Khai Ngộ Để Đánh Thức Lực Lượng Khẳng Định (Phần Vấn Đáp)


Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Tân Gia Ba,
Ngày 10 tháng 1, 1995 (Nguyên văn tiếng Anh)


Phần Vấn Đáp Sau Buỗi Khai Thị


Pháp Môn Quán Âm Đem Lợi Ích Cho Tất Cả Chúng Sanh


Vấn:Thưa Sư Phụ, con biết một pháp môn gọi là Pháp Phương Tiện. Pháp này có giống Pháp Môn Quán Âm không?

Sư Phụ: Không hẳn, nhưng pháp này cho quý vị biết mùi vị của sự khai ngộ. Rồi quý vị có thể tiếp tục tu hành mỗi ngày mà không phải theo những giới luật chặt chẽ như ăn chay trường hoặc ngồi thiền hai tiếng rưỡi mỗi ngày, và nhiều thứ khác. Quý vị có thể thiền nửa tiếng mỗi ngày hoặc một tiếng chia ra, hoặc hai mươi phút, bất cứ cách nào mà quý vị thích. Ăn chay tùy tiện theo hoàn cảnh hoặc tình trạng cho phép. Cho nên chúng ta mới gọi pháp này là Pháp Phương Tiện.

Quý vị cũng được khai ngộ, nhưng đó là tiểu thừa, quý vị chỉ giải thoát một mình. Còn pháp Môn Quán Âm thì giúp siêu sanh thân nhân, bà con, bạn bè, có thể lên đến bảy hoặc thậm chí đến chín đời, những người mà quý vị chưa hề biết đến, tỗ tiên của quý vị, kể cả những đời kế tiếp, cháu chắt của quý vị chưa được sinh ra v.v. Vì có liên hệ huyết thống, nên họ cũng sẽ được giải thoát.

Vấn: Thưa Sư Phụ, khi con là người chủ, phải dẫn một số bạn bè đi ăn trưa hoặc ăn tối, và họ không ăn chay, con có phải gọi cơm chay cho mọi người ăn không, vì chỉ có mình con ăn chay mà thôi?

Sư Phụ: Không, không! Quý vị nên gọi những món mà khách của quý vị muốn ăn. Chúng ta không thể bắt buộc người khác phải theo cách sống của mình, ảnh hưởng đến quyền tự do của họ. Đó là sự lựa chọn của họ. Nếu quý vị hỏi họ, nếu họ cũng muốn thử thức ăn chay thì được, nếu họ đồng ý và cảm thấy thích ăn chay. Có thể nói với họ là thỉnh thoảng họ cũng nên thử qua món ăn chay nếu họ thích. Nếu họ không thích thì quý vị cũng đừng nên ép uỗng làm gì.

Vấn: Thưa Sư Phụ, xin giải thích giùm cho con làm cách nào để lên được cảnh giới thứ nhất của Thiên Quốc, hoặc con phải bắt đầu bằng cách nào?

Sư Phụ: Chỉ cảnh giới Thứ Nhất thôi sao? Mục tiêu của quý vị thật là thấp (mọi người cười). Sao không lên ít nhất là cảnh giới Thứ Năm với Sư Phụ? - đó, hầu như rất vắng vẻ vì không ai đến đó cả, ở đó rộng rãi lắm. Tân Gia Ba rất chật chội. Chúng ta hãy đến đó để thay đỗi không khí. Rất nhiều cung điện, không có đèn giao thông, không bị kẹt xe. (Sư Phụ cười).

Cảnh giới Thứ Nhất không có gì để nên đến cả. - đó chỉ có chúng sinh Atula sinh sống, chỉ có thiên đàng nho nhỏ và địa ngục. - đó chỉ có thần thông, tài chữa bệnh, tài tiên tri nho nhỏ. Tất cả chỉ có vậy thôi. Và quý vị có thể ở đó ở hàng trăm hoặc hàng ngàn năm, nhưng rồi quý vị lại phải trở về đây, đâu ai biết được quý vị sẽ ở đâu và thành thứ gì. Vậy thì tại sao lại lên thế giới Thứ Nhất để làm gì? Thế giới Thứ Nhất cũng không được an toàn, như thế giới này thôi. Đúng rồi. Đừng lên đó làm gì. Đó chỉ là A, ABC của mọi thứ. Chúng ta bắt đầu từ đó nhưng chúng ta không ngưng tại đó.

Vấn: Thưa Sư Phụ, giới thứ nhất là không sát sanh. Nếu có con rắn bò đến nhà con, con có nên giết nó để bảo vệ gia đình của con không? (Mọi người cười)

Sư Phụ: Quý vị ở Tân Gia Ba đâu có rắn? Đừng gây rắc rối cho Sư Phụ (mọi người cười và vổ tay). Quý vị còn không có đủ đất cho người ở, con rắn tội nghiệp này sẽ sống ở đâu? Nhưng dù sao, quý vị cũng không nên giết. Quý vị có thể cho nó vô một cái bao, cái bao... bao đựng quần áo, và con rắn sẽ vui vẻ bò vào trong đó. Rồi quý vị đem thả nó ra ngoài bụi cây hoặc ở đâu đó và nó sẽ rất sung sướng. Nhưng nếu thật sự cần, dĩ nhiên quý vị có thể giết nó, và rồi quý vị trả nghiệp. - thế giới này, quý vị có thể làm bất cứ việc gì, với điều kiện là quý vị phải trả sau này, không phải trả bằng tiền bạc, mà bằng nghiệp chướng. Quý vị thấy không?

