Chương 11


Tôi biết rồi tôi mất Chi. Ðà Lạt là một cơn mưa vội, như cái rùng mình đau đớn, đem mùa hạ khuất. Hồn tôi còn một đám cây khẳng khiu đen đủi sau cơn cháy rừng, đứng khóc không giữa trời. Làm sao tìm lại được những ngọn lá xanh tươi cũ, cây đen cúi đầu, vỡ vụn từng nhánh sầu mệt mỏi. Em xa tôi, những ngày chủ nhật chỉ còn là một đám mây trắng, buồn tên. Thành phố, quê hương của gió những chiều lồng lộng trên con dốc, trên mặt hồ, tôi đốt thuốt vàng cả tay. Vào quán quen thuộc gọi một tách cà phê và một ly sữa nóng, tôi nhớ Chi đến lịm người. Ði qua phố, mua hai trái bóng bay cột vào đầu ngón tay, tôi ngơ ngẩn như người mất trí lang thang hết con đường này đến con đường khác. Dừng lại trước cửa tiệm sách tôi thấy Chi loáng thoáng đâu đó, đôi mắt em, mái tóc nghiêng và đưa những ngón tay vẫy, rồi lầm lũi đi qua. Chủ nhật và những đứa con trai con gái đi bên nhau trên phố. Tôi thèm một túi hạt dưa đầy, cắn vỡ những tiếng dòn giữa hàng răng trắng muốt, môi em dính son đỏ của những ngày tết đã qua. Và những viên kẹp ngậm tan để lại một giọt rượu tê trên đầu môi, giờ cũng không thể nào tìm lại được. Những tiếng cười, lời giận hờn chia nhau đã bay xa.

Buổi trưa về nhà, cô Ngàn hỏi: Chi đâu, tôi lật ngực áo măng-tô rộng ra chỉ vào cái túi nói, cháu bỏ em ấy ở trong này nè. Những buổi chiều tối đậm với chiếc áo măng-tô rộng thùng thình tôi đã đi dạo với Chi quanh bờ hồ. Ở xa có thể lầm tôi là một người to lớn, một ông già bụng phệ chẳng hạn, vừa đi vừa trầm tư với cây can hoặc phì phà với cái “píp” (tôi nói với Chi thế và hai đứa khúc khích cười). Nhưng thực sự trong chiếc áo rộng này là tôi và Chi, người con trai hai mươi mốt và người con gái mười ba tuổi hơn.

Người con trai nói:

- Tôi là Huy.

Người con gái nói:

- Còn tôi là Anh Chi.

Người con trai xòe bàn tay ra:

- Sao tay tôi lạnh ngắt?

Người con gái cũng xòe tay ra:

- Ồ, tay tôi cũng thế.

- Có thể cho tôi… mượn tay cô một chút được không?

- Chi vậy?

- Tôi cũng không biết nữa.

Người con gái đưa những ngón tay ngang mắt một cách tinh nghịch để người con trai đón lấy. Những ngón tay của hai người đan nhau ấm áp. Họ đi bên nhau một lát, người con trai cất tiếng:

- Tôi có một bờ vai đợi.

- Ông đợi đã bao lâu?

- Từ thuở tôi biết người. Từ thuở người mở rộng mắt lớn không và nhìn tôi dễ thương như một con nai sao. Người là hương mật ong ngây ngất.

- Ông nói, như người trong mơ.

- Tôi mơ, vâng, tôi mơ suốt đời sống. Mà này …

- Chi vậy ông?

- Cô có thể cho tôi mượn… cái đầu của cô được không?

- Thế nào được ạ?

- Chẳng hạn như cô có thể ngả đầu vào vai tôi.

Người con gái nhỏ tựa đầu mình vào vai người con trai. Hương ở mái tóc nàng tỏa thơm hương của loài ngọc lan mùa hè ngan ngát trong hơi thở. Họ đi bên nhau hạnh phúc như đôi tình nhân. Ðám cỏ nằm dưới bước chân qua của hai người hân hoang cất tiếng hát và đám mây trên nền trời kia hình như cũng muốn phủ thấp xuống trên đầu những người yêu nhau.

