tintin27
06-11-2009, 05:20 AM
Hồi 67 - Tiểu Tướng Công Trong Phạm Điếm Là Ai
Hư Trúc nghĩ lại lời Tô Tinh Hà quả đã không sai. Vừa nãy gặp lúc nguy cấp như vậy, không có lý nào sư bá tổ lại khoanh tay đứng nhìn, thấy người khác sắp chết đến nơi mà không cứu cấp, trừ Tô Tinh Hà thật tình dùng kế dụ địch mà sư bá tổ biết rõ thì không kể. Còn điều sư bá tổ mất hết công lực hay không, lát nữa sẽ rõ. Nhưng xem Tô Tinh Hà không thể nói lăng nhăng một cách công nhiên như thế.
Nhà sư nghĩ vậy liền hỏi:
- Lão tiền bối bảo tiểu tăng có thể cứu được sư bá tổ? Vậy làm thế nào mà cứu?
Tô Tinh Hà tủm tỉm cười nói:
- Sư đệ! Bản phái trước nay chẳng những chỉ sở trường về võ học mà các nghề: y, bốc, tướng, số, sĩ, nông, công, thương bất luận nghề gì cũng bao quát hết. Sư đệ hiện có gã sư điệt là Tiết Mộ Hoa, y thuật gã đã tinh vi đến chỗ cùng cực. Chả thế mà người trên chốn giang hồ đều kêu gã bằng Tiết Thần Y. Gã lại còn được người ta tặng cho cái ngoại hiệu là Diêm vương địch nghĩ thật buồn cười đến nẻ ruột. Huyền Nạn đại sư trúng phải thuật Hoá công đại pháp của Ðinh Xuân Thu, vị sư mặt vuông kia thì gã đầu sắt dùng Băng tằm chưởng đánh bị thương, còn vị sư phụ người cao nghễu mà gầy khẳng gầy kheo thì bị Ðinh Xuân Thu đá vào cạnh sườn bên tả cách ba tấc, làm tổn thương kinh mạch.
Tô Tinh Hà nói thao thao bất tuyệt kể rõ nguyên do và thương thế từng người.
Hư Trúc nghe vừa kinh ngạc vừa bội phục nói:
- Tiền bối! Tiểu tăng nghe nói tiền bối chỉ chuyên tâm về kỹ thuật chứ không chẩn mạch chữa thương cho ai mà sao hiểu rõ như vậy?
Tô Tinh Hà đáp:
- Người trong võ lâm chân chính chiến đấu mà bị thương thì chỉ trông qua là biết và nếu hiểu cách chữa thì chẳng có gì khó khăn. Chỉ những bệnh thiên nhiên như hư nhược, phong tà hay thương hàn đau nhức, thì mới khó đoán bệnh mà thôi. Sư đệ! Trong mình sư đệ đã có bảy mươi năm thần công phái Tiêu Dao của sư phụ luyện được và truyền cho, nếu đem ra chữa trị bệnh rất có thể công hiệu. Nhưng muốn khôi phục lại công lực cho Huyền Nạn đại sư đã bị tiêu tan thì dĩ nhiên không phải là chuyện dễ. Còn muốn chữa thương bảo toàn sinh mạng cho đại sư thì chỉ giơ tay một cái là xong.
Dứt lời, Tô Tinh Hà đem cách vận khí thúc vào huyệt đạo cùng phép tiêu trừ hàn độc dạy cho Hư Trúc.
Hư Trúc nhất tâm muốn cứu sư bá tổ cùng liệt vị sư bá, sư thúc nên có ý học thuộc lòng những thủ pháp mà Tô Tinh Hà truyền thụ cho. Có điều nhà sư chỉ biết cách chữa mà không hiểu đến nguyên lý của nó.
Tô Tinh Hà thấy Hư Trúc diễn lại vài lần không sai lầm nữa, liền tươi cười khen rằng:
- Chưởng Môn nhân quả nhiên thiên tư đĩnh ngộ cao thâm hơn đời, vừa học đã hiểu ngay.
Hư Trúc thấy điệu cười của Tô Tinh Hà có vẻ bí mật, dường như có ẩn ý không hay, bất giác sinh lòng ngờ vực liền hỏi:
- Tại sao tiền bối lại cười?
Tô Tinh Hà không cười nữa giữ vẻ mặt nghiêm trang kính cẩn nói:
- Tiểu huynh vô lễ! Xin chưởng môn nhân tha tội cho!
Hư Trúc nóng lòng trị thương cho Huyền Nạn, cũng không để ý đến nữa, liền bảo:
- Chúng ta ra ngoài kia xem sao?
Tô Tinh Hà dạ một tiếng rồi theo sau Hư Trúc ra khỏi căn nhà bí mật.
Hai người ra khỏi cửa thì đến khu đất trống, thấy những người bị thương đang ngồi xếp bằng nhắm mắt dưỡng thần.
Mộ Dung Phục ngấm ngầm vận dụng nội lực và đang tiếp sức cho Phong Ba ác đỡ đau khổ.
A Bích dĩ nhiên đã tỉnh lại rồi, nhưng nàng rên rỉ không ngớt. Từ lúc nàng tỉnh lại thì thân thể đau đớn vô cùng, so với lúc nàng mê man đau khổ hơn nhiều.
Cầm tiên Khang Quảng Lăng ngồi bên A Bích để an ủi nàng bằng những lời lẽ êm đềm, Tiết Mộ Hoa mặt mũi đầy mồ hôi mồ kê hết chạy chữa người này lại cứu đến người kia. Chỗ này yên được một chút thì chỗ khác lại la gọi. Y thấy Tô Tinh Hà trở ra thì trong lòng an ủi rất nhiều chạy ngay đến hỏi:
- Sư phụ ơi! Sư phụ mau tìm cách nào để cấp cứu bọn họ đây?
Hư Trúc đến bên Huyền Nạn thấy đại sư hai mắt nhắm nghiền, liền thõng tay đứng chờ, không dám mở miệng.
Huyền Nạn từ từ mở mắt ra, khẽ thở dài một tiếng rồi nói:
- Sư bá tổ ngươi bất tài làm mất hết uy danh bản phái, nghĩ thật đáng thẹn vô cùng! Ngươi về bẩm với phương trượng nói là ta... ta cùng sư thúc tổ ngươi là Huyền Thống... không còn mặt mũi nào trở về chùa nữa!
Hư Trúc trước nay thấy sư bá tỏ việc trang nghiêm, không giận mà cũng có oai, nhà sư trẻ không dám nhìn thẳng mặt bao giờ. Nhưng lúc này y thấy sư bá tổ buồn rầu, khác nào vẻ mặt thê lương của bậc anh hùng đã đến bước đường cùng, lại nghe những lời nói đầy vẻ chán nản dường như có ý muốn tự tuyệt, rõ ràng lời Tô Tinh Hà quả là không sai.
Hư Trúc muốn ra tay trị thương cho sư bá tổ. Song chợt nghĩ đến nụ cười bí mật của Tô Tinh Hà thì trong lòng không khỏi kinh nghi, tự hỏi:
- Lão dạy ta giơ tay đánh vào yếu huyệt đỉnh đầu sư bá tổ, biết đâu lão chẳng có ý hại người? Vạn nhất ta giáng chưởng xuống mà sư bá tổ công lực đã mất hết, lỡ ra người chết vì nhát chưởng này thì làm thế nào?
Huyền Nạn thấy Hư Trúc lộ vẻ phân vân khó nghĩ liền nói:
- Ngươi về bẩm phương trượng là bản tự sắp xảy ra đại nạn đó, cần phải gia tăng đề phòng.
Hư Trúc nói:
- Thưa sư bá tổ! Nếu bản tự sắp gặp tai vạ cực kỳ nguy hiểm, thì sư bá tổ càng nên bảo trọng tấm thân, về chùa hiệp lực với phương trượng để ngăn đại địch!
Huyền Nạn nhăn nhó cười nói:
- Ta... ta trúng phải Hoá công đại pháp của Ðinh Xuân Thu đã thành phế nhân rồi, còn nói chi đến chuyện hiệp lực với phương trượng để chống lại địch nữa?
Lại một lần nữa Hư Trúc nhận thấy lời Tô Tinh Hà quả đúng sự thực.
Nhà sư trẻ thay đổi ý kiến rồi nói:
- Thưa sư bá tổ! Thông Biện tiên sinh có truyền cho đệ tử những cách chữa thương. Ðệ tử chưa biết tự lượng sức mình, muốn đem ra thử chữa cho Tuệ Phương sư bá. Xin sư bá tổ dạy cho, nên chăng?
Hư Trúc nói mấy câu này âm thanh dõng dạc, các nhà sư vào hàng chữ Tuệ đều nghe rõ.
Trong bụng Hư Trúc tính rằng: Mình hãy trị thương cho sư bá Tuệ Phương mà được sư bá tổ thuận cho thì dù có xảy ra sự gì lầm lỗi cũng không đến nỗi bị người hiểu lầm mình là kẻ phản bạn phạm thượng.
Huyền Nạn đại sư cũng chẳng cảm thấy có gì kinh dị. Ðại sư vốn biết Lung á lão nhân Tô Tinh Hà là một nhân vật tiếng tăm lừng lẫy trong võ lâm là sư huynh Ðinh Xuân Thu, Diêm vương địch Tiết Thần Y lại là đệ tử lão nếu lão đã truyền phép trị bệnh Hư Trúc thì tất nhiên phải hợp lý. Nhưng đại sư không hiểu tại sao lão chẳng tự mình ra tay, hay kêu Tiết Mộ Hoa động thủ.
Ðại sư nghĩ vậy, liền bảo Hư Trúc:
- Nếu ngươi được Thông Biện tiên sinh truyền thụ cho tất là những phương pháp rất cao minh.
Huyền Nạn vừa nói vừa liếc mắt nhìn Tô Tinh Hà.
Hư Trúc chạy lại chỗ Tuệ Phương khom lưng nói:
- Thưa sư bá! Ðệ tử vâng lời huấn dụ của sư bá tổ đến chữa thương cho sư bá đây.
Dứt lời, Hư Trúc bước xéo sang bên tả một bước, xoay tay lại phóng ra một chưởng, đánh vào cạnh sườn bên tả Tuệ Phương.
Tuệ Phương rú lên một tiếng, lảo đảo người, cảm thấy cạnh sườn tựa hồ bị đục thủng ra một lỗ. Máu tươi cùng tinh khí khắp thân thể cuồn cuộn theo lỗ đó thông ra không ngớt.
Chỉ trong khoảnh khắc, tuy Tuệ Phương cảm thấy trong người suy nhược vô cùng nhưng cái đau khổ gây nên do Hàn băng độc chưởng của Du Thản Chi đánh vào, dần dần tiêu tan trong nháy mắt.
Nguyên phép trị thương của Hư Trúc không phải bằng cách dùng nội lực bản thân để giúp sức vào việc khu trừ khí hàn độc trong người bị thương, mà lại dùng thần công bảy mươi năm của phái Tiêu Dao đánh vào dưới cạnh sườn một chưởng mở đường tiết khí hàn độc ra ngoài. Lối chữa này cũng như cách chữa người bị rắn cắn, khoét chỗ bị thương để nặn hết chất độc ra.
Có điều cách dùng khí đao cát thể (lưỡi dao bằng hơi cắt vào thân thế) này rất khó, vì nếu chệch bộ vị thì cố nhiên chất độc không tiết ra được. Hai nữa là người không đủ nội lực đánh thấu vào đến kinh mạch thì chẳng những khí độc không tiết ra ngoài mà lại dồn ngược vào phủ tạng, khiến cho bệnh nhân chết ngay lập tức.
Hư Trúc phóng chưởng ra rồi, trong dạ kinh nghi nao núng. Nhà sư thấy người Tuệ Phương lảo đảo một cái rồi ngồi tỉnh lại. Tuệ Phương nhăn mặt chau mày ra chiều thống khổ rồi lại biến sang vẻ mặt khoan khoái dễ chịu. Thực ra biến chuyển này chỉ trong khoảnh khắc mà Hư Trúc coi lâu bằng mấy giờ.
Sau một lúc nữa, Tuệ Phương thở phào một cái, tủm tỉm cười nói:
- Hay lắm! Sư điệt ơi, công lực trong phát chưởng vừa rồi của ngươi thật là ghê gớm.
Hư Trúc nói:
- Ðệ tử không dám!
Rồi quay sang hỏi Huyền Nạn:
- Thưa sư bá tổ! Còn mấy vị sư bá, sư thúc nữa đệ tử xin đi cứu trị được chăng?
Huyền Nạn đại sư lắc đầu đáp:
- Không được! Ngươi phải đi cứu trị cho những bậc tiền bối bên ngoài trước rồi hãy trị cho những người trong nhà.
Hư Trúc rùng mình đáp:
- Vâng!
Nhà sư trẻ lẩm bẩm một mình:
- Bản tự được coi như núi Thái Sơn như sao Bắc Ðẩu trong võ lâm. Bất luận làm việc gì cũng nhường người ngoài trước rồi mới đến mình. Ðó đúng là bản sắc của bậc đại trượng phu.
Huyền Nạn chỉ nói có một câu bảo Hư Trúc đi cứu trị các bậc võ lâm phái ngoài trước mà Hư Trúc do đó hiểu rộng ra: "Bất luận việc gì cũng nên nhường cho người ngoài trước rồi mới đến mình".
Mới trong nháy mắt nhà sư trẻ tuổi chùa Thiếu Lâm đã lĩnh hội được đạo lý thế nào là đại anh hùng, đại trượng phu.
Nhà sư hiên ngang bước đi, lại càng tăng thêm lòng tự tin, dõng dạc nói:
- Thưa các vị anh hùng! Thông Biện tiên sinh truyền cho tiểu tăng phương pháp trị thương, bữa nay là bước đầu của tiểu tăng, dĩ nhiên chưa được tinh thục mà cả gan dám đem ra cứu trị, các vị lượng thứ cho chỗ thất kính đó.
Mọi người đều chăm chú nhìn mặt nhà sư, trong lòng bán tín bán nghi.
Hư Trúc phất tay áo bào đến bên Bao Bất Ðồng đánh binh một quyền vào trước ngực.
Bao Bất Ðồng lớn tiếng mắng:
- Xú hòa...
Còn chữ thượng chưa nói ra được thì đột nhiên khí hàn độc quanh quẩn trong mình hơn hai mươi ngày tiết ra vừa đúng lúc, và mau chóng dị thường.
Hư Trúc chữa hàn độc cho mọi người tiết ra, rồi quay lại cứu trị cho những người bị độc thủ của Ðinh Xuân Thu.
Những người bị thương về Ðinh Xuân Thu đều không giống nhau. Người bị Hoá công đại pháp làm tiêu tan công lực thì Hư Trúc phóng chưởng hoặc vào huyệt bách hội trên đỉnh đầu hoặc vào huyệt linh đài ở trước ngực để giữ vững nội lực bồi bổ nguyên khí. Người nào bị thương về nội công phái Tinh Tú thì Hư Trúc dùng ngón tay đâm vào để hóa giải công lực của phái Tinh Tú.
Hư Trúc thật là một người cường ký, vừa được Tô Tinh Hà truyền cho cách chữa, thương thế mỗi người ra sao, trị bằng cách nào y nhớ rất rành mạch.
Trong khoảng thời gian chừng ăn xong bữa cơm, mọi người đang đau đớn khổ sở đều được Hư Trúc giải trừ cho hết.
Sau cùng Hư Trúc đến trước mặt Huyền Nạn cúi đầu nói:
- Thưa sư bá tổ! Ðệ tử lớn mật xin phóng chưởng đánh vào huyệt bách hội trên đỉnh đầu sư bá tổ.
Huyền Nạn đại sư tủm tỉm cười nói:
- Ngươi được lọt vào mắt xanh Thông Biện tiên sinh, người dạy cho cách trị thương tuyệt diệu thế này là dày phúc đức lắm đó. Ngươi cứ việc phóng chưởng vào huyệt bách hội trên đầu ta đi.
Hư Trúc khom lưng nói:
- Thế này thì đệ tử thực càn rỡ!
Nguyên Hư Trúc khi ở chùa Thiếu Lâm, mỗi lần muốn gặp Huyền Nạn đều phải đứng ở xa trông vào, hay ngẫu nhiên gặp buổi Huyền Nạn hội họp chúng tăng để giảng giải tâm pháp các võ phái Thiếu Lâm, Hư Trúc cũng phải đứng sau các vị khác, chứ chưa được đứng gần nhìn Huyền Nạn mà nói bao giờ. Lần này nhà sư trẻ phóng chưởng đánh vào đầu sư bá tổ, tuy là vì việc chữa thương song không khỏi hồi hộp.
Y trấn tinh thần lại rồi nói thêm:
- Ðệ tử mạo phạm sư bá tổ, xin sư bá tổ tha tội cho.
Rồi mới tiến lên một bước nhằm đúng huyệt bách hội trên đỉnh đầu Huyền Nạn từ từ phóng chưởng ra, không dám hấp tấp mà cũng không thong thả quá. Phát chưởng nhà sư phóng ra không nhẹ mà cũng không nặng.
Chưởng vừa mới phóng đến đầu Huyền Nạn thì đại sư thốt nhiên la lên một tiếng Ui chao! rồi người bị hất về phía trước đánh bịch một tiếng rớt xuống ngoài ba trượng.
Huyền Nạn cựa quậy được vài cái rồi nằm phục xuống đất không nhúc nhích nữa.
Mọi người có mặt tại đó đều la lên những tiếng kinh hoảng.
Hư Trúc sợ hãi quá, trống ngực đánh thình thịch.
Các nhà sư hàng chữ Tuệ nhất tề chạy đến xem sao thì Huyền Nạn dương cặp mắt tròn xoe, lộ vẻ tức giận nhưng đã ngừng thở rồi.