Quý vị giết nó rồi sau đó có thể quý vị sẽ bị thương tích ở đâu đó hoặc bị đau đầu thật nặng hoặc cánh tay quý vị tự nhiên như bị mất đi, bị tê liệt, đại khái như vậy. Quý vị có thể phải trả một cách tạm thời hoặc lâu dài. Việc này tùy thuộc vào mức độ lớn nhỏ mà quý vị làm, và quý vị lấy đi bao nhiêu từ kho tàng vật chất của Thượng Đế, của Đấng Sáng Tạo. Lấy nhiều thì quý vị phải trả càng nhiều, lấy ít thì quý vị trả càng ít. Vì vậy mà Sư Phụ khuyên quý vị ăn chay vì điều này ít tốn kém nhất .

Quý vị biết mặc dù rau cải cũng có đời sống, nhưng ăn rau không phải trả nhiều nghiệp chướng, không gây nặng nề cho quý vị, quý vị thấy không? Không phải ăn rau cải mà quý vị không trả. Sư Phụ không có ý nói đến giá cả ngoài chợ (Sư Phụ cười), Sư Phụ muốn nói đến Đấng Tạo Hóa. Đấng Tạo Hóa thấp hơn Thượng Đế Toàn Năng. Nhưng nếu quý vị không thể, không trả nợ cho Đấng Tạo Hóa, thì quý vị không thể nào đến với Đấng Toàn Năng. Đó là vấn đề.

Một Vị Minh Sư Có Chìa Khóa Khai Ngộ

Vấn: Thưa Sư Phụ, Sư Phụ có thể giải thích Tâm Ấn của Pháp Môn Quán Âm không?

Sư Phụ: Tâm Ấn là một hình thức của nghi lễ khai mở trí huệ vô hình, không cần bánh trái, không cần nhang đèn, không cần lễ bái, không cần tượng Phật, không cần nhà thờ, không cần thứ gì cả. Chỉ có riêng một mình quý vị và lực lượng khẳng định của quý vị. Khi quý vị ngồi đó một mình, thì Sư Phụ sẽ chỉ linh hồn của quý vị đi đâu để lấy lại cùng một lúc hai lực lượng khẳng định và lực lượng phủ định, hiểu không? Bây giờ quý vị đang bị chia cách bởi vì quý vị luôn luôn dựa vào phía lực lượng phủ định để sinh tồn. Lúc quý vị ngồi đó một mình và sẵn sàng muốn trở về, Sư Phụ sẽ kéo quý vị trở về. Nhưng không có một động tác gì cả. Điều này thật là trừu tượng, là những điều kỳ diệu của lực lượng vô hình, là không làm điều gì cả. Làm nhưng không làm.

Sư Phụ cũng không cần phải có mặt ở đó. Sư Phụ không cần biết ngay cả đến tên họ, địa chỉ, tuỗi tác, nghề nghiệp của quý vị. Sư Phụ không cần biết đến quý vị, ý Sư Phụ nói là bên ngoài, bên trong thì Sư Phụ biết. Cho nên Tâm Ấn giống như quý vị chỉ ngồi ở đó và lấy lại phần lực lượng khẳng định của quý vị. Trước kia quý vị giống như là mất quân bình, luôn luôn dựa vào lực lượng phủ định; bây giờ quý vị được trở lại quân bình, chỉ có vậy thôi. Sau đó, quý vị sẽ biết là mình được khai ngộ vì quý vị thấy được ánh sáng, tiếp nhận được giáo lý từ thiên đàng qua âm nhạc.

Đó không phải là tiếng "Anh giọng Tân Gia Ba", không phải bằng tiếng Trung Hoa. Đó là lời nhưng không lời, âm thanh im lặng. Điều này sẽ làm cho quý vị thông minh hơn, và càng lúc càng nhận thức sự vĩ đại của mình, và quý vị là chủ của căn nhà. Đúng vậy. Đó là Tâm Ấn. Nhưng không có ngôn từ nào có thể diễn tả điều đó được, bởi vì lúc đó Sư Phụ không nói chuyện với quý vị. Có thể Sư Phụ cũng không có mặt ở đó nữa. Bởi vì lúc đó quý vị sẽ ở cùng với toàn thể vũ trụ. Quý vị biết không? Đó là cách quý vị được chính mình. Bây giờ thật khó mà hiểu. Nếu quý vị không hiểu thì cứ đến thọ Tâm Ấn rồi sẽ hiểu.

Vấn: Thưa Sư Phụ, sau khi khai ngộ, chúng ta còn có thể bị bệnh nữa không?

Sư Phụ: Dĩ nhiên. Hãy nhìn đây, Sư Phụ đang bị cảm. Cảm ơn một vài người bạn nào đó đã truyền cho Sư Phụ. Người Sư Phụ yếu vì phải làm việc quá sức nhiều lần, bởi có nhiều đệ tử và nhiều nhu cầu đòi hỏi từ thế giới này. Dĩ nhiên là thân thể Sư Phụ cũng giống như của quý vị, hoặc thân thể của quý vị cũng giống như người kia, phải không? Nếu sức đề kháng của quý vị yếu, làm việc quá độ, như chiếc xe của quý vị làm việc quá độ thì nó sẽ ngừng chạy, nó bị bịnh. Điều đó giống nhau. Chiếc xe cũng có lúc bị bịnh, dù đó là xe Mercedes Benz hay xe Cadillac, có lúc cũng bị bịnh, nhưng đó là điều thông thường.

