Chương 11


Cách hai ngày sau.

Buổi sớm mơi, mặt trời mới mọc thì xe hơi của ông Thinh cho đi rước con rể đã lên tới Bến Súc.

Bà giáo Viễn muốn cho con dâu đi chơi đặng giải buồn, nên thấy xe thì bà rừng rỡ, hối con dâu sửa soạn hành lý mà đi cho sớm đặng khỏi nắng, biểu đem quần áo theo nhiều nhiều đặng ở lâu mà chơi, dặn đừng có lo việc nhà vì bà đủ sức coi hết vườn rẫy, than mùa mưa không có trái cây mà gởi cho anh sui và cho vợ chồng giáo sư Trường. Bà nói không ngớt, bà đi lăng xăng, vui vẻ dường như bà sắp đi chơi vậy.

Vợ chồng Phúc lại khác hẳn, sửa soạn đi chơi mà không hăng hái, dường như vị ai bắt buộc phải đi đến chỗ hiểm nghèo nên dụ dự không muốn đi.

Đồ hành lý sắp vào va-ly xong rồi, thay đổi y phục cũng đã xong, vợ chồng Phúc mới từ giả mẹ lên xe đi xuống Sài Gòn. Xe chạy gần tới ngã ba tẻ qua Bến Cát, bỗng có một chiếc xe hơi ở phía Thủ Dầu Một chạy lên. Sớp phơ day lại nói cho vợ chồng Phúc hay rằng chiếc xe chạy gần tới đó là xe của giáo sư Trường.

Phúc lật đật đưa cánh tay ra ngoài mà cản đường, còn miệng thì biểu sớp phơ (#50) ngừng lại.

Thiệt quả chiếc xe lên đó là xe của Trường. Sớp phơ thấy cản tay, lại thấy xe của ông Thinh ngừng rồi, thì cũng thắng lại mà ngừng.

Vợ chồng Phúc thấy vợ chồng Trường thì lật đật mở cửa xe leo xuống. Vợ chồng Trường cũng xuống xe. Hai bên mừng nhau.

Trường hỏi Phúc:

- Hai ông bà đi Sài Gòn hay là đi đâu?

- Xuống Sài Gòn. Vợ chồng mỏa tính xuốn dưới ở chơi ít ngày.

- Vợ chồng mỏa lên thăm vợ chồng toa đây. Chớ chi mỏa hay vợ chồng toa xuống thì mỏa khỏi lên.

- Mỏa nhứt định đi thình lình nên không cho toa hay trước. Toa có được thơ của mỏa hay không?

- Có. Sao trong thơ toa không có nói toa sẽ xuống Sài Gòn.

- Vì mỏa gởi thơ cho toa rồi mỏa mới nhứt định đi. Thôi, bây giờ trở xe lại đặng về Sài Gòn.

Cô Mỹ cản và nói với Phúc: "Không được, đã lên tới đây rồi, trở về sao cho phải. Để vợ chồng tôi đi luôn lên Bến Súc đặng thăm bác một chút chớ, vợ chồng anh Phúc phải trở lại với chúng tôi."

Cô Lý tiếp nói:

- Chị Mỹ nói phải. Mình phải trở lại đặng anh Trường với chị Mỹ thăm má chớ.

Trường vỗ vai Phúc và nói:

- Khách muốn tới nhà mà toa ngăn cản, thì toa vô lễ lắm vậy, toa biết hôn.

Cô Lý kêu sớp phơ của cô mà biểu trở xe. Trường mời hai cô lên xe của Trường mà đi trước, để xe kia trở rồi Trường với Phúc sẽ đi sau.

Chừng Trường với Phúc lên xe rồi Trường mới nói:

- Toa quấy lắm.

- Quấy chỗ nào?

- Để tới nhà rồi mỏa sẽ nói cho toa nghe.

- Nói phứt đi mà. Toa cứ giữ thói bí mật hoài.

- Toa bí mật chớ phải mỏa đâu. Toa nghi việc bằng trời, có thể giết chết người ta được, mà toa giấu kín mấy tháng nay, không chịu nói cho mỏa biết. Toa làm như vậy không phải bí mật hay sao?

Phúc rùn vai không thèm trả lời.

Xe của cô Mỹ và cô Lý tới trước. Bà giáo Viễn ngó thấy thì chưng hửng.

Chừng cô Lý cắt nghĩa cho bà hiểu rằng xe cô mới đi được một khoảng đường liền gặp xe của vợ chồng Trường nên phải trở lại cho vợ chồng Trường thăm bà, thì bà mới vui mừng tiếp khách.

