tintin27
08-13-2009, 06:31 AM
Hồi 153 - Tiêu Ðại Vương Không Chịu
Tiêu Phong từ khi lỡ tay ngộ sát A Châu, ông thương A Tử như em gái mình, nên nàng được Liêu chúa gia ơn, ông cũng ngỏ lời bái tạ.
Gia Luật Hồng Cơ lại cho là mình đoán không sai, bụng bảo dạ:
- Bây giờ ta thành toàn hôn sự cho y một cách vinh quang, rồi sai y khởi binh đánh Tống chắc là y phải tận tâm kiệt lực.
Tiêu Phong lại tự hỏi:
- Phen này Hoàng thượng Ðông du là có ý gì? Ngài đã phong A Tử làm công chúa mà còn thêm hai chữ "Bình Nam" là nghĩa làm sao? Hỡi ôi! Bình Nam, Bình Nam!... Phải chăng là có ý động binh đánh xuống Nam triều?
Hồng Cơ nắm lấy tay Tiêu Phong nói:
- Ngự đệ! Hai ta lâu ngày chưa gặp nhau. Bây giờ đi chơi nói chuyện với nhau một lúc.
Hai người cưỡi ngựa đi về phía Nam. Ngựa hay mà đường sá lại bằng phẳng. Chớp mắt đã đi được ngoài ba mưoi dặm. Nơi đây là một khu đồng ruộng bát ngát hoang vu, toàn lúa má cùng cỏ dại, mọc chen nhau. Chỗ nào cũng đầy chông gai, vì lâu ngày không người đi lại.
Tiêu Phong nghĩ thầm:
- Người Tống vì sợ bọn mình đến đây cướp lương thảo, nên đành bỏ hoang mấy trăm vạn khoảnh ruộng tốt này. Mỗi một khoảnh ruộng này đều nuôi sống được bao nhiêu sinh linh. Họ đã tốn bao nhiêu huyết lệ mới làm thành ruộng tốt như vậy.
Gia Luật Hồng Cơ ra roi cho ngựa chạy lên trên một cái gò nhỏ, đứng nhìn bốn phía ra vẻ tự hào.
Tiêu Phong cũng giục ngựa theo lên. Ông ngó theo con con mắt của Hồng Cơ nhìn về phía Nam thấy núi đồi chập chùng bao la bát ngát, không biết đâu là cùng tận.
Gia Luật Hồng Cơ trỏ đầu roi ngựa về phía Nam nói:
- Ngự đệ ơi! Trẫm nhớ lại ba mươi năm trước đây phụ hoàng đã dẫn trẫm tới đây trỏ cho hay giang sơn gấm vóc này là của nhà Ðại Tống...
Tiêu Phong nói:
- Dạ!
Hồng Cơ lại nói:
- Ngự đệ từ thửa nhỏ sinh trưởng ở đất Nam, am hiểu nhiều về nhât vật cùng sông núiNam Mau. Phải chăng dưới đó sung sướng hơn nhiều chứ, không rét mướt khổ sở như chúng ta?
Tiêu Phong đáp:
- Thần nghĩ rằng ở đâu cũng có cái khoái lạc của nó. Trong tâm có thư thái thì người mới vui sướng được. Người Nam không quen ở Phương Bắc. Người Bắc cũng không quen ở phương Nam. Tạo hoá đã an bày như vậy. Nên hễ ai miễn cưỡng đứng núi này trông núi nọ thì tổ rước lấy phiền não vào mình.
Hồng Cơ hỏi:
- Thứ thì người Bắc xuống ở Phương Nam quen rồi lại quay trở về Miền Bắc cũng cảm thấy phiền não sao?
Tiêu Phong đáp:
- Thần là người phiêu bạt giang hồ. Bốn bể đâu cũng là nhà, nên khác với những người dân thượng. Nay được bệ hạ ban cho có chỗ nương thân lại được quan cao lộc hậu, trong lòng rất đại đức, còn có điều chi phiền muộn nữa?
Hồng Cơ quay lại nhìn vào mặt Tiêu Phong một lúc.
Tiêu Phong không muốn bốn mắt gặp nhau liền mỉm cười, rồi nhìn ra phía khác.
Hồng Cơ chậm rãi nói:
- Ngự đệ! Trẫm cùng ngự đệ tuy có bổn phận vua tôi mà thực là anh em kết nghĩa. Lâu ngày chưa nói chuyện với nhau sao ngự đệ giữ thủ lễ quân thân?
Tiêu Phong đáp:
- Trước kia kẻ vi thần chưa được biết bệ hạ, thấy mình mạo Muội đã nhiều. Nhưng sau khi biết rồi, đâu dám lấy nghĩa anh em mà xử?
Hồng Cơ thở dài nói:
- Làm Hoàng đế thì không được giao kết thân nhiệt cùng người hết lòng hết dạ với mình hay sao? Ngự đệ ơi! Trẫm muốn cùng hiền đệ bôn tẩu giang hồ, không bị điều gì câu thúc. hoá ra lại nóng.
Tiêu phong nói:
- Bệ hạ đãthích kết bạn cũng chẳng khó gì, Thần có hai người kết nghĩa đệ huynh ở Trung Nguyên, một là Hư Trúc Tử ở cung Linh Thức và một là Ðoàn Dự người nước Ðại Lý. Họ đều là những hầu tử ôm bầu nhiệt huyết phơi gan trải mật cùng người. Nếu bệ hạ muốn gặp họ, thần xin mời họ qua chơi Liêu quốc.
Nguyên Tiêu Phong từ khi về Nam Kinh, hàng ngày phải giao thiệp với quần thần cùng tướng sĩ nước Liêu. Từ lời nói cho đến tính tình đều không phù hợp, nên ông vẫn nhớ Ðoàn Dự và Hư Trúc, ông mong họ đến nước Liêu.
Hồng Cơ cả mừng nói:
- Hiền đệ đã có anh em kết nghĩa, thì sai người đưa thư mời họ đến nước Liêu. Nếu họ muốn làm quan thì trẫm sẽ phong cho hai người đó có những quan tước lớn.