Tại sao chúng ta lại tránh bệnh tật? Điều này không đáng gì cả. Nếu Sư Phụ không bị bịnh trong mấy ngày này, thì Sư Phụ đã không được thưởng thức hai ngày nằm trên giường. Nên đó là phần thưởng, đâu đến nổi tệ lắm. Và tất cả mọi người thương yêu Sư Phụ thật nhiều trong lúc Sư Phụ bị bịnh. Họ cảm thấy... quan tâm, quý vị biết không? Đó cũng là một điều thích thú, phải không? Bịnh không thành vấn đề. Đức Phật cũng bị bịnh, phải vậy không? Dĩ nhiên, bịnh hoạn không có gì đáng nói.

Vấn: Sư Phụ, tại sao thế giới này có nhiều tôn giáo quá vậy?

Sư Phụ: Thật ra chỉ có một, nhưng dưới nhiều danh xưng mà thôi. Nếu quý vị không tin Sư Phụ, nếu quý vị dành thời giờ để nghiên cứu hết mọi tôn giáo, so sánh với nhau, thì quý vị sẽ hiểu ý của Sư Phụ. Chỉ tại mọi người không chịu học hỏi các tôn giáo khác, như vậy cũng tốt, cũng hay.

Hãy trụ tâm vào tôn giáo của mình nếu quý vị có, là đủ rồi. Bởi nó cũng tương tự như các tôn giáo khác, cũng khuyên mọi người làm điều lành, đừng sát sanh, đừng trộm cắp, thờ Phật hoặc là Thượng Đế. Không có tôn giáo nào dạy người ta làm điều xấu, hay cứ ở đây mãi mãi, cứ ăn uống và rồi chết ở đây. Tất cả tôn giáo đều khuyên quý vị "hãy làm những người tốt khi còn tại thế và hãy tìm Thiên Quốc lúc còn có thể tìm", phải vậy không? Rồi những điều khác v.v. và v.v., hành chánh và chi tiết. (Mọi người vổ tay)

Vấn: Ngài đã nói biết đường về cố hương. Cố hương đó ở đâu? Thiên đàng và địa ngục ở nơi nào?

Sư Phụ: - đây. Mọi thứ đều ở đây hết, nhưng nếu quý vị không biết, thì mọi thứ ở mọi nơi. Chổ nào cũng là địa ngục, chổ nào cũng là thiên đàng. Nếu quý vị biết, thì là thiên đàng. Nếu quý vị không biết thì là địa ngục. Chỉ vậy thôi, rất giản dị. (Mọi người vổ tay)

Vấn: Sư Phụ, con sẽ có thể tìm thấy những thân nhân đã qua đời và nói chuyện với họ nếu con tu theo Pháp Môn Quán Âm?

Sư Phụ: Người thân đã qua đời à? Ồ, chắc chắn là được. Nhưng Sư Phụ e rằng quý vị không muốn tới chổ đó. Một vài người của quý vị sẽ khó mà gặp được. Nếu quý vị muốn tới những chổ đó thì phải có một vị minh sư. Nếu không quý vị sẽ gặp nguy hiểm. Cho nên không phải lúc nào gặp thân nhân đã quá vãng cũng là điều tốt. Bây giờ quý vị tu Pháp Môn Quán Âm, thì người thân đã quá vãng của quý vị có thể lập tức được siêu thoát khỏi khổ ải. Nếu họ đã ở trên thiên đàng, thì họ sẽ được siêu thăng. Nếu họ đang đau khổ, chịu vài hình phạt nhẹ, thì họ có thể được siêu thoát liền. Nếu họ quá nặng trược, thì chúng ta phải thương lượng. Khi đó vị thầy phải thương lượng hay nhận lãnh sự đau khổ đó cho họ. Nhưng cũng không phải chịu đựng lâu đâu. Thí dụ, nếu những người đó phải chịu đau đớn hàng ngàn năm, thì vị minh sư không cần phải chịu đau đớn hàng ngàn năm. Chỉ chịu có lẽ trong vài giờ, hay đôi khi trong vài giây, vài phút; đôi khi kéo dài nhưng không phải là cơn bệnh trầm trọng. Đại khái vậy.

Cho nên, gặp người thân đã qua đời không phải lúc nào cũng là một điều hay. Gặp thân nhân còn tại thế tốt hơn. Rồi khuyên nhủ họ trước khi họ chết. Hãy thương yêu họ, phụng sự họ, và hổ trợ họ trước khi họ lìa đời (mọi người vổ tay). Nhưng quý vị có thể thấy họ. Nhiều đệ tử của Sư Phụ đã thấy thân nhân bạn bè đã quá vãng về cám ơn họ, vì nhờ họ, những người này đã được giải thoát. Đó không phải chuyện lớn lao gì, không quan trọng gì.

Vấn:Sư Phụ, một trong ngũ giới là không được tà dâm, điều này ứng dụng cho những người độc thân ra sao?

