính nghiệp. Như vậy chẳng đáng tiếc ru?
Bỗng nghe có tiếng cười hích hích phát ra. Lạ ở chỗ ai cũng nghe rõ là thanh âm một thiếu phụ. Mọi người nhìn về phía phát ra tiếng thì lại là một hán tử trung niên mặt mũi xấu xa.
Nguyên người này là Nguyễn Tinh Trúc, mẹ ruột A Châu. Lúc này mụ cải dạng nam trang, từ hình dung cho đến cử chỉ, chỗ nào cũng giống, không như bốn chị em Tứ Kiếm ở cung Linh Thứu để lộ chân tướng cho người trông thấy. Có điều mụ lãng tính quên đi, buột miệng nói ra, thanh âm mụ dịu dàng, uyển chuyển chứ không được ý tứ như A Châu lúc đã cải trang là giở giọng ồn ồn của đàn ông.
Nguyễn Tinh Trúc thấy mọi người chăm chú nhìn mình, mụ mới đúng giọng thổ khàn nói:
- Tiểu hoàng tử Ðoàn gia nước Ðại Lý đúng là gia học uyên nguyên, tướng môn hổ tử đâu có thể thế được.
Ðoàn Chính Thuần đi tới đâu phong tình đi tới đó, tiếng tăm đã đồn đại khắp giang hồ. Bây giờ Ðoàn Dự say mê điên đảo Vương Ngọc Yến, quần hùng nghe mụ mai mỉa bằng câu gia học uyên nguyên cùng tướng môn hổ tử thì không khỏi nhìn nhau mỉm cười.
Ðoàn Chính Thuần cũng cười ha hả ra chiều phóng khoáng, nhìn Cưu Ma Trí đáp:
- Thằng nhỏ đó hư quá...
Cưu Ma Trí ngắt lời:
- Ðâu phải y hư? Như vậy là y ngoan lắm đấy chứ!
Ðoàn Chính Thuần biết Cưu Ma Trí dùng tiếng ngoan chế diễu mình phong lưu lãng mạn nên con cũng giống đa tình, nhưng không lấy thế làm tức, hỏi ngay:
- Không hiểu hiện giờ y ở phương nào? Nếu Minh Vương biết thì xin chỉ bảo cho!
Cưu Ma Trí lắc đầu đáp:
- Ðoàn công tử không thể nào phá vỡ được ải ái tình để thoát ra ngoài. Ngày đêm y tương tư rầu rĩ, thân hình tiều tuỵ. Lúc tiểu tăng gặp chàng thì người chàng chỉ còn là nắm da bọc xương, mặt bủng da vàng. Bây giờ y còn sống hay chết khó mà biết được.
Ðoàn Chính Thuần đột nhiên nhớ lại lúc con mình còn ở nước Ðại Lý đã đem lòng yêu tha thiết một cô gái quê mùa là Mộc Uyển Thanh nhưng vì âm dương lầm lỡ, Mộc Uyển Thanh là con tư sinh của mình đã khiến cho tâm thần gã bị đau khổ rất nhiều. Nếu bây giờ gã còn quyến luyến đứa em gái cùng cha khác mẹ đó thì thật là nát bét.
Ðoàn Chính Thuần đang lộ vẻ ưu tư thì đột nhiên một nhà sư tuổi trẻ tiến ra kính cẩn thi lễ nói:
- Vương gia bất tất phải lo phiền! Ðoàn tam đệ tinh thần cực kỳ sáng suốt, thân thể cũng vẫn khoẻ mạnh.
Ðoàn Chính Thuần đáp lễ, trong lòng lấy làm kỳ. Ông thấy người này ăn mặc theo kiểu tăng nhân vào hàng tiểu bối chùa Thiếu Lâm và không hiểu tại sao y lại kêu Ðoàn Dự bằng tam đệ, liền hỏi lại:
- Gần đây tiểu sư phụ mới gặp gã hay sao?