Hư Trúc hốt hoảng líu lưỡi la gọi:
- Sư bá tổ!... Sư bá tổ!... Sư bá tổ làm sao vậy?
Ðột nhiên thấy bóng người lấp loáng, Tô Tinh Hà từ góc Ðông Nam nhảy vụt đến, nét mặt lộ vẻ sợ hãi nói:
- Dường như có người ở phía sau ám toán đại sư. Nhưng thân pháp y mau lẹ phi thường không trông rõ bóng người.
Tô Tinh Hà cầm tay Huyền Nạn xem mạch, rồi chau mày nói:
- Công lực Huyền Nạn đại sư đã bị mất hết, lại bị người ngoài ám toán, không còn sức để chống đỡ nên người tịch rồi!
Hư Trúc nhớ lại Tô Tinh Hà lúc còn ở trong nhà ván gỗ đã có điệu cười bí mật tức giận hỏi:
- Thông Biện tiên sinh! Tại sao sư bá tổ lại chết? Tiên sinh phải nói thực đi? Phải chăng là tiên sinh có ý hãm hại?
Tô Tinh Hà quỳ mọp xuống đất nói:
- Thưa chưởng môn! Tô Tinh Hà này quyết không khi nào dám hãm chưởng môn vào việc bất nghĩa. Huyền Nạn đại sư viên tịch một cách đột ngột đúng là có người ám toán gia hại.
Hư Trúc hỏi:
- Lúc tiên sinh ở trong nhà gỗ đã có những điệu cười rất cổ quái, đó là vì duyên cớ gì vậy?
Tô Tinh Hà cả kinh hỏi lại:
- Tại hạ đã cười ư? Tại hạ đã cười ư? Chưởng Môn nhân! Phải cẩn thận lắm đấy có người...
Lão chưa nói dứt lời đột nhiên ngừng lại, nét mặt lại lộ ra vẻ cười cợt rất bí mật.
Tiết Mộ Hoa lớn tiếng gọi:
- Sư phụ!
Rồi vội lấy trong bọc ra một bình thuốc giải độc, mở nút móc ba viên nhét vào miệng Tô Tinh Hà. Nhưng Tô Tinh Hà đã tắt hơi rồi. Mấy viên thuốc giải độc hãy còn ứ ở trong miệng chưa nuốt xuống được.
Tiết Mộ Hoa khóc rống lên nói:
- Sư phụ bị Ðinh Xuân Thu đánh thuốc độc chết rồi. Lão tặc Ðinh Xuân Thu...!
Nói đến đây lão khóc nấc lên thốt không ra lời nữa.
Khang Quảng Lăng nhảy chồm lại toan ôm lấy Tô Tinh Hà:
- Tiết Mộ Hoa vội đưa tay ra nắm lấy sau lưng đại sư huynh kéo lại vừa khóc vừa nói:
- Ðừng có... đụng vào người sư phụ!
Võ công Khang Quảng Lăng kể ra còn cao hơn Tiết Mộ Hoa nhiều. Nhưng trong bọn Hàm cốc bát hữu chỉ còn mình Tiết Mộ Hoa là bình yên vô sự, nên y vừa kéo một cái, Khang Quảng Lăng không kháng cự được.
Phạm Bách Linh, Lý Quý Lỗi, A Bích cùng mọi người trong Hàm cốc bát hữu đều xúm lại quanh mình Tô Tinh Hà, ai nấy vừa khóc bi ai vừa lộ vẻ căm hờn.
Khang Quảng Lăng theo Tô Tinh Hà đã lâu ngày nên biết rõ lề luật bản môn hơn. Lúc y thấy sư phụ mình quỳ xuống trước mặt Hư Trúc và miệng kêu nhà sư trẻ bằng chưởng môn nhân thì mười phần đã đoán ra đến tám chín. Y lại chú ý nhìn trên ngón tay Hư Trúc, quả nhiên thấy cái nhẫn sắt đen liền nói:
- Các vị huynh đệ cùng A Bích hiền đồ theo ta lại tham kiến chưởng môn sư thúc của bản phái người vừa mới nhận chức đó.
Nói xong y quỳ xuống trước mặt Hư Trúc, dập đầu lạy.
Bọn Phạm Bách Linh bấy giờ mới tỉnh ngộ liền nhất nhất quỳ xuống dập đầu lạy.
Hư Trúc ruột rối như mớ bòng bong.
Nhà sư nói:
- Lão gian tặc đó đã gia hại sư bá tổ ta, lại làm chết cả sư phụ các ngươi!
Khang Quảng Lăng nói:
- Công cuộc tru diệt kẻ gian ác để báo cừu tuyệt hận hoàn toàn trông vào chưởng môn sư thúc lo mưu thiết kế cho.
Hư Trúc nguyên là một nhà sư trẻ tuổi chưa hiểu qua việc đời. Nhất là kiến thức về võ công cùng danh vọng trên chốn giang hồ, thì những người này còn hơn y nhiều. Bây giờ tai vạ xảy ra một cách đột ngột, nhà sư không kể gì đến địa vị chưởng môn nhân nữa. Cái chết của Tô Tinh Hà cố nhiên đã khiến cho nhà sư xót xa. Huyền Nạn đại sư viên tịch một cách đột ngột càng làm cho nhà sư bàng hoàng, luống cuống. Kẻ gian ác lại hạ thủ đúng lúc nhà sư phóng chưởng vào đầu sư bá tổ, không chậm không nhanh một giây phút nào mới thật là kỳ!
Hư Trúc lẩm bẩm: Nếu mình không tra ra được manh mối vụ này thì còn làm thế nào được?
Ðầu óc nhà sư lại chuyển sang quyết định khác:
- Không báo thù cho sư bá tổ không được, không báo thù cho Thông Biện tiên sinh không được. Không báo thù cho lão tiền bối trong nhà gỗ cũng không được.
Rồi nhà sư lớn tiếng la lên:
- Không giết chết lão tặc Ðinh Xuân Thu không được.
Khang Quảng Lăng dập đầu lạy nói:
- Chưởng Môn sư thúc đã đáp lời kêu gọi báo thù cho sư phụ bọn sư điệt. Như vậy bọn sư điệt rất đội ơn đức của sư thúc chưởng môn.
Bọn Phạm Bách Linh, Tiết Mộ Hoa đều dập đầu lạy theo.
Hư Trúc vội quỳ xuống đáp lễ nói:
- Không dám, không dám! Xin các vị đứng dậy.
Khang Quảng Lăng nói:
- Thưa sư thúc! Tiểu điệt có việc muốn bẩm sư thúc. Nhưng ở đây đông người không tiên xin mời sư thúc vào trong nhà để tiểu đệ được trình bày.
Hư Trúc nói:
- Ðược lắm!
Rồi đứng dậy.
Mọi người cũng đứng dậy theo.
Hư Trúc theo Khang Quảng Lăng muốn đi vào trong nhà.
Phạm Bách Linh vội nói:
- Khoan đã! Khoan đã! Sư phụ vừa bị độc thủ của lão Ðinh Xuân Thu tại nhà trong. Vậy chưởng môn sư thúc cùng đại huynh chớ nên vào đó, Ðinh lão tặc rất nhiều quỷ kế chẳng nên không đề phòng.
Khang Quảng Lăng gật đầu nói:
- Phạm sư đệ nói đúng đó! Chưởng Môn sư thúc thân trọng thiên kim, không nên dấn mình vào nơi nguy hiểm.
- Hai vị nói phải lắm. Chúng tôi đi xem xét bốn mặt để đề phòng Ðinh lão tặc lại dở nguỵ kế gì nữa chăng?
Nói xong y chạy đi luôn. Ngoài ra bọn Trương A Tam, Lý Quý Lỗi cũng đều ra xa đến ngoài mười trượng.
Nghĩ thật tội nghiệp cho bọn này!
Chỉ mình Tiết Mộ Hoa là chưa việc gì , còn đều bị mất hết công lực, hoặc bị trọng thương. Giả tỉ Ðinh Xuân Thu quay lại tập kích, trừ phi lên tiếng cảnh giới, thực ra không còn sức đâu mà phòng ngự.
Bọn Mộ Dung Phục, Ðặng Bách Xuyên đều là những tay giang hồ lão luyện đã hiểu lề luật võ lâm, thấy bọn họ bỏ đi rồi, đương nhiên không muốn nghe chuyện bí mật của người, nên đều lảng ra chỗ khác.
Khang Quảng Lăng lại nói:
- Thưa sư thúc!...
Hư Trúc ngắt lời:
- Ta không phải là sư thúc các ngươi, mà cũng chẳng phải chưởng môn nhân gì ráo. Ta chỉ là một nhà sư chùa Thiếu Lâm không có liên can gì đến phái Tiêu Dao của các ngươi cả.
Khang Quảng Lăng hỏi:
- Thưa sư thúc! Sao sư thúc lại không nhìn nhận phái Tiêu Dao? Nếu không phải cùng trong môn phái thì người ngoài quyết không được nghe. Người ngoài vô tình hay hữu ý nghe chuyện thì theo luật bản môn là phải hạ sát ngay không thể tha được. Dù có phải đuổi theo đến góc biển chân trời cũng cần phải giết cho kỳ được để bịt miệng.
Hư Trúc ngấm ngầm sợ hãi run lên nghĩ thầm:
- Lề luật như vậy thì không phải là chính phái. Theo lời chúng thì nếu ta không chịu gia nhập môn phái họ, tất họ giết ta chắc?
Khang Quảng Lăng lại nói:
- Sư thúc vừa mới dùng thủ pháp trị thương cho mọi người chính là môn nội công chính thống của bản phái. Nếu sư thúc không gia nhập bản phái đời nào sư tổ lại truyền thụ môn đó cho sư thúc? Tiểu điệt không dám hỏi nhiều. Hoặc giả gia sư đã đại diện sư tổ thu đồ đệ truyền chức vụ chưởng môn nhân thay mình cũng chưa biết chừng. Nói tóm lại, chiếc nhẫn Tiêu Dao thần tiên hoàn đã đeo ở trên ngón tay của sư thúc, hơn nữa gia sư lúc lâm tử lại gọi sư thúc bằng chưởng môn nhân, thì sư thúc chẳng nên từ chối nữa.
Cứ như ý nghĩ của Khang Quảng Lăng thì ba mươi năm trước đây tổ sư đã bị Ðinh Xuân Thu gia hại và chết rồi...
Hư Trúc bất quá năm nay mới độ hai mươi mốt hai mươi hai tuổi thì không thể chính tổ sư hồi sinh tiền đã thu y làm đệ tử được. Không chừng trước tổ sư đã đặt ra điều lệ: hễ ai phá được thế cờ của người sẽ được kể là đệ tử bản phái. Không thế thì Tô Tinh Hà đã thay thế tổ sư để thu đồ đệ. Trong võ lâm thường đã có tiền lệ như vậy. Bất luận Hư Trúc đã nhập môn phái trong trường hợp nào Khang Quảng Lăng đã vào hàng tiền bối, nên không dám hỏi nhiều.
Hư Trúc ngó về bên tả thấy bọn Tuệ Phương đã khiêng thi thể Huyền Nạn đặt ra một bên, lại thấy Tô Tinh Hà vẫn quỳ dưới đất, nét mặt vẫn còn in một nụ cười bí mật, thì chua xót trong lòng, nói:
- Câu chuyện này không thể một lúc mà nói rõ được. Việc cấp bách hiện giờ là làm thế nào giết được Ðinh Xuân Thu để báo thù cho sư phụ ngươi và sư bá tổ ta, đồng thời trừ một mối hại lớn cho võ lâm. Tiền bối!...
Khang Quảng Lăng thấy Hư Trúc bây giờ lại kêu mình bằng lão tiền bối, vội quỳ ngay xuống nói:
- Sư thúc không nên xưng hô như vậy, làm tổn thọ cho tiểu điệt rất nhiều.
Hư Trúc chau mày nói:
- Thôi được! Ngươi đứng dậy đi!
Khang Quảng Lăng vâng lời đứng dậy.
Hư Trúc nghĩ thầm trong bụng:
- Muốn tru diệt Ðinh Xuân Thu mà dùng võ công phái Thiếu Lâm thì quyết không thể nào thành công được. Chính mình có vùi đầu cố công rèn luyện suốt đời vị tất đã được đến mực sư bá tổ Huyền Nạn. Dù cho có bằng người chăng nữa cũng không thể nào chống lại được Ðinh Xuân Thu. Huống chi mình tập đến mức đó còn phải bằng năm sáu chục năm trời. Bấy giờ Ðinh Xuân Thu đã chết ngủm rồi còn đâu mà tính chuyện báo thù rửa hận. Như vậy muốn giết được Ðinh Xuân Thu thì chỉ còn cách luyện võ công phái Tiêu Dao mà thôi.
Hư Trúc nghĩ thế liền nói:
- Tiền bối!....
Hai chữ tiền bối vừa thốt ra khỏi cửa miệng, Khang Quảng Lăng lại quỳ mọp xuống đất.
Hư Trúc nói:
- Ta quên mất. Bây giờ không xưng hô thế nữa. Thôi dậy đi!
Hư Trúc lấy cuốn trục mà Tiêu Dao lão nhân đã đưa cho lúc trước mở ra nói:
- Sư phụ ngươi bảo ta dùng cuốn trục này để tìm cách học võ công đặng trừ khử Ðinh Xuân Thu.
Khang Quảng Lăng nhìn thấy trong cuốn trục vẽ hình một mỹ nữ cung trang thì lắc đầu nói:
- Tiểu điệt không hiểu được đạo lý trong bức vẽ này. Sư thúc hãy cất đi đừng để cho người ngoài trông thấy. Hồi gia sư còn sống đã biểu vậy, tiểu điệt xin sư thúc nhình cảnh gia sư bị thảm tử rồi theo lời người mà hành động cho. Tiểu điệt xin thưa để sư thúc rõ: gia sư trúng phải chất độc gọi là Tam Tiếu Tiêu Dao Tán, chất độc này không có hình sắc gì, lúc đầu mới trúng phải thì nét mặt tựa như mỉm cười một cách cổ quái. Người trúng độc không hay biết gì hết. Cười đến cơn thứ ba là tắt thở mà chết.
Hư Trúc cúi đầu xuống nói:
- Nói ra lại mắc cỡ. Lúc đầu lệnh tôn sư trúng độc, trên mặt lộ ra nụ cười bí mật khó hiểu. Tại hạ lại đem lòng tiểu nhân đoán càn, nghi lệnh tôn sư có tâm địa không tốt. Nếu lúc ấy mà hỏi ngay, thì chắc rằng còn cứu chữa không đến nỗi xảy ra vụ thảm hại như bây giờ.
Khang Quảng Lăng nói:
- Tam Tiếu Tiêu Dao Tán một khi đã trúng vào người thì khó thể giải cứu. Sở dĩ Ðinh lão tặc hoành hành trong võ lâm mà không uý kỵ gì, một phần là trông vào Tam Tiếu Tiêu Dao Tán. Người ta đều đã biết đến phép Hoá công đại pháp, nhưng khi trúng Hoá công đại pháp rồi tuy mất hết công lực nhưng người không chết lại thêm mang tiếng xấu đồn đại đi. Một khi đã trúng Tam Tiếu Tiêu Dao Tán thì đừng hòng sống nữa.
Hư Trúc gật đầu hỏi:
- Thế thì thứ thuốc này độc vô cùng. Nhưng lúc đó, tiểu tăng cũng đứng bên tôn sư mà sao không phát giác ra được Ðinh lão tặc đã hạ độc cách nào. Hơn nữa võ công tiểu tăng kém cỏi, kiến thức hẹp hòi, sao Ðinh lão tặc không hạ độc thủ giết chết tiểu tăng còn không dung cái mạng nhỏ bé này làm gì?
Khang Quảng Lăng nói:
- Có lẽ lão thấy võ công sư thúc hãy còn bình thường, không cần hạ độc.
Trong đám Hàm cốc bát hữu thì Khang Quảng Lăng là người lớn tuổi hơn hết, nhưng không hiểu trò đời cho lắm. Tuy Hư Trúc là chưởng môn sư thúc mà y vẫn thẳng thắn nghĩ sao nói vậy, không biết lựa lời.
Ngừng một lát, y nói tiếp:
- Chưởng Môn sư thúc, tiểu điệt xem sư thúc hãy còn nhỏ tuổi, bản lĩnh chưa có gì cao thâm. Phép trị độc của sư thúc có giỏi là vì được sư phụ truyền thụ cho, nhưng so với Ðinh Xuân Thu thì chưa vào đâu. Ðinh lão quái có lẽ vì thế mà không để ý gia hại sư thúc.
Thốt nhiên y nghĩ ra mình nói không được lịch sự, vội nói thêm:
- Thưa chưởng môn sư thúc! Tiểu điệt thực tình nói vậy, sư thúc muốn trách phạt tiểu điệt cũng xin chịu. Sự thực tiểu điệt biết võ công sư thúc chưa được cao thâm cho lắm.
Hư Trúc nói:
- Ngươi nói không sai chút nào. Võ công ta quả rất là kém Ðinh lão tặc...
Rồi nhà sư vội chữa:
- Thật là tội nghiệp! Tiểu tăng nói câu đó khinh bạc quá, không xứng đáng làm đệ tử nhà Phật. Ðinh Xuân Thu quả là không muốn giết tiểu tăng.
Khang Quảng Lăng nói:
- Sư thúc! Ðó không phải là lỗi của sư thúc. Phái Tiêu Dao không theo Phật mà cũng chẳng theo đạo, muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi, có phải tiêu dao tự tại biết chừng nào không? Sư thúc là chưởng môn bản phái, nên sớm cởi bỏ áo cà sa, để tóc dài, lấy cô vợ mười bẩy mười tám. Như thế có hơn không, cần gì phải là Phật môn đệ tử, mặc kệ các thuyết mơ hồ sắc sắc không không.