Tiêu phong mỉm cười đáp:
- Thần mời họ qua chơi thì được, nhưng làm quan thì họ không làm được đâu.
Hồng Cơ trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Hiền đệ! Trẫm xem nét mặt cùng lời nói của hiền đệ dường như có ý không vui.
Trẫm dù là vua, giầu gồm bốn bể, mà không làm cho ngự đệ được như ý, còn làm ca ca thế nào được!
Tiêu Phong trong lòng cảm động đáp:
- Thần không dám giấu bệ hạ, việc lầm lỡ của thần là một mối hận chung thân, không còn cách nào vãn hồi được nữa.
Rồi ông thuật sơ quan lại chuyện đã ngộ sát A Châu cho Hồng Cơ nghe.
Hồng Cơ vỗ đùi đánh đét một cái rồi nói:
- Thảo nào hiền đệ gần bồn mươi tuổi vẫn chưa lấy vợ thì ra không quên được người cũ. Hiền đệ! Cái lầm lỡ của hiền đệ đều gốc tự bọn người Hán tàn bạo mà ra. Nhất là bọn Cái Bang lại càng vong ân bội nghĩa. Hiền đệ bất tất phải phiền não. Trẫm lập tức hưng binh chinh phạt Nam Man giết cho kỳ hết bọn Cái Bang cùng võ lâm Trung Nguyên để trả mối thù chúng hạ sát mẫu thân đệ cùng cái hậu vây khốn đệ ở Tụ Hiền trang. Hiền đệ thích con gái Nam Man xinh đẹp thì trẫm sẽ bắt về cho hiền đệ một vài nghìn tên để phục thị cũng chẳng khó gì.
Tiêu Phong nở một nụ cười đau khổ nghĩ thầm:
- Mình đã giết lầm A Châu thì kiếp này quyết chẳng lấy ai nữa. Dù là hàng ngàn hàng vạn thiếu nữ người Hán cũng chẳng thay thế cho nàng được. Hoàng thượng chỉ quen ở với hàng trăm hạng cung phi chưa hiểu chữ "tình" thế nào được?
Ông liền nói:
- Ða tạ bệ hạ! Nhưng mối thù oán giữa thần và bọn võ lâm Trung Nguyên không còn nữa, vì chính tay vi thần đã giết không biết bao nhiêu người Trung Nguyên. Nếu còn kéo dài mối thù oán gây cuộc chiến chinh thì hoạ hoạn không biết đến đâu mà kể. Gia Luật Hồng Cơ cười ha hả, nói:
- Người Tống trọng văn khinh võ, nói khoác thì hay lắm, nhưng đụng đến chiến tranh, chưa chắc đã chịu nổi một trận. Hiền đệ anh hùng vô địch, lãnh binh Nam chinh chỉ trong một ngày bình định Nam Man còn lo gì hoạ hoạn? Hiền đệ! Lần này ca ca đến đây, hiền đệ có biết vì lẽ gì không?
Tiêu Phong đáp:
- Thần đang trông chờ bệ hạ cho biết!
Hồng Cơ cười nói:
- Việc thứ nhất là trẫm đến đây bàn với hiền đệ. Tình thế nước Tây Hạ hiểm trở thế nào? Quân mã mạnh yếu ra sao? Hiền đệ mới qua Tây Hạ chắc đã biết rõ? Vậy hiền đệ cho trẫm hay liệu lấy nước Tây Hạ được chăng?
Tiêu Phong giật mình kinh hãi nghĩ thầm:
- Hoàng thượng mưu đồ nhiều quá! Ðã muốn chiếm Nam Tống, còn toan lấy Tây Hạ.
Ông nghĩ vậy, liền đáp:
- Thần vừa rồi đi Tây Hạ chỉ là để xem cuộc náo nhiệt về việc cầu thân của công chúa nước này, không nghĩ gì đến địa thế chiến trận cả. Xin bệ hạ minh xét. Thần tuy từng trải giang hồ, nhưng chỉ là những cuộc tỷ đấu tầm thường với người võ lâm, còn việc hành binh bố trận, thiệt tình không hiểu gì hết.
Gia Luật Hồng Cơ nói:
- Hiền đệ bất tất phải quá khiêm nhượng. Nay ca ca đến đây còn có việc thứ hai nữa là thăng quan tấn tước cho hiền đệ. Vậy hiền đệ nghe ca ca gia phong.
Tiêu Phong đáp:
- Kẻ vi thần chịu ơn nặng của bệ hạ đã nhiều...
Gia Luật Hồng Cơ dõng dạc ngắt lời:
- Nam Viện đại vương Tiêu Phong hãy nghe trẫm gia phong!
Tiêu Phong đành phải vội vàng nhảy xuống ngựa, lạy phục dưới đất.
Bỗng nghe Hồng Cơ tuyên bố:
- Nam Viện đại vương Tiêu Phong hết dạ trung thành với quốc gia, làm chân tay cho trẫm. Nay phong lên tước Tống vương lĩnh ấn Bình Nam đại nguyên soái. Khâm thử!
Tiêu Phong trong lòng nghi hoặc không biết làm thế nào, liền tâu:
- Kẻ vi thần chưa làm nên công trạng gì, không dám thọ lãnh ơn sâu của bệ hạ!
Hồng Cơ nghiêm giọng hỏi:
- Sao? Ngươi kháng cự mệnh lệnh của trẫm ư?
Tiêu Phong thấy Hoàng đế nghiêm giọng, biết rằng không thể chối từ đành khấu đầu đáp:
- Thần Tiêu Phong tạ ơn bệ hạ!
Hồng Cơ cười ha hả, nói:
- Có thế mới là hiền đệ của trẫm!
Liêu chúa đưa hai tay ra đỡ Tiêu Phong dậy, nói:
- Hiền đệ! Lần này trẫm xuống Nam không phải là chỉ tới Nam Kinh mà thôi,còn muốn ngự giá vào thành Biện Lương nữa!
Tiêu Phong lại một phen kinh hãi, quỳ tâu:
- Bệ hạ muốn đến Biện Lương... Thế thì sao...