Xe của Trường và Phúc về tới nữa. Vợ chồng Trường thăm bà giáo một chút rồi cô Mỹ nói nhỏ với cô Lý biểu dắt ra sau vườn chơi. Hai cô đi rồi Trường mới đứng dậy bước ra ngoài và kêu Phúc biểu dắt đi coi cây phía trước.

Trường với Phúc thủng thẳng đi ra chỗ cây sầu riêng lớn, Trường liệu đã xa nhà rồi, mới đứng lại mà hỏi Phúc:

- Mấy tuần nay toa buồn dữ lắm phải hôn?

- Phải.

- Mỏa là bạn thiết của toa. Toa phải tin mỏa. Hễ trong trí toa có việc gì bối rối thì toa cứ tỏ thiệt cho mỏa biết chẳng nên giấu. Mấy tuần nay toa buồn là tại toa nhớ cô Hạnh, không thế quên cô được phải hôn?

- Không, không. Tình của moa với cô Hạnh đã dứt rồi. Từ ngày mỏa có vợ thì mỏa có nhớ đến cô nữa đâu.

- Vậy chớ tại sao mà toa buồn?

- Mỏa có nói rõ duyên cớ trong thơ rồi.

- Trong thơ toa nói toa buồn là tại toa nghi cô Lý, trước khi ưng toa, đã có tình với Hườn phải hôn?

- Phải.

- Toa có bày tỏ chỗ nghi đó cho cô Lý biết hay không?

- Không. Sự mỏa nghi đó can hệ đến danh dự của vợ mỏa. Mỏa nghi mà thôi, chớ không bằng cớ rõ ràng. Mỏa nói cho vợ mỏa biết sao được.

- Toa quấy là tại chỗ đó. Vợ chồng phải tin bụng nhau, có việc gì phải tỏ thiệt cho nhau biết thì ở đời với nhau mới được. Đã biết việc toa nghi đó can hệ đến danh dự của vợ toa. Nếu toa không thể nói ngay ra được thì toa lựa lời mà hỏi cho kín đáo, coi vợ toa cắt nghĩa thể nào. Sao toa không làm như vậy, để ôm ấp cái nghi trong lòng hoài, rồi buồn rầu. May toa viết thơ cho mỏa bằng không thì gia đạo của toa hư rồi. Bây giờ toa còn nghi vợ toa có tình với Hườn nữa hay không?

- Làm sao mà hết nghi được. Bữa nay mỏa đem vợ mỏa xuống Sài Gòn mà ở là mỏa có ý muốn cho vợ mỏa gần Hườn đặng mỏa dọ tình ý hai người. Nếu chỗ nghi của mỏa không lầm thì mỏa sẽ ra tay trừng trị cặp khốn nạn ấy rồi mỏa chết luôn theo cho rồi.

- Ồ! Toa tính bậy quá! Toa lầm to!... Toa có một người vợ đúng đắn cao thượng, người vợ ấy lại kính trọng thương yêu toa. Vì cái ghen nó che mắt toa, nên toa không thấy cái quý của vợ toa.

- Mỏa biết vợ mỏa có tư cách đúng đắn, có tâm hồn cao thượng. Nàng làm vợ mỏa đặng cứu chữa tâm bịnh cho mỏa. Thái độ như vậy thì đáng cho mỏa kính phục lắm. Ngặt vì cái nghi cứ khăn khắn trong trí mỏa hoài, làm sao mỏa trọn vui đạo vợ chồng cho được. Mỏa nhứt định rồi, bề nào mỏa cũng phải giải cái nghi đó, dầu hư dầu thiệt cũng mặc kệ.

Trường cười ngất mà nói: "Mỏa lên đây là lên đặng giải nghi cho toa. Toa khỏi đi xuống Sài Gòn. Toa có hay bữa toa gởi thơ cho mỏa đó, vợ toa cũng có viết một cái thơ cho vợ mỏa hay không?".

Phúc châu mày suy nghĩ rồi đáp:

- Phải. Mỏa thấy vợ mỏa gởi thơ cho chị Mỹ hồi trưa, rồi chiều mỏa mới viết thơ cho toa.

- Hai cái thơ tới một lượt. May quá, nhờ có như vậy nên vợ chồng mỏa mới biết rõ hết gia đạo của toa. Mỏa có đem bức thơ của cô Lý gởi cho vợ mỏa đây. Toa đọc đi, toa đọc rồi tự nhiên sự nghi của toa tiêu hết.

Trường móc trong túi áo lấy phong thơ của cô Lý mà trao cho Phúc. Phúc dựa vai vào cây sầu riêng lớn rồi mở thơ của vợ ra mà đọc như vầy:

Chị Mỹ ôi,

Tôi vô duyên bạc phận lắm !