Nghe y nói câu này, Hư Trúc liền niệm:
- A di đà Phật!
Nhưng nhà sư chờ cho y nói hết lời rồi mới nói:
- Trước mặt ta ngươi đừng nói những câu tiết mạn đến Phật gia đó nữa. Ngươi có điều gì muốn nói với ta thì nói đi!
Khang Quảng Lăng nói:
- Trời ơi! Tiểu điệt thật hồ đồ quá. Nói hằng nửa ngày mà chưa đi vào chính đề. Thưa chưởng môn sư thúc! Sau này sư thúc nhiều tuổi xin chớ bắt chước cái bệnh nói nhảm của tiểu điệt. Thiên Sơn Ðồng Mỗ trong bức vẽ đó không ưa kẻ mồm năm miệng mười. Năm trước tổ sư... chao ôi! Việc này nói ra không tiện. Tiểu điệt hay buột miệng nói càn, suýt nữa để tiết lộ ra ngoài. May mà sư thúc là chưởng môn bản phái, không có gì đáng ngại. Nếu nói với người ngoài thì thật là hỏng bét!
Hư Trúc hỏi:
- Ngươi nói cái gì Thiên Sơn Ðồng Mỗ? Trong bức vẽ là một vị mỹ nhân, không phải Vương cô nương hay sao?
Khang Quảng Lăng đáp:
- Chưởng Môn đã hỏi đến, sư điệt không dám dấu diếm, vị mỹ nhân trong bức vẽ này nguyên là họ Ðồng, dĩ nhiên không phải Vương cô nương. Ðồng Mỗ đây có thấy sư điệt chỉ gọi bằng thằng nhỏ kia!. Còn ngoài ra xin chưởng môn sư thúc đừng hỏi nữa. Vì sư thúc đã cất lời hỏi, tiểu điệt không thể không trả lời được, mà trả lời về vụ này là lỗi to lắm không phải tầm thường!
Hư Trúc nói:
- Ðược rồi! Thế thì ta không hỏi nữa là xong. Ngươi còn điều chi muốn nói nữa không?
Khang Quảng Lăng lại la lên:
- Hỏng bét! Thật là hỏng bét, nói đến bây giờ vẫn chưa đi vào chính đề, thế có chết không? Thưa chưởng môn sư thúc! Tiểu điệt thỉnh cầu sư thúc hai việc xin sư thúc gia ơn cho.
Hư Trúc đáp:
- Ngươi có việc gì muốn ta chuẩn cho? Ta không dám đâu!
Khang Quảng Lăng nói:
- Hỡi ôi! Việc lớn trong bản môn nếu không cần được chưởng môn nhân chuẩn cho còn cầu ai nữa? Ðiều thứ nhất là bọn sư huynh sư đệ tiểu điệt cả thảy tám người, trước kia đã bị sư phụ đuổi ra khỏi môn phái. Ðó không phải là bọn tiểu điệt phạm lỗi gì, chỉ vì sư phụ sợ Ðinh lão tặc để ý gia hại đến bọn tiểu điệt mà thôi. Sư phụ lại không nỡ chọc màng tai, cắt đầu lưỡi cho bọn tiểu điệt thành những người câm điếc, nên đành phải dùng đến hạ sách này. Bây giờ sư phụ đã thu hồi lệnh trước rồi, lại kêu bọn tiểu điệt gia nhập trở lại sư môn nhưng chưa bẩm rõ với chưởng môn nhân để cử hành đại lễ. Như thế vẫn chưa được kể là đệ tử chính thức trong bản môn. Vậy bọn tiểu điệt thỉnh cầu chưởng môn chu toàn cho. Nếu không được, thì bọn sư điệt tám người vẫn là những người vô môn vô phái, lúc chết sẽ thành những cô hồn dã quỷ vật vờ lại không ngóc đầu lên được tại chốn võ lâm. Như vậy thì đau khổ cho bọn tiểu điệt biết chừng nào?
Hư Trúc nghĩ thầm trong bụng:
- Nếu mình không chịu thừa nhận làm chưởng môn, thì lão già này còn quấy rầy mãi không biết đến bao giờ xong. Âu là mình cứ ừ hữ cho xong chuyện rồi sẽ tính
Nghĩ vậy nhà sư liền nói:
- Lệnh tôn sư đã bằng lòng có các người trả lại môn đường thì tự nhiên các người sẽ thành đệ tử trong môn phái, còn quan tâm làm chi.
Khang Quảng Lăng cả mừng quay lại lớn tiếng gọi:
- Này các vị sư đệ, sư Muội. Chưởng Môn sư thúc đã ưng thuận cho chúng ta trở về bản môn rồi đó!
Bảy người trong bọn Hàm cốc bát hữu vừa nghe Khang Quảng Lăng gọi, đều hoan hô rầm rĩ!
Lão nhị con người mê cờ là Phạm Bách Linh. Lão tam một anh đồ gàn là Chu Ðộc, lão tứ một tay hội hoạ là Ngô Lãnh Quân. Lão ngũ là Diêm Vương địch Tiết Mộ Hoa. Lão lục một tay thợ khéo là Trương A Tam, lão thất là thiếu phụ Thạch Thanh Lệ. Lão bát con người ưa hát bội là Lý Quý Lỗi. Cả bọn nhất tề đến trước mặt chưởng môn sư thúc khấu đầu lạy tạ!
Hư Trúc lại càng băn khoăn. Nhà sư thấy mọi việc xảy ra lại hãm mình vào danh vị chưởng môn sư thúc thêm sâu một nấc, khác nào người lôi xuống bùn, mỗi lần rút chân lên định bước ra khỏi là một lần dấn sâu thêm vào đống bùn, khó lòng thoát ra được.
Hư Trúc lẩm bẩm:
- Bọn Tuệ Kinh, Tuệ Thu, Tuệ Phương, Tuệ Văn, sáu vị vừa sư bá vừa sư thúc đều ở gần đây, mình là đệ tử phái Thiếu Lâm, một danh môn chính phái trong võ lâm mà lại đi làm chưởng môn nhân một tà môn ngoại đạo thì còn ra thế nào?
Nhà sư thấy bọn Phạm Bách Linh mừng rỡ cảm động đến không cầm nước mắt, nếu mình lại đưa ra những dị nghị về danh vị, chưởng môn nhân chẳng hóa ra tàn nhẫn quá ư?
Nhà sư nghĩ vậy không làm thế nào được, đành lắc đầu nở một nụ cười buồn rầu.
Khang Quảng Lăng cũng vẫy tay nói:
- A Bích! Ngươi lại khấu đầu tạ ơn sư thúc tổ đi!
A Bích chạy gần đến nơi phủ phục ngay xuống quỳ lạy.
Hư Trúc xua tay nói:
- Cô nương bất tất phải giữ lễ nghi phiền phức.
Khang Quảng Lăng nói,
- Thưa sư thúc! Bây giờ tiểu điệt xin khẩn cầu với sư thúc việc thứ hai là đại diện tiểu điệt lãnh con nhỏ này về cho.
Hư Trúc lấy làm kỳ hỏi:
- Sao lại lãnh cô nương đó về?
Khang Quảng Lăng đáp:
- Thị là tiểu đồ của tiểu điệt, chịu lễ bái sư chưa được bao lâu, rồi phải đi lẩn tránh kẻ thù đem ký thác bên Mộ Dung Phục ở Cô Tô làm một tên nha hoàn đã mấy năm nay. Như vậy thật tội nghiệp cho y thị. Hiện giờ một là y thị đã lớn rồi, hai là anh em tiểu điệt tám người hội họp đi theo sư thúc lo việc báo cừu tuyết hận cho sư phụ. A Bích cũng giúp được một phần nào trong công cuộc này. Hơn nữa kẻ cừu địch dù có tìm đến bọn tiểu điệt bây giờ cũng không còn lo để di luỵ đến sư phụ, có thể yên tâm hợp lực quyết tranh đấu với cừu nhân. Vì thế mà tiểu điệt thỉnh cầu sư thúc nói với Mộ Dung công tử một tiếng xin cho y thị về.
Hư Trúc ngần ngừ hỏi:
- Tiểu tăng không nói không xong hay sao?
Khang Quảng Lăng đáp:
- Chưởng Môn sư thúc rất có bề thế, nói ra một câu là Mộ Dung công tử không tiện chối từ.
Hư Trúc quay sang hỏi A Bích:
- Ý cô nương nghĩ thế nào?
A Bích lấy làm lạ nói:
- Sư phụ tiểu nữ đã nói vậy dĩ nhiên tiểu nữ phải tuân theo sư mệnh. Mộ Dung công tử trước nay đối đãi với tiểu nữ rất tử tế, không coi tiểu nữ như một đứa nha hoàn đâu. Chỉ cần sư thúc tổ đem ra đề nghị là Mộ Dung công tử ưng ngay.
Hư Trúc nói:
- Ðược rồi!
Nhà sư ngoảnh đầu toan đi nói với Mộ Dung Phục, nhưng chẳng thấy Mộ Dung Phục, Ðoàn Dự, Vương Ngọc Yến.
Sáu nhà sư chữ Tuệ cho chí thi thể Huyền Nạn đều không thấy đâu nữa.
Trên rừng tùng, chỉ còn lại tám người kể cả tam đại trong phái Tiêu Dao mà thôi.
Hư Trúc ngạc nhiên hỏi:
- Ô hay! Các vị đó đi đâu hết rồi?
Ngô Linh Quân đáp:
- Mộ Dung công tử cùng liệt vị cao tăng phái Thiếu Lâm ngồi chờ chúng ta bàn luận đã lâu, đều bỏ đi hết rồi.
Hư Trúc nói:
- Ui chao!
Rồi co cẳng chạy đi đuổi theo ngay, nhà sư định đuổi theo cho kịp bọn Tuệ Kính để cùng về chùa Thiếu Lâm xin chỉ thị sư phụ xem có nên đi nữa không.
Hư Trúc trong lòng nóng nẩy, chạy rất lẹ.
Nhà sư chạy chừng nửa giờ, về sau càng chạy lẹ hơn mà chung thủy vẫn không thấy sáu tăng nhân hàng chữ Tuệ đâu. Hư Trúc càng hoảng hốt chạy càng mau. Không ai ngờ y Tiêu Dao lão nhân truyền thần công bảy mươi năm cho nên khinh công mau lẹ phi thường, mau hơn cả tuấn mã.
Hư Trúc vừa xuống núi đã chạy xa hơn sáu nhà sư hàng chữ Tuệ. Y cho rằng sáu nhà sư kia vẫn ở phía trước nên cố sức rượt theo. Ngờ đâu trong lúc hốt hoảng, lại đến chỗ quanh, một khu thung lũng nên không nhìn thấy sáu nhà sư kia, Hư Trúc chỉ nhô lên hụp xuống mấy cái đã bỏ sáu nhà sư lại phía sau khá xa mà không hay biết.
Nguyên sáu nhà sư hàng chữ Tuệ đang khiêng thi thể Huyền Nạn đi có trông thấy bóng sau lưng Hư Trúc thấp thoáng một cái vụt qua và chạy mau lẹ vô cùng.
Sáu nhà sư nhìn nhau kinh hãi không hiểu tại sao đành tiếp tục hộ tống pháp thể Huyền Nạn đại sư xuống núi định tìm đến sau một toà miếu cũ nào đem thi thể hỏa tang, thì lại đến đúng nhà Tiết thần y ở Trấn hiền thôn.
Hoả táng xong thi thể Huyền Nạn hai vị cao tăng đưa tro về chùa Thiếu Lâm.
Hư Trúc chạy một mạch đến chiều tối chẳng thấy tung tích sau nhà sư đâu, trong lòng rất lấy làm kỳ và cho là chạy lạc đường, liền quay đầu chạy trở lại, chừng được hai mươi dặm.
Hư Trúc vừa đi vừa hỏi dò những người qua đường nhưng chẳng ai gặp sáu nhà sư đâu.
Ðến lúc trời tối, nhà sư bụng đói meo liền chạy đến thị trấn tìm vào phạm điếm, ngồi xuống bảo nhà hàng lấy cho hay bát miến chay.
Lúc miến nấu chưa chín Hư Trúc nóng ruột, cặp mắt không ngớt đưa nhìn ra ngoài điếm, trông đông ngó tây.
Thốt nhiên Hư Trúc nghe thấy có tiếng người trong trẻo và dõng dạc hỏi:
- Ðại sư phụ! Phải chăng đại sư phụ muốn kiếm ai?
Hư Trúc ngoảnh đầu lại coi thì thấy về mé tây có một chàng thiếu niên mặc áo xanh ngồi tựa cửa sổ.
Thiếu niên này mày thanh mắt sáng, nước da trắng mịn, tướng mạo tuyệt đẹp đang cười hì hì nhìn mình. Thiếu niên mới chừng mười bảy mười tám tuổi.
Hư Trúc nói:
- Phải rồi! Tiểu tướng công! Tiểu tướng công có thấy sáu nhà sư qua đây không?
Thiếu niên đáp:
- Sáu nhà sư thì không thấy chỉ thấy một vị hòa thượng thôi!
Hư Trúc hỏi:
- Vậy ư? Tướng công thấy vị hòa thượng đó ở đâu?
Thiếu niên đáp:
- Thấy y ở trong phạm điếm này.
Hư Trúc nghĩ thầm:
- Y nói một nhà sư thì rất không phải, bọn Tuệ Phương sư bá đi cả đoàn, chứ đâu phải một người. Nhưng đã là nhà sư thì ta thử hỏi xem may ra có được tin tức gì chăng?
Nhà sư nghĩ vậy liền hỏi:
- Không hiểu vị hòa thượng đó người thế nào? Chừng bao nhiêu tuổi và định đi đâu? Tiểu tướng công có hiểu không?
Chàng thiếu niên mỉm cười đáp:
- Ðại sư phụ đó trán cao tai lớn, miệng rộng môi dày, lỗ mũi huyếch lên trời, ước chừng hai mươi ba hai mươi bốn tuổi. Ðại sư phụ đó hiện còn đang ở trong phạm điếm này để chờ ăn hai bát miến chứ chưa ra đi!
Hư Trúc cười ha hả đáp:
- Té ra tiểu tướng công nói chính bần tăng đây rồi.
Chàng thiếu niên nói:
- Tướng công là tướng công, sao còn thêm chữ tiểu vào? Tôi đây kêu ông bằng hòa thượng, có gọi bằng tiểu hòa thượng đâu?
Chàng thiếu niên này giọng nói trong trẻo và uyển chuyển lọt tai.
Hư Trúc cười nói:
- Phải rồi! Kêu bằng tướng công đúng hơn!
Hai người đang đối đáp thì tiểu nhị bưng hai bát miến lên, Hư Trúc cười nói:
- Tướng công! Tiểu tăng xin thất lễ.
Thiếu niên nói:
- Ăn chay như vậy không có chút dầu mỡ gì nuốt thế nào được? Lại đây! Hoà thượng qua đây xơi thịt béo gà quay với tôi.
Hư Trúc nói:
- Tội nghiệp! Tội nghiệp! Suốt đời tiểu tăng chưa bao giờ đụng đến thịt cá, xin tướng công tuỳ tiện cho.
Nói xong nhà sư quay đi ăn miến, không muốn nhìn thấy chàng thiếu niên ăn thịt gà thịt vịt.
Nhà sư trong bụng đói meo, loáng cái đã ăn hết nửa bát miến, bỗng nghe thiếu niên la lên:
- Trời ơi! Cái gì thế này?
Hư Trúc ngoảnh đầu lại xem thì thấy thiếu niên tay phải cầm chiếc thìa canh toan đưa vào miệng, dường như đột nhiên trông thấy một vật gì kỳ dị. Thìa canh đưa lên cách miệng chừng nửa thước thì dừng lại. Chàng thò tay trái ra nhặt lấy một vật gì trên bàn rồi đứng dậy, một tay vẫn cầm thìa canh một tay cầm vật kia đến bên Hư Trúc hỏi:
- Hoà thượng! Hoà thượng thử coi con sâu này có lạ không?
Hư Trúc nhìn xem thì thấy tay chàng cầm một con cuống chiếu bé nhỏ. Thứ sâu này ở đâu cũng có, nào phải là một vật kỳ dị?
Nhà sư nghĩ bụng:
- Chàng thiếu niên này có lẽ mới ra khỏi cửa lần này là lần đầu. Ngày thường chàng được ở nơi cao sang, sạch sẽ, nên mới thấy con cuống chiếu đã cho là kỳ dị.
Nghĩ vậy nhà sư hỏi lại:
- Tiểu tăng không hiểu tướng công biểu nó kỳ dị ở chỗ nào?
Chàng thiếu niên đáp:
- Hoà thượng coi đi, vỏ nó rắn chắc đen sì mà sáng bóng láng tựa hồ như quang dầu.
Hư Trúc nói:
- Hà hà! Ðó là con cuống chiếu và con nào cũng vậy.
Thiếu niên ngơ ngẩn nói:
- Vậy ư?
Rồi quăng con cuống chiếu xuống đất, dẫm chân lên dí cho nó chết, rồi quay về bàn mình.
Hư Trúc thở dài nói:
- Tội nghiệp! Tội nghiệp!
Rồi lại cúi đầu xuống ăn miến.
Tưởng chừng như nhà sư đã mấy ngày chưa được ăn uống gì, nên ăn ra vẻ rất ngon lành, húp luôn cả nước, chỉ còn lại bát không.
Hư Trúc lại bưng bát miến thứ hai lên cầm đũa gắp ăn, đột nhiên nghe thiếu niên cười ha hả nói:
- Hoà thượng! Tôi tưởng hòa thượng nghiêm cẩn giữ thanh quy nhà Phật. Ngờ đâu cũng là hạng khẩu thị tâm phi, bề ngoài giả bộ tu hành mà thôi!