Liêu chúa cả cười ngắt lời:
- Hiền đệ đã là Nam Bình đại nguyên soái thống lĩnh ba quân lên đường trước đi! Chúng ta tới thẳng Biện Lương! Sau này bình xong Tống quốc hiền đệ sẽ đặt phủ Tống vương ở ngay hoàng cung của thằng lỏi Triệu Hú trong thành Biện Lương.
Tiêu Phong hỏi:
- Theo lời bệ hạ thì ra ta khai chiến với Nam triều ư?
Liêu chúa đáp:
- Không phải là khai chiến! Ngày trước Nam triều còn Hoàng thái hậu cầm quyền chính, mọi việc đều có khuôn phép, nên tuy ta muốn khởi binh Nam chinh, nhưng không nắm chắc phần thắng. Bây giờ mụ già đó chết rồi, thằng lỏi Triệu Hú chưa ráo máu đầu, tự nhiên phái người chỉnh đốn việc Bắc phòng, huấn luyện ba quân, dồn lương chứa thảo, mộ binh nuôi ngựa. Thế là thằng lỏi đó cố ý gây hấn với ta, chứ còn gì nữa?
Tiêu Phong nói:
- Việc Nam triều huấn luyện sĩ tốt, tưởng ta bất tất phải can thiệp đến họ. Mấy năm nay Tống, Liêu không xảy ra cuộc giao binh, hai nước từ trong triều cho chí ngoài nội đều an hưởng thái bình. Giả tỷ Triệu Hú có xâm phạm cõi bờ, rồi ta đánh cho tàn tạ. Còn y mà sợ oai võ của bệ hạ không dám vọng động, ta chẳng cần gây sự với y làm gì?
Hồng Cơ nói:
- Hiền đệ có chỗ chưa hay, là Nam triều đất rộng người nhiều, sản vật phong phú. Nếu họ có vị minh chúa trị nước mà muốn thôn tính Ðại Liêu, chúng ta khó lòng địch nổi. May mà thằng lỏi Triệu Hú mới lên cầm quyền đã làm điều bất nghĩa, phóng trục hết những vị đại thần có kiến thức. Cả Tô Ðông Pha còn bị biếm ra đồn thủ biên cương. Lúc này vua tôi họ chẳng đồng lòng, thật là cơ hội ngàn năm một thuở. Nếu mình không cử sự thì còn đợi đến bao giờ?
Tiêu Phong nhìn về phía Nam tưởng tượng ra cảnh hàng ngàn hàng vạn quân Liêu đang rong ruổi, nhà cửa bị tàn phá, lửa cháy ngút trời, già trẻ trai gái ở Trung Nguyên đều bị vó ngựa dày xéo rên xiết!
Tên bắn như mưa, quân Tống và quân Liêu đang chiến đấu cực kỳ khốc liệt. Những cảnh máu đổ thây phơi, xương chất thành non, hiện ra trước mắt...
Tiêu Phong còn đang đau buồn về những ảo ảnh sắp xảy ra, thì Hồng Cơ lại lên tiếng:
- Tổ tông giòng giống Khất Ðan ta bao giờ cũng nghĩ đến chuyện thu phục Nam triều, mấy phen cử động đều bị thất bại. Ngày nay mệnh trời đã về với ta, tay ta có thể lập nên công lớn. Hiền đệ! Sau này tên tuổi hai ta ghi vào thanh sử. Ðó chẳng là một việc hay lắm ru?
Tiêu Phong dập đầu nói:
- Kính tâu bệ hạ! Vi thần có một việc khẩn cầu!
Hồng Cơ kinh hãi hỏi:
- Hiền đệ có điều chi, mà sức ca ca làm được thì bất luận điều gì cũng ưng thuận!
Tiêu Phong nói:
- Xin bệ hạ vì ức triệu sinh linh của hai nước Tống, Liêu mà rủ lòng thương thu ý chỉ Nam chinh lại. Người Khất Ðan chúng ta lấy nghề săn bắn, chăn nuôi để sinh sống, thì dù có lấy được đất đai Nam triều cũng bằng vô dụng. Huống chi gây việc đao binh thật là điềm dữ. Nếu mình bị toả nhuệ thì không khỏi thương tổn đến oai danh của bệ hạ.
Gia Luật Hồng Cơ nghe lời Tiêu Phong thấy thuỷ chung ông vẫn không muốn cử binh Nam chinh thì lấy làm ngạc nhiên vì người Khất Ðan từ vương công cho đến tướng soái đại thần hễ ai nghe thấy hai chữ "Nam chinh" đều nhảy nhót mừng vui, mà sao Tiêu Phong cứ khuyên can ngăn trở hoài.
Gia Luật Hồng Cơ lại liếc mắt nhìn Tiêu Phong, thấy ông riu ríu cặp lông mày ra vẻ lo buồn, thì nghĩ thầm:
- Ta phong cho y làm Tống vương kiêm Bình Nam đại nguyên soái. Thế là y chỉ dưới quyền một mình ta, mà đứng trên cả muôn người. Tại sao y lại không hớn hở mừng vui? Phải rồi! Tuy y là người Liêu, nhưng từ thuở nhỏ đã được bọn Nam Man nuôi dạy. Có thể nói y phân nửa là người Nam Man. Nước Ðại Tống đối với y đã thành phụ mẫu chi bang, nên y nghe ta định phát binh đánh Nam Man, y liền cực lực can gián. Cứ tình hình này dù ta có ép uổng y dẫn binh Nam chinh, e rằng y không chịu dốc lòng hết sức.
Liêu chúa lại nói:
- ý trẫm đã quyết! Hiền đệ chẳng nên nói nhiều nữa!
Tiêu Phong nói:
- Chinh chiến là việc lớn của quốc gia, xin bệ hạ nghĩ kỹ. Nếu bệ hạ đã quyết định Nam chinh, xin bệ hạ uỷ thác cho bậc hiền tài nào khác hay hơn. Nếu để vi thần thống lĩnh ba quân, e rằng làm lỡ việc lớn của quốc gia và đắc tội với bệ hạ.
Gia Luật Hồng Cơ chuyến này xuống Nam, trong lòng phấn khởi, đinh ninh được Tiêu Phong tận tâm phụ hoạ với mình bàn việc Nam chinh.