Bỗng Chi giậm chân đứng lại, phụng phịu:

- Em hết muốn thế.

Tôi vờ ngạc nhiên:

- Gì cơ?

- Em không thich ông ông tôi tôi nữa, nghe người lớn dễ sợ.

- Ừ, người lớn dễ sợ. Bây giờ em làm… em làm gì để anh có thể bỏ em vào túi áo anh được nhỉ?

- Em chả biết nữa.

- EM làm.. con gà con nhé?

- Con gà con kêu “chiếp chiếp” ấy hở?

- Ừ, lông nó vàng mướt.

- Nó hay đòi ăn không anh?

- Có chứ, nó đòi ăn cả ngày và kêu “chiếp chiếp” cả ngày.

- Thế thì nó giống em.

- Nhưng nó dễ thương lắm kia, cái mỏ đỏ nhỏ xíu và đôi chân chạy lăng xăng nữa.

Ngẫm nghĩ một lát rồi Chi gật đầu chịu nhận là con gà con dễ thương. Chi thọc tay vào túi áo khoác.

- Rồi, em nằm trong túi áo của anh rồi đó.

Tôi hắng giọng:

- Gà con ơi!

- …

- Sao anh gọi, Chi không thưa?

Chi dụi đầu vào cánh tay tôi:

- Em quên mất. Anh gọi lại đi.

- Em gà con ơi.

- Dạ

- Em gà con ấm không?

- Thưa anh, em ấm lắm.

- Em gà con thích đi chơi xa không?

- Xa là ở đâu ạ?

- Xa là đi mãi mãi, đi không bao giờ heẹn tới.

- Em sợ.

- Sợ chi nhỉ?

- Nhỡ em đi lạc thì sao?

- Ơ, có anh đi bên cạnh mà. Em gà con ở trong túi áo anh mà.

- Nhưng nhỡ anh cũng lạc luôn.

- Thì cũng chả sợ. Bởi đi lạc hai người là bắt đầu một đời sống mới. Quê hương của họ sẽ ở bất cứ nơi nào mà họ thấy đẹp. Quê hương của những người yêu nhau đó em gà con, sẽ tuyệt vời.

- Anh hẹn em đấy à?

- Em có thấy ở phía chân trời kia …

Chi ngúng nguẩy, cắt ngang:

- Thôi, em bỗng dưng thèm một ly sữa bây giờ.

- Ơ, gà con đâu có biết uống sữa.

- Nhưng em là gà con nằm trong túi aó anh. Thôi, bây giờ em nằm yên nha anh.

- Em ngủ đấy à?

- Vâng.

- Chúc em ngủ ngon nha.

- Không, anh phải chúc em ngủ mơ cơ.

- Chúc em gà con của anh ngủ mơ.

- Mơ thấy gì hở anh?

- Thấy quê hương của chúng ta. Thấy anh và Chi, thấy chúng ta ở mãi bên nhau, hết một đời người.

Tôi đứng khựng trước mũi đèn pha của chiếc xe vừa dừng lại cách ngoài một bước. Bị chóa mắt tôi không nhận ra Trường ngay cho đến khi hắn mở cửa xe bước xuống, reo lên:

- Bạn ta, dạo này chịu khó lang thang dữ.

- Ừ, sắp lang bang nữa.

- Ðừng lạ chứ. Hút thuốc đấy à?

- Sắp ghiền rồi.

Trường vỗ vai tôi cười. A, bạn ta thất tình lớn. Tôi chui vào ngồi cạnh hắn, nói: có “tình” để mà “thất” còn là một điều hạnh phúc. Ðèn xe pha một vệt ánh sáng đâm thủng đám sương mù dày đặc trước mặt. Ðêm bỗng sâu thẳm mà tôi không bao giờ hay. Ðêm bỗng cô đơn mà tji không bào giờ ngờ. Và đem là những vì sao khóc rét mướt trên bầu trời tôi chưa bao giờ tìm thấy.