Sư Phụ: Ồ! Chúng tôi ý nói là quý vị nên chung thủy với nhau. Nhưng trong trường hợp của một vài tôn giáo khác, họ có thể theo tập tục, có nhiều vợ. Và họ có trước khi thọ pháp, thì giới luật này không có nghĩa là họ phải xa nhau, và chỉ chọn một người thôi. Nhưng trong trường hợp tỗng quát, chúng tôi khuyên mọi người hãy tránh có nhiều sự dan díu quá. Bởi vì nếu quý vị đã có một người vợ, Sư Phụ nghĩ quý vị cũng đã đủ khổ rồi. Ồ, xin lổi (mọi người cười). Sư Phụ ý nói... Sư Phụ xin lổi. Xin đừng giết Sư Phụ. Sư Phụ ý nói là sự đau khổ, trong vấn đề tình cảm, rất là khổ tâm cho người vợ hay người chồng phải gánh chịu. Và quý vị không muốn làm khổ cho người khác, bỏ người bạn thân thương, hay người mẹ, hay người cha của con mình.

Cho nên, đó là lý do tại sao chúng tôi nói tránh những cuộc tình khác nếu quý vị đã có gia đình. Nhưng nếu quý vị đã có trước khi thọ pháp, thì hãy giữ nguyên tình trạng cũ. Và tốt nhất đừng để cho người này biết về người nọ, để giảm bớt sự đau khổ. Đau khổ càng ít thì càng tốt. Vì nó sẽ ảnh hưởng tới quý vị. Quý vị sẽ có một ý thức không tốt và mặc cảm tội lổi về mình. Làm sao quý vị có thể ngồi thiền an ỗn cho được? Khi thiền, quý vị muốn nghĩ tới Thượng Đế. Nhưng quý vị lại luôn nghĩ tới vợ hai, vợ ba của mình. Làm sao cô ấy lại muốn đánh quý vị vì tối qua quý vị đến trễ v.v. Hay quý vị mua một quần áo mới cho người khác v.v. Ái chà! Thật rắc rối. Thật là khổ. Đó là lý do. Đó được gọi là tà dâm.

Nhưng trường hợp những người còn độc thân, dĩ nhiên là trong thời đại này, Sư Phụ không thể nói là đừng làm vậy, quý vị hiểu không. Vậy, hãy chung thủy với nhau. Như vậy tốt cho tâm mình, tốt cho đạo đức, và tốt cho sự tin tưởng lẫn nhau và đặc biệt là tốt cho sức khỏe của quý vị, quý vị biết thời buỗi hiện nay. Quý vị đọc báo nhiều hơn Sư Phụ. Chữ này đánh vần thật lớn. Sư Phụ có cần phải nói thêm không? Càng ngày càng có nhiều người chết vì bệnh AIDS mỗi ngày. Vậy hãy tự bảo trọng lấy mình.

Vấn: Sư Phụ, có cần phải có một nơi tĩnh mịch để theo đuỗi việc tu tập không?

Sư Phụ: Phải, lúc đầu, nhưng sau đó thì không. Sau đó, đôi khi chúng ta cần. Vì thế cho nên đôi khi chúng ta tỗ chức những lần bế quan một tuần, hay hai tuần, hay bốn ngày, ba ngày. Hàng năm, vào những thời điểm khác nhau, để mọi người có cơ hội được một nơi an ỗn, yên tịnh, chỉ để ngồi thiền. Nhưng mặt khác, quý vị phải hòa nhập vào xã hội bên ngoài, đem ánh sáng và sự gia trì đến anh chị em của chúng ta. Quý vị không thể lúc nào cũng ẩn trốn trốn núi và trở thành Phật ích kỷ (mọi người cười).

Vấn: Sư Phụ, những giấc mơ về tương lai có thành sự thật không? Chúng ta có thể hoán cải tương lai được không?

Sư Phụ: Được, đôi khi chúng ta có thể làm được. Nếu chúng ta đủ mạnh và nếu quý vị muốn đủ sức mạnh, hãy ngồi thiền, đem Phật lực của quý vị, ra và quý vị có thể thay đỗi được bất cứ việc gì. Nếu không tương lai sẽ thay đỗi quý vị.

Cách Giảm Thiểu Sự Ham Muốn Tình Dục

Vấn: Sư Phụ, Ngài có thể khuyên con thế nào để con có thể khống chế được sự ham muốn tình dục của con? Con đang cần ân điển của Thượng Đế.

Sư Phụ: Điều này... Sư Phụ không có kinh nghiệm. Quý vị biết không? Có rất nhiều cách chữa. Như nhiều người khi họ ăn nhiều thịt quá và uống nhiều rượu, và những thứ này sẽ làm khơi dậy nhiều thú đam mê. Chúng ta đã có đủ cái gọi là sự đam mê thú tính trong chúng ta rồi. Cho nên chúng ta đã làm nhiều việc giống như loài vật làm. Điều này chúng ta không kềm chế được.

Vì chúng ta thừa hưởng thú tính khi còn sống tại thế giới này. Một phần vì chúng ta có thân thể này. Nên bây giờ, nếu muốn khống chế những điều đó, chúng ta phải bớt ăn những thức ăn có chứa sự kích thích và đam mê, đại khái như vậy. Có những loại thực phẩm làm gia tăng dục tính. Người ta tìm kiếm những thứ này. Vài người như vậy. Cho nên những ông vua già thường ăn những loại thức ăn đặc biệt, vì họ có nhiều vợ.