Bây giờ nghe ông nói chán ghét chiến tranh lại không chịu để lãnh chức Bình Nam đại nguyên soái, trong lòng rất đỗi không vui.
Liêu chúa nói bằng một giọng trách móc:
- Hiền đệ coi Nam triều trọng hơn Liêu quốc, giữ hết lòng trung với Nam triều mà thờ ơ với nước Ðại Liêu ta phải chăng?
Tiêu Phong dập đầu tâu:
- Xin bệ hạ xét soi: Tiêu Phong là người nước Liêu dĩ nhiên là phải tận trung với Ðại Liêu. Nếu gặp bước nguy nan này dù phải nhảy vào đống lửa, cũng quyết không lùi bước.
Hồng Cơ nói:
- Thằng lỏi Triệu Hú đã nảy ra ý muốn dòm ngó Ðại Liêu. Người ta thường nói: "Nhanh tay là được, chậm bước tất nguy". Chúng ta mà không kiềm chế họ trước thì cái hoạ vong quốc có thể xảy ra. Chờ nguy mới tra cứu, đâu phải là thượng sách? Trẫm mong hiền đệ vì việc nước mà cầm quân, sao hiền đệ lại không chịu?
Tiêu Phong đáp:
- Bình nhật Tiêu Phong này giết người đã nhiều. Thực tình hai tay không muốn nhúng vào máu tanh nữa. Cầu xin bệ hạ cho thần được từ quan vào chốn sơn lâm ẩn lánh.
Gia Luật Hồng Cơ nghe Tiêu Phong xin từ quan thì trong lòng căm giận có ý muốn giết ngay lập tức. Nhà vua tay nắm đốc đao toan rút ra đâm vào cổ Tiêu Phong, nhưng lại nghĩ rằng:
- Người này võ công ghê gớm lắm. Nếu mình chém y một đao mà y không chết thì mình tất bị y sát hại. Huống chi ngày trước y đã có công cứu mạng mình, lại cùng mình kết nghĩa anh em. Thế mà ngày nay chỉ vì một câu nói không hợp đã giết kẻ công thần, sao khỏi mang tiếng vong ân phụ nghĩa?
Liêu chúa nghĩ thế rồi, thở dài, buông tay đao ra nói:
- ý kiến của hiền đệ không hợp ý trẫm. Vậy hiền đệ hãy về nghĩ lại. Trẫm mong rằng hiền đệ sẽ hồi tâm chuyển ý phụng mạng xuất chinh.
Tiêu Phong tuy phục lạy dưới đất, nhưng ông bản lãnh cao cường, nên người đứng bên chỉ chau mày hay một cử động, ông cũng biết ngay. Huống chi Gia Luật Hồng Cơ tay nắm đốc đao nảy ý giết người? Ông biết rằng nếu mình còn nói một câu, tất Hồng Cơ trở mặt, liền đáp ngay:
- Vi thần xin tuân mệnh!
Rồi ông lập tức đứng lên dắt ngựa lại cho Hồng Cơ.
Hồng Cơ không nói nửa lời, nhảy phắt lên lưng ngựa đi ngay.
Vua tôi lúc trước cưỡi ngựa song song đi xuống phía Nam. Bây giờ quay về Bắc thì chúa trước tôi sau cách nhau đến nửa dặm đường.
Tiêu Phong biết rằng Gia Luật Hồng Cơ đã sinh lòng nghi kỵ, nếu ông đi gần quá thì sợ nhà vua không yên lòng, nên ông đánh bạo đi sau một quãng xa.
Hai người về đến thành Nam Kinh, Tiêu Phong mời Liêu chúa nghỉ lại trong nội điện phủ Nam Viện đại vương.
Hồng Cơ cười nói:
- Ta không ở lại vương phủ để khỏi phiền hiền đệ, và muốn để hiền đệ được yên tĩnh, nghĩ lại mọi đường hoạ phúc lợi hại. Trẫm về ngự doanh an nghỉ đây!
Tiêu Phong liền đưa Hồng Cơ đến ngự doanh.
Hồng Cơ đem từ Thượng Kinh đến rất nhiều bảo đao, bảo kiếm cùng ngựa hay, gái đẹp, nhất nhất thưởng cho Tiêu Phong hết.
Tiêu Phong tạ ơn đưa về vương phủ.
Tiêu Phong trước nay vẫn chẳng để ý gì đến chánh sự. Ông không ưa sách vở chữ nghĩa, nên trong vương phủ chẳng có thư phòng chi hết. Ngày thường ông cùng chư tướng ngồi trong đại sảnh uống rượu ăn thịt cũng như ngày ở Cái Bang.
Các tướng Khất Ðan ở trong trướng cũng vậy. Kể ra chỗ này đối với Tiêu Phong cũng rất yên ổn.
Tiêu Phong ở ngự doanh trở về thì trời vừa tối. Lúc ông bước vào nhà đại sảnh thấy dưới ánh lửa lập loè có một thiếu nữ áo tía nằm phục trên tấm da hổ. Nàng chính là A Tử.
A Tử nghe tiếng bước chân Tiêu Phong đi vào, liền ngồi nhỏm dậy, ra ôm lấy cổ Tiêu Phong.
Nàng nhìn thẳng vào mắt ông hỏi:
- Tiểu Muội lại đến đây, tỷ phu có vui mừng không? Sao vẻ mặt tỷ phu vẫn buồn thiu?
Tiêu Phong lắc đầu đáp:
- Ta còn có việc khác. A Tử! Tử Muội đến đây ta mừng lắm. Trên đời này ta chỉ còn có một người để mà nghĩ đến chính là Tử Muội đó. Lúc nào ta cũng lo Tử Muội gặp chuyện không may. Nay Tử Muội về đây lại khỏi mắt rồi thì ta không còn lo lắng gì nữa.
A Tử cười nói:
- Tỷ phu! Chẳng những tiểu muội khỏi mắt mà Hoàng thượng còn phong cho làm công chúa.
Nàng ngồi xuống tấm da hổ, đồng thời kéo luôn Tiêu Phong ngồi xuống bên mình.
