Không Nên Bắt Chước Hành Động Bên Ngoài Của Minh Sư


Có một vị minh sư kia huấn luyện đệ tử về phương diện trí huệ . Có người đến gặp vị minh sư để xin học về trí huệ . Vị minh sư nói rằng : "Ừ , được , muốn làm minh sư tương lai , vị Phật tương lai , dĩ nhiên chúng ta phải có tối thiểu là hai khả năng . Phật tương lai cần phải có nhiều phẩm chất quan trọng , nhưng đây là hai khả năng quan trọng mà họ phải có để tiến bộ nhanh chóng trên con đường tu hành".

Những người đệ tử nghe vậy liền hỏi : "Đó là cái gì ? Sư Phụ ? Hai tài năng này là gì ?"

Ông thầy trả lời : "Tài thứ nhất là khả năng chịu đựng . Chịu đựng có nghĩa là quý vị phải chịu đựng được những gì mà người khác không thể chịu được . Tài thứ hai là khả năng quan sát ; nhìn , nhìn , nhìn".

Để làm thí dụ điển hình , ông thầy gọi thị giả mang lại một cái tô đựng đầy những thứ dơ bẩn , mới ngửi đã muốn nôn rồi . Nhưng ông thầy không động tâm chút nào . Ông để ngón tay vào trong cái tô đựng đồ dơ bẩn , kinh tởm đó , những thứ mà quý vị cũng không muốn nhìn , có lẽ vừa lấy thẳng từ trong nhà cầu ra . Ông chấm ngón tay vào , rồi lấy ra đưa lên miệng nếm . Mặt ông vẫn tỉnh lặng như bức tường trước mặt tôi và quý vị vậy .

Những vị Phật tương lai chung quanh ông hăng hái muốn tỏ cho sư phụ của họ thấy rằng họ rất đủ điều kiện để làm đệ tử , cho nên , người nào cũng tới gần , chấm ngón tay vào tô , rồi đưa lên miệng nếm , cố gắng giử cho nét mặt không thay đổi . Họ cố không tỏ vẻ gì là ghê tởm cả .

Vị thầy cười nói rằng : "Chúc mừng quý vị đã qua được bài thi , nhưng chỉ qua được một bài thôi , không phải hai . Bài thi quý vị đậu đó là tính chịu đựng . Nhưng bài thi thứ hai thì quý vị rớt , vì không có khả năng quan sát".

Các đệ tử hỏi : "Tại sao vậy ?"

Vị thầy trả lời : "Ta chấm ngón tay này vào tô , nhưng ta đưa ngón tay khác lên nếm". Ông chấm ngón tay trỏ vào trong cái tô hôi hám kia , nhưng lai nếm bằng ngón tay giữa (Cười). Các đệ không trông thấy điều đó , cho nên họ đưa lên miệng nếm cùng ngón tay họ chấm vào tô .

Bây giờ quý vị thấy chưa ? Đây là những người đệ tử ngu . Có rất nhiều đệ tử giống như vậy . Họ chỉ bắt chước minh sư thôi ; cái gì , việc gì cũng bắt chước ; biến họ thành một người ngố . Cái khổ là ở chổ đó ! Cho nên chúng ta đừng bắt chước ai cả . Ngay cả minh sư cũng không bắt chước ai , cho nên nếu muốn được như minh sư , thì đừng bắt chước người nào cả . Mọi việc đều là nguyên bản , bởi vì mỗi người đều được trời phú cho khả năng sáng tạo . Mọi người đều có thể sáng tạo mọi vật , tùy theo khả năng và khuynh hướng nghệ thuật của người đó .

Chúng ta không cần phải bắt chước người nào , kể cả Đức Phật , Minh Sư , hay Đấng Tạo Hóa của cả thế giới . Vì vậy quý vị thấy có rất nhiều minh sư nhưng không ai giống ai cả . Lục Tồ Huệ Năng nhìn không giống như Đức Phật , hành động cũng không giống Đức Phật . Chúa Giê Su không hành động giống như Lão Tử . Lão Tử cũng không làm điều gì giống Krishna , ... Cho nên , nếu chúng ta bắt chước một vị minh sư , hoặc đòi hỏi minh sư đó phải giống như vị minh sư trong kinh thánh hoặc như chúng ta tưởng tượng trong đầu , thì không bao giờ chúng ta tìm thấy được . Chúng ta không nên tìm bản sao , mà phải tìm bản chính . Minh sư luôn luôn là bản chính . Chúng ta đâu có muốn bản sao , đúng không ?

Vì vậy trong khi tu hành , chúng ta phri luôn luôn thận trọng . Minh sư có cách đặc biệt để làm việc , đôi khi rất , rất là đặc biệt . Chúng ta cứ nhìn theo rồi nghĩ rằng mình làm được , sờ đầu , nhìn mắt , cho kẹo ; chúng ta còn có thể mua nhiều kẹo hơn như vậy , chẳng hạn như vậy . Chúng ta không thể chỉ dựa vào hành động bên ngoài để phán đoán một người có phải là Minh Sư hay không . Chúng ta phải nhìn vào bên trong .