Có nhiều thức ăn kềm chế dục tính. Bước đầu là trường chay, hoàn toàn trường chay, không trứng, không cá v.v.. và không rượu, không hút sách. Có rất nhiều thứ mà người thường phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua, hầu hết là lại là những thứ độc. Và Sư Phụ luôn thắc mắc tại sao người ta lại chịu bỏ ra nhiều tiền để tự hạ độc mình. Nhưng dù sao, đó là sự lựa chọn và ý muốn cá nhân của họ.

Cho nên, nếu quý vị hỏi Sư Phụ làm sao giảm bớt năng lực tình dục của quý vị, có rất nhiều điều phải làm. Quý vị hãy chuyển sang ăn chay đi. Ån uống giản dị, đừng bỏ nhiều dầu và gia vị kích thích, đại khái vậy. Và uống nhiều nước, nước mát. Không uống rượu sâm banh, sâm banh là tệ nhất, chỉ dành cho những ngày cưới hỏi. Quý vị biết hả? Sư Phụ không biết, Sư Phụ chỉ nghe nói vậy thôi. Sư Phụ không biết. Người ta nói như vậy.

Nhưng giản dị nhất là hãy bận rộn, làm những việc có ý nghĩa, giúp đỡ người khác, và rồi quý vị sẽ quên mất vấn đề của mình. Sư Phụ không biết tại sao quý vị lại có thì giờ để nghĩ tới sự ham muốn này. Quý vị biết, nếu quý vị thức khuya và đọc sách như Sư Phụ, Sư Phụ tin rằng sự thúc đẩy tình dục của quý vị sẽ tự đẩy đi mất (mọi người cười và vổ tay), vì tình dục rất sợ, rất sợ làm việc.

Hãy làm một việc gì đó, thế giới này có rất nhiều đau khổ, hãy tình nguyện làm một vài việc trong những lúc rảnh rổi. Hãy cảm nhận những đau khổ của đồng loại, hòa mình vào sự cống hiến và vui hưởng, một sự vui hưởng trong lành của việc phục vụ những người đau khổ này, đem hạnh phúc thanh cao đến với người khác. Điều đó cũng sẽ đem hạnh phúc thanh cao đến cho quý vị nữa.

Có thể quý vị đọc quá nhiều tin tức khiêu dâm, bây giờ đừng đọc nữa. Hãy chuyển sang đọc các sách thánh thiện. Đọc Thánh Kinh, đọc kinh điển Phật Giáo, đọc kinh Koran, đọc bất cứ tin tức gì quý vị có về đời sống thánh thiện, được không? Sách của Hồi Giáo, bất cứ sách nào quý vị thích, sách tập yoga, các giáo điều của các bậc thánh nhân, có rất nhiều để đọc.

Vấn: Sư Phụ, nếu pháp môn Quán Âm có thể giúp con tránh được luân hồi, vậy những nghiệp chướng tiền kiếp của con thì sao?

Sư Phụ: Ồ! Sư Phụ đốt hết. Sư Phụ quăng nó vào thùng rác rồi nỗi lửa và chấm dứt. Được không? Quý vị có biết nghiệp chướng từ đâu đến không? Từ phản ứng của quý vị. Kích động và phản động, lẽ dĩ nhiên. Nhưng nó từ đâu đến? Nó chứa đựng trong tiềm ý thức của quý vị. Có một cái nút, Sư Phụ bấm vào đó, và nó xóa mất. Cũng giống như cái máy điện toán hay máy thâu âm của quý vị. Quý vị mở máy lên, quý vị có thể thâu thanh hoặc có thể xóa nó đi. Chỉ cần biết cách.

Vấn: Sư Phụ, thường thì cần bao lâu để được khai ngộ? Xin cho con biết sự khai ngộ còn tùy thuộc vào điều gì?

Sư Phụ: Ồ, tùy thuộc vào nhiều điều. Trước tiên, tùy thuộc vào phương pháp thiền đúng đắn, và tùy thuộc vào vị thầy của quý vị, là người có khả năng dẫn dắt quý vị đạt khai ngộ hay không. Đừng nói đến lâu hay mau. Nếu quý vị gặp được vị thầy hay, quý vị khai ngộ tức khắc. Nếu quý vị không được vị thầy hay, Sư Phụ không biết sẽ phải mất bao lâu. Rất, rất lâu, nhiều kiếp lận. Và sự khai ngộ cũng còn tùy thuộc vào sự thành tâm của quý vị. Quý vị có muốn hay không. Nếu quý vị muốn thì quý vị đạt khai ngộ liền. Nếu không muốn, thì không cần biết quý vị giả đò bao lâu, ngồi đó lâu chừng nào, cho tới khi bàn tọa của quý vị rớt ra ngoài (mọi người cười), quý vị vẫn không được gì cả.

Tâm Ấn Là Truyền Pháp Từ Bên Trong

Vấn: Sư Phụ, sẽ có người nào đó hướng dẫn chúng con về pháp thiền Quán Âm ở Tân Gia Ba trong thời gian đầu không?