Búng mẩu thuốc bay ra khỏi xe, tôi dựa đầu vào ghế, nhắm nghiền mắt lại. Ðêm mơ hồ hiện ra, đêm mênh mông huyền hoặc ùa tới. Tôi ủ sâu đôi bàn tay dưới là da ấm mà nhớ Chi vô cùng. Giờ này em đã ngủ hay còn thức, không biết em có nhớ tôi. Nhớ anh nha Chi. Nhớ những con dốc và những ngày chủ nhật, khúc bánh mì buổi sáng trên đường tung tăng và những lời chúc về ngủ ngon về ngủ mơ ngọt môi. Nhó anh Nha Chi, trên đầu giường trong lời kinh nguyện buổi tối. Em về với một bầy chim trắng. Anh về lang thang mãi với nỗi buồn của anh suốt đời này.

- Cậu có vẻ đau hở Huy?

- Cũng ngất ngư thường thường vậy.

- Cậu lo học quá mà.

- Ðâu có, chẳng học được một chút nào cả mấy tuần nay. Chắc phải bỏ thi mất thôi.

- Ðừng đùa.

- Thật mà. Sách vở còn mới nguyên.

- Thì cứ thi đại. Thi cầu may.

- Thực sự là không có can đảm. Mình đang nghĩ làm sao để thi kỳ hai đây.

- Ta cũng như cậu.

Trường nhấn ga và quẹo gắt ở một ngã rẽ, tôi chúi hẳn vào người hắn, rồi chiếc xe lao như bay trong đêm tối. Ðời bỗng dưng có một nỗi buồn. Ðời như một khúc nhạc buồn. Trường bảo lên phố nhé, tôi gật đầu không ý thức. Chúng tôi vào quán đợi hai phin cà phê và đốt nối tiếp những điếu thuốc.

- Sao ta thèm được chết qua Trường ơi.

- Cậu nhảm rồi đấy nhé. Không lẽ lại say.

- Ừ, say. Say ngất người.

Tôi đứng vương cao hai tay ở trước cửa quán nhìn lên trời đêm. Có một chùm sao màu tím nào đã rớt vào mắt em.

- Tập nhạc của cậu tới đâu rồi?

- Ta đang viết một tình tự khúc dài một trăm trường canh, vì thế chưa thể in ngay được.

- Nhất định làm một điều vĩ đại đấy à?

- Nhất định chứ.

Trường đưa tôi về nhà hắn. Cả nhà đã tắt đèn đi ngủ, nhưng khi chúng tôi nói chuyện với nhau trên cầu thang thì Liên và Chúc tung cánh cửa chạy ra.ohuDrong d, treh

- Tưởng ngủ cả rồi chứ ?

- Bọn này đang kháo chuyẹen tưng bừng. Tai chị Liên thính ghê, mới nghe bước chân thôi là chị ấy biết ngay có anh Huy tới.

Hai người con g’ai ùa vào phòng Trường. Chúc như một con sóc tinh nghịch lục lọi mọi thứ, như tìm kiếm rượt băt’ một ai núp đâu đó.

- Làm gì mà vô phòng người ta phá dữ vậy.

Trường la lên. Chúc cũng la lên, to hơn:

- Kiếm con ma. Nó làm bọn em mất ngủ nãy giờ.

- Ðừng có nhảm, ma ở miệng mi đó.

- Thật mà. Chúc cười khi ngó xuống gầm tủ, rõ ràng là nó chạy lung tung trong phòn anh, làm đổ một cái gì đó.

Trường càu nhàu khi nhặt cái khung ảnh bị rơi xuống đất. Cả cái bình hoa bằng gỗ cũng bị đẩy từ mặt tủ, đám hoa vải rơi vung vãi. Lạicái con míi meo của chúng mi, chuyên nghề phá hoại. Chúc cãi, ai biểu anh nuôi chuột trong phòn glàm chi. Liên đứng tì tay ở khung cửa sổ mở nhìn xuống phía dưới, gió lùa dạt mái tóc nàng bay bay về phía sau mà tôi thấy hai bờ vai áo trắng của nàng nổi bật lên một khoảng trời đêm. Vài tờ giấy để trên bàn gây những tiếng động nhẹ khi bị gió thổi bay xuống.