Tiêu Phong từ khi lỡ tay ngộ sát A Châu, ông thương A Tử như em gái mình, nên nàng được Liêu chúa gia ơn, ông cũng ngỏ lời bái tạ.
Gia Luật Hồng Cơ lại cho là mình đoán không sai, bụng bảo dạ:
- Bây giờ ta thành toàn hôn sự cho y một cách vinh quang, rồi sai y khởi binh đánh Tống chắc là y phải tận tâm kiệt lực.
Tiêu Phong lại tự hỏi:
- Phen này Hoàng thượng Ðông du là có ý gì? Ngài đã phong A Tử làm công chúa mà còn thêm hai chữ "Bình Nam" là nghĩa làm sao? Hỡi ôi! Bình Nam, Bình Nam!... Phải chăng là có ý động binh đánh xuống Nam triều?
Hồng Cơ nắm lấy tay Tiêu Phong nói:
- Ngự đệ! Hai ta lâu ngày chưa gặp nhau. Bây giờ đi chơi nói chuyện với nhau một lúc.
Hai người cưỡi ngựa đi về phía Nam. Ngựa hay mà đường sá lại bằng phẳng. Chớp mắt đã đi được ngoài ba mưoi dặm. Nơi đây là một khu đồng ruộng bát ngát hoang vu, toàn lúa má cùng cỏ dại, mọc chen nhau. Chỗ nào cũng đầy chông gai, vì lâu ngày không người đi lại.
Tiêu Phong nghĩ thầm:
- Người Tống vì sợ bọn mình đến đây cướp lương thảo, nên đành bỏ hoang mấy trăm vạn khoảnh ruộng tốt này. Mỗi một khoảnh ruộng này đều nuôi sống được bao nhiêu sinh linh. Họ đã tốn bao nhiêu huyết lệ mới làm thành ruộng tốt như vậy.
Gia Luật Hồng Cơ ra roi cho ngựa chạy lên trên một cái gò nhỏ, đứng nhìn bốn phía ra vẻ tự hào.
Tiêu Phong cũng giục ngựa theo lên. Ông ngó theo con con mắt của Hồng Cơ nhìn về phía Nam thấy núi đồi chập chùng bao la bát ngát, không biết đâu là cùng tận.
Gia Luật Hồng Cơ trỏ đầu roi ngựa về phía Nam nói:
- Ngự đệ ơi! Trẫm nhớ lại ba mươi năm trước đây phụ hoàng đã dẫn trẫm tới đây trỏ cho hay giang sơn gấm vóc này là của nhà Ðại Tống...
Tiêu Phong nói:
- Dạ!
Hồng Cơ lại nói:
- Ngự đệ từ thửa nhỏ sinh trưởng ở đất Nam, am hiểu nhiều về nhât vật cùng sông núiNam Mau. Phải chăng dưới đó sung sướng hơn nhiều chứ, không rét mướt khổ sở như chúng ta?
Tiêu Phong đáp:
- Thần nghĩ rằng ở đâu cũng có cái khoái lạc của nó. Trong tâm có thư thái thì người mới vui sướng được. Người Nam không quen ở Phương Bắc. Người Bắc cũng không quen ở phương Nam. Tạo hoá đã an bày như vậy. Nên hễ ai miễn cưỡng đứng núi này trông núi nọ thì tổ rước lấy phiền não vào mình.
Hồng Cơ hỏi:
- Thứ thì người Bắc xuống ở Phương Nam quen rồi lại quay trở về Miền Bắc cũng cảm thấy phiền não sao?
Tiêu Phong đáp:
- Thần là người phiêu bạt giang hồ. Bốn bể đâu cũng là nhà, nên khác với những người dân thượng. Nay được bệ hạ ban cho có chỗ nương thân lại được quan cao lộc hậu, trong lòng rất đại đức, còn có điều chi phiền muộn nữa?
Hồng Cơ quay lại nhìn vào mặt Tiêu Phong một lúc.
Tiêu Phong không muốn bốn mắt gặp nhau liền mỉm cười, rồi nhìn ra phía khác.
Hồng Cơ chậm rãi nói:
- Ngự đệ! Trẫm cùng ngự đệ tuy có bổn phận vua tôi mà thực là anh em kết nghĩa. Lâu ngày chưa nói chuyện với nhau sao ngự đệ giữ thủ lễ quân thân?
Tiêu Phong đáp:
- Trước kia kẻ vi thần chưa được biết bệ hạ, thấy mình mạo Muội đã nhiều. Nhưng sau khi biết rồi, đâu dám lấy nghĩa anh em mà xử?
Hồng Cơ thở dài nói:
- Làm Hoàng đế thì không được giao kết thân nhiệt cùng người hết lòng hết dạ với mình hay sao? Ngự đệ ơi! Trẫm muốn cùng hiền đệ bôn tẩu giang hồ, không bị điều gì câu thúc. hoá ra lại nóng.
Tiêu phong nói:
- Bệ hạ đãthích kết bạn cũng chẳng khó gì, Thần có hai người kết nghĩa đệ huynh ở Trung Nguyên, một là Hư Trúc Tử ở cung Linh Thức và một là Ðoàn Dự người nước Ðại Lý. Họ đều là những hầu tử ôm bầu nhiệt huyết phơi gan trải mật cùng người. Nếu bệ hạ muốn gặp họ, thần xin mời họ qua chơi Liêu quốc.
Nguyên Tiêu Phong từ khi về Nam Kinh, hàng ngày phải giao thiệp với quần thần cùng tướng sĩ nước Liêu. Từ lời nói cho đến tính tình đều không phù hợp, nên ông vẫn nhớ Ðoàn Dự và Hư Trúc, ông mong họ đến nước Liêu.
Hồng Cơ cả mừng nói:
- Hiền đệ đã có anh em kết nghĩa, thì sai người đưa thư mời họ đến nước Liêu. Nếu họ muốn làm quan thì trẫm sẽ phong cho hai người đó có những quan tước lớn.
Tiêu phong mỉm cười đáp:
- Thần mời họ qua chơi thì được, nhưng làm quan thì họ không làm được đâu.