Nhà sư tuổi trẻ này chính là Hư Trúc. Y toan đem việc gặp Ðoàn Dự ở cung Linh Thứu thuật lại thì đột nhiên thanh âm Ðoàn Dự vang lên:
- Gia gia! Hài nhi ở đây. Gia gia! Ngọc thể vẫn khang cường chứ?
Vừa dứt lời, một người thân pháp mau lẹ tuyệt luân xẹt vào trong điện, nhảy xổ tới trước mặt Ðoàn Chính Thuần. Chàng chính là Ðoàn Dự.
Nguyên Ðoàn Dự nội công thâm hậu, mắt tinh tai thính. Chàng vừa đến cổng chùa đã nghe tiếng phụ thân cùng Hư Trúc đối đáp, trong lòng nóng nảy liền thi triển phép Lăng Ba Vi Bộ để tiến vào.
Cha con Ðoàn Chính Thuần ôm lấy nhau xiết nỗi vui mừng.
Ðoàn Chính Thuần thấy con mình tuy có vẻ phong sương nước da đen hơn ngày còn ở Ðại Lý, nhưng tinh thần cực kỳ tráng kiện, thân pháp mau lẹ phi thường chứ không phải nắm da bọc xương, hình dung tiều tuỵ, mặt bủng da vàng... như lời Cưu Ma Trí vừa nói.
Ðoàn Dự ngoảnh lại nhìn Hư Trúc nói:
- Nhị ca! Nhị ca lại làm hoà thượng rồi ư?
Hư Trúc quỳ trước tượng Phật hàng nửa ngày thành tâm sám hối. Nhưng y vừa thấy Ðoàn Dự lập tức nhớ đến Mộng Trung cô nương bất giác mặt đỏ ra đến mang tai ra chiều bẽn lẽn vô cùng, không dám mở miệng nói gì.
Cưu Ma Trí vừa thấy Ðoàn Dự nhảy vào, lão nghĩ ngay:
- Anh chàng say mê Vương Ngọc Yến này mà xuất hiện thì hẳn Vương Ngọc Yến cũng gần đâu đây. Nếu không thì chùa Thiếu Lâm có xảy ra việc tày trời, ai mà dẫn dụ được anh chàng si tình này lên núi Thiếu Thất? Nhưng Vương Ngọc Yến lại có mối thâm tình với biểu ca nàng, nàng nhất quyết chẳng dời xa Mộ Dung Phục. Thế thì chắc gã cũng đến cả đây. Nghĩ vậy lão liền ngưng tụ chân khí vào huyệt mạch đan điền lên tiếng gọi to:
- Mộ Dung công tử! Ðã lên núi Thiếu Thất sao không vào chùa lễ Phật?
Quần hùng thộn mặt ra tự hỏi:
- Mộ Dung công tử đã đến rồi ư? Sao mình chưa thấy hình tích gì mà lão Phiên tăng này đã biết trước?
Họ có biết đâu là Cưu Ma Trí chỉ phỏng đoán chứ thật tình lão cũng chưa nghe thanh âm của Mộ Dung Phục.
Không ngờ ngoài cổng chùa vẫn chẳng thấy động tĩnh gì.
Lâu lâu chỉ nghe tiếng dội từ đằng xa vọng lại:
- Mộ Dung công tử! Ðã lên núi Thiếu Thất sao không vào chùa lễ Phật?
Cưu Ma Trí giật mình nghĩ thầm:
- Té ra lần này mình đoán sai rồi, nếu quả Mộ Dung Phục đến Thiếu Thất thì không khi nào gã nghe tiếng mình mà không đáp lại.
Lão ngửa mặt lên trời cười ha hả toan nói mấy câu đánh trống lấp thì bỗng một thanh âm quái gở vang lên:
- Mộ Dung công tử cùng Ðinh lão quái đang chiến đấu ác liệt. Chờ công tử giết được lão quái rồi sẽ lên núi Thiếu Thất lễ Phật.
Ðoàn Chính Thuần và Ðoàn Dự vừa nghe tiếng sắc mặt đã hơi biến đổi vì chính là thanh âm ác Quán Mãn Doanh Ðoàn Diên Khánh.