Sư Phụ: Có. Sư Phụ sẽ để lại một vài vị xuất gia, nam hay nữ, ở lại đây với quý vị. Thật ra là Sứ Giả Quán Âm. Trông họ không giống những người xuất gia, mà giống như Sư Phụ. Họ cũng bình thường như quý vị. Sư Phụ sẽ để lại một vài người tu tập đã lâu, biết rõ bước đầu của việc tu hành, cho quý vị. Hơn nữa, quý vị có thể viết thư cho Sư Phụ. Hiện nay chúng ta có máy điện thư. Đừng lo. Và sự câu thông bên trong luôn luôn còn đó, một trắm phần trăm, không bị cắt đứt. Cho nên, đó là sự hướng dẫn tốt đẹp nhất.

Rồi sau đó, quý vị không còn lệ thuộc vào bất cứ người nào. Vì quý vị sẽ có câu trả lời từ bên trong thật mau chóng. Và quý vị biết rõ. Vị thầy sẽ biết quý vị ở đâu và làm gì, đang gặp nguy hiểm chi và cần thực hành điều gì. Từ bên trong, dạy dổ từ bên trong, không phải bằng lời nói.

Lời nói chỉ là những điều tầm thường, giống như chúng ta nói chuyện với nhau, quý vị hiểu không, để cho vui mà thôi. Kể một vài câu chuyện đời xưa để khuyến khích quý vị tu hành và những điều tương tự như vậy. Nhưng những chỉ dẫn bằng lời thì không bao giờ là một sự dạy dổ hoàn hảo. Sự dạy dổ hoàn hảo chỉ có thể tìm thấy từ bên trong, và chỉ giữa vị thầy và người đệ tử thôi, vì mỗi người bên trong đều khác nhau. Dù quý vị ngồi sát bên cạnh nhau, quý vị cũng không biết người đó ở trình độ nào, hoặc là vị Sư Phụ đã truyền gì cho người ấy ở bên trong. Tất cả đều khác nhau, biết không? Tùy theo từng trình độ.

Vấn: Sư Phụ, khi chúng con cầu Thượng Đế hay Chúa Giê Su, chúng con có nên thờ lạy Quán Âm Bồ Tát ở chùa không?

Sư Phụ: Tại sao không? Càng nhiều càng tốt, Sư Phụ nghĩ vậy (Sư Phụ cười). Chúng ta nghĩ như vậy. Hãy làm những gì mà quý vị thích làm, miễn là quý vị cảm thấy vui vẻ. Nếu điều đó hổ trợ cho sự khai ngộ của quý vị thì càng tốt. Nếu không, quý vị phải theo Pháp Môn Quán Âm. Sự thờ lạy thật sự đến khi quý vị trông thấy Thượng Đế, Chúa Giê Su, Quán Âm Bồ Tát, mặt đối mặt, và quỳ lạy dưới chân các Ngài ngay tại chổ. Quý vị cảm thấy rất là khác với khi quý vị quỳ lạy tượng Phật bằng gổ.

Khi quý vị lạy tượng Phật bằng gổ, Ngài không nói gì cả. Ngài không thể trả lời câu hỏi của quý vị. Nhưng khi quý vị lạy một vị Phật thật sự bên trong, khi quý vị ngồi thiền hay lúc quý vị ngủ, và lên thiên đàng, đó là lúc quý vị thực sự bái lạy, và quý vị sẽ cảm thấy hoàn toàn khác. Quý vị sẽ cảm thấy mình không ở thế giới này, rồi quý vị cảm thấy mình chính là Phật. Đó là sự bái lạy chân chính. Cứ thờ lạy bất cứ người nào quý vị thích, nhưng hãy chắc chắn là quý vị nhìn thấy họ (mọi người vổ tay).

Vấn: Sư Phụ, tọa thiền có đưa đến việc bị ma nhập không?

Sư Phụ: Còn tùy, còn tùy. Nếu quý vị thiền đại, không có thầy, hay quý vị chọn lầm pháp môn, hoặc quý vị thiền mà phá giới, ăn lầm thực phẩm, làm hại người khác, thì hậu quả sẽ đỗ lên đầu quý vị, và đó là lúc quý vị để cho điều gọi là ma quỷ tới tiêu diệt quý vị hay quấy nhiễu quý vị. Đó là chỉ là phần phủ định của thiên nhiên.

Khi chúng ta không muốn nghiêng về phía nào, chúng ta lại không đứng vững vàng và cứ giữ như vầy, thì quý vị sẽ lại bị lôi kéo về phía phủ định. Và lúc đó nó sẽ mạnh hơn, sẽ cứng rắn hơn vì lần trước đã đánh mất quý vị, như là siết chặt hơn, và rất khó cho quý vị vùng vẫy để thoát được.

Cho nên, đó là lý do tại sao Sư Phụ không muốn nhận nhiều đệ tử để được nỗi tiếng và để có một nhóm đệ tử đông đảo. Quý vị phải giữ giới, phải ăn chay, hiểu không? Tự thanh tịnh hóa mình cùng lúc thiền định, để quý vị không bị phản ứng ngược lại, không bị phiền phức.

Sư Phụ chịu trách nhiệm về những gì xảy ra cho quý vị, nếu quý vị giữ giới và noi theo sự chỉ dẫn. Như vậy thì không có chuyện gì xảy ra cho quý vị cả. Nếu quý vị không làm vậy, thì Trời cũng đành bó tay.

