Chương 9 - Hai câu hỏi quan trọng nhất của cuộc sống là «tại sao có?» và «tại sao không?». Vấn đề là phải đặt ra câu hỏi nào.
Đòi hỏi sự hiểu biết về việc tại sao chúng ta làm những điều này điều nọ là điều kiện tiên quyết giúp bạn thay đổi. Điều này đặc biệt đúng khi nói chuyện về những mô hình lặp đi lặp lại về hành vi không có hiệu quả đối với chúng ta. Socrates đã ngầm ám chỉ điều này khi ông nói: «Cuộc sống mà không có sự tự kiểm soát là không đáng sống». Nhiều người trong số chúng ta đã không theo lời khuyên của ông như một lời chứng đối với công việc đầy khó khăn và những sự hổ thẹn tiềm ẩn mà những sự tự kiểm soát như vậy gây ra.
Lý do tại sao chúng ta làm một điều gì, chúng ta sống như thế nào? Thường rất mơ hồ. Chúng ta tưởng tượng rằng thái độ cư xử của chúng ta là một vấn đề lựa chọn về lương tâm. Sự đóng góp chủ yếu của Freud với tâm lý học chính là lý thuyết của ông về trí tuệ vô thức, hoạt động bên dưới sự nhận thức có kiểm soát của chúng ta và ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Đối với nhiều người, ý nghĩa của rất nhiều điều họ làm quả là đáng sợ vì chúng là sản phẩm của những động cơ mà chúng ta có thể không nhận thức được. Điều này đặc biệt gây bối rối khi người ta được yêu cầu giải thích giấc mơ và sự lỡ miệng nói ra những ý nghĩ hay tự phát làm những điều mà chúng ta hầu như không muốn đối mặt với chúng. Như khi tổng thống Nixon trong khi đọc diễn văn trước quốc hội Mỹ. Ông ta đã nói: «Đã đến lúc để tống khứ ngài tổng thống đã bị mất danh dự của chúng ta…Ô, tôi định nói là đưa ra hệ thống phúc lợi xã hội». Hay như khi Condolee
a Rice bắt đầu một câu chuyện: «Khi tôi đang kể cho chồng tôi... Khi tôi đang kể cho Tổng Thống Bush...».
Một khi chúng ta nhận thức ra rằng quả thực có sự tồn tại dưới ý thức của chúng ta sự pha trộn giữa những khao khát, những sự phản kháng và động cơ ám ảnh đến hành vi của mình thì chúng ta nên tiến hành một bước quan trọng để tự hiểu mình. Lại một lần nữa, đây là nơi của những nghịch lý. Nếu chúng ta chối bỏ sự tồn tại của cuộc sống nội tâm (như Nixon đã từng rất sợ các nhà thần học), chúng ta sẽ ngạc nhiên khi những nỗ lực duy ý chí của mình bị sụp đổ (tại sao ông ta đã chọn để ghi băng và giữ những cuộc đối thoại rất nguy hiểm sau đó đã phá hoại nhiệm kỳ tổng thống của ông ta?).
Thờ ơ với sự tồn tại của những khuynh hướng mang tính vô thức của mình sẽ có kết quả là những rắc rối. Đầu tiên chúng ta nhận thấy hậu quả của những khuynh hướng đó là sự phá huỷ của những mô hình ứng xử, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy mình cứ lặp đi lặp lại một sai lầm nào đó.
Lấy một ví dụ về văn hoá, cái gì khiến cho một người phụ nữ chọn một loạt đàn ông giống như cha cô ta - cũng nghiện rượu và lạm dụng cô? Hay tại sao một người đàn ông lại luôn chấm dứt các công việc của mình với cùng một kết thúc bất hạnh xuất phát từ mâu thuẫn với sếp? Để thay đổi những mô hình có tính thói quen sai lầm như vậy đòi hỏi người ta trước hết phải nhận thức được cái mô hình đó. Mọi người có xu hướng chống lại điều này, thích đề lỗi cho sự trùng hợp ngẫu nhiên hay đơn giản là tìm cách đổ trách nhiệm lên đầu người khác. Cho nên nếu người đàn ông của chúng ta luôn có rắc rối với nhà chức trách như là các vé phạt quá tốc độ thì anh ta sẽ rất khó giải quyết những khó khăn của mình trong công việc.