Đời của tôi đã hư hỏng rồi !

Tôi không dè tôi có cái mạng số khốn khổ như vầy.

Chị Mỹ ôi, chị quen biết với tôi đã bảy tám năm nay, chị hiểu gốc gác tâm hồn của tôi tỏ rõ. Tôi sanh trưởng giữa chốn phồn hoa, tôi gần gũi với đám nam thanh nữ tú tân tiến.

Từ ngày tôi khôn lớn, tôi dòm thấy bạn đồng thời, dầu trai, dầu gái cũng vậy, mọi người dầu chăm chú kiếm thế và hưởng cho ngoa? nguê những cuộc vui sướng của đời, không thèm kể những đức tánh giúp làm cho con người đúng đắn cao thượng. Thấy như vậy thì tôi chán ngán quá, tôi coi hết thảy bạn đồng thời cũng như một đám hình nộm người ta bong mà để trong mấy tiệm may đặng rao bán áo quần tốt đó vậy. Vì tôi có cái óc khinh bỉ thiên hạ nên ngày trước gặp anh Phúc, tôi chẳng hề có cảm tình với chú trai nào hết, dầu có nhiều chú trai tân tiến họ xẩn bẩn chung quanh cái gia tài tương lai và cái nhan sắc khả ái của tôi.

Chừng tôi gặp anh Phúc, có lẽ tại tôi thấy tư cách của anh khác hơn tư cách của thiên hạ, nên tôi để ý, hoặc tôi hay ảnh đau đớn về tâm bịnh nên tôi tội nghiệp. Mà để ý hay là tội nghiệp cũng không phải thương yêu vì ái tình. Không. Tôi dám nói quả quyết rằng, cho tới lúc đi Đà Lạt về, trái tim của tôi vẫn còn bình tịnh như trước hoài, tôi chỉ mến anh Phúc mà thôi, tôi mến ảnh cũng như tôi mến anh Trường vậy.

Đi lên Bến Súc thăm anh Phúc, tôi muốn đi chơi đặng xem cảnh vườn rẫy và biết chỗ anh Phúc ở, chớ tôi chẳng có ý chi khác. Tình cờ ảnh bày tỏ ý muốn kết nghĩa vợ chồng với tôi. Ngồi giữa cái cảnh viên thanh tịnh, nghe những lời tha thiết chơn thành, cảnh tình ấy làm cho trái tim tôi không thể bình tịnh nữa được. Lúc ấy tôi mới biết cảm về ái tình lần thứ nhứt. Trước kia tôi mến anh Phúc mà thôi, bây giờ tôi thương ảnh, tôi thương thiệt. Nhưng mà tôi không dám hứa hẹn cuộc tóc tơ với ảnh liền, ấy là vì tôi rất ái ngại điều này : Tôi sợ ảnh cưới tôi về mà ảnh cứ nhớ thương cô Hạnh hoài thì khổ cho phận tôi lắm.

Tại anh Phúc hứa chắc chắn với tôi rằng ảnh sẽ quên người cũ, mà thiệt cũng tại tôi ỷ tài ỷ lực, tôi tưởng tôi đủ phương pháp làm cho ảnh hết tiếc người ấy, nên tôi mới ưng ảnh. Tôi ưng rồi thì lòng tôi rất hăng hái tràn trề hy vọng. Từ bữa hứa lời cho đến ngày cưới, tôi chẳng có tính việc chi khác hơn là tính hiệp với chồng tôi mà tạo thành cái hạnh phước đầy đủ, đặng chung hưởng với nhau cho tới ngày chết. Cưới rồi tôi về Bến Súc mà ở, vài tháng đầu, tôi vui mừng lắm, tôi sung sướng lắm, chị Mỹ ôi.

Tôi chắc tôi nắm được hạnh phúc trong tay rồi, chồng tôi sẽ thưởng cho tôi một khối ái tình hoàn toàn, không còn nhớ tình xưa nghĩa cũ nữa.

Chị Mỹ ôi, tôi không dè hạnh phước của tôi tráo trở quá, nó vũng vẫy không chịu để cho tôi nắm mà hưởng lâu dài. Hơn một tháng nay, chồng tôi nằm ngồi với tôi mà trí cứ lơ lững thương nhớ cô Hạnh hoài, không kể lời hứa với tôi khi xin cưới tôi. Thấy trí ý chồng tôi như vậy, tôi tận tâm lo chữa bịnh cho chồng tôi, lo kéo ái tình lại cho tôi.