Hư Trúc bình tĩnh hỏi:
- Bần tăng khẩu thị tâm phi ở chỗ nào?
Thiếu niên đáp:
- Hoà thượng nói suốt đời không bao giờ ăn thịt cá, thế mà bát thang gà lại ăn hết sạch một cách rất ngon lành!
Hư Trúc nói:
- Tướng công khéo nói giỡn! Rõ ràng là một bát canh miến suông nấu với rau xanh, sao lại bảo là thang gà? Bần tăng đã dặn quán chủ đừng cho một giọt dầu mỡ gì vào.
Thiếu niên mỉm cười nói:
- Hoà thượng miệng nói không dùng được đồ thịt cá tanh tưởi. Thế mà ăn cả bát thang gà cũng không biết mùi, bây giờ tôi thìa mỡ gà đổ vào bát canh miến đó cho hòa thượng ăn nhé!
Chàng nói xong múc một thìa mỡ gà quay rồi đứng lên.
Hư Trúc thấy vậy cả kinh nói:
- Tướng công! Vừa rồi tướng công đã...
Thiếu niên cười đáp:
- Phải rồi! Vừa rồi tôi cũng múc một thìa mỡ gà cho vào bát miến của hòa thượng. Chẳng lẽ hòa thượng không thấy hay sao? Chà chà! Hoà thượng nhắm mắt lại đi, vờ như không biết để tôi đổ nước gà vào bát miến cho. Như thế hòa thượng vừa ăn được nhiều mà lại không phải tự mình cho mỡ vào. Ðức Phật Như Lai trách phạt hòa thượng thế nào được?
Hư Trúc vừa kinh hãi vừa tức giận. Bấy giờ nhà sư mới vỡ lẽ ra rằng chàng thiếu niên giả vờ cho mình xem con cuống chiếu là cố gạt mình chăm chú nhìn vào con sâu đó để y thừa cơ đổ thìa mỡ gà vào bát miến của mình.
Nhà sư nghĩ lại lúc ăn bát canh miến quả thấy thơm ngon hơn. Vì suốt đời nhà sư chưa từng ăn đến mỡ gà nên không biết mùi ra sao.
Hư Trúc tự hỏi:
- Bây giờ mỡ gà đã nuốt vào bụng rồi biết làm thế nào? Liệu có nên nôn ra không?
Nhà sư bàng hoàng hồi lâu chưa biết tính sau thì chàng thiếu niên lại hỏi:
- Hoà thượng! Phải chăng hòa thượng đang tìm ba nhà sư. Có phải các vị đang đi ngoài kia không?
Hư Trúc mừng thầm bước ra cửa nhìn đông ngó tây thì chẳng thấy một bóng người nào. Nhà sư biết là lại bị chàng thiếu niên lừa gạt thì trong lòng tức bực, nhưng đã là người xuất gia không nên oán giận.
Nhà sư cố nhẫn nại không nói năng gì, lại quay vào ăn miến.
Hư Trúc nghĩ thầm trong bụng:
- Tiểu tướng công này còn nhỏ tuổi mà ưa tinh nghịch toàn trò ác nghiệt.
Nhà sư vừa nghĩ lại cầm đũa ăn như gió cuốn mây một lúc hơn nửa bát.
Ðột nhiên răng nhà sư ngoạm phải vật gì trơn tuột, nhưng ăn lẹ quá, nuốt trôi luôn cả vào bụng.
Hư Trúc giật mình vội nhìn vào bát miến, thấy những sợi miến có lẫn một miếng thịt lớn thì biết ngay vừa rồi mình đã nuốt phải một miếng thịt.
Hư Trúc cầm đũa đập xuống bàn kêu lên:
- Khổ rồi! Khổ rồi!
Chàng thiếu niên cười nói:
- Hoà thượng! Miếng thịt béo thế mà ăn không ngon ư lại còn kêu khổ?
Hư Trúc tức giận nói:
- Ngươi gạt ta chạy ra cửa ngõ, rồi ở trong này bỏ thịt vào miến của ta. Ta... ta đã hai mươi ba tuổi đầu, chưa từng ăn qua một chút tanh tưởi... ta bị hại vì tay ngươi rồi!
Chàng thiếu niên tủm tỉm cười hỏi:
- Mùi thịt béo đó há chẳng ngon gấp mười rau xanh cũng đậu hũ ư? Trước nay hòa thượng chưa từng ăn cá thịt, thế thì ngốc thật.
Hư Trúc đứng lên, trong lúc thảng thốt chẳng biết làm thế nào cho phải, bỗng nghe ngoài cửa có tiếng nhốn nháo.
Một lũ đông người đang đi vào phạn điếm.
Hư Trúc nhìn ra thì thấy bọn này là đệ tử phái Tinh Tú, bất giác kinh hãi than thầm:
- Trời ơi! Nguy rồi! Nếu ta bị bọn chúng bắt thì còn chi là sinh mạng?
Nhà sư vội vàng chạy vào phía sau để toan lẩn trốn.
Ngờ đâu vừa đạp được cửa phòng ra tiến vào thì đây là một buồng ngủ.
Nên biết rằng trong quán cơm nhỏ tại tiểu thị trấn có rất ít phòng ốc. Thường thường phòng ngủ của chủ nhân liền với phòng khách ngồi.
Hư Trúc toan rút chân trở ra, bỗng nghe thấy phía sau có tiếng người gọi:
- Ðiếm chủ! Mau lấy rượu thịt ra đây!
Bọn đệ tử phái Tinh Tú đã vào đến phòng khách.
Hư Trúc không dám lùi ra, đứng nguyên trong phòng khép cửa lại.
Bỗng nghe thanh âm một người nói:
- Kiếm cho nhà sư mập này một chỗ nằm!
Người nói đó chính là Ðinh Xuân Thu.
Một đệ tử phái Tinh Tú đáp:
- Vâng!
Rồi tiếng chân bước nặng chịch đi lại phía phòng ngủ.
Hư Trúc cả kinh, không biết làm thế nào. Cúi mình xuống chui vào gầm giường đụng phải một vật gì rồi có tiếng la khẽ:
- Úi chà!
Té ra dưới gầm giường trước đã có một người nằm ẩn tại đó.
Hư Trúc giật mình muốn trở ra thì một tên đệ tử phái Tinh Tú đang bồng nhà sư Tam Tĩnh tiến vào buồng ngủ. Gã đặt tấm thân nặng nề của Tam Tĩnh lên giường rồi lui ra.
Hư Trúc lại nghe người nằm bên cạnh mình rỉ tai hỏi:
- Này hòa thượng! Thịt béo có ngon không? Hoà thượng sợ cóc gì?
Hư Trúc nghĩ thầm:
- Thằng cha này chân tay cũng rất mau lẹ. Gã vào ẩn trong gầm giường này trước mình từ lúc nào mà mình không biết.
Nghĩ vậy nhà sư nói:
- Ngoài kia có một lũ ác nhân đã đến. Tướng công chớ có lên tiếng.
Thiếu niên hỏi:
- Sao hòa thượng biết bọn chúng là ác nhân?
Hư Trúc đáp:
- Bần tăng có biết bọn này, chúng giết người không gớm tay, và coi như một trò đùa.
Chàng thiếu niên toan bảo Hư Trúc phải kín tiếng thì đột nhiên Tam Tĩnh nằm trên giường la hoảng:
- Gầm giường có người! Gầm giường có người!
Hư Trúc cùng thiếu niên cả kinh đồng thời chui ra, thì thấy Ðinh Xuân Thu đứng sừng sững trước cửa phòng cười lạt. Vẻ mặt lão ra chiều vừa đắc ý vừa thâm độc.
Chàng thiếu niên biến sắc quỳ mọp ngay xuống nói:
- Sư phụ!
Ðinh Xuân Thu cười nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Ðưa đây, đưa đây!
Thiếu niên đáp:
- Ðệ tử không dắt bên mình.
Ðinh Xuân Thu hỏi:
- Vậy thì để đâu?
Thiếu niên đáp:
Ở trong thành Nam Kinh nước Liêu.
Cặp mắt Ðinh Xuân Thu chiếu ra những tia nóng hung dữ nói:
- Ðến bây giờ mà mi còn dám gạt ta ư? Ta sẽ cho mi sống không sống nổi, chết chẳng chết cho!
Thiếu niên đáp:
- Ðệ tử không dám lừa gạt sư phụ!
Ðinh Xuân Thu đảo mắt nhìn Hư Trúc, hỏi thiếu niên:
- Sao mi lại cùng đi với hắn?
Thiếu niên đáp:
- Ðệ tử vừa gặp vị hòa thượng đây ở trong phạn điếm này.
Ðinh Xuân Thu gằn giọng quát:
- Mi nói láo!
Hai mắt lão hầm hầm nhìn hai người rồi quay trở ra.
Bốn tên đệ tử phái Tinh Tú tiến lại gần vây lấy hai người.
Hư Trúc vừa kinh hãi vừa hối hận hỏi:
- Ồ! Té ra ngươi cũng là đệ tử phái Tinh Tú ư?
Thiếu niên tức mình đáp:
- Chỉ tại hòa thượng mà ra còn hỏi gì tôi?
Một tên đệ tử phái Tinh Tú thân hình cao lớn hỏi:
- Sư Muội! Lâu nay vẫn bình yên chứ?
Ðiệu nói gã ra chiều mai mỉa với bộ mặt gieo tai rắc hoạ.
Hư Trúc lấy làm kỳ hỏi:
- Sao? Ngươi... ngươi...
Thiếu niên hằn học nói:
- Ngươi là một nhà sư ngu ngốc, thối tha! Cố nhiên ta là con gái. Chẳng lẽ ngươi không nhận ra hay sao?
Nguyên thiếu niên này chính là A Tử cải trang. Nàng ở trong thành Nam Kinh đã lâu, tuy hưởng hết những mùi vinh hoa phú quý nhưng bản tính hiếu động, ở lâu đâm chán. Tiêu Phong thì công việc bận rộn, không thể ngày nào cũng đưa nàng đi săn bắn du ngoạn được.
Một hôm nàng thấy trong lòng buồn phiền, liền không từ biệt Tiêu Phong, lại đi xuống Trung Nguyên. Nàng đi đến đâu la cà ở đó. Hôm nay ma đưa lối quỷ đem đường thế nào lại gặp cả Hư Trúc cùng Ðinh Xuân Thu.
A Tử tưởng sư phụ nàng cứ ở lỳ bờ biển Tinh Tú để di dưỡng tuổi già, không bước chân đến Trung Nguyên. Nào ngờ oan gia gặp mặt ở trong quán cơm nhỏ nơi tiểu thị trấn này.
Tuy ngoài mặt A Tử tỏ ra thản nhiên vô sự, mà thực tình nàng sợ hãi không còn hồn vía nào nữa. Nàng to tiếng mạt sát Hư Trúc chẳng qua là để hư trương thanh thế. Lời nói của nàng đã run lên, dù cố gượng trấn tĩnh cũng không được nữa.
A Tử ngồi xuống mép giường, ngấm ngầm nghĩ kế thoát thân.
Nàng tính thầm trong bụng:
- Trừ phi gặp tỷ phu ta hoặc giả còn có thể cứu được mình, còn người khác thì bất luận là ai cũng không địch nổi sư phụ. Bây giờ chỉ còn kế lừa gạt sư phụ đến Nam Kinh để mượn tay tỷ phu giết phắt lão đi. Ðó là con đường sống duy nhất. Cũng may mà chiếc Bích Ngọc vương đỉnh mình còn để lại Nam Kinh, chắc sư phụ không thể bỏ qua bảo bối đó được.
Nàng nghĩ vậy, đã cảm thấy hơi yên dạ, nhưng rồi lại nghĩ:
- Nếu sư phụ đánh mình thành kẻ tàn phế, mất hết võ công rồi mới giải đến Nam Kinh, thì cái khổ đó còn khó chịu gấp mười lần bị giết chết ngay.
Nghĩ vậy nàng sợ quá, mặt cắt không còn hột máu.
Giữa lúc ấy, một tên đệ tử phái Tinh Tú đi đến cửa phòng cười hì hì nói móc:
- Ðại sư tỷ! Sư phụ mời đại sư tỷ ra đó.
Hư Trúc nghĩ thầm trong bụng:
- Té ra cô gái này chẳng những là đệ tử phái Tinh Tú mà còn là đại đồ đệ của Ðinh Xuân Thu. Chao ôi! Hỏng bét rồi! ả cho ta uống thang gà, ăn thịt béo để hại ta! Không chừng còn hòa lẫn thứ thuốc độc gì cổ quái nữa cũng nên?
Thực ra A Tử lừa cho nhà sư ăn thịt cho phạm sát giới chỉ là trò nghịch ác để cười chơi. Bản tính nàng hễ làm được cho ai sợ hãi, đau khổ, tức giận là lại lấy làm thú vị, ngoài ra không có ý gì khác.
Lúc đó A Tử nghe lệnh sư phụ truyền gọi, chẳng khác gì như chuột nghe tiếng mèo thì hoảng hồn vía lên. Nàng theo tên đệ tử phái Tinh Tú ra nhà khách.
A Tử thấy Ðinh Xuân Thu ngồi mình một bàn. Trên bàn đã bầy rượu thịt ra rồi. Bọn đệ tử thóng tay đứng xa xa, thái độ cực kỳ cung kính, không ai dám thở mạnh và lên tiếng.
A Tử chạy đến trước mặt cất tiếng gọi:
- Sư phụ!
Rồi quỳ mọp ngay xuống.
Ðinh Xuân Thu hỏi:
- Thực tình hiện mi để ở đâu?
A Tử đáp:
- Ðệ tử không dám lừa dối sư phụ. Vật đó quả còn ở trong thành Nam Kinh nước Liêu.
Ðinh Xuân Thu lại hỏi:
- Ở nơi nào trong thành Nam Kinh?
A Tử đáp:
- Ở trong vương phủ Tiêu đại vương nước Liêu.
Ðinh Xuân Thu chau mày hỏi:
- Tại sao lại để lọt vào tay bọn chó má Khất Ðan đó?
A Tử đáp:
- Không phải để lọt vào tay chúng đâu. Sau khi đệ tử qua miền Bắc chỉ sợ làm thất lạc mất bảo bối của sư phụ lại sợ lỡ tay đánh rơi làm xây sát đỉnh ngọc, đệ tử liền vào trong vườn hoa phía sau vương phủ Tiêu đại vương đào lỗ chôn dấu. Nơi đó rất là hẻo lánh. Hoa viên của Tiêu đại vương rộng bát ngát đến sáu ngàn mẫu, không có ai tìm thấy vương đỉnh được, xin sư phụ cứ yên tâm.
Ðinh Xuân Thu cười lạt nói:
- Chỉ có mi mới tìm được đến nơi phải không? Chà! Con này đáo để thật. Mi dùng kế ném chuột sợ vỡ đồ để ta không dám giết mi, vì mi chết rồi không còn ai tìm ra vương đỉnh nữa.
A Tử toàn thân run lên bần bật, ấp úng nói:
- Nếu sư phụ không chịu dung tha cho đứa trò nhỏ tinh nghịch này mà đem tiêu hủy công lực, cắt đứt gân mạch, hoặc chặt một chân một tay, hoặc chặt cả hai chân hai tay thì đệ tử thà chết ngay còn hơn, quyết không thổ lộ vương đỉnh... hiện đang cất giấu ở đâu nữa.
Mấy câu cuối nàng sợ quá nói không ra tiếng.
Ðinh Xuân Thu tủm tỉm cười nói:
- Con lỏi này! Mi lớn mật dám trả giá với ta ư! Trong môn hạ phái Tinh Tú chỉ có mi là lợi hại hơn cả. Chỉ vì ta không phòng bị trước mà mi qua mặt được Tinh Tú lão tiên!
Một đệ tử đứng ở chân tường đột nhiên lớn tiếng nói:
- Minh kiến của Tinh Tú lão tiên quả thấu xa hàng vạn dặm, người biết rõ cái kiếp của Bích Ngọc vương đỉnh phải như vậy nên mượn tay A Tử để cho bảo bối từng trải thêm những cuộc gian hiểm, tức là gia công giũa mài cho nó.
Một tên đệ tử khác nói:
- Sự vật khắp thiên hạ còn có vật gì ra khỏi được vòng thần toán của lão tiên? Lời lão tiên khiêm nhường, thực chúng đệ tử không thể nào theo kịp.
Một tên khác lại nói:
- Bữa nay Tinh Tú lão tiên mới sơ trổ tài nhỏ mọn đã hạ sát được một tay cao thủ phái Thiếu Lâm là Huyền Nạn đại sư, đồng thời tru diệt mười mấy tên đệ tử của Lung á lão nhân. Từ cổ chí kim chưa có một nhân vật nào tài cao hơn cả Ðại La kim tiên đến như vậy! Tiểu A Tử! Bất chấp mi giảo quyệt đến đâu cũng không tài nào ra khỏi sự trù tính của lão tiên được đâu! Dù mi van vỉ hay kháng cự, hai phương pháp đều vô ích.
Tiếng gã này dõng dạc, Ðinh Xuân Thu ngồi tủm tỉm cười vuốt râu nghe ra chiều thích thú.
Hư Trúc đứng trong phòng ngủ nghe rõ mồn một nghĩ thầm:
- Sư bá tổ cùng Thông Biện tiên sinh quả nhiên đều bị lão sát hại. Hỡi ôi! Nói chi đến chuyện báo thù rửa hận? Chính cái mạng nhỏ xíu của mình cũng khó giữ nổi.
Bỗng nghe bọn đệ tử phái Tinh Tú mỗi tên nói mấy câu đều ngụ ý khuyên A Tử phải mau mau tuân theo mà cung xưng thực tình ra. Trong lời lẽ của chúng vừa có ý sợ hãi, vừa ra vẻ tán dương oai đức của Ðinh Xuân Thu. Cả những câu nói cho A Tử nghe cũng đều có ý xu nịnh Ðinh Xuân Thu ở trong.