Nếu mọi người ngần ngại khi trả lời câu hỏi «Tại sao?». Trong cuộc đời họ, họ cũng có xu hướng gặp rắc rối với câu hỏi «tại sao lại không?». Câu hỏi sau có bao hàm sự liều lĩnh. Đờ đẫn vì thói quen và sợ thay đổi cho nên hầu hết chúng ta đều có thái độ tránh sự liều lĩnh. Chúng ta có xu hướng hành động như thể là mình rất dễ bị xúc phạm và cần phải được bảo vệ, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan đến nỗi sợ bị từ chối. Người ta sẽ nghĩ rằng những nỗi sợ như thế sẽ giảm bớt theo tuổi tác và kinh nghiệm nhưng thực ra, điều xảy ra lại luôn là ngược lại. Một trong những sự theo đuổi thông thường và quan nhất - nỗ lực để tìm kiếm bạn đời khi đã bước vào tuổi trung niên - được coi là khó khăn và đáng sợ nhất, cả một gánh nặng của sự trốn tránh và ngần ngại!
Cuộc đấu tranh chống lại sự cô đơn thường gắn liền với sự tuyệt vọng. Con số những điểm làm mối qua internet đã chứng tỏ nhu cầu cấp thiết của việc tìm bạn đời. Khó mà cảm thấy ham muốn và tự tin đủ để hẹn hò khi người ta đã vào tuổi trung niên, ngay cả vốn từ vựng của chúng ta cũng như đang phản bội chúng ta: «Bạn trai», «bạn gái» dường như có vẻ không hợp lắm với những người đã 40 hay 50 tuổi. Trong khi đó, những dịch vụ mang tính văn hoá này thường liên quan đến tuổi trẻ và vẻ đẹp, người ta sợ tuổi tác làm giảm giá trị của những người lớn tuổi cho nên làm quen qua mạng khiến người ta cảm thấy dễ hơn.
Khi được làm quen với những điều mới, câu hỏi nên đặt ra là «tại sao không?» nhưng những người thường tự bảo vệ mình để chống lại sự thất vọng lại hay đặt ra câu hỏi «tại sao?». Điều này dẫn đến những lời biên hộ vô tận về việc họ không nắm lấy cơ hội sẵn có để tự thay đổi. Nhiều người chọn sự tiếp tục cô đơn hơn là chấp nhận nhiệm vụ khó khăn để làm quen những người bạn mới vì nỗi sợ bị từ chối. «Tất cả những người đàn ông tốt đều có vợ cả rồi» hay «Ôi sao phụ nữ mang theo nhiều thứ thế nhỉ?» là những lời tự biện hộ mà tôi thường nghe thấy.
Tôi thường hỏi những người ngại liều lĩnh là: «Đâu là cơ hội lớn nhất mà bạn đã từng thử?». Mọi người bắt đầu nhận ra cuộc sống an toàn mà họ lựa chọn có hậu quả thế nào. Cách mà mọi người tự thử thách - chơi thể thao, du lịch vòng quanh châu Âu, tham gia nghĩa vụ quân sự - là những điều ít xảy ra nhất. Khi chúng ta để cho nỗi ám ảnh về an ninh và an toàn lấn át mình, chúng ta đã đánh mất óc phiêu lưu. Cuộc sống là một canh bạc mà chúng ta không chơi với quân bài nhưng chúng ta vẫn bắt buộc phải chơi canh bạc đó với hết khả năng của mình.
Làm sao chúng ta có thể giữ thăng bằng giữa nguy cơ phạm lỗi với sự cô đơn chắc chắn nếu chúng ta chơi canh bạc ái tình an toàn? Không nơi nào trong cuộc đời của chúng ta mà những sự hài hước cực đoan ở một bên, căng thẳng ở bên kia lại nguy hiểm đến thế. Không giống như hầu hết các trò chơi, kết quả của trò chơi này là phần thưởng cho mỗi bên tham gia. Nếu chúng ta chơi nó như thể đây là một cuộc cạnh tranh, chúng ta sẽ thua. Và tuy nhiên, làm sao mà chúng ta có thể tin chắc rằng đối tác của chúng ta cùng chia sẻ quan điểm với mình?
Đây chính là nơi mà chúng ta phải chấp nhận sự liều lĩnh, đôi khi rất nhiều nếu chúng ta muốn thắng. Nếu không hành động, chúng ta làm sao có thể mong đợi trở nên khéo léo từ lúc khởi đầu. Mọi người chấp nhận ý tưởng về việc học chơi thể thao với giá là những lần phạm lỗi đau đớn trước khi chúng ta trở nên thành thạo. Không ai mong đợi để giỏi về môn trượt tuyết nếu không bị ngã nhiều lần. Thế mà nhiều người đã ngạc nhiên về nỗi đau thường kèm theo những nỗ lực của chúng ta khi đi tìm một người nào đó xứng đáng với tình yêu của mình.
Chấp nhận sự liều lĩnh cần thiết để đạt được mục tiêu là một hành động can đảm. Còn khi bạn từ chối làm điều đó để bảo vệ trái tim mình khỏi bị tổn thương là một hành động tuyệt vọng.
Bookmarks