Hồng Cơ trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Hiền đệ! Trẫm xem nét mặt cùng lời nói của hiền đệ dường như có ý không vui.
Trẫm dù là vua, giầu gồm bốn bể, mà không làm cho ngự đệ được như ý, còn làm ca ca thế nào được!
Tiêu Phong trong lòng cảm động đáp:
- Thần không dám giấu bệ hạ, việc lầm lỡ của thần là một mối hận chung thân, không còn cách nào vãn hồi được nữa.
Rồi ông thuật sơ quan lại chuyện đã ngộ sát A Châu cho Hồng Cơ nghe.
Hồng Cơ vỗ đùi đánh đét một cái rồi nói:
- Thảo nào hiền đệ gần bồn mươi tuổi vẫn chưa lấy vợ thì ra không quên được người cũ. Hiền đệ! Cái lầm lỡ của hiền đệ đều gốc tự bọn người Hán tàn bạo mà ra. Nhất là bọn Cái Bang lại càng vong ân bội nghĩa. Hiền đệ bất tất phải phiền não. Trẫm lập tức hưng binh chinh phạt Nam Man giết cho kỳ hết bọn Cái Bang cùng võ lâm Trung Nguyên để trả mối thù chúng hạ sát mẫu thân đệ cùng cái hậu vây khốn đệ ở Tụ Hiền trang. Hiền đệ thích con gái Nam Man xinh đẹp thì trẫm sẽ bắt về cho hiền đệ một vài nghìn tên để phục thị cũng chẳng khó gì.
Tiêu Phong nở một nụ cười đau khổ nghĩ thầm:
- Mình đã giết lầm A Châu thì kiếp này quyết chẳng lấy ai nữa. Dù là hàng ngàn hàng vạn thiếu nữ người Hán cũng chẳng thay thế cho nàng được. Hoàng thượng chỉ quen ở với hàng trăm hạng cung phi chưa hiểu chữ "tình" thế nào được?
Ông liền nói:
- Ða tạ bệ hạ! Nhưng mối thù oán giữa thần và bọn võ lâm Trung Nguyên không còn nữa, vì chính tay vi thần đã giết không biết bao nhiêu người Trung Nguyên. Nếu còn kéo dài mối thù oán gây cuộc chiến chinh thì hoạ hoạn không biết đến đâu mà kể. Gia Luật Hồng Cơ cười ha hả, nói:
- Người Tống trọng văn khinh võ, nói khoác thì hay lắm, nhưng đụng đến chiến tranh, chưa chắc đã chịu nổi một trận. Hiền đệ anh hùng vô địch, lãnh binh Nam chinh chỉ trong một ngày bình định Nam Man còn lo gì hoạ hoạn? Hiền đệ! Lần này ca ca đến đây, hiền đệ có biết vì lẽ gì không?
Tiêu Phong đáp:
- Thần đang trông chờ bệ hạ cho biết!
Hồng Cơ cười nói:
- Việc thứ nhất là trẫm đến đây bàn với hiền đệ. Tình thế nước Tây Hạ hiểm trở thế nào? Quân mã mạnh yếu ra sao? Hiền đệ mới qua Tây Hạ chắc đã biết rõ? Vậy hiền đệ cho trẫm hay liệu lấy nước Tây Hạ được chăng?
Tiêu Phong giật mình kinh hãi nghĩ thầm:
- Hoàng thượng mưu đồ nhiều quá! Ðã muốn chiếm Nam Tống, còn toan lấy Tây Hạ.
Ông nghĩ vậy, liền đáp:
- Thần vừa rồi đi Tây Hạ chỉ là để xem cuộc náo nhiệt về việc cầu thân của công chúa nước này, không nghĩ gì đến địa thế chiến trận cả. Xin bệ hạ minh xét. Thần tuy từng trải giang hồ, nhưng chỉ là những cuộc tỷ đấu tầm thường với người võ lâm, còn việc hành binh bố trận, thiệt tình không hiểu gì hết.
Gia Luật Hồng Cơ nói:
- Hiền đệ bất tất phải quá khiêm nhượng. Nay ca ca đến đây còn có việc thứ hai nữa là thăng quan tấn tước cho hiền đệ. Vậy hiền đệ nghe ca ca gia phong.
Tiêu Phong đáp:
- Kẻ vi thần chịu ơn nặng của bệ hạ đã nhiều...
Gia Luật Hồng Cơ dõng dạc ngắt lời:
- Nam Viện đại vương Tiêu Phong hãy nghe trẫm gia phong!
Tiêu Phong đành phải vội vàng nhảy xuống ngựa, lạy phục dưới đất.
Bỗng nghe Hồng Cơ tuyên bố:
- Nam Viện đại vương Tiêu Phong hết dạ trung thành với quốc gia, làm chân tay cho trẫm. Nay phong lên tước Tống vương lĩnh ấn Bình Nam đại nguyên soái. Khâm thử!
Tiêu Phong trong lòng nghi hoặc không biết làm thế nào, liền tâu:
- Kẻ vi thần chưa làm nên công trạng gì, không dám thọ lãnh ơn sâu của bệ hạ!
Hồng Cơ nghiêm giọng hỏi:
- Sao? Ngươi kháng cự mệnh lệnh của trẫm ư?
Tiêu Phong thấy Hoàng đế nghiêm giọng, biết rằng không thể chối từ đành khấu đầu đáp:
- Thần Tiêu Phong tạ ơn bệ hạ!
Hồng Cơ cười ha hả, nói:
- Có thế mới là hiền đệ của trẫm!
Liêu chúa đưa hai tay ra đỡ Tiêu Phong dậy, nói:
- Hiền đệ! Lần này trẫm xuống Nam không phải là chỉ tới Nam Kinh mà thôi,còn muốn ngự giá vào thành Biện Lương nữa!
Tiêu Phong lại một phen kinh hãi, quỳ tâu:
- Bệ hạ muốn đến Biện Lương... Thế thì sao...