Lần trước cha con chàng lọt vào tay đệ nhất ác nhân này, suýt phải bỏ mạng. Chuyến này lại gặp ở đây.
Ðoàn Chính Thuần nghĩ ngay: nếu xảy cuộc tỷ đấu với lão thì quyết không địch lại rồi. Dù có thoát chết thì tiếng anh hùng thiên hạ bấy lâu của mình cũng bị mất hết.
Ðoàn Chính Thuần trong lòng xao xuyến, tính kế đối phó. Nếu trốn đi cho thoát thân thì tỏ ra khiếp nhược, còn chi là thanh danh. Ông đành mặc kệ để xem sự việc xảy ra thế nào rồi sẽ tuỳ cơ ứng biến.
Giữa lúc ấy Ðoàn Diên Khánh mình mặc áo bào xanh, chống gậy trúc chạy thẳng vào trong điện. Theo sau lão là Vô ác Bất Tác Diệp Nhị Nương, Hung Thần ác Sát Nam Hải Ngạc Thần, Cùng Hung Cực ác Vân Trung Hạc. Cả bọn tứ đại ác nhân đều đã đến nơi.
Huyền Từ phương trượng đối với tân khách, bất luận thiện ác đều theo đúng lễ nghi đón tiếp.
Thi lễ xong Ðoàn Diên Khánh quay sang Ðoàn Chính Thuần gật đầu.
Nam Hải Ngạc Thần vừa thấy Ðoàn Dự cũng ở đây thì mặt thẹn đỏ bừng, quay gót toan trốn.
Ðoàn Dự cười hỏi:
- Này đồ nhi! Gần đây mạnh giỏi chứ?
Nam Hải Ngạc Thần nghe chàng kêu mình bằng đồ nhi, biết là không thể trốn tránh được, lão hằm hằm tức giận văng tục:
- Mẹ kiếp! Lại gặp gã sư phụ thối tha này! Ngươi còn chưa chết ư?
Quần hùng nghe hắn nói lốp bốp đều không khỏi ngạc nhiên vì thấy người hắn vẻ mặt hung dữ mà con người nho nhã như Ðoàn Dự lại kêu bằng đồ nhi đã lấy làm kỳ. Chính miệng hắn cũng kêu Ðoàn Dự bằng sư phụ mà ngôn từ vô lễ, tục tằn nên lại càng lấy làm lạ hơn nữa.
Diệp Nhị Nương trong tay bồng đứa nhỏ chừng hai tuổi tủm tỉm cười nói:
- Ðinh lão tiên đang đại trổ thần thông đánh Mộ Dung công tử đến nỗi thất điên bát đảo. Thủ đoạn của y thật là hiếm có. Chúng mình ra coi chơi!
Ðoàn Dự la lên:
- Ái chà!
Rồi nhảy vọt ra ngoài điện.
Cưu Ma Trí đoán quả không sai. Ðoàn Dự khi rời khỏi cung Linh Thứu rồi liền đi theo Mộ Dung Phục cùng Vương Ngọc Yến.
Hôm ấy chàng ở núi Phiêu Diễu ra đi về phía Ðông chừng sáu trăm dặm thì gặp bọn Mộ Dung Phục.
Bọn Bao Bất Ðồng tuy có ý chán ghét chàng, nhưng không tiện công nhiên khu trục không cho đi theo.
Dọc đường, bọn người này được tin Cái Bang cùng phái Thiếu Lâm tranh đoạt ngôi minh chủ võ lâm. Mộ Dung Phục đã có ý kết nạp anh hùng thiên hạ để mưu đồ cuộc hưng Yên phục quốc sau này, liền cùng bọn Ðặng Bách Xuyên ngấm ngầm thương nghị nếu Cái Bang cùng phái Thiếu Lâm tranh đấu và cả hai phe cùng đi đến chỗ điêu tàn thì họ Mộ Dung ở giữa thủ lợi không chừng đoạt được ngôi minh chủ võ lâm và ra hiệu lệnh cho hào kiệt trên chốn giang hồ thì thật là một cơ duyên rất tốt cho công cuộc dựng cờ khởi nghĩa, không nên bỏ lỡ.