Tôi làm đủ cách mà không được, hạnh phước gia đình tôi nhứt định bỏ tôi mà đi, không để cho tôi hưởng nữa. Lúc sau nầy, hễ tôi ngó chồng tôi thì tôi buồn lung lắm. Tôi muốn huỷ bỏ cái đời vô duyên bạc phận nầy cho rồi. Mình hết lòng thương chồng, mà chồng không thương lại, cứ nhớ thương người khác, mạng số gì mà khốn khổ quá như vầy !

Chị Mỹ ôi, tôi phải làm sao bây giờ? Vì buồn rầu quá chịu không nổi nữa nên tôi phải viết thơ nầy cho chị. Xin chị làm ơn chỉ dùm đường cho tôi đi.

Tôi có nên tự vận mà chết phứt cho rồi hay không?

Hay là dẫu thế nào tôi cũng phải giữ lời hứa với chồng tôi, nghĩa là ráng lo đổi tâm hồn áo não của chồng tôi ra tâm hồn hỉ lạc?

Hay là tôi phải có gan làm chuyện đại đức, nghĩa là dụ chồng tôi xuống ở Sài Gòn rồi lập thế làm cho chồng tôi sum hiệp với cô Hạnh, đặng chồng tôi hết áo não tương tư nữa?

Tự tử thì khiếp nhược. Mà đời đã hỏng rồi, còn tiếc sự sống làm chi?

Làm theo lời hứa thì tôi đã làm đủ cách rồi mà không thấy công hiệu, bây giờ biết làm sao nữa?

Còn nhượng người yêu lại cho kẻ khác thì khí khái thiệt. Cha chả, mà vì nghĩa đoạn tình là một cử chỉ tối cao, tôi có đủ can đảm mà làm hay không?

Chị Mỹ ôi, bữa nay trí tôi bối rối thái thậm, tôi hết biết đường nào là đường phải, đường nào là đường quấy nữa rồi. Chị bình tĩnh, xin đưa tay dìu dắt dùm cho tôi đi, xin chị chỉ dùm cho tôi biết trogn mấy đường tôi kể trên đó, đường nào là đường cao thượng chơn chánh tôi phải noi theo mà bước tới.

Xin chị trả lời mau mau. Tôi trông thơ chị lắm.

Theo tâm hồn của tôi bây giờ, thì tôi tiếc cái tình của chồng tôi hơn sự sống của tôi. Xin chị vì tâm hồn ấy mà liệu định dùm cho người bạn vô duyên bạc phận là LÝ.



Lúc Phúc đứng đọc thơ thì Trường đi bách bộ dài theo hàng sầu riêng mà chơi. Phúc đọc dứt rồi thì nước mắt tuông dầm dề.

Trường thấy vậy mới đứng lại hỏi: "Toa đọc thơ rồi hả? Toa còn nghi tình cô Lý nữa hay không?."

Phúc lắc đầu đáp: "Trời cho mỏa một cục ngọc quý, mà mỏa không biết, mỏa tưởng là đá là sỏi, mỏa muốn quăng, muốn ném. May quá thiếu chút nữa cục ngọc quý của mỏa bể nát rồi."

Thấy bạn đã tỉnh ngộ, thì Trường mừng, nên cười mà hỏi nữa:

- Bây giờ toa phải làm sao?

- Mỏa phải thề thốt cho vợ mỏa tin rằng mỏa không cò thương nhớ cô Hạnh.

- Toa khỏi lo khoảng đó. Cô Lý đọc bức thơ của toa gởi cho mỏa tự nhiên cô không còn nghi toa nhớ cô Hạnh nữa.

- Ý! Toa đừng đưa thơ của mỏa cho vợ mỏa coi chớ.

- Không đưa thì làm sao giải cho cô Lý được. Mỏa giao bức thơ của toa cho vợ mỏa. Có lẽ nó đưa lại cho cô Lý rồi.

- Chết được! Trong thơ mỏa nói gian việc xấu cho vợ mỏa. Nếu nó đọc thì nó phiền mỏa, rồi làm sao nó thương mỏa nữa cho được.

- Toa phải xin lỗi cô Lý về khoản đó. Thôi đi vô nhà đặng kiếm cô Lý mà xin lỗi.

Trường vịn vai biểu Phúc đi. Phúc xếp bỏ thơ vào túi áo rồi đi theo Trường. Vô nhà không thấy hai cô, Phúc với Trường bèn đi ra phía sau mà kiếm.

Còn cô Lý với cô Mỹ lúc ngồi chung với nhau một xe mà trở lên Bến Súc thì cô Lý đã có than phiền về việc chồng cô thương cô Hạnh. Cô Mỹ cứ cười và nói cô Lý nghi lầm. Cô Lý cãi lại, nói rằng mình biết chắc chớ không phải nghị Cô Mỹ nói để lên tới nhà rồi cô sẽ trưng bằng cớ về sự cô Lý lầm lạc.