Hư Trúc nghĩ lại lời Tô Tinh Hà quả đã không sai. Vừa nãy gặp lúc nguy cấp như vậy, không có lý nào sư bá tổ lại khoanh tay đứng nhìn, thấy người khác sắp chết đến nơi mà không cứu cấp, trừ Tô Tinh Hà thật tình dùng kế dụ địch mà sư bá tổ biết rõ thì không kể. Còn điều sư bá tổ mất hết công lực hay không, lát nữa sẽ rõ. Nhưng xem Tô Tinh Hà không thể nói lăng nhăng một cách công nhiên như thế.
Nhà sư nghĩ vậy liền hỏi:
- Lão tiền bối bảo tiểu tăng có thể cứu được sư bá tổ? Vậy làm thế nào mà cứu?
Tô Tinh Hà tủm tỉm cười nói:
- Sư đệ! Bản phái trước nay chẳng những chỉ sở trường về võ học mà các nghề: y, bốc, tướng, số, sĩ, nông, công, thương bất luận nghề gì cũng bao quát hết. Sư đệ hiện có gã sư điệt là Tiết Mộ Hoa, y thuật gã đã tinh vi đến chỗ cùng cực. Chả thế mà người trên chốn giang hồ đều kêu gã bằng Tiết Thần Y. Gã lại còn được người ta tặng cho cái ngoại hiệu là Diêm vương địch nghĩ thật buồn cười đến nẻ ruột. Huyền Nạn đại sư trúng phải thuật Hoá công đại pháp của Ðinh Xuân Thu, vị sư mặt vuông kia thì gã đầu sắt dùng Băng tằm chưởng đánh bị thương, còn vị sư phụ người cao nghễu mà gầy khẳng gầy kheo thì bị Ðinh Xuân Thu đá vào cạnh sườn bên tả cách ba tấc, làm tổn thương kinh mạch.
Tô Tinh Hà nói thao thao bất tuyệt kể rõ nguyên do và thương thế từng người.
Hư Trúc nghe vừa kinh ngạc vừa bội phục nói:
- Tiền bối! Tiểu tăng nghe nói tiền bối chỉ chuyên tâm về kỹ thuật chứ không chẩn mạch chữa thương cho ai mà sao hiểu rõ như vậy?
Tô Tinh Hà đáp:
- Người trong võ lâm chân chính chiến đấu mà bị thương thì chỉ trông qua là biết và nếu hiểu cách chữa thì chẳng có gì khó khăn. Chỉ những bệnh thiên nhiên như hư nhược, phong tà hay thương hàn đau nhức, thì mới khó đoán bệnh mà thôi. Sư đệ! Trong mình sư đệ đã có bảy mươi năm thần công phái Tiêu Dao của sư phụ luyện được và truyền cho, nếu đem ra chữa trị bệnh rất có thể công hiệu. Nhưng muốn khôi phục lại công lực cho Huyền Nạn đại sư đã bị tiêu tan thì dĩ nhiên không phải là chuyện dễ. Còn muốn chữa thương bảo toàn sinh mạng cho đại sư thì chỉ giơ tay một cái là xong.
Dứt lời, Tô Tinh Hà đem cách vận khí thúc vào huyệt đạo cùng phép tiêu trừ hàn độc dạy cho Hư Trúc.
Hư Trúc nhất tâm muốn cứu sư bá tổ cùng liệt vị sư bá, sư thúc nên có ý học thuộc lòng những thủ pháp mà Tô Tinh Hà truyền thụ cho. Có điều nhà sư chỉ biết cách chữa mà không hiểu đến nguyên lý của nó.
Tô Tinh Hà thấy Hư Trúc diễn lại vài lần không sai lầm nữa, liền tươi cười khen rằng:
- Chưởng Môn nhân quả nhiên thiên tư đĩnh ngộ cao thâm hơn đời, vừa học đã hiểu ngay.
Hư Trúc thấy điệu cười của Tô Tinh Hà có vẻ bí mật, dường như có ẩn ý không hay, bất giác sinh lòng ngờ vực liền hỏi:
- Tại sao tiền bối lại cười?
Tô Tinh Hà không cười nữa giữ vẻ mặt nghiêm trang kính cẩn nói:
- Tiểu huynh vô lễ! Xin chưởng môn nhân tha tội cho!
Hư Trúc nóng lòng trị thương cho Huyền Nạn, cũng không để ý đến nữa, liền bảo:
- Chúng ta ra ngoài kia xem sao?
Tô Tinh Hà dạ một tiếng rồi theo sau Hư Trúc ra khỏi căn nhà bí mật.
Hai người ra khỏi cửa thì đến khu đất trống, thấy những người bị thương đang ngồi xếp bằng nhắm mắt dưỡng thần.
Mộ Dung Phục ngấm ngầm vận dụng nội lực và đang tiếp sức cho Phong Ba ác đỡ đau khổ.
A Bích dĩ nhiên đã tỉnh lại rồi, nhưng nàng rên rỉ không ngớt. Từ lúc nàng tỉnh lại thì thân thể đau đớn vô cùng, so với lúc nàng mê man đau khổ hơn nhiều.
Cầm tiên Khang Quảng Lăng ngồi bên A Bích để an ủi nàng bằng những lời lẽ êm đềm, Tiết Mộ Hoa mặt mũi đầy mồ hôi mồ kê hết chạy chữa người này lại cứu đến người kia. Chỗ này yên được một chút thì chỗ khác lại la gọi. Y thấy Tô Tinh Hà trở ra thì trong lòng an ủi rất nhiều chạy ngay đến hỏi:
- Sư phụ ơi! Sư phụ mau tìm cách nào để cấp cứu bọn họ đây?
Hư Trúc đến bên Huyền Nạn thấy đại sư hai mắt nhắm nghiền, liền thõng tay đứng chờ, không dám mở miệng.
Huyền Nạn từ từ mở mắt ra, khẽ thở dài một tiếng rồi nói:
- Sư bá tổ ngươi bất tài làm mất hết uy danh bản phái, nghĩ thật đáng thẹn vô cùng! Ngươi về bẩm với phương trượng nói là ta... ta cùng sư thúc tổ ngươi là Huyền Thống... không còn mặt mũi nào trở về chùa nữa!
Hư Trúc trước nay thấy sư bá tỏ việc trang nghiêm, không giận mà cũng có oai, nhà sư trẻ không dám nhìn thẳng mặt bao giờ. Nhưng lúc này y thấy sư bá tổ buồn rầu, khác nào vẻ mặt thê lương của bậc anh hùng đã đến bước đường cùng, lại nghe những lời nói đầy vẻ chán nản dường như có ý muốn tự tuyệt, rõ ràng lời Tô Tinh Hà quả là không sai.
Hư Trúc muốn ra tay trị thương cho sư bá tổ. Song chợt nghĩ đến nụ cười bí mật của Tô Tinh Hà thì trong lòng không khỏi kinh nghi, tự hỏi:
- Lão dạy ta giơ tay đánh vào yếu huyệt đỉnh đầu sư bá tổ, biết đâu lão chẳng có ý hại người? Vạn nhất ta giáng chưởng xuống mà sư bá tổ công lực đã mất hết, lỡ ra người chết vì nhát chưởng này thì làm thế nào?
Huyền Nạn thấy Hư Trúc lộ vẻ phân vân khó nghĩ liền nói:
- Ngươi về bẩm phương trượng là bản tự sắp xảy ra đại nạn đó, cần phải gia tăng đề phòng.
Hư Trúc nói:
- Thưa sư bá tổ! Nếu bản tự sắp gặp tai vạ cực kỳ nguy hiểm, thì sư bá tổ càng nên bảo trọng tấm thân, về chùa hiệp lực với phương trượng để ngăn đại địch!
Huyền Nạn nhăn nhó cười nói:
- Ta... ta trúng phải Hoá công đại pháp của Ðinh Xuân Thu đã thành phế nhân rồi, còn nói chi đến chuyện hiệp lực với phương trượng để chống lại địch nữa?
Lại một lần nữa Hư Trúc nhận thấy lời Tô Tinh Hà quả đúng sự thực.
Nhà sư trẻ thay đổi ý kiến rồi nói:
- Thưa sư bá tổ! Thông Biện tiên sinh có truyền cho đệ tử những cách chữa thương. Ðệ tử chưa biết tự lượng sức mình, muốn đem ra thử chữa cho Tuệ Phương sư bá. Xin sư bá tổ dạy cho, nên chăng?
Hư Trúc nói mấy câu này âm thanh dõng dạc, các nhà sư vào hàng chữ Tuệ đều nghe rõ.
Trong bụng Hư Trúc tính rằng: Mình hãy trị thương cho sư bá Tuệ Phương mà được sư bá tổ thuận cho thì dù có xảy ra sự gì lầm lỗi cũng không đến nỗi bị người hiểu lầm mình là kẻ phản bạn phạm thượng.
Huyền Nạn đại sư cũng chẳng cảm thấy có gì kinh dị. Ðại sư vốn biết Lung á lão nhân Tô Tinh Hà là một nhân vật tiếng tăm lừng lẫy trong võ lâm là sư huynh Ðinh Xuân Thu, Diêm vương địch Tiết Thần Y lại là đệ tử lão nếu lão đã truyền phép trị bệnh Hư Trúc thì tất nhiên phải hợp lý. Nhưng đại sư không hiểu tại sao lão chẳng tự mình ra tay, hay kêu Tiết Mộ Hoa động thủ.
Ðại sư nghĩ vậy, liền bảo Hư Trúc:
- Nếu ngươi được Thông Biện tiên sinh truyền thụ cho tất là những phương pháp rất cao minh.
Huyền Nạn vừa nói vừa liếc mắt nhìn Tô Tinh Hà.
Hư Trúc chạy lại chỗ Tuệ Phương khom lưng nói:
- Thưa sư bá! Ðệ tử vâng lời huấn dụ của sư bá tổ đến chữa thương cho sư bá đây.
Dứt lời, Hư Trúc bước xéo sang bên tả một bước, xoay tay lại phóng ra một chưởng, đánh vào cạnh sườn bên tả Tuệ Phương.
Tuệ Phương rú lên một tiếng, lảo đảo người, cảm thấy cạnh sườn tựa hồ bị đục thủng ra một lỗ. Máu tươi cùng tinh khí khắp thân thể cuồn cuộn theo lỗ đó thông ra không ngớt.
Chỉ trong khoảnh khắc, tuy Tuệ Phương cảm thấy trong người suy nhược vô cùng nhưng cái đau khổ gây nên do Hàn băng độc chưởng của Du Thản Chi đánh vào, dần dần tiêu tan trong nháy mắt.
Nguyên phép trị thương của Hư Trúc không phải bằng cách dùng nội lực bản thân để giúp sức vào việc khu trừ khí hàn độc trong người bị thương, mà lại dùng thần công bảy mươi năm của phái Tiêu Dao đánh vào dưới cạnh sườn một chưởng mở đường tiết khí hàn độc ra ngoài. Lối chữa này cũng như cách chữa người bị rắn cắn, khoét chỗ bị thương để nặn hết chất độc ra.
Có điều cách dùng khí đao cát thể (lưỡi dao bằng hơi cắt vào thân thế) này rất khó, vì nếu chệch bộ vị thì cố nhiên chất độc không tiết ra được. Hai nữa là người không đủ nội lực đánh thấu vào đến kinh mạch thì chẳng những khí độc không tiết ra ngoài mà lại dồn ngược vào phủ tạng, khiến cho bệnh nhân chết ngay lập tức.
Hư Trúc phóng chưởng ra rồi, trong dạ kinh nghi nao núng. Nhà sư thấy người Tuệ Phương lảo đảo một cái rồi ngồi tỉnh lại. Tuệ Phương nhăn mặt chau mày ra chiều thống khổ rồi lại biến sang vẻ mặt khoan khoái dễ chịu. Thực ra biến chuyển này chỉ trong khoảnh khắc mà Hư Trúc coi lâu bằng mấy giờ.
Sau một lúc nữa, Tuệ Phương thở phào một cái, tủm tỉm cười nói:
- Hay lắm! Sư điệt ơi, công lực trong phát chưởng vừa rồi của ngươi thật là ghê gớm.
Hư Trúc nói:
- Ðệ tử không dám!
Rồi quay sang hỏi Huyền Nạn:
- Thưa sư bá tổ! Còn mấy vị sư bá, sư thúc nữa đệ tử xin đi cứu trị được chăng?
Huyền Nạn đại sư lắc đầu đáp:
- Không được! Ngươi phải đi cứu trị cho những bậc tiền bối bên ngoài trước rồi hãy trị cho những người trong nhà.
Hư Trúc rùng mình đáp:
- Vâng!
Nhà sư trẻ lẩm bẩm một mình:
- Bản tự được coi như núi Thái Sơn như sao Bắc Ðẩu trong võ lâm. Bất luận làm việc gì cũng nhường người ngoài trước rồi mới đến mình. Ðó đúng là bản sắc của bậc đại trượng phu.
Huyền Nạn chỉ nói có một câu bảo Hư Trúc đi cứu trị các bậc võ lâm phái ngoài trước mà Hư Trúc do đó hiểu rộng ra: "Bất luận việc gì cũng nên nhường cho người ngoài trước rồi mới đến mình".
Mới trong nháy mắt nhà sư trẻ tuổi chùa Thiếu Lâm đã lĩnh hội được đạo lý thế nào là đại anh hùng, đại trượng phu.
Nhà sư hiên ngang bước đi, lại càng tăng thêm lòng tự tin, dõng dạc nói:
- Thưa các vị anh hùng! Thông Biện tiên sinh truyền cho tiểu tăng phương pháp trị thương, bữa nay là bước đầu của tiểu tăng, dĩ nhiên chưa được tinh thục mà cả gan dám đem ra cứu trị, các vị lượng thứ cho chỗ thất kính đó.
Mọi người đều chăm chú nhìn mặt nhà sư, trong lòng bán tín bán nghi.
Hư Trúc phất tay áo bào đến bên Bao Bất Ðồng đánh binh một quyền vào trước ngực.
Bao Bất Ðồng lớn tiếng mắng:
- Xú hòa...
Còn chữ thượng chưa nói ra được thì đột nhiên khí hàn độc quanh quẩn trong mình hơn hai mươi ngày tiết ra vừa đúng lúc, và mau chóng dị thường.
Hư Trúc chữa hàn độc cho mọi người tiết ra, rồi quay lại cứu trị cho những người bị độc thủ của Ðinh Xuân Thu.
Những người bị thương về Ðinh Xuân Thu đều không giống nhau. Người bị Hoá công đại pháp làm tiêu tan công lực thì Hư Trúc phóng chưởng hoặc vào huyệt bách hội trên đỉnh đầu hoặc vào huyệt linh đài ở trước ngực để giữ vững nội lực bồi bổ nguyên khí. Người nào bị thương về nội công phái Tinh Tú thì Hư Trúc dùng ngón tay đâm vào để hóa giải công lực của phái Tinh Tú.
Hư Trúc thật là một người cường ký, vừa được Tô Tinh Hà truyền cho cách chữa, thương thế mỗi người ra sao, trị bằng cách nào y nhớ rất rành mạch.
Trong khoảng thời gian chừng ăn xong bữa cơm, mọi người đang đau đớn khổ sở đều được Hư Trúc giải trừ cho hết.
Sau cùng Hư Trúc đến trước mặt Huyền Nạn cúi đầu nói:
- Thưa sư bá tổ! Ðệ tử lớn mật xin phóng chưởng đánh vào huyệt bách hội trên đỉnh đầu sư bá tổ.
Huyền Nạn đại sư tủm tỉm cười nói:
- Ngươi được lọt vào mắt xanh Thông Biện tiên sinh, người dạy cho cách trị thương tuyệt diệu thế này là dày phúc đức lắm đó. Ngươi cứ việc phóng chưởng vào huyệt bách hội trên đầu ta đi.
Hư Trúc khom lưng nói:
- Thế này thì đệ tử thực càn rỡ!
Nguyên Hư Trúc khi ở chùa Thiếu Lâm, mỗi lần muốn gặp Huyền Nạn đều phải đứng ở xa trông vào, hay ngẫu nhiên gặp buổi Huyền Nạn hội họp chúng tăng để giảng giải tâm pháp các võ phái Thiếu Lâm, Hư Trúc cũng phải đứng sau các vị khác, chứ chưa được đứng gần nhìn Huyền Nạn mà nói bao giờ. Lần này nhà sư trẻ phóng chưởng đánh vào đầu sư bá tổ, tuy là vì việc chữa thương song không khỏi hồi hộp.
Y trấn tinh thần lại rồi nói thêm:
- Ðệ tử mạo phạm sư bá tổ, xin sư bá tổ tha tội cho.
Rồi mới tiến lên một bước nhằm đúng huyệt bách hội trên đỉnh đầu Huyền Nạn từ từ phóng chưởng ra, không dám hấp tấp mà cũng không thong thả quá. Phát chưởng nhà sư phóng ra không nhẹ mà cũng không nặng.
Chưởng vừa mới phóng đến đầu Huyền Nạn thì đại sư thốt nhiên la lên một tiếng Ui chao! rồi người bị hất về phía trước đánh bịch một tiếng rớt xuống ngoài ba trượng.
Huyền Nạn cựa quậy được vài cái rồi nằm phục xuống đất không nhúc nhích nữa.
Mọi người có mặt tại đó đều la lên những tiếng kinh hoảng.
Hư Trúc sợ hãi quá, trống ngực đánh thình thịch.
Các nhà sư hàng chữ Tuệ nhất tề chạy đến xem sao thì Huyền Nạn dương cặp mắt tròn xoe, lộ vẻ tức giận nhưng đã ngừng thở rồi.
Hư Trúc hốt hoảng líu lưỡi la gọi:
- Sư bá tổ!... Sư bá tổ!... Sư bá tổ làm sao vậy?