Liêu chúa cả cười ngắt lời:
- Hiền đệ đã là Nam Bình đại nguyên soái thống lĩnh ba quân lên đường trước đi! Chúng ta tới thẳng Biện Lương! Sau này bình xong Tống quốc hiền đệ sẽ đặt phủ Tống vương ở ngay hoàng cung của thằng lỏi Triệu Hú trong thành Biện Lương.
Tiêu Phong hỏi:
- Theo lời bệ hạ thì ra ta khai chiến với Nam triều ư?
Liêu chúa đáp:
- Không phải là khai chiến! Ngày trước Nam triều còn Hoàng thái hậu cầm quyền chính, mọi việc đều có khuôn phép, nên tuy ta muốn khởi binh Nam chinh, nhưng không nắm chắc phần thắng. Bây giờ mụ già đó chết rồi, thằng lỏi Triệu Hú chưa ráo máu đầu, tự nhiên phái người chỉnh đốn việc Bắc phòng, huấn luyện ba quân, dồn lương chứa thảo, mộ binh nuôi ngựa. Thế là thằng lỏi đó cố ý gây hấn với ta, chứ còn gì nữa?
Tiêu Phong nói:
- Việc Nam triều huấn luyện sĩ tốt, tưởng ta bất tất phải can thiệp đến họ. Mấy năm nay Tống, Liêu không xảy ra cuộc giao binh, hai nước từ trong triều cho chí ngoài nội đều an hưởng thái bình. Giả tỷ Triệu Hú có xâm phạm cõi bờ, rồi ta đánh cho tàn tạ. Còn y mà sợ oai võ của bệ hạ không dám vọng động, ta chẳng cần gây sự với y làm gì?
Hồng Cơ nói:
- Hiền đệ có chỗ chưa hay, là Nam triều đất rộng người nhiều, sản vật phong phú. Nếu họ có vị minh chúa trị nước mà muốn thôn tính Ðại Liêu, chúng ta khó lòng địch nổi. May mà thằng lỏi Triệu Hú mới lên cầm quyền đã làm điều bất nghĩa, phóng trục hết những vị đại thần có kiến thức. Cả Tô Ðông Pha còn bị biếm ra đồn thủ biên cương. Lúc này vua tôi họ chẳng đồng lòng, thật là cơ hội ngàn năm một thuở. Nếu mình không cử sự thì còn đợi đến bao giờ?
Tiêu Phong nhìn về phía Nam tưởng tượng ra cảnh hàng ngàn hàng vạn quân Liêu đang rong ruổi, nhà cửa bị tàn phá, lửa cháy ngút trời, già trẻ trai gái ở Trung Nguyên đều bị vó ngựa dày xéo rên xiết!
Tên bắn như mưa, quân Tống và quân Liêu đang chiến đấu cực kỳ khốc liệt. Những cảnh máu đổ thây phơi, xương chất thành non, hiện ra trước mắt...
Tiêu Phong còn đang đau buồn về những ảo ảnh sắp xảy ra, thì Hồng Cơ lại lên tiếng:
- Tổ tông giòng giống Khất Ðan ta bao giờ cũng nghĩ đến chuyện thu phục Nam triều, mấy phen cử động đều bị thất bại. Ngày nay mệnh trời đã về với ta, tay ta có thể lập nên công lớn. Hiền đệ! Sau này tên tuổi hai ta ghi vào thanh sử. Ðó chẳng là một việc hay lắm ru?
Tiêu Phong dập đầu nói:
- Kính tâu bệ hạ! Vi thần có một việc khẩn cầu!
Hồng Cơ kinh hãi hỏi:
- Hiền đệ có điều chi, mà sức ca ca làm được thì bất luận điều gì cũng ưng thuận!
Tiêu Phong nói:
- Xin bệ hạ vì ức triệu sinh linh của hai nước Tống, Liêu mà rủ lòng thương thu ý chỉ Nam chinh lại. Người Khất Ðan chúng ta lấy nghề săn bắn, chăn nuôi để sinh sống, thì dù có lấy được đất đai Nam triều cũng bằng vô dụng. Huống chi gây việc đao binh thật là điềm dữ. Nếu mình bị toả nhuệ thì không khỏi thương tổn đến oai danh của bệ hạ.
Gia Luật Hồng Cơ nghe lời Tiêu Phong thấy thuỷ chung ông vẫn không muốn cử binh Nam chinh thì lấy làm ngạc nhiên vì người Khất Ðan từ vương công cho đến tướng soái đại thần hễ ai nghe thấy hai chữ "Nam chinh" đều nhảy nhót mừng vui, mà sao Tiêu Phong cứ khuyên can ngăn trở hoài.
Gia Luật Hồng Cơ lại liếc mắt nhìn Tiêu Phong, thấy ông riu ríu cặp lông mày ra vẻ lo buồn, thì nghĩ thầm:
- Ta phong cho y làm Tống vương kiêm Bình Nam đại nguyên soái. Thế là y chỉ dưới quyền một mình ta, mà đứng trên cả muôn người. Tại sao y lại không hớn hở mừng vui? Phải rồi! Tuy y là người Liêu, nhưng từ thuở nhỏ đã được bọn Nam Man nuôi dạy. Có thể nói y phân nửa là người Nam Man. Nước Ðại Tống đối với y đã thành phụ mẫu chi bang, nên y nghe ta định phát binh đánh Nam Man, y liền cực lực can gián. Cứ tình hình này dù ta có ép uổng y dẫn binh Nam chinh, e rằng y không chịu dốc lòng hết sức.
Liêu chúa lại nói:
- ý trẫm đã quyết! Hiền đệ chẳng nên nói nhiều nữa!
Tiêu Phong nói:
- Chinh chiến là việc lớn của quốc gia, xin bệ hạ nghĩ kỹ. Nếu bệ hạ đã quyết định Nam chinh, xin bệ hạ uỷ thác cho bậc hiền tài nào khác hay hơn. Nếu để vi thần thống lĩnh ba quân, e rằng làm lỡ việc lớn của quốc gia và đắc tội với bệ hạ.
Gia Luật Hồng Cơ chuyến này xuống Nam, trong lòng phấn khởi, đinh ninh được Tiêu Phong tận tâm phụ hoạ với mình bàn việc Nam chinh.