Trường nói:

- Ðóng cửa giùm Liên, để bay hết cả.

- Bay mất cả linh hồn tôi bây giờ.

Liên khép cửa sổ lại nói với Chúc.

- Thủ phạm là cái cửa mở, con ma của bọn mình là gió chứ không phải là con mí meo. Nghi oan cho nó tội nghiệp.

Chúc lại bên cái cửa sổ, mở tung ra. Trường hét lên khi đã ôm lấy cây đàn:

- Nhỏ này phá anh mi dữ.

Chúc nhìn tôi:

- Em muốn nhìn thấy gió thổi bay linh hồn của anh Huy ra sao.

Tôi khoanh tay trước ngực:

- Không thấy tôi đã phải giữ chặt nó như thế này à?

Tiếng ca của Trường ậm ừ theo tiếng đàn. Tình tự khúc thứ hai của hắn mang tên “Dạ khúc tặng một chùm sao”, đại khái kể lại một chuyện tình vỡ, vỡ như sao vỡ còn lấp lánh. Hắn diễn tả cho tôi nghe thế. Thực sự tôi cũng chả hiểu thứ ngôn ngữ siêu thực vĩ đại mà hắn viết với những nốt nhạc đen trắng, những dòn nhạc đầy công phu dập xóa sửa bỏ tới ba bốn trang. Tình cờ tôi nhận ra được câu thơ của nhóm siêu thực Dada mà tôi thích. Nghìn triệu mớ sao trên trời cũng không ngọt ngào bằng đôi mắt em. Trường gật gù hát, với tiếng đàn đệm, mười ngón tay hắn bấm trên phím và cả thân mình gò xuống hay vươn lên diễn tả từng nốt nhạc. Từng nốt nhạc vặn mình đau đớn. Từng nốt nhạc bị thương tan tác. Tôi dựa lưng vào tường nhắm nghiền mắt lại. Và Chi dần hiện ra. Bắt đầu từ đôi mắt là hai chấm sáng, gió gọi mái tóc và những ngón tay hồng em vươn cao. Rồi thảm cỏ non và gót chân son, tiếng cười khẽ vỡ từng sợi nắng của một sớm chủ nhật. Anh Chi đứng trước mặt tôi, chiếc khăn quàng màu đỏ và mới tóc em bay bay.

- Chi.

Chi giật mình quay lên, đôi mắt ngơ ngác. Vừa nhìn thấy tôi em đã vội cúi xuống.

- Không nhớ anh chút nào sao?

- Không thương anh chút nào sao?

Chi khóc nức nở. Ðôi mắt em tối sầm. Là hai chấm sáng đã tắt hẳn, em biết mất. Ðôi bờ môi tôi ngậm vào nhau thèm một điếu thuốc.

Trường bỏ xuôi hai tay trên chiếc đàn đặt trong lòng, hỏi tôi:

- Ðược không?

Tôi chỉ có một câu trả lời không phải bận tâm:

- Ðược chự

Chúc sán lại chỗ chúng tôi:

- Tiếc là thiếc một cái mũ rách để trước mặt, anh Trường ạ.

Không để ý tới câu nói đùa của em, Trường mồi một điếu thuốc. Liên đứng ở chỗ chiết tủ thấp yên lặng nãy giờ, đến ngồi bên mép giường hỏi tôi:

- Sao lâu rồi không thấy anh Huy dẫn công chúa của anh Huy tới chơi.

- Công chúa nào?

- Công chút Domaine đó, anh cứ hay vờ.

- Ừ nhỉ.

- Ừ nhỉ là sao?

- Tôi quên mất, đã lâu không tới thăm nom xem cô ta ra sao.

- Có thật là anh Huy quên không?

- Tôi vô tình quá đi thôi. Không hiểu cô ta có còn ở đó đợi tôi.