Vấn: Sư Phụ, con là một kẻ tội lổi. Con có thể được khai ngộ không?

Sư Phụ: Ồ, ai không phải là kẻ tội lổi, xin hãy giơ tay lên (mọi người cười và vổ tay). Kẻ tội lổi, xin giơ tay lên. Kể cả Sư Phụ nữa. Đừng lo, đừng có lo. Không ai là tội lổi cả. Chúng ta chỉ vô minh mà thôi. Chúng ta chưa được dạy dổ con đường của thánh nhân. Chúng ta chỉ được dạy dổ làm thế nào để sống còn trong thế giới này, ăn làm sao, mặc làm sao, làm thế nào để chăm sóc chiếc xe vật chất này. Đó là tất cả những gì chúng ta được dạy dổ cho đến nay. Mọi học vấn đều dẫn đến kết cuộc là để quý vị tìm được một việc làm tốt, phải không? Chúng ta không được dạy dổ trong một chiều hướng rộng lớn hơn, đường hướng thánh thiện hơn. Thì bây giờ đến lúc rồi. Không có trở ngại gì cả. Chúng ta đã làm những điều mình không biết. Làm sao chúng ta có thể là có tội được? Nếu một đứa trẻ không được dạy dổ và nó làm điều lầm lổi, làm sao có thể chê trách nó được? Hãy trách Thượng Đế. À! Ngài đã không sớm gởi đến quý vị một người thầy, lổi của Ngài (mọi người cười và vổ tay).

Vấn: Sư Phụ, con muốn cống hiến đời mình cho những người khác. Xin Ngài có biết ý kiến?

Sư Phụ: Được, được. Nếu người ta chấp nhận quý vị (mọi người cười). Chúng ta có thể cống hiến sự phục vụ của mình khi chúng ta còn sống. Dù sao, người nào cũng đang cống hiến cuộc đời của mình, họ làm việc cho xã hội. Có người cống hiến cả gia đình của họ. Đó là một cách cống hiến. Có người còn cống hiến nhiều hơn. Họ làm việc cho nhiều đoàn thể, phục vụ nhiều người, tự nguyện và không nhận lãnh thù lao bao nhiêu. Chắc đó là điều quý vị muốn nói tới. Hãy làm những gì quý vị cảm thấy thích và có thể làm được. Có rất nhiều việc để làm trên thế giới này. Không bao giờ có đủ người để làm những việc đó.


Bảo Tồn Phẩm Chất Thánh Thiện Của Chúng Ta

Vấn: Sư Phụ, nếu chúng ta rất vui hưởng đời sống trên trái đất này, thì tại sao chúng ta phải cố công cho nhiều để lên thiên đàng? (Mọi người cười)

Sư Phụ: Ồ! Vậy thì đừng cố nữa. Ai nói quý vị cố sức vậy? (Sư Phụ cười) Chỉ những người muốn đi thì nên đi. Nếu quý vị thích thế giới này quá, thì tốt cho quý vị, chúc quý vị may mắn. Sư Phụ mong rằng quý vị sẽ tận hưởng được lâu dài (mọi người cười). Bởi không ai biết được. Không ai biết được tương lai sẽ ra sao. Đó là vấn đề.

Nếu chúng ta lúc nào cũng có thể vui hưởng tại thế giới này, nếu Sư Phụ có thể đóng mộc bảo đảm với quý vị rằng quý vị sẽ không bao giờ gặp đau khổ tại thế giới này, và quý vị tiếp tục vui hưởng suốt cuộc đời, và những đời kế tiếp, thì xin đừng nghĩ tới thiên đàng. Nhưng không ai bảo dảm quý vị điều đó cả. Quý vị tự nhìn thấy. Tất các vị quân vương, tất cả những người vương giả, quân vương và hoàng hậu, bây giờ họ ở đâu vậy? Họ đã vui hưởng hơn quý vị nhiều, hơn cả quý vị có thể mơ ước được. Bây giờ họ ở đâu? Họ đang làm gì vậy? Sự vui hưởng họ ở đâu? Quý vị biết câu trả lời rồi.

Vấn: Sư Phụ, Ngài nói rằng chúng ta đều là con cái của Thượng Đế và chỉ có một Thượng Đế. Vậy tại sao chúng ta khác màu da và khác chủng tộc? Mọi người lại không bình đẳng, cũng như Ngài và con đây.

Sư Phụ: Hãy nhìn những bông hoa, quý vị có muốn chúng chỉ có độc nhất một màu không? Màu hồng, rồi thôi hết. Như vậy quý vị gọi là đẹp sao? Màu hồng, một màu và chỉ một màu thôi. Chúng ta có nhiều màu da, như vậy mới vui, phải không? Quý vị thích màu đó, nên quý vị mới chọn sanh ra với màu da đó. Nhưng bây giờ quý vị chưa hiểu. Hãy khai ngộ và sau đó quý vị sẽ hiểu tại sao. Nhưng quý vị cũng đúng. Câu hỏi cũng chính đáng bởi vì trong một chiều hướng cao hơn thì không có sự khác biệt. Không có sự khác biệt nam nữ. Chỉ có thức giác thuần khiết, trí huệ trong sáng. Không có một hình dáng hữu hình như vậy.