Ðột nhiên thấy bóng người lấp loáng, Tô Tinh Hà từ góc Ðông Nam nhảy vụt đến, nét mặt lộ vẻ sợ hãi nói:
- Dường như có người ở phía sau ám toán đại sư. Nhưng thân pháp y mau lẹ phi thường không trông rõ bóng người.
Tô Tinh Hà cầm tay Huyền Nạn xem mạch, rồi chau mày nói:
- Công lực Huyền Nạn đại sư đã bị mất hết, lại bị người ngoài ám toán, không còn sức để chống đỡ nên người tịch rồi!
Hư Trúc nhớ lại Tô Tinh Hà lúc còn ở trong nhà ván gỗ đã có điệu cười bí mật tức giận hỏi:
- Thông Biện tiên sinh! Tại sao sư bá tổ lại chết? Tiên sinh phải nói thực đi? Phải chăng là tiên sinh có ý hãm hại?
Tô Tinh Hà quỳ mọp xuống đất nói:
- Thưa chưởng môn! Tô Tinh Hà này quyết không khi nào dám hãm chưởng môn vào việc bất nghĩa. Huyền Nạn đại sư viên tịch một cách đột ngột đúng là có người ám toán gia hại.
Hư Trúc hỏi:
- Lúc tiên sinh ở trong nhà gỗ đã có những điệu cười rất cổ quái, đó là vì duyên cớ gì vậy?
Tô Tinh Hà cả kinh hỏi lại:
- Tại hạ đã cười ư? Tại hạ đã cười ư? Chưởng Môn nhân! Phải cẩn thận lắm đấy có người...
Lão chưa nói dứt lời đột nhiên ngừng lại, nét mặt lại lộ ra vẻ cười cợt rất bí mật.
Tiết Mộ Hoa lớn tiếng gọi:
- Sư phụ!
Rồi vội lấy trong bọc ra một bình thuốc giải độc, mở nút móc ba viên nhét vào miệng Tô Tinh Hà. Nhưng Tô Tinh Hà đã tắt hơi rồi. Mấy viên thuốc giải độc hãy còn ứ ở trong miệng chưa nuốt xuống được.
Tiết Mộ Hoa khóc rống lên nói:
- Sư phụ bị Ðinh Xuân Thu đánh thuốc độc chết rồi. Lão tặc Ðinh Xuân Thu...!
Nói đến đây lão khóc nấc lên thốt không ra lời nữa.
Khang Quảng Lăng nhảy chồm lại toan ôm lấy Tô Tinh Hà:
- Tiết Mộ Hoa vội đưa tay ra nắm lấy sau lưng đại sư huynh kéo lại vừa khóc vừa nói:
- Ðừng có... đụng vào người sư phụ!
Võ công Khang Quảng Lăng kể ra còn cao hơn Tiết Mộ Hoa nhiều. Nhưng trong bọn Hàm cốc bát hữu chỉ còn mình Tiết Mộ Hoa là bình yên vô sự, nên y vừa kéo một cái, Khang Quảng Lăng không kháng cự được.
Phạm Bách Linh, Lý Quý Lỗi, A Bích cùng mọi người trong Hàm cốc bát hữu đều xúm lại quanh mình Tô Tinh Hà, ai nấy vừa khóc bi ai vừa lộ vẻ căm hờn.
Khang Quảng Lăng theo Tô Tinh Hà đã lâu ngày nên biết rõ lề luật bản môn hơn. Lúc y thấy sư phụ mình quỳ xuống trước mặt Hư Trúc và miệng kêu nhà sư trẻ bằng chưởng môn nhân thì mười phần đã đoán ra đến tám chín. Y lại chú ý nhìn trên ngón tay Hư Trúc, quả nhiên thấy cái nhẫn sắt đen liền nói:
- Các vị huynh đệ cùng A Bích hiền đồ theo ta lại tham kiến chưởng môn sư thúc của bản phái người vừa mới nhận chức đó.
Nói xong y quỳ xuống trước mặt Hư Trúc, dập đầu lạy.
Bọn Phạm Bách Linh bấy giờ mới tỉnh ngộ liền nhất nhất quỳ xuống dập đầu lạy.
Hư Trúc ruột rối như mớ bòng bong.
Nhà sư nói:
- Lão gian tặc đó đã gia hại sư bá tổ ta, lại làm chết cả sư phụ các ngươi!
Khang Quảng Lăng nói:
- Công cuộc tru diệt kẻ gian ác để báo cừu tuyệt hận hoàn toàn trông vào chưởng môn sư thúc lo mưu thiết kế cho.
Hư Trúc nguyên là một nhà sư trẻ tuổi chưa hiểu qua việc đời. Nhất là kiến thức về võ công cùng danh vọng trên chốn giang hồ, thì những người này còn hơn y nhiều. Bây giờ tai vạ xảy ra một cách đột ngột, nhà sư không kể gì đến địa vị chưởng môn nhân nữa. Cái chết của Tô Tinh Hà cố nhiên đã khiến cho nhà sư xót xa. Huyền Nạn đại sư viên tịch một cách đột ngột càng làm cho nhà sư bàng hoàng, luống cuống. Kẻ gian ác lại hạ thủ đúng lúc nhà sư phóng chưởng vào đầu sư bá tổ, không chậm không nhanh một giây phút nào mới thật là kỳ!
Hư Trúc lẩm bẩm: Nếu mình không tra ra được manh mối vụ này thì còn làm thế nào được?
Ðầu óc nhà sư lại chuyển sang quyết định khác:
- Không báo thù cho sư bá tổ không được, không báo thù cho Thông Biện tiên sinh không được. Không báo thù cho lão tiền bối trong nhà gỗ cũng không được.
Rồi nhà sư lớn tiếng la lên:
- Không giết chết lão tặc Ðinh Xuân Thu không được.
Khang Quảng Lăng dập đầu lạy nói:
- Chưởng Môn sư thúc đã đáp lời kêu gọi báo thù cho sư phụ bọn sư điệt. Như vậy bọn sư điệt rất đội ơn đức của sư thúc chưởng môn.
Bọn Phạm Bách Linh, Tiết Mộ Hoa đều dập đầu lạy theo.
Hư Trúc vội quỳ xuống đáp lễ nói:
- Không dám, không dám! Xin các vị đứng dậy.
Khang Quảng Lăng nói:
- Thưa sư thúc! Tiểu điệt có việc muốn bẩm sư thúc. Nhưng ở đây đông người không tiên xin mời sư thúc vào trong nhà để tiểu đệ được trình bày.
Hư Trúc nói:
- Ðược lắm!
Rồi đứng dậy.
Mọi người cũng đứng dậy theo.
Hư Trúc theo Khang Quảng Lăng muốn đi vào trong nhà.
Phạm Bách Linh vội nói:
- Khoan đã! Khoan đã! Sư phụ vừa bị độc thủ của lão Ðinh Xuân Thu tại nhà trong. Vậy chưởng môn sư thúc cùng đại huynh chớ nên vào đó, Ðinh lão tặc rất nhiều quỷ kế chẳng nên không đề phòng.
Khang Quảng Lăng gật đầu nói:
- Phạm sư đệ nói đúng đó! Chưởng Môn sư thúc thân trọng thiên kim, không nên dấn mình vào nơi nguy hiểm.
- Hai vị nói phải lắm. Chúng tôi đi xem xét bốn mặt để đề phòng Ðinh lão tặc lại dở nguỵ kế gì nữa chăng?
Nói xong y chạy đi luôn. Ngoài ra bọn Trương A Tam, Lý Quý Lỗi cũng đều ra xa đến ngoài mười trượng.
Nghĩ thật tội nghiệp cho bọn này!
Chỉ mình Tiết Mộ Hoa là chưa việc gì , còn đều bị mất hết công lực, hoặc bị trọng thương. Giả tỉ Ðinh Xuân Thu quay lại tập kích, trừ phi lên tiếng cảnh giới, thực ra không còn sức đâu mà phòng ngự.
Bọn Mộ Dung Phục, Ðặng Bách Xuyên đều là những tay giang hồ lão luyện đã hiểu lề luật võ lâm, thấy bọn họ bỏ đi rồi, đương nhiên không muốn nghe chuyện bí mật của người, nên đều lảng ra chỗ khác.
Khang Quảng Lăng lại nói:
- Thưa sư thúc!...
Hư Trúc ngắt lời:
- Ta không phải là sư thúc các ngươi, mà cũng chẳng phải chưởng môn nhân gì ráo. Ta chỉ là một nhà sư chùa Thiếu Lâm không có liên can gì đến phái Tiêu Dao của các ngươi cả.
Khang Quảng Lăng hỏi:
- Thưa sư thúc! Sao sư thúc lại không nhìn nhận phái Tiêu Dao? Nếu không phải cùng trong môn phái thì người ngoài quyết không được nghe. Người ngoài vô tình hay hữu ý nghe chuyện thì theo luật bản môn là phải hạ sát ngay không thể tha được. Dù có phải đuổi theo đến góc biển chân trời cũng cần phải giết cho kỳ được để bịt miệng.
Hư Trúc ngấm ngầm sợ hãi run lên nghĩ thầm:
- Lề luật như vậy thì không phải là chính phái. Theo lời chúng thì nếu ta không chịu gia nhập môn phái họ, tất họ giết ta chắc?
Khang Quảng Lăng lại nói:
- Sư thúc vừa mới dùng thủ pháp trị thương cho mọi người chính là môn nội công chính thống của bản phái. Nếu sư thúc không gia nhập bản phái đời nào sư tổ lại truyền thụ môn đó cho sư thúc? Tiểu điệt không dám hỏi nhiều. Hoặc giả gia sư đã đại diện sư tổ thu đồ đệ truyền chức vụ chưởng môn nhân thay mình cũng chưa biết chừng. Nói tóm lại, chiếc nhẫn Tiêu Dao thần tiên hoàn đã đeo ở trên ngón tay của sư thúc, hơn nữa gia sư lúc lâm tử lại gọi sư thúc bằng chưởng môn nhân, thì sư thúc chẳng nên từ chối nữa.
Cứ như ý nghĩ của Khang Quảng Lăng thì ba mươi năm trước đây tổ sư đã bị Ðinh Xuân Thu gia hại và chết rồi...
Hư Trúc bất quá năm nay mới độ hai mươi mốt hai mươi hai tuổi thì không thể chính tổ sư hồi sinh tiền đã thu y làm đệ tử được. Không chừng trước tổ sư đã đặt ra điều lệ: hễ ai phá được thế cờ của người sẽ được kể là đệ tử bản phái. Không thế thì Tô Tinh Hà đã thay thế tổ sư để thu đồ đệ. Trong võ lâm thường đã có tiền lệ như vậy. Bất luận Hư Trúc đã nhập môn phái trong trường hợp nào Khang Quảng Lăng đã vào hàng tiền bối, nên không dám hỏi nhiều.
Hư Trúc ngó về bên tả thấy bọn Tuệ Phương đã khiêng thi thể Huyền Nạn đặt ra một bên, lại thấy Tô Tinh Hà vẫn quỳ dưới đất, nét mặt vẫn còn in một nụ cười bí mật, thì chua xót trong lòng, nói:
- Câu chuyện này không thể một lúc mà nói rõ được. Việc cấp bách hiện giờ là làm thế nào giết được Ðinh Xuân Thu để báo thù cho sư phụ ngươi và sư bá tổ ta, đồng thời trừ một mối hại lớn cho võ lâm. Tiền bối!...
Khang Quảng Lăng thấy Hư Trúc bây giờ lại kêu mình bằng lão tiền bối, vội quỳ ngay xuống nói:
- Sư thúc không nên xưng hô như vậy, làm tổn thọ cho tiểu điệt rất nhiều.
Hư Trúc chau mày nói:
- Thôi được! Ngươi đứng dậy đi!
Khang Quảng Lăng vâng lời đứng dậy.
Hư Trúc nghĩ thầm trong bụng:
- Muốn tru diệt Ðinh Xuân Thu mà dùng võ công phái Thiếu Lâm thì quyết không thể nào thành công được. Chính mình có vùi đầu cố công rèn luyện suốt đời vị tất đã được đến mực sư bá tổ Huyền Nạn. Dù cho có bằng người chăng nữa cũng không thể nào chống lại được Ðinh Xuân Thu. Huống chi mình tập đến mức đó còn phải bằng năm sáu chục năm trời. Bấy giờ Ðinh Xuân Thu đã chết ngủm rồi còn đâu mà tính chuyện báo thù rửa hận. Như vậy muốn giết được Ðinh Xuân Thu thì chỉ còn cách luyện võ công phái Tiêu Dao mà thôi.
Hư Trúc nghĩ thế liền nói:
- Tiền bối!....
Hai chữ tiền bối vừa thốt ra khỏi cửa miệng, Khang Quảng Lăng lại quỳ mọp xuống đất.
Hư Trúc nói:
- Ta quên mất. Bây giờ không xưng hô thế nữa. Thôi dậy đi!
Hư Trúc lấy cuốn trục mà Tiêu Dao lão nhân đã đưa cho lúc trước mở ra nói:
- Sư phụ ngươi bảo ta dùng cuốn trục này để tìm cách học võ công đặng trừ khử Ðinh Xuân Thu.
Khang Quảng Lăng nhìn thấy trong cuốn trục vẽ hình một mỹ nữ cung trang thì lắc đầu nói:
- Tiểu điệt không hiểu được đạo lý trong bức vẽ này. Sư thúc hãy cất đi đừng để cho người ngoài trông thấy. Hồi gia sư còn sống đã biểu vậy, tiểu điệt xin sư thúc nhình cảnh gia sư bị thảm tử rồi theo lời người mà hành động cho. Tiểu điệt xin thưa để sư thúc rõ: gia sư trúng phải chất độc gọi là Tam Tiếu Tiêu Dao Tán, chất độc này không có hình sắc gì, lúc đầu mới trúng phải thì nét mặt tựa như mỉm cười một cách cổ quái. Người trúng độc không hay biết gì hết. Cười đến cơn thứ ba là tắt thở mà chết.
Hư Trúc cúi đầu xuống nói:
- Nói ra lại mắc cỡ. Lúc đầu lệnh tôn sư trúng độc, trên mặt lộ ra nụ cười bí mật khó hiểu. Tại hạ lại đem lòng tiểu nhân đoán càn, nghi lệnh tôn sư có tâm địa không tốt. Nếu lúc ấy mà hỏi ngay, thì chắc rằng còn cứu chữa không đến nỗi xảy ra vụ thảm hại như bây giờ.
Khang Quảng Lăng nói:
- Tam Tiếu Tiêu Dao Tán một khi đã trúng vào người thì khó thể giải cứu. Sở dĩ Ðinh lão tặc hoành hành trong võ lâm mà không uý kỵ gì, một phần là trông vào Tam Tiếu Tiêu Dao Tán. Người ta đều đã biết đến phép Hoá công đại pháp, nhưng khi trúng Hoá công đại pháp rồi tuy mất hết công lực nhưng người không chết lại thêm mang tiếng xấu đồn đại đi. Một khi đã trúng Tam Tiếu Tiêu Dao Tán thì đừng hòng sống nữa.
Hư Trúc gật đầu hỏi:
- Thế thì thứ thuốc này độc vô cùng. Nhưng lúc đó, tiểu tăng cũng đứng bên tôn sư mà sao không phát giác ra được Ðinh lão tặc đã hạ độc cách nào. Hơn nữa võ công tiểu tăng kém cỏi, kiến thức hẹp hòi, sao Ðinh lão tặc không hạ độc thủ giết chết tiểu tăng còn không dung cái mạng nhỏ bé này làm gì?
Khang Quảng Lăng nói:
- Có lẽ lão thấy võ công sư thúc hãy còn bình thường, không cần hạ độc.
Trong đám Hàm cốc bát hữu thì Khang Quảng Lăng là người lớn tuổi hơn hết, nhưng không hiểu trò đời cho lắm. Tuy Hư Trúc là chưởng môn sư thúc mà y vẫn thẳng thắn nghĩ sao nói vậy, không biết lựa lời.
Ngừng một lát, y nói tiếp:
- Chưởng Môn sư thúc, tiểu điệt xem sư thúc hãy còn nhỏ tuổi, bản lĩnh chưa có gì cao thâm. Phép trị độc của sư thúc có giỏi là vì được sư phụ truyền thụ cho, nhưng so với Ðinh Xuân Thu thì chưa vào đâu. Ðinh lão quái có lẽ vì thế mà không để ý gia hại sư thúc.
Thốt nhiên y nghĩ ra mình nói không được lịch sự, vội nói thêm:
- Thưa chưởng môn sư thúc! Tiểu điệt thực tình nói vậy, sư thúc muốn trách phạt tiểu điệt cũng xin chịu. Sự thực tiểu điệt biết võ công sư thúc chưa được cao thâm cho lắm.
Hư Trúc nói:
- Ngươi nói không sai chút nào. Võ công ta quả rất là kém Ðinh lão tặc...
Rồi nhà sư vội chữa:
- Thật là tội nghiệp! Tiểu tăng nói câu đó khinh bạc quá, không xứng đáng làm đệ tử nhà Phật. Ðinh Xuân Thu quả là không muốn giết tiểu tăng.
Khang Quảng Lăng nói:
- Sư thúc! Ðó không phải là lỗi của sư thúc. Phái Tiêu Dao không theo Phật mà cũng chẳng theo đạo, muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi, có phải tiêu dao tự tại biết chừng nào không? Sư thúc là chưởng môn bản phái, nên sớm cởi bỏ áo cà sa, để tóc dài, lấy cô vợ mười bẩy mười tám. Như thế có hơn không, cần gì phải là Phật môn đệ tử, mặc kệ các thuyết mơ hồ sắc sắc không không.
Nghe y nói câu này, Hư Trúc liền niệm:
- A di đà Phật!
