-
Tôn Trọng Lời Hứa
Tôn Trọng Lời Hứa
Thanh Hải Vô Thượng Sư kể tại Tây Hồ , Formosa Ngày 22 tháng 1 năm 1995 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa) - Băng thâu hình số 466
Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn giữ lời mình hứa . Nếu không giữ lời , chúng ta sẽ gây ra rất nhiều phiền não cho mình . Đôi khi , hứa làm cái này hay làm cái kia thì chúng ta nên làm y như vậy . Nếu không , lòng tin của chúng ta sẽ giảm bớt , lời cầu nguyện của chúng ta sẽ không được đáp ứng , và chúng ta sẽ không đạt được gì cả trong công việc .
Có những lúc chúng ta muốn lừa gạt Thượng Đế . Chúng ta hứa sẽ làm gì đó nhưng không bao giờ làm . Nghĩ rằng không có ai nghe hoặc Thượng Đế không cần , rồi chúng ta bỏ nó qua một bên không thèm giữ lời mình hứa . Tôi đã kể quý vị nghe nhiều lần , thí dụ như chuyện người tỵ nạn ra tới ngoài khơi , hứa với Phật Bà Quán Âm rằng : "Nếu sang được nước thứ ba , chúng con chắc chắn sẽ ăn chay hai năm." Nhưng sau đó họ không làm tròn lời hứa , đợi rất lâu không chịu ăn chay hai năm . Đáng lẽ họ phải ăn chay liên tục hai năm , nhưng về sau họ không làm được hoặc quên lời hứa ấy . Thành thử , họ nói rằng : "Ồ , không sao . Tôi sẽ ăn chay mỗi tuần một lần hoặc mỗi tháng một lần." Rốt cuộc , hai năm kéo dài ra rất là lâu .
Câu chuyện này cũng tương tự như vậy . Một hôm , một đứa trẻ bị sốt nặng . Nó bịnh rất trầm trọng , cha mẹ đứng ngồi không yên . Sau khi khám bịnh cho đứa bé , bác sĩ nói bệnh nó không thể nào chữa được . Do đó cha mẹ nó cầu nữ thần tên là Durga (hiện thân đầu tiên của lực lượng nữ thần trong đền thờ Ấn Độ , việc chính của vị này là trừng phạt kẻ ác). Ngài là một nữ thần rất nổi tiếng ở Ấn Độ , và nhiều người tới cầu ngài giúp đỡ . Có lẽ ngài là một Minh Sư Khai Ngộ hồi xưa .
Dân Ấn thờ nhiều vị thần , có lẽ những vị này là Minh Sư Khai Ngộ và đã nổi tiếng tại những nơi khác nhau trong quá khứ . Có lẽ khi còn sống họ rất linh , cho nên mọi người thờ phượng họ . Thành thử khi nói người Ấn Độ thờ nhiều thần , điều đó đúng nhưng cũng không đúng . Thật ra , họ thờ những Minh Sư quá khứ . Tương tự như vậy , nữ thần mà người Trung Hoa gọi là "Matsu" có lẽ là một vị Minh Sư nổi tiếng hồi xưa . Lúc đó người nào cầu nguyện tới ngài đều được đáp ứng , thành ra ai cũng cầu rồi nó trở thành tập quán mà ngày nay người ta vẫn giữ , bất kể ngài còn linh hay không linh , bởi vì nó đã trở thành một phong tục cầu nguyện .
Phật Bà Quán Âm cũng là một Minh Sư tại thế hồi xưa . Khi ngài còn sống , bất cứ ai cầu nguyện đều được ngài đáp lại . Giả sử đệ tử ngài cứ cầu hoài như vậy , và hàng xóm của những người đệ tử này cũng làm y như vậy và đều được đáp ứng . Sau đó , con cháu cầu , rồi mọi người cứ tiếp tục cầu như vậy cho tới ngày nay . Phật Bà Quán Âm qua đời lâu lắm rồi nhưng con người vẫn còn cầu nguyện ngài bởi vì nó trở thành phong tục . Họ không biết rằng cầu Minh Sư Tại Thế linh nghiệm hơn .
Trong câu chuyện này , một người đàn ông đền thờ của nữ thần Durga cầu nguyện . Có lẽ lúc đó , vị này chưa lìa đời được bao lâu , thành thử ngài hãy còn linh nghiệm . Ông cầu rằng : "Con trai của con bịnh . Xin ngài cứu nó . Nếu nó khỏi bịnh thì con sẽ mang nó lại đây thờ ngài . Con cũng sẽ cúng dường cho ngài một trăm rupi" (tiền Ấn Độ). Có lẽ lúc đó một trăm rupi nhiều lắm , có thể bằng một trăm hay một ngàn mỹ kim hiện giờ . Lúc đó tiền giá trị hơn .