Vấn: Sư Phụ, làm thế nào để đạt khai ngộ và vĩnh viễn giải thoát, trong khi chúng ta còn phải lo lắng và làm việc để kiếm tiền? (Sư Phụ nói với người điều khiển chương trình: Quý vị biết, hãy trả lời cho họ anh ta)

Người điều khiển chương trình: Hãy thiền mỗi ngày hai tiếng rưỡi.

Sư Phụ: Anh ta chưa biết, đừng làm anh ta sợ. Sự khai ngộ là một điều bất khả tư nghị xảy ra trong cuộc đời của quý vị. Nó có thể làm vơi đi gánh nặng mà quý vị đa mang hàng ngày. Nó có thể giải tỏa mọi chướng ngại trên đường đi của quý vị. Nó sẽ bồng bế quý vị khi quý vị suy sụp và đau ốm. Nó sẽ gia trì cho quý vị khi quý vị gặp khó khăn và nguy hiểm. Quý vị sẽ cảm thấy như quý vị luôn luôn sống trong sự thương yêu của người mẹ, nên quý vị không lo lắng gì cả. Sự lo âu và buồn rầu mà quý vị hiện đang có chỉ bởi vì quý vị không khai ngộ, không phải ngược lại. Được không? Cho nên, nếu quý vị muốn buông bỏ mọi buồn phiền, thì hãy khai ngộ.

Vấn: Sư Phụ, tại sao những người tốt lại gặp nhiều đau khổ trong thế giới này?

Sư Phụ: Làm sao quý vị biết là họ tốt? Quý vị có biết rõ cá nhân họ không? Đôi khi quý vị không biết. Tốt và xấu chỉ là ở trình độ hiểu biết của chúng ta mà thôi. Sự ghi chép về cuộc đời của họ, về sự hiện hữu của họ thì rất dài. Đôi khi họ tốt, đôi khi họ xấu. Quý vị không bao giờ kiểm điểm cho đủ. Mọi sự việc xảy ra đều có lý do của nó, và đừng bận tâm.

Vấn: Sư Phụ, có một sự giải thích nào tại sao có người sanh ra lại kém may mắn hơn người khác không?

Sư Phụ: Vì nghiệp chướng. Có người làm những điều lành, cho người khác rất nhiều, và khi đầu thai trở lại, họ được giàu có và may mắn. Còn nếu một người không bao giờ cho người khác khi người ta gặp đau khổ và cần tới, thì khi đầu thai trở lại, họ có thể sẽ kém may mắn hơn.

Vấn: Ngài là người hay là tiên? (Mọi người cười)

Sư Phụ: Quý vị nghĩ sao? Quý vị nghĩ sao? Sư Phụ là ai? Sư Phụ là ai? Sư Phụ là ai? Quý vị nghĩ sao? Quý vị nào nghĩ rằng Sư Phụ là người thì hãy giơ tay lên coi. Còn quý vị nào nghĩ rằng Sư Phụ là thiên nhân, hãy giơ tay lên xem nào. Không có ai à? Phải, cả hai đều đúng. Cả hai đều được điểm A. Phải, chúng ta là cả hai. Chúng ta đều là con người và Thượng Đế. Chỉ vì nhiều khi phần đông người chỉ nhận thức được phía làm người của họ. Họ chỉ nhận diện mình với những vật chất và quên đi phần thánh thiện của tự tánh. Chỉ có vậy thôi.

Quý vị và Sư Phụ đều bình đẳng như nhau. Chúng ta đều là tiên và là người. Chỉ như vậy. Quý vị bằng lòng chưa? (Mọi người vổ tay) Nhưng sự khác biệt duy nhất giữa Sư Phụ và quý vị là Sư Phụ biết, còn quý vị có lẽ chưa biết, hoặc không chắc về thiên tánh của mình. Đó là sự khác biệt duy nhất.

Vấn: Sư Phụ, những người tinh thần bị suy sụp, có thể tu thiền được không?

Sư Phụ: Nếu họ hiểu được những gì Sư Phụ nói ngày hôm nay, nếu họ hiểu được giáo lý, có khả năng hiểu biết, thì họ có thể tu được. Bởi đôi khi tinh thần rối loạn chỉ vì bị chán nản, bị quá nhiều áp lực từ xã hội. Đó là hình thức để tránh vấn đề trở ngại, cố gắng trốn thoát khỏi những gánh nặng của xã hội. Nó không hẳn là một căn bệnh, chỉ là tạm thời và họ có thể phục hồi trở lại. Dĩ nhiên là nhanh chóng hơn nếu hành thiền.

Người điều khiển chương trình: Cám ơn Sư Phụ. Chúng ta nên nhân cơ hội này chấp tay cám ơn Sư Phụ.

Sư Phụ: Ồ, không cần. Cám ơn tất cả mọi người đã có lòng chăm chú lắng nghe, và cám ơn sự tin tưởng, sự thương yêu và tình thân hữu của quý vị (mọi người vổ tay). Sư Phụ chúc quý vị mọi điều tốt đẹp nhất. Sư Phụ chúc quốc gia của quý vị mọi điều tốt đẹp và càng ngày càng phát triển, cường thịnh, và càng ngày càng được sự kính trọng của thế giới và của vũ trụ. Và nhất là Sư Phụ cầu chúc cho quý vị đạt khai ngộ, không sớm thì muộn. (Mọi người vổ tay)