Không ngờ, vừa đi tới chân núi Thiếu Thất lại gặp Ðinh Xuân Thu.
Mấy tháng nay, Ðinh Xuân Thu mở rộng môn phái thu nạp rất nhiều đồ đệ. Bất luận hắc đạo lục lâm hay bàng môn yêu tà, ai đến quy đầu lão cũng thu nạp ngay. Mới trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà bọn giặc cướp ở Trung Nguyên theo đông như kiến. Họ tranh nhau nghênh tiếp ở dọc đường.
Mộ Dung Phục và Ðinh Xuân Thu đã cùng nhau tỷ đấu mấy phen đều không phân cao thấp. Chuyến này gặp lại nhau đây, Mộ Dung Phục thấy đối phương quá đông thì không khỏi ngấm ngầm chột dạ.
Nhất Trận Phong Phong Ba ác chẳng biết sợ trời sợ đất là gì. Gã chỉ nói vài ba câu rồi xông vào đánh nhau với bọn môn đồ phái Tinh Tú.
Ðoàn Dự không hiểu võ công, muốn cùng Vương Ngọc Yến tránh đi xa. Nhưng Vương Ngọc Yến lại băn khoăn về sự yên nguy của biểu ca nàng, không chịu bỏ đi.
Bọn môn đồ phái Tinh Tú ào ào như triều dâng, xông vào bao vây bọn Mộ Dung Phục.
Ðoàn Dự thi triển phép Lăng Ba Vi Bộ lảng tránh bọn môn đồ phái Tinh Tú để chạy vào gặp phụ thân.
Bây giờ chàng đột nhiên nghe Diệp Nhị Nương nói: Mộ Dung Phục bị Ðinh Xuân Thu đánh cho xiểng liểng liền lẩm bẩm:
- Âu là ta phải chạy mau ra để cõng Vương cô nương thoát cơn nguy hiểm này.
Nghĩ vậy rồi chàng chạy vụt đi.
Ðinh Xuân Thu đã sát hại hai vị cao tăng là Huyền Thống, Huyền Nạn, thành kẻ đại thù của phái Thiếu Lâm. Quần tăng chùa Thiếu Lâm có giết được hắn mới cam tâm. Bây giờ họ nghe nói kẻ thù đã lên núi Thiếu Thất thì nhốn nháo cả lên.
Huyền Sinh hô lớn:
- Bữa nay ai nấy phải cố gắng bắt sống Ðinh lão quái để báo thù cho hai vị sư huynh là Huyền Thống, Huyền Nạn.
Huyền Từ dõng dạc nói:
- Người ta ở xa đến, mình phải tiên lễ, hậu binh!
Quần tăng dạ ran.
Huyền Từ lại nói:
- Các vị sư huynh! Liệt vị bằng hữu! Chúng ta hãy ra cả ngoài kia xem những chiêu tuyệt cao của phái Tinh Tú cùng nhà Mộ Dung tỷ đấu nên chăng?
Quần hùng nghe lời Huyền Từ như được gãi vào chỗ ngứa, họ chỉ chờ đại sư nói câu này. Những trang thiếu niên anh hào tính tình nóng nảy, nhưng địa vị thấp hơn, được lời liền chạy đi trước như ong vỡ tổ. Theo sau là bốn đại ác nhân, hảo hán các nơi, họ Ðoàn nước Ðại Lý rồi đến cao tăng các chùa lục tục rảo bước đi ra.
Bỗng nghe tiếng khí giới chạm nhau chát chúa vang lên không ngớt. Các nhà sư Thiếu Lâm vào hàng chữ Tuệ đều lấy binh khí đưa cho các vị sư thúc, sư bá. Quần tăng theo thứ tự những chữ Huyền, Tuệ, Hư, Trí đều cầm binh khí, đi vào hàng đội kéo ra khỏi chùa.