- Chứ nhà cô ta ở đâu?

- Trên trời.

- Cô ta là chim hở?

- Ðúng vậy.

- Anh quen cô ta trong trường hợp nào?

Tôi quen Chi thoạt tiên là một giấc mơ. Tôi mơ thấy hồn tôi là vườn cây xanh và em là con chim trắng của trời gửi xuống. Trong một buổi sáng ngập nắng em tới thăm vườn tôi. Những bước chân chim em tung tăng bay nhảy, những tiếng reo của lá tôi hân hoan ca hát. Bầu trời xanh và những ngọn cỏ mượt, rồi chúng tôi quen nhau. Cho hết một buổi sáng và một buổi chiều … Rồi chim bay mất. Em về với quê hương của em là bầu trời thênh thang. Em có hẹn tôi, bao giờ mời anhlên thăm. Nhưng quê hương của em thì xa vời quá mà hồn tôi thì nặng nề quá. Em yêu dấu, có lẽ chúng ta sẽ thất hẹn nhau.

Tôi nhìn Liên, nhìn đôi mắt phỏng vấn của nàng.

- Cũng phải có sự bắt đầu nữa cơ à?

- Có chứ, hoặc xếp đặt hoặc tình cờ.

- Nếu thế để tôi kể cho các cô nghe.

Bắt đầu tôi và nàng như thế này. Buổi sáng tôi ngồi ăn điểm tâm ở một bờ cửa sổ và để quên lại những mẩu bánh nhỏ. Ăng xong, trong khi tôi ngồi nhẩm bài ở chiếc bàn gần đó thì nàng đến. Con chim trắng đậu xuống và nhặt những mẩu bánh vụn ở bờ cửa sổ ấy. Dễ thương làm sao. Tôi ngồi bất động để ngắm nàng suốt một phần buổi sáng, trong lúc nàng tha thẩn mãi trên những tủ, những giá sách của tôi (ý chừng như muốn làm tổ ở một ngăn nào đó), cho đến khi tôi len lén đứng dậy và đóng ập cánh cửa vào … Ðó là một sự bắt đầu, tình cờ và xếp đặt.

Tôi cảm như có chất ngọt ở lời mình nói, Chúc và Liên ngồi xô lại vơi nhau đòi tôi kể tiếp. Họ là những trẻ nhỏ đợi được nghe chuyện.

- Anh Huy kể tiếp đi, bắt đầu từ buổi sáng ấy rồi sao nữa.

Bắt đầu từ buổi sáng ấy học trò đan một chiếc lồng để nhốt chim vào đó. Lồng là mười ngón tay thương yêu, học trò không lúc nào rời cô bé yêu dấu. Khi học bài, bé tung tăng trên trang vở. Khi tới trường bé ngủ ngoan trong cặp. Thầy giáo khuyên học trò hoài, học ban toán thì mơ mộng ít thôi. Vâng dạ rồi quên mất. Học trò ban B bỏ cả sách vở bút thước compas, lo dỗ dànho.

oooy que

.

lo chuyện trò với chim. Này bé yêu dấu, trên trời có đám mây bay. Anh thương bé biết chừng nào. Anh thương bé, bé đâu có hay. Ai ngờ, từ buổi chiều ấy chim nhỏ bay mất. Khung cửa sổ chơ vơ buồn. Người học trò đứng ngẩn ngơ đợi ở đó suốt những buổi sáng những buổi chiều, nhưng bé yêu dấu đã không bao giờ về thăm lại. Người học trò bỗng trở thành thi sĩ và sách vở của chàng bỗng nở đầy những dòng thơ Ðời sống của một tâm hồn mộng tưởng là tôi có thể đã bắt đầu từ đó.

Tuyệt vời, Chúc nói, thế nghĩa là gì nhỉ. Liên bảo, mi mâu thuẩn ghê đó nhỏ, rõ ràng là mắt mi trĩu trên vai ta nãy giờ. Thôi, đi ngủ đi. Chúc khám phá ra:

- Ừ, phải đấy. Em buồn ngủ quá chừng. Chị cũng đi ngủ chứ.