Tại như vậy nên lên tới nhà rồi hai cô dắt nhau đi ra sau vườn, vừa ra khỏi nhà thì cô Lý hỏi cô Mỹ:

- Hồi nãy trên xe chị nói chị có bằng cớ chỉ rõ tôi nghi lầm. Bằng cớ gì đâu?

- Để ra ngoài nhà mát rồi tôi sẽ nói chuyện đó.

- Nói liền bây giờ lại hại gì hay sao?

- Chị nóng nảy quá!

- Làm sao mà không nóng cho được.

Ra tới nhà mát, cô Lý kéo ghế mời cô Mỹ ngồi. Cô Mỹ mở cái bóp lấy ra một phong thơ mà đưa cho cô Lý và nói:

- Thơ của anh Phúc gởi cho anh Trường đó. Chị đọc coi có phải chị nghi lầm hay không?

Cô Lý ngồi mở thơ ra mà đọc như vầy:



Mon cher Trường.

Niềm vợ chồng của moa? bề ngoài coi thuận hoà lắm, nhưng mà bề trong rắc rối không biết chừng nào. Sự mâu thuẫn ấy làm cho moa? khó chịu hết sức.

Hôm moa? xuống thăm toa lần chót, moa? muốn tỏ việc ấy với toa, ngặt vì việc ấy hễ nói ra thì phạm đến danh giá của vợ moả, bởi vậy moa? muốn nói mà rồi không nỡ nói.

Bữa nay moa? buồn quá, không thể nín nữa được, nên moa? phải viết thơ nầy mà tỏ việc nhà của moa? cho toa biết, moa? nói cho hả hơi được hoặc may bớt buồn chút ít chăng?

Khi moa? muốn cưới vợ, moa? có hỏi ý kiến vợ chồng toa. Vợ chồng toa dụ dự, không cản mà cũng không dám đốc vô, toa sợ moa? với cô Lý tâm tánh bất đồng, giáo dục cũng bất đồng, nên khó thuận hoà với nhau được, còn chị Mỹ thì chỉ sợ moa? còn thương nhớ cô Hạnh, nếu cưới vợ, thì sẽ làm phiền cho vợ moả.

Ý kiến vợ chồng toa thật đúng đắn. Moa? nghe vợ chồng toa luận như vậy, moa? sanh ái ngại trong lòng, nên moa? dụ dự. Té ra mấy bữa sau gặp cô Lý, moa? tỏ ý bày tình với cô, thì cô ưng thuận làm vợ moả, cô lại chịu đổi tâm hồn cô mà theo tâm hồn moả, đặng cứu dùm tâm bịnh cho moả. Đạo đức và cao thượng quá ! Nghe cô ưng làm vợ moa? thì moa? hết dụ dự nữa. Moa? mừng rỡ, moa? hứa chắc với cô, moa? sẽ quên cô Hạnh để trọn sự yêu thương mà đền đáp ơn tế độ, đền đáp tình tri kỷ cho cô.

Từ ngày ấy cho tới ngày cưới, moa? sống trong cảnh đời đầm ấm mơ mộng động Bồng Lai, mơ mộng mùi Cực Lạc. Moa? chắc mấy ngày ấy là ngày khoái lạc hơn hết trong đời moả. Thiệt như vậy, mấy ngày ấy, sự khoái lạc bao trùm moả, khoái lạc từ mặt ngoài vô tới gan ruột.

Tiếc thay, moa? khoái lạc có mấy ngày đó mà thôi, bởi vì tới bữa cưới thì sự mơ mộng hân hoan của moa? liền bắt đầu tiêu tan lần lần, rồi ngày nay nó vỡ tan gần hết mà hoá thành sự khổ não của địa ngục !

Chắc toa không biết ai phá sự mơ mộng khoái lạc của moả. Bữa nay moa? nói phứt cho toa biết.

Thằng Hườn... thằng Hườn là bạn thiết của nhạc gia moả, là một trai tân tiến lỗi lạc, rực rỡ, đẹp đẽ, giàu có, nó phá tan giấc mộng đầm ấm của moa? !

Bữa cưới, lúc dự tiệc tại nhà nhạc gia moả, thằng Hườn ngồi tại bàn phía sau lưng moả, nó trầm trồ nhan sắc của vợ moả, rồi nó nói với chúng bạn như vầy : "Tôi tiếc quá, lúc tôi quen với M. Thinh thì tôi đã có vợ rồi. Nếu tôi chưa có vợ thì cô Lý làm sao mà lọt vào tay người khác được."