Nhưng nhà sư chờ cho y nói hết lời rồi mới nói:
- Trước mặt ta ngươi đừng nói những câu tiết mạn đến Phật gia đó nữa. Ngươi có điều gì muốn nói với ta thì nói đi!
Khang Quảng Lăng nói:
- Trời ơi! Tiểu điệt thật hồ đồ quá. Nói hằng nửa ngày mà chưa đi vào chính đề. Thưa chưởng môn sư thúc! Sau này sư thúc nhiều tuổi xin chớ bắt chước cái bệnh nói nhảm của tiểu điệt. Thiên Sơn Ðồng Mỗ trong bức vẽ đó không ưa kẻ mồm năm miệng mười. Năm trước tổ sư... chao ôi! Việc này nói ra không tiện. Tiểu điệt hay buột miệng nói càn, suýt nữa để tiết lộ ra ngoài. May mà sư thúc là chưởng môn bản phái, không có gì đáng ngại. Nếu nói với người ngoài thì thật là hỏng bét!
Hư Trúc hỏi:
- Ngươi nói cái gì Thiên Sơn Ðồng Mỗ? Trong bức vẽ là một vị mỹ nhân, không phải Vương cô nương hay sao?
Khang Quảng Lăng đáp:
- Chưởng Môn đã hỏi đến, sư điệt không dám dấu diếm, vị mỹ nhân trong bức vẽ này nguyên là họ Ðồng, dĩ nhiên không phải Vương cô nương. Ðồng Mỗ đây có thấy sư điệt chỉ gọi bằng thằng nhỏ kia!. Còn ngoài ra xin chưởng môn sư thúc đừng hỏi nữa. Vì sư thúc đã cất lời hỏi, tiểu điệt không thể không trả lời được, mà trả lời về vụ này là lỗi to lắm không phải tầm thường!
Hư Trúc nói:
- Ðược rồi! Thế thì ta không hỏi nữa là xong. Ngươi còn điều chi muốn nói nữa không?
Khang Quảng Lăng lại la lên:
- Hỏng bét! Thật là hỏng bét, nói đến bây giờ vẫn chưa đi vào chính đề, thế có chết không? Thưa chưởng môn sư thúc! Tiểu điệt thỉnh cầu sư thúc hai việc xin sư thúc gia ơn cho.
Hư Trúc đáp:
- Ngươi có việc gì muốn ta chuẩn cho? Ta không dám đâu!
Khang Quảng Lăng nói:
- Hỡi ôi! Việc lớn trong bản môn nếu không cần được chưởng môn nhân chuẩn cho còn cầu ai nữa? Ðiều thứ nhất là bọn sư huynh sư đệ tiểu điệt cả thảy tám người, trước kia đã bị sư phụ đuổi ra khỏi môn phái. Ðó không phải là bọn tiểu điệt phạm lỗi gì, chỉ vì sư phụ sợ Ðinh lão tặc để ý gia hại đến bọn tiểu điệt mà thôi. Sư phụ lại không nỡ chọc màng tai, cắt đầu lưỡi cho bọn tiểu điệt thành những người câm điếc, nên đành phải dùng đến hạ sách này. Bây giờ sư phụ đã thu hồi lệnh trước rồi, lại kêu bọn tiểu điệt gia nhập trở lại sư môn nhưng chưa bẩm rõ với chưởng môn nhân để cử hành đại lễ. Như thế vẫn chưa được kể là đệ tử chính thức trong bản môn. Vậy bọn tiểu điệt thỉnh cầu chưởng môn chu toàn cho. Nếu không được, thì bọn sư điệt tám người vẫn là những người vô môn vô phái, lúc chết sẽ thành những cô hồn dã quỷ vật vờ lại không ngóc đầu lên được tại chốn võ lâm. Như vậy thì đau khổ cho bọn tiểu điệt biết chừng nào?
Hư Trúc nghĩ thầm trong bụng:
- Nếu mình không chịu thừa nhận làm chưởng môn, thì lão già này còn quấy rầy mãi không biết đến bao giờ xong. Âu là mình cứ ừ hữ cho xong chuyện rồi sẽ tính
Nghĩ vậy nhà sư liền nói:
- Lệnh tôn sư đã bằng lòng có các người trả lại môn đường thì tự nhiên các người sẽ thành đệ tử trong môn phái, còn quan tâm làm chi.
Khang Quảng Lăng cả mừng quay lại lớn tiếng gọi:
- Này các vị sư đệ, sư Muội. Chưởng Môn sư thúc đã ưng thuận cho chúng ta trở về bản môn rồi đó!
Bảy người trong bọn Hàm cốc bát hữu vừa nghe Khang Quảng Lăng gọi, đều hoan hô rầm rĩ!
Lão nhị con người mê cờ là Phạm Bách Linh. Lão tam một anh đồ gàn là Chu Ðộc, lão tứ một tay hội hoạ là Ngô Lãnh Quân. Lão ngũ là Diêm Vương địch Tiết Mộ Hoa. Lão lục một tay thợ khéo là Trương A Tam, lão thất là thiếu phụ Thạch Thanh Lệ. Lão bát con người ưa hát bội là Lý Quý Lỗi. Cả bọn nhất tề đến trước mặt chưởng môn sư thúc khấu đầu lạy tạ!
Hư Trúc lại càng băn khoăn. Nhà sư thấy mọi việc xảy ra lại hãm mình vào danh vị chưởng môn sư thúc thêm sâu một nấc, khác nào người lôi xuống bùn, mỗi lần rút chân lên định bước ra khỏi là một lần dấn sâu thêm vào đống bùn, khó lòng thoát ra được.
Hư Trúc lẩm bẩm:
- Bọn Tuệ Kinh, Tuệ Thu, Tuệ Phương, Tuệ Văn, sáu vị vừa sư bá vừa sư thúc đều ở gần đây, mình là đệ tử phái Thiếu Lâm, một danh môn chính phái trong võ lâm mà lại đi làm chưởng môn nhân một tà môn ngoại đạo thì còn ra thế nào?
Nhà sư thấy bọn Phạm Bách Linh mừng rỡ cảm động đến không cầm nước mắt, nếu mình lại đưa ra những dị nghị về danh vị, chưởng môn nhân chẳng hóa ra tàn nhẫn quá ư?
Nhà sư nghĩ vậy không làm thế nào được, đành lắc đầu nở một nụ cười buồn rầu.
Khang Quảng Lăng cũng vẫy tay nói:
- A Bích! Ngươi lại khấu đầu tạ ơn sư thúc tổ đi!
A Bích chạy gần đến nơi phủ phục ngay xuống quỳ lạy.
Hư Trúc xua tay nói:
- Cô nương bất tất phải giữ lễ nghi phiền phức.
Khang Quảng Lăng nói,
- Thưa sư thúc! Bây giờ tiểu điệt xin khẩn cầu với sư thúc việc thứ hai là đại diện tiểu điệt lãnh con nhỏ này về cho.
Hư Trúc lấy làm kỳ hỏi:
- Sao lại lãnh cô nương đó về?
Khang Quảng Lăng đáp:
- Thị là tiểu đồ của tiểu điệt, chịu lễ bái sư chưa được bao lâu, rồi phải đi lẩn tránh kẻ thù đem ký thác bên Mộ Dung Phục ở Cô Tô làm một tên nha hoàn đã mấy năm nay. Như vậy thật tội nghiệp cho y thị. Hiện giờ một là y thị đã lớn rồi, hai là anh em tiểu điệt tám người hội họp đi theo sư thúc lo việc báo cừu tuyết hận cho sư phụ. A Bích cũng giúp được một phần nào trong công cuộc này. Hơn nữa kẻ cừu địch dù có tìm đến bọn tiểu điệt bây giờ cũng không còn lo để di luỵ đến sư phụ, có thể yên tâm hợp lực quyết tranh đấu với cừu nhân. Vì thế mà tiểu điệt thỉnh cầu sư thúc nói với Mộ Dung công tử một tiếng xin cho y thị về.
Hư Trúc ngần ngừ hỏi:
- Tiểu tăng không nói không xong hay sao?
Khang Quảng Lăng đáp:
- Chưởng Môn sư thúc rất có bề thế, nói ra một câu là Mộ Dung công tử không tiện chối từ.
Hư Trúc quay sang hỏi A Bích:
- Ý cô nương nghĩ thế nào?
A Bích lấy làm lạ nói:
- Sư phụ tiểu nữ đã nói vậy dĩ nhiên tiểu nữ phải tuân theo sư mệnh. Mộ Dung công tử trước nay đối đãi với tiểu nữ rất tử tế, không coi tiểu nữ như một đứa nha hoàn đâu. Chỉ cần sư thúc tổ đem ra đề nghị là Mộ Dung công tử ưng ngay.
Hư Trúc nói:
- Ðược rồi!
Nhà sư ngoảnh đầu toan đi nói với Mộ Dung Phục, nhưng chẳng thấy Mộ Dung Phục, Ðoàn Dự, Vương Ngọc Yến.
Sáu nhà sư chữ Tuệ cho chí thi thể Huyền Nạn đều không thấy đâu nữa.
Trên rừng tùng, chỉ còn lại tám người kể cả tam đại trong phái Tiêu Dao mà thôi.
Hư Trúc ngạc nhiên hỏi:
- Ô hay! Các vị đó đi đâu hết rồi?
Ngô Linh Quân đáp:
- Mộ Dung công tử cùng liệt vị cao tăng phái Thiếu Lâm ngồi chờ chúng ta bàn luận đã lâu, đều bỏ đi hết rồi.
Hư Trúc nói:
- Ui chao!
Rồi co cẳng chạy đi đuổi theo ngay, nhà sư định đuổi theo cho kịp bọn Tuệ Kính để cùng về chùa Thiếu Lâm xin chỉ thị sư phụ xem có nên đi nữa không.
Hư Trúc trong lòng nóng nẩy, chạy rất lẹ.
Nhà sư chạy chừng nửa giờ, về sau càng chạy lẹ hơn mà chung thủy vẫn không thấy sáu tăng nhân hàng chữ Tuệ đâu. Hư Trúc càng hoảng hốt chạy càng mau. Không ai ngờ y Tiêu Dao lão nhân truyền thần công bảy mươi năm cho nên khinh công mau lẹ phi thường, mau hơn cả tuấn mã.
Hư Trúc vừa xuống núi đã chạy xa hơn sáu nhà sư hàng chữ Tuệ. Y cho rằng sáu nhà sư kia vẫn ở phía trước nên cố sức rượt theo. Ngờ đâu trong lúc hốt hoảng, lại đến chỗ quanh, một khu thung lũng nên không nhìn thấy sáu nhà sư kia, Hư Trúc chỉ nhô lên hụp xuống mấy cái đã bỏ sáu nhà sư lại phía sau khá xa mà không hay biết.
Nguyên sáu nhà sư hàng chữ Tuệ đang khiêng thi thể Huyền Nạn đi có trông thấy bóng sau lưng Hư Trúc thấp thoáng một cái vụt qua và chạy mau lẹ vô cùng.
Sáu nhà sư nhìn nhau kinh hãi không hiểu tại sao đành tiếp tục hộ tống pháp thể Huyền Nạn đại sư xuống núi định tìm đến sau một toà miếu cũ nào đem thi thể hỏa tang, thì lại đến đúng nhà Tiết thần y ở Trấn hiền thôn.
Hoả táng xong thi thể Huyền Nạn hai vị cao tăng đưa tro về chùa Thiếu Lâm.
Hư Trúc chạy một mạch đến chiều tối chẳng thấy tung tích sau nhà sư đâu, trong lòng rất lấy làm kỳ và cho là chạy lạc đường, liền quay đầu chạy trở lại, chừng được hai mươi dặm.
Hư Trúc vừa đi vừa hỏi dò những người qua đường nhưng chẳng ai gặp sáu nhà sư đâu.
Ðến lúc trời tối, nhà sư bụng đói meo liền chạy đến thị trấn tìm vào phạm điếm, ngồi xuống bảo nhà hàng lấy cho hay bát miến chay.
Lúc miến nấu chưa chín Hư Trúc nóng ruột, cặp mắt không ngớt đưa nhìn ra ngoài điếm, trông đông ngó tây.
Thốt nhiên Hư Trúc nghe thấy có tiếng người trong trẻo và dõng dạc hỏi:
- Ðại sư phụ! Phải chăng đại sư phụ muốn kiếm ai?
Hư Trúc ngoảnh đầu lại coi thì thấy về mé tây có một chàng thiếu niên mặc áo xanh ngồi tựa cửa sổ.
Thiếu niên này mày thanh mắt sáng, nước da trắng mịn, tướng mạo tuyệt đẹp đang cười hì hì nhìn mình. Thiếu niên mới chừng mười bảy mười tám tuổi.
Hư Trúc nói:
- Phải rồi! Tiểu tướng công! Tiểu tướng công có thấy sáu nhà sư qua đây không?
Thiếu niên đáp:
- Sáu nhà sư thì không thấy chỉ thấy một vị hòa thượng thôi!
Hư Trúc hỏi:
- Vậy ư? Tướng công thấy vị hòa thượng đó ở đâu?
Thiếu niên đáp:
- Thấy y ở trong phạm điếm này.
Hư Trúc nghĩ thầm:
- Y nói một nhà sư thì rất không phải, bọn Tuệ Phương sư bá đi cả đoàn, chứ đâu phải một người. Nhưng đã là nhà sư thì ta thử hỏi xem may ra có được tin tức gì chăng?
Nhà sư nghĩ vậy liền hỏi:
- Không hiểu vị hòa thượng đó người thế nào? Chừng bao nhiêu tuổi và định đi đâu? Tiểu tướng công có hiểu không?
Chàng thiếu niên mỉm cười đáp:
- Ðại sư phụ đó trán cao tai lớn, miệng rộng môi dày, lỗ mũi huyếch lên trời, ước chừng hai mươi ba hai mươi bốn tuổi. Ðại sư phụ đó hiện còn đang ở trong phạm điếm này để chờ ăn hai bát miến chứ chưa ra đi!
Hư Trúc cười ha hả đáp:
- Té ra tiểu tướng công nói chính bần tăng đây rồi.
Chàng thiếu niên nói:
- Tướng công là tướng công, sao còn thêm chữ tiểu vào? Tôi đây kêu ông bằng hòa thượng, có gọi bằng tiểu hòa thượng đâu?
Chàng thiếu niên này giọng nói trong trẻo và uyển chuyển lọt tai.
Hư Trúc cười nói:
- Phải rồi! Kêu bằng tướng công đúng hơn!
Hai người đang đối đáp thì tiểu nhị bưng hai bát miến lên, Hư Trúc cười nói:
- Tướng công! Tiểu tăng xin thất lễ.
Thiếu niên nói:
- Ăn chay như vậy không có chút dầu mỡ gì nuốt thế nào được? Lại đây! Hoà thượng qua đây xơi thịt béo gà quay với tôi.
Hư Trúc nói:
- Tội nghiệp! Tội nghiệp! Suốt đời tiểu tăng chưa bao giờ đụng đến thịt cá, xin tướng công tuỳ tiện cho.
Nói xong nhà sư quay đi ăn miến, không muốn nhìn thấy chàng thiếu niên ăn thịt gà thịt vịt.
Nhà sư trong bụng đói meo, loáng cái đã ăn hết nửa bát miến, bỗng nghe thiếu niên la lên:
- Trời ơi! Cái gì thế này?
Hư Trúc ngoảnh đầu lại xem thì thấy thiếu niên tay phải cầm chiếc thìa canh toan đưa vào miệng, dường như đột nhiên trông thấy một vật gì kỳ dị. Thìa canh đưa lên cách miệng chừng nửa thước thì dừng lại. Chàng thò tay trái ra nhặt lấy một vật gì trên bàn rồi đứng dậy, một tay vẫn cầm thìa canh một tay cầm vật kia đến bên Hư Trúc hỏi:
- Hoà thượng! Hoà thượng thử coi con sâu này có lạ không?
Hư Trúc nhìn xem thì thấy tay chàng cầm một con cuống chiếu bé nhỏ. Thứ sâu này ở đâu cũng có, nào phải là một vật kỳ dị?
Nhà sư nghĩ bụng:
- Chàng thiếu niên này có lẽ mới ra khỏi cửa lần này là lần đầu. Ngày thường chàng được ở nơi cao sang, sạch sẽ, nên mới thấy con cuống chiếu đã cho là kỳ dị.
Nghĩ vậy nhà sư hỏi lại:
- Tiểu tăng không hiểu tướng công biểu nó kỳ dị ở chỗ nào?
Chàng thiếu niên đáp:
- Hoà thượng coi đi, vỏ nó rắn chắc đen sì mà sáng bóng láng tựa hồ như quang dầu.
Hư Trúc nói:
- Hà hà! Ðó là con cuống chiếu và con nào cũng vậy.
Thiếu niên ngơ ngẩn nói:
- Vậy ư?
Rồi quăng con cuống chiếu xuống đất, dẫm chân lên dí cho nó chết, rồi quay về bàn mình.
Hư Trúc thở dài nói:
- Tội nghiệp! Tội nghiệp!
Rồi lại cúi đầu xuống ăn miến.
Tưởng chừng như nhà sư đã mấy ngày chưa được ăn uống gì, nên ăn ra vẻ rất ngon lành, húp luôn cả nước, chỉ còn lại bát không.
Hư Trúc lại bưng bát miến thứ hai lên cầm đũa gắp ăn, đột nhiên nghe thiếu niên cười ha hả nói:
- Hoà thượng! Tôi tưởng hòa thượng nghiêm cẩn giữ thanh quy nhà Phật. Ngờ đâu cũng là hạng khẩu thị tâm phi, bề ngoài giả bộ tu hành mà thôi!
Hư Trúc bình tĩnh hỏi:
- Bần tăng khẩu thị tâm phi ở chỗ nào?