- Mi không thể ngủ một mình à?

- Em sợ… con ma hồi nãy.

- Ðóng cửa sổ kỹ lại.

Chúc và Liên trở về phòng. Trường nói với tôi:
- Ðêm nay cậu ngủ lại đây nhé.

Tôi thấy mình dễ dãi với mình:
- Thì ngủ… lang một bữa.

Ðêm có trăng. Trường tắt đèn phòng chỉ để lại bóng đèn nhỏ ở bàn ngủ, chúng tôi ra ngồi ở ngoài bao lơn hẹp ngay sát cửa phòng nhìn xuống khu vườn trước nhà. Trường hỏi tôi, cậu uống rượu không và hắn ôm ra một chai đã vơi hết nửa. Làm một ly nlhỏ cho nóng người. Tôi từ chối và nhớ tới lần ngất ngư với Hiện từ phố về. Say đã ru người ta quên được, hay say để người ta nhận ra nỗi cô đơn vô vọng của mình sau đó? Trường lầm lì mở chai rượu ra nốc từng ngụm một mình.

- Mi cóc phải là bạn rượu của ta.

Chỉ dăm ba ngụm sau tôi đã thấy hắn thấm rượu, ngồi dựa lưng vào cửa chết người như tượng đá, hỏi gì hắn cũng cười khan không trả lời.

- Người lại say rồi.

Liên ở trong bóng tối sau lưng tự bao giờ mà tôi không hay. Nàng bước ra, ánh trăng mỏng dội trên khuôn mặt nhợt nhạt của nàng một sự rụt rè e ngại. Tôi lên tiếng:

- Chưa ngủ hở Liên?

Nàng cười khẽ:

- Dạo này Liên bỗng nhiên lười lĩnh ngủ đêm.

Hai mắt ngước lên để đọng một vùng sáng trên da mặt xanh xao, Liên tựa người bên khung cửa sát cạnh Trường, hai tay nàng ủ sâu trong túi aó len:

- Hai người định ướp lạnh ở ngoài này hay sao?

- Không, ướp trăng chứ.

Tôi cườ chỉ Trường đang ngồi rũ người:

- Và ướp rượu nữa.

Liên vào trong lấy chiếc chăn dạ ra quấn một vòng lớn phủ khắp người Trường chỉ để ló cái đầu. Trông hắn ta lúc này đúng là một pho tượng đá nặng ký. Liên cằn nhằn:

- Ðã một lần đau dữ mà không nhớ. Uống rượu còn ngồi lạnh nguy hiểm chiết người được. Ông làm ơn vào ngủ cho em nhờ.

- Ông ấy chắc hay say luôn hở Liên?

- Thỉnh thoảng khi có bạn bè thôi anh.

- Tiếc quá.

- Tiếc sao ạ?

- Tôi không thể cụng ly cùng bạn được.

- Tưởng tượng anh Huy mà say rượu chắc phải buồn cười lắm.

- Sao lại buồn cười?

- Thì, người nào với khuôn mặt ấy.

- Cô có nghĩ rằng, ít ra một lần tôi say rượu đến nỗi suýt gục tại chỗ không?

- Liên không tin.

- Sao vậy?

- Tại Liên nghĩ anh Huy sống có vẻ “thiền”, có vẻ bình an quá đi.

- Có vẻ thôi nhé.

- Và nhiều phần thực như vậy.

Tôi yên lặng nhìn xuống đám cây đen lay động dưới vườn. Bất chợt Liên cất giọng lạ:

- Xin lỗi cho Liên tò mò hỏi anh Huy thế này nhé…

- Chi vậy?

Liên hơi xích lại gần tôi như cái nghiêng người:
- Hai người chắc yêu nhau đã lâu?

Tôi giật... (THIẾU MỘT ĐOẠN)

Ðầu tôi căng lên một cơn nhức dữ dằn cùng với cơn ho rút
người. Lúc này, tôi tưởng mình có thể ngất đi được.