Moa? nghe mấy lời ấy rõ ràng, dầu đến chừng nào moa? chết cũng không quên được.

Đưa dâu về nhà moa? rồi, chừng họ đàng gái về, vợ chồng moa? đưa ra xe, thì thằng Hườn nó còn nói với vợ moa? như vầy : Ëm Lý bỏ cảnh vui sướng Sài Gòn mà về ở chỗ quê mùa như vầy, chắc em sẽ buồn lắm, Sài Gòn mất một cô gái xinh đẹp như em, Sài Gòn cũng hết vui, Sài Gòn sẽ trông đợi em. Vậy dầu em được vui đạo vợ chồng, xin em cũng đưng quên Sài Gòn! "

Thằng Hườn nói mấy lời nầy trước mặt moả. Tuy nghe trái tai, song lúc ấy lộn xộn moa? không chú ý đến cho lắm. Lần lần moa? suy nghĩ lại rồi moa? mới phát nghị Moa? nghi vợ moa? có tình với Hườn, nhưng vì Hườn đã có vợ có con, không thể tính một cuộc trăm năm được nên vợ moa? mới ưng moả. Nếu không có tình sao lúc ăn tiệc Hườn lại tiếc vợ moả, rồi lúc từ biệt lại nói kín rằng nó trông đợi vợ moa? và xin vợ moa? đừng quên nó.

Moa? nghi trúng lắm. Từ ngày về với moả, vợ moa? không chịu xuống Sài Gòn thường vì nó sợ gặp tình nhơn rồi đau đớn hoặc hổ thẹn. Còn ở với moa? thì nó cứ buồn bực bứt rứt, moa? chắc nó nhớ tình xưa nghĩa cũ. Phải lắm, có như vậy nên moa? xin cưới thì chịu liền, có như vậy nên cho cưới mau dữ.

A! Loài người giả dối lắm, Trường ôi ! Nuôi tâm hồn theo tân thời, nên phong tục mới tồi bại như vậy đó. Trước kia cô Hạnh, sau nầy cô Lý, cả hai đều là gái tân thời... A !

Gái tân thời !... Trai tân tiến !... Moa? sẽ cho bọn thất giáo nầy một bài học phong hoá đặng chúng nó đổi trí sửa mình mà làm cho xã hội sạch sẽ lại mới được.

Moa? đương sắp đặt bài học ấy đây. Đợi chừng moa? đem ra mà dạy rồi, toa sẽ biết...

Vợ chồng toa dụ dự không dám đốc moa? cưới vợ, thiệt là cao kiến.

Moa? phục trí sáng của vợ chồng toa lắm.

Chúc mạnh giỏi luôn luôn và chúc vui vẻ chớ đừng rắc rối như moa? là... PHÚC.

Cô Mỹ ngồi một bên mà chờ cô Lý đọc thợ Cô liếc mắt ngó chừng thì thấy cô Lý đọc khúc đầu cô châu mày xụ mặt, lần lần rồi cô biến sắc và ứa nước mắt.

Chừng đọc dứt rồi, cô Lý thở một hơi dài, cô cầm chặc bức thơ trong tay, miệng chúm chím cười và nói:

- Té ra tôi nghi lầm. May cho tôi lắm.

Cô Mỹ cười mà đáp:

- Tôi biết hễ tôi trưng bằng cớ ra thì chị phải chịu phép. Bây giờ chị còn buồn rầu nữa thôi?

- Tôi hết buồn rồi. Tôi được biết chồng tôi thương tôi, thì tôi còn cớ gì mà buồn nữa. Cha chả, mà anh Phúc coi tôi rẻ quá! Ảnh nghi bậy mà ảnh nói xấu cho tôi đáo để, tôi nghĩ lại tôi hổ thẹn lắm chị.

- Đờn ông hễ họ bị lửa ghen phừng lên đốt họ, thì họ như điên, còn biết phải quấy gì nữa đâu. Bởi thương nên mới ghen, xin chị đừng quên tâm lý ấy.

- Phải. Thương nên mới ghen... mà cũng tại thằng Hườn thất giáo đó, muốn làm mặt khôn lanh rồi nói bậy, nên mới có việc nầy. Hôm đám cưới tôi nghe nó nói mấy lời vô lễ ấy, tôi muốn cho nó một bài học và xô nó trở lại địa vị của nó, ngặt vì ba tôi kéo nó lên xe, tôi nói không kịp.

- Thứ hình nộm có giáo dục gì mà giận nó.

- Vì nó mà hạnh phúc gia đình tôi gần tan nát. Tôi sẽ trả thù.