Thiếu niên đáp:
- Hoà thượng nói suốt đời không bao giờ ăn thịt cá, thế mà bát thang gà lại ăn hết sạch một cách rất ngon lành!
Hư Trúc nói:
- Tướng công khéo nói giỡn! Rõ ràng là một bát canh miến suông nấu với rau xanh, sao lại bảo là thang gà? Bần tăng đã dặn quán chủ đừng cho một giọt dầu mỡ gì vào.
Thiếu niên mỉm cười nói:
- Hoà thượng miệng nói không dùng được đồ thịt cá tanh tưởi. Thế mà ăn cả bát thang gà cũng không biết mùi, bây giờ tôi thìa mỡ gà đổ vào bát canh miến đó cho hòa thượng ăn nhé!
Chàng nói xong múc một thìa mỡ gà quay rồi đứng lên.
Hư Trúc thấy vậy cả kinh nói:
- Tướng công! Vừa rồi tướng công đã...
Thiếu niên cười đáp:
- Phải rồi! Vừa rồi tôi cũng múc một thìa mỡ gà cho vào bát miến của hòa thượng. Chẳng lẽ hòa thượng không thấy hay sao? Chà chà! Hoà thượng nhắm mắt lại đi, vờ như không biết để tôi đổ nước gà vào bát miến cho. Như thế hòa thượng vừa ăn được nhiều mà lại không phải tự mình cho mỡ vào. Ðức Phật Như Lai trách phạt hòa thượng thế nào được?
Hư Trúc vừa kinh hãi vừa tức giận. Bấy giờ nhà sư mới vỡ lẽ ra rằng chàng thiếu niên giả vờ cho mình xem con cuống chiếu là cố gạt mình chăm chú nhìn vào con sâu đó để y thừa cơ đổ thìa mỡ gà vào bát miến của mình.
Nhà sư nghĩ lại lúc ăn bát canh miến quả thấy thơm ngon hơn. Vì suốt đời nhà sư chưa từng ăn đến mỡ gà nên không biết mùi ra sao.
Hư Trúc tự hỏi:
- Bây giờ mỡ gà đã nuốt vào bụng rồi biết làm thế nào? Liệu có nên nôn ra không?
Nhà sư bàng hoàng hồi lâu chưa biết tính sau thì chàng thiếu niên lại hỏi:
- Hoà thượng! Phải chăng hòa thượng đang tìm ba nhà sư. Có phải các vị đang đi ngoài kia không?
Hư Trúc mừng thầm bước ra cửa nhìn đông ngó tây thì chẳng thấy một bóng người nào. Nhà sư biết là lại bị chàng thiếu niên lừa gạt thì trong lòng tức bực, nhưng đã là người xuất gia không nên oán giận.
Nhà sư cố nhẫn nại không nói năng gì, lại quay vào ăn miến.
Hư Trúc nghĩ thầm trong bụng:
- Tiểu tướng công này còn nhỏ tuổi mà ưa tinh nghịch toàn trò ác nghiệt.
Nhà sư vừa nghĩ lại cầm đũa ăn như gió cuốn mây một lúc hơn nửa bát.
Ðột nhiên răng nhà sư ngoạm phải vật gì trơn tuột, nhưng ăn lẹ quá, nuốt trôi luôn cả vào bụng.
Hư Trúc giật mình vội nhìn vào bát miến, thấy những sợi miến có lẫn một miếng thịt lớn thì biết ngay vừa rồi mình đã nuốt phải một miếng thịt.
Hư Trúc cầm đũa đập xuống bàn kêu lên:
- Khổ rồi! Khổ rồi!
Chàng thiếu niên cười nói:
- Hoà thượng! Miếng thịt béo thế mà ăn không ngon ư lại còn kêu khổ?
Hư Trúc tức giận nói:
- Ngươi gạt ta chạy ra cửa ngõ, rồi ở trong này bỏ thịt vào miến của ta. Ta... ta đã hai mươi ba tuổi đầu, chưa từng ăn qua một chút tanh tưởi... ta bị hại vì tay ngươi rồi!
Chàng thiếu niên tủm tỉm cười hỏi:
- Mùi thịt béo đó há chẳng ngon gấp mười rau xanh cũng đậu hũ ư? Trước nay hòa thượng chưa từng ăn cá thịt, thế thì ngốc thật.
Hư Trúc đứng lên, trong lúc thảng thốt chẳng biết làm thế nào cho phải, bỗng nghe ngoài cửa có tiếng nhốn nháo.
Một lũ đông người đang đi vào phạn điếm.
Hư Trúc nhìn ra thì thấy bọn này là đệ tử phái Tinh Tú, bất giác kinh hãi than thầm:
- Trời ơi! Nguy rồi! Nếu ta bị bọn chúng bắt thì còn chi là sinh mạng?
Nhà sư vội vàng chạy vào phía sau để toan lẩn trốn.
Ngờ đâu vừa đạp được cửa phòng ra tiến vào thì đây là một buồng ngủ.
Nên biết rằng trong quán cơm nhỏ tại tiểu thị trấn có rất ít phòng ốc. Thường thường phòng ngủ của chủ nhân liền với phòng khách ngồi.
Hư Trúc toan rút chân trở ra, bỗng nghe thấy phía sau có tiếng người gọi:
- Ðiếm chủ! Mau lấy rượu thịt ra đây!
Bọn đệ tử phái Tinh Tú đã vào đến phòng khách.
Hư Trúc không dám lùi ra, đứng nguyên trong phòng khép cửa lại.
Bỗng nghe thanh âm một người nói:
- Kiếm cho nhà sư mập này một chỗ nằm!
Người nói đó chính là Ðinh Xuân Thu.
Một đệ tử phái Tinh Tú đáp:
- Vâng!
Rồi tiếng chân bước nặng chịch đi lại phía phòng ngủ.
Hư Trúc cả kinh, không biết làm thế nào. Cúi mình xuống chui vào gầm giường đụng phải một vật gì rồi có tiếng la khẽ:
- Úi chà!
Té ra dưới gầm giường trước đã có một người nằm ẩn tại đó.
Hư Trúc giật mình muốn trở ra thì một tên đệ tử phái Tinh Tú đang bồng nhà sư Tam Tĩnh tiến vào buồng ngủ. Gã đặt tấm thân nặng nề của Tam Tĩnh lên giường rồi lui ra.
Hư Trúc lại nghe người nằm bên cạnh mình rỉ tai hỏi:
- Này hòa thượng! Thịt béo có ngon không? Hoà thượng sợ cóc gì?
Hư Trúc nghĩ thầm:
- Thằng cha này chân tay cũng rất mau lẹ. Gã vào ẩn trong gầm giường này trước mình từ lúc nào mà mình không biết.
Nghĩ vậy nhà sư nói:
- Ngoài kia có một lũ ác nhân đã đến. Tướng công chớ có lên tiếng.
Thiếu niên hỏi:
- Sao hòa thượng biết bọn chúng là ác nhân?
Hư Trúc đáp:
- Bần tăng có biết bọn này, chúng giết người không gớm tay, và coi như một trò đùa.
Chàng thiếu niên toan bảo Hư Trúc phải kín tiếng thì đột nhiên Tam Tĩnh nằm trên giường la hoảng:
- Gầm giường có người! Gầm giường có người!
Hư Trúc cùng thiếu niên cả kinh đồng thời chui ra, thì thấy Ðinh Xuân Thu đứng sừng sững trước cửa phòng cười lạt. Vẻ mặt lão ra chiều vừa đắc ý vừa thâm độc.
Chàng thiếu niên biến sắc quỳ mọp ngay xuống nói:
- Sư phụ!
Ðinh Xuân Thu cười nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Ðưa đây, đưa đây!
Thiếu niên đáp:
- Ðệ tử không dắt bên mình.
Ðinh Xuân Thu hỏi:
- Vậy thì để đâu?
Thiếu niên đáp:
Ở trong thành Nam Kinh nước Liêu.
Cặp mắt Ðinh Xuân Thu chiếu ra những tia nóng hung dữ nói:
- Ðến bây giờ mà mi còn dám gạt ta ư? Ta sẽ cho mi sống không sống nổi, chết chẳng chết cho!
Thiếu niên đáp:
- Ðệ tử không dám lừa gạt sư phụ!
Ðinh Xuân Thu đảo mắt nhìn Hư Trúc, hỏi thiếu niên:
- Sao mi lại cùng đi với hắn?
Thiếu niên đáp:
- Ðệ tử vừa gặp vị hòa thượng đây ở trong phạn điếm này.
Ðinh Xuân Thu gằn giọng quát:
- Mi nói láo!
Hai mắt lão hầm hầm nhìn hai người rồi quay trở ra.
Bốn tên đệ tử phái Tinh Tú tiến lại gần vây lấy hai người.
Hư Trúc vừa kinh hãi vừa hối hận hỏi:
- Ồ! Té ra ngươi cũng là đệ tử phái Tinh Tú ư?
Thiếu niên tức mình đáp:
- Chỉ tại hòa thượng mà ra còn hỏi gì tôi?
Một tên đệ tử phái Tinh Tú thân hình cao lớn hỏi:
- Sư Muội! Lâu nay vẫn bình yên chứ?
Ðiệu nói gã ra chiều mai mỉa với bộ mặt gieo tai rắc hoạ.
Hư Trúc lấy làm kỳ hỏi:
- Sao? Ngươi... ngươi...
Thiếu niên hằn học nói:
- Ngươi là một nhà sư ngu ngốc, thối tha! Cố nhiên ta là con gái. Chẳng lẽ ngươi không nhận ra hay sao?
Nguyên thiếu niên này chính là A Tử cải trang. Nàng ở trong thành Nam Kinh đã lâu, tuy hưởng hết những mùi vinh hoa phú quý nhưng bản tính hiếu động, ở lâu đâm chán. Tiêu Phong thì công việc bận rộn, không thể ngày nào cũng đưa nàng đi săn bắn du ngoạn được.
Một hôm nàng thấy trong lòng buồn phiền, liền không từ biệt Tiêu Phong, lại đi xuống Trung Nguyên. Nàng đi đến đâu la cà ở đó. Hôm nay ma đưa lối quỷ đem đường thế nào lại gặp cả Hư Trúc cùng Ðinh Xuân Thu.
A Tử tưởng sư phụ nàng cứ ở lỳ bờ biển Tinh Tú để di dưỡng tuổi già, không bước chân đến Trung Nguyên. Nào ngờ oan gia gặp mặt ở trong quán cơm nhỏ nơi tiểu thị trấn này.
Tuy ngoài mặt A Tử tỏ ra thản nhiên vô sự, mà thực tình nàng sợ hãi không còn hồn vía nào nữa. Nàng to tiếng mạt sát Hư Trúc chẳng qua là để hư trương thanh thế. Lời nói của nàng đã run lên, dù cố gượng trấn tĩnh cũng không được nữa.
A Tử ngồi xuống mép giường, ngấm ngầm nghĩ kế thoát thân.
Nàng tính thầm trong bụng:
- Trừ phi gặp tỷ phu ta hoặc giả còn có thể cứu được mình, còn người khác thì bất luận là ai cũng không địch nổi sư phụ. Bây giờ chỉ còn kế lừa gạt sư phụ đến Nam Kinh để mượn tay tỷ phu giết phắt lão đi. Ðó là con đường sống duy nhất. Cũng may mà chiếc Bích Ngọc vương đỉnh mình còn để lại Nam Kinh, chắc sư phụ không thể bỏ qua bảo bối đó được.
Nàng nghĩ vậy, đã cảm thấy hơi yên dạ, nhưng rồi lại nghĩ:
- Nếu sư phụ đánh mình thành kẻ tàn phế, mất hết võ công rồi mới giải đến Nam Kinh, thì cái khổ đó còn khó chịu gấp mười lần bị giết chết ngay.
Nghĩ vậy nàng sợ quá, mặt cắt không còn hột máu.
Giữa lúc ấy, một tên đệ tử phái Tinh Tú đi đến cửa phòng cười hì hì nói móc:
- Ðại sư tỷ! Sư phụ mời đại sư tỷ ra đó.
Hư Trúc nghĩ thầm trong bụng:
- Té ra cô gái này chẳng những là đệ tử phái Tinh Tú mà còn là đại đồ đệ của Ðinh Xuân Thu. Chao ôi! Hỏng bét rồi! ả cho ta uống thang gà, ăn thịt béo để hại ta! Không chừng còn hòa lẫn thứ thuốc độc gì cổ quái nữa cũng nên?
Thực ra A Tử lừa cho nhà sư ăn thịt cho phạm sát giới chỉ là trò nghịch ác để cười chơi. Bản tính nàng hễ làm được cho ai sợ hãi, đau khổ, tức giận là lại lấy làm thú vị, ngoài ra không có ý gì khác.
Lúc đó A Tử nghe lệnh sư phụ truyền gọi, chẳng khác gì như chuột nghe tiếng mèo thì hoảng hồn vía lên. Nàng theo tên đệ tử phái Tinh Tú ra nhà khách.
A Tử thấy Ðinh Xuân Thu ngồi mình một bàn. Trên bàn đã bầy rượu thịt ra rồi. Bọn đệ tử thóng tay đứng xa xa, thái độ cực kỳ cung kính, không ai dám thở mạnh và lên tiếng.
A Tử chạy đến trước mặt cất tiếng gọi:
- Sư phụ!
Rồi quỳ mọp ngay xuống.
Ðinh Xuân Thu hỏi:
- Thực tình hiện mi để ở đâu?
A Tử đáp:
- Ðệ tử không dám lừa dối sư phụ. Vật đó quả còn ở trong thành Nam Kinh nước Liêu.
Ðinh Xuân Thu lại hỏi:
- Ở nơi nào trong thành Nam Kinh?
A Tử đáp:
- Ở trong vương phủ Tiêu đại vương nước Liêu.
Ðinh Xuân Thu chau mày hỏi:
- Tại sao lại để lọt vào tay bọn chó má Khất Ðan đó?
A Tử đáp:
- Không phải để lọt vào tay chúng đâu. Sau khi đệ tử qua miền Bắc chỉ sợ làm thất lạc mất bảo bối của sư phụ lại sợ lỡ tay đánh rơi làm xây sát đỉnh ngọc, đệ tử liền vào trong vườn hoa phía sau vương phủ Tiêu đại vương đào lỗ chôn dấu. Nơi đó rất là hẻo lánh. Hoa viên của Tiêu đại vương rộng bát ngát đến sáu ngàn mẫu, không có ai tìm thấy vương đỉnh được, xin sư phụ cứ yên tâm.
Ðinh Xuân Thu cười lạt nói:
- Chỉ có mi mới tìm được đến nơi phải không? Chà! Con này đáo để thật. Mi dùng kế ném chuột sợ vỡ đồ để ta không dám giết mi, vì mi chết rồi không còn ai tìm ra vương đỉnh nữa.
A Tử toàn thân run lên bần bật, ấp úng nói:
- Nếu sư phụ không chịu dung tha cho đứa trò nhỏ tinh nghịch này mà đem tiêu hủy công lực, cắt đứt gân mạch, hoặc chặt một chân một tay, hoặc chặt cả hai chân hai tay thì đệ tử thà chết ngay còn hơn, quyết không thổ lộ vương đỉnh... hiện đang cất giấu ở đâu nữa.
Mấy câu cuối nàng sợ quá nói không ra tiếng.
Ðinh Xuân Thu tủm tỉm cười nói:
- Con lỏi này! Mi lớn mật dám trả giá với ta ư! Trong môn hạ phái Tinh Tú chỉ có mi là lợi hại hơn cả. Chỉ vì ta không phòng bị trước mà mi qua mặt được Tinh Tú lão tiên!
Một đệ tử đứng ở chân tường đột nhiên lớn tiếng nói:
- Minh kiến của Tinh Tú lão tiên quả thấu xa hàng vạn dặm, người biết rõ cái kiếp của Bích Ngọc vương đỉnh phải như vậy nên mượn tay A Tử để cho bảo bối từng trải thêm những cuộc gian hiểm, tức là gia công giũa mài cho nó.
Một tên đệ tử khác nói:
- Sự vật khắp thiên hạ còn có vật gì ra khỏi được vòng thần toán của lão tiên? Lời lão tiên khiêm nhường, thực chúng đệ tử không thể nào theo kịp.
Một tên khác lại nói:
- Bữa nay Tinh Tú lão tiên mới sơ trổ tài nhỏ mọn đã hạ sát được một tay cao thủ phái Thiếu Lâm là Huyền Nạn đại sư, đồng thời tru diệt mười mấy tên đệ tử của Lung á lão nhân. Từ cổ chí kim chưa có một nhân vật nào tài cao hơn cả Ðại La kim tiên đến như vậy! Tiểu A Tử! Bất chấp mi giảo quyệt đến đâu cũng không tài nào ra khỏi sự trù tính của lão tiên được đâu! Dù mi van vỉ hay kháng cự, hai phương pháp đều vô ích.
Tiếng gã này dõng dạc, Ðinh Xuân Thu ngồi tủm tỉm cười vuốt râu nghe ra chiều thích thú.
Hư Trúc đứng trong phòng ngủ nghe rõ mồn một nghĩ thầm:
- Sư bá tổ cùng Thông Biện tiên sinh quả nhiên đều bị lão sát hại. Hỡi ôi! Nói chi đến chuyện báo thù rửa hận? Chính cái mạng nhỏ xíu của mình cũng khó giữ nổi.
Bỗng nghe bọn đệ tử phái Tinh Tú mỗi tên nói mấy câu đều ngụ ý khuyên A Tử phải mau mau tuân theo mà cung xưng thực tình ra. Trong lời lẽ của chúng vừa có ý sợ hãi, vừa ra vẻ tán dương oai đức của Ðinh Xuân Thu. Cả những câu nói cho A Tử nghe cũng đều có ý xu nịnh Ðinh Xuân Thu ở trong.