Thần Durga thật linh ; đứa con tự nhiên khỏi bịnh , ngay cả bác sĩ cũng không chữa nổi . Rõ ràng nữ thần này đã gia trì và giúp đỡ cho đứa bé . Cha nó nhớ lời hứa là phải cúng dường một trăm rupi . Nhưng ông nghĩ lại : "Trời ! ta tốn không biết bao nhiêu tiền bạc để mua thuốc men cho nó . Bây giờ bác sĩ cho rất nhiều toa thuốc , ta còn phải tiêu nữa . Tình trạng tài chánh bây giờ hơi khó khăn . Có lẽ ta chỉ cần cúng dường nữ thần năm mươi rupi là được . Ta biết chắc thần Durga hiểu hoàn cảnh của ta , ngài sẽ thông cảm". Ông nghĩ nữ thần sẽ hiểu , nhưng vẫn không chịu làm ngay .
Nhiều tuần lễ trôi qua , ông có một ý kiến khác : "Dù sao chăng nữa , chắc chắn thần Durga không thể nào một mình ăn hết năm mươi rupi tiền thực phẩm . Đã là thần rồi sao có thể dùng nhiều thức ăn như vậy ? Hơn nữa , ta đã đọc kinh sách nói rằng : ‘Nếu cúng dường Thượng Đế với lòng thành thì số lượng cúng dường không quan trọng . Thượng Đế hoan hỷ nhận dù chỉ một ít đồ cúng dường , miễn sao mình thành tâm là được’. Thượng Đế đâu đòi hỏi cúng dường về vật chất ; có lòng thành cũng đủ . Tất cả kinh điển đều nói như vậy . Nữ thần này chắc chắn cũng biết điều đó . Cho nên , ta nghĩ rằng đi chùa là đủ , thành tâm thi hành việc thờ phụng đặc biệt nào đó , rồi cúng dường năm rupi". Những ý nghĩ này chạy qua trong đầu , nhưng ông vẫn không làm gì cả .
Một hôm , ông nghe tiếng chuông chùa vọng lại . Khi có người thờ trong chùa , họ hay đánh chuông . Tiếng chuông đó nhắc ông cúng dường những gì ông đã hứa đối với vị thần đó . Ông nhanh chân đi ra , hy vọng tìm một món đồ trị giá năm rupi để làm vật cúng dường . Ông gặp một người bạn hỏi thăm ông đang đi đâu đó . Ông kể đầu đuôi câu chuyện cho bạn nghe và nói rằng ông đi mua một món đồ trị giá năm rupi để cúng nữ thần . Người bạn nói : "Thôi mà , đừng ngu quá vậy ! Thần sao ăn được năm rupi cúng dường ? Anh ngu quá ! Nói cho anh nghe , thờ phụng ngài thành tâm trong chùa là tốt rồi . Anh chỉ cần mua một quả dừa khoảng một rupi , như vậy là được ! Quan trọng là ở tấm lòng thành , không phải ở số lượng , hiểu không ?"
Nghe thấy có lý , và người này rất tằn tiện cho nên anh đi tới một quán dừa mua một quả giá một rupi . Người bán dừa nói : "Năm mươi xu một quả". Một trăm xu bằng một đồng rupi . Người kia nói : "Cái gì ? Sao đắt vậy ? Bán cho tôi bốn mươi xu được không ?" Người bán hàng đáp : "Nếu ông muốn rẻ như vậy thì phải tới chợ bán sỉ".
Ông đi bộ rất xa tới một chợ bán sỉ . Dừa nơi đây đúng là bốn mươi xu một quả . Vậy mà ông vẫn còn mặc cả với người bán trong chợ : "Tôi đi bộ đường xa đến đây . Nếu bà vẫn bán bốn mươi xu một quả dừa thì đâu có rẻ hơn gì mấy ! Bà phải cho tôi giá hai mươi xu một quả." Người bán cười nói : "Nếu ông thật sự muốn giá hai mươi xu một quả thì phải đi tới chỗ trồng dừa . Chỉ có chỗ đó mới rẻ thôi." Nghe vậy , người đàn ông quyết định đi mua ở vườn dừa .
Một lần nữa ông đi thật xa mới tới chỗ trồng . Người nông phu trồng dừa nói : "Được , tôi sẽ bán cho anh một quả hai mươi xu". Ông này lại mặc cả một lần nữa : "Tôi đi bộ từ xa tới đây . Ông phải bán cho tôi mười xu một quả thay vì hai mươi xu . Hai mươi xu không rẻ hơn bao nhiêu . Sao tôi phải mất công tới đây ?" Người nông phu trả lời : "Nếu anh muốn mười xu thì phải tự leo lên cây hái lấy".
Bản tính hà tiện và muốn đỡ tốn tiền nên ông quả thật leo lên cây . Ông leo cao tuốt lên trên đó , nhưng vì không có kinh nghiệm nên trượt chân suýt nữa rơi xuống đất . Ông vừa bám vào cây vừa kêu cứu . Lúc đó, thần Durga nói qua người nông dân trồng dừa kia , đòi phải trả một trăm rupi mới cứu . (Cười) Vì muốn cứu mạng , ông đành phải đồng ý trả một trăm rupi . Sau khi được cứu và leo xuống cây , ông đưa người nông phu về nhà trả cho anh ta một trăm rupi . Không thể mặc cả được nữa . Lúc đó ông mới hiểu . Ngày hôm sau , ông đến chùa khóc lóc , nhận thấy rằng tất cả những chuyện này xảy ra chỉ vì ông đã không giữ lời hứa cúng dường nữ thần một trăm rupi .
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
-
Forum Rules
Bookmarks