- Bỏ đi không nên tích ác. Bây giờ tôi hỏi chị vậy chớ chị đã thấy cái đường chị phải noi theo hay chưa? Tôi khuyên chị hãy quên sự anh Phúc nghi lầm mà nói xấu chớ chị đừng thèm nhớ tới. Chị phải để lòng thanh bạch bình tịnh mà thương ảnh, thương cho hăng hái như lúc ban đầu, đặng cái hạnh phước gia đình của chị hoàn toàn đầy đủ.

Cô Lý ngồi suy nghĩ một hồi rồi cô chảy nước mắt mà nói chậm rãi:

- Bây giờ tôi biết chồng tôi buồn là vì ghen chớ không phải vì nhớ cô Hạnh.

Ngặt chứng bịnh ghen khó trị lắm. Nếu lửa ghen cứ ngún trong lòng hoài thì làm sao mà thương tôi được.

- Chị đừng lo về khoảng đó. Đọc thơ của chị biết rõ tính chị rồi thì làm sao mà ghen nữa cho được.

- Thơ đâu mà đọc?

- Tôi có biểu anh Trường đưa cho anh Phúc coi.

- Chị làm vậy hay sao?

- Chớ sao. Vợ chồng tôi lên đây là có ý đổi thơ cho chị với anh Phúc đọc đặng rõ biết lòng nhau rồi hết nghi nhau nữa.

- Anh Phúc gởi thơ hồi nào tôi không hay?

- Hai cái thơ tới một lượt. Vợ chồng tôi đọc rồi thì thấy rõ cái khối tình của chị với anh Phúc lớn lắm, vì tại thương nhau quá rồi sanh ghen, ghen rồi nghi quấy cho nhau, chớ không có chi lạ.

- Tôi sợ khối tình hễ tan rồi thì khó hiệp lại lắm chị.

- Sẽ hiệp lại. Tôi chắc như vậy. Chị đừng lo... Kìa, anh Phúc với anh Trường đi kiếm mình kìa. Để tôi hỏi anh Phúc, ảnh không thương chị hay sao mà chị sơ...

Thiệt quả Phúc với Trường đi ra gần tới nhà mát.

Cô Mỹ lật đật bước xuống thang rồi đi đón hai người ấy và nói: "Anh Phúc còn nghi tình chị Lý nữa hay thôi? Chỉ đọc thơ của anh rồi, chỉ giận chỉ ngồi chỉ khóc nãy giờ đây."

Phúc không trả lời, bươn bả đi riết lên nhà mát.

Cô Mỹ vừa đi theo thì bị chồng nắm tay kéo lại rồi dắt đi tẻ qua phía vườn trà.

Phúc thấy vợ đương ngồi bình tịnh, sắc mặt buồn hiu, cặp mắt ướt rượt, thì kéo ghế ngồi khít một bên, rồi nắm tay vợ mà nói: "Qua xin em tha lỗi cho quạ Vì qua thương em quá nên nổi ghen, rồi nghi bậy làm phạm đến danh giá trong sạch tiết tháo cao thượng của em. Từ rày anh sẽ thương em bội phần, thương dư như vậy đặng đền bồi cái lợt lạt của qua mấy tuần naỵ Em sẵn lòng tha thứ cho qua hay không?“

Cô Lý nhích miệng cười chúm chím, sắc mặt sáng lòa. Cô đưa bức thơ của Phúc lên mà ngó rồi xếp lại, thủng thẳng xé to xé nhỏ mà quăng trước mặt.

Phúc thấy cử chỉ ấy thì biết vợ đã hết phiền mình, nên hớn hở nói: "Phải, em xé bức thơ khốn nạn của qua mà bỏ đi, để làm gì. Bức thơ của em mới đáng dể dành. Qua để trong túi áo đây. Qua sẽ cất kỹ để làm bùa trừ chứng bịnh cũ của qua và để kỷ niệm sự tái sanh ái tình của vợ chồng tạ"

Cô Lý thơ thới trong lòng nên dựa đầu vào vai chồng. Phúc lấy khăn mu xoa mà lau nước mắt vợ.

Cô Lý hỏi nhỏ nhỏ:

- Thiệt anh hết nghi tình em rồi hả?

- Hết thiệt.

- Từ rày anh thương em hoàn toàn hả?

- Qua thương em hoàn toàn không thiếu sót chút nào hết. Qua thương yêu em mà qua kính trọng em nữa... Qua không biết nói lời nào cho em tin bây giờ... À, qua xin ông thần Ái Tình của mình chứng minh dùm mấy lời qua nói với em đây.

- Anh có biết ông thần Ái Tình của mình là ai không? Anh Trường với chi.

Mỹ đó.