Bây giờ nghe ông nói chán ghét chiến tranh lại không chịu để lãnh chức Bình Nam đại nguyên soái, trong lòng rất đỗi không vui.
Liêu chúa nói bằng một giọng trách móc:
- Hiền đệ coi Nam triều trọng hơn Liêu quốc, giữ hết lòng trung với Nam triều mà thờ ơ với nước Ðại Liêu ta phải chăng?
Tiêu Phong dập đầu tâu:
- Xin bệ hạ xét soi: Tiêu Phong là người nước Liêu dĩ nhiên là phải tận trung với Ðại Liêu. Nếu gặp bước nguy nan này dù phải nhảy vào đống lửa, cũng quyết không lùi bước.
Hồng Cơ nói:
- Thằng lỏi Triệu Hú đã nảy ra ý muốn dòm ngó Ðại Liêu. Người ta thường nói: "Nhanh tay là được, chậm bước tất nguy". Chúng ta mà không kiềm chế họ trước thì cái hoạ vong quốc có thể xảy ra. Chờ nguy mới tra cứu, đâu phải là thượng sách? Trẫm mong hiền đệ vì việc nước mà cầm quân, sao hiền đệ lại không chịu?
Tiêu Phong đáp:
- Bình nhật Tiêu Phong này giết người đã nhiều. Thực tình hai tay không muốn nhúng vào máu tanh nữa. Cầu xin bệ hạ cho thần được từ quan vào chốn sơn lâm ẩn lánh.
Gia Luật Hồng Cơ nghe Tiêu Phong xin từ quan thì trong lòng căm giận có ý muốn giết ngay lập tức. Nhà vua tay nắm đốc đao toan rút ra đâm vào cổ Tiêu Phong, nhưng lại nghĩ rằng:
- Người này võ công ghê gớm lắm. Nếu mình chém y một đao mà y không chết thì mình tất bị y sát hại. Huống chi ngày trước y đã có công cứu mạng mình, lại cùng mình kết nghĩa anh em. Thế mà ngày nay chỉ vì một câu nói không hợp đã giết kẻ công thần, sao khỏi mang tiếng vong ân phụ nghĩa?
Liêu chúa nghĩ thế rồi, thở dài, buông tay đao ra nói:
- ý kiến của hiền đệ không hợp ý trẫm. Vậy hiền đệ hãy về nghĩ lại. Trẫm mong rằng hiền đệ sẽ hồi tâm chuyển ý phụng mạng xuất chinh.
Tiêu Phong tuy phục lạy dưới đất, nhưng ông bản lãnh cao cường, nên người đứng bên chỉ chau mày hay một cử động, ông cũng biết ngay. Huống chi Gia Luật Hồng Cơ tay nắm đốc đao nảy ý giết người? Ông biết rằng nếu mình còn nói một câu, tất Hồng Cơ trở mặt, liền đáp ngay:
- Vi thần xin tuân mệnh!
Rồi ông lập tức đứng lên dắt ngựa lại cho Hồng Cơ.
Hồng Cơ không nói nửa lời, nhảy phắt lên lưng ngựa đi ngay.
Vua tôi lúc trước cưỡi ngựa song song đi xuống phía Nam. Bây giờ quay về Bắc thì chúa trước tôi sau cách nhau đến nửa dặm đường.
Tiêu Phong biết rằng Gia Luật Hồng Cơ đã sinh lòng nghi kỵ, nếu ông đi gần quá thì sợ nhà vua không yên lòng, nên ông đánh bạo đi sau một quãng xa.
Hai người về đến thành Nam Kinh, Tiêu Phong mời Liêu chúa nghỉ lại trong nội điện phủ Nam Viện đại vương.
Hồng Cơ cười nói:
- Ta không ở lại vương phủ để khỏi phiền hiền đệ, và muốn để hiền đệ được yên tĩnh, nghĩ lại mọi đường hoạ phúc lợi hại. Trẫm về ngự doanh an nghỉ đây!
Tiêu Phong liền đưa Hồng Cơ đến ngự doanh.
Hồng Cơ đem từ Thượng Kinh đến rất nhiều bảo đao, bảo kiếm cùng ngựa hay, gái đẹp, nhất nhất thưởng cho Tiêu Phong hết.
Tiêu Phong tạ ơn đưa về vương phủ.
Tiêu Phong trước nay vẫn chẳng để ý gì đến chánh sự. Ông không ưa sách vở chữ nghĩa, nên trong vương phủ chẳng có thư phòng chi hết. Ngày thường ông cùng chư tướng ngồi trong đại sảnh uống rượu ăn thịt cũng như ngày ở Cái Bang.
Các tướng Khất Ðan ở trong trướng cũng vậy. Kể ra chỗ này đối với Tiêu Phong cũng rất yên ổn.
Tiêu Phong ở ngự doanh trở về thì trời vừa tối. Lúc ông bước vào nhà đại sảnh thấy dưới ánh lửa lập loè có một thiếu nữ áo tía nằm phục trên tấm da hổ. Nàng chính là A Tử.
A Tử nghe tiếng bước chân Tiêu Phong đi vào, liền ngồi nhỏm dậy, ra ôm lấy cổ Tiêu Phong.
Nàng nhìn thẳng vào mắt ông hỏi:
- Tiểu Muội lại đến đây, tỷ phu có vui mừng không? Sao vẻ mặt tỷ phu vẫn buồn thiu?
Tiêu Phong lắc đầu đáp:
- Ta còn có việc khác. A Tử! Tử Muội đến đây ta mừng lắm. Trên đời này ta chỉ còn có một người để mà nghĩ đến chính là Tử Muội đó. Lúc nào ta cũng lo Tử Muội gặp chuyện không may. Nay Tử Muội về đây lại khỏi mắt rồi thì ta không còn lo lắng gì nữa.
A Tử cười nói:
- Tỷ phu! Chẳng những tiểu muội khỏi mắt mà Hoàng thượng còn phong cho làm công chúa.
Nàng ngồi xuống tấm da hổ, đồng thời kéo luôn Tiêu Phong ngồi xuống bên mình.