- À, phải. trước kia nhờ có vợ chồng Trường đôi ta mới gặp nhau. Bây giờ

cũng nhờ có vợ chồng Trường đôi ta mới giải nghi được. Thiệt vợ chồng Trường là ông Tơ bà Nguyệt của chúng tạ Để qua mời vô đây để qua tạ Ơn. Phúc đứng dậy rồi bước ra cửa kêu Trường om sòm.

Vợ chồng Trường trở lại nhà mát. Trường lên thang thấy vợ chồng Phúc tươi cười thì hỏi: "Hết mưa rồi bây giờ tới nắng hả? Còn nghi nhau nữa hay thôi".

Cô Lý cười mà đáp: "Hết nghi mà lại thương hơn hồi trước nữa".

Trường nói: "Tốt lắm, tốt lắm. Tôi mừng cho hai ông bà".

Phúc nói: "Vợ mỏa nó kêu vợ chồng toa là Thần ái tình. Vậy mỏa xin mời ông thần bà thánh ái tình vào đây đặng mỏa tạ Ơn tác hiệp lương duyên cho mỏa".

Cô Mỹ nghe mấy lời ấy thì cô cười ngất.

Trường nghiêm nét mặt, bước lại đứng giữa nhà mà nói lớn: "Ta nhận chức Thần ái tình. Vậy thiện nam tín nữ hãy lẳng lặng mà nghe thần ái tình mách bảo: Trong đạo vợ chồng phải lấy chữ Tình với chữ Tín mà làm gốc. Song có Tình mà thiếu Tín thì đạo vợ chồng không bền vững. Còn có Tín mà thiếu Tình thì niềm chồng vợ không nồng nàn.

Vậy phải có đủ Tình với Tín thì hạnh phước mới tràn trề, gia đình mới đầm ấm. Thiện nam tín nữ phải ghi nhớ mấy lời thần dạy đó. Thần còn mách bảo thêm điều nầy nữa: "Thần muốn giáng luôn trên cái miễu nầy mà phò hộ cho cặp vợ chồng của tên Phúc với thị Lý được hạnh phước trọn đời. Vậy từ rày phải đặt tên cái miễu nầy là "Ái tình miếu", trước miễu phải treo một tấm bảng đề ba chữ ấy cho lớn đặng thảo mộc chung quanh ngó thấy mà sùng bái Thần. Thôi, thần thăng“.

Cô Lý với cô Mỹ vỗ tay cười ngả ngớn.

Phúc nói: "Tôi sẽ làm y theo lời Thần mách bảo, Tôi sẽ cất cái miếu nầy lại cho tốt đẹp. Trước hiên tôi sẽ treo tấm bảng:"Ái tình miếu" để kỷ niệm sự vợ chồng tôi thấu hiểu tâm hồn nhau, không còn nghi nhau chút nào hết."

Trường vỗ tay mà cười rồi rủ mấy người kia trở vô nhà, song dặn đừng thổ lộ tâm sự của gia đình Phúc cho bà giáo hay, vì sợ bà hay rồi bà lọ Vợ chồng Trường tỏ ý muốn về. Bà giáo Viễn không cho, bà nói bà sắp đặt bữa cơm trưa rồi mà đãi khách. Vợ chồng Trường phải ở ăn cơm rồi mới về được.

Chừng ra xe mà về, Cô Mỹ thấy chiếc xe của ông Thinh thì cô hỏi cô Lý: "Chừng nào chị mới xuống Sài Gòn. Xe còn chờ kia. Thôi đi một lượt cho vui."

Cô Lý liền kêu sớp phơ của cô mà nói: "Thôi anh đem xe về đi. Anh thưa dùm lại với ông rằng vợ chồng tôi mắc có việc thình lình nên bữa nay về thăm ông chưa được. Để bữa nào đi được tôi cho hay rồi anh sẽ đem xe lên rước".

Cô Mỹ hỏi cô Lý: "Sao chị không đi bữa nay? Tôi muốn hai ông bà xuống Sài Gòn đặng vợ chồng làm tiệc ăn mừng".

Phúc rước mà đthế cho vợ: "Cảm ơn chị. Để ít bữa nữa rảnh rồi chúng tôi sẽ xuống. Bây giờ vợ chồng tôi mắc lo bồi đắp nền gia đình lại cho rực rỡ vững chắc, nhứt là mắc lo sùng tu "Ái tình miếu" nên đi chưa được."

Trường vỗ tay la lớn: "Gia đình vạn tuế!... Ái tình vạn tuế!" Bốn bạn bắt tay từ giã nhau, người về toại lòng, kẻ ở mãn nguyện.

Chú thích:

(50-). người lái xe, tài xế

VĨNH HỘI, Février 1941.



Hết